What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Cờ Vây USA

LOBBY.VN

Administrator
Mỹ sẽ ký thỏa thuận khung hợp tác kinh tế với nhiều nước châu Á trong năm 2022
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết chính quyền của Tổng thống Joe Biden dự kiến ký thỏa thuận khung hợp tác về kinh tế “vô cùng mạnh mẽ” với các quốc gia châu Á...

1c962518-bc44-4187-bdda-ab86b4822638.jpg

Các nhà phân tích nhận định chính quyền Biden sẽ thúc đẩy chiến lược hợp tác chặt chẽ với các đồng minh để cạnh tranh với Trung Quốc

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết chính quyền của Tổng thống Joe Biden dự kiến ký thỏa thuận khung hợp tác về kinh tế “vô cùng mạnh mẽ” với các quốc gia châu Á trong năm 2022, tập trung vào những vấn đề như phối hợp trong chuỗi cung ứng, kiểm soát xuất khẩu và tiêu chuẩn cho trí tuệ nhân tạo...

“Đó là một ưu tiên của Tổng thống Biden”, bà Raimondo cho biết khi nói về sự diện của Mỹ tại châu Á tại một phiên thảo luận bàn tròn tại trụ sở của hãng tin Bloomberg ở New York ngày 9/12

“Mỹ đã bỏ bẵng khu vực này suốt 4 năm”, bà Raimondo nói, hàm ý tới giai đoạn dưới thời Tổng thống tiền nhiệm Donald Trump

Theo Bộ trưởng Thương mại Mỹ, chuyến thăm châu Á vào tháng trước (tới Singapore, Malaysia và Nhật Bản) của bà nhằm “đánh giá tình hình” để triển khai đối thoại về kinh tế trong bối cảnh chính quyền Biden không có ý định tiến hành các cuộc đàm phán thương mại truyền thống. Theo đó, Chính phủ sẽ không cân nhắc việc tái gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

“Điều mà chính quyền Biden hướng tới là một khuôn khổ kinh tế mới cho một nền kinh tế mới. Hy vọng vào đầu năm mới, cụ thể là trong quý đầu tiên, chúng tôi sẽ chính thức khởi động quy trình này”, bà Raimondo nói

Bà cũng cho biết khuôn khổ này sẽ rất “linh hoạt”, được thực hiện với cả những quốc gia không tham gia hợp tác trong tất cả các lĩnh vực

“Khuôn khổ này không chỉ nhắm tới hợp tác với các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Singapore, Australia và New Zealand mà còn cả các nền kinh tế mới nổi như Malaysia, Việt Nam và Thái Lan”, Bộ trưởng Thương Mại Mỹ cho biết. “12 tháng tới, tôi mong được trở lại đây và chia sẻ về thỏa thuận mà chúng tôi ký kết được”

Bà Raimondo cũng nhấn mạnh rằng, thỏa thuận này sẽ không lên tới mức độ mà cần phải được Quốc hội phê duyệt như với các thỏa thuận thương mại truyền thống

“Đó sẽ không phải một thỏa thuận thương mại, nhưng có thể rất mạnh mẽ. Trong đó, chuỗi cung ứng của một số mặt hàng quan trọng như chất bán dẫn sẽ là một trọng tâm đặc biệt”, bà nhấn mạnh

Theo bà, mục tiêu là nhằm thúc đẩy mối quan hệ dài hạn trong chuỗi cung ứng, giúp cả Mỹ và các đối tác tăng cường tính minh bạch và độ tin cậy của chuỗi cung ứng

Một lĩnh vực khác trong khuôn khổ hợp tác kinh tế là cùng nhau triển khai hài hòa các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, hạn chế xuất khẩu các sản phẩm nhạy cảm sang Trung Quốc cũng như một số quốc gia có cơ chế vận hành nền kinh tế tương tự

1400x-1-1.jpg

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo
Một lĩnh vực khác nữa của khuôn khổ mới này là thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định về trí tuệ nhân tạo cũng như an ninh mạng

"Chúng tôi sẽ làm việc với các đồng minh để cùng nhau xác định các tiêu chuẩn về trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm, có đạo đức. Đây là điều vô cùng giá trị”, bà Raimondo cho biết

Hiện chưa rõ các mục tiêu trên của chính quyền Biden có đáp ứng mức độ hợp tác kinh tế mà một số quốc gia châu Á kêu gọi không. Nhật Bản và một số nước khác trước đó kêu gọi Washington cân nhắc lại quyết định rút khỏi hiệp định CPTPP của chính quyền tiền nhiệm. Theo Bloomberg, CPTPP vốn được xem là một trong những trụ cột chiến lược chính nhằm thúc đẩy sự cạnh tranh với Trung Quốc do Mỹ dẫn đầu

Phó thủ tướng Singapore Heng Swee Keat tuần trước cho biết trong vài thập kỷ qua, sự hiện diện của Mỹ đã mang lại sự ổn định và hòa bình trong khu vực và Mỹ không thể vắng mặt trong cấu trúc kinh tế đang phát triển của khu vực này trong những thập kỷ tới

Trong khi Mỹ quyết định không tái gia nhập CPTPP, Trung Quốc đã nộp đơn gia nhập hiệp định này vào cuối tháng 9 - động thái nằm trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm gia tăng sức ảnh hưởng về kinh tế trên toàn cầu. Ngoài ra, Anh và Đài Loan (Trung Quốc) cũng đã nộp đơn xin gia nhập CPTPP, trong đó Anh đang bắt đầu quy trình đàm phán

CPTPP hiện có 11 thành viên gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam
 
Last edited:
Mỹ duy trì vị trí nhà mua hàng lớn nhất của Việt Nam
Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ tăng thêm 1,8 điểm phần trăm, nâng tỷ lệ xuất khẩu sang thị trường nước này của Việt Nam lên gần 31% trong 7 tháng vừa qua
Số liệu thống kê cập nhật mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính từ đầu năm đến hết tháng 7 vừa qua, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 66,99 tỉ đô Mỹ, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng khá cao và vượt mức tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước trong cùng thời gian trên là 16,6%

Một điểm đáng chú ý, với mức tăng cao nhập khẩu trên đã nâng tỉ lệ tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường xứ cờ hoa của Việt Nam lên 30,8% kim ngạch xuất khẩu cả nước

So với cùng kỳ năm ngoái, thị phần xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng thêm 1,8 điểm phần trăm (cùng kỳ năm ngoái chiếm tỉ lệ là 29%). Với tỷ lệ này, tính riêng từng quốc gia và từng lãnh thổ thì thị trường Mỹ tiếp tục dẫn đầu tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, thế nên, 5 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam – với doanh thu trên 10 tỉ đô la – cũng có điểm đến là nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Đáng chủ ý, tất cả 5 nhóm hàng hóa xuất khẩu này của Việt Nam, khi vào thị trường Mỹ đều có mức tăng trưởng giá trị trên 20% so với cùng kỳ năm ngoái

Chiếm vị trí hàng đầu là nhóm hàng hóa máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt tổng giá trị 11,35 tỉ đô la, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm trước. Mỹ đã bỏ xa thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam về nhóm ngành hàng này là EU – chỉ với 3,25 tỉ đô la

Kế đến là nhóm hàng hóa dệt may đạt 11,14 tỉ đô la, tăng 21,3%. Cùng thời gian này, khu vực EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 nhóm hàng hóa này của Việt Nam nhưng chỉ đạt tổng giá trị là 2,58 tỉ đô la

Nhóm hàng hóa máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ Việt Nam qua thị trường Mỹ đạt 8,62 tỉ đô la trong 7 tháng qua, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm ngoái

Hay nhóm điện thoại và linh kiện đạt 8,04 tỉ đô la, tăng đến 54,6%; và nhóm hàng hóa giày dép đạt gần 6,1 tỉ đô la, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm ngoái

Ngoài ra, Mỹ cũng nhập khẩu một lượng hàng hóa lớn khác từ Việt Nam như đồ gỗ và sản phẩm gỗ; thủy sản; dụng cụ thể thao …

Ở chiều ngược lại, trong cùng thời gian trên, Việt Nam chi 8,69 tỉ đô la nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái, và chiếm 4% kim ngạch nhập khẩu cả nước. Như vậy, trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất siêu hơn 58 tỉ đô la sang thị trường Mỹ
 
Tương lai của thế giới là ở Vietnam
Nhân dịp kỷ niệm quan hệ 10 năm, sẽ không có cách nào để "ăn mừng" tốt hơn là 52 doanh nghiệp Mỹ đến Việt Nam, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cho biết



Buổi họp báo sự kiện đoàn doanh nghiệp Mỹ tới Việt Nam

Hơn 50 doanh nghiệp Mỹ bao gồm các lĩnh vực từ thực phẩm, đồ uống, dịch vụ số, dịch vụ sáng tạo, hàng không quốc phòng… đã đến Việt Nam để thảo luận về các cơ hội đầu tư

Điều này đã thể hiện cho niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp Mỹ vào Việt Nam nhân 10 năm quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia, ông Ted Osius, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN nói

Chiều 21/3, buổi họp báo về sự kiện này đã diễn ra tại Hà Nội

Chủ trì cuộc họp báo là Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper cùng 2 người từng giữ chức Đại sứ Mỹ tại Việt Nam. Đó là Nguyên Đại sứ Ted Osius nay là Chủ tịch và Tổng Giám đốc USABC, cùng Nguyên Đại sứ Michael Michalak, nay là Phó Chủ tịch cấp cao và Giám đốc Điều hành khu vực USABC

Ông Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc Điều hành khu vực kiêm Trưởng Đại diện tại Việt Nam cùng một số doanh nghiệp tham gia phái đoàn cũng tham dự

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper cho rằng, đây là thời điểm rất ấn tượng khi lần đầu tiên 3 đại sứ của Mỹ cùng có mặt trong một sự kiện

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác chiến lược, sẽ không có cách nào để "ăn mừng" tốt hơn là 52 doanh nghiệp Mỹ đến Việt Nam, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cho biết

“Chúng tôi thấy được đây là quan hệ nhiều tiềm năng, quan hệ giữa hai quốc gia đang được sâu sắc hơn, thương mại Mỹ Việt đã tăng trưởng hơn 360 lần. Chúng tôi rất tự hào về quan hệ giữa hai quốc gia cũng như doanh nghiệp”, ông Marc Knapper cho biết

Về các lĩnh vực hợp tác, ông Marc Knapper cho biết, ngoài lĩnh vực hàng không, quốc phòng thì nông nghiệp cũng là một lĩnh vực để hợp tác và phía Mỹ mong muốn tiếp tục đối thoại thêm về nhiều vấn đề

Thông tin về các vấn đề các doanh nghiệp Mỹ muốn trao đổi, ông Ted Osius cho biết, chính phủ Việt Nam rất có thiện chí khi gặp gỡ các thành viên và tìm cách giải quyết vấn đề

"Hôm nay, chúng tôi đã có một cuộc họp, trong đó có 17 khuyến nghị được đưa ra và đã được hồi đáp. Cuộc họp tiếp theo, 14 kiến nghị khác cũng được trả lời. Điều này không phải lúc nào cũng xảy ra trong quá khứ. Tôi đang thấy là một tinh thần sẵn sàng khắc phục sự cố khi chúng tồn tại. Và sự quan tâm đến những cơ hội không chỉ là cam kết", ông nói

Theo Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, thảm đỏ đã được trải ra

Các cuộc họp đã được lên lịch với một số vị lãnh đạo cấp cao của Việt Nam ngày mai, điều đó cho thấy mức độ cam kết thực sự mà chính phủ Việt Nam sẽ hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp Mỹ, ông Marc Knapper nói

Ông Michael Michalak, Phó Chủ tịch cấp cao và Giám đốc Điều hành khu vực USABC cho biết, đoàn không chỉ nhận được phản hồi cho tất cả các đề xuất, mà phần lớn các phản hồi đều tích cực

"Chúng tôi thích cách chính phủ sẵn sàng thảo luận", ông nói thêm

Lý giải về chuyến đi Việt Nam "lớn nhất từ trước đến nay" của đoàn doanh nghiệp Mỹ, ông Ted Osius thừa nhận, đây là dấu hiệu của làn sóng dịch chuyển đầu tư sang Asean

Nhiều nơi trên thế giới lo ngại về suy thoái kinh tế nhưng Việt Nam tăng trưởng hơn 8% trong năm qua. Các nơi đang nhìn vào Việt Nam, như một điểm đến cho sự phát triển và cơ hội, ông nói

Còn theo ông Michael Michalak, một nguyên nhân khác nữa là đại dịch Covid-19 xảy ra đã mang lại làn sóng quan tâm ngày càng tăng từ phía các công ty Mỹ đối với ASEAN

Nhu cầu đa dạng hóa chuỗi cung ứng một lần nữa đưa nhiều người hơn đến Đông Nam Á, ông nói thêm

Phát biểu tại họp báo, ông Rafael Frankel, Giám đốc chính sách công khu vực Nam Á và Đông Nam Á của Công ty Meta cho rằng, 30 năm qua, Việt Nam là một nền kinh tế thực sự chuyển đổi. Doanh nhân này cho biết: "Kinh tế số Việt Nam đã phát triển rất ấn tượng và chúng tôi mong muốn được góp phần vào quá trình này. Trong cuộc thi đổi mới doanh nghiệp tại Việt Nam, đã có hơn 20.000 doanh nghiệp Việt Nam tham dự. Tương lai của chúng ta cực kỳ sáng tạo. Chúng tôi mong muốn Việt Nam có thể duy trì mô hình kinh tế mở như vậy để duy trì tăng trưởng kinh tế số trong 20 - 30 năm tới"



 
Hôm nay, hàng loạt 'gã khổng lồ' Mỹ 'đổ bộ' Việt Nam tìm kiếm cơ hội làm ăn

untitled-5-3980.jpg

Theo kế hoạch, từ ngày 21 đến ngày 23-3, 50 doanh nghiệp lớn của Mỹ sẽ đến Việt Nam để thảo luận về các cơ hội đầu tư, kinh doanh

Đoàn doanh nghiệp FDI có quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Đoàn doanh nghiệp Mỹ đến Việt Nam lần này được đánh giá là lớn nhất từ trước đến nay với 50 doanh nghiệp, hoạt động trên lĩnh vực, từ quốc phòng, dược phẩm, công nghệ, bán dẫn, tài chính, năng lượng, giải trí. Trong đó, có những tên tuổi lớn đã đầu tư sản xuất tại Việt Nam như: Coca-Cola, PepsiCo, Apple, Intel, General Electric, Visa, Citi Group...


Apple Park được đánh giá là một trong những công trình đắt tiền nhất thế giới

Đáng chú ý, danh sách đoàn doanh nghiệp Mỹ lần này còn có sự góp mặt của những "gã khổng lồ" như: Boeing, SpaceX, Netflix, Pfizer, Abbott, Meta, Amazon

Theo kế hoạch, đoàn doanh nghiệp Mỹ tới Việt Nam để thảo luận về các cơ hội đầu tư và hợp tác kinh doanh theo chương trình của Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) tổ chức tại Hà Nội

Ông Vũ Tú Thành, đại diện USABC, cho biết một số công ty đánh giá Việt Nam là một trung tâm sản xuất và cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng ngày càng phát triển với mức tăng trưởng kinh tế đạt hơn 8% năm 2022


Trong số này có SpaceX, công ty đang tìm kiếm thị trường dịch vụ Internet vệ tinh tại Việt Nam và các nước trong khu vực. Hay công ty cung cấp dịch vụ xem phim trực tuyến Netflix cũng đang có kế hoạch mở văn phòng tại Việt Nam

Mới đây, trong cuộc họp mới đây với lãnh đạo TPHCM, ông James Ollen, Giám đốc điều hành Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ (AmCham) tại TPHCM, cho biết các doanh nghiệp Mỹ tại TPHCM đều có cái nhìn lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế liên tục trong năm 2023 và trong thời gian tới

Điểm sáng đầu tư của châu Á

"Trong mắt các nhà đầu tư Mỹ, Việt Nam là điểm đến hàng đầu của các công ty đa quốc gia đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Ở đây còn có một thị trường tiêu dùng bùng nổ, với thị trường hạng sang và tầng lớp trung lưu rộng tăng nhanh, sẵn sàng chi tiêu cao. Đây cũng là một điểm đến hàng đầu của du khách và nhiều thành phố đang trên đà trở thành trung tâm khởi nghiệp năng động nhất châu Á", ông James Ollen chia sẻ

Có mặt tại TP.HCM những ngày đầu tháng 3-2023, ông Lawrence D. Bushnell, Chủ tịch tập đoàn Gratia Dei Seafoods (bang Alaska) - cho biết chưa bao giờ các doanh nghiệp Mỹ dành sự quan tâm nhiều cho Việt Nam như hiện nay


"Những năm trước đây, doanh nghiệp Mỹ thường tìm kiếm cơ hội tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan... Nhưng hiện nay Việt Nam là thị trường được đánh giá nhiều tiềm năng nhất với sự phát triển kinh tế ổn định. Với thị trường 100 triệu dân, thu nhập người dân ngày càng cải thiện, thị trường tiêu dùng nội địa là mục tiêu chinh phục của bất kỳ doanh nghiệp Mỹ nào", ông Lawrence D. Bushnell cho biết

Đại diện của AmCham cũng nhận định các doanh nghiệp Mỹ rất quan tâm đến môi trường đầu tư tại Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực tăng trưởng xanh. Đến nay, đã có hàng tỷ USD từ Mỹ đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực điện khí, hạ tầng cảng biển, logistics…

Quy mô đầu tư không ngừng gia tăng

Tính đến 20-12-2022, tổng vốn đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam đạt 11,42 tỷ USD với 1.216 dự án, Mỹ hiện xếp thứ 11 trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam

Một trong những điển hình thành công khi đầu tư vào Việt Nam là Intel với nhà sản xuất thiết bị chất bán dẫn lớn nhất thế giới (tổng vốn gần 1,5 tỷ USD). Hiện Intel Products Việt Nam là nhà máy lắp ráp và kiểm định lớn nhất trong mạng lưới Intel toàn cầu và là một trong 10 cơ sở sản xuất của Intel trên toàn thế giới


Năm 2022, Coca-Cola công bố sẽ đầu tư xây dựng nhà máy thứ tư với tổng cộng 136 triệu USD (tương đương hơn 3.100 tỷ đồng) tại Long An. Đây cũng là nhà máy lớn nhất của Coca-Cola tại Việt Nam, áp dụng mô hình nhà máy thông minh, các kỹ thuật hiện đại

Chia sẻ với báo chí về sự kiện này, đại diện Bộ Công Thương, cho biết đoàn doanh nghiệp Mỹ sẽ có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của Bộ để bàn thảo các nội dung và triển vọng thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, năng lượng...

Lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng bên cạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, tiềm năng hợp tác giữa 2 nước trong các lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số và hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng sạch và bền vững cũng rất có triển vọng trong tương lai

Theo Tổng Lãnh sự Mỹ tại TPHCM, năm 2023, Việt Nam và Mỹ chào mừng 10 năm quan hệ Đối tác toàn diện. Thương mại nông nghiệp song phương của 2 quốc gia đã tăng gấp đôi từ hơn 4 tỷ USD năm 2011 lên gần 10 tỷ USD năm 2022 và đang tiếp tục ghi nhận những dấu mốc mới.
 
Bài học ‘đau đớn’ của Apple và Tesla khi Trung Quốc chọn 'cây nhà lá vườn'

Đã từng có thời các CEO Mỹ coi Trung Quốc là vùng đất đầy cơ hội. Tuy nhiên, thời kỳ đó dường như đã trở thành quá khứ xa xôi

Sau nhiều năm tăng trưởng thần tốc, một số tập đoàn công nghệ hùng mạnh nhất của Mỹ đã bắt đầu trượt dốc nhanh chóng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Đặc biệt là khi các công ty trong nước đã dần trở thành những lựa chọn thay thế khả thi. Và tất cả đã tạo nên một cuộc chạy đua xuống đáy đầy nguy hiểm để lấy lòng người tiêu dùng

apple.webp

Các công ty công nghệ Mỹ như Apple đang chịu áp lực ngày càng tăng ở Trung Quốc
Không có gì ngạc nhiên khi các công ty Mỹ từng coi đây là “thế kỷ của Trung Quốc” lại phải học một bài học đau đớn về việc kinh doanh ở Trung Quốc

Apple đang phải vật lộn để đưa iPhone mới vào túi người tiêu dùng Trung Quốc, với dữ liệu từ Counterpoint Research cho thấy doanh số bán hàng đã giảm mạnh 24% trong sáu tuần đầu năm

Trong khi đó, Tesla đã phải chịu sự sụt giảm lớn về lượng xuất xưởng từ nhà máy ở Thượng Hải vào tháng trước, với 60.365 xe được xuất xưởng, theo Bloomberg. Con số này thấp hơn 16% so với lượng xuất xưởng trong tháng 1 và thấp hơn 19% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ Hiệp hội Xe khách Trung Quốc

Điều này có thể không gây ra sự hoảng loạn ngay lập tức. Doanh thu ròng của Apple tại Trung Quốc đại lục có thể đã giảm 13% trong ba tháng cuối năm 2023 so với năm trước, nhưng họ vẫn tạo ra doanh thu 20,8 tỷ USD. Và Tesla không phải là công ty xe điện duy nhất gặp phải tình trạng doanh số bán hàng sụt giảm

Nhưng nó báo hiệu một sự trượt dốc thực sự đối với hai công ty lớn nhất của Mỹ ở Trung Quốc

iPhone lo lắng, Tesla ngậm ngủi

Trong trường hợp của Apple, ông Gene Munster, một đối tác quản lý tại Deepwater Asset Management, cho rằng sự sụt giảm này có liên quan đến việc “các sản phẩm của Mỹ không còn được ưa chuộng ở Trung Quốc”

dien%20thoai%20Huawei.webp

Huawei khiến thế giới bất ngờ khi tung ra Mate 60 Pro
Năm ngoái, báo chí phương Tây cho hay chính phủ Trung Quốc đã cấm các quan chức sử dụng iPhone. Thông tin này đã “xóa sạch” 200 tỷ USD khỏi giá trị thị trường của Apple

Lệnh cấm đó trùng với thời điểm ra mắt sản phẩm Mate 60 Pro của Huawei, một điện thoại thông minh 5G sản xuất trong nước được nhiều người coi là một thiết bị đột phá sánh ngang với các tính năng của iPhone. Đặc biệt, chiếc điện thoại được ra mắt bất chấp lệnh cấm xuất khẩu ngăn cản việc sử dụng các linh kiện hàng đầu của Mỹ

Nghiên cứu của Counterpoint cho thấy doanh số bán điện thoại Huawei đã tăng 64% trong cùng thời gian doanh số bán iPhone giảm gần 1/4

“Cả Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng theo chủ nghĩa biệt lập hơn. Điều đó có lợi cho các thương hiệu nội địa. Với AI, động lực đó có thể sẽ tăng cường”, ông Muster cho hay

Trong trường hợp của Tesla, sự suy thoái rộng hơn của thị trường xe điện, hình thành vào năm ngoái, có thể được cảm nhận đặc biệt vào tháng 2, do doanh số bán hàng nhìn chung chậm hơn trong dịp Tết Nguyên đán trong tháng

Tuy nhiên, nhìn rộng hơn, sự trượt dốc của cả hai đều là dấu hiệu cho thấy cuộc chiến giữa Trung Quốc với Mỹ để giành quyền thống trị công nghệ đang ngày càng nghiêm trọng hơn

Như Mate 60 Pro của Huawei cho thấy người tiêu dùng Trung Quốc hiện đã có một chiếc điện thoại nội địa mang lại trải nghiệm giống iPhone

xe%20dien%20BYD.webp

Công ty xe điện BYD của Trung Quốc, hãng sản xuất Atto 3, là một trong những đối thủ lớn nhất của Tesla
Trong khi đó, các nhà sản xuất xe điện địa phương như BYD đang tận hưởng sự quan tâm đột biến khi họ cố gắng thu hút người tiêu dùng bằng những phương tiện rẻ hơn nhiều so với Tesla

Theo CarNewsChina, vào tháng 1, BYD báo cáo doanh số bán hàng tăng 43% nhưng đã mất vị trí dẫn đầu thị trường vào tay Volkswagen. Hãng cũng đã giảm giá các mẫu xe bán chạy nhất của mình trung bình 17%

Khi Thủ tướng Li Qiang đặt ra mục tiêu tăng trưởng 5% hàng năm của Trung Quốc khi bắt đầu Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc trong tháng này, mọi người đã thấy rõ công nghệ quan trọng như thế nào trong việc thúc đẩy mục tiêu đó thành hiện thực

Điều đó có nghĩa là Bắc Kinh dự kiến sẽ đóng vai trò tích cực hơn nữa trong việc thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực công nghệ trong nước

Tờ Wall Street Journal đưa tin rằng chính quyền Trung Quốc vừa ban hành một chị thị yêu cầu các công ty nhà nước trong nhiều lĩnh vực như tài chính và năng lượng “thay thế phần mềm nước ngoài trong hệ thống công nghệ thông tin của họ vào năm 2027”
 
Top