What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

MAXDREAM

LOBBY.VN

Administrator
Giấc mơ "Made in Vietnam"
Rời Mỹ sau 7 năm làm việc, Tiến sĩ Đỗ Hữu Quyết về nước khởi nghiệp trong ngành công nghệ CDI với mơ ước: "Tôi muốn tự tạo ra công việc cho bản thân và nhiều người Việt Nam khác"

Trong văn công ty ở TP Thủ Đức, Tiến sĩ Đỗ Hữu Quyết cùng nhân viên đang lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm máy lọc nước ô nhiễm uống liền bằng công nghệ CDI (Capacitive Deionization)

"CDI là công nghệ khử ion hòa tan trong nước bằng cách áp dụng một điện áp trên hai điện cực. Nói cách khác, công nghệ CDI là phương pháp điện hấp thụ sử dụng sự kết hợp của môi trường hấp thụ và điện trường để tách các ion, các hạt mang điện. Khi các ion bị phân tách, loại bỏ khỏi nước, nguồn nước sạch được thu thập. Để loại bỏ các ion, các điện cực được đảo chiều để ion bị đẩy trở lại dòng nước trong chu kỳ xả thải", tiến sĩ Quyết chia sẻ

ts-do-huu-quyet-chia-se-ve-cong-nghe-cdi-1664199322447.jpg

TS Đỗ Hữu Quyết chia sẻ về công nghệ CDI tại hội thảo về xử lý nước do Trung tâm thông tin, thống kê thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM tổ chức ngày 21/7

Giấc mơ "Made in Vietnam"

30 năm trước, khi còn là một cậu bé sống ở vùng quê Hải Dương, Đỗ Hữu Quyết đã yêu thích sáng chế nhiều vật dụng bắt tôm cá hiệu quả trong những ao làng. Lên đại học, Quyết đỗ ngành Vật lý kỹ thuật, trường đại học Bách khoa Hà Nội. Năm thứ 5, anh nhận học bổng sang Hàn Quốc, rồi tiếp tục đến Mỹ học trường đại học Florida. Học bổng chỉ trang trải học phí, để có chi phí sinh hoạt, Quyết tham gia làm nghiên cứu sinh trong nhiều dự án nghiên cứu khoa học

Năm 2013, Quyết lấy bằng tiến sĩ ở Mỹ, bắt đầu hành trình nộp đơn ứng tuyển vào nhiều vị trí công việc. Tuy nhiên, trong mỗi tờ đơn, vị tiến sĩ trẻ luôn phải thể hiện mình quan tâm và yêu thích đến dự án của nhà tuyển dụng

"Tôi cảm thấy không hạnh phúc với điều đó, tôi nghĩ bản thân có thể tự tạo ra công việc cho mình, không nhất thiết phải làm theo ý tưởng của người khác", Quyết chia sẻ

nghien-cuu-o-vien-hpmi-high-performance-materials-institute-dai-hoc-florida-state-university-edited-edited-1664199724952.jpeg

TS Quyết nghiên cứu ở viện HPMI (High Performance Materials Institute) Đại học Florida State University, năm 2010

Tiến sĩ 39 tuổi cho biết, tuy học tập, sinh sống ở Mỹ nhiều năm nhưng anh vẫn có nhiều mối quan hệ tốt với các giáo viên, sinh viên trong ngành ở Việt Nam nên có ý định về quê hương lập nghiệp. Hơn hết, trong mắt của vị tiến sĩ trẻ lúc bấy giờ, anh nhìn thấy có "vô vàn việc làm cho người Việt Nam"

Trước khi bắt đầu những dự án của riêng mình, anh Quyết làm chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu khu Công nghệ Cao ở TP Thủ Đức. Sau này, anh làm giảng viên thỉnh giảng ở Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Trong một lần trò chuyện với các chuyên gia nghiên cứu về hạn mặn xảy ra ở Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2016, Quyết nhận được nhiều câu hỏi về việc làm sao giải quyết vấn đề này. Ứng dụng từ những công trình nghiên cứu của mình ở Mỹ về công nghệ siêu tụ, Quyết bắt tay nghiên cứu

Sau hơn một năm mày mò với gần 200 lần thất bại, tiến sĩ Quyết sáng chế được máy lọc nước lợ với tính năng hấp thụ muối, xử lý hơn 90% chất độc, ô nhiễm có trong nước. Sản phẩm sau đó được anh phối hợp cùng một người bạn ra mắt thị trường

z375278441291940941c87c4e49e5c2cde4f8afca04b7e-1664200160147.jpg

TS Quyết (bên trái) cùng nhân viên nghiên cứu lắp ráp máy lọc nước do mình sáng chế

Dám từ bỏ, không hối tiếc

Giữa năm nay, khi đọc tin tức về tình trạng ngập nước sau mưa ở một số thành phố lớn, trong đó có Sài Gòn, TS Quyết thấy được vấn đề lớn xã hội đang hết sức quan tâm. Nhận thấy lượng nước mưa ở Sài Gòn rất lớn, anh lóe lên suy nghĩ, bản thân cần làm gì đó để giải quyết. Ngay sau đó, thiết bị lọc nước tích hợp tính năng lọc được nước mưa, nước ô nhiễm thành nước uống trực tiếp ra đời

So với nước máy, nước mưa có độ tinh khiết cao nhưng lại chứa nhiều axit và kim loại nặng. Việc xử lý bằng công nghệ như lọc RO, lọc đa tầng, màng UF… hiệu quả không cao

Tính đến nay, anh đã bán được hơn 500 cái máy lọc nước tích hợp lọc nước mưa uống trực tiếp và hàng nghìn modun. Thiết bị này được TS Quyết giới thiệu tại hội thảo về xử lý nước do Trung tâm thông tin, thống kê thuộc Sở khoa học và Công nghệ TPHCM tổ chức cuối tháng 7 vừa qua

khach-tham-du-tim-hieu-may-loc-nuoc-bang-cong-nghe-cdi-quy-mo-gia-dinh-1664199322547.jpg

Khách tham dự tìm hiểu máy lọc nước bằng công nghệ CDI quy mô gia đình tại hội thảo về xử lý nước do Trung tâm thông tin, thống kê thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM tổ chức ngày 21/7

Sản phẩm máy lọc nước, kết hợp tính năng lọc nước mưa trực tiếp của tiến sĩ Quyết có ưu điểm là sử dụng công nghệ lõi do mình tự nghiên cứu, phụ kiện sử dụng hầu hết được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam nên chi phí thấp, có thể cạnh tranh trên thị trường

Với công nghệ lọc nước CDI, ngoài việc lọc trực tiếp từ nước bẩn ra nước uống còn giữ lại nhiều dưỡng chất tự nhiên, có thể điều chỉnh được vị nước đậm, nhạt theo khẩu vị người dùng. Hơn thế, vật liệu tạo nên thiết bị còn có thể thu hồi tái chế được. Công nghệ "lọc siêu hấp thu" này tốn phân nữa số lõi lọc của các loại máy lọc nước thông thường, thời gian thay lõi lâu hơn, không dùng hóa chất độc hại để xử lý

img3333-1664199366350.jpg

TS Quyết giới thiệu sản phẩm máy lọc nước bằng công nghệ CDI tại một buổi triển lãm hồi tháng 8

Hiện tại, ngoài thiết bị máy lọc mini với công suất khoảng 200 lít/ giờ, chi phí bỏ ra khoảng 15 triệu đồng còn có máy lọc bán công nghiệp có thể lọc cả nước mưa, nước giếng với công suất lọc gấp 10 lần máy mini

"Ý tưởng này phù hợp với các hộ gia đình có nhà ở mặt đất. Nước mưa được hứng từ phễu trên mái nhà đi qua bồn chứa rồi đi vào thiết bị lọc. Nếu nhà nào cũng biết tận dụng cách này thì sẽ hạn chế việc bỏ phí nước mưa, từ đó giảm bớt cảnh ngập đường", vị tiến sĩ quả quyết

Tuy nhiên, vị tiến sĩ trẻ cũng gặp vô vàn khó khăn khi khởi nghiệp ở lĩnh vực khoa học ở Việt Nam. Bởi các thương hiệu ở Việt Nam hiện nay chủ yếu nhập công nghệ lõi ở nước ngoài về Việt Nam lắp ráp thành sản phẩm

Công nghệ lọc nước mới chưa được nhiều nhà đầu tư biết đến nên khi tiếp cận thị trường, kết hợp với nhiều tập đoàn đồ gia dụng lớn, tiến sĩ Quyết thường phải mất thời gian giải thích cho mọi người hiểu: "CDI là gì?"

Vì thế, ngoài kết hợp với những người bạn có kinh nghiệm trong kinh doanh còn dành thời gian đến các buổi hội thảo, hội chợ… để giới thiệu sản phẩm máy lọc nước sử dụng công nghệ mới của mình

"Khi tôi nói về công nghệ lọc nước mới CDI mà có người nghe, tức là họ đã góp phần đầu tư cho tôi và sản phẩm của tôi rồi", tiến sĩ cho hay

Ông Đỗ Tế Châu, một giáo viên vật lý về hưu đã sử dụng máy lọc nước bằng công nghệ CDI 2 năm nay chia sẻ: "Trước khi mua sản phẩm, tôi đo trực tiếp nước đầu vào, chỉ số ion trong nước đó là 64 microgram/ lít, sau khi lọc qua máy, chỉ số này trong nước thành phẩm chỉ còn 6 microgram/ lít. Đây là chỉ số lý tưởng, an toàn cho người sử dụng"

z3752791012553c75683e90994d592e0664da28f62522d-1664200159931.jpg

TS Quyết và sản phẩm máy lọc nước tâm huyết của mình
Từ việc ban đầu chỉ có một mình nghiên cứu, đến nay nhóm phát triển sản phẩm của tiến sĩ Quyết đã lên tới 20 người đồng hành gồm các giảng viên, nhà đầu tư cùng tham gia. Sau hàng nghìn lần thử nghiệm, đến nay anh đã có trong tay một xưởng sản xuất bị lõi máy lọc và xưởng ráp máy cũng tạo việc làm cho hàng chục nhân công. Giấc mơ tự tạo công việc cho bản thân và nhiều người Việt Nam khác của tiến sĩ đã trở thành hiện thực

"Khi nhận thấy cách làm không phù hợp, tôi sẵn sàng từ bỏ để nghiên cứu cách làm khác tốt hơn. Tuy nhiên, quyết tâm tạo ra được sản phẩm 'made in VietNam' của tôi không khi nào dừng lại", vị tiến sĩ khẳng định

Anh cho biết, mấu chốt thành công của mình là chưa bao giờ hối tiếc khi từ bỏ nước Mỹ với nhiều cơ hội việc làm tốt về Việt Nam khởi nghiệp trong lĩnh vực khoa học
 
Top