What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Cờ Vây QUAD

LOBBY.VN

Administrator
'Bộ tứ kim cương' QUAD ủng hộ Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do

Nhóm "bộ tứ kim cương" QUAD, gồm Mỹ, Úc, Nhật, Ấn Độ, cam kết hợp tác để đảm bảo khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do. Đáp lại, Trung Quốc nói QUAD là công cụ để kiềm chế Bắc Kinh, gây đối đầu

Tuyên bố chung của QUAD đưa ra ngày 11-2 sau cuộc họp tại Melbourne, Úc, của ngoại trưởng 4 nước gồm Antony Blinken (Mỹ), Marise Payne (Úc), Subrahmanyam Jaishankar (Ấn Độ) và Yoshimasa Hayashi (Nhật Bản)

Hãng tin Kyodo News dẫn tuyên bố cho biết các nước "ủng hộ trật tự tự do, cởi mở và bao trùm, dựa trên luật lệ quốc tế, bắt nguồn từ luật pháp quốc tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước trong khu vực"

Theo đó, QUAD khẳng định luật pháp quốc tế, hòa bình và an ninh trong lĩnh vực hàng hải là nền tảng cho sự phát triển và thịnh vượng của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

"Chúng tôi một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt được phản ánh trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, nhằm đối phó các thách thức về trật tự hàng hải dựa trên luật pháp, bao gồm cả ở Biển Đông và Biển Hoa Đông", tuyên bố viết

Nhóm cho biết sẽ đẩy mạnh hợp tác với các nước trong khu vực để nâng cao năng lực đối phó với các vấn đề như đánh bắt bất hợp pháp và không được kiểm soát

"Chúng tôi nhất trí tăng cường hỗ trợ an ninh hàng hải cho các đối tác Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để tăng cường nhận thức về lĩnh vực hàng hải và năng lực phát triển các nguồn tài nguyên ngoài khơi của họ, đảm bảo tự do hàng hải và hàng không, cũng như chống lại các thách thức như đánh bắt bất hợp pháp", Hãng tin Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Úc Marise Payne nói sau cuộc họp của QUAD

Ngoài ra, QUAD cam kết hợp tác trong các vấn đề khác như đối phó với đại dịch COVID-19, an ninh mạng và chống khủng bố. Nhóm cũng chỉ trích các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên thời gian gần đây vi phạm nghị quyết của Liên Hiệp Quốc

Phản ứng với cuộc họp của QUAD, Trung Quốc cho rằng nhóm này chỉ nhằm mục đích kiềm chế Bắc Kinh. "Đây là một động thái cố tình nhằm gây ra đối đầu và phá hoại sự đoàn kết và hợp tác quốc tế", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói
 
QUAD ủng hộ vai trò của ASEAN

Đại sứ Phạm Quang Vinh, người điều phối phiên thảo luận "ASEAN và QUAD trong cấu trúc khu vực", chia sẻ với Tuổi Trẻ một số quan sát đáng chú ý nhân Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 13


Đại sứ Phạm Quang Vinh điều phối phiên thảo luận "ASEAN và QUAD trong cấu trúc khu vực" vào ngày 19-11

Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 13, do Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức, khép lại hôm 19-11

Cũng như trong các phiên thảo luận ngày trước đó, các đại biểu nhắc tới nhiều về hai vấn đề nổi bật thời gian qua là sự cạnh tranh nước lớn và việc hình thành các tổ chức, liên minh mới như thỏa thuận hợp tác ba bên (AUKUS) giữa Anh, Mỹ và Úc trong tháng 9

Tôi rất ấn tượng với phát biểu của đại sứ Igor Driesmans - trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu tại ASEAN, khi ông nói rằng nhìn tổng thể khu vực này chưa ai có thể thay thế được vai trò của ASEAN

Đại sứ Phạm Quang Vinh


Trong hơn nửa thế kỷ tồn tại của ASEAN, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã chứng kiến nhiều tổ chức liên minh, liên kết như vậy ra đời. Từ sau Thế chiến thứ hai, 5 nước Úc, Anh, Canada, New Zealand và Mỹ đã thành lập liên minh tình báo Five Eyes (Ngũ nhãn), hay như năm 2007 nhóm "Bộ tứ kim cương" (QUAD) ra đời với 4 nước thành viên là Mỹ, Úc, Nhật và Ấn Độ

Nếu như trước đây, khi nói đến QUAD, người ta nghĩ nhiều hơn tới các câu chuyện chiến lược, tới trật tự dựa trên luật lệ, đặc biệt là kiểm soát cạnh tranh nước lớn, thì giờ đây họ đang mở rộng hơn nhiều

Gần đây nhóm QUAD đã mở rộng đáng kể chương trình nghị sự, theo đó mối liên hệ giữa 4 nước thành viên không còn chỉ gói gọn trong khuôn khổ những hợp tác quân sự mà đã mở rộng ra cả những hợp tác trước các thách thức phi truyền thống như đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu, đứt gãy trong chuỗi cung ứng toàn cầu và hợp tác công nghệ

Chẳng hạn để ứng phó COVID-19, trong khi Mỹ chuyển giao công nghệ vắc xin, Nhật và Úc hỗ trợ tài chính và phân phối vắc xin thì Ấn Độ đảm nhiệm khâu sản xuất. Sự đổi mới đó tạo thêm sức sống cho QUAD và cũng không muốn bị hiểu là một "NATO" ở phương Đông

Dù là tổ chức nào, liên minh cũ hay mới thì trong đó đều có những thành viên vốn là đối tác của ASEAN, do đó ASEAN sẽ có nhiều kênh để sẵn sàng đối thoại, hợp tác với họ

Cho tới nay, các nước tham gia các tổ chức như QUAD hay AUKUS đều ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề chung của khu vực. Họ ủng hộ cấu trúc mở và dung nạp của ASEAN. Vì các nhóm này có những mục tiêu theo đuổi song trùng với mục tiêu của ASEAN, nên sự hình thành và tồn tại của họ là sự bổ sung chứ không triệt tiêu điều gì

Trên thực tế, ASEAN có những điểm mạnh mà những liên minh hợp tác khác không có được. ASEAN có một hệ thống các tiến trình khu vực và mạng lưới kết nối với tất cả các đối tác quan trọng nhất trên thế giới và khu vực như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, EU, Nhật Bản, Úc...

Thông qua mạng lưới này, ASEAN có thể chủ động và thường xuyên tham vấn, phối hợp với các đối tác để xây dựng các chuẩn mực ứng xử chung của khu vực cũng như chương trình nghị sự phối hợp về những vấn đề thuộc quan tâm chung như hợp tác kinh tế, thương mại, kết nối, biến đổi khí hậu hay an ninh hàng hải

Cũng nhờ mạng lưới quan hệ đó mà thật thú vị khi ASEAN đã trở thành cầu nối, tạo ra không gian và điều kiện để chính những nước đang cạnh tranh với nhau nhưng cùng là đối tác của ASEAN có cơ hội trao đổi với nhau, trao đổi với ASEAN trong những vấn đề cần thương thảo

Các diễn giả quốc tế tham dự phiên thảo luận ngày 19-11 cũng đã có những đề xuất giải pháp đáng chú ý cho khu vực. GS Carl Thayer - giáo sư danh dự tại ĐH New South Wales, Úc - đặt vấn đề liệu ASEAN với QUAD có nên tính tới một mối quan hệ hay vai trò bổ sung nào không, vì theo ông, chương trình nghị sự của hai bên có nhiều điểm song trùng, trong đó có các vấn đề an ninh phi truyền thống

Trong khi đó, tiến sĩ Rizal Sukma - học giả cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế ở Jakarta, Indonesia - cho rằng ASEAN cần phải tăng cường hành động nhiều hơn. Điều này có nghĩa là ASEAN phải tuân thủ hiến chương của khối nhiều hơn để đoàn kết và phát huy sức mạnh
 
Top