What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Chính sách Washington

LOBBY.VN

Administrator
Tại sao châu Á cần Mỹ

"Hoa Kỳ vẫn là đối tác ưu tiên đối với nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, Washington phải đặt những tranh chấp chính trị sang một bên"

Thượng nghị sĩ John McCain, thành viên cấp cao của Ủy ban Thượng viện Hoa Kỳ về các vấn đề lực lượng vũ trang Mỹ đã có bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược tại Washington

Châu Á đang thay đổi, nhưng lợi ích của Mỹ tại đây không thay đổi

Tháng 5/2012, tôi đã gặp với một phái đoàn doanh nhân từ Malaysia và một trong số họ nói với tôi: “Thượng nghị sĩ McCain, nước Mỹ ngày nay dường như hoàn toàn không có khả năng. Hệ thống chính trị của các ngài không thể đưa ra quyết định cơ bản để giải quyết các vấn đề ngân sách quốc gia, hoặc các biện pháp giải quyết các vấn đề toàn cầu. Một số người ở châu Á đề cập đến những thiếu sót này và mong muốn sẽ làm suy yếu niềm tin ở những người muốn kết bạn với các ngài”

Tôi không thể đồng ý với ông ta. Đây là một vấn đề lớn, mà trong đó dấy lên nghi ngờ về cam kết của chúng tôi ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Sẽ là sai lầm khi nói về "tranh chấp" ở châu Á, nhưng chúng tôi chắc chắn cần phải thay đổi sự cân bằng của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và chú ý hơn đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Vấn đề chính chúng ta đối mặt ngày hôm nay là câu trả lời cho câu hỏi làm thế nào để đạt được tái cân bằng đáng kể và có ý nghĩa

Thực tế là vào lúc này, khi đối mặt với nhiều thách thức chính trị và ngân sách, chúng tôi đang mạo hiểm với những lời hứa quá mức và không thực hiện những cam kết mới trên khắp Thái Bình Dương


Rất khó để phóng đại mức độ nghiêm trọng của cuộc bầu cử mà chúng ta đang chờ đợi. Cần thiết để đưa ra quyết định ngay lập tức rằng trong những thập kỷ tới sẽ xác định "véc-tơ" của sức mạnh và quyền lực của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong các kế hoạch ngoại giao, chính trị và quân sự

Chúng ta cần định hướng một cách chính xác. Nếu thất bại, chúng ta sẽ phải rời khỏi cuộc chơi và tụt lại phía sau. Nhưng nếu chúng ta có những quyết định đúng đắn, sẽ có thể tạo điều kiện cho việc mở rộng sức mạnh của Mỹ và ảnh hưởng mạnh mẽ về lâu dài, để tăng cường lãnh đạo của Mỹ và để đảm bảo lợi ích của Mỹ trong khu vực

Cuối cùng, dù tình hình ở châu Á đang thay đổi, lợi ích của Mỹ trên châu lục này vẫn không thay đổi. Chúng ta tiếp tục để phấn đấu cho các mục đích tương tự, mà đã luôn luôn tìm kiếm: đó là khả năng để ngăn chặn và kìm chế các cuộc xung đột, và nếu cần thiết, thì phải giành chiến thắng trước họ, đó là bảo vệ đồng minh của Mỹ, mở rộng của thương mại tự do, thị trường tự do, tự do hàng hải, và tự do trên không, trên biển, trong không gian, và bây giờ bao gồm cả trong không gian mạng

Và trên tất cả, là để bảo vệ cán cân quyền lực, góp phần thúc đẩy hòa bình nhân quyền, dân chủ, quyền lực của pháp luật, và các giá trị khác mà chúng ta sẽ chia sẻ nhiều hơn nữa với người dân ở các nước châu Á

Mỹ đã thua trong cuộc chơi thương mại ở châu Á ?

Không có lợi ích nào chống lại một nước bất kỳ nào khác, gồm cả Trung Quốc. Chúng ta quan tâm đến việc tiếp tục phát triển hòa bình của Trung Quốc và chúng ta phản đối khái niệm cho rằng Hoa Kỳ muốn làm chậm sự phát triển của Trung Quốc, rằng chúng ta cần một cuộc Chiến tranh Lạnh mới ở châu Á, nơi các quốc gia phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc

Nói ngắn gọn, chúng ta phải trả lời câu dưới đây: chúng ta liệu có thể thực hiện trong các quyết định chiến lược lớn của Hoa Kỳ mà sẽ đảm bảo thành công lâu dài ở châu Á ?

Một trong những quyết định lớn như vậy liên quan đến lĩnh vực thương mại. Người ta thường nói rằng, vấn đề của Châu Á - đó là kinh doanh, nhưng khi nói đến thương mại, Hoa Kỳ lại nằm bên lề, và châu Á đang nhanh chóng di chuyển về phía trước mà không có chúng tôi.

Bốn năm đã trôi qua, và chính quyền hiện nay đã không ký kết cũng không phê chuẩn bất kỳ thỏa thuận thương mại tự do nào theo sáng kiến của riêng mình. Tuy nhiên, năm ngoái đã thông qua một thỏa thuận thương mại tự do với Hàn Quốc, Colombia và Panama, nhưng chính quyền Bush đã làm điều đó

Trong khi Trung Quốc từ năm 2003 đã ký kết 9 hiệp định thương mại tự do với các nước châu Á và Mỹ Latinh. Và họ đang đàm phán 4 thỏa thuận và 4 thoả thuận khác đang được xem xét

Không chỉ nói về Trung Quốc. Thủ tướng Nhật Bản cũng trong tháng này đã tuyên bố rằng ông muốn bắt đầu các cuộc đàm phán về việc thành lập khu vực thương mại tự do với Trung Quốc và Hàn Quốc

Bây giờ Ấn Độ đang đàm phán một khu vực thương mại tự do với Liên minh châu Âu. Còn chúng tôi có thể thậm chí không đạt được một thỏa thuận khiêm tốn hơn với Ấn Độ về đầu tư song phương, không tính đến thỏa thuận quy mô đầy đủ về khu vực thương mại tự do, mặc dù chúng ta đã làm từ lâu. Năm ngoái, một báo cáo nói rằng các nước châu Á đã ký gần 300 hiệp định thương mại hoặc đàm phán được thực hiện bởi họ

Hoa Kỳ không xuất hiện trong bất kỳ hiệp định nào của họ. Sự ra mắt dự án Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương TTP đã cải thiện tình hình được một chút, nhưng trước khi ký kết thỏa thuận vẫn phải mất vài năm và chừng đó thời gian nếu như nó đã được ký kết

Bài toán Myanmar - cơ hội thay đổi cuộc chơi

Một thử thách lớn cho ngoại giao Hoa Kỳ - đó là Myanma. Trong năm qua, tôi đã hai lần đến thăm đất nước này. Tất nhiên, đất nước đó sẽ còn phải đi một chặng đường dài - đặc biệt là trong việc giải quyết chấm dứt bạo lực và để đạt được hòa giải thực sự giữa các dân tộc thiểu số. Nhưng tôi tin rằng, Tổng thống Myanma và các đồng minh trong chính phủ thực sự nói về các cải cách, tập trung vào đó và đạt đượng những thành tích trong vấn đề này.

Theo ý kiến của tôi (và như tôi đã nói), Hoa Kỳ cần lưu ý các bước đi cụ thể đối với chính phủ Myanma tương ứng với những cải cách dân chủ và kinh tế, mà tăng cường những cải cách này sẽ đem lại lợi ích cho người dân thường Myanmar và cải thiện mối quan hệ của chúng ta

Sau các cuộc bầu cử gần đây, mà kết quả là bà Aung San Suu Kyi và Liên đoàn các quốc gia vì Dân chủ được tham gia vào Quốc hội, tôi nghĩ rằng thời gian để xóa bỏ trừng phạt của Mỹ đối với Myanmar đã đến, trừ trường hợp các lệnh cấm vận vũ khí và điểm các biện pháp của chúng tôi chống lại những cá nhân và tổ chức ở Myanmar đã phá hoại nền dân chủ, vi phạm nhân quyền và đánh cắp các tài nguyên của quốc gia

Đó sẽ không phải là dỡ bỏ hoàn toàn lệnh trừng phạt, mà chỉ là tạm đình chỉ của nó. Và biện pháp này, cũng như bất kỳ bước tiến mới để giảm bớt cơ chế trừng phạt, cần phải phụ thuộc vào tiến bộ hơn nữa trong việc thực hiện cải cách tại Myanmar

Chúng ta cũng phải thiết lập các tiêu chuẩn mang tính nguyên tắc và ràng buộc đối với việc thực thi trách nhiệm xã hội trong khi các doanh nghiệp Mỹ hoạt động ở Myanmar. Aung San Suu Kyi sẽ là sự khác biệt đáng kể giữa đầu tư đúng và sai. Đầu tư đúng thường xuyên phải tăng cường khu vực tư nhân ở Myanmar, vì lợi ích của công dân, nhưng cuối cùng cần phải làm suy yếu sự kiểm soát của quân đội trong nền kinh tế và chính phủ dân sự

Đầu tư sai sẽ cho tác dụng ngược lại – đó là sự tăng cường cho tập đoàn thống trị quân phiệt mới, và do đó kéo lui phát triển của Myanmar trở lại thời kỳ của thập kỷ trước. Vì lý do này, tôi không chắc chắn rằng các công ty Mỹ được phép làm kinh doanh với các công ty do chính phủ sở hữu ở Myanmar, mà vẫn còn thống trị của quân đội

Các công ty Mỹ sẽ không bao giờ giành chiến thắng trước các đối thủ cạnh tranh châu Á và châu Âu trong cuộc đua này. Và dù có cố gắng cũng không để đuổi kịp được. Thay vào đó, họ nên đứng vào một hàng với bà Aung San Suu Kyi và những người dân Myanmar, những người cần đầu tư có trách nhiệm và những tiêu chuẩn lao động và môi trường nghiêm ngặt, cũng như hỗ trợ cho nhân quyền và chủ quyền quốc gia

Mục tiêu của chúng ta là tạo ra một tiêu chuẩn toàn cầu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Myanmar Chúng ta cùng với bà Aung San Suu Kyi sẽ có thể sử dụng tiêu chuẩn này để khuyến khích người khác làm theo. Và nó có thể đặt nền móng cho một đạo luật Myanmar mới

Tất cả điều này, tất nhiên, là nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Và đối với tất cả các giải pháp chúng ta cần phải đặt sang một bên tranh chấp chính trị và đánh giá các thông tin để bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia quan trọng và cốt yếu nhất

Tôi tin tưởng rằng chúng ta có thể đến với nhau và cùng làm điều đó. Tôi chắc chắn rằng các nhà tiên tri sự suy giảm của Mỹ một lần nữa sẽ bị hổ thẹn. Và tôi sẽ cho bạn biết lý do tại sao - bởi vì bây giờ, khi mà chúng ta đang làm việc để tăng cường sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ, thì sự cần thiết quyền lực và ảnh hưởng đó đối với châu Á là lớn hơn bao giờ hết

Trong chuyến thăm gần đây nhất tới Myanmar, tôi đã gặp với Tổng thống. Cuộc họp có sự tham dự của hầu hết các thành viên nội các của ông. Sau khi kết thúc cuộc gặp, tôi quyết định bắt tất cả các thành viên tham dự. Khi tôi đi dọc theo hàng, một trong số họ nói: “Fort Leavenworth, 1982”. Sau đó, một người khác nói: “Fort Benning, 1987”. Và cứ như vậy

Và tôi nhận ra rằng nhiều người trong số những người đàn ông này là cựu sĩ quan quân đội tham gia trong chương trình trao đổi trước khi sụp đổ mối quan hệ của chúng ta với quân đội Myanmar

Sau tất cả những năm tháng này, dù lịch sử khó khăn của mối quan hệ của chúng tôi, họ nhớ nước Mỹ với tình yêu và muốn lại gần gũi hơn với Hoa Kỳ

Danh Nguyễn
 
Last edited:
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm vịnh Cam Ranh
- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hôm nay, chủ nhật 3.6, sẽ đến Việt Nam thăm tàu vận tải USNS Richard E. Byrd của bộ Tư lệnh Hải vận quân sự Mỹ, hiện đang sửa chữa tại xưởng tàu Cam Ranh

AP cho biết ông Panetta là quan chức cấp cao nhất của Washington đến thăm lại căn cứ hải quân-không quân của Mỹ trước đây, kể từ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc

Trước đó, ông Leon Panetta đã phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á tại Singapore rằng Washington đang lên kế hoạch điều động 60% tàu chiến Mỹ đến Thái Bình Dương (TBD) vào năm 2020, gồm tuần dương hạm, khu trục hạm, tàu ngầm và tàu chiến khác của mình, đồng thời tăng cường diễn tập quân sự tại khu vực

Wall Street Journal nhận định đây là dấu hiệu hữu hình nhất cho thấy Mỹ đang thực thi tuyên bố chuyển trọng tâm vào châu Á-TBD của nước Mỹ, mà chủ yếu hướng đến Trung Quốc. Hiện nay, đội tàu của Hải quân Mỹ có trên 285 chiếc, chia đều hai khu vực Đại Tây Dương và Thái Bình Dương

Tuy nhiên, bộ trưởng nhấn mạnh không nên xem việc Mỹ tăng cường lực lượng quân sự ở Thái Bình Dương là mối đe doạ đến Trung Quốc, mà chỉ là bước ổn định một khu vực đang phát triển nhanh chóng

Tuyên bố của ông Panetta đã gửi đi tín hiệu rõ ràng rằng tái cân bằng trọng tâm chiến lược của Mỹ, do Tổng thống Obama công bố lần đầu tiên vào năm 2011, là có thật, theo nhận định của học giả Chris Johnson tại trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế

Theo Wall Street Journal, Mỹ tập trung vào châu Á sẽ có lợi cho Bắc Kinh và cho cả sự phát triển của Mỹ, Trung. Các quan chức Mỹ đã nhiều lần nhấn mạnh rằng Trung Quốc gặt hái được nhiều lợi ích kinh tế từ sứ mệnh mở đường và bảo đảm an toàn thương mại quốc tế của Hải quân Mỹ

Trước mối lo ngại của các đại biểu tham dự Đối thoại Shangri-La về việc Mỹ có thể vô tình làm bất ổn khu vực này, ông Panetta khẳng định điều đó có thể tránh được nếu Washington và Bắc Kinh duy trì thông tin liên lạc và xây dựng lòng tin
 
Last edited:
Mỹ cần cho Châu Á

"Thay vì thụ động, chúng ta cần phải di chuyển về phía trước với chương trình nghị sự của riêng mình..."


Cần phải tăng cường sức mạnh Mỹ ở Châu Á


Chúng ta cũng cần phải hành động tích cực nhiều hơn nữa trong lĩnh vực đa phương. Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương chia rẽ các nước ASEAN. Vì vậy, chúng ta có nên bao gồm tất cả các nước thành viên ASEAN, hoặc nhấn mạnh vào một thỏa thuận chính thức về thương mại tự do giữa Mỹ và ASEAN. Điều chính là để đạt được thành công chiến lược dài hạn và kinh tế Mỹ cần một chiến lược thương mại đầy tham vọng ở châu Á

Cách giải quyết thứ hai, có thể có ý nghĩa rất lớn cho cân bằng lực lượng ở khu vực. Mục tiêu của chúng ta là tăng cường liên minh Mỹ-Nhật trong khi vẫn duy trì cam kết chiến lược ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương thông qua sự hiện diện mạnh mẽ và đáng tin cậy của lực lượng Hoa Kỳ ở các khu vực triển khai tiên phong

Tuy nhiên, như nhiều người trong số các bạn, một nào đó người trong Ủy ban Thượng viện về các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ đề cập kế hoạch trước đây về việc di chuyển lực lượng Mỹ tại Okinawa và Guam, mà chúng tôi đã không đủ khả năng. Các chi phí di dời chỉ tính đến Guam đã tăng gấp đôi trong bảy năm với hơn 20 tỷ USD


Cuộc khủng hoảng thực tế cho phép một cái nhìn rộng lớn hơn cán cân quyền lực trong khu vực. Một số quốc gia châu Á đang cho thấy sự quan tâm tăng lên đối với sự hiện diện rộng rãi hơn của quân đội Mỹ trong khu vực trên cơ sở luân phiên

Thỏa thuận gần đây về việc triển khai 2.500 lính Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ở Úc có coi như là một mô hình cho hành động tương tự ở những nơi khác, ví dụ, ở Việt Nam

Dù sao, các sự kiện hiện nay cung cấp một cơ hội để suy nghĩ sáng tạo và toàn diện là một khái niệm quân sự mới trong khu vực. Trong đó sẽ trình bày quan điểm mới về việc tái triển khai quân đội trên đảo Okinawa và Guam

Vì lý do này, Quốc hội Mỹ đã đưa vào một Đạo luật của năm ngoái về tăng ngân sách quốc phòng cho việc đánh giá độc lập các vấn đề của học thuyết quân sự và triển khai quân đội

Cho tới lúc này không rõ việc đòi hỏi một mô hình về một đánh giá rộng lớn hơn khái niệm quân sự và triển khai quân đội Mỹ trong khu vực có thể kết hợp với các tuyên bố chung gần đây của Ủy ban Tham vấn an ninh Mỹ-Nhật

Tại thời điểm hiện nay, tuyên bố này đặt ra câu hỏi, chứ không phải đưa ra câu trả lời. Trong số đó, ước tính chi phí, nhu cầu hậu cần và tổ chức, tiếp tế và đào tạo của quân đội, kế hoạch phát triển, ngoài ra cũng cần phải có tầm nhìn chiến lược rộng lớn hơn về các hoạt động trong khu vực

Chúng ta cần phải phát triển đúng đắn và đưa ra những quyết định quan trọng về những vấn đề này. Đó là lý do tại sao Quốc hội Mỹ đang tìm kiếm thêm chi tiết bổ sung về các tuyên bố chung và sẽ không thông qua các quyết định quan trọng về tài chính trước khi chúng ta chưa nhận được và chưa phân tích đánh giá độc lập việc triển khai các lực lượng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Luật pháp đòi hỏi điều này

Có một vấn đề khác, vấn đề mà có ảnh hưởng sâu rộng hơn nhiều, quyết định mà trên đó chúng ta buộc phải chi tiêu quốc phòng. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương - về cơ bản là "sân khấu biển", do đó khả năng phán chiếu sức mạnh quân sự ở đó phụ thuộc chủ yếu vào các lực lượng hải quân của Mỹ. Tuy nhiên, đến thời điểm này Hải quân vẫn không có đủ tàu, tổng số cần phải nên là 313

Thậm chí còn một điều khác xấu hơn. Chính quyền đề nghị loại bỏ trước thời hạn 7 tàu tuần dương để thu hồi hai tàu vận tải lớn, mà Thủy quân lục chiến cần và trì hoãn việc mua 1 tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn, 1 tàu ngầm tấn công lớp Virginia, 2 tàu chiến ven biển và 8 tàu cao tốc

Ngày nay chúng ta đang loại những con tàu ra khỏi thành phần chiến đấu nhanh hơn so với việc vận hành mới. Sự suy yếu của tiềm năng hải quân của chúng ta và thiếu một kế hoạch duy trì sự cân bằng quyền lực đang đặt ra mối nguy hiểm thậm chí còn lớn hơn các mục tiêu của chúng ta ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Và tất cả những điều này là thiếu đánh giá hậu quả của việc cắt giảm. Giảm ngân sách quốc phòng của chúng ta chỉ tuân theo yêu cầu phải cắt giảm - điều này không có căn cứ nào cả, như việc giải trừ quân bị đơn phương sẽ dẫn đến một sự suy yếu thực sự và sự suy giảm sức mạnh quân sự của Mỹ. Nhiều người trong chúng ta tại Quốc hội đề nghị từ bỏ cắt giảm, nhưng chúng ta không có độc quyền quyết định những ý tưởng tốt

Chúng ta muốn ngồi xuống với Tổng thống tại bàn làm việc và ra một thỏa thuận lưỡng đảng. Tuy nhiên, Tổng thống từ chối hợp tác. Ông không có đề xuất ngăn chặn "thảm họa" cắt giảm chi phí quốc phòng. Nếu Tổng thống không đồng ý hợp tác về vấn đề này, chúng ta sẽ chứng kiến sự suy yếu nghiêm trọng nhất của lực lượng vũ trang Mỹ trong thời gian gần đây

Cùng với sự hiện diện quân sự, chúng ta phải hỗ trợ cả các công cụ tương tác ngoại giao ở châu Á. Và ở đây chúng ta có thể tự hào về thành công lớn hơn - chủ yếu là nhờ vào vị Ngoại trưởng đáng kính của chúng ta - đảm bảo một sự hiện diện tích cực và tác động mạnh mẽ của ngoại giao Mỹ trong khu vực. Nhưng cùng với đó, chúng ta cần những thử nghiệm lớn, mà sẽ cho thấy vai trò nào của Mỹ đóng ở châu Á, và chúng ta sẽ thể hiện các điều kiện của những đòi hỏi mới của châu Á trong chừng mực nào

Một trong những thử nghiệm là Biển Đông. Mỹ không có tham vọng nào trong vụ tranh chấp này, và chúng ta không nên đứng về một bên trong tranh chấp với các quốc gia khác. Tuy nhiên, cuộc tranh luận đang nằm ở trung tâm của các lợi ích Mỹ ở châu Á. Điều này được đưa ra không chỉ bởi mỗi năm thương mại Mỹ thực hiện thông qua biển khoảng 1,2 nghìn tỷ USD, không chỉ vì thực tế rằng Philippines là một bên tranh chấp và là một đồng minh Mỹ, mà quan trọng hơn là để một châu Á đang phát triển tránh khỏi mặt tối của chính sách thực dụng (realpolitik), đó là khi các quốc gia lớn hành động giống như một nước nhược tiểu

Cuối cùng, cuộc tranh luận này không phải là về Trung Quốc hoặc Mỹ. Đó là tranh cãi về quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng. Nhưng chúng ta cần hỗ trợ các đối tác trong ASEAN, như họ yêu cầu điều đó để thực hiện nguyện vọng của họ, kết thành một mặt trận thống nhất và giải quyết một cách hòa bình sự khác biệt trên cơ sở đa phương

Mỹ cần cho Châu Á

Tại sao những người xin tị nạn và những người bất đồng chính kiến ở Trung Quốc chạy đến Đại sứ quán Mỹ, khi họ bắt đầu lo sợ cho sự an toàn của mình? Họ đã không chạy trốn vào Đại sứ quán Nga, không phải là Đại sứ quán Nam Phi, không phải ngay cả Đại sứ quán của các nước châu Âu. Tại sao như vậy ?

Bởi vì chúng tôi là mạnh mẽ chăng ? Tất nhiên, nhưng các nước khác cũng có sức mạnh to lớn. Bởi vì chúng ta là một nước dân chủ, ủng hộ cho quyền bình đẳng và phẩm giá của tất cả mọi người ? Tất nhiên, nhưng đó không chỉ giá trị của chúng ta. Khi đó tại sao không ?

Nói một cách ngắn gọn, đó là bởi chúng ta hành động trên cơ sở của sự thống nhất không thể tách rời quyền lực của chúng ta và các giá trị dân chủ

Bởi vì trong cộng đồng các dân tộc Mỹ vẫn là một quốc gia dân chủ độc đáo, mà sử dụng ảnh hưởng vô song của nó không chỉ để nâng cao lợi ích ích kỷ của họ, mà còn để tăng cường tập hợp các giá trị phổ quát

Đó là lý do tại sao chúng ta đã thu hút nhiều quốc gia châu Á và các châu lục khác. Đó là lý do tại sao rất nhiều trong các chuyến đi tới châu Á, tôi gặp rất nhiều người muốn Mỹ là đối tác ưa thích của họ. Họ không muốn rời xa Mỹ, họ muốn sự hiện diện của Mỹ sẽ nhiều hơn nữa trong thương mại, hỗ trợ ngoại giao, và chắc chắn trong hợp tác và hỗ trợ quân sự

Ngày nay, khi phần lớn người Mỹ nói về việc mất đi lòng tin với chính phủ Mỹ, chúng ta phải nhắc để nhớ rằng trên thế giới - đặc biệt là khu vực châu Á-Thái Bình Dương - có hàng triệu người vẫn đặt niềm tin vào Hoa Kỳ mong muốn sống trong một thế giới được xác định bởi quyền lực và ảnh hưởng người Mỹ, các giá trị Mỹ và lãnh đạo của Mỹ. Và chúng ta có thể làm là để xứng đáng với những kỳ vọng cao mà họ đặt vào chúng ta

Danh Nguyễn
 
Last edited:
Mỹ cần sớm bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam

Tại buổi tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta chiều 4/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Việt Nam mong muốn Mỹ với tư cách là cường quốc ở châu Á – Thái Bình Dương sẽ đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định trong khu vực

Trao đổi với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc gặp chiều 4/6, Bộ trưởng Leon Panetta nhấn mạnh, chính phủ Mỹ coi trọng quan hệ với Việt Nam trong tổng thể chính sách châu Á – Thái Bình Dương. Ông mong muốn quan hệ hai nước tiếp tục phát triển hơn nữa trong thời gian tới trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là an ninh, quốc phòng

Nhắc lại nội dung đã trao đổi với Bộ trưởng Phùng Quang Thanh vào sáng cùng ngày, ông Panetta bày tỏ sự hài lòng về hợp tác quốc phòng hai nước thời gian qua. Bộ trưởng Panetta khẳng định với những nền tảng hiện có, Chính phủ Mỹ mong muốn hai bên sớm có thể nâng cao quan hệ lên một mức độ hợp tác cao hơn, vì lợi ích của hai nước

Đánh giá cao những bước tiến tích cực trong quan hệ hai nước kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Việt Nam luôn xem Mỹ là đối tác hàng đầu. Việt Nam mong muốn Mỹ với tư cách là một cường quốc ở châu Á – Thái Bình Dương sẽ đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, hai bên cần nỗ lực hơn nữa trong quá trình xây dựng niềm tin và nâng tầm quan hệ hợp tác giữa hai nước. Để phục vụ mục tiêu này, Chính phủ Mỹ cần sớm bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam và đóng góp tích cực hơn nữa trong việc giải quyết hậu quả chiến tranh

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng khẳng định Việt Nam mong muốn cùng với Mỹ thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ giữa hai nước. Thủ tướng nêu một lĩnh vực đặc biệt chú trọng như kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo; ứng phó với các vấn đề toàn cầu và khu vực như chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, an toàn và an ninh biển; ứng phó với biến đổi khí hậu... vì lợi ích chính đáng và trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền

Hoan nghênh những ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Panetta gửi lời cảm ơn Thủ tướng và các bộ, ngành Việt Nam đã tạo điều kiện để đoàn thực hiện chuyến thăm thành công tốt đẹp
 
Last edited:
Hillary Clinton tiết lộ kinh nghiệm làm việc với China

Ngoại trưởng Mỹ có một số lời khuyên cho người kế nhiệm trong các cuộc thương thảo với lãnh đạo Trung Quốc: “Bạn phải luôn là chính mình, bạn phải là người Mỹ, bạn phải đại diện cho các giá trị, lợi ích và an ninh Mỹ"

Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg Radio sau chuyến thăm thứ sáu - có lẽ là cuối cùng - tới Trung Quốc ở cương vị người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ, Hillary Clinton đã đưa ra những bài học của ba năm rưỡi hoạt động, cố gắng giải quyết các vấn đề với một cường quốc trỗi dậy và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới

Cùng với sự đầu tư và ảnh hưởng ngày một lan rộng khắp thế giới, Trung Quốc đã nắm giữ lá phiếu chủ chốt với những vấn đề quan trọng nhất trước Hội đồng Bảo an LHQ

Bà Clinton, người tuyên bố sẽ từ nhiệm trong vòng vài tháng tới kể cả khi Tổng thống Barack Obama tái cử, tuần trước đã tới Bắc Kinh với nỗ lực thuyết phục các nhà lãnh đạo Trung Quốc thông qua một bộ quy tắc ứng xử để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và nhiều láng giềng ở Biển Đông

Bà cũng mong muốn Bắc Kinh ủng hộ phương Tây trong một hành động cứng rắn hơn chống lại Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria

Các cuộc gặp của Ngoại trưởng Mỹ với những lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc đều diễn ra với sự thân thiện và thẳng thắn cho dù còn nhiều vấn đề tồn tại

Điểm chung

“Bạn phải tìm kiếm các cách đào sâu hiểu biết, tìm kiếm những điểm tương đồng ở bất cứ nơi nào có thể, làm việc để gia tăng hợp tác", Ngoại trưởng Mỹ nói trong cuộc phỏng vấn mới đây khi kết thúc chuyến công du tới 6 nước châu Á - Thái Bình Dương

Đồng thời, bà cho biết, điều quan trọng "là phải nhân danh cho những gì chúng ta tin tưởng. Chúng ta đã đi một chặng đường dài để thực hiện điều này" trong chính sách đối ngoại Mỹ những năm qua

Chuyến công du tới Bắc Kinh lần đầu tiên ở cương vị ngoại trưởng của bà Clinton là vào tháng 2/2009. Kể từ đó, bà đã trở lại thủ đô của Trung Quốc ba lần, trong đó có hai lần tham gia cuộc Đối thoại Kinh tế và chiến lược hai bên. Bà còn có các chuyến đi khác tới đảo Hải Nam, thành phố Thâm Quyến và Hong Kong

Bà đã nhiều lần gặp gỡ các nhà lãnh đạo Trung Quốc tại Washington và LHQ, tại các hội nghị thượng đỉnh châu Á và các cuộc gặp G20

Ba tháng trước đây, chuyến công du tới Bắc Kinh của Ngoại trưởng Mỹ cho các cuộc đối thoại kinh tế và chiến lược thường niên đã bị chệch hướng vì vụ việc liên quan tới nhà hoạt động khiếm thị bất đồng chính kiến Trần Quang Thành

Thừa nhận khác biệt

Cuối cùng, phía Trung Quốc đã "dịu lại" ngay trước khi hai bên kết thúc cuộc đối thoại hàng năm và nhất trí ra tuyên bố chung về hợp tác kinh tế và an ninh

Trong chuyến công du tới Bắc Kinh tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ nhắc lại, hai bên "không phải đồng thuận về mọi thứ". Bà khẳng định, điều đó là tự nhiên trong trong bất kỳ mối quan hệ nào, đặc biệt là giữa "hai nước lớn và đa dạng" như Trung Quốc và Mỹ

Đáp lại lời Ngoại trưởng Mỹ, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì cũng đề cập tính tích cực trong quan hệ nước. Ông nói, hai bên có thể cùng làm việc miễn là tiếp tục "tôn trọng các lợi ích cốt lõi và những mối quan tâm lớn của mỗi bên". "Lịch sử và thực tế đã minh chứng rằng, Trung Quốc và Mỹ có những lợi ích đan xen nhau"

Hành động cân bằng

Trong cuộc phỏng vấn, bà Clinton nói, bà nhận thấy hành động cân bằng là "phù hợp với bất kỳ quốc gia nào. Chúng ta không thể nhất trí mọi thứ với bất cứ ai", bà dẫn dắt một vụ tranh cãi với Canada - một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ

Khi được hỏi về lời khuyên dành cho người kế nhiệm về vấn đề Trung Quốc, bà nói, chìa khóa là "sự cân bằng khi mối quan hệ với Trung Quốc trở thành trung tâm vì vai trò ngày càng quan trọng mà Trung Quốc đang nắm giữ trong kinh tế và chính trị"

Bà Clinton nhiều lần nói rằng, Mỹ cần sự hợp tác từ quốc gia đông dân nhất thế giới để giải quyết rất nhiều thách thức toàn cầu

Thái An
 
Last edited:
Thượng nghị sỹ John Kerry
Theo giới quan sát, có nhiều khả năng ông John Kerry sẽ trở thành Ngoại trưởng tiếp theo của Mỹ. Ông cùng với John McCain đã đóng góp nhiều công sức cho quá trình bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ

Như vậy, ông Barack Obama đã tái đắc cử và trở thành Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ. Khi nhiệm kỳ thứ 2 bắt đầu, ông Obama sẽ chọn lựa ra thành phần nội các mới để cùng lãnh đạo nước Mỹ trong 4 năm sắp tới. Trong đó, vị trí nhận được nhiều sự quan tâm nhất là chức Ngoại trưởng

Trước khi cuộc bầu cử Tổng thống năm nay diễn ra, bà Hillary Clinton – Ngoại trưởng hiện nay của nước Mỹ - đã nhiều lần cho rằng có thể bà sẽ không tiếp tục đảm nhiệm chức vụ này cho dù ông Obama là người thắng cử ở nhiệm kỳ tiếp theo

Do đó, không chỉ có người dân Mỹ mà cả thế giới đang “đoán già đoán non” ai sẽ là người tiếp theo sẽ quyết định các chính sách đối ngoại của cường quốc số 1 thế giới

John Kerry là thượng nghị sĩ đến từ bang Massachusetts và được cho là người có nhiều khả năng được chọn nhất với rất nhiều yếu tố thuận lợi

Từ lâu nay, ông Kerry luôn là cố vấn tin cậy của Barack Obama. Ông thường đóng vai trò của đối thủ Mitt Romney trong các cuộc luyện tập cho các cuộc đối đầu trực tiếp của ông Obama. Đồng thời, ông cũng là người có nhiều kinh nghiệm làm việc trong Uỷ ban đối ngoại của Thượng viện, nơi ông đóng vai trò chủ tịch

Cách đây 8 năm, vào năm 2004, John Kerry cũng đã trở thành ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ. Tuy nhiên, ông đã phải chấp nhận chiến thắng thuộc về đảng Cộng hoà

Với kinh nghiệm làm việc dày dặn, ông có được vốn kiến thức uyên thâm và am hiểu sâu sắc về các chính sách ngoại giao. Kerry đã từng buộc tội chính quyền cựu Tổng thống Bush, cho rằng ông Bush đi theo chủ nghĩa phiêu lưu đầy mạo hiểm, lãng phí cho chiến tranh và gây nên thái độ thù địch các các quốc gia khác

Đối với ông Obama, Kerry đặc biệt khen ngợi chính sách của ông Obama và bác bỏ lời buộc tội của ông Mitt Romney khi ông này cho rằng Obama thiếu quyết đoán và không đủ mạnh mẽ trước các kẻ thù của nước Mỹ

Đặc biệt, ông Kerry đã gia nhập Hải quân Mỹ và tình nguyện phục vụ tại Việt Nam từ năm 1968 đến 1969. Ông có thái độ phản đối chiến tranh gay gắt. Ông cũng đã hợp tác chặt chẽ với John McCain để tìm hiểu sự thật về binh sĩ mất tích tại Việt Nam và tìm cách bình thường hoá quan hệ với Việt Nam

Tuy nhiên, ông cũng gặp phải 1 số điều bất lợi. Một số người cho rằng ông không hoàn toàn tuân theo chương trình nghị sự của Tổng thống. Khi tập luyện đối đầu trực tiếp với ông Obama, Kerry luôn là người lấn lướt

Đồng thời, nếu Kerry được chọn, Scott Brown sẽ có cơ hội 1 lần nữa chạy đua vào ghế Thượng nghị sĩ của bang Massachusetts. Điều này đe doạ đến ảnh hưởng của đảng Dân chủ ở bang này

Trong khi đó, Susan Rice – đại sứ Liên hợp quốc – cũng là người có khả năng được chọn. Bà đã có 20 năm kinh nghiệm trong hoạt động ngoại giao của Mỹ và cũng đã từng làm trợ lý Ngoại trưởng

Bà Rice cũng là người cố vấn chính sách cho cả Kerry và Obama trong chiến dịch tranh cử. Tuy nhiên, bà có 1 số quan điểm khá đối lập với chính quyền của ông Obama
 
Last edited:
Obama chọn cựu binh Việt Nam làm ngoại trưởng Mỹ
Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa chọn Thượng nghị sĩ John Kerry, từng là binh sĩ tham chiến tại Việt Nam, làm người tiếp quản vai trò ngoại trưởng mà bà Hillary Clinton sẽ để lại
Thông tin này được các hãng tin lớn của Mỹ như CNN và ABC đồng loạt đăng tải. CNN trích một nguồn tin đảng Dân chủ, người đã nói chuyện với ông Kerry, trong khi ABC dẫn tin từ các nguồn giấu tên

Khi được AFP yêu cầu bình luận, Nhà Trắng đã không xác nhận thông tin kể trên, nhưng ông Kerry vốn vẫn được coi là cái tên sáng giá cho vai trò ngoại trưởng Mỹ trong 4 năm tới

Hôm 13/12, đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, Susan Rice đã rút lui khỏi cuộc chạy đua để tiếp quản vị trí của Ngoại trưởng Hillary Clinton. Bà Rice chịu sức ép vì những tuyên bố gây tranh cãi về vụ tấn công vào lãnh sự quán Mỹ tại Libya hôm 11/9, khiến đại sứ Mỹ tại nước này cùng ba đồng hương thiệt mạng

Một số nghị sĩ đảng Cộng hòa thể hiện rõ việc không mong muốn Rice thay thế bà Clinton. Rice trước đó được đánh giá cao, vì vậy sự rút lui của bà càng làm tăng thêm cơ hội cho ông Kerry

Kerry, người từng thất bại trong cuộc chạy đua để trở thành ứng viên tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ hồi năm 2004, hiện là chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ. Ông từng tham gia cuộc chiến tại Việt Nam trong giai đoạn 1966-1970, với vai trò là một thượng úy hải quân

Hà Giang
 
Last edited:
Đào tạo lãnh đạo cấp cao tại ĐH Havard

-Chiều 20-12, Bộ Ngoại giao và Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) khởi động dự án nâng cao năng lực phục vụ hội nhập quốc tế sâu rộng của VN đến năm 2020

Dự án sẽ tập trung vào bảy hoạt động chính, gồm chương trình đào tạo dành cho lãnh đạo cấp cao VN (phối hợp với ĐH Havard, Mỹ); tiến hành và tài trợ các nghiên cứu, tọa đàm/trao đổi chính sách về hội nhập quốc tế; các chương trình đào tạo kỹ năng và những kiến thức hội nhập quốc tế; trao đổi kinh nghiệm về hội nhập quốc tế; hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động hội nhập quốc tế, trong đó chú trọng hợp tác Nam - Nam và hợp tác tiểu vùng; các chương trình đào tạo, thực tập dành cho cán bộ ngoại giao tại các cơ quan đại diện VN, các tổ chức quốc tế và khu vực và hỗ trợ các hoạt động quảng bá hình ảnh quốc gia
 
Last edited:
Cựu binh chiến tranh Việt Nam sắp làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Tổng thống Mỹ Barack Obama dự kiến sẽ đề cử Chuck Hagel, cựu thượng nghị sĩ của đảng Cộng hòa và từng bị thương trong chiến tranh Việt Nam, trở thành ông chủ Lầu Năm Góc trong tuần tới
Các quan chức Nhà Trắng cho biết ông Obama chưa chính thức chỉ định chức vụ này đối với ông Hagel nhưng các nguồn tin thân cận khác nói các thủ tục đang được chuẩn bị và sẽ được công bố vào ngày 7/1, CNN cho hay

Với việc chỉ định một thành viên đảng Cộng hòa làm Bộ trưởng Quốc phòng, ông Obama mong muốn nhiệm kỳ thứ hai của mình có sự hợp tác của hai đảng, trong bối cảnh Nhà Trắng đang cho quân dần rút khỏi Afghanistan và lên kế hoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng sâu rộng hơn

Tuy nhiên, sự lựa chọn của ông Obama cũng cũng gặp phải khó khăn bởi những người phản đối Hagel trong vấn đề lập trường của Washington với Israel và Iran. Những người này tổ chức biểu tình công khai phản đối việc đề cử ông Hagel, chỉ trích rằng ông Hagel từng kêu gọi Israel hòa giải với Palestine và quan điểm của Hagel trong vấn đề trừng phạt nhằm vào Iran

Ông Hagel, 66 tuổi, hiện là chủ tịch Ban Cố vấn Tình báo cho Tổng thống Mỹ. Trước đó, ông là thượng nghị sĩ bang Nebraska từ năm 1997 đến 2009. Hagel là cựu binh và từng bị thương trong chiến tranh ở Việt Nam

Tại Thượng viện, ban đầu ông Hagel bỏ phiếu ủng hộ chính quyền của tổng thống George W. Bush trong cuộc chiến tranh tại Afghanistan và Iraq nhưng sau đó quay lại chỉ trích gay gắt cả hai cuộc chiến tranh, khiến những thành viên đảng Cộng hòa không hài lòng, nhưng việc này nhận được sự ủng hộ của các thành viên đảng Dân chủ

Vũ Hà
 
Last edited:
Cựu binh phản chiến trong chọn lựa nội các của Obama
Đắc cử nhiệm kỳ hai, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã quyết định đưa một thế hệ cựu binh chiến tranh Việt Nam vào những vị trí quan trọng hàng đầu trong nội các. Đó là ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng
Obama đã đề cử John Kerry và Chuck Hagel vào vị trí dẫn dắt hai bộ quan trọng nhất là ngoại giao và quốc phòng. Cả hai đều từng có thời tham chiến ở Việt Nam, đều bị thương ở Đông Nam Á và khi trở về nước, đều hoài nghi về chủ nghĩa phiêu lưu của Mỹ ở nước ngoài

Cả hai đều tận mắt chứng kiến sự khốc liệt của chiến tranh, để khi bước ra khỏi cuộc chiến, họ đều hướng tới lập trường phản chiến

Ông Hagel được xem như là người ủng hộ rút quân nhanh khỏi Afghanistan. Dù từng ủng hộ Mỹ đem quân vào Iraq nhưng về sau, Hagel lại trở thành nhân vật phản đối và phê phán mạnh cách tiến hành cuộc chiến của chính quyền Bush

Ông từng gọi kế hoạch của Tổng thống George W. Bush khi đó muốn tăng 30 nghìn quân cho chiến trường Iraq là “vụ việc nguy hiểm nhất trong chính sách ngoại giao kể từ chiến tranh Việt Nam”

Còn với nhân vật được đề cử ghế ngoại trưởng - John Kerry, những năm tháng ở chiến trường Việt Nam đã dạy cho ông bài học đau thương không bao giờ quên. Giữa các trận chiến, John Kerry đã chứng kiến cảnh nhiều người bỏ mạng vì những quyết định sai lầm của Washington và ông quyết định phản đối chiến tranh

Trở lại Mỹ đầu những năm 1970, Kerry được công chúng đánh giá cao khi đứng đầu một nhóm cựu binh tham chiến ở Việt Nam phản chiến. Năm 1971, ông ra trước ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ để điều trần về quan điểm của mình về chiến tranh Việt Nam

Câu chất vấn: "Làm sao có thể yêu cầu một con người phải chết cho một sai lầm?" của Kerry trở thành câu nói được trích dẫn nhiều nhất trong các bài viết về ông. Trong bài diễn thuyết này, Kerry cũng tố cáo những hành vi sát nhân của binh lính Mỹ tại Việt Nam. Sau buổi điều trần này, chính Tổng thống Nixon phải thừa nhận: "Gã này thật sự có hiệu quả" và ra lệnh cho cố vấn Halderman ngăn chặn việc lính Mỹ bắn giết thường dân Việt Nam

“Đây sẽ là những cựu binh chiến tranh Việt Nam cuối cùng với trách nhiệm và quyền lực", Julian Zelizer, một sử gia tại Đại học Princeton cho biết

Sean Kay, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Ohio Wesleyan nhận định, cả hai người có thể thay đổi cách thức sử dụng quân sự cũng như chính sách đối ngoại của Mỹ

Một trung úy hải quân Kerry khi trở về Mỹ từ Việt Nam đã trở thành biểu tượng phản chiến; một lính bộ binh Hagel từng phải thừa nhận, nếu ra khỏi Việt Nam và nếu có vị thế để tác động vào chính sách thì "tôi sẽ làm tất cả mọi thứ để tránh chiến tranh vô ích và vô nghĩa”. Trả lời truyền hình C-SPAN năm 2005, Hagel nói: "Thật dễ dàng để bước vào một cuộc chiến, nhưng thoát khỏi nó quả là điều khó khăn"

Obama nói khi công bố quyết định chọn ông Hagel: “Hagel hiểu rằng việc đưa những thanh niên Mỹ đi chiến đấu và đổ máu trong cát bụi và bùn đất sẽ chỉ được thực hiện khi nó thật sự khẩn thiết"

Còn với đề cử Kerry, Tổng thống Mỹ khẳng định: “Ông ấy hiểu rằng chúng ta có trách nhiệm trong việc sử dụng sức mạnh của Mỹ một cách khôn ngoan, đặc biệt là sức mạnh quân sự”

Ông Hagel, 66 tuổi, hiện là chủ tịch Ban cố vấn tình báo cho Tổng thống Mỹ. Trước đó, ông là thượng nghị sĩ bang Nebraska từ năm 1997 đến 2009. Ông là cựu binh và từng bị thương trong chiến tranh ở Việt Nam

Còn John Kerry sau khi tốt nghiệp Đại học Yale năm 1966 đã được điều động tới Việt Nam trong vai trò trung uý hải quân, chỉ huy tàu tuần tra hoạt động ở tiểu vùng Mekong. Ông là một thành viên của UB Đối ngoại Thượng viện gần 30 năm, bản thân là chủ tịch UB này suốt 4 năm qua

Kerry cũng là nhân vật được đánh giá cao trên vũ đài quốc tế và thường xuyên đi nước ngoài nhân danh chính quyền Obama trong vai trò “người dàn xếp” và hàn gắn

Thái An
 
Last edited:
Thượng viện Mỹ phê chuẩn ông Kerry làm Ngoại trưởng
– Thượng viện Mỹ đã chính thức phê chuẩn quyết định của Tổng thống Barack Obama đề cử ông John Kerry làm Ngoại trưởng thay bà Hillary Clinton, chỉ vài giờ sau khi Ủy ban Đối ngoại Thượng viện có động thái tương tự
Ông John Kerry được phê chuẩn với tỷ lệ 94 phiếu thuận và 3 phiếu chống. Toàn bộ quá trình thông qua tại Thượng viện chỉ mất vài ngày do thượng nghị sĩ 69 tuổi này trước đó đã nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa

Ông Kerry là Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ, từng có thâm niên làm việc 28 năm tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và có tới 4 lần chủ trì Ủy ban này. Vì vậy, sau khi kết quả bỏ phiếu được chính thức công bố, ông đã nhận được tràng pháo tay lớn từ các thành viên Thượng viện bày tỏ ủng hộ đối với ông

Trở về từ cuộc chiến Việt Nam và trở thành Thượng nghị sĩ từ năm 1985, ông Kerry còn được biết đến khi được bầu làm ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ vào năm 2004. Tuy nhiên, ông đã để vuột mất cơ hội bước chân vào Nhà Trắng

Sau 9 năm tích cực hoạt động trên cương vị nghị sĩ của tiểu bang Massachusetts, chính trị gia luôn có tư tưởng phản đối chiến tranh này đã nổi lên là gương mặt sáng giá nhất cho vị trí kế vị bà Hillary Clinton, người sẽ từ nhiệm vào ngày 1/2 tới sau 4 năm nắm giữ cương vị Ngoại trưởng

Trước đó, vị trí này đáng lẽ thuộc về nữ Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Susan Rice. Tuy nhiên, do vấp phải quá nhiều phản đối từ các nghị sĩ đối lập sau khi có những phát biểu “lỡ lời” trong vụ Lãnh sự quán Mỹ tại Benghazi (Libya) bị tấn công, nên bà Susan Rice đành rút khỏi danh sách dự kiến hồi tháng 12/2012

Việc đề cử ông Kerry vào chức Ngoại trưởng là một phần trong nỗ lực cải tổ nội các trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Barack Obama, người đang đẩy mạnh thực thi chiến lược xoay trục an ninh từ Đại Tây Dương sang châu Á – Thái Bình Dương nhằm kiềm chế sự trỗi dậy mạnh mẽ và gây nhiều tranh cãi của Trung Quốc

Theo kế hoạch, một thành viên nội các được đề cử khác, cựu Thượng nghị sĩ Chuck Hagel sẽ phải ra điều trần trước Quốc hội vào cuối tuần này trước khi được phê chuẩn. Ông Chuck Hagel được Tổng thống Obama chọn vào ghế Bộ trưởng Quốc phòng thay ông Leon Panetta

Đức Vũ
 
Last edited:
Chính sách ngoại giao Mỹ: Ngoại giao kinh tế
Ngày 29-1 (giờ Mỹ), Thượng viện Mỹ chính thức phê chuẩn việc bổ nhiệm thượng nghị sĩ John Kerry làm ngoại trưởng. Cựu binh chiến tranh Việt Nam 69 tuổi này sẽ thay thế cựu đệ nhất phu nhân Hillary Clinton từ ngày 1-2

Theo báo Washington Post, Thượng viện Mỹ thông qua việc bổ nhiệm ông Kerry, hiện là chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thượng viện, với tỉ lệ phiếu áp đảo: 94 thuận so với 3 chống. “John giành được sự kính trọng của các nhà lãnh đạo thế giới và sự tin tưởng của nghị sĩ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tại thượng viện - Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định - Tôi tin ông ấy sẽ là một ngoại trưởng tuyệt vời”

Như vậy, bà Hillary Clinton sẽ chính thức rời Bộ Ngoại giao Mỹ vào ngày 1-2. Giới quan sát dự báo bà sẽ dành thời gian để chuẩn bị tranh cử tổng thống năm 2016. Tuy nhiên, AFP dẫn lời bà Clinton cho biết hiện tại bà chỉ muốn nghỉ ngơi sau bốn năm đầy vất vả ngược xuôi khắp thế giới

Tư duy đối ngoại mới

Theo báo New York Times, trong cuộc điều trần trước thượng viện vào tuần trước, ông Kerry đã kêu gọi nước Mỹ theo đuổi “tư duy đối ngoại mới” khi vạch ra chiến lược ngoại giao với Iran, Trung Quốc và Trung Đông

“Chính sách đối ngoại Mỹ không chỉ được định nghĩa bởi máy bay do thám không người lái và các cuộc đưa quân ra nước ngoài - ông Kerry khẳng định - Chúng ta không thể bị chi phối bởi vai trò đã phải đảm nhận kể từ vụ tấn công khủng bố 11-9”

Ông Kerry cho rằng trong thời điểm kinh tế Mỹ và toàn cầu đang tăng trưởng chậm, “chính sách đối ngoại chính là chính sách kinh tế”. Ông nhấn mạnh Mỹ muốn tăng cường quan hệ với Trung Quốc, chủ món nợ 1.150 tỉ USD của Washington và là nhà cung cấp 390 tỉ USD hàng hóa cho Mỹ trong năm 2012

“Tôi không tin rằng việc tăng cường quân sự là quan trọng - ông Kerry tuyên bố - Chúng ta đã có rất nhiều căn cứ quân sự ở châu Á hơn bất kỳ quốc gia nào khác, kể cả Trung Quốc. Tăng cường thêm sức mạnh quân sự chỉ khiến người Trung Quốc đặt câu hỏi là Mỹ đang làm gì, phải chăng muốn vây hãm Bắc Kinh”. Do đó, nhiều người dự báo quan hệ Mỹ - Trung sẽ trở nên êm ả hơn dưới thời ông Kerry

Tuy nhiên, giới quan sát Mỹ và phương Tây nhận định sẽ không có chuyện tân ngoại trưởng Mỹ đi ngược lại chiến lược “tái cân bằng” ở châu Á - Thái Bình Dương của Tổng thống Obama. Hơn nữa, ông Kerry luôn là người ủng hộ tự do hàng hải trên biển Đông, vốn đang bị đe dọa bởi những đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc. Tháng 7-2012, ông cùng nhiều thượng nghị sĩ đưa ra nghị quyết kêu gọi ASEAN và Trung Quốc đàm phán để xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC)

“Mỹ và cộng đồng quốc tế có lợi ích chung trong việc duy trì hòa bình, ổn định, an toàn, tự do thương mại và đi lại trên biển Đông - ông Kerry nhấn mạnh - Mỹ hoàn toàn ủng hộ bạn bè và đối tác trong khu vực. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ ASEAN để xây dựng bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc với Trung Quốc”

Báo Christian Science Monitor (CSM) dẫn lời nhà phân tích Bonnie Glaser cũng nhận định chắc chắn tân ngoại trưởng Mỹ sẽ không thờ ơ với đồng minh Nhật, đặc biệt khi tranh chấp về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Tokyo và Bắc Kinh đang trở nên căng thẳng

Các thách thức khác

Cuộc khủng hoảng quốc tế đầu tiên “chào đón” ngoại trưởng Mỹ là vụ CHDCND Triều Tiên đe dọa thử hạt nhân để phản ứng lại việc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mở rộng trừng phạt Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng ông Kerry cũng sẽ ưu tiên dành nhiều sức lực cho các diễn biến nóng bỏng ở Trung Đông, nơi ông có nhiều kinh nghiệm hoạt động hơn so với khu vực châu Á. Giới quan sát nhận định ông Kerry sẽ thúc đẩy đàm phán giữa Iran và phương Tây

Theo CSM, tuần trước ông Kerry khẳng định Mỹ cần ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng nêu rõ “nếu chương trình hạt nhân của Iran là hòa bình thì họ nên chứng minh điều đó. Đó là điều chúng tôi đang theo đuổi”. Giới chuyên gia cho rằng ông Kerry, cũng giống như ông Obama, muốn tránh một cuộc xung đột vũ trang có ít cơ hội thành công và đầy những hậu quả xấu

Ngoài ra, ông Kerry cũng sẽ theo đuổi một giải pháp “hai nhà nước” cho Israel và Palestine. Báo Washington Post cho biết trong tháng 2, ông Kerry sẽ công du tới Trung Đông để kêu gọi cả hai bên nối lại đàm phán

Ông Kerry cũng từng cho biết sẽ dùng các biện pháp ngoại giao để xử lý khủng hoảng Syria và nỗ lực cải thiện mối quan hệ giữa Mỹ và Pakistan. Ông cũng thừa nhận quan hệ Mỹ - Nga đã xuống dốc trong thời gian qua và cam kết cải thiện mối quan hệ này

Thanh Tuấn - Sơn Hà
 
Last edited:
Đề cử Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Mỹ
Kinh nghiệm Vietnam ảnh hưởng Hagel

Người được đề cử chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nói kinh nghiệm chiến đấu tại Việt Nam cùng người em trai sẽ tác động quyết định dùng vũ lực của ông

Ông Hagel đã bày tỏ ý kiến về một loạt vấn đề trong phần trả lời 112 trang gửi cho Ủy ban Quân lực Thượng viện trước khi bước vào phiên điều trần

"Tôi hiểu là một người lính trong chiến tranh là như thế nào," cựu Thượng nghị sĩ bang Nebraska viết

"Tôi hiểu chuyện gì xảy ra khi tinh thần và kỷ luật trong quân đội xuống thấp, khi thiếu các mục tiêu rõ rệt, tình báo và chỉ huy từ Washington"

"Tôi tin rằng kinh nghiệm đó sẽ giúp tôi khi làm bộ trưởng quốc phòng để bảo đảm chúng ta duy trì lực lượng chiến đấu số một thế giới"

Ông Hagel mô tả lại việc tình nguyện đi Việt Nam, trải qua 12 tháng trong đó có trận Mậu Thân năm 1968 và lên đến chức trung sỹ

Điều trần căng thẳng

Hôm thứ Năm 31/1, ông đã hứng chịu các câu hỏi khó và đôi khi giận dữ từ những nghị sĩ cùng đảng Cộng hòa tại ủy ban, gồm cả bạn lâu năm, Thượng nghị sĩ John McCain của bang Arizona

Hai người đã mâu thuẫn vì khác biệt quan điểm quanh cuộc chiến Iraq

Tại phiên điều trần, ông Hagel nói ông "quyết tâm đầy đủ" để ngăn không cho Iran có vũ khí hạt nhân

Ông cũng trả lời phê phán quanh một bình luận năm 2008 của ông rằng "khối vận động Do Thái" đe dọa các nghị sĩ Mỹ

"Tôi đã nói tôi ân hận khi nhắc đến khối vận động Do Thái. Lẽ ra tôi nên nói khối vận động thân Israel"

Nếu được thông qua để kế nhiệm Bộ trưởng Leon Panetta, ông Hagel sẽ là người duy nhất của đảng Cộng hòa trong nội các Tổng thống Barack Obama

Trước phiên điều trần, ông đã gặp từng người trong 53 thượng nghị sĩ. Nhưng chỉ có một nghị sĩ Cộng hòa, Thad Cochran của bang Mississippi, công khai ủng hộ ông

Ít nhất ba nghị sĩ Cộng hòa trong Ủy ban Quân lực Thượng viện đã nói họ không ủng hộ việc đề cử Hagel
 
Last edited:
'Duyên nợ' Việt Nam của John Kerry

John Kerry, người đề nghị gỡ bỏ cấm vận Việt Nam năm 1994, một trong các tác giả của nghị quyết mới đây về Biển Đông, là ứng viên nhiều triển vọng nhất trở thành Ngoại trưởng Mỹ

Báo chí Mỹ dẫn nhiều nguồn tin cho biết, Tổng thống Obama đã quyết định đề cử Thượng nghị sĩ John Kerry trở thành ngoại trưởng tiếp theo, thay thế bà Hillary Clinton. Việc tuyên bố chính thức có thể diễn ra tuần tới

Trước đó, đại sứ Mỹ tại LHQ Susan Rice đã rút lui khỏi cuộc chạy đua vào chiếc ghế ngoại trưởng sau nhiều tuần hứng chịu chỉ trích của phía Cộng hòa

Nếu được Thượng viện thông qua, ông Kerry sẽ thay thế Ngoại trưởng đương nhiệm là bà Hillary Clinton. Thượng nghị sĩ cấp cao đến từ Massachusetts, đương kim Chủ tịch UB Đối ngoại Thượng viện, từng là ứng viên tranh cử tổng thống năm 2004 của đảng Dân chủ

Đề nghị Thượng viện bỏ cấm vận Việt Nam

Những chuyến đi khắp thế giới là “bản tính thứ hai” của Kerry, 69 tuổi. Sinh ra ở Denver, ông đã trải qua phần lớn thời thơ ấu của mình ở nước ngoài, sống tại Berlin trước khi đến một trường nội trú ở Thuỵ Sĩ ở tuổi 11

Sau khi tốt nghiệp Đại học Yale năm 1966, Kerry được điều động tới Việt Nam trong vai trò trung uý hải quân, chỉ huy tàu tuần tra hoạt động ở tiểu vùng Mekong

Những năm tháng ở chiến trường đã dạy cho Kerry bài học đau thương không bao giờ quên. Giữa các trận chiến, John Kerry đã chứng kiến cảnh nhiều người bỏ mạng vì những quyết định sai lầm của các nhà lãnh đạo Washington. John Kerry quyết định phản đối chiến tranh

Trở lại Mỹ đầu những năm 1970, Kerry được công chúng đánh giá cao khi đứng đầu một nhóm cựu binh tham chiến ở Việt Nam phản chiến. Năm 1971, ông ra trước UB Đối ngoại Thượng viện Mỹ để điều trần về quan điểm của mình về chiến tranh Việt Nam. Các cựu binh Mỹ và giới truyền thông đứng chật gian phòng điều trần. Bài phát biểu của John Kerry được coi là diễn văn nổi tiếng nhất suốt cuộc đời chính trị của ông cho đến nay

Câu chất vấn: "Làm sao có thể yêu cầu một con người phải chết cho một sai lầm?" của Kerry trở thành câu nói được trích dẫn nhiều nhất trong các bài viết về chân dung John Kerry. Trong bài diễn thuyết này, Kerry cũng tố cáo những hành vi sát nhân của binh lính Mỹ tại Việt Nam

Sau buổi điều trần này, chính Tổng thống Nixon phải thừa nhận: "Gã này thật sự có hiệu quả" và ra lệnh cho cố vấn Halderman ngăn chặn việc lính Mỹ bắn giết thường dân Việt Nam

Từ 1991-1993, Kerry làm chủ tịch UB Đối ngoại của Thượng viện Mỹ, đặc trách về việc tìm hiểu, gom góp dữ kiện về POW/MIA. Năm 1994, Thượng viện thông qua đề nghị của Kerry và John McCain yêu cầu gỡ bỏ cấm vận Việt Nam. Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình bình thường hóa Việt - Mỹ. Tới năm 1995, Mỹ chính thức nối lại quan hệ ngoại giao với Việt Nam

Cho tới hiện tại, với tư cách là Chủ tịch UB Đối ngoại Thượng viện, ông John Kerry vẫn hợp tác chặt chẽ với thượng nghị sĩ John McCain để tìm kiếm hài cốt các binh sĩ mất tích tại Việt Nam

Đầu tháng 8 năm nay, trước các hành động ngày càng quả quyết thậm chí là gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, John Kerry và một số thượng nghị sĩ đã giới thiệu lên Thượng viện nghị quyết mang số hiệu S.Res.524 về vấn đề Biển Đông

Người hàn gắn

Nếu John Kerry chính thức thế chân Hillary Clinton ở cương vị ngoại trưởng, ông sẽ đảm nhận trọng trách này với đầy đủ thách thức, khủng hoảng ngoại giao: Từ cuộc nội chiến Syria, tới chuyện hạt nhân Triều Tiên và Iran

Bất kỳ ai thế chân Clinton cũng đều phải rất nỗ lực. Không chỉ là thành viên được mến mộ nhất trong nội các của Obama suốt 4 năm qua, bà còn rất nổi tiếng và được đánh giá cao ở hầu hết những nơi bà đặt chân tới

Tuy nhiên, là một thành viên của UB Đối ngoại Thượng viện gần 30 năm, bản thân là chủ tịch UB này suốt 4 năm qua, ông Kerry cũng là nhân vật được đánh giá cao trên vũ đài quốc tế. Trong khi Obama không gần gũi với nhiều lãnh đạo thế giới, thì Kerry lại có những mối quan hệ sâu sắc với rất nhiều nguyên thủ

Ông không còn xa lạ với công việc ngoại giao và thường xuyên đi nước ngoài nhân danh chính quyền Obama trong vai trò “người dàn xếp” và hàn gắn. Kerry thuyết phục Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai nhất trí về một cuộc bầu cử vòng hai năm 2009; đi tới Pakistan hàn gắn quan hệ song phương bị sứt mẻ

Giống như Obama, Kerry nhìn thấy lợi ích của việc tiếp cận các đối thủ như Iran và Syria đồng thời cung cấp cho họ cơ hội đàm phán. Kerry từng xông xáo với mọi nỗ lực tiếp cận Tổng thống Syria Bashar al-Assad trước khi Washington lên án Assad do đàn áp người biểu tình. Nhưng Kerry cũng kêu gọi vũ trang cho lực lượng nổi dậy và các cuộc không kích từ NATO - điều mà chính quyền Obama phản đối

Trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, Kerry đã giúp Obama chuẩn bị cho các cuộc tranh luận với Mitt Romney và đưa ra những lập luận mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại của chính quyền tại bài phát biểu trước đại hội đảng Dân chủ hồi tháng 9

Tuy nhiên, Kerry cũng giống như Clinton, không có sự liên kết chặt chẽ với tổng thống, và ảnh hưởng của ông trong việc tạo lập, định hình chính sách đối ngoại Mỹ sẽ không rõ ràng. Kerry và Obama có những khác biệt trong chính sách đối ngoại - như quan điểm về Syria. Tuy nhiên, đây có thể là lợi thế. Kerry có thể sẵn sàng thách thức tổng thống và trình bày quan điểm khác theo cách mà Susan Rice có lẽ không có

Trong khi thất bại ở cuộc bầu cử tổng thống 2004 đã tác động tới Kerry nhiều năm, thì người trong cuộc nói rằng, cuối cùng, ông đã vượt qua nó và sẵn sàng phụng sự một tổng thống. Bạn bè và các cộng sự nói rằng, ông coi vị trí mới có thể đạt được là một cơ hội để tạo dựng ảnh hưởng của mình trong chính quyền và cả trong lịch sử

Thái An
 
Last edited:
Cú hích của tân Ngoại trưởng Mỹ với Việt Nam
- Nguyên Đại sứ Ngô Quang Xuân cho rằng, dưới thời Ngoại trưởng John Kerry, Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung có nhiều điều kiện thuận lợi nên tận dụng nhằm hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược

Tại Washington D.C, ông John Kerry vừa tuyên thệ nhậm chức Ngoại trưởng ngày 1/2. Theo ông vào thời điểm hiện nay, tân Ngoại trưởng Mỹ đang đứng trước những thuận lợi và khó khăn gì ?

Vốn xuất thân từ dòng họ gia đình nổi tiếng Forbes (chủ tàu lớn từ thế kỷ XIX và đế chế truyền thông sau này), với uy tín cá nhân và bề dày 29 năm làm thượng nghị sĩ, hầu như cũng chừng ấy năm là thành viên UB Đối ngoại của Thượng viện và hơn 4 năm gần đây là Chủ tịch UB này, có thể nói ông John Kerry có khá nhiều thuận lợi

Cuộc bỏ phiếu tại Thương viện chấp thuận ông làm Ngoại trưởng với tỷ lệ áp đảo 94 phiếu thuận, chỉ 3 phiếu chống, đồng nghĩa với sự ủng hộ gần như tuyệt đối của các thượng nghị sĩ (TNS) cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, đã đủ chứng minh uy tin và vị thế của ông tại Mỹ

Ông cũng là chính khách nổi tiếng trên trường quốc tế. Tuy nhiên tôi cũng chia sẻ với những nhận xét hết sức ban đầu từ một số nguồn tin về một số thách thức có thể có đối với ông như: liệu ông có vượt qua được người tiền nhiệm Hillary Clinton, một ngoại trưởng được đánh giá là xuất sắc nhất từ trước tới nay của Nhà Trắng? Giải pháp hữu hiệu cho Trung Đông, ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, hay ứng xứ vấn đề Syria v.v...


Mọi chú ý đang dồn vào chính sách của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương trong nhiệm kỳ của ông Kerry, với những vấn đề liên quan đến ASEAN, cho tới Biển Đông, hay cả chính sách ngoại giao với Trung Quốc. Đánh giá của ông ?

Suốt thời gian làm việc tại UB Đối ngoại Thượng viên, ông Kerry ủng hộ Mỹ tiếp tục chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á, đặc biệt coi trọng quan hệ với Trung Quốc, nhưng cũng không bỏ rơi bất kỳ khu vực nào. Có thể nói đây là quan điểm về một chính sách đối ngoại khôn ngoan, vừa mang tính cân bằng vừa có trọng tâm, có ưu tiên

Ông cũng luôn ủng hộ quan hệ Hoa Kỳ- ASEAN, hết sức quan tâm tới tự do hàng hải ở Biển Đông cũng như môi trường hòa bình ổn định tại khu vực này

Khi nhận thấy ASEAN và Trung Quốc không tìm được kênh giao tiếp hiệu quả về Biển Đông, ông đã nhấn mạnh tính hệ trọng của Công ước của LHQ về Luật Biển (UNCLOS). Ông cũng là một trong 5 TNS đồng tác giả giới thiệu tại Thượng viện nghị quyết về Biển Đông

Ảnh hưởng tới Việt Nam

Là người “am hiểu” về ông John Kerry, ông đã chứng kiến những nỗ lực lớn của tân Ngoại trưởng Mỹ đóng góp cho thời kỳ đầu khi Mỹ và Việt Nam chuẩn bị bình thường hóa quan hệ song phương ra sao ?

Ngay những năm đầu tôi là Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Viêt Nam bên cạnh LHQ (giai đoạn Việt Nam và Mỹ tăng tốc tiếp xúc nhằm thúc đẩy bình thường hóa quan hệ), khi biết tôi sắp đến thăm bang Masachusetts, ông đã viết thư chào đón tôi một cách nồng hậu (ông liên tục 5 nhiệm kỳ trúng cử TNS của bang này từ năm 1984)

Có thể nói, phải mất tới 18 năm từ thời Tổng thống Jimmy Carter (1977-1981) quyết định không dùng quyền phủ quyết chống nước Việt Nam thống nhất làm thành viên LHQ cho đến thời điểm Việt-Mỹ quyết định bình thường hóa quan hệ (1994) dưới thời Tổng thống Clinton

Quan hệ Việt-Mỹ đã trải qua nhiều thăng trầm trong suốt thời gian đó. Việt Nam vừa ra khỏi chiến tranh nhưng ngay từ 1979, Mỹ và Trung Quốc đã xây dựng liên minh thực hiện chính sách bao vây cấm vận độc ác nhằm phá hoại công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh của nhân dân ta

Chính những đóng góp hết sức quan trọng của ông John Kerry và bạn bè ông, nhất là ông John Mc Cain, cũng là một cựu binh chiến tranh Việt Nam và TNS gạo cội, đã tích cực thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt

Trở về từ chiến tranh Việt Nam năm 1970 và năm 1984 trở thành TNS cho đến nay, ông Kerry đã kiên trì chủ trương chống lại cuộc chiến tranh phi nghĩa, vận động ủng hộ cải thiện quan hệ với Viêt Nam

Trước thời điểm Tổng thống Clinton tuyên bố bãi bỏ lênh cấm vận, hai TNS Kerry và Mc Cain đã từng 8 lần sang Việt Nam để điều tra thu thập chuẩn bị tư liệu về Việt Nam, thúc đẩy nỗ lực tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam

Cuộc điều tra đã dần gây dựng được lòng tin từ hai phía và đặt những viên gạch đầu tiên cho tiến trình bình thường hóa quan hệ. Sau khi hai nước đã bình thường hóa, TNS Jonh Kerry (đảng Dân chủ) và TNS John Mc Cain (đảng Cộng hòa) vẫn là hai trụ cột tiếp tục tích cực ủng hộ phát triển quan hệ song phương trên mọi lĩnh vực

Chính sách hướng về châu Á-Thái Bình Dương, với trọng điểm ASEAN đang được Mỹ triển khai mạnh mẽ, song có những quan sát bên ngoài cho rằng dường như những ấn tượng về sự hiện diện của Mỹ ở khu vực này mới thiên về sự can dự ảnh hưởng chính trị - an ninh nhiều hơn xu hướng đẩy mạnh kinh tế nổi trội

Theo ông, với trục lõi ASEAN, Mỹ có thể đẩy mạnh hơn nữa biên độ quan hệ với khu vực này ra sao trong năm 2013? Việt Nam và Mỹ có thể tận dụng sân khu vực này thế nào trong việc làm lợi cho quan hệ song phương ?

Gắn bó, am hiểu sâu sắc về Việt Nam cũng như ASEAN, có thể nói ông John Kerry là một trong những chuyên gia hàng đầu của Hoa Kỳ về khu vực chúng ta

Tôi không nghi ngờ gì về việc dưới thời Ngoại trưởng John Kerry, Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung có nhiều điều kiện thuận lợi để và nên tận dụng nhằm hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, phát triển mạnh mẽ hơn sự hợp tác toàn diện về mọi mặt, đặc biệt về kinh tế thương mại và quốc phòng an ninh vì lợi ích hai bên, vì hòa bình, ổn định và phát triển chung của khu vực và toàn thế giới

Xuân Linh
 
Last edited:
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phải rút cổ phần từ hàng chục công ty
Ông Kerry sở hữu cổ phiếu của ít nhất 45 công ty. Trong số đó có các hãng máy tính khổng lồ, các tập đoàn dầu khí hùng mạnh và các công ty tài chính nổi tiếng thế giới

Hãng thông tấn ITAR-TASS của Nga đưa tin, ông John Kerry đã hứa sẽ rút hết vốn đầu tư vào hàng chục công ty trong vòng 90 ngày để tránh xung đột lợi ích. Bức thư có nội dung như vậy đã được Cục chuyên về vấn đề đạo đức của Chính phủ Mỹ công bố. Ông Kerry đã gửi thư này đến bộ máy tư vấn pháp lý của Bộ Ngoại giao Mỹ

Ông Kerry sở hữu cổ phiếu của ít nhất 45 công ty. Trong số đó có các hãng máy tính khổng lồ Apple, IBM, Intel và Hewlett-Packard, các tập đoàn dầu khí hùng mạnh như Exxon Mobil và ConocoPhillips, các công ty tài chính nổi tiếng thế giới Goldman Sachs, JP Morgan Chase, Barclays, Wells Fargo

Tất cả các cổ phiếu này được quản lý bởi 3 quỹ ủy thác - Clara Winthrop Trust, Elizabeth Winthrop Trust và Robert Winthrop Trust. Quỹ đầu tiên thay mặt cho John Kerry điều hành cổ phiếu của 45 hãng, quỹ thứ hai - của 43 hãng, và quỹ thứ ba - của 36 hãng. Trong nhiều trường hợp, các quỹ nắm giữ cổ phiếu của cùng một công ty

Cổ phiếu của vợ ông - bà Teresa Heinz - người từng là vợ góa của chủ sở hữu hãng khổng lồ chuyên sản xuất nước sốt cũng dự định sẽ được rút khỏi các công ty thuộc Heinz Family Group và Công ty Viễn thông Comcast

Theo các tính toán do một trung tâm phi chính phủ về chính sách được thực hiện trên cơ sở các tờ khai thuế của ông Kerry, năm 2011 ông sở hữu tài sản được ước tính có giá trị khoảng 184-287 triệu USD

Ông Kerry là thành viên giàu có nhất của Thượng viện, nơi ông đại diện cho bang Massachusetts kể từ năm 1985
 
Last edited:
Ông Hagel được phê chuẩn làm bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
- Theo Huffington Post, cựu Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Chuck Hagel đã nhận đủ số phiếu cần thiết để được Thượng viện Mỹ phê chuẩn giữ chức bộ trưởng Quốc phòng

Dù là người của đảng Cộng hòa nhưng ông Hagel đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ chính nội bộ đảng vì lập trường ôn hòa với Israel và Iran

Tuy nhiên, các thượng nghị sĩ kỳ cựu nhất của đảng Cộng hòa như Richard Shelby, Mike Johanns và Thad Cochran sau cùng cũng đã công khai ủng hộ ông Hagel

Tuần trước, khối Cộng hòa của Thượng viện đã ngăn chặn thành công cuộc biểu quyết xác nhận ông Chuck Hagel

Nếu được thông qua để kế nhiệm bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, ông Hagel sẽ là người duy nhất của đảng Cộng hòa có mặt trong nội các của Tổng thống Obama trong nhiệm kỳ 2 này
 
Last edited by a moderator:
Chuck Hagel được Thượng viện chuẩn y
In 1971 Chuck Hagel was hired as a staffer for Congressman John Y. McCollister (R-NE), serving until 1977

For the next four years, he worked as a lobbyist for Firestone Tire and Rubber Company and in 1980, he served as an organizer for the successful presidential campaign of former California Governor Ronald Reagan...Lobbyist


Thượng viện Mỹ đã chuẩn y cựu Thượng nghị sỹ Chuck Hagel làm bộ trưởng Quốc phòng sau khi bốn đảng viên Cộng hòa cùng phe Dân chủ dồn phiếu thuận cho ông

Cựu thượng nghị sỹ của tiểu bang Nebraska này giành được thế đa số bình thường với 58 phiếu thuận so với 41 phiếu chống

Ông Hagel sẽ lên lãnh đạo Ngũ Giác Đài thay cho ông Leon Panetta sắp mãn nhiệm

‘Ủng hộ phi đảng phái’

Hồi đầu tháng, phe Cộng hòa đã hoãn lại việc bỏ phiếu do những nghi ngờ về lập trường của Hagel đối với Iran và Israel cũng như khả năng đáp ứng được yêu cầu công việc của ông

Tuy nhiên những người phản đối ông Hagel cuối cùng cũng từ bỏ việc trì hoãn này sau một kỳ nghỉ kéo dài một tuần lễ. Đây là lần đầu tiên việc chuẩn y bộ trưởng quốc bị trì hoãn kiểu này

Đảng Dân chủ của Tổng thống Barack Obama chiếm thế đa số 55 ghế so với 45 ghế của Đảng Cộng hòa tại Thượng viện và ông Hagel chỉ cần đạt được 51 phiếu thuận là được chuẩn y

Các Thượng nghị sỹ Thad Cochran, Rand Paul, Richard Shelby và Mike Johanns của Đảng Cộng hòa đã bỏ phiếu thuận

"Tôi biết ơn Chuck vì đã nhắc nhở chúng ta rằng trong vấn đề quốc phòng thì chúng ta không phải là người Dân chủ hay Cộng hòa. Chúng ta là người Mỹ và trách nhiệm lớn nhất của chúng ta là an ninh cho người dân Mỹ"
Tổng thống Mỹ Barack Obama


Sau cuộc đấu quyết liệt xung quanh việc đề cử Chuck Hagel, Tổng thống Obama nói ông hài lòng vì ít nhất cũng có sự ủng hộ phi đảng phái dành cho Hagel

“Tôi biết ơn Chuck vì đã nhắc nhở chúng ta rằng trong vấn đề quốc phòng thì chúng ta không phải là người Dân chủ hay Cộng hòa. Chúng ta là người Mỹ và trách nhiệm lớn nhất của chúng ta là an ninh cho người dân Mỹ,’ tổng thống phát biểu

Trong số những điểm mắc mứu trong việc chuẩn thuận ông Hagel là lời bình luận mà ông đưa ra trong một cuốn sách ông viết vào năm 2008 rằng ‘sự vận động hành lang của người Do Thái’ làm cho các vị dân biểu ở đồi Capitol Hill phải e dè

Phe Cộng hòa cũng quan ngại rằng ông Hagel, 66 tuổi, sẽ có lập trường quá mềm dẻo với Iran

Nhận tiền của Bắc Hàn ?

Trong khi đó, ông Ted Cruz, thượng nghị sỹ bảo thủ nhiệm kỳ đầu của tiểu bang Texas đã cáo buộc rằng ông Hagel đã nhận tiền của Bắc Hàn nhưng không đưa ra bằng chứng

Trong một phiên điều trần hồi đầu năm, ông Hagel đã trấn an Ủy ban Quân lực của Thượng viện rằng ông ‘hoàn toàn quyết tâm’ ngăn chặn Iran có được vũ khí hạt nhân

Ông cũng xin lỗi vì lời bình luận mang tính bài Do Thái ở trên và phân bua rằng không nên đánh giá con người ông chỉ vì một câu nói

"Việc trì hoãn mang động cơ chính trị đã gửi một tín hiệu rất xấu đến các đồng minh của chúng ta và thế giới"

Thượng nghị sỹ Harry Reid, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện
Những người ủng hộ ông bên phe Dân chủ cũng trưng ra những bằng chứng và lời bình luận khác mà họ nói rằng cho thấy ông Hagel sẽ trung thành với các chính sách hiện tại của Mỹ đối với Israel và Iran

Nhà Trắng đã cảnh báo về những thảm họa khôn lường nếu bỏ trống chiếc ghế lãnh đạo Lầu Năm Góc vào lúc nước Mỹ đang đối diện với những thách thức về ngân sách và hiện vẫn có quân đang hoạt động ở Afghanistan

Trong khi đó phe Dân chủ đã lên án chiến thuật phong tỏa của các đồng sự bên phe Cộng hòa

“Việc trì hoãn mang động cơ chính trị đã gửi một tín hiệu rất xấu đến các đồng minh của chúng ta và thế giới,” Thượng nghị sỹ Harry Reid, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện, nói

Tuy nhiên một vài đảng viên Cộng hòa nói họ cần thêm thời gian để cân nhắc về ông Hagel ở cương vị bộ trưởng Quốc phòng

Một số thượng nghị sỹ Cộng hòa khác thì nói thẳng thừng rằng họ sẽ không bầu cho Hagel, bao gồm các thành viên cấp cao trong đảng có chân trong Ủy ban Quân lực Thượng viện
 
Last edited:
Quan hệ Việt - Mỹ cần những người “nói ít, hiểu nhiều”
Nhận định quan hệ Việt - Mỹ mặc dù đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn phức tạp và thiếu sự tin cậy lẫn nhau, song ông Cù Chí Lợi - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Mỹ (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) - tin tưởng vào cơ hội củng cố niềm tin thông qua những gương mặt đã quen thuộc với Việt Nam là Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel

Việc hai vị trí then chốt trong chính quyền Obama nhiệm kỳ 2 là các cựu binh từng tham chiến tại Việt Nam đang thu hút sự chú ý của dư luận. Ông bình luận như thế nào về vấn đề này ?

- Khi Tổng thống Barack Obama hay bất cứ vị tổng thống Mỹ nào lên nhậm chức thì cũng sẽ tìm, lựa chọn những bộ trưởng ủng hộ đường lối của mình. Đây là nguyên tắc căn bản nhất. Trong nội các mới, ông Obama đã chọn hai cựu binh tại Việt Nam vào hai vị trí chủ chốt là ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng

Tôi nghĩ, việc chọn 2 tân bộ trưởng John Kerry và Chuck Hagel - những cựu binh từng tham chiến tại Việt Nam - vừa là chủ ý của ông Obama, nhưng cũng vừa là ngẫu nhiên. Chủ ý là bởi 2 chính trị gia này cùng chia sẻ quan điểm của ông Obama về vai trò mới của Mỹ trong thế giới hiện nay, về đường lối cắt giảm ngân sách, về chính sách an ninh quốc phòng

Họ đều là những nhân vật phản đối chiến tranh, chỉ trích cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam là một sai lầm. Hai bộ trưởng này am hiểu về Châu Á - mục tiêu chú trọng về chính sách của Mỹ trong nhiệm kỳ này. Và ngẫu nhiên bởi 2 ông đều là cựu binh tại Việt Nam, rất hiểu về hậu quả chiến tranh, hiểu về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, quan hệ Việt Nam với Mỹ

*Việt Nam trong sách lược đối ngoại của Mỹ sẽ như thế nào, thưa ông ?

Đối với Tổng thống Mỹ Barack Obama, những bài học mà ông Kerry và Hagel học được từ trong chiến tranh là yếu tố hết sức quan trọng khi Tổng thống Mỹ quyết định chọn hai vị này vào các ghế quan trọng nhất của nội các

Ngày 7.1.2013, ông Obama nói khi công bố quyết định chọn ông Hagel: “Chuck hiểu rằng chiến tranh không phải là cái gì đó trừu tượng. Ông ấy hiểu rằng việc đưa những thanh niên Mỹ đi chiến đấu và đổ máu trong cát bụi và bùn đất sẽ chỉ được thực hiện khi nó thật sự khẩn thiết”

Khi công bố quyết định chọn ông Kerry, Tổng thống Mỹ Obama nói: “Đã từng phục vụ quân đội ở Việt Nam, ông ấy hiểu rằng chúng ta có trách nhiệm trong việc sử dụng sức mạnh của Mỹ một cách khôn ngoan, đặc biệt là sức mạnh quân sự”


- Về quan hệ Việt - Mỹ, có thể nói, vẫn còn phức tạp. Cái thiếu hiện nay là chưa có sự tin cậy cao lẫn nhau. Còn cơ hội, hay chia sẻ quan điểm để hiểu nhau thì có rồi. Nhưng liệu hai bên có đủ độ tin cậy để hướng đến bước phát triển cao hơn, đến những thỏa thuận lớn hơn vẫn còn khó khăn

Vì vậy, tôi kỳ vọng sự hiện diện của hai bộ trưởng Kerry và Hagel - những người đã từng tham gia và phản đối cuộc chiến ở Việt Nam - sẽ giúp hai bên chia sẻ và hiểu nhau hơn, mở ra cơ hội để hai nước củng cố và gia tăng niềm tin lẫn nhau

Chúng ta đã có nhiều điều kiện và cơ hội, và giờ đây chúng ta cần có những con người nối nhịp cầu để hai bên có thể hiểu nhau hơn. Những người “nói ít, hiểu nhiều”. Vì vậy, tôi tin với việc 2 bộ trưởng quyền lực trong chính quyền Mỹ là cựu binh tại Việt Nam, hai nước sẽ có cơ hội để thúc đẩy quan hệ song phương hơn nữa

*Nước Mỹ đang hướng trọng tâm chính sách về Châu Á. Tuy nhiên, chuyến công du đầu tiên của Ngoại trưởng Kerry lại đến các nước đồng minh truyền thống Châu Âu và Arab, thay vì đến Châu Á như người tiền nhiệm Hillary Clinton. Bình luận của ông ?

- Tôi không nghĩ ông Kerry chọn công du Châu Âu đầu tiên thì có nghĩa Châu Á kém quan trọng hơn. Các quan hệ ngoại giao và quốc tế rất phức tạp và nhạy cảm. Chuyến đi của ông Kerry sang Châu Âu là hợp lý, vì khu vực Châu Á đang tiềm ẩn nhiều phức tạp và nguy cơ xung đột

Nếu lộ trình đổi lại là Châu Á đầu tiên, với mục tiêu thăm các nước đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đông Nam Á, có thể sẽ gây căng thẳng thêm tình hình, không phù hợp với đường lối chung của Mỹ là tránh xung đột, tránh căng thẳng

Tôi nghĩ trong thời gian tới, nước Mỹ sẽ chú trọng trước hết vào chính sách đối nội. Nhiệm vụ cốt tử của ông Obama là phải cân bằng lại ngân sách, khôi phục hình ảnh thịnh vượng của nước Mỹ, cân đối chi tiêu quốc phòng trong bối cảnh ngân sách quốc gia gặp khó khăn

Bài toán với chính quyền Mỹ là phải thu hẹp hoạt động ở những khu vực không còn ảnh hưởng lớn đến Mỹ, và chuyển sang Châu Á - nơi có nhiều quyền lợi của Mỹ. Như vậy, Hoa Kỳ sẽ vừa phải cố gắng giảm nguy cơ gia tăng xung đột, tránh bị lôi kéo vào các cuộc chiến, nhưng vẫn duy trì sức mạnh lãnh đạo của mình, thể hiện được uy lực của mình. Đó là nguyên tắc của Mỹ trong giai đoạn hiện nay

Đảng Cộng hòa muốn ông Hagel hiếu chiến hơn

Được Thượng viện Mỹ phê chuẩn với 58 phiếu thuận của các nhà lập pháp và 41 phiếu chống, ông Chuck Hagel là nhân vật gây tranh cãi nhất trong chính quyền mới của Mỹ

Trước đó hai tuần, không ít người cùng Đảng Cộng hòa của cựu nghị sĩ này đã từ chối bỏ phiếu vì tuyên bố không hiểu rõ quan điểm của ứng cử viên trong một số vấn đề quan trọng. Để giành vị trí người đứng đầu Lầu Năm góc, ông Hagel đã trả lời văn bản hàng trăm câu hỏi của các thượng nghị sĩ và có mặt trong cuộc điều trần 9 tiếng đồng hồ

Theo những ý kiến chỉ trích, ông Hagel không đủ cứng rắn cho chức bộ trưởng quốc phòng. “Vấn đề của tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ở chỗ, ông trước đây thường khá ôn hòa trong lời lẽ. Ông đã kêu gọi thương lượng với người Palestine, chỉ trích Israel, đề nghị tìm kiếm các giải pháp tiếp cận với Iran

Vì vậy mà sự đề cử gặp nhiều trở ngại. Giờ đây, người ta đòi hỏi Chuck Hagel phải hiếu chiến hơn. Ít nhất ban đầu, ông ta sẽ hành động phù hợp với chính sách quân phiệt của Mỹ”

Tổng thống Barack Obama lập tức có phát biểu về kết quả bổ nhiệm ông Chuck Hagel. Ông nói rằng, xuất hiện một bộ trưởng quốc phòng mà nước Mỹ có nhu cầu và xứng đáng cho quân đội. Tổng thống nhấn mạnh, ông đặt hy vọng vào tính thận trọng và khôn ngoan ở chính khách Hagel

Diệu Linh
 
Last edited:
Phụ nữ “lên ngôi” tại các tập đoàn quốc phòng Mỹ

Trong bối cảnh nữ giới vẫn gặp nhiều khó khăn để có chỗ đứng ở nơi làm việc thì trong lĩnh vực chế tạo thiết bị quốc phòng - người đứng đầu những công ty lớn mạnh nhất nước Mỹ lại là phụ nữ

General Dynamics, BAE Systems và Lockheed Martin là ba tập đoàn sản xuất vũ khí quốc phòng hàng đầu tại Mỹ, đã đi ngược lại xu hướng chọn nam giới làm lãnh đạo như nhiều năm trước đây và bổ nhiệm ba người phụ nữ vào vị trí quản lí cao nhất

Từng làm trợ lí quản lí ngân sách và phương hướng hoạt động cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từ 1997-2001, bà Phebe Novakovic đã chuyển đến Tập đoàn General Dynamics (GD), nhà cung cấp thiết bị, vũ khí lớn thứ 3 nước Mỹ để làm việc. Tại đây, bà đã không ngừng thăng tiến, nắm giữ những vị trí quan trọng như phó giám đốc kế hoạch và phát triển, giám đốc bộ phận thủy chiến và đến nay là chủ tịch của tập đoàn hùng mạnh này

Ngay sau 2 tháng đầu nắm giữ cương vị “người chèo lái con tàu GD”, bà Novakovic đã tuyên bố thẳng thừng chính sách hoạt động của GD đã “lạc lối” khiến các hợp đồng bị ngưng đọng trong suốt một năm. Đồng thời Novakovic cũng chọn lựa cho mình một đội ngũ nhân sự mới, có đủ năng lực để cùng bà điều hành công ty

“Chúng ta không chạy theo lợi nhuận vì vậy cần bám lấy từng đường đi nước bước mà chúng ta đã nắm rõ. Cần tinh giản bộ máy nhân sự, điều chỉnh chi phí và thể hiện tốt trước khách hàng, cổ đông” - đó chính là phương châm làm việc rạch ròi mà vị nữ chủ tịch GD muốn nhân viên tuân thủ

Cũng là một phụ nữ thành đạt trong lĩnh vực quân sự, Chủ tịch chi nhánh Mỹ của Hãng chế tạo quốc phòng BEA System, Linda Hudson lên tiếng: “Tôi cho rằng luôn có một cơ hội dành cho tất cả phụ nữ để gây dựng dấu ấn cá nhân tại bất cứ ngành nghề nào”. Trước BEA, bà Hudson đã làm việc cho nhiều “đại gia” khác, ví dụ như Tập đoàn Truyền thông quân sự Harris. Đến năm 2009, bà chính thức làm Chủ tịch BEA và trở thành người phụ nữ đầu tiên trong ngành đảm nhiệm cương vị cao như vậy

Tương tự 2 nữ lãnh đạo trên, Marillyn Hewson, Chủ tịch Tập đoàn Lockheed, đã có 30 năm cống hiến trong lĩnh vực quân sự. Cuối năm 2012, đa số cổ đông đã tán thành bà Hewson lên nắm quyền quản lí, thay thế cho vị chủ tịch tiền nhiệm có nhiều bê bối. Trong tháng đầu tại cương vị mới, Hewson đã cơ cấu lại bộ máy công ty và giảm số nhân viên xuống còn 50 người

Tuy nhiên, trước tình hình ngân sách liên bang Mỹ bị cắt giảm 85 tỉ USD từ ngày 1/3 vừa qua, gây ảnh hưởng rõ rệt đến nguồn cung của các hợp đồng quân sự, thì những thách thức đặt lên vai ba nữ lãnh đạo này ngày một lớn. Các ông trùm đầu tư sẽ luôn theo dõi chặt chẽ hiệu quả hoạt động của những tập đoàn này cũng như đánh giá kĩ lưỡng năng lực của một làn sóng các nữ lãnh đạo mới

“Cho dù là nam hay nữ, các nhà quản lí trong ngành này nên thể hiện xứng đáng với những gì họ được trông đợi”, nhà tư vấn cho cả 3 tập đoàn thiết bị quân sự trên, Loren Thompson giải thích

Trong một khảo sát vừa được công bố trên tờ Washington Post, cơ quan thống kê dữ liệu Equilar đã điều tra 20 nhà thầu chính của chính phủ Mỹ và rút ra tỉ lệ cứ mỗi 8 lãnh đạo các cấp bất kì thuộc các cơ quan trên thì có 1 người là phụ nữ. Ông Aaron Boyd, Giám đốc nghiên cứu tại Equilar, nhận xét: “Lĩnh vực quân sự vẫn còn vắng bóng những nữ giám đốc. Nhưng xu thế đã thay đổi, phái nữ đang dần lên ngôi”

Theo thống kê của Bộ Lao động Mỹ, trong các tổ chức kinh tế nói chung, tỉ lệ nữ lãnh đạo còn lên tới 40%. Nếu các nhà quản lí nam đem về 1 USD lợi nhuận thì không kém cạnh, các nữ quản lí cũng có thể thu về 71 xu cho công ty của mình. Đây là một con số đáng mừng bởi so với nam giới, tỉ lệ nữ lãnh đạo vẫn còn chênh lệch rất nhiều

Hoàng Trang
 
Last edited:
Top