What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Huế - Điện Biên Phủ Kinh Tế

LOBBY.VN

Administrator
Quy mô nền kinh tế triều Nguyễn
– 10 năm nữa, quy mô nền kinh tế Việt Nam sẽ lớn hơn Singapore nhưng phải rất lâu nữa chúng ta mới quay trở lại được vị thế từng có cách đây 200 năm

GDP-Viet-nam-vuot-singapore-vnf.jpg

Hãng tin Bloomberg dẫn một báo cáo của ngân hàng DBS Bank cho hay nền kinh tế Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng khoảng 6-6,5% trong thập kỷ tới, nhờ nguồn vốn đầu tư nước ngoài mạnh và tăng trưởng năng suất trong những năm sắp tới.

"Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng này, nền kinh tế Việt Nam sẽ lớn hơn quy mô nền kinh tế Singapore sau 10 năm nữa", chuyên gia kinh tế Irvin Seah của DBS tại Singapore nói trong báo cáo ra ngày 28/5

Việc GDP Việt Nam vượt Singapore thoạt nghe có vẻ lạ, nhưng chỉ cần đối chiếu GDP hai nước, có thể nhận thấy việc Việt Nam vượt Singapore về quy mô nền kinh tế chỉ còn là vấn đề thời gian

Theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP của Việt Nam dự kiến đạt 260,3 tỷ USD trong năm 2019, còn GDP của Singapore dự kiến đạt 372,8 tỷ USD. Sau 10 năm, việc Việt Nam thu hẹp khoảng cách rồi vượt Singapore là không có gì đáng ngạc nhiên

PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), bình luận: “Singapore chỉ có dân số khoàng 5 triệu người trong khi dân số Việt Nam đang tiến tới mốc 100 triệu người. Vậy có thể thấy là ngay cả khi GDP Việt Nam bằng và bắt đầu vượt Singapore thì GDP/đầu người của Việt Nam cũng chỉ bằng 1/20 của Singapore thôi”

“Việc Việt Nam vượt Singapore về quy mô GDP chỉ là một hiện tượng, con số đó chỉ mang ý nghĩa thống kê chứ không có nhiều ý nghĩa về chất”, ông Thành nói

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, trong một hội thảo, đã nhắc lại một nhận xét thú vị được nêu trong Báo cáo Việt Nam 2035. Báo cáo này dẫn một nghiên cứu so sánh Việt Nam vào năm 1820 và Việt Nam vào năm 2035

Cụ thể, vào năm 1820 (Nguyễn triều, Minh Mạng năm thứ nhất) Việt Nam có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức trung bình của thế giới. Quy mô kinh tế của Việt Nam khi đó lớn hơn Philippines và Malaysia cộng lại và gấp rưỡi quy mô kinh tế Thái Lan

“Nhưng 200 năm sau, ta nhìn lại, ta so với thế giới thế nào? Về thu nhập, ta chỉ bằng 25% so với mức trung bình của thế giới. Một sự tụt hậu mạnh mẽ”, bà Phạm Chi Lan nhận xét

Về các mặt khác, so với Philippines, Thái Lan, Việt Nam còn một khoảng cách xa, nhất là so với Thái Lan. Việc đuổi kịp Thái Lan cũng là rất khó khăn đối với Việt Nam

“Ngân hàng Thế giới tính toán đến 2035, Việt Nam trở thành một nước có thu nhập trung bình cao, nhưng với điều kiện phải đổi mới rất mạnh mẽ về nhiều mặt, trong đó có việc chuyển sang nền kinh tế đổi mới sáng tạo, dựa trên năng suất lao động cao. Việt Nam phải thoát ra khỏi cách phát triển dựa trên lao động giá rẻ và chỉ đứng ở vị trí thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu

“Khuyến nghị quan trọng nhất của báo cáo đó là Việt Nam phải thực hiện đổi mới thể chế, bộ máy nhà nước phải thoát khỏi tình trạng phân mảnh để trở thành một nhà nước hiện đại. Một nhà nước hiện đại mới có thể chế hiện đại và đủ sức dẫn dắt nền kinh tế đi lên”, bà Phạm Chi Lan nói

Vị nữ chuyên gia nói thêm: “Chúng ta khó mà nói vào năm 2020, Việt Nam có thể trở lại vị trí của năm 1820 được. Vì bây giờ là năm 2019, chỉ còn 1 năm nữa thôi, nên việc đó là hoàn toàn không khả thi. Nhưng mà bao giờ đây, bao giờ Việt Nam trở lại được vị thế của mình cách đây 200 năm ?”

“Tôi muốn đặt câu hỏi đó cho các bạn trẻ. Tương lai đó nằm trong tay các bạn. Phát triển được kinh tế số thì trong trung dài hạn, ví chừng 20 năm nữa, có thể giúp Việt Nam bằng được những gì các cụ nhà mình đã làm 220 năm trước đó”, bà Lan tha thiết

Xuân Hải
 
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký Nghị quyết mới của Bộ Chính trị
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng Thừa Thiên - Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Bộ Chính trị về xây dựng Thừa Thiên - Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Theo đó, ngày 10.12.2019, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng Thừa Thiên - Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 54)

Nghị quyết 54 đã nêu rõ quan điểm của Bộ Chính trị là xây dựng và phát triển Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế; với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và đô thị thông minh; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng

Đây là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa cả về kinh tế - xã hội, chính trị, quốc phòng và an ninh; không chỉ là riêng của Thừa Thiên - Huế, mà còn của cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước

Theo đó, mục tiêu và tầm nhìn, cụ thể được xác định đến năm 2025, Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và đô thị thông minh

Đến năm 2030, Thừa Thiên - Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; Đảng bộ, chính quyền và toàn hệ thống chính trị vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của người dân đạt mức cao

Xây dựng thành phố Festival

Tầm nhìn đến năm 2045, Thừa Thiên - Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á

Tại Nghị quyết 54, Bộ Chính trị đã giao nhiệm vụ cho Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự Đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo các bộ, ngành liên quan phối hợp với tỉnh Thừa Thiên - Huế để xây dựng, thẩm định và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dề án “Xây dựng Thùa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên - Huế”, ban hành chương trình hành động thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị và cụ thể hóa Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Bộ Chính trị cũng giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị
 
Last edited:
HueCIT trở thành thành viên Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung
Quyết định 1898 về việc kết nạp Trung tâm CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế (HueCIT) là thành viên Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký ban hành ngày 25/12/2019

HueCIT bao gồm tòa nhà HueCIT có diện tích 2.378 m2 tại địa chỉ số 6 đường Lê Lợi, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế; khu Công viên phần mềm, CNTT tập trung Thừa Thiên Huế có diện tích 39,6 ha được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Khu B – Đô thị mới An Văn Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế tại Quyết định 2287 ngày 17/9/2019 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

HueCIT có các hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của khu CNTT tập trung quy định tại Điều 4 Nghị định 154 ngày 8/11/2013 của Chính phủ quy định về khu CNTT tập trung

Về chính sách ưu đãi và nguồn vốn hỗ trợ đầu tư đối với HueCIT, cũng theo quyết định mới được Thủ tướng Chính phủ ban hành, HueCIT được hưởng các chính sách ưu đãi đối với khu CNTT tập trung quy định tại Nghị định 154 ngày 8/11/2013 của Chính phủ và được hưởng các chính sách ưu đãi khác áp dụng đối với khu CNTT tập trung theo quy định của pháp luật

Cơ cấu tổ chức quản lý vận hành và quy chế hoạt động của HueCIT do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định, phù hợp với Quyết định 333 ngày 3/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm thành lập Chuỗi công viên phầm mềm Quang Trung, Quy chế tổ chức và hoạt động của Chuỗi công viên phầm mềm Quang Trung và quy định của pháp luật

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân TP.HCM và Thừa Thiên Huế, Hội đồng quản lý Chuỗi công viên phầm mềm Quang Trung và các đơn vị liên quan hướng dẫn triển khai Quyết định này. Trường hợp có những vấn đề phát sinh ngoài khả năng xử lý và vượt thẩm quyền của các bộ, ngành liên quan, Bộ TT&TT tổng hợp, báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có trách nhiệm phê duyệt cơ cấu tổ chức quản lý và quy chế hoạt động của HueCIT phù hợp với quy định tại Quyết định 333 ngày 3/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định khác của pháp luật

Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị chức năng hỗ trợ nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đầu tư, hoàn thiện hạ tầng HueCIT. Trong đó, ưu tiên huy động nguồn lực xã hội để đầu tư xây dựng và sớm đưa vào vận hành hoạt động với dự án Khu Công viên phầm mềm, CNTT tập trung Thừa Thiên Huế theo hướng phát triển bền vững

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, trong trường hợp thay đổi vị trí, quy mô của HueCIT, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phải gửi văn bản về Bộ TT&TT để báo cáo Thủ tướng Chính phủ

Hội đồng Quản lý Chuỗi công viên phầm mềm Quang Trung có trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy chế tổ chức và hoạt động của Chuỗi đã được phê duyệt; hướng dẫn HueCIT hoạt động phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển chung của Chuỗi; phân công lĩnh vực hoạt động và các nhiệm vụ khác do HueCIT phù hợp với quy định của pháp luật; tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, quảng bá hình ảnh trong nước và nước ngoài chung của Chuỗi và cho riêng Huế CIT…

Quyết định mới cũng nêu rõ về trách nhiệm của HueCIT như: tuân thủ theo quy chế tổ chức và hoạt động của Chuỗi công viên phầm mềm Quang Trung; bảo đảm các hoạt động đầu tư vào HueCIT phù hợp với quy định tại Quyết định 333 ngày 3/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ và quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo về chuyên môn trong quản lý vận hành hoạt động của Hội đồng quản lý Chuỗi công viên phần mềm Quang Trung….
 
Last edited:
Thành phố Huế chính thức phê duyệt đề án mở rộng đô thị
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức phê duyệt đề án mở rộng đô thị Huế gấp 5 lần hiện tại

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 3342 /QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án Xây dựng, phát triển đô thị Huế đến năm 2030

Đề án đưa ra quan điểm xây dựng và phát triển đô thị Huế trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh, trong đó mục tiêu xuyên suốt là đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Đề án xây dựng định hướng phát triển đô thị Huế đến năm 2030 được phân thành 2 giai đoạn, gồm giai đoạn 1 từ năm 2020-2025 và giai đoạn 2 từ 2025-2030

Trong đó, giai đoạn 1 sẽ xây dựng, phát triển không gian đô thị Huế đến năm 2025 theo hướng biển, theo trục cảnh quan hai bờ sông Hương làm cơ sở nghiên cứu lập đề án điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng TP.Huế và thành lập các phường thuộc TP. Huế

Phạm vi nghiên cứu bao gồm TP. Huế hiện hữu, một phần thị xã Hương Thủy (các xã Thủy Vân, Thủy Bằng), một phần thị xã Hương Trà (các phường, xã Hương Hồ, Hương An, Hương Thọ, Hương Vinh, Hải Dương, Hương Phong) và một phần huyện Phú Vang (các xã, thị trấn Thuận An, Phú Thượng, Phú Mậu, Phú Dương, Phú Thanh)

Giai đoạn 2 tiếp tục xây dựng, phát triển không gian đô thị Huế theo định hướng của đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thừa Thiên Huế và quy hoạch chung TP. Huế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với vùng lõi đô thị có quy mô khoảng 348 km2 bao gồm TP.Huế mở rộng có quy mô 267km2 và các thị xã Hương Thủy, Hương Trà

Với diện tích khoảng 348 km2 sau khi mở rộng, diện tích TP.Huế sẽ gấp 5 lần hiện tại

Trước đó, vào đầu tháng 12/2019, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, đặt ra những mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể trong việc xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, mục tiêu đến năm 2025, tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh

Nghị quyết số 54-NQ/TW ra đời sau 10 năm tỉnh thực hiện Kết luận 48-KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020. Trong đó, mục tiêu cơ bản đưa cả tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Kết luận 48 chưa thực hiện được
 
Last edited:
Thành phố Huế mở rộng
Theo ông Phan Thiên Định, Bí thư Thành ủy Huế, sự phát triển thành phố Huế giai đoạn sắp tới hết sức quan trọng trong mục tiêu đưa Thừa Thiên-Huế trở thành đô thị di sản, thành phố trực thuộc TW

Ngày 1/7, Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27/4/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính cấp huyện và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế sẽ chính thức có hiệu lực. Thành phố Huế mới có diện tích tự nhiên rộng hơn 265km2, quy mô dân số trên 652.570 người; có 36 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 29 phường và 7 xã

Việc mở rộng thành phố Huế, một đô thị di sản đặc biệt của Việt Nam đang mở ra nhiều cơ hội phát triển mới nhưng cũng đi liền với không ít khó khăn, thách thức. Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Phan Thiên Định, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế, Bí thư Thành ủy Huế về nội dung này


- Nghị quyết số 1264 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh mở rộng thành phố Huế chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2021, xin ông cho biết công tác chuẩn bị để triển khai Nghị quyết này trong thực tế?

Ông Phan Thiên Định: Để thực hiện Nghị quyết 1264 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tỉnh ủy và Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đã chỉ đạo cho các sở, ngành, địa phương liên quan cùng vào cuộc

Tỉnh Thừa Thiên-Huế đã thành lập 3 tổ công tác để tiến hành công tác tiếp nhận, bàn giao, quản lý từ đất đai, tài sản, tài chính ngân sách và con người. Trên cơ sở đó, Thành ủy Huế đã chỉ đạo hình thành 3 tổ công tác để thực hiện những công việc liên quan

Vừa qua, Thành ủy Huế đã chủ trì làm việc với Ủy ban Nhân dân thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy, huyện Phú Vang, đồng thời làm việc với những cán bộ chủ chốt của các xã, phường sáp nhập về thành phố để chuẩn bị những phương án chi tiết thực hiện Nghị quyết 1264

Quan điểm đưa ra là phải đảm bảo thứ nhất là lợi ích của người dân, làm sao sáp nhập vào thành phố người dân phải được hưởng lợi ích tốt hơn, chứ không phải là sự mất đi các lợi ích

Cùng với đó, đảm bảo sự ổn định của bộ máy lãnh đạo từ cấp cơ sở đến cấp thành phố; trong quá trình thực hiện các bước sáp nhập, việc giải quyết thủ tục hành chính phải được vận hành một cách thông suốt, không dừng lại vì bất cứ lý do gì

Đây là những yêu cầu đặt ra và để làm được điều đó, thành phố Huế cùng phối hợp với những địa phương liên quan đã có các công tác chuẩn bị trên tất cả lĩnh vực và đến nay có thể nói rằng việc sẵn sàng cho việc sáp nhập đã được tiến hành rất chu đáo và sẽ vận hành thông suốt


- Ông có thể chia sẻ về tâm tư, tình cảm của cán bộ, đảng viên và nhân dân thành phố Huế trước dấu mốc lịch sử quan trọng này?

Ông Phan Thiên Định: Chính quyền có nhiều buổi làm việc, tiếp xúc với cử tri, người dân và đại diện lãnh đạo cơ sở, có thể nói rằng phần lớn người dân rất phấn khởi

Việc mở rộng thành phố Huế cũng là mong ước của nhiều thế hệ, mọi người dân đều mong muốn mở rộng để làm sao giữ gìn được vùng lõi đô thị di sản mà thành phố đang có và đồng thời tạo ra động lực phát triển kinh tế, xã hội cho các vùng ven thành phố

Tất nhiên là có những lo lắng của người dân thành phố mới khi sáp nhập vào, liên quan đến giá đất đai, đến hạn mức sử dụng đất, liên quan đến các khoản tiền thuế, phí… Chúng tôi đã ghi nhận những vấn đề này và đang kiến nghị với tỉnh, với Trung ương để có những chính sách gia hạn trong một số năm, không áp dụng ngay những chính sách mới khi mở rộng

Làm sao phải hạn chế ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân một cách tốt nhất và dần dần cùng với việc thực hiện chính sách chung, thành phố cũng sẽ phải có sự đầu tư tương xứng để người dân ở những vùng sáp nhập vào cũng được hưởng tất cả các tiện ích như vùng trung tâm đang có


- Xin ông cho biết những thời cơ cũng như thách thức trong quá trình mở rộng thành phố Huế?

Ông Phan Thiên Định: Việc mở rộng thành phố tạo cho thành phố Huế có nhiều dư địa để phát triển, cùng với diện tích đất tăng lên gấp 3,7 lần và dân số tăng lên gần gấp đôi, chiếm 1/2 dân số toàn tỉnh Thừa Thiên-Huế

Những tài nguyên khoáng sản, đặc điểm địa lý khác cũng đang tạo điều kiện rất thuận lợi cho thành phố có thể phát triển các mặt kinh tế, xã hội. Đây rõ ràng là một lợi thế rất lớn mà thành phố Huế mở rộng đang được hưởng

Tuy nhiên, thành phố cũng đứng trước sự thách thức đó là sự định hướng, khả năng lãnh đạo để đạt được mục tiêu phát triển thành phố như mong đợi của hệ thống chính trị là một vấn đề đặt ra

Đã hàng chục năm từ khi giải phóng đến nay, phần lớn bộ máy hệ thống chính trị của thành phố được thiết kế để quản lý phạm vi thành phố cũ. Việc mở rộng này với rất nhiều đặc điểm mới mà thành phố trước đây chưa có ví dụ như có thêm đầm phá, biển, có thêm ngành nông nghiệp vốn trước đây là một lĩnh vực yếu của thành phố

Sự xuất hiện của những yếu tố mới này đòi hỏi toàn bộ hệ thống chính trị của thành phố phải thực sự thay đổi, thật sự năng động, cùng với sự giúp đỡ của tỉnh để vượt qua được những thách thức khó khăn, đưa thành phố phát triển đúng như kỳ vọng của người dân

Vai trò của thành phố Huế khi mở rộng được tỉnh Thừa Thiên-Huế và Thành ủy Huế xác định rất rõ. Nếu như trước đây, thành phố Huế đóng vai trò chủ yếu là trung tâm văn hóa, hành chính, chính trị thì bây giờ với sự mở rộng, với sự cộng thêm của các nguồn lực này thì thành phố phải trở thành trung tâm động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của toàn tỉnh

Đồng thời thành phố cũng phải xây dựng để trở thành đô thị di sản, có tính chất chủ đạo trong mô hình đô thị di sản của toàn tỉnh Thừa Thiên-Huế theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị

Thành phố đòi hỏi phải khai thác tối đa những lợi thế đang có, đặc biệt trong giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, trong vai trò là đầu mối giao thương, là môi trường đầu tư, kinh doanh để làm sao thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư, doanh nghiệp đến làm ăn. Đồng thời thành phố cũng là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh để phát triển kinh tế


- Ông có thể chia sẻ về tầm nhìn quy hoạch phát triển của thành phố Huế mở rộng trong thời gian tới?

Ông Phan Thiên Định: Sự phát triển thành phố Huế trong giai đoạn sắp tới hết sức quan trọng trong mục tiêu đưa Thừa Thiên-Huế trở thành đô thị di sản, thành phố trực thuộc Trung ương cho nên việc hoạch định định hướng phát triển của Huế cần phải có sự xem xét, đánh giá thấu đáo. Hiện nay, thành phố cũng đang đặt vấn đề với các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước để xây dựng lại quy hoạch phát triển của thành phố

Việc quy hoạch này sẽ gắn liền với quy hoạch chung của toàn tỉnh, quy hoạch tích hợp mà tỉnh đang triển khai. Đây là việc đòi hỏi phải có thời gian và cần có sự cân nhắc thấu đáo

Trong việc xây dựng quy hoạch đó cũng cần phải xác định mục tiêu dài hạn hơn khi toàn tỉnh Thừa Thiên-Huế lên thành thành phố trực thuộc Trung ương thì lúc đó vai trò của thành phố như thế nào trong mối quan hệ với các địa phương xung quanh như thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và huyện Phú Vang. Lãnh đạo thành phố xác định đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng và sẽ làm trong thời tới


- Hiện nay, khu vực trung tâm thành phố Huế có tốc độ phát triển đô thị nhanh, tuy nhiên kết cấu hạ tầng đô thị ở khu vực vùng ven lại chưa tương xứng. Xin ông cho biết định hướng phát triển của thành phố đối với ở khu vực vùng ven trong thời gian tới?

Ông Phan Thiên Định: Chúng tôi cho rằng khi sáp nhập các địa phương về thành phố, việc đầu tiên cần làm là quan tâm đến hệ thống hạ tầng thiết yếu. Tới đây, thành phố sẽ thành lập các tổ công tác để đánh giá vấn đề này để có định hướng đầu tư sớm nhất trong năm nay cũng như các năm tiếp theo, làm sao tạo ra sự kết nối đồng bộ về hạ tầng giữa thành phố cũ với các địa phương mới mở ra

Song song với đó, chúng tôi cũng có góc nhìn để phát triển đô thị về các địa phương vừa sáp nhập vào, với tinh thần vốn đầu tư công của ngân sách sẽ là “vốn mồi,” còn lại tập trung kêu gọi từ các nhà đầu tư để thúc đẩy phát triển đô thị. Chúng tôi cũng hiểu rằng, đô thị Huế cũ rất đẹp và sinh động, giữ được những giá trị như bây giờ có sự phụ thuộc rất nhiều vào những địa phương xung quanh, vốn đang là những vùng nông thôn

Cho nên quá trình đô thị hóa, chúng tôi cho rằng phải có mô hình tích hợp, có thể là dạng mô hình nông thị hoặc một mô hình nào đó phù hợp hơn, để không tiến hành đô thị hóa, bê tông hóa ồ ạt những vùng nông thôn làm tác động, ảnh hưởng đến vùng lõi của đô thị di sản Huế đang có


- Xin cám ơn ông!./.
 
Last edited:
Thành phố Huế muốn đẩy mạnh đầu tư vào những địa phương mới được sáp nhập
Thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) muốn được ưu tiên hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và các dự án tại các xã, phường mới được nhập vào thành phố Huế mở rộng

b2ee4_v_ly4baa.jpg

Một bến đò ngang tại thị xã Hương Trà - một trong những địa phương mới được sáp nhập vào thành phố Huế

Trước đây, thành phố Huế không có biển, bây giờ mở rộng, có biển thì cần mở rộng không gian đô thị và phát triển hạ tầng dọc bờ biển Thuận An và Hải Dương. Ông Phan Thiên Định, Bí thư Thành ủy thành phố Huế, nêu ý kiến tại kỳ họp thứ 2 của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khóa 8, được tường thực trực tuyến chiều nay, 16-7

Ông Định mong muốn thành phố có thêm cơ chế để tạo thêm nguồn lực, thúc đẩy đầu tư phát triển các dự án khi thành phố Huế mở rộng nhằm tạo sự đồng bộ để thành phố trở thành khu đô thị du lịch thực thụ trong tương lai

Cụ thể các xã, phường sau sẽ nhập vào thành phố Huế là xã Thủy Vân và xã Thủy Bằng thuộc thị xã Hương Thủy; phường Hương Hồ, phường Hương An, xã Hương Thọ, xã Hương Phong, xã Hương Vinh và xã Hải Dương thuộc thị xã Hương Trà; xã Phú Thượng, xã Phú Dương, xã Phú Mậu, xã Phú Thanh và thị trấn Thuận An thuộc huyện Phú Vang. Trong đó thị trấn Thuận An có biển và các xã còn lại chủ yếu hoạt động nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Theo tìm hiểu một trong dự án hạ tầng lớn đang triển khai tại khu vực biển Thuận An là cầu vượt cửa biển, thuộc dự án đường bộ ven biển từ huyện Phong Điền đến huyện Phú Lộc với tổng chiều dài phải làm là 85 km. Trong đó, cầu vượt cửa biển Thuận An nối xã Hải Dương với thị trấn Thuận An dài 1,5 km, kinh phí dự kiến 1.200 tỉ đồng

Theo ông Định, việc mở rộng thành phố còn tạo cho thành phố Huế có nhiều dư địa để phát triển, cùng với diện tích đất tăng lên gấp 3,7 lần và dân số tăng lên gần gấp đôi, chiếm 1/2 dân số toàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Những tài nguyên khoáng sản, đặc điểm địa lý khác cũng đang tạo điều kiện rất thuận lợi cho thành phố có thể phát triển các mặt kinh tế, xã hội. Đây rõ ràng là một lợi thế rất lớn mà thành phố Huế mở rộng đang được hưởng

Tuy nhiên, thành phố cũng đứng trước sự thách thức đó là sự định hướng, khả năng lãnh đạo để đạt được mục tiêu phát triển thành phố như mong đợi của hệ thống chính trị là một vấn đề đặt ra. Đã hàng chục năm từ khi giải phóng đến nay, phần lớn bộ máy hệ thống chính trị của thành phố được thiết kế để quản lý phạm vi thành phố cũ. Việc mở rộng này với rất nhiều đặc điểm mới mà thành phố trước đây chưa có ví dụ như có thêm đầm phá, biển, có thêm ngành nông nghiệp vốn trước đây là một lĩnh vực yếu của thành phố

“Sự phát triển thành phố Huế trong giai đoạn sắp tới hết sức quan trọng trong mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế trở thành đô thị di sản, thành phố trực thuộc Trung ương cho nên việc hoạch định định hướng phát triển của Huế cần phải có sự xem xét, đánh giá thấu đáo. Hiện nay, thành phố cũng đang đặt vấn đề với các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước để xây dựng lại quy hoạch phát triển của thành phố”, ông Định cho biết và nói thêm việc quy hoạch này sẽ gắn liền với quy hoạch chung của toàn tỉnh, quy hoạch tích hợp mà tỉnh đang triển khai. Đây là việc đòi hỏi phải có thời gian và cần có sự cân nhắc thấu đáo
 
Huế lên kế hoạch cân bằng thu chi ngân sách vào năm 2025
Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm, 2021-2025

Điểm nhấn chính của kế hoạch này là Thừa Thiên Huế dự tính sẽ cân bằng thu chi ngân sách vào năm 2025 với lộ trình thu ngân sách nhà nước bình quân 12.000 – 12.500 tỉ đồng/năm; tăng bình quân 12 – 13%/năm

Theo tìm hiểu, thu ngân sách nhà nước của tỉnh miền Trung này năm 2020 là 8.455 tỉ đồng. Nguồn tăng thu ngân sách chủ yếu là nguồn từ năm 2019 chuyển sang và tiền sử dụng đất tăng 34%. Trong khi đó, chi ngân sách năm 2020 ở mức 11.428 tỉ đồng

Vì vậy, Huế cần 5 năm để cân bằng lại mức thâm hụt ngân sách tương đương 3.000 tỉ đồng này

Huế cũng dự kiến khả năng huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 180.000-190.000 tỉ đồng, tương ứng 36.000-38.500 tỷ đồng/năm, tăng 10-12%/năm, bằng khoảng 45% GRDP, trong đó vốn ngân sách Nhà nước ước chiếm 16-17%

Xuất khẩu hàng hóa dự kiến tăng từ 14-15% trở lên; nhập khẩu hàng hóa dự kiến tăng 14-15% trở lên. Dự kiến xuất nhập khẩu đến năm 2025 ước đạt 2,5 – 2,6 tỉ đô la; trong đó: xuất khẩu 1,6 tỉ đô la, nhập khẩu khoảng 1 tỉ đô la. Trong năm 2020, kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh đạt 1,1 tỉ đô la

Để thực hiện hóa kế hoạch này, Huế sẽ thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ nhằm tăng nhanh giá trị nội địa và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế; trong đó, du lịch là mũi nhọn; dịch vụ y tế chuyên sâu, giáo dục chất lượng cao, tài chính, ngân hàng, cảng biển, logistic, đào tạo nguồn nhân lực là nòng cốt; công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao là đột phá; kinh tế biển là thiết yếu

Ngành dịch vụ, với các lĩnh vực du lịch, thương mại, xuất khẩu, y tế, giáo dục, logictics,…gắn với công nghệ sốsẽ chiếm 53 – 54% GRDP của tỉnh vào năm 2025. Riêng du lịch đến năm 2025, du lịch thu hút khoảng 6 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế khoảng 45-50%; GRDP ngành du lịch đóng góp 10-12% GRDP của tỉnh; thời gian lưu trú bình quân đạt trên 2 ngày. Suất chi tiêu bình quân khoảng 2,2 triệu đồng/khách/ngày

Huế sẽ đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng và kết nối giao thông thuận lợi cho phát triển du lịch, dịch vụ, đẩy nhanh tiến độ dự án nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Phú Bài gắn với liên kết, hợp tác, tăng tần suất bay, mở mới đường bay kết nối các điểm đến trong nước, quốc tế. Nâng cấp Cảng nước sâu Chân Mây – cảng biển du lịch quốc tế để phục vụ du lịch bên cạnh triển khai thực hiện các dự án đầu tư chiến lược như BRG, Kim Long Nam, Ecopark, Địa Trung Hải, Minh Viễn, Laguna – Lăng Cô (giai đoạn 2)…
 
Thừa Thiên Huế được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất
Theo nghị quyết thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế vừa được Quốc hội thông qua, ngân sách tỉnh sẽ được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công

thua-thien-hue.webp

Thừa Thiên Huế được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất

Ngày 13/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế

Theo nghị quyết, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được vay với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 40% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp. Tổng mức vay và bội chi ngân sách tỉnh hằng năm do Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước

Bên cạnh đó, hàng năm, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế không quá 70% số tăng thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao

Đặc biệt, ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của tỉnh

Ngoài ra, tỉnh Thừa Thiên Huế còn được phân bổ thêm 45% số chi tính theo định mức dân số khi xây dựng định mức chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022 và trong thời gian thực hiện nghị quyết này

Về quỹ bảo tồn di sản Huế, nghị quyết này cho phép thành lập quỹ để sung nguồn lực phục vụ công tác trùng tu, bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Quỹ bảo tồn di sản Huế được tiếp nhận từ nguồn ngân sách nhà nước của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hỗ trợ, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác

Tuy nhiên, nguồn thu của quỹ chỉ dùng để đầu tư cho trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế và đầu tư cho các công trình, hạng mục chưa được ngân sách nhà nước đầu tư hoặc đầu tư chưa đủ
 
Thừa Thiên-Huế thành lập 3 khu công nghiệp mới với tổng vốn hơn 2.950 tỷ đồng
3 khu này quy mô lên đến 584,32 ha, trong đó Khu công nghiệp Gilimex, thị xã Hương Thuỷ có diện tích khoảng 460,85 ha. Thời hạn hoạt động là 50 năm kể từ ngày được cấp Quyết định chủ trương đầu tư...

Ủy ban nhân dân Thừa Thiên-Huế vừa có các quyết định thành lập 3 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Theo đó, tại Quyết định số 2883/QĐ-UBND ngày 09/11/2021, UBND tỉnh đã quyết định thành lập Khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn 4, đợt 1 với quy mô diện tích khoảng 85,87 ha. Địa điểm thuộc Khu công nghiệp Phú Bài, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Phạm vi ranh giới như sau: phía Bắc giáp đường tránh phía tây thành phố Huế. Phía Nam giáp Khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn 4 đợt 2. Phía Tây giáp sông Phú Bài và đường dân sinh nối ra tỉnh lộ 15. Phía Đông giáp khu dân cư xã Thuỷ Phù

Chủ đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là Công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển hạ tầng khu công nghiệp. Tổng vốn đầu tư: 127,494 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động là 50 năm kể từ ngày Quyết định chủ trương đầu tư

Theo Ban quản lý Khu kinh tế, công nghiệp Thừa Thiên-Huế, việc tổ chức và hoạt động sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường và các quy định của pháp luật có liên quan. UBND tỉnh giao Công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển hạ tầng khu công nghiệp có trách nhiệm tổ chức quản lý, đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp theo quy hoạch đã được phê duyệt và quy định của pháp luật liên quan

Ngoài ra, trong ngày 9/11/2021, UBND tỉnh cũng ban hành Quyết định số 2882/QĐ-UBND về việc thành lập Khu công nghiệp Gilimex có địa điểm thuộc Khu công nghiệp Phú Bài, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Quy mô diện tích khoảng 460,85 ha. Chủ đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là Công ty cổ phần Khu công nghiệp Gilimex. Tổng vốn đầu tư khoảng 2.614 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động của khu công nghiệp là 50 năm kể từ ngày được cấp Quyết định chủ trương đầu tư

Việc tổ chức và hoạt động của khu công nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường và các quy định của pháp luật có liên quan. UBND tỉnh giao Công ty cổ phần Khu công nghiệp Gilimex có trách nhiệm tổ chức quản lý, đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp theo quy hoạch đã được phê duyệt và quy định của pháp luật liên quan

Trước đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có Quyết định số 2863/QĐ-UBND ngày 08/11/2021 thành lập Khu công nghiệp Tứ Hạ giai đoạn 1, địa điểm thuộc Khu công nghiệp Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Phạm vi ranh giới như sau: phía bắc giáp lô A-01, A-02, A-11, A-12 thuộc Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Tứ Hạ. Phía nam giáp trục đường đi xã Hương Văn, thị xã Hương Trà. Phía đông giáp đường phía tây thành phố Huế. Phía tây giáp lô B-01, B-03, CX-02 thuộc Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Tứ Hạ

Quy mô diện tích khoảng 37,6 ha. Chủ đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là Công ty cổ phần Hello Quốc tế Việt Nam. Tổng vốn đầu tư khoảng 210 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động của khu công nghiệp là 50 năm, kể từ được cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu (ngày 09/01/2014)

Tổ chức và hoạt động của khu công nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường và các quy định của pháp luật có liên quan. UBND tỉnh giao Công ty cổ phần Hello Quốc tế Việt Nam có trách nhiệm tổ chức quản lý, đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp theo quy hoạch đã được phê duyệt và quy định của pháp luật liên quan
 
Thừa Thiên Huế huy động trên 63.000 tỷ đồng xây mới 8,56 triệu m2 sàn
Đến năm 2025, tỉnh Thừa Thiên Huế phấn đấu đạt diện tích nhà ở bình quân 26,5m2 sàn/người, do đó, tỉnh cần 63.158 tỷ đồng để xây dựng mới hơn 8,56 triệu m2 sàn…

25-10-thua-thien-hue-tp-di-san-quoc-giaanh-2-158027457929792541631.jpg

Đến năm 2025, Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương
Theo Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 vừa được UBND tỉnh này phê duyệt tại Quyết định số 2814/QĐ-UBND, đến năm 2025, diện tích nhà ở bình quân tại địa phương đạt 26,5m2 sàn/người

Để đạt mục tiêu đến năm 2025, diện tích nhà ở bình quân khu vực đô thị đạt 29m2 sàn/người, khu vực nông thôn đạt 24m2 sàn/người, trong 05 năm tới, Thừa Thiên Huế sẽ xây dựng mới trên 8,56 triệu m2 sàn, đưa chất lượng nhà ở kiên cố đạt 98,5 %

Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn tỉnh dự kiến là 63.158 tỷ đồng. Trong đó, nhu cầu vốn phát triển nhà ở xã hội khoảng 2.670 tỷ đồng; nhà ở công vụ khoảng 19,5 tỷ đồng; nhà ở để phục vụ tái định cư khoảng 883,5 tỷ đồng

Nhu cầu vốn cho phát triển nhà ở thương mại khoảng 26.525 tỷ đồng, và khoảng 33.059 tỷ đồng cho phát triển nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng

Đến năm 2030, phấn đấu diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt 30m2 sàn/người, tại đô thị đạt 31m2 sàn/người, tại nông thôn đạt 29m2 sàn/người; diện tích nhà ở tối thiểu 12m2 sàn/người

Diện tích sàn xây dựng mới tăng thêm gần 8,54 triệu m2 sàn để đạt mức nhà ở kiên cố khoảng 99%

Tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn này khoảng 64.775 tỷ đồng. Trong đó, nhu cầu vốn phát triển nhà ở xã hội 3.243 tỷ đồng; nhà ở công vụ 6,79 tỷ đồng; nhà ở để phục vụ tái định cư khoảng 870 tỷ đồng; nhà ở thương mại 39.257 tỷ đồng; nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng khoảng 21.397 tỷ đồng

Với quy định mới, Thừa Thiên Huế mong muốn đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân, nâng cao chất lượng, điều kiện sống của các tầng lớp dân cư; tạo động lực phát triển đô thị và nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Để đạt được mục tiêu đề ra, UBND tỉnh sẽ chú trọng hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách; đưa ra các giải pháp về kiến trúc quy hoạch; Giải pháp về công nghệ; về vốn, tài chính, tín dụng, thuế; chính sách đất đai; đồng thời đẩy mạnh các giải pháp tuyên truyền và vận động…
 
Quản lý tài chính ngân sách – cơ chế đặc thù bền vững cho Huế
Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trả lời phỏng vấn Báo Lao Động chung quanh chuyện tận dụng 6 cơ chế và chính sách đặc thù mà Chính phủ và Quốc hội đã thông qua để phát triển địa phương


Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
Thưa ông, cơ chế và chính sách đặc thù mà Chính phủ và Quốc hội thông qua cho Thừa Thiên Huế lần này gồm những gói nào?

Các cơ chế, chính sách đặc thù mà Quốc hội cho phép thực hiện thí điểm tại tỉnh Thừa Thiên Huế tại kỳ họp này gồm 6 cơ chế, chính sách và được phân theo 3 nhóm

Nhóm thứ nhất: Về cơ chế để bảo tồn và trùng tu, phát huy các giá trị di tích, di sản gồm 2 cơ chế nhằm huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho công tác trùng tu, tôn tạo hệ thống di tích, di sản của quốc gia và thế giới


Thừa Thiên Huế đứng trước vận hội mới khi Chính phủ và Quốc hội thông qua 6 cơ chế và chính sách đặc thù

Cụ thể, Thừa Thiên Huế được để lại 100% số thu từ nguồn thu phí tham quan để thực hiện công tác bảo tồn, trùng tu di tích cố đô Huế nhưng không dùng để xác định tỷ lệ điều tiết, số bổ sung cân đối cho ngân sách địa phương

Đặc biệt, Trung ương thành lập Quỹ Bảo tồn di sản Huế, ủy quyền cho Tỉnh quản lý và hoạt động theo quy định của Nghị định Chính phủ nhằm huy động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, ngân sách của các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương đóng góp để đầu tư cho các công trình, hạng mục chưa được ngân sách nhà nước đầu tư hoặc đầu tư chưa đủ

Nhóm thứ 2: Nhóm quản lý tài chính ngân sách gồm 3 cơ chế. Đây là nhóm cơ chế, chính sách đặc thù có tính chất lâu dài, bền vững nhằm phát triển ổn định, cân đối, hài hoà dựa trên nguyên tắc vừa bảo tồn, phát huy giá trị di sản; vừa tạo động lực, đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thừa Thiên Huế sẽ được tăng mức dư nợ vay không vượt quá 40%. Và được phân bổ thêm 45% theo tỷ lệ phần trăm (%) số chi tính theo định mức dân số khi xây dựng định mức chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022 và trong thời gian thực hiện Nghị quyết

Hằng năm, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉnh Thừa Thiên Huế không quá 70% số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh

Nhóm thứ 3: Về sắp xếp xử lý cơ sở nhà đất, gồm 1 cơ chế

Ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế được hưởng 50% nguồn thu từ sắp xếp, xử lý các cơ sở nhà đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý nhằm hỗ trợ tỉnh Thừa Thiên Huế sắp xếp lại, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản và quỹ đất trên địa bàn; đồng thời, tăng cường phân cấp, tạo sự chủ động cho tỉnh trong kêu gọi, thu hút đầu tư

Trong các gói và chính sách đặc thù được thông qua lần này, Thừa Thiên Huế sẽ tận dụng và ưu tiên phát triển những gói nào trước, thưa ông?

Trong bối cảnh khó khăn với diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, trong 6 cơ chế chính sách đặc thù được thông qua lần này, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tận dụng và ưu tiên phát triển 2 cơ chế thuộc Nhóm quản lý tài chính ngân sách


Thừa Thiên Huế sẽ tận dụng và ưu tiên phát triển 2 cơ chế thuộc Nhóm quản lý tài chính ngân sách để đầu tư phát triển trong thời gian tới

Thứ nhất là mức dư nợ vay của ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế không vượt quá 40% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp

Hiện nay, mức dư nợ vay của ngân sách địa phương đang thực hiện không vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp (trần vay tối đa 1.293 tỷ đồng/năm tính theo ngân sách tỉnh hưởng theo phân cấp năm 2019)

Tính đến ngày 31.12.2020 hạn mức dư nợ vay cho phép còn lại là 99,3 tỷ đồng, tương ứng 1,5%. Khi áp dụng cơ chế này mức dư nợ vay tối đa là 40% (tức là trần vay khoảng 2.587 tỷ đồng, tăng thêm gần 1.300) sẽ giúp địa phương đảm bảo trần vay nợ để thực hiện huy động các nguồn lực ODA, nguồn vay hợp pháp để triển khai các dự án đã và đang thực hiện; chủ động cân đối nguồn lực trong kế hoạch đầu tư công

Thứ hai là Thừa Thiên Huế được phân bổ thêm 45% theo tỷ lệ phần trăm (%) số chi tính theo định mức dân số khi xây dựng định mức chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022 và trong thời gian thực hiện Nghị quyết

Áp dụng chính sách trên, dự kiến số kinh phí tăng thêm của tỉnh Thừa Thiên Huế khoảng 400 tỷ đồng/năm

Phần kinh phí tăng thêm sẽ tạo điều kiện để tỉnh tăng định mức chi các sự nghiệp: Giáo dục đào tạo; Y tế; Văn hóa và thông tin; khoa học và công nghệ; sự nghiệp bảo vệ môi trường và sự nghiệp kinh tế khác nhằm đảm bảo nguồn lực cho địa phương xây dựng Tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh

Thưa ông, với việc Thừa Thiên Huế được để lại 100% số thu từ nguồn thu phí tham quan để thực hiện công tác bảo tồn, trùng tu di tích cố đô Huế, số tiền được giữ lại này tỉnh sẽ triển khai các phần việc gì?

Thừa Thiên Huế từng là Thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn... nên Huế đang lưu giữ hệ thống di sản văn hóa phong phú, đa dạng về vật thể và phi vật thể


Thừa Thiên Huế sẽ có thêm khoảng 260 tỷ đồng/ năm tư phí tham quan di tích để tái đầu tư cho di sản

Trong đó, có gần 1.000 di tích được kiểm kê, lập hồ sơ với nhiều loại hình khác nhau: Di tích kiến trúc nghệ thuật như: Kiến trúc cung đình, nhà rường, phủ đệ, đình, chùa; di tích lịch sử như: Lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, danh nhân lịch sử văn hóa; lịch sử cách mạng; di tích khảo cổ...

Cùng với đó, các loại hình di sản văn hóa phi vật thể độc đáo như: Di sản Hán Nôm, nghệ thuật ca Huế, kịch Huế, tuồng Huế, nếp sống văn hóa Huế, ngành nghề thủ công truyền thống, các lễ hội dân gian, lễ hội cung đình, lễ hội tín ngưỡng tôn giáo...

Đến nay, tỉnh đã có 7 di sản văn hóa gắn liền với vùng đất Huế và triều Nguyễn đã được UNESCO vinh danh: Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản văn hóa thế giới; Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại; Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được công nhận là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại; Châu bản triều Nguyễn, Mộc bản Triều Nguyễn; Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế được công nhận là Di sản tư liệu thế giới

Do tác động của biến động lịch sử xã hội và ảnh hưởng điều kiện khí hậu khắc nghiệt, sự xuống cấp cùng thời gian, sự xâm hại của con người, các yếu tố ngoại lai và nhất là do ảnh hưởng của chiến tranh nên các hạng mục đã bị xuống cấp nghiêm trọng; nhiều kết cấu bị mất ổn định, mất một số chi tiết liên kết; các chi tiết nghệ thuật kiến trúc cũng mất theo thời gian; do đó, có nhiều di tích, di sản văn hoá bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng cần phải trùng tu và bảo tồn khẩn cấp

Trên cơ sở rà soát, đánh giá hiện trạng các di tích thuộc quần thể di tích Cố đô Huế, các di tích đã được xếp hạng ngoài quần thể di tích Cố đô Huế; nhu cầu của giai đoạn 2021 - 2025 là 9.240 tỷ đồng nhưng kế hoạch đầu tư công đã được Quốc hội thông qua chỉ 2.146 tỷ đồng (chiếm 23,22%), chưa đáp ứng được nhu cầu trùng tu, tôn tạo các di tích, di sản trên địa bàn

Vì vậy, khi Nghị quyết có hiệu lực, tỉnh sẽ dự kiến huy động được thêm khoảng 260 tỷ đồng/năm (theo số thu năm 2019 thời điểm chưa có dịch COVID-19) từ Chính sách phí tham quan di tích và khoảng từ 80-90 tỷ đồng/năm từ Quỹ Bảo tồn di sản Huế để cùng với nguồn vốn đầu tư công, vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn xã hội hóa hợp pháp khác đầu tư đẩy nhanh công tác trùng tu, bảo tồn di tích, giảm thiểu mức độ xuống cấp


Thừa Thiên Huế sẽ sử dụng phần kinh phí tăng thêm để tăng định mức chi các sự nghiệp: Giáo dục đào tạo; Y tế; Văn hóa và thông tin; khoa học và công nghệ...

Trong đó ưu tiên đầu tư cho công tác trùng tu, bảo tồn di sản, di tích lịch sử; đặc biệt là các di tích đang xuống cấp nghiêm trọng. Trước mắt, tập trung hoàn thành di dời dân cư giải phóng mặt bằng khu vực I Kinh thành Huế

Ngoài ra, còn có hệ thống di tích của 9 đời Chúa Nguyễn và hệ thống các nhà rường, đình làng, miếu… được công nhận di tích cấp Quốc gia đang xuống cấp nghiêm trọng cần huy động nguồn lực toàn xã hội để hỗ trợ bảo tồn, tôn tạo

Thưa ông, thực tế văn hoá Huế không chỉ có di sản. Và di sản không chỉ có di sản văn hoá cung đình, vì Huế có cả kho tàng phong phú! Vì vậy cơ chế đặc thù không chỉ cho mảng di tích cung đình mà cần nhìn rộng, toàn diện để bảo tồn, khai thác phát huy một cách toàn diện các di sản Huế có. Xin ông cho biết tới đây, các cơ chế đặc thù, ngoài các di tích cung đình còn có “phân bổ” cho các mảng khác không? Đặc biệt là mảng xây dựng các thiết chế văn hoá trên địa bàn tỉnh vốn đang rất yếu?

Các cơ chế, chính sách hướng đến bảo tồn di sản văn hóa sẽ không chỉ hướng đến các di tích cung đình mà còn đến các di sản văn hóa khác, trong đó tập trung ưu tiên đầu tư cho công tác trùng tu, bảo tồn di sản, di tích lịch sử; đặc biệt là các di tích đang xuống cấp nghiêm trọng, không những các di tích thuộc quần thể di tích Cố Đô Huế, mà còn có hệ thống các nhà rường, đình làng, miếu… được công nhận di tích cấp Quốc gia


Tới đây, các cơ chế, chính sách hướng đến bảo tồn di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế sẽ không chỉ hướng đến các di tích cung đình

Các hoạt động khác nhằm hoàn thiện các thiết chế văn hóa trên địa bàn tỉnh; mua tranh ảnh, di sản cổ vật; Hỗ trợ, tài trợ cho các dự án nghiên cứu, đào tạo, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo liên quan đến công tác bảo tồn, trung tu và phát triển văn hóa Huế…

Trong 3 cơ chế, chính sách liên quan đến bảo tồn di sản văn hóa, việc thành lập Quỹ Bảo tồn di sản Huế - Quỹ quốc gia được Chính phủ cho phép thành lập và giao cho tỉnh Thừa Thiên Huế trực tiếp quản lý có ý nghĩa hết sức quan trọng trong với tỉnh trong việc huy động nguồn lực, đẩy mạnh công tác trùng tu, bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn

Với Quỹ này, tỉnh sẽ thực hiện tu bổ, tôn tạo và phục hồi các dự án di sản văn hóa Huế do nhà nước quản lý trên địa bàn tỉnh một cách chủ động, kịp thời, không theo niên độ tài chính do xuống cấp nghiêm trọng

Hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân có công trình tu bổ, tôn tạo và phục hồi di sản văn hóa ngoài công lập trên địa bàn tỉnh

Thực hiện tu bổ, tôn tạo và phục hồi các dự án di sản văn hoá Huế cụ thể theo yêu cầu của bên tài trợ, viện trợ các công trình trung tu, tôn tạo hệ thống di sản văn hoá cụ thể theo yêu cầu của bên uỷ thác

Các nhiệm vụ chi khác như mua tranh ảnh, di sản cổ vật; Hỗ trợ, tài trợ cho các dự án nghiên cứu, đào tạo, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo liên quan đến công tác bảo tồn, trung tu và phát triển văn hóa Huế…

Cơ chế đặc thù để bảo tồn, tôn tạo di tích, di sản thì đã có. Nhưng tới đây, Thừa Thiên Huế có chính sách đặc thù cho người làm văn hoá di sản hay không, thưa ông?

Như đã nói, tới đây, Thừa Thiên Huế được phân bổ thêm 45% theo tỷ lệ phần trăm (%) số chi tính theo định mức dân số khi xây dựng định mức chi thường xuyên ngân sách nhà nước, trong đó sẽ tạo điều kiện tăng định mức chi cho sự nghiệp văn hóa

Nguồn này sẽ dùng để hoàn thiện các thiết chế văn hóa và các nhiệm vụ phục vụ phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có các chính sách, chế độ đãi ngộ, công tác đào tạo, bồi dưỡng, chính sách lương thưởng cho cán bộ, chuyên gia làm trong lĩnh vực di sản, văn hóa

Chúng tôi hy vọng, khi có các chế độ phù hợp sẽ đào tạo được những chuyên gia giỏi chuyên về lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản phục vụ cho công tác này tại địa phương cũng như thu hút được những chuyên gia giỏi từ các nước trên thế giới

Qua đó, các chuyên gia sẽ có các cách làm, biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản tốt giúp giữ được tính chân xác của di tích và quảng bá di tích phù hợp, mang lại nguồn thu và phát triển kinh tế địa phương

Xin cám ơn ông!
 
Hòa Phát tìm đất ở Thừa Thiên Huế để làm khu đô thị "đáng sống''

photo1646275640900-1646275641102358318960.jpg

Kinh thành Huế nhìn từ trên cao
Sau Khánh Hòa, Hòa Phát tiếp tục tìm đến Thừa Thiên Huế với mong muốn đầu tư khu đô thị quy mô và hiện đại, trở thành một khu đô thị "đáng sống" tại Huế

Lãnh đạo Tập đoàn Hòa Phát chiều 1/3 vừa có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tìm hiểu nghiên cứu cơ hội đầu tư trên địa bàn

Tại buổi làm việc, ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát sau khi giới thiệu tổng quan về hoạt động sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực hoạt của Tập đoàn đã bày tỏ mong muốn các sở ban ngành tỉnh Thừa Thiên Huế hỗ trợ tìm kiếm vị trí phù hợp để Tập đoàn đầu tư khu đô thị hiện đại, có quy mô, trở thành một khu đô thị "đáng sống" tại Huế

Trước đề xuất từ phía nhà đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương đánh giá cao ý tưởng và quyết tâm mong muốn đầu tư của Tập đoàn Hòa Phát tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Ông Nguyễn Văn Phương cho biết Thừa Thiên Huế luôn tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp từ đầu tư cơ sở hạ tầng, cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực đến đồng hành cùng doanh nghiệp để thu hút và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chiến lược đến nghiên cứu, đầu tư trên địa bàn tỉnh

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh mục tiêu của tỉnh Thừa Thiên Huế trong năm 2022 và các năm tiếp theo là thực hiện Nghị quyết 54, phấn đấu đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Vì vậy, Tỉnh sẽ triển khai nhiều giải pháp để tập trung thu hút đầu tư, trong đó tập trung thu hút các dự án phát triển đô thị như mong muốn đầu tư của Tập đoàn Hòa Phát

Cũng tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương đề nghị các sở, ngành liên quan phối hợp với Tập đoàn Hoà Phát để hỗ trợ tìm kiếm vị trí đầu tư phù hợp cũng như hướng dẫn các thủ tục liên quan; tạo các điều kiện tốt nhất để nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ cũng như sớm triển khai dự án trên địa bàn

Trước đó, lãnh đạo Hòa Phát và Tập đoàn KDI Holdings đã có buổi làm việc với lãnh đạo TP. Nha Trang, Khánh Hòa và thị xã Ninh Hòa để đề xuất ý tưởng đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh

Cụ thể, Hòa Phát và KDI Holdings muốn nghiên cứu đầu tư các dự án trên địa bàn TP. Nha Trang và thị xã Ninh Hòa, bao gồm: Quy hoạch phân khu dọc hai bên bờ sông Cái và phát triển các dự án tại TP. Nha Trang; vùng kinh tế động lực công nghiệp - đô thị - dịch vụ Ninh Hòa tại các xã Ninh Xuân, Ninh Sim, Ninh Tây. Theo đề xuất, vùng kinh tế này sẽ có đầy đủ chức năng như khu công nghiệp tổng hợp đa ngành, khu đô thị suối khoáng nóng, khu bảo tồn, khu vui chơi giải trí và khu đô thị dịch vụ sân golf

Mặc dù, lĩnh vực sản xuất thép đang là hoạt động chủ lực, tuy nhiên Chủ tịch Tập đoàn Hoà Phát - ông Trần Đình Long đã tuyên bố trước đó, Hòa Phát sẽ không chỉ sản xuất thép mà sẽ "lấn sân" sang lĩnh vực bất động sản

Tại đại hội cổ đông năm 2021, Hoà Phát đã công bố Hệ sinh thái gồm 4 tổng công ty, bao gồm Tổng công ty Gang thép, Tổng công ty sản phẩm thép, Tổng công ty nông nghiệp và Tổng công ty Bất động sản. Chủ trương của ban lãnh đạo Hoà Phát là khi doanh thu tập đoàn lên đến con số 200.000 tỷ đồng/năm sẽ mở rộng đa ngành, trong đó là bất động sản. Thời gian vừa qua, ban lãnh đạo Hoà Phát cũng đi khắp các tỉnh để tìm dự án vì giá vốn thấp, và chủ trương M&A khi có lợi nhuận tốt

Riêng lĩnh vực bất động sản sẽ do Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Hòa Phát (Tổng công ty bất động sản) đảm nhiệm. Công ty này được thành lập vào tháng 12/2020 với vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng. Lĩnh vực bất động sản của Hòa Phát bao gồm hai mảng kinh doanh chính là bất động sản khu công nghiệp và khu đô thị

HĐQT Tập đoàn Hoà Phát vừa qua đã có Nghị quyết thông qua kế hoạch tăng vốn trong CTCP Phát triển BĐS Hoà Phát từ 2.700 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng

Về bất động sản khu công nghiệp, Hòa Phát đang đầu tư khai thác hạ tầng kỹ thuật 3 KCN bao gồm: Phố Nối A (600ha) và Yên Mỹ II (giai đoạn 1: 97,5ha) – Hưng Yên; Khu công nghiệp Hòa Mạc – Hà Nam (131ha)

Khu công nghiệp Hòa Mạc đã nâng tỷ lệ lấp đầy lên 75% diện tích, trong khi Khu công nghiệp Phố Nối A, Yên Mỹ II đạt 100% diện tích đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật, tính đến thời điểm cuối năm 2020

Đối với mảng bất động sản khu đô thị, Hòa Phát đã đầu tư xây dựng các dự án như Khu phức hợp Mandarin Garden 1 (diện tích: 2,5ha) tại Khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội; Khu phức hợp Mandarin Garden 2 (diện tích: 1,3ha) tại 493 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Hà Nội và Khu Chung cư tại 70 Nguyễn Đức Cảnh

Đặc biệt, Hoà Phát đang phát triển một dự án khu đô thị lớn khác là Khu đô thị Bắc Phố Nối, Hưng Yên, tại xã Phan Đình Phùng, xã Nhân Hòa, thị trấn Bần Yên Nhân, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên với diện tích 262 ha
 
Hoàn thành di dân khỏi Kinh thành Huế sớm hơn kế hoạch đề ra

Theo kế hoạch, đến năm 2025 sẽ hoàn thành việc di dời dân cư khỏi di tích Kinh thành Huế. Tuy nhiên mới hết năm 2023, việc di dời này cơ bản đã hoàn tất

Chiều 21-12, UBND TP Huế đã tổ chức họp báo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 và định hướng nhiệm vụ của thành phố trong năm 2024, trong đó có thông tin việc di dời dân cư khỏi di tích Kinh thành Huế

Tại đây, ông Nguyễn Anh Tuấn, giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Huế, cho biết việc di dời dân cư khỏi di tích Kinh thành Huế đã hoàn thành sớm hơn 2 năm so với kế hoạch

Trước đó vào năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt khung chính sách đền bù, hỗ trợ tái định cư cho người dân đang sống trong khu vực 1 di tích Kinh thành Huế

Đây là cuộc di dân lịch sử đối với Huế và được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 từ năm 2019 - 2022 với tổng kinh phí được cấp hơn 1.880 tỉ đồng (di dời dân cư khỏi Thượng thành, Eo bầu); giai đoạn 2 thực hiện từ năm 2023 - 2025 (di dời dân cư đang sống ở các di tích thuộc khu vực hai bên trong Kinh thành Huế)

Theo ông Tuấn, TP Huế đã cơ bản hoàn thành di dời dân cư ra khỏi di tích Kinh thành Huế của cả hai giai đoạn, hoàn thành kế hoạch sớm hơn 2 năm với kinh phí 1.880 tỉ đồng

"Hiện nay chúng tôi còn 80 tỉ trong tổng số 1.880 tỉ được cấp nữa là sẽ hoàn thành việc di dời dân cư cả giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Dự kiến số tiền này sẽ được phê duyệt, đền bù, hỗ trợ, xây dựng tái định cư cho bà con trước ngày 31-12 này. Như vậy trong năm 2023 cơ bản sẽ hoàn thành toàn bộ cuộc di dân lịch sử", ông Tuấn nói


Một góc Thượng thành trên di tích Kinh thành Huế sau khi các hộ dân sinh sống trên khu vực này được di dời đi nơi khác

Ông Tuấn cũng cho biết đã bố trí tái định cư 2.760 lô đất tại khu quy hoạch Hương Sơ, TP Huế phục vụ di dân khỏi di tích

Ông Trương Đình Hạnh, phó chủ tịch UBND TP Huế, cũng cho biết thành phố đang dọn dẹp, san lấp mặt bằng nhiều khu vực đã di dời dân cư khỏi Kinh thành Huế. "Dự kiến tháng 1-2024 tới, chúng tôi sẽ bàn giao đất sạch ở khu vực Thượng thành, Eo bầu, tuyến phòng lộ cho Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế quản lý, thực hiện phát huy giá trị di tích Kinh thành Huế", ông Hạnh nói

Cũng tại buổi họp báo, UBND TP Huế thông tin về nhiều chương trình văn hóa, âm nhạc, lễ hội đặc sắc chào đón năm mới 2024

Theo đó thành phố sẽ tổ chức chương trình âm nhạc đếm ngược chào năm mới tại khu vực ngã sáu trung tâm TP Huế vào tối 31-12. Đêm nhạc quy tụ nhiều nghệ sĩ nổi tiếng được giới trẻ mến mộ như rapper Hiếu Thứ Hai, Hoàng Rapper…

Vào ngày 6-1-2024, TP Huế tổ chức chương trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc tái hiện lễ lên ngôi hoàng đế của vua Quang Trung và xuất quân ra bắc đánh bại quân Thanh
 
Top