What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Afica News

LOBBY.VN

Administrator
Huyền thoại về Trung Quốc và Ấn Độ ở châu Phi​

b8623_97155.jpg

Trung Quốc và Ấn Độ đang đặt mối quan tâm vào châu Phi​

- Hai gã khổng lồ châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ, đang quan tâm tới khu vực châu Phi hơn bao giờ hết, dẫn tới nhiều quan niệm sai lầm về vai trò của các công ty Trung - Ấn tại lục địa đen này

Ngày càng nhiều nước châu Phi hội nhập kinh tế toàn cầu. Trong thập kỷ qua, mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân của châu lục này đạt 5,1%/năm, tuy vẫn thấp hơn các nền kinh tế khổng lồ Trung Quốc và Ấn Độ nhưng cao hơn mức tăng trưởng bình quân toàn cầu chỉ ở 2,9%/năm

Mối quan hệ kinh tế giữa lục địa này với Trung Quốc, Ấn Độ cũng phát triển ở tốc độ kinh ngạc. Trong bối cảnh châu Á đang vươn lên thành trung tâm kinh tế của thế giới, sự phát triển mối quan hệ này làm nhiều người tin rằng Trung Quốc và Ấn Độ đã thay vị trí của phương Tây để trở thành những cường quốc kinh tế mới ở châu Phi. Tuy nhiên kết luận đó dựa trên một số quan niệm sai lầm

Huyền thoại 1: Ấn Độ, Trung Quốc dẫn đầu cuộc ganh đua ở châu Phi

Trong thời gian 2000-2010, thương mại hàng hóa của châu Phi với Trung Quốc tăng 29% mỗi năm, từ 9 tỉ đô la Mỹ lên 119 tỉ đô la Mỹ, và với Ấn Độ tăng 18%, từ 7 tỉ đô la Mỹ lên 35 tỉ đô la Mỹ. Nhưng cho đến nay, quan hệ kinh tế giữa châu Phi với châu Âu vẫn vượt xa so với Trung Quốc và Ấn Độ. Năm 2010, châu Phi xuất sang châu Âu 36% lượng hàng xuất khẩu, vượt trội so với 13% xuất sang Trung Quốc và 4% sang Ấn Độ; 37% lượng hàng nhập khẩu của châu Phi đến từ châu Âu, trong khi từ Trung Quốc là 13% và Ấn Độ là 3%. Thậm chí, thương mại hàng hóa của Mỹ với châu Phi vẫn cao hơn Trung Quốc

Đến nay, Ấn Độ và Trung Quốc vẫn chỉ đóng vai trò khiêm tốn, dù đang tăng trưởng nhanh, trong lĩnh vực đầu tư vốn vào châu Phi. Mỗi nước chiếm chưa tới 5% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào châu Phi - một tỉ lệ nhỏ nhoi so với vốn đầu tư của châu Âu và Mỹ

Tuy là hai kẻ mới nổi với tốc độ phát triển nhanh chóng tại lục địa đen, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn bị các nước phát triển - nhất là châu Âu - bỏ xa về mặt liên kết kinh tế với châu Phi

Huyền thoại 2: Trung Quốc, Ấn Độ đến với châu Phi chỉ vì tài nguyên

Nhiều công ty Ấn Độ đang tìm cơ hội bán hàng vào thị trường châu Phi. Năm 2010, công ty viễn thông Bharti Airtel của Ấn Độ mua lại công ty viễn thông di động Zain, trụ sở chính tại Kuwait, với giá 9 tỉ đô la Mỹ. Nhà sản xuất xe ô tô lớn nhất Ấn Độ Tata Motors, đã mở nhà máy lắp ráp ô tô tại Nam Phi. Tập đoàn Essar Group, trụ sở tại Mumbai, đã đầu tư vào ngành công nghiệp thép tại châu Phi; tập đòan Godrej thì tích cực tìm hiểu thị trường tiêu dùng tại lục địa này

Hãng Karuturi Global, nhà sản xuất và cung cấp hoa hồng lớn nhất thế giới có trụ sở tại Bangalore, đã trở thành một trong những doanh nghiệp quan trọng nhất về nông sản hàng hóa tại châu Phi, đã thuê đến 1.200 dặm vuông đất ở Ethiopia. Các công ty Ấn Độ cũng rất năng động trên thị trường công nghệ thông tin mới nổi tại châu lục này

Các công ty Trung Quốc cũng không chỉ tập trung vào tài nguyên thiên nhiên tại châu Phi. Trung Quốc quan tâm ngày càng nhiều việc giúp đỡ châu Phi xây dựng cơ sở hạ tầng: đường sá, cầu cống, hải cảng, đuờng sắt và nhà máy điện. Tại hội nghị thượng đỉnh Trung - Phi năm 2009, Trung Quốc cam kết sẽ xây dựng 100 dự án năng lượng sạch ở châu Phi, bao gồm năng lượng mặt trời, khí sinh học và thủy điện. Trung Quốc cũng đưa ra mức thuế nhập khẩu 0% cho hơn 95% sản phẩm nhập khẩu từ các nước kém phát triển nhất của lục địa đen

Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều đang bắt đầu nhìn châu Phi không chỉ như một nguồn cung cấp tài nguyên mà còn là một thị trường, một mục tiêu đầu tư vốn trong nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau

Huyền thoại 3: Trung Quốc và Ấn Độ là thực dân mới ở châu Phi

Những tháng gần đây, Thủ tướng Anh David Cameron và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cảnh báo châu Phi phải thận trọng với "chủ nghĩa thực dân” mới, đặc biệt là từ Trung Quốc. Tuy nhiên, về phương diện này, phương Tây căn bản cũng không khác gì Trung Quốc. Nhìn vào thực tế lịch sử có thể thấy rõ, kể từ thời kỳ thuộc địa, quan hệ giữa phương Tây và các nước châu Phi căn bản là lấy tài nguyên từ lục địa này mà không cho lại gì cả. Khi thời thực dân kết thúc, quan hệ với phương Tây chuyển từ “ tài nguyên miễn phí” sang “mua tài nguyên”

Điều này có giúp cho kinh tế châu Phi hay không là chuyện còn gây tranh cãi, vì phần lớn số tiền mua tài nguyên của châu Phi đều được chuyển tới các ngân hàng Thụy Sĩ, vào tài khoản của những nhà lãnh đạo tham nhũng

Quan hệ của Trung Quốc với châu Phi dựa trên nền tảng “đổi tài nguyên lấy hạ tầng“, một khía cạnh hoàn toàn khác. Những giao dịch này không phải là không bị tham nhũng, nhưng quy mô tham nhũng rõ ràng là ít hơn. Quan trọng hơn, đối với châu Phi, phát triển cơ sở hạ tầng là hết sức quan trọng để gia tăng năng suất lao động

Quan hệ của Ấn Độ với châu Phi chủ yếu do khu vực tư nhân thúc đẩy, nhắm chủ yếu tới đầu tư và tạo công việc làm, có tiềm năng đem lại cho châu Phi nhiều lợi ích hơn cả. Ngoài những doanh nghiệp tư nhân được nhắc đến ở trên, Chính phủ Ấn Độ đã đề ra dự án mạng điện tử Pan–African nhằm kết nối 53 quốc gia châu Phi bằng một mạng cáp quang và vệ tinh. Chính phủ Ấn Độ cũng đã đưa ra chương trình hỗ trợ trị giá 700 triệu đô la Mỹ phát triển các cơ sở giáo dục và các chương trình đào tạo ở châu Phi

Tóm lại, sự có mặt của Trung Quốc và Ấn Độ ở châu Phi khác hẳn với Mỹ và châu Âu về cơ cấu, và sẽ có tác động lâu dài trong việc tạo ra nguồn nhân lực và thể chế tại các nước châu Phi

Huyền thoại 4: Trung Quốc đầu tư khai thác tài nguyên tại châu Phi đe dọa các nền kinh tế phụ thuộc vào tài nguyên khác như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ

Mặc dù châu Phi giàu tài nguyên nhưng không phải là khu vực duy nhất giàu tài nguyên trên thế giới. Các khu vực giàu tài nguyên khác bao gồm Nga, Mông Cổ, Trung Đông, Mỹ Latin, Úc, Canada và Mỹ. Đầu tư của Trung Quốc ở châu Phi không thể tạo cho nước này bất kỳ vị thế độc quyền nào đối với bất kỳ loại hàng hóa nào. Thực tế, đầu tư của Trung Quốc đã làm tăng nguồn cung cho thế giới nhiều loại hàng hóa nguyên liệu và ngăn giá nguyên liệu leo thang

Lấy dầu thô làm ví dụ, với một quốc gia như Ấn Độ, việc dầu thô được khai thác từ Angola, Nigeria, Canada hay Nga đều không quan trọng. Điều duy nhất quan trọng là việc đầu tư khai thác dầu của Trung Quốc tại châu Phi có tác động tích cực vào việc tăng tổng lượng cung dầu của thế giới toàn thế giới. Như vậy, việc Trung Quốc khai thác tài nguyên tại châu Phi lẽ ra phải được xem là một tình huống “lợi cả ba đường”, lợi cho Trung Quốc, lợi cho châu Phi và lợi cả cho các quốc gia nhập khẩu tài nguyên khác

Huyền thoại 5: Ấn Độ không thể cạnh tranh với Trung Quốc tại châu Phi

Lĩnh vực duy nhất mà Ấn Độ không cạnh tranh nổi với Trung Quốc tại châu Phi là đấu thầu giành quyền khai thác tài nguyên, đơn giản là vì Trung Quốc có nhiều tiền vốn hơn Ấn Độ. Hầu hết các nhà đầu tư của Trung Quốc tại châu Phi là doanh nghiệp nhà nước có khả năng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ các ngân hàng quốc doanh. Ngược lại, trong trường hợp Ấn Độ, chính các doanh nghiệp tư nhân mới giữ vai trò đi đầu tại châu Phi.

Tuy nhiên, ngoài lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên, các doanh nghiệp Ấn đang chiếm ưu thế áp đảo so với đối thủ Trung Quốc. Xét về kinh tế xã hội (chẳng hạn như thu nhập thấp, tính đa dạng, sử dụng tiếng Anh rộng rãi) thì châu Phi gần gũi Ấn Độ hơn Trung Quốc. Các doanh nghiệp tư nhân Ấn Độ cũng có nhiều kinh nghiệm trong quản lý hoạt động kinh doanh đa dạng trên toàn cầu so với các doanh nghiệp nhà nước từ Trung Quốc

Câu chuyện của công ty viễn thông Bharti Airtel tiêu biểu cho sức mạnh của doanh nghiệp Ấn Độ so với Trung Quốc. Bhartu Airtel dễ dàng trở thành nhà khai thác viễn thông di động lớn thứ hai tại châu Phi và đã thành công trong việc chuyển các sáng kiến mang tính tiết kiệm từ Ấn Độ sang châu Phi

Trong khi đó, tập đoàn viễn thông di động China Mobile đến từ Trung Quốc vẫn chưa hình dung ra làm thế nào tạo ra giá trị khi mua lại một công ty viễn thông của châu lục này. Câu chuyện của Bharti Airtel cũng đang lập lại trong các lĩnh vực kinh doanh khác tại châu Phi như xe hơi, sắt, nông nghiệp và giáo dục

Thế Hiệp
 
Châu Phi mất hàng tỷ USD do "chảy máu" bác sĩ​

- Chín nước thuộc vùng hạ Sahara đầu tư tốn kém để đào tạo bác sĩ nhưng thất thoát tới vài tỷ USD vì các chuyên gia y tế giỏi của họ đang rời bỏ quê nhà để tìm việc ở những nước phát triển

Theo kết quả nghiên cứu các nhà khoa học Canada công bố ngày 25-11, Nam Phi và Zimbabwe chịu tổn thất kinh tế nặng nề nhất do nhiều bác sĩ di cư, còn Úc, Canada, Anh và Mỹ hưởng lợi nhiều nhất (từ 384 triệu USD đến 2,7 tỷ USD) từ việc tuyển dụng các bác sĩ được đào tạo ở nước ngoài

Để đào tạo một bác sĩ, chính phủ Uganda, Nam Phi… phải chi 21.000 - 59.000 USD. Sự chảy máu bác sĩ khiến hệ thống y tế châu Phi vốn yếu kém gặp nhiều khó khăn hơn trong phòng chống HIV/AIDS, lao, sốt rét…


Vì thế, các nhà khoa học đang kêu gọi những nước hưởng lợi từ sự di cư của nhiều bác sĩ châu Phi công nhận sự mất cân bằng này và đầu tư nhiều hơn vào hệ thống đào tạo, chăm sóc y tế ở những nước bị thiệt hại
 
Trung Quốc chiếm thế thượng phong tại lục địa đen ?​

Trong chiến lược mở rộng ảnh hưởng ra phạm vi toàn cầu, Trung Quốc xác định châu Phi là địa bàn trọng điểm, bởi ở đó Bắc Kinh phần nào dễ thở hơn trước sự cạnh tranh quyết liệt của Washington

Miếng bánh màu mỡ

Châu Phi có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên hết sức dồi dào, là miếng bánh màu mỡ khiến nhiều quốc gia nhòm ngó. Theo các số liệu thống kê, lục địa đen chiếm tới 40% trữ lượng vàng và hơn 85% trữ lượng bạch kim, crom của thế giới. Châu Phi cũng là khu vực sản xuất vanadium, coban, kim cương hàng đầu...

Năm 2010, châu Phi chiếm 13% sản lượng dầu mỏ thế giới, trong đó vùng hạ Sahara chiếm 7,25% (EIA 2011). Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ dự báo tiềm năng tăng trưởng sản lượng dầu lớn nhất đến năm 2035 ở các nước thành viên OPEC (Nigeria và Angôla) và các nước không thuộc OPEC thuộc vùng hạ Sahara ở mức cao, từ 4,2 - 5,3 triệu thùng một ngày

Năm 2010, 7% lượng dầu nhập khẩu vào EU, tương đương khoảng 314 triệu thùng và trị giá 65 tỷ USD, là từ khu vực cận sa mạc Sahara, trong đó, Nigeria đóng góp một nửa. Với trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 7 thế giới, Nigeria được coi là nhà cung cấp tiềm năng quan trọng cho châu Âu nếu ngành công nghiệp dầu mỏ có thể được phát triển ở nước này. Những nước nhập khẩu dầu chính ở châu Âu bao gồm: Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Hà Lan và Italy

Đối với Angola, châu Âu không phải là thị trường quan trọng nhất nếu so với Mỹ và Trung Quốc nhưng vẫn là thị trường tiêu thụ lớn, với Pháp là nước nhập khẩu chính. Với Trung Quốc, châu Phi không chỉ cung cấp năng lượng, khoáng sản mà còn là “vựa lương thực”

tg_912_TQ.jpg

Nông dân Trung Quốc tràn sang châu Phi​


Trong những báo cáo gần đây của Standard Bank, các nhà nghiên cứu Simon Freemantle và Jeremy Stevens nhận định, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với vấn nạn thiếu hụt lương thực nghiêm trọng trong tương lai gần. Trung Quốc không thể sản xuất đủ lương thực để đáp ứng nhu cầu trong nước của cơ cấu dân số đang bùng nổ với tốc độ chóng mặt hiện nay

Do đó, giới chức Bắc Kinh để mắt tới tiềm năng nông nghiệp rất lớn của châu Phi và xây dựng quan hệ gần gũi với nhiều quốc gia lục địa đen, chẳng hạn Mozambique - nơi Trung Quốc đầu tư rất nhiều vào ngành nông nghiệp để sản xuất đậu nành, thuốc lá, cà phê, trà và bông đáp ứng nhu cầu thiêu thụ của thị trường Trung Quốc

Đẩy mạnh thương mại

Theo David Shinn, cựu Đại sứ Mỹ tại Burkina Faso và Ethiopia, năm 2009, Trung Quốc qua mặt Mỹ, trở thành đối tác thương mại chính của châu Phi. Tại phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ về các vấn đề châu Phi ngày 1/11/2011, David Shinn ước tính, năm 2010 tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc với lục địa đen đạt khoảng 127 tỷ USD, tăng 40% so với năm 2009, trong đó lĩnh vực năng lương chiếm tới hơn 70% giá trị. Các nước châu Phi cũng cung cấp khoảng 30% lượng dầu tiêu thụ của Trung Quốc. Trong khi đó, kim ngạch thương mại của Mỹ với châu Phi chỉ đạt 113 tỷ USD trong năm 2010

Thượng nghị sĩ có tên Coons nhận định, sự “trỗi dậy” của Trung Quốc ở châu Phi “thực sự gây sửng sốt”. Đầu tư và thương mại của nước này vào châu Phi tăng với tốc độ chóng mặt trong khoảng thời gian từ năm 2000-2010, ở mức 1.000%

Đầu tư của Bắc Kinh tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng chủ chốt, như xây dựng các nhà máy lọc dầu, cảng biển, đường bộ, cầu, đường sắt và sân bay. Các dự án này được cung cấp các khoản vay ưu đãi, một số trong số đó được hưởng lãi suất 0% trong vòng 20 năm. Ông Shinn cho biết, các dự án trong số đó có thỏa thuận ký với Angola trị giá 14,5 tỷ USD; Ghana trị giá 13 tỷ USD… Đổi lại, Trung Quốc được quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia này, chẳng hạn dầu và các khoáng sản hiếm cần cho sản xuất laptop, điện thoại thông minh và tivi màn hình phẳng...

Châu Phi: Bệnh nhân hay đối tác ?


Nhiều nghị sĩ Mỹ nhận định, Washington đối xử với các quốc gia châu Phi như những “bệnh nhân” chứ không phải đối tác. Tại buổi điều trần nói trên, nghị sĩ Coons ước tính 70% đầu tư của Chính phủ Mỹ vào châu Phi liên quan trực tiếp tới các chương trình y tế nhằm chống HIV/AIDS, sốt rét, lao phổi và nhiều căn bệnh khác

Nghị sĩ Coons nhận định: “Chúng ta có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến chống bệnh tật nhưng thất bại trong việc giành trái tim và khối óc của người dân châu Phi”. Theo giới phân tích, hướng can dự này có phần “tiêu cực” khi “phớt lờ” ưu tiên của các Chính phủ châu Phi như xây dựng đường bộ, đường sắt, nhà máy lọc dầu, cảng biển và các dự án phát triển cơ sở hạ tầng dài hơi khác

Chẳng hạn ở Liberia, Tổng thống Ellen Johnson Sirleaf tuyên bố ưu tiên hàng đầu của Chính phủ của bà là tái thiết các tuyến đường bộ. Bà này không thể gây quỹ từ các quốc gia phương Tây và Ngân hàng Thế giới WB, do đó Chính phủ nước này đang tìm tới Trung Quốc với nguồn vốn hết sức dồi dào mà lại có ít các điều kiện ràng buộc

Angola cũng hướng tới Trung Quốc sau khi thất bại trong việc huy động vốn cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng từ phương Tây. Châu Âu và Mỹ từ chối cung cấp các khoản vay và chuyên gia tới châu Phi để giúp xây dựng các dự án này. Ngược lại, khi tìm đến Trung Quốc, các quốc gia lục địa đen nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình – điều mà các quốc gia này chưa từng nhận được

Sức mạnh mềm

Trung Quốc có các mối quan hệ chính trị lâu đời với nhiều quốc gia châu Phi. Từ những năm 1950, Bắc Kinh hỗ trợ các nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa ở châu Phi các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như đường ray, sân vận động, các tòa nhà Chính phủ và nhiều dự án khác. Đầu những năm 1970, Bắc Kinh giúp xây dựng tuyến đường ray đầy tham vọng Tanzania-Zambia – được thiết kế để vận chuyển đồng từ Zambia tới cảng Dar-es-Salaam của Tanzania

Ngày nay, Trung Quốc có quan hệ ngoại giao và có đại sứ quán ở 50 quốc gia châu Phi. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào thăm châu Phi 6 lần. Trong khi đó, Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cũng có các chuyến thăm thường niên tới nhiều quốc gia lục địa đen. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Obama mới thăm châu Phi có hai lần và ít có các liên hệ cá nhân với các nước châu Phi

Giới chức Trung Quốc ước tính, từ năm 1949, Bắc Kinh cung cấp học bổng cho 18.000 sinh viên từ 50 quốc gia châu Phi và 700 giáo viên từ 33 nước lục địa Đen. Từ năm 2009, Chính quyền Bắc Kinh cung cấp 4.000 suất học bổng mỗi năm cho các sinh viên châu Phi. Bên cạnh đó, Trung quốc cũng tài trợ để xây dựng hơn 20 Học viện Khổng tử tại các ĐH ở châu Phi. Các học viện này dạy lịch sử, văn hóa, tiếng Trung Quốc và thúc đẩy giao lưu giao lưu văn hóa. Các cơ quan thông tấn báo chí, phương tiện truyền thông thiết lập hơn 20 cơ quan ở châu Phi với các văn phòng đại diện khu vực ở Nairobi và Cairo

Ngoài ra, “ngoại giao y tế” cũng là công cụ triển khai quyền lực mềm được Trung Quốc sử dụng hiệu quả. Theo Bộ Y tế nước này, tính tới cuối năm ngoái, Bắc Kinh đã cử 17.000 nhân viên y tế tới 48 quốc gia châu Phi. Thêm vào đó, hơn 1.000 bác sĩ Trung Quốc cũng đang làm việc tại hơn 40 quốc gia châu Phi trong năm 2009

Trong thập kỷ qua, Bắc Kinh tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình, các chiến dịch chống cướp biển và nhiều hoạt động tái thiết sau chiến tranh tại lục địa Đen. Hiện Trung Quốc có khoảng 1.600 nhân viên gìn giữ hòa bình tại châu lục này

Chạy đua vũ trang

Tăng cường quan hệ quân sự cũng là một mắt xích quan trọng trong chiến lược tăng cường can dự vào châu Phi của lãnh đạo Bắc Kinh. Dù không có căn cứ quân sự tại lục địa Đen nhưng Trung Quốc bán nhiều vũ khí cho các quốc gia khu vực này, trong đó có cả máy bay chiến đấu. Năm 2008, Cơ quan Nghiên cứu của Quốc hội Mỹ (CRS) ước tính Trung Quốc kiểm soát khoảng 15% thị phần vũ khí châu Phi. Trung Quốc là nước xuất khẩu các vũ khí thông thường, hạng nhẹ đứng thứ 3 thế giới sang châu Phi sau Đức và Nga. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng tổ chức huấn luyện và trao đổi quân sự với 25 quốc gia châu Phi

Theo tờ Allafrica.com, quân đội Zimbabwe mới nhận các lô hàng vũ khí hạng nhẹ của Trung Quốc, bao gồm 20.000 súng AK-47, quân phục và hàng chục xe tải quân sự. Cũng theo tờ báo này, các giới chức Trung Quốc cũng đang tư vấn cho các cơ quan tình báo của Zimbabwe. Ngoài ra, Bắc Kinh cho Zimbabwe vay 97 triệu USD để xây dựng các trại huấn luyện tình báo ở ngoại ô Harare. Đổi lại, Trung Quốc nhận được bạch kim, lithi, nhôm, kẽm… cũng như đất canh tác nông nghiệp của Zimbabwe

Giới phân tích nhận định, việc Trung Quốc tăng cường can dự về mặt quân sự vào các quốc gia đang chịu lệnh cấm vận của Mỹ có thể gây ra nguy cơ về một cuộc chạy đua vũ trang Mỹ - Trung

Về phần mình, Trung Quốc cũng có thể lôi kéo thêm nhiều đồng minh – những Chính phủ có tư tưởng bài phương Tây ở châu Phi. Điều này có thể dẫn tới một kịch bản khó lường, đặc biệt trong bối cảnh Chính phủ Mỹ quyết định tăng cường vai trò của Bộ Tư lệnh châu Phi (AFRICOM) – có liên quan tới các hoạt động chống khủng bố ở hàng chục quốc gia châu Phi – thông qua việc triển khai các lực lượng đặc nhiệm Mỹ ở Uganda…

Vì vậy, Trung Quốc là thế lực “đáng gờm” đối với Mỹ trong cuộc đua quyền lực tại lục địa đen, nếu không muốn nói Bắc Kinh phần nào chiếm thế thượng phong so với Washing trong cuộc đua quyết liệt này
 
Truyền hình trung ương Trung Quốc vào châu Phi​

120112131630_china_africa_304x171_chinaafrica_nocredit.jpg

Trung Quốc có chiến lược vào châu Phi từ lâu nay​

Truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV tưng bừng ra mắt kênh châu Phi và cam kết có bản tin hay nhất cho khán giả quốc tế

Đài báo các nước châu Phi hôm nay 12/1 đề chú ý đến lễ khai trương kênh truyền hình châu Phi hôm qua của đài CCTV từ Nairobi, thủ đô Kenya

Mục tiêu của đài truyền hình trung ương Trung Quốc là đem đến châu Phi “những gì tốt đẹp nhất, tươi sáng từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, theo các báo ở Kenya

Ngược lại, CCTV cũng cam kết sẽ này truyền trực tiếp tin tức từ những điểm nóng của châu lục cho người xem trên toàn thế giới

Bước đi đầu tiên

Đây l̀a lần đầu tiên CCTV News đặt một trung tâm sản xuất chương trình tin tức bên ngoài Trung Quốc

Tại Nairobi, họ tuyển chừng 100 người và sẽ phát trước mắt 1 tiếng mỗi ngày vào lúc 17 giờ GMT

Phó Tổng thống Kenya Kalonzo Musyoka và một loạt bộ trưởng đã dự lễ khai trương kênh châu Phi của CCTV và nói rằng kênh này sẽ đem lại hình ảnh mới về châu lục

Hàm ý phê phán các đài Phương Tây, ông Musyoka cho rằng hình ảnh của châu Phi "thường bị xem như một châu lục toàn chuyện khủng khiếp"

"CCTV sẽ đem lại một hình ảnh mới về châu Phi"
Phó tổng thống Kenya


Ông hy vọng kênh của Trung Quốc sẽ "đem lại một hình ảnh mới"

Trong bước đi nhằm khẳng định vị thế của truyền thông Trung Quốc trên toàn cầu, kênh châu Phi của CCTV cũng tuyển các phóng viên và người dẫn chương trình không phải là người Trung Quốc

Trong buổi khai trương, Beatrice Marshall, một ngôi sao của truyền hình Kenya gần đây ký hợp đồng với CCTV sẽ dẫn chương trình đàm thoại trực tuyến

Cô Marshall dự kiến phỏng vấn các nhân vật nổi tiếng của châu Phi như Eric Njoka, Ken Mijungu, Jane Kiyo và Kofa Mrenje

Các chủ đề CCTV đề cập đến không chỉ thuần tuý về quan hệ của Trung Quốc với châu Phi, mà đi thẳng vào các vấn đề như xung đột bộ lạc ở Nam Sudan, tình hình Cộng hòa Dân chủ Congo, Libya và cả Somalia

Theo các hãng thông tấn, không chỉ CCTV mà kênh truyền hình CNC TV của Tân Hoa Xã cũng đang vào thị trường châu Phi một cách mạnh mẽ, bên cạnh đài Al-Jazeera tiếng Swahili

Trung Quốc đã có mặt ở châu Phi trong kinh tế, từ đầu tư cơ sở hạ tầng đến kinh doanh hàng hóa và nhập cư nhưng về truyền thông thì các bước đi của CCTV và Tân Hoa Xã là mới nhất
 
Châu Phi học kinh nghiệm phát triển đô thị Việt Nam​

Từ 14 - 17/2, một đoàn đại biểu đại diện khoảng 10 quốc gia châu Phi sẽ sang Việt Nam để học tập kinh nghiệm phát triển đô thị. Chương trình do JICA Việt Nam tổ chức, bao gồm hội thảo và chuyến tham quan thực tế cho các đại biểu châu Phi

Theo JICA Việt Nam, mục đích của chuyến tham quan và làm việc tại Việt Nam nhằm tìm hiểu và học tập kinh nghiệm của phía Việt Nam về các chính sách của chính phủ, cũng như quá trình triển khai quy hoạch

Thông qua hội thảo và đi thực địa, làm việc với các ban ngành, địa phương, đoàn đại biểu từ châu Phi mong muốn tìm hiểu hiện Hà Nội đang phát triển như thế nào và trong tương lai sẽ ra sao, chính sách của chính phủ Việt Nam về nhân lực, tổ chức, cơ chế pháp luật cho hướng phát triển, các chương trình, chính sách thúc đẩy ra sao...
 
Châu Phi có tiềm năng trở thành cực tăng trưởng mới​

Sau thời kỳ trì trệ kéo dài từ thập kỷ 70 đến thập kỷ 80 của thế kỷ XX, châu Phi đã nổi lên trong thế kỷ XXI như một châu lục có nhiều cơ hội tăng trưởng cao

Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 23/3, các hội nghị của Liên hợp quốc và Ủy ban Liên hợp quốc về kinh tế châu Phi (UNECA) chuẩn bị cho sự tham gia tích cực hơn của châu Phi tại Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20), đều nhấn mạnh triển vọng châu Phi trở thành một cực tăng trưởng mới của nền kinh tế toàn cầu

Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm Thư ký chấp hành UNECA Abdoulie Janneh bày tỏ tin tưởng vào triển vọng phát triển của châu Phi và nhấn mạnh châu Phi đã giữ vững tăng trưởng kinh tế lành mạnh trong 2 thập kỷ qua bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Chất xúc tác then chốt thúc đẩy sự tăng trưởng của châu Phi là hòa nhập khu vực và phát triển cơ sở hạ tầng

Giáo sư Emmanuel Nnadozie, Giám đốc phát triển kinh tế của UNECA, lưu ý sau thời kỳ trì trệ kéo dài từ thập kỷ 70 đến thập kỷ 80 của thế kỷ XX, châu Phi đã nổi lên trong thế kỷ XXI như một châu lục có nhiều cơ hội tăng trưởng cao

Các nước châu Phi, các tổ chức quốc tế và khu vực đã nỗ lực phối hợp để thực hiện chương trình phát triển cơ sở hạ tầng hỗ trợ khu vực buôn bán tự do toàn châu Phi. Thành công của việc khơi dậy tiềm năng phát triển của châu Phi phụ thuộc vào tiến trình thực hiện chương trình nghị sự phát triển này

Tuy nhiên, UNECA nhấn mạnh các cơ hội phát triển cũng đi kèm với những thách thức. Thu hẹp khoảng cách về cơ sở hạ tầng vẫn là thách thức chủ chốt cần nỗ lực phối hợp của các đối tác phát triển và các nước châu Phi

Để tăng cường năng lực phát triển và phát huy tiềm năng là cực tăng trưởng mới của nền kinh tế toàn cầu, châu Phi cần vượt qua các thách thức phát triển như giảm đói nghèo, tạo được khuôn khổ thống nhất để thương lượng, hợp tác với các nền kinh tế mới nổi và các nền kinh tế phát triển để giúp các nước châu Phi phát huy tối đa hiệu quả luồng vốn, chuyển giao công nghệ, viện trợ, đặc biệt từ các nền kinh tế mới nổi

Châu Phi cũng cần hoạch định và thúc đẩy tiến trình đặt châu lục này vào vị thế đúng trong môi trường thế giới hiện nay để có thể góp phần tương xứng vào các vấn đề toàn cầu
 
Châu Phi ngày càng trở thành điểm hấp dẫn đầu tư​

Với điều kiện nhân khẩu học thuận lợi, các nền kinh tế mới nổi sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai, và trong bối cảnh như vậy châu Phi đang trở thành điểm đến đầu tư ngày càng hấp dẫn

Tờ The Jakarta Globe của Indonesia số ra mới đây đăng bài phân tích của nhà kinh tế phát triển Owais Parray, từng là chuyên gia ở châu Phi, trong đó tác giả nhận xét rằng có thể thấy rõ sự thay đổi trong nền kinh tế toàn cầu khi mà kinh tế thế giới đang ngày một hội nhập, đa cực hơn và có động lực tăng trưởng chủ yếu từ các thị trường mới nổi

Với điều kiện nhân khẩu học thuận lợi, các nền kinh tế mới nổi sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai, và trong bối cảnh như vậy châu Phi đang trở thành điểm đến đầu tư ngày càng hấp dẫn

Thế giới nói nhiều, nghe nhiều về thành công kinh tế của các thị trường mới nổi, nhất là sự gia tăng sức mạnh của các nước BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc), nhưng lại biết ít hơn về những thay đổi đang diễn ra ở châu Phi

Thực tế là "Lục địa Đen" đang thay đổi và mở rộng nhanh chóng. Theo tạp chí Anh The Economist, 10 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2000-2010 đều thuộc về khu vực tiểu sa mạc Sahara ở châu Phi

Đáng chú ý hơn là sự tăng trưởng nhanh chóng này đang diễn ra trong bối cảnh ổn định chính trị và dân chủ. Do được “trời phú” các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nên đầu tư tại châu Phi đã tập trung chủ yếu vào khai thác khoáng sản

Nhưng đó là trước đây, hiện xu hướng này cũng đang thay đổi khi tầng lớp trung lưu có thu nhập khá ngày một tăng, làm tăng nhu cầu đối với các loại hàng hóa và dịch vụ

Môi trường đầu tư của "Lục địa Đen" vốn bị phàn nàn là chi phí cao, thủ tục phiền hà, thiếu cơ sở hạ tầng cũng đã bắt đầu thay đổi

Nhìn chung, tỷ trọng thương mại giữa châu Phi và các nước đang phát triển đang gia tăng nhanh chóng và xu hướng này tiếp tục gia tăng. Chẳng hạn, các sản phẩm của Indonesia, từ thực phẩm, đồ uống, hàng may mặc đến giày dép, đã có mặt trong các cửa hàng, siêu thị ở Tanzania, Nam Phi hay Kenya

Theo Công ty tư vấn toàn cầu McKinsey, từ năm 1990 đến 2008, thị phần của châu Á trong thương mại của châu Phi tăng gấp đôi lên 28%, trong khi thị phần của các nước Tây Âu tại đây đã giảm từ 51% xuống 28%

Trao đổi mậu dịch song phương giữa Trung Quốc và châu Phi đã tăng mạnh, từ 10,6 tỷ USD năm 2000 lên 160 tỷ USD năm 2010. Với 2.000 doanh nghiệp của mình đang có mặt hoạt động tại châu Phi, tích lũy đầu tư của Trung Quốc ở đây hiện đã ở mức trên 40 tỷ USD

Thương mại sẽ tiếp tục là một nguồn quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng, nhưng đầu tư trực tiếp có thể giúp các công ty có chỗ đứng vững chắc, đóng góp thậm chí cho khối lượng thương mại lớn hơn giữa châu Phi và các đối tác kinh doanh

Ngoài ra, một số nước châu Á có thể sử dụng lợi thế có cộng đồng kiều dân thiểu số của mình ở châu Phí để tăng cường đầu tư vào đây. Ví dụ, Ấn Độ có kiều dân thiểu số ở miền Đông châu Phi, hay Indonesia hoặc Trung Quốc cũng có lợi thế tương tự

Tác giả nhấn mạnh rằng hiện là thời cơ thuận lợi để đầu tư vào châu Phi. Bởi trong thế giới toàn cầu hóa, các công ty cần phải có thị trường địa lý đa dạng

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã cho thấy sự dễ bị tổn thương như thế nào của tăng trưởng dựa chủ yếu vào xuất khẩu sang thị trường các nước công nghiệp. Hơn nữa, các doanh nghiệp châu Á thích nghi, phù hợp hơn cũng như chia sẻ kinh nghiệm tốt hơn với các đối tác châu Phi đang phát triển như mình

Trong bối cảnh như vậy, hợp tác Nam-Nam - một thuật ngữ ngày càng được sử dụng để mô tả sự hợp tác giữa các nước đang phát triển - sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc xác định sự tách biệt giữa các nền kinh tế mới nổi và các nền kinh tế quá phụ thuộc vào các nước công nghiệp

Nhiều thị trường mới nổi đang cố gắng thúc đẩy nhu cầu trong nước và tìm kiếm thị trường mới để đối phó với những tác động bất lợi từ việc nhu cầu của các nước công nghiệp suy giảm do cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, khó khăn kinh tế Mỹ và đình trệ tại Nhật Bản sau thảm họa thiên tai
 
Trung Quốc cho châu Phi vay 20 tỷ USD​

00_65558.jpg

Quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và châu Phi tăng mạnh trong mấy năm gần đây​

Trung Quốc vừa cam kết cho các nước châu Phi vay tổng số vốn 20 tỷ USD, cao gấp đôi so với mức cam kết đưa ra vào năm 2009. Đây được xem là một bước đi của Bắc Kinh nhằm tăng cường quan hệ với lục địa giàu tài nguyên thiên nhiên này

Tờ Wall Street Journal cho biết, cam kết cho vay vốn nói trên được Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đưa ra vào ngày hôm nay (19/7) trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo một số quốc gia lớn nhất châu Phi, bao gồm Nam Phi, Kenya, Guinea Xích đạo, Nigeria và Bờ Biển Ngà

Các khoản vay trong gói vay vốn này sẽ được sử dụng để phát triển cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, công nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở châu Phi

Quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và châu Phi tăng mạnh trong mấy năm gần đây. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh, thương mại song phương đã tăng gấp đôi trong 6 năm qua, đạt mức 166,3 tỷ USD trong năm 2011. Vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc đã đạt hơn 15 tỷ USD ở hơn 50 quốc gia châu Phi. Ngoài ra, theo Tân Hoa xã, một quỹ phát triển Trung Quốc - châu Phi do Ngân hàng Phát triển Trung Quốc bảo trợ đã cam kết đầu tư 2 tỷ USD vào châu Phi

Thời gian gần đây, Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ với các khu vực giàu tài nguyên nhằm đảm bảo nguồn cung dầu lửa, kim loại và các hàng hóa cơ bản khác phục vụ phát triển kinh tế trong nước. Tuy nhiên, không giống như Mỹ và các quốc gia khác, Trung Quốc không ràng buộc những đòi hỏi về chính trị hay môi trường trong các khoản hỗ trợ cho các khu vực này

Châu Phi đã đem lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Trung Quốc, nhất là các công ty năng lượng. Tập đoàn thủy điện Sinohydro, đơn vị xây phần lớn đập Tam Hiệp, đã giành được dự án ở 21 quốc gia châu Phi. Các doanh nghiệp khác như tập đoàn hóa dầu China Petrochemical hay tập đoàn dầu khí China National Petroleum (CNPC) đều có những khoản đầu tư lớn ở Angola, Sudan và Libya. Tất cả các nước này đều là các quốc gia xuất khẩu dầu lửa quan trọng sang Trung Quốc

Tuy nhiên, một số nhà quan sát đã bắt đầu đặt câu hỏi về sự hiện diện gia tăng của Trung Quốc ở châu Phi, bên cạnh những mối quan ngại về cách các doanh nghiệp Trung Quốc đối xử với công nhân và môi trường ở nơi này

“Rất khó để Chính phủ Trung Quốc có thể kiểm soát được hoạt động rộng lớn của các công ty nước này ở Trung Quốc. Nhiều công ty Trung Quốc đã không quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường ở chính Trung Quốc

Liệu họ có làm khác ở châu Phi hay không ?”, giáo sư Ian Taylo thuộc Đại học St. Andrews ở Anh nhận xét

Năm ngoái, một chủ mỏ đến từ Trung Quốc đã sa thải 1.000 công nhân bản xứ tại một mỏ đồng ở Zambia vì tham gia đình công đòi tăng lương. Các nhà chức trách Zambia đã chỉ trích doanh nghiệp khai mỏ Trung Quốc vì vấn đề này

Thương mại Trung Quốc - châu Phi cũng là một chủ đề gây bàn tán nữa. Hàng nhập khẩu chủ yếu của Trung Quốc từ châu Phi là dầu thô, đồng, than và quặng sắt, trong khi châu Phi nhập nhiều từ Trung Quốc các sản phẩm như máy móc và hàng dệt may. Theo một số nhà quan sát, xu hướng này chỉ làm lợi cho Trung Quốc

Tuy nhiên, phía Trung Quốc cũng đã có phản ứng trước những lời chỉ trích kiểu như vậy. Một bài bình luận đăng trên Tân Hoa xã tuần này cho rằng, “cảnh báo về ‘chủ nghĩa thực dân kiểu mới’ đang nổi lên ở châu Phi” chỉ là “một cách nhìn thiên kiến và thiếu cơ sở”
 
Châu Phi tỉnh giấc mộng "đầu tư Trung Quốc"​

500a0e7522dcc090541.jpg

Tiền Trung Quốc đang nuôi xung đột ở Sudan​

Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma bất ngờ lên tiếng cảnh báo về "quan hệ thương mại không bền vững" giữa châu Phi và Trung Quốc ngay sau thời điểm Bắc Kinh cam kết cho các nước lục địa đen vay 20 tỉ USD

Theo AFP, phát biểu tại Diễn đàn Trung Quốc - châu Phi ở Bắc Kinh hôm 19/7, Tổng thống Zuma cảnh báo: "Châu Phi đã đóng góp vào sự phát triển của Trung Quốc bằng việc cung cấp nguyên liệu thô và các sản phẩm khác. Xu hướng thương mại này là không bền vững xét về lâu dài"

Ông Zuma đưa ra nhận định trên ngay sau khi Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cam kết sẽ cho các nước châu Phi vay thêm 20 tỉ USD trong ba năm tới

Tổng thống Zuma nhấn mạnh: "Kinh nghiệm kinh tế quá khứ của châu Phi với châu Âu cho thấy sự cần thiết phải cẩn trọng khi hợp tác với các nền kinh tế khác". Nhà lãnh đạo Nam Phi không nói rõ "kinh nghiệm quá khứ với châu Âu" là gì, nhưng không ai quên việc thực dân châu Âu đã biến châu Phi thành thuộc địa như thế nào trong các thế kỷ trước

Chính sách kinh tế vụ lợi

"Ai giành chiến thắng ở đây (châu Phi) ? Chỉ có Trung Quốc"
Michael Sata (chính trị gia đối lập Zambia)


Báo Anh Financial Times cho biết ước tính trong 10 năm qua, Trung Quốc đã đầu tư vào châu Phi khoảng 15 tỉ USD. Thương mại song phương châu Phi - Trung Quốc tăng gấp ba trong ba năm qua, đạt 166 tỉ USD vào năm 2011. Trung Quốc đã vượt qua Mỹ từ năm 2009 để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi

Các công ty Trung Quốc đang xây dựng hạ tầng khắp châu Phi, từ đập thủy điện, sân bay cho đến khai thác mỏ, nhà máy sản xuất điện gió...
Giới truyền thông và các quan chức Trung Quốc luôn khẳng định Bắc Kinh hỗ trợ châu Phi vì "tình thân ái từ quá khứ" và tung hô quan hệ song phương theo kiểu "người Trung Quốc và người châu Phi đối xử với nhau bình đẳng, là bạn bè tốt, anh em tốt". Tuy nhiên, ở Diễn đàn Trung Quốc - châu Phi tại Bắc Kinh không chỉ có ông Zuma là nhà lãnh đạo châu Phi duy nhất bày tỏ sự lo ngại

Đã từ lâu, giới chuyên gia phương Tây chỉ trích "chính sách kinh tế vụ lợi" và "chính sách thực dân kiểu mới" của Trung Quốc ở châu Phi. Trong một chuyến đi đến châu Phi gần đây, chính trị gia Anh Jack Straw mô tả những gì Trung Quốc đang làm ở châu Phi không khác gì cách đế quốc Anh làm 150 năm trước đây dù Bắc Kinh không đưa binh sĩ đến đóng ở châu Phi

Bởi thay vì đầu tư vào các ngành sản xuất tạo ra công ăn việc làm ở châu Phi, Trung Quốc chủ yếu hút máu tài nguyên lục địa đen.
Theo báo Anh Telegraph, Trung Quốc hiện nhập khẩu khoảng 1/3 nhu cầu dầu thô từ châu Phi, chủ yếu là Angola và Sudan. Bắc Kinh mua các mỏ khoáng sản ở Zambia, nhà máy may mặc ở Lesotho, hệ thống đường sắt ở Uganda, gỗ ở CH Trung Phi...

Để duy trì sự phát triển kinh tế, Bắc Kinh cần nguồn nguyên liệu thô và thị trường mới để xuất khẩu hàng hóa giá rẻ do nước mình sản xuất. Không địa điểm nào lý tưởng như châu Phi

Châu Phi bắt đầu phản ứng

Trong khi đó, hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc đang hủy diệt các ngành sản xuất địa phương ở châu Phi. Theo tạp chí Foreign Policy, ngành may mặc ở Nam Phi, Zimbabwe và Zambia đã bắt đầu ngấm đòn của quần áo giá rẻ nhập từ Trung Quốc

Nhiều chuyên gia kinh tế ở các quốc gia này gần đây đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc biến nước mình thành "bãi rác hàng giá rẻ made in China"

Người châu Phi hi vọng đầu tư Trung Quốc sẽ đem lại công ăn việc làm ư? Đừng có mơ. Khảo sát cho thấy 90% lượng công việc tại các dự án do Bắc Kinh đầu tư ở châu Phi rơi vào tay lao động Trung Quốc di cư. Các dự án khai thác khoáng sản của Trung Quốc ở châu Phi đang tàn phá dữ dội môi trường lục địa đen. Các mỏ đồng ở Zambia khiến môi trường ô nhiễm nghiêm trọng. Giới chủ đầu tư Trung Quốc cũng chẳng hề để ý đến an toàn lao động

Một vụ nổ ở mỏ đồng tại Chambishi, Zambia năm 2005 làm 46 công nhân Zambia thiệt mạng. Dự án xây đập thủy điện ở thác Kongou Falls tại Gabon do Trung Quốc đầu tư đe dọa hủy diệt cả một vùng sinh thái giàu có của công viên quốc gia Ivindo

Theo tạp chí The Atlantic, giới chủ người Trung Quốc ở châu Phi thuê lao động lục địa đen với mức giá rẻ mạt (dưới 4 USD/ngày), không tôn trọng hợp đồng lao động và quyền lợi của công nhân

Hồi năm 2010, các giám đốc người Trung Quốc của một mỏ than ở Zambia bắn bị thương 11 công nhân vì họ biểu tình đòi cải thiện chế độ làm việc

Năm 2007, chính quyền Nigeria cho Tập đoàn khai thác mỏ Trung Quốc CNIUC thuê một diện tích lớn đất đai của người tộc Tuareg, khiến họ mất đất mà không có một đồng tiền đền bù nào...

Trung Quốc thích đầu tư vào các quốc gia tham nhũng trầm trọng ở châu Phi để tiện bề "thủ tục". Hậu quả là phần lớn những lợi ích từ các khoản đầu tư này chảy vào túi các quan chức tham nhũng, còn người dân chẳng được gì mà đời sống của họ càng trở nên tồi tệ

Ví dụ, Trung Quốc đầu tư vào dầu thô ở Sudan, đem lại cho chính quyền Tổng thống Omar al-Bashir hàng tỉ USD/năm. Nhờ đó, al-Bashir tiếp tục "nuôi" chiến tranh Darfur, cuộc nội chiến đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người

Năm 2011, trên báo Guardian, chuyên gia Sanou Mbaye người Senegal thuộc Ngân hàng Phát triển châu Phi khẳng định lục địa đen không thể để Trung Quốc tiếp tục mua các nhà lãnh đạo tham nhũng và thuộc địa hóa các quốc gia châu Phi

Và giờ một số lãnh đạo châu Phi bắt đầu lên tiếng phản ứng Trung Quốc, dù còn dè dặt. Câu hỏi là đến bao giờ thì người châu Phi và cả các quốc gia khác trên thế giới tỉnh mộng với khát vọng "đầu tư Trung Quốc"

Thủ tướng Kenya Raila Odinga kể một câu chuyện cho thấy thương mại song phương giữa đôi bên không suôn sẻ như bức tranh được Bắc Kinh tô hồng. "Chúng tôi cần có nhà máy sản xuất phân bón riêng của mình, thay vì cứ phải nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc

Việc chờ đợi hàng nhập khẩu khiến mùa màng bị trì hoãn, thu hoạch thất bát". Ví dụ về việc nhập khẩu phân bón mà Thủ tướng Kenya Raila Odinga đưa ra phản ánh rõ chiến thuật đầu tư theo kiểu "nuôi gà để cắt tiết" của Bắc Kinh
 
Hàng nghìn tỷ USD bị đưa khỏi châu Phi mỗi năm​

avatar-18.jpg

Ngày 27/7, Ủy ban Liên hợp quốc về kinh tế châu Phi (UNECA) cáo buộc các công ty đa quốc gia đã chuyển bất hợp pháp trung bình mỗi năm 1.500 tỷ USD khỏi châu Phi về các nước phát triển

Tây Phi và Bắc Phi chiếm tới 2/3 trong tổng nguồn tài chính bị chuyển bất hợp pháp này, với tỷ lệ lần lượt là 38% và 28%

Các khu vực Nam, Đông và Trung châu Phi mỗi khu vực chiếm khoảng 10%

Trong báo cáo về "Quy mô và các thách thức phát triển từ dòng tài chính bất hợp pháp chảy khỏi châu Phi hàng năm," UNECA đã coi hành động này của các công ty đa quốc gia là "sự phá hoại lớn nhất đối với nền kinh tế châu Phi," khiến nền kinh tế của châu lục Đen phải phụ thuộc kéo dài vào những khu vực khác của kinh tế thế giới

Việc chuyển một số lượng khổng lồ ngoại tệ mạnh hàng năm khỏi châu Phi đã làm cạn kiệt các nguồn dự trữ ngoại tệ, thúc đẩy lạm phát, giảm thu nhập từ thuế và làm tăng khoảng cách thu nhập ở các nước châu Phi

Báo cáo của UNECA nhấn mạnh hành động của các công ty đa quốc gia đã làm cạn kiệt các nguồn đầu tư và bóp nghẹt khả năng cạnh tranh quốc tế của châu Phi, phá hoại buôn bán và làm tồi tệ hơn nữa cơ cấu kinh tế xã hội của những cộng đồng nghèo ở châu Phi, rút ngắn tuổi thọ của người dân châu Phi do các nguồn tài chính chi cho các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục… bị cắt giảm mạnh

Báo cáo cho biết từ đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước, khi các công ty đa quốc gia thâm nhập châu Phi, nguồn đầu tư trực tiếp của các công ty này ở nước ngoài lên tới 1.500 tỷ USD/năm nhưng chủ yếu vào thế giới phát triển

Cùng với kinh doanh tại châu Phi, thủ phạm thao túng giá cả buôn bán nghiêm trọng nhất là các công ty đa quốc gia do ảnh hưởng và sự hiện diện toàn cầu hùng mạnh của họ

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ước tính các công ty đa quốc gia kiểm soát 60% buôn bán thế giới, tương đương với 40.000 tỷ USD

UNECA nêu rõ các nước châu Phi rất dễ bị tổn thương trước cơ cấu tài chính bị các hoạt động bất hợp pháp thao túng. Đây là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng vì quy mô và tác động tiêu cực của dòng tài chính bất hợp pháp đến phát triển và các chương trình quản trị của châu Phi

Dòng tài chính này không được thể hiện trong các số liệu thống kê của các chính phủ châu Phi

Trong ba thập kỷ qua, các nước châu Phi theo mô hình tăng trưởng dựa vào viện trợ và nợ nước ngoài để tài trợ các chương trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, tăng nợ nước ngoài cũng đi kèm với dòng tài chính bị chuyển ra nước ngoài tăng, một hiện tượng được UNECA gọi là "hiện tượng cửa quay" trong mô hình phát triển của châu Phi
 
Ngoại trưởng Mỹ vận động đầu tư vào châu Phi​

- Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ngày 6-8 bắt đầu chuyến thăm 10 ngày châu Phi nhằm thúc đẩy đầu tư và thương mại của Mỹ tại châu lục này

Tháp tùng bà Clinton là phái đoàn gồm 10 lãnh đạo doanh nghiệp cao cấp của Mỹ, đại diện cho nhiều lĩnh vực từ hàng không, sản xuất ô tô đến năng lượng và vận chuyển

Tại hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp Mỹ - Nam Phi ở thành phố Johannesburg (Nam Phi) ngày 6-8, quy tụ hơn 200 lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu và quan chức chính phủ của hai nước, bà Clinton đã vận động để các công ty Mỹ được đầu tư tại châu Phi

Châu Phi là nơi có các nền kinh tế và dân số phát triển nhanh nhất thế giới. Các nhà phân tích cho rằng châu lục này đang dần trở thành miền đất của cơ hội đầu tư chứ không phải rủi ro. Tăng cường thương mại và đầu tư vào vùng hạ Sahara là một trong những nền tảng cho chính sách đối ngoại ở châu Phi của chính quyền Tổng thống Obama

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của châu Phi, sau Trung Quốc. Trước đó, Trung Quốc đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng để tiếp cận người tiêu dùng và nguồn tài nguyên thiên nhiên của châu Phi
 
Châu Phi bắt đầu 'ớn' đầu tư từ Trung Quốc ?​

Đầu tư Trung Quốc vào châu Phi 10 năm qua tăng trưởng nóng, song uy tín của nước này cũng giảm đi khi gặp phải sự phản đối ngày càng nhiều của người dân và cả chính quyền địa phương

Trung Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất vào châu Phi và đã vượt qua Mỹ, Nhật, Pháp để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của khu vực. Kim ngạch trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi đã tăng trưởng nóng trong vòng 10 năm qua, với tốc độ tăng trung bình là 33% một năm

Năm 2011, trao đổi thương mại song phương châu Phi - Trung Quốc đạt con số kỷ lục 166 tỷ USD, trong đó châu Phi xuất 93 tỷ USD, FDI của Trung Quốc vào châu Phi là 13 tỷ USD. Dự kiến năm 2012 trao đổi thương mại song phương sẽ đạt kỷ lục mới, 200 tỷ

Tham vọng khai thác tài nguyên

Trước việc những khu vực giàu tài nguyên dầu mỏ đã bị Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Nga chiếm lĩnh từ lâu, châu Phi trở thành địa bàn trọng điểm để Trung Quốc bảm đảm nguồn cung năng lượng và nhiều nguồn nguyên liệu khác

Khoảng 1/3 lượng dầu mỏ nhập khẩu vào Trung Quốc đến từ Trung Đông và 1/3 là từ các nước châu Phi như Angola, Congo, Guine và Sudan. Những quốc gia này xuất khẩu 85% sản lượng dầu sản xuất được qua Trung Quốc

Mặc dù trữ lượng dầu mỏ của châu Phi tới nay được dự đoán chỉ chiếm 9% của thế giới, rất khiêm tốn so với con số 62% của Trung Đông nhưng tiềm năng vẫn còn chưa được định lượng hết và đó chính là hy vọng mà Trung Quốc đang muốn giành về phía mình

Trong bối cảnh các nước phương Tây và các nước khác đang gặp khó khăn về kinh tế, tài chính, Trung Quốc đã cùng các nền kinh tế mới nổi khác như Ấn Độ, Brazil đẩy mạnh đầu tư vào thị trường châu Phi và gia tăng ảnh hưởng kinh tế của mình. Trung Quốc đang chọn khu vực này là điểm đến để chuyển hình thức chế tạo, sản xuất trình độ thấp từ Trung Quốc

Ông Robert Zoellick, cựu chủ tịch Ngân hàng thế giới cho biết Trung Quốc và WB đã có kế hoạch hợp tác chuyển giao các công việc trong lĩnh vực chế tạo, sản xuất ở mức độ thấp sang châu Phi, đặc biệt là khu vực hạ Sahara và Bắc Phi

Chính sách dân số của Trung Quốc trong nhiều năm qua đang làm cho lực lượng lao động của nước này giảm đi, đồng thời với việc tăng lương liên tục trong thời gian gần đây buộc Trung Quốc phải tính tới việc phải chủ động di chuyển những hoạt động sản xuất đòi hỏi nhiều lao động, chi phí giá trị gia tăng thấp sang khu vực khác

Trung Quốc hiện đang có khoảng 85 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực chế tạo trình độ thấp so với con số 8-10 triệu tại châu Phi. Nếu Trung Quốc chuyển được 5-7 triệu việc làm sang lục địa đen sẽ gia tăng được cơ hội việc làm cho khu vực này thêm 50%

Tới nay, Trung Quốc đã tiến hành hai đợt di cư sang châu Phi. Đợt 1 có ít nhất 150.000 người, diễn ra trong thập kỷ 60 của thế kỷ trước khi Trung Quốc cử chuyên gia y tế, giáo dục và nông nghiệp sang một số nước châu Phi nhằm giúp đỡ các nước này sau khi giành được độc lập. Đợt hai là sau năm 2000, khi Trung Quốc và châu Phi thành lập cơ chế đối thoại chính thức Diễn đàn hợp tác châu Phi - Trung Quốc (FOCAC)

Một mục đích khác trong việc gia tăng đầu tư của Trung Quốc vào châu Phi là nhằm tận dụng thị trường này để quốc tế hóa đồng nhân dân tệ nhằm phục vụ cho phát triển thương mại và công nghiệp của Trung Quốc với các nước

Hiện nước này đang đẩy mạnh quá trình quốc tế hóa đồng NDT qua các kênh ngoại giao, kinh tế, tài chính. Châu Phi với các nền kinh tế kém và đang phát triển là một trong những mục tiêu của chiến lược này

Chi nhánh Ngân hàng Trung Quốc tại thủ đô Lusaka của Zambia đã trở thành ngân hàng đầu tiên tại châu Phi thực hiện giao dịch bằng đồng NDT vào đầu tháng 7/2011

Các khách hàng có thể thực hiện các gửi và rút đồng NDT và theo Trung Quốc, việc này cho phép tiết kiệm chi phí chuyển đổi tiền tệ trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước

Một nền kinh tế lớn của châu Phi là Nigeria cũng đang tìm cách đa dạng hóa nguồn dự trữ ngoại tệ và đưa đồng NDT vào kho dự trữ của mình cùng với đồng đô la, bảng Anh...

Nigeria là một trong những nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất của châu Phi, nước này có nguồn dự trữ ngoại tệ lên tới hơn 30 tỷ USD. Việc Ngân hàng trung ương Nigeria đưa đồng NDT vào rổ dự trữ ngoại tệ còn nhằm mục đích chiến lược thúc đẩy mối quan hệ kinh tế giữa nước này với Trung Quốc

Cảnh giác hơn với đầu tư Trung Quốc

Bên cạnh một số lợi ích là đem lại điều kiện sống tốt hơn cho người dân bản địa, các khoản đầu tư của Trung Quốc đang đặt châu lục này trước những vấn đề phức tạp về môi trường và xã hội. Một số dự án đầu tư của Trung Quốc bị người dân địa phương phản đối dữ dội vì tác động xấu tới môi trường, điều kiện sống của người dân.

Điển hình là vụ Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) đầu tư 500 triệu USD xây dựng đập Gibe III ở Ethopia. Dự án đã bị người dân và nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo về sự tác động to lớn của nó tới dòng chảy sông Omo - tuyến đường thủy quốc tế, đồng thời tới hệ sinh thái của hồ Turkana và khiến nguồn sống của 300.000 dân phía bắc Kenya bị ảnh hưởng

Tính bất cập của các khoản đầu tư của Trung Quốc đã được thấy trước đó qua trường hợp xây dựng đập Bui tại Ghana khiến ¼ Vườn quốc gia Bui bị ngập, hay đập Konqou tại Gabon, đập Merowe ở Sudan. Một đặc điểm chung trong các dự án kiểu này đó là người dân địa phương không được hưởng lợi từ điện hay việc phát triển kinh tế mà còn buộc phải rời bỏ nơi ở, mất nguồn sinh kế từ thủy sản và nông sản

Mặt khác, thời gian qua uy tín của Trung Quốc đã giảm đi do nước này bộc lộ quá rõ ý đồ vơ vét tài nguyên của châu Phi và Trung Quốc bị coi là thiếu trách nhiệm đối với sự phát triển dài hạn của châu lục này. Hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc tràn ngập, hoạt động thiếu minh bạch thậm chí bất hợp pháp của một số người Trung Quốc tại châu Phi đã đến mức báo động và ảnh hưởng nghiêm trọng tới phát triển kinh tế xã hội của châu Phi

Trong động thái gia tăng ảnh hưởng tài chính, kinh tế mới nhất, tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi với sự tham gia của lãnh đạo 50 nước châu Phi cuối tháng 7 vừa qua, Trung Quốc đã cam kết sẽ rót 20 tỷ USD đầu tư cho châu Phi

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, khoản tín dụng 20 tỷ USD mà Trung Quốc vừa cam kết cấp cho châu Phi trải dài trong vòng 3 năm từ 2013 tới 2015 và được chia cho 50 quốc gia nên thực chất không lớn và tới nay còn nhiều điều chưa được rõ do chưa biết nguồn vốn này sẽ được rót cho quốc gia nào

Một số nước châu Phi còn cho rằng Trung Quốc đang triển khai chính sách chèn ép ngành công nghiệp tiêu dùng của khu vực này. Việc người Trung Quốc tham gia kinh doanh bất hợp pháp, rửa tiền, tham nhũng hóa bộ máy chính quyền ở những nước mà Trung Quốc đầu tư đã làm xấu đi hình ảnh của nền kinh tế thứ hai thế giới
 
Thương nhân Kenya đòi người Trung Quốc ra đi​

Hàng trăm thương nhân Kenya hôm 16/8 đã đổ ra đường phố thủ đô Nairobi cáo buộc người Trung Quốc nhập cảnh nước này bằng thị thực du lịch nhưng thực chất là rao bán đồ giá rẻ. Đoàn người biểu tình đã tuần hành trước Văn phòng Thủ tướng Kenya đệ đơn yêu cầu và kêu gọi “Người Trung Quốc phải ra đi”

Theo đó, sự “đổ bộ” của các tập đoàn lớn của Trung Quốc vào lục địa châu Phi cũng như đất nước Đông Phi này để xây dựng nhà máy, đường sá và khai thác dầu mỏ, khoáng chất đã kéo theo hàng nghìn tiểu thương Trung Quốc tới đây để rao bán mọi thứ, từ sữa cho đến các thiết bị điện tử.

Các thương nhân Kenya cũng phản ứng việc nhiều người Trung Quốc bán hàng kiểu trốn thuế và “phá giá”, gây rắc rối cho các nhà kinh doanh bản địa nên cần phải bị trục xuất. Họ cũng cho biết, Đại sứ quán Trung Quốc ở Kenya đã cấp thị thực ngắn hạn cho người Kenya muốn đến Trung Quốc để bán hàng giá rẻ, đồng thời tạo điều kiện để các thương nhân Trung Quốc có thể vào Kenya dễ dàng hơn

C138714_TQ1.jpg

Người Trung Quốc coi châu Phi là mảnh đất màu mỡ​

“Nếu nhìn vào đường cao tốc Thika (do Trung Quốc xây dựng), thì tuyệt vời nhưng tôi nghĩ rằng họ chỉ nên gắn bó với công việc xây dựng đường giao thông, không nên gây ra môi trường cạnh tranh thiếu lành mạnh cho chúng tôi. Họ không phải trả tiền thuế như chúng tôi”, ông Victor Ngei, người bán sản phẩm PlayStation của Sony trong khu trung tâm kinh doanh của Nairobi bày tỏ.

Nhấn mạnh rõ lập trường, ông Ben Mutahi, quan chức của Hiệp hội Thương nhân và Nhập khẩu Thế giới của Kenya nhấn mạnh: “Chúng tôi yêu cầu một giải pháp nhanh chóng. Chúng tôi muốn biết liệu đó có phải là chính sách của chính phủ Kenya hay không khi người Trung Quốc có thể đến đây và chào bán hàng”

Trong khi đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Nairobi, trong một tuyên bố ngày 15/8 khẳng định, các công ty và công dân của họ “tuân thủ đúng quy định pháp luật và được nhắc nhở sống hòa hợp với người dân địa phương”

Va chạm với người Trung Quốc tại châu Phi không chỉ diễn ra tại Kenya. Cũng trong đầu tháng 8/2012, thợ mỏ Zambia đã giết chết một giám sát viên Trung Quốc và gây thương tích nặng cho một người khác do tranh chấp tiền lương
 
Những ông chủ Trung Quốc ở châu Phi
Ván bài dầu khí Angola​

89dauangolaAPc6926.jpg

40% dầu thô Angola thuộc về Trung Quốc​

Năm 2010, TQ cho Angola vay hơn 25 tỉ USD, tức hơn 1/4 tổng tín dụng của TQ dành cho hơn 20 nước châu Phi. Đổi lại, TQ được hoàn trả bằng dầu thô và khí đốt với giá dưới mức thị trường thế giới

Sau khi soán ngôi quán quân sản xuất dầu thô của Nigeria, năm 2010, Angola trở thành nước châu Phi nhận được vốn đầu tư lớn nhất của Trung Quốc, đồng thời cũng nhận được lực lượng lao động nước ngoài lớn nhất là người Trung Quốc

“Chọn mặt” Trung Quốc “gửi vàng đen”

Trên bán nguyệt san Mỹ Guernica, Jim - một doanh nhân ngành dầu khí Mỹ làm ăn lâu năm ở châu Phi - đã kể lại việc ông chứng kiến người Trung Quốc đến Angola để tìm dầu khí như thế nào

Sau 27 năm nội chiến tương tàn, Angola có được một hiệp ước đình chiến năm 2003. Lập tức, Angola chọn Trung Quốc làm đối tác tái thiết đất nước. Sở dĩ Angola “chọn mặt” Trung Quốc “gửi vàng đen” bởi vì nước này sẵn sàng mở hầu bao viện trợ và cho vay với lãi suất thấp mà không kèm theo những điều kiện ngặt nghèo như phải trong sạch hóa chính phủ, mở rộng dân chủ, tôn trọng nhân quyền như các nước phương Tây hay đòi hỏi

Khởi đầu từ 2 tỉ USD năm 2004, Trung Quốc mau chóng tăng lên hơn 25 tỉ USD năm 2010. Nhật báo China Daily cho biết Trung Quốc hiện đang nhập khẩu 40% dầu thô Angola, chiếm 16% khối lượng nhập khẩu dầu Trung Quốc. Giá cả dầu thô Angola xuất khẩu sang Trung Quốc không được tiết lộ nhưng theo nguồn tin của tờ The Guardian (Anh) thì chỉ vào khoảng 60 USD/thùng, rẻ hơn nhiều so với giá thị trường thế giới

Viện trợ và tín dụng Trung Quốc đã góp phần làm thay đổi đáng kể nền kinh tế và hạ tầng cơ sở của Angola. Tăng trưởng kinh tế từ năm 2002 đến 2008 của nước này trung bình 15%. Năm nay, do tình hình kinh tế thế giới suy thoái, GDP của Angola được dự báo đạt từ 8% đến 10%. Trung Quốc không chỉ đầu tư vào dầu khí mà còn chiếm lĩnh cả ngành xây dựng và khai thác khoáng sản ở Angola

Viện trợ và tín dụng Trung Quốc không kèm ràng buộc theo kiểu các nước phương Tây và các tổ chức tín dụng quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hay Ngân hàng Thế giới (WB). Tuy nhiên, nó vẫn có điều kiện ngầm theo kiểu “có đi phải có lại”, như Angola phải dành 70% dự án phát triển kinh tế cho các công ty Trung Quốc. Nhiều rắc rối xã hội bắt đầu từ đây

Lâu nay, người dân Angola rất bất bình về chuyện các công ty Trung Quốc không dùng lao động tại chỗ mà nhập khẩu lao động Trung Quốc với số lượng lớn

Năm 2010, trong khi Chính phủ Angola chính thức thừa nhận có chừng 70.000 lao động Trung Quốc thì các tổ chức xã hội như OSISA (Sáng kiến Xã hội Mở ở miền Nam châu Phi) ước tính không dưới 300.000 người

Những người này không chỉ hoạt động trong các công ty Trung Quốc mà còn kinh doanh trên vỉa hè các thành phố lớn, đánh bạt hàng ngàn người buôn gánh bán bưng địa phương

Sẵn sàng chết ở châu Phi

Ông Jim đã gặp một cán bộ Trung Quốc khoảng 50 tuổi ngồi ăn mì và nhâm nhi bia Trung Quốc tại một quán ăn bình dân ở Luanda, thủ đô Angola. Trong lúc hàn huyên, ông Jim có nhắc đến một vụ nổ trong lòng mỏ ở Angola làm một công nhân Trung Quốc chết thảm. Nhận xét của vị cán bộ Trung Quốc làm doanh nhân người Mỹ hơi bất ngờ nhưng không quá khó hiểu

“Người Trung Quốc sẵn sàng chết ở châu Phi. Họ hạnh phúc được chết ở đây, họ không sợ tai nạn mỏ bởi vì họ biết vợ con họ sẽ nhận được tiền bồi thường xứng đáng” - cán bộ Trung Quốc nói

Theo vị cán bộ này, lao động Trung Quốc đến từ mọi miền đất nước Trung Hoa vốn là nông dân nghèo khó, học hành lơ mơ, việc làm rất khó kiếm chứ đừng nói gì đến cơ hội thăng tiến trong xã hội. Họ biết rõ đồng tiền quan trọng như thế nào bởi ở quê họ, những kẻ có quyền đều là người có tiền và ngược lại

Họ chết đi nhưng người thân của họ được tiền. Thế là mãn nguyện. Người ta hỏa táng xác người thợ, tro cốt chuyển về quê nhà cho vợ con hoặc người thân. Những người này sẽ nhận được khoảng 300.000 nhân dân tệ (1 NDT = 3.283 đồng), cả một gia tài đối với nông dân Trung Quốc

Phần lớn lao động Angola ở các công ty Trung Quốc, theo ông Jim, chỉ được giao những công việc cực nhọc và nguy hiểm dưới quyền giám sát của “thầy cai” Trung Quốc

Người Angola than phiền hầu hết “thầy cai” rất khó chịu, hay la mắng và chỉ biết nói 2 tiếng Bồ Đào Nha là “cava, cava”, tức là “đào đi, đào đi” và “rapido, rapido”, tức là “nhanh lên, nhanh lên”

“Giám sát viên” - chức danh chính thức của các “thầy cai” Trung Quốc - thì như thế, còn các nhà quản lý cao cấp sống như thế nào? Ông Jim đã gặp một vị giám đốc điều hành công ty xây dựng Giang Tô Trung Quốc tên Hạ Nhất Hoa đến từ Bắc Kinh. Công ty của ông này nhận thầu xây dựng một khách sạn ở Baya Falte và học viện cảnh sát ở Baya Azul. Ông này luôn miệng than thiếu thợ Trung Quốc

Nhà ông Hoa có một bộ bàn ghế làm bằng gỗ quý Angola nhưng do thợ Trung Quốc đóng. Thức ăn của ông cũng được công ty chở từ Bắc Kinh sang

Tuy nhiên,ông bị cấm lấy vợ bé hay quan hệ tình dục với người địa phương, nếu vi phạm “sẽ bị đuổi ngay”

Nguyễn Cao
 
Trung Quốc công bố sẽ xây dựng 100.000 căn nhà cho Angola
Angola sẽ có hơn 100 nghìn ngôi nhà mới ở 10 tỉnh, sẽ được xây dựng bởi Tập đoàn CITIC Trung Quốc, công bố này được đưa ra vào ngày thứ 4 (13/2/2013) ở Luanda bởi Chủ tịch hội đồng quản trị của công ty, Chang Zhenming

Chang Zhenming dẫn đầu một phái đoàn gồm 10 doanh nhân, họ đã kết thúc vào ngày 15/2/2013 chuyến viếng thăm và làm việc tại Angola trong hai ngày

Theo Chang Zhenming, giai đoạn đầu của dự án nhà ở bao gồm việc xây dựng khoảng 50.000 ngôi nhà, bao gồm việc xây dựng đang diễn ra ở một số tỉnh, trong khi phần còn lại sẽ được lập dự án và tìm nguồn tài chính

Các tỉnh được hưởng chính sách này bao gồm Cabinda, Zaire (Soyo và Mbanza Congo), Benguela, Namibe, Huíla (Lubango), Luanda (Zango và Belas), Kuando Kubango, Lunda Norte và Lunda Sul và một số địa phương đang được xem xét

Nhóm cũng đã thông báo tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp, các dự án ở các tỉnh Uíge và Malanje, với việc thành lập các trung tâm nghiên cứu và nghiên cứu nông nghiệp, cũng như đào tạo cán bộ.

Ở Malanje, đã được xây dựng một trung tâm nghiên cứu khoa học nông nghiệp và các công cụ cho nông nghiệp, kiểm tra hạt giống và đang được quản lý bởi các kỹ thuật viên người Trung Quốc

Theo Chang Zhenming, trong vài ngày tới dự kiến sẽ đưa 28 kỹ thuật viên người Angola sang Trung Quốc trong khoảng thời gian 2 năm để đào tạo cao hơn trong lĩnh vực này để đảm bảo các hoạt động của trung tâm

Trong thời gian ở Angola, phái đoàn Trung Quốc đã gặp với các Bộ trưởng của Nhà nước về hợp tác kinh tế, Manuel Vicente; Nông nghiệp và Thủy sản, Pedro Canga; và Ban giám đốc của Hiệp hội nhiên liệu quốc gia Angola (Sonal)

Tập đoàn CITIC bao gồm hơn 60 công ty thuộc các lĩnh vực tài chính, nông nghiệp, bất động sản, viễn thông và công nghiệp
 
Châu Phi trỗi dậy

chau-phi-troi-day_zps61d64c21.jpg

Niềm tự hào về những thành tựu của châu Phi nên đi kèm với quyết tâm tạo nên những chuyển biến nhanh hơn nữa

Châu lục nghèo khổ nhất thế giới đang đạt được những bước tiến đáng kể. 50 trôi qua kể từ giành độc lập, chưa bao giờ nền kinh tế châu Phi ở trong tình trạng tốt đẹp đến như vậy. Nền kinh tế đang cất cánh. Hầu hết các quốc gia sống trong hòa bình. Lượng trẻ em đi học tăng lên mức kỷ lục. Điện thoại di động có ở khắp nơi trong khi số lượng người nhiễm HIV giảm 3/4

Trong thập kỷ vừa qua, tuổi thọ trung bình của người dân đã tăng lên và lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng gấp 3. Theo dự báo, chi tiêu tiêu dùng sẽ tăng gần gấp đôi trong 10 năm tới đồng thời tỷ lệ nước có thu nhập trung bình đầu người ở mức trên 1.000 USD cũng sẽ tăng từ mức dưới 1/2 lên 3/4

Châu Phi xứng đáng với những thành tựu ấy. Các tổ chức cứu trợ phương Tây, các công ty khai mỏ Trung Quốc và lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc góp phần không nhỏ vào việc ổn định châu Phi. Tuy nhiên, vị cứu tinh lớn nhất của châu Phi chính là người dân của châu lục này. Họ nắm lấy thời cơ từ công nghệ hiện đại, tích cực tham gia bầu cử và gây sức ép buộc các lãnh đạo phải làm tốt hơn

Với tiềm năng to lớn, châu Phi giành được sự chú ý của các ngân hàng phương Tây háo hức đầu tư vào thị trường vốn ở đây. Trong một vài tháng tới, số lượng thẻ tín dụng mà MasterCard phát hành ở Nam Phi sẽ chạm mốc 10 triệu

Các chính trị gia của châu lục đen cũng đang làm tốt hơn công việc của mình, đặc biệt là trong việc quản lý kinh tế và gìn giữ hòa bình. Tăng trưởng GDP trung bình đạt khoảng 6%. Phóng viên của tờ Economist đã tới 23 nước châu Phi để nghiên cứu và không có bất kỳ nước nào đề cập đến hối lộ. Đây là điều mà chỉ cách đây 10 năm người ta không thể tượng tượng là sẽ xảy ra

Sự chuyển biến của châu Phi là rất đáng hoan nghênh nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Châu Phi vẫn còn phải làm nhiều việc để có thể phát huy hết tiềm năng. Họ cần bắt tay vào những công việc không hề dễ dàng: đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa bỏ hoàn toàn tham nhũng và tháo gỡ hệ thống luật pháp chằng chịt phức tạp

Đừng lãng phí thời gian

Một trong những lý do quan trọng nhất buộc châu Phi phải tăng tốc là họ có quá nhiều việc phải làm. Ngoại trừ ở các thủ đô, nghèo đói vẫn phổ biến. Châu Phi vẫn chưa thể chiến thắng trong cuộc chiến chống lại cái đói. Trong khi đó, chênh lệch giàu nghèo đang có xu hướng gia tăng

Khoảng 1/3 tăng trưởng GDP của châu Phi đến từ hàng hóa. Hiện nay, giá cả các hàng hóa đang ở sát mức cao kỷ lục và sụp đổ là điều thường xảy ra đối với thị trường hàng hóa. Hơn nữa, thị trường này bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu. Các thảo nguyên dần khô cằn, lượng mưa sụt giảm. Đến năm 2020, 1/5 số dân ở châu Phi sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Mặc dù châu lục này đã thịnh vượng hơn, người dân vẫn phải tiếp tục dựa vào nông nghiệp và họ khó có thể làm gì để ngăn chặn những mối nguy đe dọa đến môi trường

Một lý do khác là những chiến thắng của châu Phi khá mong manh. Kenya là mô hình kiểu mẫu cho các quốc Đông Phi. Tuy nhiên, chiến dịch vận động cho cuộc bầu cử vào ngày 4/3 tới đã bị nhấn chìm trong bạo lực

Và, châu Phi nhất định phải đạt được 2 bước chuyển dịch lớn. Quá trình đô thị hóa với làn sóng di cư từ nông thôn ra thành thị tạo ra cơ hội nâng cao sản lượng cả trên các cánh đồng cũng như trong các khu ổ chuột ở thành thị. Nếu như các nước châu Phi làm hỏng quá trình này, tầng lớp thất nghiệp sẽ xuất hiện ở thành thị

Cùng lúc đó, mặc dù dân số tăng nhanh, qui mô gia đình đang dần thu hẹp. Xu hướng này có thể dẫn đến hiện tượng số người lao động phải chịu trách nhiệm về con cái và cha mẹ của họ tăng lên. Châu Phi đứng trước nguy cơ trở nên già cỗi trước khi giàu có

Phá vỡ các giới hạn

Người dân châu Phi cũng đang cố gắng nâng cao hiệu suất lao động. Người nông dân bắt đầu sử dụng các thiết bị cầm tay cập nhật các bản tin dự báo thời tiết. Internet đang làm thay đổi cách thức kinh doanh của châu Phi

Tuy nhiên, các doanh nhân châu Phi thường gặp phải nhiều trở ngại từ chính phủ. 3 quốc gia đứng cuối trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh của World Bank đều ở châu Phi. Luật lệ vô dụng đang tạo nên những nút thắt cổ chai cho nền kinh tế. Lệnh cấm tuyển dụng người di cư và những giới hạn về sở hữu đất đai khiến các doanh nghiệp khó có thể mở rộng hoạt động

Các thủ tục hải quan và tình trạng quan liêu khiến chi phí bị đội lên nhiều lần. Chỉ mất 4.000 USD để chuyển 1 chiếc xe hơi từ Trung Quốc đến Tanzania nhưng chi phí vận chuyển từ Tanzania sang nước lân cận Uganda lại lên tới 5.000 USD

Báo cáo gần đây của World Bank đã chỉ ra rằng với khoảng 600 triệu hécta đất có thể canh tác đang bị bỏ hoang, chiếm khoảng 60% đất canh tác của thế giới, châu Phi không chỉ có thể nuôi sống chính họ mà còn có thể nuôi sống cả thế giới. Tuy nhiên, có quá ít nông dân có thể bán các sản phẩm của họ (và thường bán ở mức giá thấp hơn 20% giá trị trên thị trường)

Châu Phi cần đến một phong trào giải phóng mới có thể giúp họ tái sinh. Và, lần này, đó là cuộc giải phóng giúp họ thoát khỏi chính bản thân chứ không phải là thoát khỏi đế quốc xâm lược

Thu Hương
 
Châu Phi muốn thoát khỏi “cái bóng” của Trung Quốc

chau-phi-muon-thoat-khoi-cai-bong-cua-trung-quoc_zps22a18e40.jpg

Mới đây, tờ Thời báo Tài chính (Financial Times) đã có một bài viết của một quan chức châu Phi thể hiện quan điểm lo sợ sự bành trướng của thương mại Trung Quốc ở khu vực

Ngày càng có nhiều quan chức châu Phi tỏ ra lo ngại về một ngành công nghiệp thiếu máu của lục địa này. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nigeria, ông Lamido Sanusi đưa ra cảnh báo về nguy cơ một châu Phi bị ngập lụt bởi hàng hóa nhập khẩu giá rẻ đến từ Trung Quốc. Ông cho rằng châu Phi đang “mở cửa chào đón một hình thức chủ nghĩa đế quốc mới”, ám chỉ Trung Quốc

“Trung Quốc lấy đi của chúng tôi các loại hàng hóa chất lượng và bán lại cho chúng tôi những thứ hàng hóa sản xuất hàng loạt. Đây cũng là bản chất của chủ nghĩa thực dân”, ông viết trên tờ Thời báo Tài chính (Financial Times). Phát biểu của ông là một trong những lời lẽ đanh thép nhất của một quan chức châu Phi đang phải duy trì mối quan hệ của lục địa này với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới

Thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi đạt mức hơn 200 tỷ USD trong năm 2012, gấp 20 lần so với năm 2000, khi Bắc Kinh ký kết một chính sách tham gia tăng tốc thương mại. Sự tăng trưởng mạnh trong thời gian qua một phần nhờ vào nhu cầu tài nguyên thiên nhiên của châu Á đối với châu Phi

Nhưng có một sự trùng hợp giữa sự bùng nổ hàng hóa, dịch vụ và chi tiêu của người tiêu dùng với sự suy giảm tương đối của sản xuất châu Phi từ 12,8% đến 10,5% GDP của khu vực, theo số liệu của Liên Hợp Quốc

Lãnh đạo châu Phi và Ngân hàng phát triển châu Phi gần đây đã kêu gọi các chính phủ làm việc với nhau để đảm bảo tối đa hóa lợi ích từ mối quan hệ với các đối tác thương mại hàng đầu của họ. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo khu vực lại có một truyền thống che giấu mối quan tâm của họ khi bày tỏ các quan điểm ngoại giao của mình

Tuy nhiên, ông Sanusi đã tung một cú đấm sắt tới Bắc Kinh. “Trung Quốc không còn là nền kinh tế kém phát triển nữa”, ông viết, “Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, một nền kinh tế khổng lồ có khả năng bóc lột giống như phương Tây. Trung Quốc đang đóng góp một phần lớn vào sự kém phát triển của ngành công nghiệp châu Phi”

Từng là một lãnh đạo ngân hàng tư nhân có kinh nghiệm, ông Sanusi đã ghi một dấu ấn lớn khi làm sạch hệ thống ngân hàng của Nigeria sau khi một sự cố đã quét sạch 60% vốn của ngân hàng trong năm 2009. Ông cũng giúp cho Ngân hàng Trung ương Nigeria có được một vai trò hoạt động năng động hơn, cung cấp các chương trình tái cấp vốn ưu đãi, giúp các ngân hàng tiếp xúc với các nhà sản xuất và doanh nghiệp nhỏ và vừa đang phải vật lộn với các khoản vay ngắn hạn, lãi suất cao ở những nơi khác

Trong bài báo của mình, ông Sanusi cho rằng các nước châu Phi phải có trách nhiệm với ngành thương mại đang bị “bóc lột” – chẳng hạn như trợ cấp và thao túng tiền tệ - cung cấp các lợi thế cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc

Ông cũng nói rằng lục địa này phải xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư vào giáo dục để các doanh nghiệp châu Phi có khẳng cạnh tranh thương mại khi mà chi phí lao động của Trung Quốc đang ngày càng tăng cao

“Trung Quốc đang mất lợi thế khi nền kinh tế phát triển và sự thịnh vượng lan rộng”, ông viết, “Châu Phi phải nắm bắt thời điểm và di chuyển ngành sản xuất hàng hóa cũng như tiêu thụ của châu Phi ra khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc… Tôi không thể khuyên việc cắt bỏ hoàn toàn mối liên hệ. Tuy nhiên, xem xét các yếu tố bóc lột trong thỏa thuận liên kết thì nó quá dài hạn”

Ý kiến của ông Sanusi sẽ được trình bày tại một hội nghị thượng đỉnh của các quốc gia thuộc khối BRIC ở Nam Phi vào cuối tháng này. Nam Phi, nền kinh tế lớn nhất châu Phi, đã tham gia vào khối các nước Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc từ năm ngoái

Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma tuần trước đã cảnh báo các công ty phương Tây đã dùng tư tưởng “thuộc địa” khi đầu tư ở châu Phi và ngăn chặn các cảnh báo chống lại sự “bao vây” của Trung Quốc

“Trung Quốc đang hoạt động kinh doanh một cách đặc biệt và chúng tôi nghĩ rằng chúng ta nhìn thấy được các lợi ích”, ông nói khi được phóng viên Financial Times phỏng vấn, “Nhưng chúng tôi rất cẩn thận”

Ông cũng trích dẫn thêm những kinh nghiệm về chủ nghĩa thực dân ở châu Phi. Một mối quan hệ như vậy, ông Zuma cho rằng phải “cung cấp lợi ích cho cả hai phía. Và đó là những gì mà chúng ta và Trung Quốc đã đồng ý”

Phan Sương
 
Trung Quốc sẽ cho châu Phi vay 20 tỷ USD
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa tái cam kết về khoản cho vay 20 tỷ USD dành cho các nước châu Phi trong năm 2013-2015

tap_can_binh_zps3783efe4.jpg

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm qua phát biểu tại thành phố Dar es Salaam, Tanzania​

Trong chuyến thăm Tanzania hôm qua, USA Today dẫn lời ông Tập cho biết sẽ "tăng cường" quan hệ giữa Trung Quốc và châu Phi hơn nữa, đồng thời tuyên bố những thỏa thuận đã ký kết nhằm xây dựng cảng Tanzania và các cơ sở khác, một phần trong khoản cho vay tín dụng 20 tỷ USD cho các nước châu Phi trong hai năm tới

Ông Tập nhấn mạnh rằng quan hệ Trung Quốc - châu Phi đã đạt tới một điểm khởi đầu lịch sử mới, khi lục địa đen trở thành một trong những lục địa phát triển nhanh nhất và tiến lên như một "con sư tử châu Phi tăng tốc". Ông cũng cho rằng Bắc Kinh đang tiếp tục hưởng thành quả của đà phát triển này. Trong năm 2012, thương mại Trung Quốc - châu Phi đã tăng lên 200 tỷ USD

Xinhua dẫn lời ông Tập cho hay Trung Quốc sẽ tăng cường hợp tác với các nước châu Phi, đem lại kết quả thực chất trong các khu vực như hạ tầng cơ sở xuyên quốc gia, xuyên lục địa, nông nghiệp, chế tạo. Bắc Kinh cũng sẽ giúp đào tạo 30.000 cán bộ và cung cấp 18.000 học bổng chính phủ cho sinh viên châu Phi từ năm 2013-2015. "Trung Quốc sẽ tiếp tục cung cấp sự hỗ trợ cần thiết, như mọi khi, cho châu Phi mà không có ràng buộc về chính trị nào", ông Tập nói

Tập Cận Bình hôm nay dự kiến tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Durban, Nam Phi. Đây là cuộc gặp mặt của các nền kinh tế mới nổi như Brazil, Ấn Độ, Nga, Trung Quốc và nước chủ nhà Nam Phi

Chuyến thăm ba nước châu Phi của vị tân lãnh đạo Trung Quốc thể hiện sức ảnh hưởng ngày càng tăng của nước này lên lục địa đen và vị thế của một đối tác thương mại lớn nhất đối với châu Phi. Nhu cầu cao về tài nguyên để thúc đẩy phát triển kinh tế trong vòng một thập kỷ qua của Trung Quốc đã khiến thương mại giữa nước này và các quốc gia châu Phi cận nam Sahara tăng gấp 20 lần

Trọng Giáp
 
Bất ngờ... Malaysia

kualalumpurmalaysiaphotos2_zps1ff7915f.jpg

Nhiều người tin rằng Trung Quốc là nhà đầu tư hàng đầu của châu Á vào lục địa đen. Tuy nhiên, báo cáo chính thức của UNCTAD công bố ngày 26-3 vừa qua đưa ra một cái tên đầy bất ngời: Malaysia

Mốc thời gian gần nhất UNCTAD tiến hành khảo sát về các đầu tư hàng đầu trên thế giới ở châu Phi là vào năm 2011. Malaysia đứng thứ 3, sau Pháp và Mỹ, đẩy Trung Quốc và Ấn Độ lần lượt xuống vị trí thứ 4 và thứ 5. Số tiền đầu tư vào lục địa đen thời điểm năm 2011 là 19,3 tỷ USD, trong khi con số này của Trung Quốc 16 tỷ USD và Ấn Độ 14 tỷ USD

Các nhà đầu tư Malaysia rót tiền vào khá nhiều lĩnh vực từ khai thác tài nguyên, bất động sản, vận tải biển đến dịch vụ tài chính, ngân hàng, khách sạn, giải trí… Những cái tên đình đám nhất của Malaysia trên đất châu Phi có thể kể đến như: Công ty Dầu khí Petronas hay Tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề Sime Darby

Việc quốc gia Đông Nam Á đứng đầu danh sách các quốc gia châu Á đầu tư vào lục địa đầy tiềm năng xuất phát từ rất nhiều lý do. Về sức hấp dẫn của thị trường, theo tờ Wall Street Journal, các quốc gia như Mauritius (nơi có nhiều nhà đầu tư Malaysia và Trung Quốc) có các chính sách thu hút vốn rất ưu đãi

Cuối năm 2010, có 27.500 doanh nghiệp kiểm soát số tài sản hơn 400 tỷ USD hoạt động tại Mauritius. Chỉ mất 2 tuần và 10.000 USD để có thể thành lập một công ty tại quốc gia châu Phi này. Các công ty, tập đoàn nổi tiếng như JP Morgan Chase, Citigroup, PepsiCo… được hưởng các mức thuế khá thấp, lần lượt là 0,06%, 0,25% và 1,19%. Trong khi đó, về phía Malaysia, chính phủ nước này hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước rất nhiều

Từ những năm 1990, chính sách thúc đẩy hợp tác kinh tế Nam-Nam, cùng nhau phát triển vì lợi ích chung đã được Kuala Lampur hết sức quan tâm. Chính sách này có thể so sánh với khái niệm “đôi bên cùng có lợi” của Trung Quốc áp dụng tại châu Phi: không can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia, cho vay với lãi suất thấp…

Tuy nhiên, Malaysia dường như có lợi thế hơn với Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh đầu tư vào châu Phi khi Kuala Lampur không gặp nhiều “điều tiếng” như Bắc Kinh trong kinh doanh. Dư luận các quốc gia châu Phi không hài lòng với mối hợp tác đầy tranh cãi giữa Trung Quốc-Sudan (khi chưa còn chia tách thành Nam Sudan và Sudan như ngày nay) khi số tiền Trung Quốc đổ vào khai thác dầu tại quốc gia châu Phi này lại được chính phủ nước này dùng để mua vũ khí của Trung Quốc trong cuộc xung đột tại Dafur

Trong khi đó, tại nhiều quốc gia châu Phi khác, người dân bản địa bất mãn do mất việc làm vào tay lao động Trung Quốc. Hiện có hơn một triệu người Trung Quốc làm việc tại châu Phi, gấp hàng chục lần con số của khoảng 1 thập niên trước. Tình trạng bóc lột lao động của các ông chủ Trung Quốc cũng là một vấn đề gặp phải nhiều sự bất bình…

Rất nhiều chuyên gia kinh tế đã đánh giá cao Malaysia bởi với việc nhận thức và nắm bắt tốt các cơ hội kinh doanh, Malaysia đang cho thấy sự đúng đắn trong chính sách đầu tư và có một chỗ đứng ổn định tại một thị trường đang ngày càng trở nên ngột ngạt bởi sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia hàng đầu thế giới

Đỗ Cao
 
Châu Phi quay lưng với Bắc Kinh​

- Con đường chinh phục châu Phi của người Trung Quốc là một chính sách có chủ đích, và Trung Quốc như đã làm được điều mình muốn

Nhưng, giờ đây châu Phi đang quay lưng với “sự khai hóa” của Bắc Kinh để chuyển hướng sang những nhà đầu tư khác... Vì sao ?

624832_zps3ac397ba.jpg

Biếm họa đăng trên tuần báo Le Congolais tố cáo Trung Quốc chỉ săm soi nguyên liệu ở châu Phi​

Đầu tháng 2-2013, người Trung Quốc và người bản địa đã cùng tập trung tại Dar es Salaam, thành phố lớn nhất Tanzania, để xem biểu diễn múa rồng và múa sư tử. Tổng thống Tanzania Jakaya Kikwete khi đó gây bất ngờ cho báo giới với lời chúc tết bằng tiếng Hoa: “Chúc mừng năm mới nhân dân Trung Quốc ! Chúc năm mới vui vẻ, như ý cát tường, một năm mới tốt lành !”

Báo China Daily lúc ấy mô tả Tanzania chỉ là một trong nhiều nước châu Phi đang chịu ảnh hưởng sâu sắc của Trung Quốc từ kinh tế, chính trị đến văn hóa

Châu Phi “nói” tiếng Bắc Kinh

Trong buổi diễn thuyết tại Trường đại học Virginia hôm 20-2, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã thừa nhận đầu tư của Trung Quốc tại lục địa đen đã vượt mặt Mỹ

Thật ra, từ những năm đầu thế kỷ 21, Trung Quốc đã dần hất cẳng Mỹ để thống trị châu lục giàu tài nguyên này. Từ năm 2003-2013, hơn 2.000 công ty, nhà máy Trung Quốc đã ồ ạt “tiến sang châu Phi” nhờ hàng loạt chính sách ưu đãi về vốn được hỗ trợ từ các ngân hàng chủ chốt của Trung Quốc kèm theo những chính sách, thủ tục dễ dàng của Nhà nước Trung Quốc

Cùng với kinh tế, trong vòng tám năm kể từ khi “Học viện Khổng Tử” đầu tiên được xây dựng tại Kenya năm 2005, Trung Quốc đã xây dựng 29 trụ sở khác ở 22 nước châu Phi. Theo số liệu của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, tính đến năm 2012, Trung Quốc đã dành ra gần 600 suất “Học bổng Khổng Tử” (học bổng cấp cho người nước ngoài học tiếng Hoa và văn hóa Trung Quốc) cho các sinh viên châu Phi học tập tại Trung Quốc. Các sinh viên này đã mang về đất nước mình một nền văn hóa “rất Trung Quốc”

Năm 2011, Trung Quốc bắt đầu đưa phim truyền hình nước này lên màn ảnh nhỏ châu Phi. Tanzania và Kenya là hai nước đầu tiên “thí điểm” với bộ phim được “chọn mặt gửi vàng”: Thời kỳ hạnh phúc của mẹ chồng và nàng dâu. Bộ phim tâm lý xã hội này mở đường thành công. Từ đây, Trung Quốc bắt đầu chiến dịch quảng bá văn hóa nước mình bằng chiếc cầu nối điện ảnh đến một loạt nước khác tại châu Phi

“Món quà của rồng” !

Các ông chủ Trung Quốc rất tự hào mình là người “khai hóa” các nước nghèo nhất châu Phi và trao tặng cho lục địa đen này “món quà của rồng”

“Chúng tôi đã đem đến những gì? Đem đến vốn liếng, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý và cả thị trường, sau đó chúng tôi còn mở mang, gia công, sản xuất, tiêu thụ giúp họ... Họ vốn chẳng có kỹ thuật, thị trường, đội ngũ quản lý, vốn cũng không có nốt. Chúng tôi làm vậy là để giúp đất nước họ phát triển kinh tế, giải quyết vấn đề sức lao động dư thừa, góp phần làm tăng thu nhập cho họ

Đây sao có thể gọi là tranh giành được?” - Đài truyền hình CCTV hồi tháng 2-2013 dẫn lời ông Lưu Thương Long, chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Hoành Đạt, tập đoàn đã đổ rất nhiều vốn để đầu tư sang châu Phi. Theo ông Lưu, các doanh nghiệp Trung Quốc “chỉ lấy đi một chút của người khác”

Trái với những gì ông Lưu phát biểu, các dự án khai thác khoáng sản của Trung Quốc ở châu Phi đang tàn phá dữ dội môi trường lục địa đen. Các mỏ đồng ở Zambia khiến môi trường ô nhiễm nghiêm trọng. Dự án xây đập thủy điện ở thác Kongou tại Gabon do Trung Quốc đầu tư đe dọa hủy diệt cả một vùng sinh thái giàu có của công viên quốc gia Ivindo. Tại châu Phi, nhiều khu rừng nguyên sinh bị tàn phá để khai thác gỗ...

Theo tạp chí Mining Weekly, số thợ mỏ thiệt mạng tại Trung Quốc trong hai năm 2010 và 2011 đã lên đến hơn 4.400 người. Khi Trung Quốc lên kế hoạch đóng cửa khoảng 5.000 khu mỏ kém an toàn cũng chính là lúc nước này “xuất khẩu” các khu mỏ tiềm ẩn nhiều tai nạn này sang châu Phi

Theo AFP, giới chủ người Trung Quốc ở châu Phi thuê lao động lục địa đen làm việc 18 giờ/ngày với mức giá rẻ mạt (dưới 4 USD/ngày), trong khi chẳng hề để ý đến an toàn lao động. Một vụ nổ ở mỏ đồng tại Chambishi, Zambia năm 2005 làm 46 công nhân Zambia thiệt mạng. Trước tình trạng này, tháng 2-2013 Chính phủ Zambia phải đóng cửa mỏ than đá Collum do một công ty Trung Quốc khai thác

Kết quả một khảo sát cũng cho thấy trong khi Bắc Kinh hô hào sẽ tạo công ăn việc làm cho người dân bản địa, thì 90% lượng công việc tại các dự án do Bắc Kinh đầu tư ở châu Phi đều rơi vào tay lao động Trung Quốc được “nhập khẩu”

Phát biểu tại trung tâm hội nghị quốc tế Julius Nyerere ở Tanzania hôm 25-3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thừa nhận những thực tế vừa qua và cam kết sẽ đưa ra những biện pháp thiết thực để giải quyết ổn thỏa các vấn đề tồn tại trong quan hệ giữa Trung Quốc và châu Phi

Thế nhưng, giờ đây lục địa đen như tỉnh thức và bắt đầu chuyển hướng sang các nhà đầu tư khác...

“Đừng cắt nhỏ châu Phi”

Ngay tại trung tâm Durban, nơi tổ chức hội nghị BRICS ở Nam Phi, có treo những tấm biển với dòng chữ “BRICS, đừng cắt nhỏ châu Phi.” Các nhóm dân sự ở châu Phi nói cách khai thác của BRICS không khác gì hình thức thực dân hồi thế kỷ 19 khi chủ yếu bóc lột nguồn tài nguyên của châu Phi mà không giúp thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hay tạo việc làm

Theo Standard Bank, tổng giá trị giao thương của BRICS - châu Phi hiện đạt khoảng 500 tỉ USD, trong đó Trung Quốc chiếm phần lớn (60%). Khoảng 80% lượng hàng từ châu Phi tới Trung Quốc là tài nguyên khoáng sản thô

Tình trạng khai thác quá mức đã khiến ông Lamido Sanusi, thống đốc Ngân hàng trung ương Nigeria, viết trên tờ Financial Times tháng này chỉ trích về “chủ nghĩa đế quốc mới” của Trung Quốc vì cho rằng cách khai thác của Bắc Kinh ở châu Phi mang tính bóc lột, vắt kiệt y như phương Tây thời thực dân

“Đó là nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự phá hủy nền công nghiệp và kém phát triển của châu Phi” - ông viết

Theo tờ Economist, từ vài ngàn người sinh sống ở châu Phi cách đây hơn 10 năm, hiện Trung Quốc có hơn 1 triệu dân sinh sống lâu dài tại châu lục này

Thanh Tuấn
 
Top