What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Cờ Vây Lobby.vn

Vận động hành lang: Thị trường tỷ USD đầy tranh cãi
Nghiên cứu của The Sunlight Foundation với hơn 14 triệu hồ sơ trong khoảng 2007-2012 cho thấy cứ mỗi 1 USD chi cho vận động hành lang và quyên góp cho tranh cử, doanh nghiệp sẽ thu về 760 USD lợi nhuận nhờ các chính sách có lợi từ chính phủ

photo1601870022088-1601870022234628843449.jpg

Vận động hành lang (Lobbying) là một trong những ngành lâu đời nhất tại Mỹ và cũng gây nhiều tranh cãi nhất. Năm 2019, khoảng 12.000 chuyên gia vận động hành lang đã giúp các khách hàng "tiêu" tới 3,5 tỷ USD cho các chính sách tại Mỹ. Thị trường này có sự tham gia của vô số tổ chức, đoàn thể cũng như liên quan đến lợi ích của rất nhiều người trong xã hội

Nghiên cứu của The Sunlight Foundation với hơn 14 triệu hồ sơ trong khoảng 2007-2012 cho thấy cứ mỗi 1 USD chi cho vận động hành lang và quyên góp cho tranh cử, doanh nghiệp sẽ thu về 760 USD lợi nhuận nhờ các chính sách có lợi từ chính phủ


Số nhà vận động hành lang tại Mỹ

Năm 2019, các tập đoàn công nghệ lớn như Amazon, Facebook, Google hay Apple đã chi tới hơn 50 triệu USD cho vận động hành lang

Đối với cộng đồng, nhiều người chỉ trích rằng vận động hành lang không hợp pháp và chúng khiến nạn tham nhũng, hối lộ trở thành công khai, qua đó khiến chính phủ ra những quyết định có lợi cho doanh nghiệp hơn là người dân. Trái ngược lại, phe ủng hộ cho rằng nếu không có kiến thức và tiềm lực tài chính của vận động hành lang, các nhà hoạch định chính sách sẽ không thể làm việc hiệu quả

Vậy sự thực là gì ?

Ngành nghề gây tranh cãi

Vận động hành lang là một trong những yếu tố ảnh hưởng chính đến các chính sách của Mỹ nhưng nhiều người vẫn còn khá mù mờ về nó

"Tôi nghĩ rằng nhiều người vẫn bị hiểu nhầm về nghề vận động hành lang như kiểu chúng tôi cầm túi tiền đi loanh quanh, kêu gọi mọi người bỏ phiếu cho cái này hoặc chống lại chính sách kia, thế nhưng điều đó không chính xác", Chuyên gia vận động hành lang Marcie Mc Swane của Tập đoàn The McSwane nhấn mạnh


Theo đó, các nhà hoạch định chính sách Mỹ cần những thông tin chính xác về tình hình thực tế để có thể đưa ra các quy định hợp lý nhất. Bởi vậy họ sẽ cần những chuyên gia trong những ngành nghề liên quan cũng như cần tài chính cho các chương trình khảo sát. Đây là lúc những chuyên gia vận động hành lang vào cuộc

Điều gây tranh cãi ở đây là không có quy định hay một cơ chế giám sát nào với thị trường vận động hàng lang. Hệ quả là nhiều chính sách được đưa ra nhằm có lợi cho các tập đoàn lớn ở Mỹ. Những liên hiệp, tổ chức súng đạn, dược phẩm, ngân hàng, hàng không… đều có những đội ngũ vận động hàng lang vô cùng mạnh tại Mỹ. Nhờ đó mà rất nhiều vụ bê bối về súng, giá thuốc quá cao, ngân hàng vỡ nợ hay rơi máy bay nhưng các công ty vẫn tồn tại được tại nền kinh tế số 1 thế giới

Quay ngược dòng lịch sử, nghề vận động hàng lang tại Mỹ xuất hiện từ thời Hiến pháp của nước này được tạo ra vào năm 1787. Với mục đích không làm cho một cá nhân, tổ chức hay tầng lớp nào nắm giữ quá nhiều quyền lực, những nhà vận động hành lang xuất hiện để bảo vệ quyền lợi cho từng nhóm mà họ đại diện


Tiền chi cho vận động hành lang cao gần gấp đôi ngân sách cho Nghị viện Mỹ

Nước Mỹ vốn nổi tiếng là quốc gia tự do với những nhóm người và tầng lớp khác nhau từ nhiều dân tộc. Bởi vậy họ cần những nhà vận động hành lang để có thể đề nghị chính phủ nên ra những quy định nào và nên chống lại chính sách gì nhằm bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng

Năm 2019, khoảng 12.170 điều khoản, quy định, chính sách đã được Nghị viện Mỹ thông qua và hàng nghìn dự án luật khác đã bị bác bỏ hoặc xóa sổ. Tất cả những động thái này đều có sự tham gia của những nhà vận động hành lang

Tranh luận, tiệc tùng và quyên góp

Trên thực tế, những nhà vận động hành lang sẽ xây dựng mạng lưới quan hệ trong Nghị viện, chính phủ cũng như cộng đồng. Công việc chính của họ là đi tranh luận, thuyết phục, tổ chức các bữa tiệc xã giao, quyên góp nhằm đảm bảo lợi ích của thân chủ được giữ vững

Số lượng nghị sĩ tại Mỹ là có hạn và họ không có đủ thời gian để tìm kiếm những giải pháp tốt nhất cho một vấn đề. Họ cũng không phải toàn trí toàn năng để hiểu hết các lĩnh vực. Chúng ta có thể thấy rõ qua những câu hỏi kém hiểu biết về công nghệ của một vài Nghị sĩ trong cuộc điều trần với nhà sáng lập Mark Zuckerberg của Facebook


Tiền cho vận động hành lang quý I/2020 (triệu USD)

Bởi vậy, những nhà vận động hành lang cho rằng họ nên tham gia vào quá trình hoạch định chính sách bởi chỉ có họ mới đủ kiến thức chuyên môn trợ giúp các nghị sĩ, thay vì để những đại biểu này ra quyết định mà không hiểu mình đang bỏ phiếu cho cái gì

Như đã nói ở trên, khoảng 3,5 tỷ USD Mỹ đã được chi cho vận động hành lang tại Mỹ, cao gần gấp đôi so với ngân sách của Nghị viện nước này là 2,16 tỷ USD. Các tập đoàn là những người chi nhiều nhất cho vận động hành lang tại Mỹ. Trong số 100 tổ chức vận động hành lang lớn nhất Mỹ, khoảng 95% là đại diện cho những tập đoàn, liên hiệp hoặc các ngành lớn

Trước năm 1970, hầu hết các doanh nghiệp Mỹ vẫn chưa liên quan nhiều đến vận động hành lang hoặc các quyết sách của chính phủ. Chính công đoàn hoặc những tổ chức phi chính phủ mới là khách hàng chính của thị trường này

Thế nhưng khi doanh nghiệp nhận ra vận động hành lang có thể đem lại lợi thế lớn với sự bùng nổ của toàn cầu hóa. Các tập đoàn đã tích cực đổ tiền vào đây với những bữa tiệc sang trọng, rượu và thức ăn hạng sang cùng những cuộc họp kín

Tình hình nghiêm trọng đến mức vào năm 2006-2007, chính phủ Mỹ phải ban hành các quy định nhằm siết chặt quản lý vận động hành lang. Các quan chức bị giới hạn số quà có thể được nhận để không bị liệt vào tội tham nhũng và các cựu quan chức cũng bị giới hạn khi muốn trở thành nhà vận động hành lang khi nghỉ hưu. Một nghiên cứu cho thấy có đến 60% nghị sĩ hoặc ứng cử viên nghị sĩ trở thành nhà vận động hành lang nhờ các mối quan hệ mà họ có được


Những ngành chi vận động hàng lang nhiều nhất (triệu USD) nhận nhiều trợ giúp trong dịch Covid-19 (tỷ USD)

Dẫu vậy, Mỹ vẫn chưa có một cơ chế hay cơ quan hành pháp nào kiểm tra, giám sát vận động hành lang. Mọi quy định công khai đều dựa trên sự tự nguyện. Số vụ vi phạm quy định vận động hành lang bị chế tài cho đến nay tại Mỹ chỉ đếm trên đầu ngón tay

"Nếu một nghị sĩ nào nói với bạn họ không biết các nhà vận động hành lang quyên góp bao nhiêu tiền cho chiến dịch tranh cử của họ thì đó là một lời nói dối", Cựu chuyên gia vận động hành lang Jimmy Williams cười nói

Phần lớn những công ty tham gia vận động hành lang đều quyên góp cho các chiến dịch tranh cử của nghị sĩ tại Mỹ. Ví dụ trong đợt bầu cử năm 2016, những doanh nghiệp Phố Wall đã đóng góp hơn 2 tỷ USD cho các chiến dịch tranh cử

Năm 2020 có lẽ là một năm bận rộn cho vận động hành lang khi cuộc chạy đua tranh cử tổng thống Mỹ lại bắt đầu. Riêng trong quý I/2020, khoảng 937,9 triệu USD đã được chi cho vận động hành lang, mức cao kỷ lục từ trước tới nay. Những ngành như y tế, hàng không, nông nghiệp là chi mạnh tay nhất và họ cũng nhận được nhiều khoản trợ cấp nhất từ chính phủ trong dịch Covid-19
 
Thời Covid-19, doanh nghiệp Việt cần chuyển quan hệ từ đối tác sang liên minh kinh doanh
Theo ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT, thời Covid-19, doanh nghiệp Việt cần liên kết lại, cần phải chuyển quan hệ từ đối tác kinh doanh sang liên minh kinh doanh, để cảm thông trong lúc khó khăn, chia sẻ nguồn cảm hứng sáng tạo, những kinh nghiệm trải qua và chung tay giúp đỡ lẫn nhau

Chu%CC%89%20ti%CC%A3ch%20HDQT%20FPT%20Tru%CC%9Bo%CC%9Bng%20Gia%20Bi%CC%80nh.webp

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT

“Thiên nga đen” Covid-19 đã tạo ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế toàn cầu. Theo báo cáo về triển vọng phát triển kinh tế thế giới của IMF, GDP toàn cầu có thể sụt giảm tới gần 5% trong năm nay, Mỹ và EU thậm chí còn giảm tới 8-10%

Trong bối cảnh này, thúc đẩy và tăng cường hoạt động bán hàng là một trong những ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp để bù đắp doanh thu, phục hồi vốn lưu động và bắt đà tăng trưởng

Phát biểu tại diễn đàn “Từ sống sót đến thịnh vượng” số thứ hai với chủ đề “Bán hàng thời Covid” do FPT vừ tổ chức, ông Trương Gia Bình cho rằng Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra áp lực kép cho nền kinh tế cũng như mỗi doanh nghiệp

"Không ai đứng ngoài trước thách thức đang đến. Vì vậy, doanh nghiệp Việt cần liên kết lại, cần phải chuyển quan hệ từ đối tác kinh doanh sang liên minh kinh doanh, để cảm thông trong lúc khó khăn, chia sẻ nguồn cảm hứng sáng tạo, những kinh nghiệm trải qua, và chung tay giúp đỡ lẫn nhau”, ông Bình nói

Chủ tịch FPT cũng đưa ra 5 nhóm vấn đề cùng hành động giúp doanh nghiệp đẩy mạnh khả năng bán hàng để thích nghi với những thay đổi trong hành vi khách hàng

Theo ông Bình, nhà quản trị doanh nghiệp phải biến thành người chỉ huy trong thời chiến để bắt kịp các cơ hội, phản ứng nhanh với thay đổi, có tầm nhìn mới về kinh doanh

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần thay đổi cách thức bán hàng, sẵn sàng cho thương mại điện tử và xây dựng những trải nghiệm số ưu việt hơn cho khách hàng. Chính sách giá cả phải linh hoạt, tinh gọn, nhấn mạnh vào những giá trị mới

Doanh nghiệp cũng cần đặt trọng tâm vào con người, chiêu mộ, tái đào tạo, biến toàn bộ đội ngũ thành lực lượng bán hàng

Chủ tịch FPT cho rằng đây cũng là thời điểm quan trọng nhất để tái trang bị “vũ khí” - những công cụ số, thúc đẩy chuyển đổi số với trọng tâm là tăng trưởng, làm hài lòng khách hàng, tự động hóa quy trình, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả vận hành và quản trị

Đồng nhất với quan điểm của ông Bình, ông Arnaud Ginolin, Tổng Giám đốc BCG tại Việt Nam cũng đưa ra dự báo Covid-19 sẽ còn kéo dài ảnh hưởng đến ít nhất 12 – 16 tháng nữa. Với bối cảnh đó, chỉ 14% các công ty nhanh nhạy và linh hoạt nhất trở thành “người thắng cuộc”

Nhằm giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn, đại diện BCG đưa ra một số khuyến nghị chính yếu, trong đó tập trung nhất vào chiến lược phân bổ vốn cũng như thúc đẩy chuyển đổi số

Đây là hai hành động cấp bách và phù hợp nhất mà doanh nghiệp Việt có thể áp dụng ngay để tác động trực tiếp vào chi phí cũng như doanh thu

Ông Arnaud, cùng với ông Hoàng Việt Anh, Phó tổng giám đốc phụ trách chuyển đổi số của FPT, cũng đưa ra một số câu chuyện thực tiễn điển hình về các doanh nghiệp đã tận dụng sức mạnh của công nghệ số để nắm bắt cơ hội, phục hồi và phát triển nhanh hơn trong và sau khủng hoảng

Chẳng hạn, việc sáng tạo các kênh số trải nghiệm sản phẩm như hội thảo trực tuyến, phát trực tiếp video lái thử xe của những người nổi tiếng… đã giúp Tesla lập kỷ lục về doanh số trong quý I tại thị trường Trung Quốc

Hay việc thay đổi phương thức truyền thống thành phương thức số giúp mở rộng thị trường, tạo ra khách hàng mới, tiêu biểu như Viet Capital Bank, nhờ ứng dụng giải pháp định danh khách hàng điện tử eKYC, đã có tỷ lệ đăng ký tài khoản mới tới tháng 8/2020 gấp 3 lần so với tháng 1/2020

Cũng trong khuôn khổ diễn đàn, lãnh đạo các doanh nghiệp đang dẫn đầu trong cuộc đua đón bắt làn sóng tăng trưởng bền vững và phục hồi sau Covid-19 như Tân Hiệp Phát, Kangaroo, CEN Group, FE Credit… đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm sâu sắc về những thách thức trong thời kỳ khủng hoảng, cùng những hành động thực tiễn đã giúp họ gặt hái quả ngọt ngay trong mùa Covid

Theo ông Nguyễn Trung Vũ, Chủ tịch HĐQT CEN Group, Covid-19 đã thúc đẩy doanh nghiệp phát hiện ra xu hướng mua sắm mới, tìm được thị trường ngách và ngay lập tức triển khai tiếp cận thị trường. Trong bối cảnh cả thị trường bất động sản tê liệt, CEN Group vẫn duy trì được đội ngũ gần 3.000 nhân sự, chốt hàng ngàn giao dịch mỗi tháng, doanh số 2020 dự kiến đạt, thậm chí vượt xa năm ngoái

Kangaroo cũng có cách ứng phó tương tự, khi sáng tạo cách thức đưa hàng điện tử, điện gia dụng vào kênh hiệu thuốc, thay đổi chính sách giá để hướng tới phân khúc khách hàng phổ thông

Theo ông Nguyễn Thành Phương, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Kangaroo, việc quản lý tài chính dưới góc độ sinh tồn, cắt giảm chi phí thừa và loại bỏ các khâu trung gian cũng giúp họ dành ngân sách cho việc thúc đẩy bán hàng. Nhờ đó, Kangaroo đã tận dụng được cơ hội “tìm cơ trong nguy” để tăng trưởng tới 210% so với năm 2019

Tập đoàn Tân Hiệp Phát lại chú trọng tới yếu tố con người, thông qua việc truyền thông kêu gọi cắt giảm chi tiêu, đưa ra những đề xuất hiệu quả, tối ưu chi phí cho công ty

Trong khi đó, SmartPay (FE Credit) tập trung vào chiến lược phát triển ứng dụng di động để gia tăng trải nghiệm cho khách hàng, nhờ đó họ đã có hơn 200 ngàn lượt tải ứng dụng mỗi tháng, doanh số giao dịch qua kênh này tăng gấp đôi sau mỗi tháng kể từ tháng 6 đến nay

Ngọc Lưu
 
Tư duy chính trị của Doanh Nhân

photo1604718929744-1604718929991992812735.jpg

Cổ nhân có câu "lời nói chẳng mất tiền mua". Có lẽ ai đó nên nói điều này với Jack Ma, nhà sáng lập "đế chế" thương mại điện tử Alibaba và là người nắm quyền kiểm soát công ty công nghệ tại chính Ant Group


Ở thời điểm chỉ còn vài ngày nữa là cổ phiếu Ant lên sàn chứng khoán trong vụ IPO kỷ lục 37 tỷ USD, Jack Ma phạm phải một sai lầm "chết người". Theo hãng tin Reuters, ngôi sao sáng nhất trong làng doanh nhân Trung Quốc đã có một cuộc chỉ trích công khai và mạnh mẽ nhằm vào các cơ quan giám sát tài chính và ngân hàng nước này

SAI MỘT LI, ĐI MỘT DẶM

Phát biểu tại một hội nghị ở Thượng Hải hôm 24/10, Jack Ma nói rằng hệ thống giám sát của Trung Quốc đang gây trở ngại cho sự sáng tạo và phải được cải cách để thúc đẩy tăng trưởng. Dự hội nghị này có các quan chức cấp cao đến từ hệ thống tài chính, giám sát và chính trị của Trung Quốc

Không dừng ở đó, Jack Ma còn nói các ngân hàng Trung Quốc đang hoạt động theo tinh thần của "hiệu cầm đồ"

Chính bài phát biểu này của Jack Ma đã dẫn tới một chuỗi sự kiện mà hệ quả là kế hoạch niêm yết của Ant bị đình chỉ vào phút chót - nguồn thạo tin tiết lộ với hãng tin Reuters

Theo nguồn tin, sửng sốt trước những lời chỉ trích không kiêng nể của nhà sáng lập Ant, giới chức Trung Quốc đã bắt tay vào việc kiềm chế công ty tài chính đang phát triển nở rộ này. Vào ngày thứ Ba, hai sàn chứng khoán Thượng Hải và Hồng Kông đồng loạt tuyên bố tạm dừng vụ phát hành của Ant, chỉ hai ngày trước khi cổ phiếu Ant chính thức chào sàn

Nguồn tin gần gũi với Jack Ma cho biết lúc đầu, bản thân vị tỷ phú 56 tuổi có thể không nhận thức được ảnh hưởng tai hại của bài phát biểu, nhưng những người thân cận đã cảm thấy e ngại khi biết trước nội dung cùa bài phát biểu đó. Họ khuyên Jack Ma sử dụng từ ngữ dịu hơn, bởi nhiều quan chức giám sát tài chính cấp cao sẽ dự hội nghị, nhưng Jack Ma không nghe theo sự can gián này. Ông tin rằng ông hoàn toàn có thể nói những gì ông muốn nói - theo nguồn tin

"Jack là Jack. Ông ấy muốn nói lên suy nghĩ của ông ấy", một nguồn tin nói

Và đó là một quyết định "sai một li, đi một dặm"

Nhiều quan chức giám sát tài chính đã nổi giận trước những lời chỉ trích của Jack Ma, nguồn tin tiết lộ với Reuters. Một người nói các quan chức cảm thấy bài phát biểu chẳng khác gì "một cú đấm vào giữa mặt họ"

CƠ QUAN CHỨC NĂNG VÀO CUỘC

Ngay sau đó, các cơ quan giám sát bắt đầu soạn các báo cáo, bao gồm một báo cáo về việc Ant đã sử dụng các sản phẩm tài chính kỹ thuật số - chẳng hạn dịch vụ thẻ tín dụng ảo Huabei - như thế nào để khuyến khích người thu nhập thấp và người trẻ vay nợ, nguồn tin cho hay

Văn phòng Hội đồng Nhà nước Trung Quốc soạn một báo cáo về quan điểm của công chúng về bài phát biểu của Jack Ma, trình lên các nhà lãnh đạo cấp cao bao gồm Chủ tịch Tập Cận Bình - theo nguồn tin

Một vài trong số những báo cáo này cho thấy công chúng có đánh giá tiêu cực về Jack Ma và những phát biểu của ông, nguồn tin nói

Sau đó, các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc bắt đầu nhìn sâu hơn vào sự việc và yêu cầu điều tra kỹ lưỡng các hoạt động kinh doanh của Ant. Nguồn tin cho hay, hoạt động điều tra cuối cùng dẫn tới việc đình chỉ vụ phát hành của Ant, lẽ ra đã trở thành vụ IPO lớn nhất thế giới

Cũng theo các nguồn thạo tin, cơ hội để kế hoạch phát hành của Ant được sớm trở lại đúng hướng là rất mong manh, bởi các cơ quan chức năng đang tìm cách siết chặt giám sát đối với công ty này. Chí ít là trong vài tháng tới, cổ phiếu Ant không thể lên sàn


Đây là một sự đảo ngược vận may chóng mặt đối với Jack Ma, người lẽ ra đã chứng kiến khối tài sản ròng cá nhân tăng thêm ít nhất 27 tỷ USD nhờ vụ IPO của Ant

Nhiều năm qua, các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã để Jack Ma "tự tung tự tác", một phần bởi vị doanh nhân cỡ bự này có quan hệ thân thiết với một số quan chức cấp cao, một phần cũng bởi niềm tự hào quốc gia có được từ thành công của ông

Nhưng với bài phát biểu hôm 24/10, Jack Ma đã đánh giá sai về những ưu tiên đang dịch chuyển của Bắc Kinh, tin rằng mình có thể thách thức các cơ quan giám sát tài chính mà vẫn giữ được sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo trung ương - nguồn tin là một quan chức cấp cao cho biết

Vị này nói rằng năm nay, mục tiêu chính của Bắc Kinh là củng cố ngành tài chính và siết chặt quy chế giám sát để ngăn rủi ro hệ thống trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động tai hại của bệnh dịch

Từ trước khi Jack Ma có bài phát biểu, cơ quan chức năng Trung Quốc đã dần tăng cường giám sát Ant - công ty đang phát triển mạnh với tư cách một nền tảng công nghệ và không hề chịu sự bó buộc của các quy chế giám sát ngân hàng, cho dù cung cấp hàng loạt dịch vụ tài chính. Trong đó, sự giám sát được hướng nhiều hơn cả vào mảng cho vay tiêu dùng trên mạng - bộ phận được coi là "cỗ máy tin tiền" của Ant, theo nguồn tin

NGẠO MẠN VÀ KHIÊM NHƯỜNG

Bài phát biểu của Jack Ma ở Thượng Hải như một "giọt nước làm tràn ly" thúc đẩy các nhà lãnh đạo chính trị cấp cao yêu cầu cơ quan chức năng, bao gồm Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC), rà soát kỹ hoạt động kinh doanh của Ant. Các cơ quan này, vốn từ lâu muốn kiềm chế công ty công nghệ tài chính của Jack Ma, hành động nhanh chóng và quyết liệt sau khi nhận được văn bản chỉ đạo từ cấp cao, bao gồm Phó thủ tướng Lưu Hạc, cố vấn kinh tế thân cận của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - nguồn tin tiết lộ với Reuters


Hôm thứ Hai tuần này, các cơ quan chức năng nhanh chóng công bố một báo cáo tham vấn về siết quy chế giám sát đối hoạt động cho vay vi mô (micro lending) trên mạng, ảnh hưởng trực tiếp đến Ant - theo nguồn tin. Dự thảo yêu cầu các công ty cho vay vi mô cấp vốn ít nhất 30% bất kỳ khoản vay nào mà họ đồng cung cấp với các ngân hàng. Ở thời điểm cuối tháng 6, chỉ có 2% giá trị các khoản vay vi mô mà Ant cung cấp là nằm trong bảng cân đối kế toán của công ty - theo tài liệu IPO của Ant

Sau khi báo cáo tham vấn trên được công bố, Jack Ma và hai nhà điều hành cấp cao khác của Ant bị triệu tập tới một cuộc gặp chung hiếm hoi với 4 cơ quan giam sát gồm PBOC, Ủy ban Quản lý bảo hiểm và ngân hàng, Ủy ban Điều tiết chứng khoán, và Cơ quan Quản lý ngoại hối Nhà nước (SAFE)

Tại cuộc gặp, lãnh đạo của Ant được cho biết công ty này, chủ yếu là hoạt động cho vay tiêu dùng, sẽ chịu sự giám sát chặt chẽ hơn về một số vấn đề, bao gồm tỷ lệ đủ vốn và tỷ lệ đòn bẩy

Cơ quan chức năng đã rất ngạc nhiên trước quy mô và mô hình rủi ro mảng cho vay của Ant, với những chi tiết được đưa ra trong hồ sơ IPO của công ty này. Bộ phận cho vay đóng góp 40% doanh thu của công ty trong nửa đầu năm nay

Một ngày sau cuộc gặp, Sở Giao dịch chứng khoán Thượng Hải tuyên bố đình chỉ vụ IPO của Ant, với lý do có một "sự thay đổi quan trọng" trong môi trường giám sát. Cùng với đó, Ant cũng đóng băng kế hoạch phát hành tại Hồng Kông

Sau đó, Ủy ban Điều tiết chứng khoán Trung Quốc nói rằng những thay đổi gần đây về quy chế giám sát có thể có "ảnh hưởng lớn" đến cấu trúc kinh doanh và mô hình lợi nhuận của Ant. Cơ quan này cũng nói đình chỉ vụ IPO của Ant là một động thái có trách nhiệm đối với cả nhà đầu tư và thị trường

Sau tuyên bố trên của ủy ban chứng khoán, Ant ra một tuyên bố nói rằng công ty cam kết "đón nhận" các quy chế giam sát

"Họ chẳng còn lựa chọn nào khác", nhà phân tích Andrew Batson của Gaveka Research nhận định trong một báo cáo. "Sự ngạo mạn của Jack Ma giờ đã biến thành sự khiêm nhường"

An Huy
 
Last edited:
Phát ngôn thổi bay 35 tỷ USD của tỷ phú Jack Ma

photo1604722840586-16047228408551288152706.jpg

Ngay từ khi bắt đầu bài phát biểu tại Thượng Hải, Jack Ma đã thừa nhận ông lưỡng lự không biết có nên tham dự và phát biểu tại diễn đàn này hay không. Giờ đây có lẽ ông đã hối hận

Người đàn ông giàu nhất Trung Quốc đang ráo riết chuẩn bị cho vụ IPO lớn nhất thế giới. Ông cũng đang bận rộn chuẩn bị cho ngày 11/11 – sự kiện mua sắm lớn nhất năm được triển khai đồng loạt trên các trang thương mại điện tử thuộc hệ sinh thái của Alibaba. Nhưng tại 1 diễn đàn về tài chính tại Thượng Hải cuối tuần trước, ông đã đưa ra những bình luận khá thẳng thắn về hệ thống ngân hàng Trung Quốc và tự đưa mình vào "tâm bão"

Trong bài phát biểu đó, ngoài việc gọi Hiệp ước Basel của hệ thống ngân hàng toàn cầu là "câu lạc bộ của những người già", ông còn nhận định "rủi ro hệ thống" không phải là vấn đề đáng lo ngại ở Trung Quốc. Mà thay vào đó rủi ro lớn nhất là "thiếu 1 hệ sinh thái tài chính"

Theo Ma, các ngân hàng Trung Quốc giống như "các tiệm cầm đồ". Kết quả là một số ngân hàng trở nên quá lớn để được phép sụp đổ. "Giống như người Trung Quốc hay nói, nếu vay 100.000 tệ từ ngân hàng thì bạn sẽ sợ hãi đôi chút, nhưng nếu khoản vay là 1 triệu nhân dân tệ thì cả bạn và ngân hàng đều bất an, và nếu bạn vay 1 tỷ nhân dân tệ, bạn không cảm thấy lo chút nào, ngân hàng mới là bên cần lo lắng", ông nói

Đến thứ 2 tuần này, Jack Ma đã bị các cơ quan quản lý và giám sát hệ thống tài chính triệu tập. Bắc Kinh cũng mới ban hành dự thảo quản lý hoạt động cho vay vi mô trực tuyến, đồng nghĩa siết chặt quy định về vận hành và các yêu cầu về vốn đối với mảng cho vay tiêu dùng của Ant Group

Tuy nhiên, tin sốc nhất đến vào tối thứ 3. Sàn Thượng Hải tuyên bố tạm thời đình chỉ thương vụ IPO trên sàn Star của Ant, viện dẫn "những thay đổi lớn" đối với các quy tắc quản lý công ty Trung Quốc. Sau đó Ant cũng thông báo tạm hoãn IPO ở Hồng Kông

Trước thông tin tiêu cực, cổ phiếu của Alibaba, công ty sở hữu 1/3 Ant đã giảm hơn 8%, tương đương vốn hoá thị trường bốc hơi hơn 67 tỷ USD trên sàn New York

Những gì Jack Ma đã phát biểu là quá nhạy cảm, nhưng không phải là sai hoàn toàn. Các ngân hàng Trung Quốc rất không muốn cho các doanh nghiệp nhỏ vay, đến mức Bắc Kinh luôn nhắc đến cụm từ "tài chính bao trùm" để nhắc nhở. Trong quý III vừa qua, kể cả khi kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu hồi phục và 86% trong số 300 doanh nghiệp nhỏ được CLSA khảo sát dã có lãi trở lại, hầu hết đều cho biết vẫn chưa có ý định đầu tư cho tương lai. Có tới 59% cho biết chi phí vốn chủ yếu được chi trả cho "bảo dưỡng định kỳ"

Cụm từ "hiệu cầm đồ" cũng không phải do ông phát minh ra. Một số quan chức của NHTW Trung Quốc (PBOC) cũng đã sử dụng cụm từ này. Vậy thì vì sao bài phát biểu của ông lại gây ra những hậu quả nặng nề đến vậy ?

Lâu nay Jack Ma vẫn có quan hệ thân thiết với một số quan chức cấp cao. Ngoài ra có thể coi Alibaba là 1 niềm tự hào của Trung Quốc mà niềm tự hào đó đến từ những thành tựu của ông. Tuy nhiên, có vẻ như ở thời điểm hiện tại, mục tiêu hàng đầu của Bắc Kinh lại là củng cố hệ thống tài chính, siết chặt các quy định quản lý để ngăn ngừa tối đa rủi ro hệ thống

Ant đang huy động được ít nhất 34,5 tỷ USD trong vụ IPO mà đã thu hút được hơn 3.000 tỷ USD chỉ riêng từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Đó là sự trái ngược hoàn toàn với tình cảnh ảm đạm của các ngân hàng nhỏ. Một số thậm chí đã phải tái cấu trúc vì thiếu vốn

Trên thị trường tín dụng tiêu dùng đang nở rộ, Ant đã chiếm ưu thế hoàn toàn, trở thành ứng dụng không thể thiếu, chỉ đơn thuần là kết nối người muốn vay và người cần vay. Trong khi đó các ngân hàng cho vay và phải có dự phòng đầy đủ phòng trường hợp khoản vay trở thành nợ xấu. Một số ngân hàng thương mại đã lên truyền thông phàn nàn rằng những công ty fintech đang kiếm được nhiều tiền hơn rất nhiều so với các ngân hàng

Các khách hàng có phạm vi rất rộng của Ant biết ơn những khoản vay mà họ có thể tiếp cận được nhờ Ant. Nhưng có thể Bắc Kinh sẽ muốn nâng chuẩn áp dụng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng của Ant để xoa dịu các ngân hàng. Ví dụ, Ant không được phép hoạt động như 1 cầu nối đơn thuần nữa mà phải giữ 30% khoản vay trên bảng cân đối kế toán thay vì con số nhỏ nhoi 2% như hiện nay. Tuy nhiên điều này có lẽ không phải là vấn đề đáng lo vì vụ IPO sẽ đem về hàng chục tỷ USD và Ant có thể sử dụng nguồn vốn đó để trích lập dự phòng

Thông báo của sàn Thượng Hải viện dẫn một trong những lý do là môi trường luật pháp thay đổi và Ant không còn đủ tiêu chuẩn để niêm yết. Nhưng theo Bloomberg, thực tế là chưa có bất kỳ thay đổi nào. Kể từ 2017, các nhà quản lý vẫn tranh luận về chuyện dự phòng khoản vay của các công ty cho vay vi mô trực tuyến. Dự luật mới chỉ là 1 sự tiếp nối cho cuộc tranh luận này mà thôi

Ngay từ khi bắt đầu bài phát biểu, Ma đã thừa nhận ông lưỡng lự không biết có nên tham dự và phát biểu tại diễn đàn này hay không. Giờ đây có lẽ ông đã hối hận. Nhưng nếu Trung Quốc thực sự nghiêm túc về chuyện đổi mới hệ thống tài chính, về "tài chính bao trùm" hay đồng nhân dân tệ kỹ thuật số, Bắc Kinh nên để cho người đàn ông am hiểu rất sâu sắc và đã kiếm được nhiều tỷ USD từ những vấn đề này thoải mái chia sẻ những kinh nghiệm và suy nghĩ của mình
 
Last edited:
Jack Ma đánh mất vị thế vì quá kiêu ngạo
Nhiều tháng trước khi Ant Group của Jack Ma buộc phải hủy đợt IPO, các ngân hàng và cơ quan quản lý tài chính đã vận động chính phủ Trung Quốc siết chặt quản lý ngành fintech

Theo Financial Times, trong nhiều năm qua, tỷ phú Jack Ma luôn ngồi vững ở “chiếu trên” tại thương trường Trung Quốc. Các thành viên Hiệp hội Doanh nhân Trung Quốc vẫn nhớ rõ trong một sự kiện ở Hàng Châu cách đây vài năm, Jack Ma lớn tiếng khoe về mối quan hệ thân cận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Tuy nhiên, có vẻ như người đồng sáng lập Alibaba đã đánh mất vị thế khi startup tài chính Ant Group của ông buộc phải hủy kế hoạch phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) tại Thượng Hải và Hong Kong. Một số nguồn tin khẳng định chính ông Tập là người quyết định chặn đợt IPO kỷ lục này

Giới quan sát cho rằng một phần nguyên nhân của “thảm họa” này là việc Jack Ma chỉ trích dữ dội ngành ngân hàng Trung Quốc tại một hội nghị kinh doanh hồi tháng 10. Khi đó, ông so sánh các ngân hàng với “tiệm cầm đồ” vì luôn đòi tài sản thế chấp khi cho vay, thay vì sử dụng dữ liệu và công nghệ để đánh giá rủi ro tín dụng

jack1.jpeg

Tỷ phú Jack Ma mắc sai lầm khi chỉ trích các ngân hàng Trung Quốc
Thuần hóa con quái vật Ant Group

Tuy nhiên, nguồn tin Financial Times khẳng định từ nhiều tháng trước, các ngân hàng và cơ quan quản lý tài chính đã vận động chính phủ trung ương để siết chặt kiểm soát ngành công nghệ tài chính (fintech), đặc biệt là startup Ant Group của tỷ phú Jack Ma

“Ông ta trở nên quá kiêu ngạo”, giám đốc một ngân hàng quốc tế lớn ở Trung Quốc nhận định. Giám đốc này có mối quan hệ mật thiết với một số cơ quan quản lý tài chính tại Trung Quốc. “Các cơ quan quản lý tài chính muốn thuần hóa con quái vật Ant Group”

Trên thực tế, chiến dịch vận động chống Ant Group đã bùng lên tại Bắc Kinh trong nhiều tháng, nhưng Jack Ma và cộng sự thân thiết Joe Tsai không để ý đến mối đe dọa này. “Jack và Joe quyết định niêm yết ngay khi nghĩ rằng đã được các cơ quan quản lý chấp thuận”, một giám đốc giấu tên của Ant Group tiếp lộ

Giáo sư Chen Zhiwu thuộc Đại học Hong Kong nhận định trong nhiều năm qua, Jack Ma luôn là gương mặt đại diện của Alibaba, công ty giá trị nhất Trung Quốc. Nhưng dường như ông không có kiến thức sâu về công nghệ và phát triển sản phẩm như Robin Li, người sáng lập Baidu, hay CEO Tencent Pony Ma. “Những năm qua, Jack Ma là thương hiệu thành công nhất và tài sản giá trị nhất của Alibaba”, giáo sư Chen nói

joe.jpg

Joe Tsai, cộng sự thân thiết của Jack Ma
Nhưng Alibaba thành công nhờ sự kết hợp giữa Jack Ma và Joe Tsai. Jack Ma là người đưa ra tầm nhìn và Joe Tsai biến tầm nhìn đó thành hiện thực. Năm 1999, khi Goldman Sachs mua cổ phần Alibaba, Joe Tsai mới là người đóng vai trò lớn trong thương vụ đó. Joe Tsai cũng là người chịu trách nhiệm “kiểm soát” Jack Ma, không để ông đi quá đà

Bất chấp việc có nhiều nhà đầu tư lớn hậu thuẫn, Ant Group luôn là một mối đe dọa đối với ngành tài chính truyền thống ở Trung Quốc, bao gồm hãng thẻ tín dụng Unionpay và các ngân hàng nhà nước

Ant Group khởi đầu là một công ty thanh toán online, nhưng trong những năm gần đây “đánh chiếm” dữ dội các mảng kinh doanh màu mỡ của nhóm ngân hàng truyền thống. Nguồn thu lớn nhất của Ant Group hiện là mảng cho vay, tập trung vào các khách hàng nhỏ

Thời kỳ tự do của Ant Group đã trôi qua


Năm 2018, khi huy động vốn đầu tư, Ant Group tự mô tả bản thân là “công ty làm thay đổi thị trường”. Tuy nhiên, nhà phân tích Jason Bedford của ngân hàng UBS ở Hong Kong cho rằng Ant Group thực chất là “ký sinh trùng” bám vào hệ thống ngân hàng Trung Quốc

Giới quan sát cho rằng việc chính quyền Trung Quốc lên kế hoạch phát hành đồng tiền kỹ thuật số và hệ thống thanh toán điện tử riêng hồi đầu năm một phần vì lo ngại ứng dụng Alipay của Ant Group và WeChat của Tencent chiếm thị phần quá lớn, ảnh hưởng tiêu cực tới các ngân hàng truyền thống

Các cơ quan quản lý tài chính Trung Quốc cũng bắt đầu siết chặt kiểm soát tín dụng vi mô (micro-lending). Alibaba mô tả Ant Group là đối tác giúp các ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn. Nhưng các ngân hàng và cơ quan quản lý không hề nhìn nhận Ant Group như vậy

Theo các quy định tài chính mới của chính phủ Trung Quốc, các công ty cho vay online phải đóng góp ít nhất 30% số tiền mỗi khoản cho vay, thay vì dồn hết gánh nặng vào ngân hàng. “Các ngân hàng than phiền rằng họ bị quản lý rất chặt, phải tuân thủ nhiều quy định, trong khi Ant Group muốn làm gì thì làm”, giáo sư Chen cho biết

ant1.jpg

Giới quan sát cho rằng thời kỳ hoạt động tự do của các công ty fintech như Ant Group ở Trung Quốc đã trôi qua

Theo giáo sư Chen, việc Ant Group phải hủy IPO là dấu hiệu cho thấy thời kỳ “tự do” của các công ty fintech đã trôi qua tại Trung Quốc. Một số nhân vật trong ngành tài chính cũng cho biết Jack Ma khiến các nhà quản lý nổi giận khi chỉ trích ngành ngân hàng tại sự kiện ở Thượng Hải tháng trước

Vấn đề là trong thời điểm đó, Jack Ma đang vận động để các cơ quan quản lý tài chính bật đèn xanh ủng hộ đợt IPO của Ant Group. “Dồn các cơ quan quản lý vào thế khó không phải là ý tưởng hay. Lẽ ra Jack Ma phải suy nghĩ thấu đáo hơn”, một cựu thành viên Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc nhận định

Năm ngoái, Jack Ma chính thức rút khỏi vị trí chủ tịch Alibaba. Nhưng thực tế ông không hề nghỉ hưu, mà chuyển sự tập trung vào Ant Group. Ông và Joe Tsai là người quyết định mọi vấn đề của Ant Group. Jack Ma luôn nói rằng ông muốn nghỉ hưu sớm. Có lẽ, với việc Ant Group hủy IPO, lần này ông sẽ buộc phải nghỉ hưu thật sự
 
Công ty của Jack Ma ‘bay’ 140 tỷ USD vì bị hoãn IPO
Trung Quốc đình chỉ vụ IPO lịch sử của Ant Group có thể khiến giá trị của công ty fintech này giảm tới 140 tỷ USD


Tuần trước, chỉ vài ngày trước khi Ant Group lên sàn kép tại Thượng Hải và Hong Kong, Trung Quốc đã “nhấn phanh” và đình chỉ vụ IPO lịch sử của hãng. Quyết định của chính phủ Trung Quốc được đánh giá là đầy kịch tính và là bước đi cần thiết để quản lý thị trường vốn phát triển nhanh chóng trong nước

Theo quy định mới của Trung Quốc, Ant Group sẽ phải huy động thêm vốn để cho vay và xin giấy phép hoạt động trên toàn quốc. Điều này có thể làm giá trị của công ty giảm còn một nửa, theo ước tính từ Morningstar và các doanh nghiệp khác. Nhà phân tích Iris Tan của Morning Star đánh giá Ant có thể đối mặt với giá trị giảm từ 25 đến 50%, tương ứng khoảng 140 tỷ USD

Dù vậy, đây mới là quy định sơ bộ và có thể điều chỉnh sau này

Nếu tính toán của các nhà phân tích là đúng, giá trị của Ant Group còn kém cả 2 năm trước khi được nhiều quỹ lớn nhất thế giới rót tiền như Warburg Pincus, Silver Lake Management, Temasek Holdings. Nó cũng đồng nghĩa với tổn thất đối với các ngân hàng đầu tư như China International Capital đang trông chờ vào vụ IPO kỷ lục của Ant Group. Nó còn làm ảnh hưởng tới tham vọng thâu tóm để mở rộng thị trường nước ngoài và cạnh tranh với Tencent trên thị trường nội địa của công ty

Trước đó, Jack Ma và một số lãnh đạo cao cấp của Ant Group bị nhà chức trách triệu tập để phỏng vấn. Cơ quan quản lý thông báo họ phát hiện một loạt thiếu sót và yêu cầu “đại tu” Ant Group

Theo dự thảo, Ant Group cần thêm vốn để đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt từ nhà quản lý. Các công ty cho vay trực tuyến như Ant được yêu cầu cung cấp ít nhất 30% vốn cho bất kỳ khoản vay nào, trong khi hiện nay chỉ có khoảng 2% các khoản vay xuất hiện trên bảng cân đối kế toán của Ant. Phần còn lại đến từ những ngân hàng đối tác

Nếu quy định được thông qua, để hỗ trợ gần khoản dư nợ gần 1,8 nghìn tỷ NDT của mình, Ant phải tự mình bảo lãnh khoản tín dụng 540 tỷ NDT, theo Morning Star. Các công ty tín dụng con của Ant như Huabei và Jiebei cần ít nhất 54 tỷ NDT

Tính đến cuối tháng 6, Ant Group đang “ngồi” trên khoảng 80 tỷ NDT tiền mặt. Muốn Ant đáp ứng được một số yêu cầu pháp lý, một trong những giải pháp thực tế nhất là để Alibaba Group “bơm” từ 20 tới 40 tỷ NDT, theo nhà phân tích Leon Qi
 
Lãnh đạo Trung Quốc ra lệnh chặn công ty của Jack Ma
Nguồn tin của Wall Street Journal khẳng định lãnh đạo cấp cao nhất trong chính phủ Trung Quốc ra lệnh chặn đợt niêm yết 39,6 tỷ USD của startup tài chính Ant Group

Nhật báo tài chính Mỹ dẫn một số nguồn tin từ Bắc Kinh cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không hài lòng với phát ngôn của tỷ phú Jack Ma - chủ Ant Group - về hệ thống ngân hàng Trung Quốc

Phát biểu tại một hội nghị tài chính ở Thượng Hải hôm 24/10, tỷ phú Jack Ma chỉ trích các ngân hàng truyền thống là "tiệm cầm đồ". Người sáng lập Alibaba mô tả các quy định tài chính của chính phủ Trung Quốc kìm hãm sự phát triển của công nghệ

Nguồn tin trên mô tả Chủ tịch Tập và các quan chức cấp cao Trung Quốc khác tức giận với phát biểu này. Ông Tập ra lệnh cho các cơ quan quản lý của Trung Quốc điều tra Ant Group. Sau đó, chính quyền Bắc Kinh đề xuất các quy định quản lý tài chính mới và triệu tập Jack Ma

Cuối cùng, Ant Group thông báo ngừng đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu tại Thượng Hải và Hong Kong hôm 3/11. Trước đó, Ant Group kỳ vọng huy động 39,6 tỷ USD và đạt định giá 310 tỷ USD, qua đó trở thành công ty tài chính giá trị nhất thế giới

Nguồn tin Financial Times khẳng định từ nhiều tháng trước, các ngân hàng và cơ quan quản lý tài chính đã vận động chính phủ trung ương để siết chặt kiểm soát ngành công nghệ tài chính (fintech), đặc biệt là startup của tỷ phú Jack Ma

4.jpg

Wall Street Journal mô tả Chủ tịch Tập và các quan chức cấp cao Trung Quốc rất tức giận sau khi đọc báo cáo về bài phát biểu của tỷ phú Jack Ma

Quan hệ phức tạp


Theo thống kê, Ant được khoảng 70% người Trung Quốc sử dụng, môi giới cho hơn 20 triệu doanh nghiệp nhỏ và 500 triệu cá nhân vay vốn. Nền tảng cũng điều hành quỹ tương hỗ lớn nhất cả nước và bán nhiều sản phẩm tài chính khác. Ant tập trung vào những đối tượng mà các ngân hàng truyền thống bỏ qua từ lâu. Công ty cũng không phải tuân thủ những quy định khắt khe và yêu cầu về vốn dành cho ngân hàng thương mại

Trước đó, chính phủ Trung Quốc đã thắt chặt các quy định tài chính sau vụ thị trường chứng khoán nước này lao dốc hồi năm 2015. Bắc Kinh cũng đánh giá cao lợi ích từ các công ty như của ông Ma. Với những ứng dụng thanh toán và hoạt động tín dụng, các công ty này thay đổi hành vi tiêu dùng của người Trung Quốc, cung cấp vốn cho doanh nghiệp nhỏ

"Ant và chính phủ Trung Quốc luôn có một mối quan hệ phức tạp", Giáo sư Eswar Prasad của Đại học Cornell nhận định. Tuy nhiên, công ty không còn là đối tượng "quá lớn, quá ảnh hưởng để bị quản lý". "Bài phát biểu của Jack Ma hồi tháng 10 là động cơ thúc đẩy chính phủ hành động", ông Prasad giải thích

Khởi điểm của Ant là Alipay. Năm 2004, Alipay ra đời như một dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch thanh toán trên Taobao. Năm 2011, Jack Ma tách Alipay khỏi Alibaba. Tỷ phú này kiểm soát 50,5% quyền biểu quyết của Ant, nhưng không giữ vị trí điều hành hoặc quản lý tại công ty

Năm 2008, khi còn là Giám đốc điều hành Alibaba, Jack Ma than thở rằng các ngân hàng truyền thống của Trung Quốc đang phớt lờ những doanh nghiệp rất cần vốn. "Nếu các ngân hàng không thay đổi, chúng ta sẽ thay đổi họ", ông khẳng định. Nhà sáng lập Alibaba tiết lộ đã hình dung ra "một hệ thống cho vay toàn diện đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ"

dnt_onecmscdn_comant_1598367470658939067885.jpg

Ant Group của Jack Ma trở thành một thế lực trên thị trường tài chính Trung Quốc

Năm 2013, Chủ tịch Alibaba một lần nữa nhấn mạnh rằng Trung Quốc không thiếu ngân hàng hoặc tổ chức đổi mới, mà cần một tổ chức tài chính có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thập kỷ tới. "Ngành công nghiệp tài chính cần một kẻ ngoại đạo mang đến những thay đổi", ông nói

Vào khoảng thời gian đó, Alipay đã tạo ra một quỹ tương hỗ trên thị trường tiền tệ trực tuyến, nhằm giúp các cá nhân kiếm lợi nhuận từ tiền điện tử trong ví Alipay. Quỹ thành công ngay lập tức. Nhiều khách hàng chuyển tiền ở tài khoản ngân hàng sang quỹ mới để kiếm lời

Không ít nhà băng phàn nàn rằng Alipay đang bòn rút tiền gửi của ngân hàng. Vào năm 2014, Alipay cùng với các doanh nghiệp tài chính khác của Alibaba được hợp nhất thành Ant Financial Services Group, nay là Ant Group

Mắc kẹt


Quỹ thị trường tiền tệ của Ant đã trở thành quỹ lớn nhất thế giới với hơn 250 tỷ USD được quản lý vào năm 2017. Điều này khiến cơ quan quản lý chứng khoán của Trung Quốc lo ngại về rủi ro hệ thống. Họ gây áp lực buộc quỹ phải thu hẹp và giảm lợi nhuận

Đến năm nay, mối quan hệ tệ hại giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo cơ hội cho Jack Ma ghi điểm với chính phủ. Khi Washington đe dọa xóa tên các công ty Trung Quốc khỏi sàn chứng khoán Mỹ, Bắc Kinh nỗ lực xây dựng sàn giao dịch của riêng mình. Các cơ quan quản lý chứng khoán Trung Quốc cho rằng việc một công ty như Ant được niêm yết ở cả Thượng Hải và Hong Kong là sự chứng thực lớn của thị trường Trung Quốc

Ant đổi tên vào mùa hè, bỏ hai chữ "Financial Services". Ngay sau đó, công ty công bố kế hoạch IPO. Sau khi Ant nộp hồ sơ tại Hong Kong và Thượng Hải, các sàn giao dịch chứng khoán và cơ quan quản lý chứng khoán Trung Quốc nhanh chóng bật đèn xanh

Tuy nhiên, rắc rối vẫn xảy ra khi các cơ quan quản lý ngân hàng ngày càng lo ngại về rủi ro đối với nhà băng. Kể từ mùa hè, một loạt quy định, hướng dẫn và thông báo của chính phủ được đưa ra nhằm ngăn chặn những rủi ro tiềm ẩn từ sự phát triển của tài chính kỹ thuật số và tín dụng vi mô

Hôm 24/10, tại hội nghị kinh doanh ở Thượng Hải, trước các nhà quản lý, chính trị gia và lãnh đạo của những nhà băng hàng đầu, Jack Ma khẳng định đợt IPO của Ant "là một phép màu". Trong bài phát biểu dài 21 phút, ông cho rằng mối lo ngại của hệ thống tài chính Trung Quốc không phải rủi ro hệ thống

1.jpg

Tỷ phú Jack Ma tham vọng giúp Trung Quốc giải quyết các vấn đề tài chính thông qua đổi mới

Ông chỉ trích các nhà quản lý "chỉ tập trung và rủi ro mà bỏ qua sự phát triển". Tỷ phú Ma cũng cáo buộc các ngân hàng lớn nuôi dưỡng "tâm lý tiệm cầm đồ". Ông Ma cho rằng điều đó đã làm tổn thương nhiều doanh nhân

Sau bài phát biểu của ông Ma, hôm 2/11, các cơ quan giám sát tài chính hàng đầu Bắc Kinh cho triệu tập Jack Ma. Bắc Kinh cũng ban hành dự thảo về hoạt động tín dụng vi mô, quy định về vốn và quy tắc hoạt động chặt chẽ hơn đối với một số doanh nghiệp tín dụng tiêu dùng của Ant

Nhưng cú sốc lớn đến vào ngày 3/11. Hôm đó, sàn giao dịch Thượng Hải đình chỉ IPO của Ant Group với lý do "những thay đổi về quy định". Thông báo được đưa ra chỉ vỏn vẹn hai ngày trước hôm dự kiến diễn ra thương vụ IPO trị giá 35 tỷ USD

Ant vẫn còn cơ hội IPO một lần nữa. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định ngay cả khi trở lại, công ty sẽ không có được mức định giá cao ngất và huy động được nhiều tiền như mục tiêu ban đầu
 
Ông Trump có thể lập mạng xã hội mới đối đầu Twitter
Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho đang cân nhắc xây dựng một mạng xã hội mới đối đầu với Twitter, sau khi nền tảng này liên tục dán nhãn cảnh báo các thông điệp cáo buộc gian lận bầu cử của ông

1064217471583238846864-gettyimages-1204818281-1605409940559.jpeg

Tổng thống Mỹ Donald Trump

IB Times dẫn các nguồn thạo tin cho biết, ông Trump dường như đang bàn bạc với các cố vấn của ông về hàng loạt các dự án về truyền thông có thể giúp ông duy trì sức nóng nếu ông quyết định ra tranh cử vào năm 2024, trong trường hợp ông thua trước đối thủ Joe Biden trong cuộc bầu cử năm nay

Ông Trump cũng đang cân nhắc phương án thiết lập một kênh truyền hình đối đầu với Fox News hoặc một công ty về mạng xã hội để cạnh tranh với Twitter. Các nguồn tin nói rằng ông Trump dường như cảm thấy những nền tảng kể trên đã “phản bội” ông sau cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11 và ông đã nhiều lần thảo luận với các cố vấn về việc sáng lập mạng xã hội mới

Kể từ sau cuộc bầu cử, Twitter đã ẩn hoặc dán nhãn hàng loạt thông điệp của ông Trump khi ông cáo buộc có gian lận bầu cử ở Mỹ. Ông Trump viện dẫn những cáo buộc trên để không chấp nhận chịu thua đối thủ Joe Biden dù các hãng truyền thông đều tính toán và gọi ông Biden là “Tổng thống đắc cử”

Theo IB Times, từ vài tháng trước, ông Trump được cho đã bàn bạc với cấp dưới về những công nghệ cần thiết để tạo nên một phiên bản mạng xã hội dành cho người có quan điểm bảo thủ tương tự như Twitter

Theo giới quan sát, ông Trump có lợi thế to lớn trong việc thu hút người dùng tới với nền tảng mạng xã hội lớn vì ông có rất đông người ủng hộ. Ông được xem muốn hoạt động trên những nền tảng mà ông có thể chia sẻ những thông điệp một cách không bị hạn chế

Ngoài ra, theo AFP, những người có quan điểm bảo thủ ủng hộ ông Trump đang bỏ các mạng xã hội như Facebook và Twitter vì các nền tảng này dán nhãn và hạn chế tiếp cận với những tuyên bố của ông Trump mà họ cho là thiếu bằng chứng hoặc “thuyết âm mưu”

Thay vào đó, người ủng hộ ông Trump chuyển sang các mạng xã hội cánh hữu như Parler, Newsmax và Rumble - những nơi không hạn chế các thông điệp cáo buộc gian lận bầu cử

Parler, nền tảng ra đời năm 2018, đã được tải về hơn 3 triệu lượt từ ngày 3/11 và đạt mốc 7,3 triệu lượt cài đặt trên toàn cầu. Trong khi đó, ông Trump cũng từng đích thân quảng bá cho Newsmax và nền tảng ủng hộ cánh hữu này cũng đã có sự tăng trưởng đáng kể
 
'Con ngựa'có thể bị thổi bay như một đám mây

photo1605775224616-160577522473420525096.jpg

Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng một trong những bức tranh của họa sĩ bậc thầy người Nhật Bản để gửi lời cảnh báo nghiêm khắc tới tỷ phú giàu nhất nước này, Jack Ma

Theo Nikkei, mới đây, chính phủ Trung Quốc đã sử dụng một trong những bức tranh của họa sĩ bậc thầy người Nhật Bản - Kaii Higashiyama để gửi lời cảnh báo nghiêm khắc tới tỷ phú giàu nhất nước này, Jack Ma

Cụ thể, tối ngày 2/11, ngay sau khi Jack Ma Yun, nhà đồng sáng lập tập đoàn thương mại điện tử Alibaba bị chính quyền Trung Quốc triệu tập về vấn đề liên quan đến thương vụ IPO của Ant Group, một bài viết khó hiểu đã được đăng trên tài khoản WeChat chính thức của Tân Hoa xã

Tiêu đề bài viết là "Đừng phát ngôn thiếu suy nghĩ, đừng làm theo ý mình, mọi người không thể hành động theo ý muốn của bản thân. Cái gì cũng có giá của nó". Tuy không nhắc đến Jack Ma nhưng nó lại đi kèm bức tranh năm 1972 có tựa đề "Fleecy Clouds" của Higashiyama vẽ một đám mây trắng hình con ngựa trên bầu trời

Trong tiếng Trung Quốc, "Ma" (Mã) có nghĩa là ngựa và "Yun" (Vân) có nghĩa là mây. Không cần nói thẳng ra thì mọi người cũng ngầm hiểu bài viết đang nhắc đến ai. Nhiều người cho rằng bài viết của Tân Hoa xã ám chỉ rằng "con ngựa" có thể bị thổi bay như một đám mây

Là một Đảng viên, tất nhiên Jack Ma cần thể hiện lòng trung thành tuyệt đối của mình. Tuy vậy, doanh nhân 56 tuổi đã đưa ra những nhận xét được cho là thách thức chính quyền

Phát biểu tại một hội nghị thượng đỉnh về tài chính ở Thượng Hải ngày 24/10, vị tỷ phú thẳng thắn chỉ trích các cơ quan quản lý Trung Quốc và nói rằng những quy định tài chính lỗi thời của nước này là lực cản đổi với sự đổi mới công nghệ. Theo Ma, các ngân hàng Trung Quốc hoạt động như "tiệm cầm đồ"


Jack Ma tại hội nghị tháng trước ở Thượng Hải

Những lời chỉ trích của Ma cũng nhắm vào ông Liu He, Phó Thủ tướng Trung Quốc – người giám sát chính sách kinh tế vĩ mô của đất nước tỷ dân. Quan điểm của Ma, tất nhiên, đã được báo cáo cho các lãnh đạo cấp cao nhất

Ma là người tiên phong trong thương mại điện tử và tiêu dùng không sử dụng tiền mặt ở Trung Quốc. Dù vậy, những phát ngôn có phần nhạy cảm của ông có lẽ giống như việc "giẫm phải đuôi hổ"

Một ngày sau khi Tân Hoa xã đăng bức tranh của Higashiyama, thương vụ IPO của Ant Group đã bị hoãn tại cả Thượng Hải và Hong Kong

Ant Group thực sự là một đế chế khổng lồ với hơn 1 tỷ người dùng Alipay, dịch vụ thanh toán qua điện thoại thông minh. Nó cũng cung cấp một loạt các dịch vụ khác, bao gồm cho vay, ứng trước tiền mặt và đánh giá tín dụng

Trong khi đó, một số nhà phân tích cho rằng Ant là một mối đe dọa với trật tự tài chính hiện tại của Trung Quốc

Về phần mình, tuy là Đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc nhưng Ma không giống những nhà sáng lập của Tencent hay Baidu. Ông không phải thành viên của cuộc họp thường niên của cơ quan lập pháp quốc gia và cơ quan cố vấn chính trị hàng đầu

Ngay cả khi như vậy, sự phát triển nhanh chóng của đế chế kinh doanh của Ma, ở một mức độ nhất định, vẫn được bảo hộ bởi các mối quan hệ chính trị của vị tỷ phú. Ma có mối quan hệ tương đối thân thiết với cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân nhưng lại không thực sự thân thiết với Chủ tịch Tập Cận Bình và những người thân cận có lẽ vì hai lý do: Ông nhận thức được rủi ro liên quan đến việc tiến quá gần đến chính trị và ông tự tin về khả năng của mình nên cảm thấy không cần thiết

Ông chủ Alibaba từng nói: "Tiền bạc và quyền lực chính trị không thể tồn tại cùng nhau. Một bên là thùng thuốc nổ, một bên là que diêm. Nếu cùng tồn tại, một vụ nổ lớn sẽ xảy ra"
 
Ray Dalio "Đây là "giờ cao điểm" để có mặt tại Đông Nam Á"

photo1606787124454-16067871245762100565828.jpg

Ray Dalio - nhà sáng lập quỹ đầu cơ Bridgewater Associates đang mở văn phòng tại Singapore để điều hành các khoản đầu tư và hoạt động từ thiện của mình trong khu vực

“Ông trùm” đầu cơ Mỹ Ray Dalio đã tạo dựng các mối quan hệ của mình ở Singapore và Trung Quốc trong ba thập kỷ qua. Ông Dalio và gia đình tin rằng đã đến lúc "cao điểm" để họ xuất hiện ở đây, theo thông báo Dalio Family Office cuối tuần trước

"Bằng cách đó, họ sẽ thực sự đắm chìm vào những gì đang diễn ra tại đây", tuyên bố cho biết

Singapore từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư từ Trung Quốc và các nước Đông Nam Á bằng cách đưa ra các ưu đãi về thuế kèm theo xử lý nhanh những trường hợp thường trú tại đây cho giới siêu giàu

Công ty Quản lý Tài sản Gia đình gia đình chịu trách nhiệm quản lý các danh mục đầu tư cho những người vô cùng giàu có và họ hàng của họ. Theo công ty nghiên cứu thị trường Campden Research, ngành công nghiệp quản lý tài sản gia đình đã tăng trưởng tài sản được quản lý từ khoảng 4 nghìn tỷ USD vào năm 2017 lên 5,9 nghìn tỷ USD vào năm ngoái
 
Bloomberg 'Grab, Gojek tiến gần thỏa thuận sáp nhập'
Các chi tiết cuối cùng trong thỏa thuận sáp nhập đang được lãnh đạo cao nhất của Grab, Gojek và ông chủ SoftBank thảo luận

Theo nguồn tin thân cận của Bloomberg với các cuộc đàm phán, Grab và Gojek đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc tìm ra một thỏa thuận để hợp nhất hoạt động kinh doanh

Nguồn tin này cũng cho biết những khác biệt trong quan điểm giữa hai startup này đã được giảm bớt, dù một số chi tiết của thỏa thuận vẫn cần phải được đàm phán. Lãnh đạo cấp cao nhất của mỗi bên cùng ông chủ SoftBank, Masayoshi Son – nhà đầu tư lớn nhất của Grab đang thảo luận các chi tiết cuối cùng

Đồng sáng lập Grab Anthony Tan sẽ trở thành CEO của liên danh sau sáp nhập, trong khi các lãnh đạo Gojek sẽ điều hành liên danh mới ở Indonesia dưới thương hiệu Gojek. Nguồn tin này nói rằng hai thương hiệu có thể vận hành riêng biệt trong một thời gian dài. Việc sáp nhập cuối cùng nhằm mục tiêu đưa liên danh trở thành một công ty đại chúng

Đây có thể là thương vụ sáp nhập hai doanh nghiệp internet lớn nhất tại Đông Nam Á. Nguồn tin của Bloomberg thông tin thêm các cuộc đàm phán vẫn tiến triển, nhưng chưa chắc dẫn đến một giao dịch. Thỏa thuận sáp nhập sẽ cần cơ quan quản lý phê duyệt. Các chính phủ cũng có thể lo ngại về việc chống độc quyền khi hai doanh nghiệp gọi xe hàng đầu khu vực sáp nhập

Đại diện Grab, Gojek và SoftBank đều từ chối bình luận về vấn đề này

grab-1171-1606901267.jpg

Tài xế Grab và Gojek tại Indonesia

Hồi giữa tháng 10, ông chủ SoftBank gây áp lực, giục Grab đình chiến với Gojek. Khi đó, điểm mấu chốt vẫn là hai doanh nghiệp này liệu có hợp nhất toàn bộ hoạt động không, hay Grab chỉ thâu tóm hoạt động kinh doanh của Gojek tại Indonesia


CEO Grab, Anthony Tan thích thương vụ thâu tóm đi theo hướng thứ hai. Điều này cho phép Tan vận hành hoạt động kinh doanh ở Indonesia như một công ty con của Grab. CEO 39 tuổi cũng sẽ ít phải đối mặt với việc bị pha loãng cổ phần. Trong khi đó, cổ đông Gojek đang muốn hai bên sáp nhập hoạt động tại cả khu vực và ông chủ SoftBank cũng đồng quan điểm

Grab và Gojek đã bị kẹt trong một cuộc chiến tốn kém để giành thị phần vài năm qua. Vì vậy, việc sáp nhập sẽ giảm lượng tiền bị đốt và tạo ra một trong những công ty internet mạnh nhất khu vực. Grab hiện có mặt ở 8 quốc gia, được định giá khoảng 14 tỷ USD. Trong khi, Gojek có giá trị khoảng 10 tỷ USD, hoạt động tại Indonesia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam
 
Đầu tư 1,9 triệu USD vào công ty giao đồ ăn, quỹ đầu tư mạo hiểm có 440 triệu USD
Mar Hershenson hồi tưởng lại thời điểm đối tác của mình, ông Pejman Nozad, xông vào văn phòng của bà vào tháng 9/2013. Từ một người chuyên buôn thảm trở thành nhà đầu tư, Nozad đã thuyết phục được Hershenson, một giảng viên khởi nghiệp kỳ cựu tại Stanford, hợp tác xây dựng một công ty đầu tư mạo hiểm mới thành lập vài tháng trước đó. Ông dành hàng giờ tìm kiếm và gặp gỡ các công ty mới tại “vườn ươm” công ty khởi nghiệp Y Combinator và tìm cho mình một doanh nghiệp yêu thích

Nozad nói "Mar, tôi đã tìm được công ty mà chúng ta phải đầu tư vào!" và tôi đáp lại “Okay, công ty nào? Anh chàng Tony này! Anh ấy làm gì vậy?”. Và ông ấy trả lời “Ồ họ chuyên vận chuyển đồ ăn”. Tôi lúc đó đã thốt lên “Ôi trời ơi, không đời nào. Thật là điên rồ, Pejman. Đây không phải là công nghệ”

Bị thuyết phục bởi sự nhiệt tình của Nozad, Hershenson đồng ý thử nghiệm dịch vụ non trẻ của DoorDash. Nhiều nhà hàng, khách hàng của DoorDash, nằm rất gần văn phòng của họ, ngay trên Đại lộ Đại học Palo Alto. Các quản lý nhà hàng đã kể với hai nhà đầu tư về Tony Xu, CEO của DoorDash

“Đối với tôi, nó như FedEx vậy”, một người nói. Cặp đôi đến thăm Xu và những người đồng sáng lập tại nhà của họ. Tại đây, Xu kéo ra một tấm bảng trắng và nói “Đây sẽ là một công ty trị giá 100 tỷ USD. Hãy để tôi nói với bạn như thế nào”, Hershenson nhớ lại

960x015-9646-1608092881.jpg

Nhà sáng lập Pear VC, Mar Hershenson và Pejman Nozad

Với việc CRV và Khosla Ventures được kỳ vọng sẽ dẫn đầu vòng gọi vốn đầy cạnh tranh của DoorDash, Nozad và Hershenson đã phải nỗ lực để giành được vị trí của họ. Khi Xu đề cập đến việc DoorDash cần trợ giúp thiết kế, họ đã gửi sang công ty một người bạn thiết kế từ Google. Cả hai phát huy hết thế mạnh của mình: mạng lưới của Nozad, bao gồm các nhà sáng lập như Drew Houston và Arash Ferdowsi tại Dropbox, người mà ông đã kết nối với bạn bè tại Sequoia; và kinh nghiệm vận hành của Hershenson, dù vẫn giữ được sự mới mẻ từ các sinh viên tốt nghiệp Stanford

“Tôi nói với họ rằng tôi có thể mở rất nhiều cánh cửa, nhưng bạn có thể làm việc với các đối tác của tôi, người đã thành lập ra 3 công ty”, Nozad nhớ lại

Nỗ lực đã đem lại hiệu quả. Hershenson và Nozad đầu tư 250.000 USD vào vòng gọi vốn hạt giống của DoorDash, sau đó tiếp tục hỗ trợ công ty trong các vòng gọi vốn Series A và B với khoản đầu tư lên đến 1,9 triệu USD. Theo 2 nguồn thạo tin, khi DoorDash IPO vào ngày 9/12, công ty của họ, Pear VC, đã sở hữu 2.518.360 cổ phiếu. Pear VC từ chối bình luận về số cổ phần họ nắm giữ

Với giá cổ phiếu 176 USD của DoorDash vào ngày 11/12, khoản đầu tư 1,9 triệu USD của quỹ này đã tăng lên 440 triệu USD

Pear VC không phải đơn vị duy nhất thắng lớn sau khi DoorDash chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán. Thương vụ IPO của công ty đã biến Xu và hai người đồng sáng lập trở thành triệu phú USD. Ngoài CVR và Khosla Ventures, số cổ phần của Kleiner Perkins hiện có giá hơn 1 tỷ USD, trong khi các quỹ của Sequoia, SoftBank Vision Fund và Singapore đều có thể thu về hàng tỷ USD lợi nhuận nếu giá cổ phiếu của DoorDash tăng. Thậm chí là trong các nhà đầu tư, Pear VC vẫn khá nổi bật: một công ty được thành lập bởi hai người nhập cư, thu về toàn bộ 51 triệu USD quỹ đầu tiên trong những lần đặt cược đầu tiên

960x0-1-4093-1608094993.jpg

Đội ngũ Pear VC vào tháng 10/2019, cùng đồng sáng lập Pejman Nozad và Mar Hershenson, những người đang thu về thành quả của họ

Bốn năm trước khi đầu tư vào DoorDash, Nozad lần đầu tiên liên hệ Hershenson để trao đổi việc cùng nhau đầu tư. Đến từ Tây Ban Nha, Hershenson học tại Stanford vào những năm 1990, trước khi làm việc tại một số dựa án khởi nghiệp, bao gồm Sabio Labs, một công ty cung cấp phần mềm thiết kế mạch được mua lại năm 2008

Bà hiện giảng dạy tại Stanford và biết đến câu chuyện “làm giàu từ thảm” của Nozad; Ông sinh ra tại Tehran trước khi cùng gia đình chạy trốn đến Đức vào những năm 1980, sau đó xin thị thực vào Mỹ. Tại đây, ông bắt đầu công việc đầu tiên là rửa xe tại Bay Area, sau đó là làm việc tại cửa hàng cà phê và sữa chua, trước khi được nhận vào làm tại một đại lý thảm tại địa phương Palo Alto. Không lâu sau đó, khách hàng của Nozad trở thành cộng tác viên đầu tư của ông; đến năm 1999, Nozad trở thành giám đốc điều hành cho chủ cửa hàng thảm, người thành lập một quỹ đầu tư mạo hiểm. Khi Hershenson lần đầu nghe đến Nozad, ông đang tìm cách để tự mình đầu tư

Việc mời chào khá là đơn giản: Sau khi tìm thấy các công ty như ứng dụng khám phá âm nhạc Soundhound trong số sinh viên Stanford, Nozad muốn Hershenson giúp tìm kiếm những công ty khởi nghiệp trong ký túc xá của trường. Bằng cách hợp lực, hai người có thể phát hiện ra các cơ hội khởi nghiệp của sinh viên khi chúng chỉ mới là những ý tưởng, sau đó giúp họ gặp gỡ các nhà đầu tư sớm và các nhà công nghệ để định hướng xây dựng sản phẩm phù hợp thị trường, có dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng

Ban đầu, Hershenson không hứng thú lắm. Nhưng đến đầu năm 2013, bà đã bị thuyết phục. Tốt thôi, bà nói với Nozad, bà sẽ gặp các nhà sáng lập một ngày mỗi tuần như một công việc bán thời gian. Sau nhiều tháng, bà đã hoàn toàn say mê công việc là nhà đầu tư mạo hiểm. “Pejman và tôi như hai cực âm và dương vậy. Pejman luôn luôn lạc quan và tôi ấn tượng với việc anh ấy đã đúng như thế nào”

Ban đầu hai người làm việc dưới tên Pejman Mar Ventures, cả hai đã sớm nhận được sự ủng hộ của Công ty bảo hiểm nhân thọ NewYork và Đại học Chicago cho quỹ ban đầu 51 triệu USD. Họ đổi tên thành Pear VC, thuê thêm nhân viên và ra mắt quỹ thứ hai trị giá 75 triệu USD vào năm 2016; quỹ thứ ba của họ, 160 triệu USD, được công bố ra mắt vào tháng 12/2019

Cùng lúc đó, Nozad và Hershenson mở rộng phạm vi tìm kiếm các nhà khởi nghiệp sinh viên. Nozad nhớ lại khoảnh khắc học được sức mạnh của trà sữa trân châu, thức uống làm từ trà ngọt, khi công ty chạy chương trình khuyến mãi trước tòa nhà khoa học máy tính của Stanford: Trao cho Pear VC lý lịch của bạn, nhận một ly trà sữa trân châu miễn phí. “Tôi đi ngang qua ngày hôm đó và nhìn thấy dòng người và tôi nói với bản thân rằng Pear có một thương hiệu thật tuyệt vời”, Nozad nói. “Nhưng không phải vậy – đó là trà sữa trân châu”

Khi đại dịch Covid-19 đẩy các sự kiện đến các khách hàng làm việc từ xa, Pear đã mở rộng các chương trình của mình đến các trường đại học khác. Trong đó, chương trình Pear Garage, xác định và hỗ trợ 25 sinh viên kỹ thuật hàng đầu đưa ra các ý tưởng; chương trình Pear Builders, hợp tác chặt chẽ với 10 nhân viên từ các công ty công nghệ lớn hơn với tham vọng kinh doanh. Các thành viên tham gia gần đây đã được nhiều công ty, bao gồm Coinbase, Lyft, Uber và Slack, khen ngợi. Công ty cho biết 49% danh mục đầu tư của họ đến từ các công ty do sinh viên thành lập

Áp lực đối với Pear VC bây giờ là tìm kiếm nhiều người chiến thắng đột phá hơn nữa như DoorDash, doanh nghiệp mà Nozad thừa nhận là ông sẽ đầu tư nhiều hơn nữa nếu có thể. Để tiếp tục hỗ trợ những người chiến thắng của quỹ đầu tiên, bao gồm Guardant Health, IPO vào 2018, và Gusto, trị giá gần 4 triệu USD, Nozad và Hershenson đã tăng gấp đôi quy mô quỹ lên tới 100 triệu USD một cách hiệu quả

Theo tiêu chuẩn đó, quỹ mới nhất của Pear không quá lớn về quy mô. Nhưng công ty chắc chắn đang phát triển. Cùng với đó là rủi ro tự nhiên phá hỏng hoàn toàn kế hoạch. “Họ hiện làm rất nhiều thứ khác biệt. Làm cách nào để họ có thể đảm bảo họ không bỏ lỡ DoorDash tiếp theo?” một đối tác đầu tư giấu tên đặt ra câu hỏi. “Và khi xây dựng thương hiệu và quy mô quỹ, làm thế nào để họ tiếp tục có các nhà đầu tư muốn hợp tác với họ?”

Về phía Hershenson và Nozad, câu trả lời khá đơn giản: Tiếp tục tìm cách xác định các doanh nhân tiềm năng trước khi họ trở nên rõ ràng và nhận được nhiều sự quan tâm – như DoorDash – hãy làm những gì bạn có thể. “Khi quy mô của quỹ tăng lên, và mọi người cùng theo đuổi các nhà sáng lập giống nhau, chúng tôi nghĩ rằng sẽ có một nhóm các doanh nhân tiềm năng, là đá nhưng có thể biến thành kim cương”, Hershenson nói

Từng là nhân viên tiếp thị, Nozad khẳng định cả hai đều đang trên đường xây dựng một công ty tồn tại lâu hơn họ, với nhiều người chiến thắng tại mỗi quỹ, không chỉ riêng DoorDash. Và thương vụ IPO của DoorDash là minh chứng rằng ông Nozad có lẽ không hề điên rồ

“Tôi luôn nghĩ rằng thung lũng Silicon chấp nhận rủi ro từ con người, nhưng không phải từ quỹ mạo hiểm. Tôi nhớ đến những người ngồi cạnh chúng tôi và tôi biết sâu trong tim họ nói ‘một người bán thảm thành lập một quỹ mạo hiểm? Đây quả thực là ngày tận thế. Đó là dấu hiệu của bong bóng’”, Nozad nói. “Nhưng chúng tôi tiếp tục, thức dậy mỗi buổi sáng và đặt câu hỏi tại sao các doanh nhân nên hợp tác với chúng tôi. Và chúng tôi vẫn đang hỏi câu hỏi đó"
 
Thương vụ IPO trị giá 35 tỷ USD đổ bể, lãnh đạo Ant phát biểu

'Chúng tôi đang rất hối hận'


photo1608123061800-1608123061986372499840.jpg

Thái độ của các lãnh đạo ở Ant đã thay đổi hoàn toàn sau bài phát biểu trị giá 35 tỷ USD của Jack Ma từ 2 tháng trước

Theo tờ Bloomberg, Chủ tịch Ant Group Eric Jing cho biết ông đang rất hối hận và cảm thấy có lỗi vì vụ IPO trị giá 35 tỷ USD "hụt" của công ty

Công ty hiện đang "tự kiểm điểm, tìm ra thiếu sót và kiểm tra lại toàn bộ ", Jing nói trong bài phát biểu tại Hội nghị Tài chính Internet Trung Quốc lần thứ 4 vào ngày hôm nay. Ant đang nỗ lực "xử lý đúng cách" các vấn đề liên quan tới việc đình chỉ thương vụ IPO của công ty

Lời phát biểu gây chú ý của Chủ tịch Jing đã nhấn mạnh thái độ thay đổi chóng mặt so với 2 tháng trước của các lãnh đạo công ty, khi nhà sáng lập Jack Ma đã mạnh miệng lên tiếng chê các nhà băng Trung Quốc và các quy định của chính quyền mà ông cho là không hiểu gì về internet. Sau đó, thương vụ IPO lớn nhất thế giới đã bị đình chỉ đồng thời các nhà chức trách cũng ra một loạt các quy định mới và đề xuất việc chấn chỉnh lại các công ty công nghệ tài chính lớn nhất cả nước và toàn ngành công nghiệp công nghệ


"Chúng tôi đang lắng nghe thận trọng những ý kiến của công chúng gồm cả những gợi ý, kỳ vọng cũng như loạt chỉ trích dành cho Ant. Đây đều là những điều tốt cho Ant và chúng tôi đang tự kiểm điểm bản thân mình"

Chủ tịch Jing cũng thừa nhận công ty đã không nỗ lực trong việc nghiên cứu kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc, một chỉ dẫn quan trọng của chính phủ và những nghiên cứu chính sách về an toàn và sự ổn định tài chính

Trước đó, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp ở Trung Quốc đã phải đưa ra những lời xin lỗi công khai. Theo sau lời cảnh báo từ những quan chức trong lĩnh vực thương mại vào năm 2015, Jack Ma khi ấy còn là lãnh đạo Alibaba đã phải công khai cam kết cải thiện cuộc chiến chống hàng giả trên các nền tảng của Alibaba

Năm 2018, công ty mẹ của TikTok là Bytedance đã đóng cửa một trong những sản phẩm hit của họ vì bị cho là gây hại. Cùng năm, Tencent cũng đã chịu đòn đánh mạnh với mảng game sau khi chính quyền Bắc Kinh đổ lỗi cho việc tựa game "Honor of King" gây nghiện với giới trẻ

Những thách thức hiện tại của Ant khiến giới đầu tư toàn cầu từng rất háo hức cảm thấy lo sợ. Một nguồn tin tiết lộ, Ant khó có thể khôi phục việc IPO vào năm sau

"Mọi người đều cảm thấy đó là một lời cảnh báo. Trong tất cả các rào cản pháp lý, vấn đề mà Ant đang phải đối mặt là lớn nhất và mang tính chất dài hạn", Mark Tanner - một chuyên gia nghiên cứu nhận định
 
Singapore mở sàn giao dịch tiền số và chứng khoán số đầu tiên
Sàn giao dịch số đầu tiên DBS Digital Exchange dành cho các đồng tiền định danh do ngân hàng trung ương phát hành và tiền số đã được khai trương cuối tuần rồi tại Singapore. Do ngân hàng DBS lớn nhất Đông Nam Á điều hành, sàn cho phép các nhà buôn hay môi giới giao dịch bốn loại tiền chính – đồng đô la của Singapore, Hồng Kông và Mỹ cùng với đồng yen Nhật Bản – sang bốn đồng tiền số khác gồm bitcoin, ethereum, bitcoincash và XRP

Các nhà phân tích nói rằng sàn giao dịch số của DBS là bước đi chiến lược để đón làn sóng đầu tư vào các đồng tiền số. Trong năm 2021, đồng bitcoin được dự báo sẽ tăng giá 130% so với đỉnh điểm giá tuần trước và tăng hơn 2,5 lần quy mô vốn hóa

Ngân hàng truyền thống “chơi” bitcoin là điều hiếm


Có nhiều công ty trên thế giới điều hành các sàn giao dịch tiền tệ thông thường và tiền số. Nhưng một nền tảng do một ngân hàng điều hành là một điều hiếm thấy

cdad6_dbsdigitalexchange.jpg

Sàn giao dịch số DBS Digital Exchange cho phép chuyển đổi giữa các đồng đô la của Singapore, Mỹ và Hồng Kông cùng với đồng yen Nhật Bản với bốn loại tiền số

Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS) cho phép, về mặt nguyên tắc, sàn DBS Digital Exchange cũng có vai trò như sàn điều hành có thể phát hành và mua bán các đồng token tiền số được bảo đảm bằng cổ phiếu của các công ty chưa lên sàn, trái phiếu và quỹ đầu tư vốn tư nhân. MAS chiếm 10% cổ phần của sàn giao dịch số. Cả MAS và DBS sẽ khám phá các cơ hội tăng cường tính thanh khoản, quy mô và tăng trưởng của thị trường tài chính Singapore đối với các tài sản số và tiền số - thông cáo của MAS hôm 18-12 viết

DBS tuyên bố xúc tiến sàn giao dịch số vào đầu tháng 12 này sau khi MAS cấp bốn giấy phép ngân hàng, hai trong số đó dành cho Grab và Ant Financial. “Tốc độ số hóa tài sản vũ bão tạo nên cơ hội khổng lồ để định hình lại các thị trường tài chính. Để Singapore tăng sức cạnh tranh của một trung tâm tài chính toàn cầu, chúng ta cần chuẩn bị để đón dòng chảy chính của giao dịch tiền số và tài sản số”, CEO Piyush Gupta phát biểu. Hiện sàn này chỉ mở các nhà đầu tư chuyên nghiệp – giống như “hội kín” dành cho giám đốc các quỹ đầu tư là khách hàng của DBS. Sàn không dành cho các nhà đầu tư cá nhân

DBS tạo khác biệt vượt trội


“DBS sẽ cung cấp một số dịch vụ có thể thu hút các loại tài sản giá trị cao. Việc khai trương một sàn giao dịch trực tiếp với một số tiền tệ chọn lọc sẽ làm tăng niềm tin của nhà đầu tư rằng một ngân hàng lớn địa phương đã thật sự vào cuộc”, Matthew Dibb, CEO của hãng cung cấp các chỉ số về các loại tiền số Stack Funds, nói với Nikkei Asia

Sàn giao dịch cho các loại tiền số và các sản phẩm tài chính khác là cách giúp DBS nổi bật hơn với các ngân hàng số đột phá, như Grab hay Ant Financial, có thể cướp đi thị trường ngân hàng truyền thống – Tay Wee Kuang, nhà phân tích của hãng Phillip Securities Research, nhận định

Ông Kuang nói rằng các ngân hàng truyền thống khó đa dạng hóa hoạt động kinh doanh hơn so với đồng nghiệp mới trong lĩnh vực số. Lợi nhuận ròng của ba ngân hàng chính DBS, OCBC và UOB ở Singapore giảm 12-40% trong quý vừa rồi do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và tỷ lệ trích lập dự phòng ngừa nợ xấu lại gia tăng

Sàn giao dịch mới là nỗ lực mới nhất của DBS để họ theo kịp các xu hướng chuyển đối số. Ngân hàng đã đầu tư 3,3 tỉ đô la Mỹ cho công nghệ mới trong bốn năm qua. Sản phẩm công nghệ mới nhất của DBS là dịch vụ tư vấn ảo kết hợp giữa dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo (AI) để đưa ra các dự báo giúp khách hàng quản lý hiệu quả hơn dòng tiền và cắt lỗ kịp thời khi đầu tư

Nhà phân tích Kuang của Phillip Securities cho rằng không rõ sàn giao dịch số mới sẽ góp phần như thế nào vào kinh doanh của DBS. Nhà phân tích Krishna Guha của hãng Jefferies Financial Group ở Singapore cũng bày tỏ sự ngờ vực tương tự: “Có rất nhiều sàn trên thế giới. Tôi không rõ họ sẽ hoạt động thế nào”

Guha nói rằng không rõ DBS sẽ tạo được doanh thu như thế nào từ nền tảng mới bởi nhà băng này không tiết lộ chi tiết làm thế nào sàn giao dịch số có nguồn thu đều đặn. Và liệu hoa hồng trên sàn mới có khác với các sàn hiện nay. “Nhà đầu tư không thỏa mãn với các thông tin này thì họ sẽ không xuống tiền”, Guha phân tích

Tuy nhiên, DBS lại cho rằng sáng kiến mới có tiềm năng lớn. Hãng theo dõi dữ liệu CoinMarketCap ước đoán giao dịch toàn cầu với các đồng tiền số đạt giá trị 50-100 tỉ đô la trong năm 2019

Làn sóng mới trong không gian tài chính


Các nơi khác ở châu Á cũng đang đón bắt làn sóng số hóa. Unocoin, công ty khởi nghiệp ở Bangalore, đang điều hành một nền tảng cho phép giao dịch đồng rupee và đồng bitcoin ở Ấn Độ. Hồi tháng 10, startup này thông báo đã gọi được 5 triệu đô la trong vòng gọi vốn series A từ các nhà đầu tư Draper Associates, XBTO Ventures và 2020 Ventures. Hiện Unocoin được định giá 20 triệu đô la

Tại Singapore, với hậu thuẫn của Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore và Heliconia Capital Management – hãng con của quỹ đầu tư nhà nước Temasek Holdings, sàn chứng khoán iSTOX được phép phát hành chứng khoán và trái phiếu số, và mở sàn cho mọi nhà đầu tư tham gia vào tháng 2. Theo các nhà phân tích, DBS chỉ theo chân iSTOX mà thôi

Để củng cố vị trí trung tâm tài chính quốc tế của mình, Singapore tỏ ra sẵn sàng cho phép các giao dịch tiền số từ nhiều tháng trước. Tháng 5, quỹ đầu tư nhà nước Temasek tiết lộ họ đã hợp tác với một tổ chức phi lợi nhuận để thúc đẩy việc phát triển và sử dụng đồng tiền số Libra – nay đổi thành Diem – của Facebook

Đầu tháng 12, ngân hàng trung ương MAS cấp bốn giấy phép ngân hàng số đầu tiên cho Grab, Sea, Ant Finanical và một nhóm các hãng công nghệ Trung Quốc

Nhưng việc cấp phép buôn tiền số sẽ không sớm xuất hiện trong lộ trình cấp phép của MAS đối với các ngân hàng số này và các định chế tài chính số khác trong tương lai gần

“iSTOX hoan nghênh sự tham gia của DBS vào không gian chứng khoán số hóa. Bước đi này sẽ giúp tăng cường hệ sinh thái của các loại chứng khoán số, củng cố vị trí của Singapore là trung tâm chính của toàn cầu với các loại chứng khoán mới”, Choo Oi Yee, Giám đốc kinh doanh của iSTOX, phát biểu

Bobby Ong, đồng sáng lập hãng cung cấp thông tin thị trường tiền số CoinGecko, cũng hoan nghênh sự ra đời của sàn giao dịch tiền số DBS. “Điều này cho thấy rằng các ngân hàng lớn như DBS đang quan tâm đến tiền số như là một loại tài sản hợp pháp và đang tìm kiếm các cơ hội cung cấp dịch vụ đầu tư mới với loại tài sản này cho khách hàng của mình

Bước đi mới của DBS sẽ được các ngân hàng khắp thế giới sớm noi theo. Tôi tin rằng các ngân hàng sẽ xem việc mua và bán bitcoin tương tư như việc ngân hàng đang mua bán vàng thôi”, Ong phát biểu

Nhà đầu tư quan tâm giá trị dự trữ, tiền số tăng giá hỏa tiễn


Giá trị của tiền số bitcoin đã tăng nhanh chóng trong tuần rồi, vượt quá 20.000 đô la vào hôm 16-12 và hôm sau đạt ngưỡng 23.700 đô la do các nới lỏng chính sách tiền tệ khơi dòng thanh khoản của loại tiền này. Trong hai ngày cuối tuần, bitcoin vẫn duy trì quanh ngưỡng 23.000 đô la

Đồng bitcoin chạy đà từ cuối tháng 10 khi giá tăng gấp đôi chỉ trong hơn hai tháng qua. Vốn hóa thị trường của đồng tiền ảo này chạm 430 tỉ đô la, trong khi giá trị vốn hóa của thị trường vàng đạt 10.000 tỉ đô la. Các loại tiền số khác như ethereum cũng có đà tăng tương tự. Hiện có khoảng 100 triệu người trên thế giới sở hữu tiền ảo

Trong khi đó, nhà nghiên cứu chính Garrick Hileman của trang Blockchain.com nói với Business Insider rằng giá trị vốn hóa thị trường của đồng bitcoin sẽ đạt 1.000 tỉ đô la trong năm tới “bởi nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến giá trị dự trữ của đồng tiền này”. Các định chế tài chính lớn như Stanley Druckenmiller, BlackRock, Bill Miller và Jack Dorsey đã công nhận rằng “bitcoin sẽ không biến mất mà trở thành tài sản dự trữ, củng cố sức mạnh của chủ thuyết vàng số”, theo Hileman, cũng là giảng viên thỉnh giảng tại Trường Kinh tế London

Hileman cũng dự báo rằng giá trị thị trường của bitcoin sẽ đạt mức 1.000 tỉ đô la trong năm tới. Trong năm nay, bitcoin tăng giá phần lớn do sự châm vốn của các nhà đầu tư lớn và xu hướng này sẽ tiếp tục. “Các nhà đầu tư cá nhân và cả phố tài chính Wall Street cũng tham gia dòng người đầu tư”, Hileman nhận định

Và với đà này, Hile dự báo bitcoin có thể chạm đỉnh kỷ lục 54.000 đô la trong năm 2021. Hile dự báo giá trị của bitcoin sẽ càng gia tăng khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) phát hành đồng tiền số của ngân hàng trung ương trong 5 năm tới
 
Cổ phiếu Alibaba giảm mạnh sau báo cáo về cuộc điều tra chống độc quyền của Trung Quốc

anh-chinh_24144873.jpeg
Biển hiệu của Tập đoàn Alibaba trong lễ hội mua sắm toàn cầu Ngày Độc thân 11.11 của công ty tại trụ sở chính ở Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc​

Trung Quốc nhắm vào đế chế Alibaba của tỉ phú Jack Ma trong cuộc thăm dò độc quyền

Theo CNBC, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc điều tra chống độc quyền đối với Alibaba, gây thêm áp lực lên gã khổng lồ thương mại điện tử và khiến giá cổ phiếu của công này lao dốc

Cổ phiếu của Alibaba đã giảm ở cả Hồng Kông và giao dịch kéo dài ở Mỹ khi các báo cáo xuất hiện rằng chính phủ Trung Quốc đang tiến hành một cuộc điều tra chống độc quyền đối với tập đoàn công nghệ lớn này

anh-2-reuters_24142902.jpg
Từng được ca ngợi là động lực thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế và là biểu tượng cho sức mạnh công nghệ của đất nước, Alibaba và các đối thủ như Tencent Holdings phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ các cơ quan quản lý

Cơ quan Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường của Trung Quốc đã mở một cuộc điều tra về Alibaba về các hoạt động độc quyền hôm 23.12. Vấn đề chính được đặt tên là một thực tiễn buộc người bán phải chọn một trong 2 nền tảng, thay vì có thể làm việc với cả 2

Tin tức này xuất hiện phần lớn là bất ngờ do chính quyền Trung Quốc thúc đẩy kiểm soát các công ty công nghệ lớn nhất của họ thông qua các hành động quản lý

Alibaba xác nhận cuộc điều tra của cơ quan quản lý thị trường rằng hoạt động kinh doanh của họ vẫn bình thường. Cổ phiếu niêm yết tại Hồng Kông của Alibaba đã giảm hơn 8% vào ngày 23.12. Cổ phiếu của Alibaba giao dịch tại New York đã giảm hơn 3% trong phiên giao dịch sau giờ làm việc 22.12

Cũng trong ngày 23.12, các nhà chức trách Trung Quốc cho biết họ sẽ gặp Ant, chi nhánh của Alibaba để giám sát công ty công nghệ tài chính về các vấn đề như hoạt động theo định hướng thị trường và xem xét quyền, cũng như lợi ích của người tiêu dùng

Tháng trước, các nhà quản lý đã đột ngột đình chỉ đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng chỉ vài ngày trước khi niêm yết theo kế hoạch ở Hồng Kông và Thượng Hải

Nhà nghiên cứu Dong Ximiao tại Viện Tài chính Internet Zhongguancun cho biết: “Đó rõ ràng là sự leo thang của những nỗ lực phối hợp nhằm kiềm chế đế chế của Jack Ma, biểu tượng của những thực thể “quá lớn để thất bại. Chính quyền Trung Quốc muốn thấy một công ty nhỏ hơn, ít chi phối hơn và tuân thủ nhiều hơn”

Từ lâu, hệ sinh thái internet của Trung Quốc đã được bảo vệ khỏi sự cạnh tranh của Google và Facebook, chỉ bị chi phối bởi hai công ty Alibaba và Tencent, thông qua một mạng lưới đầu tư như mê cung bao gồm phần lớn các công ty khởi nghiệp của đất nước trong các lĩnh vực từ AI đến tài chính kỹ thuật số

Các quy tắc chống độc quyền hiện có nguy cơ làm đảo lộn hiện trạng đó với một loạt các kết quả tiềm ẩn, từ một kịch bản nhẹ nhàng về tiền phạt cho đến sự chia tay của các nhà lãnh đạo trong ngành. Các cơ quan đa dạng của Bắc Kinh hiện đang phối hợp nỗ lực - một dấu hiệu xấu cho lĩnh vực internet

Chiến dịch chống lại Alibaba và các công ty tương tự đã đạt kết quả cao vào tháng trước, sau khi tỉ phú Jack Ma tấn công công khai các nhà quản lý Trung Quốc. Sau đó, các nhà giám sát thị trường đã đình chỉ đợt IPO lớn nhất thế giới của Ant với giá 35 tỉ USD

Cơ hội để Ant có thể hồi sinh danh sách cổ phiếu của họ vào năm tới đang ngày càng mong manh khi Trung Quốc đại tu các quy định quản lý ngành công nghiệp fintech, vốn đã bùng nỗ trong những năm qua như một giải pháp thay thế cho hoạt động cho vay truyền thống được nhà nước hậu thuẫn

Giám đốc điều hành Mark Tanner của công ty tư vấn China Skinny cho biết: “Trung Quốc đã sắp xếp hợp lý rất nhiều bộ máy hành chính. Vì vậy, các cơ quan quản lý khác nhau làm việc với nhau sẽ dễ dàng hơn. Trong tất cả các rào cản về quy định, đây là rào cản lớn nhất đối với Alibaba”

Rõ ràng, nợ xấu trong hệ thống tài chính hỗn loạn của Trung Quốc là một rủi ro lâu dài. Điều này buộc các nhà quản lý phải phát động một cuộc đàn áp đối với tình trạng nghiện tín dụng đang gia tăng trên khắp đất nước cách đây 3 năm do lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính
 
Bắc Kinh có thể thâu tóm cổ phần tại doanh nghiệp do Jack Ma sáng lập
Ông Jack Ma hiện là người giàu nhất Trung Quốc. Ông là người đã góp công rất lớn tạo ra một nền kinh tế mới với 2 doanh nghiệp do ông sáng lập bao gồm tập đoàn tài chính Ant và tập đoàn Alibaba

Bắc Kinh đang cố gắng thu hẹp bớt quy mô của "đế chế" công nghệ và tài chính do Jack Ma sáng lập ra, thậm chí có thể sẽ mua cổ phần tại doanh nghiệp này, theo thông tin được chia sẻ bởi một số quan chức và tư vấn cho chính phủ

Các nhà quản lý đang chú ý đến hoạt động kinh doanh của tỷ phú Jack Ma nhằm giám sát chặt chẽ hơn khả năng tác động của những người có sức ảnh hưởng lớn trong ngành công nghệ

Theo Wall Street Journal, theo kế hoạch tái cấu trúc mà các nhà quản lý ngành tài chính Trung Quốc thông qua trong tuần này, tập đoàn tài chính Ant sẽ phải trở về ngành kinh doanh cốt lõi ban đầu là cung cấp nền tảng thanh toán, giống như kiểu PayPal. Những mảng kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận khác của doanh nghiệp bao gồm đầu tư và cho vay sẽ bị ngưng lại

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng đã yêu cầu Ant phải nộp hồ sơ thành lập một công ty riêng, chịu kiểm soát vốn giống như với ngân hàng

Điều này có thể dọn đường cho việc những ngân hàng lớn của nhà nước hoặc một số loại hình cơ quan khác của nhà nước Trung Quốc sẽ mua cổ phần tại công ty này

Quỹ hưu trí của Trung Quốc, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB), tập đoàn vốn quốc tế Trung Quốc – ngân hàng đầu tư thuộc sở hữu của Trung Quốc hiện đang đầu tư vốn vào Ant

Ông Jack Ma hiện là người giàu nhất Trung Quốc. Ông là người đã góp công rất lớn tạo ra một nền kinh tế mới với 2 doanh nghiệp do ông sáng lập bao gồm tập đoàn tài chính Ant và tập đoàn Alibaba

Những loại hình dịch vụ kinh doanh mà ông cung cấp bao gồm dịch vụ thanh toán, bán lẻ trực tuyến, điện toán đám mây, quản lý tài sản và cho vay. Hiện tại, Alibaba đang phải đương đầu với cuộc điều tra chống độc quyền, Alibaba sẽ có thể phải cải tổ hoạt động kinh doanh và điều hướng quản lý tài sản

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và Cơ quan Quản lý Thị trường – 2 cơ quan của nhà nước Trung Quốc chịu trách nhiệm quản lý Ant và Alibaba, đã từ chối đưa ra bình luận. Tỷ phú Jack Ma và Alibaba cũng không đưa ra bình luận

Thế nhưng khi nhắm đến Jack Ma, giới chức Trung Quốc đang đương đầu với bài toán cân bằng, họ cố gắng kiểm soát hoạt động của ông, nhưng lại phải cố gắng để không gây tổn hại đến tinh thần sáng tạo đã giúp xây dựng nên sức mạnh công nghệ và kinh tế Trung Quốc

Một tư vấn chống độc quyền cho Quốc vụ viện Trung Quốc nhấn mạnh: "Không còn nghi ngờ gì về mục tiêu kiềm chế ông Jack Ma nữa. Nó cũng giống như ghìm cương một con ngựa"

Sẽ không phải là quá nếu đánh giá cao vai trò của các doanh nghiệp mà ông Mã tạo ra trong kinh tế Trung Quốc. Cả Ant và Alibaba đã giúp cho hàng trăm triệu người tiêu dùng và doanh nghiệp Trung Quốc mua hàng, gửi tiền, thực hiện hoạt động đầu tư hoặc vay theo cách tiện dụng hơn rất nhiều
 
'Tài sản' khiến Jack Ma khốn đốn
Một trong những “tài sản” giá trị nhất, cũng chính là thứ khiến Ant Group bị nhắm tới là khối dữ liệu khổng lồ của khách hàng

Khi Ant Group, tập đoàn tài chính công nghệ do tỷ phú Jack Ma sáng lập bị chính quyền Trung Quốc hạn chế vào tháng 11 với những quy định tài chính mới, thì đối tượng thực sự đang bị nhắm tới lại là một thứ vô hình: dữ liệu người dùng

Wall Street Journal nhận định Jack Ma không có nhiều cơ hội để mặc cả, khi mà công ty mà ông gầy dựng trong nhiều năm đã bị chính quyền đưa vào tầm ngắm. Đó dường như là hậu quả khi vị tỷ phú nổi tiếng mạnh miệng quá tập trung vào công ty của mình, thay vì để ý tới mục tiêu kiểm soát rủi ro tài chính của chính quyền


Quyết định không chia sẻ dữ liệu của Ant Group khiến cho công ty này khốn đốn

Một trong những điểm khiến Ant Group bị đưa vào tầm ngắm là lợi thế cạnh tranh bằng dữ liệu, mà các nhà quản lý cho rằng không công bằng đối với các đơn vị cho vay nhỏ, và thậm chí cả với các ngân hàng lớn. Lượng dữ liệu khách hàng này được Ant Group thu thập trong nhiều năm qua ứng dụng thanh toán Alipay

Khi Ant hiểu quá rõ người dùng

Với hơn một tỷ người dùng, Alipay có đủ dữ liệu để biết rõ về thói quen chi tiền, hành vi vay vốn cũng như lịch sử vay, thanh toán của họ

Nhờ có lượng dữ liệu đó, Ant đã mở rộng thị trường cho vay lên tới hơn nửa tỷ khách hàng, và liên kết với khoảng 100 ngân hàng thương mại để có dòng vốn. Khi ấy, các ngân hàng vẫn phải chịu rủi ro nếu khách hàng vỡ nợ, trong khi Ant thu lợi khi làm trung gian

Mô hình này được các nhà quản lý tại Trung Quốc đánh giá là không công bằng, và yêu cầu Ant phải thay đổi

Không chỉ đứng trước rủi ro bị quản lý hoạt động cho vay như một ngân hàng, đồng nghĩa với tự tìm nguồn vốn cho khách hàng vay, Ant còn có thể bị siết chặt về lượng dữ liệu họ đang quản lý


Dữ liệu của người dùng Ant Group là thứ "tài sản" quý, bị nhắm tới

Một trong những kế hoạch được đề xuất là yêu cầu Ant cung cấp thông tin cho hệ thống chấm điểm tín dụng của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Lựa chọn khác là Ant phải chia sẻ thông tin khách hàng cho đối tác đánh giá tín dụng, cũng nằm dưới sự kiểm soát của ngân hàng trung ương

“Vấn đề chính ở đây là làm thế nào quản lý việc độc quyền dữ liệu”, Wall Street Journal dẫn lời một thành viên của hội đồng chống độc quyền chính phủ Trung Quốc

Đến nay, vẫn chưa rõ chính quyền sẽ yêu cầu Ant chia sẻ toàn bộ hay chỉ một phần dữ liệu, và nếu chỉ một phần thì có bao gồm dữ liệu mật về độ tin cậy của từng khách hàng hay không

“Công khai lịch sử và điểm đánh giá tín dụng là một điều tốt. Nó giúp hoạt động cho vạy cạnh tranh hơn, tránh tình trạng vay vốn quá sức”, Martin Chorzempa, nhà nghiên cứu về chính sách tài chính công nghệ Trung Quốc chia sẻ

Tham vọng của cơ quan quản lý

Nhiều năm qua, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cố gắng xây dựng hệ thống đánh giá tín dụng như điểm FICO được sử dụng ở Mỹ. Hệ thống này sẽ giúp những đơn vị cho vay phân tích rủi ro nhanh hơn, và có thể đánh giá cả công ty lẫn cá nhân

Đây là một trong những nỗ lực số hóa chính phủ của Trung Quốc

Bản thân Jack Ma cũng có nhiều biện pháp để hỗ trợ chính phủ Trung Quốc. Dữ liệu của Alibaba từng được dùng để truy bắt tội phạm, nhận dạng người bất đồng. Ứng dụng Alipay cũng có tính năng truy vết, giúp Trung Quốc kiểm soát dịch Covid-19 nhanh hơn

Tuy nhiên, nhà sáng lập Ant cũng nhiều lần bày tỏ sự phản đối khi các nhà quản lý muốn sử dụng dữ liệu tín dụng cá nhân mà Ant sở hữu

Năm 2015, Ant bắt đầu đưa ra hệ thống riêng tính điểm tín dụng, gọi là Zhima Credit. Hệ thống này chấm điểm cả những cá nhân, doanh nghiệp nhỏ chưa từng vay tiền ở dâu trong hệ thống ngân hàng


Phát biểu của Jack Ma vào tháng 10/2020 cũng là một nguyên nhân khiến Ant Group gặp rắc rối

Vào năm 2018, ngân hàng trung ương Trung Quốc mở công ty thống kê điểm tín dụng cá nhân có tên Baihang Credit. Ant, Tencent Holdings cùng 6 doanh nghiệp khác được mời trở thành cổ đông thiểu số của Baihang Credit. Cổ đông lớn nhất là Hiệp hội tài chính Internet quốc gia, nằm dưới sự kiểm soát của ngân hàng trung ương

Kế hoạch ban đầu là Ant và các công ty khác sẽ cùng đóng góp vào kho dữ liệu người dùng chung, được các tổ chức tài chính trên toàn Trung Quốc sử dụng. Tuy nhiên, kế hoạch này đã đổ bể

Ant từ chối cung cấp dữ liệu người dùng, thứ mà họ cho là mấu chốt cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, tham vọng của Zhima Credit cũng bị thu lại. Chương trình này giờ đây về cơ bản là một chương trình ưu đãi khách hàng trung thành, với những phần quà như tặng sạc điện thoại, xe đạp cho người có điểm tín dụng cao

Bản thân Jack Ma cũng vướng vào những rắc rối sau một bài phát biểu vào cuối tháng 10. Tại hội nghị thương mại ở Thượng Hải, ông chỉ trích cách quản lý tài chính của Trung Quốc. Trong bài phát biểu dài 21 phút, ông cho rằng mối lo ngại của hệ thống tài chính Trung Quốc không phải rủi ro hệ thống

Ông chỉ trích các nhà quản lý "chỉ tập trung vào rủi ro mà bỏ qua sự phát triển". Tỷ phú Ma cũng cáo buộc các ngân hàng lớn nuôi dưỡng "tâm lý tiệm cầm đồ". Ông Ma cho rằng điều đó đã làm tổn thương nhiều doanh nhân

Sau bài phát biểu đó, sóng gió đến với Ant khi các nhà quản lý siết chặt công ty này. Theo nguồn tin của Wall Street Journal, trong cuộc họp vào đầu tháng 11/2020, Jack Ma đề nghị chính phủ “có thể lấy bất cứ thứ gì cần thiết từ Ant”


Ant Group đang bị hạn chế, buộc phải giảm quy mô ở nhiều hoạt động tín dụng

Vào cuối tháng 12/2020, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đưa ra lộ trình để Ant tái cấu trúc mô hình kinh doanh, trong đó yêu cầu công ty này phải được cấp phép trước khi tham gia thị trường tín dụng

Trong thông báo của mình, Phó thống đốc ngân hàng chỉ trích Ant vì đã “không tuân thủ các quy định”

Vài tuần gần đây, Ant đã buộc phải giảm quy mô hoạt động, hạ thấp mức tín dụng với người dùng cá nhân và gỡ bỏ các sản phẩm tài chính đang bị soi

Từ thời điểm vụ IPO bị hủy vào đầu tháng 11, giá trị của Ant đã tụt từ mức 859 tỷ USD xuống còn dưới 600 tỷ USD vào cuối năm 2020. Alibaba, công ty hiện sở hữu khoảng 1/3 số cổ phần của Ant cũng chịu ảnh hưởng khi cổ phiếu đã mất 2% trong năm nay
 
Thung lũng Silicon đủ khả năng định hình số phận của một vị tổng thống Mỹ
Các công ty công nghệ đang quay lưng lại với tổng thống Mỹ trong những ngày tại vị cuối cùng.

Thung lũng Silicon đang phản kháng

Với hơn 1.400 ngày cố gắng xoa dịu, đối phó với ông Trump và các đồng minh thân cận, ngành công nghệ Mỹ đang “tận hưởng” những ngày cuối nhiệm kỳ của vị tổng thống

Sau hàng loạt phát ngôn vi phạm chính sách của nền tảng, Twitter đã quyết định khóa tài khoản của ông Trump vĩnh viễn. Tương tự, mạng xã hội Facebook tuyên bố khóa tạm thời tài khoản của ông chủ Nhà Trắng, ít nhất cho đến khi nhiệm kỳ tổng thống của ông chính thức kết thúc

getty.jpg

Vụ bạo loạn tại thủ đô Washington hôm 6/1 là giọt nước tràn ly đối với các công ty công nghệ

Parler, mạng xã hội phổ biến dành cho những người ủng hộ ông Trump, cũng trở thành đối tượng bị Apple, Amazon và Google chỉ trích do thiếu kế hoạch kiểm duyệt các nội dung bạo lực trên nền tảng. Ứng dụng này sau đó đã bị xóa khỏi gian hàng App Store và Play Store

“Chúng tôi luôn ủng hộ sự phong phú trên App Store. Tuy nhiên, nền tảng này không có chỗ cho những mối đe dọa bạo lực và hoạt động bất hợp pháp

Parler không có các biện pháp thích hợp để giải quyết tình trạng gia tăng sự thù ghét. Chúng tôi sẽ dừng hoạt động của Parler cho đến khi họ khắc phục được vấn đề đó”, Apple thông báo

Ngành công nghệ đang nắm trong tay quyền lực mềm

Các cuộc “thanh trừng” gần đây đã thể hiện sức mạnh của ngành công nghệ. Theo Politico, các công ty tại Thung lũng Silicon thậm chí đủ khả năng định hình số phận của một vị tổng thống Mỹ

Trong nhiều năm, chính quyền ông Trump đã cố gắng hạn chế quyền lực của Thung lũng Silicon, bao gồm hàng loạt vụ kiện chống độc quyền nhắm vào các Big Tech. Không chỉ thế, giới chức lưỡng đảng cũng nhiều lần thách thức phạm vi pháp lý của Mục 230, điều khoản trong luật truyền thông, theo đó giới hạn trách nhiệm của các nền tảng Internet đối với nội dung người dùng đăng tải

EPA.jpg

Các công ty công nghệ đang có khả năng định hình số phận của ông Trump

Những vụ kiện, nỗ lực lập pháp hay các vụ điều tra chống độc quyền thời gian gần đây là hồi chuông cảnh báo thứ quyền lực “mơ hồ” đang nằm trong tay các công ty công nghệ

“Mọi người nên lo lắng khi những công ty như Facebook và Twitter sẵn sàng sử dụng quyền lực không được kiểm soát để loại bỏ ai đó khỏi nền tảng, đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến chính trị”, Kate Ruane, cố vấn lập pháp cấp cao của Liên minh Tự do Dân sự Mỹ, cho biết

Tuy nhiên, hành động gỡ bỏ tài khoản tổng thống của Twitter vẫn nhận được không ít sự ủng hộ. Theo Chủ tịch nhóm vận động Color of Change Rashad Robinson, từ lâu, ông Trump và các đồng minh đã sử dụng mạng xã hội như một cách kích động làn sóng phân biệt chủng tộc tại Mỹ. Dù hành động chậm, Robinson vẫn cho rằng Twitter đã có những quyết định tiến bộ

Ngoài Robinson, một số quan chức khác như Chủ tịch cơ quan Tình báo Hạ viện – Adam Schiff - tin rằng các công ty truyền thông xã hội đã giúp những nội dung độc hại có cơ hội tồn tại quá lâu, đồng thời cần có nhiều biện pháp khắc phục hơn thế nữa

Đảng Dân chủ không có cái nhìn quá “thiện cảm” đối với những công ty công nghệ lớn. Chính quyền của Tổng thống tân cử Joe Biden dự kiến tiếp tục theo đuổi các vụ kiện chống độc quyền công nghệ, vốn đã được một số cơ quan hoạt động dưới thời ông Trump đệ trình. Chỉ trong tuần trước, ông Biden đã tiến cử Vanita Gupta, luật sư dân quyền, nhà phê bình Facebook nổi tiếng, đảm nhiệm chức vụ trong Bộ Tư pháp

Không dừng ở đó, một số thành viên Đảng Dân chủ tại Hạ Viện đã đề xuất hàng loạt thay đổi lớn về mặt lập pháp với mục tiêu kìm hãm quyền lực khổng lồ của những công ty công nghệ

“Chỉ khi phải đánh đổi lấy máu và những lớp kính vỡ trong hội trường Quốc hội, các công ty công nghệ mới mảy may nhận ra sự nguy hiểm của ông Trump”, Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal tuyên bố

“Ngày mà các công ty truyền thông xã hội nhận ra họ có thể làm nhiều hơn để hạn chế hành vi kích động của ông Trump cũng chính là ngày Đảng Dân chủ chủ trì tất cả ủy ban Quốc hội nhằm giám sát họ”, Jennifer Palmeiri, Cựu giám đốc truyền thông của ông Obama và chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 của bà Hillary Clinton, đăng trên Twitter

Theo Politico, các nền tảng trực tuyến có thể loại bỏ bất cứ ai họ muốn. Tuy nhiên, trong suốt 4 năm, họ đã làm song song 2 việc: hạn chế các tác hại mà phát ngôn của ông Trump gây ra, đồng thời tránh kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận của người Mỹ. Trong khi đó, những nền tảng này thường xuyên phải chịu những áp lực dữ dội yêu cầu tắt “chiếc loa kỹ thuật số” của ông Trump

Vì sao Twitter hành động lúc này ?

Phải đến khi vụ bạo loạn xảy ra trong Điện Capitol hôm 6/1 khiến 5 người thiệt mạng, các công ty công nghệ mới hiểu được rằng những phát ngôn mà Tổng thống Donald Trump đưa ra trên mạng đang thúc đẩy bạo lực trong thế giới thực. Tuy nhiên, sự kiện hôm 6/1 chưa hẳn đã là tồi tệ nhất

Trong chưa đầy 2 tuần nữa, Tổng thống tân cử Joe Biden sẽ chính thức nhậm chức. Các công ty công nghệ đang lo sợ dưới sự ảnh hưởng của ông Trump, những người ủng hộ sẽ tiếp tục sử dụng mạng xã hội để kích động bạo lực. Trước đó, hôm 8/1, ông Trump cho biết sẽ không tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống Biden vào ngày 20/1

jakub_porzycki.jpg

Các bài viết trên mạng xã hội của ông Trump có nguy cơ châm ngòi cho bạo lực

Dù chỉ là một tuyên bố ngắn gọn, phát biểu của ông Trump có thể khiến những người ủng hộ tin rằng họ sẽ có cơ hội tập trung về Washington để biểu tình trong sự kiện sắp tới

“Các kế hoạch tổ chức biểu tình vũ trang đã bắt đầu xuất hiện phổ biến không chỉ trong mà còn ngoài Twitter, bao gồm cả cuộc tấn công thứ 2 nhắm vào Điện Capitol cùng hàng loạt tòa nhà thủ phủ bang”, Twitter thông báo trong tuyên bố khóa vĩnh viễn tài khoản của ông Trump

“Đây là một hành động chậm trễ (ám chỉ Twitter). Nhưng điều quan trọng hơn, vấn đề này không chỉ xoay quanh một người. Đây là vấn đề của toàn bộ hệ sinh thái nơi thông tin sai lệch và sự thù ghét lan truyền mà không có bất cứ sự kiểm soát”, Mark Warner, đảng viên Đảng Dân chủ trong Ủy ban Tình báo Thượng viện lên tiếng

Theo Politico, việc khóa tài khoản của tổng thống đương nhiệm đã giải quyết được cả vấn đề lâu dài cũng như khủng hoảng tức thì cho Twitter
 
Trung Quốc sẽ ép các hãng công nghệ lớn cung cấp thông tin vay của người dùng


Logo Alipay, ứng dụng tài chính của tập đoàn Ant Group

Theo nguồn thạo tin của Reuters, đây là động thái nhằm ngăn chặn tình trạng vay nợ dư thừa và lừa đảo

Nếu được triển khai, kế hoạch này sẽ chấm dứt cách tiếp cận "thả lỏng" của Bắc Kinh đối với ngành công nghiệp này. Các nền tảng mạng lớn của Trung Quốc đã có xu hướng từ chối cung cấp dữ liệu, tài sản quan trọng giúp họ vận hành, quản lý rủi ro và thu hút người dùng mới

Dù vậy, cơ quan quản lý Trung Quốc, bao gồm cả Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), đã lên kế hoạch yêu cầu các nền tảng mạng cung cấp lượng thông tin vay nợ của họ cho một số cơ quan quản lý tín dụng cấp quốc gia, nguồn tin của Reuters cho hay

Các cơ quan do PBOC quản lý hoặc chống lưng này sẽ chia sẻ những dữ liệu trên rộng rãi tới giới nhà băng và các bên cho vay khác để cùng quản lý rủi ro một cách phù hợp, ngăn tình trạng vay nợ dư thừa

Hiện Ant Group và Tencent từ chối phát ngôn về thông tin trên, còn JD.com và PBOC vẫn chưa phản hồi yêu cầu của Reuters

Chi tiết về kế hoạch quản lý này hiện vẫn chưa được công bố

Theo Reuters, đây sẽ là một kế hoạch mới trong số nhiều đề xuất gần đây nhằm siết chặt quản lý đối với các tập đoàn công nghệ lớn, nhất là ở mảng công nghệ tài chính (fintech). Xu hướng này cũng được cho là nguyên nhân khiến kế hoạch phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) của Ant Group hồi tháng 11 thất bại. Đợt IPO này trước đó ước tính có giá trị lên đến 37 tỉ USD

Kể từ sau vụ IPO, phía quản lý đã thực hiện điều tra chống độc quyền đối với công ty mẹ trước đây của Ant Group là tập đoàn thương mại Alibaba. Bắc Kinh cũng yêu cầu Ant group điều chỉnh lại mảng kinh doanh tài chính tiêu dùng và cho vay của họ

"Các ngân hàng nhỏ hơn nhìn chung bị yếu thế khi hợp tác cũng các hãng fintech lớn như Ant. Họ phụ thuộc phần lớn vào dữ liệu của Ant để bảo lãnh các khoản vay và quản lý rủi ro. Khi vỡ nợ xảy ra, họ phải choàng gánh khoản lỗ. Điều quan trọng đối với các bên cho vay là có tiếp cận tốt hơn đối với nguồn dữ liệu tín dụng toàn diện và chi tiết của người vay", một nhà quản lý Trung Quốc chia sẻ cùng Reuters
 
Apple Car biến các nhà sản xuất xe hơi truyền thống thành 'nhà thầu phụ'
Kế hoạch tạo ra 'iPhone của ngành ô tô' của Apple có thể khiến ngành xe hơi toàn cầu rung lắc mạnh

Gã khổng lồ Apple vừa tiết lộ kế hoạch lấn sân sang lĩnh vực sản xuất ô tô. Công ty của Mỹ đã nói về kế hoạch tạo ra một chiếc xe tự lái được sản xuất thông qua việc hợp tác với 1 nhà sản xuất ô tô truyền thống, sử dụng mô hình kinh doanh giống với sản xuất iPhone

Nếu suôn sẻ, chiếc Apple Car chắc chắn sẽ tạo ra những ảnh hưởng cực kỳ to lớn tới ngành công nghiệp ô tô

Chuỗi cung ứng linh kiện ô tô xáo trộn

Ngay khi thông tin về kế hoạch kinh doanh mới mẻ kể trên của Apple được tiết lộ, cổ phiếu của một vài công ty công nghệ cao liên quan tới xe hơi của Mỹ và Trung Quốc đã tăng chóng mặt

Tại Mỹ, những công ty như Velodyne LiDar - một nhà sản xuất cảm biến phát hiện ánh sáng và các loại cảm biến (lidar) hoạt động như "mắt" của ô tô tự lái, đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ của các nhà đầu tư. Tại Trung Quốc, các nhà đầu tư đổ xô vào Contemporary Amperex Technology, nhà sản xuất pin cho xe điện lớn nhất thế giới và các nhà cung cấp linh kiện liên quan đến xe điện khác

Một chiếc Apple Car dĩ nhiên sẽ là nơi chứa "hàng loạt" công nghệ cao. Như vậy, các nhà cung ứng linh kiện ô tô chắc chắn có thể chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ

Dự án Apple EV dự kiến sẽ tạo ra những tác động nghiêm trọng hơn đến ngành ô tô thông qua việc sử dụng bí quyết sản xuất và phát triển điện thoại thông minh để thiết kế ô tô và sản xuất thông qua mô hình phân công lao động theo chiều ngang. Theo đó, Apple có thể sẽ tập trung toàn bộ vào thiết kế xe và thuê ngoài sản xuất giống như những gì làm với iPhone - họ chỉ thiết kế và thuê ngoài sản xuất toàn bộ với các đối tác như Hon Hai Precision Industry

Trong trường hợp của Apple Car, Apple được cho là dành toàn lực cho công việc thiết kế tổng thể bao gồm cả công nghệ xe tự lái và sẽ thuê ngoài sản xuất. Cách tiếp cận này có thể làm lung lay mô hình kinh doanh hiện tại của ngành công nghiệp ô tô là "hội nhập theo chiều dọc" - tức là các nhà sản xuất ô tô sẽ tham gia vào toàn bộ quá trình từ thiết kế đến sản xuất

Trên thực tế, mô hình kinh doanh phân công lao động theo chiều ngang cũng đang dần nổi lên trong lĩnh vực ô tô của Trung Quốc. Baidu, một công ty internet hàng đầu của Trung Quốc hiện đang dẫn đầu sự phát triển của công nghệ xe tự lái. Đầu tuần này, họ thông báo rằng sẽ sản xuất xe điện với Zhejiang Geely Holding Group, một nhà sản xuất ô tô lớn ở trong nước, trên cơ sở sản xuất thiết bị gốc

Ngoài ra, Didi Chuxing Technology cuối cùng cũng đã tiết lộ công khai chiếc xe điện được phát triển cho dịch vụ gọi xe của mình vào tháng 11. Nền tảng gọi xe lớn nhất Trung Quốc, được 550 triệu người trên thế giới sử dụng, đặt mục tiêu đưa 1 triệu chiếc vào sử dụng vào năm 2025. Được biết, BYD Auto, một nhà sản xuất xe điện Trung Quốc chính là đơn vị được Didi ký hợp đồng sản xuất xe điện cho họ

Magna International, nhà cung cấp phụ tùng ô tô hàng đầu của Canada đang được coi là ứng cử viên sáng giá để sản xuất Apple Car. Foxconn của Đài Loan, công ty đã hợp tác với Apple trong sản xuất điện thoại thông minh, cũng được cho là muốn giành được đơn đặt hàng

Biến hãng xe truyền thống thành nhà thầu phụ

Dự án của Apple cũng thu hút sự quan tâm từ các nhà sản xuất ô tô. Hyundai Motor của Hàn Quốc cho biết hôm thứ sáu tuần trước rằng họ đang đàm phán sớm với Apple về mối quan hệ hợp tác để phát triển một chiếc xe điện. Một đơn đặt hàng lớn để sản xuất xe, nếu nhận được, có thể sẽ giúp Hyundai nâng cao tỷ lệ công suất hiệu dụng và ổn định lợi nhuận

Điều đáng nói là các chuyên gia phân tích nhận định rằng, dự án Apple Car có thể lật đổ sự vượt trội của các nhà sản xuất ô tô truyền thống đầu ngành. Viễn cảnh dễ xảy ra nhất là các nhà sản xuất ô tô có thể "trở thành nhà thầu phụ của Apple và mất đi tính độc đáo riêng của họ", một giám đốc điều hành tại một hãng xe lớn của Nhật cảnh báo

BYD quyết định sản xuất xe điện cho Didi vì họ kỳ vọng thu được lợi nhuận thông qua việc tăng sản lượng, một chuyên gia phân tích trong ngành công nghiệp ô tô cho biết

Hiện tại, hàng loạt công ty ở châu Á đang bắt đầu nỗ lực giành lấy cái gật đầu hợp tác của Apple với dự án Apple Car. Một câu hỏi đặt ra là liệu phần thắng có lại về tay các công ty Trung Quốc, Hàn Quốc như những gì đã xảy ra với lĩnh vực điện thoại thông minh và điện tử tiêu dùng hay không ?
 
Top