What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Lobby Belgium Club

LOBBY.VN

Administrator
Bỉ quan tâm lĩnh vực cảng, hạ tầng giao thông và các dịch vụ hậu cần​

Cơ quan Xúc tiến Đầu tư & Xuất khẩu Brussels và Bộ GTVT Việt Nam sẽ tổ chức Hội thảo Giới thiệu công nghệ của Bỉ trong phát triển cảng, hạ tầng giao thông và các dịch vụ hậu cần tháng 3 tới đây

Phái đoàn Kinh tế do Thái Tử Philippe của Vương quốc Bỉ sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 đến 16 tháng 03 năm 2012

Trong thời gian này, Đại sứ quán Vương quốc Bỉ (Cục Xúc tiến Đầu tư & Thương mại vùng Flanders, Tổ chức Kỹ thuật Quốc tế vùng Flanders, Cơ quan Ngoại thương & Đầu tư vùng Wallonie, Cơ quan Xúc tiến Đầu tư & Xuất khẩu Brussels) và Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo về “Giới thiệu công nghệ của Bỉ trong phát triển cảng, hạ tầng giao thông và các dịch vụ hậu cần” vào 8h30 sáng thứ 2, ngày 12 tháng 03 năm 2012 tại phòng Hội thảo Sông Hồng 3, Khách sạn Sheraton Hà Nội, K5 Nghi Tàm, 11 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội

Hội thảo bao gồm một số nội dung tham luận giới thiệu công nghệ của Bỉ trong phát triển cảng biển, hạ tầng giao thông (nạo vét, kỹ thuật xây dựng cảng, an toàn cảng, bảo hành, công nghệ...)

Bỉ là một quốc gia có thế mạnh về các dịch vụ hậu cần (hậu cần cho toàn bộ hệ thống, kho bãi…) đây cũng là cơ hội để Bỉ chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong lĩnh vực này. Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam cũng giới thiệu các dự án ưu tiên ngắn hạn & trung hạn- cơ hội để các Công ty Bỉ kinh doanh và đầu tư trong lĩnh vực này
 
Thái tử Bỉ cùng 300 doanh nhân đến Việt Nam​

ThaiTuCongNuongBi62a74.jpg

Thái tử Philippe và Công nương Mathilde của Bỉ sẽ đến thăm Việt Nam cùng phái đoàn kinh tế​

Trong thời gian viếng thăm, phái đoàn kinh tế Bỉ sẽ đến thăm Hà Nội và TPHCM với nhiều hoạt động nhằm mục đích thúc đẩy quan hệ kinh tế, xã hội và hợp tác công nghệ giữa hai nước

Ngày 11/3 tới, phái đoàn thương mại cấp cao của Vương quốc Bỉ do Thái tử Philippe cùng Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Didier Reynders dẫn đầu sẽ đến Việt Nam để phát triển thêm mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước

Theo thông cáo báo chí của Đại sứ quán Bỉ, sẽ có khoảng 300 doanh nhân đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như: quản lý nước và chất thải, giao thông vận tải, cảng, hậu cần, công nghệ vũ trụ, y tế sẽ cùng tham gia phái đoàn kinh tế đến thăm Việt Nam lần này

Trong thời gian viếng thăm, phái đoàn kinh tế Bỉ sẽ đến thăm Hà Nội và TPHCM với nhiều hoạt động nhằm mục đích thúc đẩy quan hệ kinh tế, xã hội và hợp tác công nghệ giữa hai nước. Theo Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam, đây sẽ là dịp để các công ty Việt Nam có cơ hội gặp gỡ những đối tác kinh doanh đầy tiềm năng và đáng tin cậy đến từ Bỉ

Các doanh nghiệp Bỉ và những quan chức đứng đầu các ngành y tế, thực phẩm, giao thông của Bỉ sẽ tham gia trao đổi cùng các doanh nghiệp Việt Nam qua các hội thảo chuyên ngành như: “Bỉ biết làm thế nào trong phát triển giao thông vận tải, hậu cần và cầu cảng”, “Bỉ biết làm thế nào trong việc xử lý nước và nước thải” tại Hà Nội và “Công nghệ thực phẩm và nuôi trồng thuỷ sản”, “Dịch vụ y tế chất lượng tốt với chi phí hợp lý – kinh nghiệm từ Bỉ” tại TPHCM

Cùng đi với đoàn còn có Công nương Mathilde. Hoạt động tại Việt Nam của Công nương sẽ tập trung chủ yếu vào hoạt động xã hội, như chương trình “Y tế thực hành trong gia đình”, các hoạt động xung quanh chủ đề “nông nghiệp bền vững”, tham gia vào một dự án được tổ chức bởi UNICEF…

Mặc dù Bỉ có diện tích nhỏ và dân số không cao nhưng lại có nền kinh tế phát triển lớn mạnh, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Bỉ xếp hạng thứ 12 trên thế giới về mặt nhập khẩu và đứng thứ 4 về mặt thu hút nguồn đầu tư nước ngoài (FDI)

Ngoài ra, với vị trí chiến lược, dễ dàng tiếp cận hơn 500 triệu người tiêu dùng Châu Âu, cùng một lực lượng lao động chất lượng cao, môi trường kinh doanh thân thiện và chất lượng cuộc sống đạt tiêu chuẩn cao, Bỉ được đánh giá là một địa điểm rất hấp dẫn để đầu tư

Bỉ và Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ hợp tác kinh tế và chính trị chính thức vào năm 1973. Kể từ đó, thương mại giữa hai nước đã phát triển nhanh chóng đạt mức hơn 1 tỷ USD trong năm 2011, tăng gấp đôi thập kỷ trước. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Bỉ sang Việt Nam bao gồm hóa chất, thuốc, thiết bị máy móc, sắt thép và các kim loại khác; đồng thời Bỉ nhập khẩu từ Việt Nam các mặt hàng giày dép, dệt may, rau củ

Tổng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) từ các công ty Bỉ vào Việt Nam hiện nay khoảng 108 triệu USD, chủ yếu tại các lĩnh vực quan trọng như phát triển cảng, công nghiệp thực phẩm, sản phảm hóa chất và dược phẩm, đá quý và chế tác đá tự nhiên, hàng da thuộc và hệ thống chiếu sáng công cộng
 
BAOOV ký hợp tác với CCIBV nhân chuyến thăm Việt Nam của Thái tử Bỉ​

Ngày 11/3 tới, phái đoàn thương mại cấp cao của Vương quốc Bỉ do Thái tử Philippe cùng Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Didier Reynders dẫn đầu sẽ đến Việt Nam để phát triển thêm mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước

Ngày 13/3, tại khách sạn Sheraton - Hà Nội trong khuôn khổ chương trình làm việc của Thái tử Bỉ tại Việt Nam sẽ diễn ra lễ ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV) và Phòng Thương mại Bỉ - Việt (CCIBV). Ông Bùi Đình Dĩnh - Tổng Thư ký Hiệp hội của BAOOV và ông Trang-H-Long - Chủ tịch CCIBV sẽ đại diện hai bên ký kết bản ghi nhớ hợp tác này

Theo thông cáo báo chí của Đại sứ quán Bỉ, sẽ có khoảng 300 doanh nhân đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như: quản lý nước và chất thải, giao thông vận tải, cảng, hậu cần, công nghệ vũ trụ, y tế sẽ cùng tham gia phái đoàn kinh tế đến thăm Việt Nam lần này

Trong thời gian viếng thăm, phái đoàn kinh tế Bỉ sẽ đến thăm Hà Nội và TPHCM với nhiều hoạt động nhằm mục đích thúc đẩy quan hệ kinh tế, xã hội và hợp tác công nghệ giữa hai nước. Theo Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam, đây sẽ là dịp để các công ty Việt Nam có cơ hội gặp gỡ những đối tác kinh doanh đầy tiềm năng và đáng tin cậy đến từ Bỉ

Các doanh nghiệp Bỉ và những quan chức đứng đầu các ngành y tế, thực phẩm, giao thông của Bỉ sẽ tham gia trao đổi cùng các doanh nghiệp Việt Nam qua các hội thảo chuyên ngành như: “Bỉ biết làm thế nào trong phát triển giao thông vận tải, hậu cần và cầu cảng”, “Bỉ biết làm thế nào trong việc xử lý nước và nước thải” tại Hà Nội và “Công nghệ thực phẩm và nuôi trồng thuỷ sản”, “Dịch vụ y tế chất lượng tốt với chi phí hợp lý – kinh nghiệm từ Bỉ” tại TPHCM

Cùng đi với đoàn còn có Công nương Mathilde. Hoạt động tại Việt Nam của Công nương sẽ tập trung chủ yếu vào hoạt động xã hội, như chương trình “Y tế thực hành trong gia đình”, các hoạt động xung quanh chủ đề “nông nghiệp bền vững”, tham gia vào một dự án được tổ chức bởi UNICEF…

Mặc dù Bỉ có diện tích nhỏ và dân số không cao nhưng lại có nền kinh tế phát triển lớn mạnh, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Bỉ xếp hạng thứ 12 trên thế giới về mặt nhập khẩu và đứng thứ 4 về mặt thu hút nguồn đầu tư nước ngoài (FDI)

Ngoài ra, với vị trí chiến lược, dễ dàng tiếp cận hơn 500 triệu người tiêu dùng Châu Âu, cùng một lực lượng lao động chất lượng cao, môi trường kinh doanh thân thiện và chất lượng cuộc sống đạt tiêu chuẩn cao, Bỉ được đánh giá là một địa điểm rất hấp dẫn để đầu tư

Bỉ và Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ hợp tác kinh tế và chính trị chính thức vào năm 1973. Kể từ đó, thương mại giữa hai nước đã phát triển nhanh chóng đạt mức hơn 1 tỷ USD trong năm 2011, tăng gấp đôi thập kỷ trước. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Bỉ sang Việt Nam bao gồm hóa chất, thuốc, thiết bị máy móc, sắt thép và các kim loại khác; đồng thời Bỉ nhập khẩu từ Việt Nam các mặt hàng giày dép, dệt may, rau củ

Tổng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) từ các công ty Bỉ vào Việt Nam hiện nay khoảng 108 triệu USD, chủ yếu tại các lĩnh vực quan trọng như phát triển cảng, công nghiệp thực phẩm, sản phảm hóa chất và dược phẩm, đá quý và chế tác đá tự nhiên, hàng da thuộc và hệ thống chiếu sáng công cộng

BAOOV
 
Đoàn đại biểu Vương quốc Bỉ tới thăm Bệnh viện Vinmec​

- Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam (từ ngày 11-16/3/2012) của phái đoàn Vương quốc Bỉ do Thái tử Philippe dẫn đầu, chiều ngày 13 tháng 3 năm 2012, ngài Steve Stevaert, Bộ trưởng Nhà nước và ngài Piet Steel, nguyên đại sứ Vương quốc Bỉ tại Việt Nam đã dẫn đầu đoàn đại biểu các quan chức và doanh nhân của Vương quốc Bỉ tới thăm Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec - Tập đoàn Vingroup


VINMEC-Benhvien5saohangdautaiVietNam1.jpg

Vinmec - Bệnh viện 5 sao hàng đầu tại Việt Nam - HIS(ehc.vn)​

Đây là bệnh viện - khách sạn tiêu chuẩn quốc do Tập đoàn Vingroup đầu tư và được Tập đoàn VK của Vương quốc Bỉ tư vấn thiết kế

Tham quan và nói chuyện với lãnh đạo, CBNV Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, ngài Steve Stevaert đã đánh giá cao sự hiện đại, đồng bộ trong hạ tầng, trang thiết bị; sự chuyên nghiệp trong quy trình nghiệp vụ, dịch vụ cũng như sự thân thiện với môi trường của Vinmec

Vinmec hoàn toàn có thể đạt được các tiêu chuẩn y tế của Châu Âu, sánh ngang với những bệnh viện cao cấp tại Bỉ và xứng đáng là một mô hình bệnh viện khách sạn đẳng cấp quốc tế

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chính là một biểu tượng tốt đẹp của sự hợp tác giữa hai quốc gia Việt Nam - Vương Quốc Bỉ, tạo tiền đề cho quan hệ hợp tác sâu rộng hơn giữa Tập đoàn Vingroup với Tập đoàn VK nói riêng và các doanh nghiệp của Bỉ nói chung, đặc biệt là các lĩnh vực mà cả hai bên có thế mạnh và đều quan tâm là thiết kế - kiến trúc, công nghệ xanh và y tế…; cũng như góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa hai quốc gia

DaidienVKgioithieuveduanBenhvienVinmec.jpg

Đại diện VK giới thiệu về dự án Bệnh viện Vinmec - LIS(ehc.vn)

PhaidoanVuongquocBithambenhvienVinmec1.jpg

Phái đoàn vương quốc Bỉ thăm bệnh viện Vinmec

ThamkhoaChandoanhinhanh-BenhvienVinmec1.jpg

Thăm khoa chuẩn đoán hình ảnh - PACS(ehc.vn)​
 
Thái tử Bỉ thăm TP.HCM nhiều ghi nhớ hợp tác được ký kết​

Nhiều ghi nhớ hợp tác song phương giữa các đối tác Việt Nam và Bỉ được ký kết trong ngày đầu tiên thăm TPHCM của phài đoàn cấp cao của Bỉ, ngày 15.3

Chiều ngày 15.3, tại trụ sở UBNDTP.HCM, hai bản ký kết hỗ trợ và tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn cho hai dự án về cơ sở hạ tầng tại TP.HCM đã diễn ra dưới sự chứng kiến của Thái Tử Philippe, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Didier Reyndersb và chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân

Tại trụ sở UBND thành phố, hai bên đã ký kết bản ghi nhớ cho Việt Nam đăng ký vay khoản vốn ODA dùng trong dự án nhà máy xử lý bùn từ các nhà máy nước tại TP.HCM. Theo đại diện của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn, đơn vị triển khai dự án, khâu nghiên cứu khả thi Dự án xử lý bùn cho các Nhà máy nước ở TPHCM đã hoàn tất từ tháng 6.2011, hiện đang chờ thực hiện giai đoạn tiếp theo

Chi phí thực hiện dự án vào khoảng 49 triệu USD, dự định vay 90% từ nguồn vốn ODA và 10% được đầu tư từ nguồn vốn của Chính phủ. Tổng vốn vay Chính phủ Bỉ dự kiến là 13,6 triệu Euro, phần còn dự tính vay từ Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Giai đoạn một của dự án dự tính khởi công từ năm 2013 – 2017

Sở giao thông vận tải TP.HCM và công ty Dredging International NV của Bỉ cũng ký kết thực hiện dự án nạo vét luồng Soài Rạp (giai đoạn 2), với khoản vay Bỉ dành cho dự án là 70 triệu euro. Ông Lê Hoàng Minh, giám đốc dự án cho hay, tổng chi phí cho dự án vào khoảng 2.700 tỉ đồng Việt Nam, dự tính khởi công vào tháng 8.2012, kéo dài trong bốn tháng

Buổi sáng cùng ngày, đại diện về giáo dục thuộc trường Quản trị kinh tế Solvay Brussels thuộc đại học tự do Brussels cũng ký kết thỏa thuận thành lập Trung tâm Doanh chủ với công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển TP.HCM (Fideco)

Trung tâm này có ba chức năng chính là giáo dục và đào tạo về quản lý, hỗ trợ khởi nghiệp doanh nghiệp; và tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận với các nguồn vốn dành cho các chủ doanh nghiệp. Cả hai phía đều khẳng định việc thành lập trung tâm này nhằm hỗ trợ Việt Nam, một đất nước có nền kinh tế năng động

Nơi đó hàng ngày, hàng ngàn ý tưởng được thế hệ trẻ phát minh, hàng trăm thương vụ hoạch doanh nghiệp được tạo dựng, nhưng còn thiếu các doanh nghiệp chuyên nghiệp đủ để đáp ứng cho việc phát triển và đảm bảo sự thành công, vươn xa ra phạm vi quốc tế. Những hạn chế trên là do kiến thức, kinh nghiệm, cơ sở hạ tầng và vốn cho một doanh nghiệp chưa tốt, khoảng cách giữa các doanh chủ tài năng và các nhà cung cấp vốn còn xa

Ngoài ra, 15 bản ghi nhớ về hợp tác học thuật, giáo dục, y tế, dịch vụ, thương mại song phương cũng được ký kết tại khách sạn Sheraton giữa các trường đại học, các hiệp hội, các công ty của hai phía các bốn cuộc hội thảo diễn ra trong ngày 15.3

Trong khuôn khổ chuyến viếng thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 11-16.3, tháp tùng thái tử và công nương Bỉ và phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Bỉ, ngoài 3 bộ trưởng vùng còn có khoảng 300 doanh nhân Bỉ thuộc nhiều lĩnh vực như giáp dục, y tế, quản lý nước và chất thải, giao thông vận tải, cảng, hậu cần và công nghệ vũ trụ

Phái đoàn đã tham gia nhiều cuộc hội thảo, trao đổi với các đối táckhu vực phía nam Việt Nam về các cơ hội hợp tác tiềm năng trong ngày làm việc đầu tiên

Thương mại song phương đạt mức trên 1 tỉ USD năm 2011. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Bỉ sang Việt Nam gồm hóa chất, thuốc, thiết bị máy móc, sắt thép và các kim loại khác; và Bỉ nhập khẩu từ Việt Nam các mặt hàng giày dép, dệt may, rau củ

Tổng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) từ các công ty Bỉ vào Việt Nam đạt khoảng 108 triệu USD, chủ yếu tại các lĩnh vực quan trọng như phát triển cảng, công nghiệp thực phẩm, sản phảm hóa chất và dược phẩm, đá quý và chế tác đá tự nhiên, hàng da thuộc và hệ thống chiếu sáng công cộng

Thời gian gần đây, Bỉ cam kết tăng nguồn tài trợ ODA cho Việt Nam. Hiện Bỉ đóng góp khoảng 25 triệu USD mỗi năm, chủ yếu trong các lĩnh vực như quản lý nguồn nước, giáo dục và học bổng hỗ trợ phát triển năng lực
 
Top