What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Lobby chính sách công nghệ

LOBBY.VN

Administrator
Số hoá nền kinh tế là cuộc cách mạng chính sách nhiều hơn là công nghệ

dsc7595-15477152381631971315014-crop-1547715333158304374600.jpg

"Công nghệ số sản sinh ra những hình thức kinh doanh mới. Vấn đề của Chính phủ là có dám chấp nhận mô hình mới này không, nếu chấp nhận nhưng là người sau cùng thì không có giá trị gì nhiều", Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại phiên Tổng thể và đối thoại chính sách cấp cao trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2019, chiều 17/1

Công nghệ số, chuyển đổi số, kinh tế số là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược được, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói và cho biết đây là cơ hội giúp Việt Nam hiện thực hoá khát vọng của mình

Tuy nhiên, kinh tế số là một quá trình tiến hoá lâu dài, chuyển đổi số trên bình diện quốc gia ở những mức độ khác nhau trong các lĩnh vực. Ở đó, theo ông Hùng, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thể ứng dụng nó để làm tốt hơn các công việc của mình, thậm chí là có sự thay đổi đột phá

Kinh tế số giúp tăng trưởng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Nhiều vấn đề tồn đọng của nền kinh tế, xã hội cũng sẽ được giải quyết nhờ các giải pháp công nghệ

Công nghệ số ở Việt Nam xuất hiện từ những năn 1980 khi máy tính xuất hiện. Cho đến nay, kinh tế số ở Việt Nam đã có sự phát triển khá nhanh, cho dù cơ bản là tự phát triển, theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng. Điều này có được nhờ dân số trẻ, đam mê công nghệ, được đào tạo tốt...

"Giờ là lúc cần sự dẫn dắt của Chính phủ, phải có chiến lược quốc gia về chuyển đổi số", ông Hùng nói và lưu ý rằng: "Trong ASEAN, Việt Nam là nước đi chậm nhất về kinh tế số"

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Thủ tướng đã giao Bộ TTTT xây dựng đề án chuyển đổi số quốc gia và trình Thủ tướng ban hành trong năm 2019

Một vấn đề khác được ông Hùng lưu ý là công nghệ số sẽ sinh ra những hình thức kinh doanh mới, thách thức, thay thế cái cũ. Vấn đề của Chính phủ, theo ông Hùng, là có dám chấp nhận mô hình kinh doanh mới này không, nếu chấp nhận nhưng là người sau cùng chấp nhận thì không có giá trị gì nhiều

"Vì vậy, có người nói rằng số hoá nền kinh tế là cuộc cách mạng chính sách nhiều hơn công nghệ. Đầu tiên là chấp nhận mô hình kinh doanh mới, làm thay đổi căn bản nhiều ngành, thường là sự sáng tạo mang tính phá huỷ", Bộ trưởng Hùng nhận định

Tuy nhiên, ông lưu ý, việc chấp nhận phải thật sớm, thậm chí là sớm nhất, vì nếu đi sau hoặc đi cùng người khác thì cơ hội thay đổi thứ hạng cho đất nước là không có. Việc chấp nhận này có thể khiến Việt Nam mất đi một số thứ. Tuy nhiên, vì Việt Nam không có quá nhiều điều để mất nên đây là cơ hội

Cách tiếp cận chính sách theo đó cần thay đổi, theo Bộ trưởng Hùng. Ở thời 4.0, ông cho rằng không thể tư duy kiểu "quản được thì mở, quản đến đâu mở đến đó" mà phải "cái gì không biết quản thì cho phát triển nhưng trong không gian, thời gian nhất định, đợi khi bộc lộ rõ mới hình thành chính sách"

Ngoài ra, Việt Nam cũng cần tiếp tục phát triển hạ tầng viễn thông, phát triển 5G, giải quyết bài toán nhân lực để có thể đẩy mạnh phát triển kinh tế số một cách toàn diện

Đức Minh
 
Thoát bẫy thu nhập trung bình bằng công nghệ
4mlunh-(1)_291856.jpg
Phát triển công nghệ là con đường tắt giúp Việt Nam tạo ra những bứt phá trong phát triển kinh tế và xã hội

Theo thống kê, đến hết năm 2018, quy mô GDP của Việt Nam đạt trên 250 tỉ USD, thuộc nhóm 45 nền kinh tế có quy mô GDP lớn nhất thế giới, GDP bình quân đầu người đạt xấp xỉ 2.600USD. Tuy nhiên, chưa nói đến việc hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng, chỉ riêng việc vượt qua bẫy thu nhập trung bình đã là thách thức không nhỏ đối với nhiều nền kinh tế đang phát triển trong đó có Việt Nam

Theo ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia World Bank tại Việt Nam, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang tiến triển nhanh chóng, Việt Nam có cơ hội lớn để tăng năng suất, tiến tới ngưỡng toàn cầu. “Những thay đổi công nghệ đang diễn ra với tốc độ chưa từng thấy, ví dụ robot, tự động hóa, in 3D... Những điều này hết sức quan trọng với Việt Nam”, ông Ousmane Dione nói

tn1_2918438.png

Theo Giáo sư Sungchul Chung, Đại học Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (UST), do có xuất phát điểm tương đồng nên Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ Hàn Quốc. Hàn Quốc từng là một trong những nền kinh tế nghèo nhất thế giới với GNP bình quân đầu người là 82USD, chủ yếu dựa vào lĩnh vực nông nghiệp chiếm hơn 60% việc làm. Đầu những năm 80, Hàn Quốc rất quan tâm phát triển công nghệ thông tin vì đây là ngành tận dụng được tri thức và không tốn nhiều lao động. Hàn Quốc cũng đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển (R&D) dựa trên khu vực tư nhân

“Chúng tôi sớm nhắm vào mục tiêu ưu tiên những công nghệ có tiềm năng thương mại lớn hơn, những dự án lớn có thể hợp tác liên bộ... Qua đó, đưa Hàn Quốc vào bản đồ công nghệ thông tin trên toàn cầu”, Giáo sư Chung chia sẻ. Những tập đoàn công nghệ lớn trở thành xương sống cho nền kinh tế Hàn Quốc hiện nay. Chẳng hạn, Samsung thời gian đầu đã đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ, đầu tư nguồn lực lớn để học hỏi công nghệ, nhưng sau 10 năm phát triển, Samsung đã trở thành một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới. Hay Tập đoàn Posco cũng nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ về đầu tư ban đầu và hạ tầng. Trong vòng 15 năm, doanh nghiệp này đã phát triển nhiều công nghệ tối tân để sản xuất thép

Hiện tại, Hàn Quốc cũng đẩy mạnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 như trí tuệ nhân tạo (A.I), Internet vạn vật (IoT), robot, Blockchain... Xác định các chương trình R&D là công nghệ lõi của cách mạng 4.0, quốc gia này định vị được phân khúc, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy quá trình chuyển đổi sản xuất thông minh

tn3_29184388.png


Theo Giáo sư Massimo Piccardi, Đại học Công nghệ Sydney (UTS), A.I sẽ mang lại nhiều chuyển đổi to lớn về năng lực cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Ngày nay, A.I và robot tự trị có thể xây dựng cả ngôi nhà. A.I có thể chỉnh sửa hàng loạt, ứng dụng trong y tế, giao thông... Bản thân World Bank cũng đưa ra nhiều tư vấn về việc ứng dụng A.I trong xây dựng thành phố thông minh, xây dựng hệ sinh thái ứng dụng A.I và phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam

Nền kinh tế số cần sử dụng công năng để nâng cao hiệu năng sản xuất. Theo một nghiên cứu của Tổ chức Data 61 (Úc), GDP Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 162 tỉ USD trong 20 năm nếu chuyển đổi số thành công. Trong sự biến chuyển này, doanh nghiệp là trung tâm trong phát triển kinh tế số

Có thể thấy kinh tế số Việt Nam thời gian qua cơ bản là phát triển tự phát, nhưng phát triển khá nhanh. Điều này là do Việt Nam có nền tảng hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin khá tốt, phủ sóng rộng khắp với mật độ người sử dụng cao. Chính phủ cũng đã thử nghiệm Sandbox cho mô hình kinh tế mới nhằm đẩy mạnh các sáng tạo đột phá trong startup, fintech... Với hơn 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp hình thành trong 2 năm qua, cùng với đó là 40 quỹ tổ chức đầu tư mạo hiểm, mạng lưới đầu tư thiên thần, nếu có một không gian kinh tế phù hợp, sẽ có thể tạo nên sức bật mạnh mẽ cho kinh tế Việt Nam

Tại Diễn đàn Cải cách và phát triển Việt Nam 2019 (VRDF 2019), khảo sát về tính sẵn sàng cho cách mạng công nghệ 4.0, ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng ADB tại Việt Nam, cho biết, Việt Nam còn khá non trẻ với mức xếp hạng 4.9, đứng sau nhiều nước như Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore... “Điểm đáng mừng là Việt Nam đang có sự chuyển dịch, hướng đến nhóm các nước sẵn sàng đón đầu kinh tế số”, ông nói

tn3_29185813.png

Mới đây, Viettel đã trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam góp mặt trong danh sách 50 nhà mạng đầu tiên trên thế giới triển khai thành công công nghệ 5G. Hay hàng loạt mạng xã hội Việt Nam như Lotus, Gapo... mạnh dạn đầu tư để cạnh tranh với Facebook. Công nghệ cũng đang rất phát triển tại Việt Nam và được ứng dụng trong nhiều ngành sản xuất, nông nghiệp, dịch vụ... Mặc dù vậy, nền tảng của nền kinh tế số Việt Nam đang có một số vấn đề như số lượng kỹ sư có trình độ cao còn ít, cơ sở hạ tầng dữ liệu và chất lượng dữ liệu còn hạn chế, doanh nghiệp chưa có động lực đầu tư vào công nghệ cao để tự động hóa vì chi phí lao động còn thấp...

Theo Giáo sư Sungchul Chung, tính sẵn sàng về công nghệ chỉ có thể có được thông qua R&D và học hỏi, điều này đòi hỏi năng lực và đầu tư hấp thụ công nghệ lớn. Để chuyển đổi thành công sang nền kinh tế số, chính phủ cần khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân không chỉ trong quá trình thiết kế chính sách mà cả khi xây dựng cơ sở hạ tầng

Ông Eric Sidgwick cũng cho rằng để nâng cao tính sẵn sàng cho kinh tế số, Việt Nam cần đầu tư vào công nghệ, chất lượng giáo dục và kỹ năng, đồng thời tạo hệ sinh thái công nghệ startup thuận lợi, tạo môi trường bình đẳng để các doanh nghiệp phát triển. Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn nữa cho công nghệ và đổi mới công nghệ để mở con đường tắt nhằm bứt phá trong phát triển kinh tế, xã hội, quan trọng hơn là không bị bỏ lại trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Hà Cúc
 
Bộ Tài chính nghiên cứu sàn giao dịch vốn cho startup
Thủ tướng giao Bộ Tài chính báo cáo về đề án sàn giao dịch vốn trong năm 2020-2021

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước đang tồn tại nhiều rào cản, kém sức cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Nguyên nhân đến từ việc môi trường kinh doanh chưa thực sự thuận lợi, quy định về điều kinh doanh chưa phù hợp, thiếu hỗ trợ về cơ sở vật chất và tài chính, chưa có hành lang pháp lý cho các sản phẩm mới...

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành và địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp phát huy năng lực. Cụ thể, Bộ Tài chính sẽ chủ trì xây dựng đề án thành lập sàn giao dịch vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp và hướng dẫn hạch toán kế toán. Bộ Kế hoạch – Đầu tư được giao đề xuất sửa đổi Luật Đầu tư theo hướng giúp nhà đầu tư nước ngoài thuận lợi trong việc thành lập, góp vốn, mua cổ phần của quỹ đầu tư khởi nghiệp tại Việt Nam

Thủ tướng cũng yêu cầu xây dựng thể chế cho các ngành, lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng công nghệ mới, đã xuất hiện hoặc tiềm năng xuất hiện. Đối với các ngành tiềm năng nhưng mức độ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế như tài chính, ngân hàng..., ông yêu cầu xây dựng cơ chế quản lý thử nghiệm cho doanh nghiệp có thể phát triển và thí điểm sản phẩm mới

Phương Đông
 
Last edited:
Top