What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Diễn đàn doanh nghiệp Vietnam - India

LOBBY.VN

Administrator
Diễn đàn Doanh nghiệp Vietnam - India​

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, nhằm góp phần tăng cường mở rộng hơn quan hệ hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước Việt Nam - Ấn Độ trên nhiều lĩnh vực: thương mại, đầu tư, trao đổi khoa học, kĩ thuật, du lịch và văn hoá, sáng nay (6/10), TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI đã tuyên bố thành lập Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Ấn Độ và trao quyết định thành lập Diễn đàn

Diễn đàn được thành lập nhằm cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam và thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam-Ấn Độ vì lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ

anh-bai-ra-mat.jpg

Ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ​


Trọng tâm của Diễn đàn là tạo cơ chế nhằm phục vụ cho việc thảo luận về những vấn đề liên quan đến thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Ấn Độ, đồng thời tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ tiếp xúc với các quan chức hữu quan của Chính phủ

Diễn đàn còn là nơi để khu vực tư nhân đưa ra ý kiến đóng góp về những chính sách có liên quan đến thương mại, đầu tư cũng như để cung cấp thông tin về những qui định về thương mại, đầu tư của Ấn Độ trên quan điểm xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn nữa giữa cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ. Bên cạnh đó, Diễn đàn cũng sẽ tạo kênh đối thoại giữa các cộng đồng doanh nghiệp với Chính phủ Việt Nam và Ấn Độ

Cơ cấu tổ chức Diễn đàn gồm: Ban Lãnh đạo, Ban Cố vấn gồm đại diện lãnh đạo từ các Bộ, ngành của Việt Nam và Ấn Độ đồng thời cũng là các chuyên gia uy tín, nhiều kinh nghiệm tư vấn về các vấn đề liên quan đến kinh doanh, đầu tư với thị trường Ấn Độ, cùng đại diện một số các doanh nghiệp lớn, uy tín đã và đang kinh doanh với thị trường Ấn Độ

Diễn đàn sẽ là công cụ hữu hiệu để triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, thực hiện chủ trương đường lối của Chính phủ tập trung đẩy mạnh quan hệ hợp tác thương mại đầu tư với thị trường Ấn Độ. Diễn đàn thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị và các buổi tham luận, tham gia các phái đoàn thương mại tại Việt Nam và Ấn Độ, phát hành các ấn phẩm về các chủ đề cần thiết và bổ ích cho cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam
 
Chờ đường bay đầy khách từ Ấn Độ​

- Tiếng vỗ tay vang lên trong diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ tổ chức tại thành phố Mumbai, khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thông báo Vietnam Airlines và Jet Airways (hãng hàng không tư nhân lớn nhất Ấn Độ) vừa đạt được thỏa thuận về việc mở đường bay thẳng vào giữa năm sau

525855.jpg

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp gỡ doanh nghiệp Ấn Độ​

“Tôi biết với giới kinh doanh thì thời gian rất quý giá. khi có đường bay thẳng, các bạn sẽ không còn phải di chuyển qua trung gian và hi vọng đây sẽ là một trong những tín hiệu tích cực để sự hợp tác giữa doanh nghiệp hai bên đạt hiệu quả cao hơn

Đại diện Vietnam Airlines và Jet Airways cho biết mở đường bay thẳng vào quý 3 năm 2012, như vậy tháng 7 hay tháng 9 đều nằm trong quý 3 nhưng có lẽ mở luôn vào tháng 7 thì hay hơn. Bên cạnh lĩnh vực kinh doanh, người dân Việt Nam rất quan tâm đến du lịch Ấn Độ, do vậy hi vọng đường bay này sẽ luôn đầy khách” - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói

Mặc dù có quan hệ hữu nghị tốt đẹp và hai nước đều ở vào những vị trí chiến lược trên bản đồ giao thương như nhận xét của ông Farhad Forbes (giám đốc Tập đoàn Forbes Marshall Ấn Độ), tuy nhiên quan hệ kinh tế đôi bên chưa tương xứng với tiềm năng. Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết hiện đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam mới có 47 dự án với quy mô nhỏ chưa đến 300 triệu USD...

Chính vì vậy, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng nói với Tuổi Trẻ rằng việc mở đường bay thẳng sẽ góp phần kết nối hai nước hơn nữa, thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ kinh tế. Ông Hưng kể lại Chủ tịch nước rất quan tâm đến câu chuyện mở đường bay thẳng giữa hai nước

“Hai ngày trước khi lên đường thăm chính thức Ấn Độ, Chủ tịch nước đã gọi cho tôi và lãnh đạo VNA về việc cố gắng đạt được thỏa thuận mở đường bay thẳng với đối tác. Sau đó Chủ tịch nước cũng thường xuyên cập nhật tình hình về vấn đề này cho đến khi diễn ra lễ ký chính thức giữa VNA và Jet Airways” - ông Hưng nói

Có thể hiểu được vì sao thông tin mở đường bay thẳng ngay lập tức tạo hào hứng lớn cho cộng đồng doanh nghiệp hai bên, không chỉ vì họ sẽ đi lại tìm hiểu cơ hội làm ăn thuận lợi hơn, mà còn qua đó cho thấy lãnh đạo cấp cao rất chú ý đến những vấn đề cụ thể để tạo điều kiện cho doanh nghiệp

Trong lịch trình liên tục tại Ấn Độ, bên cạnh các cuộc hội đàm và gặp gỡ cấp cao, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dành nhiều thời gian tham dự các diễn đàn doanh nghiệp, lắng nghe và trực tiếp trả lời những câu hỏi mà doanh nghiệp Ấn Độ đưa ra

Ngay trong chuyến thăm Tập đoàn Infosys (tại thành phố Bangalore) của Chủ tịch nước, lãnh đạo tập đoàn này đã cam kết sẽ sớm sang Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư một cơ sở có tầm cỡ quốc tế, “vì lợi ích trực tiếp của doanh nghiệp và lớn hơn là lợi ích song phương Ấn Độ và Việt Nam” như lời mời gọi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Võ Văn Thành
 
Hội thảo đầu tư và giao thương India Calling 2011 tại Việt Nam​

- Đây là một sự kiện thương mại quan trọng của Ấn Độ để xúc tiến thương mại và đầu tư giữa các doanh nghiệp Ấn Độ và doanh nghiệp các nước

Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Hà Nội tổ chức Hội thảo đầu tư và giao thương India Calling 2011 vào 8h ngày 7/11/2011 tại khách sạn Hilton Hà Nội và tại TPHCM vào ngày 8-9/11/2011

Hội nghị “India Calling” được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2005 tại Singapore và sau đó mỗi năm được tổ chức tại một nước khác nhau. Năm nay, Ấn Độ chọn Việt Nam cho sự kiện trên. Đây là một sự kiện thương mại quan trọng của Ấn Độ để xúc tiến thương mại và đầu tư giữa các doanh nghiệp Ấn Độ và doanh nghiệp các nước

Năm nay, đoàn doanh nghiệp Ấn Độ gồm hơn 40 doanh nghiệp sẽ sang để giao thương với các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là một cơ hội tốt với doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận với doanh nghiệp Ấn Độ để tìm kiếm cơ hội kinh doanh và đầu tư nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước

Thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ tăng từ 100 triệu USD năm 1991 lên gần 3 tỷ USD trong năm 2010. Tiềm năng quan hệ kinh tế thương mại hai nước còn rất lớn, hai nước đang phấn đấu đạt mục tiêu 7 tỷ USD vào năm 2015

Diễn đàn sẽ tập trung vào các lĩnh vực như nông nghiệp, chế biến thực phẩm, cơ sở hạ tầng đô thị, vật liệu xây dựng, năng lượng, may mặc… Diễn đàn sẽ có sự tham gia của đại diện các Bộ, Ngành, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Phòng Thương mại Ấn Độ và đại diện các doanh nghiệp
 
Ấn Độ tăng tốc làm ăn với Việt Nam
Đoàn 30 doanh nghiệp xúc tiến thương mại vào Việt Nam lần này đưa ra nhiều yêu cầu hợp tác trực tiếp

Với 44 tỉ đôla Mỹ đầu tư ra nước ngoài trong năm tài khoá 2011, Ấn Độ đang tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp trong chính sách đầu tư hướng Đông, trong đó Việt Nam được xem là trung tâm để đến các nước ASEAN

Tại diễn đàn thương mại India Calling 2011 diễn ra tại TP.HCM ngày 9.11, ông Yogendra Godbole, đại diện Tata International, cho biết cần liên doanh với đối tác Việt Nam trong các ngành như khoáng sản, nông nghiệp, phân phối xe hơi, nhập khẩu sắt thép, thiết bị, máy móc nông nghiệp… Nhà sản xuất thép hàng đầu của Ấn này cũng đang chờ giấy phép đầu tư nhà máy thép 5 tỉ đôla Mỹ tại Vũng Áng, Hà Tĩnh từ bốn năm nay. Nếu dự án này được cấp phép thì đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể

Đoàn 30 doanh nghiệp xúc tiến thương mại vào Việt Nam lần này đưa ra nhiều yêu cầu hợp tác trực tiếp. Đa số trong đó quan tâm đến các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, bất động sản, năng lượng, công nghệ thông tin… Nhóm công ty về nông nghiệp, sinh học, chế biến và các dịch vụ cung ứng nông nghiệp như Packam Controls, Brightland, Sylvestor, Biostadt India, Shrijee… cho biết muốn tìm đối tác phát triển kênh phân phối tại chỗ và tìm nguồn hàng Việt Nam nhập khẩu sang Ấn Độ. Đi cùng họ là những nhà cung cấp dịch vụ tài chính, bảo hiểm, hỗ trợ pháp lý cho việc làm ăn của doanh nghiệp Ấn. Bà Bhavna Doshi, thành viên ban tư vấn liên đoàn kế toán quốc tế, viện Kế toán Ấn Độ, cho biết các thành viên của mình cần các đối tác địa phương am hiểu về pháp lý, sáp nhập và mua lại doanh nghiệp, tư vấn đầu tư nước ngoài…

Theo ông Abhay Thakur, tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM, Ấn Độ xem Việt Nam là trung tâm để hướng đến ASEAN, một trụ cột trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ. Đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam tính cả dòng vốn đầu tư qua quốc gia thứ ba, hiện đạt hơn 500 triệu đôla Mỹ

Các doanh nghiệp Ấn muốn vào Việt Nam thông qua các liên doanh hoặc mua lại doanh nghiệp để rút ngắn quy trình đầu tư. Điều này thể hiện rất rõ ở những thương vụ lớn gần đây như Fortis mua lại tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ, Marico mua ICP, Philip Carbon Black liên doanh sản xuất bột than đen, Venky sản xuất thức ăn gia súc, KCP sản xuất đường… “Chúng tôi kỳ vọng hoạt động thương mại và đầu tư song phương sẽ tăng tốc khi đường bay trực tiếp TP.HCM – Mumbai khai trương vào tháng 3.2012”, ông Abhay nói
 
Ấn Độ là cánh cửa để hàng Việt Nam vươn ra Nam Á​


Với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,3 tỷ USD năm 2011, Ấn Độ đang nổi lên là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam thời gian qua

Với dân số trên 1 tỷ người, Ấn Độ đang nổi lên là một trong mười đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong thời gian qua cũng như là cánh cửa để hàng xuất khẩu của Việt Nam tiến vào thị trường Nam Á

Nhiều lợi thế cho phát triển…

Theo Vụ châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công thương), quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ trong những năm gần đây đã phát triển vượt trội, chỉ sau 5 năm (từ 2005 đến 2011) đã tăng 5,5 lần đạt 3,8 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng 15 lần, ước đạt trên 1,3 tỷ USD vào năm 2011

Ông Nguyễn Sơn Hà, Tham tán thương mại Việt Nam tại Ấn Độ cho biết đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khu vực Nam Á, chiếm gần 1/2 kim ngạch nhập khẩu của toàn khu vực này

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tại thị trường này bào gồm: Điện thoại di động và linh kiện, sắt thép các loại, cao su thiên nhiên, than đá, cà phê và hạt tiêu...

Liên quan đến đầu tư, từ đầu năm 2011 tới nay, Ấn Độ đã có 9 dự án đầu tư mới tại Việt Nam với số vốn đăng ký 11,2 triệu USD. Một số dự án của Ấn Độ sẽ đi vào hoạt động trong năm nay, là: Nhà máy Cà phê hòa tan Ấn Độ tại Đăk Lăk, Nhà máy Chế tạo bột than đen tại Vũng Tàu, Nhà máy Chế biến thức ăn gia cầm tại Tây Ninh... Ấn Độ hiện đứng thứ 28/92 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với số vốn đăng ký 225 triệu USD

Các hiệp định hợp tác về tài chính giữa hai nước ký năm 2007 đã hoàn thành và kết thúc giải ngân. Hiện nay, ngành tài chính hai nước đang tiếp tục triển khai hợp tác trong lĩnh vực này, Ấn Độ cũng cam kết sẽ tăng thêm các khoản tín dụng ưu đãi, tín dụng ODA cho Việt Nam

Hai nước cũng đã ký Hiệp định về kế hoạch hợp tác du lịch. Hiện tại, Vietnam Airlines và Jetairways đã ký MOU về mở đường bay thẳng giữa hai nước. Trong cuộc họp Ủy Ban hỗn hợp lần thứ 14, tháng 9/2011 tại Hà Nội, hai bên đã nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thăm dò, khai thác năng lượng, dầu khí, quan tâm đến hợp tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục và đẩy mạnh hợp tác về y tế như lập hệ thống chăm sóc y tế tầm xa…

Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Ấn Độ sang Việt Nam là: Thức ăn gia súc, điện thoại di động, máy móc thiết bị, tân dược, chất dẻo nguyên liệu, sắt thép và kim loại khác, nguyên phụ liệu dược phẩm, nguyên phụ liệu dệt may và da, vải các loại, thuốc trừ sâu... Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Ấn Độ là: Than đá, hạt tiêu, linh kiện điện tử, cao su, quế, máy móc và thiết bị, thép, sợi, giày dép…

Thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ấn Độ trong lĩnh vực dệt may những năm qua có sự tăng lên đáng kể, đặc biệt sau khi Hiệp định thương mại tự do giữa Asean và Ấn Độ được ký kết từ đầu năm 2010, nhiều sản phẩm dệt may đã bắt đầu giảm thuế và miễn thuế theo lộ trình đã được cam kết. Cụ thể, xuất khẩu sản phẩm dệt cotton bao gồm: Sợi, vải và quần áo may sẵn… từ Ấn Độ sang Việt Nam cũng gia tăng trong thời gian gần đây, từ 8,9 triệu USD năm 2007 tăng lên trên 40 triệu USD năm 2010, mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 71,24%

"Triển vọng thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ trong năm 2012 là khả quan. Dự báo kim ngạch song phương sẽ đạt khoảng 4,8 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào Ấn Độ sẽ đạt khoảng 2 tỷ USD," ông Hà cho biết

Cánh cửa tiến ra thị trường Nam Á

Tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu hàng Việt Nam sang Ấn Độ nói riêng và thị trường Nam Á nói chung còn rất nhiều triển vọng, hiện nhiều nước trong khu vực Nam Á đang có nhu cầu rất lớn các mặt hàng nông sản của Việt Nam như gạo, cà phê, dệt may, da giày...

Ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Phi, Tây Nam Á cho biết Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh đầu tư, xuất khẩu sang 8 quốc gia thuộc khu vực Nam Á. Trong đó, Việt Nam có trao đổi thương mại lớn với 4 nước như Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Srilanca. Còn 4 nước khác như Afghanistan, Butan, Nepan và Maldives với mức độ kiêm tốn hơn

Dự kiến cả năm 2011, xuất khẩu hàng của Việt Nam sang khu vực Nam Á có thể đạt 2,1 tỷ USD, tăng hơn 46% so với năm 2010. Đáng chú ý, thị trường Bangladesh có mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực, gấp gần 6 lần (590%); tiếp theo là Pakistan tăng 92% và Srilanca tăng 32,9%. Đặc biệt trong biên bản ghi nhớ về xuất khẩu gạo giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Quản lý Lương thực và Thiên tai Bangladesh thì từ năm 2010, thị trường này sẽ nhập khẩu gạo thường xuyên, ổn định của Việt Nam với sản lượng trên 350.000 tấn gạo các loại mỗi năm

Tuy nhiên, theo đánh giá của Vụ châu Phi, Tây Á, Nam Á, trong khi đông đảo các doanh nghiệp Ấn Độ, Pakistan... rất chủ động đến tìm hiểu thị trường Việt Nam thì số lượng các doanh nghiệp Việt Nam đến các nước này còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đúng mức, ngại khó, hạn chế sự hiểu biết về thị trường, đối tác cũng là một nguyên nhân khiến xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này chưa nâng được

Nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam vẫn chủ yếu là xuất khẩu thô, còn bán qua trung gian, bị ép giá nhất là khi xuất khẩu với số lượng lớn, chưa xây dựng được thương hiệu. Do vậy, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản chưa cao, chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có

Do vậy, để thực sự làm điểm tựa cho hàng xuất khẩu Việt Nam khi các thị trường khác như châu Âu, Mỹ... có thể còn gặp khó khăn trong thời gian tới, ông Nguyễn Sơn Hà cho rằng, các doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam, chú trọng cải tiến các tiêu chuẩn hàng nông sản nội địa, thường xuyên thay đổi chất lượng, mẫu mã, bao bì và giá cả... Bên cạnh đó, cần có sự nghiên cứu tạo ra một số sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực với thương hiệu mạnh để đưa hàng Việt Nam bám rễ sâu vào khu vực này

Mặt khác, các doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu thị trường nông sản Ấn Độ như nhu cầu, thị hiếu, giá cả, tập quán tiêu dùng, hệ thống phân phối, giao lưu hợp tác quốc tế… Mạnh dạn đưa hàng nông sản Việt Nam xâm nhập thị trường Ấn Độ bằng cách tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại

Riêng Pakistan, các sản phẩm chè của Việt Nam cũng thu hút được sự quan tâm của thị trường này nên cần phải có nhiều hoạt động trao đổi thông tin nhất là tổ chức "giao lưu thương mại trực tuyến" giúp đối tác hai nước có nhiều cơ hội hiểu biết nhau hơn

Ông Nguyễn Hồng Tiến, Tham tán thương mại Việt Nam tại Pakistan chia sẻ, Việt Nam có thế mạnh mà đối tác rất cần là: Nông sản, hàng dệt may, da giày và đá quý... "Người dân về cơ bản không yêu cầu quá cao về chất lượng hàng hóa, chỉ cần giá cả và mẫu mã phù hợp là có thể xâm nhập được thị trường này," ông Tiến nói
 
Doanh nghiệp Ấn Độ nhắm đến Việt Nam

Ấn Độ đã đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam trong các lĩnh vực: năng lượng, cơ sở hạ tầng,CNTT, giáo dục,… và còn hơn 5 tỷ USD nữa của Ấn Độ đang chờ đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới

Đó là thông tin được ông Anand Sharma, Bộ trưởng Bộ Công thương và Dệt Ấn Độ đưa ra tại Diễn đàn Thương mại Việt Nam - Ấn Độ vừa diễn ra tại TP.HCM

Theo ông Anand Sharma, cơ hội để thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước là rất lớn, bởi lẽ Ấn Độ đang định hướng xuất khẩu tập trung chính vào các thị trường châu Á, mà Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa sang các quốc gia khác

Dự kiến, trong tháng 4 tới sẽ có một đoàn doanh nghiệp Ấn Độ sang Việt Nam để tổ chức hội nghị giao thương quốc tế tại Hà Nội

Trên thực tế, trong những năm gần đây, kim ngạch giao thương giữa Việt Nam và Ấn Độ đã tăng khá ấn tượng, bất chấp những khó khăn của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Cụ thể, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng từ 2,7 tỷ USD năm 2010 lên 3,9 tỷ USD năm 2011. Trong khi đó, các doanh nghiệp Ấn Độ đang tăng cường đầu tư vào Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, như hạ tầng, viễn thông, y tế, giáo dục, năng lượng, cơ khí...

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Subbaiah, Tổng giám đốc Công ty KCP Việt Nam cho biết, KCP đã hợp tác với các đối tác Việt Nam từ năm 1991, chuyên cung cấp thiết bị cho các nhà máy đường. Đến năm 1998, sự hợp tác này được nâng lên một bước, khi KCP đầu tư 22 triệu USD xây dựng nhà máy đường tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Sau một thời gian hoạt động, Công ty đã quyết định chuyển nhà máy về gần vùng nguyên liệu tại tỉnh Phú Yên. Chỉ sau 2 năm hoạt động, Công ty đã có lãi và nâng công suất lên gấp đôi. Đến nay, Công ty KCP đã đầu tư vào Việt Nam 51 triệu USD

Ông Subbaiah cho biết, KCP đang chờ được “bật đèn xanh” từ phía Nhà nước để đầu tư mở rộng sản xuất sang các sản phẩm khác, như chế biến cồn công nghiệp methanol… “KCP cam kết sẽ đầu tư đa lĩnh vực tại Việt Nam. Chúng tôi đang xem xét đầu tư thêm vào năng lượng gió”, ông Subbaiah nói

Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Tôn Hoa Sen cho biết, trình độ công nghệ của Ấn Độ hiện nay khá cao. Hoa Sen đã nhập khẩu một nhà máy thép và 2 dây chuyền sản xuất của Ấn Độ, trị giá 12 triệu USD. Hoạt động thực tế cho thấy, công nghệ này không thua kém gì so với các nước châu Âu

Mặc dù tiềm năng hợp tác rất lớn, song giao thương giữa doanh nghiệp hai nước hiện nay vẫn còn khá hạn chế. Theo ông Vũ, nguyên nhân khiến doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ chưa thể đẩy mạnh hợp tác giao thương một phần do thiếu các chính sách hỗ trợ cụ thể từ phía Nhà nước

Để thúc đẩy quan hệ thương mại và hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước, cuối năm 2011, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ đã được thành lập. Với tư cách là đồng Chủ tịch diễn đàn này, ông Lê Phước Vũ cho rằng, cần phải xây dựng diễn đàn này thành “ngôi nhà chung” để giúp cộng đồng doanh nghiệp hai nước tiếp cận thông tin, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp có kinh nghiệm kinh doanh tại thị trường Ấn Độ hỗ trợ những doanh nghiệp Việt Nam mới tham gia thị trường này

Về phần mình, đại diện Liên đoàn Các phòng thương mại và công nghiệp Ấn Độ (FICCI) cho rằng, việc cấp giấy phép, hỗ trợ giải phóng mặt bằng nếu được cơ quan chức năng của Việt Nam giải quyết sớm sẽ thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác đầu tư của các doanh nghiệp Ấn Độ vào Việt Nam
 
Doanh nghiệp Ấn Độ muốn mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam


Đó là phát biểu của ông Abhay Thakur, Tổng lãnh sự Ấn Độ tại hội nghị bàn tròn về đầu tư Ấn Độ - Việt Nam diễn ra ngày 26.6 ở TP.HCM

Theo ông Abhay Thakur, trong lĩnh vực thương mại, tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn. Cụ thể, Việt Nam có thế mạnh trong ngành may mặc nhưng phải nhập nguyên liệu thô rất nhiều, trong khi Ấn Độ lại có nguồn nguyên liệu phong phú trong lĩnh vực này

“Đây là một trong những ví dụ cho thấy mối quan hệ thương mại giữa hai nước còn có thể phát triển mạnh hơn nữa”, ông Abhay Thakur nói

“Ấn Độ muốn tham gia đầu tư mạnh hơn nữa vào Việt Nam ở những lĩnh vực mà nước này có thế mạnh như: điện, khai khoáng… Đặc biệt, các doanh nghiệp Ấn Độ còn muốn tham gia vào quá trình tái cơ cấu của các doanh nghiệp Việt Nam bằng hình thức mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những trở ngại lớn nhất trong quan hệ giao thương giữa hai nước là chưa có đường bay trực tiếp”, ông Abhay Thakur cho hay

Các quan chức trong phái đoàn thương mại của Ấn Độ cũng kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm. Ấn Độ là thị trường lớn thứ 3 thế giới nếu tính theo sức tiêu thụ thực phẩm với tổng giá trị lên tới 181 tỉ USD/năm

Hiện nay xu hướng tiêu dùng của người dân đối với những thực phẩm đắt tiền chế biến sẵn đang tăng lên cùng với mức tăng thu nhập. Tuy nhiên, phần lớn nhu cầu của thị trường chưa được đáp ứng đủ

Không chỉ vậy, để phát triển lĩnh vực sản xuất và chế biến thực phẩm, Ấn Độ đã xây dựng 30 khu “Siêu công viên thực phẩm” (Mega Food Park). Đây là các khu vực kết nối giữa sản xuất và chế biến thực phẩm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Theo ông Rajnish Kumar, Giám đốc Công ty Pristine Mega Food Park, các khu "Siêu công viên thực phẩm" được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông hoàn chỉnh, nhân công và mọi thứ khác đã sẵn sàng. Các nhà đầu tư chỉ việc đưa máy móc thiết bị, công nghệ đến là có thể bắt tay ngay vào sản xuất

Từ năm 2007, Ấn Độ và Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Thương mại hai nước đã tăng từ 2 tỉ USD năm 2009 lên 4 tỉ USD trong năm 2012 và dự kiến sẽ đạt khoảng 5 tỉ USD trong năm nay

Chí Nhân
 
Top