What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Quan hệ chiến lược Việt nam - Lào

LOBBY.VN

Administrator
Lào xây đập ở Mekong bất chấp có phản đối​

110417110426_dam_466x262_ap_nocredit.jpg

Dân làng khu vực gần đập cho hay đường xá được khởi công từ 5 tháng trước​

Lào khởi công xây đập thủy điện ở hạ lưu Mekong bất chấp phản đối từ Việt Nam và Campuchia

Báo Bangkok Post hôm Chủ Nhật 17/04 đưa tin phóng viên điều tra của báo này cho hay từ tuần trước tại khu vực quanh đập Xayaburi ở hạ lưu sông Mekong đã xây đường lớn và chuẩn bị di dời dân

Dự án đập gây tranh cãi tại Lào dự kiến ​​sẽ cung cấp năng lượng giá rẻ cho Thái Lan

Các thành viên Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia ở Ủy ban sông Mekong (MRC) theo dự kiến sẽ họp vào ngày thứ Ba 19/04 để quyết định phê duyệt dự án

Tuy nhiên khuôn khổ hợp tác của Ủy ban sông Mekong không có tính ràng buộc đối với bất kỳ quốc gia nào và bất kỳ thành viên nào đều có thể triển khai dự án nếu muốn

Việt Nam và Campuchia phản đối dự án xây đập, và hiện cũng có quan ngại từ các nhà bảo vệ môi trường và các nhà hoạt động

Mới đây Tiến sĩ Suphasuk Pradubsuk, thuộc Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, tổ chức bảo vệ môi trường, cho BBC Việt Ngữ hay bà lo ngại Bấm con đập sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nông dân Việt Nam

Thạc sĩ Kỷ Quang Vinh từ Đại học Cần thơ có bài viết trên Sài Gòn Tiếp Thị với kết luận cho điều ông mô tả là nỗ lực Bấm hoãn xây đập chỉ là mơ ước mà thôi

Bán điện cho Thái Lan

Một số dân làng nói rằng họ nhận được ít khoản bồi thường chỉ là là 15 đôla Mỹ cho việc di dời khỏi khu vực

Bangkok Post đưa tin xe tải mang tên Ch Karnchang, biển hiệu công ty Thái cùng tham gia dự án 3.5 tỷ đôla với chính phủ Lào, di chuyển và làm đường tại khu vực này

Phóng viên điều tra của báo này nói phát hiện công trình đường xá được thi công khoảng 30 km từ làng Ban Nara tới Ban Talan và Ban Houay Souy, gần địa điểm đề xuất xây đập

Theo người dân sống gần đập, công trình đường bộ bắt đầu được khởi công cách đây khoảng năm tháng

Tức là dự án đường được khởi công chỉ sau một tháng kể từ khi chính phủ Lào đã gửi tài liệu cần thiết cho việc tư vấn Ủy ban Sông Mekong bao gồm cả đánh giá tác động môi trường để ủy ban này xem xét

Vào tháng Chín năm 2010, Chính phủ Lào kiến ​​nghị Ủy ban Sông Mekong chính thức cho dự án Xayaburi, là dự án đập đầu tiên đề xuất trong tổng số 11 con đập trên hạ lưu sông Mekong

Đây là thủ tục cần thiết cho tất cả các dự án như quy định trong thỏa thuận mà các nước thành viên Ủy ban Sông Mekong đã ký vào năm 1995

Theo thỏa thuận, dự án phát triển với khả năng gây tác động xuyên biên giới cần được rà soát và tham khảo ý kiến ​​trước khi tiến hành

Dự án đập Xayaburi được lên kế hoạch để bắt đầu vận hành thương mại vào tháng Một năm 2019

Tháng 12 năm ngoái, Ủy ban Chính sách năng lượng quốc gia Thái Lan phê duyệt hợp đồng mua bán điện, mở đường cho các nhà cung cấp điện EGAT ký hợp đồng với Xayaburi Power, là công ty con của công ty Ch-Karnchang của Thái

Khoảng 95% công suất 1.260 MW của dự án dự kiến là để bán cho Thái Lan

Lobby Vietnam Club: Hầu hết doanh nghiệp và người dân Việt nam đều nghĩ rằng Lào và vùng ảnh hưởng truyền thống, nơi đó Việt nam có thể tác động đến các quyết định quan trọng. Dự án đập thủy điện Xayaburi cho thấy ảnh hưởng Việt nam tại Lào là có giới hạn, không thể dựa vào ảnh hưởng trong quá khứ để chi phối lợi ích trong tương lai. Các chuyên gia lobby của Việt nam cho thời đại này cần hành động nhiều hơn nữa, chủ động tìm kiếm xây dựng niềm tin và quan hệ lợi ích lâu dài giữa Việt nam - Lào. Mọi thứ đều có thể đàm phán, quan trọng là chúng ta phải có những lobbyist tài năng...
 
Lào tiến hành xây đập Xayaburi khi chưa được phê duyệt​

- Theo Bangkok Post, hoạt động xây dựng đập Xayaburi đã được tiến hành từ 5 tháng trước khi chưa có quyết định phê duyệt dự án

Sau một cuộc điều tra tại khu vực xung quanh đập Xayaburi trên hạ lưu sông Mekong, tờ Bangkok Post của Thái Lan đưa tin, các công trình đường bộ chủ yếu đang được xây dựng và người dân đang chuẩn bị di dời

Công viêc này được tiến hành trong khi ngày mai (19/4) các thành viên Ủy ban sông Mekong (MRC) bao gồm Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia mới có cuộc họp để có quyết định cuối cùng liệu có cho phép dự án được tiến hành không

Hoạt động xây dựng đang được thực hiện trên quãng đương hơn 30 km kéo dài từ làng Ban Nara đến Ban Talan và Ban Houay Souy, gần khu vực xây dựng đập.

Theo người dân sống gần các tuyến đập, công trình đường bộ đã bắt đầu khoảng 5 tháng trước đây, 1 tháng sau khi Chính phủ Lào đã gửi tài liệu cần thiết cho việc tư vấn tới MRC, bao gồm các đánh giá tác động đến môi trường của dự án này

Một số dân làng nói rằng, họ nhận được ít nhất là 15 USD (450 Bạt) bồi thường cho việc di chuyển khỏi khu vực này

Trước đó, tờ Bangkok Post cũng nêu lên các mối quan ngại của Việt Nam và Campuchia vốn phản đối một dự án vừa gây tổn hại tới đa dạng sinh học chặn đường sinh sản của cá, vừa ảnh hưởng tiêu cực đến 40 triệu người ở hạ lưu sông Mekong, đặc biệt là những người cư ngụ ở khu vực Biển Hồ hay Đồng bằng sông Cửu Long

Đối với chính quyền Thái Lan vốn ủng hộ việc xây đập Xayaburi vì cho rằng một khi hoàn tất thủy điện sẽ bảo đảm nguồn cung ứng năng lượng dồi dào cho nước này

Trong khi đó, một số ý kiến phản bác cho rằng Thái Lan chưa chắc đã cần đến nguồn điện mua từ đập thủy điện đó. Đồng thời, do đặc trưng của đập này, việc cung ứng có thể không đều đặn, không bảo đảm được an toàn năng lượng cho Thái Lan. Tóm lại, theo Bankok Post, việc xây đập Xayaburi “lợi ít, hại nhiều” đối với toàn bộ khu vực
 
Đập Xayaburi: 'Cục pin châu Á' hay hạt giống xung đột ?​

Dòng Mekong mang phù sa bồi đắp khi đi qua ngôi làng nghèo Houay Souy của Lào. Với hàng triệu người ở hạ nguồn, màu phù sa là màu của cuộc sống: Mekong mang tới hàng trăm loài cá và nguồn khoáng vật dồi dào. Trong nhiều thế kỷ, bắt đầu từ Tây Tạng gập ghềnh tới tiểu vùng màu mỡ ở Việt Nam, nó là huyết mạch của các làng mạc, thị trấn

Ngày 19/4, 4 nước hạ nguồn Mekong sẽ thông báo họ nhất trí hay không việc xây dựng một con đập gây tranh cãi - một quyết định có thể làm thay đổi mãi mãi đặc điểm cũng như tính đa dạng tự nhiên của một trong những con sông dài nhất thế giới, phong phú nhất thế giới

20110418185803_songmekong.jpg

Sông Mekong với hàng trăm loài cá, trong nhiều thế kỷ qua là sinh kế của hàng triệu người dân


Con đập được đề xuất xây dựng, mang tên đập Xayaburi ở Lào - sẽ là một thử nghiệm cho thỏa thuận năm 1995 được ký kết giữa Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam nằm chia sẻ tài nguyên Mekong - con sông mang lại nguồn cá, nước và các khoáng chất từ phù sa bồi đắp làm màu mỡ nhiều đồng bằng rộng lớn như Tiểu vùng Mekong. Thỏa thuận này kêu gọi tiến trình tham vấn về các hành động sẽ ảnh hưởng tới con sông và được coi là bước tiến lớn hơn trong sự hợp tác giữa các nước

Nhưng Lào dường như đã làm xói mòn tinh thần hợp tác ấy. Tất cả 4 nước đều giữ quyền xây dựng đập thủy điện có hay không có sự thỏa thuận của các quốc gia láng giềng. Tại địa điểm xây dựng đập Xayaburi, mọi công việc đã được tiến hành từ tháng 11. Khu vực này được chất đầy xe tải. Hàng trăm công nhân đã hoàn thành một con đường tiếp cận và thiết lập các cơ sở trộn bê tông

Trung Quốc, nước không tham gia thỏa thuận hợp tác, đã xây 4 đập trên sông. Tuy nhiên, việc xây đập tại Lào được rất nhiều người coi là điểm mấu chốt bởi nó có thể ảnh hưởng tới đặc điểm di trú của cá và khởi động việc xây dựng ít nhất 5 con đập khác ở hạ nguồn Mekong

Chồng chất lo ngại

Nghiên cứu của các chuyên gia về tác động môi trường của Xayaburi chất đầy những sự lo ngại và chỉ trích, thậm chí còn hoài nghi về việc dự án có thể gieo rắc những hạt giống xung đột tương lai giữa các nước có chung dòng sông

Thượng nghị sĩ Jim Webb đến từ Virginia - người đứng đầu Tiểu ban phụ trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương của Thượng viện Mỹ, tuần trước đã chỉ trích dự án xây đập về những gì mà ông gọi là không tuân thủ chuẩn mực quốc tế. Ông cảnh báo, sự thiếu hợp tác giữa các nước cùng chia sẻ dòng Mekong sẽ gây ra “những hậu quả nghiêm trọng”

“Mỹ và tất cả cộng đồng toàn cầu đều có một lợi ích chiến lược trong việc ngăn chặn xung đột khu vực bằng cách giữ gìn sức khỏe và hạnh phúc của hơn 60 triệu người phụ thuộc vào sông Mekong”, ông nói.
Những người nông dân ở tiểu vùng Mekong lo lắng rằng, hệ thống đập thủy điện xây dựng trên sông có thể làm giảm lượng nước sông chảy tới Việt Nam, làm trầm trọng thêm vấn đề nhiễm mặn đất trồng

Một báo cáo do Ủy hội Mekong - tổ chức thiết lập để điều phối các dự án đập trên sông, đã mô tả “những lỗ hổng cơ bản trong kiến thức” về sự di cư của cá bị ảnh hưởng từ các con đập. Các chuyên gia do Ủy hội thuê nghiên cứu đã ước tính rằng, con đập sẽ chặn nguồn di cư của 23-100 loài cá. Họ mô tả về tính “không hiệu quả” của thiết bị do công ty xây dựng Thái Lan đề xuất cho phép cá vượt qua đập. Các chuyên gia cảnh báo về một “khả năng mạnh mẽ” rằng, một trong những loài đặc trưng nhất của sông - cá da trơn khổng lồ - có thể biến mất

Nhưng nổi bật nhất trong báo cáo của Ủy hội có lẽ là ước tính khả năng sản xuất điện của con đập sẽ bị tổn hại nghiêm trong trong vòng ít thập niên bởi hồ chứa của đập sẽ tràn đầy phù sa. Kế hoạch đặt ra là khả năng cung cấp 1.285 megawatt điện, đủ năng lượng cho thành phố nhỏ hay cỡ trung bình; phần lớn lượng điện sẽ được bán sang Thái Lan theo một thỏa thuận ký kết giữa nhà xây dựng đập với một công ty Thái

Cục pin châu Á

“Theo điều kiện vận hành đề xuất, ước tính hồ chứa sẽ mất đi 60% công suất do trầm tích lắng đọng sau 30 năm”, báo cáo nhấn mạnh. Hơn nữa, các nhà phê bình cho rằng, con đập sẽ gây ra những hậu quả lâu dài với đời sống ở sông, bao gồm khả năng tuyệt chủng của những giống loài lớn, nhưng lại chỉ có thể sản xuất điện trong vài thập niên

Chính phủ Lào trả lời các câu hỏi và chỉ trích về con đập bằng cách đưa ra những khả năng to lớn của dự án. Với báo cáo của Ủy hội Mekong, họ nói rằng, con đập nằm giữa những hình thái đồi núi dốc và trải rộng khoảng bằng tám sân bóng, sẽ có tác động như một “thác nước tự nhiên”

Theo đuổi thủy điện sẽ làm giảm bớt nhu cầu “các nhà máy điện lớn gây nhiều ô nhiễm”, chính phủ Lào nói. “Phát triển dự án thủy điển như một nguồn năng lượng xanh sẽ được thúc đẩy và ủng hộ mạnh mẽ”, họ kết luận

Nằm sâu trong lục địa và cư dân thưa thớt, Lào ước tính sẽ trông chờ vào nguồn thu thủy điện để đưa đất nước thoát nghèo và hỗ trợ tài chính cho các chương trình của chính phủ. Chính phủ Lào nói rằng, họ có kế hoạch trở thành “cục pin” châu Á với tổng cộng 70 dự án thủy điện, 10 trong số đó đã đi vào hoạt động. Đập Xayaburi sẽ mất 7 năm để xây dựng

Ở ngôi làng gần nơi xây con đập, người dân có quan điểm khác nhau về dự án. Chính phủ đã đề xuất di chuyển người dân sống trong các khu vực có thể bị ngập lụt vì hồ chứa của đập lên các nơi cao hơn và cam kết họ sẽ được cung cấp điện - thứ mà hiện thời họ không có. Nhưng một số người lo lắng khi được nói rằng, họ sẽ không còn ở bên sông.
“Chính phủ đã ba lần nói chúng tôi di dời”, Sripan Sukaew, một người đánh cá sống trong làng nói. “Tôi đã đánh bắt cá kể từ lúc sinh ra. Điều đó tốt hơn là đi làm thuê”
 
Lào tạm ngưng xây đập trên sông Mekong

110419104508_paksey_mekong_466x262_pakseymekong_nocredit.jpg

Sông Mekong là nguồn cung cấp cá và phù sa quan trọng


Lào tuyên bố sẽ trì hoãn quyết định xây đập tại hạ lưu Sông Mekong trước sự phản đối của các nước láng giềng kể cả đồng minh thân cận nhất là Việt Nam

Quyết định được đưa ra sau khi bốn nước thành viên của Ủy hội sông Mekong họp về việc có cho phép việc xây dựng một con đập gây tranh cãi hay không

Cuộc họp đi đến kết luận rằng dự án này sẽ được trình cấp bộ trưởng để cân nhắc và theo dự kiến phiên họp sẽ được tổ chức vào cuối năm nay

Việt Nam, Thailand và Campuchia đều nhất trí rằng cần phải nghiên cứu thêm về ảnh hưởng của con đập này, ông Te Navuth phụ trách ban liên chính phủ của Ủy hội Sông Mekong được AP trích dẫn

Dự án thủy điện được đề xuất xây tại Xayaburi sẽ là dự án đầu tiên được xây dựng trên dòng chính tại hạ lưu sông Mekong

Lào hy vọng sẽ trở thành "máy phát điện của Đông Nam Á"

Phán quyết Ủy hội sông Mekong có thể sẽ xác định xem liệu con sông vẫn duy trì là nguồn cung thực phẩm cho hàng triệu người hay trở thành nguồn tạo năng lượng

Kế hoạch của Lào có nghĩa là sử dụng dòng sông của nó để tạo ra điện cho xuất khẩu, từ đó tạo thu nhập để phát triển đất nước - đó là ý tốt khi dòng sông chỉ trong địa phận Lào

Nhưng tình hình phức tạp hơn khi vì con sông Mekong là nguồn tài nguyên được các nước láng giềng cùng chia sẻ

Và việc các nước hạ nguồn quan ngại về những ảnh hưởng có thể có cũng là điều dễ hiểu

Vào hôm 18/04, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga được trích dẫn nói “Việt Nam mong muốn các quốc gia có liên quan phối hợp chặt chẽ trong việc nghiên cứu kỹ lưỡng tổng thể những tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mekong trước khi đưa ra quyết định triển khai xây dựng các công trình này”

“Các quốc gia ven sông cần hợp tác chặt chẽ trong việc khai thác và sử dụng công bằng và hợp lý các nguồn tài nguyên". bà Nga nói

Tại Campuchia, cộng đồng ngư dân đang lo lắng họ sẽ có thể chứng kiến nguồn cá giảm ghê gớm

Cá là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng qui mô quốc gia

Cá cung cấp khoảng 80% năng lượng protein trung bình tại Campuchia, và Mekong là nguồn sinh kế cho hàng triệu người

Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới cho biết những hậu quả của các đập xây trên dòng chính đã không được nghiên cứu đầy đủ

Câu chuyện Lào muốn xây đập Xayaburi được các báo quốc tế như Bấm Financial Times quan tâm và đăng tải khá đầy đủ
 
Đập Xayaburi và 'tình anh em' Việt Lào​

Việc Vientianne lặng lẽ triển khai dự án thủy điện Xayaburi bất chấp tác động với các nước ở hạ lưu sông Mekong nhất là Việt Nam và chỉ tạm ngưng khi bị phản đối cho thấy một thực tế đang thay đổi trong quan hệ Việt - Lào

Theo dự kiến, dự án xây dựng thủy điện Xayaburi được Thái Lan đầu tư 3,5 tỉ USD với cam kết Lào bán điện cho nước này 95% sản lượng điện sản xuất ra được

Với công suất thiết kế đạt 1.260 MW/năm, Lào sẽ thu được khoảng gần 1 tỉ USD từ việc xuất khẩu điện

Đối với một đất nước 6,3 triệu dân và tổng thu nhập quốc dân chỉ hơn 6 tỉ USD (năm 2010) thì đó là một lợi nhuận không nhỏ

Vì sao qua mặt ?

Ngày 19/4 năm nay, khi Ủy ban sông Mekong (MRC) họp để bàn về việc Lào xây đập thủy điện, ông Daovong Phonekeo, Phó giám đốc Cơ quan điện lực Lào, cho biết Lào không chỉ có kế hoạch bán điện cho Thái Lan, mà còn bán cho cả Việt Nam

Tuy nhiên, đó chỉ là con bài xoa dịu của Vientiane với "ông anh" Hà Nội

Bởi lợi nhuận từ việc mua điện của Lào từ Việt Nam không thể so sánh với việc Việt Nam vẫn bán điện giá rẻ cho Lào hàng chục năm qua. Mặt khác, Việt Nam cũng không được lợi gì nhiều khi chỉ mua được số % còn lại ít ỏi từ đập thủy điện này

Chính phủ Việt Nam cũng thừa hiểu việc xây dựng đập thủy điện Xayaburi có tác hại thế nào với khi không có phù sa bồi đắp và tình trạng nhiễm mặn cho hàng triệu hectar lúa tại đồng bằng sông Cửu Long và tứ giác Long Xuyên

Đồng thời nguồn lợi thủy sản nước ngọt có nguy cơ bị sụt giảm tới 30% bởi đập thủy điện ngăn chặn các luồng cá di cư mà Việt Nam lại ở hạ nguồn

Việt Nam cũng hiểu không đơn giản mà Lào dám qua mặt khi xây dựng đập thủy điện và chắn rằng những gì mà Lào đang làm giống với Trung Quốc xây dựng đập thủy điện Cảnh Hồng mấy năm về trước

Vậy tại sao Lào dám qua mặt Việt Nam ?

Bởi số vốn đầu tư của "đại gia Trung Quốc", hay lợi nhuận trước mắt quá hấp dẫn với một quốc gia nghèo như Lào ?

Hay bởi những điều kí kết của MRC không có sức nặng pháp lý ?

Giới quan sát ở Hà Nội còn nêu một lý do khác: Trung Quốc đang đứng đằng sau Lào với một tầm nhìn xa thay thế Việt Nam để ảnh hưởng ở Lào

Nếu nói đây là sự kiện Xayaburi để đánh dấu một bước ngoặt mới trong chiến lược của cả hai nước Trung Quốc và Lào cũng không có gì quá đáng

'Quá khứ đỏ'

110322042117_choummanly_sayasone_466x262_afp_nocredit.jpg

Tân tổng bí thư Choummanly Sayasone được cho là 'thân Việt Nam' nhưng Thủ tướng Lào lại có tiếng là nghiêng về phía Trung Quốc​

"Không khi nào Lào có thể phản bội Việt Nam!"

Đến tận bây giờ, hầu hết những người dân Việt Nam khi được hỏi về mối quan hệ anh em giữa Việt Nam và Lào đều nói một câu như thế

Trong tư tưởng người dân Việt Nam, “người anh” Việt Nam luôn thể hiện vai trò làm anh của mình đối với “người em” Lào. “Người anh” Việt Nam cũng sẵn sàng “thắt lưng buộc bụng” đầu tư, viện trợ cho Lào dù là trong lúc khó khăn nhất để giữ lại cái sườn Đông Dương

Nhìn lại quá khứ trong suốt hơn 80 năm khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời (2/3/1930) với mục đích giải phóng toàn bộ Đông Dương khỏi người Pháp thì mối quan hệ Việt Nam- Lào được nhận định là quá khứ “đỏ”

Gọi là “quá khứ đỏ” vì với vai trò nước đàn anh, Việt Nam luôn cố duy trì quan hệ có ý nghĩa "môi hở răng lạnh" trong chiến lược ngoại giao lâu dài hai nước

Từ Thế Chiến 2, Chiến tranh Đông Dương 1945 -1954, nội chiến Lào (1962 -1975), và từ sau 1975 đến nay, không một thời gian nào quan hệ Việt Nam – Lào ngưng trệ hay có vấn đề nổi cộm

Có thể thấy Hà Nội đã đổ rất nhiều tâm sức, tiền bạc hay thậm chí đưa hàng vạn quân tình nguyện Việt Nam giúp quân đội Pathet Lào giành được quyền kiểm soát đất nước trong thời gian nội chiến Lào

Đối với Việt Nam, Chính phủ Lào luôn coi là "một cái phao" theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng khi hàng chục năm nay đối tác lớn nhất của Lào vẫn là Việt Nam

Tính về kinh tế, hầu hết các dự án lớn ở Lào do Việt Nam đầu tư, viện trợ và hầu hết là viện trợ không hoàn lại

Tất nhiên, Hà Nội sẵn sàng chịu thiệt nhiều đường để duy trì ảnh hưởng cũng như bảo vệ lá chắn Lào ổn định với chính sách thân Việt Nam

Nhất là trong hiện nay, khi phải đối mặt với sự đe dọa nghiêm trọng từ sự lớn mạnh không ngừng của Trung Quốc thì việc bảo vệ lá chắn này khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc là điều tất yếu

Tương lai sáng chói ?

Trong quan hệ bằng hữu này, Lào có vẻ có chỗ chỗ dựa bền vững cả về kinh tế và chính trị vì Hà Nội dù bất cứ giá nào cũng giữ chân Lào ở lại

Mới đây, ông Chummaly Sayasone được coi là thân Việt Nam hơn tái đắc cử tổng bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cũng làm Hà Nội yên lòng

Tuy nhiên, đường lối của Lào cũng không hẳn sẽ “thuần phục” Việt Nam như những năm trước bởi sức ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc đến quốc gia này trong thời gian vừa qua

Đầu tiên là về kinh tế. Trong nhiều năm qua, Lào chiếm được thặng dư trong trao đổi thương mại với Trung Quốc

Năm 2010 giá trị trao đổi thương mại hai nước đạt trên 1 tỉ USD, cao gấp gần hai lần so với Việt Nam (chừng nửa tỉ USD)

Trong đó, Lào nhập khẩu hàng hoá của Trung Quốc đạt 484 triệu USD, tăng 28%; xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 571 triệu USD, tăng 52,5%

Riêng 2010, Trung Quốc có 16 dự án được Lào cấp phép với số vốn đạt hơn 344 triệu USD, đứng đầu trong số các nhà đầu tư vào Lào

Hơn nữa, mặc dù Đảng Nhân dân Cách mạng Lào luôn chịu các sức ép từ Hà Nội và tỏ ra “ngoan ngoãn” trong các chính sách ngoại giao với Việt Nam nhưng theo nhận định thì nội các của tân thủ tướng Thongsing Thammavong lại có đường lối thân Trung Quốc hơn

Nếu so sánh về những cái lợi, rõ ràng Vientiane đang nhìn về một Trung Hoa với ánh sáng rực rỡ và sự thèm khát mở rộng phạm vi ảnh hưởng chứ không cần đến một quá khứ đỏ như người ta thường nghĩ

Điều đó cũng đặt chính phủ Lào vào vị thế chọn con đường thân Trung Quốc hoặc Việt Nam, hay chơi với cả hai trong tương lai

Các chính trị gia tại Hà Nội lâu nay thường tự khen mình khôn khéo cân bằng quan hệ giữa Mỹ cùng phương Tây với láng giềng khổng lồ Trung Quốc thì giờ đây Lào cũng đang có sự lựa chọn khôn khéo tương tự khi lựa chọn "ông bầu" mới cho mình
 
Lào cần phải phát triển​

- Đó là lời giải thích cho việc xây đập Xayaburi của ông Viraphonh Viravong, giám đốc Tổng cục Điện lực thuộc Bộ Năng lượng và khoáng sản Lào, trong cuộc trả lời phỏng vấn PV Tuổi Trẻ tại Vientiane. Ông Viravong nói:

493960.jpg

Ông Viraphonh Viravong​

- Lào muốn phát triển kinh tế bằng tài nguyên thiên nhiên. Một trong các loại tài nguyên đó là thủy điện. Chúng tôi cho rằng thủy điện là năng lượng có thể tái tạo, thân thiện với môi trường nếu so sánh với điện nguyên tử, điện than... Chúng tôi có tiềm năng rất lớn đối với thủy điện, không chỉ để cung cấp trong nước mà còn để xuất khẩu cho các nước khác

* Có đúng là Lào muốn xây dựng hơn 100 con đập trên dòng chính và các dòng sông phụ ?

- Con số không quan trọng. Một số con đập rất lớn nhưng một số con đập khác lại rất nhỏ. Con số có thể khiến hiểu nhầm. Nếu chúng tôi xây hết các con đập mình muốn, sản lượng điện thu được hứa hẹn là 20.000MW. Khi bán điện, chúng tôi có thể phát triển những ngành công nghiệp khác. Nếu không có điện thì không thể công nghiệp hóa. Đó không phải là chuyện bán 1 kWh điện sẽ được bao nhiêu tiền. Chúng tôi thậm chí còn không muốn bán điện ra nước ngoài. Nếu cung cấp điện giá rẻ, chúng tôi sẽ thu hút rất nhiều nhà đầu tư đến đầu tư ở Lào

* Nhưng để làm thủy điện phải trả giá bằng việc mất rừng và thay đổi sinh thái ?

- Tôi cho rằng có rất nhiều hiểu lầm về vấn đề này. Có rất nhiều loại thủy điện và quy mô khác nhau. Và nếu so sánh số rừng bị mất đi do hồ chứa thủy điện, diện tích đó rất nhỏ. Trong nhiều trường hợp, sau khi đập thủy điện được hoàn thành, nơi đó trở thành điểm du lịch, nhiều người đến vùng lòng hồ để câu cá giải trí vì trong lòng hồ có rất nhiều cá

* Nếu thủy điện tốt như vậy, tại sao lại có quá nhiều quan ngại, nhất là với đập thủy điện Xayaburi gần đây ?

- Để xây dựng bất cứ điều gì, phải thay đổi thiên nhiên. Nếu sự thay đổi không nguy hại và không xấu mà chỉ là khác biệt thì chúng ta cho phép sự thay đổi diễn ra. Chúng ta không thể xây dựng mà không thay đổi vì đó là tự nhiên. Và chúng tôi so sánh lợi và hại của mỗi dự án, tính luôn cả tổn hại với môi trường và xã hội

* Góp ý của ba nước Thái Lan, Campuchia và Việt Nam về thủy điện Xayaburi nêu rõ sự lo ngại của các nước này đối với tác động xuyên biên giới, nghề cá và dòng phù sa. Lào ghi nhận chuyện này như thế nào ?

- Lào đã hoàn tất trách nhiệm tham vấn trước, chia sẻ thông tin với các nước thành viên của Ủy hội sông Mekong trước khi thi công con đập và việc này đã kết thúc. Chúng tôi đã nhận được phản hồi từ các nước thành viên. Quá trình tham vấn trước đã kết thúc

Bước tiếp theo, chúng tôi sẽ cùng với nhà đầu tư xem xét những nghiên cứu và góp ý cụ thể của các nước thành viên về đập Xayaburi để xem chúng hợp lý hay không đáng xem xét, và thảo luận phương án giảm thiểu tác hại. Nếu thấy không có gì nghiêm trọng, chúng tôi sẽ cho xây dựng con đập
 
Xayaburi có thể bị rút vốn đầu tư​

Nhiều khả năng một trong bốn ngân hàng đầu tư cho con đập Xayaburi sẽ không ký kết hợp đồng đầu tư cho dự án này do sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng

Công trình thuỷ điện Xayaburi có công suất 1.260 MW và hầu hết sản lượng điện của dự án trị giá 3,5 tỷ USD này sẽ được bán cho Thái Lan. Dự án do bốn ngân hàng Thái Lan tham gia đầu tư là Kasikornbank, Krung Thai Bank, Bangkok Bank và Ngân hàng Thương mại Siam

Theo kế hoạch, trong tháng này, bốn ngân hàng và nhà đầu tư Ch Karnchang sẽ kí kết thỏa thuận. Tuy nhiên, phát biểu trên tờ Post Today của Thái Lan, phó giám đốc Ngân hàng Thương mại Siam cho biết, nhiều khả năng họ sẽ không ký thỏa thuận cùng 3 ngân hàng khác do sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng dân cư dọc sông Mekong

“Nhiều nhóm cộng đồng ở Lào, Campuchia, Việt Nam và Thái Lan đã phản đối dự án này chủ yếu vì các tác động môi trường. Là ngân hàng hỗ trợ tài chính cho dự án, chúng tôi phải cân nhắc thật kỹ lưỡng. Nếu dự án không thực hiện đúng các quy định của pháp luật, chúng tôi sẽ không ký thỏa thuận cho vay”, ông Artit Nanwittaya nói

Về vấn đề xây đập Xayaburi, hai nước Việt Nam và Campuchia đều đề nghị hoãn 10 năm để nghiên cứu kỹ hơn về các tác động tới môi trường và sinh kế của người dân sống dọc bờ sông Mekong. Campuchia cho rằng việc xây dựng đập Xayaburi sẽ ngăn chặn nguồn lợi từ cá, ngăn cản sự di cư của cá là thảm họa về an ninh lương thực lẫn dinh dưỡng

Nhiều người Thái Lan tuần trước cũng viết đơn thỉnh cầu gửi tới Ủy ban liên chính phủ ASEAN (AICHR) phản đối xây đập Xayaburi. Họ cho rằng, dự án được xây dựng sẽ tác động tới 8 tỉnh đông bắc Thái Lan nằm dọc sông Mekong

Trao đổi với VnExpress, ông Tô Văn Trường, Viện nghiên cứu thủy lợi miền nam cho rằng, sự việc ngân hàng Thương mại Siam không đầu tư xây dựng đập Xayaburi có thể thể tác động tích cực tới quyết định của các nhà đầu tư còn lại. Theo ông, đập Xayabouri nếu được xây dựng sẽ gây ra những tác động môi trường to lớn

Ông Trường phân tích, với kiểu đập dâng thường thì thường điều tiết nước theo ngày, trữ nước trong ngày và phát điện giờ cao điểm. Khi trữ nước thì phía hạ lưu không có dòng chảy nên sẽ ảnh hưởng tới việc sử dụng nước dưới hạ lưu, ảnh hưởng các loài thủy sinh, giao thông thủy gặp khó khăn, xâm nhập mặn ở đồng bằng sâu hơn

Chuyên gia này cũng cho rằng, Lào nên xem xét kĩ vấn đề an toàn hồ chứa liên quan đến động đất ở Lào. "Cho đến nay nước Lào chưa có mạng trạm Quốc gia quan trắc các hoạt động động đất. Các trận động đất mạnh xảy ra trên lãnh thổ Lào được ghi nhận từ những năm hai mươi của thế kỷ trước trở lại đây nhờ mạng trạm quốc tế cho thấy, Lào cũng không phải là vùng yên tĩnh về động đất", ông Trường nói thêm

"Vùng Xayabury của Lào có động đất liên đới với cả Myamar và Thái Lan. Phía Myanmar thiệt hại khá nặng nề cả về người và của. Đây là điều cảnh báo liên quan đến bài toán an toàn, ổn định liên hồ chứa, cho nên phía Lào cần phải bổ sung, xem xét, đánh giá thận trọng trong thuyết minh hồ sơ dự án của đập thủy điện Xayaburi"

Dự án Xayaburi vừa được các nước thuộc Ủy hội sông Mekong (MRC) thống nhất đưa lên cấp cao Bộ trưởng quyết định vào tháng 11 tới
 
Lào tạm dừng dự án thủy điện Sayabouri​

Bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 18 tại thủ đô Jakarta của Indonesia, Thủ tướng Thoongsing Thammavong thông báo Lào quyết định tạm dừng dự án thủy điện Sayabouri. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chân thành cảm ơn thông báo hết sức quan trọng này

Theo Vietnamplus, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Thủ tướng Lào và Thủ tướng Thái Lan để thúc đẩy quan hệ song phương và trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm

Trong cuộc gặp với Thủ tướng Lào Thoongsing Thammavong, lãnh đạo hai nước nhất trí cho rằng mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt - Lào trong thời gian qua đã phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Hai bên đánh giá kỳ họp Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Lào lần thứ 33, diễn ra đầu tháng 4 vừa qua có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ hai nước

Hai bên nhất trí cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai tốt các thỏa thuận đã ký, nhất là Chiến lược hợp tác 2011-2020, Hiệp định Hợp tác giai đoạn 2011-2015 và Hiệp định Hợp tác năm 2011

Sau khi nghe Thủ tướng Thoongsing Thammavong thông báo về việc Lào quyết định tạm dừng dự án thủy điện Sayabouri, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chân thành cảm ơn thông báo hết sức quan trọng và đầy nghĩa tình của Đảng và Chính phủ Lào anh em; cho rằng điều này thể hiện sự hợp tác và quan tâm sâu sắc của Đảng và Chính phủ Lào đối với đề nghị của Việt Nam

Với tình cảm đặc biệt và vì sự phát triển chung của hai nước, hai vị lãnh đạo nhất trí chỉ đạo các cơ quan liên quan của hai bên phối hợp nghiên cứu chung, thúc đẩy nghiên cứu trong khuôn khổ Ủy hội sông Mekong và có thể cùng mời các nhà khoa học quốc tế có uy tín, kinh nghiệm tiến hành nghiên cứu để có đủ các cơ sở khoa học vững chắc làm căn cứ cho các quyết định tiếp theo

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam mong muốn cùng Lào phối hợp với các nước ven sông Mekong, kể cả các nước thượng nguồn là Trung Quốc và Myanmar trong việc khai thác sử dụng bền vững con sông này vì lợi ích của mỗi nước và cả khu vực

Trong bối cảnh Việt Nam và Thái Lan đang kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (6/8), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Abhisit Vejjajiva bày tỏ vui mừng về sự phát triển tốt đẹp trong quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực trong thời gian qua

Hai nhà lãnh đạo nhất trí duy trì và phát huy hiệu quả của các cơ chế hợp tác song phương sẵn có; trong đó có họp nội các chung giữa hai nước để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là kinh tế, thương mại và đầu tư; trao đổi về hợp tác quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Việt Nam ủng hộ sự phát triển và tôn trọng quyền khai thác tiềm năng sông Mekong của các nước ven sông nhằm phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của người dân, nhưng sự phát triển đó cần hài hòa, không được ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của các nước ven sông, nhất là những nước hạ nguồn

Hai thủ tướng nhất trí cho rằng các nước thành viên Ủy hội sông Mekong cần phối hợp nghiên cứu khoa học toàn diện để xác định đầy đủ tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính con sông này và đạt được sự đồng thuận trước khi đưa ra quyết định về việc xây dựng các công trình

Về xung đột biên giới Thái Lan - Campuchia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ là láng giềng của cả hai nước và cùng là thành viên ASEAN, Việt Nam hoan nghênh hai bên ngừng bắn, không để tái diễn xung đột và tiếp tục thực hiện các cam kết tại cuộc họp không chính thức các Ngoại trưởng ASEAN tại Jakarta vào ngày 22/2 vừa qua, trong đó có việc sớm cử giám sát viên Indonesia tới khu vực biên giới hai nước. Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào tiến trình này
 
Hoãn xây đập Xayaburi không quá một năm ?​

- Theo Vientiane Times, hôm qua (12.5), tổng giám đốc Điện lực Lào, ông Viraphonh Viravong cho biết Chính phủ nước này không đặt ra thời hạn hoàn thành bản rà soát đập thủy điện Xayaburi cho nhà tư vấn độc lập, nhưng hy vọng nhiệm vụ này sẽ không kéo dài quá một năm, vì dự án này cần được tiến hành

Ông Viraphonh Viravong nói, Chính phủ Lào đã đồng ý thuê một chuyên gia tư vấn độc lập để rà soát lại tất cả các vấn đề mà các quốc gia láng giềng đưa ra trước khi quyết định có cho phép xây dựng nhà máy điện hay không

Trước đó, một quan chức cấp cao từ bộ Năng lượng và khoáng sản cho biết, Lào sẽ không đưa ra bất cứ một quyết định nào về việc xây dựng đập thủy điện đầu tiên tại hạ lưu sông Mekong, cho tới khi nước này rà soát lại tất cả các mối lo ngại của các quốc gia thành viên của ủy hội sông Mekong (MRC) là Thái Lan, Việt Nam và Campuchia

Đáng chú ý, ông Viravong cho biết Chính phủ Lào không thể chấp nhận thời gian 10 năm nghiên cứu các tác động tiêu cực xuyên biên giới, như nhiều đề xuất trước đó

Ông Virravong cho rằng, các quốc gia láng giềng không nên quá lo lắng về nguồn nước bị giảm tại hạ lưu, vì đập sẽ không giữ lại một lượng nước lớn. Hồ chứa nước của đập Xayaburi có quy mô chỉ bằng 1/20 hồ chứa nước Nậm Ngừm. Còn theo MRC, đập Xayaburi có hồ chứa với diệc tích 49 km2 và dung tích lưu trữ là 225 triệu m3
 
Lào vẫn tiếp tục xây đập ?

Tin cho hay Lào vẫn tiếp tục dự án đập Xayabury gây tranh cãi, trong lúc TBT Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng vừa thăm Vientiane

Hãng thông tấn Reuters dẫn nguồn một t̀ổ chức bảo vệ môi trường loan báo tin này. Hiện BBC chưa thể kiểm chứng thông tin một cách độc lập

Báo Việt Nam trước đó đưa tin hồi tháng Năm, bên lề Hội nghị cấp cao Asean 18 tại Jakarta (Indonesia), thủ tướng hai nước Việt Nam và Lào đã có cuộc gặp trong đó Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong thông báo cho ông Nguyễn Tấn Dũng về việc "Lào quyết định tạm dừng dự án thủy điện Xayabury"

Ông Thongsing Thammavong vừa tái nhiệm chức Thủ tướng Lào trong phiên họp đầu tiên của Quốc hội nước này hồi giữa tháng

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cũng vừa thăm Lào từ 20/06-22/06 trong chuyến công cán nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức

Truyền thông Việt Nam mô tả chuyến đi Lào của ông Trọng "thành công tốt đẹp" nhưng không đề cập tới chủ đề đập Xayabury

Tiếp tục dự án ?


Hãng Reuters trong bản tin phát đi hôm thứ Năm 23/06 từ Bangkok dẫn lời tổ chức International Rivers nói chính phủ Lào đã thông qua quyết định cho công ty Ch Karnchang của Thái Lan nối lại công việc ở khu vực đập Xayaburi

Tổ chức môi trường này cho hay họ biết được thông tin trên qua các văn bản giữa hai bên bị rò rỉ ra ngoài

Ame Trandem, thành viên của International Rivers, tuyên bố trong một thông cáo: "Chính phủ Lào đã vi phạm nghiêm trọng lòng tin và gia nhập hàng ngũ các quốc gia cứng đầu (rogue nations) trên thế giới"

Dự án Xayaburi trị giá 3,5 tỷ đôla- dự án lớn nhhất trong 11 dự án đập thủy điện mà các nước đang lên kế hoạch xây dựng trên sông Mekong, gây quan ngại đặc biệt về môi trường cho các quốc gia ở hạ nguồn, nhất là Việt Nam

Sau nhiều tháng áp lực, hôm 19/04 chính phủ Lào đã chấp thuận tạm hoãn công trình cho tới cuộc họp cấp bộ trưởng của bốn nước liên quan, theo kế hoạch sẽ diễn ra vào cuối năm nay

Tuy nhiên, International Rivers nói đã có trong tay một văn bản của Bộ Năng lượng Lào đề ngày 08/06 gửi tới Công ty Xây dựng Đập Xayaburi, nói là quá trình tham vấn đã hoàn tất

Thời điểm ra văn bản này xảy ra trước chuyến thăm của ông Trọng, nhưng sau cuộc gặp giữa hai thủ tướng Việt-Lào, trong đó ông Dũng "chân thành cám ơn phía Lào" đã tạm ngừng việc xây đập, mà ông cho là "thông báo hết sức quan trọng và đầy nghĩa tình của Đảng và Chính phủ Lào anh em"

Ông Dũng cũng được dẫn lời cho rằng "điều này thể hiện sự hợp tác và quan tâm sâu sắc của Đảng và Chính phủ Lào đối với đề nghị của Việt Nam"

Trước đó, Việt Nam cùng một số nước trong khu vực đã lên tiếng phản đối việc xây đập Xayabury, mà họ cho là hết sức bất lợi cho các quốc gia ở hạ nguồn sông Mekong

Việt Nam cũng đề xuất một thời hạn tạm ngừng để tiếp tục nghiên cứu là 10 năm
 
Lào xây 10 nhà máy thủy điện trong 5 năm tới​


- Theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội được Quốc hội Lào thông qua, chính phủ nước này đặt mục tiêu xây dựng 10 nhà máy thủy điện giai đoạn 2011-2015

Trong số 10 nhà máy thủy điện này, có 5 nhà máy đang được xây dựng, gồm: thủy điện Nam Ngum 5 (hoàn thành 60%) và Nam Xong (hoàn thành 30%) ở tỉnh Vientiane, thủy điện Theun Hinboun ở tỉnh Khammouane (hoàn thành 78%), Nam Nhone ở Luang Namtha (hoàn thành 91%) và Xekhaman 3 ở Xekong (hoàn thành 90%)

Lào hiện có 16 nhà máy thủy điện đang vận hành với tổng công suất 2.000 MW. Trong vòng 10 năm trở lại đây, chính phủ nước này cũng thông qua nghiên cứu tính khả thi của 73 dự án xây dựng nhà máy thủy điện

Thủy điện là lĩnh vực đầu tư lớn nhất của Lào, và đã thu hút 4 tỷ USD trong 10 năm trở lại đây. Trong 6 tháng đầu năm tài khóa 2011, Lào thu về khoảng 146 triệu USD từ xuất khẩu điện sang Thái Lan
 
Ngoại trưởng Mỹ ca ngợi Lào hoãn xây đập thuỷ điện trên sông Mekong​

- Bên lề diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF) cuối tuần qua tại Bali (Indonesia), ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tán dương Lào là nước có quan điểm cấp tiến khi tuyên bố không có kế hoạch trước mắt khởi động lại việc xây dựng đập thuỷ điện trên sông Mekong

d4d587b5c9133279f916ff88ffe320ec.jpg

Những người dân Thái Lan biểu tình trước uỷ hội sông Mekong để phản đối xây đập thuỷ điện Xayaburi trên sông Mekong​

Mỹ thúc giục các bên ngưng xây đập thuỷ điện

Phát biểu trong cuộc họp với các nước thuộc Sáng kiến hạ vùng sông Mekong (Lower Mekong Initiative) ngày 23.7, ngoại trưởng Mỹ nêu rõ: “Tôi muốn thúc giục tất cả các bên ngừng ngay bất kỳ dự định nào xây đập thuỷ điện mới, đến khi chúng ta có thể thực hiện được bản đánh giá tốt hơn về các tác động”

Bà Hillary nói: “Đây là một vấn đề nghiêm trọng đối với tất cả các nước cùng chia sẻ dòng Mekong. Bởi vì nếu bất kỳ một nước nào trong số các bạn xây dựng đập, tất cả các bạn sẽ thấy hậu quả về suy thoái môi trường, những thay đổi về an ninh lương thực, và những ảnh hưởng đối với các cộng đồng”

Cũng tại cuộc họp này, Lào đã tái khẳng định sẽ tiếp tục đình hoãn xây đập Xayaburi trong thời gian tới, Kurt Campbell, trợ lý của ngoại trưởng Mỹ cho hay

Dự án Xayaburi mà Lào từng muốn xúc tiến, có thể mở đường cho việc xây dựng mười con đập khác ở dòng chính hạ nguồn sông Mekong, điều mà các nhà hoạt động xã hội lo ngại sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng trăm triệu người sống ven sông. Phía thượng nguồn Mekong, Trung Quốc cũng đã và đang xây dựng tám con đập, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho dòng sông

Hồi tháng 5, Lào đã tuyên bố sẽ hoãn xây dựng đập Xayaburi có giá trị 3,5 tỉ USD cho đến khi hoàn thành nghiên cứu đánh giá của các chuyên gia. Trong khi thuỷ điện là một tài nguyên mà Lào trông mong sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của mình

Mặc dù Lào nói con đập không ảnh hưởng đáng kể tới dòng chính Mekong nhưng các nhà bảo vệ môi trường và các nhà khoa học, các quan chức ở các nước hạ lưu đều chung nhận định nó sẽ gây nên thiệt hại không thể phục hồi được. Dự kiến, các đập thuỷ điện sẽ phá vỡ đường đi của cá, ngăn phù sa chảy xuống hạ lưu, và thậm chí phá huỷ vựa lúa ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam

Mở rộng quy mô Sáng kiến hạ vùng Mekong

Ngoại trưởng Mỹ Hillary nhân dịp dự ARF cũng xúc tiến việc mở rộng quy mô của Sáng kiến Mekong, bà tuyên bố một nhóm công tác mới sẽ giúp hỗ trợ các nước thành viên, gọi là Bạn bè của hạ Mekong (Friends of the Lower Mekong)

Theo đó, nhóm công tác mới này sẽ đưa ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Liên minh châu Âu (EU) và các thể chế khác cùng hỗ trợ các nỗ lực ở hạ vùng Mekong

Kế hoạch mở rộng này bao gồm tất cả, từ nghiên cứu Mekong kéo dài hai năm của các nhà khoa học Mỹ, đến chương trình chống thuốc giả, hỗ trợ xây dựng và sửa chữa các bệnh viện, trường học, đường sá trong khu vực. Thêm vào đó là hội thảo tổ chức tại Lào trong năm nay, nỗ lực thiết kế và xây dựng bếp lò nhằm giảm ô nhiễm môi trường…

Bà Hillary nói: “Sáng kiến hạ vùng sông Mekong cho thấy cam kết của Mỹ về đảm bảo cuộc sống tốt cho người dân và thành công dài hạn cho đất nước các bạn. Chúng tôi ủng hộ nỗ lực của các bạn trong việc xây dựng nền móng vững chắc hơn cho sự thịnh vượng và phát triển. Chúng tôi trông đợi tiếp tục làm việc với các bạn như là đối tác và bạn bè của nhau trong những năm tới”

Theo các nhà quan sát, việc Mỹ tuyên bố mở rộng quy mô Sáng kiến hạ vùng Mekong là một phần quan trọng trong kế hoạch thúc đẩy xây dựng lại quan hệ với các nước trong khu vực. Đặc biệt khi các nước nhỏ hơn như Campuchia và Lào hiện đang hưởng lợi nhiều từ đầu tư có sự hỗ trợ của Trung Quốc về xây đường sá mới, đường tàu hoả, đường cao tốc xuyên Lào...Nhờ đó, một số nước ở hạ vùng Mekong đang đứng về phía Trung Quốc trong một số vấn đề an ninh khu vực như tranh chấp ở Biển Đông

Bởi thế, việc mở rộng Sáng kiến hạ vùng Mekong được xem là nỗ lực của Mỹ nhằm lấy lại ảnh hưởng ở các nước thành viên, Ian Storey, chuyên gia tại viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore nhận định.
Sáng kiến hạ vùng Mekong được ngoại trưởng Hillary Clinton đưa ra hồi tháng 7.2009 tại hội nghị ASEAN ở Bangkok. Theo đó, Mỹ và các đối tác trong khu vực là Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan sẽ xây dựng các đề án hợp tác trong lĩnh vực môi trường, y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng
 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sắp thăm chính thức Lào​

Thủ tướng sẽ thăm chính thức Lào và đồng chủ trì hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào trong 2 ngày 9 và 10/9.

Chuyến thăm được thực hiện theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongsing Thammavong

Đây là chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi được Quốc hội bầu lại giữ chức Thủ tướng Chính phủ Việt Nam

Việt Nam - Lào thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 5/9/1962.

Trong những năm qua, Việt Nam là một trong những nước đứng đầu về đầu tư tại Lào. Tính đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam có 252 dự án đầu tư tại Lào, với tổng giá trị đầu tư 3,2 tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực khai khoáng, điện, nông nghiệp, dịch vụ...

Việt Nam hiện là bạn hàng lớn thứ ba của Lào, sau Thái Lan và Trung Quốc. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều tăng liên tục qua các năm 2008 đạt 425 triệu USD, năm 2010 đạt 490 triệu USD

Hai nước đặt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt trên 2 tỷ USD vào năm 2015
 
Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt đầu tư công nghệ

Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt đầu tư công nghệ​

Tối 5/8 tại Vientiane, Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt (LVB) và Tập đoàn FPT đã ký hợp đồng chuyển đổi hệ thống CorBanking, nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của một ngân hàng hiện đại

Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Giám đốc Ngân hàng Lào-Việt Nguyễn Kim Diểu cho biết dự án CorBanking của ngân hàng có tổng mức đầu tư là 4,314 triệu USD. Khi ứng dụng hệ thống này, LVB sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, giá trị thương hiệu, tiết kiệm chi phí, đáp ứng yêu cầu công nghệ của một ngân hàng với các sản phẩm, dịch vụ hiện đại, nâng cao khả năng hội nhập với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, phục vụ tốt khách hàng, đồng thời có điều kiện mở rộng mạng lưới đến các tỉnh Bắc Lào và các vùng kinh tế trọng điểm của hai nước

Là ngân hàng liên doanh giữa Việt Nam và Lào, sau 12 năm thành lập, Ngân hàng Lào-Việt thực sự là biểu tượng của mối quan hệ hợp tác đầu tư giữa hai nước

Tính đến cuối tháng 6/2011, tổng tài sản của ngân hàng đã đạt trên 330 triệu USD, tăng gấp 30 lần so với những năm đầu thành lập và có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 25%/năm. Các chỉ tiêu kinh doanh huy động vốn, dư nợ cho vay đều có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 35%/năm, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước giao phó, góp phần thúc đẩy hoạt động hợp tác đầu tư giữa hai nước ngày càng hiệu quả, được hai Đảng, hai Nhà nước tin tưởng và khách hàng tín nhiệm
 
Liên doanh Việt - Lào đầu tư xây khách sạn 5 sao​

Bộ An ninh Lào và Bộ Công An Việt Nam, Tập đoàn BIM (Việt Nam) và Cục hậu cần Bộ An ninh Lào đã ký hợp đồng liên doanh đầu tư xây dựng tổ hợp khách sạn 5 sao tại thủ đô Vientiane

Dự lễ ký có Bộ trưởng Bộ An ninh Lào Thongban SengAphon, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam, Trung tướng Bùi Văn Nam, Đại sứ Việt Nam tại Lào Tạ Minh Châu cùng nhiều quan chức cấp cao của hai nước

Dự án là một tổ hợp khách sạn 5 sao, văn phòng căn hộ cho thuê, trung tâm dịch vụ thương mại và giải trí theo tiêu chuẩn quốc tế với tổng mức đầu tư 70 triệu USD, trên diện tích 20.000m2 ở thủ đô Vientiane

Dự kiến, giai đoạn 1 của dự án hoàn thành năm 2013. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng không chỉ về kinh tế mà còn góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt Nam và Lào
 
Ồ ạt vốn Việt sang Lào​

Đến cuối 2012, vốn đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam sang Lào có thể đạt tới 4,5 tỷ USD

Gia tăng hoạt động ngân hàng

Đầu năm mới, một loạt ngân hàng Việt Nam đã tìm cách gia tăng thị phần tại thị trường Lào trên nhiều phương diện: cung cấp dịch vụ sản phẩm ngân hàng, hỗ trợ xúc tiến đầu tư cho doanh nghiệp và an sinh xã hội

Đây là điểm đáng chú ý trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh dữ dội với doanh nghiệp Thái Lan và Trung Quốc tại nước này

Tiếp nối sau hiện diện thương mại tại Frankfurt (Đức), nhiều người nghĩ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) sẽ xuất hiện ở Mỹ, châu Âu là những nơi thị trường tài chính sầm uất và đặc biệt là dòng chảy kiều hối về Việt Nam tương đối lớn

Tuy nhiên, sau Tết, VietinBank đã chọn thị trường Lào để khai trương chi nhánh thứ hai trên thị trường quốc tế tại số 29, KhounBoulom - Vatchan, quận Chanthabouly, thủ đô Viêng Chăn

Lễ khai trương được tiến hành ngày 9/2/2012, thu hút sự chú ý của dư luận bởi có sự tham dự của lãnh đạo Đảng, Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào

Giải thích lý do chọn Lào là điểm đến tiếp theo trên thị trường quốc tế, ông Phạm Huy Hùng, chủ tịch Hội đồng Quản trị VietinBank nói: “Lào là thị trường nằm trong định hướng chiến lược phát triển của VietinBank tại các địa bàn kinh tế lớn, trọng điểm thuộc các quốc gia, vùng lãnh thổ có tiềm năng phát triển hợp tác kinh tế thương mại đầu tư với Việt Nam”

Cũng theo ông Hùng, đây là chi nhánh 100% vốn của VietinBank, thông qua các nghiệp vụ cơ bản như chuyển tiền; kinh doanh, mua bán ngoại tệ; dịch vụ tài khoản và tiền gửi tiết kiệm; dịch vụ cho vay; tài trợ thương mại và bảo lãnh; dịch vụ thẻ…, sẽ là cầu nối phục vụ mọi nhu cầu về dịch vụ ngân hàng tài chính, thúc đẩy cơ hội của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sản xuất kinh doanh sang Lào thành hiện thực

Bởi vậy, trong khuôn khổ buổi lễ, VietinBank đã ký kết văn bản hợp tác với 7 doanh nghiệp lớn của Việt Nam, gồm: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Sông Đà, Công ty Liên doanh Star Telecom, Công ty TNHH Liên doanh Tiền Phong - SMP, PV Oil, Khách sạn Don - Chan

Một hoạt động khác trong dịp này là ngày 10/2/2012, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) trao 400 TV cho màn hình phẳng 21 inch cho nhân dân 4 tỉnh Sanavan, Sekong, Attapu và Champasak thông qua Quỹ Tấm lòng Việt, Đài Truyền hình Việt Nam tại buổi lễ khánh thành giai đoạn 1 của dự án “Đài chuyển tiếp phát thanh phát hình khu vực”

Cột thu phát sóng của dự án trên cao 140 mét do Việt Nam viện trợ xây dựng, đặt tại Paksong, tỉnh Champasak, phủ sóng trong bán kính 100 km, bao trùm toàn bộ miền Hạ Lào và các tỉnh giáp miền Trung và Bắc Tây nguyên của Việt Nam

Ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch LienVietPostBank cho biết, ngân hàng này đang nghiên cứu thị trường và dự kiến mở thêm chi nhánh tại Lào vào cuối năm nay. Theo ông, thị trường tiền tệ Lào có nhiều tiềm năng phát triển vì đây là nơi hội tụ doanh nghiệp nhiều quốc gia đến đầu tư, kinh doanh và chính sách đầu tư của Lào sẽ có nhiều đột phát trong 5 năm tới

Chọn lựa đứng đầu

Một hoạt động khác mang nhiều ý nghĩa đối với hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào trong dịp này là ngày 10/2 đã diễn ra “Tọa đàm xúc tiến đầu tư vào các tỉnh Trung - Nam Lào”, do “bà đỡ” BIDV và Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào (AVIL) tổ chức

Theo ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV, Lào là quốc gia đứng đầu trong chọn lựa đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam. Tính đến hết tháng 12/2011, Việt Nam đã cấp phép cho 209 dự án với số vốn đăng ký trên 3,4 tỷ USD, đứng thứ 2 trong số các nhà đầu tư nước ngoài tại Lào

Riêng năm 2011, Việt Nam cấp phép cho 15 dự án, tổng số vốn đầu tư 485 triệu USD, tăng gần 2,5 lần so với 2010, có nhiều dự án lớn như Thủy điện Sekong3 (Tập đoàn Sông Đà) vốn đầu tư 275 triệu USD, Thủy điện Nậm Công 2&3 của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, vốn đầu tư 135 triệu USD

Như vậy, đến cuối 2012, vốn đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam sang Lào có thể đạt tới 4,5 tỷ USD

Đối với lĩnh vực ngân hàng tài chính, bảo hiểm, BIDV là đơn vị tiên phong khai phá thị trường Lào từ năm 1999 qua việc thành lập Ngân hàng Lào Việt và Công ty Bảo hiểm Lào Việt - LVI (đứng thứ hai về thị phần), mở đường cho nhiều ngân hàng Việt Nam làm ăn sang Lào

Trước đó, một loạt ngân hàng đã khai trương chi nhánh, gia tăng hiện diện thương mại tại Lào như Sacombank, Liên doanh Việt Lào và Quân đội (MB)

Theo ông Hà, vai trò của các ngân hàng, trong đó có BIDV đối với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào rất quan trọng. Theo đó, ngân hàng là trung gian tài chính cung cấp các gói tín dụng đầu tư, thực hiện chức năng thanh toán, tài trợ xuất khẩu, sản phẩm tài chính liên kết ngân hàng - bảo hiểm (Bancassurance) và nhiều dịch vụ gia tăng khác để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh trước mắt cho các doanh nghiệp Việt Nam và sau đó là thị trường tài chính tiền tệ tại Lào, vẫn còn sơ khai nhưng được cho là có nhiều tiềm năng trong 5 năm tới

Thứ hai, theo báo cáo của AVIL, trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Lào giai đoạn 2011 - 2015, để đạt được mục tiêu tăng trưởng tối thiểu 8%, cần có ít nhất mỗi năm 1,6 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài

Hiện, Lào đang có kế hoạch huy động 2,9 tỷ USD đầu tư trong nước, trong đó vốn đầu tư của chính phủ chiếm 10%, đầu tư tư nhân chiếm 54%, 12% từ các ngân hàng và 24% còn lại cần huy động các nguồn tài trợ nước ngoài

Với nhu cầu vốn như nói trên, sẽ là tiềm năng lớn để các ngân hàng Việt Nam khai thác

Tuy nhiên, để không gian cho các ngân hàng Việt Nam hoạt động hiệu quả, AVIL cho rằng, trước mắt, Chính phủ Việt Nam và Lào cùng ngân hàng Trung ương, ngân hàng thương mại hai nước cần có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện dự án thông qua tháo gỡ những vướng mắc về chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài, chuyển lợi nhuận, tài trợ vốn, lãi suất và tài sản đảm bảo
 
Doanh nghiệp Việt đổ bộ sang Lào
Nghĩ lớn, làm lớn​

Lào hiện là thị trường đầu tư lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài, đồng thời là nước đứng thứ hai về đầu tư nước ngoài tại Lào

79e41b4a6618437a02fabb1c9f94c0cf.jpg

Trồng, khai thác và chế biến cao su là lĩnh vực được doanh nghiệp Việt Nam đầu tư nhiều ở Lào​

Nhiều doanh nghiệp có kinh nghiệm tại đây cho biết, việc đầu tư không chỉ đơn thuần tìm kiếm lợi nhuận mà phải gắn với các tiêu chí bền vững và trách nhiệm xã hội

Năm 2008, Viettel mở rộng đầu tư sang Lào thông qua liên doanh 49% với công ty viễn thông Quân đội Lào (LAT) có thương hiệu Unitel. Sau hai năm, Unitel đã đứng số một về hạ tầng và phủ sóng khắp nước Lào

Năm 2011, Unitel thành mạng lớn nhất trong bốn mạng viễn thông tại Lào, tính cả về thị phần, khách hàng và mạng lưới: chiếm 42% thị phần, 2 triệu thuê bao, 16.000km cáp quang và 2.500 trạm BTS cùng kênh phân phối phủ tới xã. Thông qua liên doanh, Viettel đã đầu tư nghiêm túc, bền vững để đạt được vị trí tương xứng trên thị trường

Hiểu nhu cầu sở tại

Unitel kinh doanh hiệu quả đã giúp đối tác gây dựng lại một doanh nghiệp nhà nước gặp nhiều khó khăn cả về vốn và hướng kinh doanh. Rộng hơn là đã đóng góp gần 50% tổng hạ tầng viễn thông Lào, đưa mật độ hạ tầng tăng gần năm lần, từ 250 BTS và 1.300km cáp quang/1 triệu dân lên 950 BTS và 6.600km; tạo ra hàng ngàn việc làm cho người dân nông thôn qua việc xã hội hoá bán hàng

Viettel cung cấp internet miễn phí đến tất cả các trường học, góp phần nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ của thế hệ trẻ. Năm 2011, Unitel đóng góp trực tiếp 1% trong tổng GDP của Lào, đồng thời Viettel cũng chuyển về nước hơn 9,5 triệu USD lợi nhuận sau hai năm kinh doanh

Với nhiều doanh nghiệp đang đầu tư tại Lào, việc sản xuất, kinh doanh của họ còn gắn liền với các chương trình xã hội, từ quỹ phúc lợi đến các dự án xây tặng nhà cho dân nghèo, các công trình cầu đường, bệnh viện, trường học…là những chương trình, công trình rất cần thiết với người dân sở tại. Công ty Cao su TP.HCM gắn với các chương trình y tế cộng đồng, các chương trình khuyến nông và chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho nông dân…

“Các công trình phúc lợi có thể không lớn nhưng góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn nơi doanh nghiệp đi qua và chúng tôi cảm thấy trách nhiệm ở đó”, ông Trần Phú Lữ, chủ tịch HĐQT công ty Cao su TP.HCM, cho biết

Việt Nam là nước đứng thứ hai về đầu tư nước ngoài tại Lào

Hiện Việt Nam là nước đứng thứ hai về đầu tư nước ngoài tại Lào, với 424 dự án có tổng vốn 3,57 tỉ USD, dự kiến tăng lên 5 tỉ USD vào năm 2015. Kim ngạch thương mại Việt Nam – Lào năm 2011 đạt 734 triệu USD, tăng 50% so với năm 2010, riêng quý 1/2012 đạt 135,8 triệu USD, tăng 66,6% so cùng kỳ. Lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 1 tỉ USD trong năm 2012 và đạt 2 tỉ USD vào năm 2015

Đại diện Viettel cho biết, sự thành công không chỉ riêng nỗ lực doanh nghiệp mà còn nhờ vào quan hệ hữu nghị hai nước, những tương đồng về văn hoá và phong tục giúp họ áp dụng những kinh nghiệm tại Việt Nam ở Lào một cách thuận lợi

Với việc gần gũi về địa lý, văn hoá, Viettel cũng đã thiết lập được điểm trung chuyển (hub) giữa ba nước Đông Dương, là thế mạnh kinh doanh gắn với an ninh quốc phòng. “Chúng tôi thu được nhiều kinh nghiệm khi triển khai kinh doanh ở một đất nước mà đất rộng, người thưa, địa hình trắc trở để áp dụng cho những thị trường khó khăn hơn”, đại diện Viettel nói

Cơ hội ở cạnh láng giềng

Theo ông Phạm Văn Thành, trưởng ban kế hoạch đầu tư tập đoàn Cao su Việt Nam, từ năm 2005 tập đoàn đã có chiến lược phát triển cao su tại Lào, đến giữa năm 2012 đã trồng được 30.000ha và đưa vào khai thác 5.000ha. Công ty cũng đã xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su công suất 6.000 tấn/năm, đầu tư cho hệ thống đường, điện và công trình khai thác mủ

Theo ông Thành, thổ nhưỡng và khí hậu ở Lào phù hợp với việc trồng cao su không kém tại Việt Nam. Lợi thế nữa là chi phí thấp với lương công nhân từ 100 – 150 USD, giá thuê đất rẻ, diện tích đất lớn và thời gian cho thuê dài đủ để doanh nghiệp có chiến lược đầu tư dài hạn

“Lúc đầu chúng tôi băn khoăn về trình độ lao động, nhưng sau thời gian cho thấy, lao động Lào tiếp thu nhanh các kỹ thuật được chuyển giao”, ông Thành nói

Ông Nguyễn Thanh Bình, phó tổng giám đốc tổng công ty Tín Nghĩa (Đồng Nai), nhận định Lào có tiềm năng lớn về nông nghiệp và du lịch, vì thế, công ty tập trung đầu tư vào hai dự án tại Champasak để khai thác các sản phẩm từ càphê và cao su cùng với khu nghỉ dưỡng Mekong. Tín Nghĩa cũng chuẩn bị đầu tư cho khu công nghiệp trên 500ha tại Champasak

Từ năm 2008, nông trường càphê Tín Nghĩa rộng trên 300ha đã được triển khai tại Champasak, dự kiến sẽ trồng thêm 200ha. “Lao động trong nông trường phần lớn là người Lào nên việc phát triển sản xuất rất thuận lợi”, ông Bình cho biết

Cách đây chưa lâu, công ty Golf Long Thành cũng đã được Chính phủ Lào cấp phép thành lập đặc khu kinh tế, theo đó, thay vì thời hạn thuê đất thông thường 50 năm, công ty được hưởng thời hạn 99 năm

Dự án có tổng vốn hơn 1 tỉ USD để xây khách sạn năm sao, sân golf 18 lỗ, khu biệt thự cao cấp, trường học, bệnh viện và khu nghỉ dưỡng với tổng diện tích hơn 550ha tại Hạt Sai Phong. Nhà đầu tư đã khởi công năm 2010, dự kiến hoàn thành năm 2022

Những băn khoăn

Quá trình hợp tác, đầu tư của doanh nghiệp Việt trên đất Lào, ngoài những thuận lợi nhất định cũng có những khó khăn. Theo ông Thành, quy định về tỷ lệ lao động nước ngoài không quá 10% tổng số lao động đã khiến doanh nghiệp không đưa được nhiều chuyên viên kỹ thuật sang hướng dẫn lao động địa phương để thúc đẩy tiến độ dự án

“Làm sao có sự liên kết đào tạo sâu giữa Việt Nam và Lào. Chúng tôi muốn đưa lao động Lào về Việt Nam để đào tạo lao động và kỹ thuật nhưng hiện nay chưa có hành lang pháp lý giữa hai bên để thực hiện”, ông Thành nói

Theo ông Thành, những khó khăn khác như Lào chưa có cảng biển xuất khẩu, vì thế khi chế biến phải kéo về Việt Nam làm tăng chi phí vận chuyển. Cơ chế và chính sách đầu tư nông nghiệp hiện cũng chưa rõ ràng do bản đồ địa chính xác định ranh giới chưa được đưa vào toạ độ, có thể ảnh hưởng đến việc chứng minh quyền sở hữu của doanh nghiệp về sau

“Luật định của Lào hiện cũng không cấp phép thêm các dự án cao su, tuy nhiên cần thực hiện các cam kết trước đây với nhà đầu tư đối với các dự án đã cấp”, ông Thành nói

Vẫn còn nhiều khó khăn khi làm ăn tại Lào mà nhà đầu tư chưa lường hết nên nhiều dự án chậm tiến độ. Năng lực tài chính của một số doanh nghiệp hạn chế đã ảnh hưởng đến dự án, thậm chí một số doanh nghiệp bị phàn nàn không chấp hành tốt quy định về đầu tư của Lào

Dù vậy, các doanh nghiệp khẳng định đây là thị trường phù hợp và hấp dẫn, doanh nghiệp Việt Nam cần có thiện chí và làm ăn chuyên nghiệp để khẳng định vị trí lâu dài, nhất là Lào hấp dẫn doanh nghiệp Việt thì cũng hấp dẫn nhiều nhà đầu tư có khả năng cạnh tranh cao hơn từ Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc…
 
Top