What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Quan hệ quốc phòng Vietnam - Russia

LOBBY.VN

Administrator
Nga giao tên lửa phòng thủ cho Việt Nam​

111019141800_su_30mk2_304x171_ria_nocredit.jpg

Nga cung cấp nhiều vũ khí và trang thiết bị quốc phòng cho Việt Nam​

Tin cho hay Nga vừa giao hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion thứ hai cho Việt Nam theo hợp đồng ký từ năm 2005

Hãng tin Nga Interfax dẫn nguồn quân sự nói hôm thứ Ba 18/10 rằng việc chuyển giao hệ thống phòng thủ cơ động có trang bị tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont được thực hiện "vào tuần trước"

Như vậy, hai tập đoàn xuất khẩu vũ khí hàng đầu của Nga là Rosoboronexport và NPO Mashinostroyeniya đã hoàn tất hợp đồng mà Nga ký với Việt Nam hồi năm 2005, bao gồm hai hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion

Hệ thống Bastion đầu tiên mà Việt Nam mua của Nga đã được giao hàng từ giữa năm ngoái

Mới đây, truyền thông Nga cũng loan tin Việt Nam đang tiến hành đàm phán với chính phủ Nga nhằm ký thêm hợp đồng mới để mua thêm hệ thống Bastion, số lượng chưa công bố

Với trang thiết bị hiện đại này, khả năng phòng thủ bờ biển của Việt Nam sẽ được nâng cao đáng kể, nhất là trong bối cảnh diễn biến trên biển đang có nhiều phức tạp khó lường

Tạp chí quốc phòng có uy tín Jane's Defence thì nói hợp đồng đang thương thảo sẽ được thực hiện bằng vốn tín dụng của Nga

Loạt hàng mới có thể sẽ được cung cấp vào khoảng năm 2013-2014.
Tăng khả năng phòng thủ

Báo Nga nói hệ thống Bastion là "thành tựu" của công nghiệp sản xuất tên lửa Nga, có khả năng tiêu diệt các loại chiến hạm từ tàu đổ bộ, tàu vận tải yểm trợ, cụm tàu chiến và máy bay thuộc nhóm tấn công, cũng như diệt các mục tiêu hạm tàu đơn lẻ ở cự ly đến 300 km

Bastion còn có thể bảo vệ một khu vực bờ biển trải dài tới 600 km. Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc, Tân Hoa Xã, đã nhận định Việt Nam sẽ đặt hai hệ thống Bastion này tại bờ biển miền Trung để đối phó với đe dọa trên Biển Đông

111019150535_bastion_missiles_system_304x171_janesdefence_nocredit.jpg

Bastion được cho là 'thành tựu lớn' của công nghiệp chế tạo vũ khí của Nga​

Hệ thống Bastion gồm 4 xe mang phóng tự hành K-340P ( mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa đạn tên lửa); 2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3 đến 4 phút; 4 xe chở đạn K-342P TZM (trên khung xe MZKT-7930) được trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K-340P và các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện chiến đấu khác

Ngoài cấu hình cơ bản vừa nêu, khách hàng có thể lựa chọn cấu hình tổ hợp với số lượng xe mang phóng, xe điều khiển và xe chở đạn tùy theo nhu cầu

Đạn tên lửa hành trình siêu âm bám biển dùng động cơ phản lực tĩnh K310 Yakhont

Tên lửa Bastion-P có hai loại hành trình bay cơ bản: hành trình bay tầm thấp có tầm bắn xa khoảng 120km, và hành trình bay cao thấp hỗn hợp có tầm bắn xa khoảng 300km

Các đơn đặt hàng dồn dập mà báo chí loan tải cho thấy kế hoạch gấp rút tăng cường năng lực phòng thủ và hải quân của Việt Nam

Mới đây, trong chuyến thăm Hà Lan hồi tháng Chín, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã ngỏ ý muốn mua bốn tàu hộ tống lớp Sigma của nước này

Hải quân Việt Nam năm ngoái đã tiếp nhận hai tàu hộ tống Gepard-3.9 từ Nga

Quân đội Việt Nam cũng đã đặt sáu tàu ngầm hạng Kilo và nhiều chiến đấu cơ Su-30MK2 từ quốc gia đồng minh cũ

Việt Nam còn đặt mua nhiều tên lửa Brahmos của Ấn Độ và hỏa tiễn tầm ngắn Extra của Israel
 
Việt Nam đàm phán mua thêm 2 tổ hợp Bastion​

Tờ Ruvr của Nga đăng tải phát biểu của Thiếu Tướng Anatoly Pozdeev cho biết, Việt Nam đang tiếp tục đàm phán để mua thêm 2 tổ hợp Bastion của Nga

Các tên lửa này sẽ bảo vệ bờ biển của Việt Nam trước các mối đe dọa từ biển. "Bastion là hệ thống tên lửa di động bờ biển, là loại vũ khí hiện đại nhất và mạnh nhất trên thế giới", tướng Pozdeev cho biết

“Tại Việt Nam tên lửa phòng không SAM (chủ yếu là SAM-2) của Nga được biết đến rất rộng rãi. Chỉ riêng trong thời chiến tranh chống Mỹ, 95 tổ hợp tên lửa như vậy đã được chuyển giao đến cho Việt Nam. Các tên lửa SAM đã tiêu diệt 1.300 chiếc máy bay của Mỹ trên bầu trời Việt Nam”, tướng Pozdeev nói

Nhưng đó là những tên lửa đất - đối - không, trong những năm kháng chiến trống Mỹ, Việt Nam không sử dụng tên lửa tấn công các mục tiêu mặt đất hoặc trên biển của đối phương

Ngày nay, các hệ thống Bastion hiện tại được trang bị tên lửa đất - đối - biển, có thể tiêu diệt tàu chiến các loại, ngay cả khi đối mặt với sự kháng cự hỏa lực và chế áp điện tử mãnh liệt của đối phương

Tướng Pozdeev còn tuyên bố: Hiện nay hải quân các nước trên thế giới chưa có phương tiện quân sự nào có thể đối chọi với tên lửa của tổ hợp Bastion

Như vậy, với việc đàm phán mua thêm 2 hệ thống Bastion, trong tương lai số tổ hợp phòng thủ bờ biển sẽ được nâng lên con số 4

Hiện tại, Việt Nam đã được bàn giao 2 hệ thống Bastion, việc nhận thêm 2 tổ hợp nữa sẽ tăng cường đáng kể khả năng giám sát và bảo vệ bờ biển của đất nước

Khi đó, với 4 tổ hợp Bastion, tầm bảo vệ lãnh hải sẽ lên tới 2.400 km, chiếm khoảng 75% chiều dài bờ biển

Mỗi tổ hợp tên lửa Bastion có thể bao gồm 36 quả tên lửa có cánh Yakhont. Các tên lửa tự dẫn siêu thanh chống tàu với đầu đạn nặng hơn 200 kg này có thể đánh trúng các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 300 km. Mỗi tổ hợp có thể bảo vệ dải bờ biển dài hơn 600 km và giám sát vùng biển có diện tích 200 km2
 
Nga quyết bán 18 Su-30K cho Việt Nam​

Tờ Belvpo của Nga trích dẫn nguồn tin từ tổ hợp công nghiệp quốc phòng cho biết, Nga không muốn bán 18 máy bay Su-30K đã qua sử dụng cho Belarus

C137221_Su-30K_qp_thai_45.jpg

Máy bay Su-30K​

Thay vì cung cấp máy bay Su-30K cho đồng minh Belarus của mình, lãnh đạo Rosoboronexport đã quyết định bán chúng cho Việt Nam

Toàn bộ 18 máy bay Su-30K đã được Không quân Ấn Độ sử dụng trong thời gian 10 năm sau đó được trả lại Nga để thay bằng những chiếc Su-30MKI hiện đại hơn

Tuy nhiên, số máy bay này lại được chuyển tới nhà máy số 558 ở Belarus để sửa chữa và nâng cấp sau đó bán lại cho bên thứ ba mà không cần đưa trở lại Nga để tránh thuế nhập khẩu hải quan

Từng có nhiều đồn đoán về số phận của 18 chiếc Su-30K và đích tới của nó. Có nguồn tin cho rằng Belarus muốn mua lại toàn bộ lô máy bay này, và rằng Nga không cấp tín dụng cho họ (Belarus) để mua máy bay của Tập đoàn Irkut

Trong khi đó, Việt Nam cũng đã cử phái đoàn quân sự tới kiểm tra một vài máy bay và ngỏ ý muốn mua lại

Nhưng thông tin mới mà tờ Belvpo tiết lộ cho thấy, số phận của 18 máy bay Su-30K đã được Nga định đoạt. Các máy bay này sẽ được nâng cấp lên chuẩn Su-30KN hiện đại hơn và sau đó chuyển giao cho Không quân Việt Nam
 
Việt Nam có thể là đối tác số 1 trong hợp tác Kỹ thuật - Quân sự
- Đó là tuyên bố kết luận của Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác quân sự - kỹ thuật, vừa tiến hành phiên họp thường kỳ vào ngày 18-10 tại Moscow

VOR dẫn nguồn tin từ Interfax-AVN, cho biết: “Theo tổng khối lượng những hợp đồng đang thực thi và chuẩn bị ký kết, thì Việt Nam có mọi điều kiện để trong triển vọng sắp tới trở thành đối tác số 1 của Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật-quân sự ở Đông Nam Á"

Interfax-AVN dẫn lời đại diện một quan chức trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí Nga, thông báo: Phiên họp của Ủy ban liên Chính phủ đã thảo luận không chỉ vấn đề cung cấp những mẫu vũ khí hoàn chỉnh, mà cả về phương án cùng thiết kế chế tạo, thành lập xí nghiệp liên doanh và những trung tâm dịch vụ bảo dưỡng những thiết bị quân sự đã cung cấp trước đây

238943_480.jpg

Một tổ hợp bảo vệ bờ biển Bastion của Nga​

"Cụ thể, ở đây nói về kế hoạch cùng phát triển nâng cấp tổ hợp tên lửa chống tàu biển trên cơ sở tên lửa “Uran” của Nga”, - người đối thoại với báo chí cho biết

Theo lời ông, hai bên cũng đã thảo luận về khả năng Việt Nam mua thêm một tổ hợp bảo vệ bờ biển Bastion, cũng như lô máy bay tiêm kích đa năng Su-30MK2 và các phương tiện phòng không NMD
 
Việt – Nga đối tác tin cậy, chất lượng hiện đại​

- Ngày 26.10, theo người phát ngôn bộ Ngoại giao nước ta, thủ tướng Liên bang Nga Dmitry Mevedev sẽ thăm Việt Nam trong hai ngày 6 và 7.11 tới. Người phát ngôn bộ Ngoại giao nhấn mạnh

“Đây là chuyến thăm có ý nghĩa hết sức quan trọng, diễn ra trong bối cảnh hai nước Việt Nam và LB Nga vừa nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện

Hai bên dự kiến sẽ thảo luận các biện pháp nhắm tăng cường hơn nữa trong các lĩnh vực, trao đổi những vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm”

8deda2e5c23079200789749097d90a23.gif

Theo truyền thông Nga, Việt Nam cần hiện đại hóa hệ thống phòng không, đồng thời muốn Nga giúp huấn luyện quân nhân
Đặc biệt là đội ngũ vận hành 6 tàu ngầm “Kilo” mà Việt Nam đã đặt mua trước đây​

Theo TTXVN, trong một cuộc họp cách đây hơn một tuần của Ủy ban hợp tác quân sự-kỹ thuật của Liên bang Nga với nước ngoài, tổng thống Vladimir Putin đã yêu cầu các giới chức hữu trách nâng cấp quan hệ hợp tác quân sự-kỹ thuật với bốn đối tác của Moskow trong khối BRICS (Brasil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), cũng như với Việt Nam. Tại sao Việt Nam được nâng cấp quan hệ lên hàng “top five” như thế ?

Theo tổng thống Putin, Trung Quốc và Ấn Độ là hai đối tác truyền thống quan trọng, Brasil và Nam Phi là hai đối tác mới có tiềm năng, còn Việt Nam “đã chứng tỏ là một đối tác tin cậy của Nga trong vùng, đang dần dần đẩy mạnh hợp tác quân sự-kỹ thuật với Nga sau một thời gian gián đoạn”

Trong phát biểu đọc tại cuộc họp ở dinh Novo Ogarevo vào ngày 17.10, ông Putin đã xác định các nội dung cụ thể của khái niệm “nâng cấp quan hệ”

Theo ông, đây không chỉ là quan hệ buôn bán đơn thuần, mà còn là hợp tác trong các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D), sản xuất và chế tạo, thành lập các trung tâm dịch vụ và bảo hành các loại vũ khí, thiết bị quân sự, hợp tác với nhau trong việc xuất khẩu các thiết bị này sang các nước thứ ba

Theo tin từ bộ Quốc phòng Nga, ngày 20.10 vừa qua, một đoàn tướng lĩnh và quan chức của quân đội Việt Nam do thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, tổng tham mưu trưởng QĐNDVN dẫn đầu đã sang Nga tham dự buổi lễ khởi công đóng tàu ngầm cho Việt Nam tại nhà máy Admiralteisky

Đoàn của thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đã có các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo bộ Quốc phòng Nga tại Moscow để bàn về các vấn đề hợp tác quân sự và bảo đảm an ninh cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Theo truyền thông Nga, Việt Nam cần hiện đại hóa hệ thống phòng không, đồng thời muốn Nga giúp huấn luyện quân nhân, đặc biệt là đội ngũ vận hành 6 tàu ngầm “Kilo” mà Việt Nam đã đặt mua trước đây

Theo Trung tâm phân tích thương mại về vũ khí của thế giới (TsAMTO), trong giai đoạn 2012-2015, cơ cấu xuất khẩu vũ khí của Nga sẽ có thay đổi. Việt Nam chiếm vị trí thứ ba sau Ấn Độ và Venesuela. Nhờ có vũ khí của Nga, Việt Nam đã cũng cố lực lượng hải quân của mình. Đây là yếu tố rất quan trọng đối với đất nước trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên Biển Đông

Giám đốc trung tâm TsAMTO Igor Korotchenko nhận định: “Việt Nam đã mua 12 tàu tên lửa “Molnia” có sức chiến đấu và tấn công mạnh. Trong số này, hai tàu được cung cấp từ Nga, còn mười chiếc khác được cấp phép đóng tại Việt Nam

Hợp đồng cung cấp sáu tàu ngầm “Kilo 636” sẽ đưa Việt Nam lên vị trí một trong những ‘thủ lĩnh khu vực” sở hữu một lực lượng tàu ngầm mạnh. Một chỉ dấu đầy ý nghĩa khác là thỏa thuận về việc thành lập xí nghiệp liên doanh sản xuất tên lửa chống hạm loại “Uran”

Phương hướng quan trọng trong hợp tác kỹ thuât-quân sự giữa hai nước là hiện đại hóa tất cả các vũ khí Xô-viết hiện có trong bộ trang bị của quân đội Việt Nam

Nhờ biện pháp cung cấp kịp thời và đúng lúc, thời hạn sử dụng của các trang thiết bị này có thể kéo dài thêm từ 10 đến 15 năm

Ông Korotchenko dự đoán: “Tất cả những công đoạn này khiến Việt Nam trở thành đối tác ổn định và tiên liệu được của nước Nga”

Hải Đăng
 
Top