What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Cờ Vây BRICS

LOBBY.VN

Administrator
Cờ Vây BRICS

Sau màn "gây sốc" phương Tây cách đây 5 năm, quốc gia được ví như "Trung Quốc ở châu Âu" đang có khả năng trở thành thành viên chính thức của BRICS


Trung Quốc đã công khai ý định mời Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập BRICS

Theo Press TV , Trung Quốc đã công khai ý định mời Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập khối các nền kinh tế mới nổi BRICS. Động thái của Bắc Kinh diễn ra khi BRICS mới kết nạp thêm 6 thành viên mới và Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp diễn ra tại Ấn Độ (từ ngày 9-10/9)

Thổ Nhĩ Kỳ - ứng viên tiềm năng mà Trung Quốc nhắm tới - đang là một thành viên cốt cán trong G20. Song, điểm đáng chú ý hơn cả nằm ở tầm ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực

Theo tờ Aydinlik của Thổ Nhĩ Kỳ, trong cuộc gặp với các nhà báo ở Ankara ngày 1/9, Đại sứ Trung Quốc tại Thổ Nhĩ Kỳ Lưu Thiếu Bân cho biết Trung Quốc "mong muốn Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập BRICS" , đồng thời nhấn mạnh Bắc Kinh và Ankara sẽ sánh vai cùng nhau trên con đường phát triển kinh tế

Ông Lưu nhắc lại việc BRICS kết nạp thêm 6 thành viên mới trong tháng 8 và nói rằng đây "là một khởi đầu lịch sử được mong đợi trên trường quốc tế"

Đáng nói, trong vài ngày nữa, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ có chuyến thăm tới Nga và gặp gỡ Tổng thống Vladimir Putin. Theo kế hoạch, Nga sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh BRICS vào năm tới tại Kazan - thủ phủ của Cộng hòa Tatarstan, một chủ thể của Liên bang Nga có số lượng lớn người Thổ sinh sống


Trong chuyến thăm Nga sắp tới, ông Erdogan sẽ thảo luận về khả năng gia nhập BRICS

Các nguồn tin của Press TV cho biết ông Erdogan và ông Putin sẽ có cuộc thảo luận về khả năng Ankara tiếp cận BRICS. Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang nỗ lực tìm kiếm nguồn vốn đầu tư mới để bù đắp thiệt hại kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra những năm gần đây. Một số chuyên gia nhận định, việc Thổ Nhĩ Kỳ tiếp cận được Ngân hàng Phát triển mới (NDB do BRICS thành lập) sẽ "mở đường" cho Ankara

Bên cạnh đó, tư cách thành viên BRICS cũng có thể giúp Thổ Nhĩ Kỳ tăng doanh thu thương mại, bởi Ankara vốn đã là đối tác thương mại lớn của các thành viên BRICS như Nga, Ấn Độ, Iran, Saudi Arabia và UAE

Một "Trung Quốc ở châu Âu"

Thổ Nhĩ Kỳ giữ vai trò quan trọng chiến lược trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Nước này nằm dọc phía Nam Biển Đen, có vị trí như một cây cầu kết nối châu Âu và châu Á, giáp với Trung Đông ở phía Nam, Trung Á ở phía Đông và khu vực Kavkaz ở phía Bắc

Trong số những quốc gia giáp Biển Đen, các eo biển của Thổ Nhĩ Kỳ là tuyến đường duy nhất dẫn tới biển Aegean, Địa Trung Hải và các đại dương khác

Nhờ vị trí đặc biệt, Thổ Nhĩ Kỳ là trạm trung chuyển năng lượng giữa châu Âu và châu Á với dự án "Đường ống gas tự nhiên xuyên lục địa Anatolia" (TANAP). Trong tình trạng Nga đang chịu lệnh trừng phạt về nhiều mặt từ Hoa Kỳ và EU, Thổ Nhĩ Kỳ nổi lên như một đối tác thay thế lý tưởng và đáng tin cậy nhờ những điều kiện đang sở hữu


Thổ Nhĩ Kỳ được ví như "Trung Quốc ở châu Âu"

Năm 2015, khi đề cập tới việc Thổ Nhĩ Kỳ xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU), ông Volkan Bozki - Chủ tịch Ủy ban Đối Ngoại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ khi đó tuyên bố: "EU không thể nói không với Thổ Nhĩ Kỳ. Các hệ quả sẽ tiêu cực đối với châu Âu, chứ không phải với chúng tôi"

Giới chuyên gia nhận định, sự tự tin của Thổ Nhĩ Kỳ là có cơ sở, do nước này sở hữu tiềm lực kinh tế mạnh hơn so với nhiều nước thành viên của EU thời điểm ấy. Tốc độ phát triển kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn đó nhanh tới mức họ được ví von như một "Trung Quốc ở châu Âu"



Cách đây 5 năm, Thổ Nhĩ Kỳ đã '"gây sốc" phương Tây khi tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS

Trong khi đó, theo Silk Road Briefing , một khối hồi giáo mạnh mẽ trong BRICS đã bắt đầu nổi lên (với Ai Cập, UAE, Saudi Arabia) và ông Erdogan sẽ không muốn Thổ Nhĩ Kỳ nằm ngoài một nhóm có ảnh hưởng như vậy

Trong bối cảnh nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ cần được đầu tư và hỗ trợ xuất khẩu, ông Erdogan đã thực hiện một chuyến gây quỹ nhỏ ở Trung Đông vào tháng 7 năm nay để tìm kiếm nguồn vốn cho nhiều dự án

Hoạt động này đã gặt hái được thành công, ông Erdogan đã ký được các thỏa thuận trị giá hơn 50 tỷ USD với UAE và thêm khoản đầu tư trị giá 9,9 tỷ USD với Qatar

Với việc các nước thành viên BRICS đang có ảnh hưởng đáng kể đến các hiệp định thương mại tự do tại những khu vực tương ứng của họ, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ coi khối này là thị trường phát triển mới đầy tiềm năng

Ở chiều ngược lại, chuyên gia phân tích Jim O'Neill (người đã sáng tạo ra cụm từ viết tắt BRIC trước khi Nam Phi gia nhập) cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giải quyết được những vấn đề phức tạp của hệ thống lấy Mỹ làm trung tâm và trật tự thế giới mới

Hiện chưa có xác nhận nào từ giới chức Thổ Nhĩ Kỳ hay các thành viên BRICS rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức nộp đơn gia nhập khối này. Song, một số chuyên gia cho rằng, ngay cả khi chính phủ Erdogan nộp đơn xin gia nhập BRICS thì các thành viên NATO vẫn có thể gây áp lực để buộc Ankara từ bỏ ý định
 
Saudi Arabia chính thức gia nhập BRICS

Saudi Arabia hôm 2/1 chính thức thông báo rằng nước này đã gia nhập khối BRICS, thông tin này đã được Truyền hình nhà nước Saudi Arabia công bố

Saudi Arabia đã đàm phán về việc gia nhập BRICS trong nhiều tháng, với việc Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước này, Hoàng tử Faisal bin Farhan tuyên bố vào tháng 8/2023 rằng tất cả các chi tiết về động thái này sẽ được đánh giá trước khi đưa ra "quyết định phù hợp"

Vào thời điểm đó, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Saudi Arabia cho biết, BRICS là "một kênh có lợi và quan trọng" để tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên

BRICS, cho đến ngày 1/1/2014 bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, đã chào đón 5 thành viên mới vào ngày đầu năm mới. Ngoài Saudi Arabia, hiện BRICS mở rộng (BRICS+) còn có Ai Cập, Ethiopia, Iran và UAE. Một thành viên tiềm năng khác là Argentina đã đột ngột thay đổi kế hoạch gia nhập sau khi ông Javier Milei giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống ở nước này vào cuối năm 2023

Khối này dự kiến sẽ còn phát triển lớn hơn nữa vào cuối năm nay, với việc Venezuela đang tìm cách trở thành thành viên thường trực tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS tiếp theo ở Nga vào tháng 10/2024

Moscow đã đảm nhận vai trò chủ tịch luân phiên hàng năm của nhóm trong năm nay, với việc Tổng thống Nga Vladimir Putin cam kết "tạo điều kiện cho sự hội nhập hài hòa" của các đối tác mới. Ông Putin lưu ý rằng khoảng 30 quốc gia khác đã bày tỏ ý định tham gia vào các hoạt động của khối dưới hình thức này hay hình thức khác

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã nói về vấn đề này trong ấn bản bằng tiếng Tây Ban Nha của tờ Le Monde Diplomatique trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm 1/1, cho rằng BRICS đại diện cho "tương lai của nhân loại" nhờ sức mạnh kinh tế to lớn của khối này

Theo số liệu của IMF, BRICS mở rộng hiện đã vượt qua G7, nhóm không chính thức gồm các nước phương Tây hàng đầu, xét về GDP tính theo sức mua tương đương, chiếm 36% tổng GDP thế giới
 
Top