What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Quốc Gia Công Nghệ

LOBBY.VN

Administrator
Mô hình đầu tư vào "Quốc Gia Công Nghệ"

Ngày 21/8 tại Hà Nội đã diễn ra “Hội thảo AI Việt Nam 2018”, có sự tham dự của Lãnh đạo bộ KH&CN và Lãnh đạo một số Bộ, ban ngành; đại diện các doanh nghiệp, các nhà khoa học đang làm việc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) trong và ngoài nước. Hội thảo được tổ chức nhằm chia sẻ tầm nhìn, quan điểm chiến lược của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ về cơ hội tiếp cận và tận dụng những thành tựu của KH&CN và cuộc CMCN 4.0 hiện nay vào những ngành, lĩnh vực trọng yếu; kết nối, hội tụ chia sẻ và định hướng cho Việt Nam

Phát biểu tại buổi hội thảo TS. Lê Viết Quốc - người hiện đang làm việc tại Google Brain - một trong những dự án về AI lớn nhất của Google, nổi tiếng với một trong những sản phẩm rất được quen thuộc tại Việt Nam, đó là “Google dịch” đã có những đánh giá tổng quan về tiềm năng của AI và cách thức để Việt Nam tiếp cận công nghệ này. TS đánh giá trong số các công nghệ AI hiện nay, thì đột phá lớn nhất là công nghệ nhận diện hình ảnh, nhận diện giọng nói, và tự hình thành ngôn ngữ tự nhiên

Trong đó, riêng công nghệ nhận diện hình ảnh đã có tốc độ tăng trưởng kỳ diệu trong từ 7-8 năm trở lại đây, thậm chí đã vượt qua khả năng nhận diện của con người vào năm 2016. Các công nghệ như nhận diện giọng nói và hình thành ngôn ngữ tự nhiên đã bắt đầu có những thành quả vượt mong đợi, tuy nhiên vẫn chưa vượt qua được khả năng của con người, và chưa mang đến nhiều ứng dụng thực tiễn

Theo nhìn nhận của TS, Việt Nam hiện có nhiều tiềm năng trong phát triển CNTT, và cụ thể là công nghệ AI - yếu tố được coi là “trái tim” của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), nhưng đang thiếu nhiều “vật liệu” để xây dựng. Cụ thể, chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam nên đầu tư mạnh vào 3 mảng chính đó là giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng nguồn dữ liệu mở, và tạo ra mối liên kết giữa các trường đại học Việt nam với nguồn trí thức, cộng đồng thế giới, TS cho hay

Về mặt nhân lực, ngành công nghiệp AI đòi hỏi trung bình từ 1 triệu nhân lực bao gồm kỹ sư, nhà nghiên cứu, nhà phát triển,... Trong khi đó tại Việt Nam hiện nay chỉ có khoảng 10.000 nhân lực sẵn sàng đáp ứng yêu cầu mỗi năm

Để giải quyết vấn đề này, TS khẳng định chúng ta buộc phải đầu tư mọi nguồn lực vào giáo dục. Thậm chí cần thay đổi chương trình học từ các kiến thức sách vở phổ thông thành khoa học - máy tính, nhằm giúp các em sớm nắm bắt được khái niệm thuật toán, cơ sở dữ liệu, lập trình, AI, IoT,... “Lập trình lên Đại học mới học là quá trễ, nên học từ cấp 3 và các lớp thấp hơn nữa”, TS. Lê Viết Quốc khẳng định

Vấn đề thứ 2 được đề cập tới chính là dữ liệu. Theo TS, chúng ta cần phải tìm cách tạo ra dữ liệu mở. Trước mắt, cần chú trọng vào các ngành y tế, giao thông, nông nghiệp,... TS. Lê Viết Quốc dẫn chứng tại Google trong một vài năm trở lại đây đã thay đổi quan điểm, để tạo ra nguồn dữ liệu mở ra toàn thế giới, thay vì giữ “khư khư” các công nghệ được đầu tư hàng triệu đô la cho riêng mình

“Mang công nghệ để đưa ra toàn thế giới khiến chúng tôi mất rất nhiều tiền, hàng trăm triệu đô la, nhưng đây là một quyết định đúng đắn”, TS khẳng định. “Lý do là vì khi mang công nghệ để người ngoài có thể nhìn thấy, để nghiên cứu, tìm lỗi, nâng cấp,... thì công nghệ đó rồi sẽ quay lại Google với một phiên bản hoàn thiện hơn”

Theo TS. Lê Viết Quốc, đây chính là cách đầu tư hợp lý, mang lại giá trị lâu dài, đạt mục tiêu đề ra là làm thế nào để có nhiều dữ liệu nhất. Cũng theo đại diện của Google, Việt Nam nên nghiên cứu cơ bản dàn trải, mở rộng mô hình nghiên cứu, chuyên đề của các viện đào tạo, viện nghiên cứu, đặt ra các thử thách

“Tại Mỹ, một khái niệm gọi là “Grand Challenge” (thử thách lớn), được tổ chức dành cho các viện nghiên cứu, và thậm chí chính phủ đã tài trợ vốn cho các hoạt động này”, TS cho biết. “Nhờ đó mà nâng cao sự hợp tác, trao đổi kiến thức và tích luỹ kinh nghiệm cho các tổ chức nghiên cứu hàng đầu”

Tại buổi hội thảo, TS cũng chia sẻ thêm về 2 mô hình đầu tư được đánh giá là hiệu quả nhất tại thời điểm hiện nay. Đó là đầu tư “kiểu Mỹ” và đầu tư “kiểu Trung Quốc”. Mô hình đầu tư “kiểu Mỹ” có đặc trưng là chính phủ không “nhúng tay” quá nhiều vào các hoạt động của doanh nghiệp, tức là doanh nghiệp tuỳ ý phát triển và tạo ra doanh thu cạnh tranh theo sở thích và định hướng mở

Chính phủ Mỹ qua đó sẽ trợ cấp các quỹ nghiên cứu cơ bản, tập trung vào các nhóm được cho là trọng yếu như phát triển Internet, AI, xe tự lái. Theo đánh giá của TS, mô hình này bền vững, nhưng sẽ có tốc độ phát triển chậm hơn một chút

Mô hình đầu tư “kiểu Trung Quốc” trái lại, chia ra nhiều mảng nhỏ hơn, từ y tế, xe tự lái, nhận diện giọng nói,... và được chính phủ tổ chức các chương trình đại loại như “hành trình cùng doanh nghiệp”, nhằm tập hợp các công ty startup lại rồi đầu tư mạnh tay, giúp các công ty này bùng phát trong thời gian ngắn

Ưu điểm của phương thức này đó là giải quyết được các vấn đề về "deployment" do có sẵn quyền hạn được giao từ chính phủ. Theo đó, các công ty này có thể phát triển theo đúng định hướng đề ra, mà không gặp phải bất kỳ trở ngại nào về hành lang pháp lý. Theo TS. Lê Viết Quốc, phương thức này hoàn toàn có thể được áp dụng tốt tại Việt Nam do sẵn có một cộng đồng startup lớn mạnh

Tại hội thảo, TS cũng phản ánh một quan điểm được nhiều người vẫn hay lầm tưởng, đó là công nghệ AI trên thế giới hiện vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, và chưa sẵn sàng để áp dụng vào cuộc sống. Trong đó một số mảng của AI còn chưa hoàn chỉnh. TS kỳ vọng trong vòng 10 năm tới, những vấn đề của AI mới có thể được giải quyết, và chỉ tới khi đó, mới mang lại giá trị cốt lõi. Tuy nhiên nếu như không có những bước đi đầu, thì sẽ không thể kịp nắm bắt công nghệ này

Nguyễn Nguyễn
 
Last edited:
Nếu muốn tạo ra Alibaba, Weibo, Việt Nam phải vươn ra toàn cầu
- Muốn sớm có hệ sinh thái điện tử, hãy bắt đầu từ cách nghĩ của thời 4.0

Hai mươi năm trước tôi từng đi xin giấy phép để vận hành hệ thống thu tín hiệu vệ tinh (VSAT) cho VP World Bank ở Hà Nội. Người phụ trách bên Cục Vô tuyến đã hỏi tôi, Trung Quốc làm như thế nào. Tôi phải về VP alo và nhờ các đồng nghiệp Bắc Kinh gửi tài liệu sang chứng tỏ nước bạn đã cấp rồi, không vấn đề gì, khi đó bên ta mới đi những bước đầu tiên nhỏ giọt

Tôi cứ băn khoăn mãi, sao phải hỏi Trung Quốc, sao ta không tự thay đổi. Não trạng phải hỏi người khác khó có sức sáng tạo, bởi mỗi quốc gia, mỗi châu lục có hoàn cảnh địa chính trị khác nhau

Trong giáo dục người ta nói vui, Trung Quốc giáo dục công dân của họ nghĩ về cội nguồn, Hoa Kỳ đào tạo thế hệ trẻ nghĩ đến toàn cầu

Dù đi khắp bốn phương nhưng du học sinh Trung Quốc luôn nghĩ về quê cũ, đó là điểm mạnh và cũng là điểm yếu. Nhưng du sinh một số nước phát triển như Mỹ thường bay trên không trung thấy “điểm đen” ở đâu cần giúp đỡ là họ tới. Sống thế mới có chuyện Bill Gates bỏ cả nửa tỷ đô la giúp trẻ em châu Phi được tiêm chủng miễn phí


Để sử dụng hiệu quả công nghệ mới, nhất là nghĩ về 4.0, cần tư duy quản lý mới

Trung Quốc với 1,4 tỷ dân thì cánh IT của họ chỉ cần làm ra sản phẩm cho dân đủ dùng sẽ giàu như Bill Gates hay Steve Jobs. Thị trường Hoa Kỳ hơn 300 triệu dân dù là nơi tiêu thụ lớn nhưng không thể so với Trung Quốc và Ấn Độ

Các tên tuổi như Baidu, Weibo, Alibaba kể cả China-Internet đóng cửa với thế giới vẫn sống ngon vì quốc gia này ngang tầm một châu lục

Nếu Việt Nam muốn tạo ra Alibaba hay Weibo thì phải vươn ra toàn cầu

Nhìn những con số thống kê như Trung Quốc là một trong những nhà đầu tư và áp dụng công nghệ kỹ thuật số lớn nhất thế giới, và là quê hương của 1/3 số công ty khởi nghiệp kỳ lân trên thế giới, thì bạn đừng choáng. Họ không làm được mới là điều đáng bàn

Có một điều nên học họ, đó là xã hội cần số hóa, cần có những hệ sinh thái nền tảng như bộ ba Baidu, Alibaba và Tencent, hay còn gọi là BAT, mà Trung Quốc đang sở hữu

Trung Quốc tư duy theo “châu lục” Trung Quốc và thêm chút khu vực, Mỹ theo toàn cầu. Thế thì Việt Nam ở đâu? Ở ngay xứ mình và thêm chút ASEAN là ăn đủ

Mạng Viettel đã lan tỏa Đông Dương vươn sang Myanamar, tại sao các dịch vụ khác đi theo chưa lan tới được các quốc gia này như Shopee của nước khác đang làm mưa làm gió ở Hà Nội và Tp HCM dựa trên Viettel hay FPT. Chỉ là đặt cáp, bán mobile và thu tiền thì chưa đủ. Ứng dụng chạy trên đó giúp cho ứng dụng thương mại điện tử nhanh hơn, tiện hơn, thì chắc chắn kết quả sẽ khác

Ta không thiếu nguồn nhân lực, ta không dốt tiếng Anh, ta không thiếu người giỏi IT và toán học, nhưng cần tạo dựng môi trường để họ phát triển bền vững và lành mạnh. Môi trường chưa tốt thì chưa thể hệ sinh thái IT tốt đẹp

Để sử dụng hiệu quả công nghệ mới, nhất là nghĩ về 4.0, cần tư duy quản lý mới. Để áp dụng 4.0 hay IoT trong thế kỷ 21 thì các nhà chiến lược và quản lý phải nghĩ khác. Để áp dụng công nghệ động cơ điện thì các ông giám đốc nhà máy phải nghĩ đến đường dẫn điện, hệ thống sản xuất bằng năng lượng điện

Và hôm nay cũng thế. Để cho công nghệ số trở thành cần câu cơm thì ngoài chuyện cần công nghệ và các tài năng, xã hội cần cách suy nghĩ khác với tư duy thế kỷ 20

Một ví dụ trong thành công sản xuất phần mềm trong kỷ nguyên số là phương pháp Agile khá đơn giản, có tới 71% các tổ chức áp dụng. Đó là phát triển trên nền tảng liên kết chặt chẽ với người dùng, tìm hiểu nhu cầu của họ và dựa vào đó phát triển phần mềm mà khách hàng cần

Điều đó trái ngược với các ông IT cuối thế kỷ 20 mải mê lập trình, rồi mang đi bán mà không biết khách hàng có nhu cầu hay không

Sự sáng tạo và tư duy kiểu Agile cần một tầm nhìn. Nhưng thống kê toàn cầu cho hay khi khảo sát hơn 800 nhà quản lý cao cấp, thì có tới 50% nói rằng các lãnh đạo của họ không có tầm nhìn và đam mê để cho sáng tạo công nghệ mới nhất được áp dụng

Muốn sớm có hệ sinh thái điện tử, hãy bắt đầu từ cách nghĩ của thời 4.0

Hiệu Minh
 
Khát vọng đưa Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ
- Tại buổi làm việc với Bộ TT&TT, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của Bộ TT&TT trong quản lý lĩnh vực công nghệ, báo chí, dẫn dắt quá trình chuyển đổi số để đóng góp vào khát vọng đưa Việt Nam trở thành cường quốc về công nghệ

Sáng 8/9/2018, tại trụ sở Bộ TT&TT, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT)


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến làm việc với Bộ TT&TT

Tham dự buổi làm việc có ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương và đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương

Báo cáo tại Hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Quyền Bộ trưởng Bộ TT&TT kiêm Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc những nội dung cơ bản về hoạt động của Bộ TT&TT trong thời gian qua


Quyền Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng báo cáo Thủ tướng về kết quả các hoạt động quản lý nhà nước của Bộ

Thời gian qua, ngành TT&TT ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, kinh tế - xã hội, có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế

Theo đó, Bộ TT&TT là một Bộ quản lý đa lĩnh vực tập trung vào hai nhiệm vụ chính là Công nghệ và Tuyên truyền. Về mảng công nghệ, Bộ TT&TT là một Bộ quản lý về công nghệ, công nghiệp thông tin và Truyền thông, điện tử viễn thông đã đóng góp một phần rất lớn trong nền kinh tế đất nước

Đồng thời, Bộ TT&TT là Bộ quản lý Nhà nước về báo chí, phát thanh truyền hình, thông tin điện tử; xuất bản, in và phát hành. Đây chính là một công cụ quan trọng của Đảng, Nhà nước để tạo nên niềm tin, sự đồng thuận trong xã hội, khơi dậy khát vọng và tự hào dân tộc, nhằm cổ vũ và nâng cao sức mạnh tinh thần của đất nước

Sẵn sàng cho CMCN 4.0

Tại buổi làm việc, ngoài nội dung báo cáo về thành quả trong các lĩnh vực Bưu chính Viễn thông, CNTT, An toàn thông tin, Công nghiệp và công nghệ, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng đã giới thiệu về Công nghệ 4.0

Thực tế các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu lớn (big data) đã được ứng dụng từ vài năm trước tại Việt Nam, trong hệ thống chặn lọc tin nhắn rác tự động của các Viettel, và mới đây là Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia với khả năng quét lọc lượng thông tin rất lớn trên Inernet do người dùng và các mạng xã hội tạo ra mỗi ngày

Các giải pháp công nghệ 4.0 khác hiện đã triển khai có thể kể đến như nền tảng kết nối IoT của VNPT, hệ thống kết nối camera giám sát thông minh của VP9, hay thử nghiệm xe ô tô tự lái của FPT...

Định hướng của Bộ TT&TT trong tương lai là sẽ thành lập tổ công tác thúc đẩy CMCN 4.0, nghiên cứu thành lập quỹ đầu tư vào các doanh nghiệp công nghệ 4.0 và sản phẩm công nghệ 4.0; kêu gọi các tập đoàn lớn về công nghệ thành lập một số phòng Lab 4.0 để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Công nghệ 4.0 cũng sẽ thay đổi các ngành nghề khác với khái niệm X-Tech. Nếu FinTech là khái niệm ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực tài chính, thì trong tương lai công nghệ sẽ len lỏi vào tất cả các lĩnh vực khác như Nông nghiệp (AgriTech), Giáo dục (EduTech), Du lịch (TravelTech)…

Theo Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Công nghệ 4.0 sẽ thay đổi mô hình kinh doanh của các ngành nghề, mở ra một không gian rất lớn cho các công ty khởi nghiệp sáng tạo mới, tạo nên sự phát triển chung của nhiều lĩnh vực

Khát vọng đưa Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ

Sau khi nghe báo cáo của Quyền Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và ý kiến đóng góp của các bộ ngành liên quan cho sự phát triển của ngành TT&TT, kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của Bộ TT&TT trong quản lý lĩnh vực công nghệ, báo chí, dẫn dắt quá trình chuyển đổi số để đóng góp vào khát vọng đưa Việt Nam trở thành cường quốc về công nghệ., khát vọng về quốc gia 4.0


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận buổi làm việc

Thủ tướng nhìn nhận trong thời gian qua, báo chí cách mạng cũng có đóng góp quan trọng vào sự phát triển đất nước. Ngành TT&TT có nhiều nhân tài, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ, trong đó có tập đoàn “tỷ USD”, tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng GDP, tăng đến 18% về doanh thu

Với sự tham mưu của Bộ TT&TT và các bộ, ngành chức năng khác, Chính phủ đã chủ động đón bắt thời cơ CMCN 4.0. Thủ tướng cũng đánh giá cao Bộ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; Quyền Bộ trưởng TT&TT dù mới nhận nhiệm vụ nhưng đã đoàn kết, thống nhất, tập hợp lực lượng khoa học công nghệ và doanh nghiệp, một lực lượng quan trọng đối với sự phát triển đất nước

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra Bộ TT&TT còn tồn tại một số mặt hạn chế, yếu kém như triển khai quy hoạch báo chí chậm. Quản lý báo chí, mạng xã hội còn nhiều hạn chế, bất cập. Tình trạng báo chí bị thương mại hóa với việc đăng tải thông tin, hình ảnh thiếu văn hóa, thiếu nhân văn và phản giáo dục, tác động tiêu cực, làm suy giảm niềm tin của công chúng đối với báo chí. Công tác tham mưu cơ chế, chính sách vẫn còn những trường hợp chậm, chất lượng chưa cao, thậm chí còn để xảy ra sai sót, vi phạm

Thủ tướng cũng đánh giá việc phân bổ băng tần viễn thông phục vụ phát triển, hoàn thiện chất lượng dịch vụ mạng 4G, tiến tới 5G còn lúng túng, chậm trễ, cụ thể là tốc độ triển khai mạng 4G tại Việt Nam hiện mới đứng thứ 75 trên thế giới. Việt Nam hiện bị đánh giá là là nước có nguy cơ nhiễm mã độc cao trên thế giới, là một trong các nước đứng đầu về tỷ lệ lây nhiễm phần mềm độc hại qua các thiết bị đa phương tiện, tuy nhiên còn lúng túng, bị động trong việc khắc phục

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Thủ tướng cho rằng, chúng ta cần tiến tới một nền kinh tế số, xây dựng Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số, phát triển thương mại điện tử, xây dựng thành phố thông minh, áp dụng nhanh hơn, tốt hơn trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối vạn vật (IoT), tự động hóa, robot, dữ liệu lớn… hiện đang làm thay đổi mô hình kinh doanh, phương thức hoạt động trên mọi lĩnh vực

Việc đổi mới tư duy về quản trị nhà nước không chỉ thúc đẩy sự phát triển công nghệ mà còn phải bảo vệ cuộc sống của người dân an toàn trong không gian số. Những vấn đề này rất quan trọng mà “Bộ TT&TT là cơ quan hướng dẫn về mặt quản lý Nhà nước để thực hiện, thúc đẩy”, Thủ tướng nói

Để bắt kịp cách mạng công nghiệp 4.0, cần tiến hành số hóa quốc gia càng nhanh càng tốt. Chuyển đổi số phải là nền tảng đi sâu vào mọi ngành, lĩnh vực, tổ chức, doanh nghiệp của cả khu vực công và tư. Bộ TT&TT phải giữ vai trò dẫn dắt công tác này, đi đầu trong đổi mới tư duy, thử nghiệm những cách làm mới, chủ động đề xuất cơ chế chính sách có tính đột phá, cùng các bộ, ngành liên quan tích cực hợp tác, hỗ trợ để nước ta có thể trở thành một trong những nước đi đầu trong cách mạng công nghiệp 4.0

Bộ TT&TT cũng cần tập trung hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật, tháo gỡ các khó khăn để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển hạ tầng viễn thông. Chỉ đạo xây dựng một số doanh nghiệp dẫn đầu, đầu tầu cho cách mạng công nghiệp 4.0.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông từ khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo để nước ta chuyển từ nước nhập khẩu thành nước sản xuất các sản phẩm này, từ nước gia công phần mềm cho nước ngoài thành nước phát triển phần mềm

Ứng dụng công nghệ cao để ngày càng có nhiều sản phẩm công nghệ thông tin mang nhãn hiệu “Made in Viet Nam”, đưa nước ta thành cường quốc về công nghệ thông tin, hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển thông minh trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Công nghiệp công nghệ thông tin không chỉ sản xuất các sản phẩm dân dụng mà còn phục vụ quốc phòng, an ninh như vệ tinh viễn thám, ra đa, thiết bị bay không người lái, hệ thống chỉ huy điều khiển…

Bộ TT&TT cũng cần tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác tham mưu, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025, trong đó chú trọng hoàn thiện một số thể chế như cơ chế đầu tư mua sắm, thuê sản phẩm dịch vụ công nghệ thông tin, định danh điện tử cho tổ chức cá nhân… Khẩn trương xây dựng khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, hướng tới Chính phủ số và dữ liệu mở tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0… Tiếp tục tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông

Triển khai các giải pháp để đảm bảo an toàn, an ninh mạng. Chú trọng việc đào tạo, chuyển đổi nhân lực đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ và sản xuất của cách mạng công nghiệp 4.0

Nhân dịp này, Thủ tướng chúc Bộ TT&TT luôn xứng đáng với 10 chữ vàng của ngành: “Trung thành, Dũng cảm, Tận tụy, Sáng tạo, Nghĩa tình” và khẳng định “sẽ luôn đồng hành với các đồng chí trên con đường nhiều khó khăn, thách thức này”

H.P
 
Đổi mới tư duy quản trị sẽ thúc đẩy công nghệ phát triển
Làm việc với Bộ TT&TT vào sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ mong muốn Bộ đi đầu đổi mới tư duy và cho rằng, việc đổi mới tư duy về quản trị nhà nước không chỉ thúc đẩy sự phát triển công nghệ mà còn phải bảo vệ cuộc sống của người dân an toàn trong không gian số

thu-tuong.jpg

Thủ tướng cho rằng, Bộ TT&TT cần chỉ đạo xây dựng một số doanh nghiệp dẫn đầu, đầu tầu cho cách mạng công nghiệp 4.0

Cùng dự buổi làm việc sáng 8/9 có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông

Tại cuộc làm việc, Quyền Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng đã báo cáo những nội dung cơ bản về hoạt động của Bộ trong thời gian qua, tập trung vào hai lĩnh vực chính là công nghệ và tuyên truyền

Theo đó, ở lĩnh vực viễn thông, gần 1 triệu km cáp quang đã được triển khai đến tận thôn, bản, xã, phường của 63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước và Việt Nam trở thành một trong những nước có tỷ lệ cáp quang hóa cao nhất thế giới. Sóng di động đã phủ tới 99,5% dân số (trong đó vùng phủ 3G, 4G phục vụ 98% dân số); hình thành xa lộ thông tin kết nối với toàn thế giới (băng thông quốc tế 6 Tbps). Trong giai đoạn tới, cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra nhu cầu kết nối, hạ tầng viễn thông của Việt Nam đã sẵn sàng cung cấp kết nối dung lượng, chất lượng cao đáp ứng cho ứng dụng loT trên nền tảng mạng 4G, 5G

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, với trên 28 nghìn doanh nghiệp công nghệ thông tin, 900 nghìn lao động, đây là một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất cả nước, đạt tăng trưởng trên 20%/năm trong hơn 10 năm qua. Năm 2017 là năm ngành công nghệ thông tin có tốc độ tăng trưởng cao, đạt khoảng 35,3%, doanh thu 91,6 tỷ USD

Bộ đã tích cực chủ động làm việc với các nhà mạng nước ngoài để thiết lập cơ chế trong việc ngăn chặn, gỡ bỏ các thông tin xấu độc, vi phạm quy định pháp luật Việt Nam. Đẩy mạnh kiểm tra, rà soát, phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về báo chí, thông tin trên mạng Internet

thu-truong-nguyen-xuan-phuc4.jpg

Món quà của Bộ TT&TT tặng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Mong Bộ TT&TT đi đầu đổi mới tư duy


Sau khi lắng nghe các ý kiến phát biểu về tình hình thời gian qua và giải pháp cho sự phát triển của ngành TT&TT, kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của Bộ TT&TT trong phát triển lĩnh vực quản lý để đóng góp vào khát vọng của dân tộc trong lĩnh vực công nghệ, báo chí, khát vọng đưa Việt Nam trở thành cường quốc về công nghệ

Đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, Thủ tướng nhìn nhận trong thời gian qua, ngành tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng GDP, tăng đến 18% về doanh thu. Cùng với đó, báo chí cách mạng có đóng góp quan trọng vào sự phát triển đất nước. Ngành có nhiều nhân tài, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ, trong đó có tập đoàn “tỷ USD”

Với sự tham mưu của Bộ TT&TT và các bộ, ngành chức năng khác, Chính phủ đã chủ động đón bắt thời cơ cách mạng công nghiệp 4.0. Thủ tướng cũng đánh giá cao Bộ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan bảo đảm an toàn, an ninh thông tin. Quyền Bộ trưởng TT&TT đã đoàn kết, thống nhất, tập hợp lực lượng khoa học công nghệ và doanh nghiệp, một lực lượng quan trọng đối với sự phát triển đất nước

Tuy nhiên, theo Thủ tướng, còn tồn tại một số mặt hạn chế, yếu kém như triển khai quy hoạch báo chí chậm. Quản lý báo chí, mạng xã hội còn nhiều hạn chế, bất cập. Tình trạng báo chí bị thương mại hóa với việc đăng tải thông tin, hình ảnh thiếu văn hóa, thiếu nhân văn và phản giáo dục, tác động tiêu cực, làm suy giảm niềm tin của công chúng đối với báo chí. Thông tin phản bác, xử lý khủng hoảng truyền thông chưa kịp thời

Công tác tham mưu cơ chế, chính sách vẫn còn những trường hợp chậm, chất lượng chưa cao, thậm chí còn để xảy ra sai sót, vi phạm

Việc phân bổ băng tần viễn thông phục vụ phát triển, hoàn thiện chất lượng dịch vụ mạng 4G, tiến tới 5G còn lúng túng, chậm trễ (tốc độ mạng 4G tại Việt Nam đứng thứ 75 trên thế giới)

Việt Nam là một trong những nước có nguy cơ nhiễm mã độc cao trên thế giới, là một trong các nước đứng đầu về tỷ lệ lây nhiễm phần mềm độc hại qua các thiết bị đa phương tiện, tuy nhiên còn lúng túng, bị động trong việc khắc phục

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Thủ tướng cho rằng, chúng ta cần tiến tới một nền kinh tế số, xây dựng Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số, phát triển thương mại điện tử, xây dựng thành phố thông minh, áp dụng nhanh hơn, tốt hơn trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối vạn vật (IoT), tự động hóa, robot, dữ liệu lớn… hiện đang làm thay đổi mô hình kinh doanh, phương thức hoạt động trên mọi lĩnh vực

Việc đổi mới tư duy về quản trị nhà nước không chỉ thúc đẩy sự phát triển công nghệ mà còn phải bảo vệ cuộc sống của người dân an toàn trong không gian số. Những vấn đề này rất quan trọng mà “các đồng chí là người hướng dẫn về mặt quản lý Nhà nước để thực hiện, thúc đẩy”, Thủ tướng nói

Để bắt kịp cách mạng công nghiệp 4.0, cần tiến hành số hóa quốc gia càng nhanh càng tốt. Chuyển đổi số phải là nền tảng đi sâu vào mọi ngành, lĩnh vực, tổ chức, doanh nghiệp của cả khu vực công và tư. Bộ TT&TT phải giữ vai trò dẫn dắt công tác này, đi đầu trong đổi mới tư duy, thử nghiệm những cách làm mới, chủ động đề xuất cơ chế chính sách có tính đột phá, cùng các bộ, ngành liên quan tích cực hợp tác, hỗ trợ để nước ta có thể trở thành một trong những nước đi đầu trong cách mạng công nghiệp 4.0

Đưa nước ta thành cường quốc về công nghệ thông tin


Thủ tướng đề nghị các đồng chí lãnh đạo, công chức, viên chức và toàn thể người lao động thuộc Bộ TT&TT phải đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, trên dưới một lòng, nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt sứ mệnh của Bộ - là cơ quan vừa quản lý, phát triển công nghệ, công nghiệp, vừa là kinh tế và tuyên truyền, tạo niềm tin, đồng thuận xã hội, khát vọng dân tộc, hun đúc sức mạnh tinh thần của đất nước

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Bộ là công tác quản lý báo chí. Bộ cần khẩn trương triển khai thực hiện quy hoạch báo chí theo kết luận của Bộ Chính trị và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương trong việc chỉ đạo, định hướng thông tin báo chí, thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, bảo đảm khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cũng như các biện pháp mới, mạnh mẽ của Chính phủ, các cấp, các ngành trong phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Đấu tranh phản bác đối với những luận điệu xuyên tạc, thông tin xấu độc; xử lý nghiêm các vi phạm

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý báo chí, thông tin điện tử và mạng xã hội. Có giải pháp hiệu quả để giám sát, quản lý các mạng xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để phân tích dự báo xu thế thông tin và những vấn đề nổi cộm trên mạng xã hội

Tăng cường công tác quản lý đối với các nhà xuất bản và hoạt động xuất bản, bảo đảm theo đúng các quy định của Luật Xuất bản, khắc phục các sai sót trong hoạt động xuất bản

Tập trung hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật, tháo gỡ các khó khăn để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển hạ tầng viễn thông. Chỉ đạo xây dựng một số doanh nghiệp dẫn đầu, đầu tầu cho cách mạng công nghiệp 4.0

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông từ khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo để nước ta chuyển từ nước nhập khẩu thành nước sản xuất các sản phẩm này, từ nước gia công phần mềm cho nước ngoài thành nước phát triển phần mềm

Ứng dụng công nghệ cao để ngày càng có nhiều sản phẩm công nghệ thông tin mang nhãn hiệu “Made in Viet Nam”, đưa nước ta thành cường quốc về công nghệ thông tin, hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển thông minh trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Công nghiệp công nghệ thông tin không chỉ sản xuất các sản phẩm dân dụng mà còn phục vụ quốc phòng, an ninh như vệ tinh viễn thám, ra đa, thiết bị bay không người lái, hệ thống chỉ huy điều khiển…

Triển khai các giải pháp để đảm bảo an toàn, an ninh mạng. Chú trọng việc đào tạo, chuyển đổi nhân lực đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ và sản xuất của cách mạng công nghiệp 4.0

Tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác tham mưu, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025, trong đó chú trọng hoàn thiện một số thể chế như cơ chế đầu tư mua sắm, thuê sản phẩm dịch vụ công nghệ thông tin, định danh điện tử cho tổ chức cá nhân… Khẩn trương xây dựng khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, hướng tới Chính phủ số và dữ liệu mở tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0…

Tiếp tục tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông

Nhân dịp này, Thủ tướng chúc Bộ TT&TT luôn xứng đáng với 10 chữ vàng của ngành: “Trung thành, Dũng cảm, Tận tuỵ, Sáng tạo, Nghĩa tình” và khẳng định “sẽ luôn đồng hành với các đồng chí trên con đường nhiều khó khăn, thách thức này”

chinhphu.vn
 
Việt Nam sẽ trở thành cường quốc công nghệ
Làm việc với Bộ Thông tin - Truyền thông hôm qua (8.9), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đưa nước ta thành cường quốc về công nghệ thông tin, hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển thông minh trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội

Buổi làm việc xuyên suốt từ 7 giờ 30 đến gần 13 giờ, với nhiều nút thắt chính sách được tháo gỡ để đưa VN trở thành cường quốc công nghệ thông tin. Cùng dự buổi làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Võ Văn Thưởng và đại diện lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư, các doanh nghiệp (DN), tập đoàn lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông…

Xây dựng mạng xã hội “Made in Vietnam”

quote2.png
Công nghiệp CNTT không chỉ sản xuất các sản phẩm dân dụng mà còn phục vụ quốc phòng, an ninh như vệ tinh viễn thám, ra đa, thiết bị bay không người lái, hệ thống chỉ huy điều khiển…

Báo cáo tại buổi làm việc, quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết 2017 là năm ngành công nghệ thông tin (CNTT) có tốc độ tăng trưởng cao, đạt mức 35,3%, doanh thu đạt 91,6 tỉ USD, đóng góp 39.253 tỉ đồng cho ngân sách nhà nước. Toàn ngành có trên 28.000 DN CNTT, 900.000 lao động. CNTT là một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất cả nước, bình quân trên 20%/năm trong hơn 10 năm…


Về viễn thông, gần 1 triệu km cáp quang đã được triển khai đến tận thôn, bản, xã, phường của 63/63 tỉnh/TP trên cả nước. VN trở thành một trong những nước có tỷ lệ cáp quang hóa cao nhất thế giới; sóng di động đã phủ tới 99,5% dân số (trong đó vùng phủ 3G, 4G phục vụ 98% dân số); hình thành xa lộ thông tin kết nối với toàn thế giới (băng thông quốc tế 6 Tbps)

Quyền Bộ trưởng TT-TT bày tỏ mong muốn Thủ tướng sẽ đặt mục tiêu đưa VN trở thành cường quốc phát triển phần mềm, đưa viễn thông trở lại tốp 10 quốc gia đứng đầu thế giới như giai đoạn 2008 - 2010; tốp 5 thế giới về công nghệ thiết bị viễn thông, sản xuất được vi mạch. Đặc biệt, công nghiệp quốc phòng an ninh - một lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao, đầu tư lớn, chuyên gia giỏi… VN phải nỗ lực để lọt vào tốp 20. “Một quốc gia muốn có hòa bình lâu dài và bền vững phải có vũ khí công nghệ cao”, ông Hùng chia sẻ

Theo ông Hùng, để trở thành cường quốc về sản xuất phần mềm, VN phải xuất khẩu được 70% sản phẩm ra thị trường thế giới, chứ không thể làm phần mềm theo kiểu gia công như hiện nay. Muốn vậy, không chỉ có điều kiện cần là 9.000 DN với tổng doanh thu 3,8 tỉ USD như hiện nay, mà phải có điều kiện đủ là có DN dẫn đầu và DN chất lượng, cỡ 10 công ty doanh thu tỉ USD thì chắc chắn “bộ mặt” của ngành sẽ khác

Một lĩnh vực khác, quyền Bộ trưởng TT-TT cũng muốn đột phá trong cuộc cách mạng 4.0 là hệ sinh thái số, trong đó có câu chuyện của mạng xã hội. Hiện nay, doanh thu quảng cáo mạng xã hội chủ yếu rơi vào tay hai “ông lớn” Facebook và Google, với tổng giá trị 370 triệu USD (Facebook 235 triệu USD, Google 135 triệu USD). Trong khi đó, VN với 436 mạng xã hội song chỉ Zalo thực sự có tên tuổi với 40 triệu khách hàng, nhưng doanh thu cũng chỉ đạt con số nhỏ bé 7 triệu USD. Từ đó, ông Hùng kiến nghị Chính phủ có thêm biện pháp ủng hộ mạng xã hội VN, mục tiêu đến năm 2022 có lượng người dùng bằng hoặc hơn số tài khoản của Facebook (hiện khoảng 60 triệu khách hàng), chiếm 60 - 70% thị phần


Câu chuyện nghịch lý với mạng xã hội hiện nay, theo quyền Bộ trưởng Bộ TT-TT, là các mạng xã hội nước ngoài sang làm giàu, hưởng nhiều lợi ích ở VN nhưng chưa tuân thủ pháp luật, chưa đóng thuế đầy đủ, chưa thực hiện các yêu cầu an ninh mạng của Chính phủ VN. Tình trạng này đã kéo dài và không thể để tiếp tục tồn tại. Người đứng đầu Bộ TT-TT khẳng định đã đến lúc buộc phải dùng các biện pháp kinh tế hoặc kỹ thuật để quản lý mạng xã hội. Ngày 14.9, Bộ TT-TT sẽ mời Facebook sang VN để làm việc, tiếp sau đó là Google. “VN là đất nước có chủ quyền, ông sang làm ăn ở đây, làm giàu ở đây, không tuân thủ pháp luật, mà lại làm cho đất nước kém đi thì không thể được..”, ông Hùng nói tại cuộc họp

Phát triển từ khâu nghiên cứu, thiết kế đến chế tạo, xuất khẩu


Trực tiếp điều hành buổi làm việc, chăm chú lắng nghe các đề xuất, kiến nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành tặng ngành TT-TT 10 chữ: “Trung thành, tận tụy, sáng tạo, phục vụ, tận tình”. Thủ tướng đánh giá cao những quyết tâm, hoài bão và khát khao của tập thể Bộ TT-TT, đứng đầu là quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đưa VN trở thành cường quốc về công nghệ, viễn thông, đặc biệt đặt trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. “Quyền Bộ trưởng mới đã đoàn kết thống nhất anh em tập trung tập hợp lực lượng CNTT. Thay mặt Chính phủ, Ban Tuyên giáo T.Ư, biểu dương đánh giá cao sự cố gắng lớn lao của cán bộ nhân viên trong toàn ngành cũng như lãnh đạo Bộ”, Thủ tướng nhấn mạnh

Tuy nhiên, theo Thủ tướng, ngành còn tồn tại một số mặt hạn chế, yếu kém như triển khai quy hoạch báo chí chậm. Quản lý báo chí, mạng xã hội còn nhiều hạn chế, bất cập. Tình trạng báo chí bị thương mại hóa với việc đăng tải thông tin, hình ảnh thiếu văn hóa, thiếu nhân văn và phản giáo dục, tác động tiêu cực, làm suy giảm niềm tin của công chúng đối với báo chí. Thông tin phản bác, xử lý khủng hoảng truyền thông chưa kịp thời

Công tác tham mưu cơ chế, chính sách vẫn còn những trường hợp chậm, chất lượng chưa cao, thậm chí còn để xảy ra sai sót, vi phạm. Việc phân bổ băng tần viễn thông phục vụ phát triển, hoàn thiện chất lượng dịch vụ mạng 4G, tiến tới 5G còn lúng túng, chậm trễ (tốc độ mạng 4G tại VN đứng thứ 75 trên thế giới). VN là một trong những nước có nguy cơ nhiễm mã độc cao trên thế giới, một trong các nước đứng đầu về tỷ lệ lây nhiễm phần mềm độc hại qua các thiết bị đa phương tiện, tuy nhiên còn lúng túng, bị động trong việc khắc phục

Định hướng thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh phát triển công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông từ khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo để nước ta chuyển từ nước nhập khẩu thành nước sản xuất các sản phẩm này, từ gia công phần mềm cho nước ngoài thành phát triển phần mềm. Ứng dụng công nghệ cao để ngày càng có nhiều sản phẩm CNTT mang nhãn hiệu “Made in VN”, đưa nước ta thành cường quốc về CNTT, hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển thông minh trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Công nghiệp CNTT không chỉ sản xuất các sản phẩm dân dụng mà còn phục vụ quốc phòng, an ninh như vệ tinh viễn thám, ra đa, thiết bị bay không người lái, hệ thống chỉ huy điều khiển...; triển khai các giải pháp để đảm bảo an toàn, an ninh mạng

Anh Vũ
 
Đức lập quỹ 1 tỷ euro nhằm ngăn Trung Quốc thâu tóm công ty công nghệ


Trụ sở công ty điện tử Aixtron ở Herzogenrath, Đức

Chính phủ Đức đang cân nhắc một số biện pháp nhằm đối phó với tình trạng ngày càng có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc tìm cách thâu tóm cổ phần các công ty công nghệ của Đức

Theo một nguồn tin Chính phủ Đức, một trong những biện pháp mà giới chức nước này đang cân nhắc là thành lập quỹ 1 tỷ euro. Quỹ này có thể được sử dụng để hỗ trợ phát triển các ngành công nghệ chủ chốt, cũng như giải cứu những công ty công nghệ gặp khó khăn về tài chính của Đức

Cùng với đó, giới chức nước này đang xem xét điều chỉnh một số quy định trong luật đầu tư nước ngoài nhằm đảm bảo các ngành công nghệ chủ chốt ở quốc gia châu Âu này vẫn thuộc sở hữu của người Đức, như yêu cầu chính phủ phải xem xét hoạt động mua cổ phần của công ty nước ngoài đối với các công ty Đức (với mức dưới 25%) và đưa ra quy định nghiêm ngặt hơn nhằm kiểm soát các công ty Đức

Người phát ngôn của Bộ Kinh tế Đức nhấn mạnh Berlin đang tìm cách thiết lập "một cơ chế bảo vệ chủ quyền công nghệ trong lĩnh vực công nghệ Đức"

Trong năm 2017, các doanh nghiệp Trung Quốc đã hoàn tất 30 cuộc thu mua cổ phần các doanh nghiệp Đức, tăng gần gấp hai lần so với năm 2016. Tâm điểm là vụ tập đoàn Midea thu mua Công ty Robot Kuka vào năm 2016 và tập đoàn sản xuất ô tô Geely sở hữu 9,7% cổ phần của nhà sản xuất xe hơi Daimler

Điều này cho thấy rõ sức hút của các công ty công nghệ của Đức đối với các doanh nghiệp Trung Quốc

Vietnamplus
 
1 triệu nhân sự trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Cùng xu hướng phát triển CNTT với thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam và thế giới cùng trong tình trạng thiếu hụt nhân lực, đặc biệt trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo. Đặc biệt, ở Việt Nam, nhu cầu nhân lực CNTT lên tới hơn 1 triệu người vào năm 2020

“Thiếu hụt nhân lực trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo (AI) đã trở nên trầm trọng ngay trên toàn châu Á – nguồn nhân lực hiện có đủ đáp ứng cho công việc trên AI trên toàn cầu cũng chỉ dừng lại ở mức 300.000 người, trong khi nhu cầu là hàng triệu chuyên gia. Điều này có nghĩa là nhân lực công nghệ cao trong AI sẽ vẫn còn thiếu hụt trên toàn cầu trong tương lai gần” - Tiến Sỹ Alan Sixsmith - Giảng viên cao cấp Tiến sĩ Alan Sixsmith đến từ Đại học Công nghệ Sydney (UTS) chia sẻ

Hiện nay, các nhà tuyển dụng trên toàn châu Á đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân viên CNTT đủ điều kiện để lấp đầy các vị trí tuyển dụng. Khoảng 18-22% các tổ chức thấy khó khăn trong việc tuyển dụng nhân viên CNTT cấp trung

photo-1-15377966292161617025310.jpg

Sinh viên ngành CNTT đang có nhiều cơ hội việc làm toàn cầu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

“Với nhu cầu nhân lực CNTT tăng cao trên toàn cầu, những cá nhân có các kĩ năng phát triển và quản lý CNTT sẽ có nhiều lợi thế hơn. Chọn được nguồn cung ứng nhân lực phù hợp để đáp ứng các cơ hội phía trước vẫn đang là vấn đề nan giải của nhiều doanh nghiệp”

Còn tại Việt Nam, báo cáo năm 2018 của Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp của Khối thịnh vượng chung về Nền kinh tế kỹ thuật số tương lai của Việt Nam nhấn mạnh nhu cầu tuyển dụng hơn một triệu nhân lực CNTT vào năm 2020, với nhu cầu về kỹ năng CNTT tăng 47% mỗi năm

Xu hướng nóng về CNTT ở Việt Nam bao gồm Trí tuệ nhân tạo, Lưu trữ đám mây, Thực tế ảo (VR), Thực tế tăng cường (AR) và công nghệ Blockchain. Các lĩnh vực quan trọng khác bao gồm Internet vạn vật, Thương mại điện tử, Quy trình kinh doanh và Gia công phần mềm CNTT

Về vai trò của công nghệ thông tin tại Việt Nam, tiến sĩ Sixsmith cho biết “Cơ sở hạ tầng CNTT và công nghệ kỹ thuật số vững chắc sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và năng suất”

Với bản kế hoạch tổng thể phát triển ngành Thương mại điện tử và Công nghệ Thông tin của Chính phủ Việt Nam, dự đoán các ngành này sẽ đóng góp 8-10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam vào năm 2020


Tiến sĩ Sixsmith cho hay “các nhà tuyển dụng Việt Nam cần nhân viên có kỹ năng CNTT và trình độ kỹ thuật số xuất sắc, nhưng những nhân viên này cũng cần có kỹ năng mềm và kỹ năng xã hội tốt để xây dựng các nhóm làm việc và giao tiếp hiệu quả với khách hàng quốc tế”

“Nguồn nhân lực hiện nay cần có các kỹ năng và kinh nghiệm đa lĩnh vực cũng như tính sáng tạo, hợp tác, giải quyết vấn đề và áp dụng kiến thức vào thực tế”, Tiến sỹ Sixsmith cho biết thêm

Duy Anh
 
Phép màu kinh tế Việt Nam

photo1538561133196-15385611331971476900748.jpg

Nhiều nhà đầu tư đánh giá đất nước hơn 90 triệu dân đang dần trở thành trung tâm công nghệ mới của Đông Nam Á

Trên trang Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã có một số bài viết phân tích về sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Trong đó, các tác giả tập trung vào việc nhận định Việt Nam là ngôi sao sáng thuộc nhóm thị trường mới nổi nhờ vào GDP tăng trưởng ổn định, trong khoảng 6 – 7%. Bên cạnh đó, xuất khẩu, thu hút vốn FDI cũng là những điểm nhấn đáng lưu ý

Sự bứt tốc kinh tế của đất nước hình chữ S, theo World Bank và Viện chính sách Brookings dựa vào 3 yếu tố chính

Thứ nhất, đất nước đã có sự đầu tư đúng mức vào con người và cơ sở hạ tầng, chủ yếu thông qua đầu tư công

Thứ hai, Việt Nam đã tham gia mạnh vào quá trình tự do thương mại toàn cầu. Tính đến nay, thị trường này được xem là có độ mở rất lớn với thế giới

Thứ ba, các nhận định đều chỉ ra rằng Chính phủ Việt Nam đã có nhiều quyết tâm trong cải cách, thông qua đó giảm quy định, hạ thấp chi phí đầu vào

Trong suốt quá trình đó, thương mại trong và ngoài nước giữ vai trò chìa khoá của "phép lạ kinh tế"

Theo báo cáo của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), kim ngạch thương mại hàng năm của Việt Nam hiện vượt mức 185% GDP khiến quốc gia này trở thành nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại cao thứ 2 ở Đông Nam Á, chỉ sau Singapore

Mặt khác, phía ADB cũng nhấn mạnh, tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam cũng được dẫn dắt bởi dòng vốn đầu tư dồi dào của các doanh nghiệp FDI. Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, tính đến 20/9/2018, tổng vốn đăng ký của 26.646 dự án FDI đạt 334 tỷ USD, vào 19/21 ngành nghề

Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam cũng đang phải đối diện với nhiều thách thức. Với những khó khăn như đến từ già hoá dân số, bất ổn từ bên ngoài,… WEF đã đặt câu hỏi "liệu điều kỳ diệu có tiếp diễn ?"

Câu trả lời dường như đang nằm trong cụm từ cách mạng công nghiệp được nhắc đến rất nhiều trong thời gian trở lại đây

Hajime Hotta, Co-founder của Innovatube cho rằng Việt Nam đang dần trở thành trung tâm công nghệ mới của Đông Nam Á nhờ vào nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, có chất lượng

Ông nhận định đất nước này là đang có một danh sách dài những ứng viên tiềm năng cho mảng công nghệ tiên phong. Theo đó, số lượng kỹ sư công nghệ đang có xu hướng tăng, đặc biệt là ở lĩnh vực khoa học máy tính – nhiều hơn đại đa số các nước khác trong khu vực

Qua một số cuộc tuyển dụng, Hajime cho biết ông bất ngờ vì khả năng toán của ứng viên. Đa số họ dễ dàng hoàn thiện được những bài toán hóc búa mà sinh viên Cambridge phải học đến năm 2 mới giải được

Ở mảng kinh doanh, nhân sự Việt cũng rất nhanh nhạy và linh hoạt, theo Hajime

Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, các khoảng cách sẽ được xoá nhoà. Việt Nam với những lợi thế như đã kể ra sẽ có thể tiếp nhận cái mới, phản ứng nhanh hơn với sự thay đổi chóng vánh của bối cảnh

Dù vậy, quãng đường để biến tiềm năng thành hiện thực là không dễ. Việc tạo ra các sản phẩm công nghệ tiên phong, ứng dụng công nghệ cao thường tiêu tốn nhiều thời gian, vốn, nhân lực hơn những giải pháp thông thường. Bên cạnh đó, nó còn cần đến sự kết nối, chung tay của nhiều phía

Với những trăn trở đó, Bộ Khoa học công Công nghệ đã bảo trợ cho Vietnam Frontier Summits 2018 được diễn ra trong tháng 10 này. Sự kiện với chủ đề "Thúc đẩy đổi mới sáng tạo cùng công nghệ tiên phong" được kỳ vọng sẽ phần nào giải đáp được những câu hỏi lớn, tìm ra được những khía cạnh mới, cho nền kinh tế trong nước

Hà Thu
 
“4.0 là cuộc cách mạng về chính sách nhiều hơn về công nghệ”
- Ngày 24/10/2018, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) phối hợp cùng các đơn vị liên quan đã tổ chức Hội thảo và Triển lãm quốc tế Smart IoT Việt Nam 2018 với chủ đề “Hiện thực hóa tiềm năng và khai phá thị trường IoT của Việt Nam”

Tham dự sự kiện có UVBCT, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, Bộ trưởng, Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng; Bộ trưởng Bộ KH-CN Chu Ngọc Anh, cùng gần 1.200 đại biểu, đại diện các tổ chức quốc tế, chuyên gia hàng đầu khu vực và thế giới, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế cùng đông đảo các cơ quan thông tấn báo chí

IoT phải thúc đẩy sản xuất, đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Trưởng ban Kinh tế TƯ Nguyễn Văn Bình nhận định: “Cần quan niệm IoT phải là cuộc cách mạng về chính sách và công nghệ. Dưới góc độ quốc gia, IoT phải thúc đẩy, nâng cấp mạnh mẽ các ngành sản xuất, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia và xây dựng xã hội thông minh”


Trưởng ban Kinh tế TƯ Nguyễn Văn Bình phát biểu tại hội thảo Smart IoT Việt Nam 2018

Trưởng ban Kinh tế TƯ cho rằng Việt Nam cần sớm triển khai đề án kinh tế số quốc gia và chiến lược chuyển đổi số đối với các ngành kinh tế quan trọng khác trong nền kinh tế quốc dân

Việt Nam đang có lợi thế về phát triển IoT

Phát biểu đề dẫn mở đầu hội thảo, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Đến năm 2020, nếu mỗi hộ gia đình Việt Nam có một đường tryền cáp quang, mỗi người dân một máy smartphone và hạ tầng 5G phủ rộng, ưu tiên cho IoT thì Việt Nam sẽ là một trong số ít nước đảm bảo tốt về hạ tầng kết nối cho IoT. Thuận lợi lớn nhất của Việt Nam là chúng ta có hạ tầng viễn thông tốt, có một số doanh nghiệp viễn thông mạnh, có khả năng đầu tư trước về hạ tầng phủ sóng toàn quốc. Bộ TT&TT cũng đã quy hoạch đủ số điện thoại, đủ số địa chỉ IP cho hàng tỷ thiết bị IoT. IoT sẽ tạo ra nhiều dữ liệu nhất. Nếu chúng ta coi dữ liệu là dầu thì IoT chính là các mỏ dầu với trữ lượng vô cùng lớn. Khai thác các dữ liệu này sẽ tạo ra các giá trị mới. Khai thác IoT càng nhanh bao nhiêu thì càng nhiều dầu mỏ bấy nhiêu


Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu đề dẫn tại hội thảo Smart IoT Việt Nam 2018

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “IoT chính là cách để chúng ta chuyển thế giới vật lý thành thế giới ảo và làm cho xã hội của chúng ta sáng tạo hơn, toàn bộ thế giới được ảo hóa. Toàn bộ quá trình sáng tạo bao gồm thiết kế, tạo sản phẩm mẫu, thử nghiệm sẽ được thực hiện trong thế giới ảo, nhanh hơn và đỡ tốn kém hơn so với khi chúng ta thực hiện điều đó trong thế giới thực”

“Chi phí sáng tạo có thể nhỏ tới mức, từng cá nhân có thể sáng tạo bằng chi phí của mình. Đây thực sự sẽ là một cuộc cách mạng trong sáng tạo. IoT chính là cách để giúp người Việt Nam có thể sáng tạo. Điều này rất phù hợp với tính cách đa dạng của người Việt Nam chúng ta”

Bộ trưởng Bộ TT&TT cũng nêu ra những thách thức mà IoT mang lại: “IoT phải đi liền với an toàn, an ninh thông tin. Điều gì sẽ xảy ra nếu thế giới ảo bị kẻ xấu xâm nhập và điều khiển. Thế giới càng bị ảo hóa bao nhiêu, chúng ta càng sống trong thế giới ảo nhiều bao nhiêu thì tầm quan trọng của an ninh, an toàn thông tin càng lớn bấy nhiêu”

“Việt Nam phải phát triển một nền công nghiệp về an ninh mạng. Người Việt Nam trên toàn cầu, có rất nhiều người giỏi về an ninh mạng. Đây cũng là cơ hội của chúng ta để đảm bảo an ninh mạng cho các thiết bị IoT. Việc sớm ứng dụng, và ứng dụng rộng rãi IoT sẽ góp phần giúp Việt Nam thành cường quốc về an ninh mạng”


Các đại biểu tham quan triển lãm Smart IoT Việt Nam 2018

Cần chấp nhận những mô hình kinh doanh mới

Trong phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Cuộc cách mạng CN 4.0 là một cuộc cách mạng về chính sách nhiều hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ. Đầu tiên phải là chấp nhận các mô hình kinh doanh mới, các công nghệ mới thay đổi ngành, gọi là X-Tech, như Fintech, EduTech, AgriTech. Đó thường là sự sáng tạo mang tính phá huỷ cái cũ”

“Chúng ta chấp nhận cái mới thì công nghệ sẽ về, con người sẽ về, và nền công nghiệp mới sẽ xuất hiện, và cái nôi Việt Nam sẽ tạo ra các sản phẩm có thể xuất khẩu được. Nhưng đó phải là sự chấp nhận sớm, sớm hơn người khác. Đi sau người khác, đi cùng người khác thì sẽ không có cơ hội thay đổi thứ hạng Việt Nam. Khi chấp nhận cái mới, chúng ta có thể mất một số thứ. Nhưng chúng ta không có quá nhiều thứ để mất, và đó là cơ hội của chúng ta”

“Cách tiếp cận chính sách theo kiểu truyền thống thì thường là quản được thì mở, quản đến đâu thì mở đến đó, không quản được thì đóng. Cách tiếp cận mới mà nhiều nước theo, gọi là cách tiếp cận sandbox: Cái gì không biết quản thế nào thì không quản, cho tự phát triển, nhưng giới hạn trong một không gian nhất định, trong một thời gian nhất định, để các vấn đề được bộc lộ một cách rõ ràng, mà thường sẽ không nhiều như lúc đầu các nhà quản lý dự đoán. Sau đó nhà quán lý mới hình thành chính sách, quy định quản lý”, người đứng đầu ngành TT&TT chia sẻ

“Đây là một trong những cách tiếp cận phù hợp với cuộc CMCN 4.0, phù hợp để đón nhận các mô hình kinh doanh mới, để đón nhận các sáng tạo đổi mới, các sáng tạo mang tính phá hủy cái cũ”

“Và cuối cùng, khi một cuộc cách mạng công nghiệp xảy ra thì tương lai không nằm trên đường kéo dài của quá khứ. Các nước như Việt Nam chúng ta có cơ hội để bứt phá, nhưng phải là một tư duy mới, không truyền thống, không tuần tự. Cả quản lý nhà nước, cả doanh nghiệp, cần một sự đột phá trong tư duy, trong chính sách, trong cách tiếp cận”

Huy Phong
 
Sứ mạng của 5G đặt lên vai ngành ICT Việt Nam
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, 5G là cơ hội để Việt Nam thay đổi thứ hạng trên thế giới. Việt Nam sẽ cho thử nghiệm 5G năm 2019 và thương mại năm 2020 và sẽ là những nước đầu tiên triển khai 5G

nguyen-manh-hung(2).jpg

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, 5G là cơ hội để Việt Nam thay đổi thứ hạng trên thế giới

Ngày 14/11/2018, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ TT&TT tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực viễn thông”. Tọa đàm là cơ hội thảo luận các vấn đề công nghệ thông tin - viễn thông và xây dựng phát triển hệ sinh thái thúc đẩy đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ, nhận định các cơ hội và thách thức tiềm năng, đưa ra các giải pháp nhằm phát triển đổi mới sáng tạo tại Việt Nam

Việt Nam sẽ dẫn đầu về 5G

Phát biểu tại tọa đàm, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, năm 1990, thế giới xuất hiện công nghệ 2G thì chỉ 3 năm sau, năm 1993, Việt Nam đã khai trương mạng điện thoại di động công nghệ số 2G. Năm 2000, thế giới xuất hiện công nghệ 3G, nhưng phải đến năm 2010, tức là 10 năm sau cả ba nhà mạng lớn nhất mới khai trương mạng điện thoại di động 3G. Khi 4G xuất hiện thì lại có câu chuyện tương tự. Đến nay, năm 2018, tức là 8 năm sau khi thế giới xuất hiện công nghệ 4G, chúng ta vẫn chưa cấp được tần số mới để làm 4G. Mạng 4G mà các nhà mạng khai trương năm 2017 là do dồn dịch tần số 2G

Sớm chấp nhận công nghệ 2G và thúc đẩy cạnh tranh, mạng di động Việt Nam đã từng vào top 20 thế giới. Tuy nhiên, khi chuyển sang công nghệ 3G, 4G vì sự đi sau về công nghệ và thiếu nhân tố cạnh tranh mới mà viễn thông của Việt Nam đang xếp hạng ở thứ 100. Về mật độ thuê bao di động băng rộng, năm 2017, ITU xếp Việt Nam đứng thứ 115/193 quốc gia và vùng lãnh thổ, tức là dưới trung bình của thế giới

Đánh giá về công nghệ 5G đang tới, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, đây là cơ hội để Việt Nam thay đổi thứ hạng. Muốn thay đổi thứ hạng thì phải đi đầu. Chưa đi đầu được trên phạm vi toàn quốc thì đi đầu ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

"Bộ TT&TT chủ trương cấp tần số 5G để thử nghiệm từ năm 2019 và đến năm 2020, khi thế giới bắt đầu triển khai 5G thì Việt Nam sẽ là những nước đầu tiên triển khai 5G", Bộ trưởng khẳng định

Sứ mạng của 5G đặt lên vai ngành ICT Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, trước đây thiết bị mạng 2G và 3G phải nhập ngoại 100% còn khi triển khai 4G thì lần đầu tiên chúng ta có thiết bị 4G Việt Nam, nhưng cũng phải chờ đến 8 năm sau khi công nghệ 4G xuất hiện. Tuy nhiên, với 5G, chúng ta sẽ có thiết bị ngay từ ngày đầu triển khai chính thức năm 2020. Đây là sự thay đổi lớn nhất, sự thay đổi ý nghĩa nhất và cũng là sự chuyển đổi về chất lớn nhất trong ngành công nghiệp điện tử viễn thông nước nhà

Bộ TT&TT khích lệ và tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, cả nhà nước và tư nhân, cả to và nhỏ, nghiên cứu sản xuất được thiết bị viễn thông, kể cả thiết bị mạng và thiết bị đầu cuối, để lần đầu tiên trong lịch sử nước nhà, mạng viễn thông Việt Nam được xây lên bởi thiết bị Việt Nam. Việt Nam cũng phải trở thành nước thứ 5 trên thế giới xuất khẩu được thiết bị viễn thông Made in Vietnam, bao gồm tất cả thiết bị mạng và đầu cuối

"Công nghệ 2G là công nghệ điện thoại thuần túy. Công nghệ 3G là nửa điện thoại, nửa data. Công nghệ 4G là thuần túy data, nhưng là cho người với người. Công nghệ 5G là công nghệ data, nhưng là công nghệ đầu tiên được thiết kế cho kết nối vạn vật, với một loạt tính năng mới như độ trễ thấp, tiêu thụ nguồn nhỏ. Công nghệ 5G sẽ tạo ra một cuộc cách mạng về kết nối. Công nghệ 2G, 3G, 4G đã kết nối 7 tỷ người thì 5G sẽ kết nối hàng ngàn tỷ thiết bị, chuyển tải toàn bộ thế giới vật lý vào thế giới ảo. Và thay đổi cơ bản cuộc sống loài người. Đây là sứ mạng của 5G và sứ mạng ấy đặt lên vai ngành ICT Việt Nam", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói

Người đứng đầu Bộ TT&TT nhấn mạnh, kết nối vạn vật sẽ yêu cầu một sự đầu tư hoàn toàn khác so với mạng điện thoại di động dành cho kết nối chỉ con người với nhau. Vì vậy, các nhà mạng di động phải nhận thức được trách nhiệm của mình đối với đất nước, đối với dân tộc

"Mạng 5G là hạ tầng kết nối vạn vật - hạ tầng quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp 4.0. Việt Nam muốn đi đầu trong cách mạng 4.0 thì mạng 5G phải đi trước và đi đầu. Mạng lưới phải có trước, hạ tầng kết nối phải có trước. Đầu tư trước kinh doanh sau, đây phải là triết lý kinh doanh của tất cả các nhà mạng. Mạng 5G cho kết nối vạn vật của Việt Nam phải vào loại tốt nhất trên thế giới. Số lượng trạm BTS cho 5G sẽ phải lớn hơn rất nhiều so với các công nghệ trước đó. Do vậy, dùng chung hạ tầng, chia sẻ hạ tầng viễn thông với các hạ tầng điện, nước, giao thông là rất quan trọng để giảm chi phí xã hội", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh

Vẫn theo phân tích của Bộ trưởng Bộ TT&TT, 5G không chỉ là cơ hội về dịch vụ kết nối, cơ hội để thay đổi thứ hạng viễn thông Việt Nam, mà còn là cơ hội để phát triển ngành công nghiệp ICT nước nhà. Với nhu cầu rất lớn về thiết bị mạng lưới và đặc biệt lớn về thiết bị đầu cuối, nhu cầu mang tính quyết định của an toàn, an ninh mạng, nhu cầu toàn dân về ứng dụng, sẽ tạo ra thị trường vô hạn cho các công ty công nghệ Việt Nam. Vì vậy, chúng ta hãy coi Việt Nam là cái nôi để phát triển công nghệ và sản phẩm, để từ đây đi ra chinh phục thế giới. Cơ hội này rơi lên thế hệ chúng ta và chúng ta phải coi đây là trách nhiệm lịch sử của mình đối với dân tộc

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, thị trường viễn thông Việt Nam cũng cần những nhân tố cạnh tranh mới để thúc đẩy phát triển, để có những đột phá mới về phát triển thuê bao băng rộng, để đến năm 2020 đạt mật độ thuê bao di động băng rộng 100%. Cơ cấu dịch vụ của các nhà mạng cũng sẽ thay đổi để thoại và nhắn tin chỉ còn chiếm dưới 30% tổng doanh thu và tăng tiêu dùng dữ liệu trên đầu người, để Việt Nam vào Top 30-50 trên thế giới. Về chuyển đổi số, các nhà mạng phải là những công ty đầu tiên thực hiện chuyển đổi số triệt để, và cũng sẽ là người ứng dụng đầu tiên hiệu quả các công nghệ AI, Big Data, IoT. Về đổi mới sáng tạo, các nhà mạng phải đóng vài trò phát triển các X-Tech như FinTech, AgriTech, EduTech, nhằm tạo ra sự thay đổi lớn của các ngành

Kết thúc bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, đề chính sách viễn thông, chính sách ICT, chính sách cho cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta phải đi đầu để thu hút con người, công nghệ, sản phẩm của thế giới về với Việt Nam để Việt Nam trở thành trung tâm của thế giới

Bình luận về phát biểu này của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, ông Cao Đức Phát, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương cho biết ông được khích lệ bởi tầm nhìn của người đứng đầu Bộ TT&TT. Ông Cao Đức Phát cho rằng, người Việt đã làm và có thể làm được nhiều điều. Vì vậy, ông sẽ kiến nghị với lãnh đạo Đảng và Nhà nước đề cao hơn nữa khát vọng của dân tộc và thiết lập môi trường ủng hộ các sản phẩm Việt

5G
 
Việt Nam trở thành cường quốc về an ninh mạng
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, cường quốc an ninh mạng cũng giống như cường quốc quân sự trong thế giới thực. Việt Nam phải là cường quốc về an ninh mạng thì không ai đánh mình, vì thế có hoà bình và con cháu chúng ta sẽ không phải chết trên sa trường

nguyen-manh-hung.jpg

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, cường quốc an ninh mạng cũng giống như cường quốc quân sự trong thế giới thực

Trong Ngày ATTT Việt Nam 2018 với chủ đề “ATTT trên nền tảng trí tuệ nhân tạo và thiết bị thông minh” diễn ra ngày 30/11/2018, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã gửi thông điệp đến các bạn trẻ làm trong lĩnh vực an ninh mạng. Trong thông điệp của mình, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã khơi gợi trong mỗi bạn trẻ làm an ninh mạng một làn gió mới, khát vọng mới để thay đổi số phận dân tộc trước một cơ hội mới

Mở đầu phần thông điệp, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng dẫn chứng, với gần 10.000 cuộc tấn công mạng trong một phút trên toàn cầu thì thực ra chúng ta đang sống trong chiến tranh. Một cuộc chiến toàn cầu, không ai sống trong môi trường mạng mà không có rủi ro bị tấn công

Bộ trưởng cho rằng, người giỏi nhất mọi thời đại đều là các chiến binh. Nếu chúng ta sống trong thời chiến, với tinh thần chiến đấu thì chúng ta sẽ giỏi lên. Những người làm an ninh mạng phải là những chiến binh an ninh mạng, những chiến binh bảo vệ hoà bình. Các bạn có cơ hội là những người giỏi nhất

Hầu như không có ngành nào tổ chức được các chiến binh toàn cầu, bảo vệ hoà bình thế giới. Đội ngũ chiến binh toàn cầu này, nếu sát cánh bên nhau thì sẽ là giỏi nhất thế giới, sẽ là người chiến thắng

hacker-mu-coi-.jpg

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giao lưu với các bạn trẻ làm về lĩnh vực an ninh mạng

"Sự thịnh vượng của chúng ta phụ thuộc vào Internet, nhưng Internet lại không an toàn. Chúng ta làm cho Internet an toàn hơn tức là làm cho thế giới thịnh vượng hơn. Đội ngũ an ninh mạng đang làm cho quốc gia mình, làm cho thế giới thịnh vượng hơn. Các bạn đang thúc đẩy sự thịnh vượng của nhân loại. Chúng ta sống trong thế giới ảo mới chục năm, còn rất sơ khai, rất ít kinh nghiệm, rất ít hệ thống luật điều chỉnh, rất ít hệ thống chính quyền, khác với thế giới thực đã có cả ngàn năm kinh nghiệm. Những chiến binh an ninh mạng chính là người sẽ tạo ra thế giới ảo an toàn như thế giới thật. Đây là sứ mạng lịch sử trao cho các bạn", Bộ trưởng nhấn mạnh

Theo phân tích của Bộ trưởng Bộ TT&TT, thế giới thực khoảng 5.000 tuổi, thế giới ảo mới 10 tuổi. Chúng ta hãy tưởng tượng 4.990 năm trước đây thì xã hội của chúng ta thô sơ như thế nào! Thế giới ảo bây giờ cũng thô sơ như thế, như con người cách đây 4.990 năm. Và đây là cơ hội của các bạn

Bộ trưởng cho rằng, cuộc sống thực đang được ánh xạ vào thế giới ảo, vào không gian mạng. Khá nhiều logic của cuộc sống thực có thể áp dụng vào thế giới ảo. Do vậy, đội ngũ an ninh mạng hoạt động trong không gian ảo rất cần hiểu cuộc sống thực, logic cuộc sống thực. Các bạn cần sống trong đời thực nhiều hơn để làm tốt hơn trong thế giới ảo

Bộ trưởng cũng đặt niềm tin và hy vọng các bạn trẻ làm an ninh mạng sẽ gánh vác thành công sứ mệnh lịch sử của dân tộc: "Các em đang sống trong một môi trường thay đổi rất nhanh, thì càng phải giữ một cái đứng yên, bất biến. Muốn đi nhanh thì phải dựa vào một cái ổn định, giống như bánh xe quay nhanh thì trục xe phải ổn định, phải đứng im. Càng nhanh phải càng ổn định. Vậy cái bất biến ổn định đó là gì ? Đó là khát vọng vì một thế giới tốt đẹp hơn, khát vọng về dân tộc mình hùng cường và hoà bình

nguyen-manh-hung-.jpg

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả lời nhiều câu hỏi của các bạn trẻ về vấn đề an ninh mạng

Việt Nam chúng ta có cơ hội thành cường quốc về an ninh mạng. Chúng ta đã bị bỏ lỡ cơ hội để trở thành cường quốc công nghiệp, cường quốc quân sự. Không gian mạng là tương lai của loài người. Cường quốc an ninh mạng thì cũng giống như cường quốc quân sự trong thế giới thực. Việt Nam phải là cường quốc thì mới hoà bình lâu dài, không ai đánh được mình. Các em có thể thay đổi số phận dân tộc này, trở thành cường quốc về an ninh mạng, vì mạnh nên không ai đánh mình, không có chiến tranh, vì thế có hoà bình, con cháu chúng ta sẽ không phải chết trên sa trường"

Kết thúc thông điệp, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh một lần nữa khát vọng về một dân tộc hùng cường mà ở đó những người trẻ làm trong lĩnh vực an ninh mạng đang và sẽ phải thực hiện: "Cùng một vạch xuất phát với tất cả các nước, với khát vọng dân tộc hùng cường, với một giấc mơ lớn, tài nguyên vô tận trong não người Việt Nam sẽ được khai thác, các em có thể đưa Việt Nam thành cường quốc an ninh mạng, bảo vệ Việt Nam, bảo vệ hoà bình thế giới"

ICT
 
Chính phủ “khởi tạo”
Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam

- Để có thể phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo, đưa tinh thần này thành một nhân tố nền tảng cho đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, một “Chính phủ kiến tạo” có thể là chưa đủ. Chính phủ “khởi tạo” - một khái niệm cải tiến hơn - nhưng không hề mới - có thể sẽ là lời giải cho vấn đề này

1d997_559153_download_apple_inc_wallpapers_1600x900_1600x900_h.jpg

Thành công của hàng loạt “gã khổng lồ công nghệ” Mỹ hiện nay cũng có nền móng từ những nghiên cứu do Chính phủ Mỹ tài trợ

Tại Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp năm 2018 tổ chức tại Đà Nẵng ngày 29-11 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định, Chính phủ cần và sẽ thiết kế chính sách theo tinh thần Chính phủ “kiến tạo” và “khởi tạo”. “Khởi tạo” ở đây có nghĩa là chấp nhận và chia sẻ một phần rủi ro với các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, vì đó là một lĩnh vực đầu tư mạo hiểm và nhiều rủi ro. Vậy một chính phủ cần làm gì để thực sự đóng vai trò “khởi tạo” ?

Bài học từ Mỹ - cái nôi của đổi mới sáng tạo

Ở Mỹ, đổi mới sáng tạo được xem như chìa khóa thành công của sự phát triển kinh tế. Tiến bộ về khoa học và tinh thần “khởi tạo” (entrepreneurial spirit) đã đưa nước Mỹ trở thành quốc gia đi đầu trong các lĩnh vực như y tế, hàng không, nông nghiệp, công nghệ sinh học, công nghệ máy tính và năng lượng

Đáng chú ý, tính đến khoảng những năm 1930, Mỹ chỉ đơn giản là một nước tích cực ứng dụng thành tựu đổi mới sáng tạo của các nước khác. Phải từ sau Thế chiến thứ 2 và trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Chính phủ Mỹ và các tập đoàn tư nhân mới bắt đầu đầu tư rất nhiều tiền của vào nghiên cứu và phát triển, đặc biệt là nghiên cứu cơ bản. Điển hình như Internet - nguồn gốc của cách mạng công nghiệp lần thứ 3 - bắt nguồn từ chính những nghiên cứu này. Thành công của hàng loạt “gã khổng lồ công nghệ” Mỹ hiện nay cũng có nền móng từ những nghiên cứu do Chính phủ Mỹ tài trợ. Chẳng hạn như thành công của Apple và Google, những biểu tượng về đổi mới, sáng tạo và sự khác biệt của nước Mỹ, sẽ không thể xảy ra nếu thiếu những nền tảng công nghệ như Internet, GPS, trợ lý ảo kích hoạt bằng giọng nói, màn hình cảm ứng, ngôn ngữ HTML... do Chính phủ Mỹ đầu tư ở giai đoạn đầu qua những tổ chức như Quỹ Khoa học quốc gia (National Science Foundation)

Một vài minh chứng bằng số liệu về đóng góp, hiệu quả của các khoản tài trợ của chính phủ có thể kể đến bao gồm khoảng 430 tỉ đô la Mỹ cho nền kinh tế Mỹ đến từ ngành công nghiệp dầu đá phiến và khí tự nhiên. Hay như, động cơ diesel siêu hiệu quả, được phát triển trên sự hợp tác giữa khối tư nhân và chính phủ, đã góp phần tăng gấp đôi hiệu suất nhiên liệu xe tải và đem lại lợi nhuận 7.000% cho quỹ đầu tư liên bang

Có thể thấy, điểm mấu chốt trong tinh thần “chính phủ khởi tạo” (Entrepreneurial State) của nước Mỹ chính là

(1) chủ động đầu tư vào những “hạt giống” và những điểm khởi đầu mà không phải nhà đầu tư tư nhân nào cũng muốn và có khả năng đầu tư (do nguồn lực hạn chế)

(2), dám chấp nhận thất bại và nhìn nhận thất bại một cách cởi mở

Bài học từ Israel - hệ sinh thái khởi nghiệp hàng đầu thế giới

Bên cạnh Mỹ, Israel cũng là một ví dụ điển hình về một quốc gia đổi mới sáng tạo. Với dân số chỉ khoảng tám triệu người, Israel đã gây dựng được Tel Aviv thành hệ sinh thái khởi nghiệp lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Silicon Valley của Mỹ. Bên cạnh đó, Intel, IBM, Microsoft, Google. Facebook, Apple và rất nhiều công ty công nghệ hàng đầu khác đều mở ít nhất một trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Israel. Tuy chỉ là một đất nước nhỏ, chịu nhiều bất lợi về địa chính trị, Israel đã vượt qua tất cả để khẳng định mình trên bản đồ đổi mới, sáng tạo của thế giới - điều mà không phải quốc gia nào cũng làm được

Sự cải cách mạnh mẽ bắt đầu từ năm 1993, khi chính phủ nước này bắt đầu kế hoạch Yozma (có nghĩa là “sáng kiến”) với mục tiêu kiến tạo nền tảng bền vững, thúc đẩy các hoạt động đầu tư mạo hiểm. Đồng thời, chính phủ vừa ưu đãi thuế đặc biệt cho các quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài vào Israel, vừa đối ứng gấp đôi vốn đầu tư nước ngoài bằng ngân sách nhà nước. Cùng lúc đó, Chính phủ Israel cũng đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính - doanh nghiệp chỉ mất vài đô la Mỹ và một ngày để đi vào hoạt động. Kế hoạch này đã giúp vốn đầu tư cho khởi nghiệp tăng từ 58 triệu đô la Mỹ lên 3,3 tỉ đô la Mỹ trong khoảng chưa đầy 10 năm, trong khi số quỹ đầu tư mạo hiểm tăng gấp tám lần từ 100 quỹ ban đầu

Hơn thế nữa, Chính phủ Israel chi 4,4% tổng GDP cho nghiên cứu phát triển, gần như gấp đôi mức trung bình của khối OECD (2,4%

Sự thành công của Israel mang lại ba bài học cho Việt Nam

Thứ nhất là sự quyết tâm của Chính phủ và những chính sách đi kèm

Thứ hai là sự đầu tư táo bạo của cả Chính phủ và doanh nghiệp

Thứ ba tinh thần khởi nghiệp đến từng cá nhân với tầm nhìn vượt biên giới

Không phải tất cả các khoản đầu tư mà Chính phủ Mỹ dành cho nghiên cứu và sáng tạo đều đưa đến kết quả là những công nghệ, thuật toán, phát kiến vĩ đại và có tính đột phá. Những dự án đã thành công và làm nên lịch sử chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong hàng trăm tỉ đô la Mỹ dành cho nghiên cứu và phát triển hàng năm ở quốc gia này. Tương tự, các quỹ đầu tư tại Israel gắn với cụm từ “mạo hiểm” là có lý do của nó. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng việc mạnh dạn đầu tư quy mô lớn vào nhiều lĩnh vực khác nhau và sẵn sàng chấp nhận thất bại như một yếu tố thiết yếu dẫn đến những thành công nhất định cho kinh tế và xã hội Mỹ, Israel và nhiều quốc gia khác - trong đó có thể sẽ có Việt Nam

Đào Thị Thu Thủy, Vũ Thị Hằng
Nhóm Chính sách kinh tế (EPG - AVSE Global)
 
Kết nối chuyên gia xây dựng, phát triển trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam


Ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chia sẻ kinh nghiệm về trí tuệ nhân tạo tại sự kiện

Ngày 22/12, sự kiện VietAI Summit 2018, do Tổ chức Trí tuệ nhân tạo Việt (VietAI) tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã thu hút hơn 200 chuyên gia, nhà nghiên cứu hàng đầu từ các trường đại học, các công ty công nghệ, khởi nghiệp tại Việt Nam và trên thế giới tham gia

Theo ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, trí tuệ nhân tạo đang rất phát triển trên thế giới. Không nằm ngoài xu thế chung, Việt Nam cũng đang thực hiện nhiều giải pháp để xây dựng hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo

Để phát triển trí tuệ nhân tạo, cần nhiều giải pháp đồng bộ, nhất là tập trung phát triển bằng chính nội lực

Sự kiện VietAI Summit 2018 đã giúp kết nối các chuyên gia trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo trong và ngoài nước để cùng tham gia nghiên cứu phát triển trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam, Thứ trưởng Bùi Thế Duy khẳng định

Các chuyên gia cho rằng trí tuệ nhân tạo phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng tại Việt Nam lĩnh vực này vẫn còn khá mới mẻ. Khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, trí tuệ nhân tạo, robot đã và đang thay thế một phần công việc của con người, việc xây dựng cộng đồng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam phát triển vững mạnh là rất cần thiết

Với chủ đề "những xu hướng nổi bật trong trí tuệ nhân tạo và những ứng dụng của nó trong thực tiễn," các diễn giả-chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này đã cùng trao đổi, chia sẻ về sự phát triển của trí tuệ nhân tạo trên thế giới và cách để các doanh nghiệp trong nước có thể ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh

Sự kiện giúp những người có niềm đam mê lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam cập nhật những kiến thức, xu hướng mới, thiết thực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Đồng thời, sự kiện còn tạo nền tảng kết nối chuyên gia về trí tuệ nhân tạo trong và ngoài nước, các nhà khởi nghiệp, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau

Thu Hoài
 
Nguồn năng lượng mang đến thịnh vượng cho nhân dân Việt Nam
Không còn phụ thuộc vào những nguồn tài nguyên hữu hạn như dầu khí hay than đá, "nguồn năng lượng" của cách mạng công nghiệp 4.0 gần như là vô tận. Đó là thời khắc cho Việt Nam hiện thực hoá khát vọng Việt Nam hùng cường

Cơ hội hiện thực hoá khát vọng

Trong cuốn Tại sao các quốc gia thất bại, các tác giả Daron Acemoglu và James A.Robinson đã nêu ra 2 động cơ của sự thịnh vượng. Đó là công nghệ và giáo dục

“Tăng trưởng kinh tế bền vững gần như luôn luôn đi kèm với cải tiến công nghệ, giúp dân chúng, đất đai và vốn (nhà xưởng, máy móc hiện có,... ) trở nên có năng suất cao hơn. Hãy nghĩ đến các ông bà cụ kỵ của chúng ta chỉ hơn một thế kỷ trước đây không được tiếp cận với máy bay, ô tô hay hầu hết các loại thuộc và biện pháp chăm sóc y tế mà hiện giờ ta xem là đương nhiên... Những cải tiến này có được là nhờ khoa học và những nghiệp chủ như Thomas Edison, những người áp dụng khoa học để tạo ra các doanh nghiệp hoạt động sinh lợi” - các tác giả viết


Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội cho các nước đi sau có thể bứt phá

Cách mạng công nghiệp đã đưa cả thế giới sang trang. Và ngày nay, ngay trong giờ phút này, chúng ta đang sống trong một thời khắc lịch sử khác có tên gọi Cách mạng công nghiệp 4.0

Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2019, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã khẳng định: Với sự xuất hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thế giới đang ở điểm gẫy của quá trình chuyển đổi số. Đây là cơ hội. Cơ hội cho Việt Nam hiện thực hoá khát vọng Việt Nam hùng cường

“Khi cuộc cách mạng số, cách mạng công nghiệp 4.0 xảy ra, thì tương lai không nằm trên đường kéo dài từ quá khứ. Các nước như Việt Nam chúng ta có cơ hội bứt phá, nhưng phải là một tư duy mới không truyền thống, không tuần tự. Cả quản lý nhà nước, cả doanh nghiệp đều cần một sự đột phá trong tư duy, trong chính sách, trong tiếp cận”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ

quote-icon.png
Ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế Trung ương


Chúng ta nói nhiều đến kinh tế số nhưng không có môi trường pháp lý thì không có kinh tế số nào phát triển được ở Việt Nam. Ví dụ ta nói Fintech nhưng không có khuôn khổ pháp lý thì không có Fintech nào hoạt động được. Có vị nói đến mâu thuẫn Grab với taxi truyền thống, đó cũng là do môi trường pháp lý chưa đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp 4.0 hiện nay. Cho nên, phải ưu tiên làm ngay cái này mới có thể nói đến kinh tế số, xã hội số ở nước ta

Cơ hội là khá rõ ràng. Khát vọng thịnh vượng của Việt Nam là không phải bàn cãi. Vấn đề là ứng xử ra sao, nhất là khi công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới có thể “phá hủy” cái cũ, mâu thuẫn với cái cũ

Những vụ kiện tụng kéo dài, những mâu thuẫn leo thang đến đỉnh điểm giữa Uber, Grab với taxi truyền thống, giữa Vietlott với xổ số truyền thống... giống như một phần tất yếu của quá trình chuyển đổi

Công nghệ số sinh ra những mô hình kinh doanh mới, thách thức mới, thay thế mô hình kinh doanh cũ. Ví dụ Uber đang thách thức taxi, Fintech thách thức ngân hàng truyền thống,... Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: Vấn đề của Chính phủ là có dám chấp nhận các mô hình kinh doanh mới này hay không. Nếu ta chấp nhận nhưng lại là người sau cùng chấp nhận thì cũng không có giá trị. Bởi vậy nhiều người nói số hóa nền kinh tế là một cuộc cách mạng về chính sách nhiều hơn là công nghệ

Cho nên, theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đầu tiên phải là chấp nhận các mô hình kinh doanh mới, các công nghệ mới làm thay đổi căn bản các ngành như Fintech, Edutech, Agritech, thường là sự sáng tạo mang tính phá hủy cái cũ

“Khi chấp nhận cái mới, chúng ta có thể mất một số thứ nhưng chúng ta không có quá nhiều thứ để mất. Và đó là cơ hội của Việt Nam”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh

Chậm trễ và sự trả giá

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT đánh giá: Thời gian qua, Việt Nam đã nói rất nhiều về Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số, tuy nhiên, kết quả là ngày hôm nay về kinh tế, xã hội, doanh nghiệp (DN) và người dân đang được hưởng lợi ích gì ?

Lãnh đạo FPT cho rằng: "Bây giờ cần phải cụ thể bởi đây là cuộc đua 4.0 của các quốc gia, vấn đề tốc độ rất quan trọng. Tôi muốn nhắc lại câu nói của nhà cơ học thiên tài thời cổ Archimedes "Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng trái đất lên'. Vậy trong cuộc đua số này, cho trí tuệ nhân tạo (AI), Việt Nam có về đích trong top 10 Cách mạng công nghiệp 4.0" ?

Đồng ý với quan điểm Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội hiếm hoi thực hiện khát vọng phồn vinh dân tộc, lãnh đạo FPT nhận xét: Việt Nam có điểm sáng là dân số trẻ, tư duy logic tốt, lực lượng các nhà nghiên cứu đông đảo về AI trong nước cũng như thế giới. Chúng ta hoàn toàn đuổi kịp, đưa dân tộc vào vị thế mới. Nếu chúng ta chậm tàu công nghiệp 4.0 như ba đoàn tàu trước, cái giá mà Việt Nam phải trả rất lớn

Ông Bình cũng cho rằng cái mới bao giờ cũng mâu thuẫn cái cũ, vì vậy nếu chúng ta không quyết liệt sẽ không thể làm được cái mới. Do đó, cộng đồng DN rất cần sự chỉ đạo quyết liệt từ phía Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương. Bên cạnh đó là tập trung đầu tư nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp 4.0

Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đánh giá: Hai thập kỷ qua, Việt Nam đã thành công trong việc tham gia vào nhiều chuỗi giá trị toàn cầu, giảm đáng kể tỷ lệ nghèo. Tuy nhiên, những năm tới, công nghệ đột phá sẽ mang đến cả những thách thức và cơ hội đối với Việt Nam

Lấy Estonia làm ví dụ, Giám đốc WB Việt Nam cho hay: Quốc gia này đã khởi đầu như vậy khi bắt đầu hành trình kỹ thuật số của mình, được gọi là e-Estonia. Hệ thống này cho phép người dân Estonia thành lập doanh nghiệp chỉ trong vòng 18 phút. Với hơn 99% các dịch vụ công thực hiện trực tuyến, Estonia tự hào tiết kiệm được 800 giờ làm việc mỗi năm. Kết quả là GDP của nước này tăng thêm 2%. Chưa kể, số sinh viên theo học nghề công nghệ thông tin ở Estonia tăng gấp đôi, cao hơn mức trung bình ở các nước OECD khác

Theo lãnh đạo WB Việt Nam, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển cũng đóng vai trò quan trọng giúp Việt Nam gia nhập nền Công nghiệp 4.0. Nhãn mác “Sản xuất tại Việt Nam” phải nhanh được thay thế bằng “Nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam”. Điều này có nghĩa là Việt Nam không chỉ tạo ra lao động chi phí rẻ, mà cũng đầu tư vào công nghiệp của tương lai

Nhưng cho dù làm bất cứ điều gì, thì theo đại diện WB Việt Nam, chúng ta không được quên việc củng cố những nền tảng cơ sở. Để Công nghiệp 4.0 mang lại lại lợi ích cho Việt Nam, trước tiên Chính phủ phải đảm bảo một môi trường quản lý thân thiện, thuận lợi để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao năng suất. Điều này bao gồm duy trì ổn định vĩ mô, tăng cường khả năng thích ứng, tính bền vững, tận dụng một cách hiệu quả những công nghệ cơ bản đã tồn tại từ Công nghiệp 3.0

Lương Bằng
 
Vingroup và Viettel ký hợp tác chiến lược kiến tạo xã hội số ở Việt Nam
Với việc hợp tác này, Vingroup sẽ khảo sát xây dựng mạng lưới điểm sạc, đổi pin xe điện tại các địa điểm kinh doanh của Viettel. Viettel cũng sẽ nghiên cứu để các điểm giao dịch viễn thông, cửa hàng bán lẻ, bưu cục sẽ trở thành nơi phân phối, bán các sản phẩm công nghệ của VinSmart


Vingroup và Viettel ký hợp tác chiến lược kiến tạo xã hội số ở Việt Nam

Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn Viettel vừa ký kết hợp tác nhằm khai thác và phát huy thế mạnh, tiềm năng cũng như hỗ trợ nhau cùng mở rộng và phát triển các lĩnh vực hoạt động. Thỏa thuận sẽ mang tới cho khách hàng những trải nghiệm và tiện ích đột phá từ hai doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam

Theo đó, hai bên sẽ hợp tác chặt chẽ để triển khai những dịch vụ tiện ích tận dụng lợi thế từ hệ sinh thái sản sản phẩm phong phú của Vingroup và Viettel, đồng thời xây dựng những dịch vụ kết hợp những ưu điểm vượt trội để cùng phát triển

Sở hữu hàng nghìn địa điểm trên toàn quốc, bao gồm trụ sở tại các tỉnh/thành phố, hệ thống siêu thị, cửa hàng giao dịch và hệ thống bưu cục đều nằm ở các vị trí trung tâm, diện tích lớn, cùng với kinh nghiệm phát triển mạng lưới phân phối, kinh doanh lớn nhất Việt Nam, Vingroup và Viettel, cùng các công ty thành viên sẽ phối hợp nhằm triển khai các dịch vụ phục vụ khách hàng và phục vụ hoạt động của hai bên

Cụ thể, Vingroup sẽ khảo sát xây dựng mạng lưới điểm sạc, đổi pin xe điện tại các địa điểm kinh doanh của Viettel. Viettel cũng sẽ nghiên cứu để các điểm giao dịch viễn thông, cửa hàng bán lẻ, bưu cục chuyển phát nhanh sẽ trở thành nơi phân phối, bán các sản phẩm công nghệ của VinSmart

Là Tập đoàn có quy mô nhân sự nhân sự lớn, phạm vi hoạt động rộng, và có chính sách phúc lợi tốt, Viettel sẽ nghiên cứu ưu tiên sử dụng các dịch vụ khách sạn, nghỉ dưỡng cho các chuyến công tác, nghỉ dưỡng của cán bộ, công nhân viên, cũng như các dịch vụ chăm sóc, khám sức khỏe tại các cơ sở y tế dành cho cán bộ nhân viên tại các cơ sở của Vingroup; cũng như xem xét sử dụng dịch vụ của VinMart, VinMart+ (B2B sales) cho các nhu cầu của mình

Vingroup sẽ nghiên cứu ứng dụng các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông tong quản trị doanh nghiệp do Viettel phát triển: Văn phòng điện tử; chữ ký số; hóa đơn điện tử; tem điện tử; giải pháp quản lý cửa hàng, kênh phân phối; giải pháp big data - số liệu điều hành; hệ thống camera giám sát thông minh, camera nhận diện hình ảnh; dịch vụ Logistic; dịch vụ thu hộ; giải pháp quản lý toàn diện trong lĩnh vực bất động sản; dịch vụ thanh toán điện tử; giải pháp trình chiếu nội dung số; hệ thống tổng đài chăm sóc khách hàng; hệ thống hội nghị truyền hình; các giải pháp cảnh báo; hệ thống quản lý thuốc; các phần mềm, giải pháp ứng dụng cho lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp và các sản phẩm viễn thông di động...

Phát biểu tại lễ ký kết, Ông Nguyễn Thanh Nam, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel chia sẻ: “Là Tập đoàn toàn cầu, Viettel đang hợp tác với hàng nghìn đối tác trên toàn thế giới để cùng phát triển. Chúng tôi cũng là doanh nghiệp có kinh nghiệm nhất ở Việt Nam về phát triển công nghệ. Việc hợp tác với Vingroup giúp chúng tôi đẩy mạnh cam kết tiên phong kiến tạo xã hội số ở Việt Nam”

Ông Võ Quang Huệ, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup cho biết: “Vingroup đang thực hiện mạnh mẽ chiến lược chuyển hướng thành Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp – Dịch vụ đẳng cấp quốc tế. Với việc hợp tác cùng Viettel, chúng tôi sẽ cùng đồng hành để phát huy những lợi thế của hai bên, cũng như chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ, công nghiệp, thương mại dịch vụ”

Việc Vingroup và Viettel ký thoả thuận hợp tác nằm trong chiến lược mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hai bên
 
Việt Nam sẽ là đất nước của những kỳ lân
Ông Trần Ngọc Thái Sơn, Sáng lập kiêm Chủ tịch HĐQT Tiki tin trong vòng 5 năm tới, Việt Nam sẽ là đất nước của những kỳ lân

Là Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tiki, một công ty startup công nghệ tại Việt Nam, ông Trần Ngọc Thái Sơn thấy may mắn khi trong suốt 9 năm qua, Tiki luôn nhận được sự đồng hành và cố vấn của nhiều nhà đầu tư, có thể kể đến như ông Lê Hồng Minh (VNG), ông Đinh Anh Huân (Seedcom), ông Nguyễn Mạnh Dũng, Giám đốc CyberAgent Ventures (CAV) tại Việt Nam và Thái Lan

Điều đó giúp ông Sơn vượt qua những thử thách tăng trưởng mà bất kỳ startup nào cũng phải đối mặt. Giờ đây trên chặng đường chinh phục các thử thách tiếp theo, vị CEO này cho rằng mình sẽ luôn đồng hành cùng cộng đồng startup Việt, góp phần thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của Việt Nam

Tiki hiện là một nền tảng TMĐT với hàng triệu khách hàng chất lượng, cộng với nền tảng chuỗi cung ứng, kho bãi, hạ tầng. Tiki hy vọng sẽ có cơ hội kết nối và hợp tác với nhiều startup Việt Nam, thúc đẩy và phát triển hơn nữa công nghệ và sản phẩm của những startup này

Tiki_CEO_1.jpg

Trên hành trình phục vụ khách hàng và chinh phục mục tiêu trở thành unicorn tiếp theo của Việt Nam, ông Sơn đã gặt hái cho mình nhiều trải nghiệm quý giá

Tiki sẽ giúp các startup sở hữu sản phẩm và dịch vụ phù hợp lên sàn Tiki. Đồng thời, hỗ trợ ưu đãi đầu ra và phân phối cho startup, như miễn các loại phí trong thời gian đầu hoạt động, lưu trữ hàng hóa, vận chuyển hàng hóa trên toàn quốc thông qua hệ thống logistics của Tiki

Đặc biệt, Tiki sẽ cân nhắc đầu tư vào các startup công nghệ, logistics tiềm năng để các bạn có thêm “đạn dược” trên chặng đường tiếp tục phát triển doanh nghiệp startup của mình

Ngoài ra, đội ngũ lãnh đạo của Tiki với kinh nghiệm làm việc cho các công ty hàng đầu trên thế giới như Amazon (Mỹ), Coupang (Hàn Quốc), Macmillian (Ấn Độ)...cũng sẽ dành thời gian tư vấn chuyên sâu cho các bạn trẻ startup

Hứa hẹn về một đất nước kỳ lân

Theo ông Sơn, các founder tại các công ty startup Việt ngày càng giỏi về chuyên môn, và có nhiều tham vọng lớn. Điển hình là chỉ trong năm 2018, startup Việt đã có nhiều khởi sắc với 70 co-working space, 40 quỹ đầu tư, thu hút 890 triệu USD

Tiki_CEO_10.jpg

"Tôi tin rằng các startup sẽ sớm vươn ra thị trường quốc tế. Hứa hẹn trong vòng 5 năm tới, Việt Nam sẽ là đất nước của những kỳ lân. Tiki mong muốn là một phần trên hành trình chinh phục mục tiêu của các startup Việt”, ông Sơn nói

Sau những bài học “xương máu” trên hành trình này, ông Sơn rút ra những điều sau

Đầu tiên, hãy ước mơ lớn. Một khi ước mơ càng lớn thì mọi thử thách đều có thể dễ dàng vượt qua. Tính chất của startup là tăng trưởng nhanh, vì thế hãy nghĩ đến những mục tiêu lớn nhưng đồng thời cần chuẩn bị các kế hoạch và nguồn lực để hiện thực hóa những mục tiêu này

Thứ hai, đừng chọn thị trường quá ngách bởi để startup tăng trưởng nhanh, đột phá và tạo giá trị gia tăng lớn cho xã hội thì thị trường phải đủ lớn. Có thể khi bắt đầu, startup sẽ khởi điểm với một mảng nhỏ trong thị trường lớn, như Tiki bắt đầu với sách trên nền tảng online. Sau đó Tiki bắt đầu đưa nhiều mặt hàng khác lên nền tảng của mình

Thứ ba, tố con người. Vốn đầu tư, công nghệ, cơ sở hạ tầng...đều vô nghĩa nếu không có một đội ngũ đáng tin cậy và đủ mạnh để cùng các bạn quản lý và phát triển startup

Các bạn startup trẻ hãy tìm những người đồng hành đáng tin cậy và có đủ tiềm năng đi xa cùng các bạn. Với riêng Tiki, ngoài những đồng đội gắn bó với ông Sơn từ những ngày đầu và đội ngũ nhân sự Việt Nam, hiện nay cũng đã và đang chiêu mộ các đồng đội quốc tế. Đó là những người từng làm việc và có nhiều kinh nghiệm tại những công ty hàng đầu thế giới như Amazon, Coupang, Macmillian...để cùng phục vụ tốt nhất cho gần 100 triệu dân Việt Nam

Anh Hoa
 
Kinh tế số gặp thời
vnptpay_27856948.jpg
Dịch bệnh càng cho thấy rõ tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế số tại Việt Nam​

Dù doanh nghiệp luôn cố gắng bổ sung, tích hợp các công cụ thanh toán hiện đại để tạo sự tiện dụng cho khách hàng, nhưng thanh toán bằng tiền mặt sau khi nhận hàng (COD) vẫn lên đến 95,1%”. Sở Công Thương TP.HCM đã cho biết như vậy trong đánh giá mới đây về tình hình phát triển thương mại điện tử của các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM

Cứu tinh mùa dịch

Con số này đáng phải suy nghĩ khi một trong các giải pháp phục hồi kinh tế TP.HCM sau những ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh là đẩy nhanh phát triển kinh tế số trong ngắn và dài hạn cũng như trong từng ngành, lĩnh vực kinh tế. Rào cản thanh toán của thương mại điện tử TP.HCM cũng là một trong những thách thức mà nền kinh tế số của Việt Nam phải đối mặt

Mặc dù 1/3 hộ gia đình sở hữu tài khoản ngân hàng, nhưng việc ứng dụng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam vẫn tương đối chậm so với nhiều quốc gia ở Đông Á, thậm chí so với cả các nước thu nhập thấp. Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã chỉ ra rằng, thanh toán điện tử thông qua điện thoại di động có thể là một công cụ hữu ích cho việc chuyển tiền của người dân và doanh nghiệp tương tự như nhiều nước khác trên thế giới đã áp dụng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa được hưởng lợi từ điều này vì hầu hết các giao dịch tài chính vẫn được thực hiện một cách thủ công

2_27853515.jpg

Tiến sĩ Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, nhấn mạnh hiệu quả rất lớn của kinh tế số khi các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công, năng suất đã tăng thêm khoảng 30%. Song việc chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp không hề đơn giản. Theo thống kê, số lượng doanh nghiệp chuyển đổi số thành công chỉ chiếm khoảng 50%

Tuy nhiên, sự lây lan của dịch bệnh trở thành một lực đẩy cho quá trình số hóa nền kinh tế diễn ra nhanh hơn. Đó là việc mua sắm, thanh toán trực tuyến, các lớp học, hội họp online... nhằm giảm thiểu tối đa các tiếp xúc không cần thiết. Xa hơn, đó là giải pháp nhằm tăng cường sức cạnh tranh cho nền kinh tế thông qua mô hình chính phủ điện tử, phát triển các doanh nghiệp kỹ thuật số trong kỷ nguyên 4.0

Nhiều chuyên gia thương mại đánh giá, nếu không tồn tại những sàn giao dịch điện tử như Tiki, Lazada hoặc các kênh phân phối online, thì còn nhiều doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa trên toàn quốc. Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cũng cho rằng, việc khuyến khích các doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số thời điểm này sẽ đẩy nhanh luồng lưu thông hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Biện pháp này hiệu quả không kém gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỉ đồng hay gói 30.000 tỉ đồng mà Chính phủ vừa tung ra

Cú hích cho kinh tế số


Thực tế, nhìn nhận vai trò quan trọng của kênh thương mại điện tử, Chính phủ Việt Nam đang xem xét các phương thức nhằm phát huy tiềm năng của công nghệ thanh toán điện tử trong Chiến lược Tài chính toàn diện quốc gia được phê duyệt vào tháng 1 vừa qua

Theo ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia World Bank Việt Nam, ngoài tác động tiêu cực, dịch bệnh cũng mang lại một số cơ hội mới cho Việt Nam, trong đó là cơ hội thúc đẩy chuyển đổi số. “Đây là thời điểm để Việt Nam đẩy nhanh các cải cách quan trọng để cải thiện khả năng chống chịu của đất nước đối với các đại dịch trong tương lai. Chính cuộc khủng hoảng COVID-19 mà chúng ta được hưởng nhiều lợi ích từ các cải cách”, ông Ousmane Dione cho biết

3_27853328.jpg

Biến động do đại dịch là phép thử và cho kết quả rõ ràng về việc cách thức tổ chức kinh doanh dựa trên nền tảng số hoặc khởi nghiệp dựa trên các mô hình số sẽ là giải pháp cứu nguy cho nhiều doanh nghiệp

Tại Việt Nam, theo Báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á của Google và Bain & Company năm 2019, kinh tế số của Việt Nam tăng trưởng dẫn đầu khu vực Đông Nam Á, ở mức khoảng 38% và dự kiến có thể đạt 43 tỉ USD vào năm 2025

Dự thảo “Chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến năm 2030” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025

Ông Trịnh Minh Giang, Chủ tịch Venture Management Consulting Group, cho rằng các mô hình kinh doanh dần dần đều phải dịch chuyển lên mô hình nền tảng. Đơn cử như hiện nay, khi dịch bệnh diễn ra, các công ty tiếp cận khách hàng chỉ bằng cách qua internet. Cơ hội của thị trường là lớn khi hầu hết mọi người thử làm việc từ xa và đây là một mô hình kinh doanh đáng để suy nghĩ đến

Để thúc đẩy nền kinh tế số Việt Nam, ông Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty UPGen, cho rằng, vẫn rất cần có những nền tảng nội địa để giải quyết được nhu cầu của những lĩnh vực tương đối đặc thù. Ví dụ như mảng logistics của Việt Nam kém hiệu quả trong khi các nền tảng logistics của thế giới lại không phù hợp
 
Việt Nam thành trung tâm R&D của nhiều 'ông lớn' công nghệ
Samsung xây dựng trung tâm R&D trị giá 220 triệu USD, trong khi Qualcomm chọn Việt Nam là nơi đặt trung tâm R&D đầu tiên ở Đông Nam Á

Samsung lần đầu công bố bức tranh toàn cảnh về hiện trạng phát triển R&D của họ tại Việt Nam, trong đó nổi bật là dự án Trung tâm R&D 220 triệu USD đang trong quá trình xây dựng tại Tây Hồ (Hà Nội). Trung tâm này dự kiến hoàn thành vào năm 2022 và là nơi làm việc của ba nghìn kỹ sư

Trước khi xây dựng trung tâm mới, tập đoàn công nghệ Hàn Quốc này đã đặt trụ sở cho bốn mảng R&D tại Việt Nam, nghiên cứu về thiết bị di động, điện tử gia dụng, AI và phân tích dữ liệu. Ngoài ra, họ còn có SDV - một trung tâm chuyên nghiên cứu màn hình kiêm phát triển nhân tài cho hãng

Những năm gần đây, ngoài Samsung, nhiều doanh nghiệp công nghệ khác đã chọn Việt Nam làm điểm đầu tư R&D. Trước đó, Grab mở trung tâm R&D tại TP HCM. LG được cho là sẽ mở trung tâm thứ hai tại Đà Nẵng. Panasonic, Toshiba, cũng đã có các trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam. Mới đây nhất, Qualcomm đã công bố phòng thí nghiệm duy nhất của mình ở Đông Nam Á, tại Hà Nội

Trung tâm của Qualcomm mở vào tháng 6 năm ngoái với quy mô 4 phòng lab, tập trung vào các công nghệ có vai trò quan trọng hàng đầu hiện nay, như sóng radio 4G/5G, camera, một phòng chuyên nghiên cứu cải thiện hiệu năng và pin cho thiết bị di động và một phòng giả lập môi trường mạng để phục vụ thị trường Mỹ, châu Âu. Đến tháng 4 năm nay, trung tâm có khoảng 50 kỹ sư, toàn bộ là người Việt Nam

Các trung tâm R&D tại Việt Nam của Qualcomm và Samsung đều là nơi nghiên cứu và phát triển lớn nhất của họ tại Đông Nam Á, nghiên cứu công nghệ cho các dự án trên toàn cầu

"Trung tâm tại Hà Nội nằm trong hệ thống R&D toàn cầu của Qualcomm, tham gia các dự án lớn của tập đoàn chứ không chỉ phát triển sản phẩm riêng cho Việt Nam", ông Thiều Phương Nam, CEO Qualcomm khu vực Đông Dương chia sẻ

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển điện thoại di động của Samsung (SVMC) tại Hà Nội đảm nhận việc nghiên cứu và phát triển dòng điện thoại A tại thị trường Đông Nam Á và nhiều sản phẩm cho thị trường Australia, New Zealand, châu Âu. Đây cũng là nơi kiểm chứng các thiết bị mạng 5G

Cạnh tranh thu hút nhân lực

Khi ngày càng nhiều dự án R&D có mặt tại Việt Nam, nhân lực chất lượng cao trở thành mục tiêu "săn lùng" của các ông lớn công nghệ

Dù đánh giá việc xây dựng trung tâm R&D tại Việt Nam "không có gì khó khăn", ông Thiều Phương Nam cũng nhận định "tương lai khi Việt Nam trở thành trung tâm công nghệ mới và có nhiều tập đoàn công nghệ lớn đầu tư vào, các công ty sẽ cạnh tranh với nhau về nguồn nhân lực"

Các trường đại học có chất lượng đào tạo ngày càng tốt, bổ sung nguồn kỹ sư tốt cho các trung tâm nghiên cứu. Tuy nhiên để thu hút được người phù hợp, các "ông lớn" công nghệ không chỉ cạnh tranh bằng chế độ làm việc, mà còn chính các "tài sản" công nghệ của mình

"Để thu hút kỹ sư giỏi, chúng tôi giúp họ tiếp cận với các công nghệ mới nhất của thế giới. Chẳng hạn, nếu kỹ sư đó muốn phát triển các kỹ năng liên quan đến mạng 5G, họ sẽ đến với Qualcomm", ông Nam nói

Trong khi đó, Samsung lại phát triển nhân lực từ việc đào tạo. Đại diện Samsung Việt Nam cho biết, công tác đào tạo được triển khai từ năm 2012. 11 phòng lab tại các trường đại học, nhiều chương trình hợp tác đào tạo được mở ra, giúp sinh viên có nghiên cứu về di động theo tiêu chuẩn kỹ thuật toàn cầu. Nhiều sinh viên sau khi thực tập đã trở thành nhân sự chính thức trong các dự án R&D của doanh nghiệp này

Thách thức với công ty trong nước

Đánh giá về việc các tên tuổi lớn trên thế giới đang chọn Việt Nam để mở các trung tâm R&D, ông Vũ Thanh Thắng, Phó Chủ tịch Tập đoàn Bkav, cho rằng "đây là dấu hiệu tốt", nhưng cũng sẽ mang đến nhiều thách thức cho các công ty trong nước

"Điều này minh chứng rằng người Việt Nam đủ năng lực để tham gia vào các mảng có giá trị cao nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu", ông Thắng nói. Theo đại diện Bkav, Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng, nguồn lực trẻ dồi dào với năng lực nghiên cứu tốt, nên sẽ là điểm hấp dẫn với các công ty nước ngoài

Thực tế này cũng thể hiện thuận lợi với các doanh nghiệp Việt Nam là luôn có sẵn nguồn lực phục vụ R&D ngay trong nước. Tuy nhiên, ông Thắng cho rằng thách thức lớn nhất với các công ty công nghệ trong nước là phải cạnh tranh trực tiếp với các công ty nước ngoài đã có nhiều tiềm lực

Kinh nghiệm được đại diện Bkav chia sẻ là "hãy định hướng trở thành công ty công nghệ toàn cầu và xác định từ trước các thách thức này". R&D là yếu tố sống còn của các công ty công nghệ, vì vậy, các công ty cũng nên chủ động đào tạo nguồn nhân lực R&D cho chính mình

Thực tế, các doanh nghiệp công nghệ trong và ngoài nước vừa là đối thủ nhưng cũng vừa là đối tác của nhau. Sự phát triển của các công ty công nghệ trong nước như Bkav, cũng là yếu tố giúp thu hút các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài đầu tư R&D. Qualcomm cho biết, một trong những nhiệm vụ quan trọng của trung tâm R&D tại Hà Nội là hỗ trợ các đối tác trong nước phát triển sản phẩm. Nhiều sản phẩm công nghệ của Việt Nam, như smartphone VinSmart, camera AI của Bkav, thiết bị mạng VNPT, sử dụng các linh kiện từ Qualcomm

Theo đại diện Samsung Việt Nam, với việc đầu tư lớn vào các hoạt động R&D, hãng hi vọng sẽ đóng góp và tạo tiền đề để Việt Nam đi trước đón đầu những thay đổi của cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư

Lưu Quý
 
Top