What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn Viettel

LOBBY.VN

Administrator
Viettel đầu tư vào Mozambique

- Quốc gia đông nam châu Phi, Mozambique, đã đồng ý cấp phép cho công ty viễn thông Viettel của Việt Nam khai thác thị trường di động nước này, theo tuyên bố hôm 8.11 của ông Isidore Pedro da Silva, chủ tịch viện Viễn thông quốc gia Mozambique

Movitel, một đơn vị của Viettel liên doanh với một nhóm nhà đầu tư Mozambique, đã vượt qua hai công ty khác, trúng gói thầu với giá đưa ra là 29 triệu USD

Hai công ty tham gia thầu khác gồm TMM, một đơn vị của Telecom Bồ Đào Nha và UNI-Telecom, liên doanh giữa Unitel SA (Angola) và Energy Capital SA (Mozambique)

Ông Da Silva nói rằng yếu tố thắng thầu dựa trên khả năng về công nghệ, không phải là giá tiền. Unitel đề nghị 33 triệu USD trong khi Telecom Bồ Đào Nha đề nghị 25 triệu USD. Ban đầu, có 22 đơn vị tham gia đấu thầu

Theo số liệu từ các nhà phân tích của Thế giới di động (Mobile World), tình đến tháng 6.2010, Mozambique có 6,77 triệu thuê bao ĐTDĐ. Với giấy phép trên, Movitel sẽ vào thị trường đang được Mozambique Cellular - hay còn gọi là mCel - và Vodacom Mozambique khai thác

Trong vòng 5 năm tới, Movitel dự tính đầu tư hơn 400 triệu USD tại Mozambique và cam kết cung cấp dịch vụ cho khoảng 85% dân số nước này
 
Last edited:
Viettel đầu tư 270 tỷ đồng vào Hoà Lạc

Dự kiến Nhà máy sẽ hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động trong quý III/2011

Theo Thông tin từ Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, mới đây, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã có buổi làm việc với lãnh đạo Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hoà Lạc về Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất thẻ thông minh

Nhà máy này của Viettel có tổng vốn đầu tư dự kiến trên 270 tỷ đồng với quy mô khoảng 3ha. Nhà máy sẽ sản xuất các loại SIM dùng trong lĩnh vực viễn thông; các loại thẻ thông minh dành cho việc xác thực; các sản phẩm phần mềm dùng cho SIM viễn thông-thẻ thông minh; các giải pháp tích hợp công nghệ thông minh-điều khiển tự động, điều khiển xe, nhà tự động, nhà thông minh, quảng cáo, chìa khoá thông minh...

Ngoài dự án của Viettel, hiện cũng có khá nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông của Việt Nam cũng có ý định đầu tư vào Khu công nghệ cao Hoà Lạc

Dự án xây dựng Trung tâm sản xuất nội dung số của Công ty Cổ phần Công nghệ Tinh Vân. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 380 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 6 năm 2013

Dự án xây dựng trung tâm nghiên cứu phát triển phần mềm của Công ty Cổ phần công nghệ NCS với tổng vốn đầu tư khoảng 20 triệu USD
 
Last edited:
Viettel thắng thầu giấy phép viễn thông tại Peru

Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa công bố thắng thầu giấy phép viễn thông thứ tư tại Peru

Cùng tham gia đấu thấu giấy phép viễn thông thứ tư tại Peru còn có Wynner Systems, công ty con ở Peru của Mera Networks (Nga); Americatel thuộc Entel (Chile) và Hits Telecom Holding Company (Brazil)

Viettel được các cơ quan quản lý Peru lựa chọn thắng thầu vì đã đặt mục tiêu cung cấp Internet miễn phí tới 4.025 trường học trong vòng 10 năm, so với yêu cầu của họ đề ra tối thiểu là 1.350 trường. Trong khi đó, cam kết của các nhà thấu còn lại dừng ở con số 1.601 và 2.011 cơ sở giáo dục. Viettel cũng dự kiến sẽ đầu tư khoảng 400 triệu USD trong vòng 10 năm để xây dựng hạ tầng mạng lưới và và tổ chức kinh doanh viễn thông tại Peru

Với giấy phép này, Peru trở thành thị trường nước ngoài thứ 5 của Viettel. So với các thị trường mà Viettel đã đầu tư, gồm Campuchia, Lào, Haitti và Mozambique thì Peru là quốc gia đang phát triển với dân số đông - khoảng 30 triệu người. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người ở Peru là 5.196 USD, gấp 1,16 thu nhập đầu người của Việt Nam, 795 Campuchia và 885 của Lào

Hiện ở Peru đã có 3 nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thông là Claro, thuộc sở hữu của America Movil SAB (Mexico); MoviStar thuộc Telefonica (Tây Ban Nha) và Nextel, công ty con của NII Holdings Inc., (Mỹ)
 
Last edited:
Không nằm trong top 3 thì chết…

- Bước sang năm 2011- năm đầu tiên của thập kỷ mới, Viettel đặt mục tiêu tăng trưởng 19%, tương đương với doanh thu đạt trên 109 ngàn tỷ đồng, tiếp tục lắp đặt và phát sóng mới gần 10.000 trạm 2G và 3G tại Việt Nam và trên 4.000 trạm tại các thị trường nước ngoài

Viettelcũng xúc tiến đầu tư vào các nước có tiềm năng tại Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh với khoảng 100 triệu dân; tiếp tục nghiên cứu và sản xuất các thiết bị viễn thông…

Viettel đã trở thành doanh nghiệp viễn thông đầu tiên phủ sóng 3G ở cả Đông Dương với trên 18.000 trạm 3G tại 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Lợi thế hạ tầng của một nhà mạng đầu tư đa quốc gia nên Viettel dành cho khách hàng nhiều ưu đãi khi thực hiện chuyển vùng tại những quốc gia mà Viettel đầu tư

Với 4 thị trường nước ngoài Campuchia, Lào,Haiti và Mozambique, Viettel đã có thêm khoảng 60 triệu dân. Cũng như thị trường trong nước, tuy tham gia muộn nhưng Viettel đã đứng thứ nhất về hạ tầng và thuê bao tại Campuchia, tại Lào đứng đầu về hạ tầng mạng lưới. Doanh thu năm 2010 tại thị trường Campuchia đạt 161 triệu USSD, tăng 2,8 lần so với năm 2009. Tại thị trường Lào đạt gần 61 triệu USD, tăng 4,5 lần. Thương hiệu Metfone đã được trao Giải thưởng Nhà cung cấp dịch vụ triển vọng nhất của năm do Frost & Sullivan bình chọn và trao giải

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết, hai lĩnh vực chính mà Viettel lựa chọn để đầu tư ra nước ngoài là dịch vụ viễn thông di động và Internet băng thông rộng, bởi đây là hai lĩnh vực đang phát triển nhanh, có nhu cầu rất lớn, và cũng là thế mạnh của Viettel.

Phải khẳng định, trong lĩnh vực viễn thông, người ta (các công ty nước ngoài) đã đầu tư được hơn 20 chục năm rồi, Viettel bây giờ mới bắt đầu đi và mới có điều kiện để đi, nên những nơi dễ không còn nữa, mà chỉ còn những nơi khó thôi

Gặp khó khăn, một là thôi không làm nữa, để tránh bị rủi ro, hoặc thứ hai, trong khó khăn lại có cơ hội, vì khó khăn thì sẽ ít người cạnh tranh. Mặt khác, khó khăn cũng khiến mình phải có những giải pháp mới, ý tưởng, sáng tạo mới, làm cho tổ chức, bộ máy của mình trưởng thành và có kinh nghiệm hơn

Ông Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ, Viettel vốn dĩ đi ra từ khó khăn, ngày đầu trong tay có nguồn lực rất ít, tiền ít, lại ở một nước có tới 7 công ty viễn thông di động, nhưng chính trong môi trường cạnh tranh như vậy nên Viettel cũng đã học được nhiều, như cách làm, chính sách, chiến lược và có thể áp dụng được vào những nước nghèo, thu nhập chưa cao, cạnh tranh khốc liệt

Viettel đầu tư sang Lào, Campuchia, cũng là những nước nghèo và cạnh tranh khốc liệt. Ở Campuchia có trên 10 công ty cạnh tranh nhau đã hơn chục năm rồi. Ở Lào thì đất rộng nhưng người ít, thu nhập đầu người không cao, nhiều công ty muốn bỏ thị trường đi nhưng Viettel nhìn thấy cơ hội và đầu tư vào

Phải khẳng định là những nơi dễ thì đã không còn nữa. Trên thế giới có hàng nghìn các công ty lớn về viễn thông, hàng trăm công ty mang tiền đi đầu tư ở nước ngoài, họ đã đến hết những nước thuận lợi rồi. Những nước còn lại, họ nhìn thấy chỉ còn là những rủi ro, trong đó có rủi ro về bất ổn chính trị...

Tuy nhiên, dù những đất nước đó có chính trị không ổn định,nội chiến, thiên tai, nhưng dịch vụ viễn thông thì vẫn là thiết yếu, nó như là cơm là gạo, vì thế chính phủ nào cũng cần, cần ở mọi nơi mọi lúc. Mặt khác, viễn thông còn là hạ tầng cơ sở, liên quan tới nhiều lĩnh vực khác như giáo dục đào tạo, xây dựng, kinh tế…

Bất kỳ lịch sử của dân tộc, đất nước nào, sau thời loạn là đến thời bình, nếu mình có niềm tin đó thì đi, vấn đề là ở cách nhìn của mình thôi

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, trong ngành viễn thông có một “luật” gọi là “luật số ba”

Một đất nước dù đang cấp rất nhiều giấy phép về viễn thông hoặc đang có khá nhiều công ty viễn thông cùng hoạt động, thì thường chỉ có ba công ty lớn, đứng đầu, chiếm trên 90% hoặc 95% tổng thị trường đó

Vì thế những công ty đứng thứ tư, năm hay sáu thường là những công ty rất nhỏ và khó tồn tại được trong dài hạn

Đi ra nước ngoài, muốn có lãi và tồn tại lâu dài, thì Viettel bắt buộc phải đặt mục tiêu là đứng ở top 3. Như ở Campuchia, hiện quy mô mạng lưới, dung lượng, vùng phủ sóng của Viettel là đứng thứ nhất; thuê bao thì đứng thứ hai; ở Lào mạng lưới cũng đứng thứ nhất, thuê bao đứng thứ 3

Ông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, thứ nhất tầm nhìn chiến lược của Viettel là tầm nhìn dài hơn và nhìn khác người khác. Thứ hai là chiến lược cạnh tranh khác biệt. Thứ ba là giá thành tốt. Thứ tư là làm quyết liệt với phong cách người lính, vì không nằm trong top 3 thì chết, phía sau là dòng sông rồi không có đường thoát nữa
 
Last edited:
Viettel đầu tư ra nước ngoài “Kỹ thuật đi trước”

Có lẽ Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là cái tên tiêu biểu nhất trong năm 2010 trong chuyện đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, khi đổ tiền của đến nhiều nước trên thế giới để xây dựng hạ tầng, phát triển mạng lưới viễn thông

Đến cuối năm 2010, mạng Viettel ở Campuchia và Lào đã cho thấy những kết quả khả quan sau một năm kể từ ngày chính thức khai trương. Các dự án tại thị trường Haiti và Mozambique cũng đang được khẩn trương chuẩn bị để có thể cung cấp dịch vụ trong năm 2011. Mới đây nhất, Viettel cũng đã thắng thầu giấy phép viễn thông ở Peru

Hiện tại, mạng Metfone, thương hiệu của Viettel ở Campuchia, vẫn giữ vững vị trí mạng dẫn đầu với hạ tầng mạng lưới rộng quy mô lớn nhất. Chỉ sau hơn một năm kể từ khi khai trương, Metfone đã lắp đặt phát sóng hơn 4.000 trạm và 15.000 km cáp quang, cung cấp dịch vụ viễn thông đến cho hơn 3,7 triệu thuê bao các loại trên toàn quốc. Tốc độ phát triển này tương đương với Viettel ở Việt Nam sau hơn hai năm triển khai kinh doanh. Còn ở Lào, với thương hiệu Unitel, công ty liên doanh của Viettel với đối tác Lào cũng đứng đầu về mạng lưới ngay khi khai trương vào tháng 10/2009, và vươn lên đứng thứ hai về thuê bao trong năm 2010

Thị trường Haiti cũng đã có những tín hiệu phản hồi tích cực sau khi Natcom, liên doanh của Viettel tại Haiti bắt đầu khôi phục lại việc cung cấp điện thoại cố định sau thảm hoạ động đất. Theo đánh giá chung, người dân Haiti đang mong đợi sự chuyển biến lớn về chất lượng dịch vụ viễn thông tại đất nước này, với việc Natcom đầu tư xây dựng hạ tầng cáp viễn thông, một điều mà chưa nhà cung cấp nào từng làm ở Haiti. Do vậy, mặc dù gặp nhiều khó khăn từ nạn dịch tả và hiện tại là tình hình bất ổn trong giai đoạn bầu cử nhưng Natcom vẫn bắt đầu cung cấp dịch vụ Internet băng rộng trong tháng 12/2010 và kế hoạch xây dựng mạng lưới vẫn được đảm bảo để có thể khai trương dịch vụ di động vào giữa năm 2011

"Chiến lược đầu tư theo hướng “kỹ thuật đi trước, kinh doanh theo sau” của Viettel được xuất phát từ quan điểm kinh doanh viễn thông là kinh doanh hạ tầng", ông Nguyễn Đức Quang, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel, một trong những người trực tiếp đi đàm phán đầu tư ra nước ngoài của Viettel, trò chuyện với VnEconomy về những "bí quyết" khi doanh nghiệp này vác chuông đi đánh xứ người

Nhà đầu tư “nghèo” nhất

Một năm thực hiện những bước đi dồn dập trong việc đầu tư ra nước ngoài, có vẻ như Viettel không gặp nhiều khó khăn thì phải ?

Có nhiều chứ. Ngay khi bước chân ra nước ngoài, Viettel đã gặp nhiều khó khăn vì hệ thống pháp luật, tài chính và quản lý của Việt Nam chưa sẵn sàng cho việc doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài

Khó khăn lớn hơn là so với các tập đoàn quốc tế khác thì Viettel đã muộn hơn họ từ 10- 20 năm, và còn rất non trẻ về cả tiềm lực kinh tế lẫn kinh nghiệm; khó khăn về rào cản về ngôn ngữ, văn hoá; khó khăn trong việc xin được giấy phép viễn thông, cạnh tranh mạnh tại thị trường đầu tư, xu hướng doanh thu đang giảm nhanh...

Nhiều khó khăn vậy, sao Viettel vẫn dồn lực mở rộng đầu tư ra ngoài lãnh thổ? Phải chăng tiềm năng lợi nhuận mà các ông nhìn thấy còn lớn hơn rất nhiều ?

Chúng tôi xác định đầu tư ra nước ngoài là chiến lược mà Viettel cần phải làm

Vì, khi nhìn vào dòng chảy chính của ngành viễn thông hiện nay, có thể thấy nổi bật nhất là xu hướng kết hợp và sáp nhập. Hiện thế giới có khoảng 700 nhà mạng, nhưng được dự báo là trong vòng vài năm tới con số trên sẽ chỉ còn hai chữ số. Do vậy sẽ có khoảng 600 nhà mạng dần biến mất vì không còn thị phần, không còn thuê bao. Bản chất doanh thu của nhà mạng đến từ số lượng thuê bao thực. Những xu thế này trực tiếp liên quan đến Viettel, vì nếu không đầu tư nước ngoài, không mở rộng thị trường thì sẽ khó có thể tiếp tục thành công như ở Việt Nam. Nếu Viettel không lớn mạnh, không có một lượng thuê bao lớn thì sẽ nằm trong số 600 nhà mạng đó

Khi nhìn ra các nước xung quanh, có những nơi Viettel định đầu tư thì cước gọi của các đối thủ cao nhất là 3 cent/phút và thấp nhất là 1 cent/phút. Mà Viettel còn phải cạnh tranh với sáu nhà mạng khác nên sẽ phải cung cấp dịch vụ với giá từ 1-2 cent/phút. Trong khi hiện ở Việt Nam, Viettel đang bán trên thị trường với giá bình quân khoảng 8 cent/phút. Do vậy, nếu không đạt được một lượng khách hàng đủ lớn thì chắc chắn đầu tư sẽ bị lỗ. Những xu thế này trực tiếp liên quan đến Viettel, vì nếu không đầu tư nước ngoài, không mở rộng thị trường thì sẽ khó có thể tiếp tục thành công như ở Việt Nam

Với chúng tôi, khó khăn chính là cơ hội để trưởng thành. Chúng tôi xác định là phải chấp nhận, vì khó khăn thì mới đến lượt mình. Tất nhiên, khi đưa ra quyết định đầu tư tại một thị trường, Viettel đưa ra định hướng rõ ràng, tạo thành chiến lược đầu tư. Việc lựa chọn thị trường để đầu tư được dựa trên việc nhìn vào mật độ điện thoại và tốc độ tăng trưởng chung của thị trường đó

Các thị trường viễn thông trên thế giới được Viettel chia thành ba loại: Thị trường bão hoà, thị trường đang tăng trưởng và thị trường còn non trẻ. Có thể thấy là thị trường non trẻ là nơi tiềm năng nhất, nhưng chỉ còn không nhiều nước trên thế giới như Myanmar, Bắc Triều Tiên và Cuba. Thị trường đang tăng trưởng thì có khoảng 60 nước với 2 tỷ dân. Viettel hiện đang tập trung xúc tiến, tìm kiếm cơ hội đầu tư tại những quốc gia này, với việc tham gia đăng ký thầu giấy phép hoặc mua lại những công ty nhỏ đã có giấy phép. Mozambique là một thương vụ gần đây, với việc Viettel thắng thầu trị giá 28,2 triệu USD, vượt qua các đối thủ còn lại nhờ công nghệ và cam kết đầu tư phát triển xã hội dù giá bỏ thầu thấp hơn họ

Khó khăn khi đàm phán mở rộng đầu tư trong nước đã khó, khi đi ra nước ngoài thì khó khăn chắc chắn sẽ nhiều hơn, đặc biệt với một doanh nghiệp đến từ một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Vậy, đâu là lợi thế của các ông khi đàm phán đầu tư ?

Hầu hết các quốc gia mà Viettel tập trung tìm kiếm cơ hội đầu tư đều là các thị trường đang phát triển, về cả kinh tế lẫn viễn thông. Đây cũng chính là lợi thế của Viettel khi tiếp xúc với họ. Trong tổng số khoảng 30 nhà đầu tư viễn thông quốc tế, Viettel là nghèo nhất. Chính vì nghèo, lại trưởng thành ở một thị trường cũng nghèo nên Viettel có nhiều kinh nghiệm để kinh doanh ở những thị trường khó khăn, hiểu và chia sẻ những điều mà các quốc gia đang phát triển đang trăn trở

Chúng tôi coi viễn thông là hàng hoá thông thường chứ không phải là dịch vụ sang trọng. Sự phát triển của một đất nước phần nào phụ thuộc vào viễn thông, chứ không phải viễn thông chỉ có thể bùng nổ khi GDP đạt một mức nhất định. Điều này đã đúng ở thị trường Lào và Campuchia, dù GDP còn thấp, nhưng khi Viettel đầu tư, đưa giá cước thấp và sản phẩm tới người dân thì viễn thông đã bùng nổ, kéo theo sự phát triển về kinh tế xã hội. Đây cũng chính là cái mà chính phủ cũng như người dân tại các nước đang phát triển đang rất cần và mong muốn có được từ nhà đầu tư nước ngoài. Với sự đồng cảm như vậy, Viettel coi đàm phán đầu tư là sự chia sẻ kinh nghiệm để đem tới sự phát triển bền vững của một quốc gia thông qua đầu tư viễn thông

Vượt “rào” văn hóa

Sự khác biệt về văn hóa thường tác động rất lớn tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Các ông đã tìm cách vượt qua điều đó như thế nào ?

Vấn đề khác biệt văn hoá và cách làm việc tại thị trường luôn là thách thức lớn nhất mà các nhà đầu tư sẽ gặp phải. Khác biệt này sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tại thị trường, đặc biệt là trong mối quan hệ giữa nhà đầu tư và nhân sự địa phương, giữa công ty và khách hàng địa phương. Ở Lào và Campuchia dù có sự khác biệt về cách làm việc hay ngôn ngữ, nhưng bản chất vẫn là văn hoá châu Á. Nhưng với thị trường châu Mỹ như Haiti, và châu Phi như Mozambique trong thời gian tới, sự khác biệt còn lớn hơn, rõ nét hơn rất nhiều

Tại Lào, thói quen không làm việc ngoài giờ và nghỉ toàn bộ các ngày cuối tuần của nhân viên bản xứ khiến cho Viettel đã gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo việc phục vụ khách hàng 24/7 như các công ty viễn thông cần phải làm. Trong giao tiếp và làm việc, nhân viên người Lào thích được nói chuyện nhẹ nhàng, chứ không quen với tác phong quân đội, chấp hành mệnh lệnh. Chính vì vậy, bộ máy nhân viên Viettel đã quyết định vừa phải thay đổi bản thân, vừa phải thay đổi chính cách nhìn và làm việc của nhân viên bản xứ

Cũng giống như ở Việt Nam, Viettel ở nước ngoài đã và đang tạo ra một văn hoá doanh nghiệp riêng. Chỉ có cách truyền cho nhân viên bản xứ sự nhiệt huyết, niềm tin vào công việc mình làm thì mới có thể có một tập thể cùng chung chí hướng, xoá bỏ các mâu thuẫn về văn hoá. Gần đây, Viettel cũng đã tổ chức các lớp đào tạo tiếng Việt và nghiệp vụ cho các nhân viên Lào, Campuchia. Qua qúa trình học tập và cùng làm với các bạn Viettel ở Việt Nam, các bạn đã hiểu được cách làm của Viettel, hiểu tại sao có những người làm tới 8h tối, làm cả thứ 7 và Chủ nhật, tại sao lãnh đạo quát mắng gay gắt mà anh em vẫn vui vẻ, vẫn làm việc làm bình thường

Ngoài ra, với các chương trình xã hội như cung cấp Internet tới trường học, mổ tim miễn phí hay điện thoại nông thôn... được Viettel triển khai tại Campuchia đã giúp Metfone thực sự trở thành mạng của người Campuchia, phục vụ cho người dân Campuchia

Điều này còn được thể hiện ngay trong thương hiệu công ty. Dù là công ty 100% vốn nước ngoài, nhưng Viettel đã không dùng thương hiệu Viettel mà lại đầu tư hàng trăm ngàn USD để nghiên cứu và chọn lựa cái tên Metfone. Trong đó Met có cách phát âm trùng với từ “bạn” trong tiếng Khmer. Viettel đồng thời xác định việc sản xuất kinh doanh tại thị trường phải do người bản xứ đảm nhiệm, ưu tiên các đối tác cung cấp thiết bị và dịch vụ là của địa phương để góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội nói chung. Với triết lý kinh doanh và cách làm “nhập gia tùy tục” như vậy, Viettel tin rằng khác biệt văn hoá sẽ còn không phải là vấn đề lớn

Ở thị trường trong nước, Viettel gần như đang là số 1. Ở những quốc gia mà mình đặt chân đến, Viettel có đặt mục tiêu "mình cũng sẽ là số 1" không ?

Viettel cần có sự tăng trưởng, nhưng nếu chỉ nhìn vào thị trường bị giới hạn hơn 80 triệu dân ở Việt Nam thì đến một thời điểm nào đó sẽ hết tăng trưởng. Cho nên Viettel phải đi ra nước ngoài để mở rộng thị trường cho mình và cũng là đặt mình trong thách thức. Như vậy, việc đầu tư ra nước ngoài đã trở thành chiến lược của Viettel. Khi ra nước ngoài, Viettel sẽ phải cạnh tranh với các với các tập đoàn lớn trên thế giới , đây là một thách thức. Thế nhưng, Viettel quyết tâm sẽ phải đứng vị trí số 1 hoặc số 2 ở những thị trường đã đầu tư. Mục tiêu này bước đầu đã được khẳng định sau hơn một năm triển khai kinh doanh ở thị trường Lào và Campuchia

Triết lý 4Any

Chiến lược để các ông thực hiện tham vọng đó là gì ?

Để có thể vượt qua được những đối thủ nặng ký đên từ Thái Lan, Malaysia, Bắc Âu... chúng tôi đã xác định cho mình một cách làm khác biệt tại các thị trường này. Chẳng hạn như kinh nghiệm mạng lưới đi trước, kinh doanh theo sau, kinh nghiệm hướng đến người tiêu dung có thu nhập thấp… mà chúng tôi đã đúc kết thành triết lý 4Any (anytime: mọi lúc, anywhere: mọi nơi, anybody: mọi người, anyprice: mọi giá)

Chiến lược đầu tư theo hướng “kỹ thuật đi trước, kinh doanh theo sau” được xuất phát từ quan điểm kinh doanh viễn thông là kinh doanh hạ tầng. Sản phẩm của viễn thông chính là hạ tầng. Để đưa sản phẩm tới tay người dùng thì phải đầu tư lớn về hạ tầng. Chính vì vậy, trong khi các công ty nước ngoài khác muốn có lãi ngay nên tính toán đầu tư vào những nơi dễ có lợi, chứ không như Viettel đi lắp đặt trạm tới tận vùng sâu vùng xa. Quan trọng hơn, trong kinh doanh viễn thông, khi thị trường có mật độ thâm nhập dưới 50% thì còn cơ hội để thành công. Do vậy, Viettel đã và sẽ triển khai chiến lược đầu tư mạnh ồ ạt để trở thành nhà cung cấp lớn nhất trước khi thị trường bão hoà

Bài toán nhân lực có là thách thức lớn của Viettel trong chiến lược "đầu quân" ra nước ngoài không ?

Chúng tôi xác định mục tiêu của mình tại các thị trường đang đầu tư là đem lại sự phát triển bền vững cho quốc gia đó. Điều này được thể hiện ở các chương trình như hỗ trợ xây dựng cầu mạng truyền hình hội nghị giúp chính phủ điều hành, và miễn phí Internet trong mạng giáo dục điện tử... hay như các chương trình từ thiện xã hội, trợ giá viễn thông cho người có thu nhập thấp đã nhận được sự ủng hộ của mọi thành phần, từ chính phủ đến người dân

Tương tự như vậy, với vấn đề nhân lực, Viettel chủ trương cách làm là cử những chuyên gia tốt nhất sang xây dựng bộ máy, đào tạo và chuyển giao tri thức. Mục tiêu cuối cùng là sau 3 năm triển khai, bộ máy đó phải được vận hành bởi chính những người địa phương, từ kỹ thuật đến kinh doanh. Điều này khác với những nhà đầu tư khác, tập trung thuê các chuyên gia nước ngoài đã có chuyên môn để đảm bảo công việc, thay vì đào tạo một lớp nhân lực cấp cao cho chính đất nước đó. Cách làm này đã được người dân đánh giá cao, vì những giá trị thực sự và sự chân thành mà Viettel đang mang đến cho đất nước họ. Có được sự tin tưởng này thì Viettel sẽ nhận được sự yêu mến, tin tưởng và thu hút được nhiều người tài

Ví dụ mới nhất đến từ đoàn công tác người Haiti sang thăm Viettel tại Việt Nam. Khi được hỏi ông thấy ấn tượng nhất điều gì sau 6 tháng làm việc với đội ngũ người Viettel, cán bộ kỹ thuật giỏi nhất cuả phía Haiti đã trả lời rằng ông bị sốc văn hoá: “Người Viettel làm từ sáng đến đêm, họ có tính kỷ luật cao, đối xử với nhau như đồng đội ngoài chiến tuyến. Ngay cả cán bộ lãnh đạo cũng làm việc chi tiết như kỹ sư, không giống tôi, chỉ chỉ đạo trong phòng máy lạnh. Nhưng bây giờ tôi đã thay đổi vì tôi đã là người Viettel rồi, các anh yên tâm, vì chúng tôi đang và sẽ làm như người Viettel”

Mạnh Chung
 
Last edited:
Viettel lọt vào top 20 công ty viễn thông lớn nhất thế giới

Trong bảng xếp hạng về số liệu viễn thông thế giới tính đến quý 3/2010 được tổ chức Wireless Intelligence công bố, Viettel được xếp thứ hạng 19 trong tổng số 784 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên toàn cầu về quy mô thuê bao

Với thứ hạng mới này, Viettel đã tăng 5 bậc so với quý 2/2010 và đứng ngay trước mạng di động Sprint (Sprint Nextel) của Mỹ. Tại khu vực Đông Nam Á, từ vị trí thứ 3 của quý 2/2010, Viettel đã vươn lên chiếm ngôi vị thứ 2 trong số 58 nhà cung cấp, chỉ sau Telkomsel (Telekomu nikasi Selular) của Indonesia

Trong quý 2/2010, Viettel được xếp thứ hạng 24 trong tổng số 772 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động trên toàn thế giới với với 40,6 triệu thuê bao. Tính theo khu vực Đông Nam Á, Viettel là nhà cung cấp dịch vụ di động lớn thứ 3 trong 50 nhà cung cấp dịch vụ của khu vực, tăng 1 bậc so với cùng kỳ quý 2/2009

Như vậy, sau 10 năm gia nhập thị trường viễn thông, Viettel đã trở thành mạng di động lớn nhất Việt Nam, sở hữu hạ tầng viễn thông khổng lồ với hơn 42.200 trạm phát sóng 2G và 3G

Năm 2010, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) tiếp tục duy trì mức phát triển tốc độ cao, đạt doanh thu trên 91.000 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 15.500 tỷ đồng và trở thành đơn vị dẫn đầu tăng trưởng và tỷ suất lợi nhuận trong ngành viễn thông
 
Last edited:
Viettel dự kiến đầu tư 600 triệu USD vào Ukraine

- Theo Interfax, Viettel sẽ đầu tư khoảng 600 triệu USD cho dự án Internet băng thông rộng tại Ukraine

Người đứng đầu Cơ quan quản lý các dự án quốc gia Ukraine, ông Vladislav Kaskiv cho biết ngày 26/3, cơ quan này đã kí một biên bản ghi nhớ với Tổng công ty viễn thông Quân đội Việt Nam (Viettel) về dự án truy cập Internet băng thông rộng. Vốn đầu tư dự kiến lên tới 600 triệu USD

Theo ông Kaskiv, thời hạn của dự án là 5 năm. Dự án này là một phần trong khuôn khổ dự án "Thế giới rộng mở" của Ukraine

Hiện tại, Viettel đã đầu tư tại 5 thị trường viễn thông nước ngoài là Lào, Campuchia, Haiti, Peru và Mozambique

Năm 2011, Viettel đặt mục tiêu phải lấy thêm được giấy phép mới ở thị trường nước ngoài có 60 - 100 triệu dân và kỳ vọng đạt doanh thu 600 triệu USD từ các thị trường này, chiếm 16% tổng doanh thu của Viettel

Tuần trước, CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel (ViettelGlobal) công bố kế hoạch chào bán riêng lẻ hơn 320 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đ/cp cho 3 đối tác chiến lược. Nguồn vốn huy động được từ đợt phát hành, 3.200 tỷ đồng, sẽ dùng để triển khai thực hiện đầu tư dự án tại Campuchia, Lào, Haiti

Tại thị trường Campuchia, năm 2010, Viettel đạt doanh thu 161 triệu USD, tăng 2,8 lần so với năm 2009. Tại thị trường Lào, doanh thu đạt gần 61 triệu USD, tăng 4,5 lần
 
Last edited by a moderator:
Viettel lắp 1.500 trạm BTS tại Mozambique trong năm 2011

- Bộ trưởng Quốc phòng Mozambique cũng đề xuất hợp tác với Viettel về đào tạo và sản xuất thiết bị công nghệ thông tin và viễn thông

Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), cho biết sau khi trúng gói thầu viễn thông 28,2 triệu USD tại Mozambique, tập đoàn đã hoàn tất công tác khảo sát, thiết kế mạng

Viettel dự kiến sẽ lắp khoảng 1.000 - 1.500 trạm phát sóng BTS tại nước này vào cuối năm, đồng thời đầu tư gần 400 triệu USD để xây dựng hạ tầng mạng lưới và kênh phân phối rộng khắp nước

Movitel - đơn vị liên doanh giữa Viettel và 2 công ty của Mozambique là SPI và Invespar - được trao giấy phép viễn thông ngày 6/1, dự kiến khai trương dịch vụ đầu năm tới với mục tiêu trở thành một trong các nhà khai thác dịch vụ di động lớn nhất tại Mozambique
 
Last edited:
‘Người Viettel’ ở Campuchia

Trong chuyến đi đến đất nước chùa tháp - Campuchia, điều làm chúng tôi ngạc nhiên là những người Việt đang sống và làm việc ở đây rất thành công. Không chỉ giỏi làm kinh tế, họ còn thành công ở chức năng là những “đại sứ” gắn kết tình bạn giữa hai quốc gia

Chúng tôi đến Campuchia mà người Việt sống ở đây vẫn hay gọi với cái tên thân thương, nước Cam, vào đúng dịp tết cổ truyền của người Khơme là Chôl Chnăm Thmây

Cho trước, nhận sau

Tiếp chúng tôi tại trụ sở làm việc của công ty Viettel Cambodia có tên thương hiệu là Metfone, anh Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc công ty Metfone cho biết, những ngày này không khí trong công ty cũng khá vắng vẻ bởi nhân viên công ty hầu hết là người Cam, chiếm đến 80% đã về nhà ăn Tết, chỉ còn lại những anh em là người Việt phải làm việc thay các bạn. Trong 6.000 người đang làm việc tại Metfone chỉ có 390 người Việt, nhiều vị trí quan trọng đòi hỏi trình độ cao do người Campuchia đảm nhiệm

Ông Hùng nói với chúng tôi rằng, sau 2 năm kể từ ngày chính thức khai trương dịch vụ viễn thông tại thị trường Campuchia, nhưng hiện nay Viettel đã chiếm 42% thị phần di động, phủ sóng 98% dân số Campuchia và quang hóa 100% huyện với hơn 15.000km cáp quang

Hiện nay Metfone có trên 200 showroom trên tất cả các huyện, trung bình 1 xã có hơn 2 người bán hàng là người bản địa, thương hiệu Metfone trở thành quen thuộc với phần đông người Campuchia

Không chỉ kinh doanh, Metfone đã trích ra hàng chục triệu USD để thực hiện các chương trình xã hội miễn phí hỗ trợ cho Chính phủ và nhân dân Campuchia. Hỗ trợ lắp đặt, bảo trì, cấp truyền dẫn cho hệ thống cầu truyền hình, cung cấp Internet miễn phí cho Chính phủ tới cấp tỉnh trên toàn quốc. Hoàn thành hai giai đoạn mạng giáo dục Internet miễn phí cho trường học, các chương trình xã hội cho nhân dân Campuchia tìm người thân thất lạc, phẫu thuật nụ cười cho trẻ em nghèo, tài trợ đội bóng đá quốc gia... Metfone đã tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động với mức thu nhập cao, ổn định, trong đó có cả người khuyết tật địa phương, với mức lương trung bình 250USD một tháng

Từ ngày Metfone vào Campuchia, đã giúp giá thành dịch vụ viễn thông rẻ hơn 2 - 4 lần so với trước. Không những thế Metfone đã giúp Campuchia có tên trên bản đồ viễn thông quốc tế và đóng góp 1% vào tốc độ tăng trưởng GDP của Campuchia. Những người Việt đang sống trên đất Cam đều có chung nhận định: “Metfone là doanh nghiệp Việt Nam rất thành công trên đất bạn, khi họ thực hiện thành công phương trâm: “Cho trước, rồi nhận sau”. Đây là bài học lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn đến làm ăn tại Campuchia

Cùng ăn, cùng ở, cùng bán hàng

Để có được thành công trên là nỗ lực rất lớn của đội ngũ chuyên gia, cán bộ được Tập đoàn Viettel điều động từ Việt Nam qua. Những ngày đầu khi thâm nhập vào thị trường viễn thông Campuchia, khó khăn lớn nhất với Metfone chính là đã có rất nhiều nhà cung cấp của thế giới đang gặt hái thành công, các đô thị lớn khó mà chen chân được. Chính vì thế, Viettel đã chọn phương án lui về nông thôn, với phương trâm đầu tư mạng lưới trước kinh doanh đi sau, mặc dù lợi nhuận ít

Để thành công, Viettel đã thực hiện “binh pháp” 3 cùng là: cùng ăn, cùng ở và cùng bán hàng với người dân nhằm tạo sự thân thiện, tin tưởng. Để làm được điều này, ban lãnh đạo công ty, các chuyên gia người Việt phải là người làm gương, thật sự phải cầm tay chỉ việc khi phải đi làm cùng, ăn ở cùng với nhân viên người Cam. Như vậy họ mới làm được và mới bền vững. “Bản thân tôi cũng phải xuống cùng với anh em để triển khai phương án bán hàng. Buổi đầu rất gian nan vì khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá”, anh Hùng chia sẻ

Yếu tố con người rất quan trọng. Chính vì vậy, khi một bạn ở Việt Nam sang, trước khi đi xuống tỉnh hay nhận nhiệm vụ mới, ban giám đốc sẽ gặp mặt để “truyền thông”, đưa ra một số điều, đặc biệt là nét văn hóa, phong tục tập quán địa phương. Bất kỳ một nhân viên nào cũng được “truyền thông”: khi ở Việt Nam qua, người bản địa không biết tên anh là gì mà họ chỉ biết đây là người đại diện cho Việt Nam, cho tập đoàn Viettell, cho công ty Metfone và cuối cùng mới đại diện cho chính bản thân người đó làm việc tại Campuchia. “Ở Việt Nam, nếu phạm một lỗi nào đó là do cá nhân, nhưng qua đây phạm lỗi tương tự, nó thuộc về tập đoàn, thậm chí là quốc gia. Khi ấy mức phạt sẽ gấp 4 lần trong nước”, ông Hùng tâm sự

Điều này được “cụ thể hoá” bằng việc hầu hết nhân viên người Việt qua Campuchia làm việc đều đã từng bị kỷ luật, ngay cả những người trong ban giám đốc. “Nhân viên của Viettel tại Campuchia luôn cảm nhận được rằng án phạt lúc nào cũng treo lơ lững trên đầu. Chính vì vậy, ai cũng cố gắng để không mắc lỗi”, chị Nguyễn Thị Nga, phòng truyền thông tập đoàn Viettel, một trong những người đầu tiên xung phong qua Campuchia làm việc chia sẻ
 
Last edited:
Viettel tiến vào thị trường nước ngoài thứ 5

Viettel dự kiến đầu tư khoảng 400 triệu USD trong vòng 10 năm, để xây dựng hạ tầng mạng lưới và và tổ chức kinh doanh viễn thông tại Peru

Theo tin từ Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), ngày 28/4/2011, Viettel đã chính thức thành lập Công ty Viettel Peru S.A.C có trụ sở tại thủ đô Lima, Cộng hòa Peru

Viettel cho biết, ngay sau khi thành lập, Chính phủ Peru đã ký kết hợp đồng nhượng quyền, cấp phép sử dụng tần số 1900 Mhz cho Viettel Peru S.A.C

Theo đó, công ty này được cấp phép kinh doanh đa dịch vụ viễn thông trên toàn lãnh thổ Peru, bao gồm: dịch vụ di động, dịch vụ Internet, dịch vụ cho thuê kênh, cổng quốc tế và dịch vụ cố định không dây

Đến thời điểm hiện tại, công ty này đã hoàn tất việc khảo sát gần 1.500 vị trí để chuẩn bị triển khai mạng lưới

Như vậy, chỉ 3 tháng sau khi đấu giá thành công giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông thứ 4 tại Peru, Viettel đã chính thức thành lập công ty thành viên tại quốc gia này và hoàn thành việc khảo sát ban đầu để chuẩn bị triển khai mạng lưới

Hiện Peru là thị trường nước ngoài thứ 5 của Viettel, sau Campuchia, Lào, Haiti và Mozambique. Peru là quốc gia đang phát triển với dân số khoảng 30 triệu người. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 ở Peru là 5.196 USD
 
Last edited:
Viettel thâu tóm 80% mạng cáp điện thoại tại Campuchia

Mạng di động Metfone của Viettel đang phát triển mạng lưới nhanh hơn,và cung cấp dịch vụ rẻ hơn cho người tiêu dùng so với các đối thủ tại Campuchia

Tờ PhnomPenh Post đã đưa ý kiến của Frost and Sullivan khu vực Châu Á cho rằng mạng di động Metfone của Viettel đang phát triển mạng lưới nhanh hơn,và cung cấp dịch vụ rẻ hơn cho người tiêu dùng so với các đối thủ tại Campuchia

Metfone tuyên bố kiểm soát 80% mạng cáp và phủ tới từng xã tại Campuchia. Metfone cũng cho biết đã đóng góp 16.000km cáp quang trong tổng số 20.000km của toàn thị trường Campuchia. 20% còn lại được chia cho hai công ty là Telecom Cambodia và CFOCN. Đó là những số liệu trích dẫn từ báo cáo của Bộ Bưu chính Viễn thông Campuchia

Metfone, công ty thuộc sở hữu của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Việt Nam-Viettel, còn cho biết đã triển khai hạ tầng từ khi nhận được giấy phép đầu tư vào năm 2006 và tuyên bố khối lượng cáp triển khai gấp 13 lần so với tổng toàn bộ đường trục toàn quốc phát triển được trong vòng 10 năm qua

Trong khi có nhiều ý kiến khác nhau về tính hợp lý/xác thực của các con số trên, thì Giám đốc điều hành của Metfone, ông Nguyễn Duy Thọ, không trả lời đề nghị bình luận về điều này

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Campuchia Sokhun cho biết, vùng phủ của Metfone có khả năng chiếm khoảng 80% toàn bộ mạng cáp của Campuchia

Giám đốc điều hành của CFOCN, ông Steven Cao ước tính số lượng cáp của Viettel triển khai cỡ khoảng 10.000-15.000km. Còn CFOCN sở hữu khoảng 5.000km. Tổng giám đốc Telecom Cambodia (TC), Lao Saroeun cho biết, TC sở hữu khoảng 1.000km cáp

Ông Cao liên hệ con số báo cáo về km cáp của Metfone với số lượng thuê bao di động. Metfone tuyên bố có 8 triệu thuê bao, nhưng ông Cao ước tính con số thật khoảng gần 4,7 triệu

Heath Shan, Giám đốc điều hành của NTC lại phản bác sự so sánh trên. Ông cho biết mạng cáp của Campuchia có thể đo đếm được, trong khi đó người trong ngành viễn thông thường hay nghi ngờ về tính xác thực của các con số về thuê bao

Mặc dù vậy, ông cho rằng tổng số km cáp quang của toàn Campuchia thực tế có thể lớn hơn con số trong báo cáo tháng 2 của Bộ Bưu chính Viễn thông Campuchia, cao nhất là khoảng 25.000 km và khả năng lớn là ở mức 22.000km

Ông Shan cho rằng khả năng Metfone muốn “khoe” về việc đã phủ tới xã vì các công ty khác chỉ tập trung vào các khu vực đô thị có lợi nhuận cao

Ông cho biết, thời gian thu hồi vốn từ đầu tư cho một mạng mở rộng như thế là “rất lâu”, một số công ty tìm kiếm giải pháp sử dụng công nghệ viba thay thế cho cáp

Một chuyên gia phân tích cho rằng việc đầu tư sớm hạ tầng của Metfone tới 1.600 xã là một sự chuẩn bị cho việc cung cấp các dịch vụ 3G tại đây

Marc Einstein, thuộc Frost and Sullivan khu vực Châu Á cho rằng, Metfone “đang chuẩn bị mạng lưới sẵn sàng cho phát triển trong tương lai. Động thái này của công ty sẽ cho phép Metfone có một mạng lưới mạnh hơn, tốc độ nhanh hơn, khả năng cung cấp các dịch vụ rẻ hơn cho người tiêu dùng so với các đối thủ và cung cấp các khả năng cần thiết đáp ứng cho các dịch vụ 3G. Tôi cho rằng điều này cho thấy Viettel thực sự nghiêm túc ở đất nước này và Metfone sẽ làm cho các công ty khác thực sự gặp khó khăn”
 
Last edited:
Bài học “đắc nhân tâm” của Viettel trên đất Haiti

Xây dựng mạng viễn thông tại Haiti sau thảm họa động đất khốc liệt, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) còn đặt mục tiêu “trẻ chăn trâu cũng dùng di động” như đã làm tại Việt Nam

Sau chuyến khảo sát thực tế tại Haiti, một quốc gia nghèo ở vùng biển Caribbean (tháng 10/2009), lãnh đạo Viettel quyết định tham gia thầu mua lại 60% cổ phần của công ty viễn thông Teleco. Ngày 7/1/2010, Ủy ban Hiện đại hóa doanh nghiệp của Haiti (CMEP) công bố Viettel thắng thầu. Tuy nhiên hai bên vẫn cần đàm phán về một số điểm chưa thông nhất để đi đến thỏa thuận cuối cùng

Theo dự kiến, ngày 15/1/2010, Viettel sẽ cử đoàn đại biểu sang Haiti để đàm phán ký kết các hợp đồng. Song, vào ngày 12/1/2010, thảm họa động đất đã xảy ra tại đất nước này, khiến Viettel mất liên lạc với phía Haiti một tháng trời. Hơn 200.000 người chịu thương vong, thủ đô Port-au-Prince của Haiti gần như bị san phẳng, hơn hai triệu người lâm vào cảnh không nhà, các mạng viễn thông đều bị sập và tê liệt hoàn toàn…

Ngay sau khi liên lạc được nối lại, Viettel gửi thư cho phía Haiti, khẳng định cam kết tiếp tục hợp tác. Đầu tháng 4/2010, Viettel cử một đoàn khảo sát giúp phía Haiti đánh giá hiện trạng của công ty Teleco sau động đất, đưa ra các phương hướng khắc phục, cũng là để khẳng định quyết tâm đầu tư vào Haiti của tập đoàn này

Trước đó, chính quyền Haiti, công ty Teleco đều cho rằng, hợp tác với Viettel coi như chấm dứt, vì liệu có nhà đầu tư nào còn hứng thú đổ tiền vào một quốc gia mới xảy ra một thảm họa thiên nhiên vào loại tồi tệ nhất trong lịch sử? Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel thì giải thích khá đơn giản: “Thứ nhất, văn hóa của người Việt Nam nói chung và Viettel nói riêng là khi bạn bè gặp khó khăn, mình nên ở lại giúp đỡ chứ không bỏ đi. Thứ hai, người Viettel đã cam kết điều gì thì sẽ làm điều đó. Thứ ba, chúng tôi cho rằng, các khó khăn tại Haiti chỉ là ngắn hạn. Theo quy luật tự nhiên, sau khó khăn sẽ là thuận lợi”

Những người biết rõ hoàn cảnh thê thảm của Haiti sau động đất cảm thấy ái ngại cho Viettel. Sau thảm họa, hơn 80% hạ tầng mạng của công ty viễn thông liên doanh Natcom (Teleco trước đây) đã bị phá hủy hoàn toàn. Tình trạng chính trị tại Haiti lúc đó khá bất ổn, bạo động, biểu tình diễn ra thường xuyên. Cộng với bệnh dịch tả lây lan nhanh sau động đất, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, làm cho thử thách đối với hãng viễn thông Việt Nam nhân lên gấp bội

Những khó khăn này đã không ngăn được bước tiến của liên doanh viễn thông Natcom mà Viettel chiếm 60% vốn. Chỉ sau 3 tháng kể từ khi Viettel tiếp quản Teleco, khoảng 70% mạng lưới của công ty này đã được khôi phục lại. Số trạm phát sóng đạt con số 1.000 - lớn hơn mạng di động lớn nhất ở nước này là Digicel (mới chỉ có 700 trạm phát sóng). Đây là điều mà chính người của Viettel có lẽ cũng không dám nghĩ tới hơn một năm trước

“Chúng tôi làm được là nhờ sự hợp tác rất tốt của những nhân viên Teleco trước đây. Sự giúp đỡ của hơn 1.000 nhân viên Haiti tại Natco và rất nhiều người dân ở đất nước này chính là sức mạnh giúp chúng tôi hoàn thành được những mục tiêu tưởng chừng không thể vượt qua”, ông Nguyễn Đức Thành, Tổng giám đốc Natcom, nói

Một lãnh đạo cấp cao của Viettel phân tích: “Tiếp tục đầu tư vào Haiti sau thảm họa động đất, Viettel sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Thế nhưng, cũng có những cơ hội nảy sinh”

Thứ nhất, Viettel đến với Teleco khi họ đang tuyệt vọng, nhờ vậy khoảng cách giữa hai bên được rút ngắn nhanh chóng. Hai bên dễ dàng tìm được tiếng nói chung, cũng như sự đồng cảm trong việc đồng cam, cộng khổ tái thiết lại công ty trong muôn vàn khó khăn, và tạo ra tốc độ xây dựng thần tốc

Thứ hai, sau thảm họa động đất, khoảng cách giữa các công ty viễn thông được thu hẹp lại rất nhiều bởi các hãng khác cũng phải xây dựng hạ tầng lại như Natcom. Thứ ba, giá cước di động ở Haiti hiện khoảng 10 cent/phút, trong khi Viettel đã có kinh nghiệm ở thị trường chỉ 3 cent/phút, nên cơ hội ở đây vẫn khả quan

Khi tiến ra các thị trường nước ngoài như Campuchia, Lào, Viettel thường thực hiện các chương trình xã hội có ý nghĩa trước khi thực hiện các hoạt động kinh doanh. Hệ quả là tập đoàn nhận được sự ủng hộ tích cực của chính quyền, các nhân viên bản địa, cũng như người dân của nước sở tại. Haiti là thị trường kế tiếp

“Đây sẽ là phép thử lớn nhất đối với bản lĩnh của Viettel từ trước tới nay. Hiện nay, chúng tôi đã giành được những kết quả ban đầu trong việc xây dựng hạ tầng kinh doanh với sự hỗ trợ tốt từ nhân viên bản địa, cũng như chính quyền. Thế nhưng, việc đạt được thành công ở thị trường Haiti với giấc mơ “trẻ chăn trâu cũng dùng di động” như Việt Nam vẫn là bài toán không đơn giản”, lãnh đạo cấp cao của Viettel nói
 
Last edited:
Viettel chính thức phát sóng di động tại Mozambique
Sau các cuộc gọi nội địa đầu tiên (nội mạng và ngoại mạng), cuộc gọi quốc tế đầu tiên đã được thiết lập thành công với chất lượng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật

Đúng 8 giờ 15 (giờ Mozambique) ngày 6/10 (khoảng 13 giờ 15 cùng ngày giờ Việt Nam), Công ty Movitel - liên doanh giữa Công ty Cổ phần đầu tư quốc tế Viettel (nắm 70% cổ phần) và đối tác Mozambique là SPI&Invespar đã chính thức phát sóngdịch vụ di động chín trạm BTS đầu tiên tại Mozambique

Sau các cuộc gọi nội địa đầu tiên (nội mạng và ngoại mạng), cuộc gọi quốc tế đầu tiên đã được thiết lập thành công với chất lượng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.

Ngày 5/11/2010, Viettel đã được tuyên bố chiến thắng trong cuộc đấu thầu giấy phép cung cấp thông tin di động thứ 3 tại Mozambique với cam kết phủ sóng đến 80% dân số. Đây là giấy phép đầu tư nước ngoài thứ 4 của Viettel sau dự án tại Campuchia, Lào và Haiti

Trước đó, Mozambique đã có hai nhà cung cấp dịch vụ di động là Mcel(liên doanh giữa Mozambique và Đức) và Vodacom (thuộc sở hữu của Tập đoàn Vodafone). Hết quý 1/2011, Mozambique có khoảng gần 7,7 triệu thuê bao điện thoại di động (tương đương khoảng 30% dân số)

Sau chín tháng tiến hành khảo sát và triển khai xây dựng hạ tầng, đến nay Movitel đã triển khai xây dựng hơn 5.000km cáp quang, phủ tới 100% thủ phủ các tỉnh, hơn tổng số cáp quang của cả quốc gia này đã có từ trước tới nay

Dự kiến, Movitel sẽ triển khai 12.000km trong năm nay. Sau chín trạm BTS đầu tiên phát sóng, Movitel sẽ liên tiếp phát sóng các trạm BTS ở 11/11 tỉnh thành phố trên toàn quốc và dự kiến đến cuối năm 2011, tổng số sẽ là gần 1.000 trạm phát sóng cả 2G và 3G - tương đương với tổng số trạm đã có của tất cả các nhà cung cấp khác

Hiện tại, Movitel có 570 nhân viên, trong đó có 138 kỹ sư, chuyên gia người Việt Nam

Mozambique là một quốc gia ở Đông Nam châu Phi, giáp với Ấn Độ Dương, Tanzania,Swaziland và Nam Phi.Mozambique có diện tích hơn 800.000km2 (gấp hơn 2,4 lần Việt Nam),dân số hơn 21,4 triệu người (bằng 1/4 dân số Việt Nam)
 
Last edited:
EVN Telecom sẽ sáp nhập vào một mạng di động Nhà nước

Hiện phương án sáp nhập EVN Telecom vào một mạng di động lớn của Việt Nam đang được bàn thảo

Nguồn tin của Báo Bưu điện cho biết, việc sáp nhập công ty thông tin viễn thông điện lực (EVN Telecom) dựa trên nguyên tắc bàn giao nguyên trạng cho mạng viễn thông lớn này. Việc sáp nhập cần một quyết định của Chính phủ bởi đây đều là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước

Điều đó cũng có nghĩa là không có chuyện mua bán EVN Telecom nhưng mạng viễn thông nhận EVN Telecom sẽ phải gánh nợ của EVN Telecom. Theo báo Bưu điện trước đó, hiện EVN Telecom đang nợ nhiều đối tác với con số rất lớn

Cho đến thời điểm này, chưa có một quyết định chính thức EVN Telecom sẽ được sáp nhập với một doanh nghiệp viễn thông nào của Nhà nước được công bố. Thế nhưng, cái tên được nhắc đến nhiều nhất cho chuyện sáp nhập EVN Telecom là Tập đoàn viễn thông Quân Đội (Viettel)

Lý do là cùng là doanh nghiệp viễn thông của Nhà nước, nhưng Viettel lại có cách quản lý khá đặc biệt và đang dẫn đầu thị trường viễn thông hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực thông tin di động

Trong khi chờ một quyết định chính thức từ cơ quan có thẩm quyền về hướng giải quyết cho EVN Telecom, nhiều người đặt câu hỏi nếu EVN Telecom được sáp nhập với một doanh nghiệp viễn thông khác thì Tập đoàn Điện lực (EVN) có còn kinh doanh viễn thông nữa hay không khi họ vẫn có tiềm năng về truyền dẫn ?

Hiện EVN sở hữu tuyến truyền dẫn trên đường dây 500 KV, cống bể cáp ngầm, cột điện, địa điểm đặt nhà trạm...
 
Last edited:
Viettel sản xuất thiết bị điện tử
- Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel hôm 17-10 cho biết vừa đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất thiết bị viễn thông trị giá hơn 200 tỉ đồng, đánh đấu sự mở rộng hoạt động kinh doanh của tập đoàn này sang lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử viễn thông

Dây chuyền sản xuất được vận hành bởi Trung tâm sản xuất điện tử Viettel, sẽ sản xuất các thiết bị đầu cuối như điện thoại di động thông thường và thông minh, máy tính bảng, máy tính All-in-one, thiết bị hạ tầng mạng, thiết bị thông tin quân sự...

Dây chuyền có công suất thiết kế đạt 5 triệu USB 3G/năm, 3 triệu máy điện thoại di động/năm, 900.000 máy tính/năm, phục vụ cho nhu cầu thị trường của Viettel - bao gồm cả những thị trường nước ngoài mà Viettel đầu tư

Khác với các dự án chuyển giao công nghệ của nước ngoài trong các nhà máy liên doanh, dây chuyền này hoàn toàn do người Việt Nam tự xây dựng cấu hình, lựa chọn, lắp đặt, vận hành và làm chủ công nghệ, nhờ vậy giúp tiết kiệm và tăng hiệu quả đầu tư

Ông Hoàng Anh Xuân, Tổng giám đốc Viettel, cho biết trong một lần trao đổi với báo chí rằng, Viettel lấn sân sang lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử viễn thông nhằm phục vụ cho việc xây dựng hạ tầng viễn thông ở nước ngoài và tung ra thị trường nội địa các thiết bị đầu cuối giá rẻ để phổ cập viễn thông tại các vùng sâu vùng xa của Việt Nam

Thu Hiền
 
Last edited:
MB, Viettel và câu chuyện đồng hành
Cả hai thương hiệu đều có tiếng trên thị trường. Họ có cùng yếu tố đặc thù - quân đội. Có lẽ cũng vì vậy mà những bước đi của cả MB và Viettel đều thể hiện tính kỷ luật, sự táo bạo và không ngại khó. Giữa họ, đang có một sự đồng hành…

Ngày 18/10/2005 được đánh dấu là một trong những mốc quan trọng trong lịch sử 17 năm hoạt động của Ngân hàng Quân đội (MB), khi MB, Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) và Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) cùng triển khai dịch vụ thanh toán cước phí viễn thông. Sự kiện này ghi dấu sự hợp tác có quy mô lớn đầu tiên giữa 3 tổ chức, mà sau này giữa họ có một mối liên hệ đặc biệt

Những mảnh ghép chiến lược

Ba năm sau, ngày 25/12/2008, Thủ tướng Chính phủ đồng ý kế hoạch đầu tư của Viettel để chính thức trở thành cổ đông chiến lược của MB. Cũng như Vietcombank (sở hữu 11%), đây là cổ đông lớn với tỷ lệ sở hữu 10%. Sự đồng hành bắt đầu từ đây

Nhưng, trước hết, đó là sự chú ý của cổ đông và nhà đầu tư. Ngay tại kỳ Đại hội cổ đông năm 2009, câu hỏi đã được đặt ra: MB bán cổ phần ưu đãi cho Viettel và đổi lại là được gì ?

Tại đây, Tổng giám đốc bấy giờ là ông Lê Văn Bé giải thích rằng, năm 2008 và 2009 nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng khủng hoảng, việc Viettel trở thành cổ đông chiến lược là một tín hiệu tích cực

Nhìn lại những thương vụ M&A thời gian qua, có một quan điểm chung được đưa ra: giá bán không hẳn là yếu tố quyết định, không hẳn là quan trọng nhất. Thay vào đó, người bán tìm được một người bạn đúng mong đợi, hai bên có chung tầm nhìn, chung quan điểm. Họ hòa hợp để nhân bội sức mạnh, cùng mục tiêu để sát vai hướng tới. MB và Viettel là một sự gắn kết điển hình như vậy

Ngay từ đầu, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel đồng thời là Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị MB hiện nay, từng nói: “Sự kết hợp giữa Viettel với MB là sự hội tụ của công nghệ và định hướng kinh doanh vì khách hàng. Sự kết hợp này sẽ tạo điều kiện cung cấp nhiều dịch vụ ngày càng tiện ích hơn cho khách hàng. Viettel ý thức rất rõ về vai trò của hội tụ và sẽ nhanh chóng triển khai các dịch vụ mới trên cơ sở kết hợp hạ tầng công nghệ của viễn thông và ngân hàng”

Phía MB, Tổng giám đốc Lê Công cũng nhấn mạnh rằng: “Viettel là một mảnh ghép chiến lược trong sức mạnh của MB hiện nay. Cũng như các cổ đông chiến lược khác, họ có sự đồng hành và tạo dấu ấn trong những thành công của MB thời gian qua cũng như trong tương lai”

Nay, qua gần ba năm đồng hành, sự gắn kết giữa MB và Viettel đang mang lại những giá trị, có chiều sâu và nhiều hứa hẹn

“Viettel ở đâu, MB ở đó”

Tại MB, những cổ đông lớn như Vietcombank, Viettel, Tổng công ty Trực thăng Việt Nam, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn… đều là những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam xét trên mọi khía cạnh. Điểm chung, họ là sự hậu thuẫn rất thực tế cho các bước tăng cường năng lực tài chính của MB những năm qua

Bên cạnh đó, mỗi cổ đông chiến lược đều có vai trò riêng trong quá trình đi lên từ sự chật vật xoay cho đủ 20 tỷ đồng vốn ngày đầu cho đến một ngân hàng thương mại lớn mạnh như hiện nay. Vietcombank là đối tác hỗ trợ kinh nghiệm và phát triển sản phẩm dịch vụ. Tổng công ty Trực thăng Việt Nam, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn… là những đầu mối để những sản phẩm, dịch vụ đó lan tỏa trên thị trường qua hệ thống công ty thành viên, kết nối đối tác và khách hàng

Với Viettel, đó là sự hội tụ sức mạnh của công nghệ và định hướng kinh doanh, như lời ông Nguyễn Mạnh Hùng nói. Sức mạnh này không chỉ có tại MB, mà còn có sự lan tỏa, kết nối ở các điểm đến như Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội, Công ty Hóa dầu Quân đội...

“Viettel ở đâu, MB ở đó”. Câu nói này có ở sản phẩm trọng điểm trong hợp tác giữa hai bên. Năm 2010, MB tung ra thị trường gói Bank Plus, với 3 gói dịch vụ chính là tài khoản Bankplus, thẻ Bankplus, Mobile Bankplus để cung cấp loạt tính năng hiện đại cho khách hàng. Qua mạng di động Viettel, MB tiếp thị và kết nối các dịch vụ ngân hàng hiện đại một cách rộng khắp mà không nhất thiết phải mở rộng hạ tầng, nhân lực. Chỉ sau một năm, MB có trên 45.000 khách hàng cá nhân qua kênh này

Rộng hơn, câu nói trên cũng đang thể hiện ở một hướng đi mới của MB. Năm 2010, lần đầu tiên ngân hàng này “xuất ngoại”, lập chi nhánh tại Lào. Tương tự, chi nhánh tại Campuchia cũng đang xúc tiến triển khai. Ở cả hai thị trường này Viettel đã trở thành mạng viễn thông có thị phần đứng thứ 2 và doanh thu hàng đầu. Và sự đồng hành giữa hai đối tác được mở rộng hơn ở hướng đi mới đó

Đối với họ, sau gần ba năm, những kết quả trên mới chỉ là sự khởi đầu

Hơn nữa, như bà Cao Thị Thúy Nga, Phó tổng giám đốc MB, nhìn nhận: “Viettel đã và đang có những bước đi tự tin và táo bạo. Thành công của họ có ý nghĩa lớn với MB trong các lĩnh vực hợp tác, song hành. Cũng như với các cổ đông, đối tác khác, được làm việc với họ là một cơ hội, cơ hội tiếp cận những tư duy chiến lược, tác phong làm việc với ý chí quyết liệt. Điều đó có ý nghĩa lớn với mỗi cán bộ nhân viên của MB”

Theo đúc kết đó của bà Nga, con đường mà MB và Viettel đang đồng hành không chỉ đo đếm ở những con số trong kinh doanh. Câu chuyện gắn kết giữa hai thương hiệu lớn này sẽ còn hứa hẹn nhiều giá trị, mà ý nghĩa sẽ không chỉ cho riêng họ…

Nguyễn Nam
 
Last edited:
Viettel đã có hơn 500.000 thuê bao ở Haiti

Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, sau 2 tháng chính thức khai trương, mạng di dộng Natcom của tập đoàn tại Haiti đã có hơn 500.000 thuê bao

Theo tập đoàn này, hai tháng qua, mỗi ngày công ty này phát triển được 5.000 – 6.000 thuê bao mới. Riêng lĩnh vực kết nối Internet di động lần đầu tiên có mặt tại Haiti, doanh số trung bình mỗi thuê bao (ARPU) D-Com cao gấp 4 lần so với mỗi thuê bao di động

Đặc biệt, tỷ lệ rời mạng của Natcom chỉ khoảng 9% - thấp hơn nhiều so với con số 15 – 20% khi khai trương một mạng mới tại Việt Nam, Lào hoặc Campuchia trước đây. “Tỷ lệ rời mạng của Natcom được đánh giá là thấp nhất trong số những mạng thông tin di động Viettel đã từng mở”, tập đoàn này cho biết

Thời gian tới, Natcom tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông tập trung vào các kênh cộng tác viên là người bản địa, tiến hành bán hàng door-2-door đến từng hộ dân. Mạng lưới đại lý điểm bán của công ty được mở rộng gần gấp đôi so với thời điểm ra mắt, đạt gần 4.000 điểm trên toàn quốc
 
Last edited:
EVN Telecom sáp nhập vào Viettel từ 1/1/2012

Toàn bộ phần vốn, nhân lực và công nghệ của EVN Telecom đang được chuyển cho phía Viettel tiếp quản. Công việc này sẽ hoàn được hoàn tất trong vòng một tháng tới để sẵn sàng khởi động bộ máy mới từ 1/1/2012

Lãnh đạo Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel cho biết việc tiếp quản EVN Telecom đang được tiến hành. "Chúng tôi sẽ cố gắng đẩy nhanh tiến độ để bộ máy mới đi vào hoạt động bắt đầu từ 1/1/2012. Thời gian đang rất gấp và Viettel ưu tiên cho công việc tiếp quản", vị lãnh đạo này nói.

Ông cho biết theo đúng chỉ đạo, Viettel sẽ tiếp nhận toàn bộ tài sản từ phía EVN Telecom gồm đất đai, nhà trạm, công nghệ, hệ thống máy móc, thiết bị viễn thông... Riêng về phần con người, Viettel chỉ chấp nhận nhân thực thuộc Công ty viễn thông di động EVN Telecom. Còn các cán bộ làm việc tại tập đoàn mẹ nhưng kiêm thêm công việc của EVN Telecom, Viettel sẽ bàn giao lại cho EVN quản lý

"Nguyên tắc của chúng tôi là bàn giao các phần việc này một cách nhanh chóng và thận trọng. Chúng tôi có phương án tác chiến cụ thể và từng công việc triển khai đều được báo cáo cấp trên", vị lãnh đạo nói

Liên quan đến một nửa giấy phép 3G mà Hãng viễn thông Vietnamobile khai thác chung với phía EVN Telecom, vị lãnh đạo này cho biết trong quá trình chuyển giao, Viettel sẽ tiếp nhận cả phần này. Sau đó, trên cơ sở ý kiến của Chính phủ, điều kiện thực tế, phía Viettel và Vietnamobile sẽ thương lượng phương án xử lý

EVN Telecom là mạng di động thứ 6 tại Việt Nam, sở hữu đầu số 096 và băng tần 450 MHZ. Đây là băng tần thấp và khả năng nhiễu sóng cao. Vì thế, sau gần 7 năm triển khai, EVN Telecom rơi vào tình cảnh rất khó khăn, lượng thuê bao phát triển thấp, doanh thu cũng không đạt được mức kỳ vọng. EVN Telecom đang nợ tiền rất nhiều đối tác trong đó có Viettel và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
 
Last edited:
Lợi nhuận trước thuế 2011 của Viettel gần 1 tỷ USD

Viettel có thể sẽ là một trong những doanh nghiệp hiếm hoi của Việt Nam đạt lợi nhuận trước thuế gần 1 tỷ USD

Doanh thu năm 2011 của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) tăng 28% đạt 117 nghìn tỷ đồng, trong khi lợi nhuận tăng 23% đạt 20 nghìn tỷ đồng

Thông tin trên được ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel cho biết tại hội nghị tổng kết công tác năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012 của ngành sáng nay (6/1)

Theo đó, năm 2011, Viettel đã nộp ngân sách Nhà nước trên 10 nghìn tỷ đồng, tăng 25%, năng suất lao động đạt 4,7 tỷ đồng/người/năm, tăng 15%. Như vậy, Viettel có thể sẽ là một trong những doanh nghiệp hiếm hoi của Việt Nam đạt lợi nhuận trước thuế gần 1 tỷ USD

Cũng tại hội nghị, ông Hùng cho biết, hết năm 2011, Viettel đã có số thuê bao điện thoại cố định hữu tuyến đạt 227.000, cố định vô tuyến là 1.952, thuê bao di động trả trước là 57,79 triệu và trả sau là 3,25 triệu thuê bao

Đối với việc đầu tư ra nước ngoài, hiện Viettel đang hoạt động tại 5 nước Lào, Campuchia, Mozambique, Haiti, Peru. Doanh thu tăng trên 100%, đạt trên 10 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt xấp xỉ 70 triệu USD

Về định hướng năm 2012, ông Hùng cho biết, tập đoàn sẽ tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng với tốc độ từ 20 - 25%, cả về doanh thu, lợi nhuận và năng suất lao động; tập trung đưa 3G có chất lượng và vùng phủ như mạng 2G, đưa Internet băng rộng đến mọi nơi và phát triển truyền hình trả tiền

Đối với kế hoạch hòa nhập thành công EVN Telecom trong năm 2012, Viettel cho biết sẽ đảm bảo quyền lợi khách hàng, đối tác, người lao động và EVN Telecom, đảm bảo việc sản xuất kinh doanh của tập đoàn vẫn ổn định và phát triển

Theo ông Hùng, đây là việc khó khăn vì phải giải quyết công việc cho 2.000 cán bộ, công nhân viên, chuyển đổi gần 1 triệu khách hàng sang mạng của Viettel, trả nợ và tìm phương án sử dụng hiệu quả tài nguyên đã đầu tư của EVN Telecom

Ngoài ra, Viettel tiếp tục đầu tư ra nước ngoài với tăng trưởng trên 50%, mở rộng thị trường thêm 3 – 4 nước, với dân số 100 triệu dân. Đến hết năm 2012, Viettel sẽ có thị trường nước ngoài lớn gấp 2 lần trong nước, đồng thời, chính thức đưa nghiên cứu, chế tạo các thiết bị điện tử, viễn thông, công nghệ cao thành một trục quan trọng trong chiến lược của tập đoàn
 
Last edited:
Vinamilk hợp tác với Viettel xây dựng phần mềm bán hàng trực tuyến

- Sáng 15-2, tại TPHCM đã diễn ra buổi lễ ký kết hợp tác xây dựng, triển khai phần mềm bán hàng trực tuyến giữa Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk và Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel

Sự kiện này đánh dấu sự đột phá của Vinamilk và Viettel trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp. Với việc triển khai phần mềm quản lý này, tất cả dữ liệu của Vinamilk, từ nhà phân phối đến nhân viên bán hàng trên toàn quốc sẽ được quản lý một cách đồng nhất, giúp tăng hiệu quả cho công tác nâng cấp, bảo trì, sao lưu và phục hồi hệ thống khi có nhu cầu

Người sử dụng hệ thống có thể khai thác ngay bất kỳ dữ liệu nào và vào bất cứ lúc nào với tính chính xác cao. Đồng thời, các thông tin liên quan đến việc bán hàng, quản lý hàng hóa cũng được thông tin và cập nhật một cách xuyên suốt giữa các bộ phận, giữa từng cá nhân

Một trong những tính năng vượt trội của hệ thống, phần mềm này là hỗ trợ cảnh báo khi nhân viên bán hàng không đáp ứng được yêu cầu về lộ trình bán hàng

Các hình ảnh trưng bày của cửa hàng cũng sẽ được nhân viên bán hàng gửi về hệ thống một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất để người quản lý tại công ty vẫn có thể theo dõi và kịp thời nắm bắt cũng như ứng phó kịp thời những biến động của thị trường

Dự kiến đến giữa năm 2013, hệ thống quản lý bán hàng của Vinamilk sẽ hoàn toàn chạy trên phần mềm này
 
Last edited:
Top