What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Bà Lê Duy Loan chuyên gia công nghệ Việt Kiều tại Mỹ

thoidaianhhung

Administrator
Người phụ nữ Việt làm "khuynh đảo" giới IT thế giới​

Duyloan-new.jpg

Năm 2002, công ty Texas Instrument (TI) - một công ty hàng đầu của thế giới chuyên thiết kế bộ nhớ máy tính trong 76 năm lịch sử của mình đã trao danh hiệu vô cùng cao quý: "TI Senior Fellow" cho một người phụ nữ nhưng lại là phụ nữ gốc Việt: cô Lê Duy Loan - người không chỉ làm rạng danh nòi giống Việt bằng tài năng mà còn cả tấm lòng!


Đây là chức vụ uy tín nhất trong những "đại công ty về kỹ thuật" của thế giới và đến nay cũng chỉ có 5 người đàn ông nhận chức vụ này trong công ty Texas Intruments.

Bộ não của Texas Instruments

Khởi nghiệp ở công ty Texas Instrument với vai trò của một kỹ sư chuyên thiết kế bộ nhớ cho máy tính khi mới 19 tuổi, nhưng chẳng bao lâu, cô kỹ sư trẻ mới ra trường đã làm những chuyên gia sừng sỏ ở TI phải kinh ngạc bởi sự sáng tạo, thông minh, tinh thần làm việc quyết đoán và hiệu quả công việc mà cô đem lại. Là công ty hàng đầu của thế giới trên lĩnh vực công nghệ thông tin và có tầm nhìn xa trông rộng, Texas Instrument đã sáng suốt khi giao cô giữ trọng trách điều hành các dự án lớn trị giá hàng tỷ USD cùng với các công ty đến từ ba châu lục khác nhau để chế tạo và nâng cao bộ nhớ máy tính. Và họ đã không lầm khi Lê Duy Loan cùng đội ngũ chuyên gia của mình đã hoàn thành xuất sắc dự án không chỉ đem lại lợi nhuận kinh tế khổng lồ mà còn ghi tên mình vào hàng ngũ những kỹ thuật viên sắc nhất thế giới về công nghệ thông tin.

Không có gì phải tranh cãi khi Lê Duy Loan lần lượt được thừa nhận tài năng và đề cử vào các giải thưởng danh giá của Texas Instrument. TI trở thành công ty hàng đầu trong danh sách của tạp chí Fortune 500 và chị trở thành nhà lãnh đạo trẻ tuổi nhất của công ty. Năm 1990, Lê Duy Loan được bầu vào Hội đồng kỹ thuật của TI rồi thành viên cao cấp của Hội đồng này vào năm 1993. Bốn năm sau, chị là người phụ nữ đầu tiên của TI trở thành thành viên Danh dự của Hội đồng kỹ thuật và là Phó Giám đốc thương mại của công ty TI. Năm 2001, tên tuổi của Lê Duy Loan một lần nữa được lưu danh trong "Women in Technology International Hall of Fame" dành cho các nữ chuyên gia kỹ thuật xuất sắc trên thế giới. Năm 2006, chị tiếp tục được vinh danh là người Việt Nam thành công trên đất Mỹ, được báo chí nước ngoài ngợi ca là "kỳ quan học thuật". Hiện nay chị là Giám đốc Digital Signal Processor (DSP) Advanced Technology Ramp, sử dụng kỹ thuật tinh xảo nhất trong các chương trình của công ty TI.

Đến nay giới công nghệ thông tin trên thế giới không xa lạ gì với tên tuổi của người phụ nữ Việt đã làm "khuynh đảo" thế giới IT. Chị được biết đến với một khả năng phi thường về các sáng chế cho bộ nhớ máy với 22 bằng sáng chế đã được đăng ký và 8 sáng chế đang đợi cấp bằng. Dù chỉ với học vị Thạc sĩ nhưng dưới tay chị là đội ngũ tiến sĩ lừng lẫy của thế giới và dưới sự dẫn dắt tài tình của chị, Texas Instrument luôn khẳng định ưu thế vượt trội trong lĩnh vực thiết bị xử lý tín hiệu số DSP và analog.

Người phụ nữ đặc biệt

Nói Lê Duy Loan là một phụ nữ đặc biệt quả không sai bởi ngoài tố chất thông minh, chị còn có nhiều tài năng và cá tính khác biệt. Đến Mỹ năm 12 tuổi với "năm không": không cha, không tiền, không ngoại ngữ, không nhà, không tình thương… Loan đã phải "bơi" chơi vơi trong "khoảng không" ấy để rồi chỉ 4 năm sau, chị đã tốt nghiệp Thủ khoa trung học lúc mới 16 tuổi và đăng đàn phát biểu trước 2.000 khán giả của trường. "Có trải qua những ngày tháng nhọc nhằn của tuổi thơ phải lăn lộn ở xứ người, những đêm thắp đèn đọc sách, nghiên cứu, đọc tài liệu mỏi mắt… mới thấu hiểu được vinh dự của ngày trở thành người đứng trước hàng ngàn học sinh, phụ huynh và thầy cô giáo của trường để phát biểu cảm tưởng của mình. Vinh dự và tự hào vô cùng bởi một lẽ nữa: mình là người Việt Nam", Lê Duy Loan cho biết.

Tài sản đến Mỹ duy nhất của Loan chỉ là những lời dạy bảo của cha, người mà chị vô cùng kính yêu và có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời chị: "Con phải ráng học trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cho dù khó khăn, nghèo khốn… Phải học cho thành nhân để giúp đời mai sau..". Hành trang vào trường, vào đời của Loan chính là lời dạy đó và chỉ mất 3 năm, chị đã hoàn thành xuất sắc chương trình Cử nhân điện với hạng Magna Cum Laude (xuất sắc) tại đại học Texas, thành phố Austin. Loan tiếp tục vừa học vừa làm để hoàn thành chương trình Thạc sĩ về quản trị kinh doanh ở đại học Houston.

Hơn ba mươi năm sống ở Mỹ, chị vẫn giản dị, gần gũi và thân thiện với tất cả mọi người. Chị cho biết "Tôi dạy hai con: Nhân - Lễ- Nghĩa - Trí - Tín theo văn hoá Việt Nam. Nền văn hoá nào cũng có điểm tốt, xấu. Tôi dạy cho con phải biết cả hai, phải có trách nhiệm đối với người mẹ nuôi Mỹ và người mẹ đẻ Việt Nam. Tôi đối xử với mọi người từ giám đốc cho đến những lao công, nhân viên bình thường bằng cái tình và tôi mong hai con mình cũng sẽ hiểu được điều đó".

Thành công lỗi lạc trên trường quốc tế nhưng Lê Duy Loan khiêm tốn cho rằng: "Tôi là người có được cả sự may mắn lẫn cơ hội. Tôi không quá tham vọng để rồi phải đánh mất những điều đáng quý". Điều đáng quí đó chính là mái ấm gia đình của chị với người mẹ Lê Duy Loan dịu hiền như bao bà mẹ Việt Nam. Mỗi cuối tuần, chị cùng chồng dành thời gian để dạy cho con đọc, viết tiếng Việt. Đến mùa hè chị phân công con trai lớn dạy lại cho em. Thương yêu và chăm sóc con chu đáo, "cưng con như cưng trứng, hứng như hứng hoa" nhưng khi đứa con đầu Đào Lê Quý Đan đúng 10 tuổi, chị cho cháu về Việt Nam để tham gia giúp đỡ và hiểu được cuộc sống của trẻ em trong nước. Chị kể lại: "Khi cháu đi rồi tôi rưng rưng nước mắt và thầm cầu nguyện: Thượng đế ơi hãy phù hộ, đừng để cho con trai thấy xa cách với những đứa trẻ trong nước, đừng để nó dửng dưng trước cuộc sống của người nghèo, xin cho nó một sợi dây tình cảm thiêng liêng với cội nguồn…". Nửa đêm, chị đáp máy bay về đến Việt Nam mà không hề cho con biết trước, Quý Đan lao ra ôm chầm lấy mẹ và thốt lên câu đầu tiên sau những ngày xa cách: "Mẹ ơi! Mình về Việt Nam nữa được không?"- "Tôi muốn đứng tim vì quá đỗi hạnh phúc trước câu nói của con…". Hạnh phúc càng lớn hơn khi chị đọc được những cảm xúc của con - đứa bé 10 tuổi sau chuyến đi: "Từ trước đến nay, em chỉ biết em là người Việt Nam, vậy thôi. Em chẳng để ý gì mấy đến chuyện này. Nhưng đó là trước khi ba mẹ em bảo em đi Việt Nam. Lúc đó em chỉ biết loáng thoáng và nghĩ rằng đó là một nơi nhỏ bé, nghèo nàn, bẩn thỉu... Về Việt Nam chứng kiến tận mắt cuộc sống của các bạn, em bắt đầu suy nghĩ không biết những người này nghĩ về những trẻ em Việt Nam sống ở Mỹ như thế nào: cao lớn, ăn uống đầy đủ, sống thoải mái không có lo lắng gì. Nhìn họ em cảm thấy thật ân hận khi nhớ lại nhiều lúc em chỉ nghĩ đến riêng em thôi… Ngày hôm sau, gia đình em đến thăm một ngôi chùa. Ở chùa, em gặp hai chị bán hàng rong. Hai chị này có tất cả 18 anh chị em sống ở gần chùa. Xung quanh chùa, có những trẻ em và người già đi ăn xin và buôn bán để kiếm sống. Đứng ở đó nhìn thấy những cảnh này, em mới hiểu tại sao Sunflower Mission lại ráng cố gắng giúp cho trẻ em Việt Nam có trường lớp để được học hành…Khi em đứng ở sân bay nhìn lại Việt Nam lần cuối, em hiểu rõ được tại sao em cần phải giúp và em phải giúp như thế nào... và em cảm thấy như em đã thuộc về nơi này. Đây là quê hương của em!".

Có một điều ít ai biết người phụ nữ cứng rắn kia dù xa quê hương đã hơn ba mươi năm vẫn không ăn được những món ăn Tây. Chị vẫn "thèm" tô canh bầu, đĩa rau muống luộc, chén nước mắm Việt Nam. Ông xã và hai con trai chị vẫn thường trêu đùa: mẹ hẹp hòi trong cách ăn uống quá!". Nhìn con người mảnh mai đó, ít ai biết chị đã có đai đen môn võ Thái Cực Đạo, một môn học mà chị yêu thích và đạt không ít giải thưởng ở tiểu bang Texas.

Và cũng ít ai biết là đã hơn 15 năm nay, chị "vác đơn" đi khiếu nại ở nhiều cơ quan truyền thông rằng mình không phải là Tiến sĩ khi nhiều tờ báo trong lẫn ngoài nước có lẽ do yêu mến đã gán ghép cho chị học vị cao quý đó
 
Bà Lê Duy Loan​

Duy-Loan Le (born 1962, Vietnam) was the first woman and the first Asian to get elected to the rank of Texas Instruments Senior Fellow

Early life

Born in Saigon, South Vietnam, in 1962, she fled to the U.S. with no father and a family of nine in 1975, eventually settling in Houston. Although Le knew no English on her arrival, she mastered the language fast enough to graduate from Alief Hastings High School at 16 as Valedictorian of her class of 335 students. In 1976, she received her first recognition in the US as 'Citizen of the Month' from Kiwanis International Club. In 1981, Houston Chronicle featured her as 'Scholastic Wonder', and Duy-Loan also received commendation from The Office of The Ambassador of The Royal Netherlands for her scholastic achievement and her humanitarian effort in fund raising to aid the Vietnamese refugees.

University and Work at Texas instruments

In 1982, Duy-Loan received her BSEE from University of Texas with High Honor and subsequently obtained her MBA from the University of Houston while working full time. She began her career at Texas Instruments as a memory design engineer

Duy-Loan's technical contributions at Texas Instruments were recognized with her election as a Member of Technical Staff in 1990, Senior Member of Technical Staff in 1993, the first woman at TI to be elected Distinguished Member of Technical Staff in 1997 and the first woman elected TI-Fellow in 1999 (equivalent to a VP level on the business side).
Currently, she manages development projects for wireless communications as TI program manager for Laplace (a DSP chip for 3G base stations) and manager of DSP Advanced Ramp. In 2002, Duy-Loan became the first Asian-American and the first woman to be elected TI Senior Fellow in Texas Instruments' 75 years of history, joining 4 other men who hold this prestigious title TI world wide, and today she remains the only woman with this title

Charity work


She participates in numerous charity and fund raising projects for colleges, orphanages, and charity foundations. Duy-Loan serves on the Board of two non-profit organizations which promote education and support social economic development projects in the third world

Duy-Loan has worked to advance education and learning conditions in Vietnam. She believes that by doing so, the environment for learning will produce more students who will be able to improve the overall state of Vietnam. She recently achieved her longtime dream of bringing soundly-built school facilities to rural Vietnam with the opening of “Thanh Thoi B”—a schoolhouse accommodating 120 elementary-age students—whose construction she played a leadership role in implementing. Her dream is to raise enough money to build 100 schools in five years. This activity complements well her similar effort in 10 other countries

Ms. Le speaks annually at numerous national events to help create an environment that stimulates and releases leadership potential in women and Asian Americans

Duy-Loan's service to the community includes:

United Way, Vietnamese Culture & Science Association’s sponsored projects, and taught Junior Achievement for many years

Director of Mona Foundation, promoting education and supporting social economic development in 10 countries including Nur University and Barli Vocational Institute for Rural Women in Indore

Founding member and Advisory Board Director for Sunflower mission bringing educational assistance to Vietnam

Founding member and Honorary Board Director for Science National Honor Society, promoting math and science at high schools

ECE Visiting committee for The University of Texas College of Engineering.
Serving on University of Texas (UT) Commission 125, shaping UT’s educational future for the next 25 years

An invited speaker nationwide (many Universities, IEEE, WITI, etc…)

Personal life


Duy-Loan Le is married to Tuan N. Dao. They have two sons, Dan Dao and Don Dao. Duy-Loan also holds a black belt in Taekwon-Do and has won several medals and trophies in the State of Texas. For fun, Duy-Loan enjoys deep-sea fishing, playing poker, and reading. She listens to classical music and also traditional Vietnamese music.

Achievements and Awards


Leader of the development of TI's Digital Signal Process products, including one recognized in Guinness World Records as the fastest single-core DSP in the world

Accumulated 24 patents, all earning places in Texas Instruments' Hall of Fame

Top 20 Houston Women in Technology in 2000

Women in Technology Hall of Fame in 2001

National Technologist of the Year at the Women of Color Conference held in Atlanta in September, 2002

Director of Board of National Instruments

Outstanding Young Graduate Award from University of Texas-College of Engineering

Outstanding Young Texas Exe Award from The University of Texas-Texas Exes

Asian American Engineer of the year

Womam of Vision: Leadership
Congressional Special Recognition

In 2007, she made an appearance and was interviewed for her outstanding achievements on Paris By Night DVD 90 - "Chan Dung Nguoi Phu Nu Viet Nam," a musical show celebrating Vietnamese women around the world
 
Mrs. Duy-Loan T. Le​

Duy-Loan came to America with nothing but clothes on her back at the age of 12. Four years later, having taught herself English at night, Duy-Loan graduated as Valedictorian of her high school at 16. In 1982, Duy-Loan graduated from UT with BSEE Magna Cum Laude and started as a memory design engineer at the age of 19 with Texas Instruments. Duy-Loan received her MBA in 1989. She is currently the World Wide Digital Signal Processor (DSP) Advanced Technology Ramp Manager, managing development projects using cutting edge technology at Texas Instruments

In 2002, Duy-Loan became the first Asian and the first woman to get elected to the rank of Senior Fellow (equivalent to Senior VP), joining 4 other men who held this prestigious title world wide at the time at Texas Instruments (TI). Today Duy-Loan continues to be the only woman to hold this title in TI’s near 80 years of history. Duy-Loan holds 22 patents with 8 pending applications. She has been featured in IEEE (the Institute of Electrical and Electronics Engineers) SPECTRUM, Asian Enterprise trade journals, a book titled "The Pride of Vietnamese", and numerous local and international newspapers. Duy-Loan serves on the Board of Directors for National Instruments, a publicly traded company on NASDAQ and headquartered in Austin. Duy-Loan is a registered Professional Engineer (PE) and is frequently invited to speak at Fortune 500 companies

Duy-Loan has a very long list of accolades. Her favorites include Women In Technology International (WITI) Hall of Fame, National Technologist Of The Year, TimesPeople, Asian American Engineer of The Year, Who's Who in the World, Women of Vision: Leadership, Top 15 Women in Business, VANG’s Golden Torch, and United States Congressional Recognition for Civi Leadership. One of TI’s DSP chips under Duy-Loan’s leadership was recognized in 2004 Guinness World Records

Duy-Loan's service to the community is extensive. Among many of the things that she does in America and internationally, she enjoys most providing education assistance for children and supporting social economic developments projects in 12 different countries through two 501c3 foundations Mona Foundation and Sunflower Mission

Duy-Loan Le is married to her husband Tuan N. Dao for 26 years. She has two boys, Quy-Dan 15 and Quy- Don 12. She enjoys deep sea fishing, reading, movie, classical music, painting, and playing poker. Duy-Loan also holds a black belt in Tae-Kwon-Do and has won several medals and trophies in the State of Texas
 
Duy-Loan T. Le

Director
National Instruments Corporation
Austin , TX
Sector: TECHNOLOGY / Technical & System Software

47 Years Old
Duy-Loan T. Le has been a member of NI?s Board of Directors since September 2002. During her continuing 27-year career at Texas Instruments, Inc. (?TI?), in 2002, Ms. Le became the first woman at TI elected to the rank of Senior Fellow. Since 2000, she has been Digital Signal Processor (DSP) Advanced Technology Ramp Manager at TI, with responsibilities which include assisting with product execution on advanced technology nodes such as 180nm, 130nm, 90nm, 65nm, 40nm, and 28nm. Ms. Le has been awarded 23 patents and has 7 pending applications. She holds a bachelor?s degree in Electrical Engineering from UT Austin and a master?s degree in Business Administration from the University of Houston
 
Dấu ấn Việt kiều tại Mỹ​

- Sức mạnh của cộng đồng Việt kiều được báo chí Mỹ bình luận như một hiện tượng trong đời sống kinh tế Mỹ

Bài Vietnamese in U.S Take Stock of Community cách đây không lâu của Erin Texeira (Hãng tin AP) là một ví dụ. Điểm lại vài chấm phá trong đời sống Việt kiều Mỹ có thể khẳng định thêm rằng chính sách kêu gọi góp sức của cộng đồng Việt kiều là điều nhất thiết cần thực hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia nói chung của Việt Nam

Dấu ấn văn hóa


Ngoài cô gái nổi tiếng từng giành giải Cesar Phạm Linh Đan-người có mặt trong Chơi vơi, một phim gây chú ý nhiều nhất trong năm 2009-có không ít gương mặt trẻ diễn viên gốc Việt ít nhiều tạo tiếng vang trong làng điện ảnh nước ngoài. Katie Luong (Kathleen Luong) là một trong số đó

Sinh năm 1975, rời Việt Nam năm 1979 và định cư tại New York, Katie Luong là gương mặt quen thuộc trong làng điện ảnh Việt kiều. “Katie có năng khiếu diễn xuất lắm. Katie rất hồn nhiên trước ống kính”, đạo diễn Charlie Nguyễn, người đã quay những bài hát karaoke cho Katie cách đây hơn 10 năm, kể lại. Thật ra Katie cũng không nghĩ mình sẽ đi vào điện ảnh. Cô muốn trở thành nhà vẽ kiểu mẫu – fashion designer

Sau trung học, Katie vào Trường Fashion Institute of Design and Merchandising (FIDM) ở Costa Mesa, nhưng bỏ ngang. Cô bắt đầu có một đam mê: diễn xuất trước ống kính. Cơ hội diễn vai chính lại đến với Katie khi đạo diễn Victor Vũ mời cô đóng trong phim truyện đầu tay của anh – First Morning. Theo asiamedia.ucla.edu, Katie Luong từng diễn xuất cạnh những Charlize Theron, Patrick Swayze, James Spader và Eric Stoltz trong Two Days in the Valley của đạo diễn John Herzfeld và cũng xuất hiện trong loạt phim truyền hình nhiều tập Baywatch…

Siu Ta cũng là ngôi sao tên tuổi. Siu Ta đến Canada năm 7 tuổi. Cô tốt nghiệp Đại học Toronto môn kịch nghệ và xây dựng tên tuổi trong lĩnh vực điện ảnh cũng như sân khấu. Gần đây, làng điện ảnh còn có sự góp mặt của Nadine Trương, cử nhân Nhân chủng học Đại học California – Los Angeles năm 2003, gương mặt được đề cử giải Visual Communication Golden Reel 2009 cũng như từng được học bổng Mary Pickford. Tác phẩm mới nhất của cô là Shadow Man, câu chuyện kể về bi kịch chiến tranh…

Lĩnh vực ca nhạc cũng không thiếu gương mặt ngôi sao gốc Việt. Cách đây không lâu, cây bút âm nhạc tên tuổi Andrew Vontz (từng viết cho Outside và Rolling Stone) đã viết về thế hệ trẻ ca sĩ gốc Việt trên đất Mỹ trên tờ Los Angeles Times. Đó là Chosen 1 (nghệ danh của Victor Nguyen) và Trish Nguyen (Trish Thuy Trang) – những ngôi sao của hãng Asia Entertainment

Theo Andrew Vontz, Trish là sự phối hợp giữa Mariah Carey và Britney Spears, với một thể hiện mang phong cách Việt. Đến nay, Trish Nguyen đã tung ra 6 album solo. Trong khi đó, một số ca khúc của Chosen 1 đã được phát trong chương trình ăn khách Lost của Đài ABC…

Dấu ấn khoa học

Không ít gương mặt khoa học gia Việt kiều lừng lẫy trên thế giới. Một kỹ sư Đinh Trường Hân, người đoạt giải Môi sinh của Nhà Trắng năm 2006, được tạp chí Public Works chọn là một trong 50 nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất nước Mỹ năm 2006 và tiến sĩ Huỳnh Phước Đương, người từng được báo chí trong nước nhắc nhiều. Tiến sĩ Khoa học Ngô Bảo Châu, người vừa được Tạp chí Time của Mỹ bình chọn là một trong 10 phát minh tiêu biểu của khoa học thế giới năm 2009

Lê Duy Loan-người tiêu biểu của tấm gương nghị lực thành đạt trong cộng đồng Việt kiều. Theo tiểu sử đăng trên website Đại học Texas- Austin (utexas.edu), bà Lê đến Houston năm 1975 trong gia đình 9 người không có cha. Bốn năm sau, bà Lê tốt nghiệp Trung học Alief Hastings tại Houston lúc 16 tuổi và được chọn là học sinh đại diện đọc diễn văn cảm tạ thầy cô

Năm 1981, khi còn học Đại học Texas – Austin (UT Austin) nhờ học bổng, Lê Duy Loan đã được tờ Houston Chronicle viết bài khen ngợi. Trong cùng năm, bà nhận được lời khen từ văn phòng Đại sứ Hà Lan bởi thành tích xuất sắc trong học tập và cố gắng trong chiến dịch gây quỹ giúp cộng đồng Việt kiều. Lấy bằng kỹ sư điện tử UT Austin năm 1982, bà Lê bắt đầu làm việc cho Texas Instruments (TI) – một trong những công ty công nghệ thông tin hàng đầu Mỹ. Thời gian làm việc cho TI, bà nỗ lực học thêm và giành bằng thạc sĩ quản trị doanh nghiệp từ Đại học Houston. Tại TI, bà nổi bật với 21 bằng sáng chế. Năm 2000, bà có tên trong danh sách “20 phụ nữ xuất sắc nhất Houston trong lĩnh vực kỹ thuật”. Năm sau, bà có tên trong Viện bảo tàng vinh danh quốc tế dành cho giới nữ trong kỹ thuật. Bà cũng được chọn là “Kỹ thuật gia quốc gia trong năm”, trở thành nhân vật chính trong phóng sự đặc biệt của tờ EE Times (một trong những chuyên san kỹ thuật hàng đầu Mỹ). Năm 2002, bà là gương mặt châu Á đầu tiên được bầu làm viện sĩ TI. Năm 2005, Lê Duy Loan lại được chọn là “Kỹ sư Mỹ gốc Á trong năm”. Và người đàn bà mạnh mẽ này còn “sở hữu” chiếc đai đen Taekwondo

Tháng 7/2009, trong danh sách 100 nhà khoa học được trao Giải thưởng Tổng thống dành cho khoa học gia và kỹ sư khởi đầu sự nghiệp, người ta thấy có tên giáo sư-tiến sĩ Vicky Thảo D. Nguyễn thuộc Đại học John Hopkins, tác giả của hơn 10 bài nghiên cứu trong các tạp chí chuyên ngành và từng trình bày công trình ở nhiều hội thảo khoa học khắp thế giới. Công trình nghiên cứu của tiến sĩ Thảo Nguyễn tập trung vào ngành cơ khí sinh học (biomechanics). Khoa học gia Thảo Nguyễn tốt nghiệp cử nhân Viện Công nghệ Massachusetts và lấy bằng tiến sĩ ở Đại học Stanford…

Nhân vật nữa có thể kể đến là Trung Dũng, gương mặt từng xuất hiện trên các tạp chí quen thuộc Forbes, Financial Times, Wall Street Journal, San Francisco Chronicle cũng như trong quyển The American Dream của nhà báo kỳ cựu Dan Rather. Hiện là tổng giám đốc điều hành Fogbreak Software (công ty do chính ông sáng lập), Trung Dũng lấy tiến sĩ khoa học máy tính Đại học Boston sau khi giành cử nhân toán và khoa học máy tính Đại học Massachusetts. Tháng 5/2004, Trung Dũng được trao Giải Đuốc vàng. Ông Dũng từng gây chú ý khi bán Công ty OnDisplay do mình sáng lập cho tập đoàn Vignette với giá 1,8 tỷ USD. Cần nói thêm, ông Dũng tạo dựng sự nghiệp từ vỏn vẹn 2 USD khi đặt chân đến Mỹ
 
Tập đoàn TI tiếp tục mở rộng phát triển tại Việt Nam

Sáng 9/11/2010 tại Hà Nội, Tiến sĩ Lê Duy Loan – người giữ trọng trách giám sát công nghệ và điều hành sản xuất các dự án kỹ thuật số trị giá hàng tỷ USD của Tập đoàn Texas Instruments (TI) đã có buổi họp báo trình bày kế hoạch sắp tới của Tập đoàn TI tại thị trường Việt Nam.

5cbDuyloan.jpg

Tiến sĩ Lê Duy Loan thuyết trình kế hoạch sắp tới của tập đoàn TI tại Việt Nam

LobbyTI.jpg


Chiều 9/11 bà Lê Duy Loan trong chuyến thăm công ty BinhAnh Electronics tại Hà Nội

TI là tập đoàn quốc tế chuyên sản xuất và thiết kế IC bán dễ công nghệ analog và kỹ thuật số. Cùng với vi xử lý analog, vi xử lý tín hiệu kỹ thuật số (DSP) và vi điều khiển bán dẫ (MCU), TI thiết kế và sản xuất những giải pháp bán dẫn, công nghệ nhúng và xử lý ứng dụng

Tiến Sĩ Lê Duy Loan cho biết, ngay từ những ngày đầu thành lập (1930), TI đã đặt mục tiêu áp dụng những kĩ năng chuyên ngành độc nhất để mang tới thị trường những thay đổi cơ bản và kiến tạo những giá trị hoàn toàn mới. Chính vì vậy, xuyên suốt lịch sử TI là quá trình liên tục áp dụng các tiến bộ tiên tiến nhất của công nghệ phức hợp xử lý tín hiệu thời gian thực với những đột phá mang tính cách mạng thay đổi thế giới một cách toàn diện với tốc độ chóng mặt

Hiện, TI sản xuất, thiết kế và duy trì hoạt động thương mại tại hơn 30 quốc gia, phục vụ gần 80.000 khách hàng trên toàn thế giới

Nhận thấy Việt Nam là một thị trường tiềm năng, năm 2008 TI đã quyết định ‘tấn công’ vào thị trường nước này với 2 văn phòng đại diện tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và 2 dịch vụ chính: Analog - Embedded processing

Tại Việt Nam, TI không chỉ cung cấp sản phẩm hiện đại mà còn giúp khách hàng tiếp cận thị trường nhanh hơn thông qua những hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến. Những nguồn lực như thiết kế tham khảo, công cụ mô phỏng hiện đại và chương trình huấn luyện thông qua TI’s eLab Design Center cùng với trợ giúp trực tiếp, các khóa đào tạo và hội thảo từ những chuyên gia kinh doanh và ứng dụng giúp khách hàng đẩy nhanh những thiết kế của mình.

Cụ thể, TI cung cấp những thiết bị analog năng suất cao, hoàn thiện nhất và những công nghệ nhúng áp dụng rộng rãi nhất trong toàn ngành công nghiệp. Hiện, TI có hơn 60.000 sản phẩm và liên tục giới thiệu hơn 500 sản phẩm mới mỗi năm.

Xác định việc hiểu biết chuyên ngành trong cả lĩnh vực công nghệ analog, kĩ thuật số, thiết kế hệ thống và chip với công nghệ dẫn đầu giúp khách hàng hiện đại hóa tối đa các sản phẩm đầu cuối của mình, TI đã trợ giúp khách hàng các phần mềm, công cụ phát triển và thiết kế tham khảo.

Bên cạnh đó, TI còn cung cấp trợ giúp kĩ thuật tận nơi và trực tuyến với cộng đồng e2e năng động và hiệu quả, cùng với đó là các khóa huấn luyện và hội nghị chuyên đề, các tài liệu kĩ thuật và các công cụ lựa chọn sản phẩm.

Trong hơn 2 năm có mặt tại Việt Nam, TI đã phối hợp chặt chẽ với những đối tác địa phương và có một hệ thông dịch vụ toàn diện tại Việt Nam bao gồm các bên thứ ba và các nhà phân phối chính thức như Arrow, Avnet, Serial, WPG, WT

Trong thời gian tới, TI sẽ tiếp tục phát triển những ứng dụng như màn hình LED, E-meter, IP camera và theo đuổi mục tiêu giúp nền công nghiệp bán dẫn Việt Nam, bồi dưỡng những nhân tài trẻ thông qua các chương trình trợ giúp về tài chính, phương tiện, phòng thí nghiệm, thiết kế nội dung, các giải thưởng và học bổng tại các trường đại học.

Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, TI còn đóng góp vào tổ chức Sứ mệnh Hoa mặt trời - một tổ chức phi lợi nhuận cam kết cải thiện cuộc sống người dân tại Việt Nam - thông qua việc trao tặng học bổng cho những sinh viên xuất sắc trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ.

Tiến sĩ Lê Duy Loan hiện đang giữ trọng trách giám sát công nghệ và điều hành sản xuất cho các dự án kỹ thuật số trị giá hàng tỷ USD của Tập đoàn Texas Instruments.

Trước khi đảm nhận vị trí này, bà Lê Duy Loan từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong công ty TI. Năm 1982, bà Lê Duy Loan bắt đầu sự nghiệp của mình ở công ty TI với vai trò là Kỹ sư Thiết kế những thanh nhớ DRAM, một thiết bị quan trọng giải quyết hiệu quả vấn đề "nút cổ chai" của bộ nhớ máy tính thời điểm đó. Trong lịch sử phát triển của công ty TI, bà là người đầu tiên cung cấp các thiết bị Bộ nhớ máy tính TI cho các đối tác ở 3 châu lục. Một trong số các dòng sản phẩm Xử lý Tín hiệu số (DSP) của TI dưới sự chỉ đạo và dẫn dắt của bà đã được ghi vào Sách Kỷ lục Guinness thế giới, đồng thời mang về cho TI doanh thu hơn 1 tỷ đô-la Mỹ.

Năm 2002, bà Lê là người Mỹ gốc Á và đồng thời là người phụ nữ đầu tiên được trao danh hiệu "TI Senior Fellow" - Ủy viên cao cấp của TI. Năm 2002, bà cũng trở thành người phụ nữ duy nhất và cũng là người trẻ nhất được mời vào vị trí Giám đốc công ty National Instruments - thành viên quan trọng trong thị trường chứng khoán Nasdad.

Bà Lê Duy Loan đã nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá như: "Nữ chuyên gia Kỹ thuật xuất sắc trên thế giới", "Kỹ sư Công nghệ Quốc gia của năm", "Người tiên phong của Khoa học Quang phổ", "Kỹ sư người Mỹ gốc Á của năm", được ghi danh trong tạp chí “Who’s Who in the World” mục danh nhân thế giới, “Tầm nhìn của Phụ nữ: Nhà lãnh đạo”, “Top 15 người phụ nữ thành đạt trong Kinh doanh của Pink”, giải thưởng “Ngọn Đuốc Vàng” của Quốc hội Hoa Kỳ dành cho các Công dân lãnh đạo
 
Last edited:
Nữ chuyên gia tài năng của Tập đoàn Texas Instruments​

- Trong lịch sử 79 năm hoạt động của Tập đoàn Texas Instruments (Mỹ), tập đoàn hàng đầu thế giới về thiết kế bộ nhớ máy tính và sản xuất thiết bị bán dẫn silicon, có năm người được bầu làm senior fellow - vị trí chuyên gia xuất sắc nhất, tương đương với phó chủ tịch tập đoàn. Chị Lê Duy Loan là phụ nữ duy nhất và cũng là người trẻ tuổi nhất (36 tuổi) khi được bầu vào vị trí này

Ở tuổi 43, nữ thạc sĩ Lê Duy Loan được giới công nghệ thông tin tôn vinh là “tài năng học thuật” vì có nhiều sáng chế trong lĩnh vực xử lý tín hiệu số DSP và analog

375068.jpg

Thạc sĩ Lê Duy Loan hướng dẫn sinh viên khoa công nghệ (ĐH Cần Thơ) khai thác tính năng vượt trội của bộ vi điều khiển MSP 430 tặng khoa vào ngày 4-11​

Năm 2002, người phụ nữ mảnh mai này cùng bạn bè thành lập Tổ chức Sunflower Mission, một tổ chức từ thiện phi chính phủ, đến nay đã thu hút 200 thành viên, đóng góp xây dựng trên 100 phòng học tại các huyện vùng sâu của các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Phú Yên. Tâm huyết của chị là giúp thế hệ trẻ VN vươn lên bằng tri thức

Cuộc đời phấn đấu của chị là những câu chuyện đầy hấp dẫn

Học hành: “Tôi đến Mỹ lúc 12 tuổi, tiếng Anh một chữ bẻ đôi không biết, lại thiếu chỗ dựa của người cha vì cha tôi ở lại Sài Gòn. Khi chia tay, cha tôi có dặn: dù bất kỳ hoàn cảnh nào, dù khó khăn đến đâu con cũng phải ráng học, phải làm cho người ngoại quốc kính trọng mình”. Tôi đã nỗ lực học tập và vượt qua biết bao khó khăn. Nhờ năng khiếu vượt trội về toán, tôi được học nhảy ba cấp lớp.

Năm 16 tuổi tôi đã tốt nghiệp trung học hạng tối ưu. Ba năm sau tôi tốt nghiệp hạng xuất sắc ngành kỹ sư điện tại Đại học Texas và khởi nghiệp với vị trí kỹ sư thiết kế thanh DRAM tại Tập đoàn Texas Instruments. Hiện nay, nhiều người làm việc dưới quyền tôi đều có học vị tiến sĩ. Ý tôi muốn nói với các bạn là dù ở bất kỳ nơi đâu, người có tài và có tâm đều được trọng dụng”.

Học và làm: “Ở đâu cũng vậy, nhà trường chỉ dạy những kiến thức cơ bản, quyết định sự thành công là chính bản thân của từng người. Theo tôi, nếu người có tài mà đặt mục tiêu làm việc để có tiền bạc, quyền cao chức trọng thì cuộc sống dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, dễ buông xuôi nếu chẳng may gặp thất bại.

Kinh nghiệm của tôi là làm việc bằng lòng đam mê, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sự đam mê nghề nghiệp đã giúp tôi vượt qua biết bao khó khăn, giúp tôi thành công một cách tự nhiên và bền vững”

Cuộc sống gia đình: “Một ngày tôi ngủ nhiều nhất chỉ khoảng bốn giờ. Tôi không có thời gian làm việc nhà nhưng luôn về nhà trước lúc hai con đi ngủ (vợ chồng chị có hai con trai 16 tuổi và 6 tuổi). Với trái tim của người mẹ, tôi chỉ chơi đùa với con chừng mươi phút là đã nắm bắt được tâm tư, tình cảm của chúng. Tôi dạy con tính tự lập của người phương Tây và đạo lý nhân, lễ, nghĩa, trí, tín của người phương Đông

Cả hai con tôi đều thạo tiếng Việt, bữa ăn gia đình tôi đều dùng món ăn của người Việt. Khi Quý Dân, con trai đầu, được 12 tuổi, tôi đã cho con theo đoàn Việt kiều về quê hương làm từ thiện. Đây là lần đầu tiên con tôi về VN mà không có cha mẹ theo cùng

Khi trở về Mỹ, con kể: “Ở VN, nhiều bạn bằng tuổi con cơm ăn chưa đủ no mà học thật giỏi. Con sẽ ráng học thật giỏi để làm có nhiều tiền mang về nước giúp người nghèo”. Nghe con nói, vợ chồng tôi mừng đến chảy nước mắt vì chúng tôi đã giáo dục con cái được tình yêu dân tộc”

Ước nguyện cho quê hương: “Tập đoàn Texas Instruments rất thực tế, họ đang có chương trình hợp tác giáo dục và thương mại mở rộng thị trường thiết bị tự động hóa sang các nước Đông Nam Á. Theo đó, tôi thực hiện dự án Bringing Technology Back Vietnam (mang công nghệ trở về VN)

Để đón đầu dự án phải tạo điều kiện thúc đẩy sinh viên nước mình giỏi tiếng Anh, học tập trên các tài liệu bằng tiếng Anh thì mới hi vọng đuổi kịp các nước có nền công nghệ phát triển như Ấn Độ, Hàn Quốc”
 
Bà Lê Duy Loan đến thăm và làm việc tại công ty Bình Anh​

Ngày 9/11/2010, bà Lê Duy Loan, chuyên gia cao cấp của công ty Texas Instrument (TI) và cộng sự đã có chuyến thăm và làm việc với công ty điện tử Bình Anh (BA). Hai bên trao đổi thông tin và thảo luận một số hướng hợp tác

LobbyTI.jpg

Bình Anh là một công ty có đội ngũ R&D trẻ và có nhiều bước tiến thành công trong Khoa Học Công Nghệ, điều này đã khiến bà muốn đến tìm hiểu và với tư cách như một người chị có kinh nghiệm sâu sắc về lĩnh vực công nghệ bán dẫn, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ các công ty Việt Nam trong ngành này phát triển. Những đề xuất, ý kiến của BinhAnh sẽ được bà Loan dành thời gian trực tiếp xem xét hỗ trợ và hợp tác

Phía công ty TI có đại diện của TI Vietnam, TI Asean, tiến sĩ Kun-Shan Linh – phó chủ tịch Texas Instruments Incorporated và bà Loan – cán bộ cao cấp của TI. Phía công ty BinhAnh có Mr Thanh Anh – giám đốc công ty và các trưởng bộ phận, các thành viên chủ chốt. Sau khi tham quan cơ sở vật chất, các bộ phận phần mềm, R&D, phòng sản xuất, kiểm định sản phẩm …, hai bên tiến hành thảo luận trong không khí cởi mở

Bà Lê Duy Loan và cộng sự giới thiệu các sản phẩm, công nghệ của TI và chính sách hỗ trợ các công ty khách hàng sử dụng sản phẩm của họ. Bà hi vọng BinhAnh sẽ sử dụng chip của TI trong sản phẩm của mình. Nếu như phía BinhAnh đang sử dụng/sẽ cần những dòng chip mà TI chưa có sản phẩm tương đương, bà Loan và cộng sự cũng sẽ ghi nhận nhu cầu này để xem xét hỗ trợ

Công ty BinhAnh đánh giá cao các sản phẩm của TI, nhất là những sự hỗ trợ cần thiết về công nghệ của TI cũng như sự "ưu ái" của bà Loan cho công ty. Công ty BinhAnh ấn tượng với những dòng chip Multicore (Arm + DSP). BinhAnh nhận định là những chip đủ mạnh và giá thành hợp lý để BinhAnh có thể xây dựng sản phẩm hộp đen trang bị những tính năng cao cấp như xem video, voice conference với lái xe từ xa và nhiều tính năng đòi hỏi tính toán phức tạp khác. Ngoài ra các dòng chip tích hợp sẵn nhiều thiết bị ngoại vi, cảm biến cũng là nền tảng tốt để BinhAnh có thể đưa ra thị trường các sản phẩm nhỏ gọn hơn, chi phí thấp hơn

Công ty Bình Anh cũng đưa ra ý kiến là TI nên xây dựng cộng đồng phần mềm mã nguồn mở chuyên viết các application, firmware, driver … cho chip của TI. Nếu cộng đồng này cung cấp nhiều “tài nguyên” sẵn có để các công ty có thể lấy về sử dụng ngay, hay cải tiến một phần rồi tích hợp vào sản phẩm của họ thì các công ty sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí để đưa sản phẩm ra thị trường. Mr Thái Hoa – trưởng phòng R&D của BinhAnh nhận định “Yếu tố then chốt để một công ty xem xét nên dùng nền tảng chip của hãng nào là xem nền tảng chip đó có cộng đồng mã nguồn mở đông đảo không? Có nhiều application/middleware/driver sẵn có trên internet không?”

Bà Loan và cộng sự tán thành ý kiến này

Mr Thành Trung – trưởng phòng QA của BinhAnh đề nghị bà Loan cho ý kiến nhận định về xu hướng công nghệ ICT cho y tế trên toàn cầu nói chung? Và các chính sách phát triển các dòng chip cho thiết bị y tế của TI? Bà Loan đánh giá hiện tại đây là một hướng đi rất nóng, với sự tham gia mạnh mẽ của các đại gia phần mềm, internet như Microsoft Healthvault, Google Health. TI cũng không nằm ngoài xu thế đó với hàng loạt các sản phẩm như: chip Multicore DSP dành cho y tế, chip Ultra Low power DSP dành cho các thiết bị y tế cầm tay

TI.jpg

Bên cạnh các thảo luận về kỹ thuật, Mr Thanh Anh – giám đốc công ty BinhAnh cũng “nhờ chị Loan” và TI tư vấn giúp BinhAnh về quy trình quản trị để BinhAnh có thể tiếp xúc, hấp thụ nhưng phương pháp quản trị một công ty công nghệ hàng đầu như TI. Xây dựng một sản phẩm công nghệ đã khó, nhưng xây dựng một quy trình quản trị giúp tổ chức có khả năng liên tục sáng tạo ra các sản phẩm công nghệ như TI càng khó hơn. Binh Anh mong muốn mong muốn được tiếp xúc, học tập kinh nghiệm quản trị của TI nói chung và của bà Loan nói riêng

Mr Trần Đại Thắng, phụ trách kinh doanh của Binh Anh thảo luận với bà Loan xúc tiến xây dựng cầu nối kỹ thuật công nghệ giữa những công ty công nghệ ở trong nước và cộng đồng các chuyên gia kỹ thuật, công nghệ Việt kiều ở nước ngoài. Mr Thắng nhận định cầu nối của người Việt, sẽ giúp các công ty trong nước tiếp cận nhanh các công nghệ mới, còn cộng đồng công nghệ Việt kiều sẽ kết nối được với nguồn lực (còn chưa khai thác được) ở “đất mẹ”. Đây cũng là điều bà Loan rất tâm đắc, như lời cha bà dặn dò khi sang Mỹ năm 12 tuổi "Đi đi con và phải quyết chí học - Để mai này còn bao bọc quê hương". Định hướng là như vậy, nhưng hợp tác thực sự giữa cộng đồng kỹ thuật công nghệ ở trong và ngoài nước cũng không đơn giản, đòi hỏi phải trao đổi thông tin nhiều hơn nữa. Trong ngắn hạn một quỹ đầu tư mạo hiểm về công nghệ của Việt kiều là một hướng hợp tác thú vị. Đưa ra cách thức này, thiết nghĩ không phải VN thiếu tiền đầu tư cho công nghệ, mà thiếu cách quản trị đầu tư cho công nghệ đúng đắn, để tiền được “rót” về đúng nơi cần đến. Mr Thắng tin rằng tiền đầu tư công nghệ được quản trị bởi chuyên gia công nghệ hàng đầu sẽ giúp tăng sức mạnh của đồng tiền lên nhiều lần

Bà Loan đánh giá cao BinhAnh, một công ty trẻ mới thành lập từ năm 2007 nhưng năm 2010 đã phát triển nhanh chóng về quy mô nhân sự, cơ sở vật chất và đặc biệt là có một sản phẩm công nghệ có chất lượng cao, nhiều tính năng, và gần như tự chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất từ tích hợp phần cứng đến sản xuất phần mềm. BinhAnh cũng là một công ty có khát vọng về công nghệ, tập hợp được những nhân tố phù hợp để xây dựng một tổ chức công nghệ vững mạnh. Bà Loan hi vọng BinhAnh sẽ nhanh chóng phát triển trong nước và quốc tế và sẵn lòng hỗ trợ công ty trong khả năng cho phép

Công ty BinhAnh đánh giá cao những hỗ trợ của TI nói chung và bà Lê Duy Loan nói riêng. Công ty hi vọng rằng những hỗ trợ này sẽ sớm phát huy hiệu quả, phù hợp với nhu cầu thực sự của những công ty công nghệ còn non trẻ như Binh Anh trong bối cảnh nền kinh tế còn yếu kém của Việt Nam. Để sau đó có thể đưa sản phẩm vươn ra thế giới bằng con đường học hỏi công nghệ - tự chủ công nghệ - sáng tạo kỹ thuật công nghệ
 
Chính Chu - Tỷ phú gốc Việt thành danh ở phố Wall​

PDVD0003.jpg

Ông Chính Chu​

Chính Chu hiện là Giám đốc Quản trị Tài sản của Tập đoàn Blackstone, với những khoản đầu tư từ 250 triệu đến 1,5 tỷ USD. Ở tuổi 44, ông Chính Chu có tổng tài sản hơn 1 tỉ USD

Giới kinh doanh người Việt sống tại Mỹ đánh giá ông là người thành công nổi bật nhất trong cộng đồng

Thành công ở phố Wall

Năm 2005, tập đoàn tài chính tư nhân Mỹ, Blackstone, đã mua tập đoàn hóa chất Celanese với tổng trị giá 3,8 tỉ USD. Người “đạo diễn” thành công vụ mua bán này là Chính Chu (Chinh E.Chu), một tỉ phú người Mỹ gốc Việt

Chính Chu kể, khi còn đi học, ông không bao giờ nghĩ mình có thể tham gia vào lĩnh vực tài chính ở Phố Wall. Đối với ông, bước chân vào Phố Wall phải là những cá nhân xuất sắc, được đào tạo căn bản về quản trị tài chính trong những trường đại học tên tuổi như Harvard, Yale…”Tôi không có được may mắn đó. Tôi đã học tại một trường đại học của Nhà nước, Buffalo ở New York”, ông nói

Cũng chính vì điều này mà ông gặp không ít khó khăn khi xin việc. “Tôi nộp 15 bộ hồ sơ xin việc vào các công ty ở Phố Wall và nhận được 15 thư từ chối rất lịch sự”, ông nhớ lại. Tuy nhiên, chính sự khó khăn này càng thúc đẩy ông quyết tâm theo đuổi nghề. “Nó khiến tôi thấy hứng thú hơn”, ông nói và kết luận: “Trong cuộc sống, bạn cần có tính kiên trì để đạt được mục tiêu của mình”

Và chính những cơ hội trong cuộc đời đã đưa ông tiếp cận lĩnh vực này. Tuy nhiên, đối với Chính Chu, cơ hội thôi là chưa đủ. “ Chu có khả năng phân tích sâu sắc và nhạy bén về tài chính, lĩnh vực mà để thành công, đòi hỏi phải là người giỏi, có tài nổi trội”, James Barlett, Tập đoàn Teletech, nhận xét thêm

Năm 2008, Chính Chu đã mua căn hộ tầng 89 và một nửa tầng 90 của toàn tháp TrumpWorldTower với giá 34,5 triệu USD. Không những vậy ông còn chi thêm 5 triệu USD để mua phần không gian trên nóc tòa tháp Bất động sản đó của ông Chu gồm 34 phòng, với 12 phòng ngủ, và 16 phòng tắm. Đây là tòa tháp nổi tiếng của tỷ phú bất động sản Donald Trump vì khách hàng của các căn hộ đều là những nhân vật giàu có, tiếng tăm

Thương vụ này khiến cho tên tuổi Chính Chu thêm nổi tiếng mặc dù ông là người không hề thích khoa trương

Bận rộn trong công việc kinh doanh, nhưng với những hoạt động từ thiện, Chính Chu luôn cùng người vợ của mình chủ động tổ chức và điều hành. Vợ của ông là nữ ca sĩ Hà Phương (em út trong 3 chị em nổi tiếng làng ca nhạc trong nước và hải ngoại: Cẩm Ly, Minh Tuyết, Hà Phương)

Nhờ nền tảng gia đình

Năm 1975, cha và mẹ của Chính Chu sang Mỹ cùng 6 người con, với vốn liếng chỉ vài trăm USD. Cuộc sống vô cùng khó khăn nhưng cả gia đình đều quyết tâm là phải nỗ lực để thành công

Vừa đi học, Chính Chu vừa đi bán sách lẻ giao đến tận nhà. Nhờ trải nghiệm đó cùng những thành công của ngày hôm nay, ông cho mình là người may mắn và ông không quên những mảnh đời bất hạnh, kém may mắn xung quanh mình. Gia đình ông hiện có 2 quỹ từ thiện: Vietnam Relief Effort và Ha Phuong Foundation

Quỹ Vietnam Relief Effort do ông và một người chị tên Kathy Chu lập nên. Từ ngày thành lập đến nay, Quỹ chuyên xây trường, cấp học bổng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em nghèo ở nông thôn Việt Nam. Quỹ từ thiện thứ hai do vợ ông thành lập. Vợ ông nói, quỹ này nhằm giúp những người nghèo khổ, người có năng khiếu nghệ thuật nhưng không có cơ hội và điều kiện tài chính để thực hiện ước mơ của họ

Nói về người vợ của mình, Chính Chu cho biết, ông gặp Hà Phương khi vốn tiếng Việt của ông rất tệ, nên không thể hiểu được những gì cô ấy hát.

Không phải vì yêu tiếng hát mà chính phẩm chất luôn giúp đỡ và chia sẻ với người khác của chị đã khiến ông rung động. “Làm việc và giúp đỡ người khác, đó là niềm đam mê và điểm chung khiến chúng tôi gặp nhau”, ông nói

Về sự thành công của bản thân, ông cho biết, gia đình, cha mẹ chính là nền tảng giúp ông đạt được như ngày hôm nay. “Chúng tôi phải cảm ơn thế hệ đi trước là những người ca người mẹ, đã đến xứ người và nổ lực để thành công. Sự thành công của họ quan trọng hơn thành công của chúng tôi. Bởi họ đã mở ra con đường giúp chúng tôi, những người đi sau, dễ dàng hơn trên đường đi tới”, Chính Chu bày tỏ

Khi nhận xét về người Việt Nam, ông cho biết, người Việt Nam có 3 đức tính đáng quý: chăm chỉ, nỗ lực và hy sinh. “Đó là 3 đức tính đã giúp tôi có được thành công ngày hôm nay”, ông kết luận

Đối với Chính Chu, sự thành công của thế hệ trước quan trọng hơn sự thành công của thế hệ ông. Họ đã mở cánh cửa để con đường đến thành công của ông được dễ dàng hơn
 
Biểu tượng thành công của làng công nghệ Mỹ​

Thuộc ban lãnh đạo của tập đoàn danh tiếng Texas Instrusment, trong suốt lịch sử 80 năm của TI, bà Lê Duy Loan là người Mỹ gốc Á đầu tiên và là phụ nữ đầu tiên nằm trong Hội đồng quản trị tập đoàn này

SMU.jpg

Kỹ sư Lê Duy Loan​

Kỹ sư Nguyễn Duy Loan sinh ra tại Việt Nam và đến Mỹ vào năm 1975 khi tròn 12 tuổi. Mặc dù gặp vô vàn khó khăn để thích nghi cuộc sống mới nơi xứ người, nhưng cô nữ sinh gốc Việt này nhanh chóng đạt thành tích ấn tượng trong học tập

Năm 1979, Duy Loan trở thành thủ khoa của nhóm 335 học sinh tốt nghiệp trung học tại trường Alief Hastings ở Texas, theo Tổ chức Khoa học danh dự quốc gia Mỹ. Năm 1982, khi đang 19 tuổi, Duy Loan tốt nghiệp hạng ưu của Đại học Texas. Cùng năm, cô chính thức trở thành kỹ sư thiết kế bộ nhớ của Texas Instruments (TI), hàng đầu thế giới về công nghệ và nằm trong danh sách 100 công ty lớn nhất toàn cầu do tạp chí Fortune bình chọn

Năm 1989, cô được thăng cấp làm quản lý thiết kế các dự án của TI và nhận bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh của Đại học Houston, Texas. Năm 1993, Duy Loan trở thành thành viên cấp cao trong Hội đồng kỹ thuật của Tập đoàn TI. Nữ kỹ sư này liên tục có nhiều đóng góp trong các thành tựu công nghệ của TI với hơn 20 bằng sáng chế. Cô cũng đóng vai trò lãnh đạo trong chương trình phát triển công nghệ 3G giúp TI giữ vững vị thế hàng đầu trong công nghệ xử lý tín hiệu kỹ thuật số

Năm 2002, kỹ sư Duy Loan chính thức được bổ nhiệm vào Hội đồng quản trị của TI và giữ chức Phó chủ tịch phụ trách công nghệ. Trong suốt lịch sử 80 năm của TI, kỹ sư Duy Loan là người Mỹ gốc Á đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên nằm trong Hội đồng quản trị tập đoàn này

Nữ kỹ sư cũng được vinh danh với nhiều giải thưởng như giải thưởng Tầm nhìn lãnh đạo của Viện Anita Borg. Không những thế, cô còn là thành viên sáng lập của Quỹ tầm nhìn hoa hướng dương chuyên viện trợ giáo dục cho Việt Nam. Bên cạnh sự nghiệp hanh thông, cô kết hôn năm 1983, đang sống hạnh phúc cùng chồng và 2 con trai tại Mỹ

Đối với tôi, thành công là hạnh phúc mà mình cảm nhận được và những gì tốt nhất bản thân có thể làm. Tôi không cho rằng thành công đơn thuần là những tiêu chí chung chung như chức vị, tiền bạc và quyền lực

Tuy đạt nhiều thành công trong ngành công nghệ nhưng ít ai ngờ rằng đó không phải là giấc mơ sự nghiệp của cô trong quá khứ. Duy Loan từng có những chia sẻ thú vị trong cuộc trả lời phỏng vấn của Tổ chức phi lợi nhuận The Sloan Career Cornerstone chuyên định hướng nghề nghiệp. Sau đây là các trích đoạn của cuộc phỏng vấn

Cô bắt đầu muốn trở thành kỹ sư từ khi nào ?

Tôi theo đuổi sự nghiệp kỹ sư vì muốn thực hiện nguyện vọng của bố mình. Tuy nhiên, thực ra tôi muốn trở thành bác sĩ nhưng không đủ tiền và thời gian để thực hiện điều đó. Khi theo ngành kỹ thuật, tôi đã cố gắng nhanh chóng tốt nghiệp để có được công việc tốt nhằm phụ giúp gia đình và bản thân mình. Thật may mắn, tôi đã làm được điều này khi tốt nghiệp đại học với tấm bằng hạng ưu vào năm 19 tuổi

Cô có thể chia sẻ một số thành tích đạt được từ khi trở thành kỹ sư ?

Tôi có 23 bằng sáng chế và 5 trong số đó được Texas Instruments đánh giá là “sáng chế tiên phong”. Các sáng chế này giúp tạo ra nhiều loại chíp được ứng dụng vào các sản phẩm giúp nâng cao chất lượng cuộc sống

Thành công như thế, nhưng hiện tại cô có cảm thấy cân bằng giữa công việc xã hội và gia đình không ?

Tôi không thực sự cân bằng nhưng luôn nắm bắt cuộc sống mỗi ngày. Ngoài ra, tôi có một triết lý sống và nguyên tắc riêng mà không bao giờ thỏa hiệp. Triết lý sống đó là cuộc sống chẳng đầy đủ nếu không hội tụ cả 3 yếu tố: gia đình, công việc và cộng đồng. Tôi sẽ chẳng bao giờ theo đuổi một công việc mà không đem đến 3 điều trên

Thêm vào đó, nguyên tắc của tôi nỗ lực và đạt được thành công dựa trên điều kiện bản thân. Đối với tôi, thành công là hạnh phúc mà mình cảm nhận được và những gì tốt nhất bản thân có thể làm. Tôi không cho rằng thành công đơn thuần là những tiêu chí chung chung như chức vị, tiền bạc và quyền lực

Như vậy, nếu được chọn lại một lần nữa, cô có theo đuổi công việc hiện tại không ?

Đây là một câu hỏi khó vì trước kia tôi không mơ ước trở thành kỹ sư. Thế nhưng, theo định nghĩa thành công của bản thân mà tôi vừa nói ở trên, tôi hài lòng với những gì mình có được tại Texas Instrument. Vì thế, nếu lựa chọn một lần nữa thì tôi vẫn theo đuổi công việc hiện tại, mặc dù tôi muốn vừa là một kỹ sư vừa là một bác sĩ

Cô nghĩ các học sinh trung học nên chuẩn bị gì để theo đuổi các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học và y khoa ?

Đó là hiểu rõ hơn về các ngành nghề trên. Chúng không hề khô cứng như nhiều người vẫn nghĩ mà ngược lại rất hấp dẫn. Đó cũng là những công việc hứa hẹn thu nhập cao, rất tuyệt vời vì giúp giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống

Các bạn trẻ cần trang bị sự tự tin để vượt qua thách thức trong những ngành này. Bạn chăm chỉ nhưng đừng biến thành con mọt sống, hãy ra ngoài và hòa nhập cùng mọi người, tận hưởng cuộc sống bằng cách thư giãn

Những kỹ năng mềm cũng luôn cần thiết. Ngoài ra, bạn đừng ngại yêu cầu giúp đỡ, không hiểu thì cứ hỏi, cố gắng thực hành càng nhiều càng tốt

Hoàng Đình
 
Người trẻ ở trung tâm nghiên cứu vi mạch​

- Lâu nay ở thị trường VN, nhắc đến hộp đen dùng giám sát hành trình cho các phương tiện giao thông, người ta thường nghĩ đến các sản phẩm với thương hiệu nước ngoài

Giờ đây, đã có những chiếc hộp đen chất lượng cao với công nghệ hoàn toàn VN

603076.jpg

Xuân Diệu (trái) và Minh Dương nghiên cứu mô hình hộp đen tại ICDREC​

Tên chính xác của những chiếc hộp đen đó là “Thiết bị giám sát hành trình X100” được thiết kế bởi những chuyên viên trẻ của ICDREC - Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch - thuộc ĐHQG TP.HCM. Đơn vị sản xuất là Công ty cổ phần Công nghệ định vị Saigon Track

Sản phẩm là thành quả kết tinh từ nền tảng vi mạch Việt và công nghệ Việt, đáp ứng tiêu chí chất lượng, dịch vụ và giá cả cạnh tranh tại thị trường VN

Hộp đen nội hóa

Giản dị, khép kín, ít nói và có chút rụt rè, Phạm Xuân Diệu (sinh năm 1985) và Phạm Minh Dương (sinh năm 1983) - “nhạc trưởng” của nhóm chế tạo hộp đen tại ICDREC - bộc lộ đúng “chất” của dân làm nghiên cứu kỹ thuật. Câu chuyện với hai chàng trai chỉ thật sự sôi nổi khi nhắc đến hộp đen. Dương hào hứng

“Khoảng năm 2009 tại VN, nhu cầu sử dụng hộp đen để giám sát hành trình ôtô, xe tải bắt đầu tăng lên. Ngoài những hộp đen nhập ngoại, trong nước cũng có nhiều công ty rao thông tin có thể sản xuất hộp đen nhưng thật ra nhập hàng Trung Quốc đem về bán. Vậy là lãnh đạo ICDREC và các thầy “bật đèn xanh” cho chúng tôi nghiên cứu, làm thử”

Thời gian này Bộ Giao thông vận tải chưa công bố quy chuẩn, tính năng cụ thể của hộp đen nên quá trình nghiên cứu cũng gặp nhiều lúng túng. Sau nhiều lần làm đi thử lại, nhóm của Dương, Diệu dần hoàn thiện chiếc hộp đen với rất nhiều tính năng

Hiện chiếc hộp đen hoàn chỉnh được sản xuất đại trà và chào bán trên thị trường đã có 17 tính năng theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Giao thông vận tải. Không dừng lại ở đó, tùy theo yêu cầu của khách hàng, nhóm nghiên cứu còn tạo thêm các tính năng cho hộp đen như: hỗ trợ camera để chụp ảnh khi có sự kiện, hỗ trợ màn hình LCD để hiển thị thông tin điều xe từ tổng đài taxi, bộ cảm biến nhiệt độ dùng cho các xe chuyên dụng...

Xuân Diệu tự hào: “Đợt hàng đầu tiên công ty đã cho ra đời và phân phối khoảng 1.000 hộp đen. Chúng tôi tự tin là sản phẩm của mình rẻ hơn tất cả các sản phẩm cùng loại đang có mặt trên thị trường trong nước”. Dương, Diệu tiết lộ đang tiếp tục nghiên cứu để chế tạo hộp đen dành cho xe máy

Độ tuổi trung bình của các kỹ sư đang làm việc tại ICDREC là 26. Độ tuổi của trưởng nhóm nghiên cứu cũng chỉ trên dưới 30. “Với tuổi đời còn rất trẻ như vậy, đây là một lực lượng hết sức sung sức, tiềm năng nghiên cứu và cống hiến còn nhiều

Hiện công việc ở trung tâm hầu như do các bạn đảm nhiệm, gánh vác hoàn toàn. Các thầy chỉ đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc cho các bạn khi gặp vấn đề khó khăn” - ông Ngô Đức Hoàng, giám đốc ICDREC, cho biết

Ở ICDREC, ngoài nhóm làm hộp đen, nhóm bạn trẻ chế tạo con chip vi mạch cũng làm được nhiều “chuyện lớn”. Hầu Nguyên Thanh Hoàng, sinh năm 1980, trưởng nhóm chế tạo chip, vẫn không quên thời khắc mà trung tâm chế tạo được con chip SG8VI đầu tiên: “Thiết kế cả năm trời, cuối cùng tụi mình cũng làm xong bản thiết kế con chip hoàn toàn VN và gửi bản thiết kế sang chế tạo tại Đài Loan

Ngày đem con chip về chạy thử, buổi sáng chip không chạy, từ thầy tới trò ai cũng thất vọng não nề. Sau khi xem lại thiết kế, cuối cùng phát hiện được lỗi sai. Đến tối chip hoạt động. Cả trung tâm kéo nhau đi ăn mừng”

Từ thành công bước đầu, trung tâm bắt tay thiết kế thành công con chip 32 bit. Đây là sự kiện đánh dấu một bước tiến mới trong công nghệ vi mạch VN

Không có sức trẻ không làm nổi

“Mơ ước của chúng tôi là phải dần giành lại thị trường trong nước với những sản phẩm công nghệ mà chúng ta làm được” - Nguyễn Trung Hiếu, trưởng phòng thị trường và đầu tư ICDREC, bày tỏ

Chuyện về Hiếu cũng có thể được xem là một chuyện lạ ở trung tâm này. Học xong cấp III, Hiếu sang Đức học đại học ngành vi mạch điện tử. Sau đó, Hiếu lại sang Anh học tiếp thạc sĩ chuyên ngành toán tài chính

Cái say mê của dân làm kỹ thuật, cộng với đầu óc thực tế của một người từng học về tài chính khiến Hiếu có khát vọng đưa những sản phẩm công nghệ ứng dụng vào đời sống

Học xong, vừa trở về VN, đọc được thông tin về ICDREC, Hiếu tự tìm đến trung tâm xin được làm việc với mức lương thấp hơn nhiều so với mức đãi ngộ mà Hiếu có thể có được với bằng cấp của mình nếu làm việc cho các công ty nước ngoài

Công việc hằng ngày của Hiếu là tự mày mò, tìm hiểu thông tin rồi chủ động liên hệ với những công ty, đơn vị để tìm đến chào hàng, tìm đầu ra cho các sản phẩm công nghệ mà đồng nghiệp của mình chế tạo được

“Trong quá trình đi thực tế, tôi thấy nhiều thứ người Việt mình hoàn toàn có thể làm được nhưng lại đang bỏ trống sân chơi cho các nhà cung cấp nước ngoài. Chẳng hạn như máy giám sát hành trình dành cho các đơn vị giao nhận, chuyển phát hàng hóa, hệ thống tính tiền tự động tại các siêu thị...” - Hiếu nhận xét

Ông Ngô Đức Hoàng, giám đốc ICDREC, cười chia sẻ: “Công ty cổ phần Công nghệ định vị Saigon Track ra đời được xem là một mô hình rất mới: là sự kết hợp giữa một trường đại học và một tổng công ty (ở đây là Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn). ICDREC không có tiền, chỉ hùn vốn bằng công nghệ

Thủ tục thành lập công ty mất gần 18 tháng. Đi tới đâu người ta cũng thắc mắc tại sao lại có chuyện hùn hạp kỳ lạ như vậy. Trung tâm nghiên cứu khoa học sao không lo nghiên cứu mà lo chi chuyện hùn hạp làm ăn

Phải nói thời gian đó, nếu không phải các bạn trẻ kiên trì theo đuổi thì những người già như chúng tôi không khéo cũng bỏ cuộc. Có những chuyện không có sức trẻ không làm nổi”

Mai Hương
 
Top