What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Myanmar News

Myanmar ban bố giới nghiêm sau bạo loạn​

- Chính quyền Myanmar ngày 10-6 đã ban bố tình trạng giới nghiêm ở thủ phủ Sittwe, bang Rakhine trong bối cảnh có nhiều lo ngại về bất ổn lan rộng sau vụ bạo loạn giữa người theo đạo Phật và theo đạo Hồi ở đây

570082.jpg

Các nhà sư ở Rakhine cầu nguyện tại chùa Shwedagon ở Yangon ngày 10-6-2012, 1 ngày sau khi bạo loạn xảy ra ở phía tây làm ít nhất 7 người thiệt mạng​

"Có một số người đang cố tình đe dọa sự an toàn của công chúng và tính nghiêm minh của pháp luật. Chúng tôi tin là có thể sẽ xảy ra va chạm và xung đột” – đài phát thanh và truyền hình nhà nước Myanmar cho biết

Có 3 thị trấn khác cũng đang đặt dưới lệnh giới nghiêm, từ 6 giờ tối đến 6 giờ sáng

Bạo động ngày 8 và 9-6 xảy ra khi hàng trăm ngôi nhà của người theo đạo Phật bị đốt, khiến 7 người thiệt mạng. Đây là khu vực nằm sát biên giới Bangladesh

Cảnh sát và quân đội đã được triển khai tới phía tây Myanmar nhằm vãn hồi trật tự. Có 17 người đã bị thương và gần 500 căn nhà đã bị phá hủy

Bangladesh đã thắt chặt an ninh khu vực biên giới chung 200km với Myanmar

Hiện tình hình ở Myanmar đã ổn định trở lại, nhưng người dân không được tụ tập nhóm trên 5 người, cũng như các hoạt động phát biểu, tuần hành, hoặc kích động bất ổn, đều bị cấm

Bang Rakhine là nơi có đa phần người theo Phật giáo, nhưng cũng có nhiều người theo đạo Hồi, trong đó có người thiểu số Rohingya

Liên Hiệp Quốc cho rằng đây là một trong những tộc người thiểu số bị ngược đãi nhiều nhất

Sự kiện đáng tiếc này xảy ra vào lúc Myanmar có những cải cách chính trị đột phá trong thời gian gần đây
 
LHQ rút nhân viên khỏi vùng bất ổn Myanmar​

- Ngày 11-6, Liên Hiệp Quốc đã bắt đầu rút nhân viên khỏi bang Rakhine, Tây Myanmar, nơi chính phủ nước này đã ban hành lệnh giới nghiêm sau hàng loạt vụ đụng độ giữa người Hồi giáo và Phật giáo

570336.jpg

Cảnh sát Myanmar đang vãn hồi trật tự ở khu vực bạo động​

Chỉ trong một tuần, các cuộc bạo động ở bang Rakhine đã làm 7 người thiệt mạng và 17 người bị thương

Ngày 10-6, văn phòng Tổng thống Thein Sein đã ra lệnh giới nghiêm ở bang này do tình hình bạo động dâng cao

Điều phối viên nhân đạo của Liên Hiệp Quốc ở Yangon, Ashok Nigam cho biết tổ chức này tạm thời rút nhân viên khỏi khu vực miền tây vì lý do an toàn. Các nhân viên của Liên Hiệp Quốc cho biết họ không thể tiếp tục làm nhiệm vụ ở đây vì bất ổn lan rộng

Bạo động nổ ra ở thị trấn Maungdaw và một số khu vực ở vùng duyên hải miền tây Myanmar, giáp với biên giới Bangladesh sau khi cảnh sát bắt giữ ba người đàn ông Hồi giáo trong vụ hiếp dâm và sát hại một phụ nữ theo đạo Phật tháng 5-2012

Đến ngày 3-6, khoảng 300 người dân địa phương đã trút giận vào một chiếc xe buýt ở vùng Taugup, làm 10 hành khách hồi giáo thiệt mạng. Cuộc tấn công trên đã thổi bùng lên xung đột giữa hai tôn giáo ở khu vực này. Đã có 494 ngôi nhà, 19 cửa hàng và một khách sạn bị đập phá và đốt rụi trong các cuộc bạo động suốt tuần qua

Rakhine là nơi có nhiều người Rohingya sinh sống, đây là một dân tộc Hồi giáo thiểu số luôn cho rằng họ bị chính quyền quân đội cầm quyền ở Myanmar ngược đãi và họ đã tìm cách tị nạn chính trị ở nhiều nơi khác

Trong nhiều năm qua, hàng ngàn người Rohingya đã vượt biển trốn sang Thái Lan và Myanmar

Trong khi đó, chính phủ Myanmar cho rằng khoảng 800.000 người Rohingya sống ở bang Rakhine là dân nhập cư trái phép từ Bangladesh và Myanmar từ chối thừa nhận họ là công dân của nước này
 
Myanmar mất 30 năm để đuổi kịp Thái Lan
Myanmar cũng nên học tập kinh nghiệm từ Campuchia, Việt Nam hay Lào trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang hệ thống kinh tế chính trị hoàn toàn khác

Mặc dù có tiềm năng to lớn để phát triển các ngành chủ chốt như năng lượng và nông nghiệp, sự phát triển của Myanmar là cả một quá trình dài lâu và đất nước này sẽ phải mất nhiều thập kỷ để có thể đuổi kịp các nước Đông Nam Á thành công khác. Đây chính là nhận xét của Steve Groff, phó Chủ tịch ngân hàng phát triển châu Á (ADB)

Ông Groff đưa ra nhận định, kể cả khi Myanmar đạt được tốc độ tăng trưởng 6 – 7%/năm, Myanmar sẽ phải mất 30 năm để đạt được trình độ của Thái Lan. Ông cũng cho biết thêm mặc dù rất lạc quan và vui mừng với quá trình cải cách của Myanmar, đất nước này vẫn gặp phải nhiều thử thách ở phía trước, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng và các thể chế công. Groff nhấn mạnh các yếu tố này cần phải được củng cố trước khi nhà đầu tư nước ngoài có thể tự tin đầu tư vào đây

Theo đánh giá của ADB, các dịch vụ đô thị của Myanmar thường ở “dưới mức có thể chấp nhận được”, thiếu hệ thống cấp thoát nước và xử lý rác thải. Giao thông cũng bị hạn chế với tỷ lệ 2km đường sá cho 1.000 người, trong khi mật độ trung bình ở Đông Nam Á là 11km. Indonesia và Thái Lan có lần lượt 250 và 370 phương tiện giao thông trên 1.000 người trong khi tỷ lệ ở Myanmar chỉ là 18

Ban đầu, giới đầu tư có thể bị hấp dẫn bởi nguồn năng lượng khổng lồ cùng với các cơ hội đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Myanmar. Tuy nhiên, theo báo cáo của ADB, nông nghiệp vẫn sẽ là một ngành quan trọng của kinh tế Myanmar trong trung hạn bởi khu vực này đóng góp tới 40% GDP

ADB cũng cho rằng mặc dù cơ hội đầu tư vào Myanmar là có một không hai sau nhiều năm bị cô lập, nước này nên học tập kinh nghiệm từ Campuchia, Việt Nam hay Lào trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang hệ thống kinh tế chính trị hoàn toàn khác. Trong khi nền kinh tế kế hoạch tập trung hấp dẫn đối với các nhà tài trợ và giới đầu tư, Myanmar cần phải đảm bảo chắc chắn rằng chính phủ và người dân là những người nắm vai trò dẫn dắt quá trình phát triển

ADB là một trong những định chế tài chính quốc tế đầu tiên quay trở lại Myanmar sau nhiều năm cắt bỏ các khoản vay đối với nước này. Chuyến thăm của ông Groff là chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo cấp cao của ADB đến Myanmar kể từ năm 1988. Mỹ cũng đã đồng ý cho ADB và World Bank hoạt động trở lại ở Myanmar
 
Dân Myanmar chống dự án mỏ Trung Quốc​

120905180005_farmers_strike_304x171_bbc_nocredit.jpg

Nông dân địa phương cáo buộc dự án lấy đất canh tác của họ​

Hàng trăm nông dân Miến Điện đã tập hợp phản đối một dự án khai quặng đồng có phần hùn của Trung Quốc, hãng tin Pháp AFP đưa tin

Những người này thề tiếp tục cuộc đấu tranh của họ bất chấp chính quyền đã ra lệnh giải tán và nhiều người đã bị bắt giữ

Những người dân ở Monywa thuộc bang miền bắc Sagaing đã biểu tình được vài tuần nay để chống lại điều mà họ cho là ‘cướp đất’ và mối lo sợ ô nhiễm môi trường do tác động của khu mỏ

“Điều mà họ mong muốn là chấm dứt hoạt động của khai mỏ đồng ở Núi Latbadaung,” ông Han Win Aung, một nhà hoạt động giúp đỡ cho những người biểu tình, nói

Ông này cho biết có khoảng từ 300 đến 600 người đã biểu tình xung quanh khu mỏ

Theo lời ông thì có khoảng 3.200 hectare đất của nông dân địa phương đã bị tịch thu mà không hề thảo luận bàn bạc và trong một số trường hợp còn không có cả bồi thường

“Việc này giống như chặn đứng đường sống của những dân làng mà lâu nay vẫn sống dựa vào đất đai từ khi cha sinh mẹ đẻ,” ông nói với AFP

Toàn bộ các hộ dân trong bốn ngôi làng phải dời đi nơi khác để dường đất cho dự án, ông cho biết

Các nhà hoạt động cho hay khoảng 70 người biểu tình tập hợp ở một ngôi chùa ở Monywa đã từ chối rời đi bất chấp chính quyền địa phương đã ra thời hạn phải rời khỏi ngôi chùa chậm nhất là vào rạng sáng thứ Tư ngày 12/8

Những người biểu tình này đang chờ đợi phái đoàn của một nhóm vận động dân chủ có tên là nhóm Thế hệ 88. Nhóm này đang trên đường đến từ thành phố Rangoon, cố đô của Miến Điện, ông Hein Zaw Win, thành viên một nhóm hoạt động sinh viên địa phương cho biết

Ba người phụ nữ hiện vẫn còn đang bị giam sau khi cảnh sát bắt giữ 12 người biểu tình trong một buổi tụng kinh tại ngôi chùa này. Một nhà hoạt động đã bị bắt giữ hồi cuối tháng trước và vẫn chưa được thả ra

Han Win Aung cho biết người dân đã tám lần đệ đơn xin phép biểu tình nhưng đều bị bác

Ba yêu sách

Còn Hein Zaw Win thì cho biết những người biểu tình ra một số yêu sách đối với chính quyền

“Đầu tiên là thả ngay lập tức những người bị bắt giữ. Yêu cầu thứ hai là bắt đầu đàm phán về việc khai thác đồng trong khu vực,” ông nói với AFP

“Chúng tôi muốn chính quyền chấm dứt hoạt động khu mỏ cho đến khi đạt được thỏa thuận,” ông nói thêm

Khu mỏ đồng này là dự án liên doanh giữa công ty Myanmar Economic Holdings thuộc sở hữu của quân đội Miến Điện và công ty Vạn Bảo của Trung Quốc

Dự án này là trung tâm tranh cãi trong nhiều tháng qua sau khi truyền thông địa phương đưa tin có tham nhũng trong dự án

Bộ Khai khoáng Miến Điện đang kiện một tờ tuần báo về tin này

Hồi đầu năm chính phủ cải cách của Tổng thống Thein Sein đã phê chuẩn một đạo luật cho phép các cuộc biểu tình ôn hòa với yêu cầu người biểu tình phải xin phép trước năm ngày

Hồi năm ngoái, chính phủ Miến Điện cũng phải đã tạm dừng một dự án thủy điện khổng lồ do Trung Quốc tài trợ trước làn sóng giận dữ của công chúng
 
Myanmar đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài​

Ngày 7/9, Quốc hội Myanmar đã thông qua luật mới nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, theo đó cho phép các công ty nước này sở hữu 50% cổ phần trong các công ty liên doanh với đối tác địa phương

Luật mới cũng bỏ đi điều khoản gây nhiều tranh cãi trong đó quy định các nhà đầu tư nước ngoài phải đầu tư ít nhất 5 triệu USD. Với tài nguyên thiên nhiên chưa khai phá và một vị trí chiến lược giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Myanmar được đánh giá là thị trường tiềm năng khổng lồ cho các công ty nước ngoài
 
Myanmar rung chuyển vì động đất
Một cơn địa chấn mạnh xảy ra ở phía bắc Myanmar hôm nay khiến người dân chạy ra khỏi nhà

mandalay_4.png

Tâm chấn của động đất cách thành phố Mandalay khoảng 117 km về phía bắc​

Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết, trận động đất có cường độ 6,8 độ Richter. Nó xảy ra vào lúc 7h42 sáng nay theo giờ địa phương. Tâm chấn của động đất nằm ở độ sâu 10 km và cách thành phố Mandalay khoảng 117 km về phía bắc. Mandalay là thành phố lớn thứ hai tại Myanmar

Người dân tại Mandalay kể với AP qua điện thoại rằng nước tràn ra khỏi bình khi động đất xảy ra và mọi người trong thành phố chạy ra khỏi nhà để bảo đảm an toàn. Họ không thấy thiệt hại lớn trong thành phố, trừ những vết nứt trên một số bức tường. Giới chức Myanmar cũng chưa công bố thông tin về thiệt hại

Cơn địa chấn xảy ra một tuần trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm Myanmar. Tâm chấn của trận động đất hôm nay nằm trong khu vực thường xuyên hứng chịu rung chấn nhỏ. Người dân ở thành phố Bangkok của Thái Lan cũng cảm nhận được trận động đất
 
Obama gây sốt ở Myanmar​

obamamyanmar1.jpg

Với hình ảnh xuất hiện trên những chiếc áo thun, những cái cốc và thậm chí trên cả những bức tường có hình vẽ theo kiểu graffiti, Tổng thống Mỹ Barack Obama đang gây nên cơn sốt tại Myanmar

Obama hôm nay tới thăm Myanmar trong một chuyến thăm lịch sử. Ông là tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên tới thăm quốc gia từng bị cách biệt với thế giới bên ngoài suốt một thời gian dài

Những người dân trên các con phố của Yangon, thủ đô cũ và là thành phố lớn nhất của Myanmar, cùng thể hiện hy vọng rằng chuyến thăm lịch sử của ông Obama sẽ đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình cải cách của nước này

"Tôi nghĩ chuyến thăm của ông ấy sẽ giúp nhiều cho con đường tới dân chủ của chúng tôi và khích lệ chính phủ Myanmar tiếp tục tiến trình cải cách", một người bán hàng 28 tuổi có tên Thant Zaw Oo nói. "Tôi muốn nói với Tổng thống Obama rằng ông ấy hãy thúc giục chính phủ Myanmar tiếp tục con đường dân chủ một cách kiên định và hướng tới nhân quyền toàn diện, điều mà đất nước tôi cần"

Những người bán hàng rong đang bán những lá quốc kỳ Mỹ trong khi họa sĩ địa phương Arkar Kyaw bận bịu với việc vẽ tranh kiểu graffiti lên những bức tường của Yangon, với hình ảnh nụ cười tươi của tổng thống Mỹ và câu "Chào đón Obama". Đây là một điều không thể hình dung cho mãi tới tận gần đây ở một quốc gia mà nhiều thập kỷ liền được lãnh đạo bởi những vị tướng vốn không được lòng phương Tây

Một trong những điểm nhấn trong chuyến thăm của ông Obama sẽ là bài phát biểu quan trọng tại đại học Yangon, một biểu tượng của những chương đã qua trong phong trào sinh viên nổi dậy đòi dân chủ ở Myanmar, trong đó có những cuộc biểu tình lớn vào năm 1988 kết thúc trong sự trấn áp đẫm máu của quân đội. Những lãnh đạo quân đội của Myanmar khi đó đã đóng nhiều học xá và đưa nhiều đại học ra khỏi các thành phố, trong nỗ lực làm suy yếu ảnh hưởng của giới sinh viên

Có những hy vọng rằng chuyến thăm của ông Obama có thể giúp đẩy nhanh quá trình hồi sinh của hệ thống giáo dục bậc cao tại Myanmar, vốn bị rơi vào tình trạng không tốt suốt nhiều thập kỷ dưới sự lãnh đạo của giới quân sự

Một sinh viên có tên Kaung San ở Yangon cho biết anh hy vọng chuyến thăm của ông Obama sẽ giúp Myanmar được chấp nhận và được nhận biết nhiều hơn bởi cộng đồng quốc tế

"Sau chuyến thăm, nền kinh tế của chúng tôi sẽ trở nên thông thoáng hơn. Và bởi vì Mỹ ưu tiên vấn đề nhân quyền, đất nước của chúng tôi sẽ có những tiêu chuẩn tốt hơn về quyền cũng như sự dân chủ sẽ phát triển"

Cảnh sát vũ trang được thấy nhiều trên những con đường của Yangon, một sự hiện diện an ninh hiếm có kể từ thời chính quyền quân sự. Nhưng điều này không gây cản trở gì cho một đội quân những người quét dọn, những người làm vườn và những họa sĩ đang làm tăng sức nóng bằng cách làm đẹp tuyến đường được cho là sẽ có đoàn xe của ông Obama đi qua

Các công nhân cũng đang dọn dẹp khu vực quanh tòa nhà nghị viện địa phương ở Yangon, nơi ông Obama sẽ gặp Tổng thống Myanmar Thei Sein, một cựu tướng lĩnh đồng thời là người tiên phong cho hàng loạt cải cách chính trị nhanh chóng tại nước này kể từ năm ngoái

Tổng thống Mỹ cũng sẽ gặp người cũng từng được nhận giải Nobel Hòa bình như ông, nữ lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi tại một dinh thự ven hồ, nơi bà bị giam lỏng bởi chính quyền quân sự trong nhiều năm

Bất chấp những thách thức vẫn còn rơi rớt lại, các quốc gia phương Tây đã và đang bắt đầu rút dần những lệnh trừng phạt kinh tế với Myanmar, giúp mở ra những cánh cửa cho sự trở lại của các công ty nước ngoài như Coca Cola hay Pepsi tại thị trường Myanmar. Đây là điều được nhiều người Myanmar chờ đợi

"Tôi nghĩ chúng tôi sẽ có thể dùng những hàng hóa mang thương hiệu Mỹ nhiều hơn trước", tài xế taxi Aung Thu Cho nói. "Tôi thích những chiếc quần Levi. Tôi hy vọng những nhà hàng như McDonald's sẽ sớm có ở đây"

Hà Giang
 
Myanmar cho phép ra báo tư nhân

Lần đầu tiên từ năm 1964, Myanmar sẽ cho phép xuất bản các tờ báo tư nhân hằng ngày kể từ tháng 4 năm sau trong một động thái cải cách mới nhất tại đất nước Đông Nam Á.

Bộ Thông tin Myanmar thông báo trên website vào hôm nay, 28.12, rằng bất kỳ công dân Myanmar nào muốn xuất bản báo ngày có thể nộp đơn vào tháng 2 năm sau.

Các tờ báo sẽ được phép xuất bản kể từ ngày 1.4 dưới mọi ngôn ngữ, theo thông báo.

Báo tư nhân từng một thời hoạt động sôi nổi tại nước cựu thuộc địa Anh, song bị buộc đóng cửa khi nhà lãnh đạo quá cố Ne Win quốc hữu hóa toàn bộ các doanh nghiệp tư nhân vào năm 1964.

Vào tháng 8 năm nay, Myanmar đã thông báo chấm dứt việc kiểm duyệt truyền thông áp dụng từ năm 1964.
 
Trung - Nhật đua giành thị trường Myanmar

Nước này dự định chi 12,6 tỷ USD trong nhiều năm để hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng quanh khu kinh tế Thilawa, phía Nam cố đô Yangon của Myanmar.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Taro Aso đã gặp tổng thống và quan chức cấp cao của Myanmar ngày hôm nay để kí bản kế hoạch quốc gia, từ đó, thâm nhập thị trường 64 triệu dân đang bị Trung Quốc thống trị.

Myanmar là điểm đến nước ngoài đầu tiên của ông Aso sau khi nội các của tân Thủ tướng Shinzo Abe nhậm chức tháng trước. Nhật Bản cho rằng Myanmar là nước có tiềm năng thương mại rất lớn và muốn giúp Tổng thống Thein Sein thu hút các ngành công nghiệp cần nhiều lao động để tạo ra việc làm.Tuy nhiên, nỗ lực của họ có thể khiến căng thẳng với Trung Quốc gia tăng, nhất là khi vấn đề đảo tranh chấp vẫn đang cản trở quan hệ hai nước.

Thilawa_490.jpg

Khu kinh tế Thilawa ở Nam Yangon (Myanmar)

Takuji Okubo, nhà kinh tế trưởng tại Nhóm cố vấn vĩ mô Nhật Bản cho biết: "Trung Quốc coi Myanmar như lãnh thổ của mình. Vì vậy, họ rất nhạy cảm trong việc can thiệp của Mỹ và Nhật Bản. Myanmar có thể sẽ là nguồn xích mích mới giữa hai nước".

Ông Aso sẽ đến thăm khu kinh tế Thilawa ở phía Nam Yangon, cố đô của Myanmar. Đây là nơi các tập đoàn lớn của Nhật như Marubeni hay Sumitomo đang nhắm tới. Nhật Bản dự định chi 12,6 tỷ USD trong nhiều năm để hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng quanh Thilawa. Kế hoạch của nước này là hoàn thành khu công nghiệp đầu tiên rộng 450 hecta trong năm 2015 để thu hút các công ty Nhật Bản và thế giới.

Cuối năm 2012, một trong những nhà băng hàng đầu Myanmar - Cooperative Bank (CB) cũng đã ký thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ (BTMU) của Nhật Bản. Theo đó, BTMU sẽ tư vấn cho các công ty nước ngoài muốn đầu tư vào Myanmar, đồng thời hỗ trợ CB chuyên môn về thương mại, tài chính và tỷ giá.

Nỗ lực cải tổ của Tổng thống Thein Sein từ năm 2011 đã khiến Myanmar trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều trong mắt các quốc gia phương Tây. Năm 2012, rất nhiều nước đã gỡ bỏ lệnh cấm vận và xóa nợ cho quốc gia này, trong đó có Nhật Bản. Theo dự đoán của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Myanmar có thể tăng 40% lên 3,99 tỷ USD năm ngoái. Ngân hàng thế giới (WB) cũng cho biết Myanmar là nước giàu khí đốt, đá quý và dầu mỏ.

Một báo cáo hồi tháng 8 của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự đoán GDP nước này có thể tăng 6,3% năm nay, cao hơn dự đoán 6% năm 2012. Myanmar có tiềm năng tăng trưởng nhanh nhờ giàu tài nguyên, lực lượng lao động dồi dào và vị trí địa lý chiến lược - giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
 
Tạp chí tình dục ở Myanmar vừa ra đã bị đình bản

Các trang báo hào nhoáng đầy ảnh người mẫu bắt mắt và các mẹo nhỏ để có sự lãng mạn trong hoạt động giường chiếu, tạp chí giáo dục giới tính, tình dục đầu tiên của Myanmar đã ra mắt tại đất nước này.

tap-chi-tinh-duc-o-myanmar-vua-ra-da-bi-dinh-ban.jpg

Ông Ko Oo Swe và số đầu tiên của cuốn tạp chí Hnyo
Tạp chí "Hnyo" đã gây tranh cãi lớn kể từ khi nó ra sạp hồi tháng 11, chỉ vài tháng sau khi chấm dứt quá trình kiểm duyệt trực tiếp, trở thành một sản phẩm văn hóa được ưa chuộng của nhiều thanh niên và những người tò mò.

Nhưng với các nhà kiểm duyệt của nước này, tạp chí đã đi quá xa. Tuần này họ đã đình bản nó chỉ sau có một số báo đầu tiên. Đây cũng là ấn bản đầu tiên bị tước giấy phép kể từ khi kết thúc chính quyền quân sự.

Hnyo đầy các bức ảnh những cô gái ăn mặc thiếu vải, những bài viết kiểu như "bí mật phòng the" và "lợi ích của sự ôm ấp", hoặc các bài viết khó hiểu hơn như "những lời nói dối hiện đại trước hôn nhân" có thể đã quá quen thuộc với phương Tây, nhưng lại gây nhướn mày ở một đất nước còn bảo thủ như Myanmar, khiến nó bị xếp hạng là tạp chí khiêu dâm.

Tổng biên tập tạp chí đã bác bỏ cáo buộc rằng nó giống như tờ Playboy của phương Tây. "Tạp chí này là sự kết hợp của giáo dục giới tính, tình dục và giải trí" - Ko Oo Swe cho AFP biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây, nói thêm rằng cảnh báo tạp chí chỉ dành cho người hơn 18 tuổi gắn trên trang nhất của nó đã gây nên những sự so sánh không hay ho.

"Các tờ báo nói về tình dục vẫn là một vấn đề bị che giấu ở Myanmar. Xã hội của chúng ta đã trở nên cởi mở hơn, nhưng tôi nghĩ rằng giáo dục giới tính và tình dục vẫn còn yếu" - ông nói.

Sau khi lệnh cấm được thông báo, Ko Oo Swe nói rằng ông có ý định chống lại quyết định này. Ông hy vọng sẽ tăng các nội dung xã hội của tạp chí để đặt trọng tâm lớn hơn vào các vấn đề như ngăn chặn HIV, mại dâm và ngăn chặn bạo lực chống lại phụ nữ. "Giờ tôi đang xin một giấy phép mới để xuất bản Hnyo như một tạp chí y học" - ông nói.

Hnyo, tiếng địa phương có nghĩa "say mê", "mê hoặc", là tạp chí đầu tiên thuộc loại này và đã rất được ưa chuộng dù giá của nó rất đắt, lên tới 3 USD mỗi cuốn.

Tình dục hay giáo dục giới tính?

Tạp chí đã xuất bản ngay sau khi chính quyền hủy bỏ hoạt động kiểm duyệt trước nội dung các ấn phẩm sách báo đã tồn tại dưới thời chính quyền quân sự. Ngay sau đó, các tạp chí thời trang và cuộc sống đã bắt đầu thử thách giới hạn của sự tự do bằng việc triển khai nhiều nội dung khác nhau.

Hnyo tỏ ra "chơi trội" nhất và nội dung của nó sốc tới mức nhiều sạp báo đã từ chối bán, nói rằng nó mang tính khiêu dâm nhiều hơn là giáo dục giới tính.

Bộ Thông tin Myanmar cũng gửi một lá thư tới cơ quan quản lý báo chí trong nước, thể hiện sự không hài lòng với tạp chí. Bộ cáo buộc Hnyo đã đi chệch tôn chỉ mục đích của nó là một tạp chí thời trang, khi xuất bản "các bài viết liên quan tới tình dục và các bức ảnh không phù hợp với văn hóa Myanmar."

Các độc giả trẻ của Hnyo đã hy vọng nó có thể nâng cao nhận thức về bệnh lây truyền qua đường tình dục và về lâu dài là thay đổi tư tưởng trong xã hội Myannmar sau nhiều thập kỷ bị cô lập.

"Với những người đã khá cổ hủ, giáo dục giới tính là điều đáng hổ thẹn" - Yoon Lae Khin, một sinh viên 20 tuổi nói - "Mẹ tôi hiểu rằng đó là những điều chúng tôi nên biết, nhưng thật khó khăn để nói chuyện về giáo dục giới tính trước mặt cha tôi và các em. Vì thế chúng tôi đã thu lấy kiến thức về giáo dục giới tính từ các tạp chí."

Các chuyên gia y tế cũng tỏ ra bênh vực Hnyo, cho rằng đã tới lúc để đất nước bàn nhiều hơn về sex. "Thanh niên không có đủ kiến thức, nên các vấn đề như mang thai khi còn trẻ, có bầu trước hôn nhân, lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục đã thường xảy ra" - Khine Soe Win, một quan chức của Hiệp hội Y học Myanmar (MMA) nói.

Các bình luận của ông nhận được sự đồng tình từ Ne Win, một bác sĩ đang làm việc cho Quỹ Dân số LHQ ở Myanmar, người tin rằng một hệ thống báo chí truyền thông hiện đại, mang tính tiến bộ có thể lấp đầu khoảng trống hình thành từ việc đất nước ngại bàn tới hoạt động giáo dục giới tính. "Các hoạt động của chúng tôi thường không mạnh như hoạt động đưa tin báo chí, vốn có thể với tới hàng trăm độc giả trong thời gian ngắn" - Ne Win nói.

Nhưng không ít người khác xem tạp chí là mối đe dọa với đạo đức xã hội. Mg Mg Lwin, giám đốc Cửa hàng sách Innwa, một trong những tiệm sách hàng đầu tại Yangon, đã từ chối bán tạp chí Hnyo. "Ngay cả khi ai đó mang tặng các tạp chí đó cho cửa hàng, tôi cũng không bao giờ chấp nhận chúng" - ông tuyên bố./.
 
Câu lạc bộ Paris đã xóa phần lớn nợ cho Myanmar
Tổng số tiền Myanmar được xóa nợ lên tới gần 6 tỷ USD

Chính phủ Myanmar ngày 28/1 ra thông báo cho biết nhóm các nước cho vay thuộc Câu lạc bộ Paris đã nhất trí xóa một nửa khoản tiền cho Myanmar vay, trong khi nhiều nước đã đề nghị hủy bỏ phần lớn khoản tiền mà Myanmar đang mắc nợ, nâng tổng số tiền nước này được xóa nợ lên gần 6 tỷ USD

cau-lac-bo-paris-da-xoa-phan-lon-no-cho-myanmar.jpg

Theo thông báo, Na Uy đã xóa toàn bộ số nợ 534 triệu USD cho Myanmar, trong khi Nhật Bản sẽ xóa nợ trên 3 tỷ USD cho quốc gia Đông Nam Á

Trước đó, Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng thông báo xóa nợ cho Myanmar, với sự hỗ trợ của Nhật Bản

Hiện WB và ADB có thể tái khởi động các chương trình cho Myanmar vay. Ban lãnh đạo ADB đã phê chuẩn cho Myanmar vay 440 triệu USD

ADB thông báo sẽ nối lại hoạt động tại Myanmar với việc cung cấp khoản vay 512 triệu USD theo thỏa thuận với Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC)

WB đã mở lại văn phòng tại Myanmar từ tháng 8/2012, đồng thời cam kết dành một khoản 245 triệu USD để hỗ trợ Myanmar phát triển kinh tế
 
Ngân hàng Nhật hỗ trợ Myanmar trả nợ nước ngoài
Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản sẽ cung cấp một khoản cho vay bắc cầu để Myanmar có thể trả khoản nợ chưa thanh toán cho WB và ADB, tổng cộng khoảng 900 triệu USD

Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 27/1 thông báo một thỏa thuận cho phép Myanmar trang trải các khoản nợ nước ngoài tồn đọng hàng chục năm nay, giúp cho nước này tiếp tục vay các khoản vốn mới để thúc đẩy phát triển kinh tế

Theo thông báo của WB, Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) sẽ cung cấp một khoản cho vay bắc cầu để Myanmar có thể trả khoản nợ chưa thanh toán cho WB và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tổng cộng khoảng 900 triệu USD. Ban lãnh đạo ADB đã phê chuẩn cho Myanmar vay 440 triệu USD

Cùng ngày, ADB thông báo sẽ nối lại hoạt động tại Myanmar với việc cung cấp khoản vay 512 triệu USD theo thỏa thuận với JBIC

Từ năm 1987, Myanmar đã dừng thanh toán các khoản nợ quốc tế, khiến nước này không được tiếp tục vay nợ nước ngoài. Thỏa thuận vừa đạt được là một bước ngoặt quan trọng đối với Myanmar, khi các khoản vay mới sẽ được sử dụng đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở còn yếu kém, trong đó có hệ thống điện và cầu cảng

Thỏa thuận trên cũng sẽ kéo các khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới Myanmar, nơi được đánh giá đang là thị trường có sức hấp dẫn do chi phí tương đối thấp

WB đã mở lại văn phòng tại Myanmar từ tháng 8/2012, sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm các thể chế tài chính quốc tế hoạt động tại Myanmar

Theo Giám đốc WB tại Myanmar Annét Đixơn (Annette Dixon), WB cam kết giúp Chính phủ Myanmar tiếp tục nỗ lực giảm nghèo đói và mang lại thịnh vượng cho toàn dân. Ông cho biết thỏa thuận của WB, cùng với ADB, Chính phủ Nhật Bản và các đối tác quốc tế khác, sẽ giúp thu hút thêm đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm tại Myanmar
 
Phó tổng thống Myanmar thăm khu đô thị lớn nhất miền Bắc
- Chiều 21/3, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam, Phó Tổng thống Cộng hòa Liên bang Myanmar Nyan Tun đến thăm khu đô thị mới Bắc An Khánh (Splendora) tại Hoài Đức, Hà Nội

302007_400_zpsd827ee7e.jpg

Phó Tổng thống Myanmar Nyan Tun đến thăm khu đô thị mới Bắc An Khánh​

Phó tổng thống và đoàn đại biểu gồm 26 thành viên quan chức chính phủ Myanmar và các quan chức cao cấp trong bộ ngoại giao Việt Nam đã có buổi làm việc với Công ty Liên doanh TNHH Phát triển Đô thị mới An Khánh - chủ đầu tư khu đô thị Splendora và tham quan khu nhà mẫu, xem giới thiệu về dự án Splendora. Đoàn cũng trực tiếp ra thăm công trường của dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện để chuẩn bị bàn giao

Dự án Splendora từ khi quy hoạch đến nay vẫn luôn là một dự án lớn được quan tâm ở thủ đô Hà Nội. Đây là dự án đặt nền móng cho sự chuyển hướng phát triển về phía tây của thủ đô. Dự án khi hoàn thiện được kỳ vọng sẽ là trung tâm mới và là khu đô thị hiện đại và đồng bộ nhất miền Bắc Việt Nam

Tú Anh
 
EU đã dỡ bỏ hầu hết biện pháp trừng phạt Myanmar​

Tuy nhiên, EU vẫn tiếp tục duy trì cấm vận vũ khí đối với quốc gia Đông Nam Á này

eu-da-do-bo-hau-het-bien-phap-trung-phat-myanmar.jpg

Theo nguồn tin ngoại giao, tại cuộc họp ở Luxemburg ngày 22/4, các Ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí dỡ bỏ toàn bộ các biện pháp cấm vận kinh tế, thương mại đối với Myanmar cũng như những biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân Myanmar. Tuy nhiên, EU vẫn tiếp tục duy trì cấm vận vũ khí đối với quốc gia Đông Nam Á này

Quyết định trên được đưa ra đúng một năm sau ngày EU quyết định nới lỏng phần lớn các biện pháp trừng phạt thương mại, kinh tế và cá nhân đối với Myanmar, ngoại trừ lệnh cấm vận vũ khí

Theo các biện pháp trừng phạt Myanmar, EU đã phong tỏa tài sản của hơn 800 công ty và thể chế, cấm gần 500 công dân đến các nước EU. Các biện pháp này còn bao gồm cả cấm vận vũ khí, cấm hỗ trợ kỹ thuật liên quan tới quân sự và cấm đầu tư vào các lĩnh vực khai thác mỏ, gỗ và các kim loại quý

Thời gian qua, cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước phát triển đã có những phản ứng tích cực trước những nỗ lực cải cách chính trị, kinh tế, xã hội của Myanmar. Nhật Bản vừa cho biết sẽ từng bước xóa khoản nợ 3,7 tỷ USD và nối lại các cam kết viện trợ phát triển để ủng hộ cải cách kinh tế của Myanmar

Trước đó, Mỹ đã bổ nhiệm đại sứ đầu tiên tại Myanmar sau 22 năm và tuyên bố đang từng bước nới lỏng các hạn chế tài chính với quốc gia Đông Nam Á này. Úc cũng thông báo sẽ dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Tổng thống Myanmar cùng hơn 200 công dân nước này đang bị cấm vận về di chuyển và tài chính

Trong chuyến thăm Brussels hồi tháng trước, chuyến thăm đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia Myanmar tới EU, Tổng thống Myanmar U Thein Sein đã kêu gọi EU dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với đất nước mà ông tự đánh giá là một trong những nước nghèo nhất thế giới
 
Xe hơi ở Myanmar - Những điều kỳ lạ
Myanmar bị cấm vận từ năm 1988, mới được mở cửa vài năm gần đây. 85% ôtô là xe cũ hoặc rất cũ, giá xe trên trời nhưng không thiếu siêu xe

Giá xe hơi đắt gấp 10 lần Nhật Bản

myanmar-5.jpg

Sau nhiều năm bị trừng phạt kinh tế, đất nước Myanmar có rất nhiều xe hơi cũ kỹ còn lưu thông trên đường. Giờ đây, với chính sách mở cửa, nhiều lệnh cấm vận được xóa bỏ hoặc nới lỏng, thị trường xe hơi ở nước này được kỳ vọng sẽ phát triển bùng nổ

Tuy nhiên, trước đây, chỉ những người rất giàu ở Myanmar mới có khả năng sắm ô tô, bởi giá xe đắt gấp 10 lần so với ở Nhật Bản

Ở quốc gia Đông Nam Á này, đơn giản như một chiếc xe Mitsubishi hay Prado có giá lên tới 300.000 - 400.000 USD, những chiếc Lexus có giá tới gần triệu đô - mức giá khiến nhiều người phải "ngã ngửa"

85% số xe ô tô lưu thông đã quá cũ

myanmar-3.jpg

Khoảng 85% số xe ô tô lưu thông đã quá cũ. Số xe đời từ năm 2000 tới nay có lẽ chỉ chiếm khoảng 6-7%. Ước lượng này chỉ có tính tương đối, nhưng cũng có thể đưa ra một hình dung cơ bản về đường phố Yangon hiện tại

Có nhiều lý do khiến dân Myanmar "chuộng" xe cũ. Kinh tế là một. Dù đất nước đã có những chuyển biến đáng kể trong thời gian gần đây nhưng nhìn chung dân chúng đại đa số vẫn còn nghèo, không đủ tiền sắm xế hộp, số người khấm khá cũng chỉ đủ khả năng mua xe cũ, rất cũ mà thôi

Nhưng đó không phải là lý do chính, quan trọng nhất vẫn là chính sách không khuyến khích dùng xe hơi của chính phủ. Chính sách này đã khiến xe ô tô ở đây, cùng với điện thoại di động và Internet, trở thành những mặt hàng đắt ngoài sức tưởng tượng của hầu hết chúng ta

Giá xe trên trời vẫn không thiếu siêu xe

myanmar-1-1.jpg

Các "tay chơi" ở Myanmar vẫn sở hữu Ferrari​


Khi nói đến thú chơi siêu xe tại châu Á, nhiều người sẽ nghĩ đến khu vực Trung Đông, Trung Quốc, Malaysia… Tuy nhiên, còn một cái tên nữa rất ít khi xuất hiện và được chú ý, đó chính là Myanmar

Hầu như ở đất nước nào cũng có những đại gia sẵn sàng chi ra số tiền lớn để thỏa mãn thú chơi siêu xe của mình. Nếu đã quen thuộc với những quốc gia như Ả-rập, Trung Quốc… do tần suất có mặt trên các trang tin về xe nổi tiếng thế giới, thì Myanmar có thể là cái tên mới mẻ với những độc giả tại Việt Nam

Số lượng siêu xe và xe siêu sang ở đất nước này không được công bố cụ thể, tuy nhiên nhiều mẫu xe từ các hãng nổi tiếng trên thế giới như Bugatti, Lamborghini, Ferrari, Rolls-Royce… đều có mặt tại đây

Và bạn thử tưởng tượng, nếu một chiếc Lexus có giá gần 1 triệu đô thì một chiếc Bugatti ở đây có giá "khủng" đến mức nào

Sử dụng cả tay lái nghịch và thuận

myanmar-7.jpg

Myanmar từng thuộc Anh, nên xe ô tô ở quốc gia này sử dụng tay lái nằm bên phải (ở Việt Nam gọi là tay lái nghịch). Thông thường, xe tay lái nghịch thường di chuyển ở bên trái đường như một số nước Đông Nam Á khác như Thái Lan, Malaysia. Song, điều ngạc nhiên là ở Myanmar, dù đa số xe có tay lái nghịch nhưng lại di chuyển theo lề phải

Điều ngạc nhiên hơn nữa là trên đường phố Myanmar hiện nay xuất hiện một số xe mới nhập về tay lái ở bên trái. Người dân ở đây cho hay, Chính phủ cho phép nhập bất cứ loại xe nào không kể tay lái thuận hay nghịch. Cơ quan quản lý, kiểm định xe chỉ quan tâm đến việc chiếc xe có chạy được hay không mà thôi

Hơn 300 nhà máy sản xuất ô tô

myanmar-6.jpg

ả nước Myanmar hiện có hơn 300 nhà máy sản xuất ô tô, trong đó có hơn 30 nhà máy tại Khu công nghiệp Mandalay. Đó là một con số quá lớn so với nhu cầu của người dân ở Myanmar, và càng lớn hơn khi người dân ở đây chỉ dám đi xe cũ

Các số liệu thống kê cho thấy, số xe đăng ký ở Myanmar tính đến tháng 11/2012 mới đạt 3,6 triệu chiếc, trong đó có 3,1 triệu chiếc xe máy, 308.983 chiếc xe du lịch, 69.953 chiếc xe tải, 19.440 chiếc xe buýt

Phần lớn các nhà máy ô tô tại Myanmar đều thuộc những thương hiệu Nhật Bản. Hiện, Nissan, Toyota, Suzuki… đều có nhà máy tại đây
 
Quy mô nền kinh tế Myanmar có thể tăng trưởng gấp bốn lần trước 2030

Myanmar có tiềm năng tăng gấp bốn lần giá trị nền kinh tế lên đến 200 tỉ USD trước năm 2030 nếu tiếp tục cải cách, theo đuổi công nghệ và chuyển đổi nông nghiệp, theo một nghiên cứu hôm 30.5

Báo cáo của các chuyên gia tư vấn tại Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey (trụ sở tại Mỹ) nhận xét Myanmar có thể tạo thêm 10 triệu việc làm và giảm nghèo cho 18 triệu người, theo AFP

Tuy nhiên, báo cáo cảnh báo nhiệm vụ của chính phủ Myanmar là tiếp tục cải cách kinh tế và chính trị trước những thách thức xã hội lớn

Báo cáo ước lượng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã tăng trưởng trung bình 4,7%/năm từ năm 1990 đến năm 2010, bị tụt lại so với các nước láng giềng trong khu vực, song có tiềm năng tăng trưởng với tốc độ trung bình khoảng 8%/năm cho đến năm 2030

Myanmar, một trong những đất nước nghèo nhất châu Á, đang vật lộn với tình trạng bạo lực tôn giáo đẫm máu đe dọa làm xói mòn các cải cách dưới thời chính phủ dân sự, vốn thay thế chế độ quân sự cách đây hai năm

Các cuộc đụng độ tôn giáo tại bang Shan ở phía tây nước này đã khiến một người chết và nhiều người bị thương

Các nhà đầu tư “muốn đoan chắc rằng chính phủ có thể giải quyết bạo lực sắc tộc và tôn giáo, duy trì động lực cải cách chính trị và kinh tế, và nới lỏng kiềm chế kinh doanh”, nghiên cứu viết

“Myanmar có sức mạnh nội tại” với vị trí nằm giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á, và may mắn khi bắt đầu cải cách “trong thời đại số”

Nước này có thể bỏ qua mô hình phát triển thông thường bằng cách nắm bắt công nghệ mới để đào tạo dân số vốn có trình độ học vấn trung bình là bốn năm học ở trường, và cung cấp các dịch vụ y tế, ngân hàng và kinh doanh hiện đại

Sản xuất là bộ phận không thể thiếu với tốc độ tăng trưởng kinh tế và có thể tạo ra 10 triệu việc làm, theo McKinsey

Viện này cũng thúc giục Myanmar chuyển đổi từ ngành nông nghiệp sang các công việc được trả lương cao hơn như công nghiệp may mặc

Lĩnh vực sản xuất có thể bổ sung 70 tỉ USD cho GDP tính đến năm 2030, gấp bảy lần hiện tại, và vượt qua nông nghiệp, vốn mang lại 21,2 tỉ USD, để trở thành đầu tàu kinh tế

Các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, khai thác mỏ, năng lượng, du lịch và viễn thông cũng có thể thúc đẩy nền kinh tế, song chỉ khi Myanmar đầu tư khoảng 320 tỉ USD để xây dựng mạng lưới giao thông và nhà máy điện hiện đại

Tuy nhiên, sự phát triển phụ thuộc vào việc chính phủ mở rộng cải cách và bảo đảm ổn định nhằm thu hút đầu tư dài hạn

“Nếu không thể xây dựng một kế hoạch tăng trưởng thuyết phục và thực thi nó hiệu quả, sự tín nhiệm và lạc quan thận trọng hôm nay có thể bay hơi rất nhanh”, báo cáo cảnh báo

Sơn Duân
 
Myanmar sắp xây sân bay tỷ USD​

Sân bay quốc tế Hanthawaddy có chi phí một tỷ USD, dự kiến hoàn thành sau bốn năm nữa trên diện tích hơn 39 km2 với khả năng phục vụ 12 triệu hành khách mỗi năm

Myanmar thực sự đang chi rất mạnh tay để thu hút du khách quốc tế. Sau khi cam kết dành nửa tỷ USD phát triển ngành du lịch, nước này tuyên bố sắp xây một sân bay quốc tế với kinh phí một tỷ USD, dự kiến hoàn thành tháng 12/2017

Đến năm 2020, Myanmar dự kiến thu hút 7,5 triệu khách du lịch mỗi năm. Con số này lớn hơn rất nhiều so với cơ sở hạ tầng nước này đang có. Vì vậy, Myanmar phải lên kế hoạch đầu tư mạnh tay cho các sân bay mới và nâng cấp sân bay cũ

Sân bay quốc tế mới - Hanthawaddy sẽ được xây tại thành phố Bago, trên diện tích hơn 39 km2, theo hãng thông tấn quốc gia Malaysia - Bernama. Bago là vùng đất lịch sử của Myanmar, rất được du khách ưa chuộng

yangon-international-airport-1372818564_500x0.jpg

Sân bay quốc tế Yangon sẽ được nâng cấp để đón 6 triệu khác mỗi năm​

Dự án sẽ khởi công vào tháng 9 và hiện vẫn trong giai đoạn chọn nhà thầu. Chỉ 7 trong số 30 công ty quan tâm được chọn vào vòng này dựa trên năng lực tài chính, kinh nghiệm, kỹ năng nhân sự và trang thiết bị

Bốn4 công ty lọt vào vòng cuối là Liên minh Sân bay quốc tế Incheon (Hàn Quốc), Liên minh Yongram-CAPE-JGC (Anh), Sân bay Vinci (Pháp) và Tập đoàn Taisei (Nhật Bản). Kết quả sẽ được công bố trong tháng này

Trong các tên tuổi trên, Vinci đang điều hành ba sân bay ở Campuchia. Taisei từng xây dựng sân bay quốc tế Iloilo tại Philippines cùng như nhiều dự án cầu tại Thái Lan và Việt Nam. Incheon được đánh giá là một trong những sân bay tốt nhất thế giới và Liên minh Incheon cũng đang nộp hồ sơ xây sân bay tại Philippines

Sân bay mới sẽ đón 12 triệu hành khách mỗi năm, có thể mở rộng lên 35 triệu nếu cần thiết. Nó được xây dựng để vận hành máy bay Airbus A380 và các loại máy bay chở hàng

Đây là dự án thu hút đầu tư nước ngoài mới nhất của Myanmar, sau khi trao hai giấy phép kinh doanh viễn thông cho các công ty Na Uy và Qatar. Năm ngoái, hơn 1,06 triệu lượt khách du lịch đã tới đây, với 600.000 đi bằng đường hàng không

Myanmar hiện có ba sân bay quốc tế tại Yangon, Mandalay và thủ đô Nay Pyi Taw. Sân bay quốc tế Yangon có sức chứa 2,7 triệu hành khách và sẽ được nâng cấp để đón 6 triệu khách mỗi năm. Ngoài ra, nước này còn có 29 sân bay nội địa, phục vụ 24 hãng hàng không quốc tế và 7 hãng bay trong nước, Bernama cho biết
 
Quân đội Myanmar trả đất cho dân
- Phát biểu trước quốc hội Myanmar hôm thứ Ba, bộ trưởng quốc phòng Wai Lwin nói rằng ông đã chỉ thị cho quân đội trả lại cho nông dân những khoảnh đất trồng trọt hiện chưa dùng tới nằm bên ngoài các doanh trại quân đội

Theo đó, sẽ có khoảng 18.000 mẫu (khoảng 7.300 ha) đất ruộng được trả về cho các nông dân là chủ cũ của chúng

“Thay vì sử dụng quốc phòng và an ninh làm lý do để cưỡng chế và tịch thu ruộng đất của nông dân, quân đội sẽ xem xét cẩn thận quyền lợi của nông dân và bảo đảm công bằng cho họ để giúp họ có cuộc sống bảo đảm. Chúng tôi tin rằng, trả lại ruộng đất cho công chúng là một cách bảo vệ lợi ích công”, Trung tướng Wai Lwin nói và thêm rằng, bảo vệ lợi ích công là một trong những nhiệm vụ của quân đội đối với đất nước

Liên quan đến đất đai, Bộ Quốc phòng Myanmar đã nhận được 448 đơn khiếu nại về đất đai của nông dân do Ủy ban Điều tra đất nông nghiệp thu thập và gửi tới

"Trong số đơn này, bộ quốc phòng không thể tự xử lý 98 đơn, liên quan tới 9.436 mẫu đất, vì còn phải phối hợp với các bộ ngành khác; quyết định không trả lại 51.506 mẫu đất bị khiếu nại trong 140 đơn bởi vì diện tích đất này đã nằm trong các doanh trại quân đội hoặc đã được xây dựng công trình", bộ trưởng Wai Lwin cho biết

Tuy nhiên, quân đội sẽ trả lại đất cho các nông dân đã nộp tiền thuê đất, cho phép nông dân canh tác trên diện tích 15.713 mẫu đất hiện không sử dụng nhưng thuộc tài sản của quân đội và sẽ thương lượng với nông dân về việc phân chia lợi tức thu hoạch từ diện tích đất đó


Bắt đầu từ tháng 4/2012, Myanmar đã xuất khẩu được 332.300 tấn gạo​

Bắt đầu từ tháng 4/2012, Myanmar đã xuất khẩu được 332.300 tấn gạo, chủ yếu là sang các thị trường Trung Quốc, Thái Lan, Philippines và Indonesia

Trước đó, trong bài diễn văn nhân chuyến thăm đến London, Tổng thống Myarmar Thein Sein cam kết sẽ trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị trong năm nay

Ông Thein Sein cho biết, một ủy ban đặc biệt đang xem xét tất cả các trường hợp tù chính trị. Tổng thống Thein Sein đã đưa ra các cải cách rộng lớn kể từ cuộc bầu cử tháng 11/2010, trong đó chính thể dân sự do quân đội hậu thuẫn đã thay thế chính thể quân sự

Hàng trăm tù chính trị tại Myanmar đã được trả tự do và kiểm duyệt báo chí được nới lỏng

Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi - vốn tẩy chay kỳ bầu cử năm 2010 - đã tái tham gia tiến trình chính trị và đã hiện diện tại Quốc hội

Ông Thein Sein kỳ vọng Anh sẽ giúp thúc đẩy kinh tế Myanmar, thông qua đó thúc đẩy các nước phương Tây đầu tư vào quốc gia châu Á giàu tài nguyên này

Từ một nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc hàng thấp nhất khu vực trong suốt một thập kỷ (2000-2010), GDP của Myanmar đã tăng vọt lên mức 6,3% trong năm tài chính 2012 (kết thúc vào tháng 3/2013) bất chấp bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo, kinh tế Myanmar có thể tăng 6,5% và 6,7% trong hai năm tiếp theo. Điều quan trọng là dù tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng lạm phát của nước này vẫn duy trì ở một con số (3,5%)

Phương Nguyên
 
Top