What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn Bình Thiên An

LOBBY.VN

Administrator
Đảo Kim Cương chào bán chỗ đậu du thuyền giá 10 tỷ đồng​
du-thuyen.jpg

Phối cảnh dự án Đảo Kim Cương ở quận 2, TPHCM với bến du thuyền trên sông​

Mức giá cao nhất cho một chỗ đậu du thuyền riêng đang được chào bán tại dự án căn hộ cao cấp Đảo Kim Cương (quận 2, TPHCM) lên đến 500.000 USD

Công ty đang chào bán 15 chỗ đậu du thuyền riêng với giá cao nhất cho loại du thuyền loại có chiều dài 25 - 27 m

Ông Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc kinh doanh và tiếp thị dự án Đảo Kim Cương, cho biết hiện đã có 11 người đặt mua

Dự án đang trong quá trình thi công với tổng vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD, được xây trên khu đất rộng 8 ha, bao bọc bởi sông Sài Gòn và sông Giồng Ông Tố thuộc quận 2, do CTCP bất động sản Bình Thiên An làm chủ đầu tư

Bên cạnh các khối chung cư cao tầng với khoảng 1.000 căn hộ cao cấp có giá bán từ vài trăm ngàn đến cả triệu USD mỗi căn, dự án Đảo Kim Cương còn được thiết kế với khoảng 30 chỗ đậu du thuyền

Công ty cổ phần Tập đoàn SSG cũng đang có kế hoạch sẽ xây dựng câu lạc bộ và bến du thuyền tại dự án khu dân cư phức hợp Saigon Pearl thuộc phường 22, quận Bình Thạnh, TPHCM. Công ty dự kiến sẽ xây bến du thuyền này tương tự như bến tàu, có quy mô cho khoảng 130 canô và du thuyền neo đậu

Một số chủ đầu tư dự án khu dân cư khác cũng đã từng tuyên bố sẽ xây dựng bến du thuyền. Tuy nhiên cho tới thời điểm này chưa có dự án nào hoàn thành và đưa vào sử dụng có bến du thuyền
 
Chủ tịch Bình Thiên An dám chia sẻ khó khăn với đối thủ​

"Chúng tôi đánh nhau khủng khiếp về giá. Và cuối cùng đành ngồi lại: bây giờ đánh nhau hay là chết ?"

Ông Trịnh Thanh Huy hiện đang là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần bất động sản Bình Thiên An (BTA). Trước đó, ông cùng với ông Nguyễn Đăng Quang và ông Hồ Hùng Anh xây dựng Tập đoàn Masan tại Nga, sau đó là Masan tại Việt Nam. Năm 2006, ông Huy rời Masan gây dựng Bình Thiên An

Ông Huy đã có những chia sẻ kinh nghiệm ứng xử trên thương trường. Theo ông Huy: “Ta nên thông tin thẳng thắn với nhau những khó khăn. Chúng tôi cũng có rất nhiều khó khăn và đã chia sẻ cho đối tác của mình"

2.JPG

Ông Trịnh Thanh Huy là Chủ tịch HĐQT của Bình Thiên An - chủ đầu tư dự án Đảo Kim Cương​

- Vậy BTA có sử dụng vốn vay của ngân hàng không, nếu có các ông có chia sẻ những khó khăn về nguồn thu với nhà băng ?

Thật sự, chúng tôi cũng có những giây phút khó khăn khi bán hàng chậm khiến tài chính không đúng như kế hoạch. Đơn cử như việc tăng giá dự án Đảo Kim Cương. Chúng tôi kỳ vọng đến năm 2014, giá bán thấp nhất của dự án Đảo Kim Cương là từ 6.000 -10.000USD một m2

Hiện nay giá bán bình quân của dự án này đạt từ 3.500 – 5.000 USD một m2. Chúng tôi đã hoạch định rất rõ ràng, ai đến sau phải trả giá cao hơn. Nếu bất cứ một dự án bất động sản nào, càng gần hoàn thiện, giá bán càng rẻ, thì cho thấy chủ đầu tư khá nặng nề về tài chính

Tuy nhiên, vừa qua, bộ phận bán hàng báo tháng rồi bán được 3 căn tại dự án Đảo Kim Cương. Mặc dù vẫn bán được hàng nhưng không như ý muốn khiến dòng tiền bị ảnh hưởng. Điều này bắt buộc chúng tôi phải điều chỉnh các khoản đầu tư khác

Chúng tôi đã có thương thảo trước kế hoạch, chia sẻ khó khăn, thỏa thuận với ngân hàng rồi mới đi tiếp. Về phía ngân hàng, họ cũng thấy được mình làm đúng, chân thành và rõ ràng là tiến độ bán hàng chậm

Chúng ta nên chia sẻ thông tin một cách minh bạch để các bên cùng giúp đỡ nhau. Nếu doanh nghiệp gặp vấn đề, ngân hàng cũng sẽ gặp vấn đề

- Vậy đối tác của ông có chia sẻ thông tin minh bạch với ông và BTA không ?

Có người hỏi tôi có mạo hiểm quá không khi “mua” Công ty cổ phần Kỹ thuật Cơ Điện Lạnh PER8. Tôi trả lời rằng: Chính xác! Tuy nhiên, BTA có đầu tư con người

PER8 có đội ngũ cán bộ chân thành, có người không lĩnh lương 3 tháng vẫn gắn bó với công ty. Nhưng trước đây PER8 làm từ thiện nhiều quá, làm cho một số đối tác mà không thu được tiền, đầu tư vào bất động sản không hiệu quả…Những điều này đã gây ra khủng hoảng cho PER8. Chúng tôi đã chân thành chia sẻ với nhau như vậy

Từ những khó khăn và thế mạnh đó nên chúng tôi quyết định giúp đỡ và đầu tư vào PER8, đặt kỳ vọng vào những con người và tập thể này. Chúng tôi hỗ trợ và cùng đồng hành

“Sông có lúc người có khúc”. Mình có thể cùng chấp nhận, cùng tháo gỡ. Khi thị trường ổn định trở lại, tình cảm này sẽ quý báu hơn, sẽ cùng nhau hỗ trợ phát triển trong tương lai

- Hợp tác với nhau để cùng đi lên, điều này nói thì dễ nhưng biến lời nói thành hiện thực là rất khó bởi người ra nói rằng "thương trường là chiến trường". Vậy doanh nghiệp phải làm thế nào để cùng đồng hành, cùng phát triển ?

- Để trả lời câu hỏi này, tôi muốn chia sẻ một vài quan điểm và kinh nghiệm trước đây

Thứ nhất, tôi lớn lên từ sản xuất. Năm 1994, khi tôi 24 tuổi, tôi bắt đầu xây dựng nhà máy đầu tiên, không có chuyên môn. Tôi bắt đầu mua nguyên vật liệu, bán hàng nhiều năm. Đó là tiền thân của Công ty Masan

Khi đó tôi và anh Quang (ông Nguyễn Đăng Quang – chủ tịch Masan, PV), sau đó năm 1996 thêm anh Hùng Anh (ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch Techcombank, Phó chủ tịch Masan, PV) gây dựng nên Masan

Chúng tôi có ít kinh nghiệm xương máu để tránh những mất mát, chống lãng phí… Chúng tôi nhìn thấy và mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm đau đớn đó để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, các đối tác

Ngày trước, Masan cạnh tranh rất khốc liệt với Công ty Rollton và Technocom. Công ty Rollton do anh Đặng Khắc Vỹ - Thành viên HĐQT VIB và anh Dũng -VP Bank thành lập. Còn Technocom do anh Vượng (ông Phạm Nhật Vượng-Vingroup) khi đó nắm giữ thị trường mì tôm Ukraina thành lập

Chúng tôi đánh nhau sát phạt đến mức khủng khiếp về giá. Lúc đầu chúng tôi làm ra một gói mỳ giá thành 8cents, bán ra 12cents. Sau đó người Việt Nam kiểm soát được 80% thị trường mì ăn liền ở Liên Xô

Chúng tôi cạnh tranh nhau và giảm giá đến mức 3,8 cents một gói mì với giá thành sản xuất là 4,5cents. Nhờ cạnh tranh chúng tôi đã tiết kiệm được giá thành sản xuất (cười)

Cuối cùng, chúng tôi ngồi lại với nhau: bây giờ đánh nhau hay là chết ? Vì vậy, chúng tôi đã thiết lập những quy tắc ứng xử: không giành giật nhân viên của nhau, cạnh tranh lành mạnh, không liên minh về giá ?

Đây là những cam kết mang tính thỏa thuận với nhau trên giấy tờ nhưng không có cơ chế để phạt. Sau đó chúng tôi đã bình ổn được thị trường

Chúng tôi – Masan đã thua trận tại thị trường Nga (thắng lợi trên thị trường Ukraina là anh Vượng, trên thị trường Nga là anh Vỹ). Nhưng Masan đã kịp rút về Việt Nam

Trên cơ sở cùng nhau phát triển, kinh doanh cạnh tranh lành mạnh. Chúng tôi vẫn tiếp tục hỗ trợ lẫn nhau, thi đua cùng nhau khi về Việt Nam dù mỗi người một lĩnh vực và tôn trọng lẫn nhau. Đây là những điều mà tôi nghĩ là quan trọng mà tôi rút ra được

Tới đây, BTA, Coteccons, PER8, Beton 6, Descon… sẽ cùng các đối tác của mình gặp gỡ nhau hàng quý, hàng tháng cùng chia sẻ thông tin minh bạch, từng bước hình thành các quan hệ mật thiết

Ông Trịnh Thanh Huy, sinh năm 1970, Kỹ sư ô tô, Học viện kỹ thuật quân sự tại Việt Nam và Nga. Năm 1994, ông cùng với ông Nguyễn Đăng Quang và ông Hồ Hùng Anh xây dựng Tập đoàn Masan tại Nga, sau đó là Masan tại Việt Nam. Năm 2006, ông Huy rời Masan gây dựng Công ty cổ phần Bất động sản Bình Thiên An

Ông Huy là sáng lập và lãnh đạo Bình Thiên An. Hiện công ty này đang đầu tư vào dự án Đảo Kim Cương (quy mô 8ha, vốn đầu tư trên 400 triệu USD tại quận 2, TP HCM); dự án Metropolis Thảo Điền (quy mô 8ha, vốn đầu tư hơn 600 triệu USD tại quận 2, TP HCM) và đang mua lại một số dự án lớn khác

Đồng thời, ông Huy là sáng lập, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thương mại Đầu tư HB. Đây là tập đoàn đa ngành đầu tư và điều hành các công ty logistics (Vinafco), vật liệu xây dựng (Bê tông 620 Châu Thới, Celestone), Xi măng (Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Việt Nam), bất động sản (HB Quảng Nam…).
 
Top