LOBBY.VN
Administrator
ThinkTank Go Club - Tư Duy Cờ Vây
Sau khi nghiên cứu liên hệ giữa cờ vây với Binh pháp Tôn Tử, với chiến thuật của Mao và cả của người Nhật, các chuyên gia quân sự Mỹ bắt đầu… chơi cờ vây trong những căn phòng được CIA bảo vệ
Tôn Tử, nhà quân sự Trung Hoa vào thế kỷ 5 trước Công Nguyên, từng nói rằng: “Đừng tấn công kẻ địch mà hãy tấn công vào kế hoạch của chúng; quân như nước chảy: không chảy lên đỉnh núi cao mà chảy thấm xuống chỗ trũng”. Và cờ vây - môn chơi ra đời từ 4.000 năm trước tại Trung Hoa - cũng đưa ra triết lý tương tự
Sau này, vào năm 1945, Tổng thống Truman của Mỹ đã rất ngạc nhiên trước những thành công về quân sự của Mao Trạch Đông khi chiến thắng quân của Nhật và Tưởng Giới Thạch. Ông đã cho người tìm hiểu và biết được rằng, ngoài áp dụng các chiến thuật của phương Tây như Hannibal, Machiavelli, Clausewitz, Foch… thì Mao đã lấy ý tưởng nhiều nhất từ cờ vây
Sau khi nghiên cứu liên hệ giữa cờ vây với Binh pháp Tôn Tử, với chiến thuật của Mao và cả của người Nhật, các chuyên gia quân sự Mỹ bắt đầu… chơi cờ vây trong những căn phòng được CIA bảo vệ
Đó là những gì mà Jean-Christian Fauvet và Marc Smia tìm hiểu khi viết nên cuốn sách Nhà quản lý - Kỳ thủ cờ vây. Và theo như các tác giả cuốn sách này, khi phương Tây thấy cần thúc đẩy mối quan hệ với châu Á, họ bắt đầu giải mã môn cờ vây
Bách khoa Toàn thư Universalis nêu ra nhiều truyền thuyết về nguồn gốc cờ vây của Trung Hoa, trong số đó có truyền thuyết về vị vua của Trung Hoa cổ đại - vua Thuấn chính là người đã sáng tạo ra môn chơi này để phát triển trí thông minh của con trai ông là Thường Quân. Vậy là, cờ vây vốn được tạo ra để dạy các hoàng tử cách trị quốc, vì vậy nó hàm chứa triết lý và nguồn cảm hứng cho việc điều hành chính trị và quản lý trong kinh doanh
Văn hóa phương Tây chú trọng sự phân tích, họ suy nghĩ dựa trên 3 nguyên tắc: đồng nhất, không mâu thuẫn, triệt tam (mọi mệnh đề đều đúng, hoặc sai). Trong khi đó, thế giới trong mắt người phương Đông là một thế giới uyển chuyển, vì vậy họ đề cao 3 nguyên tắc: thay đổi thường xuyên, tương phản và bao quát
Tính uyển chuyển trong nghệ thuật quản lý của phương Đông được người phương Tây phân tích và học hỏi như thế nào qua các nước cờ vây sẽ được trình bày cụ thể trong 19 chương sách với nội dung đầy hấp dẫn như
- Bàn cờ vây là “sân chơi” của nhà quản lý
- Áp dụng “chiến thuật bám biên”
- Hãy xây dựng tổ chức của bạn như một quần đảo, chứ không phải một hòn đảo
- Biết từ bỏ cái đã mất và giữ thế chủ động…
Lĩnh hội được Cờ Vây sẽ cho phép kỳ thủ
- Hình dung sự phức tạp một cách đơn giản
- Nhìn xa, đặt cột mốc và hiện diện ở mọi nơi
- Cùng tồn tại với những lực lượng đối lập
- Tạo liên kết và xây dựng những vùng lãnh thổ ảnh hưởng
- Nhất quán và chặt chẽ trong hành động
- Trong mọi hoàn cảnh, giữ gìn những cửa sổ tự do(mức độ tự do) của bạn
- Phát triển khả năng chinh phục
- Biết sử dụng chiến lược mở rộng cũng như chiến lược kiềm hãm...
Kỳ thủ cờ vây rèn luyện trí tuệ bằng tư duy cờ vây
Kỳ thủ cờ vây đưa quân cờ của mình tiến vào cấu trúc của đối phương để thay đổi từng yếu tố trong cấu trúc đó, dần dần tiến tới phá vỡ toàn bộ cấu trúc
Kỳ thủ cờ vây hoạch định những nước cờ "tầm thường" để di chuyển những quân cờ "tầm thường" đến những vị trí "tầm thường" - "tầm thường" trong thời điểm hiện tại nhưng sẽ trở thành một quả đấm thép trong một cục diện mới
Last edited: