What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn EHC

LOBBY.VN

Administrator
Y tế là lĩnh vực chiến lược, cần được chú ý giống như quốc phòng
Pháp từng coi vật tư y tế rất quan trọng với an ninh quốc gia và cần sản xuất trong nước, nhưng từ bỏ quan điểm này trước khi Covid-19 ập tới

Khi Tổng thống Emmanuel Macron tuyên chiến với Covid-19 vào tháng ba, ông cam kết nước Pháp sẽ bảo vệ y bác sĩ, những "chiến sĩ" trên tuyến đầu chống dịch, và cung cấp cho họ "vũ khí, áo giáp" để đối phó với kẻ thù vô hình

Nhưng trên thực tế, các y bác sĩ Pháp rơi vào tình cảnh gần như "tay không tấc sắt" để có thể tự bảo vệ mình. Kho dự trữ khẩu trang quốc gia gần như cạn kiệt, trong khi sự phụ thuộc quá nhiều vào các nhà máy ở nước ngoài khiến Pháp không thể tăng cường khả năng sản xuất nội địa các mặt hàng bảo hộ y tế, kit xét nghiệm, máy thở, nhiệt kế hay thuốc hạ sốt để điều trị cho bệnh nhân Covid-19

Ngay cả bây giờ, khi Pháp bắt đầu nới phong tỏa, họ không đảm bảo có đủ nguồn cung trong những tuần tới để đối phó nếu làn sóng lây nhiễm thứ hai ập đến


0603234013148-web-tete-1544-1589781604.jpg

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân Covid-19 ở Vannes, Pháp ngày 6/5

Pháp từ lâu đã xác định khẩu trang là mặt hàng không thể thiếu nếu đại dịch xảy ra,nhưng chính phủ gần như đã ngừng dự trữ chúng trong suốt thập kỷ qua, chủ yếu vì lý do ngân sách. Họ cũng không chú trọng sản xuất trong nước và phần lớn ngành công nghiệp dược phẩm của nước này đặt dây chuyền ở nước ngoài

Pháp quyết định không cần duy trì các kho dự trữ lớn trong nước, vì các nhà máy có thể sản xuất rất nhanh, đặc biệt là ở Trung Quốc, Bộ trưởng Y tế Olivier Véran nói tại quốc hội hồi tháng ba

Tuy nhiên, quy mô và tốc độ lây lan của nCoV đã cho thấy đây chỉ là ảo tưởng. Khi đang hồi phục sau dịch, Trung Quốc, nhà sản xuất khẩu trang hàng đầu thế giới, "ngập đầu" trong những đơn đặt hàng. Ấn Độ, nước xuất khẩu thuốc hàng đầu, cấm xuất khẩu vì sợ thiếu hụt trong nước

Khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, cả chính phủ trung ương và địa phương Pháp nháo nhào tìm mua vật tư trực tiếp từ Trung Quốc và các nơi khác. Chính phủ còn điều máy bay đến Trung Quốc để chở hàng, cho thấy tình thế tuyệt vọng và sự phụ thuộc vào hàng hóa sản xuất ở nước ngoài

Pháp ghi nhận gần 180.000 ca nhiễm, trong đó hơn 28.000 người chết, là một trong những nước có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới, cao hơn 60% so với Mỹ. Đối với nhiều chuyên gia, tình cảnh của Pháp là hệ quả của việc chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài - quá trình vốn đã làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng và thúc đẩy các cuộc biểu tình bạo lực, như phong trào Áo vàng

Đầu những năm 2000, Đức chỉ có lợi thế hơn một chút so với Pháp trong sản xuất và xuất khẩu kit xét nghiệm PCR, được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay để phát hiện nCoV, và thiết bị trợ thở. Nhưng đến năm 2018, Đức có thặng dư thương mại 1,4 tỷ USD với kit xét nghiệm PCR, trong khi Pháp thâm hụt 89 triệu USD

Trong khi Đức có thể nhanh chóng huy động ngành công nghiệp của mình để chống lại đại dịch, Pháp bị tê liệt. Họ không thể thực hiện xét nghiệm quy mô lớn vì thiếu que lấy mẫu bệnh phẩm và hóa chất, những thứ có giá trị thấp nhưng rất quan trọng vốn được gia công tại châu Á

"Pháp đã phi công nghiệp hóa quá nhiều kể từ những năm 2000. Giờ họ phải trả giá", Philippe Aghion, nhà kinh tế giảng dạy tại Đại học Harvard, nói

Trong một nghiên cứu chưa được công bố, Aghion và các nhà kinh tế tại Đại học Tự do Brussels nhận thấy các quốc gia có khả năng tự sản xuất kit nghiệm và các dụng cụ liên quan như Đức và Áo ghi nhận ít ca tử vong hơn

Ở Pháp, ngay cả hàng hóa cơ bản cũng thiếu hụt. Các hiệu thuốc hết nhiệt kế. Nguồn cung paracetamol, loại thuốc giảm đau phổ biến, thấp đến mức chính quyền phải hạn chế bán

Nhà máy cuối cùng sản xuất paracetamol ở châu Âu là ở Pháp, gần thành phố Lyon, nhưng nó đã đóng cửa vào năm 2008, theo Viện Dược phẩm Quốc gia Pháp. Viện từ lâu đã cảnh báo về sự phụ thuộc ngày càng tăng vào các nhà sản xuất thuốc của nước ngoài, nhấn mạnh rằng 60-80% hoạt chất dược phẩm ở châu Âu là hàng nhập khẩu, so với 20% ba thập kỷ trước

"Chính phủ không làm gì để ngăn chặn xu hướng này", chuyên gia Marie-Christine Belleville từ Viện Dược phẩm Quốc gia Pháp, nói

Thực tế, cảnh báo đã được đưa ra suốt nhiều năm qua. Sau dịch SARS ở châu Á năm 2003, các quan chức Pháp đã phân tích nguy cơ và quyết định xây dựng kho dự trữ quốc gia khẩu trang và các vật tư khác được sản xuất nội địa, tiếp nối truyền thống của ngành công nghiệp quốc phòng hùng mạnh từ thời Thế chiến II, vốn giúp Pháp xuất khẩu tiêm kích Rafale, tàu ngầm, tàu quét mìn và khu trục hạm ra khắp thế giới

Năm 2006, chính phủ Pháp đưa ra kế hoạch đề phòng đại dịch, đề xuất một loạt biện pháp, bao gồm lập ra các kho dự trữ khẩu trang. Một năm trước đó, Bộ Y tế Pháp ký hợp đồng 5 năm để mua 180 triệu khẩu trang mà Bacou-Dalloz, khi đó là nhà sản xuất khẩu trang lớn nhất ở Pháp, sản xuất tại nhà máy ở Plaintel, cách Paris khoảng 450 km

merlin-172172115-37958ca2-d3c8-1273-9513-1589781605.jpg

Nhân viên tại nhà máy sản xuất khẩu trang ở Plaintel năm 2005

NYTimes thu được một bản sao hợp đồng, cho thấy tư duy chiến lược của chính phủ Pháp vào thời điểm đó: Đảm bảo có một nhà cung cấp trong nước sẽ giúp Pháp tránh phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nhập khẩu có nguy cơ bị gián đoạn trong đại dịch

Theo hợp đồng, chính phủ Pháp sẽ thay mới số khẩu trang hết hạn trong kho dự trữ. Nếu đại dịch xảy ra, chính phủ có thể trưng dụng dây chuyền sản xuất của nhà máy. Chính phủ là "khách hàng độc quyền bao tiêu toàn bộ sản phẩm của nhà máy ở Plaintel", cựu giám đốc nhà máy Jean-Jacques Fuan nói

Năm 2008, chính phủ Pháp công bố sách trắng, lần đầu tiên coi các đại dịch là mối đe dọa quốc gia tiềm tàng, xếp thứ tư sau khủng bố, chiến tranh mạng và tấn công tên lửa đạn đạo. "Trong 15 năm tới, đại dịch có thể xảy ra", sách trắng cảnh báo. "Nó có thể rất dễ lây lan, gây chết người và có thể xuất hiện thành từng đợt trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng"

Nhưng ngay sau đó, nhiều chính trị gia chỉ trích chính sách dự trữ khẩu trang và thuốc là lãng phí. Khoảng 383 triệu USD được chi trong năm 2009 để mua 44 triệu mũi tiêm phòng cúm H1N1 đã gây ra bê bối chính trị khi chưa đến 9% người Pháp được tiêm phòng

Năm 2013, Pháp ra chỉ thị mới, nhấn mạnh tiết kiệm và giảm tầm quan trọng của kho dự trữ. Khẩu trang phẫu thuật được dự trữ, trong khi FFP2, loại có khả năng bảo vệ tốt hơn nhưng có giá đắt gấp 10 lần, thì không

Chính quyền cũng chuyển giao trách nhiệm cùng chi phí mua và dự trữ khẩu trang cho các đơn vị công và tư nhân. Điều này góp phần dẫn đến tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng mà Pháp gánh chịu trong những tháng gần đây, do các quan chức chính phủ ít tham gia vào vấn đề này

Chính sách mới cũng làm suy yếu khả năng tự sản xuất khẩu trang của Pháp. Khi phải tự dự trữ khẩu trang, các bệnh viện đương nhiên sẽ tìm kiếm các nhà cung cấp rẻ hơn ở nước ngoài. Để tiết kiệm chi phí, chính phủ đặt những đơn đặt hàng lớn mà chỉ các nhà máy Trung Quốc mới có thể đáp ứng, cựu thượng nghị sĩ Francis Delattre cho biết

"Các nhà máy nhỏ của Pháp mất đơn đặt hàng", Delattre nói. "Thật nguy hiểm khi chỉ giao phó trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của cả đất nước cho một hoặc hai tập đoàn Trung Quốc"

Mất đi khách hàng duy nhất của mình là chính phủ, nhà máy sản xuất khẩu trang ở Plaintel, nơi từng hoạt động 24 giờ một ngày, phải thu hẹp quy mô và cuối cùng đóng cửa năm 2018

Khi khẩu trang hết hạn sử dụng bị loại bỏ, kho dự trữ khẩu trang quốc gia của Pháp đã giảm từ 1,7 tỷ chiếc năm 2009 xuống còn 150 triệu chiếc hồi tháng ba. Và khi "kẻ thù vô hình" hoành hành khắp nước Pháp, quốc gia sản xuất những khí tài hiện đại hàng đầu thế giới lại không thể tự làm ra được đủ khẩu trang

"Khủng hoảng này khiến chúng ta phải coi y tế là lĩnh vực chiến lược, cần được chú ý giống như quốc phòng", Arnaud Danjean, nhà lập pháp châu Âu, nói. "Chúng ta không được 'vũ trang' đầy đủ để chống lại nó"


Trần Đại Thắng
Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị EHC GROUP
Mobile: 0776699668
Email: thangtd@ehcgroup.vn
 
Last edited:
Năm thay đổi lớn trong ngành y tế
Đại dịch Covid-19 chỉ ra những khiếm khuyết trong vận hành nền y tế tại nhiều quốc gia vừa thúc đẩy các xu hướng công nghệ y tế mới ra đời nhắm thay đổi cách thức tiếp cận và phòng chữa bệnh

Ngành y tế toàn cầu chịu áp lực phải thay đổi cách thức vận hành chức năng thế nào trong môi trường biến động nhanh, làm sao trấn áp đỉnh dịch bệnh xuống và hướng về tương lai bằng những quyết định mang tính thúc đẩy kinh tế – xã hội mạnh mẽ hơn

Các cơ sở công nghệ y tế phải lắng nghe, thích ứng với các tiên đoán cho tương lai ngành y tế, hạn chế các ảnh hưởng xấu và kết nối mạnh mẽ hơn nữa. Năm khuynh hướng dưới đây sẽ làm thay đổi cách thức tiếp cận và việc phòng chữa bệnh

HẠ TẦNG Y TẾ ĐƯỢC XEM NHƯ THẾ MẠNH VÀ TÀI SẢN QUỐC GIA

Về kinh tế y tế, tại Mỹ và một số nước châu Âu, dịch bệnh Covid-19 đặt ra vấn đề đánh giá hạ tầng y tế thế nào là “đủ” về số giường bệnh, phòng ICU. Định dạng lại hạ tầng y tế nên ở mức trên 90% hay tối đa hóa vận hành trong “thời chiến chống dịch bệnh” là câu hỏi lớn

Thiếu hụt trang thiết bị, máy thở trong mùa dịch đòi hỏi phải có sự điều chỉnh mô hình y tế công – tư và đầu tư bệnh viện, trước đây vốn vận hành theo nguyên tắc ưu tiên theo lợi nhuận

Trước đây, để đối phó với tình trạng số lượng bệnh nhân sụt giảm tại các cơ sở y tế, nổi lên khuynh hướng “vận hành ngoài bệnh viện”: chăm sóc ngoại trú, phòng khám địa phương vệ tinh, xoay quanh và gắn kết vào trung tâm bệnh viện chuyên khoa sâu vận hành nội viện, chăm sóc tích cực, phẫu thuật…

Chính sự bảo toàn nguồn lực y tế quốc gia và các đầu tư sau đó về tái định dạng hạ tầng y tế mới là cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ y tế. Sự liên kết dọc ngành y tế và chuyển hướng điều trị chuyên khoa sâu – can thiệp ngoại trú, các phòng lab nhỏ tại địa phương… tạo đà cho các thay đổi lớn về sản xuất – cung ứng ngành công nghệ y tế và đem lại giá trị đáng kể hơn so với các nền tảng truyền thống đang có

MÔ HÌNH LAI TRONG CUNG ỨNG Y TẾ

Có nhiều thay đổi về lối sống – văn hóa, về tính chấp nhận của người dân hay sự can thiệp của chính quyền, có tính dịch tễ hay chính trị vào hệ thống y tế cộng đồng. Mức độ can thiệp mạnh yếu khác nhau, tính minh bạch thông tin, thay đổi theo từng quốc gia và do đó cũng tạo ra ảnh hưởng hậu quả do dịch bệnh ít hay nhiều tương ứng

Các nước theo mô hình quản lý y tế trung ương như Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc và Việt Nam cho thấy sự quyết liệt chính sách, tập trung quản lý và chia sẻ nguồn lực

Ý và Tây Ban Nha, hai quốc gia bị ảnh hưởng nhiều, có hạ tầng y tế phân bổ theo vùng miền rất sâu. Vì vậy, việc đối phó dịch Covid-19 lúng túng và không thể tổ chức nguồn lực, khi sự lây nhiễm không còn ranh giới địa lý nữa. Kết quả đối phó dịch bệnh ở Đức cho thấy, họ kết hợp sức mạnh của quản lý tập trung liên bang chặt chẽ và linh động của từng bang

Theo ZS và MedtechDive, chính sách y tế của Mỹ chú trọng cho việc chăm sóc “cận tử”, bệnh hiếm và các dịch vụ y tế giá trị cao, đã bộc lộ sự bất ổn về y tế dự phòng với việc tổ chức quản lý dịch tễ và các bệnh mạn tính như béo phì, tiểu đường, tim mạch

Tương lai có thể xuất hiện một “mô hình lai” về cung ứng công nghệ y tế tại Mỹ: phân bổ lại nguồn lực cho thị trường nội địa, thông qua quy trình mua sắm phức hợp mới và mở rộng cung ứng toàn cầu cho khuynh hướng số hóa, chăm sóc y tế từ xa, xét nghiệm và tầm soát – dự phòng tại địa phương cho các quốc gia có hạ tầng y tế tương thích

CÔNG NGHỆ VÀ CHĂM SÓC TỪ XA

Chăm sóc y tế từ xa sẽ phổ biến, do vậy thay đổi để thích ứng là điều cần thiết với ngành y tế. Rất nhiều bác sĩ tại các quốc gia chậm thích ứng, thậm chí là phản ứng với y tế từ xa (telemedicine). Lý do là cần phải thăm khám lâm sàng: có thể nhìn qua camera máy tính hay trang thiết bị, nhưng sờ nắn, đặt ống nghe lên tim bệnh nhân mới cho cảm nhận chính xác về bệnh trạng!

Thực tế tại nhiều nơi, việc thăm khám tiếp xúc này rất ít, đôi khi chỉ là hình thức, độ nhạy về cảm nhận lâm sàng của nhiều bác sĩ đã kém đi do thay thế nhiều bằng xét nghiệm – cận lâm sàng và thời gian dành cho bệnh nhân rất ít

Tại Mỹ, theo ZS Associate, trước dịch Covid-19, bệnh nhân phải lên lịch hẹn trực tiếp với bác sĩ. Trên thực tế, nhiều bác sĩ dán mắt vào màn hình máy tính, nhập thông tin bệnh nhân, thời gian hỏi bệnh không nhiều

Những gì nói về “cần phải khám lâm sàng” dường như là lý do từ chối cho chuyển đổi số hóa y tế: nhân viên y tế ngại phải thay đổi quy trình, học hỏi về công nghệ mới, cài đặt ứng dụng phần mềm, các thủ tục hành chính của bệnh viện và chi trả bảo hiểm y tế…

Từ phía các nhà cung ứng dịch vụ công nghệ y tế (medtech), thay đổi theo hướng “thông minh hơn” không chỉ là giải pháp công nghệ. Thông minh còn là sự chú tâm hơn về luật lệ, quy định ngành y tế, tính riêng tư – bảo mật cho bệnh nhân, kết nối với cơ sở cung ứng dịch vụ y tế

Giải pháp cần có là cải tiến về theo dõi từ xa cho bệnh nhân qua trang thiết bị y tế tại chỗ gắn vào bệnh nhân (remote monitoring), có tính tương tác và chẩn đoán quan trọng theo thời gian thực (real-time hay synchronous telemonitoring)

Cơ hội mở ra cho các “medtech”, đóng góp giá trị lớn hơn khi thiết kế gắn thêm hệ thống theo dõi từ xa vào các trang thiết bị y tế truyền thống. Khủng hoảng dịch Covid-19 thúc đẩy sự thay đổi nhanh hơn trong số hóa chăm sóc, chữa trị. Điều này gián tiếp tạo nên sự thay đổi, điều chỉnh về rào cản pháp lý trong cơ chế chi trả bảo hiểm y tế với loại hình khám chữa bệnh từ xa

GIẢI PHÁP CẬN LÂM SÀNG – XÉT NGHIỆM ĐƯỢC LÀM TẠI NHÀ NGÀY CÀNG TĂNG

Việc thiếu hụt các phương tiện – máy móc xét nghiệm khi đỉnh dịch bùng phát đặt ra vấn đề tính sẵn có trong xét nghiệm ở mức cộng đồng. Trong các bài phát biểu qua báo chí hay các hội thảo trực tuyến của giới chức hay chuyên gia y tế tại Âu – Mỹ đều có ý kiến về “các quốc gia phương Đông, nơi virus lan đến, hệ thống chăm sóc y tế – xét nghiệm ‘gần cộng đồng – sẵn có’ đã dạy cho họ bài học đáng giá thế nào”

Hệ thống xét nghiệm cận lâm sàng “tập trung” theo các tuyến y tế lớn như của Mỹ khó tổ chức linh động trong mùa dịch bệnh. Chi phí cho xét nghiệm quá lớn cho thanh toán bảo hiểm y tế, trở thành gánh nặng cho người không có bảo hiểm

Có hai giải pháp công nghệ y tế, hoặc là mang trang thiết bị gọn nhẹ làm xét nghiệm tại nhà, hoặc lấy mẫu xét nghiệm gửi đến nơi xét nghiệm gần nhất. Như vậy khuynh hướng các tổ chức xét nghiệm địa phương cung ứng dịch vụ tại chỗ gia tăng trong mùa dịch. Tối ưu hóa các dịch vụ xét nghiệm sinh hóa lâm sàng, sẽ gia tăng cho tất cả các lĩnh vực điều trị – nhất là các bệnh lý mạn tính, chuyển hóa, tầm soát và phòng ngừa khác

Chi trả y tế công và tự chi trả cũng có thể điều chỉnh theo những biến động trong phạm vi tương ứng. Dù hệ thống y tế chung sẽ “tái định dạng” trong tương lai xa hơn, nhưng xét nghiệm sinh hóa – cận lâm sàng sẽ sớm phát triển

CHIẾN LƯỢC VÀ QUY TRÌNH CUNG ỨNG – MUA HÀNG CHO KÊNH BỆNH VIỆN, CHĂM SÓC ĐẶC BIỆT SẼ PHẢI ĐƯỢC CHỈNH SỬA, MANG TÍNH HỆ THỐNG Y TẾ QUỐC GIA

Khi dịch bệnh vẫn chưa đi qua, các quốc gia đang nhìn nhận lại chuỗi cung ứng và quy trình mua hàng các sản phẩm y tế. Thiếu hụt máy thở, giường ICU có thể tạm chấp nhận do dịch bệnh khó lường, nhưng trang bị cho nhân viên y tế không đủ về phòng hộ cá nhân (khẩu trang, áo choàng, găng tay, kính, dung dịch sát khuẩn…) trong môi trường bệnh viện và phòng chống dịch bệnh là điều khó chấp nhận, trong con mắt của các nhà quản lý y tế và chính phủ

Chính sách quản lý cung ứng hàng hóa, quy trình đấu thầu – ngay cả tại các quốc gia tiên tiến, minh bạch – trước đây đã tạo ra những đối tác độc quyền hay quá ít nhà cung cấp. Trang thiết bị y tế cao cấp, đắt tiền tạo ra các định hướng phân phối hàng hóa tập trung theo giá trị, tối ưu lợi nhuận cho bệnh viện và cả nhà phân phối

Tại Mỹ, các nhà quản lý bệnh viện than thở là kho chứa đầy các dụng cụ y tế chuyên sâu – giá trị cao, nhưng các nhà phân phối thì không thể tìm ra các sản phẩm phòng hộ như khẩu trang N95. Đa dạng hóa nhà phân phối, đơn hàng dự trù có kết nối đa dạng nguồn cung, bảo lãnh cung cấp khi gia tăng sản lượng tiêu thụ được xem xét

Chính sách nhà phân phối chung quốc gia, xây dựng trung tâm kết nối cung ứng điều phối các ngành hàng – tương tự như các công ty sản xuất – bán hàng ô tô tại Mỹ, đang được quan tâm. Vấn đề khác khi nói đến việc mua hàng là khả năng đáp ứng nguồn lực tài chính của bệnh viện

Cơ hội sẽ mở ra cho các công ty “trung gian cung ứng dự phòng”, nhất là các sản phẩm y tế có ít đơn vị cung cấp – dự thầu. Thậm chí các bệnh viện có hệ thống lớn, chuỗi bệnh viện tại Mỹ còn nghĩ đến việc tổ chức gia công, tự quản lý nguồn cung của mình trực tiếp với nhà sản xuất

Nguyễn Thành Danh
 
Last edited:
Báo động băng tan ở Bắc Cực trở thành nguồn nguy cơ lớn trên toàn cầu

a-c_28856873.jpg

Bắc Cực đang ấm lên nhanh gấp đôi so với phần còn lại của thế giới

Từ xung đột tài nguyên đến vi khuẩn tái sinh, các mối đe dọa hàng đầu xuất hiện trên thế giới

Theo Nikkei Asian Review, các loại vi khuẩn bị chôn vùi dưới lớp bang hàng nghìn năm ở Bắc Cực đang tái sinh, gây ra vô số mối đe dọa đối với nền văn minh nhân loại

Khi các chính phủ nỗ lực ngăn chặn biến đổi khí hậu, nhiệt độ ở Bắc Cực đang tăng nhanh gấp đôi so với các nơi khác trên thế giới. Những tác động hàng đầu toàn cầu trong năm nay với một cuộc bầu cử ở Greenland đã ngăn cản tham vọng của Trung Quốc tại đây

Sự tan chảy nhanh chóng của lớp băng ở Greenland - 532 tỉ tấn băng đã bị sập vào năm 2019, mức tổn thất lớn nhất từng được đo lường - đã mở ra khả năng khai quật các kim loại đã bị băng bao phủ

Điều này đã thu hút Trung Quốc, quốc gia chiếm 60% sản lượng kim loại đất hiếm toàn cầu. Công ty đất hiếm lớn nhất của Trung Quốc Shenghe Resources đã ký kết phát triển một mỏ ở bờ biển phía nam của Greenland

Dự án gây tranh cãi đã trở thành một vấn đề trọng tâm trong cuộc bầu cử tháng 4 ở lãnh thổ Đan Mạch, giúp đảng ủng hộ môi trường giành chiến thắng và đánh bại chiến lược của Bắc Kinh

a2_28857655.jpg

Các cử tri chờ bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội bên ngoài đấu trường Inussivik ở Nuuk, Greenland hồi tháng 4.2021

Đất hiếm đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu, với các ứng dụng bao gồm xe điện và tuabin gió. Nhu cầu toàn cầu sẵn sàng tăng cao khi các quốc gia đặt ra mục tiêu đạt được mức phát thải ròng bằng 0. Nhu cầu đối với một số loại đất hiếm được sử dụng trong xe điện dự kiến sẽ vượt quá nguồn cung vào năm 2025

Greenland tự hào có trữ lượng đất hiếm lớn thứ 7 thế giới. Việc Bắc Kinh quan tâm đến địa điểm trọng yếu này cho các kế hoạch khử cacbon đang khiến các quốc gia khác lo lắng. Cuối tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến thăm Greenland và kêu gọi thắt chặt quan hệ giữa 2 nước

Trong khi đó, Mỹ, châu Âu và Nga đang tranh giành quyền tiếp cận các tuyến đường du lịch Bắc Cực do băng tan

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho rằng biến đổi khí hậu là một "lực lượng gây mất ổn định sâu sắc cho thế giới của chúng ta" trong một hội nghị thượng đỉnh về khí hậu vào tháng 4

Ngoài những lo ngại về địa chính trị, sự tan chảy của Bắc Cực gây ra nhiều mối đe dọa trực tiếp hơn, vì sự biến mất của băng dẫn đến việc giải phóng các chất độc hại

2-reuters_28857519.jpg

Những miệng núi lửa khổng lồ hình thành ở Siberia có liên quan đến các vụ phun trào khí dưới lòng đất thoát ra từ lớp băng vĩnh cửu đang suy yếu

Các hố khổng lồ giống như hố va chạm thiên thạch đã bắt đầu xuất hiện ở Siberia, với một hố được tạo ra vào năm ngoái sâu 30 m và rộng 25 m. Hồi tháng 2, các nhà khoa học đã kết nối hiện tượng này với các vụ phun trào của khí dưới lòng đất, đặc biệt là khí me-tan, thổi qua lớp băng vĩnh cửu bị suy yếu do nhiệt độ ấm lên

Ước tính có gần gấp đôi lượng carbon bị đóng băng trong lớp băng vĩnh cửu so với trong khí quyển, dưới dạng chất hữu cơ - cụ thể là xác động thực vật. Khi bang tan, chúng được tiêu hóa bởi các vi sinh vật, từ đó tạo ra carbon dioxide hoặc me-tan, dẫn đến sự ấm lên hơn nữa làm tăng tốc quá trình tan băng

Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn có nguy cơ chống lại nỗ lực của các quốc gia trong việc hạn chế khí thải và gây nguy hiểm cho mục tiêu của hiệp định khí hậu Paris là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5 độ C so với mức trước Cách mạng Công nghiệp

Các nhà nghiên cứu cũng đã kết nối đợt bùng phát bệnh than năm 2016 ở miền tây Siberia với các bào tử tiết ra từ một con tuần lộc đông lạnh hàng thập kỷ bị rã đông trong đợt nắng nóng năm đó

Khu vực này tiếp tục chứng kiến nhiệt độ cao bất thường, với thị trấn Verkhoyansk ở miền bắc Siberia lên tới 38 độ C vào tháng 6 năm ngoái. Nhiệt độ trung bình ở Siberia trong nửa đầu năm 2020 cao hơn 5 độ C so với mức trung bình trong giai đoạn 1981-2010

Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu từ châu Âu và Nga kết luận về đợt nắng nóng này là không thể xảy ra nếu không có sự thay đổi khí hậu do con người gây ra

Hồi tháng 1, các nhà nghiên cứu gọi biến đổi khí hậu là "mối đe dọa sức khỏe toàn cầu lớn nhất mà thế giới phải đối mặt trong thế kỷ 21" do nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm ngày càng gia tăng. Những căn bệnh này có thể đến Nhật Bản qua các loài chim di cư hoặc các vật trung gian truyền bệnh khác. Những gì đang xảy ra ở Bắc Cực không còn là một vấn đề xa vời có thể dễ dàng gạt sang một bên như trước đây

Phùng Mỹ
 
Vì sao ngành y tế hút nhiều vốn ngoại

Hàng trăm triệu USD vốn ngoại rót vào ngành y tế khi tầng lớp trung lưu gia tăng, dân số già hóa và ý thức chăm sóc sức khỏe càng cao

Từ chỉ một vài thương vụ riêng lẻ mỗi năm, trong hơn một năm qua, ngành y tế và chăm sóc sức khoẻ Việt Nam đón dòng vốn ngoại lớn. Cao điểm trong quý III/2023, hàng loạt thương vụ đầu tư vào lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe được ký kết, nổi bật có Thomson Medical Group (TMG) mua lại Bệnh viện FV hay Dongwha Pharm thâu tóm hơn một nửa vốn chuỗi nhà thuốc Trung Sơn

Theo thống kê của công ty đầu tư vốn cổ phần Kirin Capital, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) ngành y tế năm 2023 có 11 thương vụ với tổng giá trị được công bố đạt 508 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 2022. Đây là ngành có giao dịch M&A cao thứ ba, chỉ sau hai ngành truyền thống là tài chính và bất động sản. Đa số bên mua đều là các đơn vị đến từ nước ngoài

"Y tế là một trong những ngành có hoạt động M&A sôi động nhất trong năm 2023, xét cả về số lượng và giá trị giao dịch. Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đang chứng minh tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam", Kirin Capital nhận định

Chia sẻ với VnExpress, đại diện Thomson Medical Group đánh giá thị trường chăm sóc sức khỏe tư nhân tại Việt Nam sẽ được thúc đẩy bởi tầng lớp trung lưu đang gia tăng, dân số già hóa cũng như người nhập cư từ nước ngoài ngày càng tăng. Theo góc nhìn của doanh nghiệp Singapore, Việt Nam đang trên đường hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thượng trung lưu (upper-middle-class) vào năm 2035 và quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Việt Nam đang là nước có tầng lớp trung lưu phát triển nhanh thứ bảy trên thế giới và sẽ tăng thêm 36 triệu người vào năm 2030, theo Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey

Tầng lớp trung lưu sẽ thúc đẩy chi tiêu cho ngành chăm sóc sức khỏe và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe, thể chất của mỗi người. Từ năm 2017 đến năm 2022, Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội mạnh mẽ trong lịch sử với tốc độ CAGR khoảng 8,6% mỗi năm. Song song, theo Euromonitor, chi phí chăm sóc sức khỏe tăng với tốc độ CAGR khoảng 9,2%

Bên cạnh đó, dân số già hóa nhanh chóng giúp gia tăng nhu cầu về chăm sóc lão khoa và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên biệt khác. Hiện nay, tuổi thọ trung bình của Việt Nam kéo dài đến hơn 75 tuổi. Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey dự đoán người cao tuổi có thể chiếm hơn 17% dân số vào năm 2030

Làn sóng nhập cư từ người nước ngoài ngày càng tăng cũng là một yếu tố thúc đẩy nhu cầu thị trường. Việt Nam đang có khoảng 101.550 người ngoại quốc vào năm 2021, tăng từ mức 83.500 người hồi năm 2019, theo thống kê của Bộ Lao động

Đại diện Thomson Medical Group nói việc có một đối tác mạnh tại Bệnh viện FV sẽ mở ra cơ hội khai thác các khoản đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ trợ khác nhằm bổ sung cho chiến lược của Bệnh viện FV và các lĩnh vực trọng tâm của tập đoàn. Điều này sẽ đóng góp lớn vào sự tăng trưởng bền vững của họ trong dài hạn

233A6407-3050-1709969179.jpg

Bác sĩ khám bệnh tại một bệnh viện tại TP HCM, tháng 4/2023

Đồng quan điểm, ông Andy Ho - Tổng giám đốc Hội đồng đầu tư của VinaCapital, cho rằng lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là một thị trường hấp dẫn với nhà đầu tư. Sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu, nhận thức về sức khỏe của người dân được nâng cao hơn sau đại dịch cùng với tình trạng quá tải tại các bệnh viện công vẫn chưa được khắc phục, đã tạo ra nhu cầu cao về dịch vụ chăm sóc sức khỏe tư nhân

VinaCapital là một trong những nhà đầu tư tiên phong trong đầu tư vào lĩnh vực y tế tại Việt Nam, nổi bật có thương vụ đầu tư vào Bệnh viện Y khoa Hoàn Mỹ và thoái vốn trong năm 2013. Hiện nay, họ rót vốn vào hai hệ thống bệnh viện, tổng cộng gồm 14 bệnh viện và phòng khám. VinaCapital xem đây là các khoản đầu tư dài hạn, có thể từ 8-10 năm thay vì 5-7 năm như các khoản đầu tư thông thường khác do việc gia tăng giá trị các bệnh viện đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực

Lý giải việc ngành này hút vốn ngoại, ông Andy Ho cho rằng lý do trước hết là cơ hội cho các nhà đầu tư và các bệnh viện tư nhân vẫn còn nhiều. Hiện bệnh viện tư mới đạt 5% tổng số giường bệnh, trong khi Bộ Y tế đặt mục tiêu 15% đến năm 2025. Vì vậy, có rất nhiều cơ hội cho hệ thống y tế tư nhân phát triển lớn mạnh, thu hút nhiều tổ chức đầu tư lớn

"Mặt khác, định giá các bệnh viện tư ở Việt Nam ở mức hợp lý so với tiềm năng tăng trưởng, nên nếu nhà đầu tư chọn lựa được các bệnh viện phù hợp, sẽ không khó để đạt được mức lợi nhuận hấp dẫn trong tương lai", ông Andy Ho cho biết thêm

Thời gian tới, Kirin Capital dự báo bức tranh đầu tư trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam tiếp tục duy trì sự sôi động, cơ hội đầu tư rộng mở, các đặc điểm, tính chất thương vụ và đối tượng bên mua - bán cũng đa dạng hơn. "Sự đa dạng về cấu trúc giao dịch và số lượng cơ hội đầu tư đáng kể sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của các hoạt động M&A trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam", đội ngũ phân tích này cho biết

Tuy nhiên, thị trường chăm sóc sức khỏe tư nhân không phải chỉ toàn quả ngọt. Thực tế, nhiều bệnh viện tư vẫn làm ăn thua lỗ suốt nhiều năm liên tiếp, một phần vì làm ăn "chụp giật", chạy theo lợi nhuận, một phần do tâm lý người dân chuộng bệnh viện công. Bên cạnh đó, các quy định về xã hội hóa y tế vẫn còn một số bất cập

Tháng 7/2023, Tập đoàn Shizim - một trong những doanh nghiệp khoa học đời sống lớn của Israel, ký hợp đồng nguyên tắc với Công ty TNHH Dolphin Vũng Tàu về xây dựng bệnh viện quốc tế trị giá một tỷ USD tại dự án Thành phố biển Quốc tế Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)

Chia sẻ trong lễ ký kết này, ông Lê Minh Hải - Chủ tịch Dolphin Vũng Tàu, nói cơ quan quản lý cần tháo gỡ tư duy xin - cho. Theo ông, bệnh viện quốc tế tại Vũng Tàu cũng như các dự án hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài khác, đều là sự giao thoa giữa một bên có tiềm lực tài chính và một bên có hoài bão, năng lực thực hiện. Trong đó, nhà đầu tư ngoại chỉ quan tâm đến hai yếu tố: chứng minh tính pháp lý của mảnh đất xây dựng dự án và sự đồng thuận của cơ quan quản lý
 
Nước Mỹ có hàng triệu người phải ra nước ngoài điều trị bệnh

avatar1709558164634-17095581652191940999058-0-0-280-448-crop-17095581766061261854985.jpg

Chi phí y tế ở Mỹ từ lâu đã là "cơn ác mộng" khủng khiếp với nhiều người

Bệnh tật chưa bao giờ là mong muốn của bất kỳ ai trên thế giới này nhưng nó cũng là điều luôn đến bất ngờ dù người ta có cố tránh đi chăng nữa

Với những căn bệnh hiểm nghèo chưa có thuốc đặc trị hoặc chi phí điều trị quá lớn, người ta buộc phải chấp nhận sự thật "sống chung với lũ". Nhưng ở Mỹ, dù bệnh lớn bệnh bé, nặng hay nhẹ, chi phí điều trị y tế luôn là "gánh nặng" thực sự với người dân

Một buổi sáng tháng Hai lạnh giá, Melissa Jackson nằm cuộn tròn trên sàn bếp. Cô gọi điện cho quản lý tại thẩm mỹ viện ở bang New Jersey để xin nghỉ phép không lương

Đó là tuần thứ 6 liên tiếp cô kỹ thuật viên làm đẹp 39 tuổi này không thể làm việc toàn thời gian vì cơn đau ở xương chậu do căn bệnh lạc nội mạc tử cung

Những năm trước, khi vẫn đang hưởng bảo hiểm y tế của chồng cũ, Melissa đã được điều trị bằng nội tiết tố để giảm bớt cơn đau và tiếp tục sinh hoạt hàng ngày. Nhưng kể từ khi cô ly hôn và công việc bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19, chi phí điều trị quá sức đối với Melissa, đặc biệt là không có bảo hiểm

"Không có cách chữa trị thực sự cho bệnh lạc nội mạc tử cung, nhưng nếu tôi muốn thoát khỏi cơn đau này thì tôi cần phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung", Melissa nói, giọng run run khi mô tả quy trình cắt bỏ tử cung. "Tệ hơn là tôi cần kiếm đủ 20.000 USD (493 triệu VNĐ) để nộp tiền chi phí phẫu thuật, điều này thật điên rồ"

Không giống như Melissa, Cindy Powers thậm chí còn bị đẩy vào tình thế tán gia bại sản sau 19 ca phẫu thuật khoang bụng để cứu mạng sống của cô

Còn với Lindsey Vance, khoản nợ y tế bắt đầu chồng chất sau khi cô bị ngã trong lúc trượt ván và phải khâu 9 mũi ở cằm

Trong khi đó, ca phẫu phuật tim để điều trị một căn bệnh mắc phải từ khi sinh ra đã khiến cô Misty Castaneda phải trả hóa đơn viện phí lên tới 200.000 USD

Thực tế, đó chỉ là một vài trường hợp trong số ước tính 100 triệu người Mỹ tích lũy khoản nợ y tế lên tới gần 200 tỷ USD. Để so sánh, quỹ Kaiser Family Foundation còn ví con số này lớn gần bằng quy mô của nền kinh tế đất nước Hy Lạp

Theo thông tin từ Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng Mỹ, nợ chi phí y tế đã trở thành nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vụ phá sản cá nhân. Một nghiên cứu khác do Tạp chí Y tế Công cộng Mỹ thực hiện vào năm 2019 cho thấy, khoảng 530.000 người Mỹ rơi vào tình trạng phá sản mỗi năm, một phần do các hóa đơn y tế và thời gian nghỉ làm kéo dài để trị bệnh


Có rất nhiều nguyên nhân khiến một người rơi vào tình cảnh phá sản nhưng có lẽ nguyên nhân ít được ngờ tới nhất chính là do nợ chi phí y tế. Việc điều trị các bệnh cấp tính và ngắn hạn là "thủ phạm" khiến bệnh nhân ở Mỹ phải thanh toán những hóa đơn khổng lồ vượt quá khả năng chi trẻ

Ngoài ra nợ chi phí y tế gây ra không ít khó khăn liên quan tới tài chính, bao gồm việc tăng điểm tín dụng, khiến họ đã túng thiếu lại càng không thể vay mượn thêm

Chỉ có thể tìm cách ra nước ngoài

Trước khi Covid-19 bùng phát, Melissa đã bắt đầu lên kế hoạch và tiết kiệm tiền cho chuyến đi sang Mexico. Ca phẫu thuật tại đây dự kiến có giá 4.000 USD (99 triệu VNĐ), chỉ bằng 1/5 chi phí ở New Jersey. Người bạn thân nhất sẵn sàng chở cô đến đó, hỗ trợ tiền xăng và chỗ ở

Theo một nghiên cứu của Family USA, đại dịch Covid-19 đã đẩy hàng triệu người Mỹ vào tình trạng nghèo đói và tước đi bảo hiểm y tế của hơn 5,4 triệu công nhân Mỹ

Nhiều người như Melissa đã bị suy giảm sức khỏe đáng kể vì trì hoãn các thủ tục y tế. Nỗi sợ hãi về các hóa đơn y tế lớn đã lấn át nỗi sợ lây lan dịch bệnh đối với một số người, khiến số lượng bệnh nhân tìm cách ra nước ngoài điều trị y tế ngày càng tăng


Không chỉ hiện nay mà từ rất lâu rồi, Mỹ là nước có chi phí y tế cao nhất thế giới. Người dân liên tục phàn nàn rằng chữa bệnh ở Mỹ quá đắt

Có ông bố trẻ đã từng đăng lên mạng xã hội hóa đơn đưa vợ đi sinh. Bệnh viện thu 40 USD (khoảng hơn 1 triệu VNĐ) để bà mẹ được bế con ngay khi vừa lọt. Họ gọi khoản này là Skin to Skin (Da kề da)

Càng ngày có càng nhiều các bệnh nhân, các công ty tư vấn du lịch y tế sẵn sàng cung cấp dịch vụ từ A tới Z để dân Mỹ ra nước ngoài chữa bệnh

Ước tính, mỗi năm có khoảng 2 triệu người Mỹ ra nước ngoài chữa bệnh vì thiếu khả năng chi trả cho chính các dịch vụ tương tự trong nước

Theo một số người Mỹ từng ra nước ngoài điều trị bệnh, chừng nào có chính sách bảo hiểm y tế toàn dân logic hơn được áp dụng, nhiều người dân Mỹ vẫn sẽ chọn cách sang nước ngoài chữa bệnh
 
Top