What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Đầu tư kinh doanh tại Myanmar

5 tháng đầu năm Myanmar xuất siêu sang Việt Nam​


5 tháng đầu năm, kim gạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang Myanmar tăng 30,2%, ngược lại Việt Nam nhập khẩu hàng hóa của Myanamar tăng 40,7% so với cùng kỳ năm trước

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, 5 tháng đầu năm 2012 kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam và Myanmar ước đạt 90 triệu USD, tăng 35,8% so với cùng kỳ năm 2011

Trong đó, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Myanmar ước đạt 40 triệu USD, tăng 30,2% và nhập khẩu hàng hóa từ Myanmar ước đạt 50 triệu USD, tăng 40,7% so với cùng kỳ năm 2011

Trong 5 tháng đầu năm 2012, Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng hóa tới Myanmar đứng thứ 14; sau các nước và vùng lãnh thổ: Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Malaysia, Hàn Quốc, Australia, Ả rập Xê út, Đức, Đài Loan, Việt Nam

Những mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu tới Myanmar

Myan-xk-5-thang.png

Trong 5 tháng đầu năm 2012, Việt Nam là nhà nhập khẩu hàng hóa từ Myanmar đứng thứ 8; sau các nước và vùng lãnh thổ: Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Việt Nam

Những mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam nhập khẩu từ Myanmar là

Myan-NK-5-thang.png

Trong khi đó, theo thống kê của Hải Quan Myanmar kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang Myanmar 5 tháng đầu năm đạt 35 triệu USD; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Myanmar đạt 48 triệu USD

Như vậy, theo số liệu Hải quan Việt Nam, 5 tháng đầu năm Việt Nam nhập siêu 10 triệu USD; theo số liệu Hải quan Myanamar Việt Nam nhập siêu 13 triệu USD từ Myanmar

Q. Nguyễn
Thương vụ Việt Nam tại Myanmar
 
Phân phối Hàng Việt Nam chất lượng cao tại Myanmar
- Hôm nay, ngày 9.7, hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) và C.T Group chính thức ký kết hợp tác phân phối HVNCLC tại Myanmar nhằm tăng cường cơ hội cho hàng Việt Nam mở rộng thị trường, xây dựng và quảng bá thương hiệu tập thể HVNCLC tại Myanmar

Theo đó, C.T Group sẽ làm nhà phân phối đưa sản phẩm của các doanh nghiệp HVNCLC vào thị trường Myanmar. Hội Doanh nghiệp HVNCLC và C.T Group phối hợp, cùng thực hiện các hoạt động xúc tiến, hỗ trợ thương mại như: thành lập trung tâm thương mại dành cho các sản phẩm Việt Nam – sản phẩm đạt danh hiệu HVNCLC tại thủ đô và các thành phố lớn của Myanmar; tổ chức các hội nghị/hội thảo kết nối thương mại – đầu tư, tổ chức các hội chợ HVNCLC tại Myanmar; tư vấn xây dựng mạng lưới bán hàng trực tiếp tại Myanmar; hỗ trợ hành lang pháp lý kinh doanh cho doanh nghiệp thành viên; cung cấp các dịch vụ có liên quan khác (khảo sát thị trường, tư vấn thương mại – đầu tư…)
 
Đến Myanmar, các doanh nghiệp đều bình đẳng​

Với việc Mỹ và phương Tây tháo bỏ cấm vận kinh tế, Myanmar đang đón nhận nhiều dòng đầu tư trên toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đang tìm cơ hội làm ăn tại đây

Sài Gòn Tiếp Thị có cuộc phỏng vấn đại sứ Việt Nam tại Myanmar Chu Công Phùng nhằm cung cấp thêm thông tin về thị trường này

Đại sứ chia sẻ: Doanh nghiệp Myanmar rất tuân thủ luật pháp, coi trọng chữ tín trong giao dịch. Trong bốn năm qua, đại sứ quán tại Myanmar chưa bao giờ phải can thiệp xử lý tranh chấp thương mại giữa doanh nghiệp hai nước mà phía Myanmar vi phạm chữ tín

Myanmar trước là thuộc địa của Anh nên trình độ giao tiếp, đàm phán, soạn thảo văn bản bằng tiếng Anh của doanh nghiệp Myanmar thành thạo hơn doanh nghiệp Việt Nam

Có thể nói “luật chơi” ở thị trường Myanmar hiện nay bình đẳng đối với doanh nghiệp tất cả các nước

Theo đại sứ “sân chơi” này có điểm nào thuận lợi với doanh nghiệp Việt ?

Thực tế qua bốn cuộc hội chợ triển lãm quốc tế Việt Nam ở Yangon cho thấy trình độ công nghệ của Việt Nam phù hợp với nhu cầu phát triển hiện tại của Myanmar. Doanh nghiệp Myanmar cho biết, hàng tiêu dùng của Việt Nam có sức cạnh tranh hơn hẳn sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Trung Quốc về chất lượng, mẫu mã và giá cả

Điều có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp Việt Nam là quan hệ Việt Nam – Myanmar hiện là một trong ít mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Myanmar với các nước ASEAN. Myanmar muốn hợp tác toàn diện với Việt Nam về nhà nước, chính phủ, quốc hội, đảng cầm quyền, an ninh quốc phòng…

Nhiều lĩnh vực hợp tác kinh tế đã được cam kết theo Tuyên bố chung giữa Thủ tướng hai nước tháng 4.2010. TP.HCM kết nghĩa với Yangon cũng là sự kiện kinh tế đối ngoại đầu tiên của một thành phố lớn Myanmar sau khi thành lập chính phủ dân sự mới, cũng là cơ sở pháp lý quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tìm kiếm cơ hội vào Myanmar

Những lĩnh vực đầu tư hay sản phẩm nào hiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận thị trường ?

Myanmar đánh giá cao thành quả sau hơn 20 năm đổi mới của Việt Nam, nhất là các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, dầu khí, dược phẩm, dệt may, đồ nhựa, sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng...

Đó cũng là các ngành thuộc 12 lĩnh vực hợp tác kinh tế trong Tuyên bố chung. Thực tế những doanh nghiệp Việt Nam bước đầu gặt hái thành công tại Myanmar cũng thuộc những lĩnh vực này. Riêng về hàng tiêu dùng, các doanh nghiệp Việt Nam biết rõ thị hiếu khách hàng qua bốn cuộc hội chợ triển lãm

Có thể khẳng định, hàng hoá “made in Vietnam” được người dân Myanmar ưa chuộng, cạnh tranh được với hàng cùng loại của Thái Lan, Trung Quốc

Cũng cần lưu ý, một số nguồn hàng xuất khẩu lớn của Myanmar đều được giao dịch theo hình thức đấu thầu quốc tế (gỗ, đá quý, đậu hạt…) theo thời vụ mỗi năm từ 1 – 3 lần. Thắng thầu thường là các chủ hàng lớn như Ấn Độ, Singapore, Hong Kong nhờ vốn lớn và quan hệ lâu năm với các chủ hàng Myanmar

Doanh nghiệp các nước khác đều phải mua lại từ các chủ hàng này. Về giao dịch, doanh nghiệp Myanmar chỉ được nhập khẩu bằng số ngoại tệ đã xuất khẩu; thanh toán khó khăn vì chưa có ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Myanmar. Nếu không thận trọng, chuyển khoản thanh toán có thể bị Mỹ đông kết

Đại sứ có thể cập nhật về tình hình đầu tư thương mại Việt Nam – Myanmar ?

Bình quân mỗi ngày Myanmar cấp trên 100 visa cho hộ chiếu phổ thông (hộ chiếu ngoại giao và công vụ được miễn thị thực) cho khách từ Việt Nam sang Myanmar. Đường bay Hà Nội – Yangon mỗi tuần năm chuyến, TP.HCM – Yangon mỗi tuần ba chuyến hiện là đường bay “nóng” của Vietnam Airlines, muốn bay đúng lịch phải đặt mua vé trước cả chục ngày

Từ năm 2010 đến nay, bình quân mỗi năm đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar đón tiếp và thu xếp chương trình khảo sát, hội thảo, hội chợ, gặp gỡ đối tác cho hơn 1.000 doanh nghiệp Việt Nam (chưa kể các doanh nghiệp đã có đối tác không cần trợ giúp). Đáng chú ý là sau khi TP.HCM kết nghĩa với Yangon, đã xuất hiện “làn sóng” doanh nghiệp Việt Nam sang Myanmar tìm kiếm cơ hội

Số liệu đầu tư – thương mại với Myanmar (xem box) tuy còn khiêm tốn với Việt Nam nhưng với Myanmar là đáng kể. Việt Nam hiện là bạn hàng thương mại thứ tư của Myanmar trong khu vực ASEAN (sau Thái Lan, Singapore, Malaysia), là nhà nhập khẩu thứ 11 và xuất khẩu thứ 12 trong 100 thị trường có quan hệ thương mại với Myanmar

Đầu tư của Việt Nam vào Myanmar năm 2011 xếp 22/32 quốc gia và vùng lãnh thổ, đến tháng 4.2012 đã vươn lên thứ 19, dự kiến vị trí này sẽ được nâng lên đáng kể vào cuối năm nay

Đại sứ nói rằng doanh nghiệp Việt Nam cần cẩn trọng vì tình hình Myanmar thay đổi từng ngày, cụ thể là như thế nào ?

Myanmar đang trong quá trình cải cách, đổi mới cơ chế kinh tế, hàng tuần đều có thông tin mới từ uỷ ban Đầu tư, bộ Thương mại, bộ Kế hoạch và phát triển kinh tế Myanmar về việc thay đổi tỷ lệ thuế xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp nước ngoài quan tâm nhất chính sách đất đai; miễn giảm thuế sản xuất; chuyển ngoại tệ ra ngoài… trong các dự án bất động sản, khách sạn, nhà hàng, trong và ngoài khu công nghiệp...

Quốc hội Myanmar hiện đang thảo luận về luật đầu tư nước ngoài sửa đổi. Các nguồn thạo tin ở Myanmar cho biết, sớm nhất là tháng 8.2012 bộ luật quan trọng này mới được thông qua

Các doanh nghiệp đã và đang đàm phán với đối tác về các dự án đầu tư tại Myanmar, cần nắm được những thông tin mới nhất về luật sửa đổi, biểu thuế quan trước khi ký kết hợp đồng thương mại và hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy phép

Đại sứ quán, thương vụ và các văn phòng đại diện Việt Nam khác thường xuyên cập nhật và gửi về nước những thông tin mới nhất về thị trường và các điều luật kinh tế Myanmar
 
Đầu tư vào Myanmar không dễ ăn​

Myanmar đang trong giai đoạn chuyển mình quan trọng nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây khi nước này liên tục công bố các đợt cải cách mở cửa mạnh mẽ. Tiềm năng của đất nước này được đánh giá là khá lớn song bức tranh đầu tư vào Myanmar không chỉ toàn màu hồng

Những thay đổi chính trị quan trọng trong vòng hơn 1 năm trở lại đây đang đem lại cho Myamar những vận hội mới. Một loạt các quốc gia phương Tây, Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với nước này và lên tiếng ủng hộ những nỗ lực cải cách mà chính phủ của Tổng thống Thein Sein đang tiến hành

Cùng với làn sóng cải cách đã bước sang giai đoạn thứ hai được ông Thein Sein tuyên bố từ ngày giữa tháng 6 vừa qua, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội để chiếm lĩnh thị trường được đánh giá là giàu tài nguyên trong khu vực Đông Nam Á. Dẫu vậy, để có thể gặt hái thành công tại Myanmar chắc chắn giới đầu tư sẽ phải đối mặt với khá nhiều khó khăn

“Tỷ giá kép”: Rào cản lớn từ tiền tệ

Mặc dù chính quyền Myanmar chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường song cách làm việc cũng như quy trình quản lý khá phức tạp và còn tồn tại nhiều thói quen và phong cách của nền kinh tế tập trung, bao cấp. Lĩnh vực xuất nhập khẩu là một ví dụ, nước này quản lý hoạt động xuất nhập khẩu theo từng chuyến hàng. Để nhận được giấy phép xuất nhập khẩu, doanh nghiệp phải đợi khoảng 1 tháng sau khi đã ký kết hợp đồng

Cách thức thanh toán cũng không hề đơn giản do hệ thống tài chính, ngân hàng nước này chưa được phát triển do bị cấm vận trong thời gian dài. Mặc dù Myanmar đang thay đổi chủ trương không cho phép mở ngân hàng nước ngoài song việc thanh toán hay chuyển khoản giữa các doanh nghiệp Myanmar và đối tác nước ngoài vẫn mất khá nhiều thời gian và làm tăng chi phí do phải qua một số khâu trung gian như ngân hàng của Singapore

Hệ thống ngân hàng của Myanmar vẫn ở tình trạng kém phát triển, gần như Myanmar chưa có một thị trường liên ngân hàng, giao dịch điện tử giữa các ngân hàng rất hiếm và người dân sử dụng chủ yếu vẫn là tiền mặt

Song bất cập lớn nhất trong hệ thống tài chính là việc tồn tại chế độ 2 tỷ giá. Bên cạnh đồng nội tệ Kyats, chính phủ Myanmar còn cho phép người nước ngoài, các công ty 100% vốn nước ngoài được phép trao đổi, giao thương với các đối tác trong nước bằng đồng FEC, hay đồng đô la nội địa của Myanmar

Tuy nhiên, giá cả của đồng FEC lên xuống rất thất thường gây bất lợi không nhỏ cho các doanh nghiệp nước ngoài. Chính do chính sách “tỷ giá kép” này mà chính phủ Myanmar khó có thể cân đối được thị trường ngoại tệ cho giao dịch ngoại thương

Trong khi đó, chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và thị trường chợ đen rất lớn, nếu theo quy định của chính phủ 1USD đổi được khoảng 6 Kyats thì ở thị trường phi chính thức, tỷ giá này bị đẩy lên gấp hơn …100 lần, khoảng 800 Kyats mới ăn 1 USD. Điều này sẽ gây bất lợi rất lớn cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Myanmar. Chính phủ Myanmar thời gian gần đây đang có nhiều nỗ lực và thể hiện quyết tâm sẽ giải quyết sự bất hợp lý này

Cơ sở hạ tầng yếu kém

Myanmar hiện có nhu cầu rất lớn đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng. Đây có thể vừa là một điểm hạn chế rất lớn của thị trường song đồng thời cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư nếu biết nắm bắt kịp thời. Trong chuyến thăm lịch sử của một nguyên thủ quốc gia Myanmar tới Nhật Bản trong vòng 28 năm qua, ông Thein Sein đã nhận được cam kết Nhật Bản xóa khoản nợ 300 tỉ yen (3,7 tỉ USD) và tiếp tục nối lại các viện trợ đã bị ngưng lại cho quốc gia Đông Nam Á này. Đây là bước đi khôn ngoan của Nhật nhằm tiếp cận các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của Myanmar vốn đã khá lạc hậu, cũ kỹ

Trong đó, hạ tầng cơ sở viễn thông là một vấn đề đáng quan ngại, kế hoạch tham vọng với cam kết bổ sung 30 triệu thuê bao di động trong vòng 5 năm của Bộ trưởng Truyền thông, Bưu chính có vẻ đang gặp khá nhiều trở ngại do thiếu hụt đầu tư công và cơ sở hạ tầng chưa phát triển đồng bộ

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực truyền thông tới nay vào Myanmar vẫn còn khá khiêm tốn và hiện mới chỉ có một vài công ty liên doanh với Trung Quốc, Thái Lan và doanh nghiệp nhà nước Myanmar hoạt động trong lĩnh vực này. Công ty Bưu chính và Viễn thông Myanmar hiện đang thống trị thị trường này lại thiếu công nghệ cần thiết để giải quyết xung đột giữa các công nghệ mạng di động GSM, CDMA và WCDMA và thiếu tiền đầu tư các trạm phát sóng di động, máy chủ Internet để theo kịp kế hoạch đề ra. Chính phủ Myanmar vẫn xem công nghệ thông tin, viễn thông là một lĩnh vực nhạy cảm và chưa thể bung ra để đón nhận đầu tư nước ngoài

Đa số các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông đều có quan hệ mật thiết với chính quyền hoặc là những nhân vật thân cận của giới quân sự. Chẳng hạn, Redlink, công ty cung cấp dịch vụ Internet, do con trai của tướng Thura Shwe điều hành, hay Htoo Trading, một công ty quốc doanh nắm giữ độc quyền trên thị trường viễn thông thông qua các chi nhánh, công ty con như E-Lite hay Trung tâm thông tin công nghệ

Bên cạnh đó, chính phủ dân sự hiện nay, mà thực chất lực lượng quân sự vẫn là nòng cốt, còn duy trì sự kiểm soát của nhà nước đối với nhiều lĩnh vực. Giống như nhiều nền kinh tế chuyển đổi trong giai đoạn dầu, chính phủ vẫn bao cấp giá đối với một số mặt hàng thiết yếu như điện, nước sinh hoạt, nhà ở cho công chức, vận tải công cộng…

Tình hình chính trị, xã hội thiếu ổn định tại Myanmar cũng là một vấn đề phải cân nhắc. Từ nhiều thập kỷ nay, các lực lượng chống đối người Karen liên tục có nhiều hoạt động vũ trang nhắm vào chính quyền trung ương, nhất là tại các khu vực như Shan, Kachin và Kayin

Vào tháng 11/2011, chính phủ đã bắt đầu tiến trình đối thoại với từng nhóm vũ trang và tới đầu năm nay đã đạt được nhiều thỏa thuận ngừng bắn. Tuy nhiên, đôi lúc đâu đó tại các bang Shan, Kachin vẫn xuất hiện những tiếng súng đe dọa nỗ lực hòa giải dân tộc của chính quyền Nay Pyi Taw

Myanmar được đánh giá là quốc gia có tài nguyên dầu mỏ và khí đốt rất dồi dào, theo CIA World Factbook, Myanmar có thể có 283 triệu m3 khí tự nhiên phần lớn nằm ở ngoài khơi, còn theo nghiên cứu của Công ty dầu khí Myanmar, nước này có thể có lượng dầu mỏ dự trữ vào khoảng 206 triệu thùng. Đa số các mỏ dầu và hoạt động khai thác đều do công ty nhà nước khí đốt Myanmar (MOGE) quản lý và điều hành

Song theo đánh giá của bà Aung San Suu Kyi MOGE thiếu sự minh bạch cần thiết và đó cũng là tình trạng chung của nền kinh tế Myanmar vốn đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường
 
Bàn cơ hội đầu tư vào Myanmar​

- Có rất nhiều lĩnh vực đầu tư tiềm năng ở Myanmar được sáu vị diễn giả đến từ các nước nêu ra tại hội nghị về các vấn đề trọng yếu mà doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm, diễn ra ngày 13-9 tại TPHCM

Là diễn giả nữ duy nhất tại hội nghị, bà Malika Bhumivarn, Giám đốc quốc gia về thuế quan và thương mại Công ty Brayan Cave Inter, cho biết trước đây Myanmar từng cấm nhập khẩu nhiều mặt hàng như bia, thức uống có cồn, trái cây, kẹo chewing, đồ nhựa, bánh ngọt, mì ăn liền, đồ hộp... thì nay đã tháo bỏ các rào chắn thương mại ấy, và kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài cùng tham gia sản xuất hoặc nhập khẩu các mặt hàng này

Bà Bhumivarn cũng gợi ý các doanh nghiệp Việt Nam hãy nhanh chân nắm bắt các cơ hội đang mở ra từ Myanmar vì bối cảnh của đất nước này hiện nay cũng giống như Việt Nam hồi mới mở cửa cách đây khoảng 15 năm trước, tất cả đều mới mẻ, hấp dẫn

Kinh nghiệm tích lũy được suốt 15-20 năm qua trong thời kỳ đổi mới sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế hơn các nhà đầu tư đến từ Mỹ, châu Âu và các nước khác trong khu vực châu Á khi tiếp cận thị trường Myanmar, theo ý kiến của năm diễn giả còn lại, bao gồm các ông Robert Easson, Tổng giám đốc Imagino Group; Christopher Muessel, luật sư - đối tác của VDB/Loi; Andrew Langdon, Phó Chủ tịch cấp cao của Jones Lang LaSalle Hotels; Edwin Vander Bruggen, Cố vấn thuế và pháp luật - đối tác của VDB/Loi; Chris Glanvile của Limcharoen Hughes & Glanville

Ông Robert Easson, Tổng giám đốc Imagino Group, nhận xét rằng phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chịu khó, tỉ mỉ và nhạy bén nắm bắt cơ hội làm ăn và đây là một trong những lợi thế cạnh tranh, góp phần mang lại thành công cho doanh nghiệp Việt Nam khi đến Myanmar

Bên cạnh cơ hội đầu tư vào việc sản xuất, cung ứng nhu yếu phẩm vào thị trường Myanmar, các gợi ý khác đưa ra từ sáu vị diễn giả đề cập đến các lĩnh vực công nghệ thông tin, bảo hiểm, ngân hàng-tài chính, khách sạn, văn phòng cho thuê, nông nghiệp… là những kênh đầu tư trung và dài hạn hoàn toàn phù hợp với năng lực của doanh nghiệp Việt Nam
 
Đầu tư lĩnh vực gì ở Myanmar ?​

5e08cp1180731new150_zps3c86b583.jpg

Tại hội nghị “Đầu tư vào Myanmar - các vấn đề trọng yếu doanh nghiệp cần quan tâm” vừa diễn ra tại TPHCM

Ông Robert Easson, Tổng giám đốc ImaginoGroup (Myanmar) đã chia sẻ góc nhìn của một doanh nhân bản xứ trước “làn sóng” đầu tư vào đất nước này với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online

Thị trường Myanmar vừa mở cửa được 10 tháng và nhiều nhà đầu tư khá quan tâm. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam có ý định đầu tư vào Myanmar, ông có lời khuyên gì cho họ ?

- Ông Robert Easson: Từ tháng 2-2012 đến nay, đã có trên 1.000 đoàn khách doanh nhân các nước đến Myanmar tìm hiểu cơ hội đầu tư, giao thương. Một cuộc chạy đua marathon đang bắt đầu diễn ra, cơ hội sẽ mang lại cho nhà đầu tư dài hạn và “hứa ở lại” với Myanmar

Myanmar vừa mở cửa thị trường cũng giống như bối cảnh của đất nước Việt Nam cách đây 15- 20 năm. Tất cả đều mới mẻ, hoang sơ và đầy lực thu hút

Đặc tính của người dân Việt Nam là cần cù, chịu khó, tỉ mỉ và nhạy bén. Đây là một trong những lợi thế. Trong 15-20 năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam từ chỗ còn trẻ và yếu về nguồn năng lực tài chính, nguồn nhân sự, kinh nghiệm vận hành doanh nghiệp thì nay phần lớn đã trưởng thành, trong đó một số đơn vị có tầm ảnh hưởng lan rộng trong khu vực Đông Nam Á như Vinamilk, Hoàng Anh Gia Lai…

Bằng kinh nghiệm của mình, bây giờ các doanh nghiệp Việt Nam chuyển hướng đầu tư vào Myanmar tôi nghĩ rất thích hợp, bởi vì các bạn sẽ nhanh chóng nhìn ra cơ hội làm ăn

Tôi đoan chắc các doanh nghiệp ở các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… sẽ ít quan tâm đến các lĩnh vực đầu tư tiềm năng ở mức độ nhỏ và vừa, cần sự tỉ mỉ. Ở góc độ kinh doanh này tôi nghĩ ưu thế sẽ thuộc về các bạn Việt Nam vì hoàn toàn nằm trong khả năng

Nếu đưa ra “lời khuyên” cho các doanh nghiệp Việt Nam, trước nhất các bạn hãy học thêm tiếng Myanmar song song với tiếng Anh. Khi các bạn giao tiếp bằng tiếng Myanmar đương nhiên người bản xứ sẽ rất ấn tượng, dành cho bạn nhiều sự thiện cảm

Theo ông, những lĩnh vực đầu tư nào ở Myanmar có thể hấp dẫn ?

- Theo thứ tự là lĩnh vực công nghệ thông tin, ngân hàng – tài chính, thực phẩm và hàng tiêu dùng. Ở Myanmar hiện rất thiếu dịch vụ cung ứng đồ ăn, thức uống cho các khách sạn, nhà hàng

Đối với lĩnh vực xây dựng, đầu tư bất động sản có lẽ 5-10 năm nữa cơ hội mới chín muồi

Một thị trường mới chuyển mình như Myanmar đương nhiên kênh đầu tư vào bất động sản, xây dựng còn rất trống trải. Vậy tại sao cơ hội đến với nhà đầu tư chậm như vậy ?

- Các bạn nên nhớ Myanmar chỉ mở cửa được 10 tháng. Tất cả đều mới mẻ và cần phải có thời gian mới thay đổi hoàn toàn. Nhiều văn bản pháp quy, luật lệ ở Myanmar được ban hành cách đây năm sáu chục năm giờ vẫn còn áp dụng. Có những lĩnh vực vẫn đang cấm nhà đầu tư nước ngoài tham gia hoặc cấm nhập khẩu như vật liệu xây dựng chẳng hạn

Người nước ngoài hiện vẫn chưa được phép mua nhà tại Myanmar

Bất kỳ nhà đầu tư nào cũng nên tìm hiểu kỹ những lĩnh vực mà chính phủ Myanmar đã nới lỏng, khuyến khích đầu tư, nhập khẩu hoặc vẫn còn cấm hay phải chờ đợi thêm

Tại Myanmar, theo thông lệ người đi thuê văn phòng phải ứng tiền thuê trước 12 tháng cho chủ đầu tư. Căn hộ dịch vụ rất ít và mắc do bị áp các loại thuế. Kênh đầu tư văn phòng cho thuê, đầu tư khách sạn tầm 3 sao là giải pháp hợp lý trong bối cảnh hiện nay ở Myanmar

Điều này tôi nghĩ các doanh nghiệp Việt Nam có thừa kinh nghiệm. Chính phủ Myanmar đang hỗ trợ rất nhiều cho các nhà đầu tư tham gia vào hai lĩnh vực vừa nêu

Uyên Viễn
 
Vinacafe đầu tư trồng cao su, cà phê ở Myanmar

- Trong thời gian tới, Tổng công ty cà phê Việt Nam (Vinacafe) sẽ đầu tư trồng 10.000 héc ta cao su và 10.000 héc ta cà phê tại Myanmar

Ông Nguyễn Công Hoàng, Phó tổng giám đốc Vinacafe nói với Thời báo Kinh tế Sài gòn Online ngày 24-9 rằng chi phi đầu tư trồng cà phê vào khoảng 200 triệu đồng/ha, còn cao su khoảng 50 triệu đồng/ha. Nguồn vốn đề đầu tư trồng mới ở Myanma chủ yếu là nguồn vốn vay từ các ngân hàng

Vinacafe cho biết, kế hoạch trồng cà phê và cao su ở nước ngoài không ảnh hưởng đến đề án tái cơ cấu của công ty này đang trình lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vì việc trồng cao su, ca phê ở Myanmar theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Hiện Vinacafe có khoảng 25.000 ha cà phê và 2.000 ha cao su. Trong số 25.000 ha ca phê thì khoảng 8.000 ha cà phê già cỗi phải tái canh trong 3 năm tới

Theo ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng thư ký Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa), niên vụ 2012-2013 sản lượng cà phê của Việt Nam sẽ giảm khoảng 15-20% so với niên vụ trước. Nguyên nhân là do sự biến động bất thường của thời tiết. Thêm vào đó có khoảng 100.000 ha cà phê trên 20 năm tuổi đang chờ tái canh nên năng suất không cao, chỉ ở mức trên dưới 1 tấn/ha

Hiện giá cà phê tại Tây Nguyên dao động ở mức 41.900-42.100 đồng/kg, giảm khoảng 100 đồng/kg so với thời điểm cuối tuần

Trong một diễn biến khác, hiện Câu lạc bộ 20 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu (G20), chiếm khoảng 70% lượng cà phê xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam vừa có đề xuất lên Vicofa để Vicofa có kiến nghị với Chính phủ cho phép tạm trữ 300.000 tấn cà phê trong niên vụ 2012-2013

Khác với những kiến nghị tạm trữ cà phê lần trước, lần này G20 nghị hỗ trợ lãi suất cho người trồng cà phê khi cà phê giảm giá nhằm tránh giá giảm quá sâu
 
Myanmar cấp phép dự án 300 triệu USD cho Hoàng Anh Gia Lai

nga.jpg

Dự án có địa chỉ tại 192 Kaba Aye Pagoda Road, Bahan Township, Yangon, Myanmar​

Dự án có tổng diện tích 8 hecta, tọa lạc ngay trung tâm Cố đô Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar với tổng mức đầu tư khoảng 300 triệu USD

Ngày 30/11, tại thủ đô Nay Pyi Daw, Myanmar, Chủ Tịch Ủy Ban Đầu Tư Myanmar U Soe Thane đã trao Giấy Phép Đầu Tư dự án Khu phức hợp trung tâm thương mại, khách sạn, căn hộ cho thuê “Hoang Anh Gia Lai Myanmar Centre” cho Ông Lê Hùng, Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Xây dựng & Phát triển Nhà Hoàng Anh (HAGL Land) thuộc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

Dự án có tổng diện tích 8 hecta, tọa lạc ngay trung tâm Cố đô Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar với tổng mức đầu tư khoảng 300 triệu USD. Dự án được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 dự kiến thực hiện trong 3 năm sẽ tập trung xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê số 1 và khách sạn 5 sao. Giai đoạn 2 sẽ xây khu chung cư, tòa nhà văn phòng số 2. Thời gian hoàn thành dự án từ 6 đến 7 năm

Ông Lê Hùng cho biết: “Sau một thời gian dài đàm phán, mọi thủ tục pháp lý đã hoàn tất. Toàn bộ khu đất đã được giải tỏa. Chúng tôi đang gấp rút chuẩn bị để khởi công

Hiện nay, chúng tôi đang bàn bạc với một số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam với mục đích đưa hàng hóa Việt Nam sang thị trường Myanmar và Trung tâm thương mại sẽ là Ngôi nhà chung của tất cả các doanh nghiệp Việt Nam tại nước bạn”
 
Đưa hàng Việt vào Myanmar: Đã có “bà đỡ”

Hàng Trung Quốc, Thái Lan mới đáp ứng 10% nhu cầu người tiêu dùng Myanmar, 90% còn lại là cơ hội cho DN Việt.

“Myanmar đang được xem là mảnh đất màu mỡ cuối cùng ở châu Á, do vậy mọi ánh mắt của doanh nghiệp (DN) các nước, trong đó có DN Việt Nam, đang hướng vào đây như một thị trường xuất khẩu triển vọng. Đó là nhận định của ông Trần Văn Phát, Giám đốc điều hành Công ty Robot - hoạt động trong lĩnh vực an toàn điện tại TP.HCM.

Rất khó khăn khi tự giao dịch

Myanmar không phải là thị trường xa lạ đối với Vitek VTB. Năm 2009, công ty này đã đặt chân đến Myanmar để tìm hiểu và nhận thấy: Nếu đưa sản phẩm vào phải chịu sự cạnh tranh rất lớn với các thương hiệu của Nhật Bản, Hàn Quốc và hàng tiểu ngạch từ Thái Lan, Trung Quốc, cộng thêm mức thuế suất khoảng 25%. Sau khi gặp gỡ một nhà phân phối và được đặt hàng bảy container tủ lạnh, công ty tiến hành thực hiện và chuẩn bị xuất hàng thì đối tác không chịu chuyển tiền trước theo yêu cầu, trái lại còn đòi đổi hàng nên lô hàng lần đó đành gác lại. Năm 2010, Vitek VTB cũng gặp tình trạng tương tự về phương thức thanh toán nên từ đó đến nay vẫn chưa vào được Myanmar.

Khó khăn về phương thức thanh toán cũng được ông Trần Văn Phát, Công ty Robot, đồng tình. Cơ chế thanh toán trực tiếp giữa Việt Nam và Myanmar chưa được thực hiện, thường phải thông qua trung gian tại Singapore khiến cho DN càng bị động.

Còn ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Vissan, kể: “Khi qua Myanmar nghiên cứu, tôi mới nhận thấy không có lối vào cho thực phẩm. Họ chỉ nói gọn là “cấm”, còn tại sao cấm thì không được rõ. Ngoài ra, tính toàn bộ chi phí, hàng hóa vào đây có giá chênh lệch đến 60%-70% so với giá tại Việt Nam. Như vậy sản phẩm của mình rất khó cạnh tranh”.

Ông cũng thừa nhận ngoài thủ tục nhập khẩu khó khăn, cơ chế thanh toán giữa DN Việt Nam và Myanmar không theo tiêu chuẩn quốc tế cũng là một trở ngại lớn. Mặc dù Ngân hàng BIDV đã xuất hiện tại Myanmar nhưng chỉ là văn phòng đại diện, trong khi muốn thanh toán phải thông qua một đơn vị tại Myanmar, từ đơn vị này kết hợp với BIDV mới giải quyết được. “Nếu vượt qua hai rào cản này, hàng Việt sẽ đạt kết quả tốt ở Myanmar”.

Kỳ vọng mới

Nếu DN đơn lẻ vào thị trường, không có hệ thống phân phối, giá lại cao thì không thể cạnh tranh tại Myanmar. Qua quá trình tự thâm nhập không thành công, một số DN cho biết mong muốn có một công ty hỗ trợ mang hàng Việt Nam sang bán ở thị trường nước ngoài. Vì thế, sự hiện diện của C.T Group tại Myanmar đang được nhiều DN kỳ vọng. Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao, cho biết: “Trong khi DN có nhu cầu phát triển thị trường Myanmar thì C.T Group có nhu cầu tìm kiếm đối tác. Vì vậy, hội đã ký thỏa thuận với C.T Group, giới thiệu các DN Việt Nam có uy tín, thương hiệu mạnh để hai bên tiếp xúc thỏa thuận việc hợp tác kinh doanh tại Myanmar. Hội giữ vai trò hỗ trợ giám sát quá trình hợp tác để đảm bảo mối quan hệ bình đẳng”.

Theo nhận định của bà Trần Thị Mỹ Hòa, Giám đốc điều hành khối bán lẻ C.T Group, hiện nay nội lực sản xuất của Myanmar cũng như hàng nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc chỉ đáp ứng 10% nhu cầu người dân. Vì vậy, DN Việt còn đến 90% cơ hội để thâm nhập.

Bà Hòa phân tích: Hàng hóa Trung Quốc và Thái Lan chủ yếu xuất theo đường tiểu ngạch nên chất lượng không cao và giá rất rẻ. Người tiêu dùng Myanmar đang khát hàng chất lượng, giá phù hợp. Khi mua bất kỳ sản phẩm nào điều họ quan tâm đầu tiên là giá, tiếp đến là tiện ích và thứ ba là nhóm hàng quen sử dụng như bánh kẹo, mì gói, sản phẩm mới quá thường họ chưa dám mua. “Vì thế chúng tôi cam kết hàng Việt Nam đưa vào đây phải tốt hơn hàng Thái Lan và Trung Quốc” - bà Hòa nhấn mạnh.

Hiện nay, C.T Group đã có hệ thống phân phối sỉ và lẻ ở các trung tâm thương mại, siêu thị và chợ truyền thống của Myanmar. Tiêu chí đầu tiên để chọn đơn vị cung ứng sản phẩm là chất lượng, uy tín chứ không có bất kỳ sự phân biệt nào đối với hàng hóa Việt Nam. Sau khi ký kết hợp tác với DN, C.T Group sẽ khảo sát thị trường, cung cấp thông tin phản hồi từ thị trường cho nhà sản xuất, tổ chức giới thiệu sản phẩm mẫu để người tiêu dùng Myanmar biết đến thương hiệu Việt, hỗ trợ hoạt động marketing, thủ tục pháp lý...

Liên quan đến vấn đề thanh toán để giảm chi phí cho DN, bà Hòa cho biết C.T Group đã có văn phòng và tài khoản ở Myanmar nên DN có thể chọn làm việc với C.T Group tại Myanmar hay Việt Nam đều thuận tiện.

Đối với ngành hàng giày dép, để thâm nhập thị trường Myanmar thì kiểu dáng là yếu tố quan trọng nhất, sau đó là chất lượng và giá cả. DN cần có chiến lược về giá, sản phẩm rõ ràng cho thị trường này.

Bà TRƯƠNG THỊ BÍCH LIÊN, Phó Tổng Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân

Do phải cạnh tranh với hàng sản xuất tại Myanmar và cả hàng tiểu ngạch nên chính sách giá cả là quan trọng nhất rồi mới đến chất lượng.

Bà ĐỖ THỊ QUỲNH VY, nhân viên marketing xuất khẩu Công ty CP Acecook Việt Nam
 
Nhà đầu tư Việt săn cơ hội vàng ở Myanmar
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang ồ ạt đầu tư địa ốc, bán lẻ, nông nghiệp... tại Myanmar, nơi được mệnh danh là "mỏ vàng" mới của thế giới sau khi nước này được bỏ lệnh cấm vận và mở cửa

Ngày 18/12, tại thủ đô Nay Pyi Taw, Myanmar đã diễn ra buổi lễ ký kết hợp đồng Xây dựng Kinh doanh Chuyển giao (BOT) và Hợp đồng thuê đất giữa Tổng cục khách sạn du lịch Myanmar và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Đây là dự án phức hợp Hoang Anh Gia Lai Myanmar Center rộng 8 hecta, tọa lạc tại ở khu đất vàng trung tâm thành phố Yangon, vốn đầu tư ban đầu 300 triệu USD

Tổng giám đốc HAGL Land Lê Hùng, cho biết: "Tập đoàn quyết định đầu tư nhanh và mạnh để đón đầu cơ hội khi nước này còn thiếu hụt trầm trọng văn phòng cho thuê và khách sạn 5 sao"

HAGL còn thử sức ở sang phân khúc mới là căn hộ dịch vụ cho thuê quy mô 1.000 căn nhắm vào đối tượng chuyên gia nước ngoài đến Myanmar làm việc. Riêng trung tâm thương mại của dự án này, HAGL sẽ làm việc với các nhà bán lẻ và doanh nghiệp trong nước để hình thành ngôi nhà chung quảng bá hàng Việt

a-tb-4-san-co-hoi-vang-o-My_zps4bb0c001.jpg

Tại Yangon, khách sạn, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại vẫn còn thiếu hụt và tăng giá mạnh khiến các doanh nghiệp Việt Nam nhảy vào thị trường Myanmar để đầu tư địa ốc​

Cũng thăm dò và săn cơ hội đầu tư ở thị trường Myanmar, C.T Group đang ấp ủ 2 dự án trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê trên khu đất rộng 10.000 m2 và một khu đất khác rộng 8.000 m2, cao 20 tầng tại cố đô Yangon. Doanh nghiệp từ chối tiết lộ vốn đầu tư của dự án và cho hay đang hoàn thiện pháp lý với đối tác cũng như với phía chính quyền của thành phố theo Luật Đầu tư mới… Dự kiến khoảng 2 năm nữa có thể xây dựng xong dự án này

Ngoài ra, C.T Group còn đầu tư vào hệ thống phân phối tại Myanmar bằng kênh truyền thống (các cửa hàng, siêu thị, chợ truyền thống, chợ đầu mối) và phương thức phân phối hiện đại (TV shopping, Internet, và các kênh bán hàng mới). Trong năm 2012, đơn vị này đã giúp một số doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập vào thị trường Myanmar, trong đó có ngành vật liệu xây dựng

Phó Giám đốc C.T Myanmar (Thành viên Tập đoàn C.T Group), Nguyễn Xuân Tồn nhận xét: "Có thể nói Myanmar đang là mảnh đất vàng cuối cùng của Châu Á"

Ông Tồn giải thích, Myanmar đã đóng cửa nhiều thập kỷ qua, hiện nay Chính phủ nước này bắt đầu mở cửa. Họ công bố thả nổi tỷ giá đồng Kyat bắt đầu từ tháng 4/2012. Dự thảo luật mới của Myanmar cho phép nhà đầu tư nước ngoài có thể được hưởng chế độ giãn thuế trong vòng 5 năm. Đây là cơ hội lớn mà cả thế giới đang rất quan tâm và tìm cách khai thác

Lãnh đạo C.T Myanmar cho rằng có thể xem đây là cơ hội vàng khi tình hình đầu tư tại Việt Nam đang trầm lắng. Tuy nhiên, ông thừa nhận để nắm bắt và khai thác được cơ hội này không phải là điều dễ dàng do vẫn còn không ít khó khăn. Đó là ở thị trường đang mở cửa vẫn còn những quy định và chính sách chưa thông cùng với những điều kiện, văn hóa giao tiếp truyền thông qua internet, điện thoại còn nhiều hạn chế

Bán lẻ, ngành nông nghiệp tại Myanmar cũng hút nhà đầu tư Việt Nam tham gia, bên cạnh lĩnh vực bất động sản, du lịch. Công ty Xuất nhập khẩu Việt Trang (Viettranimex) vừa ký hợp đồng liên doanh với Công ty Sann Shwe trong lĩnh vực sản xuất giống và kinh doanh nông nghiệp. Tổng mức đầu tư dự kiến 15 triệu USD, triển khai trên diện tích 10.000 ha tại Nay Pyi Taw

VinaCapital, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang cũng liên doanh với công ty Green Asia của Myanmar đầu tư khu phức hợp dịch vụ nông nghiệp tại huyện East-Dagon, Yangon. Tổng mức đầu tư dự kiến 55 triệu USD

Trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm, Tập đoàn ASV Pharma liên doanh với công ty Myanmar Entrepreneur Investment sản xuất dược phẩm với tổng mức đầu tư ước tính 20 triệu USD tại Yangon

Trước đó, năm 2011, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã mở văn phòng đại diện tại đường Pyay Road tại Yangon. Chủ tịch HĐQT BIDV, Trần Bắc Hà cho hay đang đề nghị được mở nhà băng 100% vốn hoặc liên doanh tại Myanmar ngay khi chính phủ nước này mở cửa ngành ngân hàng. Ông Hà từng dự báo đầu tư từ Việt Nam sang Myanmar có thể tăng gấp 4 lần lên 2 tỷ USD vào năm 2015

Trao đổi với VnExpress.net, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Myanmar, Chu Công Phùng cho biết: "Myanmar đang thay đổi từng ngày khi Mỹ và EU nới lỏng cấm vận. Đất nước này cũng thực hiện đợt cải cách lần thứ hai, tập trung vào kinh tế. Đây là thị trường 60 triệu dân khá năng động, giàu tiềm năng"

Theo ông Phùng, Luật đầu tư mới của Myanmar khá thông thoáng, có nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài. Hiện Việt Nam còn thừa nhiều hàng hóa chất lượng cao, giá vừa túi tiền, lại có quan hệ hữu nghị rất tốt với Myanmar nên cần tận dụng dịp này để xâm nhập thị trường

Đại sứ cho biết, các lĩnh vực được Chính phủ Myanmar thu hút đầu tư gồm: nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi, gia công chế biến đồ gỗ (diện tích rừng Myanmar lớn hơn Việt Nam), sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, điện tử, dược phẩm. Riêng lĩnh vực ngân hàng Myanmar đang tích cực sửa đổi luật, nếu có chính sách thông thoáng BIDV sẽ là ngân hàng Việt Nam đầu tiên tham gia. Về viễn thông sắp tới cũng sẽ có gói đấu thầu

Hiện đã có một số dự án được cấp phép như Simco Sông Đà (khai thác đá màu), Vietnam Airlines (hàng không), Viettel (viễn thông), PVEP (dầu khí)... Đường, sữa, bánh kẹo, dệt may... cũng được đầu tư khoảng vài triệu USD và khá hiệu quả

"Myanmar đang là điểm nóng hút FDI cả thế giới, tạo thành một đường đua, chỉ những người đến sớm mới có nhiều cơ hội. Hiện Mỹ và EU chưa vào thị trường này, vì vậy Việt Nam cần đẩy nhanh tiến độ", ông Phùng nói

Vũ Lê
 
Chưa phải lúc đầu tư sang Myanmar

Tại diễn đàn “Campuchia - Lào - Myanmar: những nền kinh tế mới của ASEAN” do Vietnam Supply Chain tổ chức hôm 20-12 tại TPHCM, ông Jean-Christophe Ngo, chuyên gia tư vấn độc lập về cơ sở hạ tầng, khung pháp lý và chuỗi giá trị chia sẻ thông tin rằng, so với Lào, Campuchia, thì Myanmar ở thời điểm hiện tại vẫn chưa hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, điều kiện pháp lý bằng

6b61c_mr_ngo.jpg

Ông Jean-Christophe Ngo​

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Jean - Christophe Ngo cho rằng, ở giai đoạn hiện nay, chưa phải là thời điểm chín muồi để doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang đất nước này dù cơ hội làm ăn kinh doanh rất nhiều. Ông này nói

- Myanmar đang ở giai đoạn đầu của đổi mới, cũng giống như Việt Nam trước đây. Nếu so với Lào và Campuchia, Myanmar vẫn chưa có hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện, chi phí đầu tư cao (tiền thuê đất, giá điện …)

Theo bảng xếp hàng kinh doanh toàn cầu 2013, chi phí dành cho khởi nghiệp để thực hiện các quy trình, thủ tục ở Myanmar là 2.500 đô la Mỹ, cao hơn rất nhiều con số 86 đô la Mỹ ở Lào và 834 đô la Mỹ ở Campuchia

Tuy nhiên, quy mô thị trường Myanmar khá lớn khi thị trường tiêu dùng tiếp giáp với Trung Quốc, Ấn Độ - 2 nước có dân số đông nhất thế giới

Do vậy, có rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam để khai thác thị trường mới, chưa được khai phá này. Các ngành như hàng tiêu dùng thiết yếu, hàng tiêu dùng nhanh, đồ gỗ nội thất… có lợi thế

Vấn đề là Việt Nam không có đường biên giới với Myanmar như Trung Quốc, Thái Lan, những nước đang xuất khẩu nhiều vào Myanmar hiện nay. Bù lại, Việt Nam lại mới ký hiệp định thương mại với Myanmar và có lợi thế về giá sản phẩm hàng hóa

Do vậy, điều các doanh nghiệp Việt Nam cần làm là tìm ra giải pháp về logistic để đưa hàng hóa vào thị trường này nhanh nhất, tốn ít chi phí nhất. Bên cạnh đó, cần tìm ra cách liên kết với nhau, thành cộng đồng để tận dụng lợi thế của nhau và mang đến hiệu quả đầu tư cao

TBKTSG Online: Ở thời điểm hiện tại, sau những thay đổi về thể chế chính trị ở Myanmar, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như nhiều nước khác đang có xu hướng đầu tư vào đây. Ông nghĩ sao về xu hướng này ?

- Ông Jean-Christophe Ngo: Xu hướng này đúng là rõ ràng trong thời gian qua. Có một điều tôi nhìn thấy là các doanh nghiệp các nước thu mua nguyên liệu thô ở Lào, Campuchia, đem về nước sản xuất rồi xuất sang Myanmar. Và tôi nghĩ, doanh nghiệp Việt Nam cũng nên làm như thế chứ không nên đầu tư sản xuất trực tiếp tại đây. Đơn giản là điều kiện sản xuất tại Việt Nam thuận lợi, chi phí thấp khi các yếu tố đầu vào như điện, nước rẻ hơn Myanmar

Tôi cũng nghĩ rằng, doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư sang Myanmar nhưng không phải lúc này. Ở thời điểm hiện tại, những ngành hàng đầu và là thế mạnh của Việt Nam như sản xuất, chế biến nông sản (tiêu, gạo…) lại đang được đất nước này bảo hộ nên không thể làm được. Còn nếu đầu tư vào khách sạn thì cũng không dễ bởi chi phí thuê đất cao
 
C.T Group đầu tư lớn vào Myanmar

e7c4d_ct_zps46bc9f04.jpg

C.T Group là đầu mối cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường Myananmar​

- Tập đoàn C.T Group của Việt Nam đang ráo riết chuẩn bị để có thể khởi công một loạt các dự án ở Myanmar với tổng vốn đầu tư 150 triệu đô la Mỹ trong năm 2013

Dự án về bất động sản đầu tiên của C.T Group là một cao ốc phức hợp C.T Damasayti Landmark có diện tích đất 6.000 mét vuông, cao 30 tầng, tổng vốn đầu tư 65 triệu đô la Mỹ, dự kiến sẽ khởi công trong quý 3 năm nay và hoàn thành 3 năm sau đó

Một dự án khác là khu Cao ốc phức hợp C.T Yankin Plaza, cũng tại thành phố Yangon, có diện tích đất lớn hơn là 8.000 mét vuông, cao 30 tầng, vốn đầu tư là 85 triệu đô la Mỹ, cũng sẽ được khởi công và hoàn thành như dự án ở trên

Hiện tại, C.T Group đang hoàn thiện các vấn đề về pháp lý với đối tác cũng như với phía chính quyền của thành phố Yangon theo Luật Đầu tư mới của Myanmar, chuẩn bị các hạng mục về thiết kế, xây dựng…

Một nhà máy sản xuất bột mỳ có tổng vốn đầu tư 20 triệu đô la Mỹ cũng sẽ được tập đoàn này khởi công xây dựng ngay trong quý 1 năm nay để đầu năm sau có thể đi vào hoạt động

Một dự án khác là nhà máy sản xuất mỳ gói trị giá 3 triệu đô la Mỹ, công suất 2.500 tấn/năm cũng sẽ được triển khai trong quý 1 năm nay để đến cuối năm sẽ đi vào hoạt động sản xuất

Bên cạnh những dự án lớn kể trên, tập đoàn C.T Group cũng đã xây dựng một hệ thống phân phối tại Myanmar dưới phương thức kênh phân phối truyền thống, như bán hàng vào các cửa hàng, siêu thị, chợ truyền thống và chợ đầu mối và theo phương thức phân phối hiện đại

CT Group cũng là đầu mối giúp các thương hiệu Việt Nam vào thị trường Myanmar và là nhà phân phối độc quyền sản phẩm của hơn 50 tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường này

Theo ông Trần Kim Chung, Chủ tịch C.T Group, với sự thay đổi nhanh chóng của Myanmar, cùng với Luật đầu tư nước ngoài mới được chính quyền nước này thông qua, đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam

Ông Chung nhận định rằng các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư vào thị trường này có những thuận lợi nhất định, khi văn hoá Myanmar cũng có những nét tương đồng với văn hoá Việt

Đặc biệt bối cảnh kinh tế của Myanmar cũng khá tương đồng bối cảnh của Việt Nam những năm mới mở cửa, do đó doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng một số các kinh nghiệm thực tế ở đây

Ngoài ra, chính quyền và con người Myanmar cũng có những tình cảm khá tốt dành cho Việt Nam, nên sẽ thuận lợi hơn trong việc hợp tác làm ăn

Vì thế, theo ông Chung, doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư hiệu quả tại Myanmar các mặt hàng, các lĩnh vực như: hàng tiêu dùng, trang thiết bị máy móc, vật liệu xây dựng, trao đổi nông sản phẩm, xây dựng cơ sở hạ tầng... và “hoàn toàn có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài tại đây”
 
Cạnh tranh tại thị trường Myanmar đã nóng​


Bốn diễn giả tham gia buổi tọa đàm "Những điều cần biết khi làm ăn ở Myanmar"​

TBKTSG Online - Các diễn giả tại tại buổi tọa đàm "Những điều cần biết khi làm ăn ở Myanmar" do nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức sáng nay ngày 12-4 đều cho rằng, dù Myanmar mới mở cửa thị trường nhưng cạnh tranh tại đây đã nóng lên, và đây là một trong những thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam muốn làn ăn tại thị trường này

Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty Vissan, cho rằng Myanmar đã chính thức mở cửa thu hút nhà đầu tư nước ngoài cách đây một năm và ví von rằng “Thị trường rất mới mẻ và hấp dẫn giống như cô gái đang yêu mà ai cũng muốn giành phần về phía mình”. Cơ hội đang mở ra nhưng theo ông Mười cạnh tranh cũng không kém phần quyết liệt bởi các nhà đầu tư các nước lớn, có tiềm lực về tài chính đã “nằm vùng” ở đây rất lâu trước khi các doanh nghiệp Việt Nam đến

Ngoài ông Mười, cả ba vị diễn giả còn lại cùng chủ trì buổi tọa đàm là ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty AA Corporation; ông Cấn Văn Lực, Cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV và ông Lương Hoài Nam, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực hàng không, cùng thừa nhận mặc dù mức độ cạnh tranh đang tăng và có chiều hướng ngày càng gay cấn, thì vẫncó nhiều cơ hội đầu tư tại Myanmar cho các doanh nghiệp Việt Nam

Cảm nhận chung của các doanh nghiệp Việt Nam khi sang đất nước Myanmar tham gia xúc tiến thương mại đầu tư là người dân nước này ủng hộ các mặt hàng do Việt Nam sản xuất. “Họ rất mong hàng hóa Việt Nam phân phối ở đây ngày càng nhiều hơn, thay thế sản phẩm kém chất lượng hoặc chất lượng không ổn định, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do một số nước cung ứng. Đây chính là cơ hội để hàng Việt Nam tạo dựng niềm tin trong lòng người tiêu dùng Myanmar”, ông Mười nói

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam muốn đầu tư vào Myanmar, các diễn giả khuyên rằng trước hết phải thành công ở trong nước rồi mới nghĩ đến việc mở rộng đầu tư sang nước này. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải nhận diện đúng đâu là thế mạnh, năng lực chuyên sâu hoặc sự hạn chế của mình để từ đó cùng liên kết mang lại lợi ích cho nhau cùng phát triển. Bước đầu, nhà sản xuất Việt Nam cần phải liên kết với nhà phân phối (Việt Nam hoặc Myanmar) để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng ở đất nước này

Theo ông Khanh từ Công ty AA, Myanmar từ lâu đã theo cơ chế thị trường nhưng do một thời gian dài bị Mỹ và các nước châu Âu cấm vận nên các nhà đầu tư "tạm quên" thị trường này. Bây giờ khi cấm vận được bãi bỏ, các doanh nghiệp nước ngoài đổ xô đến đây làm ăn, còn doanh nghiệp Myanmar cũng nhanh chóng thích nghi với môi trường cạnh tranh mới

Điều làm không Khanh lo ngại nhất khi sang đây sản xuất kinh doanh đồ trang trí nội thất chính là nguồn nhân lực vừa thiếu, vừa yếu tay nghề nhưng giá nhân công lao động có khi còn cao hơn tại Việt Nam. Ông nói lương công nhân Việt Nam khoảng 3,2-3,8 triệu đồng/tháng, trong khi đó lương công nhân Myanmar đã khoảng 200 đô la Mỹ/tháng mà năng suất không cao bằng công nhân Việt Nam

Từ góc nhìn của đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam làm ăn tại Myanmar, ông Cấn Văn Lực chia sẻ rằng doanh nghiệp Việt Nam cần xác định rõ định hướng đầu tư, có chiến lược đầu tư, chiến lược thoái vốn cụ thể, tính toán được tính khả thi của dự án. Nhà đầu tư cũng cần nắm rõ các chính sách, quy định về đầu tư nước ngoài ở Myanmar

Ông Lực nói thêm, trong thực hiện đầu tư, các doanh nghiệp cần tiến hành lựa chọn kỹ đối tác đầu tư (nếu là liên doanh với Myanmar). Để hiểu được các đối tác cụ thể, các doanh nghiệp thực hiện các giao dịch thương mại trước với các đối tác dự kiến lựa chọn, sau đó cân nhắc chọn đối tác đáng tin cậy

Trước khi thực hiện đầu tư, cần hoàn thành đầy đủ các thủ tục pháp lý tại cả Việt Nam và Myanmar để đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư được Nhà nước và pháp luật bảo hộ

Về các giao dịch thương mại, ông Lực lưu ý rằng vì các doanh nhân Myanmar rất coi trọng sự hiện diện của đối tác tại thị trường này, vì vậy nếu các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều hoạt động thương mại nên thiết lập văn phòng đại diện tại Myanmar

Doanh nghiệp Myanmar tuân thủ khá nghiêm túc và rất nguyên tắc trong thực hiện các quy định của hợp đồng, vì vậy doanh nghiệp Việt Nam cần kiểm tra kỹ lưỡng các điều khoản thương mại trước khi ký, và sau khi đã ký kết, thực hiện nghiêm túc nhất quán các quy định, tránh thay đổi

“Một đặc trưng của thương mại với đối tác Myanmar, họ thường yêu cầu thanh toán trước trong các giao dịch xuất khẩu và thanh toán bằng L/C với các giao dịch xuất khẩu. Đây là những thỏa thuận có lợi cho đối tác Myanmar và được áp dụng rất phổ biến tại nước này. Để tránh rủi ro với đối tác, doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ, lựa chọn đối tác tin cậy trước khi thực hiện hợp đồng”, ông Lực nói thêm

Theo các diễn giả, doanh nhân Myanmar chưa quen với hình thức thương mại điện tử. Cho đến nay, thương mại điện tử chưa bao giờ đóng vai trò vai trọng trong các hoạt động cũng như quyết định kinh doanh của họ. Thói quen của doanh nhân Myanmar vẫn là cách làm việc gặp mặt và thảo luận công việc trực tiếp

Myanmar không có bảo vệ sở hữu trí tuệ đầy đủ. Ý niệm về bằng sáng chế, nhãn hiệu và bản quyền pháp luật và các quy định đều không có

Chính sách giá chưa được chuẩn hóa hoặc kiểm soát có hiệu quả. Giá cả khu vự tư nhân phụ thuộc vào biến động tỷ giá. Giá cả tại Myanmar bao gồm một thuế doanh thu 10% và thuế thương mại thay đổi theo từng loại hình kinh doanh

Luật pháp của Myanmar hiện chưa cho phép bất kỳ hoạt động bán hàng trực tiếp nào của đối tác nước ngoài trên lãnh thổ Myanmar

Uyên Viễn
 
Doanh nghiệp Việt khó chen chân tại 'mỏ vàng' Myanmar

Văn phòng cho thuê đắt đỏ, cơ sở hạ tầng thiếu thốn và cạnh tranh ngày càng gay gắt do ai cũng coi Myanmar như "mỏ vàng" cuối cùng, khiến doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn khi đặt chân vào thị trường này

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, các quốc gia thận trọng khi đưa vốn ra nước ngoài thì Myanmar lại luôn được "xướng tên" trong danh sách các điểm đến hấp dẫn đầu tư

Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Myanmar (AVIM) phát biểu trên báo chí rằng Myanmar là "mảnh đất vàng cuối cùng tại châu Á dành cho các nhà đầu tư nước ngoài". Hay như Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc FPT, ông Trương Gia Bình từng miêu tả, khi nhắc đến Myanmar tại các diễn đàn, mắt nhà đầu tư ai cũng "sáng lên"


Myanmar đầy tiềm năng khai thác nhưng vẫn rất khó khăn với doanh nghiệp chưa đủ tiềm lực​

Chớp cơ hội này, từ 2012, nhiều đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã sang Myanmar tìm cơ hội đầu tư, chủ yếu tại các lĩnh vực như bất động sản, viễn thông, công nghệ thông tin, nông nghiệp...

Đại diện một số doanh nghiệp cũng có sự chia sẻ về những thuận lợi và khó khăn khi hoạt động tại nước bạn

Là một trong các doanh nghiệp đang đầu tư địa ốc tại Myanmar, ông Lê Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai Land nhận xét, trước khi mở cửa, số khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Myanmar "chỉ đếm trên đầu ngón tay", không đủ phục vụ khách du lịch

Các tổ chức phi chính phủ và tập đoàn lớn cũng gặp khó khăn trong tìm kiếm văn phòng do lượng cung quá ít mà tiêu chuẩn thấp. Do vậy, sau khi đổi mới, nhu cầu về khách sạn, văn phòng cho thuê thậm chí là căn hộ tại Myanmar rất lớn, ông Hùng đánh giá

Giống như địa ốc, các ông lớn viễn thông trên thế giới, trong đó có Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cũng đang đối chọi gay gắt để giành 2 "vé" cuối cùng ở lại thị trường này, bởi trong số hơn 60 triệu dân Myanmar hiện nay, mới chỉ có gần 10% được tiếp cận điện thoại di động

Ở lĩnh vực công nghệ thông tin, đại diện của FPT cho biết, Myanmar đang cố gắng xây dựng một nền kinh tế thị trường phong phú và công bằng, từ đó tạo cho nhà đầu tư thế giới một niềm tin rất lớn khi rót vốn vào đây. "Myanmar cũng rất hoan nghênh các doanh nghiệp làm về công nghệ thông tin, công nghệ cao và giáo dục. Đây là các điểm lợi cho doanh nghiệp Việt Nam", vị này cho biết

Ngoài ra, các doanh nghiệp bán lẻ cũng "nhòm ngó" thị trường với dân số đông và thu nhập ngày càng tăng này. Đại diện của Tập đoàn Tân Hiệp Phát - chủ thương hiệu nước giải khát Number 1 và Dr. Thanh thông tin, công ty đang tìm hiểu thị trường này và tìm cơ hội xuất khẩu sang đây

Tuy nhiên, do là thị trường mới mở cửa nên các doanh nghiệp Việt Nam sang Myanmar sẽ không dễ dàng và khó tránh một số trở ngại. Đại diện của Hoàng Anh Gia Lai bày tỏ, Myanmar vốn phát triển trên nền tảng văn hóa Anh Quốc nên họ nhận định các nhà đầu tư rất thận trọng. Do đó, "không thể coi đây là mảnh đất mà nhà đầu tư đến đó ăn sổi ở thì, phải thực sự đầu tư và tập trung đầu tư mạnh để có thể được nước bạn công nhận", vị này nhận định

Không chỉ vậy, máy móc và hạ tầng của Myanmar hiện rất khiêm tốn, thậm chí là "số 0" nên chủ đầu tư phải chấp nhận nhập máy móc hoặc đưa máy móc và thiết bị sang, ông Hùng cho biết.

Lượng cao ốc ít ỏi cũng khiến chi phí thuê văn phòng tại Myanmar "đắt đỏ". Theo đại diện một doanh nghiệp đang có ý định mở văn phòng tại đây, giá thuê văn phòng hạng C tại Myanmar lên tới 65 USD/m2, gấp rưỡi giá thuê văn phòng hạng A tại khu trung tâm Hà Nội

Thay vì trả một giá "cực đắt" để thu văn phòng, doanh nghiệp này tính chi 15.000 USD mỗi tháng (khoảng 300 triệu đồng) để thuê một khu biệt thự 1.000 m2, với diện tích văn phòng sử dụng khoảng 400 m2.

Bên cạnh đó, do ngày càng có nhiều nhà đầu tư coi Myanmar là mảnh đất màu mỡ nên tính cạnh tranh cũng tăng lên. Giám đốc phụ trách xuất khẩu của Công ty Cổ phần Hữu Liên Á Châu, đơn vị đã xuất khẩu thép sang Myanmar cho biết, cách đây 3 năm, tính cạnh tranh ở thị trường này tương đối thấp nhưng giờ đây tình hình thay đổi hẳn

"Cạnh tranh ở Myanmar rất lớn vì ai cũng muốn nhảy vào thị trường này với lòng ham muốn bất tận. Trước đây, sản phẩm của Hữu Liên Á Châu phải đối mặt mạnh nhất với Trung Quốc, nhưng hiện công ty phải đối chọi nhiều hơn với cả doanh nghiệp Việt Nam", ông cho biết

Cũng là một công ty đã có chiến lược đầu tư sang Myanmar từ năm trước, nhưng đến năm nay, Công ty Cổ phần Giống cây trồng trung ương phải tạm dừng kế hoạch này do luật pháp của Việt Nam và Myanmar có điểm mâu thuẫn khiến công ty chưa thể mang sản phẩm sang trồng tại nước bạn

Luật pháp của Myanmar chỉ cho phép các công ty nước ngoài mang giống bố mẹ sang trồng. Trong khi đó, luật pháp Việt Nam lại không cho mang nguồn gen bố mẹ và gen thuần chủng sang nước ngoài, bà Trần Kim Liên - Chủ tịch công ty giải trình trong một cuộc họp với cổ đông về việc chậm trễ kế hoạch đầu tư

Trước vấn đề này, các chuyên gia khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam dù rất "khao khát" đầu tư sang Myanmar nhưng cũng nên thận trọng vì hiện nước bạn vẫn còn rất bảo hộ các doanh nghiệp trong nước. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam muốn được chấp thuận phải có một thời gian dài tìm hiểu kỹ càng, trình bày được cả một chương trình làm việc khi quyết định đầu tư tại đây

Tính đến hết quý I/2013, Việt Nam có 8 dự án đầu tư tại Myanmar, tổng vốn hơn 332 triệu USD, tăng từ vị trí 22 cuối năm 2012 lên vị trí thứ 8 trong số 59 quốc gia, vùng lãnh thổ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vốn sang, theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài

Huyền Thư
 
Nhiều cản trở khi đầu tư sang Myanmar

Myanmar chưa có ngân hàng nước ngoài hoạt động khiến chi phí dịch vụ tăng cao khi chuyển tiền. Lao động của Myanmar cũng kém chăm chỉ hơn so với Việt Nam

Đây là những rào cản đối với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang thị trường Myanmar được các lãnh đạo và đại diện doanh nghiệp chia sẻ tại buổi tọa đàm "Myanmar - Thị trường mới nổi" tổ chức ngày 24/4.

myanmar.jpg

Theo ông Hoàng Thịnh Lâm, nguyên Tham tán thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, hiện Myanmar chưa có các ngân hàng nước ngoài hoạt động nên các doanh nghiệp muốn chuyển tiền sang đây chủ yếu phải thông qua ngân hàng của Singapore, khiến chi phí của doanh nghiệp bị đẩy lên cao.

"Phí chi trả cho trung gian chiếm tới 30% giá trị hợp đồng, nếu doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận thì các chi phí đó cũng gây khó khăn, ông Vũ Văn Chung - Cục phó Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.

Việc thiếu ngoại tệ trầm trọng sau 20 năm cấm vận cũng khiến doanh nghiệp nước ngoài "khốn đốn" khi hoạt động ở Myanmar. Ông Vũ Văn Chung dẫn phản ánh của doanh nghiệp và Hiệp hội các nhà đầu tư vào Myanmar cho hay, có thời điểm chênh lệch tỷ giá trong và ngoài hệ thống lên tới 200 lần. Tuy nhiên, mới đây Myanmar đã thực hiện chính sách nới lỏng quản lý ngoại tệ và phần nào giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, thuê lao động tại Myanmar cũng khiến doanh nghiệp "đau đầu". Theo ông Nam, "lao động Myanmar cứ hết giờ làm việc thì về". Tổng giám đốc Citicom Lê Phụng Thắng lưu ý chi phí phải trả cho lao động Myanmar cao hơn Việt Nam rất nhiều, đặc biệt là với lãnh đạo cấp cao do đội ngũ này ở Myanmar rất ít.

Ngoài ra, chuyên môn tay nghề lao động thấp, khả năng thích nghi của lao động Myanmar kém .

Văn phòng, khách sạn tại Myanmar khan hiếm cũng khiến doanh nghiệp Việt Nam phải chịu chi phí đắt đỏ khi đặt phòng hoặc thuê địa điểm làm việc. "Tiền khách sạn tại Myanmar lên tới 200 USD mà nhiều lúc đặt trước còn không có", đại diện Citicom phản ánh. Lãnh đạo một doanh nghiệp cũng thông tin với VnExpress rằng, giá thuê văn phòng hạng C tại Myanmar lên tới 65 USD/m2, gấp rưỡi giá thuê văn phòng hạng A tại trung tâm Hà Nội.

Không chỉ mắc những trở ngại từ phía nước bạn, ông Chu Công Phùng - Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Myanmar thông tin rằng nghiệp doanh nghiệp phản ánh việc cấp phép đầu tư ra nước ngoài gặp khó khăn. "Liệu có hay không tình trạng hạn chế đầu tư ra nước ngoài tại thời điểm này", ông Phùng chất vấn.

Trước vấn đề này, ông Vũ Văn Chung giải thích, do kinh tế khó khăn, năm 2011 Ngân hàng Nhà nước có văn bản hạn chế doanh nghiệp vay ngoại tệ đầu tư ra nước ngoài và được Chính phủ chấp thuận. "Đây là việc điều tiết của Chính phủ ở những giai đoạn nhất định", ông Chung nói.

Liên quan đến việc chậm trễ trong cấp phép, ông Chung cho rằng đây là lỗi ở doanh nghiệp khi chưa nghiên cứu sâu, đầy đủ các thủ tục để được cấp phép đầu tư ở Myanmar. "Nếu doanh nghiệp vướng ở khâu hồ sơ thì rất khó đẩy nhanh cấp giấy phép", ông phát biểu.

Từ đó, lãnh đạo Cục đầu tư nước ngoài khuyến nghị doanh nghiệp Việt Nam muốn xin cấp phép đầu tư sang Myanmar thì phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chủ động làm việc với các cơ quan cấp phép để có cơ sở tốt nhất. "Nếu hoàn thành tốt thì trong phạm vi 1 tháng có thể cấp phép được", vị này cho hay.

Song, các doanh nghiệp và lãnh đạo Nhà nước vẫn khẳng định Myanmar là một thị trường đầy tiềm năng và ví đây như "mảnh đất vàng cuối cùng của châu Á". Điều này thể hiện qua việc ngày càng có nhiều cá nhân và đoàn doanh nghiệp Việt Nam sang khảo sát tại Myanmar.

Theo Đại sứ quán Myanmar tại Hà Nội, bình quân mỗi ngày nước bạn cấp trên 100 visa Hộ chiếu phổ thông cho khách Việt Nam sang tham quan du lịch, khảo sát thị trường, giao thương hội thảo, đàm phán thương mại, đầu tư. Đường bay Hà Nội - Yangon và TP HCM - Yagon mặc dù mỗi tuần có 3 chuyến trở lên nhưng khách muốn bay đúng lịch phải đặt vé trước cả chục ngày.

Phía Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar cũng cho biết, từ năm 2010 đến nay, bình quân mỗi năm Đại sứ quan đón tiếp và thu xếp chương trình khảo sát, hội thảo, hội chợ và gặp gỡ đối tác cho hơn 1.000 doanh nghiệp.

Ông Chu Công Phùng thông tin, doanh nghiệp Việt Nam bước đầu đã thành công ở một số lĩnh vực tại Myanmar như vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, giầy dép, dầu khí... Tuy nhiên, với lĩnh vực nông nghiệp, ông nhận xét "Việt Nam còn thiếu những quả đấm thép", trong khi đây là lĩnh vực Myanmar đang rất cần và có nhiều chế độ ưu tiên. Lĩnh vực ngân hàng, hàng không, viễn thông cũng được đánh giá là chưa thực sự mở cửa.

Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài cho hay, tính đến thời điểm này, Việt Nam đã cấp phép cho 7 dự án đầu tư sang Myanmar với tổng vốn đăng ký 460 triệu USD, đứng thứ 6 trong số 60 quốc gia, vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam. Mục tiêu đến 2015, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam và Myanmar tăng lên 500 triệu USD và đầu tư giữa hai nước đạt 1 tỷ USD.
 
Cuộc sống đắt đỏ ở miền đất hứa Myanmar

SIM điện thoại tới 250 USD, một công dân hạng trung sẽ phải làm việc hơn 100 năm mới có thể mua được nhà ở cố đô Yangon, thuế suất đánh lên ôtô mới có thể trên 200%.

Quá trình cải tổ ở Myanmar đã mở ra cơ hội lớn không chỉ cho họ mà còn nhiều quốc gia khác. Cơn lốc đầu tư đang tràn vào Yangon - thành phố lớn nhất tại đây. Tuy vậy, giá cả trên trời tại Myanmar cũng khiến nhiều người cảm thấy e ngại.

Anh Joseph, một lái xe taxi, vừa mua chiếc điện thoại di động giá 50 USD và một SIM card từ hãng viễn thông của Chính phủ. Chiếc SIM này có giá tới 250 USD, bằng với phí thuê bao tháng ở Hong Kong (Trung Quốc).

Tại quốc gia có thu nhập bình quân năm chỉ 1.100 USD như Myanmar, số tiền này là cả một gia tài. Tổng thống Myanmar Thein Sein đã cam kết sẽ đưa giá SIM card xuống chỉ còn 20 USD.

myanmar_price_490.jpg

Ôtô là mặt hàng rất đắt đỏ ở Myanmar với thuế lên tới trên 200%

Tuy nhiên, so với 4 năm trước, dịch vụ di động đã vừa túi tiền hơn rất nhiều. SIM card ở Myanmar từng có giá tới 4.000 USD. Vì thế, chỉ những người rất giàu mới có tiền dùng điện thoại.

Thẻ SIM không phải thứ duy nhất ở Myanmar có giá trên trời. Các nhà đầu tư cũng than phiền giá bất động sản ở đây đang tăng quá nhanh. Thị trường địa ốc Myanmar phình lên không chỉ vì nhu cầu trong nước, dòng tiền nóng từ Trung Quốc mà còn vì các nhà đầu cơ Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia và Singapore.

Giá bất động sản tại Yangon cao đến nỗi một công dân hạng trung sẽ phải làm việc hơn 100 năm mới có thể mua được nhà ở cố đô. Bất động sản ở đây chỉ dành cho hai đối tượng. Đó là tầng lớp thượng lưu trong nước, chủ yếu nhờ khai mỏ, và các nhà đầu tư ngoại.

Ivan Pun, giám đốc cấp cao tại công ty bất động sản Yoma Strategic Holdings (Myanmar) cho biết: "Chẳng qua là do ngân hàng có quá ít công cụ đầu tư. Thế nên người giàu chỉ còn biết đổ tiền vào bất động sản và ôtô thôi".

Giá văn phòng cho thuê cao cấp ở Yangon có thể tương đương các thành phố lớn như Paris (Pháp) hay Manhattan (Mỹ) với giá hơn 97 USD một m2 mỗi tháng. Vì thế, nhiều doanh nghiệp còn phải thuê nhà ở để cải tiến thành văn phòng.

Ma Chaw Su, một nhân viên môi giới bất động sản ở Yangon cho biết, giá đất ở đây đã tăng gấp 20 lần so với trước. Một mảnh đất diện tích 12m x 18m tại khu công nghiệp Dagon, ngoại ô Yangon có giá từ 20 triệu - 50 triệu kyat (57.800 USD). Ba năm trước, giá này chỉ là gần 1 triệu kyat. Những lô đất gần đường lớn thì có thể lên tới 100 triệu kyat.

Làn sóng đầu tư từ nước ngoài cũng khiến nhu cầu khách sạn tăng vọt. Yangon có khoảng 8.000 phòng khách sạn, trong đó có 2.000 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Một phòng tại khách sạn 5 sao Parkroyal Hotel có giá 260 USD, gấp nhiều lần 75 USD năm 2011 và 35 USD năm 2007. Maung Maung Swe, Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch Myanmar cho biết: "Tỷ lệ thuê phòng tại Yangon đã đạt gần 100%. Một số nơi còn tính tiền cả đêm nếu khách thuê phòng muộn".

Khách du lịch đến Myanmar cũng tăng vọt trong năm ngoái với hơn 1 triệu người. Hai tháng đầu năm, lượng khách đến đây cũng lên 45% so với cùng kỳ, Maung Maung Swe cho biết: "Khoảng 1.500 phòng khách sạn mới sẽ được hoàn thành cuối năm nay, nhưng chúng tôi vẫn còn thiếu tới 2.500 phòng trong năm 2014".

Giá ôtô ở Myanmar cũng khiến nhiều người giật mình. Gần như mọi phương tiện tại đây, kể cả taxi và xe bus, đều là hàng cũ từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Xe mới rất hiếm, do các loại thuế lên tới 165% giá trị một chiếc ôtô dưới 1.300cc. Với các loại xe dung tích lớn hơn, thuế còn lên trên 200%.

Vì thế, xe cũ ở đây rất được người dân ưa chuộng, dù giá có cao gấp vài lần các nước phát triển. Số lượng showroom ôtô cũ ở Yangon đã mọc lên như nấm kể từ khi mở cửa. Nhờ cắt giảm thuế nhập khẩu từ 300% trước đây và nguồn cung xe cũ tăng lên, giá ôtô đã giảm mạnh. Dù vậy, một chiếc Nissan X-Trail SUV 11 tuổi vẫn được bán ở mức tương đối là 250.000 USD.
 
Myanmar: Con hổ mới của Đông Nam Á

Có 8 lý do để người ta tin rằng Myanmar - quốc gia vừa thoát khỏi chế độ độc tài quân sự - sẽ là con hổ mới của Đông Nam Á.

Trong những ngày này, hiếm có quốc gia nào trên thế giới nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế như Myanmar. Tháng 5 năm nay, tổng thống Thein Sein đã có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Mỹ và có cuộc hội đàm với tổng thống Barack Obama. Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo Myanmar tới Mỹ kể từ năm 1966, đồng thời đánh dấu chấm hết cho thời kỳ bị cô lập quốc tế của quốc gia Đông Nam Á này.

Có thể nói, những thay đổi chính trị không phải là thứ khiến Myanmar nhận được nhiều sự chú ý của các nước phương Tây, mà chính là những cơ hội kinh tế đang ẩn giấu ở quốc gia này. Điều này thể hiện rõ qua việc ngày càng nhiều nhà đầu tư quốc tế để mắt và lăm le nhảy vào thị trường chưa được khai phá ở Myanmar.

Kể từ giai đoạn 1900 đến 1990, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Myanamr tăng trưởng không quá 1,6%/năm - chỉ bằng một nửa so với trung bình chung cả thế giới. GDP bình quân đầu người của Myanmar cũng hầu như không tăng suốt giai đoạn này, trong khi trung bình chung toàn cầu tăng gấp 4 lần.

Kết quả là, kinh tế Myanmar hiện chỉ chiếm 0,2% GDP toàn châu Á. Chẳng những thế, thu nhập của người dân Myanmar cũng rất khiêm tốn. Cho đến nay, chỉ có 2,5 triệu người Myanmar, tương đương 4% dân số, có đủ thu nhập để chi tiêu một cách tùy ý. Không giống nhiều quốc gia châu Á khác, Myanmar ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nông nghiệp.

Từ những con số trên đây, thật khó để hình dung những cơ hội mà các nhà đầu tư nhìn thấy ở Myanmar. Tuy nhiên, theo Foreign Policy, dù có xuất phát thấp, xong vẫn có nhiều thứ để lạc quan về Myanmar. Dưới đây là 8 lý do để tin rằng Myanmar đang đứng trước một thời kỳ bùng nổ mới.

1. Có thể đi tắt đón đầu

Co-the-di-tat-don-dau.jpg

Mọi con đường phát triển kinh tế đều phải trải qua thử nghiệm và thử thách, song có một điều may mắn cho Myanmar là họ không cần phải thử nghiệm bất kỳ mô hình kinh tế mới nào mà chỉ cần quan sát và học hỏi ngay ở những quốc gia láng giềng và ngay trong khu vực. Có thể nói, những kinh nghiệm từ các nền kinh tế mới nổi của châu Á cho thấy Myanmar hoàn toàn có thể phát triển một cách nhanh chóng nếu biết đa dạng hóa nông nghiệp, đô thị hóa và tăng năng suất đáng kể trong các lĩnh vực khác nhau.

Bên cạnh đó, thu nhập ở các nền kinh tế đang phát triển đang tăng nhanh hơn bất cứ thời điểm nào trong lịch sử. Trên toàn cầu, thời gian trung bình để GDP bình quân đầu người tăng gấp đôi từ mức 1.300 USD - mức hiện tại của Myanmar - đã được rút ngắn đi khá nhiều.

Trong Cách mạng công nghiệp Anh ở thế kỷ 18, phải mất 150 năm tiêu chuẩn cuộc sống của người dân mới được cải thiện. Đến thập niên 1960, con số này giảm còn 47 năm. Kể từ thập niên 2000, thời gian giảm xuống còn 17 năm. Ở những nền kinh tế đang bùng nổ của châu Á như Việt Nam và Trung Quốc, chỉ mất 11 đến 12 năm để thu nhập trung bình của người dân tăng gấp đôi.

2. Gần với các thị trường lớn và đang phát triển

Myanmar là quốc gia khá may mắn về vị trí địa lý khi giáp Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào và Thái Lan - đều là những thị trường lớn của thế giới và khu vực. Nhiều thị trường trong số này đang phát triển nhanh chóng, giúp Myanmar có cơ hội trở thành thị trường xuất khẩu lớn trong bối cảnh kinh tế châu Á đang ngày một hội nhập hơn. Dự kiến khu thương mại tự do (FTA) của khối ASEAN sẽ bắt đầu đi vào hoạt động vào cuối năm 2015.

Ngoài ra, Myanmar cũng có cơ hội trở thành thị trường du lịch lớn nhờ ráp gianh với các thị trường lớn, với tổng số khách du lịch tiềm năm lên tới 2,5 tỷ người vào năm 2025.

3. Tài nguyên thiên nhiên phong phú

Dù bị kìm kẹp dưới chế độ độc tài quân sự trong nhiều thập kỷ, song đổi lại Myanmar lại là quốc gia vô cùng giàu có về tài nguyên, từ dầu, gỗ, khí đốt và nước.

Theo hãng sản xuất dầu BP trữ lượng khí đốt tự nhiên ở Myanmar ước tính vào khoảng 7,6 nghìn tỷ feet khối, xếp hàng thứ 46 thế giới. Ngoài ra, Myanmar cũng có trữ lượng dầu mỏ khá lớn dù chưa xác định được cụ thể do hoạt động thăm dò còn hạn chế.

Myanmar cũng là quốc gia chiếm 90% sản lượng ngọc bích toàn cầu và là một trong những nhà sản xuất đá quý hàng đầu thế giới. Cuối cùng, Myanmar có tiềm năng nông nghiệp khá lớn với diện tích đất nông nghiệp đứng thứ 25 thế giới.

4. Nguồn lực dồi dào

Nghiên cứu của Foreign Policy cho thấy 7 lĩnh vực then chốt của kinh tế là sản xuất, nông nghiệp, hạ tầng cơ sở, năng lượng, khai khoáng, du lịch, dịch vụ tài chính và viễn thông có thể tăng gấp đôi quy mô kinh tế của Myanmar, từ 45 tỷ USD hiện tại lên hơn 200 tỷ USD vào năm 2030, đồng thời tạo ra hơn 10 triệu việc làm ngoài nông nghiệp.

Bên cạnh đó, số lượng người tiêu dùng đủ năng lực mua sắm ở Myanmar sẽ tăng từ 2,5 triệu lên 19 triệu. Số tiền chi tiêu cũng tăng gấp 3 lần lên 100 tỷ USD, nghiên cứu cho biết.

Tuy nhiên, để đạt được điều này, Myanmar sẽ phải tăng gấp đôi tốc độ tăng trưởng năng suất lao động, từ 2,7% lên 7%. Mặc dù vậy, đây không phải là điều hiếm gặp ở châu Á, có thể kể đến như Thái Lan và Trung Quốc.

Nếu làm được như vậy, kinh tế Myanmar có thể tăng trưởng tới 8%/năm.

5. Lực lượng lao động lớn

Myanmar có một nguồn tài nguyên vô giá - đó chính là người dân. Ở Myanmar, dân số ở độ tuổi lao động ước tính vào khoảng 46 triệu người. Chưa kể, mức lương thấp có thể biến Myanmar trở thành một công xưởng sản xuất mới của thế giới. Mặc dù vậy, Myanmar sẽ phải đầu tư phát triển năng lượng, đồng thời đào tạo tay nghề và kỹ thuật cho người lao động.

Tuy nhiên, điều này không phải là không thể khi Myanmar có tới 3 đến 5 triệu người lao động ở nước ngoài. Nhiều người trong số họ đã nhanh chóng phát triển được kỹ năng và kinh nghiệm làm việc quốc tế. Nếu có thể thuyết phục được lực lượng lao động này trở về nước, kinh tế Myanmar tự động sẽ có thêm nguồn đào tạo kỹ năng cũng như sự năng động cần thiết.

Luc-luong-lao-dong-lon.jpg

6. Khả năng đô thị hóa lớn

Myanmar hiện vẫn là nền kinh tế nông nghiệp, trong đó nông thôn chiếm đa số so với thành thị, song đây cũng chính là cơ hội tăng trưởng hiếm có cho Myanmar. Thực tế đã chứng minh, những nền kinh tế mới nổi có khả năng đa dạng hóa nông nghiệp và có dân số di cư tới đô thị lớn đều có mức tăng trưởng kinh tế vượt trội.

Trong khi, các nước châu Á khác đang đô thị hóa với tốc độ và quy mô chưa từng có, chỉ có khoảng 13% dân số Myanmar sống ở các thành phố lớn. Ngoài 2 thành phố Yangon và Mandalay, chỉ có 8 thành phố ở Myanmar có dân số trên 200.000 người. Trong khi đó, ở Thái Lan và Việt Nam, con số này lần lượt là 32 và 16.

Nếu muốn tăng tốc độ phát triển, Myanmar trước tiên cần phải thay đổi mô hình sản xuất, qua đó thu hút người lao động tới các thành phố lớn. Quá trình di cư lao động như vậy sẽ giúp hỗ trợ tăng trưởng, thu nhập và việc làm.

7. Tận dụng công nghệ kỹ thuật số

Myanmar đang bắt tay vào chuyển đổi mô hình kinh tế trong bối cảnh công nghệ di động và Internet đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Các nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng công nghệ đóng vai trò quan trọng tới đổi mới và tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, trong một nghiên cứu tại 120 quốc gia thu nhập thấp và trung bình, Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho biết băng thông Internet tăng 10% trong giai đoạn từ năm 1980 đến 2002 giúp GDP các nước tăng thêm 1,38%.

Bằng cách khai thác công nghệ trong các lĩnh vực chủ chốt của chính phủ như giáo dục, y tế, ngân hàng và bán lẻ, Myanmar có tiềm năng trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.

8. Mối quan hệ với các cường quốc

Từ Brussels đến Washington, các nhà lãnh đạo phương Tây đều nhất trí sẽ hỗ trợ hết mình cho nền dân chủ non trẻ của Myanmar sau nhiều năm bị cô lập. Bên cạnh đó, quốc gia Đông Nam Á cũng nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ các tổ chức đa phương và các nhà tài trợ.

Năm 2012, World Bank tiếp tục cho Myanmar vay và mở văn phòng đại diện tại Yangon. Các biện pháp trừng phạt kinh tế cũng dần được gỡ bỏ giúp các nhà lãnh đạo có thể đi lại, chính phủ có thể mở các đại sứ quán ở nước ngoài.

Với hàng chục đoàn đại biểu thương mại tới thăm, cùng hàng trăm tập đoàn đa quốc gia dõi theo, Myanmar đang có một nền tảng tuyệt vời và vững chắc từ cộng đồng quốc tế để có thể phát triển kinh tế và sánh ngang với các quốc gia trong khu vực.
 
Myanmar học được gì từ Việt Nam ?
Việt Nam cũng từng trải qua thời kỳ mở cửa mạnh mẽ như Myanmar hiện nay. Tuy nhiên, theo Don Lâm, Tổng giám đốc Tập đoàn VinaCapital, tỷ lệ thất bại của những nhà đầu tư quá vội vã lên đến 90%

Bún cá Mohinga - loại bún nấu trong nước lèo vị cá kết hợp với gừng và sả - là món ăn được đặc biệt ưa chuộng và thậm chí còn được coi là quốc thực của Myanmar. Chắc chắn món ăn đặc sắc giàu truyền thống này sẽ có mặt trên bàn tiệc của Diễn đàn kinh tế thế giới diễn ra trong tuần này

Trong khi Myanmar đang nổi lên là một “món ăn” hấp dẫn trên bản đồ kinh tế thế giới, quá vội vã khi đầu tư vào đây có thể ẩn chứa nhiều rủi ro. Đất nước này có rất nhiều tiềm năng phát triển. Toàn bộ dân số 60 triệu người gần như chưa sử dụng điện thoại di động. Myanmar là điểm trung chuyển hậu cần lý tưởng nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ

Bản thân đất nước này cũng rất giàu tài nguyên. Các luật lệ mới (trong đó có các chính sách như cho phép nước ngoài sở hữu 100% cổ phần của các doanh nghiệp ở một vài lĩnh vực) cho thấy các chính trị gia Myanmar đang mở rộng cửa chào đón đầu tư nước ngoài

Nhận định Myanmar đang ở trong những ngày đầu của nền kinh tế sơ khai có thể là một cách nói giảm nói tránh: ở đây gần như không có mạng lưới ATM và có rất ít chi nhánh ngân hàng thương mại

Đứng trước những chuyển biến tích cực, nhà đầu tư nước ngoài vội vã đổ xô đến Myanmar thiết lập cơ sở kinh doanh. Dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Myanmar tăng mạnh. Giám đốc của nhiều tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong mọi lĩnh vực (tài chính, tiêu dùng, kế toán và xây dựng) thường xuyên dừng chân tại các phòng khách sạn của Myanmar . Giá bất động sản ở Yangon tăng vọt, lên gần bằng với thủ đô Bangkok của Thái Lan – thành phố có trình độ phát triển cao hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư rót tiền vào Myanmar nên chú ý đến những bài học được rút ra từ lịch sử kinh tế Việt Nam. Cách đây 2 thập kỷ, Việt Nam cũng trải qua thời kỳ mở cửa mạnh mẽ như Myanmar hiện nay. Tuy nhiên, theo Don Lâm, Tổng giám đốc Tập đoàn VinaCapital, tỷ lệ thất bại của những nhà đầu tư quá vội vã lên đến 90%. Vinacapital là một trong những công ty tài sản lớn nhất hoạt động ở Việt Nam

Ở Việt Nam, quá nhiều vốn ngoại đã tập trung vào số ít đối tác tiềm năng. Thêm vào đó, Việt Nam quá tập trung vào hiệu ứng nâng cao thu nhập dựa vào hàng hóa tiêu dùng. Kết quả là, quá nhiều vốn đổ vào các dự án rủi ro. Mô hình kinh doanh hàng hóa tiêu dùng kiểu phương Tây thất bại vì lực lượng người tiêu dùng không đủ mạnh trong một thập kỷ nữa

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã tăng mạnh trong giai đoạn 1988 – 1995 nhưng sau đó bắt đầu sụt giảm mạnh. Theo IMF, một phần nguyên nhân nằm ở chi phí quá cao và cơ sở hạ tầng yếu kém khiến lợi nhuận không còn ở mức hấp dẫn. Đồng thời, mặc dù khủng hoảng tài chính châu Á khiến nhà đầu tư nước ngoài không còn hứng thú với khu vực này, dòng vốn đổ vào Việt Nam hồi phục chậm hơn so với các nước láng giềng

McKinsey đã ước tính tiềm năng của Myanmar có thể giúp nước này thu hút được khoảng 170 tỷ USD từ nay cho đến năm 2030. Các nhà đầu tư ngoại háo hức đầu tư vào Myanmar có thể giúp chuyển đổi nền kinh tế. Tuy nhiên, những người rót tiền quá sớm có thể nhận lại “trái đắng” chứ không phải “quả ngọt” như họ mong đợi

Thiên Bình
 
Cuộc chiến kinh doanh khốc liệt tại mỏ vàng Myanmar
Cú 'sảy chân' mới đây của đại diện Việt Nam - Viettel trên đường đua khai phá thị trường viễn thông Myanmar chỉ là một ví dụ nhỏ cho cuộc chiến kinh doanh đang ngày càng trở nên khốc liệt tại 'mảnh đất vàng' của Đông Nam Á này

Bắt đầu được thế giới chú ý sau quyết định lịch sử về cải tổ kinh tế và mở cửa năm 2011 của Tổng thông Thein Sein, Myanmar nhanh chóng đầy ắp những nhà đầu tư đến từ khắp thế giới, những người đang tìm kiếm một miền đất hứa mới tại châu Á. Một trong những mảnh đất được đánh giá màu mỡ nhất được họ nhanh chóng tìm thấy và tranh giành là hạ tầng và dịch vụ viễn thông

Theo số liệu của Chính phủ Myanmar, chỉ hơn 9% người dân nước này được tiếp cận điện thoại di động, một phần vì giá SIM điện thoại quá cao và hạ tầng cho viễn thông tồi tàn. Myanmar đặt mục tiêu nâng tỷ lệ này lên 75-80% năm 2015 - 2016

Thuở sơ khai, giá mỗi chiếc sim dùng mạng GSM tại đất nước này lên tới 4,5 triệu kyat (5.140 USD). Giá này hiện chỉ còn 200.000 kyat, nhưng vẫn còn quá đắt đỏ với người dân. Trong khi đó, Công ty Viễn thông – Bưu điện Myanmar gần như là nhà cung cấp dịch vụ duy nhất trên cả nước. Trong khi đó, sân chơi Internet chỉ thuộc về Yatanarpon Teleport – liên doanh giữa một công ty tư nhân Myanmar và Chính phủ


Viễn thông là mảnh đất béo bở với các công ty nhắm vào Myanmar​

Để dịch vụ viễn thông hợp túi tiền hơn với người dân cả ở nông thôn và thành thị, đồng thời giúp họ có nhiều sự lựa chọn, ngày 15/1/2013, Myanmar chính thức phát thông báo mời thầu hai giấy phép kinh doanh cho các công ty nước ngoài. Giấy phép này có thời hạn 15 năm với phạm vi kinh doanh trên cả nước

Sau hạn chót nộp Thư bày tỏ quan tâm (EOI), đầu tháng 2, Myanmar thông báo có tới 91 tổ chức gửi thư đến. Theo giới phân tích, đây là giải thưởng quá lớn với các công ty viễn thông trên thế giới. Hãng nghiên cứu Counterpoint Research cho biết: “Viễn thông không còn nhiều cơ hội phát triển. Rất nhiều nhà mạng đang cảm thấy công cuộc cạnh tranh ngày một khốc liệt. Vì thế, Myanmar là thị trường quá hấp dẫn với họ”

Các công ty này sau đó được gửi tài liệu chuẩn bị cho vòng sơ loại, gồm quy trình chọn lựa ứng viên và thông tin về giấy phép. Đầu tháng 4, Hội đồng Đánh giá và Sàng lọc nhà thầu viễn thông Myanmar (TOTSC) thông báo họ nhận lại được 22 hồ sơ đăng ký vòng sơ loại

Ngày 11/4, Myanmar công bố danh sách rút gọn 12 ứng cử viên được quyền tham gia đấu thầu, trong đó có Tập đoàn Viễn thông quân đội của Việt Nam - Viettel. Hạn chót nộp hồ sơ là 3/6 và hai hãng trúng thầu sẽ được công bố trước ngày 27/6

Trong các công ty lọt vào danh sách, nổi bật nhất là liên minh hai nhà mạng lớn nhất thế giới - Vodafone (Anh) và China Mobile (Trung Quốc). Tỷ phú đầu tư George Soros cũng không bỏ qua cơ hội béo bở khi hợp tác với hãng di động Digicel (Jamaica) và công ty bất động sản Yoma Strategic của người giàu nhất Myanmar - Serge Pun

Một trong những hãng viễn thông lớn nhất Singapore - SingTel thậm chí còn liên minh với hai công ty bản địa là M-Tel và ngân hàng KBZ của Myanmar. Các ứng cử viên khác cũng là những cái tên rất đáng gờm

Bharti Airtel là nhà mạng lớn thứ ba Ấn Độ với hơn 260 triệu thuê bao tại hơn 150 quốc gia. CP Group của tỷ phú giàu nhất Đông Nam Á - Dhanin Chearavanont (Thái Lan) cũng tham chiến khi hợp tác với Tập đoàn viễn thông hàng đầu Thái Lan - True Corp và Thana Telecom

Tuy nhiên, cuối tháng 5, Vodafone (Anh) và China Mobile (Trung Quốc) rút lui vì tính toán lợi nhuận không đủ. Họ cũng lo ngại dự luật sửa đổi luật viễn thông tại đây chưa có hiệu lực trước khi Myanmar chọn được hai công ty thắng thầu ngày 27/6

Vài tuần trước khi kết quả được công bố, các hãng tham gia đấu thầu liên tục tổ chức những chiến dịch marketing rầm rộ trên khắp Myanmar. Nổi bật nhất là tại trung tâm kinh tế Yangon

SingTel dán sẵn logo lên các trạm điện thoại công cộng và dựng biển quảng cáo khổng lồ trên khắp thành phố. Digicel, dưới sự hỗ trợ của tỷ phú George Soros, thậm chí còn lên kế hoạch mở đại tiệc tối ngày 27/6 và bắt đầu thuê nhân viên. Liên minh này cho biết sẽ đầu tư tới 9 tỷ USD vào đây nếu trúng thầu

Ngày 27/6, bất chấp yêu cầu hoãn công bố kết quả của Hạ viện, TOTSC vẫn quyết định trao hai giấy phép cho Telenor của Na Uy và Ooredoo của Qatar. Công ty trúng thầu sẽ phải đảm bảo cung cấp dịch vụ thoại trên 75% tỉnh thành Myanmar trong vòng 5 năm và dịch vụ truyền dữ liệu tại một nửa đất nước

Telenor là một trong những nhà mạng lớn nhất thế giới, hoạt động trên 30 quốc gia ở Bắc Âu, Nam Âu và châu Á. Họ sở hữu tới 43% cổ phần VimpelCom, nhà mạng lớn thứ 6 thế giới, nổi tiếng với thương hiệu Beeline tại Nga. Ooredoo, tên cũ là Qatar Telecom, là nhà cung cấp viễn thông độc quyền và là một trong những công ty đại chúng lớn nhất Qatar

Chia sẻ trên Reuters, Jeremy Sell - Giám đốc chiến lược của Ooredoo cho biết đã lên kế hoạch đầu tư 15 tỷ USD trong 15 năm tại Myanmar. Hãng này tự tin sẽ hoàn vốn sau 4 năm. Telenor chưa có tiết lộ cụ thể về những con số này

Bộ Truyền thông Myanmar cho biết nếu một trong hai nhà thầu trên không đáp ứng được các yêu cầu hoạt động sau này, ứng cử viên dự bị sẽ là liên minh Orange (Pháp) - Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản). Orange là thương hiệu viễn thông số một của France Telecom. Marubeni là một trong những tập đoàn thương mại lớn nhất Nhật Bản

Chia sẻ với VnExpress.net ngay sau khi kết quả được công bố, đại diện Viettel cảm thấy "tiếc" trước kết quả này mặc dù đã xác định từ đầu rằng đây là một cuộc chiến hết sức cam go, với những đối thủ rất mạnh về cả công nghệ lẫn tiềm lực tài chính. Chung cảm giác "tiếc nuối" cho đại diện Việt Nam, nhưng theo quan điểm của các chuyên gia, kết quả này phản ánh khá sát với thực tế thị trường Myanmar hiện nay, nơi mà mức độ cạnh tranh đang ngày càng khốc liệt và doanh nghiệp muốn thành công, phải có đủ tiềm lực cũng như khả năng quản trị theo chuẩn quốc tế

Ngoài viễn thông, Myanmar cũng đang lên kế hoạch mời thầu cung cấp dịch vụ Internet và xây dựng hệ thống cáp quang trên toàn quốc. Các phiên đấu thầu khai thác dầu khí của nước này cũng nhận được sự quan tâm rất lớn của nhà đầu tư nước ngoài. Myanmar được cho là có 311 - 651 tỷ m3 khí đốt và trữ lượng dầu thô khoảng 50 triệu thùng

Nhiều mỏ dầu khí của Myanmar hiện được điều hành bởi các hãng hàng đầu thế giới như Total, Petronas hay Chevron. Theo thông tin của Bộ Năng lượng Myanmar, trong năm nay, có tới 59 công ty nước ngoài đạt tiêu chuẩn đấu thầu khai thác dầu khí trên bờ của họ

Thùy Linh
 
Hãy kiên trì và quyết tâm với thị trường Myanmar​

Theo Chủ tịch BIDV, Myanmar là thị trường đầy tiềm năng để thay thế cho những thị trường hiện hữu đang có vấn đề của Việt Nam

10.jpg

Tại buổi hội thảo chuyên đề về xúc tiến đầu tư vào Myanmar do Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Myanmar (AVIM) phối hợp với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức sáng nay (15/7), Chủ tịch AVIM kiêm Chủ tịch HĐQT BIDV Trần Bắc Hà cho biết, về đầu tư trước 2009 chưa có dự án nào của việt Nam được triển khai và chỉ có 2 doanh nghiệp Việt Nam thiết lập văn phòng đại diện tại Myanmar

Tuy nhiên, đến nay, đã có 23 doanh nghiệp Việt Nam thành lập công ty, văn phòng đại diện tại Myanmar và 4 dự án của Việt Nam được cấp phép đầu tư với tổng giá trị gần 600 triệu USD, trong đó đáng chú ý là dự án phức hợp tổ hợp khách sạn văn phòng nhà ở cap cấp của Tập đoàn HAG với tổng mức đầu tư 440 triệu USD

Ông Trần Bắc Hà cũng cho biết thêm, hiện đang có 18 dự án của Việt Nam đang nghiên cứu, hoàn thiện các thủ tục xin cấp phép đầu tư với vốn đầu tư dự kiến hơn 600 triệu USD trong các lĩnh vực ngân hàng, nông nghiệp, trong cây công nghiệp và hàng tiêu dùng, may mặc, vật liệu xây dựng...

Về thương mại, mặc dù tổng kim ngạch thương mại giữa 2 nước không lớn nhưng tăng trưởng rất nhanh, mức tăng 60% giai đoạn 2009 - 2012 từ đó có thể thấy Myanmar là thị trường rất lớn. Trong khi đó, cũng đã có nhiều hội chợ của Việt Nam tại Myanmar và hàng đều bán hết, cho thấy hàng hóa của Việt Nam phù hợp với nhu cầu người dân Myanmar

Theo đó, Chủ tịch AVIM khẳng định, đến thời điểm này nhận xét của ADB khi cho rằng Myanmar là mảnh đất vàng cuối cùng của châu Á là hoàn toàn đúng. Nếu đến được Myanmar thì Việt Nam sẽ giải quyết được cả thị trường Bangladesh và phía Nam Ấn Độ từ đó có thể hình dung độ lớn của thị trường này

Ông cho rằng, có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Myanmar bởi độ mở của nền kinh tế Myanmar rất lớn, ngay cả tiềm năng và sức hấp dẫn cũng lớn hơn cả các nước như Lào và Campuchia rất nhiều. Trong khi đó, Myanmar có nhiều điểm tương đồng về thể chế và văn hóa, thân thiện với Việt Nam và Tổng thống Myanmar cũng từng đặt vấn đề ưu tiên cho Việt Nam đầu tư trong một số lĩnh vực

"Hãy kiên trì và quyết tâm với thị trường Myanmar vì đây là một thị trường đầy tiềm năng trong khi những thị trường hiện hữu của chúng ta đang có vấn đề. Thị trường Myanmar không bao giờ lỗ và chỉ có lợi", ông nói

Tuy nhiên, ông Hà cũng thừa nhận, mảnh đất vàng Myanmar tuy rất hấp dẫn nhưng không chỉ dành riêng cho Việt Nam. Vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam là phải xác định được phương hướng đầu tư và giữ tâm thế đến "bền vững, dài hạn, không nên ăn sổi ở thì". Trong khi đó, cơ quan nhà nước cũng phải lắng nghe những gì là rào cản và mở đường cho doanh nghiệp Việt Nam

Về phía cơ quan quản lý, tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Trung - Cục Phó Cục đầu tư nước ngoài cũng nhấn mạnh, từ Chính phủ, bộ ngành cho đến doanh nghiệp cần phải quán triệt hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài nói chung và Myanmar nói riêng, bên cạnh mục tiêu đầu tư còn phải có đóng góp phát triển kinh tế - xã hội của nước sở tại

Về những khó khăn trong cơ chế, chính sách đầu tư ra nước ngoài, ông Trung cho biết, cơ quan quản lý đang xử lý, hoàn thiện. Bên cạnh đó, sẵn sàng hỗ trợ cho doanh nghiệp để hoàn thiện hồ sơ cấp phép đầu tư, cung cấp tài liệu về luật, hỗ trợ xúc tiến và tìm hiểu môi trường đầu tư của Myanmar

"Thời gian vừa qua, nhiều bộ ngành, doanh nghiệp ký nhiều MoU - là cơ sở thúc đẩy cho quá trình đầu tư Việt Nam - Myanmar. Hi vọng phía Myanmar sẽ tạo điều kiện để các dự án cụ thể đi vào triển kha

Phía Việt Nam cũng mong muốn bộ ngành Myanmar tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam phát huy được trong những lĩnh vực cầu nối như lĩnh vực ngân hàng nhằm hỗ trợ hoạt động đầu tư, thương mại", ông Trung chia sẻ
 
Top