What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Vietnam Go Global

Người Việt làm ăn ở Mỹ​

Mười đồng không phải một mà là ba, ba cái áo thun chữ T có in hình Tổng Thống thứ 41 của Hoa Kỳ. Đó là lời rao của các chị người Việt Nam, những chủ gian hàng bán đồ lưu niệm ở góc đường sau Nhà Trắng.

"Áo thun Obama mười đồng, mười đồng"

Gian hàng của các chị là chiếc xe công ten nơ (container) cải tiến. Nếu hạ một vách bên hông của thùng xe xuống thì thành cửa hàng xôm tụ, còn như đóng lại thì khi lưu thông trên đường phố người ta thấy nó cũng giống như những xe tải bình thường khác.

Chiếc xe của các chị bên trong chứa những thứ hàng mà du khách sau khi vào tham quan Nhà Trắng, rồi còn vòng cổng hậu để nghía thêm nơi ở của gia đình Tổng Thống, cần mua. Khát nước? Đây nước ngọt, nước suối đủ loại. Đói? Có liền các loại bánh mặn, ngọt, ăn nhanh.

Đồ lưu niệm? Thế mạnh của các chủ gian hàng này: áo thun, áo khoác, nón, đủ màu sắc và hình ảnh của những địa danh nổi tiếng, những nhân vật được công chúng yêu thích. Nhưng tiêu thụ mạnh nhất vẫn là áo thun chữ T có in gương mặt Barack Obama với giá mười đô la ba cái.

Không phải chỉ có các xe của người Việt đậu ở đây để bán hàng. Khách còn thấy có khoảng mươi chiếc xe của người Trung Quốc, Hàn Quốc, Mexico đậu bên cạnh. Nhưng phải nói, chỉ có gian hàng của các chủ người Việt là đông khách.

Để thấu đáo hơn, khách bước qua gian hàng của các người chủ Trung Quốc, Hàn Quốc, Mexico tìm hiểu. Lạ, mặt hàng và giá cả y chang nhau. A! Vậy thì tại sao kẻ bán không ngớt tay, người ngồi chơi ngáp gió? Rồi khách phát hiện, chính tiếng rao "Áo thun Obama mười đồng, mười đồng" bằng đủ thứ tiếng của các chị người Việt là sự khác biệt duy nhất giữa các gian hàng.

Tiếng rao lảnh lót giữa lòng phố Washington DC đã kéo chân người đến gian hàng. Và, với khách Việt thì tiếng rao còn níu cả bước chân đi. Tiếng rao còn góp phần làm cho Thủ đô hành chính nghiêm trang của Hoa Kỳ được trẻ trung, sinh động và hấp dẫn.

Tai nghe tiếng rao dõng dạc tự tin, mắt nhìn đôi tay thoăn thoắt gói hàng, mươi bước đằng kia có bóng dáng người cảnh sát Hoa Kỳ đứng giữ an ninh trật tự. Trong khung cảnh như vậy, khách hiểu, các chị và Washington DC đã là một.

Bad Luck - Hạt cát trong sa mạc Las Vegas

Bad Luck hỏi, "Hai cháu tên gì?", cả hai không trả lời, ông tự đặt. Khách lớn tên "Từ Từ" vì làm gì cũng từ từ. Khách nhỏ tên "Không Biết" vì hỏi gì cũng không biết.

Chương trình "khám phá Las Vegas" của hai khách Việt Nam mới qua Cali được vài ngày thật ngẫu nhiên và tùy hứng. Nhân đối tác hủy cuộc hẹn cuối tuần, mừng húm, khách lớn tuổi nói với khách nhỏ tuổi hơn: "Tại sao một vùng sa mạc khỉ ăn đá, gà ăn muối như Las Vegas lại moi được tiền của nhiều người trên thế giới?". Thế là hấp một cái, cả hai đã yên vị trên xe đò trực chỉ Las Vegas.

Những tưởng có chút tiền còm trong túi là bảnh tỏn tẻng, là đã có thể ăn và ở hai ngày cuối tuần tại Las Vegas; ngờ đâu đã đi qua hơn năm khách sạn mà vẫn chưa tìm được chỗ qua đêm, vì hết phòng! Lúc này khách lớn mới ngớ ra xanh xám mặt mày hỏi khách nhỏ: "Chúng ta ăn nơi đâu và ở nơi nào, hả em?" - Khách nhỏ trả lời: "Dạ, em không biết ạ!".

Đúng lúc đó Bad Luck lên tiếng, "Hai cháu mới ở Việt Nam qua hả?". Trời ơi, chung quanh toàn nói tiếng tây, tiếng u, chợt có người hỏi mình bằng tiếng má đẻ, lại đang trong hoàn cảnh ngặt nghèo, hai khách mừng muốn nhảy tửng. Ông nói tiếp, " Hai cháu cần nơi ở phải không? Qua giúp!". Tại quầy tiếp tân của một khách sạn nhiều sao, ông móc cái thẻ gì đó, nhận chìa khóa phòng rồi trao lại cho hai khách, "Lên mà ở, tiền bạc xong rồi, chừng nào đói điện thoại gọi Qua qua".

Định bụng sẽ không gọi cái ông Qua đó qua, nhưng Từ Từ và Không Biết đã liều mạng tìm đến một số nhà hàng gọi thức ăn, nếm thử, rồi cười ngất. Thôi thì phải gọi vậy. Nghe điện thoại, ông dặn, "Nếu có quần áo sang sang một chút thì mặc vào, mươi phút nữa Qua dẫn đi ăn tại một nơi đặc biệt lắm". Sau khi ngắm nghía hai khách từ đầu đến chân, ông vỗ tay đánh bép, "Ngon lành!". Ông đưa Từ Từ và Không Biết vào khu sòng bài dành riêng cho khách chơi từ 200 ngàn đô la một cây trở lên; tại đây có nhà hàng vô cùng sang trọng phục vụ riêng cho đối tượng này, không lấy tiền. Thấy Từ Từ và Không Biết bị khớp (vì thấy trong chuyện này có điều gì đó gian dối), ông nhắc, "Tự tin, thoải mái lên, thích ăn gì nói Qua gọi", rồi búng tay kêu người phục vụ, "Ê, có hai khách Vip!".

Từ Từ quan sát bàn bên cạnh thấy có hai người phụ nữ Á châu mắt đỏ dại, quần áo nhàu, tóc rũ rượi, mặt khô mốc, đang ăn ăn uống uống một cách vô cảm. Thấy ông họ gật đầu chào. Ông nói, "Hai người đó đã đánh bài ba ngày ba đêm nay rồi!". Từ Từ hỏi, "Sao ông biết?". Chính câu hỏi này đã giúp hai khách "khám phá Las Vegas".

Ông xưng là Qua làm việc tại các sòng bạc Las Vegas từ 1979. Nghề của ông thật buồn cười: Mồi bài. Nghĩa là, ông nhận tiền của trưởng sòng, rồi có nhiệm vụ nếu thấy các phụ nữ trung niên ngồi đánh bài thì... ngồi bên cạnh cùng đánh để tạo thêm sự hưng phấn cho họ.

Từ Từ hỏi - Thu nhập của ông có khá không? "Nếu tính luôn tiền quý bà thưởng khi ăn bài thì khoảng 150 ngàn đô la / năm" - Nhà ông ở đâu? "Trong sòng bài. Hệ thống khách sạn của chủ thế nào cũng để một số phòng trống dành riêng cho khách chơi bài, Qua ở trong đó" - Quanh năm suốt tháng? "Ừ, quanh năm suốt tháng" - Vậy, ông ăn ở đâu? "Giống như mình đang ăn vầy nè. Từ Từ mủi lòng. Thân phận của ông có khác gì lục bình trôi thế mà còn hào hiệp đùm bọc đồng hương! - Xin lỗi, gia đình riêng tư của ông thế nào? "Trước cũng có bây giờ không!" - Lại phải xin lỗi, không có gia đình, 150 ngàn đô la/ năm ông làm gì cho hết? "Chơi bài. Chơi những lúc rảnh rỗi nhưng, luôn luôn thua!". ông nói thêm, "Bởi vậy những người trong các sòng ở đây mới gọi Qua là Bad Luck (không may mắn)" - Từ năm 1979 đến nay ông có về thăm quê hương không? Ông lắc đầu nhè nhẹ - Sắp tới ông có định về không? "Không còn sức để về nữa, trong mình bệnh nhiều lắm rồi". Hai khách chợt se se trong dạ khi nghe ông Qua trả lời như thế.

Tiễn hai khách ra tận bến xe, mắt ông hoe hoe đỏ. Phải chăng hai ngày cuối tuần vừa qua, Từ Từ và Không Biết đã đem quê hương đến với ông rồi lại đem quê hương đi? Xe chạy, ông cứ đứng mãi bên đường nhìn theo. Từ kiếng chiếu hậu, khách thấy hình dáng Bad Luck mới đầu còn rõ, sau lẫn vào bụi cát trong sa mạc Las Vegas, mất tăm.

Thôi thì, chúng tôi sẵn lòng cuốn chữ Bad theo để chữ Luck mãi ở lại với ông, Luck ạ.

Ơi cô em Ca Li nóng bỏng

Dân Cali nói với khách, "lâu lắm rồi Cali mới nóng tới 82 độ fahrenheit như hôm nay". Đúng cái ngày nóng đó, cô em đã mặc một cái sơ mi dài vừa qua khỏi mông, nơi vòng eo thắt hững hờ sợi dây nịt màu đỏ và, bên dưới không có quần

Khi cô em xuất hiện tại sảnh đón của khách sạn, mọi hoạt động của con người ta tại đây gần như dừng lại. Người nói, ngưng nói; người đi, ngưng đi; người viết, ngưng viết. Cả những người đẩy va li, lau nhà, quét dọn cũng bất động bởi, từ đầu đến chân, cô em nóng còn hơn nhiệt độ của Cali ngày hôm ấy.

Thoáng chút ngại ngùng, nhưng rồi khách cũng bước ra mời cô em vào nhà hàng bên trong khách sạn để bàn công chuyện, như đã hẹn. Lại một lần nữa khách trong Nhà hàng nín lặng khi cô em bước vào. Thế nhưng, vừa ngồi xuống ghế, như muốn thể hiện sự tôn trọng khách, cô em ỏn ẻn, "Hôm nay vì hẹn làm việc với chị em mới phải mặc sơ mi cho kín đáo, chớ gặp khi thời tiết nóng như vầy em đã diện cái áo hai dây rồi". Nghe vậy khách không bó tay mà, bó toàn thân!

Cô em qua Cali thật tình cờ, lúc tiếng má đẻ còn bập bẹ. Vào một buổi xế chiều nơi vùng quê biển nghèo Nam bộ, ăn cơm xong cô em bước lủng đủng qua nhà hàng xóm chơi đúng lúc chủ nhà chuẩn bị xuất phát vượt biên. Sợ lộ, người ta thẩy cô em lên ghe rồi phóng luôn ra biển. Chuyến đi trót lọt! Khi có tin về con gái, má cô vừa khóc vừa cười. Khóc, vì không biết đứa con mới vài tuổi đầu của mình sẽ sống ra sao ở đất lạ, quê người. Cười, vì bà theo đạo Phật. Bà tin "cái duyên (nghiệp) của con gái nó đến thì Trời cản cũng không được, nói gì tới mình!". Bà ăn chay luôn từ ngày con gái "vượt biên".

Ở Cali từ nhỏ vì vậy nếp sống, sinh hoạt, suy nghĩ, giọng nói, của cô em giống dân bản địa nhiều hơn cố quốc. Cô em làm nghề môi giới nhà đất và có mối quan hệ xã hội đủ để lọt qua cánh cửa nào mà cô cần lách qua. Cô em lái chiếc Mercedes mui trần giá 85 ngàn (ở Mỹ), ở trong một ngôi nhà gần biển giá khoảng triệu đô. Cô em có một hình vóc rất Việt Nam: người thon thả, tóc đen suôn dài chấm eo, mắt to, miệng nhỏ, mũi thẳng gọn và, đôi chân phải nói là đẹp. Có lẽ rất ý thức về đôi chân đẹp của mình cho nên, khi cô em bước, khiến người ta nghĩ mặt đường được lót một lớp bông gòn dày, và cô em phải nhún mới di chuyển được.

Thế nhưng, đã ở độ "U 40" mà cô em vẫn chưa lập gia đình. Cô em nói với khách, "đàn ông Mỹ và Việt thích em lắm, nhưng em cứ ở vậy cho họ thèm!".

Dù là lần đầu tiên được tiếp kiến, nhưng tiếng tăm của cô em thì khách biết lâu rồi. Hiệu trưởng trường, người vừa dạy, vừa ký tên cấp bằng cho cô em hành nghề môi giới địa ốc ở Cali nói với khách: "Bà ạ, cô ấy rất thông minh, học ít hiểu nhiều. Người ta thi ba bốn lần chưa được cấp bằng, cô ta chỉ thi một lần là đậu thứ hạng cao". Dân hỗ trợ tài chính địa ốc Cali thì nghiêng mình bái phục: "Khi cô ta chịu nhúng tay vào thì một đô la cũng có thể mua được nhà". Dân trong ngành môi giới thì khen tài "nấu ăn" giỏi của cô em: "Nhà cửa xệu xạo nhưng qua tay cô em "xào nấu" (sửa sang lại) cũng thành bắt mắt, khách khó tính mấy cũng xìa tiền".

Thân gái một mình ở xứ người, thân cô, thế cô, xây dựng được cho mình một thương hiệu như thế, kể cô em Cali cũng thuộc nhóm người chẳng phải vừa!

Khách nói với cô em: "Cần thiết lập một hệ thống mua nhà ở Cali cho người Việt trong nước, khách đảm nhiệm nguồn "cầu", cô em phụ trách nguồn "cung", nổi không?". Cô em vừa nói vừa chớp chớp làn mi cong vút được chải chuốt rất cẩn thận: "OK!". Khách gặng lại: "Tiền chuyển thế nào?". Cô em trả lời mà tròng mắt cứ lúng la, lúng liếng: "Bạn trai của em có đầu tư dự án ở Việt Nam. Anh ấy đang cần hằng trăm triệu đô la. Tiền cứ đưa ở Việt Nam, ảnh alô cho em một tiếng là khách của chị nhận nhà liền hà". Nhưng, cô em không dừng lại đó mà nũng nịu, vòi vĩnh: "Em hỏng làm "chùa" đâu nghen, hoa hồng cho vụ chuyển tiền "chui" này là 2%/trên tổng số".

Khách hỏi tiếp: "Thế còn những người Việt trong nước cần mua nhà nhưng không thể trả một lần mà muốn góp hằng tháng, thì sao? Cô em là người một đô la cũng mua được nhà mà?". Cô em nguýt khách một cái dài sọc: "Chị thử em phải không? Hiện, Nhà nước Mỹ đang cho vay mua nhà với lãi suất rất thấp. Nếu bà con mình ở bển muốn mua nhà trả góp thì em sẽ tìm cách giúp cho, nhưng (lại nhưng) phải chấp nhận trả cao hơn lãi suất Ngân hàng Mỹ từ 1 đến 3 % à nghen".

Khách nhủ thầm: "Đúng "cò" Cali chính hiệu !".

Mọi chuyện bàn bạc đã xong, hợp đồng đã được ký kết, khách và cô em chào nhau. Khi ra về, cái bắt tay của hai người hờ hững, ánh mắt của hai người vô cảm, lòng hai người chẳng vướng bận gì nhau; loại giao tiếp "tiền trao cháo múc" này cả hai đã quá quen rồi. Thế nhưng....

Ngày khách về lại Việt Nam trời Cali trở lạnh. Trên người khoác hai áo dày, khách vẫn run lập cập. Đang lui hui với mớ hành lý, khách chợt nghe tiếng cô em, gọi: "Hello, chị...". Ngẩng lên, khách chợt bắt gặp ánh mắt cô em ẩm ướt như trời Cali ngày hôm nay vậy. Khách tự hỏi, đâu rồi ánh mắt rất lẳng của ngày qua? Cô em dúi vào tay khách năm ngàn đô la Mỹ, nói khẽ: "Chị về bển coi bà con mình ai khổ thì gởi biếu; hoặc chị thấy có cái chùa nào nghèo cúng dường giúp em...". Khách nghe vậy thắc mắc: "Sao cô em không gởi số tiền này cho má?". Giọng cô em buồn buồn: "Từ ngày em qua đây, gởi tiền về má em gởi trả lại, không nhận. Em định bụng, ráng ở bên này kiếm thêm chút đỉnh nữa rồi sẽ về định cư ở quê nhà. Má chỉ có em, má rất cần em chăm sóc lúc tuổi già....".

Cô em Cali hôm nay đằm thắm với cái măng tô màu sim tím, cổ quấn khăn màu vàng nhạt và đôi chân đẹp được cái quần nhung đen ôm sát toát lên vẻ khỏe mạnh, sang trọng, nền nã.

Lúc chào nhau, khách cố tìm ánh mắt của cô em để chia sẻ nỗi lòng, nhưng cô em luôn tìm cách giấu, như giấu phần hồn của chính mình vậy.

Ừ thì khách về nhé, ơi cô em Cali nóng bỏng...

Tác giả: Tạ Thị Ngọc Thảo
 
Trọng trách của các Đại sứ rất lớn​

Tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chiều qua tiếp thân mật 21 Đại sứ và Trưởng cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam mới được bổ nhiệm đến chào trước khi lên đường nhận nhiệm vụ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc mừng các Đại sứ và Trưởng cơ quan đại diện vừa được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Đây vừa là vinh dự, vừa là trọng trách lớn mà Đảng và Nhà nước đã tin tưởng giao cho các Đại sứ và Trưởng cơ quan đại diện.

Thủ tướng nhấn mạnh: Năm 2010 là một năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi có nhiều ngày lễ quan trọng của đất nước, năm Việt Nam là Chủ tịch ASEAN… Vì vậy, trọng trách của các Đại sứ và Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam là rất lớn, không chỉ nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam mà còn góp phần thúc đẩy giao lưu hợp tác chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng giữa Việt Nam với các nước trên thế giới để tạo môi trường thuận lợi cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thủ tướng cũng mong muốn thời gian tới, các Đại sứ và Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài quan tâm hơn đến công tác nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước và Chính phủ góp phần bổ sung cho đường lối đối ngoại của đất nước, xây dựng chiến lược lâu dài cho nền ngoại giao toàn diện với ba trụ cột là ngoại giao chính trị - ngoại giao kinh tế - ngoại giao văn hóa, tạo thêm sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau trong hợp tác song phương và đa phương với các nước, các khu vực trên thế giới...
 
Đề nghị Việt kiều được tham gia Quốc hội​

- Hôm qua (10-3), tại cuộc họp liên tịch tổng kết quy chế hoạt động, phối hợp năm 2009 và định hướng công tác năm 2010 giữa Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) và Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) có ý kiến đề nghị nên có đại diện là Việt kiều đang sinh sống ở nước ngoài trở thành đại biểu Quốc hội khóa XIII.

Ông Nguyễn Tiến Võ, Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯMTTQVN, đề nghị QH Khóa XIII cần có ĐB là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt kiều). Đây là vấn đề khó nhưng chúng ta có thể vận dụng các nghị quyết của Đảng, để trong QH có tiếng nói bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với kiều bào.

“QH Khóa XII cũng đã có GS Nguyễn Lân Dũng đại diện Hội Liên lạc Người Việt Nam ở Nước ngoài. Nhưng bà con muốn có đại diện phải là người Việt đang trực tiếp sinh sống tại nước ngoài”- Ông Võ nói.

Hiệp thương xong là mất hút

Nhiều ý kiến đề nghị cần thể chế đưa vào luật các quy định khẳng định vai trò, vị trí của MTTQVN: “MTTQVN là cơ sở, chỗ dựa của chính quyền nhân dân, là đại diện quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, trong đó Đảng là một thành viên Mặt trận và là thành viên lãnh đạo của Mặt trận”

- Ông Nguyễn Tiến Võ phát biểu.

Theo GS Hoàng Xuân Sính - Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQVN, cần có quy định để hoạt động giám sát, cũng như tiếng nói của Mặt trận ngày càng thực chất và có tác động mạnh mẽ hơn.

Theo ông Vần, phải tăng cường việc giám sát các ĐBQH mà Mặt trận đã hiệp thương, giới thiệu ứng cử, không nên để xảy ra tình trạng hiệp thương xong rồi ĐB cũng mất hút luôn, Mặt trận không thể theo dõi, giám sát được.

Đối với việc phối hợp với cơ quan dân cử trong giám sát, ông Cư Hòa Vần cho rằng Mặt trận không phải là người đi theo mà phải là giám sát độc lập, tiếng nói của Mặt trận phải được ghi nhận. Hoạt động phản biện của Mặt trận cũng phải được thể chế hóa vào luật, để đạt kết quả cao hơn.

Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh Cương lĩnh Chính trị của Đảng tới đây sẽ được đưa ra lấy ý kiến của Mặt trận để phát huy dân chủ thật sự chứ không phải chỉ là hỏi ý kiến một cách hình thức.

Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam - Hiệp thương công tác tổ chức

Sáng 10 - 3, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBTƯ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và lãnh đạo Bộ Nội vụ nhằm hiệp thương công tác tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2010-2015.

Trên cơ sở các nội dung công tác chuẩn bị, tại buổi làm việc, các đại biểu đã làm rõ một số nội dung về đối tượng, thành phần đại biểu tham dự nhất là thanh niên dân tộc, thanh niên tín đồ, tôn giáo, thanh niên, sinh viên VN đang học tập, công tác ở ngoài nước có quốc tịch Việt Nam, xác định đảm nhận các công trình thanh niên trong nhiệm kỳ và tham gia ý kiến góp ý cho dự thảo báo cáo trình Đại hội VI
 
Doanh nhân kiều bào và ước mơ ‘1 triệu cần câu’ cho người nghèo​


Tập hợp nguồn lực của kiều bào để giúp đỡ người dân trong nước là việc mà ông Nguyễn Công Chánh và các cộng sự tại TrustViet Foundation (Quỹ cộng đồng Hướng Việt ở Mỹ) đã và đang làm hơn 7 năm nay.

Một ngày trước khi trở lại Mỹ, doanh nhân về hưu Nguyễn Công Chánh, một trong những người thành lập TrustViet vào tháng 6/2003 và hiện giữ chức Chủ tịch nhóm, đã chia sẻ những dự định vì người nghèo của ông. Suốt hơn 2 giờ bên ly cà phê, ông dường như chỉ nhắc về mình vài câu và nói nhiều đến những dự án do nhóm hoạt động cộng đồng Hướng Việt (TrustViet Foundation) thực hiện tại Việt Nam. Và gần đây nhất, ngày 3/3, là việc chính thức triển khai dự án “1 triệu cần câu cho tài chính vi mô”.

Mượn của 16 người cho 1 người vay

Thực chất, đây là dự án mượn tiền của kiều bào các nước, tối thiểu khoảng 25 USD một người trong thời hạn 12 tháng. “Với hơn 4 triệu kiều bào sống ở nhiều quốc gia, chắc chắn số tiền mượn được sẽ không nhỏ”, ông Chánh dự đoán. Số tiền này sẽ được chuyển vào tài khoản độc lập của nhóm và công khai trên trang web www.vietmilo.com. Sau khi có nguồn vốn nhất định, TrustViet sẽ cho các tổ chức tài chính vi mô của Việt Nam mượn lại nhưng không tính lãi suất để họ cho người nghèo vay với lãi suất nhất định.


Ông Nguyễn Công Chánh, Chủ tịch TrustViet​

“Trong những năm đầu, mỗi năm, một hộ nghèo sẽ được vay trung bình 400 USD với lãi suất 10%”, ông Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc Công ty Tư vấn Phát triển Cộng đồng Bình Minh (Hà Nội), 1 trong 18 đơn vị liên kết với TrustViet, cho biết. Như vậy, cứ 16 người cho mượn sẽ có 1 người được vay.

Khi được hỏi trong khi ngân hàng luôn cần hộ vay vốn có tài sản thế chấp thì tài sản mà người nghèo thế chấp cho các tổ chức tài chính vi mô là gì? ông Hà trả lời, chỉ cần họ tập hợp thành 1 nhóm từ 5-7 hộ là đủ điều kiện vay vốn.

Trở lại câu chuyện lãi suất, 10% có vẻ là mức “cắt cổ” đối với người nghèo. Ông Chánh bật cười lớn và nói, không hề cắt cổ vì mức lãi suất này còn thấp hơn nhiều so với các nước khác trên thế giới (ở Ấn Độ hiện là 25% một năm và Philippines là 30% một năm). Tài chính vi mô là thuật tính toán về thời hạn cho vay để người vay có cảm giác lãi suất thấp. Chẳng hạn, khi vay 7 triệu đồng trong 12 tháng, người vay sẽ không trả hết số tiền đó sau 12 tháng mà trả dần mỗi tuần. Quan trọng hơn là vốn, lãi suất mà các tổ chức tài chính vi mô đưa đến người nghèo phải được công khai. “Chúng tôi không có tham vọng giúp người nghèo giàu lên nhanh chóng, chỉ mong họ có thể thoát nghèo và cải thiện được đời sống”, ông nói.

Ước mơ 2,3 triệu “cần câu” cho người nghèo

Về mục tiêu 1 triệu cần câu, ông Chánh cho biết, TrustViet rất muốn nâng con số lên cao hơn (khoảng 2,3 triệu), tuy nhiên có nhiều lý do khiến ông và các cộng sự đành tạm chấp nhận con số này. Trước hết, đây được xem là cổng gọi nguồn trực tuyến cho chương trình phát triển cộng đồng đầu tiên của người Việt Nam trên thế giới. Nếu đặt mục tiêu quá lớn mà không đạt được thì sẽ khiến nhiều người thất vọng. Thứ hai, trong suốt thời gian trợ vốn, người vay sẽ nhận được báo cáo tình hình hoàn trả vốn theo từng tháng, từng quý. Vì thế, nếu hơn 1 triệu cần câu thì TrustViet chưa đủ nhân sự để làm.

Ngoài dự án trên, trong 7 năm qua, ông Chánh cùng hơn 100 thành viên của TrustViet đã tự bỏ tiền để gây quỹ giáo dục cho học sinh, sinh viên nghèo. Điểm khác biệt của TrustViet so với các tổ chức từ thiện khác là khi trao học bổng, nhóm sẽ theo các em cho đến khi học xong chứ không chỉ trao một lần rồi thôi. Hiện TrustViet đã trao tặng hơn 350 học bổng đại học (20 USD một suất suất một tháng và trong 4 năm) và gần 800 học bổng cho bậc trung, tiểu học (5-10 USD một suất một tháng). Riêng đối với du học sinh, TrustViet nhận hỗ trợ chỗ ăn, ở để giảm bớt chi phí sinh hoạt cho các bạn.

Song song đó, TrustViet còn phối hợp, vận động nhiều tổ chức phi chính phủ trên thế giới, mời họ đến và giúp đỡ Việt Nam. Gần đây nhất là chương trình trở lại bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình (TP HCM) của nhóm phẫu thuật khớp gối và khớp háng của Operation Walk (Mỹ). Gần 60 người nghèo đã đi được trên đôi chân của mình.

Trở lại Mỹ với nhiều ấp ủ, ông Chánh tiết lộ, trước tiên, TrustViet sẽ đưa dự án “1 triệu cần câu cho tài chính vi mô” đến với các du học sinh, thông qua các buổi trò chuyện tại một số ĐH Mỹ, Canada... (dự kiến là vào tháng 5), sau đó mới giới thiệu rộng rãi tới kiều bào. Lý do thật đơn giản, giới trẻ cần phải thấu hiểu và chung tay giúp đỡ quê hương, dù họ có sinh ra và lớn lên ở Việt Nam hay không. Chưa kể, công nghệ thông tin vốn là một phần cuộc sống của các bạn trẻ nên khi họ chia sẻ thông tin về www.vietmilo.com , sẽ có thêm rất nhiều người biết đến và cùng chung tay hỗ trợ người nghèo
 
Khai trương Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Houston​

tls.jpg

Cắt băng khai trương tổng lãnh sự Việt Nam tại Houston, Texas​

Lễ khai trương Tổng lãnh sự quán Việt Nam diễn ra ngày 25/3 tại thành phố Houston, bang Texas, Mỹ.

Đây là lãnh sự quán thứ hai của Việt Nam tại Mỹ, sau Tổng lãnh sự quán ở San Francisco thuộc bang California ở miền tây nước Mỹ.

Phát biểu tại lễ khai trương, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn khẳng định việc khai trương Tổng lãnh sự quán ở thành phố Houston là một sự kiện quan trọng trong quan hệ Việt-Mỹ, đúng vào dịp hai nước đang tổ chức các hoạt động kỷ niệm 15 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1995-2010).

Thứ trưởng nhấn mạnh xuất phát từ lợi ích mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước, trong thời gian qua Việt Nam và Mỹ đã tích cực đàm phán về việc mở rộng vùng lãnh sự của Mỹ từ Thành phố Hồ Chí Minh ra 22 tỉnh và thành phố và lập Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Houston - một trong những thành phố quan trọng hàng đầu của Mỹ.

Theo Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn, chỉ trong vài tháng qua, với sự hiện diện và hoạt động tích cực của Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Houston, sự hiểu biết và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và bang Texas đã được thiết lập, quan hệ giữa bang Texas và Việt Nam đã gần gũi hơn, các doanh nghiệp Houston đã có thể dễ dàng tiếp cận thông tin, tìm hiểu về các đối tác tiềm năng tại Việt Nam.

Trong khi đó, đối với cộng đồng người Mỹ gốc Việt thuộc bang Texas và các bang lân cận, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Houston đã tích cực hỗ trợ và thực hiện các công việc liên quan đến lãnh sự như cấp đổi hộ chiếu, thị thực, hợp pháp hóa lãnh sự...

Bà Betty H. McCutchan, đại diện của Bộ Ngoại giao Mỹ tại bang Texas phát biểu: "Chúng tôi rất hạnh phúc tiến tới kỷ niệm 15 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm nay với việc mở Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Houston, và chúng tôi mong đợi quan hệ giữa hai nước sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và chúng ta sẽ tiếp tục hợp tác với nhau."

Ông Lê Dũng, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Houston, cho biết một trong những lý do của việc thành lập Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Houston thuộc bang Texas là vì đây là một trong những bang lớn nhất của Mỹ, đồng thời là một trung tâm đào tạo lớn, có nhiều tiềm năng hợp tác với Việt Nam.

Ngoài ra, cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại đây rất lớn, ước tính có khoảng 450.000 Việt kiều đang sinh sống tại đây. Theo ông Lê Dũng, ngoài việc thực hiện công tác lãnh sự theo nhiệm vụ được giao, Tổng lãnh sự quán Việt Nam cũng sẽ ưu tiên thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với bang Texas nói riêng và giữa Việt Nam với Mỹ nói chung.

Tại buổi khai trương, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Houston đã giới thiệu về tiềm năng đất nước, con người Việt Nam, những hoạt động hướng tới Lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, và giới thiệu về môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam với các tập đoàn kinh doanh, các công ty lớn của bang Texas nói riêng và của Mỹ nói chung; đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư hãy đến Việt Nam tìm hiểu thị trường và đầu tư làm ăn lâu dài tại Việt Nam
 
Sẽ vận động xây ĐH Mỹ tại Việt Nam​

Theo thông cáo mới đây của Nhà Trắng, ông David Dương, doanh nhân người Việt đang định cư tại Mỹ được Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm giữ chức Ủy viên Quỹ tài trợ giáo dục Việt Nam. Đây là cơ hội lớn cho cộng đồng người Việt tại Mỹ.


Trước ngày nhậm chức (thứ ba tuần sau), ông David Dương trao đổi với Đất Việt về những dự định của ông trong thời gian đảm nhiệm cương vị này.

- Ông có bất ngờ khi được Tổng thống B. Obama bổ nhiệm vào vị trí Ủy viên Quỹ tài trợ giáo dục Việt Nam không? Cảm xúc của ông thế nào khi được mời vào Nhà Trắng diện kiến Tổng thống Obama trong cương vị mới?

- Thật sự là tôi không quá bất ngờ khi được bổ nhiệm vào vị trí này. Bởi lẽ, trước khi được bổ nhiệm, nhà chức trách Mỹ đã tiến hành rất nhiều thủ tục để kiểm tra lý lịch, sự minh bạch của tôi trong quá trình sinh sống làm việc ở Mỹ cũng như tại Việt Nam. Thời gian kiểm tra kéo dài gần một năm. Sau khi xác định tôi đảm bảo được các điều kiện cần thiết, chính quyền của Tổng thống B. Obama thông báo cho tôi biết việc được bổ nhiệm chức vụ Ủy viên Quỹ tài trợ giáo dục Việt Nam (Vietnam Education Foundation – VEF).

Mặc dù việc bổ nhiệm có thể được dự đoán trước, nhưng khi nhận thông báo từ Nhà Trắng, một cảm xúc dâng trào trong tôi. Với việc chính thức được bổ nhiệm, tôi có cơ hội để học hỏi cách làm việc chuyên nghiệp của một bộ máy hành chính công hàng đầu thế giới. Với việc được thường xuyên làm việc với các chính khách Mỹ, tôi sẽ có điều kiện giúp họ có nhiều thông tin tích cực hơn về chính sách mở cửa, hội nhập của nhà nước Việt Nam, thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Mỹ thông qua giao lưu giáo dục trong lĩnh vực khoa học công nghệ lên tầm cao mới.

CDV-3-4-hoa-ky-in.jpg

Ông David Dương (trái) chụp ảnh cùng Tổng thống Hoa Kỳ B.Obama tại Nhà Trắng​

- VEF sẽ mang lại lợi ích gì cho giáo dục Việt Nam, thưa ông?

- VEF được thành lập năm 2007 theo sáng kiến của cựu tổng thống Bill Clinton. Đây là một tổ chức độc lập, được tài trợ bởi chính phủ Mỹ. Mục đích của VEF là giúp quan hệ Việt Nam – Mỹ trên lĩnh vực giáo dục xích lại gần nhau hơn, đồng thời giúp nâng cao chất lượng giáo dục ở Việt Nam. VEF được điều hành bởi một Ban giám đốc, gồm ba vị bộ trưởng các bộ: Ngoại giao, Ngân khố, Giáo dục và ba thượng nghị sỹ cùng một số cá nhân do Tổng thống Mỹ chỉ định. VEF hỗ trợ học bổng cho du học sinh, các nhà khoa học trẻ Việt Nam có điều kiện đi du học tại Mỹ.

- Trong cương vị là Ủy viên VEF, ông sẽ làm gì để hỗ trợ giáo dục Việt Nam?

- Ngay sau khi được bổ nhiệm, tôi đã dự kiến chương trình hành động của mình trong thời gian tới. Theo đó, có ba nhóm hoạt động chính sẽ được tôi tập trung triển khai. Thứ nhất, vận động các thành viên trong Ban giám đốc VEF tăng thêm quỹ học bổng cho du học sinh Việt Nam. Thứ hai, vận động xây trường đại học Mỹ tại Việt Nam để giúp học sinh, sinh viên Việt Nam không đủ điều kiện lấy học bổng đi du học tại Mỹ có điều kiện tiếp cận nền giáo dục của cường quốc này thông qua việc du học tại chỗ. Với việc mở trường ĐH Mỹ tại Việt Nam, sẽ giúp cho hàng ngàn học sinh, sinh viên có cơ hội lấy bằng ĐH của Mỹ mà không phải tốn nhiều chi phí. Đó là một cách làm có lợi cho giáo dục Việt Nam. Thứ ba, thuyết phục các chính khách Mỹ ủng hộ việc tăng ngân sách tài trợ cho Việt Nam, nhất là lĩnh vực giáo dục.

- Cộng đồng kiều bào tại Mỹ đón nhận thông tin về việc ông được bổ nhiệm như thế nào?

- Bà con kiều bào tại Mỹ đón nhận thông tin này rất hồ hởi, phấn khởi. Họ xem đây là cơ hội tốt cho người Việt tại Mỹ.

- Cảm ơn ông.

Ông David Dương tên đầy đủ là Dương David Trung, sinh năm 1958 tại Sài Gòn. Ông theo gia đình sang định cư tại Mỹ vào năm 1980, hiện ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty California Waste Solutions, INC (California, Mỹ); Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam (Vietnam Waste Solutions, Inc – VWS); Ủy viên Hội Doanh thương quốc tế thành phố Oakland – Mỹ; Chủ tịch Hiệp hội doanh nhân Việt kiều tại Mỹ; Chủ tịch Hiệp hội thương mại thung lũng Silicon; Thành viên Hiệp hội thương mại châu Á - Thái Bình Dương Sacramento
 
Chính Chu, tỉ phú người Việt ở Mỹ​

4457_Chinh-Chu.jpg

Chính Chu (Chinh E. Chu), một tỉ phú người Mỹ gốc Việt​

Ðối với Chính Chu, sự thành công của thế hệ trước quan trọng hơn sự thành công của thế hệ ông. Họ đã mở cánh cửa để con đường đến thành công của ông được dễ dàng hơn.

Năm 2005, tập đoàn tài chính tư nhân Mỹ, Blackstone, đã mua tập đoàn hóa chất Celanese với tổng trị giá 3,8 tỉ USD. Người “đạo diễn” thành công vụ mua bán này là Chính Chu (Chinh E. Chu), một tỉ phú người Mỹ gốc Việt


“Người giao dịch thành công ở Phố Wall”


Ông James Barlett, Phó Chủ tịch Tập đoàn Teletech (Mỹ), cổ đông lớn của Blackstone, nhận xét: “Theo đề nghị của ông Chu, chúng tôi đã tham gia vụ mua bán này. Ông Chu cho biết công ty này (Celanese) được điều hành tốt và tài sản của Công ty sẽ tăng nhiều hơn nữa. Và đến năm 2008, Teletech đã đạt doanh thu 51,4 tỉ USD. Công lớn đã thuộc về ông ấy”. Bên cạnh việc không ngớt lời ca ngợi, Barlett còn gọi Chính Chu là một trong những nhà giao dịch thành công nhất Phố Wall.

Chính Chu hiện là Giám đốc Quản trị Tài sản của Tập đoàn Blackstone, với tổng tài sản hơn 15 triệu USD. Ở tuổi 44, ông Chính Chu đang là một tỉ phú với tổng tài sản hơn 1 tỉ USD. Giới kinh doanh người Việt sống tại Mỹ đánh giá ông là người thành công nổi bật nhất trong cộng đồng.

Chính Chu kể, khi còn đi học, ông không bao giờ nghĩ mình có thể tham gia vào lĩnh vực tài chính ở Phố Wall. Ðối với ông, bước chân vào Phố Wall phải là những cá nhân xuất sắc, được đào tạo căn bản về quản trị tài chính trong những trường đại học tên tuổi như Harvard, Yale... “Tôi không có được may mắn đó. Tôi đã học tại một trường đại học của Nhà nước, Buffalo ở New York”, ông nói.

Cũng chính vì điều này mà ông gặp không ít khó khăn khi xin việc. “Tôi nộp 15 bộ hồ sơ xin việc vào các công ty ở Phố Wall và nhận được 15 thư từ chối rất lịch sự”, ông nhớ lại. Tuy nhiên, chính sự khó khăn này càng thúc đẩy ông quyết tâm theo đuổi nghề. “Nó khiến tôi thấy hứng thú hơn”, ông nói và kết luận: “Trong cuộc sống, bạn cần có tính kiên trì để đạt được mục tiêu của mình”.

Và chính những cơ hội trong cuộc đời đã đưa ông tiếp cận lĩnh vực này. Tuy nhiên, đối với Chính Chu, cơ hội thôi là chưa đủ. “Chu có khả năng phân tích sâu sắc và nhạy bén về tài chính, lĩnh vực mà để thành công, đòi hỏi phải là người giỏi, có tài nổi trội”, James Barlett, Tập đoàn Teletech, nhận xét thêm.

Bận rộn trong công việc kinh doanh, nhưng với những hoạt động từ thiện, Chính Chu luôn cùng người vợ của mình chủ động tổ chức và điều hành. Vợ của ông là nữ ca sĩ Hà Phương.

Thành công nhờ nền tảng gia đình

Năm 1975, cha và mẹ của Chính Chu sang Mỹ cùng 6 người con, với vốn liếng chỉ vài trăm USD. Cuộc sống vô cùng khó khăn nhưng cả gia đình đều quyết tâm là phải nỗ lực để thành công.

Vừa đi học, Chính Chu vừa đi bán sách lẻ giao đến tận nhà. Nhờ trải nghiệm đó cùng những thành công của ngày hôm nay, ông cho mình là người may mắn và ông không quên những mảnh đời bất hạnh, kém may mắn xung quanh mình. Gia đình ông hiện có 2 quỹ từ thiện: Vietnam Relief Effort và Ha Phuong Foundation. Quỹ Vietnam Relief Effort do ông và một người chị tên Kathy Chu lập nên. Từ ngày thành lập đến nay, Quỹ chuyên xây trường, cấp học bổng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em nghèo ở nông thôn Việt Nam. Quỹ từ thiện thứ hai do vợ ông thành lập. Vợ ông nói, quỹ này nhằm giúp những người nghèo khổ, người có năng khiếu nghệ thuật nhưng không có cơ hội và điều kiện tài chính để thực hiện ước mơ của họ

Nói về người vợ của mình, Chính Chu cho biết, ông gặp Hà Phương khi vốn tiếng Việt của ông rất tệ, nên không thể hiểu được những gì cô ấy hát. Không phải vì yêu tiếng hát mà chính phẩm chất luôn giúp đỡ và chia sẻ với người khác của chị đã khiến ông rung động. “Làm việc và giúp đỡ người khác, đó là niềm đam mê và điểm chung khiến chúng tôi gặp nhau”, ông nói.

Về sự thành công của bản thân, ông cho biết, gia đình, cha mẹ chính là nền tảng giúp ông đạt được như ngày hôm nay. “Chúng tôi phải cảm ơn thế hệ đi trước là những người cha người mẹ, đã đến xứ người và nỗ lực để thành công. Sự thành công của họ quan trọng hơn thành công của chúng tôi. Bởi họ đã mở ra con đường giúp chúng tôi, những người đi sau, dễ dàng hơn trên đường đi tới”, Chính Chu bày tỏ.

Khi nhận xét về người Việt Nam, ông cho biết, người Việt có 3 đức tính đáng quý: chăm chỉ, nỗ lực và hy sinh. “Đó là 3 đức tính đã giúp tôi có được thành công ngày hôm nay”, ông kết luận
 
Hai nữ sinh gốc Việt đoạt thủ khoa ở Mỹ​

Báo chí Mỹ vừa giới thiệu 2 nữ sinh gốc Việt có kết quả học tập trung học là thủ khoa.

Nữ sinh với ước mơ thuốc chữa bệnh cho người nghèo

images2004654_LE.jpg

Amy Lê, 17 tuổi, tốt nghiệp thủ khoa trường trung học Edison, thành phố Huntington Beach, California, với số điểm 5,2.

Amy Lê là người ham thích đọc sách. Từ khi còn bé, cô bé luôn được những bạn bè đánh giá cao về thành tích học tập. Trong suốt những năm ở trung học, năm học nào, Amy Lê cũng đạt điểm 4,6 trở lên. Em rất thích những môn toán, vật lý và văn học. Ngoài học ở nhà trường, Amy Lê còn tham gia những sinh hoạt cộng đồng.


“Ở thành phố Huntington Beach có Ban dịch vụ cộng đồng, em làm tình nguyện ở đấy”, Amy Lê cho biết. Rất tích cực tham gia nhiều hoạt động xã hội, Amy Lê đã tham gia quyên tiền ủng hộ những nạn nhân của trận bão Katrina, và trận động đất ở Haiti…

Sau khi tốt nghiệp thủ khoa, Amy Lê 6 trường đại học danh tiếng của Mỹ, trong đó có cả Đại học Pennsylvania (University of Pennsylvania) “mời mọc” đón nhận và cấp học bổng, nhưng Amy Lê đã chọn ghi danh vào học ngành Y khoa và công nghệ Sinh học (Bio Medical) tại Ðại Học UCI gần nhà vì một lý do muốn: “gần để săn sóc mẹ”.

Sinh ra và lớn lên tại Mỹ, vốn tiếng Việt của Amy Lê rất khá. Có được điều này vì em đã theo học các lớp Việt ngữ tại chùa từ nhiều năm nay. Amy Lê cũng biết nhiều về lịch sử của quê nhà.

Cô thủ khoa gốc Việt này nói mình sẽ trở thành người làm việc trong ngành Y tế.

Theo Amy Lê, ở Mỹ, hầu như bệnh gì cũng đều có thuốc để chữa. Nhưng vấn đề lớn nhất là người ta chế được các thứ thuốc, nhưng lại quá đắt. Vì vậy, Amy Lê quyết tâm sẽ theo nghề Y-Dược để bào chế ra những thứ thuốc rẻ hơn, giúp cho nhiều người dân ở Việt Nam và những nước nghèo mua được thuốc chữa bệnh.

Thủ khoa được bầu làm Thượng Nghị sĩ Trẻ

images2004655_JEN.jpg

Jenny Lê, trường trung học Clear Lake, thành phố Houston, bang Texas. Cũng giống như Amy Lê, từ nhỏ, cô bé Jenny Lê đã rất mê đọc sách, nhất là sách lịch sử. Vì vậy, khi đến trường, Jenny Lê là người có nhiều kiến thức về môn này.

Những kiến thức về lịch sử không chỉ giúp Jenny Lê trong học tập, mà còn khiến cô bé tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường.

Cô thường xuyên được cử làm đại diện trường trung học Clear Lake đi tham dự những cuộc tranh luận hằng tuần với các trường khác. Đây là những hoạt động do Liên đoàn Tư pháp quốc gia (National Forensic League) tổ chức. Trong những cuộc tranh luận, Jenny Lê vừa là diễn giả một mình phát biểu trước cử tọa, vừa tham gia cuộc tranh luận với những học sinh khác.

Trong năm học vừa qua, Jenny Lê được bầu là một trong hai Thượng Nghị sĩ Trẻ đại diện cho học sinh của bang Texas tham gia vào Chương trình Thượng Nghị viện Trẻ nước Mỹ (US Senate Youth Program). Chương trình này được thành lập từ năm 1962, được chính Thượng Viện Mỹ đỡ đầu. Để được tham gia chương trình Chương trình Thượng Nghị viện Trẻ này, các học sinh phải trải qua quá trình cạnh tranh gay gắt.

Tháng 3/2010, Jenny Lê cùng 104 học sinh đại diện hơn 50 tiểu bang trên khắp nước Mỹ đã đến thủ đô Washingon tham gia chương trình này.

Kể lại một số kinh nghiệm trong một tuần lễ tham gia chương trình, Jenny Lê cho biết: "học sinh chúng em được nói chuyện vói ông Tổng thống Obama và rất nhiều người khác như bà Thẩm phán Sotomayor của Tối Cao Pháp Viện (Supreme Court), nên được học rất nhiều về chính trị”

Ngoài ra, Jenny Lê còn tham gia vào các hoạt động gìn giữ ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam ở Mỹ. Jenny Lê đã theo học tiếng Việt vào cuối tuần trong suốt 11 năm qua. Lê cũng đọc nhiều sách lịch sử Việt Nam

Sau khi trở thành thủ khoa của trường trung học Clear Lake năm học 2009 -2010, Jenny Lê được nhận học bổng 53 ngàn USD/năm của trường đại học Harvard để theo học cử nhân Luật trong 4 năm tại đại học lừng danh này

Ngoài ngành luật, Jenny Lê dự tính học về kinh tế hoặc chính trị trong 4 năm đầu tại đại học Harvard. Còn về tương lai xa hơn, Jenny Lê muốn làm việc trong ngành ngoại giao cho chính phủ Mỹ
 
Hoa hậu châu Á tại Mỹ 2010 tự hào là người Việt​

Tuy sinh ra và lớn lên tại Mỹ, Miss National Asia Michelle Nguyễn Thùy Trang sử dụng tiếng Việt lưu loát. Giữ nét thuần hậu của người con gái châu Á trong từng lời ăn tiếng nói cũng là điểm thu hút của cô.

Nguyễn Thùy Trang đăng quang Miss National Asia Pageant tại Mỹ hồi tháng 7 và được mời về Việt Nam tham dự Hoa hậu Thế giới Người Việt với tư cách khách mời. Cô sẽ đồng hành cùng 42 thí sinh từ những ngày đầu tiên đến đêm chung kết và sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm có được từ lần thi nhan sắc tại Mỹ.


1-12.jpg

Michelle Nguyễn cho biết, tuy có sắc vóc khá nhỏ nhắn so với nhiều người đẹp các nước nhưng cô giành chiến thắng cuộc thi Hoa hậu châu Á tại Mỹ 2010 vì giữ được nét duyên của con gái Việt​


Ở tuổi 19, Michelle Nguyễn thuộc thế hệ người Việt trẻ sinh trưởng tại hải ngoại. Cô toát lên vẻ đẹp hiện đại, năng động. Gặp gỡ cô lần đầu trong nước, nhiều người trò chuyện với cô bằng tiếng Anh. Nhưng người đẹp ngay lập tức duyên dáng trả lời bằng tiếng Việt.

"Tại Mỹ, tôi không khó để giữ gìn nét Việt của mình vì ngay từ vóc dáng nhỏ nhắn đã toát lên điều đó. Môi trường gia đình cũng rất quan trọng để quyết định việc giữ gìn nguồn cội. Cả nhà tôi ở Mỹ đều ý thức được điều này. Mỗi khi rảnh rỗi, tôi phụ mẹ nấu phở cho các thành viên trong gia đình thưởng thức. Ngày lễ Tết, chúng tôi cũng không quên phong tục người Việt", Michelle chia sẻ.

Hoa hậu châu Á tại Mỹ cho biết thêm, từ nhỏ, bên cạnh việc học trường Mỹ, cô còn tham gia học tiếng Việt ở trường giáo lý và ba mẹ thường xuyên trò chuyện với cô con gái về quê hương. Còn từ khi biết làm đẹp, tủ quần áo của Michelle luôn chứa nhiều bộ áo dài. Michelle khoe, cô rất mê vẻ đẹp duyên dáng của áo dài và thấy kiểu áo đẹp nào cũng sưu tập.

Do gia đình ông bà ngoại hiện sống tại tỉnh Trà Vinh nên người đẹp đã có vài dịp về Việt Nam. Trong những chuyến đi ngắn ngủi đó, cô chỉ quanh quẩn bên ông bà chứ chưa có nhiều dịp thăm thú nhiều nơi trong nước. Vì thế, khi đặt chân đến Nha Trang, Michelle tỏ ra bất ngờ trước vẻ đẹp của cảnh vật, thiên nhiên nơi đây. Lần về này, dù cô không dự thi, mẹ và em gái vẫn tháp tùng Hoa hậu.

2-7.jpg

Không chỉ là Hoa hậu châu Á tại Mỹ 2010, Michelle Nguyễn còn là đương kim Hoa hậu Thời trang, một cuộc thi nhan sắc được tổ chức tại xứ sở cờ hoa năm 2009​


Michelle hiện là sinh viên năm 3, ngành y tá điều dưỡng ở Đại học SJSU, bang California. Việc học của người đẹp còn kéo dài thêm 4 năm. Đó là lý do cô chưa thể có câu trả lời khi được hỏi, liệu cô có lựa chọn trở về Việt Nam để theo đuổi con đường hoạt động nghệ thuật sau khi đăng quang giống Hoa hậu tiền nhiệm Jennifer Phạm.

"Với tôi, trước mắt, việc học là quan trọng nhất. Song song đó, vào những kỳ nghỉ hè và nghỉ đông, tôi sẽ tranh thủ thời gian để về nước thường xuyên hơn, tham gia các hoạt động từ thiện, xã hội. Tôi hy vọng được là hình ảnh đại diện của giới trẻ Việt Nam tại Mỹ qua từng việc làm nhỏ của mình", Michelle bày tỏ.
 
Ra mắt Hội Doanh nhân Việt kiều tại Úc​


Ngày 3.7, Hội Doanh nhân Việt kiều Úc đã chính thức ra mắt tại thành phố Melbourne, bang Victoria, với sự có mặt của Đại sứ Việt Nam tại Úc Hoàng Vĩnh Thành và hơn 100 doanh nhân Việt kiều. Chủ tịch Hội doanh nhân Việt kiều tại Úc, ông Trần Bá Phúc cho biết, đây là lần đầu tiên có một tổ chức nghề nghiệp của các doanh nhân Việt kiều Úc được Chính phủ Việt Nam chính thức công nhận. Hội hiện có hơn 200 hội viên, Ban chấp hành có 12 người, phụ trách các lĩnh vực: kế toán, ngân hàng, vận tải biển, xuất nhập khẩu, đầu tư, bất động sản, luật sư, truyền thông... Theo ông Phúc, trước mắt, Hội sẽ có các hoạt động cụ thể và thiết thực để giúp đỡ các hội viên như tư vấn về luật pháp, hỗ trợ vốn và kinh nghiệm làm ăn tại Úc cũng như đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam

Cộng đồng người Việt Nam tại Úc hiện có khoảng 300.000 người, trong đó có khoảng 188.000 người sinh ra ở Việt Nam. Năm 2009, có khoảng 24.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại nước này
 
Việt Nam 'màu mỡ' cơ hội với Việt kiều​

Khi cuộc chiến tại Việt Nam kết thúc, 35 năm trước, hàng triệu người Việt đã xa quê để tìm kiếm một cuộc sống mới cho gia đình và con cái họ tại Mỹ, Canada và châu Âu. Ngày nay, rất nhiều người trong số họ đã quay về và Việt Nam trở thành một “miền đất hứa” với họ

Năm 9 tuổi, Johnny Trí Nguyễn rời Việt Nam trong khói lửa chiến tranh cùng gia đình sang định cư tại California, Mỹ. Dù phải chứng kiến nhiều cảnh tượng đau thương ở quê nhà nhưng trong thâm tâm anh vẫn luôn hy vọng một tương lai tươi sáng cho Việt Nam

Sau 17 năm sinh sống ở Mỹ, Trí Nguyễn trở về quê hương để làm một bộ phim dựa trên cuộc sống của ông nội mình. “Nhiều thứ đã thay đổi, lý do mà trước kia chúng tôi rời khỏi đây đã không còn. Tôi cảm thấy rất thoải mái khi sống ở Việt Nam”, diễn viên kiêm nhà làm phim cho biết

Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh, thu hút nhiều đầu tư nước ngoài.
Nguyen Manh Hung, giáo sư gốc Việt tại ĐH George Mason, Fairfax, bang Virginia, cho biết: “Những cải cách cũng như phát triển của nền kinh tế Việt Nam và sự suy thoái kinh tế Mỹ thời gian gần đây là một phần lý do khiến nhiều Việt kiều quay trở về quê hương. Và một lý do khác thuộc về cảm tính: đó là cảm giác thân thuộc về văn hóa và cách sống ở nơi “chôn rau cắt rốn”

Sự quay trở về của những người Mỹ gốc Việt trở nên phổ biến hơn khi Chính phủ Việt Nam tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho kiều bào nhằm thúc đẩy nền kinh tế và chất lượng sống cho người dân

Ngày nay, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á. Theo PricewaterhouseCoopers, hãng cố vấn tài chính nổi tiếng, Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế mới nổi phát triển nhanh nhất dựa trên sự tăng trưởng từ năm 2007 đến 2050

Sự hài hòa giữa hai thế giới


Một số người trở về nước hôm nay từng mạo hiểm cả tính mạng để ra đi. Dang Tuyet Mai, vợ Nguyễn Cao Kỳ, đi khỏi đất nước hai ngày trước khi chiến tranh kết thúc. Sau thập kỷ sống tại Mỹ, bà Dang quyết định trở về quê hương và mở một tiệm phở tại TP HCM. “Quả là một cảm xúc lẫn lộn. Nhưng khi bạn là người Việt Nam thì trong tâm khảm bạn luôn có ý nghĩ sẽ quay trở lại đất nước nơi bạn sinh ra”, bà Dang chia sẻ

Trong thời gian ăn trưa tại nhà hàng của bà Dang, Phở Ta, ở ngoại ô TP HCM, các bàn ăn đông nghịt doanh nhân và phụ nữ Việt Nam. Những bát phở nghi ngút khói được đặt ngay trước mặt họ cùng với với rau sống để ăn kèm với nước dùng. Ở một đất nước mà một bát phở có thể tìm thấy dễ dàng ở bất kỳ đâu như hamburger ở Mỹ, quán phở của bà Dang tạo được sự khác biệt do tự tay bà chế biến, ít chất béo và nước dùng được đun sôi nhỏ lửa suốt 12 tiếng đồng hồ. “Thậm chí cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới thưởng thức phở ở nhà hàng của tôi”, bà Dạng nói

Bà Dang từng là một người phụ nữ có nhan sắc từ những năm 1960 khi còn là tiếp viên hàng không. Thậm chí đến bây giờ, một số khách hàng tới Phở Ta chỉ để một lần được tận mắt nhìn ngắm dung nhan bà. Bà hy vọng có dịp được tiếp đón Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. “Tôi thực sự ngưỡng mộ bà Clinton và tôi muốn được một lần bắt tay bà”, bà Dang chia sẻ

Bà Clinton đã đến Hà Nội vào tháng 7 vừa qua để tham dự một cuộc họp của ASEAN nhưng không dừng chân tại TP HCM. Ở đây còn có một quán phở khác với tên gọi Phở 2000 thu hút được rất nhiều thực khách, quán phở này còn có khẩu hiệu: Phở cho tổng thống sau khi Bill Clinton ghé vào dùng bữa tại đây 10 năm trước

Cũng giống như nhiều Việt kiều khác, bà Dang không sống cả năm ở Việt Nam mà dành 1/3 thời gian bay về Nam California sống cùng con gái và cháu. Khả năng sống đồng thời tại hai quốc gia và hòa hợp với cả hai nền văn hóa đối với bà là không phù hợp vì phải di chuyển khá nhiều

Nhưng với những Việt kiều như anh Trung Dung, người sáng lập công ty thanh toán điện tử Mobivi, sự tự do này lại khá hạnh phúc. “Tôi thấy có được những gì tốt nhất từ cả hai thế giới”, anh Dung, 43 tuổi, thường sử dụng 80% thời gian sống ở Việt Nam và 20% ở California cùng con trai và gia đình

Điểm thu hút nhất ở Việt Nam đối với anh chính là cảm giác được ở nhà. Nhưng những doanh nhân như anh cũng bị thu hút bởi các cơ hội kinh doanh từ một quốc gia thuộc thế giới thứ ba đang chuyển mình bước vào khu vực kinh tế hứa hẹn nhất trên thế giới. Dung cược rằng khi kinh tế bùng nổ, một xã hội tiền mặt sẽ chuyển sang phương thức thanh toán điện tử, rất có lợi cho các công ty như Mobivi

“Tôi đã rất may mắn khi chứng kiến sự bùng nổ của internet tại Mỹ và đó là khoảng thời gian tuyệt vời đối với những người trong lĩnh vực công nghệ cao”, anh nói. Dung trở thành tỷ phú trong độ tuổi 30 khi bán công ty phần mềm OnDisplay của mình cho tập đoàn Vignette, bang Texas. Anh cho biết, việc tương tự đang diễn ra ở Việt Nam và anh đang ở giai đoạn đầu cho việc tạo ra những thứ sẽ tồn tại lâu dài ở đây

'Mảnh đất ‘màu mỡ’ cơ hội

Khi Việt kiều đổ về Việt Nam, Chính phủ khuyến khích họ đầu tư vào kinh doanh và bất động sản để thúc đẩy nền kinh tế. Đồng thời, đó là nỗ lực thu hút các công ty nước ngoài. Các công ty Mỹ bao gồm Intel và General Electric đã thành lập các nhà máy ở Việt Nam và các công ty khác đang thăm dò thị trường. Họ bị lôi cuốn bởi dân số trẻ, có trình độ cao và tay nghề khá ở Việt Nam

Thuy Vo Dang, một học giả tại Trung tâm nghiên cứu châu Á của của ĐH California tin rằng, sự thành công của chính phủ Việt Nam trong việc thu hút Việt kiều phụ thuộc một phần vào khả năng “vượt qua được những căng thẳng tồn tại giữa cộng đồng hải ngoại và người dân trong nước”

Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam cần phải giải quyết nạn tham nhũng đang hoành hành tràn lan ở nhiều nơi... Vo Dang cảnh báo rằng, thay vì để giải quyết khó khăn, thì việc đầu tư về quê nhà nên tính toán kỹ để hạn chế những phát sinh có thể có

Tuy nhiên, sức hút của quê hương vẫn hết sức mạnh mẽ đối với một số Việt kiều. Johnny Trí Nguyễn nhớ rằng, sau chiến tranh, gia đình anh nghèo đến nỗi anh phải tự làm đồ chơi cho mình bằng đất sét đào được ở cái ao gần nhà. Nhưng lần đầu tiên trở về Việt Nam, cái mà anh nhìn thấy không phải là dấu tích của chiến tranh, mà là cảnh quê hương tươi đẹp. Anh nhận xét: “Triển vọng làm phim ở đây rất sáng sủa”. Và trong một ngày hè oi ả của tháng 7, giữa những bãi đá cổ Ninh Bình, anh rể của Johnny Trí Nguyễn là nhà làm phim Jimmy Nghiêm Pham, cũng đang tìm kiếm cơ hội làm phim ở đây

Trong bộ phim hợp tác với Việt Nam mang tên Khát vọng Thăng Long, một bộ phim để kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Pham miêu tả Việt Nam như một “mảnh đất đầy cơ hội” cho các nhà làm phim độc lập. Anh nói: “Nếu bạn không có nhiều tiền, thì Việt Nam là nơi tốt nhất để làm phim”. Anh từng tốt nghiệp một trường dạy làm phim tại California và đã sống tại Nam California, nơi có đông đảo Việt kiều, được hơn 10 năm. Anh gắn bó với cả hai đất nước, nhưng anh nói: “Nếu sự nghiệp của tôi có tiến triển tốt, thì tôi sẽ ở lại đây”

Còn với Henrry Hoang Nguyen, sự gắn bó với Việt Nam thậm chí còn mạnh hơn nhiều so với Mỹ. Năm 2001, anh được nhận vào làm tư vấn viên cho McKinsey & Associates ở New York, nhưng ngày làm việc đã bị trì hoãn tới 6 tháng vì tàn tích mà sự bùng nổ của internet để lại cho nền kinh tế. Điều này đã tạo cơ hội cho anh khám phá thị trường viễn thông mới nổi của Việt Nam. 9 năm trôi qua, giờ anh đã là Tổng giám đốc điều hành của IDG Ventures Việt Nam, một quỹ đầu tư mạo hiểm chuyên về công nghệ và truyền thông với số vốn ban đầu lên đến 100 triệu USD. Anh đã lấy vợ Việt Nam và vợ anh cũng không có ý định rời khỏi quê hương. Anh cho biết: “Tôi không hề bị đè nặng bởi những cảm xúc tiêu cực, tôi chỉ cảm thấy một sự gắn bó mạnh mẽ và lòng yêu nước đối với Việt Nam”

Những cảm nhận tương tự cũng có ở David Thai, một doanh nhân thành công đã từng mơ ước trở thành cầu thủ bóng rổ. Anh lớn lên ở Seattle nhưng đã quay trở về quê hương để tiếp thu những thay đổi ở Việt Nam. Và chính những cơ hội kinh doanh đã níu chân anh ở lại đây, đó chính là chuỗi cửa hàng Highlands Coffee và Hard Rock Cafe

Tất nhiên, không phải Việt kiều nào cũng thành công khi kinh doanh tại Việt Nam. Nguyen Qui Đuc đã đến Hà Nội và mở khu triển lãm kiêm quán bar Tadioto. Nhưng anh vẫn thấy thiếu sự tự do sáng tạo so với nước Mỹ. Anh từng làm chủ một chương trình radio về các vấn đề tại châu Á và anh cũng đang học để thích nghi được với hệ thống ở đây

Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng anh Đức vẫn rất vui khi quay về vì nó cho phép anh tận hưởng sự đơn giản của cuộc sống. Anh tâm sự: “Tôi đã 50 tuổi rồi và tôi vẫn đang đi xe máy. Ở Mỹ, tôi cảm thấy thật mệt mỏi khi sống một cuộc sống mà chẳng bao giờ nói chuyện được với hàng xóm, tôi thích cuộc sống ở đây vì có thể đi dạo trên đường và nói chuyện với mọi người”
 
Tổng lãnh sự Mỹ gốc Việt ra mắt tại thành phố Hồ Chí Minh​

p2b76704507.jpg

Hôm qua, Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM đã tổ chức buổi ra mắt tổng lãnh sự mới là ông Lê Thành Ân tại văn phòng Diamond Plaza

Ông Lê Thành Ân, 56 tuổi, rời Việt Nam cách nay 45 năm, là quan chức gốc Việt đầu tiên giữ chức Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM và nhiệm kỳ của ông sẽ bắt đầu vào cuối tháng này. Ông cũng là người Mỹ gốc Việt giữ vị trí cao nhất trong ngành ngoại giao Mỹ hiện nay. Trước khi đến Việt Nam, ông Ân từng làm việc tại Singapore, Hàn Quốc và gần đây nhất là tại Pháp

Phát biểu với cử tọa bằng tiếng Anh và tiếng Việt, ông Ân nhấn mạnh: “Chúng ta đều hy vọng một tương lai tươi sáng cho mối quan hệ Việt - Mỹ và tôi sẽ đóng góp sức mình để xây dựng mối quan hệ ngày càng tốt đẹp”.
 
Bàn cách hút Việt kiều​

- Vấn đề tuyển người tài là Việt kiều về nước làm việc được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thảo luận tại phiên họp chiều 29-9. Dự thảo quy định, “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng làm việc, được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp tại các đơn vị sự nghiệp công lập, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo qui định của pháp luật”

27532_400.jpg

Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh Lê Quang Bình “Nếu tuyển viên chức là Việt kiều cần được ghi vào luật”​

Về việc tuyển viên chức là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt kiều), UBTVQH đồng ý với dự thảo, trong đó có đề xuất quy định tuyển Việt kiều về nước làm việc

Ưu đãi người tài thế nào ?

Dự thảo qui định, khi tuyển dụng viên chức phải đảm bảo tính cạnh tranh, công khai, minh bạch, tuyển đúng vị trí, đặc biệt là “ưu tiên tuyển người có tài năng”, kể cả Việt kiều

Ban soạn thảo đề nghị, khi tuyển viên chức là Việt kiều cần thỏa mãn thêm một số điều kiện do Chính phủ qui định. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn cho biết, Chính phủ đã cân nhắc phương án này và đề nghị có qui định để việc tuyển dụng không làm phương hại đến an ninh quốc gia.
“Vừa qua chúng ta mời Giáo sư Ngô Bảo Châu về làm Viện trưởng toán học, Giáo sư có nhiều quốc tịch, rồi rất nhiều trường hợp khác thì giải quyết thế nào?” - Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu nêu vấn đề

Một số ủy viên UBTVQH cho rằng, các cơ chế chính sách thu hút nhân tài của chúng ta còn chung chung, ít các điều kiện thu hút nhân tài. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận nói, ông nghiêng về phương án dùng cơ chế hợp đồng. “Mời về lương không đủ trả, thứ hai là kỷ luật lao động phải đủ tám tiếng, họ có đáp ứng được không. Hơn nữa, nếu đã là viên chức thì sẽ gắn với đó là các quyền khác nữa”- Ông Thuận nói

Còn băn khoăn

Chủ nhiệm UB Quốc phòng-An ninh Lê Quang Bình đề nghị nên qui định việc tuyển Việt kiều về làm viên chức, để thu hút nhân tài. “Cần ghi vào luật để thể hiện chính sách của Đảng, còn việc thực hiện cụ thể thế nào sẽ qui định sau. Có ý kiến băn khoăn, sợ người ta lợi dụng cài cắm này nọ, nhưng tôi cho không sợ chuyện đó”- Ông Bình nói

Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước cho rằng phải hết sức thận trọng bởi có nhiều vấn đề phức tạp và đã có những bài học. Các phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn và Tòng Thị Phóng cùng đề nghị luật nên quy định vấn đề này

“Nên mở cửa này ra, nhưng không nên đưa vào luật ngay mà thể hiện bằng một văn bản khác. Có thể cụ thể hóa vấn đề này trong điều hướng dẫn thi hành (ở cuối luật-PV), rồi có một nghị định riêng, khi chín thì quy định vào luật”-Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên nói

Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu chốt lại, qua thảo luận vẫn có hai loại ý kiến, và Chính phủ vẫn đề nghị: “Vấn đề này chúng ta đã đưa ra QH từ kỳ trước nên sẽ tiếp tục phải báo cáo lại QH, nhưng cụ thể thế nào thì sẽ phải xin ý kiến Bộ Chính trị quyết định”

Kéo dài thời gian làm việc


Liên quan đến tuổi về hưu, một số ý kiến cho rằng người hết tuổi nếu đơn vị có nhu cầu thì nên áp dụng hình thức ký hợp đồng công việc, quyền lợi chế độ vẫn như viên chức. “Nếu quy định giữ lại những cán bộ quá tuổi, chắc chắn chẳng ông hiệu trưởng nào dám bảo giáo sư này ở lại, giáo sư kia nghỉ, cho nên sẽ phải chấp nhận cả những người mình không cần”- GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng nói. Tán thành quan điểm này, UBTV QH đề nghị không quy định việc kéo dài thời gian làm việc của viên chức vào luật. Trường hợp đơn vị có nhu cầu thì ký hợp đồng vụ việc
 
Người Việt trở thành sự kiện trên chính trường Đức​


Quốc gia, thế giới có thể phân biệt được của riêng ai hoặc nhóm nào hay của tất cả mọi người, nhưng dân tộc thì không. Người ta có thể chọn quốc tịch, nhưng không ai chọn được cha mẹ, dân tộc sinh ra mình...

Bắt đầu từ nhân vật gây tranh cãi chính trường, chấn động dư luận Đức tháng trước - ông Thilo Sarrazin, chính khách đảng SPD, Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đức. Ông sinh năm 1945, tham gia chính trường lúc 30 tuổi, Giám đốc kế hoạch đầu tư của hãng đường sắt DB từ 2000-2001, giữ chức Bộ trưởng Tài chính Berlin từ 2002 - 2009. Tháng 5.2009, ông được Tổng thống Đức bổ nhiệm Phó Thống đốc Ngân hàng Liên bang Đức, với mức lương 230.000 Euro/năm, tức mỗi ngày làm việc 1000 Euro, thời hạn 5 năm, đến hết 2014.

Tới ngày 30.9.2010, ông từ chức, do bị dư luận chỉ trích dữ dội cuốn sách ông xuất bản, mang tựa đề "Deutschland schafft sich ab. Wie wir unser Land aufs Spiel setzen - nghĩa bóng: nước Đức sẽ hết người Đức. Chúng ta đang đánh cược với đất nước mình", bàn về hệ quả nước Đức đẻ ít, vấn nạn nhập cư cùng tầng lớp đáy xã hội ngày 1 tăng, nhưng đụng chạm đến hết thảy mọi tầng lớp, gây nên làn sóng chấn động chính trường Đức, trong đó có cáo buộc cuốn sách sặc mùi phân biệt chủng tộc. Sách dày 464 trang, xuất bản lần đầu ngày 30.8.2010, tổng số 150.000 ấn bản, giá 22,99 Euro/cuốn (bằng lương ông 14 năm làm việc), bán như cháy chợ sách; trên mạng Ebay, giá được đẩy lên tới 74 Euro. Sách đọc rồi được rao bán 68 Euro.

Những luận điểm chính trong sách gây tranh cãi, được báo chí sôi sục phân tích, trích dẫn đáng chú ý, như: - "Người Thổ Nhĩ Kỳ chinh phục nước Đức giống như người Kosovaren chinh phục Kosovo bằng cách đẻ nhanh". - "Một số lớn người Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ không có khả năng làm ra giá trị gia tăng ngoài buôn bán rau qủa". - "Tôi không buộc phải chấp nhận ai đó sống nhờ nhà nước, lại không thừa nhận nhà nước đó, chăm sóc con cái mình không tốt và luôn sinh ra những cô con gái đội khăn trùm đầu" (ý nói người Hồi giáo). - "Những tầng lớp càng ở đáy xã hội, sinh đẻ càng nhanh". -"Trợ cấp Hartz IV (nhà nước cấp cho bất kỳ ai kể cả người nước ngoài có giấy phép lưu trú ở Đức, không có thu nhập, hoặc thu nhập chưa đủ trang trải cuộc sống, bao gồm nhà ở, ăn, mặc, chữa bệnh, học hành, đi lại, tham gia hoạt động xã hội...) ngày nay được coi như một món quà trời cho"

ResizedImage270200-13122-NSP2.jpg

TS. Nguyễn Sĩ Phương​

Về nhà trẻ, ông cho rằng: "nhà nước hành xử như muốn gửi chúng vào trại tập trung vậy". Khi được nghe quan chức Berlin làm việc quá tải, ông bình luận: "Không ở đâu, người ta thấy nhiều người vận bộ củ rồi loanh quanh như ở Berlin".

Lý giải người hưởng Hartz IV tiêu dùng nhiều điện, tốn trợ cấp nhà nước: "Trước hết do chỉ chuyên ngồi ở nhà, tiếp theo thích ấm và thứ 3 là điều hoà nhiệt độ bằng cách mở cửa sổ, thoát bớt nhiệt". - Trả lời câu hỏi "Ngài nổi tiếng vì làm việc tại Bộ Tài chính hay tài năng khiêu khích?", ông đáp: "Tôi không có sở thích đặc biệt về khiêu khích. Tôi chỉ muốn đưa sự việc vào tâm điểm kích thích những người khác".

Ông ngụ ý nước Đức có nguy cơ đào tạo thấp, do nhập cư từ Thổ Nhĩ Kỳ, Á châu và Phi châu: "Chúng ta đang trên con đường quân bình hoá ngu dốt. Rất cần nhiều trẻ em từ những người thông minh trước khi quá muộn".

Ông nhìn nhận tương lai nước Đức: "Vào năm 2110 chỉ còn 25 triệu người (hiện tại trên 80 triệu người), phần dân nhập cư lúc đó tới 69%".

Ông đưa số liệu nhập cư Hồi giáo: "33,9% sống bằng thu nhập từ tiền lương hoặc kinh doanh, trong khi người Đức là 43% nghĩa là gấp rưỡi. Tỷ lệ người Hồi giáo tự kinh doanh ở Đức là 6,8%, trong khi tỷ lệ đó đối với nhóm người nước ngoài từ các nước EU là 12,4%, các nước châu Á là 13,9% và người Đức 10,4%. Người nhập cư đạo hồi hưởng trợ cấp Hartz IV lớn gấp 4 lần người bản điạ. 30% học sinh hồi giáo bỏ ngang phổ thông trung học, và chỉ có 14% tốt nghiệp phổ thông chuyên, trong khi trẻ em người Việt đạt tới 80%, hơn cả người bản địa".

Ông kết luận: "Tôi không muốn cháu chắt tôi 100 năm tới không thể sống được ở Đức. Tôi không thích, phần lớn chúng là Hồi giáo, nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập, phụ nữ trùm khăn và nhịp sống cứ 5 lần trong ngày cầu nguyện. Tôi không muốn trở thành ngoại quốc trên chính đất mình. Dân nhập cư không phải như nhau, như người Việt Nam còn làm giàu cả kinh tế lẫn văn hoá cho xã hội Đức".

Ở Đức, bất kỳ sự kiện gì bức xúc xã hội, các chính khách đại diện cho Đảng mình, hoặc quan chức đứng đầu liên quan đều phải lên tiếng, (nếu không mặc nhiên bị coi hoặc lảng tránh trách nhiệm, hoặc thiếu năng lực không dám thể hiện thái độ, cả hai tình huống đều dẫn đến mất tín nhiệm), cộng hưởng gây nên sự kiện Sarrazin chấn động chính trường Đức.

Thủ tướng Angela Merkel đánh giá (CDU): "Thể hiện đó làm tổn thương nhiều người trên đất nước này".

Chủ tịch Đảng Xanh trong Quốc hội, khẳng định: "Đó là một dạng xử sự không được phép".

Chủ tịch đảng SPD: "Tôi không thể hiểu, tại sao ông ta vẫn còn muốn là đảng viên đảng chúng tôi".

Thư ký Ủy ban người Do Thái: "Tôi khuyên ông Sarrazin hãy gia nhập đảng NPD (bị coi là đảng quốc xã mới)".

Chính kiến tuy chỉ mới là chủ quan, nhưng trước bức xúc của dư luận đối với quan chức của mình, nhà nước phải giải toả minh bạch.

Ban Giám đốc Ngân hàng Liên bang phải cho thẩm định và dựa vào luật pháp đánh giá: "Theo hợp đồng làm việc, ông phải hoàn thành nhiệm vụ của mình đúng luật, không được phép mang tính đảng phái (ở Đức, ngân hàng độc lập), bất cứ lúc nào cũng phải hành xử, giữ gìn và chăm lo uy tín của ngân hàng Liên bang trước công luận. Mối quan hệ tin cậy cần có đó đối với ông hiện không còn nữa. Vì vậy, ngân hàng Trung ương nhận thấy không còn cách nào khác phải kiến nghị lên Tổng thống cách chức ông".

Phản ứng trước quyết định của Ngân hàng Liên bang, Sarrazin có ý viện đến toà án hiến pháp, cho rằng, ý kiến của những nhà nghiên cứu hiến pháp sẽ đứng về phía ông. Tuy nhiên, kết cục đã xoay chuyển sang một hướng khác.

Theo nguyên tắc thoả hiệp các bên, được áp dụng phổ biến trong một nhà nước nhiều đảng phái, được ông tuyên bố tại 1 buổi tổ chức giới thiệu sách ông ở Potsdam: "Ban Giám đốc cáo buộc sách thể hiện phân biệt người nước ngoài, đã rút lại bản cáo buộc; BGĐ đệ đơn lên Tổng thống cách chức ông, nhưng đã rút lại; ông đã xin từ chức, bắt đầu từ ngày 30.9.2010". May mắn cho BGĐ lẫn Tổng thống tránh được phiền phức khi cách chức một người chỉ liên quan đến phát ngôn, vốn được coi tự do ở Đức.

Khác với những sắc dân nhập cư bị cho là kém hoà nhập, người Việt ở Đức được Sarrazin viện dẫn trong sách mình là 1 dân tộc rất thành công ở Đức, và chính nhờ luận cứ này đã cứu Sarrazin không bị chụp mũ phân biệt tất cả người nước ngoài, vốn là chủ đề nhạy cảm ở Đức, do lịch sử họ để lại.

Tuy nhiên lịch sử thành công của người Việt lại do áp lực đòi vươn lên khỏi cách biệt giữa 2 dân tộc, 2 quốc gia, chứ không có nghĩa họ hoàn toàn không bị phân biệt - Đó là phóng sự trên báo mạng dẫn lời những người Việt được phỏng vấn: Ông Sarrazin khen chúng tôi, để chứng minh rằng ông không bài ngoại, lấy chúng tôi làm quân bài trong trò chơi dân nhập cư, loại tốt và loại dở. Nhưng rõ ràng ông cũng nhận ra môi trường chúng tôi sống, dở cũng chẳng khác mấy họ.

Một người mẫu Việt dẫn chứng: Cha mẹ tôi sang Đức từ những năm 70, dạy tôi, phải giỏi hơn người Đức để được thừa nhận như họ. Chỉ một điểm 2 trong học bạ đã bị coi là thất vọng. Khi tôi giải thích đó là điểm khá (1 là điểm giỏi), mẹ tôi trả lời, mày không thể so sánh với người Đức, mày dân tộc khác. Câu đó có nghĩa, mày không giá trị như người Đức. Nếu chúng tôi gặp lại những người quen cũ, bố mẹ tôi cứ đem điểm tôi so sánh với điểm con cái bạn bè khác.

Trong quan niệm Nho giáo Việt Nam, đào tạo cực kỳ quan trọng, người thầy đóng vài trò mẫu mực mô phạm, được người Việt xuất ngoại mang theo. Khác với những thợ khách Thổ Nhĩ Kỳ, con em người Việt di dân hầu hết tốt nghiệp phổ thông.

Một lần, có gia đình người quen mang cậu con trai đến thăm chúng tôi, đem theo cả cúp cậu ta đoạt được trong một cuộc thi olympic toán học, đặt lên bàn trong phòng khách. Cậu con trai ngượng nghịu hỏi tôi: mẹ tôi có cần phải giới thiệu tôi như vậy không? Sau đó tôi hiểu ra, thế hệ cha ông phải chịu sức ép thành tích rất lớn. Xa quê hương, họ rất cần sự thừa nhận của những đông hương di dân. Tục ngữ Việt Nam, "con hơn cha là nhà có phúc"; nhiều người Việt Nam thế hệ đầu tiên nói tiếng Đức không sõi, hành nghề bán cơm rang, mì xào, làm móng, họ đặt kỳ vọng vào thế hệ thứ 2, tự biến thành nạn nhân của sự kỳ vọng này.

Theo thống kê, ở đâu cũng ít nhất hơn một nửa trẻ em người Việt học trường chuyên, tỷ lệ cao hơn cả người Đức. Hầu hết đều mong muốn học đại học, ước nguyện nhiều nhất là học kinh tế xí nghiệp, luật, hoặc y. Tại sao ?

Vì chúng muốn trả ơn bố mẹ, hoàn thành trách nhiệm gia đình hoà nhập vào xã hội. Cũng có thể, chúng cảm thấy như có lỗi, vì chúng được nuôi nấng trong một đất nước tự do và giàu có, trong khi bố mẹ chúng phải trải qua cả một thời gian khốn khó chiến tranh, phân biệt ý thức hệ, cùng hệ lụy cản trở của nó trên con đường cố gắng đuổi kịp thế giới của dân tộc. Ít nhất tôi cũng có cảm giác vậy.

Thỉnh thoảng tôi tự hỏi mình, có đúng mình phải cố gắng, làm một cái gì đó to lớn, bởi mình mang nợ với cuộc sống của thế hệ cha mẹ người thân mình ở Việt Nam? Ở đây tôi có tất cả mọi cơ hội... Một bài toán không bao giờ kết thúc.

Phần người Việt trong tôi thúc đẩy tôi cứ phải cố nữa lên, để mình được khẳng định. Phần người Đức trong tôi lại mách bảo đầy kiêu hãnh, đủ rồi, đã bỏ xa bao người.

Người Đức thường khen tôi nói tiếng Đức tuyệt vời, hơn cả người Đức. Trong lời khen đó nổi bật lên rõ ràng tôi vẫn là một người khác, dù mình cố gắng đến đâu. Lẽ dĩ nhiên người Việt cố gắng sẽ có tương lai hơn, không còn phải trở thành người buôn bán thuốc lá lậu (mặc dù không phải luôn vậy). Phần người Việt trong tôi chỉ còn lại thời thơ ấu.

Khi về thăm đất nước của cha mẹ mình, phần người Đức trong tôi cứ ngờ ngợ, cách xa nhiều thứ ngạc nhiên đến thảng thốt. Tôi đã xa lạ với cội nguồn mình, hay cả chính nguồn cội cũng xa lạ chưa đồng hành cùng tôi? Có phải đó là cái giá tôi phải trả, để ở Đức hay Việt đều bị coi là người khác? Quốc gia, thế giới có thể phân biệt được của riêng ai hoặc nhóm nào hay của tất cả mọi người, nhưng dân tộc thì không.

Người ta có thể chọn quốc tịch, nhưng không ai chọn được cha mẹ, dân tộc sinh ra mình. Phải làm gì, và tới bao giờ, người Việt trong tôi mới được luôn kiêu hãnh, chứ không riêng phần người Đức? Câu hỏi này chắc day dứt trăn trở không riêng ai con hồng cháu lạc, dù đang nơi nguồn cội hay đã bươn chải mưu sinh khắp thế gian này

TS Nguyễn Sĩ Phương
 
Người phụ nữ gốc Việt tham gia đóng tàu sân bay Mỹ George H.W. Bush


Nhiều người biết rõ về hàng không mẫu hạm USS George H. W. Bush của Mỹ nhưng còn khá ít người biết rằng, trong số những người đóng con tàu này có một phụ nữ gốc Việt. Đó là bà Giao Phan, Phó giám đốc cơ quan quản trị các chương trình tiếp thu quân dụng của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ

Hàng không mẫu hạm USS George H. W. Bush là một trong những tàu chiến lớn nhất trên thế giới và là hàng không mẫu hạm thuộc lớp Nimitz, hay còn được gọi là siêu Hàng không mẫu hạm của hải quân Mỹ.

tg99m1.jpg

Dự án xây dựng mẫu hạm này được bắt đầu từ năm 2001 và kết thúc vào năm 2009​

Dự án đóng mẫu hạm này được bắt đầu từ năm 2001 và kết thúc vào năm 2009. Vào thời gian đó khi còn trên cương vị Trợ lý Giám đốc dự án, bà Giao Phan được giao nhiệm vụ giám sát các hoạt động liên quan đến việc thiết kế, xây dựng, kiểm tra, xác định và bàn giao tàu chiến được coi là niềm tự hào của hải quân Mỹ này

tg99m12.jpg

Bà Giao Phan được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng trong dự án đóng tàu​

Bà Giao Phan và gia đình sang Mỹ định cư sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc. Lúc đó bà mới 15 tuổi

Bà còn nhớ đó là giai đoạn khó khăn nhất của gia đình: từ địa vị giàu có ở Việt Nam, gia đình bà phải sống nhờ vào các khoản tiền trợ cấp của Chính phủ Mỹ, từ trợ cấp y tế cho tới quần áo, trong một thời gian dài khi qua Mỹ bởi công việc duy nhất mà bố bà tìm được là lao công trong khách sạn.

Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ sư công chính tại ĐH Công nghệ Virginia năm 1984, bà Giao làm việc cho hải quân Mỹ trong suốt hơn 20 năm sau đó với mong muốn làm một điều gì đó để trả nợ cho quê hương thứ hai của mình.

Tới ngày xảy ra vụ khủng bố 11/9/2001, bà cũng là người có mặt tại Lầu Năm Góc, một trong những địa điểm bị tấn công.

Sự kiện đó làm bà bắt đầu chú ý và ngưỡng mộ Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ vì những hoạt động đối phó với các hoạt động khủng bố của họ, rồi sau đó là các hoạt động đối phó với trận bão Katrina. Bà tự hỏi không biết mình có thể làm gì để đóng góp vào những công việc quan trọng như vậy.

Và tới năm 2007, cơ hội được làm việc cho Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ mới đến khi bà được chọn vào vị trí lãnh đạo cao cấp cho cơ quan tiếp thu quân dụng.

Hiện tại, trên cương vị Phó giám đốc, bà quản lý và giám sát dự án tiếp thu quân dụng trị giá 27 tỷ USD, trong đó có việc duy trì và hiện đại hóa các loại máy bay, tàu chiến … để phục vụ cho nhiều hoạt động trên biển của lực lượng tuần duyên.

Bà cũng đứng trong hàng ngũ những nhân viên dân sự cấp cao nhất trong Lực lượng bảo vệ bờ biển, đơn vị quân sự duy nhất trong khuôn khổ Bộ An ninh nội địa Mỹ.

Bà cho biết về các hoạt động hiện tại của chương trình tiếp thu quân dụng mà bà chịu trách nhiệm: “Lực lượng bảo vệ bờ biển muốn đạt được kết quả mỹ mãn trong các nhiệm vụ thì cần được trang bị các phi cơ, phản lực, trực thăng, tàu bè mới và tối tân nhưng hiện các tàu bè và máy bay này cũ quá. Vì vậy công việc chúng tôi làm là theo dõi các hoạt động từ việc đấu thầu cho tới việc kiểm tra diễn tiến đóng tàu của nhà thầu, rồi sau đó bàn giao tàu hay máy bay mới".

Hiện lực lượng này vừa hoàn tất hai tuần dương hạm lớn nhất và tối tân nhất chưa từng có trong lực lượng, cùng hàng trăm chiếc tàu nhỏ để thay thế những chiếc tàu cũ, rồi cũng hoàn thành 10 phi cơ và trực thăng để bổ sung vào tổng số máy bay mà hiện nay được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động ngày càng gia tăng của lực lượng

Bà Giao cho biết thêm, dù phải đảm trách rất nhiều nhiệm vụ quan trọng nhưng lực lượng bảo vệ bờ biển lại được ít người biết tới: “So với những binh chủng khác của quân đội Mỹ thì Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ không được nhiều người biết tới cho lắm dù chúng tôi gặt hái được nhiều thành quả trong nhiều lĩnh vực và có rất nhiều trách nhiệm đối với người dân Mỹ"

Bà Giao Phan khẳng định: “Ngoài nhiệm vụ tuần duyên để ngăn chặn các vụ phạm pháp dọc bờ biển, bảo toàn an ninh, lực lượng Mỹ này còn có nhiệm vụ bảo vệ môi sinh ngoài biển cũng như cứu hộ nhiều người lâm nạn ở đại dương. Bởi vì những nhiệm vụ cao cả này mà lực lượng còn được gọi là người bảo vệ bờ biển. Và khẩu hiệu của chúng tôi là ‘Semper Paratus’ tức là ‘Luôn luôn sẵn sàng’”

Không chỉ nắm giữ nhiều chức vụ cao cấp trong hải quân cũng như Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, bà Giao Phan cũng nhận được những giải thưởng cao quý nhất mà hải quân Mỹ trao tặng cho những nhân viên dân sự có thành tích và những đóng góp suất sắc nhất, trong đó gồm có những huân chương như Superior Civilian Service Award vào năm 2006 và Navy Meritorious Civilian Award vào năm 2004

Bà Giao Phan khiêm tốn nói về những thành tích mà bà đạt được: “Được vinh danh những giải thưởng này thì thực sự tôi rất ngại vì bối rối. Ai cũng biết đâu có người nào có thể đạt được thành công một mình đâu"

Bà từng rất ngạc nhiên và cảm thấy vinh dự nhưng cũng biết là mình may mắn được làm việc chung và được học hỏi trong nhiều năm qua lúc phục vụ hải quan và lực lượng bờ biển Mỹ, cảm thấy mình còn mang nợ nhiều hơn nữa với những giới lãnh đạo cao cấp, cũng như các đồng nghiệp và nhân viên

Bà Giao cho biết hiện có rất nhiều cơ hội để các bạn trẻ gốc Việt tham gia vào Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ cũng như cơ hội để các bạn thăng tiến tại đơn vị này nhưng điều quan trọng là phải có niềm tin và quyết tâm cao. Bà khẳng định: “Tôi tin tưởng rất mạnh vào câu châm ngôn của Việt Nam 'Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi cách, sông ngăn'”

Do đó với lớp trẻ thì điều quan trọng nhất là dù có đi đường nào chăng nữa thì cũng phải đạt được trình độ ĐH, phải học thật tốt vì đó là một nền tảng vững chắc đưa tới sự phát triển sự nghiệp trong tương lai. Cho dù các em có chọn bất cứ ngành nào thì cũng phải có lòng đam mê với công việc và phải linh hoạt và thích ứng với sự thay đổi
 
Tiến sĩ Mỹ gốc Việt: 'Tôi muốn về khi còn sức lực'​

Nhiều người Việt ở Mỹ muốn về quê hương an cư khi tuổi đã già, nhưng tiến sĩ Nguyễn Đình Uyên nghĩ khác. Ông muốn trở về làm việc khi còn sức lực

Bỏ qua lời phản đối của gia đình cùng những khó khăn khi hòa nhập môi trường làm việc mới, tiến sĩ Uyên quyết định rời Mỹ về Việt Nam dạy học tại trường Đại học Quốc tế TP HCM 2 năm nay

Theo gia đình sang Mỹ từ năm 13 tuổi, học ở Mỹ rồi đi làm, Uyên từng làm việc cho cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA). Năm 2008, ông khiến bạn bè kinh ngạc khi quyết định về Việt Nam dạy học.

Thực ra ý định trở về nung nấu từ năm 2006, khi ông tham gia chương trình Vietnam Educational Foundation (VEF) liên kết giữa Việt Nam và Mỹ, giảng dạy cho các sinh viên Việt trong thời gian 2 tuần một năm.

Tại một buổi tọa đàm với sinh viên, ông khuyên các bạn trẻ cố gắng lấy học bổng ra nước ngoài nghiên cứu khoa học rồi trở về nước giảng dạy và hỗ trợ cho thế hệ sau cải thiện nền kỹ thuật nước nhà. Khi ấy, thầy giáo bị học trò hỏi ngược: "Vậy tại sao thầy không về Việt Nam dạy học?". Từ đó, vị tiến sĩ quyết tâm trở về giảng dạy ngành điện tử viễn thông cho người Việt Nam. Sự thôi thúc này cứ lớn dần, thế nhưng khi ông đem tâm sự chia sẻ với vợ con thì vấp phải sự phản đối quyết liệt

Ông Uyên chia sẻ với VnExpress.net: "Cách đây 4 năm, tôi bàn với vợ trở về Việt Nam đã bị bà xã làm mặt lạnh. Con gái tôi lúc đó cũng không chịu đi. Thế nhưng tôi ra sức thuyết phục và âm thầm chuẩn bị hồ sơ, cuối cùng mọi người cũng đồng ý".

Giảng dạy khoa diện tử viễn thông tại trường Đại học Quốc tế TP HCM, dù thu nhập thuộc hàng cao so với ngạch lương của trường nhưng ông vẫn gặp nhiều khó khăn. Chưa mua nổi nhà tại Việt Nam, ông xoay sở ở nhờ nhà một người họ hàng tại quận 4. Muốn hòa đồng với mọi người, hàng ngày, ông Uyên đón xe buýt từ quận 4 đến Thủ Đức để lên lớp.

Vợ ông, vốn có công việc bán hàng ổn định tại Mỹ, cũng gác lại để theo chồng. Cô con gái đang học trung học cơ sở tại Mỹ cũng theo bố mẹ về Việt Nam.

Những khó khăn trong giai đoạn thích nghi với cuộc sống mới không làm giảm đi lòng nhiệt thành của ông giáo yêu khoa học. Sắp xếp việc nhà đâu vào đó, ông Uyên bắt tay vào thực hiện hoài bão của mình.

"Đầu tiên, tôi giúp sinh viên Việt Nam bỏ đi suy nghĩ không có tiền thì không thể nghiên cứu khoa học. Kế đến tôi kêu gọi mọi người bắt tay vào các dự án nghiên cứu nhỏ. Tôi dạy các em cách tự lấy học bổng, giới thiệu sinh viên Việt Nam với những giáo sư nước ngoài để các em thực hiện các đồ án nghiên cứu khi đi du học", ông Uyên kể.

a-tb-tien-si-21.jpg

Tiến sĩ Nguyễn Đình Uyên cùng vợ và con gái út​

Trong 2 năm qua, ông đã giúp được 20 sinh viên lấy học bổng du học, bắt đầu từ việc tích lũy điểm ngoại ngữ đến việc thi lấy học bổng, chọn những trường đại học vừa sức, giới thiệu sinh viên Việt Nam với những đồng nghiệp, giáo sư ở nước ngoài để làm nghiên cứu sinh, học hỏi kinh nghiệm.

Trong nước, cùng với các đồng nghiệp và cộng sự, nhóm nghiên cứu của ông đã thực hiện 2 đề tài viễn thông giá rẻ, một dùng quan sát và thông báo kẹt xe; một dùng giám sát môi trường nước. Hiện ông cùng các sinh viên nghiên cứu về ảnh hưởng của thiết bị viễn thông tới cơ thể người.

Ngoài việc ở trường, ông Uyên còn hỗ trợ nhóm kiều bào xây cầu chế tạo những loại đèn năng lượng mặt trời để thắp sáng cho bà con vùng sâu đi trong đêm. Những chiếc đèn có dòng điện từ thích hợp để trồng cây thanh long cũng được ông mày mò lắp ráp.

Giai đoạn đầu tiên làm việc ở quê nhà, ông Uyên mong có thể đưa nông dân đến gần hơn với khoa học kỹ thuật, nghiên cứu công nghệ hiện đại của nước ngoài để chế tạo thiết bị rẻ tiền phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam.

"Phải đi từng bước chậm mà chắc để nắm bắt công nghệ thấp nhất rồi mới lấy đà leo lên những nấc thang cao hơn. Khoa học kỹ thuật cần những tiền đề cơ bản, đừng đón đầu công nghệ mà không hiểu rõ đó là gì. Tôi luôn nhắc sở sinh viên của mình nhớ kỹ điều này", ông Uyên nói.

Đại diện cơ quan phụ trách Việt kiều đánh giá cao việc các trí thức trẻ người Việt về nước giảng dạy cho sinh viên, và bày tỏ hy vọng số người về cống hiến nhiều hơn nữa. "Kiều bào về nước dạy học ở lứa tuổi 43-45 như Nguyễn Đình Uyên thì không nhiều. Đây là một trong những tiến sĩ trẻ tuổi nhất về hẳn Việt Nam tham gia vào việc đào tạo nguồn nhân lực ngành khoa học kỹ thuật", bà Nguyễn Thị Việt Thùy, Phó chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài tại TP HCM, cho biết

Riêng với tiến sĩ Uyên, ông không giấu niềm hạnh phúc khi nói về sự thay đổi của cô con gái út. Trước bố con nói chuyện toàn bằng tiếng Anh. Từ khi về nước, cháu đã học tiếng Việt đủ để nói chuyện với bố mẹ, biết gọi đúng cô, bác, chú, dì
 
TS Trịnh Hữu Phước: Góp phần nghiên cứu robot thám hiểm mặt trăng​

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, TS Trịnh Hữu Phước vừa dẫn dắt thành công Dự án hệ thống đẩy dành cho robot khám phá mặt trăng.

Trung tâm vũ trụ Marshal, Căn cứ thử nghiệm White Sands và Hãng công nghệ Pratt & Whitney Rocketdyne đã thử nghiệm thành công hai động cơ dựa trên tỉ số lực đẩy - trọng lượng, với một động cơ đẩy có trọng lượng 45,4kg để đáp xuống mặt trăng và một động cơ 2,3kg để kiểm soát độ cao.

HuuPhuoc_TO.jpg

TS Trịnh Hữu Phước​

Nhóm các nhà khoa học do TS Phước đứng đầu sử dụng mô tả sơ lược chuyến thám hiểm tới mặt trăng để thu nhỏ kích thước các động cơ đẩy. Từ đó, họ đánh giá liệu những động cơ đó có thể sử dụng cho tàu vũ trụ của NASA hay không. Khi thử nghiệm, động cơ đẩy của hệ thống kiểm soát độ cao châm lửa trong điều kiện chân không nhằm giả định hoạt động trong môi trường vũ trụ, mô tả sứ mệnh chinh phục mặt trăng và những kịch bản có thể xảy ra trong quá trình chinh phục.

TS Trịnh Hữu Phước, sinh ra ở tỉnh Bạc Liêu và rời Việt Nam sang Mỹ từ năm 1979 khi ông 16 tuổi. Ông bắt đầu làm việc cho NASA ở vị trí cán bộ phân tích thành phần động cơ đẩy của tên lửa. Sau đó ông tham gia phát triển phần mềm hệ thống đấy.

“Trở thành nhà khoa học tên lửa là điều ngoài sức tưởng tượng của tôi khi tôi còn nhỏ và sống ở một thị trấn nhỏ thuộc miền Nam Việt Nam. Sau khi đến Mỹ và nhìn thấy cảnh phóng tàu con thoi, tôi nhận ra rằng tôi có thể làm điều gì đó để cải thiện cuộc sống trên Trái đất bằng cách mở rộng hiểu biết về vũ trụ, về những thứ ngoài Trái đất. Từ đó, tôi luôn mong muốn trở thành một phần của NASA và biến ước mơ khám phá vũ trụ thành hiện thực”, TS Phước nói.

Chương trình thử nghiệm hoàn thành tất cả các mục tiêu đề ra: động cơ có khả năng thực hiện sứ mệnh như trong mô tả với độ bền cao, động cơ hiệu quả, và nhiên liệu cháy ổn định tới khi cạn kiệt năng lượng. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp Dự án đổ bộ bằng robot của NASA tiến thêm một bước - thiết kế robot hạ cánh sử dụng công nghệ đẩy tiên tiến.

“Điểm đóng băng thấp hơn giúp tiết kiệm đáng kể nhiệt độ dùng để đốt nóng cho tàu vũ trụ và tăng nhiệt cho toàn bộ hệ thống đẩy”, TS Phước nói

Loại động cơ đẩy nhỏ này phù hợp với yêu cầu robot đổ bộ mặt trăng chỉ nhỏ gọn bằng xe đẩy trên sân golf với trọng lượng nhẹ, các thiết bị đẩy liên kết chặt chẽ để giảm bề ngang của robot và tiết kiệm chi phí từ nguồn ngân sách hạn hẹp của chính phủ

“Những động cơ này sẽ là bước đầu tiên giúp giảm rủi ro trong công nghệ đốt cháy phục vụ robot đổ bộ mặt trăng. Các kết quả này sẽ là phương tiện để phát triển các kế hoạch tương lai khi thiết kế hệ thống đẩy dành cho tàu khám phá không gian”, nhóm nghiên cứu cho biết

Bên cạnh đó, TS Phước và một số đồng nghiệp cũng đã phát hiện ra kỹ thuật cải tiến đưa chất nổ đẩy vào buồng đốt cháy của động cơ đẩy của tên lửa. Kỹ thuật này tạo ra dòng chảy cuộn trong buồng đốt, giúp đẩy nhanh quá trình trộn chất nổ đẩy và làm tăng hiệu quả đốt. Ông cũng vừa tìm ra cách khác để đưa thuốc nổ đấy, giúp động cơ tên lửa lỏng hoạt động trong nhiều áp lực buồng đốt cháy khác nhau

Phương pháp này sẽ tạo điều kiện cho động cơ chạy ở nhiều mức năng lượng mà không ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của chúng
 
Nên dành ghế Quốc hội cho kiều bào​

- Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên cho rằng nên hướng tới mở rộng quyền lợi về chính trị như dành cho kiều bào ghế đại biểu trong Quốc hội

Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) - Bộ Ngoại giao hôm nay (4/11) tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

Hòa giải dân tộc: "Bài thuốc" cho công tác kiều bào

Đánh giá 6 năm triển khai Nghị quyết, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên khẳng định chủ trương, đường lối chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, coi kiều bào là bộ phận không tách rời dân tộc, song ông cho rằng thực tiễn mới chỉ làm được 50% tinh thần của Nghị quyết.

Để làm tốt một nửa phần chưa làm được còn lại, theo ông, điều cần “thoát ra” nhiều hơn nữa chính là tinh thần hòa giải dân tộc, đặc biệt với sự chủ động của những người ở trong nước, đẩy mạnh hòa giải dân tộc như một bước đổi mới tư duy trong hiện thực hóa Nghị quyết 36 về công tác kiều bào.

“Phải nói chúng ta đã hòa giải. 35 năm qua, chúng ta đã có nhiều giải tỏa nhưng chưa hết hẳn trong tâm lý con người, kể cả hai phía, chúng ta và những người ở nước ngoài bỏ chạy mang hận thù… Đến lúc này chúng ta phải đề cao truyền thống vị tha, đẩy cái này lên. Đó sẽ là bài thuốc, vị thuốc làm cho những người ra đi quay về với đất nước”, ông Niên phát biểu

Các chính sách cụ thể hóa Nghị quyết 36 như luật về quốc tịch, đất đai, nhà ở, đầu tư, doanh nghiệp, pháp lệnh về ngoại hối, các quy định về miễn thị thực nhập xuất cảnh cho NVNONN, về cư trú, hồi hương,… theo hướng ngày thuận lợi cho kiều bào đã được ban hành.

Tuy nhiên, theo nguyên Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên, cơ chế thực hiện các chính sách trên trong cuộc sống vẫn còn chưa suôn sẻ, khi “chạm thực tế” là “vướng”.

Do đó, cần phải tháo gỡ vướng mắc để bà con kiều bào hướng về đất nước, thấy “đất nước này là của họ”. Không chỉ các quyền lợi về kinh tế, văn hóa, xã hội, theo ông nên hướng tới mở rộng quyền lợi về chính trị khi điều kiện thuận lợi như dành cho kiều bào ghế đại biểu trong Quốc hội.

Phó Chủ nhiệm UB Đối ngoại QH Ngô Quang Xuân nhấn mạnh vai trò chủ chốt của các đại sứ, tức người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài - nơi tiếp xúc trực tiếp và gần nhất với kiều bào.
Hơn 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống, lao động, học tập tại 103 nước và vùng lãnh thổ, trong đó gần 400 ngàn người có trình độ đại học trở lên.
Ví công tác kiều bào như “công tác dân vận đặc biệt”, Phó Chủ nhiệm UB Đối Ngoại QH cho rằng ngoài quy định, luật lệ, trong công tác đối với kiều bào, nếu không có tình cảm, không chân thành sẽ khó thuyết phục.

“Cần thực hiện luật cơ quan đại diện, làm thế nào nâng tầm cơ quan đại diện, nâng tầm đại sứ lên. Bà con bận lắm, không có thời gian đến với mình, phải làm tinh thần hết mình với bà con, vất vả, nếu không nói thật là khó lắm”, ông nói.

Trong khi đại sứ có vai trò “cốt lõi” trong việc xây dựng mạng lưới công tác cộng đồng ở nước sở tại thì một vấn đề không ổn như ông Xuân nêu ra hiện nay, đó là việc bàn giao giữa đại sứ nhiệm kỳ cũ và đại sứ nhiệm kỳ mới. Có trường hợp các đầu mối, cơ sở đã được thiết lập từ nhiệm kỳ cũ nhưng không bàn giao tốt, dẫn đến chuyện người sang công tác sau phải làm lại.

Về việc mở rộng quyền lợi chính trị như đảm bảo ghế đại biểu trong Quốc hội cho kiều bào như ông Niên nêu, ông Xuân đồng tình chủ trương này trong tương lai nhưng cho rằng để hiện thực hóa, sẽ phải tháo gỡ nhiều vấn đề.

Hút chất xám kiều bào

Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Thanh Sơn trong bản báo cáo tổng kết 6 năm thực hiện Nghị quyết 36 đã đề xuất một bộ giải pháp tổng thể liên quan đến công tác kiều bào.

Một trong những đề xuất đó là xây dựng “Pháp lệnh về công tác đối với NVNONN” để bảo đảm thực thi nghiêm túc và hiệu quả Nghị quyết 36 cũng như các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước đối với kiều bào.

Bên cạnh đó, kiến nghị Ban Bí thư sớm xem xét, có ý kiến để triển khai thực hiện đề án “Chính sách, biện pháp thu hút chuyên gia, trí thức NVNONN xây dựng đất nước”.

Đây là một đề án với khá nhiều nội dung chiến lược như: thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về công tác này, xây dựng chính sách thu hút chuyên gia, trí thức có trình độ cao, lập Trung tâm mạng thông tin và quỹ hỗ trợ tìm kiếm, vận động trí thức kiều bào, lập các nhóm tư vấn chuyên gia, trí thức, trong đó có sự tham gia của những người ở tuổi hưu, từng là chuyên gia, cố vấn cho lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, tập đoàn xuyên quốc gia, mong muốn đóng góp với trong nước qua việc tư vấn…

Trung bình hằng năm có khoảng 500 nghìn lượt kiều bào về nước, trong đó khoảng 300 chuyên gia, trí thức về làm việc và hàng nghìn người về tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh

Theo Ủy ban, việc huy động nguồn lực NVNONN thời gian qua còn nhiều hạn chế do nhiều bộ, ngành, địa phương chưa xác định rõ nhu cầu thực sự của mình; chưa có tổ chức đầu mối đủ thẩm quyền hỗ trợ, kết nối trí thức ngoài nước với trí thức và doanh nghiệp trong nước

Báo cáo tổng kết cho hay ở nhiều cấp độ còn chưa hết thành kiến, còn tâm lý e ngại hoặc coi thường vai trò đóng góp của trí thức, doanh nhân kiều bào. Vẫn còn sự so bì giữa trí thức trong và ngoài nước, thậm chí còn quan niệm đơn giản rằng chỉ cần tạo thông thoáng hoặc có thêm đãi ngộ vật chất là có thể thu hút được trí thức kiều bào

Do vậy, nhiều chính sách tạo điều kiện cho kiều bào chậm được triển khai, gây tranh cãi kéo dài trong quá trình xây dựng, ban hành như các vấn đề về nhà ở, đầu tư, lập hội doanh nhân kiều bào, thủ tục cấp giấy xác nhận gốc Việt Nam…

Ngoài ra, kiến nghị minh bạch hóa các thủ tục về nhập xuất cảnh, đăng ký công dân, đăng ký thường trú cho người hồi hương…, tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn cho các dự án đầu tư của kiều bào; sớm hoàn thiện các quy định tạo thuận lợi cho NVNONN được mua và sở hữu nhà ở trong nước, đăng ký giữ quốc tịch, cấp giấy xác nhận gốc Việt NamN, tham gia hội tại Việt Nam hoặc tiếp tục hưởng chế độ hưu trí và bảo hiểm xã hội của nước sở tại sau khi về thường trú tại Việt Nam
 
“Bà nghị” về nước kinh doanh và hát​



Trần Ngọc Quỳnh, ca sĩ có tên tuổi trên các sân khấu ca nhạc TP.HCM vào những năm 1990

Từng được cộng đồng người Việt ở Úc biết đến với vai trò phu nhân một nghị sĩ, nay Trần Ngọc Quỳnh về Việt Nam để hiện thực hóa hai niềm đam mê lớn nhất của mình

Giới Việt kiều Úc vẫn quen gọi chị một cách thân mật là “bà nghị” mà quên mất nghề ca sĩ trước ngày chị sang Úc theo chồng bỏ cuộc chơi âm nhạc. Khoảng một năm nay, Trần Ngọc Quỳnh đã về nước để thực hiện các dự án kinh doanh và ấp ủ trở lại với đam mê ca hát

Vì sự nghiệp của chồng

Trước khi sang Úc theo chồng năm 2002, Trần Ngọc Quỳnh đã là ca sĩ có tên tuổi trên các sân khấu ca nhạc TP.HCM. Quỳnh gốc người Hà thành, lại có bố và mẹ hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Chị cho rằng, gia đình và Hà Nội đã khơi gợi khả năng và đam mê ca hát của chị nhưng chính TP.HCM mới nuôi dưỡng và đốt cháy niềm đam mê đó. Những năm 1990, có đêm Quỳnh chạy đến 5-7 tụ điểm, phòng trà ca nhạc để biểu diễn. “Hồi đó chưa đầy 15 tuổi tôi đã kiếm được khá nhiều tiền từ việc đi hát”, Quỳnh nhớ lại

Mười chín tuổi, chị là một trong những ca sĩ đầu tiên được chọn xuất ngoại để biểu diễn cho kiều bào ở Úc. Lần đó, Quỳnh bị “ách” lại vì trục trặc một số thủ tục giấy tờ và người tình cờ đứng ra can thiệp và bảo lãnh cho chị về nước là một nghị sĩ người Úc gốc Việt, cũng chính là chồng của chị sau này

Ông Nguyễn Minh Sang, chồng của Trần Ngọc Quỳnh từng là thành viên của Hội đồng thành phố Richmond, bang Victoria năm 1988. Năm 1991, ông trúng cử trở thành thị trưởng gốc châu Á đầu tiên và trẻ nhất của Úc tại Richmond. Ngoài chức thị trưởng, ông còn làm cố vấn cho Nghiệp đoàn Đại diện Công nhân Quốc gia và Thượng Nghị sĩ Gareth Evans - Bộ trưởng Ngoại giao Úc. Đến đầu năm 1996, ông trúng cử vào Thượng viện Úc và trở thành “ông nghị” trong suốt 3 nhiệm kỳ sau đó

Ngọc Quỳnh kể, vì là phu nhân của một nghị sĩ nên đi đâu, làm gì chị cũng được đón tiếp long trọng. “Ban đầu thấy thích thích bởi có chút hãnh diện, tò mò muốn khám phá của một người trẻ nhưng sau đó thấy hơi mệt”, chị nói. Nhờ thông thạo tiếng Anh và tiếng Hoa, chị đã giúp chồng rất nhiều trong hoạt động từ thiện và ngoại giao. Vào những lúc vận động tranh cử, một ngày của “bà nghị” bắt đầu bằng việc gặp gỡ, nói chuyện với nhiều tổ chức hội đoàn người Úc đến từ nhiều nước trên thế giới, rồi tham gia hát cho những chương trình từ thiện phục vụ cộng đồng. Quỳnh cho biết: “Hội hè, tiệc tùng liên tục nên tôi không còn chút thời gian nào dành riêng cho mình. Vì sự nghiệp của chồng, tôi chấp nhận gác sở thích lại”

Và cũng vì sống trong môi trường ngoại giao một thời gian dài, chị bắt đầu giật mình nhận thấy mình đang bị cuốn đi hoặc an phận trong thế giới chính trị và kinh tế mà quên mất đời sống tinh thần đang ngày càng nghèo đi

Chị cho biết bởi làm chính trị nên chồng không lãng mạn và có cảm xúc phức tạp như chị, nhưng ông Sang là người học rộng, hiểu biết và rất thông cảm với vợ. Tốt nghiệp Đại học Swinburne khoa điện và Đại học RMIT ngành khoa học điện tử, ông Sang chưa bao giờ nghĩ trong tương lai sẽ trở thành nghị sĩ ở xứ chuột túi. Năm 2009, ông có mặt trong đoàn Việt kiều về nước dự Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài. Trò chuyện với báo giới, ông nói: “Tham gia chính trị đối với tôi chỉ là sự tình cờ do bản tính sôi nổi thích phục vụ cộng đồng chứ không phải là dự tính ban đầu khi đến Úc”. Cũng nhờ cùng tham gia hoạt động xã hội, giúp đỡ cộng đồng người Việt tại Úc mà hai vợ chồng ông tìm được tiếng nói chung đồng cảm và thấu hiểu nhau hơn

Trở về với niềm đam mê

Nếu nói chọn nghề ca hát để lập nghiệp ở xứ người, đối với các ca sĩ người Việt, cơ hội chỉ có thể tìm thấy ở Mỹ. Bởi đơn giản Mỹ là nơi cộng đồng người Việt tập trung đông nhất, đồng thời có các nhà sản xuất băng đĩa nhạc chuyên nghiệp. Đối với Quỳnh, chính gia đình lý tưởng và vị trí tốt trong xã hội đã níu chân chị ở lại Úc. Song đó cũng là thiệt thòi cho chị trên con đường phát triển nghệ thuật

Vì là đại biểu quốc hội nên chồng của chị phải làm việc hơn 12 tiếng mỗi ngày, đã từng đặt chân đến hơn 50 quốc gia. Do đó, thời gian ông Sang dành cho gia đình và đỡ đần chị việc chăm con là rất hiếm hoi. Theo Quỳnh, chính cô con gái (năm nay 6 tuổi) đã dạy cho chị rất nhiều điều: trưởng thành hơn, độc lập hơn, có khả năng làm nhiều việc trong một lúc. Và Quỳnh cho biết chị cảm thấy hạnh phúc và bằng lòng với những gì đã trải qua

Chị còn nói rất đam mê kinh doanh. Gần 2 năm qua, ông Sang đã rời nghị trường. Với kinh nghiệm và uy tín tại Úc, ông đã cùng một số chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh kinh tế và vợ mở một công ty mang tên Đông Á, chuyên tư vấn về đầu tư kinh doanh, du học và định cư ở Úc. Quỳnh cho biết, thông qua tư vấn của Đông Á, một vài triệu phú Malaysia và Trung Quốc đã mua được bất động sản và thành công ở Úc. Hơn nữa, để phục vụ cho công việc, chị đã hoàn thành khóa học marketing tại Đại học Victoria

Sau những năm tháng đứng sau để hỗ trợ sự nghiệp của chồng và chăm con, Quỳnh quyết định trở lại nghiệp ca hát với sự ủng hộ tuyệt đối của chồng và những người thân. Chị khoe sắp thực hiện album ca nhạc Chờ Người gồm 10 ca khúc trữ tình của các nhạc sĩ Lam Phương, Lê Uyên Phương, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Y Vân, Phạm Duy và Đức Huy. “Có những lúc tôi tưởng số phận trao cho hạnh phúc là được hát. Nhưng có lúc nó đẩy tôi đi xa. Hóa ra, giữa những niềm hạnh phúc khác của cuộc đời, tôi lại được hát”, Quỳnh nói

Chọn những bài hát không mới, thậm chí đã gắn với nhiều tên tuổi trong làng âm nhạc trữ tình, Quỳnh giải thích ngắn gọn: “Các bài hát không mới nhưng với tôi chưa bao giờ cũ. Là nhà kinh doanh làm nghệ thuật nên tôi hiểu chỉ có sản phẩm tốt mới phát triển được”. Chị nói lợi thế của mình là đã đủ trải nghiệm để cảm bài hát xưa một cách sâu sắc nhưng không quá lớn tuổi để khai thác theo lối mòn cũ. Hơn nữa, chị là ca sĩ đã được đào tạo bài bản. Dạo qua các diễn đàn bình luận về giọng ca Ngọc Quỳnh, một khán giả là người Việt ở Úc nhận xét: “Quỳnh hát kỹ thuật không phô diễn, cô hát cứ như rút ruột ra mà hát!”

Album Chờ Người được Quỳnh kỳ vọng vào đối tượng thưởng thức là các trí thức, doanh nhân với số lượng sản xuất 4.000 CD (giá bán tại Việt Nam là 75.000 đồng, ở nước ngoài là 10 USD). Quỳnh cho biết chị làm album đầu tay với tất cả sự say mê nhưng nghệ thuật không có nghĩa là chỉ bỏ tiền ra mà phải tính đường thu về. Doanh số từ lượng album bán ra sẽ được trích phần trăm cho quỹ từ thiện lâu nay tại Việt Nam của 2 vợ chồng chị
 
Nguyễn Văn Hiền 'Soái' Việt lớn nhất Berlin​

images-1.jpg

Dẫu trong cộng đồng người Việt ở Đức, từ “soái”, cách gọi những ông chủ trung tâm buôn bán lớn dành cho người Việt, không thông dụng như đối với cộng đồng ở Nga, những “đại gia” kinh doanh đồng hương vẫn phải thừa nhận anh là “soái” lớn nhất Berlin

Sở hữu trung tâm Đồng Xuân hiện đại rộng 14 ha với 6 tòa nhà có diện tích kinh doanh đến 21.000 m2, góp phần ổn định kinh doanh cho hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam, “soái” Nguyễn Văn Hiền xứng đáng với tên gọi đó..

Hai lần bị ám sát hụt

Thứ Bảy. Như thông lệ, trung tâm Đồng Xuân tấp nập ô tô ra vào, dù tuyết rơi ngày càng dày. Phải mất vài cuộc điện thoại, Tổng giám đốc Cty TNHH Đồng Xuân Nguyễn Văn Hiền mới dứt được các cuộc họp tiếp chúng tôi trong căn phòng khách ấm áp. “Để có cơ ngơi này nơi đất khách quê người, tôi đã phải trải qua bao nhiêu thăng trầm, thậm chí từng bị ám sát hụt tới 2 lần”. – Anh Hiền mở đầu câu chuyện

“Năm 1988, khi đang là cán bộ của Cty rau quả Ninh Bình, tôi được cử sang CHDC Đức làm Đội trưởng đội xây dựng thuộc xí nghiệp xây dựng đóng tại thành phố Potsdam. Năm 1991, nước Đức thống nhất, xí nghiệp cũng phá sản. Tôi và nhiều anh em trong đội đã quyết tâm trụ lại lên Berlin làm ăn để có lưng vốn trước khi về nước”. – Anh Hiền kể. Như bao công nhân lao động Việt Nam thất nghiệp sau khi CHDC Đức tan vỡ, Nguyễn Văn Hiền cũng phải “xuống đường” bán quần áo. Ngày ngày anh cùng đồng hương trải bìa carton bán hàng ngoài hè phố

Sau đó, anh sang Ba Lan “đánh” hàng quần áo về bán buôn cho những hộ kinh doanh lẻ. Hồi đó, chưa có các trung tâm buôn bán dành cho người Việt nên phòng ở được trưng dụng làm nhà kho và nơi giao hàng. Đó là thời điểm giữa những năm 90 của thế kỷ trước

Thấy được nhu cầu địa điểm buôn bán, một phụ nữ Việt Nam cũng là công nhân xuất khẩu lao động đã đứng ra xây trung tâm thương mại. Tuy nhiên, do không được sự ủng hộ của các hộ kinh doanh nên cả 4 lần mở trung tâm thì cả 4 lần bà chủ này đều thất bại dù không có bất kỳ đối thủ nào. Ngay lúc ấy, nhiều “soái” đã nhảy vào mở trung tâm thương mại

Gần như đồng thời 6 trung tâm buôn bán cho người Việt đã mọc lên ở Berlin, trong đó có 1 trung tâm do người Đức và 1 do người Trung Quốc với tiềm lực kinh tế rất mạnh xây dựng. Nhưng rồi, 4 trung tâm đã “chết” do không có người đến thuê

Trong bối cảnh ấy, dù đã sở hữu 1 trung tâm thương mại mang tên Đồng Xuân ở Leipzig, anh Hiền vẫn quyết định mở 1 trung tâm buôn bán ở Berlin

Ban đầu, anh thuê nhà xưởng của một xí nghiệp dưới thời CHDC bị phá sản sửa sang lại để làm địa điểm bán buôn quần áo. Vào năm 2003, thấy các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng nơi giao hàng ngày càng nhiều, anh quyết định mua đứt 14.000 ha đất trống của một ngân hàng và đầu tư 10 triệu euro xây 3 dãy nhà kinh doanh hiện đại cùng 3 nhà kho lớn cho thuê

Nhưng công việc kinh doanh của anh không phải lúc nào cũng suôn sẻ như vậy. Cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh trung tâm thương mại diễn ra khốc liệt đến mức đối thủ đã thuê sát thủ ám sát anh 2 lần. Rất may, cảnh sát hình sự Berlin đã phát hiện ra âm mưu này và chủ động thông báo cho anh. Lần đầu vào năm 2000, cảnh sát mời anh đến thông tin: “Chúng tôi biết một tổ chức đang thuê người bắn chết ngài (các cơ quan công quyền Đức dùng đại từ nhân xưng này với bất kỳ ai mà họ phục vụ) với giá 5 triệu D mark”

Lần khác, vào một buổi chiều mùa hè năm 2002, 5 cảnh sát bất ngờ đến văn phòng anh thông báo: “Ngài đang ở trong tình trạng nguy hiểm. Chúng tôi sẽ bảo vệ ngài. Tốt nhất ngài nên đến chỗ chúng tôi bố trí ở vài tuần, không liên lạc ra bên ngoài”. Anh buộc phải trở về Việt Nam “lánh nạn” 3 tuần

Quay sang Đức, anh tiếp tục bị theo dõi. Bất cứ khi nào về nhà riêng, anh đều phải hỏi cảnh sát xem có mối nguy hiểm nào không. Nếu không an toàn, anh phải đến khách sạn ngủ. Hàng tháng trời sau đó, anh luôn phải sống trong cảnh “cơ động”. Mọi tư trang cần thiết đều để trong xe ô tô để sẵn sàng đến ngủ khách sạn đề phòng nguy hiểm. Khi những kẻ mưu sát là những tay súng Đông Âu bị bắt, anh mới thở phào nhẹ nhõm và dồn hết tâm sức cho công việc kinh doanh

80% thành công do khách hàng giúp đỡ

“Chú Hiền đã “lôi kéo” chúng tôi bằng chữ “đức” và chữ “tín”.” – Bác Nguyễn Văn Dũng, quê Hải Phòng, một trong những chủ doanh nghiệp lớn nhất tại trung tâm Đồng Xuân Berlin, chuyên nhập hàng từ Việt Nam sang, nhận xét về thái độ kinh doanh của “soái” Hiền. Có lẽ vì thế mà không có bất cứ kios trong Đồng Xuân để trống. “Kinh doanh nơi đất khách quê người này, chỉ cần nói dối vài lần là bà con mình biết ngay. Cho nên tôi càng phải thấy trách nhiệm của mình. 80% thành công của Đồng Xuân là nhờ các doanh nghiệp – bà con của mình ở Đồng Xuân” – Tổng giám đốc Cty Đồng Xuân, đồng thời là Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam tại CHLB Đức Nguyễn Văn Hiền bộc bạch

Bác Dũng kể với những chủ hàng nào thuê chỗ gặp khó khăn, anh Hiền sẵn sàng cho trả dần để giải quyết khó khăn. Nếu hộ kinh doanh phải chấm dứt hợp đồng trước thời hạn do làm ăn thua lỗ, họ cũng được anh Hiền “miễn” số tiền trong hợp đồng đối với thời gian còn lại. Hiện nay, trung tâm Đồng Xuân có hơn 200 doanh nghiệp thuê mặt bằng kinh doanh, trong đó số doanh nghiệp Việt Nam chiếm khoảng 40%, còn lại là của Đức, Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ…

Góc Việt ở Berlin

Hầu như các đoàn công tác từ Việt Nam sang công tác ở Berlin đều ghé Đồng Xuân để thăm cộng đồng và cũng là để tìm đến những nét quen thuộc của quê nhà nơi đất khách quê người

Một dự án phát triển trung tâm, đã được quận Lichtenberg phê duyệt, đang được anh Hiền ráo riết triển khai. Trung tâm sẽ được xây dựng thêm 2 tòa nhà kinh doanh, trong đó 1 tòa nhà rộng 2.000 m2 cho Cty Kaiser của Đức thuê bán đồ ăn; 1 nhà văn hóa Việt Nam, 1 bệnh viện đông y với đội ngũ bác sỹ được đưa từ Việt Nam sang làm việc, 1 khách sạn 100 phòng để phục vụ các đoàn khách Việt Nam và nước ngoài. Đặc biệt, khách đến thăm trung tâm sẽ được ngắm 2 nhà sàn dân tộc thiểu số đưa từ Việt Nam sang để làm nổi bật văn hóa Việt. Vốn đầu tư những hạng mục này lên đến trên 30 triệu euro

“Tôi muốn người nước ngoài, đặc biệt là người Đức hiểu rằng người Việt cũng có chỗ kinh doanh hiện đại riêng của mình. Từ trước đến giờ, người Việt mình kinh doanh chủ yếu ở những khu nhà cũ, nhếch nhác, phần nào đưa ra hình ảnh không đẹp về người Việt Nam. Đồng Xuân không đơn thuần là nơi kinh doanh mà còn là địa chỉ văn hóa Việt Nam, niềm tự hào của tất cả cộng đồng.” – Anh Hiền nói

Chẳng thế mà, theo “soái” Hiền, một tập đoàn lớn chuyên kinh doanh bất động sản Berlin có số vốn đến hàng tỷ euro đã đến đặt vấn đề mua lại Cty Đồng Xuân. “Nếu bán, tôi lãi rất nhiều. Nhưng tôi không thể bán vì như vậy chỗ đứng của người Việt sẽ bị mất đi.” – Tổng giám đốc Đồng Xuân giọng chắc nịch

Không dừng lại ở đó, “soái” Hiền liên tục mở rộng lĩnh vực đầu tư của mình. Ở Việt Nam, anh cũng đang có nhiều dự án đầu tư. Một trong số ấy là dự án khu resort rất lớn tại Bình Thuận
 
Top