What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

India ThinkTank

LOBBY.VN

Administrator
Xu hướng "xa Trung, gần Ấn"
Các đồng minh của Mỹ tại châu Á đang chuyển hướng từ Trung Quốc sang Ấn Độ, để tìm kiếm một đối tác lớn cả về kinh tế và chính trị

Đổ sang Ấn Độ

Khi Washington và Bắc Kinh sa lầy trong cuộc chiến thương mại, các nước phát triển nhất châu Á đang cố gắng giảm sự phụ thuộc của họ vào Trung Quốc và quay sang Ấn Độ

Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và Úc tất cả các đồng minh thân cận của Mỹ là những nước cố gắng đa dạng hóa nền kinh tế khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc

Đất nước đông dân thứ 2 thế giới có GDP 2,5 nghìn tỉ USD, đứng thứ 6 thế giới về quy mô GDP

Nhiều nước châu Á sản xuất hàng hóa được lắp ráp tại Trung Quốc trước khi được xuất khẩu, làm cho dây chuyền sản xuất của toàn khu vực dễ bị tổn thương bởi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung

Việc tăng cường thương mại trong khu vực châu Á được xem là biện pháp bảo vệ tốt nhất trong khu vực và thúc đẩy Nhật, Hàn Quốc và Úc chú ý hơn đến các nước láng giềng - đặc biệt là Ấn Độ. Theo lời Termsak Chalermpalanupap, Trưởng bộ phận nghiên cứu tại ISEAS-Yusof Ishak Insitute, một cơ quan tư vấn tại Singapore

Chiến tranh thương mại có nghĩa là các nước châu Á "không thể tiếp tục với phương pháp truyền thống của họ", ông Harsh Pant, một đồng sáng lập tại công ty tư vấn Ấn Độ, Observer Research Foundation cho biết. "Họ cần các diễn viên khác như Ấn Độ, vốn đã chứng minh là một đối tác kinh tế và an ninh có trách nhiệm"


Đối tác chủ chốt

Chính phủ Úc đã công bố một "Chiến lược kinh tế Ấn Độ đầy tham vọng" vào tháng 7. Đến năm 2035, Úc hy vọng sẽ biến Ấn Độ trở thành một trong ba thị trường xuất khẩu hàng đầu và là điểm đến lớn thứ ba của châu Á về đầu tư ra nước ngoài

Cuối năm ngoái, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã giới thiệu một kế hoạch chi tiết được gọi là "Chính sách phía Nam", tập trung vào việc tăng cường quan hệ với Đông Nam Á

Ấn Độ, mặc dù không phải là một phần địa lý của khu vực Đông Nam Á, sẽ là "đối tác chính để hợp tác" của Seoul trên mặt trận đó, ông Moon nói trong chuyến thăm New Delhi hồi tháng 7

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, người sẽ đến thăm New Delhi vào tuần tới, đã cam kết biến Ấn Độ thành trụ cột của kế hoạch Ấn Độ-Thái Bình Dương, thúc đẩy đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng ở các thị trường mới nổi châu Á và châu Phi. Nó được công bố lần đầu tiên vào năm 2016, trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu sử dụng thuật ngữ này

Các công ty Đài Loan như Foxconn, nhà sản xuất hợp đồng lớn nhất thế giới, đã đầu tư vào Ấn Độ như một phần của Chính sách mới về phía Nam của Nhà lãnh đạo Thái Anh Văn, được công bố vào năm 2016


Nhưng Ấn Độ có thể tận dụng điều này ?

Từ quan điểm chính trị, "việc các ngôi sao châu Á muốn tăng đầu tư vào đất nướccó thể giúp tăng tốc tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ", Dhruva Jaishankar, đồng sáng lập chính sách đối ngoại tại Brookings Ấn Độ, đã viết trong một lưu ý trong tháng này

manufacturing-kHu--621x414@LiveMint.jpg

Công nhân sản xuất xe hơi của Ấn Độ

Việc Bắc Kinh sử dụng sức mạnh kinh tế cho các mục đích chính trị có thể là một yếu tố thúc đẩy các nước hướng tới Ấn Độ. Jaishankar đã chỉ ra việc Bắc Kinh đình chỉ xuất khẩu kim loại đất hiếm sang Nhật trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ vào năm 2010 và gần đây hơn, sự trừng phạt của Trung Quốc đối với các công ty Hàn Quốc vì việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa (Thaad)

Việc New Delhi có thể được hưởng lợi từ tất cả các xu hướng này còn là dấu hỏi Một mặt, sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ và ngoại giao năng động của Thủ tướng Narendra Modi khiến đất nước trở thành đối tác lý tưởng cho các nước châu Á

Dù vậy, Ấn Độ sẽ cần phải tăng cường sự tham gia kinh tế và an ninh của mình với các nước khác trong khu vực, vì Trung Quốc đang vượt lên khá xa trên cả hai mặt trận, Pant cảnh báo

"Trên hết, trong bối cảnh thương mại kém chất lượng của đất nước Nam Á và tự do hóa kinh tế không đồng đều vẫn là một rào cản, khả năng Ấn Độ tận dụng những cơ hội này vẫn còn rất mỏng manh", Jaishankar cho biết


Mạnh Đức
 
Last edited:
Ấn Độ muốn tăng gấp đôi GDP lên 5.000 tỉ đô la trong 5 năm
- Hôm 15-6, tại cuộc họp của hội đồng điều hành thuộc Viện quốc gia về chuyển đổi Ấn Độ (NITI Aayog), Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đưa ra mục tiêu đầy tham vọng: nâng GDP của nền kinh tế đông dân thứ hai thế giới từ 2.710 tỉ đô la Mỹ hiện nay lên mức 5.000 tỉ đô Mỹ vào năm 2024. Ông Modi nói rằng đây là mục tiêu “đầy thách thức nhưng có thể đạt được”

Ông Modi có thể chưa bao giờ bị chỉ trích là người thiếu tham vọng nhưng mục tiêu GDP đạt 5.000 tỉ đô la Mỹ vào năm 2014 vào cuối nhiệm kỳ thứ hai của ông là quá tham vọng đến mức phi hiện thực nếu căn cứ vào tình hình kinh tế Ấn Độ hiện nay cũng như các dữ liệu kinh tế trong quá khứ

Hiện nay, quy mô nền kinh tế của Ấn Độ vào khoảng 2.710 tỉ đô la Mỹ. Để đạt được mốc 5.000 tỉ đô Mỹ trong năm tới, tổng giá trị GDP của Ấn Độ phải tăng 85% so với mức hiện tại, trong khi đó, trong 6 năm qua, tổng giá trị GDP của Ấn Độ chỉ tăng 44%

Nếu nhìn ở góc độ khác, để đạt được mốc 5.000 tỉ đô la Mỹ, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm của Ấn Độ phải đạt mức 13% trong 5 năm tới. Để duy trì mức siêu tăng trưởng này không chỉ đòi hỏi guồng máy kinh tế trong nước phải hoạt động ở tốc lực cao ở mọi lĩnh vực mà còn đòi hỏi có lực đẩy lớn từ nền kinh tế toàn cầu

Nhưng hiện trạng bức tranh nền kinh tế trong nước lẫn toàn cầu không ủng hộ tham vọng của ông Modi. Hôm 17-6, hãng xếp hạng tín dụng quốc tế Fitch Ratings hạ dự báo tăng trưởng GDP của Ấn Độ xuống còn 6,6% trong năm tài chính 2019 so với mức dự báo 6,8% đưa ra lần trước với lý do tăng trưởng trong khu vực sản xuất và nông nghiệp đang chậm lại


Hồi tháng 4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2019 từ mức 3,5%, xuống cón 3,3% vì chiến tranh thương mại và Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit)


Điều đáng nói hơn nữa là gần đây, trong một báo cáo nghiên cứu do Trung tâm Phát triển quốc tế thuộc Đại học Harvard phát hành, ông Arvind Subramanian, cựu trưởng cố vấn kinh tế của chính phủ Ấn Độ giai đoạn 2014-2018 cho rằng, tốc độ tăng trưởng GDP của Ấn Độ bị thổi phồng 2,5 điểm % mỗi năm trong giai đoạn 2011-2017

Báo cáo nghiên cứu này gây ra sự tranh cãi và phản đối ở trong nước vì cho rằng phương pháp tính toán GDP của ông Subramanian không đúng

Ấn Độ có thể và nên có tham vọng nâng nâng mức tăng trưởng kinh tế hàng năm lên mức hai con số. Không đạt được mức tăng trưởng bền vững ở mức hai con số, Ấn Độ ít có hy vọng tạo ra đầy đủ việc làm cho một triệu thanh niên gia nhập lực lượng lao động mỗi tháng. Trừ phi tận dụng được lợi thế của cơ cấu dân số vàng hiện tại, Ấn Độ không bao giờ có khả năng trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình cận trên

Song các điều kiện tiên quyết để đạt được tốc độ tăng trưởng thần tốc từng giúp mang lại sự thịnh vượng cho các con hổ kinh tế châu Á và Trung Quốc vẫn chưa định hình ở Ấn Độ. Các thị trường ủng hộ cho thị trường bất động sản và lao động ở Ấn Độ chưa hình thành. Nguồn cung năng lượng và cơ sở hạ tầng của Ấn Độ đã cải thiện hơn nhiều so với trước đây nhưng vẫn chưa đạt được các tiêu chuẩn cần thiết để xây dựng một nền sản xuất tầm cỡ thế giới

Dù các chính phủ liên tiếp của Ấn Độ hô hào sự cần thiết phải cung cấp cho thanh niên nền tảng giáo dục và các kỹ năng nghề cần thiết để giúp họ thành công trong một nền kinh tế hiện đại, kết quả của các nỗ lực này cho đến nay vẫn gây thất vọng

Các khu vực nội địa rộng lớn của Ấn Độ, nơi tỷ lệ tăng trưởng dân số đạt mức cao nhất, vẫn nghèo. Song trong hai cuộc tổng tuyền cử vừa qua, các khu vực này với lực lượng cử tri nông dân hùng hậu, quyết định các thành phần và xu hướng của Chính phủ Ấn Độ. Do vậy, bộ máy nhà nước Ấn Độ hiện nay vẫn thiếu nguồn lực và sức mạnh vì nó được cài đặt cho một kinh tế nông nghiệp rộng lớn hơn là cho một mô hình sản xuất công nghệ cao và tầm cỡ toàn cầu

Khoảng cách chênh lệch thu nhập ở các vùng miền Ấn Độ đang ngày càng nới rộng. Có những khu vực ở Ấn Độ phát triển năng động như các nước Đông Nam Á nhưng có những khu vực khác có tình hình kinh tế giống như vùng hạ Sahara của châu Phi

Sự chênh lệch đó càng khiến Ấn Độ phải quyết tâm đạt được mức tăng trưởng hai con số. Điều này đòi hỏi nền kinh tế Ấn Độ phải chạy nước rút nhưng giới phân tích cho rằng Ấn Độ có lẽ nên đặt các mục tiêu tăng trưởng dễ quản lý hơn, chẳng hạn 8% mỗi năm trong vài năm tới trước khi nghĩ đến các mục tiêu lớn hơn

Lê Linh - Bloomberg
 
Last edited:
Ấn Độ mời gọi hơn 1.000 công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc
Ấn Độ đang xem xét khuyến khích các doanh nghiệp Mỹ, trong đó có gã khổng lồ sản phẩm y tế Abbott Laboratories, rời khỏi Trung Quốc

Theo tiết lộ của các quan chức Ấn Độ giấu tên cho Bloomberg, chính phủ Thủ tướng Nerandra Modi trong tháng 4 đã liên hệ với hơn 1.000 công ty Mỹ để mời gọi

Thông qua các phái bộ ngoại giao, Ấn Độ đặt ra nhiều ưu đãi để nhà sản xuất nước ngoài chọn nước này làm điểm đến kế tiếp một khi di dời khỏi Trung Quốc. New Delhi ưu tiên các nhà sản xuất trang thiết bị y tế, chế biến thực phẩm, dệt may, da và linh kiện ôtô. Tổng cộng có 550 loại mặt hàng sản xuất được thảo luận

Nỗ lực khuyến khích doanh nghiệp Mỹ "dời nhà" sang Ấn Độ diễn ra giữa giai đoạn Tổng thống Mỹ Donald Trump có những tuyên bố cho rằng Trung Quốc cần chịu trách nhiệm về đại dịch

An_Do_2.JPG

Ấn Độ đang cần làn sóng đầu tư mới từ nước ngoài để giải quyết sức ép kinh tế do tác động của đại dịch

Căng thẳng song phương có thể khiến quan hệ thương mại toàn cầu xấu đi, buộc công ty và chính phủ các nước phải di dời nguồn lực khỏi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới để đa dạng hóa chuỗi cung ứng

Nhật Bản đã duyệt chi khoảng 2,2 tỷ USD để hỗ trợ di dời xí nhiệp khỏi Trung Quốc. Các thành viên Liên minh Châu Âu (EU) cũng lên kế hoạch giảm phụ thuộc vào nhà cung cấp Trung Quốc

Theo Bloomberg, Thủ tướng Narendra Modi cần một làn sóng đầu tư mới để củng cố nền kinh tế quốc gia, hiện đã bước sang tuần phong tỏa thứ 8 để kiểm soát đại dịch Covid-19. Ấn Độ đang có 122 triệu người thất nghiệp vì những thành phố lớn đều đóng cửa

Ngoài hướng đến mục tiêu nâng tỷ trọng khu vực chế tạo trong GDP toàn quốc từ 15% đến năm 2022 đạt 25%, làn sóng doanh nghiệp rời Trung Quốc cũng là cơ hội thúc đẩy cải cách, lao động và hệ thống thuế ở Ấn Độ, vốn là rào cản đầu tư trong nhiều năm qua

Một nguồn tin cho biết Bộ Thương mại Ấn Độ đang thu thập chi tiết góp ý từ các công ty Mỹ đối với các luật về thuế và lao động để hấp dẫn đầu tư hơn

An_Do_1.JPG

Giới chức Ấn Độ thuyết phục các công ty Mỹ bằng ưu đãi về đất đai và so sánh giá lao động có chuyên môn cao

Theo các nguồn tin tiết lộ, trong thảo luận với các công ty Mỹ, giới chức Ấn Độ mô tả quốc gia Nam Á là sự lựa chọn kinh tế hơn về quyền lợi đất đai và lao động vừa có chuyên môn vừa có giá rẻ so với phương án trở về Mỹ hoặc Nhật Bản, mặc dù chi phí có thể cao hơn Trung Quốc

Chính phủ New Delhi đang làm việc với các bang để xây dựng giải pháp dài hạn, giúp doanh nghiệp nước ngoài có sự khởi đầu nhanh chóng sau khi di dời

Ấn Độ kỳ vọng sẽ lôi kéo thành công những công ty trong lĩnh vực thiết bị và sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Một quan chức chính phủ tiết lộ họ đang làm việc với hai tập đoàn Medtronic và Abbott Laboratories

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tháng 4 từng khẳng định Washington đang làm việc với các nước Ấn Độ, Australia, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam về cách thức "tái cấu trúc chuỗi cung ứng để những gì đang xảy ra hiện nay sẽ không bao giờ tái diễn"

Reuters tuần này tiết lộ chính phủ Mỹ đang thúc đẩy một sáng kiến chấm dứt sự phụ thuộc của chuỗi cung ứng toàn cầu vào Trung Quốc, thay thế bằng một "Mạng lưới Thịnh vượng Kinh tế" của những đối tác đáng tin cậy

Thanh Danh
 
Kế hoạch trị giá 1,2 nghìn tỷ USD nhằm thu hút các công ty toàn cầu của Ấn Độ
Ấn Độ đang mạnh tay đầu tư cho cơ sở hạ tầng để thu hút các công ty toàn cầu chọn đây là cứ điểm sản xuất

avatar1664765972148-16647659728102146380771.jpg

Tại Ấn Độ, một nửa số dự án cơ sở hạ tầng bị trì hoãn và 1/4 số dự án vượt quá ngân sách ước tính. Thủ tướng Narendra Modi tin rằng công nghệ là giải pháp cho những tắc nghẽn lâu năm và tai tiếng này

Trong một dự án lớn trị giá 100 nghìn tỷ rupee (1,2 nghìn tỷ USD) có tên là PM Gati Shakti (tiếng Hindi có nghĩa là sức mạnh của tốc độ), chính quyền của ông Modi đang tạo ra một nền tảng kỹ thuật số kết hợp 16 bộ. Cổng thông tin sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư và các công ty giải pháp một cửa để thiết kế các dự án, phê duyệt liền mạch và ước tính chi phí dễ dàng hơn

Amrit Lal Meena, thư ký đặc biệt về hậu cần của Bộ thương mại và công nghiệp, cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại New Delhi: "Nhiệm vụ của tính năng này là thực hiện các dự án mà không bị chậm tiến độ và vượt chi phí. Mục tiêu là để các công ty toàn cầu chọn Ấn Độ làm trung tâm sản xuất của họ"

Các dự án theo dõi nhanh sẽ mang lại lợi thế cho Ấn Độ, đặc biệt là khi các công ty trên thế giới ngày càng áp dụng chính sách "Trung Quốc cộng một" – tức là tìm kiếm các quốc gia khác để mở rộng hoặc tìm nguồn cung ứng, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và nguồn cung bên ngoài Trung Quốc. Nền kinh tế lớn thứ ba của châu Á không chỉ cung cấp lao động giá rẻ mà còn là nguồn nhân lực chủ yếu nói tiếng Anh. Điểm yếu duy nhất của họ là cơ sở hạ tầng vẫn yếu kém khiến nhiều nhà đầu tư e ngại

Anshuman Sinha, một đối tác tại Kearney India – công ty đứng đầu ngành vận tải và thực hành cơ sở hạ tầng cho biết: "Gati Shakti sẽ giúp dễ dàng hơn trong việc lưu chuyển hàng hóa và các thành phần được sản xuất trên khắp chiều dài và chiều rộng của đất nước"

Các trụ cột chính của dự án là xác định các cụm sản xuất mới và liên kết các địa điểm đó một cách liền mạch với mạng lưới đường sắt, cảng và sân bay của quốc gia. "Nếu bóc tách các lớp của Gati Shakti, bạn sẽ thấy kế hoạch này được tạo thành từ việc xác định các nút thắt và củng cố mạng lưới hậu cần kết nối các nút đó"

Sử dụng công nghệ là rất quan trọng để Ấn Độ gỡ bỏ các dự án cơ sở hạ tầng đang bị đình trệ của mình. Trong số 1.300 dự án mà cổng thông tin của Gati Shakti hiện đang giám sát, gần 40% đã bị trì hoãn do các vấn đề liên quan đến thu hồi đất, giải phóng mặt bằng rừng và môi trường, dẫn đến chi phí vượt mức dự tính. Ít nhất 422 dự án có một số vấn đề và cổng thông tin đã giải quyết vấn đề của khoảng 200 dự án trong số đó

Ví dụ, dưới thời Gati Shakti, chính phủ sẽ sử dụng công nghệ để đảm bảo rằng con đường mới xây dựng sẽ không bị đào lại để lắp cáp điện thoại hoặc đường ống dẫn khí đốt. Kế hoạch dự kiến mô hình hóa các dự án cơ sở hạ tầng dọc theo những gì châu Âu đã làm hoặc những gì Trung Quốc đã làm từ năm 1980 đến năm 2010 để nâng cao "chỉ số cạnh tranh" của quốc gia, theo Invest India

"Ngày nay Ấn Độ cam kết đầu tư ngày càng nhiều hơn để phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại và đang thực hiện từng bước để đảm bảo các dự án không gặp trở ngại và bị trì hoãn", Thủ tướng Modi cho biết trong bài phát biểu khai mạc chương trình năm ngoái. "Cơ sở hạ tầng chất lượng là chìa khóa để khởi động một số hoạt động kinh tế và tạo việc làm trên quy mô lớn. Nếu không có cơ sở hạ tầng hiện đại, sự phát triển toàn diện không thể xảy ra ở Ấn Độ"

Thật vậy, dữ liệu trên trang web của Bộ Thống kê và Thực hiện Chương trình vẽ ra một bức tranh về các dự án bị trì hoãn, vượt quá ngân sách, đang ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế của quốc gia trong một thế giới sau đại dịch. Trong tháng 5, Ấn Độ có tổng cộng 1.568 dự án, trong đó có 721 dự án bị chậm tiến độ, trong khi 423 dự án vượt chi phí thực hiện ban đầu

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2014, ông Modi đã tăng chi tiêu vào cơ sở hạ tầng để tạo ra việc làm mới và hỗ trợ nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi làn sóng Covid-19. Ông đã có một số thành công ban đầu

Apple hiện có kế hoạch bắt đầu sản xuất iPhone 14 ở Ấn Độ, trong khi Samsung Electronics đã mở nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới tại quốc gia này vào năm 2018. Ola cũng đã cam kết xây dựng nhà máy sản xuất xe điện lớn nhất thế giới tại địa phương

Meena cho biết, chính phủ cũng đang sử dụng cổng thông tin Gati Shakti để xác định những lỗ hổng về cơ sở hạ tầng trong kết nối chặng cuối và chặng đầu tiên

Ông nói, họ đang ưu tiên 196 dự án để lấp đầy khoảng trống và tăng khả năng kết nối của cổng thông tin cho việc vận chuyển than, thép và thực phẩm. Bộ giao thông đường bộ đang sử dụng cổng thông tin để thiết kế 11 dự án trong kế hoạch Bharatmala trị giá 106 tỷ USD của chính phủ nhằm xây dựng 83.677 km (52.005 dặm) đường vào năm 2022

Meena nói: "Cần tập trung hơn nữa vào kho bãi hiện đại, số hóa quy trình, nhân lực có tay nghề cao và giảm chi phí hậu cần. Đối với bất kỳ nhà sản xuất nào, việc chọn Ấn Độ làm điểm đến sản xuất sẽ là một quyết định được yêu thích"
 
Tập đoàn Tata đầu tư 90 tỷ USD trong 5 năm cho nội địa hóa chip bán dẫn
Ngoài đầu tư vào lĩnh vực chất bán dẫn, tập đoàn Tata cũng lên kế hoạch lấn sân sang các ngành mới nổi như xe điện, bao gồm sản xuất xe điện và pin xe điện, sản xuất năng lượng tái tạo...
tata-sons1.jpg

Tập đoàn Tata Ấn Độ đầu tư 90 tỷ USD trong 5 năm cho nội địa hóa chất bán dẫn

Mới đây, tập đoàn Tata công bố sẽ đầu tư 90 tỷ trong vòng 5 năm tới cho ngành sản xuất chất bán dẫn ở Ấn Độ. Trong thực tế, tổng vốn đầu tư hai giai đoạn của Quỹ quốc gia đã đạt 48,6 tỷ USD, nay có thêm khoản đầu tư lớn của Tata cho thấy chuỗi công nghiệp điện tử của Ấn Độ sẽ sớm được thiết lập

Ngoài ra, Tata cũng có kế hoạch trở thành một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng chip toàn cầu

Theo Bộ trưởng Bộ Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ, đất nước này đang có gần 55.000 kỹ sư chất bán dẫn, chiếm 20% chuyên gia trên thế giới. Chính vì vậy, Business Standard, một tổ chức nghiên cứu của Ấn Độ đã đề cập tới Bangalore, thành phố được mệnh danh là “Thung lũng Silicon của Ấn Độ” khi cho ra đời hơn 2.000 chip mỗi năm

Bên cạnh đó, chính phủ Ấn Độ cũng đưa ra kế hoạch hỗ trợ thiết kế chip, nhằm thu hút các kỹ sư trên toàn cầu đến Ấn Độ phát triển tại các cơ sở ở Bangalore

Tại Hội nghị Semicon 2022 do chính phủ Ấn Độ tổ chức, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nói rằng, cần phải tiếp tục truyền cảm hứng để Ấn Độ trở thành trung tâm chip bán dẫn của thế giới và xây dựng một hệ sinh thái thiết kế và sản xuất chip. Gujarat là bang đầu tiên thực hiện các chính sách về chất bán dẫn, chính quyền địa phương đã ban hành các chính sách cụ thể, cung cấp một số ưu đãi và trợ cấp để hỗ trợ sản xuất.Ngoài ra, Ấn Độ cũng thành lập Chương trình khuyến khích thiết kế (DLI) nhằm giúp đỡ các công ty thiết kế chip bán dẫn còn non trẻ của quốc gia này...

Để biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế và sản xuất hệ thống điện tử (ESDM) trên quy mô toàn cầu và tạo môi trường cạnh tranh cho ngành, Chính sách Điện tử Quốc gia 2019 của Ấn Độ (NPE 2019) có hai mục tiêu chính là tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập ngành sản xuất chất bán dẫn. Cơ sở và hệ sinh thái thiết kế, sản xuất linh kiện chip là một trong những sáng kiến chính tại NPE 2019

Vào tháng 12 năm 2021, chính phủ Ấn Độ đã công bố kế hoạch khuyến khích liên kết sản xuất trị giá 76.000 crore (khoảng 10 tỷ USD) để thu hút các đại gia sản xuất chất bán dẫn đến Ấn Độ. Chính phủ sẽ trợ cấp 50% chi phí dự án cho việc sản xuất các chất bán dẫn khác nhau trong nước

Vào tháng 4 năm nay, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã kêu gọi tại Hội nghị Chất bán dẫn Ấn Độ, hội nghị phục hồi ngành công nghiệp bán dẫn đầu tiên được tổ chức ở Ấn Độ: "Một trật tự thế giới mới đang được thiết lập và chúng ta phải nắm bắt cơ hội này". Họ phải tăng tốc kế hoạch nội địa hóa chất bán dẫn...

Trước sự kêu gọi và thu hút của chính phủ, ngày 13/9, Công ty Tài nguyên khai khoáng Vedanta của Ấn Độ đã tuyên bố sẽ bắt tay với Tập đoàn công nghệ Foxconn để xây dựng một nhà máy liên doanh sản xuất chất bán dẫn và màn hình tinh thể lỏng tại bang Gujarat, miền Tây Ấn Độ. Hai bên sẽ cùng đầu tư 19,5 tỷ USD (Vedanta đầu tư 12 tỷ USD) để xây dựng một nhà máy wafer 12 inch với quy trình 28nm và hỗ trợ các nhà máy đóng gói và thử nghiệm. Theo kế hoạch, nhà máy sẽ được đưa vào sử dụng vào năm 2025-2026
 
Nhân tài Ấn Độ

Quốc gia châu Á âm thầm xâm chiếm thế giới nhờ 1 vũ khí đặc biệt, Trung Quốc cũng phải chịu thua

Kể từ năm 2010, cộng đồng gốc Ấn đã trở thành nhóm lớn nhất trên thế giới và trở thành nguồn lực hùng mạnh góp phần củng cố sức mạnh của kinh tế Ấn Độ

Lực lượng đông đảo nhất thế giới

Với dân số hơn 1,4 tỷ người, Ấn Độ vừa vượt qua Trung Quốc để trở thành nước đông dân nhất thế giới. Theo tờ The Economist, không chỉ vượt qua về số lượng, những người gốc Ấn di cư ra nước ngoài cũng đông đảo hơn và thành công hơn so với nhóm người gốc Hoa. Kể từ năm 2010, cộng đồng gốc Ấn đã trở thành nhóm lớn nhất trên thế giới và trở thành nguồn lực hùng mạnh góp phần củng cố sức mạnh của kinh tế Ấn Độ

Trong số 281 triệu người di cư trên toàn cầu (thường được định nghĩa là những người sống bên ngoài đất nước nơi họ sinh ra), có gần 18 triệu là người gốc Ấn, theo số liệu ước tính của UN từ năm 2020. Nhóm lớn thứ 2 là những người gốc Mexico với số lượng 11,2 triệu người. Có tổng cộng 10,5 triệu người di cư gốc Hoa

Năm 2022, Ấn Độ ghi nhận nguồn kiều hối cao kỷ lục gần 108 tỷ USD, đóng góp gần 3% GDP, tỷ trọng cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Và những người gốc Ấn ở nước ngoài có đủ kỹ năng, kiến thức cũng như mạng lưới các mối quan hệ để thúc đẩy dòng vốn đầu tư và thương mại xuyên biên giới

Một lượng lớn người gốc Hoa sinh sống ở Đông Nam Á, Mỹ và Canada. Tuy nhiên, ở nhiều nước giàu có, trong đó có Mỹ và Anh, có nhiều người gốc Ấn hơn người gốc Hoa. Người di cư gốc Ấn xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới, với 2,7 triệu người sống ở Mỹ, hơn 835.000 người ở Anh, 720.000 người ở Canada và 579.000 ở Australia

Người trẻ Ấn Độ cũng đổ xô tới khu vực Trung Đông, nơi những công việc chỉ yêu cầu tay nghề thấp như xây dựng và dịch vụ lưu trú được trả mức lương hậu hĩnh hơn. Có 3,5 triệu người gốc Ấn ở UAE và 2,5 triệu ở Saudi Arabia

Ngày càng đa dạng

Ấn Độ có đủ các yếu tố thuận lợi để trở thành nước đi đầu về “xuất khẩu” nhân tài: dân số trẻ và có trình độ học vấn cao. Từng là thuộc địa của Anh, người Ấn Độ có kỹ năng tiếng Anh tốt. Chỉ 22% người gốc Ấn ở Mỹ từ 5 tuổi trở lên cho biết họ bị hạn chế về tiếng Anh. Tỷ lệ trong nhóm người gốc Hoa lên tới 57%, theo số liệu của MPI, 1 think tank của Mỹ

Kể từ khi Ấn Độ giành độc lập năm 1947, đã xuất hiện vài làn sóng di cư đến các nước phát triển. Làn sóng đầu tiên diễn ra sau thế chiến thứ 2, chủ yếu gồm các lao động tay nghề thấp từ các bang Gujarat và Punjab. Họ tới Anh, nơi đang thiếu nhân công trầm trọng, làm những công việc nặng nhọc trong các nhà máy dệt. Một số tới phía Bắc châu Phi

Nhiều người Ấn Độ tới Mỹ sau khi nước này cải cách luật nhập cư năm 1965 và thu hút được những lao động tay nghề cao. Sau đó, Australia và Canada cũng có chính sách tương tự

Khi cộng đồng di cư gốc Ấn đã lớn mạnh, họ trở nên đa dạng hơn. Không chỉ từ Gujarat và Punjab, các bang ở phía Nam cũng di cư nhiều hơn

Họ thường làm việc trong ngành dược và công nghệ thông tin. Năm 2022, 73% visa H-1B (loại dành cho các lao động tay nghề cao trong những ngành nghề chuyên biệt như khoa học máy tính) được Mỹ cấp cho những người gốc Ấn. Trên thực tế, người gốc Ấn là nhóm người nhập cư có thu nhập cao nhất ở Mỹ, với thu nhập trung bình của 1 hộ gia đình đạt gần 150.000 USD mỗi năm, cao gấp đôi so với mức trung bình trên cả nước

Nắm giữ những vị trí quan trọng

25 CEO của các công ty trong chỉ số S&P 500 là người gốc Ấn, tăng mạnh so với con số 11 của thập kỷ trước. Con số được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên

Trong ngành công nghệ, Vinod Khosla, nhà đồng sáng lập của công ty sản xuất máy tính Sun Microsystems nhớ lại trong những năm 1980, các doanh nhân Ấn Độ rất khó huy động được vốn ở Mỹ. “Chúng tôi nói thứ tiếng Anh có ngữ điệu khá buồn cười, những cái tên thực sự khó đọc và rất nhiều thứ phải vượt qua”. Giờ thì, những ông lớn công nghệ nổi tiếng như Adobe, Alphabet, IBM và Microsoft đều đang được dẫn dắt bởi những người gốc Ấn

Hiệu trưởng của 3 trong số 5 trường kinh doanh hàng đầu nước Mỹ, trong đó có Harvard Business School, là người gốc Ấn. Trên chính trường, viện Johns Hopkins thống kê được 19 người gốc Ấn trong Hạ viện Anh, trong đó có Thủ tướng Rishi Sunak. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris cũng là người gốc Ấn. Tháng trước, ông Ajay Banga, người sinh ra ở miền Tây Ấn Độ, được bầu làm Chủ tịch World Bank sau hơn 1 thập kỷ lãnh đạo MasterCard

Hiện nay, căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng khiến các doanh nghiệp có gốc gác Trung Quốc gặp nhiều trở ngại và bị phương Tây hoài nghi. Ấn Độ không gặp phải vấn đề như vậy, một phần bởi nội các của ông Modi và đảng BJP của ông gồm toàn những người được đào tạo ở phương Tây. Nhiều đời Thủ tướng Ấn Độ tốt nghiệp Cambridge. Khi ông Modi nhậm chức, NHTW Ấn Độ được điều hành bởi 1 cựu quan chức IMF

Ông Modi thường xuyên tận dụng sự ủng hộ và sức mạnh của những người gốc Ấn ở nước ngoài để cải thiện quan hệ ngoại giao với phương Tây. Khi mà Trung Quốc và đồng minh muốn thay đổi trật tự thế giới mà các đối thủ đã lập nên, phương Tây rất muốn Ấn Độ đứng về phía mình và những người di cư ở nước ngoài sẽ là cầu nối giữa hai bên
 
Ấn Độ đầu tư 15 tỷ USD vào ngành công công nghiệp bán dẫn

107279657-1690869869403-gettyimages-987813668-afp_16v1hq_61427207.jpeg

Đây không phải là lần đầu tiên Ấn Độ nỗ lực thúc đẩy lĩnh vực bán dẫn trong nước

Trong nhiều năm, Ấn Độ đã đặt mục tiêu trở thành cường quốc trong ngành công nghiệp bán dẫn

Ấn Độ đã thông qua đề án phân bổ 15,2 tỉ USD để xây dựng ba nhà máy bán dẫn mới, bao gồm cả việc thành lập cơ sở sản xuất chất bán dẫn đầu tiên, nhằm cạnh tranh với Trung Quốc, Đài Loan và các quốc gia khác trong cuộc đua chip

Chiến lược đầu tư

Điều đáng chú ý là mặc dù chip trí tuệ nhân tạo (A.I) hiện đang là chủ đề được nhiều sự quan tâm trong ngành công nghệ, nhưng không có nhà máy nào trong ba nhà máy này tập trung vào lĩnh vực đó của thị trường. Những nhà máy được xây dựng với mục tiêu tạo ra lực kéo mạnh mẽ trong các ứng dụng có mục đích chung


screenshot-2024-03-06-at-14.44.10_61445645.png

Nội các Ấn Độ đã thông qua việc thành lập cơ sở sản xuất chất bán dẫn đầu tiên của đất nước do Tập đoàn Tata Group và Power Chip của Đài Loan thực hiện. Cơ sở sản xuất này sẽ được xây dựng tại vùng Dholera thuộc bang Gujarat. Cơ sở này dự kiến có khả năng sản xuất 50.000 tấm wafer mỗi tháng và mục tiêu sản xuất 3 tỉ chip mỗi năm cho nhiều phân khúc thị trường, bao gồm máy tính công suất cao, xe điện, viễn thông và điện tử công suất

Ông Ashwini Vaishnaw, Bộ trưởng Công nghệ thông tin và Truyền thông Ấn Độ, cho biết việc xây dựng nhà máy bán dẫn sẽ bắt đầu trong vòng 100 ngày tới. Thông thường, một nhà máy bán dẫn cần ba đến bốn năm để hoàn thành quá trình xây dựng. Ông Vaishnaw bày tỏ, Ấn Độ sẽ rút ngắn thời gian xây dựng một cách đáng kể

Ngoài ra, chính phủ Ấn Độ cũng thông qua khoản đầu tư 3,2 tỉ USD vào một đơn vị lắp ráp, thử nghiệm, đánh dấu và đóng gói chất bán dẫn dự kiến được thành lập ở bang Assam phía Đông Bắc do Tata Semiconductor Assembly and Test điều hành. Đây sẽ là đơn vị bán dẫn thứ ba của quốc gia và có khả năng sản xuất 48 triệu con chip mỗi ngày. Nhà mày này sẽ phục vụ cho bảy phân khúc thị trường: ô tô, xe điện, điện tử tiêu dùng, viễn thông và điện thoại di động

Ông Vaishnaw cho biết, đơn vị Assam sẽ cung cấp chip cho nhiều công ty, bao gồm các công ty Ấn Độ, Mỹ, châu Âu và một số công ty Nhật Bản. “Sản phẩm này có tiềm năng xuất khẩu cũng như tiêu thụ rất tốt ở thị trường trong nước”, ông nói

Bên cạnh hai nhà máy này, chính phủ Ấn Độ cũng phê duyệt khoản đầu tư 916 triệu USD từ Renesas Electronics của Nhật Bản và Stars Microelectronics của Thái Lan để hợp tác với công ty CG Power của Ấn Độ trong việc sản xuất chip chuyên dụng tại Sanand thuộc bang Gujarat. Nhà máy này sẽ sản xuất chip cho các lĩnh vực như quốc phòng, không gian, xe điện và tàu cao tốc. Cơ sở sản xuất chip chuyên dụng này sẽ có công suất sản xuất hàng ngày là 15 triệu chip

Đây không phải là lần đầu tiên Ấn Độ nỗ lực thúc đẩy lĩnh vực bán dẫn trong nước. Trong nhiều năm, Ấn Độ đã đặt mục tiêu trở thành cường quốc trong ngành công nghệ này, nhưng một số nỗ lực lớn hơn của nước này đã không nhận được nhiều sự quan tâm

Nỗ lực thu hút nhà đầu tư nước ngoài

Vào năm 2021, chính phủ Ấn Độ đã công bố chương trình khuyến khích trị giá 10 tỉ USD để thu hút sự quan tâm của các nhà sản xuất chip và nhà sản xuất màn hình. Tuy nhiên, kế hoạch này đã phải sửa đổi vào năm ngoái, sau khi các nhà đầu tư nước ngoài không mấy “mặn mà”

Các lý do khiến các công ty nước ngoài không ủng hộ từ quy trình đăng ký phức tạp cho đến thiếu hệ sinh thái sẵn có. Các công ty lớn trên thế giới không tin tưởng Ấn Độ có đủ lao động chất lượng cao và điều kiện thuận lợi để xây dựng và vận hành các doanh nghiệp

screenshot-2024-03-06-at-14.47.38_6144888.png

Theo nguồn thạo tin, chính phủ Ấn Độ đang cố gắng thuyết phục TSMC, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới, tham gia vào thị trường. Động thái này cũng khiến Qualcomm, MediaTek và Intel đưa ra nhiều kế hoạch hơn trong lĩnh vực bán dẫn trong nước

Chính phủ cũng cho biết các đơn vị mới này sẽ trực tiếp tạo ra 20.000 việc làm công nghệ tiên tiến và 60.000 việc làm gián tiếp

Khi xem xét đà phát triển dài hạn của hệ sinh thái sản xuất chip của Ấn Độ, điều cần lưu ý là A.I không thực sự nằm trong mục tiêu của nước này. Nền kinh tế lớn thứ năm thế giới đang nỗ lực trong công cuộc phát triển các chất bán dẫn khác

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết chính phủ Ấn Độ đã phê duyệt gói ưu đãi trị giá 7 tỉ USD cho ba nhà máy bán dẫn mới được công bố và cơ sở Micron trị giá 2,75 tỉ USD , thông qua chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Narendra Modi vào năm ngoái. Công ty Mỹ đã cam kết đầu tư 825 triệu USD cho cơ sở này

Nhìn chung, Ấn Độ đang tìm cách thu hút các nhà sản xuất bán dẫn nước ngoài bằng cách tạo điều kiện với những ưu đãi trị giá hàng tỉ USD. Foxconn và AMD là hai công ty đã công bố kế hoạch đầu tư để thành lập các cơ sở sản xuất tại nước này

Ông Vaishnaw cho biết Ấn Độ có kế hoạch phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong vòng 20 năm. Quốc gia này hiện có khoảng 300.000 kỹ sư thiết kế đang làm việc trong lĩnh vực thiết kế chip cho các công ty toàn cầu

“Chúng ta sẽ sớm chứng kiến nhiều sáng kiến bán dẫn khác từ chính phủ”, Bộ trưởng Vaishnaw nói
 
Top