What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Châu Á thần kỳ

LOBBY.VN

Administrator
Ai và cái gì là nguồn lực của mỗi quốc gia châu Á ?​

sachhay.jpg

Có điều gì đó kì diệu đã tràn qua châu Á những năm gần đây, biến hàng tỉ người trở nên giàu có nhanh chóng, thậm chí vượt xa cả mức những người lạc quan nhất có thể tưởng tượng

Các nhà văn đôi khi mắc sai lầm khi nhìn nhận sự phát triển kinh tế của châu Á đơn thuần là "phép màu", hay cho rằng nguyên nhân duy nhất giúp kinh tế Châu Á phát triển là nhờ tư tưởng đạo đức Nho giáo tồn tại phổ biến trong xã hội châu Á, nhờ mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà nước và khối tư nhân. Nhật Bản nổi lên từ đống tro tàn chiến tranh thế giới II đã trở thành nguồn động lực cho các nhà lãnh đạo chính trị trong khu vực. Tuy nhiên, họ không mù quáng rập khuôn y hệt nước này. Theo tác giả Michael Schuman của cuốn The Miracle (Châu Á thần kỳ), có bao nhiêu quốc gia ở châu Á thì có bấy nhiêu mô hình kinh tế, không nước nào giống nước nào

Theo The Wall Street Journal, The Miracle là một cuốn sách rất đáng đọc cho những người tưởng tượng rằng có thể dễ dàng tìm ra câu trả lời cho cuộc chiến giữa tự do kinh tế và nền kinh tế có sự can thiệp. Trong "The Miracle", Michael Schuman cố gắng trả lời câu hỏi ai và cái gì là nguồn lực của mỗi quốc gia châu Á này, và ngoài những nét riêng rõ ràng ấy thì liệu có những đặc điểm chung giữa họ không

The Miracle khai thác các đối tượng, chủ đề phong phú, bắt đầu từ các nhà lãnh đạo quốc gia, những con người uyên bác và tất nhiên cũng không thể hoàn hảo, những người đã góp phần lớn thúc đẩy đất nước họ tiến về phía trước. Đây là những người có tầm nhìn xa rộng, thường xuyên suy nghĩ đến từng chi tiết quản lý nhỏ

Là một nhà báo từng sống và làm việc tại châu Á một thời gian khá lâu, Schuman rõ ràng có lợi thế tiếp cận với nhiều nhà chính trị và doanh nhân nổi tiếng trong khu vực. Ông kể lại những câu chuyện hấp dẫn của nhiều nhân vật đáng nể phục

Theo Washington Post, đối với những độc giả chưa biết nhiều về sự tăng trưởng nhanh chóng của châu Á, Schuman đưa ra một bức tranh hấp dẫn rất đáng đọc, kể về các nhà hoạch định chính sách, các lãnh đạo quốc gia và những ông trùm kinh doanh châu Á, những người quyết định định mệnh phát triển của châu Á

Người đầu tiên phải kể đến là Park Chung-hee, Tổng thống Hàn Quốc từ năm 1961 - 1979. Ông Park từ lúc tinh mơ đã bay trực thăng đến giám sát việc xây dựng một dự án đường cao tốc quan trọng lúc bấy giờ, cho đến tận khi tìm được quản lý dự án là Chung Ju-yung. Ông Chung, cũng là nhà sáng lập hãng xe Huyndai, trong thời gian quản lý dự án thậm chí đã ăn ngủ ngay ở ghế sau chiếc xe Jeep của mình tại dự án. Đó là những con người hiểu được tầm quan trọng của làm kinh doanh và thực sự quyết liệt, sống chết vì dân tộc

Schuman cũng đi vào chi tiết, chỉ ra rằng nhiều nước châu Á đã thành công vượt bậc sau khi nền công nghiệp thoát khỏi bàn tay nặng nề của nhà nước. Mặc dù vậy, Schuman cũng cho rằng vai trò của nhà nước góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế châu Á vươn lên mạnh mẽ. Bàn tay của chính quyền ảnh hưởng trực tiếp bằng cách hỗ trợ các ngành công nghiệp nặng như thép, đóng tàu và sản xuất ô tô. Nó cũng ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển kinh tế thông qua việc kiến tạo những khu phát triển kinh tế mục tiêu - những khu vực được miễn thuế và hưởng nhiều khoản trợ cấp cũng như các chính sách bảo hộ. Về ý kiến cho rằng châu Á được hưởng lợi từ Toàn cầu hóa và thu được nhiều từ việc tập trung vào xuất khẩu. Tuy nhiên, Schuman cũng chỉ ra rằng, các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Trung Quốc tuy xuất khẩu nhiều nhưng họ phải nhập khẩu hầu hết các nguyên liệu quan trọng cho sản xuất, bao gồm cả trang thiết bị (nếu cần) và năng lượng, trong khi vẫn phải bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước trước những đối thủ cạnh tranh nước ngoài

Đổi lại việc được pháp luật hỗ trợ, các nhà sản xuất trong nước có nghĩa vụ sản xuất hàng hóa có khả năng cạnh tranh trên thị trường mở cạnh tranh với các đối thủ khác. Công ty nào không đủ sức cạnh tranh đồng nghĩa với phá sản. Tuy nhiên trong thực tế, như Schuman chỉ ra nhiều lần, rằng chính quyền thường thiếu sức mạnh hay kinh nghiệm để áp đặt kỷ luật lên các nhà sản xuất

Tác giả Schuman cũng lưu ý đến vai trò của Mỹ trong "Sự thần kỳ châu Á". Mỹ cung cấp một cách tự nguyện cũng như miễn cưỡng các công nghệ quan trọng và chấp nhận các sản phẩm của Nhật, Hàn và Đài Loan. Vẫn chưa rõ liệu Mỹ có tiếp tục là người cung cấp công nghệ nữa không. Bởi sự mất cân bằng thương mại nếu đã từng xảy ra thì luôn khó được tiếp tục chấp nhận. Trong phạm vi châu Á, cạnh tranh cũng đang trở nên khốc liệt đến mức khó mà khắc phục được

Với những khẳng định cho rằng châu Á giống một kẻ giả mạo hơn là một người sáng tạo, Schuman kể ra những câu chuyện dẫn chứng ngược lại với quan điểm này. Chẳng hạn hệ thống sản xuất Toyota hiện đã trở thành tiêu chuẩn thực hành toàn cầu. Mô hình đặc khu kinh tế được Trung Quốc sử dụng cũng đang được phát triển ở nhiều quốc gia khác, cùng với ý tưởng sản xuất xuyên biên giới của Hongkong "giúp bạn có thể làm việc độc lập và phân bổ công việc tới các nơi khác nhau trên thế giới"

Schuman đã đúng khi đưa ra nhiều dẫn chứng về các doanh nghiệp lớn và các nhà lãnh đạo xuất chúng giúp châu Á phát triển thần kì. Song cuốn sách đã không đề cập đến những thăng trầm trong nền kinh tế nhiều quốc gia, đến những quyết định chỉ để quyết định mà không tính đến thực tế nó có thể thúc đẩy được điều gì. Nghiêm trọng hơn, do cố gắng hướng đến một bức tranh toàn cảnh với đề tài quá rộng, Schuman đã bỏ lỡ cơ hội thảo luận sâu hơn về những nhà độc tài mà ông có viết đến - cho rằng họ là một phần làm nên điều kì diệu ở châu Á. Quy tắc bàn tay sắt của họ đã hủy hoại biết bao sự sống

Nhiều nhà lãnh đạo châu Á hiện tại vẫn tiếp tục sai lầm khi tập trung phát triển kinh tế mà không chú ý đến các hậu quả khác dẫn đến khủng hoảng và phát triển không bền vững. Mức sống tăng lên trong khu vực là điều đáng để ăn mừng. Tuy nhiên chúng ta vẫn hi vọng sự tiến bộ chính trị cũng sẽ sớm trở thành một thước đo thành công

Mai Duong
 
Top