What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

BA GPS

Ai được quyền lắp 'hộp đen' cho xe kinh doanh vận tải ?​

- Lắp đặt quản lý thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) trên xe kinh doanh vận tải, doanh nghiệp thì đề nghị được tự lắp, còn cơ quan quản lý thì không chấp nhận

Ông Đỗ Hữu Đức - Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, Cục này đã đưa ra 2 phương án quản lý, kiểm tra loại thiết bị này nhằm bảo đảm sự chính xác và đạt được những mục tiêu đề ra. Cục Đăng kiểm đưa ra phương án 1 là, giao cơ quan chức năng quản lý “hộp đen”. Phương án 2 là cho doanh nghiệp chịu trách nhiệm về sản phẩm, quy trình lắp ráp theo đúng các tiêu chuẩn quy định. Ngành đăng kiểm chỉ kiểm tra giám sát

Tuy nhiên, bà Trịnh Minh Hiền, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GTVT) không đồng tình với phương án để “mở” cho doanh nghiệp (phương án 2) vì phải kiểm tra chặt chẽ từ khâu nhập khẩu, xuất khẩu, đồng thời kiểm định định kỳ đối với phương tiện đang sử dụng và kiểm định đột xuất nhằm đảm bảo hiệu quả và độ chính xác “hộp đen”

Theo ông Nguyễn Văn Thanh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, việc lắp đặt “hộp đen” của xe ô tô sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp, HTX vận tải quản lý tốt lái xe, xe ôtô của mình đang hoạt động trên đường, đồng thời hỗ trợ cho lực lượng chức năng khi xử lý vi phạm và điều tra TNGT (nếu xảy ra). Vậy nên, cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động. Nhà nước chỉ quản lý một số thông số kỹ thuật thiết yếu về bảo đảm trật tự ATGT

Các quy định, thủ tục của pháp luật cần đơn giản hóa, tránh gây khó cho doanh nghiệp. Có như vậy, lái xe và doanh nghiệp mới ủng hộ và có ý thức gìn giữ thiết bị này. Cần tránh để lái xe coi “hộp đen” giống như một CSGT trong buồng lái

Theo ông Lê Mạnh Hùng – Thứ trưởng Bộ GTVT: Việc lắp đặt “hộp đen” đem lại lợi ích cho người lái xe, doanh nghiệp, lực lượng chức năng và cho cả cộng đồng (giảm được TNGT và vi phạm pháp luật về trật tự ATGT). Tuy nhiên phải chọn cách quản lý hành chính đơn giản nhất để tạo điều kiện cho chủ doanh nghiệp HTX vận tải lắp đặt “hộp đen”

Thiết bị này cần phải đảm bảo khi ngành chức năng kiểm tra chỉ cần ấn nút sẽ in ra được 5 loại thông tin gồm: hành trình của xe; tốc độ vận hành; số lần và thời gian dừng đỗ; số lần đóng mở cửa (trừ xe container)

Một chi tiết được bàn thảo, tranh cãi nhiều là trong “hộp đen” có bắt buộc phải gắn thêm thiết bị định vị toàn cầu (GPS) hay không. Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, đây là thiết bị bắt buộc phải có để thực hiện việc giám sát hành trình của xe
 
Dùng dữ liệu hộp đen để xử phạt giao thông​

- Dữ liệu từ hộp đen sẽ làm căn cứ để CSGT xử phạt xe vi phạm. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có quy định về việc xử phạt này.

Ngày 25-8, Bộ GTVT đã họp bàn về dự thảo nội dung Thông tư quy định về tính năng kỹ thuật và kiểm định thiết bị giám sát hành trình của xe ôtô (hộp đen)

Đến 1-7-2011, xe vận tải hành khác có cự ly trên 500km, xe du lịch, container phải gắn hộp đen, và đến 1-7-2012, hầu hết xe kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị này

Theo dự thảo thông tư, hộp đen sẽ phải có tính năng lưu giữ tối thiểu 5 thông tin gồm: hành trình của xe; tốc độ vận hành; số lần và thời gian dừng đỗ; số lần và thời gian đóng hoặc mở cửa xe; thời gian lái xe của từng người điều khiển phương tiện. Tất cả dữ liệu này được lưu giữ trong bộ nhớ hộp đen và máy chủ (sever) tại doanh nghiệp để cung cấp cho cơ quan quản lý vận tải khi có yêu cầu. Dữ liệu trong hộp đen sẽ có cổng kết nối đến máy in được đặt ngay trên xe. Thông tin từ hộp đen sẽ là căn cứ để lực lượng CSGT xử lý vi phạm

Tuy nhiên, theo ông Dương Hồng Thanh – Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM, cần cân nhắc việc cho phép CSGT sử dụng dữ liệu hộp đen để xử phạt. Chẳng hạn như đã có máy bắn tốc độ để kiểm soát tốc độ phương tiện thì liệu có cần thiết phải sử dụng dữ liệu này

Hơn nữa, Nghị định 34/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông cũng chưa có quy định xử phạt bằng dữ liệu hộp đen. Xử phạt như vậy là không có cơ sở pháp lý, trái luật. Nếu thực hiện thì bắt buộc phải sửa Nghị định

Ông Nguyễn Văn Thuấn – Vụ trưởng Vụ ATGT (Bộ GTVT), cơ quan chủ trì soạn thảo Nghị định 34 cho biết: Nghị định chưa quy định xử phạt trong trường hợp này nhưng Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính cũng đã nhắc đến việc cho phép sử dụng các thiết bị nghiệp vụ để phát hiện, xử lý. Tuy pháp lệnh không nói cụ thể là sử dụng dữ liệu hộp đen nhưng có quy định mở cho “các thiết bị khác”...

Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến, nếu nghị định không quy định thì rất khó xử phạt bằng dữ liệu từ hộp đen. Theo quy định của lực lượng CSGT, chỉ khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì mới được dừng xe. Hộp đen được lắp trên xe nên chỉ khi nào dừng xe CSGT mới được chiết xuất dữ liệu này.
Ông Đỗ Hữu Đức – Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, cơ quan chủ trì dự thảo cho biết: Việc chiết xuất và in dữ liệu để xử phạt là học tập kinh nghiệm của các nước châu Âu và Trung Quốc sử dụng dữ liệu để xử phạt là cần thiết nhưng cần xem xét cách thức chiết xuất cho phù hợp với thực tế Việt Nam

Ông Nguyễn Văn Thanh - Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam cho biết, mới chỉ có khoảng 5% phương tiện lắp đặt thiết bị này. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp chưa nhận thức được lợi ích của việc lắp hộp đen phục vụ cho quản lý vận tải

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Mạnh Hùng, cơ quan soạn thảo cần xem xét có nên đưa quy định trên vào Nghị định 34/NĐ-CP hay không và làm rõ cách thức xử lý vi phạm của CSGT, TTGT đối với hành vi trên. Có thể ban hành một thông tư hướng dẫn độc lập

Đại diện Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cho rằng, một số doanh nghiệp vận tải đã đi đầu trong việc lắp đặt hộp đen như: Mai Linh, Phương Trang, Tân Đạt, Hoàng Long... Tuy nhiên, nếu thiết bị được lắp đặt đó không đáp ứng được tiêu chí đặt ra thì sẽ xử lý ra sao? Ông Đỗ Hữu Đức cho biết: Dự thảo mới sẽ điều chỉnh theo hướng gia hạn thêm một năm đối với các thiết bị đã lắp đặt đến ngày 30-6-2012
 
Nhật Bản tìm cách xây dựng hệ thống GPS riêng​

- Hiện dẫn đầu thế giới về ứng dụng Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GPS), Nhật Bản dự kiến dành 2,5 nghìn tỷ yên trong vòng 5 năm tới để nghiên cứu việc “tự lực” xây dựng một GPS riêng gây nhiều tranh cãi

Xu hướng phát triển các hệ thống GPS mới hiện nay là “vừa cạnh tranh, vừa hợp tác”. Liên minh châu Âu (EU) hiện đang phát triển hệ thống vệ tinh định vị riêng mang tên Galileo, song vẫn tìm cách hợp tác với Mỹ. Trong khi đó, Nhật Bản lại phóng các vệ tinh định vị lên vũ trụ với mục đích “tự lực” xây dựng một hệ thống GPS riêng. Điều này khiến cho giới học giả Nhật Bản băn khoăn lo lắng về tính hiệu quả của chiến lược “tự lực” này

Ban đầu, Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GPS) của Mỹ chỉ dùng vào mục đích quân sự . Sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh, GPS cùng mạng Internet đã dần được thương mại hóa và mở rộng ứng dụng vào đời sống xã hội.

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các hệ thống GPS hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng không nên chỉ tiếp tục dựa vào kỹ thuật quân sự của Mỹ. Chương trình Galileo của EU dự kiến sẽ sử dụng hệ thống vệ tinh định vị riêng bắt đầu từ năm 2014. Nga - một cường quốc vũ trụ - cũng đang có trong tay hệ thống vệ tinh định vị riêng mang tên Glonass. Trung Quốc, nước có nhiều tham vọng chinh phục khoảng không vũ trụ, cũng đang thúc đẩy một kế hoạch mang tên “Compass”

Lúc đầu, hệ thống Galileo của EU là nhằm đối chọi với hệ thống GPS của Mỹ. Tuy nhiên, gần đây, EU đã chuyển sang hướng hợp tác với Mỹ. Ngoài lý do giúp giảm thiểu đáng kể chi phí (phóng vệ tinh, giám sát và vận hành), việc hợp tác với Mỹ còn giúp nâng cao chất lượng thông tin, tăng độ phân giải hình ảnh. Về khía cạnh thương mại, sự hợp tác này cũng tạo điều kiện cho Galileo dễ dang thâm nhập vào các thị trường mới

Ở Nhật Bản, hiện có những lo ngại về việc Mỹ sẽ tính phí GPS thay vì để cho các nước khác sử dụng miễn phí như hiện nay. Vào tháng 10 tới, một hội nghị quốc tế liên quan tới GPS sẽ được tổ chức. Nếu kiên quyết “tự lực” phát triển GPS, điều đó có nghĩa là Nhật Bản sẽ không sử dụng các hệ thống GPS quốc tế hiện hành

Nhật Bản hiện đang đứng đầu thế giới về ứng dụng GPS. Theo kế hoạch, Nhật Bản dành 2,5 nghìn tỷ yên trong vòng 5 năm tới để phục vụ việc nghiên cứu thiết lập một hệ thống GPS riêng. Các nhà học giả Nhật Bản cho rằng với khoản ngân sách hạn hẹp như vậy, tốt hơn hết là Nhật Bản nên liên kết với các nước khác. Có nhiều ý kiến cho rằng Tokyo nên cân nhắc tham gia hệ thống Galileo

Trong tuần này, Nhật Bản sẽ phóng vệ tinh địa tĩnh mang tên Michibiki với mục đích kiểm chứng kỹ thuật. Vụ phóng vệ tinh này ước tính sẽ tiêu tốn 73,5 tỷ yên

Người ta tự hỏi: Liệu Nhật Bản có cần thiết phải tiêu tốn nhiều tiền đến thế cho một dự án dài hơi, đòi hỏi nguồn kinh phí lớn trong khi có thể liên kết, hợp tác với các nước để giảm thiểu những chi phí phát sinh ?
 
Sắm “hộp đen” – chủ xe mừng, tài xế buồn​

- Ứng dụng công nghệ định vị cho các phương tiện giao thông như xe tải, taxi… đã và đang được các doanh nghiệp kinh doanh phương tiện vận tải chú ý. Đã hình thành thị trường cho nhóm sản phẩm và dịch vụ này

Nở rộ dịch vụ


Cách đây hai năm, khoảng mười doanh nghiệp, như: BinhAnh (50% thị trường) Viễn Tân, Việt Toàn Cầu, Vinh Hiển, ADA, Toàn Đức Lộc … đã cung cấp dịch vụ bán trọn gói giải pháp quản lý phương tiện vận tải bằng công nghệ định vị toàn cầu (GPS). Gần đây, vào tháng 7.2010, Viễn thông Hà Nội cung cấp dịch vụ định vị trực tuyến “VNTracking” từ phần cứng cho đến hệ thống kiểm soát

Hiện trên thị trường, thiết bị phần cứng cho dịch vụ kiểm soát phương tiện đang được bày bán rộng rãi. Chủ yếu là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc… Nhóm hàng này, tuỳ theo nguồn gốc của nhà sản xuất mà giá dao động từ 3,5 – 6 triệu đồng, gồm có hộp thu và nhận dữ liệu mà giới tài xế gọi là “hộp đen”. Còn muốn lắp đặt thêm phụ kiện cho các bộ phận khác của xe, như quản lý romoóc, nhiên liệu… phải chi thêm từ 1 – 5 triệu đồng

Ông Hoàng Dương (công ty giải pháp kỹ thuật số) cho biết, tuỳ theo hình thức khoán xe của chủ xe cho tài xế mà thiết bị định vị được gắn trên xe nhiều hay ít. “Hiện nay, doanh nghiệp quan tâm nhất là lộ trình của xe và nhiên liệu. Nếu khoán chuyến, không bao nhiên liệu, chủ xe chỉ lắp “hộp đen” để kiểm soát số chuyến. Nhưng phần lớn doanh nghiệp lắp “hộp đen” và bộ xử lý nhiên liệu vì chỉ thuê tài”, ông Dương cho biết thêm

Chưa có số liệu chính xác về số doanh nghiệp sử dụng “hộp đen” nhưng từ các nhà khai thác dịch vụ, con số đó ngày càng tăng. Ông Nguyễn Anh Tuấn (Việt Toàn Cầu) cho biết, số doanh nghiệp từ những doanh nghiệp chỉ có 1 – 2 đầu xe cho đến 100 đầu xe đã trang bị “hộp đen”. “Số tiền đầu tư cho hệ thống không chỉ là mua các thiết bị phần cứng mà còn phần mềm quản trị. Nếu đầu tư trọn gói phần cứng, mỗi đầu xe ước chừng 12 – 14 triệu đồng, chưa kể chi phí đầu tư hệ thống kiểm soát và cước kết nối GPRS”, ông Lương Trọng Nhân (Viễn Tân) nói

“Kể từ khi lắp đặt “hộp đen”, chỉ cần ngồi ở nhà cũng có thể kiểm soát được toàn bộ tình hình hoạt động của xe đang chở hàng bên ngoài trên hệ thống như thế nào”

Hiện nay, doanh nghiệp kinh doanh phương tiện vận tải có hai cách lựa chọn đầu tư hệ thống kiểm soát, hoặc là đầu tư trực tiếp tại doanh nghiệp, hoặc là thuê hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ. Nếu thuê, giá tuỳ thuộc vào số lượng đầu xe và thời gian sử dụng. Tại Việt Toàn Cầu, giá thuê là 150.000đ/ tháng/ thiết bị, trong đó bao gồm cước phí kết nối GPRS

Chủ xe có lợi

Hộp đen, bản chất là thiết bị định vị toàn cầu nhưng được tích hợp SIM di động. Khi xe chạy, “hộp đen” sẽ hoạt động, truyền tín hiệu về vệ tinh thông qua kết nối GPRS để định vị vị trí, tốc độ, hướng di chuyển, lộ trình, thời gian nổ và tắt máy, khoảng cách... của xe. Tại hệ thống điều hành, vị trí của xe sẽ được hiển thị trên bản đồ số của Google Maps hoặc Vietmap… Tuỳ theo độ nhạy của thiết bị mà thời gian cập nhật vị trí của xe từ 3 – 30 giây/ lần. Những dữ liệu trên sẽ được lưu lại trên hệ thống theo thời gian: ngày, tuần, tháng…

Đó là khẳng định của ông Đặng Đức Tiệp, giám đốc công ty vận tải Đặng Tiến (TP.HCM). Theo ông Tiệp, hai năm trước, doanh nghiệp của ông đã tiến hành lắp đặt thiết bị định vị cho tất cả 10 xe container hiện có, với mức giá khi đó khoảng chừng 6 triệu đồng/ thiết bị, cộng vào đó là chi phí quản lý ước chừng 150.000đ/ thiết bị/ tháng và tuỳ theo xe hoạt động nhiều hay ít mà cước phí kết nối GPRS từ 100.000 – 300.000 đồng/ xe/ tháng. “Kể từ khi lắp đặt “hộp đen”, chỉ cần ngồi ở nhà cũng có thể kiểm soát được toàn bộ tình hình hoạt động của xe đang chở hàng bên ngoài trên hệ thống như thế nào”, ông Tiệp kể. Ngoài việc giám sát lộ trình của xe, tránh được tình trạng tài xế sử dụng xe của doanh nghiệp làm việc riêng, nhờ “hộp đen” giám sát mà công ty Đặng Tiến hạn chế tình trạng tài xế vi phạm luật Giao thông đường bộ như vượt quá tốc độ, lấn tuyến, chạy đúng chỉ tiêu mà công ty đã giao cho từng tài xế…

Ông Lương Công Thành, giám đốc doanh nghiệp vận tải Công Thành (TP.HCM) cho biết thêm, nhờ có thiết bị định vị mà những chuyến hàng quan trọng luôn được chính bản thân ông ở nhà theo dõi, chỉ đạo tài xế liên tục nên các chuyến hàng đó luôn thực hiện đúng tiến độ thời gian, đảm bảo an toàn hàng hoá cho khách hàng. Tuy nhiên, theo ông Thành, vì sóng di động ở nhiều vùng, nhiều nơi vẫn còn “chập chờn” nên có những thời điểm, nhiều đầu xe nằm ngoài tầm kiểm soát

Một trong những giá trị mà các doanh nghiệp đầu tư “hộp đen” rất quan tâm là kiểm soát được tình trạng “tiêu hao nhiên liệu không rõ nguyên nhân”. Tại một doanh nghiệp vận tải (đề nghị không nêu tên), từ khi gắn “hộp đen”, lượng nhiên liệu thất thoát giảm đi trông thấy, ước chừng 4 triệu đồng/ xe/ tháng. 60% chi phí xăng “tiết kiệm” được công ty thưởng cho tài xế. 40% lượng xăng còn lại được tính vào phần khấu hao đầu tư thiết bị

Chưa được các doanh nghiệp vận tải xác nhận nhưng theo các chuyên viên kỹ thuật của các nhà cung cấp thiết bị, khi sửa chữa thiết bị, đã phát hiện có hiện tượng tài xế rút dây kết nối hoặc làm lỗi SIM để không thể truyền tín hiệu về hệ thống quản lý của doanh nghiệp. “Điều đó hoàn toàn dễ hiểu. Phần lớn tài xế không muốn có thiết bị trong cabin của mình”, một chuyên viên kỹ thuật nói
 
Giám đốc XN Xe buýt 10.10 ra “lệnh” cấm “nhầm”​


- Mới đây, Giám đốc XN Xe buýt 10.10 có thông báo bằng văn bản tới các lái xe và nhân viên bán vé xe buýt nghiêm cấm mở đài phát thanh VOV, đài phát sóng FM...khi vận hành xe. Lý do mà ông Giám đốc này đưa ra là, ảnh hưởng đến thiết bị GPS (định vị vệ tinh). Ngay khi văn bản này đưa ra đã vấp phải sự phản kháng của lái xe cũng như dư luận.

Vì sao lại có văn bản này? PV Laodong.com.vn đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Nguyễn Trọng Thông - Phó Tổng Giám đốc Tổng Cty vận tải Hà Nội. Ông Thông cho biết:

Hiện nay các xe buýt do Tổng Cty vận tải Hà Nội quản lý đều có lắp hệ thống định vị GPS và hệ thống loa thông báo điểm dừng, đỗ, lộ trình xe chạy cho hành khách biết. Trong thời gian vừa qua, xuất hiện tình trạng một số lái xe trong quá trình vận hành đã mở nhạc với âm lượng lớn gây ảnh hưởng đến TTATGT khi vận hành và ảnh hưởng đến thông tin lộ trình xe chạy. Và thực tế đã có nhiều đơn thư phản ánh của hành khách.

Việc XN Xe buýt 10.10 có văn bản nghiêm cấm mở đài phát thanh VOV, đài phát sóng FM...khi vận hành xe là do công tác soạn thảo đã gây nên sự hiểu lầm là cấm lái xe nghe đài V.O.V. Tổng Cty cũng đã yêu cầu lãnh đạo XN xe buýt 10.10 rút kinh nghiệm. Thực chất văn bản trên yêu cầu lái xe không bật nhạc với âm lượng lớn ảnh hưởng đến thông tin lộ trình đến hành khách và công tác điều hành, vận hành phương tiện.

Vậy xe buýt có được trang bị đài radio không, thưa ông?

Toàn bộ các xe buýt khi mua về đều có. Tuy nhiên, Tổng Cty đã lắp thay thế bằng hệ thống thiết bị định vị và hệ thống âm ly thông báo lộ trình xe buýt phục vụ hành khách. Nhưng thực tế nhiều lái xe đã tự ý lắp thêm hệ thống đài catset và mở nhạc với âm lượng lớn gây ảnh hưởng đến thông tin tuyến

Thưa ông, kênh thông tin giao thông cũng khá cần thiết. Vậy vì sao không lắp hệ thống này trên xe?

Kênh thông tin giao thông rất phù hợp với các loại phương tiện cá nhân. Với vận tải hành khách công cộng thì khác. Toàn bộ hệ thống điều hành trực tiếp trên tuyến là theo phương thức tập trung. Tại tất cả các trung tâm điều hành của Tổng Cty vận tải và các XN đều trang bị đài để nghe kênh thông tin này. Khi theo dõi thông tin, phát hiện các điểm ùn tắc, trung tâm điều hành sẽ chỉ đạo trực tiếp đến lái xe để điều khiển phương tiện trên tuyến để tránh ùn tắc giao thông và nắn chỉnh lộ trình theo phương án nhất định đã có. Ngoài ra, lái xe phải chấp hành tuân thủ theo sự chỉ huy giao thông của lực lượng CSGT khi xảy ra ùn tắc. Lái xe không thể tự ý bỏ lộ trình khi thấy ùn tắc mà chưa có sự điều hành của trung tâm điều hành
 
150.000 xe khách đường dài sẽ phải lắp hộp đen từ 1/7​

Các doanh nghiệp vận tải đang khẩn trương đầu tư lắp đặt hộp đen cho xe khách đường dài, xe du lịch, xe container, bởi nghị định 91 đã quy định lắp đặt hộp đen từ tháng 7/2011

Theo nghị định, các xe khách đường dài trên 500 km trở lên, xe du lịch, xe kinh doanh vận tải hàng hoá bằng container phải gắn thiết bị giám sát từ ngày 1/7. Các xe khách đường dài trên 300 km sẽ phải lắp hộp đen từ ngày 1/1/2012. Và lộ trình lắp đặt cho tất cả xe khách, xe buýt sẽ từ ngày 1/7/2012

Hệ thống giám sát hành trình phải có chức năng ghi, lưu và truyền phát qua mạng Internet về máy tính của doanh nghiệp thông tin về hành trình xe, tốc độ, số lần dừng đỗ, thời gian làm việc của lái xe... Theo tính toán, sẽ có khoảng 150.000 xe khách đường dài phải lắp hộp đen từ ngày 1/7

Ông Đỗ Mạnh Hùng, đại diện Hãng Mai Linh, cho biết doanh nghiệp này đã lắp đặt hệ thống GPS trên 200 xe đường dài 3 năm qua. Dù chi phí đầu tư khá cao, từ 200 đến 300 USD cho mỗi xe, cộng với chi phí viễn thông cho vận hành hàng ngày, song những lợi ích thu lại được không nhỏ, như đã giảm được lực lượng thanh tra, quản lý được doanh thu, lái xe không còn chạy quá tốc độ...

Tại hội thảo ứng dụng công nghệ GPS vào quản lý giao thông vận tải sáng 25/6, nhiều doanh nghiệp bày tỏ lo ngại vốn đầu tư khá cao nếu trang bị cả hệ thống máy chủ cộng với hộp đen gắn trên các xe. Khó khăn nhất là các hợp tác xã hay doanh nghiệp nhỏ chỉ có 2-3 xe khách. Ngoài ra, các sản phẩm GPS trên thị trường hiện nay chưa được đánh giá đúng tiêu chuẩn hay không

Ông Nguyễn Sỹ Dũng, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng phía nhà cung cấp hệ thống giám sát nên giảm giá, khuyến mãi thiết bị. Doanh nghiệp nên đồng tâm với nhà nước để chịu đầu tư chi phí. Cơ quan nhà nước cũng nên xem xét việc trợ giá, giảm thuế hoặc cung cấp tín dụng và quan trọng hơn là tuyên truyền hiệu quả của hệ thống GPS tới doanh nghiệp, người dân

Là một đơn vị cung cấp hệ thống GPS, TS Nguyễn Hoàng Linh, Giám đốc công ty cổ phần định vị Tiên Phong, cho rằng thị trường GPS ở Việt Nam hiện thiếu sự kết nối, các công ty đang áp dụng mô hình đầu tư dàn trải từ A-Z với chi phí cao, thiếu giải pháp đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp vận tải trong nước, nhất là doanh nghiệp nhỏ

Ông Linh đưa ra một giải pháp là cần có một hệ thống máy chủ tiếp nhận và xử lý dữ liệu GPS, mỗi doanh nghiệp chỉ cần thuê đường truyền và lắp đặt số hộp đen trên xe theo đúng số xe cần sử dụng, tránh được đầu tư dàn trải, tốn kém
 
Siết chặt việc quản lý lái xe​

Từ 1.7, khoảng 150.000 xe kinh doanh vận tải bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Điều này có nghĩa là các thiết bị định vị toàn cầu (GPS) sẽ đắt hàng

Chính vì thế, ngày 25.3, hội thảo về “Ứng dụng công nghệ GPS vào quản lý GTVT” do Báo GTVT phối hợp với Cty cổ phần định vị Tiên Phong tổ chức đã dấy lên vấn đề: Làm thế nào để có GPS chuẩn hoá, thực sự đem lại hiệu quả cho DN và nhà quản lý ?

Hiệu quả quản lý khá rõ

Theo Nghị định 91 quy định từ 1.7, các DN kinh doanh vận tải phải lắp đặt thiết bị GPS để quản lý lái xe từ xa. Việc lắp đặt GPS sẽ giúp DN kiểm soát các quy định như lái xe không được lái quá 4 tiếng; xe khách tránh dừng - đỗ bừa bãi trên đường, mở cửa xe khi đang chạy gây mất an toàn, chạy vượt tốc độ... sẽ được thực hiện nghiêm hơn. Lắp thiết bị cũng giúp ý thức lái xe tăng hơn trong việc tuân thủ quy định của luật cũng như DN

Mặt khác, đây còn là “hộp đen” để quy trách nhiệm khi xe gặp sự cố. Đây cũng là động thái giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ, bảo vệ hành khách. Trên thực tế, GPS đã được một số DN như taxi Mai Linh, Thuận Thảo, Phương Trang... lắp đặt để quản lý xe và lái xe khá hiệu quả.
Ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó GĐ Sở GTVT Hà Nội - cho biết: Việc ứng dụng công nghệ GPS vào lĩnh vực giao thông đường bộ đã được nghiên cứu và triển khai thử nghiệm tại VN gần 10 năm nay. Qua đó cho thấy tính bảo mật cao, đảm bảo hoạt động chính xác. Quy định lắp đặt GPS bảo đảm thuận lợi và hiệu quả nhiều mặt cho cả DN và nhà quản lý

Những băn khoăn

Tuy nhiên, tại hội thảo nhiều ý kiến băn khoăn về chất lượng thiết bị và việc chuẩn hóa các thiết bị ra sao để thực sự có hiệu quả. Đồng thời trong một thời gian ngắn, khoảng 150.000 xe sẽ phải lắp thiết bị bắt buộc có gây nên việc cầu vượt quá cung cũng như lắp các thiết bị không đạt chất lượng để đối phó, gây lãng phí xã hội

Ông Linh ước tính, sẽ có khoảng 100.000 - 150.000 đầu xe có nhu cầu ứng dụng công nghệ GPS, mỗi ngày phải có 20 đầu xe được gắn thiết bị.
Hiện VN có khoảng 30 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ GPS. Dự kiến, trung bình các DN phải lắp thiết bị cho khoảng 3.000 - 5.000 xe trong 6 tháng.
Đại diện Trường ĐH GTVT lưu ý: Đáng lo ngại nhất là khi truyền dữ liệu từ nhà cung cấp dịch vụ đến khách hàng qua hệ thống Internet sẽ ảnh hưởng đến tính bảo mật. Nhưng nếu khi thông tin đã về đến server (máy chủ) của nhà cung cấp thì các DN có GPS sẽ quản lý tốt. Vì vậy cần áp dụng những công nghệ bảo mật hiện đại để giảm thiểu tối đa sự xâm nhập không đáng có từ các hệ thống phần mềm bên ngoài

Một thực tế là chỉ còn 3 tháng nữa Nghị định 91 có hiệu lực, nhưng các DN đã lắp đặt và tiếp cận, tìm hiểu công nghệ GPS vào quản lý và điều hành còn quá ít. Ngoài ra, các thiết bị của DN nào được coi là chuẩn hóa cũng cần có cơ quan thẩm định, đánh giá để các DN vận tải khi phải gắn thiết bị không bị “tiền mất tật mang”
 
Doanh nghiệp vận tải “loanh quanh” trước giờ G​

- Thị trường và nhu cầu có sẵn, nhưng rất nhiều doanh nghiệp vận tải vẫn băn khoăn về các văn bản áp luật cụ thể của Nhà nước đối với việc có hay không lắp hộp đen giám sát hành trình, hạ tầng thông tin dữ liệu có đảm bảo ?…

Theo Nghị định 91/2009/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 1/7/2011, tất cả ô tô kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa có cự ly tuyến trên 500km bắt buộc phải lắp đặt hộp đen - thiết bị giám sát hành trình (GPS). Các xe khách đường dài trên 300 km sẽ phải lắp hộp đen từ ngày 1/1/2012. Riêng lộ trình lắp đặt cho tất cả xe khách, xe buýt bắt đầu từ ngày 1/7/2012

Cái khó…

Hiện nay trên thị trường Việt Nam có gần 300.000 xe vận tải và vận tải hành khách công cộng nằm trong “diện” bắt buộc phải lắp đặt hệ thống thiết giám sát hành trình. Tuy nhiên, cung vẫn chưa gặp cầu

Trên thực tế, để kịp thực hiện quy định này thì các doanh nghiệp sẽ phải hoàn tất kế hoạch tài chính, mua sắm thiết bị, lắp đặt và chạy thử theo ý kiến của nhà sản xuất hộp đen. Tuy nhiên, kế hoạch nêu trên khó lòng xong đúng thời điểm 1/7

Trong khi hạn chót sắp cận kề, các đơn vị liên quan của Bộ GTVT vẫn đang soạn thảo những quy định bị “khuyết” thì tại cuộc Hội thảo về ứng dụng thiết bị giám sát hành trình (GPS) được tổ chức mới đây tại Hà Nội, nhiều doanh nghiệp đặt câu hỏi về vấn đề triển khai quy định mới này ra sao? Thời gian áp Luật có kịp ngày 1/7 để doanh nghiệp còn “chạy theo” hay không ?

Bà Nguyễn Thị Thuỷ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Duy Minh - đơn vị cung chuyên cung cấp thiết bị giám sát hành trình được Bộ GTVT mời tham gia làm thành viên soạn thảo các quy định liên quan đến hộp đen tỏ ra rất lo lắng khi nêu ra minh chứng về các vấn đề liên quan đến hộp đen hiện nay

“Thực tế, phải qua tất cả các khâu kiểm tra của các đơn vị nêu trên thì mới cho ra đời sản phẩm đạt chuẩn, doanh nghiệp sản xuất mới được phép bán ra thị trường và doanh nghiệp vận tải mới dám mua về để lắp đặt trên ô tô của mình nhưng các quy định về hộp đen đạt chuẩn đã có nhưng chưa nêu đích danh đơn vị nào được kiểm tra và cấp giấy chứng nhận” - bà Thủy cho biết

GPS có tính năng ghi liên tục, lưu giữ và truyền phát qua mạng Internet về máy chủ của doanh nghiệp để lưu trữ theo quy đinh những thông tin tối thiểu về quá trình khai thác và vận hành của phương tiện vận tải, như: tốc độ xe chạy, lượng nhiên liệu, số lần dừng đỗ, mở cửa xe; thời gian làm việc của lái xe...

Cũng theo bà Thủy: “Hiện nay đối tượng khách hàng mua thiết bị GPS của chúng tôi không phải các đơn vị chạy xe trên lộ trình hơn 500 km mà đa phần là các chủ xe phục vụ cho việc điều hành tại chỗ của họ. Chúng tôi lo lắng không biết có sản xuất kịp thời điểm 1/7 vì đối tượng bắt buộc phải lắp đặt GPS quá lớn, không biết Bộ GTVT có tính tới phương án lùi thời gian áp dung hoặc hoãn phạt GPS hay không…”

Các doanh nghiệp đã và đang áp dụng công nghệ GPS quản lý hệ thống phương tiện đều khẳng định được hưởng lợi lớn, nhưng với doanh nghiệp, việc bảo mật thông tin là yếu tố sống còn nên cơ quan quản lý Nhà nước có đảm bảo không bị lộ ra ngoài hay không ?

Tiến sỹ Khuất Việt Hùng - Giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế trường Đại học Giao thông Vận tải, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch và Quản lý GTVT cho hay: “Ở Việt Nam, thị trường có, nhu cầu có, lượng phương tiền cần lặp đặt GPS nhiều nhưngg doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn về GPS

Vấn đề nằm ở văn bản Luật, hiện chưa thấy có văn bản nào quy định về tính bảo mật thông tin cho doanh nghiệp; Mặt khác, hạ tầng thông tin dữ liệu của Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay, giả sử doanh nghiệp muốn kiện cơ quan quản lý Nhà nước vì để lộ những thông tin dữ liệu của họ hay không?”

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp bày tỏ lo ngại về vốn đầu tư để trang bị cả hệ thống máy chủ và hộp đen gắn trên các xe là khá cao. Mặt khác, độ chuẩn của các sản phẩm GPS trên thị trường hiện nay chưa được đánh giá chính xác

… có “bó” cái khôn ?

Việc ứng dụng GPS trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã được một số doanh nghiệp vận tải hành khách, hàng hóa áp dụng vào công tác quản lý và điều hành đoàn xe trong những năm gần đây

Các doanh nghiệp đã ứng dụng GPS đều khẳng định có lợi trong việc giảm nhân công, giảm tiền lương phải chi trả, xoá được hệ thống thanh tra nội bộ, nâng cao chất lượng phục vụ, doanh thu…

Đại diện Tập đoàn Mai Linh khu vực Đông Bắc bộ chia sẻ: “Mai Linh hiện có hơn 10.000 đầu xe các loại và đã ứng dụng GPS. Chi phí đầu tư GPS ban đầu cao nhưng 3 tháng áp dụng chúng tôi đã thu hồi được vốn, giảm được nhân công, quản lý được doanh thu, giảm lực lượng thanh tra đã kéo theo giảm tiền lương tháng phải chi trả, lái xe an toàn...

Tuy nhiên, hiện mạng cơ sở viễn thông Việt Nam còn thấp, cơ sở dữ liệu chuẩn (bản đồ số) vẫn chưa có nên chúng tôi quan ngại về tính bảo mật thông tin. Để giải quyết được khó khăn này, chúng tôi rất hi vọng những cơ sở pháp lý liên quan đến vấn đề này sớm hoàn thiện và đưa vào áp dụng”

Ông Nguyễn Hoàng Linh - Giám đốc công ty cổ phần Định vị Tiên Phong - một đơn vị cung cấp GPS, cho biết: “Thị trường GPS ở Việt Nam thiếu sự kết nối, thiếu giải pháp đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp vận tải trong nước, nhất là doanh nghiệp nhỏ nên cung cầu chưa gặp nhau

Để lặp đặt GPS, các doanh nghiệp này thường áp dụng mô hình đầu tư dàn trải với chi phí cao nên đa phần ngại đầu tư. Các doanh nghiệp cần có một hệ thống máy chủ tiếp nhận và xử lý dữ liệu GPS, tuy nhiên giải pháp trước mắt là mỗi doanh nghiệp chỉ cần thuê đường truyền và lắp đặt số hộp đen trên xe theo đúng số xe cần sử dụng, tránh được đầu tư dàn trải và đỡ tốn kém”

Ông Nguyễn Sỹ Dũng - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng: “Khi triển khai hệ thống quản lý GPS thì Nhà nước sẽ được hưởng lợi rất nhiều, vì thế Nhà nước cần tính toán tới việc chia sẻ với doanh nghiệp bằng các biện pháp giảm thuế, cung cấp tín dụng, trợ giá… Phía nhà cung cấp hệ thống giám sát GPS nên giảm giá, khuyến mãi thiết bị; còn doanh nghiệp nên đồng tâm với Nhà nước để chịu đầu tư chi phí”
 
Lắp hộp đen ôtô: Chi phí cao, tiêu chí chưa rõ​

- Theo tính toán của Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, trên 100 nghìn phương tiện kinh doanh vận tải sẽ phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) với tổng kinh phí khoảng 1.000 tỷ đồng. Trong khi đó, một số tiêu chí về hộp đen chưa rõ ràng

Theo Nghị định số 91/2009/NĐ-CP, đến ngày 1-7-2011, xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có cự ly từ 500 km trở lên, xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, vận tải hàng hóa bằng container phải gắn hộp đen. Ngày 1-1-2012 sẽ áp dụng với xe thuộc diện trên có cự ly dưới 300 km. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, cho biết, cả nước sẽ có trên 100 nghìn xe thuộc diện phải lắp đặt hộp đen. Tính sơ bộ mỗi thiết bị có giá từ 8 - 10 triệu đồng thì số tiền mà ngành vận tải bỏ ra lắp đặt hộp đen sẽ lên tới nghìn tỷ đồng

Cuối tháng 3, Bộ GTVT ban hành bộ quy chuẩn lắp hộp đen nên các doanh nghiệp vận tải chỉ có gần 4 tháng để hoàn thành việc lắp đặt. Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam vừa kiến nghị Bộ GTVT lùi thời hạn áp dụng từ 6 tháng đến 1 năm

Nhiều doanh nghiệp vận tải quy mô lớn như: Mai Linh, Hải Âu, Hoàng Long, Transerco... đã tự lắp đặt hộp đen. Tuy nhiên, thiết bị này đơn thuần phục vụ lợi ích của doanh nghiệp trong việc quản lý hoạt động vận tải như: nhiên liệu, số lượng hành khách, hành trình phương tiện... để tránh thất thoát, gian lận. Sẽ có tiêu chí hoàn toàn mới để phục vụ nhu cầu quản lý, giám sát của lực lượng chức năng. Do vậy, không ít doanh nghiệp tỏ ra lo lắng bởi họ phải tự bỏ tiền túi lắp đặt thiết bị giám sát chính mình

Ngoài ra, một số doanh nghiệp đã lắp hộp đen lo lắng cho số phận của thiết bị không đáp ứng được các tiêu chí mà Bộ GTVT vừa ban hành tại Thông tư số 08/2011/TT-BGTVT như: tiêu chí kiểm soát về tốc độ, số lần đóng- mở cửa, đầu đọc máy in... Ông Nguyễn Đình Chung, Giám đốc Cty Vận tải Đa phương thức Duyên Hải (Hải Phòng), băn khoăn: “Liệu các thiết bị đã được lắp đặt có phải thay hoặc nâng cấp? Nếu thay mới sẽ mất hàng tỷ đồng, còn nâng cấp thì cũng tốn kém không ít”

Theo phản ánh của một số nhà sản xuất, cung ứng hộp đen, một số tiêu chí của bộ quy chuẩn mà Bộ GTVT vừa ban hành chưa rõ ràng khiến họ lúng túng trong việc thiết kế, chế tạo, đặt hàng nhà sản xuất nước ngoài như: tốc độ tối thiểu bao nhiêu thì được coi là một lần dừng - đỗ trong khi sai số cho phép là trên dưới 5km/giờ. Hay quy định về thời gian lái xe liên tục quá 4 tiếng là vi phạm nhưng lại chưa có tiêu chí trong việc kiểm soát lái xe chạy nhiều ca trong ngày, xuyên đêm...

Tuy nhiên, ông Nguyễn Thành Long, Giám đốc Cty TNHH Trực Nhân chuyên nhập khẩu và cung cấp hộp đen, nói rằng: “Về phần cứng, hầu hết sản phẩm hộp đen đã và đang lưu hành trên thị trường đều đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ GTVT. Đối với các tiêu chí cụ thể, chỉ cần có yêu cầu rõ ràng là có thể cài đặt được”

Giải đáp lo lắng của các doanh nghiệp nhỏ sẽ tốn kém hàng chục nghìn USD đầu tư máy chủ (server), ông Long cho rằng, vấn đề này hoàn toàn có thể giải quyết thông qua việc doanh nghiệp vận tải thuê luôn server của nhà cung cấp thiết bị với mức giá từ 70- 80 nghìn đồng/xe/tháng. Đối với một số doanh nghiệp đang sử dụng hệ thống định vị, sẽ phải bổ sung nâng cấp phần mềm và phần cứng cho hộp đen. Tuy nhiên, chi phí cho công đoạn này không cao do chỉ phải cài lại phần mềm. Chi phí tối đa cho việc này chắc chắn không quá cao so với giá bán của thiết bị đã sử dụng, ông Long nói
 
Lắp đặt hộp đen cho ôtô thế nào ?​

- Chỉ còn hơn hai tháng nữa là tới ngày 1-7, hàng trăm ngàn ôtô sẽ phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) theo nghị định 91/2009 của Chính phủ


492440.jpg

Ông Nguyễn Mạnh Hùng​

Nhiều doanh nghiệp đang lo không biết lựa chọn loại hộp đen nào và lắp đặt ở đâu để đảm bảo thời hạn trên. Ông NGUYỄN MẠNH HÙNG, chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, cho biết:

- Hiện nay toàn quốc có khoảng 400.000 phương tiện kinh doanh vận tải. Lộ trình của nghị định 91 quy định thời hạn ôtô phải lắp đặt hộp đen là trước ngày 1-7-2011 đối với các ôtô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có cự ly từ 500km trở lên và xe container. Trước ngày 1-1-2012 đối với các xe vận tải hành khách tuyến cố định có cự ly từ 300km trở lên và xe buýt, xe vận tải hành khách theo hợp đồng. Tới 1-7-2012, tất cả đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô và xe container phải lắp đặt hộp đen

Hiện mới có một số doanh nghiệp vận tải lớn như Mai Linh, Hoàng Long... triển khai lắp đặt thiết bị này. Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam chưa thống kê được có bao nhiêu ôtô được lắp đặt hộp đen nhưng chắc chắn tỉ lệ phần trăm số xe đã lắp đặt rất ít vì các doanh nghiệp mới chỉ trong giai đoạn thử nghiệm

* Những hộp đen đã được lắp đặt hoạt động ra sao ?

- Các doanh nghiệp đã lắp đặt hộp đen đều có hiệu quả khá tốt. Có hộp đen, doanh nghiệp sẽ kiểm soát được xe chạy như thế nào, hạn chế sự tùy tiện của lái xe và tiết kiệm được nhiên liệu. Các doanh nghiệp hiện nay đã lắp đặt hộp đen chủ yếu phục vụ hoạt động kinh doanh của mình, xe nào cần thì họ mới lắp chứ chưa lắp đặt để tuân thủ luật

Việc lắp đặt hộp đen cho ôtô là việc làm có ích, vì đây là công nghệ hiện đại, hiệu quả. Tuy nhiên việc áp dụng vào Việt Nam, nhất là với từng doanh nghiệp, sẽ có những khó khăn riêng. Đặc thù của hoạt động kinh doanh vận tải ôtô ở Việt Nam là phần lớn doanh nghiệp hoạt động với quy mô vừa và nhỏ, thậm chí rất nhỏ. Vì thế việc đầu tư một khoản tiền lớn lắp đặt hộp đen là điều phải tính toán đối với họ. Ngoài ra, với các doanh nghiệp vận tải hoạt động theo mô hình hợp tác xã, xã viên phải tự bỏ tiền túi để lắp đặt thiết bị, việc thiết lập mạng lưới vận hành thiết bị ở các hợp tác xã này cũng sẽ gặp nhiều khó khăn

* Hiệp hội đã có kiến nghị lùi lộ trình lắp hộp đen ?

- Đúng vậy. Tới đầu tháng 3-2011, Bộ Giao thông vận tải mới ban hành thông tư về quy chuẩn kỹ thuật của hộp đen. Còn danh sách những hộp đen nào hợp chuẩn tới nay vẫn chưa được công bố

Các doanh nghiệp đã lắp đặt hộp đen hiện nay cũng chưa thể biết thiết bị đã lắp đặt có hợp chuẩn hay không. Chúng tôi kiến nghị lùi thời hạn áp dụng một năm để chờ công bố danh sách hộp đen hợp chuẩn cũng như cho các doanh nghiệp thêm thời gian chuẩn bị

* Giá cả và mẫu mã các hộp đen trên thị trường ra sao? Có bao nhiêu đơn vị cung cấp hộp đen ?

- Hiện nay rất nhiều đơn vị cung cấp hộp đen tới chào hàng chúng tôi. Mẫu mã và giá cả khác nhau nên chúng tôi cũng chưa biết nên lựa chọn loại nào. Các loại hộp đen chào hàng được sản xuất trong nước cũng có, hàng nhập khẩu thì nhiều xuất xứ như Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan... Giá cả biến động từ 400-600 USD/chiếc. Chúng tôi tính toán tổng chi phí lắp đặt thiết bị, máy chủ, chi phí quản lý chia ra trung bình phải mất khoảng 10 triệu đồng để lắp đặt mỗi hộp đen

Trong khi đó, vì chưa có danh sách hộp đen hợp quy nên hiệp hội không thể xác định được những doanh nghiệp nào đủ chất lượng để tư vấn cho các thành viên. Chúng tôi khuyến cáo các doanh nghiệp nên tham khảo kỹ, tốt nhất nên chậm lại chờ cơ quan chức năng công bố danh sách các hộp đen hợp quy để tránh mua phải thiết bị không đủ chất lượng. Hiệp hội cũng kiến nghị mỗi tỉnh nên thành lập một trung tâm quản lý hộp đen để các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ khả năng đầu tư máy chủ riêng có thể thuê dịch vụ của trung tâm này

Hộp đen phải đảm bảo tiêu chuẩn gì ?

Ông Nguyễn Văn Ích (phó vụ trưởng Vụ Khoa học - công nghệ Bộ Giao thông vận tải) trả lời: Vụ Khoa học - công nghệ Bộ Giao thông vận tải là đầu mối chịu trách nhiệm quản lý chất lượng sản phẩm và kiểm tra việc công bố hộp đen hợp quy. Theo thông tư 08 do Bộ Giao thông vận tải ban hành tháng 3-2011, hộp đen phải có tính năng liên tục ghi, lưu trữ và truyền phát qua mạng Internet về máy chủ của doanh nghiệp các thông tin về xe và lái xe, hành trình, tốc độ vận hành của xe, số lần và thời gian dừng đỗ, số lần và thời gian đóng mở cửa xe, thời gian làm việc của lái xe (bao gồm thời gian một lần lái xe liên tục và tổng thời gian làm việc trong ngày của lái xe)

Về kiến nghị của Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam lùi lộ trình lắp đặt hộp đen, ông Ích cho biết Bộ Giao thông vận tải đã nghiên cứu và đưa vào dự thảo sửa đổi nghị định 34 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Còn thời hạn lùi cụ thể như thế nào phải chờ quyết định của Chính phủ
 
Bộ GTVT ban hành quy chuẩn “hộp đen” ô tô​


Thiết bị giám sát (còn gọi là hộp đen) hành trình phải có tính năng liên tục ghi, lưu giữ và truyền phát qua mạng internet về máy tính của doanh nghiệp để lưu trữ theo quy định các thông tin tối thiểu về quá trình khai thác, vận hành của xe…

Đó là nội dung trong Thông tư số 08/2011/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô, QCVN 31: 2011/BGTVT

Theo đó, quy chuẩn quy định các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu của thiết bị giám sát hành trình lắp trên các loại xe ô tô thuộc đối tượng quy định trong Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, các quy định về quản lý và tổ chức thực hiện

Thiết bị giám sát hành trình bao gồm phần cứng (bộ vi xử lý, bộ phận ghi, lưu giữ, truyền phát dữ liệu, đồng hồ đo thời gian thực, bộ phận nhận tín hiệu định vị toàn cầu GPS, bộ phận thu nhận thông tin lái xe, cổng kết nối, bộ phận thông báo trạng thái hoạt động thiết bị, …) và phần mềm phân tích dữ liệu. Thiết bị giám sát hành trình cũng phải ghi lại thông tin về thời gian làm việc của lái xe, về số lần và thời gian dừng, đỗ xe, các thông tin về thời gian, tốc độ, quãng đường chạy, tọa độ của xe từng phút một trong suốt hành trình chạy của xe

Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, phân phối, kiểm tra chứng nhận chất lượng, sử dụng và quản lý thiết bị hành trình được lắp trên các loại xe thuộc phạm vi áp dụng tại Khoản 1.1 Nghị định 91/2009/NĐ-CP

Bộ GTVT xác nhận hoàn tất việc đăng ký công bố hợp quy, có dấu hợp quy và đảm bảo các yêu cầu về ghi nhãn phù hợp; khi đó các tổ chức, cá nhân sẽ được đưa vào kinh doanh các sản phẩm thiết bị giám sát hành trình và lắp đặt trên các phương tiện vận tải
 
“Hộp đen” cho ôtô: lùi thời hạn lắp đặt hay lùi thời gian xử phạt ?​


- Theo nghị định 91 của Chính phủ, từ ngày 1.7.2011, xe khách chạy tuyến trên 500km, xe container, xe du lịch phải lắp “hộp đen” giám sát hành trình

Tuy nhiên, đến tháng 3.2011, nghĩa là chỉ chưa đầy bốn tháng trước ngày thực hiện quy định nói trên, thông tư Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ôtô mới được bộ Giao thông vận tải (GTVT) ban hành, và đến nay, chỉ còn hai tháng nữa là tới “giờ G”, nhưng loại thiết bị nào được chấp nhận đạt chuẩn vẫn chưa được công bố, khiến các doanh nghiệp vận tải lo ngại việc lắp đặt “hộp đen” sẽ không kịp tiến độ quy định

5ba8446683c7963585cbe2908605ece1.jpg

Hộp đen được gắn trên xe​

Ngày 26.4, ông Nguyễn Mạnh Hùng, chủ tịch hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, nói hiệp hội đã phải kiến nghị bộ GTVT xin phép Thủ tướng lùi thời hạn thực hiện một năm để các doanh nghiệp chờ công bố danh sách hộp đen hợp chuẩn cũng như cho các doanh nghiệp thêm thời gian chuẩn bị

Tuy nhiên, cùng ngày, trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, thứ trưởng bộ GTVT Lê Mạnh Hùng cho hay, bộ GTVT sẽ chỉ kiến nghị lên Thủ tướng cho lùi thời gian xử phạt từ sáu tháng tới một năm, còn việc lắp đặt thì vẫn phải tiến hành bình thường. “Bộ dự kiến đề xuất như thế cũng là để ưu tiên người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, tức để các đơn vị sản xuất “hộp đen” trong nước có điều kiện cạnh tranh”, ông Hùng nói

Theo hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, hiện toàn quốc có khoảng 400.000 ôtô kinh doanh vận tải. Nhưng con số phương tiện đã triển khai lắp đặt thiết bị này chỉ trên dưới 10% vì các doanh nghiệp mới chỉ trong giai đoạn thử nghiệm và chờ công bố sản phẩm đạt chuẩn. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp cung cấp hộp đen cũng tự tin cho hay sắp có sản phẩm được chứng nhận hợp chuẩn (theo quy định của bộ GTVT) tung ra thị trường. Tại trung tâm Đo lường thuộc tổng cục Đo lường chất lượng (bộ Khoa học và công nghệ) cũng đang tiếp nhận kiểm tra sản phẩm của một số doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hệ thống giám sát hành trình này

Đại diện công ty Trực Nhân (TP.HCM) cho hay, sản phẩm của đơn vị này đã được tổng cục Đo lường kiểm tra xong phần cứng, bắt đầu lắp đặt thiết bị và chạy thử trên xe thử nghiệm. “Dù sản phẩm đã có chứng nhận đạt tiêu chuẩn châu Âu, có giấy phép nhập khẩu song chúng tôi cũng phải tuân theo các trình tự đăng kiểm của quy chuẩn mà bộ GTVT vừa ban hành. Dự kiến sau 10 – 12 ngày kiểm tra, nếu đạt chuẩn chúng tôi sẽ được cấp chứng nhận”

Công ty Bình Anh (Hà Nội), đơn vị đã cung cấp ra thị trường gần 10.000 hộp đen cũng khẳng định đang tiến hành những thủ tục cuối cùng để chứng nhận đạt quy chuẩn mà bộ GTVT ban hành

Ông Nguyễn Văn Ích, phó vụ trưởng vụ Khoa học và công nghệ, bộ GTVT, (đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm quản lý chất lượng sản phẩm và kiểm tra việc công bố hộp đen hợp quy) cũng xác nhận, sau khi các đơn vị nói trên có yêu cầu được kiểm tra để chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn, vụ đã hướng dẫn các đơn vị đưa sản phẩm đến kiểm tra tại các phòng thí nghiệm, trung tâm kiểm định được công nhận theo tiêu chuẩn đo lường chất lượng

“Đến cuối tháng 4, số lượng doanh nghiệp đăng ký cũng chỉ mới đếm đầu ngón tay nên chúng tôi giới thiệu qua tổng cục Đo lường và đang chạy thử nghiệm để chứng nhận. Nếu khi các doanh nghiệp muốn chứng nhận nhiều lên thì chúng tôi sẽ chỉ định tới các trung tâm, chi nhánh, miễn sao các trung tâm này đạt chuẩn theo quy định đo lường”, ông Ích thông tin thêm
 
Siết chặt hoạt động của xe container​

- Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản gửi các sở giao thông vận tải yêu cầu tăng cường kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải hàng hóa của xe container

Đồng thời phải thông báo đến các doanh nghiệp vận tải hàng hóa bằng xe container phải tuân thủ các quy định của Luật giao thông đường bộ

Từ ngày 1-7-2011, người điều khiển ôtô đầu kéo xơmi rơmooc phải có giấy phép lái xe hạng FC

Để đảm bảo thực thi quy định này, việc kiểm tra sẽ chú trọng vào điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô của các doanh nghiệp như số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện; phương tiện phải gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định; lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; có bộ phận quản lý điều kiện về an toàn giao thông
 
Hơn 16.000 ô tô phải lắp hộp đen trước ngày 1-7​

86954_400.jpg

- Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa báo cáo Bộ GTVT về tình hình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) theo qui định của Chính phủ

Theo đó, cả nước hiện có 1.537 doanh nghiệp, HTX vận tải với 16.203 phương tiện thuộc diện phải lắp đặt hộp đen trước ngày 1-7-2011, trong đó có 335 doanh nghiệp, HTX có số lượng dưới 5 đầu xe. Đến nay, đã có 84 doanh nghiệp, HTX lắp đặt 1.404 hộp đen và 87% số doanh nghiệp, HTX đã có kế hoạch lắp đặt, nhiều đơn vị đã ký hợp đồng nguyên tắc với nhà cung cấp

Theo Tổng cục Đường bộ, khó khăn nhất trong việc thực hiện là chi phí lắp đặt và chi phí duy trì hoạt động của trung tâm điều hành thiết bị này khá lớn trong khi giá cước vận tải thấp nên các doanh nghiệp, HTX có dưới 5 xe chưa dám lắp hộp đen. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp, HTX đã lắp đặt thiết bị này hiện băn khoăn về tính hợp chuẩn theo quy định của Thông tư số 08/2011/TT-BGTVT chưa biết sẽ phải xử lý thế nào

Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam Nguyễn Văn Thanh băn khoăn, những năm qua, một số doanh nghiệp đã lắp đặt hộp đen trên xe nay xử lý thế nào, có phải tháo ra đi kiểm chuẩn lại không, nếu kiểm chuẩn thì như thế nào ?
 
Mỹ chật vật lắp “hộp đen” trên xe ô tô​

Trong tháng 6/2011, Cơ quan An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ gọi tắt NHTSA cho biết họ sẽ yêu cầu tất cả các loại xe ô tô lưu thông trên đường đều phải lắp chiếc “hộp đen” bên trong xe của họ

Được biết, các hộp này được sử dụng trên máy bay và thường được biết với cái tên gọi khác chiếc “hộp đen”. Nó được dùng để ghi lại việc điều khiển của xe và thông tin của xe vài giây trước khi chiếc xe bị gây tai nạn

26-5-KH-hop-den-o-to.jpg

Lắp chiếc “hộp đen” trên ô tô sẽ ghi lại các nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn​

Qua đó, NHTSA cho biết người lái xe ô tô sẽ không được tắt các chức năng cần thiết có trong thiết bị đi để nhằm phục vụ cho công tác điều tra hoặc cho các bên bảo hiểm ô tô để thu thập dữ liệu khi xe xảy ra vụ tai nạn. Mặc dù, cũng có một số quan ngại về việc sử dụng sai mục đích có trong dữ liệu hoặc dùng nó để đánh lừa các cơ quan chức năng

Bởi vậy, quyết định trên sẽ gây ra khó khăn đối với một số tiểu bang ở Mỹ khi nghiêm cấm tiết lộ thông tin cá nhân có trong dữ liệu. Trong đó có ít nhất 37 tiểu bang không có luật sư đứng ra bảo vệ dữ liệu này

Về mặt pháp lý các công ty bảo hiểm có thể được phép truy cập dữ liệu có trong các xe hơi mà họ muốn kiểm tra
 
Nhiệm vụ cấp bách: Đẩy lùi tai nạn giao thông​

- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, đề xuất bổ sung các giải pháp phù hợp trong thời gian tới

Đồng thời, kiện toàn Ủy ban An toàn giao thông quốc gia theo hướng nâng cao hơn nữa trách nhiệm của Ủy ban, trình Chính phủ xem xét, quyết định trọng tháng 6 tới

Tình hình trật tự an toàn giao thông trong 4 năm qua đã có chuyển biến tích đáng kể, giảm được một số chỉ tiêu về tai nạn giao thông trên cả nước, cụ thể, trong 3 năm (2008, 2009, 2010) giảm 791 vụ (giảm 5,4%), giảm 1.744 người chết (giảm 13,2%), giảm 407 người bị thương (giảm 6%). So sách các tiêu chí đó tính trên 10.000 phương tiện cơ giới đường bộ thì: số vụ giảm 32,8%, số người chết giảm 32,8%, số người bị thương giảm 31,1%. Tuy nhiên tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông vẫn diễn ra rất nghiêm trọng

Trước thực trạng tai nạn giao thông có giảm, song vẫn còn nhiều, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, các Bộ Giao thông vận tải, Công an và các cấp chính quyền tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa, quyết liệt hơn nữa các biện pháp ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thông; phải tạo được những chuyển biến rõ nét trong giảm thiểu tai nạn giao thông

Thủ tướng Chính phủ cũng giao Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các Bộ, ngành liên quan khẩn trương trình bổ sung các giải pháp, biện pháp hữu hiệu nhằm tạo những chuyển biến mạnh mẽ trong kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thông trên toàn quốc

Biểu dương 10 địa phương thực hiện tốt các giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông

Thủ tướng Chính phủ biểu dương 10 địa phương đã thực hiện kiên trì và quyết liệt các biện pháp đồng bộ kiềm chế tai nạn giao thông và giảm người chết trong 3 năm liên tục bao gồm: TP. Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội, các tỉnh: Đồng Nai, Đắk Lắk, Nghệ An, An Giang, Quảng Bình, Hà Nam, Quảng Trị và Đắk Nông

Đồng thời, Thủ tướng cũng phê bình 2 địa phương là Kiên Giang và Thái Nguyên để số người chết do tai nạn giao thông tăng liên tục 3 năm liền
 
Lùi xử phạt xe không lắp “hộp đen” đến năm 2013​

- Từ ngày 1/7/2013, xe khách, xe tải tham gia kinh doanh vận tải không gắn thiết bị giám sát hành trình hoặc gắn nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định mới bị xử phạt hành chính từ 2 - 3 triệu đồng/lần

Việc lùi thời gian xử phạt này vừa được Thủ tướng Chính phủ quyết định và ban hành Nghị định 33/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ sẽ có hiệu lực từ ngày 30/6 tới đây

GPS là thiết bị giám sát hành trình đối với phương tiện vận tải đường bộ. GPS có tính năng ghi liên tục, lưu giữ và truyền phát qua mạng internet về máy chủ của doanh nghiệp để lưu trữ theo quy định những thông tin tối thiểu về quá trình khai thác và vận hành của phương tiện vận tải, như: tốc độ xe chạy, lượng nhiên liệu, số lần dừng đỗ, mở cửa xe; thời gian làm việc của lái xe...

Trước đó, Nghị định 91/NĐ-CP của Chính phủ quy định: từ ngày 1/7/2011, tất cả ô tô kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa có cự ly tuyến trên 500km bắt buộc phải lắp đặt hộp đen - thiết bị giám sát hành trình (GPS). Các xe khách đường dài trên 300 km sẽ phải lắp hộp đen từ ngày 1/1/2012. Riêng lộ trình lắp đặt cho tất cả xe khách, xe buýt bắt đầu từ ngày 1/7/2012

Tuy nhiên, do có nhiều vướng mắc trong việc công bố chuẩn thiết bị giám sát và những khó khăn của doanh nghiệp vận tải ảnh hưởng đến tiến độ lắp đặt, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đã có văn bản kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ xin phép lùi thời hạn thực hiện 1 năm

Về việc này, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết: “Việc xử phạt đối với người điều khiển phương tiện không lắp đặt hộp đen lùi đến 2 năm nữa, nhưng việc triển khai lắp thiết bị giám sát hành trình vẫn phải tiến hành từ 1/7/2011 đúng theo quy định trong Nghị định 91/NĐ-CP. Cơ quan quản lý vận tải sẽ kiểm soát việc này thông qua đăng ký, cấp phép kinh doanh vận tải”

Được biết, hiện toàn quốc có khoảng 400.000 phương tiện kinh doanh vận tải, nhưng số lượng phương tiện đã triển khai lắp đặt thiết bị hộp đen chưa tới 10%
 
Hệ thống giám sát hành trình các phương tiện cơ giới​

- Hệ thống giám sát hành trình đã và đang được nhiều nước trên thế giới triển khai ứng dụng trong quốc phòng, an ninh và dân dụng. Đây là hệ thống ứng dụng công nghệ định vị toàn cầu (GPS) kết hợp với công nghệ truyền dữ liệu (GSM/GPRS), hệ thống thông tin địa lý (GIS) và cơ sở dữ liệu. Trong quốc phòng, an ninh, hệ thống giám sát hành trình được ứng dụng trong diễn tập, huấn luyện, dẫn đường, dẫn đoàn…

Đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và tham gia giám sát các hoạt động giao thông, Viện Công nghệ thông tin (Viện Khoa học và Công nghệ quân sự) đã nghiên cứu thiết kế và lắp ráp sản xuất thiết bị giám sát hành trình, bảo đảm các tiêu chí chất lượng, độ tin cậy và giá thành…

Thiết bị được thiết kế với các khối chức năng: Giám sát thời gian thực, lưu trữ dữ liệu GPS, cấu hình thiết bị bằng SMS, giám sát trong xe cơ giới, khối điều khiển xa, khẩn cấp, báo động và khối nguồn; có năng lực cung cấp đến 10 đầu vào ra cho các khối chức năng. Phần mềm thiết kế bảo đảm thu nhận được rất nhiều kết nối đồng thời từ thiết bị với tần suất gửi nhanh trong một môi trường đường truyền không ổn định, có khả năng ghi nhận dữ liệu chính xác, đầy đủ và ghi nhật ký dữ liệu trong một thời gian dài

Hệ thống được triển khai ứng dụng phục vụ diễn tập bắn đạn thật cấp trung đoàn. Thiết bị định vị của hệ thống được lắp trên xe tăng, xe bọc thép và trang bị cho các tiểu đoàn bộ binh; sau đó được Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật (Bộ Công an) đưa vào ứng dụng thử nghiệm phục vụ tại Trung tâm Thông tin chỉ huy của Công an Hải Phòng và Thanh Hóa. Ngoài việc triển khai hệ thống phục vụ quốc phòng, an ninh, hệ thống này còn được các doanh nghiệp ứng dụng để quản lý các đoàn xe

Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel đã ứng dụng cho Công ty Bưu chính Viettel, Công ty Viễn thông Viettel. Với số lượng gần 1000 xe, hàng tháng Viettel chi khoảng 8 tỷ đồng tiền xăng dầu; khi triển khai thử nghiệm hệ thống, với độ chính xác 99,3% so với đồng hồ công tơ mét, dự kiến hằng tháng Viettel tiết kiệm được khoảng 20% chi phí, đồng thời còn có thể thu thập dữ liệu về chất lượng tín hiệu của các trạm BTS, giúp nhà mạng di động đánh giá được vùng phủ sóng

Hệ thống giám sát hành trình và thiết bị định vị đã và đang được ứng dụng, tuy nhiên đối tượng sử dụng rất đa dạng, với nhiều mục đích khác nhau, nên hệ thống cần được liên tục phát triển và cập nhật
 
Bộ GTVT chưa công bố sản phẩm đạt chuẩn​

- Bộ Giao thông vận tải (GTVT) nói các doanh nghiệp vận tải vẫn phải lắp thiết bị giám sát hành trình từ 1.7.2011 và cơ quan quản lý sẽ giám sát qua việc cấp phép kinh doanh vận tải, nhưng đến nay vẫn chưa có một doanh nghiệp nào được công bố là đã có thiết bị giám sát hành trình hợp quy chuẩn thì doanh nghiệp vận tải biết chọn sản phẩm ở đâu mà lắp?

Không kịp


bebe4593bbd4ff6502d5640f0335f1c8.jpg

Hiện nay bộ GTVT chưa công bố tên sản phẩm đạt chuẩn theo quy định của bộ hay các doanh nghiệp có sản phẩm hộp đen hợp quy
thì doanh nghiệp không biết phải mua của ai, sản phẩm nào để lắp vào cho kịp 1.7.2011​


Chủ tịch hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, ông Nguyễn Mạnh Hùng đặt ra câu hỏi như vậy và lý giải rằng Nghị định 33/NĐ-CP cho phép lùi thời hạn xử phạt lắp thiết bị giám sát hành trình với các phương tiện vận tải là đúng vì hiện nay bộ GTVT chưa công bố tên sản phẩm đạt chuẩn theo quy định của bộ hay các doanh nghiệp có sản phẩm hộp đen hợp quy thì doanh nghiệp không biết phải mua của ai, sản phẩm nào để lắp vào cho kịp 1.7.2011. Đó là chưa kể, theo nghị định 91/ND-CP, (điểm g khoản 1 điều 19) quy định: doanh nghiệp muốn được cấp giấy phép kinh doanh vận tải thì trong hồ sơ xin cấp phép phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu việc gắn thiết bị hành trình. “Như vậy, giấy tờ này lấy đâu ra khi chưa biết sản phẩm nào, đơn vị nào đạt chuẩn. Điều này không chỉ đánh đố cả doanh nghiệp vận tải chúng tôi mà còn làm khó cả các sở GTVT là có cấp phép hay không, và nếu có thì cũng chỉ là giấy tạm, sau đó doanh nghiệp phải mất thời gian đổi, xin cấp lại”, ông Hùng phân tích

Cũng theo ông Hùng, trước nay, các doanh nghiệp vận tải chỉ cần đăng ký kinh doanh, nhưng tới đây phải có thêm giấy phép kinh doanh vận tải. Theo quy định của bộ Tài chính, giấy phép này chỉ 200.000 đồng, nên về chi phí là không đáng kể. Song để có được giấy phép này thì phải có biên bản nghiệm thu và hợp đồng lắp thiết bị giám sát hành trình

“Rõ ràng, trong hoàn cảnh hiện nay, biên bản này là “bất khả thi” với doanh nghiệp kinh doanh vận tải! Vì thế, chúng tôi kiến nghị không chỉ lùi thời điểm xử phạt mà phải đồng bộ lùi cả thời điểm lắp đặt. Nghĩa là sửa đổi nghị định 91”, ông Hùng khẳng định

Trong bối cảnh nhiều vụ tai nạn giao thông xẩy ra liên tiếp gần đây, nhiều người kỳ vọng việc lắp đặt “hộp đen” sẽ góp phần hạn chế tai nạn. Song ông Hùng cho rằng, mục tiêu lớn nhất khi lắp hộp đen là một giải pháp để các danh nghiệp quản lý hoạt động vận tải trên đường là cơ bản, qua đó giám sát lái xe, qua đó gián tiếp góp phần giảm tai tạn

“Như vậy, thiết bị giám sát chỉ gián tiếp qua việc giám sát hành trình chạy xe, ý thức lái xe. Mà đối với việc nâng cao ý thức, trách nhiệm lái xe để giảm tai nạn thì giáo dục, tuyên truyền phải làm từ trong doanh nghiệp là chính chứ không quá hy vọng biện pháp hộp đen này”, ông Hùng nói

Sẽ cho “ghi nợ”

Để tháo gỡ vướng mắc trên, trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị, vụ trưởng vụ Vận tải (bộ GTVT), ông Trần Ngọc Thành cho rằng, dù quy định của nghị định 91 lẫn Thông tư 14 đã quy định thế, song tại địa phương nào, nếu thấy doanh nghiệp chưa đủ điều kiện thực hiện, để không ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các sở địa phương khi thẩm định điều kiện cấp phép sẽ cho phép doanh nghiệp được “ghi nợ” hai loại giấy này (hợp đồng lắp đặt và biên bản nghiệm thu lắp thiết bị giám sát hành trình – PV), nhưng phải buộc doanh nghiệp bổ sung đầy đủ sau khi có điều kiện thực hiện

Về việc mới đây, Nghị định 33 cho phép lùi thời gian xử phạt xe không lắp hộp đen lại hai năm, trong bối cảnh nhiều vụ tai nạn thảm khốc liên tiếp xấy ra, ông Thành bày tỏ: những vụ tai nạn liên tiếp gần đây là điều không ai muốn, và ngành giao thông cũng đã có các biện pháp, có lộ trình để kéo giảm nhưng không phải có thiết bị giám sát thì hết hẳn

“Tuy nhiên, khi doanh nghiệp có đủ điều kiện lắp, thiết bị giám sát phải cảnh báo được lái xe không được lái liên tục trong 4 giờ hay không được lái xe quá 10 giờ trong một ngày thì hy vọng tai nạn sẽ giảm bớt. Còn nếu tai nạn xẩy ra vì lý do đó thì doanh nghiệp cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”, ông Thành nói
 
Thử nghiệm hộp đen trên xe ô tô​

- Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa chỉ định Viện Đo lường Việt Nam và Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng 1, thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thực hiện việc đo, thử nghiệm thiết bị giám sát hành trình (hay còn gọi là hộp đen) lắp trên xe ô tô

Thông tin này được văn phòng Bộ Giao thông vận tải cung cấp cho Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 1-6. Theo đó, các nhà sản xuất hộp đen muốn biết sản phẩm của mình có phù hợp với các tiêu chuẩn do Bộ GTVT ban hành hay không thì phải được kiểm định tại hai cơ quan này

Sau khi sản phẩm được kiểm định, Bộ GTVT sẽ cấp giấy chứng nhận và dán nhãn hợp quy để sản phẩm được lưu hành trên thị trường

Theo thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Mạnh Hùng, mặc dù Chính phủ đã đồng ý lùi thời điểm xử phạt đối với xe ô tô chưa lắp hộp đen đến ngày 1-7-2013 nhưng các doanh nghiệp kinh doanh vận tải vẫn phải lắp đặt thiết bị này theo quy định tại Nghị định 91. Nếu doanh nghiệp không lắp hộp đen thì không được cấp phép kinh doanh vận tải

Ông Thái Văn Chung, Tổng thư ký Hiệp hội vận tải hàng hóa TPHCM nói rằng, việc lùi thời gian xử phạt sẽ giúp các doanh nghiệp vận tải có thêm thời gian chuẩn bị và chọn lựa những sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn. Bởi hiện nay các doanh nghiệp còn lúng túng khi chưa có đơn vị nào cung cấp hộp đen được cấp dấu hợp quy trên sản phẩm

Theo Nghị định 91, từ 1-7-2011 xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định có cự ly từ 500 km trở lên, xe kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container bắt buộc phải gắn hộp đen

Còn ông Tạ Công Thuận, Giám đốc Công ty Vinh Hiển- doanh nghiệp sản xuất lắp đặt hộp đen cho biết, sau khi các thông tư, quyết định của Bộ GTVT về gắn dấu hợp quy cho hộp đen được ban hành, nếu nhanh thì đến cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7, các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp hộp đen mới có thể đưa ra thị trường sản phẩm hợp quy

“Thông thường, chúng tôi cho doanh nghiệp vận tải chạy thử nghiệm thiết bị trong vòng 3 tháng trước khi quyết định mua sản phẩm hay không”, ông Thuận nói

Theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, hộp đen đạt các tiêu chuẩn sẽ được dán nhãn hợp quy (CR). Dấu hợp quy có thể được in, đúc trực tiếp trên sản phẩm, trên nhãn hàng hóa (đối với thiết bị được sản xuất lắp ráp trong nước) hoặc nhãn phụ (đối với hàng nhập khẩu) ở vị trí không thể tẩy xóa, đồng thời được in trong tài liệu kỹ thuật kèm theo

Theo số liệu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 1.500 doanh nghiệp, HTX vận tải với hơn 16.000 ô tô thuộc diện phải lắp đặt hộp đen
 
Top