What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn First Solar

LOBBY.VN

Administrator
Tập đoàn First Solar
Khởi công nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời​


- Ngày 22-3, nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời công nghệ màng mỏng của Tập đoàn First Solar (Mỹ) đã khởi công tại Củ Chi, TP.HCM. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Bruce Sohn - chủ tịch First Solar - cho biết quy mô nhà máy sẽ nâng lên 1 tỉ USD, công suất gấp bốn lần hiện nay. Ông Bruce Sohn nói

488205.jpg

Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải xem mô hình pin năng lượng mặt trời tại lễ khởi công​


- Dự án có quy mô giai đoạn một 300 triệu USD, bốn dây chuyền với công suất 250MW, hiện được xem là dự án lớn nhất trong ngành năng lượng tái tạo ở VN. Cùng với ba nhà máy khác, nhà máy tại VN là nhân tố chính giúp First Solar tăng gấp đôi công suất hiện nay, lên 2,9GW vào năm 2012

Quy mô mở rộng nhà máy sẽ tuần tự theo thời gian, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó quan trọng nhất là nhu cầu thị trường toàn cầu. Hiện nay chúng tôi xuất khẩu vào thị trường châu Âu và Mỹ là chính, nhưng thị trường châu Á cũng đang phát triển. Theo nghiên cứu của chúng tôi, nhu cầu mặt hàng này đang tăng và việc sản xuất ở VN sẽ giữ vai trò hết sức quan trọng trong nỗ lực giảm chi phí của chúng tôi. Chúng tôi đã cân nhắc để cuối cùng chọn VN vì có nhiều yếu tố thuận lợi như Chính phủ hỗ trợ, lực lượng lao động dồi dào, có chất lượng, chi phí đầu tư thấp hơn nơi khác...

488206.jpg

Ông Bruce Sohn​

* Một số công ty nước ngoài khi vào Việt Nam cũng tuyên bố sử dụng công nghệ hiện đại, bảo vệ môi trường nghiêm ngặt theo chuẩn quốc tế..., nhưng người dân vẫn hứng chịu cảnh môi trường bị hủy hoại. First Solar sẽ cam kết gì ?

- Ở bất kỳ chỗ nào First Solar đặt nhà máy, từ Mỹ, Đức hay Malaysia, chúng tôi đều nỗ lực có trách nhiệm với cộng đồng, chúng tôi là công dân tốt và nghiêm túc trong việc bảo vệ môi trường. Sản phẩm của chúng tôi làm ra là để bảo vệ môi trường nên chúng tôi rất tôn trọng những nguyên tắc bảo vệ môi trường

Nhưng có lẽ cách tốt nhất là hãy đến chứng kiến những gì chúng tôi làm. Chúng tôi không xả thải chất độc hại ra môi trường, tuân thủ quy trình nghiêm khắc về xử lý nước thải. Đặc biệt, chúng tôi lập một quỹ riêng dành cho việc tái chế, tái sinh. Sản phẩm của chúng tôi được bảo hành 25-30 năm

Tiêu chuẩn xây dựng nhà máy tại VN cũng là tiêu chuẩn chúng tôi xây nhà máy ở Mỹ, Đức hay Malaysia

* Được biết, trong giấy phép First Solar có hoạt động tái chế. Vậy các ông có nhập đồ cũ về đây tái chế? Tỉ lệ này như thế nào trong cơ cấu sản xuất của nhà máy ?

- Đúng là chúng tôi có hoạt động sản xuất sản phẩm mới và cả tái chế những sản phẩm hư hỏng. Tuy nhiên, trong những năm đầu tiên này nhà máy ở VN không làm về tái chế mà chỉ sản xuất. Việc tái chế được chúng tôi thực hiện theo vùng. Ví dụ ở châu Âu thì tái chế phục vụ thị trường châu Âu. Còn tại VN chúng tôi không nhập sản phẩm cũ về tái chế mà chỉ tái chế những sản phẩm đã sản xuất tại đây. Tuy nhiên sản phẩm của chúng tôi dùng đến 25-30 năm nên còn lâu mới tái chế ở VN

* Thưa ông, trong lễ khởi công, một nông dân đã nói lên nguyện vọng là First Solar thu nhận con em của họ làm công nhân trong nhà máy. Tập đoàn của ông có kế hoạch nào để chuyển những nông dân này thành công nhân công nghệ cao ?

- Đúng là ngành sản xuất của chúng tôi rất đặc thù nên công nhân phải được đào tạo kỹ về kỹ thuật, kỹ năng. Chúng tôi có chương trình đào tạo bài bản. Trong đó có việc đưa kỹ sư và chuyên viên kỹ thuật sang Malaysia đào tạo trực tiếp ngay trên dây chuyền sản xuất

Chúng tôi sẽ cố gắng tuyển dụng được càng nhiều người địa phương càng tốt

Về nhân lực, trước khi quyết định mở nhà máy chúng tôi đã được tư vấn rằng lực lượng lao động ở đây trẻ, dồi dào và chất lượng. Các trường đại học mỗi năm cung cấp hàng nghìn sinh viên chất lượng ra trường nên chúng tôi yên tâm

* Từ kinh nghiệm làm việc ở các nước khác, mất bao lâu để công ty địa phương trở thành nhà cung cấp cho First Solar ?

- Lúc chúng tôi mới xây nhà máy ở Đức hay Malaysia, nguồn cung cấp địa phương rất nhỏ nhưng nay đã lên đến 40% và chúng tôi có một chương trình để tăng nguồn cung ứng địa phương. Cũng khó nói, nhưng tôi nghĩ phải mất 2-3 năm để làm cuộc chuyển đổi này

Hiện chúng tôi đã làm việc với một số công ty ở VN để bàn về kế hoạch phát triển và cung ứng nguồn nguyên liệu tại chỗ

Công nghệ tấm pin màng mỏng là gì ?

Các tấm pin mặt trời được sản xuất bằng cách đặt các lớp vật liệu bán dẫn mỏng lên những bề mặt khác nhau, thường là thủy tinh. Thuật ngữ phim mỏng nói về số lượng vật liệu bán dẫn được sử dụng. Chúng được lát dưới hình thức một tấm phim mỏng trên một bề mặt thủy tinh. Công nghệ này giúp giá thành sản xuất thấp. Các loại phim mỏng được dùng là chất cadmium telluride, silicon vô định hình, chất bán dẫn tổng hợp CIGS. Giá thành hiện nay là 75 xu Mỹ/watt (đã giảm 50% trong vòng ba năm qua), một tấm pin màng mỏng khoảng 85W

Tấm pin năng lượng mặt trời màng mỏng hiện chiếm 20% thị phần toàn cầu, 80% còn lại dùng tấm silicon, nhưng xu hướng dùng công nghệ màng mỏng đang tăng lên

Bruce Sohn
 
Đề nghị cấp giấy chứng nhận công nghệ cao cho tập đoàn First Solar​

firstsolarw450.jpg

- UBND TPHCM sẽ trình Bộ Khoa học Công nghệ cấp Giấy chứng nhận Công nghệ cao cho tập đoàn First Solar như đã cam kết

Chiều 22/08, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Mạnh Hà đã chủ trì cuộc họp về tình hình triển khai hạ tầng dự án Khu công nghiệp Đông Nam

Phó Chủ tịch Lê Mạnh Hà đã giao Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với công ty Sài Gòn VRG tham mưu cho UBND TP trình Bộ Khoa học Công nghệ cấp Giấy chứng nhận Công nghệ cao cho tập đoàn First Solar như đã cam kết

Trước đó, TPHCM đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn First Solar (Hoa Kỳ) về Dự án Nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời với công nghệ màng mỏng tại Khu công nghiệp Đông Nam, Củ Chi

Đây là dự án có vốn đầu tư nước ngoài quy mô lớn nhất, thuộc lĩnh vực công nghệ cao đầu tư vào TP trong năm 2010. Với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD, nhà máy bắt đầu tiến hành xây dựng vào ngày 24/1 và dự kiến khoảng giữa năm 2012 sẽ chính thức đi vào hoạt động

Khu công nghiệp Đông Nam và Khu dân cư phục vụ Khu công nghiệp tại xã Bình Mỹ và xã Hòa Phú, huyện Củ Chi là dự án được UBND TP phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 với quy mô trên 338 ha

Dự án hiện đã có 6 nhà đầu tư, trong đó có 3 đã cấp Giấy chứng nhận (có 2 doanh nghiệp vệ tinh của First Solar) và có nhiều nhà đầu tư khác đang trong giai đoạn thương thảo
 
Mỹ chật vật, Trung Quốc hưởng lợi​

10278_nang-luong-2.jpg

Khi phân tích đâu là lợi thế khiến các công ty Trung Quốc liên tục lớn mạnh trong thời gian qua, câu trả lời là sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ​

Hiện Mỹ chỉ còn 2 công ty năng lượng mặt trời có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc. Đó là First Solar và SunPower

Việc có đến 3 công ty năng lượng mặt trời của Mỹ phá sản trong tháng qua càng khiến vị thế của Trung Quốc trên thị trường năng lượng mặt trời thế giới thêm vững mạnh. Quốc gia này không chỉ chiếm đến 60% công suất sản xuất toàn cầu mà còn có chi phí sản xuất loại năng lượng sạch cũng ngày một giảm nhanh chóng

Trung Quốc tăng trưởng cao

Một số công ty sản xuất năng lượng mặt trời của Mỹ, Nhật và châu Âu vẫn có lợi thế về mặt công nghệ so với các đối thủ Trung Quốc, nhưng họ lại hoàn toàn chào thua ở khía cạnh chi phí

Những khoản vay với lãi suất rất thấp từ các ngân hàng của nhà nước, giá thuê đất rẻ, hoặc thậm chí là miễn phí ở các tỉnh, sản xuất theo quy mô lớn, đã đưa Trung Quốc, từ vị trí “thấp cổ bé họng” trên thị trường năng lượng mặt trời chỉ vài năm trước đây, trở thành một cường quốc về loại năng lượng sạch này

“Ngày nay, thị trường lấy giá bán của những công ty năng lượng mặt trời hàng đầu Trung Quốc làm chuẩn”, ông Shayle Kann, phụ trách nghiên cứu thị trường năng lượng mặt trời của hãng GTM Research (Mỹ), cho biết

Kết thúc quý II/2011, 3 công ty năng lượng mặt trời lớn nhất Trung Quốc là Suntech Power, Yingli Green Energy và Trina Solar đều công bố mức tăng trưởng doanh số ấn tượng, 33 - 63% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Yingli và Trina có lãi trong quý II còn Suntech lại thua lỗ do trục trặc một hợp đồng mua dài hạn các wafer, linh kiện quan trọng phục vụ quá trình sản xuất năng lượng mặt trời. Để khắc phục, Suntech đang hướng đến việc tự sản xuất các wafer này

Giá cổ phiếu của các công ty năng lượng mặt trời Trung Quốc, bất kể lớn nhỏ, đều tăng vọt trong 2 tuần qua trên sàn chứng khoán New York và Hồng Kông, sau khi các nhà đầu tư đón nhận kết quả tăng trưởng mạnh mẽ trong quý II của các công ty này và do triển vọng cạnh tranh yếu ớt từ các đối thủ phương Tây. Trong khi nhiều công ty năng lượng mặt trời ở Mỹ phá sản, thì Đức, một cường quốc trong lĩnh vực này, cũng đang gặp khó khăn. Nhiều công ty năng lượng mặt trời của Đức đã liên tục sa thải nhân công và hoạt động ì ạch trong thời gian vừa qua

Trong khi đó, tháng 8.2011, Solyndra (California), Evergreen Solar (Massachusetts) và SpectraWatt (New York) là 3 công ty Mỹ chính thức nộp đơn xin phá sản. Một công ty khác là BP Solar cũng đã tạm ngưng hoạt động từ quý I năm nay

Theo hãng GTM Research, 3 công ty phá sản đó chiếm đến 20% công suất sản xuất panel năng lượng mặt trời của Mỹ

Solyndra và Evergreen đã theo đuổi những công nghệ mới lạ với lợi thế cạnh tranh dựa vào việc sử dụng ít polysilicon, nguyên liệu chính để sản xuất panel năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, điều họ cho là lợi thế cạnh tranh nay không còn đúng nữa bởi giá polysilicon đã giảm hơn 80% trong 3 năm trở lại đây do cung đã bắt kịp cầu

Hiện nay, Mỹ chỉ còn 2 công ty có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc. Thứ nhất là First Solar, công ty sản xuất năng lượng mặt trời lớn nhất nước Mỹ, sở hữu công nghệ đặc biệt và nhà máy sản xuất lớn nhất thế giới đặt tại Malaysia. Thứ hai là SunPower, tuy có quy mô nhỏ hơn nhưng là công ty dẫn đầu ngành về hiệu suất chuẩn hóa ánh sáng mặt trời thành điện năng. Nhờ các lợi thế trên nên 2 công ty này có thể tự tin bán sản phẩm với giá cao hơn giá của các đối thủ Trung Quốc

Giải mã lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc

Khi phân tích đâu là lợi thế khiến các công ty Trung Quốc liên tục lớn mạnh trong thời gian vừa qua, câu trả lời là sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ

“Không bất ngờ khi các công ty năng lượng tái tạo của Mỹ phải chịu áp lực cạnh tranh từ Trung Quốc,” ông David B. Sandalow, Thứ trưởng phụ trách các vấn đề chính sách và quan hệ quốc tế của Bộ Năng lượng Mỹ, cho biết. “Chính nguồn vốn rẻ, chứ không phải nhân công rẻ, mới là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của các công ty Trung Quốc”

Ông K. K. Chan, Giám đốc Điều hành Nature Elements Capital, công ty chuyên đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch có trụ sở tại Bắc Kinh, cho rằng lợi thế chi phí thấp không phải do nguồn nhân công giá rẻ. Bởi lĩnh vực sản xuất panel năng lượng mặt trời công nghệ cao không cần nhiều lao động. Theo ông, quyền sử dụng đất miễn phí hoặc được chính phủ trợ cấp, các khoản miễn giảm thuế và nhiều hình thức hỗ trợ khác mới là những yếu tố cốt lõi mang lại lợi thế cạnh tranh cho các công ty Trung Quốc

Những hệ lụy liên quan đến thương mại tự do và công bằng

Mỹ và Liên minh châu Âu đều đang cố gắng nâng cao nhu cầu sử dụng năng lượng mặt trời bằng cách trợ cấp cho các công ty mua panel năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, khoản trợ cấp này đang được các công ty ở Mỹ và châu Âu sử dụng để mua panel từ Trung Quốc

Chính sách trợ cấp của Chính phủ Trung Quốc dường như hiệu quả hơn khi các công ty nước này xuất khẩu được 95% lượng panel họ sản xuất. Tuy nhiên, chính sách này cũng gặp không ít khó khăn liên quan đến tài trợ xuất khẩu và cam kết tự do thương mại

Vừa qua, Nghiệp đoàn Công nhân Sản xuất Thép của Mỹ đã kiến nghị Chính phủ Obama điều tra các khoản trợ cấp cũng như những chính sách hỗ trợ khác dành cho lĩnh vực năng lượng sạch của Trung Quốc và đưa vụ việc này ra trước Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Theo kết quả điều tra, Chính phủ Trung Quốc đã chi 2 khoản tài trợ trị giá 6,7 triệu USD và 22,5 triệu USD cho những công ty sản xuất turbin gió nào thỏa thuận không nhập khẩu nguyên liệu sản xuất

Phía Trung Quốc đã đồng ý ngừng việc trợ cấp này. Dĩ nhiên, Trung Quốc đã vui vẻ thực hiện điều đó. Bởi lẽ sau hơn 5 năm, ngành sản xuất turbin gió của Trung Quốc đã ở quy mô lớn nhất thế giới với nhiều công ty lớn có sức cạnh tranh rất cao

Bà Nkenge L. Harmon, phát ngôn viên của Văn phòng Đại diện Thương mại Chính phủ Mỹ, cho biết cơ quan này sẽ tiếp tục điều tra xem những chính sách khác về năng lượng sạch của Trung Quốc có vi phạm quy định WTO hay không

Chi phí sản xuất panel năng lượng mặt trời đã giảm 30 - 42% cho mỗi kilowatt giờ chỉ trong năm qua nhờ các nhà sản xuất nâng cao công suất, đặc biệt là các công ty Trung Quốc. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất điện năng từ năng lượng mặt trời cũng ngang ngửa với chi phí sản xuất từ khí thiên nhiên tại một số bang ở Mỹ. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho ngành năng lượng sạch này. Tuy vậy, các vấn đề về chính sách trợ cấp của Chính phủ Trung Quốc cũng cần phải được giải quyết triệt để nhằm mang lại sự cạnh tranh công bằng và sự phát triển bền vững cho lĩnh vực này
 
Tạm hoãn khai thác nhà máy First Solar Việt Nam

Tập đoàn First Solar tạm hoãn việc khai thác nhà máy tại Việt Nam do sự mất cân bằng cung-cầu về năng lượng Mặt Trời trên toàn cầu

Ngày 4/11, First Solar, Inc.(NASDAQ: FSLR) công bố Tập đoàn này sẽ tạm hoãn việc khai thác nhà máy tại ViệtNam trong thời gian chờ đợi lượng cung-cầu trên thế giới được thúc đẩy, đủ để hỗtrợ phần công suất mà nhà máy này tạo ra

Ông Tymen DeJong, Phó Chủ tịch cấp cao bộ phận Sản xuất của First Solar cho biết: “Do sự mất cân bằng cung-cầu về năng lượng Mặt Trời trên thị trường toàn cầu, chúng tôi rất tiếc phải thông báo rằng nhà máy First Solar tại khu công nghiệp Đông Nam sẽ tạm hoãn việc sản xuất chođến khi nhu cầu thị trường cần thêm nguồn cung từ nhà máy này"

First Solar sẽ hoàn thiện công trình xây dựng nhà máy, nhưng sẽ tạm hoãn tuyển dụng mới và nhậpkhẩu thiết bị cho đến khi dự án được tái khởi động

First Solar Việt Nam là nhà máy sản xuất module năng lượng Mặt Trời - được khởi công xây dựng vào tháng 3/2011 tại khu công nghiệp Đông Nam huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, tổng vốn đầu tư giai đoạn đầu là 300 triệu USD, với khoảng 2.000 công nhân xây dựng

First Solar sẽ tiến hành cácthủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật Việt Nam để thi hành việc tạm hoãn dự án vào thời điểm thích hợp
 
Rời bỏ Việt Nam​

First Solar, một trong những nhà sản xuất mô đun năng lượng mặt trời hàng đầu thế giới, được cấp giấy phép đầu tư lên đến 1 tỉ USD để xây dựng nhà máy tại VN. First Solar đã khởi công nhà máy ở khu công nghiệp Đông Nam (TP.HCM) với số vốn 300 triệu USD giai đoạn I, dự kiến đưa vào hoạt động vào nửa sau năm 2012

Tuy nhiên, ngành công nghiệp sản xuất mô đun năng lượng mặt trời trên thế giới rơi vào tình trạng thừa cung thiếu cầu và sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Trung Quốc khiến First Solar tuyên bố tạm dừng khai thác nhà máy ở VN vào tháng 11 năm ngoái

Ngoài nguyên nhân này, thì nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, First Solar rút khỏi VN còn có nguyên nhân từ các chính sách phát triển năng lượng sạch của VN chưa phù hợp khiến nhà đầu tư (NĐT) gặp khó và thị trường năng lượng ở VN vẫn quá độc quyền

Hồi cuối năm 2011, dự án Công viên phần mềm Thủ Thiêm, liên doanh giữa Công ty CP công nghệ viễn thông Sài Gòn (SGT) với một công ty thành viên Tập đoàn Teco, Đài Loan, tuyên bố chuyển dự án đến Thanh Đảo (Trung Quốc)

Dự án được UBND TP.HCM cấp giấy phép vào năm 2008, bao gồm các hạng mục như sản xuất, phát triển kinh doanh và gia công xuất khẩu phần mềm, thiết kế vi mạch, thiết kế chip...

vốn đăng ký 1,2 tỉ USD, trên diện tích gần 16 ha. Theo chủ đầu tư, ở Thanh Đảo họ được ưu đãi giao đất miễn phí, có sẵn cơ sở hạ tầng. Cho tới nay, phần đất mà Teco dự định triển khai ở Thủ Thiêm vẫn còn trống chờ NĐT khác thay thế. Nhưng với tình hình kinh tế thế giới hiện nay, một NĐT đủ tầm thế chỗ cho dự án là điều bất khả thi

Trước đó, năm 2010, Công ty Ford Motor (Mỹ) quyết định chọn Thái Lan để xây dựng nhà máy sản xuất ô tô 450 triệu USD mà không phải VN. Có nhiều nguyên nhân khiến hãng ô tô này đến Thái Lan, trong đó có những trở ngại tồn tại nhiều năm qua nhưng không được cải thiện là công nghiệp phụ trợ ở VN kém phát triển, chính sách ưu đãi đầu tư của Thái Lan tốt hơn VN, cơ sở hạ tầng của Thái Lan đảm bảo…

Theo kế hoạch, Ford sẽ tiếp tục đầu tư mới 3 nhà máy có tổng vốn hơn 1 tỉ USD ở Thái Lan trong thời gian tới. Tại VN, Ford từng đầu tư một nhà máy quy mô trung bình

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, bất kể dự án công nghệ cao nào nếu không triển khai thành công ở VN cũng là “đáng tiếc”, cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư. Nên bằng mọi cách phải giảm thiểu tình trạng NĐT tháo chạy khỏi VN. Trách nhiệm để NĐT rút lui phụ thuộc rất lớn vào cơ quan quản lý, chứ không thể đổ hết lỗi lên NĐT thiếu năng lực

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cảnh báo, lạm phát tăng giảm thất thường và những chính sách kinh tế thay đổi liên tục đã khiến NĐT nản lòng. Bất kể DN đầu tư vào một nước nào đó cũng tính toán thu hồi vốn nhanh

Nhưng ở VN, thực tế là việc triển khai tiến độ dự án khá chậm do kẹt vấn đề giải phóng mặt bằng, giao đất. Kéo dài thời gian 1 - 2 năm có thể khiến NĐT thay đổi toàn bộ chiến lược kinh doanh ban đầu, vì thị trường liên tục chuyển đổi. Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông dường như ngày càng tệ hơn, chất lượng lao động không được cải thiện…

Khi những trông đợi vào VN không được đáp ứng, thì chuyện NĐT rút dự án là bình thường. Trong khi đó, có nhiều nước nổi lên với những điểm cạnh tranh hơn VN về giá nhân công rẻ, năng suất lao động cao, nguồn tài nguyên thiên nhiên còn phong phú, giá cả thị trường thấp

Hiện tượng rút khỏi VN của những dự án công nghệ cao, sản xuất xanh cho thấy, VN chưa thể là nơi lý tưởng để hấp thụ tốt những dự án này

Điều đó có thể khiến các NĐT khác chùn chân. Qua đó cũng phản ánh thực tế đầu tư ở VN khó hơn nhiều những lời kêu gọi trải thảm đỏ trong các chiến dịch thu hút FDI của VN. Trước đây, Total rút khỏi dự án lọc dầu, loay hoay 10 năm sau VN mới có thể tìm được NĐT khác thay thế

Nếu Total làm được dự án lọc dầu thì sẽ kéo theo nhiều những NĐT khác vào VN. Như vậy, VN đã mất đi nhiều chi phí cơ hội cho những dự án rút lui

Tâm - Vân
 
Top