What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Philipp Rösler Lobbyist

Đức làm cách mạng công nghiệp 4.0
- Sau khi phát động cuộc “Cách mạng công nghiệp 4.0” đầu năm nay, CHLB Đức đang tìm cách thu hút lao động nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ cao và công nghệ thông tin (CNTT), nhằm hoàn thành mục tiêu

Người nước ngoài làm việc trong Công ty sản xuất game Wooga tại trụ sở chính ở Berlin. Mỗi lá cờ đại diện cho quốc tịch một nhân viên Wooga - nhà sản xuất game cho các thiết bị di động và mạng xã hội lớn thứ 3 thế giới


Hiện cờ Vietnam chưa xuất hiện ở đây nhưng hi vọng điều đó sớm thay đổi

Toàn cầu hóa đang làm Đức dần mất lợi thế cạnh tranh về giá trong việc sản xuất các sản phẩm công nghiệp, do vậy Đức cần tăng hàm lượng các gói dịch vụ và giải pháp công nghệ cao trong các sản phẩm công nghiệp cơ khí truyền thống của mình và qua đó sẽ bán được giá cao hơn

Thomas Mosch - trưởng bộ phận chính trị và doanh nghiệp của Hiệp hội CNTT, viễn thông và truyền thông mới của CHLB Đức (BITKOM) - cho biết trong một cuộc gặp với đoàn nhà báo quốc tế tại Berlin cuối tháng 4 vừa rồi

Đơn cử như Tập đoàn Bosch - nhà sản xuất các sản phẩm cơ khí hàng đầu thế giới của Đức, đã mua một công ty CNTT đang sẵn có 1.000 nhân viên để tăng thêm nhân lực nghiên cứu cho đơn vị sẵn có của mình. Các công ty lớn khác ở Đức cũng đang có những bước đi tương tự

Vì sao là 4.0 ?

Ngoài ra Bộ Kinh tế và công nghệ CHLB Đức còn không dưới 10 chương trình tương tự nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp non trẻ trong lĩnh vực CNTT - công nghệ cao, chưa kể các chương trình tương tự đặt dưới sự quản lý của Bộ Văn hóa

Chính quyền Berlin đã và đang rót ngân sách cho nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm phục vụ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, và coi đây là trọng tâm của chương trình R&D cấp quốc gia trong vòng 10 năm tới

Theo các chuyên gia Đức, ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đây bao gồm cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất khởi đầu ở Anh vào thế kỷ 19 với sự ra đời của máy hơi nước, cuộc cách mạng công nghiệp ở Mỹ giữa thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 với sự ra đời của động cơ đốt trong và dây chuyền sản xuất hàng loạt. Internet được cho là đại diện cho cuộc cách mạng công nghiệp lần 3

“Cách mạng công nghiệp 4.0” là thuật ngữ mà các đại diện chính phủ, các nhà nghiên cứu và hiệp hội các ngành công nghiệp của Đức mô tả cách thức Internet cải thiện quy trình quản lý các chu trình kỹ thuật, sản xuất, hậu cần của các ngành công nghiệp và cuộc sống trong thế kỷ 21

Cuộc cách mạng này cung ứng những giải pháp mới trong tổ chức sản xuất công nghiệp: với hệ thống máy móc, hệ thống kho bãi và hàng hóa được kết nối thông qua mạng Internet, chúng ta có thể tạo ra hệ thống sản xuất thông minh, về cơ bản kiểm soát lẫn nhau và tự điều phối mà không cần bất kỳ sự can thiệp thủ công nào

Đức đang học hỏi nhiều từ Mỹ - quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực này. Chương trình German Silicon Valley Accelerator (tạm dịch Hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập trong lĩnh vực CNTT), dưới sự quản lý của Bộ Kinh tế và công nghệ CHLB Đức, cho phép 10 doanh nghiệp mới thành lập sang San Francisco, bang California, Mỹ, trong vòng một năm

Chương trình thường niên này, được tài trợ bằng tiền ngân sách, nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trình bày ý tưởng kinh doanh để tìm nguồn vốn từ các quỹ đầu tư quốc tế cũng như từ Mỹ và học hỏi về công nghệ và kỹ thuật từ các công ty bản địa

Giải pháp săn đầu người

“Tôi ước gì các phim Hollywood thay thế hình tượng các siêu anh hùng xuất thân từ giới luật sư hay dân văn phòng bằng hình tượng các kỹ sư. Thanh niên Đức, có lẽ bị ảnh hưởng từ trào lưu phim ảnh Hollywood, ngày càng ít chọn các ngành học kỹ thuật ở bậc đại học. Rất nhiều trong số họ chọn học luật hay kinh tế” - ông Thomas Mosch phàn nàn về thực tế thiếu hụt nhân lực

Nhìn tổng quát, nền kinh tế Đức vẫn tăng trưởng tốt, tăng 2% trong năm 2012, tỉ lệ thất nghiệp thấp, nhưng Đức đang thiếu hụt trầm trọng nhân lực có trình độ và chất lượng cao, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ cao và CNTT. Đó là nhận định của ông Harald Summa, tổng giám đốc Hiệp hội Ngành công nghiệp Internet CHLB Đức

Ông không giấu giếm: “Trong lịch sử, nước Đức phát triển chủ yếu dựa vào bộ não con người. Vấn đề bây giờ là chúng tôi đang thiếu não, và để giải quyết vấn nạn này chỉ còn cách mua những bộ não xuất sắc từ nước ngoài thôi”

Thực tế đó đã tạo ra chuyển động nhanh trong các quyết sách chính trị. “Đức đã dần nới rộng chính sách nhập cư cho công dân ngoài khối Liên minh châu Âu, đặc biệt là đối với các chuyên viên CNTT. Thậm chí chúng tôi đã ban bố các văn bản luật liên quan từ hơn sáu tháng trước” - ông Sebastian Blumenthal, nghị sĩ kiêm chủ tịch tiểu ban truyền thông mới của Quốc hội Đức, cho biết trong cuộc gặp với đoàn nhà báo quốc tế tại văn phòng quốc hội ở Berlin

“Những chuyên viên đầu tiên từ Nam Mỹ và Đông Âu đã đến làm việc tại Đức, mang theo cả gia đình họ. Theo quy định thì họ sẽ được ở tối đa 12 tháng, nhưng sau đó nếu họ và công ty thuê họ muốn, cơ quan nhà nước sẵn sàng xem xét cấp visa làm việc dài hạn” - ông Sebastian Blumenthal cho biết thêm. Hiện có 7 triệu người nước ngoài sống và làm việc trên nước Đức

Người Đức vẫn đang mạnh dạn bước đi con đường của mình. Tháng 12 tới đây, trong hội nghị thượng đỉnh về CNTT lần thứ 8 diễn ra tại Hamburg, sẽ có tám cuộc làm việc cấp cao bàn về các vấn đề của công nghệ cao, trong đó có chương trình “Nền kinh tế kỹ thuật số trẻ” do ông Philipp Roesler, phó thủ tướng - bộ trưởng Bộ Kinh tế và công nghệ, khởi xướng vào tháng 1 năm nay

Quốc Thoại
 
Last edited:
Đức là quốc gia được yêu thích nhất thế giới


Theo một kết quả khảo sát của đài BBC (Anh), danh hiệu quốc gia được yêu thích nhất thuộc về Đức

Bản khảo sát toàn cầu được công bố ngày hôm qua (23/5) tiến hành với 26.000 người nhằm đánh giá 16 quốc gia và toàn bộ các nước thuộc Liên minh châu Âu dựa trên tầm ảnh hưởng toàn cầu của các quốc gia này, đánh giá liệu tầm ảnh hưởng của các nước là “chủ yếu là tích cực” hay “chủ yếu là tiêu cực”

Những người tham gia khảo sát đến từ 25 quốc gia, trả lời phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại. Kết quả là Đức đứng đầu danh sách với 59% nhận xét là “tích cực” và Iran là quốc gia đứng cuối cùng với 59% câu trả lời là “tiêu cực”

Tờ Der Spiegel (Đức) bình luận rằng “kết quả khảo sát là một điều bất ngờ sau một loạt những vụ việc xảy ra trong các tháng vừa qua cho thấy tâm lý chống Đức lan khắp châu Âu vì cuộc khủng hoảng nợ công”

Các nhà phê bình đã chĩa mũi tấn công vào nước Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, vì đã không giảm nhẹ được gánh nặng của cuộc khủng hoảng này. Hồi tháng 4, kênh CNBC (Mỹ) cho biết tỷ phú đầu tư George Soros đã “nhảy vào cuộc” khi tuyên bố rằng kế hoạch thắt lưng buộc bụng của Đức “không có tác dụng”

Tuy nhiên, Alastair Newton, nhà phân tích chính trị của ngân hàng đầu tư Nhật bản Nomura, cho rằng kết quả khảo sát của BBC không có gì đáng ngạc nhiên

“Có rất nhiều lí do tại sao nước Đức được ngưỡng mộ. Đây là nền kinh tế lớn và quan trọng của thế giới, là nhà sản xuất tầm cỡ và có một vị thủ tướng với sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình”, ông Newton nói

Ông cũng nhận xét thêm rằng: “Câu hỏi đặt ra là vậy cường quốc nào khác cũng có thể nhận được danh hiệu này. Chắc chắn đó không phải là Mỹ với lập trường của nước này về Trung Đông, hay Trung Quốc, quốc gia có nhiều vấn đề khiến phương Tây và Nhật Bản lo ngại”

Năm ngoái, Nhật Bản đứng đầu danh sách này với 58% bình chọn tích cực. Năm ngay, quốc gia Đông Á này tụt xuống vị trí thứ 4

Dưới đây là danh sách 5 quốc gia được yêu thích nhất và tỉ lệ nhận xét “tích cực – tiêu cực” theo kết quả khảo sát của BBC

5. Pháp: 49% tích cực – 21% tiêu cực

4. Nhật Bản: 51% tích cực – 27% tiêu cực

3. Anh: 55% tích cực – 18% tiêu cực

2. Canada: 55% tích cực – 13% tiêu cực

1. Đức: 59% tích cực – 15% tiêu cực

Lê Dung
 
Last edited:
Phó Thủ tướng Đức Philipp Rösler thăm nước Mỹ


Chủ tịch FED Ben Bernanke



 
Last edited:
Nguyên Phó thủ tướng Đức về Việt Nam làm việc

photo1552633911619-1552633911738-crop-1552633935090168122441.jpg

Ông Philipp Roesler, một người Đức gốc Việt, đã từng đảm nhiệm vị trí Phó thủ tướng của nước Đức vừa nhận lời mời làm việc cho VinaCapital, với nhiệm vụ hỗ trợ cho các start up Việt Nam mở rộng thị trường nước ngoài

Cụ thể, ông Philipp Roesler sẽ giữ chức Chủ tịch Hội đồng cố vấn Quỹ đầu tư VinaCapital Ventures, một chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp

Sáng nay 15-3, tại cuộc họp của Quỹ đầu tư VinaCapital Ventures, ông Philipp Roesler nói: "Tôi rất vui khi quay về Việt Nam làm việc như là một sự khởi đầu lại mọi thứ. Đặc biệt, tôi đảm nhiệm vị trí hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam kết nối với các nhà đầu tư quốc tế cũng như vươn ra thị trường nước ngoài

Qua quá trình làm việc với nhiều start up Việt, tôi nhận thấy các bạn rất năng động, đầy sáng tạo, đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những kinh nghiệm có được, tôi hy vọng giúp các start up Việt khẳng định vị trí trên bản đồ khởi nghiệp thế giới", ông Philipp Roesler cho biết

Theo ông Don Lam, TGĐ VinaCapital việc mời ông Philipp Roesler về sẽ giúp ích rất nhiều cho Việt Nam. Vì ông có nhiều kinh nghiệm là việc từ bệnh viên, quản lý nhà nước và tư nhân cũng như giữ các vai trò độc đáo từ bác sỹ quân y, người làm chính sách, thành viên ban điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới và là cầu nối cho các start up Đức vời các công ty ở Thung lũng Silicon

Cũng trong sáng nay Quỹ đầu tư VinaCapital Ventures công bố 2 khoản đầu tư vào 2 start up công nghệ là UrBox chuyên về nền tảng số cho giải pháp quà tăng điện tử và Wee Digital , một công ty công nghệ tài chính sử dụng trí tuệ nhân tạo và sinh trắc học cho dịch vụ ngân hàng an toàn hơn

Nguyên Phó thủ tướng Roesler là người Đức gốc Việt. Ông sinh năm 1973 tại Việt Nam, sau đó được một cặp vợ chồng người Đức nhận về nuôi lúc 9 tháng tuổi. Ông từng là bác sĩ phẫu thuật tim và lồng ngực

Roesler trở thành lãnh đạo đảng Tự do Dân chủ (FDP) từng là chủ tịch trẻ nhất trong lịch sử của đảng này. Ông là phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ trong chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel từ tháng 5/2011, sau khi giữ chức Bộ trưởng Y tế...


Ông Philipp Roesler (giữa) sẽ giữ chức Chủ tịch Hội đồng cố vấn Quỹ đầu tư VinaCapital Ventures
 
Em muốn kể cho con chúng ta nghe về đất nước nơi anh đã sinh ra

roesler-wef-aufmacher-1552720285197808059891-crop-15527202929682002668795.jpeg

Trong một đoạn phỏng vấn trên trang web cá nhân, nguyên Phó thủ tướng Đức Philipp Rosler (một người Đức gốc Việt vừa nhận lời làm việc cho VinaCapital) có nhận được một số câu hỏi và đã đưa ra những câu trả lời khá thú vị

Phóng viên: Tại sao ông tham gia chính trị ?

Philipp Rosler: Trước hết là tôi muốn thay đổi điều gì đó. Thứ hai, đó cũng là công việc thú vị

Phóng viên: Đảng Dân chủ tự do (FDP) có ý nghĩa gì với ông ?

Philipp Rosler: Tự do, trách nhiệm và khoan dung

Phóng viên: Theo ông, đâu là tính cách mà một chính trị gia nên có ?

Philipp Rosler: Dũng cảm và trung thực

Phóng viên: Chính sách đối ngoại của ông ra sao ?

Philipp Rosler: Sự thật luôn có sức mạnh hơn lời nói dối. Nó chỉ không ồn ào và lan nhanh bằng lời nói dối thôi

Phóng viên: Đâu là điểm mạnh của ông ?

Philipp Rosler: Tôi thích là người ra quyết định

Phóng viên: Điều gì khiến ông không thích về bản thân ?

Philipp Rosler: Tôi thường nói quá nhanh và hay lầm bầm nữa

Phóng viên: Tuyên ngôn hành động của ông là gì ?

Philipp Rosler: Một người có thể nói bất cứ điều gì mà anh ta nghĩ - miễn là anh có suy nghĩ trước khi nói

Phóng viên: Điều mà ông không thể ưa nổi là gì ?

Philipp Rosler: Sự ngu xuẩn

Nguyên Phó Thủ tướng Đức về Việt Nam làm việc "Tôi về Việt Nam vì vợ tôi nói: Rồi chúng ta sẽ sinh con. Và em muốn kể cho con chúng ta nghe về đất nước nơi anh đã sinh ra”


Trước đây, ông Rosler cũng đã có lần chi sẻ với báo chí: "Tôi từng mơ mình là một hoàng tử Việt Nam bị lạc. Và có đôi lúc tôi hỏi cha tôi rằng: "Ở Việt Nam có hoàng tử không ?". Vào những năm 1980, cha tôi đã trả lời rằng Việt Nam trước đây đã từng có vương triều, nhưng bây giờ không còn nữa"

Khi được hỏi: "Tại sao phải đợi đến năm 33 tuổi ông mới quyết định trở về Việt Nam lần đầu tiên ?", nguyên Phó thủ tướng Đức Rosler trả lời: "Tôi đi bởi vì vợ tôi đã nói với tôi: Rồi chúng ta sẽ sinh con. Và em muốn kể cho con chúng ta nghe về đất nước nơi anh đã sinh ra"

Về câu hỏi "Ông có biết gì về cha mẹ ruột của mình không ?", ông Philipp Roster trả lời: "Tôi không biết bất cứ điều gì về cha mẹ ruột của mình"

Với câu hỏi "Ông thích nhất điều gì ở Việt Nam ?", ông Philipp Rosler đáp: "Cảnh đẹp và ẩm thực. Nếu bạn thử dùng bữa tại nhà hàng châu Á ở Đức, bạn sẽ thấy nó đã bị Đức hóa rất nhiều. Nhiều người châu Á thậm chí không đi ăn nhà hàng châu Á ở nước ngoài, vì hương vị của nó không giống ở quê nhà"

Thái Trang
 
Nguyên Phó Thủ tướng Đức Philipp Rosler
Hình tượng cây tre khi trở thành Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do

Rất ít người có thể tin một cậu bé mồ côi Việt Nam lại có thể trở thành Phó Thủ tướng Đức. Nhưng đó là câu chuyện có thật của Philipp Rosler. Rời Việt Nam khi chưa đầy 1 tuổi, ký ức về nơi mình sinh ra của Philipp là “phần mà tôi không thể nhớ được…”



Trên giấy tờ, ông Philipp Rosler sinh ngày 24/2/1973, nhưng trên thực tế thì không ai rõ ngày sinh của ông. Thuở lọt lòng, ông được nuôi nấng trong một trại trẻ mồ côi ở Sóc Trăng. Ông may mắn được một cặp vợ chồng người Đức nhận nuôi, dù họ vốn đã có hai cô con gái và rời Việt Nam khi chưa đầy 1 tuổi. Cha mẹ nuôi đặt cho ông cái tên hiện tại, và nhập quốc tịch Đức. Từ đó đến nay, Philipp Rosler luôn khẳng định: "Tôi là công dân Đức"

Philipp đặc biệt thân thiết với cha ông – Uwe Rosler, là một sỹ quan quân đội. Năm 19 tuổi, ông gia nhập đảng Dân chủ Tự do – đại diện cho sự bao dung và quyền tự do, không chỉ về kinh tế mà còn cả xã hội và các khía cạnh khác. Thời trẻ, ông Rosler theo học trường Y. Ông đã có một thời gian dài thực tập trong quân đội – nơi cha ông làm việc. Không lâu sau, ông gia nhập Đảng Dân chủ Tự do, và làm việc với tư cách của một diễn giả

Ban đầu, Philipp Rosler đã gặp một vài rắc rối với vẻ ngoài trông rất "Việt Nam" của mình

Cho dù phần lớn người Đức giờ đã cởi mở hơn, tự hào rằng nước Đức giờ đã trở nên rất thân thiện với mọi dân tộc, nhưng thực tế vẫn còn những người có tư tưởng vô cùng bảo thủ. Và một người Đức có khuôn mặt châu Á sẽ luôn là thứ mà họ bàn tán. Họ lúc nào cũng hỏi ông Rosler về dòng máu châu Á của ông – hỏi nhiều đến mức thô lỗ

Tuy nhiên, Rosler cũng không lấy gì làm quá phiền với những câu hỏi như thế. Cách ông đối mặt với mọi tình huống khó xử là không quan tâm đến chúng. Và cách làm đó đã thực sự hiệu quả. Trong chính trị, bạn chỉ thua cuộc khi bạn cho người khác thấy rằng bạn cần lòng thương hại của họ


Rosler thích trao đổi về các vấn đề kinh tế, thuế, thương mại, năng lượng. Ông cũng luôn khẳng định, mình hoàn toàn là công dân Đức và sẽ cống hiến cho nước Đức. Rosler có lòng tự hào và niềm tin rất lớn vào nước Đức – nơi ông luôn coi là quê hương mình. Ông từng nói Đức là đất nước "tự do nhất thế giới", hay là "tuyệt nhất thế giới". Trong một chuyến thăm Việt Nam vào năm 2006, ông cũng khẳng định rõ ràng rằng, ông đến với tư cách một chính trị gia người Đức, chứ không phải là một người đàn ông Việt Nam đang trở về cội nguồn

Thời điểm trở thành Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do, Rosler ví mình với một cây tre: mạnh mẽ, nhưng dẻo dai, gặp gió lớn có thể uốn cong nhưng không bao giờ gãy. Đó thực sự là một hình ảnh ẩn dụ rất hay đối với những phẩm chất cần có của một chính trị gia. Tuy nhiên, một số người vẫn có cách để đá xéo ông, vin vào lý do: tre là một loài cây đặc trưng của châu Á

Một trong số đó là ứng viên đảng Dân chủ Tự do Rainer Bruderle, ông này tự ví mình có phẩm chất chính trị của một loài cây khác: cây sồi – biểu trưng của nước Đức. Tuy nhiên, các nhà phê bình đánh giá không cao hành động có phần "trẻ con" này của Bruderle, và cả tư tưởng phân biệt của ông ta. Không lâu sau đó, ông này đã vướng vào một bê bối lớn về phân biệt giới tính


Mãi đến năm 2006, khi đã 33 tuổi, Philipp Rosler mới lần đầu tiên quay lại Việt Nam. Về lý do, ông cho biết: "Tôi về Việt Nam vì vợ tôi nói: Rồi chúng ta sẽ sinh con. Và em muốn kể cho con chúng ta nghe về đất nước nơi anh đã sinh ra"

Sau đó Philipp quay trở lại Đức và thăng tiến rất nhanh trên con đường chính trị. Năm 2009, ông trở thành Bộ trưởng Bộ Y tế. Năm 2010, ông tiếp tục giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế và Công nghệ. Ông trở thành Phó Thủ tướng của bà Angela Merkel kiêm chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do năm 2011

Lần thứ hai quay lại nơi mình đã sinh ra, Philipp đã ở tuổi 44. Lúc bấy giờ, ông đã chuyển hướng từ hoạt động chính trị sang vai trò mới - trở thành Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới


Ngay trong chuyến công tác tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2017 diễn ra tại thành phố Đà Nẵng, ông Philipp Rosler đã có lời khen ngợi và bày tỏ sự hứng thú với phong trào khởi nghiệp ở giới trẻ Việt Nam. Ông nhấn mạnh: "Các bạn có biết tài sản nào được coi là tài sản lớn nhất của Việt Nam không? Đó chắc chắn không phải là dầu khí, cũng không phải là công nghệ, và thậm chí càng không phải là cơ sở hạ tầng. Đó phải là chính con người Việt Nam, mà cụ thể là lớp trẻ Việt Nam"

Để phát huy tối đa tiềm năng của giới trẻ, ông Philipp Rosler cũng gợi ý: "Nhưng để sử dụng và phát huy được tiềm năng đó thì các bạn nên giáo dục những người trẻ, phải đào tạo họ, đặc biệt là cần nhiều nỗ lực hơn trong hướng nghiệp và đào tạo nghề. Sau đó Việt Nam cần phải tạo môi trường kinh doanh cho họ, mang lại cho họ cơ hội khởi nghiệp, đánh thức tiềm năng doanh nhân của họ. Đó sẽ là điều tốt cho thế hệ tương lai của các bạn và cho toàn bộ xã hội, toàn bộ đất nước Việt Nam


Hãy tập trung vào các cơ hội hơn là các vấn đề. Nếu Việt Nam muốn nâng cao năng lực cạnh tranh thì nên chuẩn bị để có các thể chế tốt, chính sách tốt, và thúc đẩy khu vực tư nhân nhiều hơn. Tôi thấy rằng Việt Nam đang đi đúng chiến lược này và điều đó có nghĩa là các bạn đã chuẩn bị cho tương lai. Tất nhiên, khi triển khai cụ thể thì Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm nhưng hướng đi như vậy là đúng đắn và làm chúng tôi rất lạc quan"

Sáng 15/3/2019, VinaCapital chính thức tuyên bố mời được ông Philipp Rosler về làm việc cho Việt Nam. Nguyên Phó thủ tướng Đức sẽ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng cố vấn Quỹ đầu tư VinaCapital Ventures, một quỹ chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp

Trong buổi họp với Quỹ đầu tư VinaCapital Ventures vào ngày trở lại, ông Philipp Roesler nói: "Tôi rất vui khi quay về Việt Nam làm việc như là một sự khởi đầu lại mọi thứ. Đặc biệt, tôi đảm nhiệm vị trí hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam kết nối với các nhà đầu tư quốc tế cũng như vươn ra thị trường nước ngoài"

Nguyễn Thái Quỳnh Trang
 
Cựu Phó Thủ tướng Đức gốc Việt đưa các nhà đầu tư vào Việt Nam
Cựu Phó Thủ tướng Đức gốc Việt Philipp Rösler dẫn đầu một đoàn doanh nhân lớn đến Hà Nội chiều 22/11

cuu-thu-tuong-duc-7526-1606124902.jpg

Cựu Phó Thủ tướng Đức gốc Việt Philipp Rösler

Đoàn hơn 10 người, gồm những nhà đầu tư và tổng giám đốc của một loạt doanh nghiệp lớn từ 3 quốc gia Đức, Thụy Sĩ và Israel. 3 mảng đầu tư chính mà đoàn nhắm đến là công nghệ số, sản xuất thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) ngành y tế và hạ tầng du lịch. “Các nhà đầu tư nước ngoài thật sự bị thu hút bởi môi trường khởi nghiệp năng động trong lĩnh vực kỹ thuật số tại Việt Nam. Trong khi đó, thành công tuyệt vời của Chính phủ Việt Nam trong việc kiểm soát dịch Covid-19 cũng như năng lực sản xuất thiết bị y tế cá nhân có chất lượng, cung ứng cho thị trường thế giới và trao tặng cho nhiều quốc gia trong bối cảnh khủng hoảng, đã đưa Việt Nam vào danh sách địa điểm sản xuất PPE lý tưởng. Ngoài ra, tiềm năng du lịch của Việt Nam là rất lớn”, ông Rösler lý giải với Thanh Niên về sự lựa chọn của các nhà đầu tư

Tiến sĩ y khoa Philipp Rösler rời chính trường Đức cuối năm 2013 và chuyển sang sống tại Thụy Sĩ, làm việc cho Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) trong 4 năm. Hồi tháng 7 vừa qua, ông lập Công ty tư vấn Concessor AG với mục tiêu kết nối kinh doanh giữa vùng nói tiếng Đức với khu vực Đông Nam Á, chủ yếu là Việt Nam

Chia sẻ trước khi rời Zurich (Thụy Sĩ) đi Việt Nam, ông Rösler cho biết đã có hai nhà đầu tư quyết định “xuống tiền”, gồm 100 triệu USD lập quỹ đầu tư mạo hiểm dành riêng cho các start-up ngành công nghệ số của Việt Nam và 210 triệu USD xây khách sạn. Một số dự định đầu tư khác sẽ được quyết định tại các cuộc làm việc trong những ngày tới

Theo dự kiến, đoàn của ông Rösler sẽ gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, làm việc với các bộ Y tế, Kế hoạch - Đầu tư, Công thương, Thông tin - Truyền thông, Tài nguyên - Môi trường, và tham dự một số hoạt động khác như Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (TechFest 2020) với sự trình làng của 260 start-up ngành kỹ thuật số. Sau Hà Nội, đoàn sẽ vào TP HCM , mừng kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Đức tại Ngôi nhà Đức (Deutsches Haus), trước khi rời Việt Nam ngày 29.11
 
Chuyện cựu phó thủ tướng Đức gốc Việt 'khởi nghiệp' trên đất mẹ
Không chỉ kết nối các doanh nghiệp ở các nước phát triển đầu tư trước mắt là 350 triệu USD vào Việt Nam, cựu Phó thủ tướng Đức gốc Việt Philipp Roesler còn góp phần lập quỹ đầu tư mạo hiểm hỗ trợ các dự án khởi nghiệp ở Việt Nam

Hôm qua 28.11, nhân chuyến công tác tại Việt Nam, cựu Phó thủ tướng Đức gốc Việt Philipp Roesler đã có buổi gặp gỡ đại diện một số cơ quan báo chí tại TP.HCM. Trước đó, trong khuôn khổ chuyến công tác lần này, ông Roesler đã có cuộc gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc


22a24_ssne.jpg

Ông Roesler cùng một số bạn trẻ đạt giải trong một cuộc thi đổi mới sáng tạo gần đây

Rót vốn 350 triệu USD

Mới đây, ông Roesler thành lập Công ty tư vấn đầu tư Consessor AG có trụ sở tại Thụy Sĩ. Được biết ở Việt Nam, ông là thành viên HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời. Phái đoàn lần này đi cùng cựu Phó thủ tướng Roesler có khoảng 10 người là đại diện một số doanh nghiệp Đức, Thụy Sĩ...

Cộng đồng khởi nghiệp năng động, mạnh mẽ đóng vai trò quan trọng cho nền kinh tế VN, vì VN vẫn là một nền kinh tế đang trong quá trình phát triển. Kinh tế VN có thể “nhảy cóc” lên cấp độ tiếp theo bằng cách phát huy hiệu quả từ các công ty khởi nghiệp

Ông Philipp Roesler


Ông cho biết phái đoàn đã quyết định đầu tư 350 triệu USD (hơn 8.000 tỉ đồng) vào Việt Nam. Khoản tiền này được đầu tư vào 3 lĩnh vực chính: Đầu tiên là lĩnh vực du lịch - vốn được xem là một trong các mũi nhọn phát triển của Việt Nam; Thứ hai là đầu tư cho các dự án khởi nghiệp, công ty nhỏ và các công ty về công nghệ; Thứ ba là mảng sức khỏe, bao gồm sản xuất các thiết bị bảo hộ cá nhân như khẩu trang, găng tay y tế, trang thiết bị bảo hộ cá nhân trong y khoa…

Trong đó, ông cho rằng trong đại dịch Covid-19 lần này, Việt Nam đã thể hiện được thành quả nổi bật về kiểm soát bệnh dịch. “Đó là lý do chúng tôi muốn đầu tư vào các nhà máy sản xuất khẩu trang, găng tay, dụng cụ phẫu thuật… để phát triển thành nhà cung cấp các sản phẩm này đến toàn cầu”, ông Roesler nói

Bên cạnh đó, nhóm doanh nhân tham gia phái đoàn lần này còn xây dựng một quỹ đầu tư mạo hiểm để rót vốn cho các dự án khởi nghiệp tại Việt Nam

Để kinh tế Việt Nam có thể “nhảy cóc”

Trong các mảng đầu tư, cựu Phó thủ tướng Roesler cho rằng sẽ dành sự quan tâm lớn cho các dự án khởi nghiệp

Người Việt sáng tạo, năng động và thông minh... không thua gì những chàng trai giỏi giang ở thung lũng Silicon (bang Califronia, Mỹ). Thế nhưng, phần lớn các khoản đầu tư mạo hiểm dành cho dự án khởi nghiệp lại gần như đổ về Silicon. Nguyên nhân không có gì ngoài chuyện Silicon được biết đến rộng rãi hơn”, ông Roesler nhận xét.
Cựu Phó thủ tướng Roesler chia sẻ rằng khi đến thung lũng Silicon thì chính ông cũng cảm thấy choáng ngợp, nên muốn các doanh nghiệp Việt được tiếp xúc với cộng đồng quốc tế, với cách mà người Mỹ khởi nghiệp

Và không phải đến giờ, khi bắt đầu mở công ty tư vấn đầu tư, ông mới làm điều đó. Tháng 11 năm ngoái, ông đã cùng một nhóm của khoảng 10 dự án đến thung lũng Silicon để cùng tham quan các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đóng tại đây. Ông Roesler cho rằng cộng đồng khởi nghiệp đang đóng vai trò quan trọng để tạo nên sự phát triển đột phá cho kinh tế Việt Nam

“Cộng đồng khởi nghiệp năng động, mạnh mẽ đóng vai trò quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam, vì Việt Nam vẫn là một nền kinh tế đang trong quá trình phát triển. Kinh tế Việt Nam có thể “nhảy cóc” lên cấp độ tiếp theo bằng cách phát huy hiệu quả từ các công ty khởi nghiệp”, ông Roesler nói và cho rằng ngày nay, để khởi nghiệp thành công thì không còn phụ thuộc quá nhiều vào những yếu tố truyền thống như cơ sở hạ tầng, nhà xưởng... Bởi giờ đây, những đường truyền băng thông rộng, máy tính... cần thiết hơn

Bên cạnh đó là sự kết nối và hợp tác giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với các doanh nghiệp, nhà đầu tư để xây dựng nên vườn ươm khởi nghiệp, tạo bệ phóng cho các dự án khởi nghiệp phát triển lâu dài

Theo ông Roesler, thông qua internet, việc tiếp cận các thị trường tiềm năng đang dễ dàng hơn bao giờ hết. Nhờ đó, một doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn có thể nhanh chóng bán hàng cho các đối tác ở Mỹ, châu Âu... Ông cho rằng các doanh nghiệp Việt có cơ hội hướng đến tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Mà ở đó, những loại trái cây hấp dẫn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể dễ dàng có mặt trên bàn ăn ở những nhà hàng sang trọng tại các thành phố lớn như New York (Mỹ)

Qua đó, ông Roesler muốn cùng xây dựng nên cầu nối giữa cộng đồng khởi nghiệp Việt với các nước phát triển, mà cụ thể là khu vực châu Âu



 
Top