What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Vietnamese Strategic Ventures Network

Hoa Hướng Dương hướng về đất Mẹ​


images1188837_DuyLoan1.jpg

Cũng đã hơn ba mươi năm qua, công việc cứ xoắn lấy nên chị chỉ mới về Việt Nam được ba lần, mỗi lần chưa quá ba ngày. Ba ngày ít ỏi đó chị lao vào hoạt động từ thiện, vận động đem tiền, hàng từ quỹ Sunflower Mission do chính chị và một vài người bạn Việt Nam thành lập vào cuối năm 2002 để tạo học bổng, xây trường học cho những vùng sâu, vùng xa ở Việt Nam

Từ tấm lòng của người giàu nghĩa tình như chị, đến nay, Sunflower Mission đã có trên 200 hội viên là những người Việt đang sinh sống khắp nơi trên thế giới chung sức chung lòng giúp đỡ và tạo điều kiện cho những đứa trẻ Việt Nam có cơ hội đến trường, học tập tốt hơn

Chị mơ ước: "Trong 10 năm, Sunflower Mission sẽ xây được 100 lớp học, tạo 10.000 học bổng cho học sinh Việt Nam từ tiểu học đến đại học". Và chỉ trong 4 năm thành lập, Sunflower Mission đã xây được 50 lớp học và tặng 2.200 học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo

Năm 2006, ba sinh viên được nhận học bổng Đào – Lê của Sunflower Mission đã tốt nghiệp và có việc làm. Điều đáng nói là Sunflower Mission (Sunflowermission.org) là một tổ chức từ thiện hoạt động theo đúng tiêu chuẩn của Mỹ (510c3). Tiền đóng góp của các nhà tài trợ đến trực tiếp người thừa hưởng là 97% (3% còn lại dùng vào việc chi tem, thư…)

Trong khi các tổ chức từ thiện khác ở Mỹ thường tốn khoảng 15 – 20% chi phí. Bản thân chị cũng đã vận động các trang thiết bị công nghệ cao trị giá cả triệu USD để gởi về giúp cho Việt Nam

Trong chuyến về nước lần thứ ba để đi thăm các dự án xây trường học ở Kiên Giang, tôi may mắn gặp và trò chuyện với chị. Hai tiếng đồng hồ trong quỹ thời gian ba ngày ở Việt Nam của chị dành cho tôi quả là nhiều nhưng tôi đã thực sự bị cuốn hút bởi khả năng diễn thuyết cuốn hút và tâm hồn đậm chất Việt của chị, bởi những gì chị đã và sẽ làm cho quê hương Việt Nam. Chị cho biết: "Trong hoàn cảnh nào tôi vẫn giữ được bản chất con người Việt của mình từ suy nghĩ, hoài bão, khát vọng…

Dù thành công ở Mỹ nhưng tôi vẫn mang ơn quê hương Việt Nam. Nhờ tình quê, mảnh áo, tình người Việt Nam đã vun đắp tâm hồn tôi, tôi cảm thấy mắc nợ mảnh đất này nhiều lắm và sẽ trả nợ bằng chính tình người. Một trong những điều ước ao lớn nhất của tôi là làm sao 20 năm nữa Việt Nam sẽ đuổi kịp các nước như Hàn Quốc, Ấn Độ, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Chính phủ phải có chiến lược đào tạo nhân tài để phát triển quốc gia, phải biết tận dụng nhân tài cả trong lẫn ngoài nước. Có nhân tài nhưng biết trọng dụng nhân tài là một chuyện khác

Tôi được biết hiện nay ở TP.HCM có một công ty (SDS) đang đào tạo trên 140 kỹ sư thiết kế phần mềm máy tính, đó là tài sản quốc gia, là mũi nhọn để phát triển kinh tế của đất nước vì vậy Chính phủ cần nhanh chóng đầu tư vào lực lượng này mới có cơ may đuổi kịp các nước"

Lê Duy Loan còn được mệnh danh là một trong 10 phụ nữ diễn thuyết hay nhất nước Mỹ và là một trong "những phụ nữ lừng danh trong kỹ thuật trên thế giới". Chị được mời đi thuyết trình tại nhiều trường đại học cũng như các công ty lớn tại nhiều quốc gia để chia sẻ kinh nghiệm làm việc và lãnh đạo. Phải mất cả năm đăng ký trước bởi chị không đủ thời gian để làm việc nhưng khi được ngỏ lời mời nói chuyện trước khoảng 200 du học sinh Việt Nam đang học tập tại các trường đại học lớn và nổi tiếng nhất của Mỹ vào cuối tháng 12.2006 này, chị đã đồng ý

Trao đổi với phóng viên Người Viễn Xứ, chị thẳng thắn: "Tôi nghĩ đây là cơ hội cho các em và cũng là cho tôi! Không dễ gì tập hợp được một số lượng sinh viên người Việt ưu tú cùng lúc để chia sẻ kinh nghiệm, khả năng lãnh đạo và truyền đạt kiến thức cho thế hệ người Việt trong nước.

Cuộc nói chuyện này tôi không mong muốn gì hơn là các em sẽ đem lòng nhân ái, sự hiểu biết kiến thức và tài năng của mình giúp đất nước phát triển tốt hơn, kinh tế Việt Nam mạnh hơn, cuộc sống người dân trong nước phồn vinh hơn. Đó cũng là khát khao của bất kỳ người dân Việt nào"

Xin cám ơn một phụ nữ Việt làm rạng danh hình ảnh con Rồng cháu Tiên, xin cám ơn người mẹ Mỹ đã nuôi dưỡng chị thành tài…

Chia tay chị, tôi nghĩ nếu sử dụng những mỹ từ cũng sẽ không nói hết về người phụ nữ này bởi vẻ đẹp của chị, nhưng tôi tin cái tâm, cái tình của chị sẽ ngày càng phát sáng bởi nó toát ra từ đôi mắt sáng ngời, từ tài năng, trí tuệ và trái tim nhân ái của chị…
 
Con đường trở thành phó chủ tịch Yahoo! của Lương Vĩnh Tước​

Ngành nào tìm việc dễ nhất?" - khởi sự của phó chủ tịch cấp cao Tập đoàn Yahoo! cũng bắt đầu bằng câu hỏi rất sinh viên như thế


images1605555_LuongVinhTuoc.jpg

Ông Lương Vĩnh Tước trò chuyện với các doanh nhân trẻ VN trong buổi hội thảo về công cụ tìm kiếm ở Công viên phần mềm Quang Trung​

Ngày đầu tiên vào Trường ĐH Berkeley (California, Mỹ), khi những người bạn bên cạnh liệt kê một lô một lốc lý do vì sao thích ngành này, vì sao chọn ngành kia, Tước chỉ dám hỏi mấy anh hướng dẫn "ngành nào tìm việc dễ nhất?". "Bạn vào khoa học máy tính đi", "Ừ thì vào"

Mối lương duyên của Tước và IT từ hơn 29 năm trước chỉ vỏn vẹn chừng ấy. Suốt 12 năm học trước đó, Tước cũng chỉ biết đến máy tính điện tử qua những trò chơi, những lần đánh máy hiếm hoi...

Tôi sẽ làm gì trong sáu tháng đầu tiên ?

Suốt bốn năm ĐH, ban ngày vừa đi học vừa đi bỏ báo dạo và phụ việc cho một cửa hàng tân trang môtô. Từ 23g đến 5g sáng vào trường thực hiện các bài tập về nhà, thực hành. Ngày tốt nghiệp, Tước nhận được bốn lời mời làm việc, ba trong số đó là các hãng khá danh tiếng lúc bấy giờ. "Tôi sẽ làm gì trong sáu tháng đầu tiên ?", Tước hỏi cả bốn đơn vị tuyển dụng. Ba hãng lớn đều chung câu trả lời là họ sẽ huấn luyện, đào tạo thêm... rồi sau đó mới làm việc

Khi ấy, Informix Software là một công ty mới thành lập và chỉ có 18 người, trả lời câu hỏi của Tước vị giám đốc bảo: "Tôi sẽ đưa cho anh một cuốn sách. Anh có một tuần để đọc và tự học, sau đó thì đi làm chứ còn làm gì nữa!". Tước quyết định chọn Informix Software để khởi nghiệp

"Những bạn trẻ vừa tốt nghiệp đừng ngần ngại khi bắt đầu ở những công ty mới khởi sự, vì ở đó bạn sẽ học được rất, rất nhiều"

Sáu năm gắn bó với Informix Software, Tước trải qua đủ mọi công việc, ban đầu là hỗ trợ kỹ thuật, sau đó chuyển sang kỹ thuật, phụ trách viết và phát triển phần mềm. Sau cùng đi thêm bước nữa lên làm quản lý, chuyên nội địa hóa sản phẩm cho các nước bên ngoài Mỹ và mở hướng đi cho những phần mềm tương thích với nhiều ngôn ngữ

Sau sáu năm, từ 18 nhân viên ban đầu, Informix Software đã có 1.500 nhân viên, quy mô công ty tăng gấp nhiều lần và lên sàn chứng khoán, căn nhà đầu tiên của vợ chồng Tước là từ những đóng góp của anh với Informix Software

Nội địa hóa phần mềm trở thành thế mạnh của Tước. Rời ngôi nhà Informix, anh tiếp tục đảm trách công việc này ở Oracle và Pyramid Technology. Trước đây Tước là chuyên gia, bây giờ tại Pyramid là "cậu chủ trẻ” của những chuyên gia lớn tuổi hơn mình nhiều. Anh được thử sức ở nhiều nhóm khác nhau. Với bất kỳ nhóm nào anh đều làm mọi người bất ngờ về khả năng lãnh đạo của chàng trai 31 tuổi

Năm 1998, Tước về Microsoft. Khi ấy hãng đang thực hiện kế hoạch đổi mới ba năm, và suốt ba tháng trời công việc của Tước là đi trò chuyện với tất cả các nhóm của Microsoft cho kế hoạch ấy. Cách chia sẻ tận tình của chàng trai gốc Việt đã giúp Tước hiểu rõ tất cả các nhóm và giúp hoạch định cho kế hoạch ba năm của công ty ngoài mức dự kiến. Tước đã để một dấu ấn đậm và được xem là một trong những "chìa khóa" thành công của dịch vụ phần mềm, tiền thân của .NET

Thương hiệu quản lý

Năm Tước vừa lên 6 tuổi, theo yêu cầu công việc, mẹ Tước đưa năm anh em sang Mỹ. Bốn năm sau mẹ Tước về lại VN, năm anh em ở lại đi học và mỗi người một nơi. Dù được may mắn gửi vào một gia đình khá giả nhưng ngay từ lớp 5, mỗi sáng Tước phải dậy thật sớm để bỏ xong 300-400 tờ báo trước giờ vào lớp lấy tiền lo cho bản thân. Chính cuộc sống tự lập ngay từ nhỏ giúp anh cảm nhận về người đối diện khá tốt, ai là người nên tin tưởng, ai không nên...

Những kinh nghiệm được cậu bé 12 tuổi ngày xưa đúc kết lại giúp anh rất nhiều trong việc quản lý sau này. "Dân kỹ thuật có đủ mọi quốc tịch, Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Nga, Hungary... cách sống, tác phong của họ rất khác nhau. Ở vị trí lãnh đạo, tôi phải hiểu được từng người, phải xử lý nhiều tình huống khác nhau đồng thời phát huy ưu điểm, tiềm năng của mỗi người cũng như gầy dựng niềm tin nơi họ” - anh Tước tâm sự

Mỗi vị trí Tước kinh qua ở Informix, Oracle, Pyramid, Borland, Baan hay Microsoft đều chứng tỏ điều này. Khi đầu quân về Ask Jeeves (sau này đổi tên thành IAC Search & Media), rồi Zazzle, Tước được một số chuyên gia nhận định: "Chàng trai gốc Á này đã tạo ra một thập kỷ của những kỹ sư chuyên nghiệp". Khi làm giám đốc kỹ thuật ở Ask Jeeves, trong thung lũng Silicon, cái tên Tước Lương đi kèm với thương hiệu của một người quản lý cực tốt. Chỉ một mình Tước phụ trách 300 kỹ sư, chuyên gia đảm trách từ kỹ thuật tìm kiếm, phát triển sản phẩm, xây dựng dữ liệu, tổ chức hoạt động và mang lại nhiều thành công cho ask.com

Ở tuổi tứ tuần, Tước chọn thêm cho mình một lối đi mới: search engine (kỹ thuật tìm kiếm) với cương vị phó chủ tịch cấp cao Tập đoàn Yahoo! toàn cầu, phụ trách kỹ thuật tìm kiếm. Hơn 25 năm làm việc cho mười tập đoàn, công ty IT, với Lương Vĩnh Tước, công việc ở Yahoo! là một trong những điều thú vị nhất vì "search engine thật sự hấp dẫn và thích thú, nó đòi hỏi những người làm phải giỏi hơn bởi hệ thống phức tạp và những thuật toán riêng của nó. Dù bạn giàu, nghèo, mang quốc tịch nào và ở đâu đi chăng nữa vẫn phải sử dụng kỹ năng này. Vừa là kinh doanh nhưng vừa đóng góp cho xã hội"

Ở tuổi 47, trở về VN sau 41 năm, dẫu tất bật với những buổi hội thảo, công việc, anh vẫn dành chút thời gian để đưa hai con về Vĩnh Long thăm ông bà, cũng để hai con có dịp thực hành tiếng Việt đã học và biết nhiều hơn cội nguồn của mình, về nơi mà cha mẹ các em đã sống
 
Is Vietnam the Next Silicon Valley ?​

Some migrating Bay Area residents seem to think so

People eyeing Internet trends in Asia always talk about what’s going on in China but China’s next door neighbor has the potential to steal some of the spotlight. Vietnam is a country where the median age is 24; with so many young people, it’s of little surprise that this is a place that wants to be connected. It has one of the highest Internet penetration rates in the world and some are saying it’s the leading area of interest for those folks who want to head to what could be the next Silicon Valley

For now the country remains a bit behind the times; however next year’s WiMax rollout and the development of Vietnamese versions of major sites like PayPal and Yahoo make Vietnam a place that is on the radar for high speed changes
 
Tác động từ khủng hoảng tài chính Mỹ tới lĩnh vực công nghệ !​

Leman.jpg


Tòa nhà trụ sở của Lehman Brothers

Ngành công nghệ đang chịu tác động cả ở ngắn hạn lẫn dài hạn trước những biến động gần đây trên thị trường tài chính Mỹ

Lehman Brothers và Merrill Lynch từng sống sót sau đợt Đại suy thoái (Great Depression) của nước Mỹ trong những năm 30 thế kỷ trước, nhưng họ đã không thể trụ vững trước cuộc khủng hoảng tài chính vào thời điểm hiện nay - dấu mốc sẽ còn được các chuyên gia kinh tế nhắc lại nhiều lần sau này

Đối với ngành công nghệ, sự đổ vỡ của các ngân hàng đầu tư lớn nói trên cũng là một tin rất xấu dù trước đó, theo các chuyên gia, lĩnh vực công nghệ vẫn còn nằm ngoài vòng xoáy của đợt khủng hoảng tín dụng

Tác động sẽ đến cả ở ngắn hạn lẫn dài hạn. Trong ngắn hạn, thị trường công nghệ sẽ bị thu hẹp lại đáng kể

Lâu nay, Phố Wall luôn luôn là bạn hàng lớn của các hãng công nghệ. Theo số liệu của hãng Forrester Research, các dịch vụ tài chính chiếm khoảng 18% tổng chi tiêu của các công ty công nghệ, trong đó những công ty của Phố Wall chiếm tới 1/3 con số này. Khi mà 3 trong số 5 ngân hàng đầu tư đã không còn tồn tại độc lập, nhu cầu cho những sản phẩm và dịch vụ này sẽ bị ảnh hưởng đáng kể

Hơn thế nữa, ngành công nghiệp dịch vụ tài chính còn là đối tác lớn nhất đối với các sản phẩm máy chủ, chiếm tới 25% tổng số máy chủ toàn cầu, theo số liệu của Gartner. Trong vòng hơn 2 ngày qua, cổ phiếu của Sun, hãng cung cấp máy chủ hàng đầu thế giới, giảm 12% xuống còn 8,4 USD/1 cổ phiếu. Cổ phiếu của Dell, cũng là một nhà sản xuất máy chủ lớn, giảm 10%

Việc các ngân hàng trì hoãn hoặc cắt giảm các dự án đối với các sản phẩm máy chủ là điều không thể tránh khỏi. Những sự cắt giảm này sẽ có những tác động gián tiếp đến những dự án phần mềm chạy trên hệ thống máy chủ này. Tức là các hãng cung cấp các sản phẩm như vậy cũng sẽ bị ảnh hưởng

Nếu nhìn trong dài hạn, những ngân hàng đầu tư có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển những công ty công nghệ mới ra đời. Những ngân hàng này tạo cơ hội cho những công ty mới bằng cách cung cấp vốn, đồng thời hỗ trợ các dịch vụ tài chính cho các công ty mới ra đời phát triển

Lehman Brothers từng là một trong những ngân hàng cách tân nhất ở Phố wall. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Robert Lehman trong những thập niên 1950, 1960, ngân hàng này đã cung cấp vốn và cam kết bảo trợ cho các công ty kinh doanh mới thành lập, trong đó có nhiều hãng công nghệ cao. Thành công của Lehman Brothers sau đó còn là tiền đề để những ngân hàng khác đi theo cách làm của họ

Trong khi đó, sự phát triển của ngành công nghệ hay bất cứ ngành công nghiệp nào khác cũng đều phải dựa rất lớn vào sự ra đời và phát triển của những công ty mới.

Chính vì lẽ này, việc những ngân hàng hàng đầu của nước Mỹ không còn tồn tại một cách độc lập sẽ có những tác động nhất định đối với ngành công nghệ toàn cầu trong dài hạn

"Không có những đại gia tài chính hỗ trợ, lĩnh vực sáng tạo công nghệ khó có môi trường phát triển"
 
Ra mắt Viện công nghiệp phần mềm và nội dung số !​


Ngày 27/10 Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số Việt Nam được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trực thuộc quản lý của Bộ TT-TT đã chính thức ra mắt hoạt động, sau một thời gian tiếp nhận cơ sở vật chất, kinh phí và tuyển dụng nhân sự

images1646919_cnpm2.jpg

Viện trưởng Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số (bên trái) đang ký kết thỏa thuận với đối tác​

Chức năng của Viện này là giúp Bộ TT-TT nghiên cứu, xây dựng và tham gia triển khai chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trình độ cao cho công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông; nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ phần mềm, nội dung thông tin số

Báo cáo định hướng hoạt động của Viện, do Viện trưởng Hoàng Lê Minh đưa ra khá nhiều mục tiêu, tham vọng cho nền công nghiệp phần mềm và nội dung số của Việt Nam. Trong lĩnh vực nghiên cứu - triển khai, Viện sẽ tập hợp một đội ngũ chuyên gia CNTT giỏi đầu ngành của Việt Nam, và người Việt Nam ở nước ngoài. Viện cũng hỗ trợ và hợp tác với doanh nghiệp triển khai các đề án nghiên cứu thị trường, nghiên cứu công nghệ, phát triển và kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ CNTT-TT

Nghiên cứu thị trường ứng dụng các sản phẩm máy tính di động; nghiên cứu các công nghệ phần mềm bảo mật mạng không dây và bản quyền nội dung số; nghiên cứu các công nghệ tích hợp thông tin truyền thông số hoá (voice, video, data); nghiên cứu nền tảng phát triển phần mềm nhúng và ứng dụng cho máy tính di động; nghiên cứu ứng dụng công nghệ đồ hoạ 3D, xử lý văn bản số hoá dạng ảnh, tính toán đám mây, xây dựng các trung tâm dữ liệu nội dung số

Đối với lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của ngành CNTT VN lâu nay. Ông Hoàng Lê Minh dự định, sẽ triển khai các chương trình đào tạo theo chuyên đề, đào tạo ngắn hạn, nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức hướng tới các lĩnh vực phát triển năng lực nghiên cứu – triển khai. Tiếp nhận các công nghệ mới, sản phẩm mới, nâng cao trình độ quản lý và cải tiến quy trình sản xuất phần mềm, nội dung thông tin số và cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng

Công việc này sẽ được thực hiện tại Trung tâm Đào tạo – Tư vấn CNTT-TT. Hiện Viện này đã bắt đầu xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với một số doanh nghiệp và tổ chức đào tạo về CNTT có uy tín, nhiều kinh nghiệm ở trong và ngoài nước, theo chương trình đào tạo của các công ty đa quốc gia như IBM, Intel, Microsoft (Hoa kỳ), tổ chức Learning Tree (EU), các tổ chức CICC, AOTS (Nhật Bản), Học viện I.I.I. (Đài Loan), SIPA (Thailand), SaigonCTT (Việt Nam)

Tuy nhiên, ông Minh cũng bày tỏ, con đường để thực hiện các định hướng trên sẽ còn rất dài và chắc chắn sẽ còn nhiều trở ngại, khó khăn mà trong đó có chất lượng của nguồn nhân lực. Kinh nghiệm, năng lực tổ chức và quản lý dự án phần mềm, trình độ và khả năng tiếp nhận, chuyển giao công nghệ cao, kỹ năng kinh doanh và tiếp thị sản phẩm trong lĩnh vực CNTT-TT đang là những trở ngại lớn nhất

Trong thư chào mừng nhân ngày ra mắt Viện Công nghệ Phần mềm và Nội dung số (CNPM và NDS), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: “Phát triển ngành công nghiệp phần mềm và nội dung số không đòi hỏi phải đầu tư lớn ban đầu về cơ sở vật chất, thiết bị máy tính, nhưng lại cần có nhiều kỹ sư lập trình thành thạo, nhiều chuyên gia thiết kế, gia công phần mềm, số hoá nội dung thông tin

Để tập hợp và đào tạo được các chuyên gia trình độ cao, thiết kế sản phẩm mới, giải mã, chuyển giao và sáng tác các công nghệ mới trong ngành CNTT thì cần có các tổ chức đào tạo và nghiên cứu trình độ cao như Viện CNPM và NDS. Đó là bài học phát triển của ngành CNPM đi từ gia công xuất khẩu, chuyển qua sáng tạo sản phẩm tại các cường quốc CNTT châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc…”

Trong ngày 27/10, Viện CNPM và NDS đã ký kết hợp đồng, thỏa thuận với một số đối tác đầu tiên như: Công ty Công nghệ phần mềm số hoá văn bản Laserfiche (Mỹ), Công ty Hệ thống Bảo mật T-SS (Nhật Bản), chuyên về công nghệ phần mềm bảo mật mạng máy tính và bản quyền nội dung số)

Ngoài ra, Viện CNPM và NDS cũng đặt cơ sở cho các hợp tác lâu dài với các hiệp hội doanh nghiệp chuyên ngành CNTT-TT Việt Nam như Hội Tin học Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam, Hội Tin học TP. Hồ Chí Minh, các DN nước ngoài như: Microsoft, IBM, Intel...

Viện CNPM và NDS Việt Nam có trụ sở tại Tòa nhà "Dự án Trung tâm Kiểm định Chất lượng Bưu Điện", Khu Đô thị mới Mỹ Đình - Yên Hòa - Cầu Giấy- Hà Nội
 
Sắp có sàn giao dịch công nghệ !​

- Ngày 16/2, lãnh đạo Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM đã làm việc với với Quỹ Đầu tư mạo hiểm về công nghệ tại Việt Nam (IDG Ventures Vietnam) về việc thành lập sàn giao dịch công nghệ tại TP.HCM

Ông Phan Minh Tân, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ (KH&CN) TP.HCM đã cho biết như trên, đồng thời ông cũng khẳng định trước mắt sàn giao dịch công nghệ TP.HCM sẽ tập trung vào phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin

images1721160_DSC00070.jpg

Một góc gian hàng được trưng bày tại chợ công nghệ, thiết bị và sản phẩm các khu công nghiệp​

Giải thích về việc sàn giao dịch TP.HCM sẽ tập trung vào lĩnh vực IT, ông Phan Minh Tân cho biết, IT chính là một trong những thế mạnh của IDG. Đồng thời, TP.HCM hiện đang có nhu cầu lớn đối với lĩnh vực công nghệ còn khá mới mẻ này

Mục đích của sàn giao dịch công nghệ nhằm tạo môi trường thuận lợi để các nhà khoa học, doanh nghiệp có thể tiếp cận với thị trường, quảng bá các sản phẩm khoa học, kết quả nghiên cứu của mình, tạo cơ hội để các doanh nghiệp đặt hàng với các nhà khoa học tạo ra những công nghệ có thể ứng dụng hiệu quả trong hoạt động sản xuất – kinh doanh

“Sàn giao dịch công nghệ phải là nơi mà các nhà khoa học, nhà nghiên cứu tin tưởng và nghĩ tới ngay khi họ có sản phẩm” - ông Tân nhấn mạnh

Về quyền lợi và trách nhiệm giữa Sở KH&CN TP.HCM và IDG, ông Phan Minh Tân cho biết sẽ tiến hành hợp tác theo kiểu “đôi bên cùng có lợi”. Trước mắt, Sở KH&CN TP.HCM sẽ chịu trách nhiệm tổ chức những sự kiện chính và IDG sẽ cùng phối hợp thực hiện

Về phía IDG, đại diện lãnh đạo IDG Ventures VietNam cho biết Sở cần xây dựng quy chế, thể lệ để các nhà khoa học, doanh nghiệp có điều kiện quảng bá các sản phẩm, kết quả nghiên cứu của mình một cách công bằng, tránh tình trạng “xin - cho”
 
ĐH Khoa học Tự nhiên - vườn ươm tương lai đất nước​

- Hiện, chỉ một vài ĐH Việt Nam được Nhà nước giao nhiệm vụ đào tạo tinh hoa cho đất nước, đồng thời đào tạo cán bộ đáp ứng yêu cầu nhân lực lâu dài của xã hội, ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội là một trong những đơn vị đó

Nơi kết tinh trí tuệ, hội tụ tinh hoa ...

Là một trong những đơn vị “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” và được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên luôn khẳng định được vị thế của mình trong sự nghiệp đào nhân tài của đất nước. Xã hội đã biết đến Trường Đại học Khoa học Tự nhiên như một biểu tượng về tinh hoa của trí tuệ Việt Nam với 22 giáo sư, 107 phó giáo sư, 13 tiến sỹ khoa học, 236 tiến sỹ và 126 thạc sỹ đang miệt mài cống hiến và “đưa chở” những dòng tri thức mới của nhân loại đến với Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, tương lai của đất nước

Lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu chính của nhà trường là khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng. Trường ĐHKHTN luôn dẫn đầu về thành tích nghiên cứu khoa học cơ bản trong cả nước, số đề tài khoa học cơ bản do trường thực hiện chiếm hơn 1/2 số đề tài khoa học của các trường đại học trong cả nước, nhiều đề tài đã được triển khai rộng rãi trong thực tiễn đời sống của người dân

Trung tâm công nghệ môi trường và phát triển bền vững, Trung tâm tính toán hiệu năng cao; Trung tâm nghiên cứu quan trắc và mô hình hóa môi trường, Trung tâm nghiên cứu khoa học sự sống, Trung tâm khoa học vật liệu; Trung tâm hóa dầu, Trung tâm hợp tác về công nghệ phần mềm, phòng thí nghiệm trọng điểm cấp quốc gia... vừa nghiên cứu vừa đào tạo những chuyên gia nghiên cứu

Bên cạnh đó, Trường có quan hệ hợp táo quốc tế rộng rãi với nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Bỉ, Ba Lan, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia... Nhờ hợp tác quốc tế và các dự án đầu tư của nhà nước, Trường được trang bị nhiều thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ giảng dạy và nghiên cứu cũng như gửi được nhiều cán bộ và sinh viên đi học tập, nghiên cứu, trao đổi khoa học ở nước ngoài

Sinh viên học tập tại trường, ngoài học bổng theo quy định của Nhà nước còn có cơ hội nhận học bổng thường niên của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước như Học bổng Odon Vallet, Học bổng Wantanabe, Học bổng K-T, Học bổng Đồng Hành... Những sinh viên xa Hà Nội được tạo điều kiện sắp xếp chỗ ở tại Ký túc xá Mễ Trì - một trong những ký túc xá đẹp, tiện nghi và được quản lý quy củ nhất trong các trường đại học

DHKHTN_100309.jpg

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên​

Nơi đào tạo nghề nghiệp - Đào tạo hàn lâm...

Hiện nay trường đang đào tạo cử nhân khoa học và công nghệ thuộc 24 ngành với hơn 100 chuyên ngành khoa học, trong đó, có nhiều ngành trọng điểm đang được nhà nước đầu tư kinh phí để mở rộng quy mô đào tạo chất lượng cao đồng thời đáp ứng yêu cầu thực tế của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Từ năm 1997, Trường đã mở hệ Đào tạo Cử nhân khoa học Tài năng. Qua 12 khóa đào tạo đã thu hút được nhiều học sinh giỏi từng đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế. Năm 2009, Trường tiếp tục tuyển chọn đào tạo tài năng trong các ngành: Toán học, Toán - Cơ, Vật lý, Hóa học, Sinh học và đào tạo chất lượng cao các ngành: Khí tượng - Thủy văn - Hải dương học, Địa lý, Địa chất, Khoa học Môi trường...

Bên cạnh việc đào tạo tài năng, chất lượng cao từ năm 2005 đến nay, Trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo cử nhân khoa học theo các chương trình tiên tiến, liên kết với các trường đại học danh tiếng trên thế giới

Trường đã tuyển sinh 3 khóa đào tạo cử nhân ngành Hóa học theo chương trình tiến tiến, liên kết với Trường Đại học Illinois, Mỹ. Các giáo sư của Mỹ trực tiếp giảng dạy khóa 1, khóa 2 và khóa 3 đã đánh giá cao năng lực của sinh viên theo học chương trình này. Năm 2009, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên tiếp tục tuyển sinh khóa 4 với 50 chỉ tiêu

Từ năm 2007, Khoa Toán - Cơ - Tin học đã triển khai đào tạo cử nhân ngành hóa học theo chương trình tiên tiến quốc tế, liên kết với đại học Washington, Seatle (Mỹ). Những cử nhân ngành toán sẽ có khả năng nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng Toán trong các lĩnh vực Công nghệ Thông tin, Kỹ thuật, Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm...

Từ năm 2009, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên được Đại học Quốc gia Hà Nội giao nhiệm vụ đào tạo tuyển sinh khóa đầu tiên theo chương trình đào tạo đạt trình độ quốc tế - đề án 16 +23 (16 chuyên ngành đào tạo đại học và 23 chuyên ngành đào tạo sau đại học đạt chuẩn quốc tế). Các ngành Vật lý, Sinh học, Địa chất. Sinh viên được đào tạo theo chương trình này

... và thành công nghề nghiệp của sinh viên

Sau khi ra trường, phần lớn sinh viên có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh trong chuyên môn và giao tiếp quốc tế đáp ứng yêu cầu cao của công việc cả trong và ngoài nước. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đảm nhận công tác nghiên cứu, giảng dạy và quản lý các nghề nghiệp khác ở các bộ, sở, viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, các trường THPT, các công ty, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất từ trung ương tới địa phương và nhanh chóng trở thành các cán bộ lãnh đạo, quản lý có uy tín và các chủ doanh nghiệp giỏi

Những học sinh, sinh viên có hoài bão đã tiếp tục phấn đấu trở thành các giáo sư, tiến sỹ, các nhà khoa học đầu ngành trong các lĩnh vực nghiên cứu, thành tựu khoa học của họ được thế giới công nhận và tôn vinh

Thực tế cho thấy, sinh viên của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên sau khi ra trường thời gian đầu có thể gặp một số khó khăn nhưng sau đó đều thể hiện sự vượt trội trong công việc, nhiều cựu sinh viên nhanh chóng trở thành lãnh đạo tại các đơn vị công tác. Sinh viên Ngô Đức Thành đã tốt nghiệp tiến sĩ vào tháng 9/2005 tại Pháp và đã được tặng thưởng Huy chương bạc của Viện hàn lâm Nông nghiệp Pháp dành cho 1 trong 10 luận án tiến sĩ xuất sắc nhất (10/2006) và đạt Giải thưởng của Hiệp hội các trường đại học Paris dành cho 1 trong 2 luận án Tiến sĩ xuất sắc nhất về khoa học cơ bản (12/2006)

Sinh viên Ngô Đắc Tuấn sau khi được gửi sang Pháp học tập đã đồng thủ khoa cùng 1 sinh viên Pháp trong kỳ thi tốt nghiệp tại Ecole Polytechnique (Pháp), sinh viên Nguyễn Minh Hoài sau khi bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ tại Pháp đã được mời công tác tại Đại học Rutgers và Viện nghiên cứu tiên tiến ở Princeton, Ngô Bảo Châu (hiện công tác tại Mỹ), Lê Hùng Việt Bảo (hiện công tác tại Vương quốc Anh), Đào Hải Long...

Điều đó khẳng định sinh viên không những được trang bị kiến thức bài bản và quan trọng hơn là được các giáo sư đầu ngày truyền thụ phương pháp tư duy khoa học và tầm nhìn vĩ mô. Có lẽ đó cũng là lý do hơn 50 năm qua Trường Đại học Tổng hợp - Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội luôn khẳng định được vị thế, vị trí của mình trên con đường phát triển đi lên của Việt
 
Kỹ sư người Việt đoạt giải thưởng thiết kế điện tử quốc tế​

Kỹ sư Trần Xuân Nghĩa đã trở thành người Việt đầu tiên tại Mỹ đoạt giải cuộc thi thiết kế điện tử quốc tế do Microchip tổ chức hằng năm

204544.jpg

Kỹ sư Trần Xuân Nghĩa​

Cuộc thi 2008-2009 được 9.600 thành viên cộng đồng điện tử bình chọn và xếp hạng, giải nhất trị giá 14.000 USD. Giải thưởng được công bố tại Hội nghị điện tử ESC tổ chức tại thung lũng Silicon, bang California, hồi đầu tháng này

Trần Xuân Nghĩa sinh năm 1971, sang Mỹ tháng 12-1990. Ngay sau khi tốt nghiệp kỹ sư điện tử tại Đại học California năm 1999, anh được tuyển thẳng vào làm việc tại Hãng Spawar của Chính phủ Mỹ

Trên trang web www.mypic32.com, Trần Xuân Nghĩa giới thiệu “sổ tay điện tử cho người khiếm thị” này là một máy bỏ túi nhỏ gọn, rẻ tiền, dành cho người khiếm thị

Người dùng có thể nhập các ghi chú học tập và bài vở qua một bàn phím cảm ứng dùng chữ nổi Braille. Máy sẽ chuyển chữ này thành dạng ký tự thông và lưu trong bộ nhớ. Dữ liệu sẽ chuyển từ dạng chữ sang dạng tiếng nói phát ra loa khi người dùng cần nghe

Một tính năng đặc biệt được tích hợp trong sổ tay điện tử này là “gậy ảo” giúp người khiếm thị định hướng và nhận biết chướng ngại vật trên đường đi. “Gậy ảo” hoạt động nhờ các cảm biến đo khoảng cách, từ trường và gia tốc, cùng một bộ báo tin qua cảm giác ở ngón tay
 
Tổng Giám đốc 7X ở Tập đoàn Dầu khí Quốc gia
Công nghệ nguồn made in Viet Nam tại sao không

- 32 tuổi, TS Nguyễn Việt Hùng đảm nhận chức Tổng GĐ Cty Cổ phần Công nghệ thông tin, Viễn thông và Tự động hóa Dầu khí (PV Tech) với khát khao xây dựng thương hiệu Việt bằng mũi nhọn công nghệ cao

206328.jpg

TS Nguyễn Việt Hùng (đội mũ) ở trung tâm điều hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất​

Anh trở thành một trong những Tổng GĐ trẻ nhất ở Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN)

Đảm nhận cương vị Tổng GĐ PV Tech chưa đầy nửa năm (từ tháng 12/2008), Nguyễn Việt Hùng vừa tất bật với việc tuyển nhân sự chủ chốt cho các dự án mới của Cty, vừa lo kế hoạch, phương hướng phát triển thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh...

Gặp anh khi vừa trở về từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) Hùng cho biết, Cty anh vừa mới khởi động dự án triển khai hệ thống quản trị nguồn lực cho Cty TNHH nhà nước một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR)

Vượt sốc

Cuộc sống dẫn dắt vị Tổng GĐ trẻ tuổi rất nhiều trong công việc, đặc biệt là quyết định về nước sau 9 năm (1999 - 2008) du học tại Anh và Mỹ. Ngày đầu khi mới sang xứ người, anh gặp nhiều cú sốc trong học tập, sinh hoạt và hội nhập vào môi trường toàn cầu - đó là sốc xuôi

Cũng có những lúc thất bại nhưng Hùng đã vượt qua và đứng trên đỉnh của cú sốc đó. Trong thời gian học Hùng có thể nói tiếng Anh giỏi hơn tiếng Việt, tự tin trước sinh viên của những nước có nền công nghệ cao, khi anh được chọn làm trưởng nhóm trong các đề tài nghiên cứu

Năm 2005, anh làm Trưởng tiểu ban tính toán chuyên môn Interrnet tại Hội nghị quốc tế về hệ thống thông tin doanh nghiệp tại Miami; Năm 2006, phụ trách phát triển mô hình toán cho quá trình tối ưu hóa quy trình thiết kế các vi mạch điện tử tại Ban nghiên cứu và phát triển của Cty Cadence chuyên về thiết kế vi mạch tự động hóa của Mỹ

Trong hai năm 2007 - 2008, Hùng làm kiến trúc sư chính kiêm lập trình viên cho tiểu dự án máy tìm kiếm siêu dữ liệu về tài nguyên nước, tài nguyên môi trường thuộc dự án Long Term Ecological Reseach...

Khi mới về nước, Hùng gặp những cú sốc ngược nhất định. Tôi hỏi sốc ngược gì? Hùng chia sẻ: "Đó là cách giao tiếp, phong cách làm việc khiến tôi gặp không ít khó khăn… Tôi đã vượt qua bằng cách đặt quyết tâm hòa nhập với tinh thần cầu thị"

Hiện tại, PV Tech có hơn 100 nhân viên, trong đó 60% là đoàn viên thanh niên. Trong dự án trọng điểm quốc gia - Nhà máy lọc dầu Dung Quất - PV Tech đã tham gia hai gói thầu về tự động hóa và CNTT. Triết lý xây dựng thương hiệu của Nguyễn Việt Hùng là ngoài văn hóa doanh nghiệp còn phải có nét độc đáo về sản phẩm và dịch vụ

Để khẳng định bản sắc cho PV Tech, Nguyễn Việt Hùng lôi kéo bằng được những tiến sĩ, thạc sỹ, kỹ sư trẻ đang làm việc tại các trung tâm lớn ở Mỹ, châu Âu về với Cty

"Không phải là đơn vị trực tiếp khai thác hay bán dầu nên phải cạnh tranh quyết liệt với các Cty về CNTT để phục vụ các đơn vị thành viên và vươn ra thị trường ngoài ngành. Vì thế, nhân lực chất lượng cao có sức trẻ, có hoài bão, dám nghĩ, dám làm là nguồn dầu mỏ của chúng tôi" - Hùng ví von

Công nghệ nguồn made in Việt Nam

Nguyễn Việt Hùng, (SN 1976), tốt nghiệp khoa CNTT ĐH Quốc gia Hà Nội (1998) lấy bằng thạc sỹ tại ĐH Cambridge (Vương quốc Anh). Rồi lấy bằng Tiến sĩ CNTT tại ĐH Arizona (Mỹ) năm 2008

Người Việt rất thông minh và sáng tạo nhưng tại sao với vấn đề cần hàm lượng kỹ thuật cao và mới lại luôn phải mua của nước ngoài? Vị Tổng GĐ trẻ mải mê với công nghệ nguồn! Không hề cao siêu, công nghệ nguồn là giải pháp công nghệ hoàn chỉnh có nền tảng lý thuyết mới, vững chắc. Công nghệ đó, ở tương lai rất gần cần phải do người Việt sáng tạo và phát triển

Hùng tâm sự, Tập đoàn Dầu khí được Nhà nước tin tưởng trao nguồn tài nguyên quí giá nhất là dầu mỏ để tìm kiếm, khai thác và chế biến. Đó là nơi mà các công nghệ cao và mới đang được ứng dụng rất nhiều. Đây phải là lúc nắm lấy cơ hội để phát triển khoa học công nghệ cũng như đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao cho Tập đoàn và đất nước

Bài toán vị trí dân cư đô thị dựa trên nguyên tắc cân bằng không gian của lý thuyết kinh tế tân cổ điển đã bộc lộ nhiều sai lệch đáng ngại so với thực tế, đầu năm 2009, Nguyễn Việt Hùng cùng Tiến sĩ Hoàng Hữu Phê (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ Vinaconex R&D) nghiên cứu và công bố kết quả ban đầu của"Mô hình toán cho việc định lượng trong quy hoạch đô thị và thị trường bất động sản dựa trên lý thuyết vị thế - chất lượng"

Nghiên cứu này đã đề xuất một hướng đi hoàn toàn mới, trong đó các tương tác giữa hai nhóm biến số đặc trưng cho vị thế nơi ở và chất lượng nhà ở được phân tích dựa trên công cụ thống kê. Nghiên cứu này giúp giải thích hiện tượng bong bóng bất động sản!

Nguyễn Việt Hùng trở thành Tổng GĐ đầu tiên của PV Tech, đồng nghĩa với hàng loạt thách thức và khó khăn. Vị Tổng GĐ trẻ gắn bó với công nghệ thông tin từ thủa học trường chuyên Hà Nội - Amsterdam, chú tâm đến những nghiên cứu có tính ứng dụng cao và mang lại lợi ích thiết thực

Hùng tâm niệm: Khoa học "tháp ngà" cũng rất hay nhưng đất nước hiện đang rất cần những nghiên cứu mang tính ứng dụng thực tiễn cao, có thế mới gây được niềm tin của các thành phần kinh tế để đầu tư nhiều hơn cho công nghệ. Hướng phát triển lâu dài của PV Tech được xác định là hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, chuyên sâu công nghệ thông tin, tự động hóa và trở thành nhà phát triển, cung ứng công nghệ nguồn

Trên bàn làm việc của Hùng tôi liếc thấy cuốn sách "Những dòng sông, những cuộc đời". Như để trả lời cho sự tò mò của tôi, anh giải thích: Đọc đi đọc lại mà vẫn muốn đọc tiếp. Thế hệ cha anh đã dời núi, lấp biển làm nên những công trình kỳ vĩ, tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Thế hệ trẻ phải tiếp bước để trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ có mặt trên bản đồ các nước công nghiệp phát triển. Anh đã truyền lửa tới bạn bè và các cộng sự thông điệp cháy bỏng: "Tuổi trẻ thì phải luôn có khát vọng và chạy đua với thời gian để thực hiện cho được khát vọng ấy !"

Năm 2008, luận văn Tiến sĩ của Nguyễn Việt Hùng được Giáo sư Cheng Zhai - chuyên gia hàng đầu thế giới-thành viên trong Hội đồng luận văn của anh đánh giá là có thể mở một hướng đi mới. Lập tức, luận văn được nhà xuất bản Verlag Dr. Mueller e.K mua bản quyền in thành sách chuyên khảo
 
Anh em cần kết nối những người như anh Nguyễn Việt Hùng vào tập thể những thanh niên trẻ yêu khoa học công nghệ và muốn dùng khoa học công nghệ để phát triển đất nước. Như vậy anh em sẽ dễ dàng chia sẻ, hỗ trợ nhau cùng phát triển theo nguyên tắc sharing info - connect opportunity - promote investment ^_^
 
Bỏ CEO lương ngàn đô...

206321.jpg

Trần Hải Linh​

- Ngày càng có nhiều người trẻ sẵn sàng từ bỏ mức lương cao ngất ngưởng để mở nghiệp riêng. Trần Hải Linh (Hà Nội) cháu đích tôn của cố nhà văn Hữu Mai là một nhân vật.


Năm 23 tuổi, khi vừa tốt nghiệp khoa quản trị kinh doanh Đại học Nanyang (Singapore), Linh được tập đoàn điện tử tin học Lenovo chọn vào vị trí Tổng giám đốc Lenovo tại Việt Nam và trở thành một trong vài CEO trẻ nhất Việt Nam khi đó.

Có quá nhiều bỡ ngỡ với một sinh viên mới ra trường, mới kinh qua một vài vị trí ở Lenovo. Mọi người bảo Linh thiếu nhiều thứ: Thiếu kinh nghiệm, thiếu năng lực quản lý, năng lực kinh doanh, năng lực lãnh đạo…

Còn Linh: "Tôi chỉ có cách giải quyết là lao đầu vào làm, tôi nghĩ sẽ không có phép màu nào, nên tôi không đắn đo, chần chừ hay sợ hãi mà tập trung làm việc. Thời điểm đó, những người Việt ở vị trí lãnh đạo, nhất là CEO không nhiều, tôi muốn thêm một cái tên Việt trong bộ phận lãnh đạo tập đoàn nước ngoài. Tinh thần dân tộc cho tôi thêm động lực".

Chỉ ba năm (2006-2009), dưới sự dẫn dắt của Linh, vị thế của Lenovo tại Việt Nam nổi bật hẳn. Khi Lenovo mới vào Việt Nam, văn phòng chỉ có 3-4 người, đến nay có hơn 20 người, thị trường được mở rộng, mạng lưới phủ khắp nơi, bạn hàng nhiều, có cả đối tác lớn và vị thế hơn.

Đầu năm 2009, đột nhiên Linh quyết định rời khỏi Lenovo, từ bỏ vị trí CEO, cùng với mức lương nhiều ngàn đô la. "Nhiều người phản ứng, có người tiếc, nhưng tôi nghĩ cơ hội đã tới, và tôi cần phải nắm lấy để thực hiện mục tiêu cho mình.

Ra đi khi Lenovo đã có vị thế nhất định và thị trường Việt Nam là một mắt xích quan trọng của Lenovo toàn cầu, đối với tôi là một quyết định khó khăn. Nhưng cha tôi vẫn dạy rằng cơ hội chỉ đến với những người có đầu óc và đã chuẩn bị đã sẵn sàng".

Trong thần thoại Hy Lạp có vị thần cơ hội, trên đầu vị thần này chỉ có tóc ở phía trước, còn phía sau thì trọc, ngụ ý là chỉ nắm được cơ hội khi nó đến với mình, khi nó đi qua rồi sẽ chẳng còn gì nữa. Nếu bạn không biết mình muốn gì, bạn sẽ không tìm thấy cơ hội cho mình" - Linh tâm sự.

Ba năm ở Lenovo, Linh coi Lenovo là một người thầy. Nhờ Lenovo mà Linh được làm việc và học hỏi các đối tác ở Mỹ, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan… Từ đó, Linh học được tầm nhìn toàn cầu, kinh nghiệm quản lý con người, quản lý công việc, kinh doanh, điều phối công việc. Và Linh đã có lưng vốn kha khá để đi tiếp

"Bạn hỏi tôi đang có thu nhập nhiều nghìn đô, tại sao lại ra đi? Đó cũng là một cách đặt vấn đề, nhưng tôi nghĩ lương không phải là đích ngắm của tôi. Tôi luôn xác định cho mình mục tiêu rõ ràng, phải làm gì và ở thời điểm này nên làm gì. Vì mục tiêu đó, có thể mất 5 - 7 năm hay nhiều hơn nữa nhưng phải làm bằng được", Linh quả quyết.

Nay Linh theo đuổi vài dự án do chính mình làm chủ, chuẩn bị kế hoạch cho cái đích riêng. "Có thể vài tháng nữa tôi sẽ nói đích đó là gì, nhưng tôi vẫn theo đuổi công nghệ, đó là đam mê. Kết hợp cùng công nghệ là truyền thông" - Linh kín kẽ trong dự định mới của mình.
 
VSVN GLOBAL TECHNOLOGY AND BUSINESS CONFERENCE 2009​

Vietnam: Challenges and Opportunities in the Changing Global Economy
May 22 & 23, 2009

crowneplaza.jpg

Crowne Plaza Location: CABANA CROWNE PLAZA 4290 EL CAMINO REAL
PALO ALTO, CA 94306 UNITED STATES​

Every year VSVN organizes events in different places around the world to connect professionals interested in exploring opportunities in the Vietnamese business community. Last year, VSVN co-organized an event in Paris. With this year’s Global Technology Business Conference (”GTBC”), VSVN sets out to explore and understand the Vietnamese entrepreneurs’ and Vietnam’s impact on the global marketplace.

This year’s theme "Vietnam: Challenges and Opportunities in the Changing Global Economy" highlights the on-going ascendance of Vietnam as a destination for doing business, particularly in the current difficult economic climate.

You can find information on our past Global Technology & Business Conference in 2007 at http://techconnect2007.vsvn.org
Why Attend

Attendees at GTBC, the largest gathering of industry professionals and businesses who are seeking U.S., Vietnam and global opportunities, will have access to network with other industry professionals and hear directly from industry leaders about the competitive Vietnamese market, its investment opportunities, technological advancements, and international expansion into the global marketplace.

Specific benefits include:

* Hear compelling keynotes discussing synergies between the US and Vietnamese markets;

* Interact with potential business partners and clients from the US, Vietnam and other countries;

* Network with banking and high tech luminaries, venture capitalists, and business managers–CEOs, CMOs, VPs, directors and managers, entrepreneurs, students, academics, professional service providers, and consultants who seek a forum to exchange ideas about the rapidly changing business environment and the emergence of the Vietnamese market;

* Discover the latest developments and strategic financing and technology opportunities in Vietnam.

http://www.vsvn.org/conference.php?whichpage=sv&sub=intro
 
Chuyện đãi ngộ trí thức Việt kiều

- Đại đa số những trí thức kiều bào mà tôi có dịp tiếp xúc đều thừa nhận, họ làm việc vì tâm huyết của mình.


211935.jpg

Các trí thức kiều bào tại một hội thảo về thu hút chất xám​

Lương 1.000 USD/tháng

Con số này khiến nhiều người phải kinh ngạc khi Viện Khoa học Công nghệ & Tính toán TPHCM áp dụng để trả lương cho Viện trưởng là một trí thức Việt kiều.

Đây là mô hình mới của TPHCM trong việc mời nhà khoa học Việt kiều về làm việc và chỉ cần nhà khoa học đó có mặt tại Viện khi thực sự cần thiết (hai tháng/năm, lương 1.000 USD/tháng).

Điều này đã được áp dụng từ cuối năm 2008 khi Viện này chính thức đi vào hoạt động. Mức lương này được coi là một cơ chế đãi ngộ có tính chất đột phá, theo đề xuất của Sở Khoa học & Công nghệ TPHCM.

Đó là mức cao so với người trong nước, tất nhiên không thể so sánh với mức lương trung bình một nhà khoa học ở nước ngoài (khoảng chừng 100 ngàn USD/ năm).

Gọi là lương cũng không hẳn đúng mà gọi là phụ cấp như “đính chính” của Ủy ban nhân dân TPHCM thì đúng hơn. Khoản tiền đó chỉ đủ dùng để chi trả cho những chi phí trong thời gian nhà khoa học về làm việc ở Việt Nam như tiền vé máy bay, khách sạn (ba sao trở xuống), ăn uống, đi lại trong nước…

Tiến sỹ Trương Nguyện Thành, đang công tác tại Đại học Utah (Mỹ) và được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ & Tính toán TPHCM nói vui: “Nếu trừ các chi phí nói trên, lương tôi bằng zero”.

Anh khẳng định, Việt kiều có nhiệt huyết đóng góp thì lương không quan trọng lắm vì họ hiểu Việt Nam không thể nào trả với mức lương họ đang có.

Anh nói: “Đất lành chim đậu. Điều quan trọng không phải dùng loại thóc nào để dụ chim mà làm sao có đất tốt thì chim tự nhiên bay về. Và làm sao để có đất tốt?”.

Anh Thành lý giải: “Vấn đề nan giải là lương của nhà khoa học Việt Nam và nghiên cứu sinh quá thấp, không đủ đảm bảo cuộc sống để họ có thể tập trung toàn bộ tâm trí vào việc nghiên cứu khoa học. Mà chất lượng nghiên cứu đòi hỏi sự tập trung của nhà khoa học”.

Anh khẳng định: “Nếu đảm bảo được sự tập trung của nhà khoa học và có môi trường nghiên cứu tốt, tôi tin rằng sẽ không có sự khác biệt trong chất lượng nghiên cứu của nhà khoa học trong nước hay ngoài nước”.

TS Trương Nguyện Thành hy vọng trong tương lai, lương của một nhà khoa học Việt Nam sẽ tùy thuộc vào khả năng của người ấy được chứng minh qua các công trình nghiên cứu của họ được xuất bản ở những tạp chí khoa học quốc tế, qua nhận định của những nhà khoa học đầu ngành trên thế giới chứ không quan trọng là công trình đó của Việt kiều hay người trong nước.

Bao nhiêu người được như thế?

Phải chăng, Tiến sỹ Trương Nguyện Thành là một trong số những người may mắn khi anh tìm được mảnh đất lành là Viện Khoa học Công nghệ & Tính toán TPHCM.

Tính đến nay, anh là người đầu tiên và duy nhất trong việc thực hiện mô hình thí điểm này. Còn rất nhiều nhà khoa học có trình độ cao trên thế giới chỉ về Việt Nam một thời gian lại phải khăn gói ra đi vì chẳng nơi nào cần họ, chứ không phải vì vấn đề lương bổng.

Một TS Việt kiều cũng đã về nước làm việc tâm sự: “Vấn đề là phải có cơ chế thường xuyên phát hiện, trọng dụng người tài. Người tài nằm trong quần chúng khắp nơi”.

Ông nói thêm: “Tôi rất quan tâm đến mức lương của các đồng nghiệp Việt Nam nói riêng và mức lương của cán bộ nói chung. Với mức lương như hiện nay, khả năng khoa học và công nghệ của đất nước ta khó có thể bắt kịp thế giới”.

Không ngồi chờ sự đãi ngộ của nhà nước, nhiều trí thức Việt kiều đã về nước làm việc và cống hiến những gì mình đã tích lũy được ở nước ngoài.

Đó là hình ảnh Tiến sỹ nông học Nguyễn Quốc Vọng, Việt kiều Australia, ngày ngày vẫn đội mũ bảo hiểm phóng xe máy tới nơi làm việc ở Viện Nghiên cứu Rau quả Trung ương 1.

Ông nói chân thành: “Mình cả đời phục vụ người ta, bây giờ đã đến lúc phải phục vụ cho dân mình chứ”. Và thế là, ông từ bỏ công việc có mức lương khá cao ở Australia để tìm kiếm những dự án của Australia dành cho Việt Nam để có nhiều điều kiện về làm việc tại Việt Nam.

Sau một thời gian sống trong ngôi nhà thuê, từ chối các điều kiện ưu đãi như xe ô tô đưa đón, được biết, giờ đây hai vợ chồng ông đã mua được một nhà ở gần Viện để tiện cho sinh hoạt.

Hay như Tiến sỹ Võ Văn Tới, cựu Giám đốc Điều hành Quỹ Giáo dục Việt Nam, ngay sau khi hết nhiệm kỳ tại Việt Nam, ông đang định quay trở về trường đại học Tufts (Mỹ) nơi ông từng công tác trước kia thì nhận được lời mời về làm việc tại Đại học Quốc tế tại TPHCM.

Đối với một nhà khoa học như ông, sức hút giúp ông ở lại Việt Nam chính là cơ chế cởi mở của trường, nơi có thể chấp nhận những mô hình thử nghiệm mà ông đang định thực hiện.

TS Tới vui mừng ở lại Việt Nam với hy vọng ông và các học trò của mình có thể sản xuất ra những sản phẩm y khoa made in Việt Nam trước tình trạng thiếu trầm trọng các trang thiết bị y tế, nhất là với các bệnh nhân ngoại trú…
 
Overseas Vietnamese Researcher and Educator Network​

Dear friends and colleagues,

We you like to introduce to you about a newly established network of overseas Vietnamese, the OVREN - Overseas Vietnamese Researcher and Educator Network.

Nowadays, several thousands of Vietnamese are working overseas as either a researcher or educator or both. They have become a significant part of the scientific communities locally or internationally. Nevertheless, there have been no network to connect all these Vietnameses together. For this reason, OVREN was established with the intention to be the first and the only network for overseas Vietnamese scientists.

Allow us to take this opportunity to invite you and your colleagues to be part of our dynamic society. Since OVREN is made by scientists and for scientists, we believe we have many common interests that we could share with each other.

At OVREN we have rooms for scientists at all levels starting from those in graduate schools to faculty members. OVREN has an ambition to be a place where junior scientists come to seek advice while senior scientists go there to extend his/her vision to younger generations. Plus that there is no fee to be an OVRENer!

We are looking forward to seeing your participation in our network. If you think your friends might be interested in joining our network (or just to let them know about the existence of OVREN), please do not hesitate to forward this website to them.

Sincerely Yours
The OVREN Admin Team
 
Từ giải Nobel ngẫm về kinh tế tri thức​

- Mùa công bố giải Nobel đã đến. Những nghiên cứu của Charles K. Kao từ 1966 về truyền ánh sáng trong sợi quang học (đường truyền dẫn chính của viễn thông và Internet hiện nay); những nghiên cứu của Willar S. Boye và George E. Smith năm 1969 về mạch CCD (bộ phận chính của camera máy ảnh trong hàng triệu điện thoại di động và máy ảnh số ngày nay) đã mang lại cho họ giải Nobel vật lý năm 2009.

Hàng triệu người dùng Internet và hàng chục triệu người dùng điện thoại ở Việt Nam có được dịch vụ ngày nay một phần là nhờ ý tưởng truyền ánh sáng qua ống dẫn sóng và công lao của Kao. Ánh sáng nhìn thấy là sóng điện từ có bước sóng vào khoảng từ 400 đến 700 nanô mét (nm). Sóng điện từ với bước sóng cỡ mm đến vài chục cm được truyền dẫn qua các ống dẫn sóng từ lâu. Lính Radar không lạ gì chuyện này.

Ý tưởng truyền ánh sáng qua ống dẫn sóng cũng không mới. Ông dẫn ánh sáng có thể là một ống (sợi) điện môi. Nhiều thí nghiệm làm ống dẫn ánh sáng bị thất bại do tổn hao quá lớn. Công lớn của Kao là ông đã chỉ ra nguyên nhân của sự tổn hao chủ yếu là do tạp chất trong sợi dẫn ánh sáng gây ra.

Ông tiên đoán: với sợi dẫn tinh khiết có thể đạt mức tổn hao dưới 20 dB/km (tổn hao 3dB tương đương với suy giảm cường độ một nửa). Hiện tại cáp quang có độ tổn hao cỡ 0,2 dB/km (tức là tín hiệu giảm cường độ một nửa sau khi đi qua quãng đường 15km); tín hiệu vẫn có thể khôi phục khi bị tổn hao vài chục dB, như thế với độ dài cáp cỡ trăm kilômét mới cần đến thiết bị lặp lại. Không có cáp quang hiện đại và rẻ thì không có mạng viễn thông và Internet như ngày nay.

Y tưởng số hoá ảnh và chụp ảnh số cũng không phải mới. CCD là một mạch bán dẫn biến ánh sáng thành các điện tích được lưu lại trong các tụ điện bán dẫn và các mạch phụ cận để đọc các điện tích đó. Đấy là ý tưởng chính của Boye và Smith vào năm 1969, ý tưởng đã khiến các ông cùng được chia ẵ giải Nobel với Kao. Năm năm sau công trình của họ, năm 1974 thiết bị CCD đầu tiên có độ phân giải 100x100 (một ngàn pixel).

Ngày nay các camera trong điện thoại di động bình thường cũng vào cỡ 3,1 megapixel (gồm 2048ì1536 cảm biến, tức là hơn cỡ 20x15 = 300 lần so với 1974). Camera CCD không chỉ thông dụng trong hàng trăm triệu điện thoại di động và máy ảnh số mà cũng rất quan trọng trong các camera thiên văn học cỡ lớn và nghiên cứu vũ trụ.

Khoảng mươi năm trước ở Việt Nam đã rộ lên mốt nói về kinh tế tri thức. Trong bàn luận chiến lược phát triển mới của nước ta, nhiều học giả tiếp tục đặt vấn đề phát triển kinh tế tri thức. Liệu hiện nay Việt Nam có khả năng phát triển kinh tế tri thức? Xem xét kỹ một chút có thể thấy câu trả lời là rất khó! Loại bỏ các trở ngại có thể biến cái rất khó thành khả thi.

Qua sự kiện giải Nobel vật lý năm nay, hãy xem vì sao lại có câu trả lời đáng buồn nêu trên cho sự phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay.

Nền kinh tế dựa vào sản xuất và lưu thông hàng hoá, dịch vụ hoạt động theo cơ chế thị trường. Hàng hoá là đồ vật. Dịch vụ, như cắt tóc, giao thông, viễn thông..., cũng gắn với đồ vật hay vật thể (tóc, người và hàng hoá, âm thanh và hình ảnh...).

Ý tưởng là cái do đầu óc con người nghĩ ra. Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa chủ yếu vào các ý tưởng. Sự phân biệt này đôi khi thấy khó hiểu: các máy điện thoại di động và máy ảnh số là các vật, là hàng hoá thể hiện các ý tưởng (trong đó có ý tưởng của mấy vị được giải Nobel nói trên); việc sản xuất, tiêu thụ chúng do thị trường điều tiết.

Cốt lõi của cơ chế thị trường là quyền sở hữu tư nhân về tài sản và tự do định giá. Thế nhưng nếu cho rằng các ý tưởng cũng phải để cho thị trường điều tiết thì là một sai lầm lớn. Việc tạo ra và lưu thông các ý tưởng tuân theo các cơ chế khác. Hiểu được cơ chế này và mối tương tác giữa nó với thị trường chính là bí quyết cho sự thành công của nền kinh tế tri thức, của sự phát triển bền vững.

Các ý tưởng chỉ nảy sinh và lan truyền trong môi trường tự do cá nhân được đảm bảo, nơi quyền sở hữu trí tuệ khác xa quyền sở hữu đồ vật, nơi giá thị trường không hoạt động như đối với hàng hoá và dịch vụ thông thường. Lĩnh vực khoa học và lĩnh vực thị trường là hai lĩnh vực khác biệt nhau; cần các thể chế (tổ chức và các quy ước, quy tắc) hữu hiệu để cho các lĩnh vực này hoạt động và tương tác với nhau. Đấy là sự phân biệt cốt yếu.

Quyền sở hữu tư nhân, quyền tự định giá, các quy ước và quy tắc hay luật lệ về lập doanh nghiệp, về cạnh tranh, buôn bán, trao đổi, thanh toán..., và về giải quyết tranh chấp là các yếu tố căn bản của thị trường.

Trong lĩnh vực khoa học, nghiên cứu cần các cơ chế khác, tuy cơ chế thị trường cũng có tác dụng nhất định. Có luật lệ, các quy ước và có các tổ chức (trường học, viện nghiên cứu) thích hợp thì lĩnh vực này mới phát triển. Thị trường hoá chúng, thí dụ "xã hội hoá" bằng cách giảm bớt vai trò của Nhà nước trong hoạt động khoa học, có thể dẫn đến tai hoạ (lưu ý rằng cả 2 phát minh mang lại giải Nobel này đều từ khu vực doanh nghiệp, nên càng có thể khiến cho sự ngộ nhận về thị trường hoá thêm trầm trọng).

Như vậy muốn có phát triển bền vững, muốn có nền kinh tế tri thức thì cần tạo ra môi trường nơi tự do cá nhân được tôn trọng, có các thể chế để cho các lĩnh vực thị trường hoạt động suôn sẻ theo cơ chế thị trường; để cho các tổ chức nghiên cứu và đào tạo hoạt động hữu hiệu (không phải theo cơ chế thị trường); để cho các tổ chức và các cá nhân hoạt động trong hai lĩnh vực này tương tác hiệu quả với nhau.

Nhìn thế, thì thấy triển vọng kinh tế tri thức ở nước ta là khá mờ mịt. Song thay đổi tư duy và mạnh dạn đổi mới (dễ nhất là thâu nạp các ý tưởng mới đối với ta nhưng có thể đã cũ đối với nhân loại) có thể biến cái mờ mịt ấy thành triển vọng sáng sủa.
 
'Tọc mạch' chuyện nhà khoa học đi 'đánh thuê'​

Nhiều giảng viên, nhà khoa học hiện nay lương có thể tính lên tới vài nghìn USD, song con số này không nhiều. Vì vậy cũng không ít các nhà khoa học đang “tận dụng” kiến thức để “đánh thuê” nhằm nâng cao thu nhập cho mình.

“Một nhà khoa học chân chính không bao giờ sống khỏe vì cái đầu lúc nào cũng phải vận động. Nên, cùng với công sức anh bỏ ra, nhận mức lương sao cho tương xứng cũng là điều phải chăng”, Giáo sư Trương Nguyện Thành, giảng viên ĐH Uhta, Mỹ, chia sẻ.

Lương nghìn USD không phải nhiều!

Theo giáo sư Trương Nguyện Thành: “Lương nghìn USD không phải cao. Trong cơ chế thị trường, đó chỉ là mức lương khá để lao động chất xám có trình độ cao yên tâm công tác, cống hiến. Nhiều công việc khác mức lương cao hơn, chưa chắc đã vất vả hơn”.

Giáo sư Thành, ngoài công việc giảng dạy môn Hóa tại ĐH Uhta, hiện là Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ tính toán TP HCM, với mức thu nhập thêm ngoài công việc giảng dạy khá... kỷ lục trong giới khoa học: 1.700 USD mỗi tháng.

Một giảng viên “đắt sô” làm thêm khác là giáo sư Phan Toàn Thắng, ĐHQG Singapore. Ngoài việc giảng dạy, nghiên cứu ở ĐHQG Singapore, ông còn phụ trách mảng nghiên cứu khoa học cho nhiều công ty nổi tiếng về lĩnh vực tế bào gốc ở trong và ngoài nước.

Nói về chuyện làm thêm, ông cho rằng, đấy cũng là một cách thể hiện bản lĩnh khoa học. Làm sao cho vẫn giữ được “danh”, uy tín, vẫn không ra khỏi đường hướng nghiên cứu của mình mới tốt.

Giáo sư Thắng cho biết không ngăn nghiên cứu sinh của mình làm thêm nơi khác. “Ra đi nhiều, các em sẽ có nhiều cơ hội tốt để nâng tầm học hỏi, kiến thức và đưa ngược lại phục vụ nơi công tác chính. Vậy nên làm thêm có mặt tốt", giáo sư Thắng nói.

Thạc sĩ Phan Kim Ngọc, Trưởng phòng thí nghiệm Tế bào gốc, ĐH KHTN TP HCM cho biết: "Các tiến sĩ làm việc tại phòng thí nghiệm trong biên chế hiện nay đều có mức thu nhập từ 800 USD đến 1.000 USD. Để đạt được mức thu nhập này, phòng thí nghiệm đã cho phép và sẵn sàng tạo điều kiện cho các tiến sĩ được ký hợp đồng làm việc với các đơn vị bên ngoài".

Thạc sĩ Phan Kim Ngọc chia sẻ quan điểm: “Tiến sĩ là thành quả của xã hội, thẩm thấu vào xã hội, tại sao lại một mình cá nhân, trường, lớp trả tiền. Cả xã hội cần phải trả tiền vào mới không bỏ phí tài năng của họ”.

Mong đừng tham bát… bỏ mâm

Theo tiến sĩ Trần Linh Thước, Phó hiệu trưởng ĐH Khoa học Tự nhiên TP HCM: “Ở trường, cán bộ giảng dạy không bị quản lý theo thời gian. Anh đạt chuẩn giờ dạy, nghiên cứu, và hoàn thành các nhiệm vụ khác do bộ môn giao, coi như hoàn thành nhiệm vụ. Nhà trường cũng khuyến khích cán bộ trẻ tham gia các hoạt động bên ngoài để tăng thêm thu nhập do điều kiện thu nhập trong trường hiện nay chưa đảm bảo. Nhưng bản thân tôi thì không khuyến khích lắm. Tôi nghĩ rằng anh có thể tham gia làm, hợp tác với các chương trình, công ty bên ngoài trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng cái tinh túy nhất phải là của đơn vị mình”.

Nhiều giảng viên cho biết, với mức thu nhập tại trường đại học theo hệ số cơ bản (hệ số 3.3 cho tiến sĩ, cộng thêm các khoản cũng chỉ tròm trèm ba triệu. Có thêm tiền hỗ trợ giảng dạy các khoản thì mức thu nhập vẫn thấp. Thu nhập ấy khó có thể yên tâm mà giảng dạy, nghiên cứu, không sợ “đứng núi này trông núi nọ”. Vì thế, không có gì sai khi làm thêm để thêm thu nhập, yên tâm với giảng dạy, nghiên cứu.

Giáo sư Lê Huy Bá, ĐH Công Nghiệp TP HCM nói: "Các tiến sĩ có bản lĩnh, ký hợp đồng với bên ngoài nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả công việc trong trường, lớp cũng là điều tốt. Họ đưa được kiến thức xã hội vào trường, đây là điều ít người làm được. Đây cũng là mục tiêu của đào tạo gắn liền với nhu cầu xã hội. Làm bên ngoài, các tiến sĩ sẽ nhanh nhạy, không bị mang tiếng "tiến sĩ giấy". Những sáng chế, nghiên cứu phải đưa vào cuộc sống mới thực sự có giá trị. Chỉ ở trên bục giảng chưa hẳn đã tốt. Hơn nữa, có thể những kiến thức và kinh nghiệm thu được khi đi làm công ty sẽ giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu và giảng dạy ở trường (mà không thể học hay đọc được ở bất kí một cuốn sách hay bài giảng nào).

Ở ĐH Công nghiệp TP HCM, giảng viên cũng không bị ngăn cấm làm thêm. Nhiều nghiên cứu của giảng viên Bùi Trung Thành, Khoa cơ khí bán cho các công ty, các tỉnh thành có giá trị hợp đồng hàng trăm triệu.

Tuy nhiên, việc giảng viên, nhà khoa học làm thêm không phải là không có bất lợi. Giáo sư Lê Huy Bá nhìn nhận: “Chắc chắn không thể hoàn thành tốt công việc ở cả hai nơi bằng việc đầu tư “chắc cú” một nơi vì thời gian và sức lực có hạn. Và tôi cũng biết nhiều giảng viên miệt mài làm thêm mà lên lớp… gật gù, mệt mỏi”.

Bản thân giáo sư Lê Huy Bá dù nhận nghiên cứu về chất độc dioxin có giá tiền công hấp dẫn, gần 200 USD mỗi ngày, nhưng ông phải từ chối vì chỉ làm thêm vào hè chứ không thể làm nhiều vào năm học.
 
Nữ giáo sư gốc Việt nhận giải thưởng Tổng thống Mỹ​

small_1259551162nv.jpg

Giáo sư Vicky Thảo D. Nguyễn được chọn là một trong 100 nhà nghiên cứu trẻ nhận giải thưởng Tổng thống, cao quý nhất của chính phủ Mỹ năm 2009 dành cho nhà khoa học và kỹ sư mời vào nghề có nhiều đóng góp cho nền khoa học nước này.

Giải thưởng mang tên Giải Thưởng Tổng Thống dành cho nhà khoa học và kỹ sư mới vào nghề (Presidential Early Career Awards for Scientists and Engineers), vinh danh những nhà khoa học và kỹ sư trong bước đường nghiên cứu đầu tiên thuộc đủ mọi ngành khoa học kỹ thuật… Chín phân bộ và cơ quan chính phủ hợp tác để đề cử những nhà khoa học và kỹ sư giỏi nhất, có nhiều hứa hẹn nhất để nhận giải thưởng.


Giáo sư Thảo Nguyễn chuyên nghiên cứu ngành cơ khí sinh học (biomechanics), như độ bền và độ dẻo của các loại nhựa polymer, sự phát triển và hình thành của những tế bào sinh học cũng như tái tạo các mô. Cô tốt nghiệp bằng cử nhân tại MIT, bằng cao học và tiến sĩ tại Stanford University và là nhà khoa học khảo cứu trong nhiều năm của phòng nghiên cứu Sandia National Laboratories ở miền Bắc California. Trước khi về giảng dạy tại ĐH John Hopkins University, cô từng được mời nghiên cứu tại Viện kỹ nghệ cơ khí Max Planck tại Đức.

Nữ giáo sư này cũng là tác giả của hơn chục bài nghiên cứu trong các tạp chí chuyên ngành và đã trình bày công trình của mình ở nhiều hội thảo khoa học khắp thế giới.

Giải thưởng cao quý dành cho bước đầu sự nghiệp của các khoa học gia và kỹ sư được Tổng thống Bill Clinton thành lập năm 1996. Người nhận giải sẽ được chính phủ trợ cấp cho công trình nghiên cứu trong vòng 5 năm về một đề tài nằm trong những mục tiêu chính sách
 
Ấn tượng đặc biệt lần đầu đến “Thung lũng Silicon” ở Ấn Độ

i63_181619.jpg

Chủ tịch QH và các thành viên chính thức trong Đoàn thăm Viện Nghiên cứu Khoa học Ấn Độ tại TP Bangalore​

- Tháp tùng chuyến thăm hữu nghị chính thức của Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng sang đất nước Ấn Độ tươi đẹp lần này, chúng tôi thật sự ngạc nhiên và thán phục một mô hình phát triển kinh tế đột phá bằng “cuộc cách mạng chất xám” dựa trên chính sức mạnh nguồn nhân lực, qua đó khai phá mỏ vàng từ ngành kinh tế công nghệ thông tin đầy hứa hẹn.

Bangalore, “thủ đô công nghệ”- một trung tâm công nghệ thông tin và công nghiệp phần mềm của Ấn Ðộ được cả thế giới nhắc đến với một cái tên "Thung lũng Silicon" thứ hai trên thế giới (sau Thung lũng Silicon ở Mỹ).

Được biết, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã xếp Bangalore vào một trong bốn trung tâm công nghệ tốt nhất thế giới.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 250 công ty đa quốc gia công nghệ cao và 1.500 công ty phần mềm đóng đô ở Bangalore. Bởi thế, nhiều chuyên gia công nghệ ví von rằng: Nếu các kỹ sư Ấn Độ rút hết khỏi Silicon Valley ở Mỹ, khi đó Bangalore sẽ trở thành trung tâm công nghệ thông tin của thế giới!

Nhiều năm qua, hàng loạt tập đoàn công nghệ của Mỹ như IBM, Intel, Dell, Cisco, Sun Microsystems và Oracle tìm đến đây tạo cơ hội hợp tác nghiên cứu và phát triển kinh doanh. Hàng trăm nghìn kỹ sư người Ấn Ðộ đang làm việc cho những trung tâm nghiên cứu và phát triển của những tập đoàn toàn cầu lớn. Chỉ riêng Trung tâm Công nghệ của General Electric ở thành phố này quy tụ đến hơn 2.000 kỹ sư, một phần tư trong số đó có học vị tiến sĩ.

Từ những năm 1990, khi Chính phủ Ấn Ðộ tự do hóa nền kinh tế và khuyến khích phát triển ngành dịch vụ công nghệ thông tin, chính quyền thành phố đã thành lập các khu vực đặc biệt như "Thành phố Ðiện tử" (Electronic City) là nơi tập trung các hãng công nghệ cao.

Với điều kiện làm việc và mức lương hấp dẫn đã thu hút một lượng lớn tài năng Ấn Ðộ về đây làm việc. Thành phố công nghệ này đóng góp khoảng 36% trong tổng xuất khẩu phần mềm của Ấn Ðộ. Đa số các kỹ sư tài năng của Ấn Ðộ chọn làm việc ở Bangalore thay vì phải sang làm thuê ở các quốc gia châu Âu và Hoa Kỳ như vào những thập niên trước. Ngày càng nhiều những tài năng của Ấn Ðộ ở khắp nơi trên thế giới trở về thành phố này làm việc.

Người nước ngoài cũng kéo đến đây đặt văn phòng. Theo các chuyên gia kinh tế, Bangalore là nơi có nguồn nhân lực rất dồi dào và có thu nhập bình quân cao nhất ở Ấn Ðộ hiện nay. Ðội ngũ lao động kỹ thuật cao ở thành phố này đóng góp khá nhiều cho sự khởi sắc của nền kinh tế đất nước.

Bangalore được giới chuyên gia phân tích thị trường ghi nhận là thành phố dẫn đầu thế giới về đổi mới công nghệ, vượt trên cả nhiều thành phố của Mỹ, Nhật Bản và Ðông- Nam Á. Nơi đây trở thành ngôi nhà của nhiều công ty đa quốc gia và công ty Ấn Ðộ, hình thành nên một hình ảnh đất nước Ấn Ðộ với thị trường dịch vụ công nghệ thông tin tăng trưởng với tốc độ 30%/một năm.

Đến Bangalore, người ta sẽ nói nhiều đến Infosys và Wipr- được xem như hai cơ sở công nghệ thông tin (CNTT) hàng đầu Ấn Độ và cũng đã trở thành những cái tên đứng đầu thế giới.

Tọa lạc trên một khu vực rộng lớn mang dáng vẻ như một công viên; Infosys thật sự là một thành phố CNTT- truyền thông (ICT City). Gọi là ICT City là bởi trong khuôn viên của mình, Infosys thiết kế đầy đủ hệ thống hạ tầng như một thành phố với đầy đủ nhà hát, rạp phim, sân thể thao, nhà hàng... Để tạo môi trường làm việc tốt nhất, Infosys cho phép người nhà của các nhân viên có thể vào đây vui chơi thoải mái trong những giờ và ngày nghỉ.

i63_181630.jpg

Một góc nhỏ trong khuôn viên “Công viên Infosys​

Tự hào coi mình như một Thung lũng Silicon, Bangalore của Ấn Độ đang đặt một mục tiêu to lớn là trở thành trung tâm công nghệ thông tin của toàn thế giới. Theo các chuyên gia tại đây, bí quyết công nghệ duy nhất để Infosys hay Wipro thành công rực rỡ, đang trở thành đối thủ cạnh tranh đối với bất kỳ tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu nào chính là "người tài".

Riêng tại Infosys, số lượng "cư dân" của toàn thành phố lên đến hơn 20.000 người; làm việc tại 12 lĩnh vực liên quan đến ICT; trong đó nổi bật nhất là thiết kế, gia công phần mềm và tư vấn, thiết lập các giải pháp CNTT. Khẩu hiệu của Infosys là “Powered by Intellect. Driven by values” (Sức mạnh bằng tri thức. Động lực là giá trị).

Tương tự, Wipro cũng có lượng nhân viên khổng lồ và ngay dưới tấm ảnh những cá nhân xuất sắc, Wipro chạy câu khẩu hiệu nổi tiếng "Spirit of Wipro" (Linh hồn của Wipro). Các chuyên gia tại đây cho biết, một nhân viên mới nhận việc cũng đã có mức lương khoảng 12.000 USD/năm; mức lương này sẽ tăng đều 15%/năm. Còn nếu có thành công vượt trội, số tiền lương này sẽ là đỉnh cao có thể lên đến hàng chục nghìn USD/tháng.

i63_181636.jpg

Phương tiện đi lại trong khuôn viên của Tập đoàn Infosys chủ yếu bằng ô- tô điện và xe đạp​

Tuy nhiên, cả Wipro và Infosys không dễ gì thu hút được lượng nhân tài nhiều như thế. Chuyên gia của Wipro khẳng định: Chúng tôi có trong tay gần 400 "thủ lĩnh CNTT" chuyên đào tạo nhân lực. Đại diện Hiệp hội các doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ Ấn Độ (Nasscom) cũng cho biết: Mấu chốt là đào tạo, đào tạo liên tục để tìm kiếm và phát huy tài năng. Khi có được đội ngũ này, một phần các chuyên gia có "nhiệm vụ đặc biệt" là lan tỏa ra thế giới để vừa tìm kiếm bạn hàng, vừa tìm kiếm đơn hàng một cách trực tiếp.

Với chính sách kể trên, dù các kỹ sư Ấn Độ có làm cho quốc gia nào thì chất xám và nguồn lợi vẫn có thể chảy về Ấn Độ. Đặc biệt, nhờ chính sách này, năm 2007 giới công nghệ thông tin Ấn Độ đã gặt hái tới hơn 100 sáng chế, phát minh. Infosys hiện trở thành đối tác của hơn 2.000 doanh nghiệp trên toàn cầu và có đại diện tại 21 quốc gia với lãi ròng năm 2007 đạt hơn 3 tỉ USD.

Bên lề cuộc đón tiếp Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng và các thành viên trong Đoàn đến thăm, ông Umashankar Malapaka, Trưởng Bộ phận thị trường và Dịch vụ mới của Tập đoàn Infosys, cho biết sẽ nghiên cứu tiềm năng, thế mạnh nguồn nhân lực ở thị trường nước ta để mở chi nhánh văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Thời gian chưa nhiều để có thể nghiên cứu thật thấu đáo mô hình phát triển kinh tế của Ấn Độ qua những cuộc “cách mạng chất xám” trong lĩnh vực CNTT, rồi “cách mạng xanh”, “cách mạng trắng” trong nông nghiệp và những tiến bộ vượt bậc trong năng lượng nguyên tử đã đưa đất nước Ấn Độ lên một vị trí đáng kính nể trên thế giới.

Và con đường đi lên của Ấn Độ trong thời đại bùng nổ CNTT là bài học quý giá cho nhiều nước đang phát triển trong khu vực và trên thế giới, trong đó có Việt Nam chúng ta
 
Tập đoàn TI tiếp tục mở rộng phát triển tại Việt Nam​

Sáng 9/11/2010 tại Hà Nội, Tiến sĩ Lê Duy Loan – người giữ trọng trách giám sát công nghệ và điều hành sản xuất các dự án kỹ thuật số trị giá hàng tỷ USD của Tập đoàn Texas Instruments (TI) đã có buổi họp báo trình bày kế hoạch sắp tới của Tập đoàn TI tại thị trường Việt Nam.

5cbDuyloan.jpg

Tiến sĩ Lê Duy Loan thuyết trình kế hoạch sắp tới của tập đoàn TI tại Việt Nam​

TI là tập đoàn quốc tế chuyên sản xuất và thiết kế IC bán dễ công nghệ analog và kỹ thuật số. Cùng với vi xử lý analog, vi xử lý tín hiệu kỹ thuật số (DSP) và vi điều khiển bán dẫ (MCU), TI thiết kế và sản xuất những giải pháp bán dẫn, công nghệ nhúng và xử lý ứng dụng

Tiến Sĩ Lê Duy Loan cho biết, ngay từ những ngày đầu thành lập (1930), TI đã đặt mục tiêu áp dụng những kĩ năng chuyên ngành độc nhất để mang tới thị trường những thay đổi cơ bản và kiến tạo những giá trị hoàn toàn mới. Chính vì vậy, xuyên suốt lịch sử TI là quá trình liên tục áp dụng các tiến bộ tiên tiến nhất của công nghệ phức hợp xử lý tín hiệu thời gian thực với những đột phá mang tính cách mạng thay đổi thế giới một cách toàn diện với tốc độ chóng mặt

Hiện, TI sản xuất, thiết kế và duy trì hoạt động thương mại tại hơn 30 quốc gia, phục vụ gần 80.000 khách hàng trên toàn thế giới

Nhận thấy Việt Nam là một thị trường tiềm năng, năm 2008 TI đã quyết định ‘tấn công’ vào thị trường nước này với 2 văn phòng đại diện tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và 2 dịch vụ chính: Analog - Embedded processing

Tại Việt Nam, TI không chỉ cung cấp sản phẩm hiện đại mà còn giúp khách hàng tiếp cận thị trường nhanh hơn thông qua những hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến. Những nguồn lực như thiết kế tham khảo, công cụ mô phỏng hiện đại và chương trình huấn luyện thông qua TI’s eLab Design Center cùng với trợ giúp trực tiếp, các khóa đào tạo và hội thảo từ những chuyên gia kinh doanh và ứng dụng giúp khách hàng đẩy nhanh những thiết kế của mình.

Cụ thể, TI cung cấp những thiết bị analog năng suất cao, hoàn thiện nhất và những công nghệ nhúng áp dụng rộng rãi nhất trong toàn ngành công nghiệp. Hiện, TI có hơn 60.000 sản phẩm và liên tục giới thiệu hơn 500 sản phẩm mới mỗi năm.

Xác định việc hiểu biết chuyên ngành trong cả lĩnh vực công nghệ analog, kĩ thuật số, thiết kế hệ thống và chip với công nghệ dẫn đầu giúp khách hàng hiện đại hóa tối đa các sản phẩm đầu cuối của mình, TI đã trợ giúp khách hàng các phần mềm, công cụ phát triển và thiết kế tham khảo.

Bên cạnh đó, TI còn cung cấp trợ giúp kĩ thuật tận nơi và trực tuyến với cộng đồng e2e năng động và hiệu quả, cùng với đó là các khóa huấn luyện và hội nghị chuyên đề, các tài liệu kĩ thuật và các công cụ lựa chọn sản phẩm.

Trong hơn 2 năm có mặt tại Việt Nam, TI đã phối hợp chặt chẽ với những đối tác địa phương và có một hệ thông dịch vụ toàn diện tại Việt Nam bao gồm các bên thứ ba và các nhà phân phối chính thức như Arrow, Avnet, Serial, WPG, WT.

Trong thời gian tới, TI sẽ tiếp tục phát triển những ứng dụng như màn hình LED, E-meter, IP camera và theo đuổi mục tiêu giúp nền công nghiệp bán dẫn Việt Nam, bồi dưỡng những nhân tài trẻ thông qua các chương trình trợ giúp về tài chính, phương tiện, phòng thí nghiệm, thiết kế nội dung, các giải thưởng và học bổng tại các trường đại học.

Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, TI còn đóng góp vào tổ chức Sứ mệnh Hoa mặt trời - một tổ chức phi lợi nhuận cam kết cải thiện cuộc sống người dân tại Việt Nam - thông qua việc trao tặng học bổng cho những sinh viên xuất sắc trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ.

Tiến sĩ Lê Duy Loan hiện đang giữ trọng trách giám sát công nghệ và điều hành sản xuất cho các dự án kỹ thuật số trị giá hàng tỷ USD của Tập đoàn Texas Instruments.

Trước khi đảm nhận vị trí này, bà Lê Duy Loan từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong công ty TI. Năm 1982, bà Lê Duy Loan bắt đầu sự nghiệp của mình ở công ty TI với vai trò là Kỹ sư Thiết kế những thanh nhớ DRAM, một thiết bị quan trọng giải quyết hiệu quả vấn đề "nút cổ chai" của bộ nhớ máy tính thời điểm đó. Trong lịch sử phát triển của công ty TI, bà là người đầu tiên cung cấp các thiết bị Bộ nhớ máy tính TI cho các đối tác ở 3 châu lục. Một trong số các dòng sản phẩm Xử lý Tín hiệu số (DSP) của TI dưới sự chỉ đạo và dẫn dắt của bà đã được ghi vào Sách Kỷ lục Guinness thế giới, đồng thời mang về cho TI doanh thu hơn 1 tỷ đô-la Mỹ.

Năm 2002, bà Lê là người Mỹ gốc Á và đồng thời là người phụ nữ đầu tiên được trao danh hiệu "TI Senior Fellow" - Ủy viên cao cấp của TI. Năm 2002, bà cũng trở thành người phụ nữ duy nhất và cũng là người trẻ nhất được mời vào vị trí Giám đốc công ty National Instruments - thành viên quan trọng trong thị trường chứng khoán Nasdad.

Bà Lê Duy Loan đã nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá như: "Nữ chuyên gia Kỹ thuật xuất sắc trên thế giới", "Kỹ sư Công nghệ Quốc gia của năm", "Người tiên phong của Khoa học Quang phổ", "Kỹ sư người Mỹ gốc Á của năm", được ghi danh trong tạp chí “Who’s Who in the World” mục danh nhân thế giới, “Tầm nhìn của Phụ nữ: Nhà lãnh đạo”, “Top 15 người phụ nữ thành đạt trong Kinh doanh của Pink”, giải thưởng “Ngọn Đuốc Vàng” của Quốc hội Hoa Kỳ dành cho các Công dân lãnh đạo
 
Luận án tiến sĩ đạt điểm “rất xuất sắc”​

Lê Hữu Quỳnh Anh đã khiến cả hội đồng giám khảo trường ĐH Paris 11 (Pháp) đồng loạt đứng dậy vỗ tay khen ngợi trong buổi bảo vệ luận án tiến sĩ ngày 6-12-2010 và nhất trí cho điểm cao nhất

52241_400.jpg

Quỳnh Anh (đeo kính, giữa) cùng thầy cô, bạn bè sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ tại Pháp​

Quỳnh Anh nghiên cứu về điều chế và ứng dụng các thiết bị bằng phương pháp điện hóa trong việc chẩn đoán mọi bệnh lý, trong đó có cả bệnh ung thư. Đây là một đề tài rất khó và phức tạp vì phải kết hợp nhiều kiến thức chuyên môn về Hóa, Lý, Sinh học và công nghệ Nano - một trong những lĩnh vực khoa học mới hiện nay. Thế nhưng, Quỳnh Anh đã thuyết phục được hội đồng giám khảo gồm 6 vị giáo sư, tiến sĩ của các trường ĐH nổi tiếng ở Pháp, trong đó có trường ĐH danh giá Paris 11 - nơi giáo sư Ngô Bảo Châu được bổ nhiệm giáo sư toán học vào năm 2004 - đạt kết quả “rất xuất sắc” (très honorable). Quỳnh Anh cho biết để đạt mức độ này, luận án phải không có sai sót nào, quá trình bảo vệ cũng không có chi tiết nào thiếu thuyết phục, người bảo vệ giải quyết được mọi thắc mắc cũng như yêu cầu của hội đồng giám khảo. Và quan trọng nhất là tất cả thành viên hội đồng giám khảo phải cùng thỏa mãn và nhất trí phê duyệt. Đây là điều không phải nghiên cứu sinh nào cũng làm được

Lê Hữu Quỳnh Anh sinh năm 1983, từng học khóa song ngữ Việt - Pháp đầu tiên của trường Thực nghiệm sư phạm (TP.HCM). Năm 2001, dù được nhận học bổng du học Pháp tại trường ĐH Nantes, nhưng vì muốn học trường ĐH lớn nên Quỳnh Anh đã thi và giành học bổng vào trường ĐH Paris 11, chuyên ngành Điều chế hóa hữu cơ. Năm 2007, Quỳnh Anh hoàn thành chương trình thạc sĩ và tiếp tục học tiến sĩ. Trong quá trình học tập, Quỳnh Anh được chủ nhiệm khoa và các thầy cô trong trường đánh giá cao, mời tham gia nhiều công trình nghiên cứu khoa học và hội nghị ở các nước khác. Nhớ lại lúc bảo vệ luận án trước những vị giáo sư uyên bác, Quỳnh Anh kể: “Lúc đó tâm trạng của em thật khó tả, thực sự em cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm hết sức mình có thể. Sau đó vài ngày em mới cảm nhận được thành quả của mình, vừa hãnh diện, vừa nhẹ nhõm vì đã bảo vệ thành công đề tài sau thời gian dài nghiên cứu”

Dù điều kiện ở nước ngoài thuận lợi cho công tác nghiên cứu giảng dạy, nhưng Quỳnh Anh muốn về Việt Nam sống và được giảng dạy, nghiên cứu ở trường ĐH Bách khoa TP.HCM và trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM. “Hoặc sẽ làm việc trong những công ty nước ngoài tại Việt Nam để tăng khả năng thích ứng của bản thân và tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm”, Quỳnh Anh chia sẻ
 
Top