What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Đồng Tâm Thịnh Vượng

Thủ tướng yêu cầu cắt bỏ những dự án đầu tư công chưa cần thiết, kém hiệu quả
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu kiên quyết cắt bỏ những dự án đầu tư công chưa thực sự cần thiết, kém hiệu quả; cắt giảm số lượng các dự án khởi công mới, nhất là các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đang có nhiều dự án dự kiến khởi công mới

unnamed.webp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Thủ tướng vừa ban hành Chỉ thị số 13 về đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025

Để bảo đảm chất lượng và tiến độ xây dựng, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị liên quan đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực then chốt, các vùng động lực, cực tăng trưởng, các dự án lớn, quan trọng của quốc gia, dự án quy mô lớn, kết nối liên vùng, các dự án quan trọng, cấp thiết của địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả; từng bộ, cơ quan, địa phương phải tập trung rà soát kỹ, giảm mạnh số lượng dự án, nhất là các dự án khởi công mới; kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho” và chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nhất là về thể chế, thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng

"Vốn đầu tư công phải thực sự đóng vai trò dẫn dắt, là vốn mồi để thu hút tối đa các nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác theo phương châm đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư để phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng theo phương thức đối tác công tư", chỉ thị của Thủ tướng nêu rõ

Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ở trung ương, bí thư tỉnh ủy, thành ủy và chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, rà soát từng dự án, đặc biệt là các dự án khởi công mới, kiểm soát chặt chẽ sự cần thiết, phạm vi, quy mô từng dự án theo đúng quy hoạch, định hướng, mục tiêu đã được duyệt, bảo đảm hiệu quả đầu tư, kết quả đầu ra của từng dự án

Chỉ thị cũng nêu rõ các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cần tổ chức rà soát toàn bộ các dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025

"Kiên quyết cắt bỏ những dự án chưa thực sự cần thiết, kém hiệu quả; cắt giảm số lượng các dự án khởi công mới, nhất là các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đang có nhiều dự án dự kiến khởi công mới, bảo đảm từng dự án khởi công mới phải có giải trình cụ thể lý do và chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về sự cần thiết, hiệu quả đầu tư và sự tuân thủ các quy định pháp luật", Chỉ thị số 13 nêu rõ

Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu không bố trí vốn ngân sách trung ương cho các dự án khởi công mới nhóm C của địa phương, trừ trường hợp đã có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ

Đối với các chương trình, dự án thực hiện 2 kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn thì phải bảo đảm đúng quy định, không vượt quá 20% tổng số vốn theo quy định của Luật Đầu tư công. Mục tiêu tổng số dự án đầu tư công từ nguồn ngân sách trung ương của cả nước giai đoạn 2021 - 2025 là khoảng 5.000 dự án

Chí Bình
 
Cắt giảm gần 1.500 dự án đầu tư công
Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết có thể cắt giảm từ 6.447 xuống còn khoảng 5.000 nhằm khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải

Báo cáo Thủ tướng Phạm Minh Chính về dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết, cả nước đã giảm 1.050 dự án. Số lượng dự án có thể tiếp tục giảm xuống, về mức 5.000 dự án cho 5 năm tới nhằm loại bỏ những dự án chưa thực sự cần thiết, kém hiệu quả

Đánh giá vấn đề này, Thủ tướng nêu quan điểm, phải dứt khoát khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún, chia cắt cũng như tâm lý trông chờ, ỷ lại ở Trung ương, đồng thời chống tiêu cực, nghiêm cấm "chạy" dự án bởi đây là lợi ích của quốc gia, dân tộc

Ông cũng nhắc tới tình trạng một số tỉnh còn nghèo, quy mô GRDP nhỏ, ngân sách có hạn nhưng dự kiến tới hàng trăm dự án trong 5 năm tới. Với tổng ngân sách được phân bổ, các địa phương, cơ quan, bộ ngành phải suy nghĩ, tính toán, tiết kiệm chi thường xuyên để dành cho đầu tư phát triển, đồng thời điều chỉnh lại các dự án đầu tư theo hướng trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào 3 khâu đột phá chiến lược và các dự án, công trình đầu tư phục vụ an sinh xã hội như phòng chống thiên tai, dịch bệnh, chăm lo các đối tượng yếu thế...

"Vì dân, vì nước, cứ mạnh dạn mà làm, sẽ cắt giảm được số dự án để tập trung vốn cho các dự án trọng tâm, trọng điểm", Thủ tướng nói

Tổng mức vốn ngân sách thuộc dự kiến kế hoạch đầu tư công được cập nhật tăng 120.000 tỷ đồng, đạt 2,87 triệu tỷ đồng. Số tiền tăng là từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên chuyển sang đầu tư công, không làm tăng tổng chi ngân sách, theo Thứ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Trần Quốc Phương

So với giai đoạn 2016-2020, cơ cấu ngân sách dự kiến phân bổ vùng trong 5 năm tới sẽ không chỉ ưu tiên các vùng khó khăn như miền núi, biên giới, hải đảo... mà còn đảm bảo phát triển các vùng động lực, cực tăng trưởng. Trong đó, mức vốn bố trí bình quân đầu người vùng Tây Nguyên là cao nhất, khoảng 5,8 triệu đồng/người

Kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phân cấp tối đa về đầu tư công, nếu có vướng mắc về cơ chế, chính sách phải kịp thời trình tháo gỡ, xử lý

Phân tích thêm về quan điểm huy động tối đa, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là hạ tầng giao thông, Thủ tướng nêu định hướng trình cấp có thẩm quyền cho phép ngân sách nhà nước bảo đảm tỷ lệ 50% tổng vốn cho các dự án cao tốc PPP trong cả giai đoạn 5 năm, phần còn lại thu hút đầu tư ngoài ngân sách. Tỷ lệ cụ thể được điều chỉnh rất linh hoạt, phù hợp với từng dự án, những dự án khó khăn, khó thu hút nhà đầu tư thì tỷ lệ tham gia của ngân sách sẽ cao hơn và ngược lại

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tính toán cơ cấu ngân sách phân bổ cho các vùng so với quy mô dân số, GRDP và phần đóng góp của mỗi vùng cho cả nước, bảo đảm kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa ưu tiên những nơi khó khăn và ưu tiên những nơi động lực

Đồng thời, ông yêu cầu tiếp tục làm rõ một số nội dung khác trong báo cáo như huy động cả nguồn vốn trong và ngoài nước; tỉ lệ dự phòng ngân sách Trung ương; các vướng mắc về cơ chế, chính sách cần trình cấp có thẩm quyền tháo gỡ, xử lý...
 
Viettel, Vinaphone và Mobifone 'bắt tay' dùng chung mạng 5G
Các nhà mạng đang triển khai thử nghiệm thương mại và dịch vụ mạng di động 5G tại Việt Nam là Viettel, Vinaphone và Mobifone vừa tổ chức lễ ký kết thỏa thuận triển khai thử nghiệm dùng chung mạng 5G

Tính đến hết tháng 5/2021, các nhà mạng đã triển khai thử nghiệm thương mại và dịch vụ 5G tại 6 tỉnh/thành là Hà Nội, TP. HCM, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Phước và Thừa Thiên Huế với tốc độ trung bình hiện đạt từ 500-600 Mbps, nhanh hơn gấp 10 lần so với tốc độ truy cập của mạng 4G

Theo đại diện Cục Viễn thông, với đặc điểm sử dụng băng tần có bước sóng milimet, vùng phủ sóng của các trạm BTS 5G đạt vài trăm mét so với bán kính vùng phủ từ 2-3km của các trạm 2G/3G/4G như trước đây; đòi hỏi cần triển khai, lắp đặt số lượng trạm BTS 5G nhiều

Ngoài các trạm 5G Massive MIMO loại lớn, lắp trên cột anten ngoài trời thì mạng 5G dùng rất nhiều các loại trạm small cell có kích thước vật lý nhỏ, thường lắp trên thân cột đèn, trên tường nhà, hành lang… vì vậy việc triển khai dùng chung hạ tầng/vị trí lắp trạm 5G là rất cần thiết đồng thời cũng đặt ra những bài toán mới cả về kỹ thuật công nghệ và cơ chế phối hợp sử dụng chung

Trên cơ sở đó, qua quá trình nghiên cứu, thỏa thuận, 3 doanh nghiệp gồm Viettel, Vinaphone và Mobifone đã thống nhất và tổ chức buổi ký kết thỏa thuận triển khai thử nghiệm dùng chung mạng 5G. Nội dung thỏa thuận tập trung vào hai giải pháp quan trọng là thử nghiệm chuyển vùng di động roaming và thử nghiệm chia sẻ mạng truy nhập vô tuyến đa mạng (MORAN)

2021528-u3.webp

Các nhà mạng ký kết ghi nhớ phối hợp thử nghiệm dùng chung mạng 5G

Nếu như các thỏa thuận chia sẻ, sử dụng hạ tầng viễn thông từ trước đến nay giữa các doanh nghiệp tập trung vào hạ tầng thụ động (nhà trạm, cột ăng ten, truyền dẫn…) thì đây là lần đầu tiên tại Việt Nam triển khai tiến hành thử nghiệm việc chia sẻ hạ tầng viễn thông ở lớp cao hơn như hạ tầng tích cực, thiết bị mạng truy nhập vô tuyến 5G…

Việc triển khai thử nghiệm này sẽ góp phần đánh giá tổng thể các nội dung cần thiết cả về kỹ thuật và cơ chế phối hợp liên mạng để triển khai mạng 5G; thỏa thuận này chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy việc triển khai mạng 5G trên phạm vi toàn quốc, xét trên bình diện khu vực và quốc tế, đây là một trong các thỏa thuận đầu tiên về thử nghiệm dùng chung hạ tầng mạng 5G

Trước đó, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa XIV năm 2020, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng đã từng nhấn mạnh Việt Nam triển khai 5G với tinh thần dùng chung cơ sở hạ tầng. Do đó, Bộ Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề nghị các doanh nghiệp xây dựng phương án và sẽ ra quy định về dùng chung cơ sở hạ tầng 5G, kể cả dùng chung thiết bị

Hồi tháng 6/2020, các nhà mạng tại Việt Nam cũng đã ký kết thỏa thuận dùng chung cơ sở hạ tầng các trạm thu phát sóng (BTS). Theo thỏa thuận này, các nhà mạng sẽ dùng chung khoảng 1.300 trạm BTS

Việc ký kết thỏa thuận này là cơ sở để các doanh nghiệp triển khai hạ tầng, giảm chi phí đầu tư phát triển hạ tầng, đồng thời sẽ là mô hình tốt để các doanh nghiệp viễn thông, các địa phương tham khảo và cùng triển khai
 
Thủ tướng "10 năm tới cần làm gần 4.000km đường cao tốc mới"
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, trong 20 năm qua chúng ta chỉ làm được gần 1.200km đường bộ cao tốc. Trong 10 năm tới (2021 - 2030), chúng ta cần phải làm gần 4.000km đường bộ cao tốc mới

_BAC9638%20%281%29.webp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về thực hiện xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030

Theo đó, Thủ tướng đánh giá cao sự chuẩn bị của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) trong thời gian ngắn đã rất nỗ lực xây dựng dự thảo tờ trình, báo cáo, cơ bản đáp ứng quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030

Tại cuộc họp về thực hiện xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, Chính phủ thống nhất 5 quản điểm lớn. Cụ thể là trong 20 năm qua chúng ta chỉ làm được gần 1.200 km đường bộ cao tốc. Trong 10 năm tới (2021 - 2030), chúng ta cần phải làm gần 4.000 km đường bộ cao tốc mới

"Đây là nhiệm vụ chính trị, là trách nhiệm và vinh dự của chúng ta trước Đảng, Nhà nước và nhân dân. Chúng ta quyết tâm thực hiện thành công nhiệm vụ được giao với sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, của nhân dân, của ngân hàng và cả hệ thống chính trị", văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng nêu rõ

Thứ hai, với nhiệm vụ được giao, ngân sách nhà nước cân đối tối đa cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vốn. Do vậy phải huy động tất cả các nguồn lực khác, cả trong và ngoài nước. Vốn ngân sách trung ương chỉ mang tính khơi nguồn, vốn xã hội hóa là quyết định; đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là chính

Thứ ba, kế hoạch đầu tư cần hợp lý giữa các vùng, miền, nhất là đồng bằng sông Cửu Long, Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung bộ, những vùng động lực; phải có trọng tâm, trọng điểm (tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, các tuyến vành đai của thành phố Hà Nội và TP. HCM) và lộ trình phù hợp để phát huy cao nhất hiệu quả đầu tư

Thứ tư là phải đổi mới tư duy quản lý, đẩy mạnh phân quyền, phân cấp đầu tư cho các địa phương. Địa phương mong muốn có đường cao tốc thì phải chủ động vào cuộc, chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng. Giao các địa phương là cơ quan có thẩm quyền. Chính phủ hỗ trợ một phần chi phí xây lắp và có chính sách linh hoạt đối với các địa phương khó khăn

Cuối cùng là cá thể hóa trách nhiệm cá nhân; chống tham nhũng tiêu cực, lợi ích nhóm. Tất cả phải vì dân, vì nước, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết

Thủ tướng giao Bộ GTVT tiếp thu các ý kiến góp ý xác đáng của các bộ, ngành tại cuộc họp ngày hôm nay để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, trong đó tên báo cáo cần cân nhắc điều chỉnh lại thành “Báo cáo thực hiện xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030”

Báo cáo phải tập trung đánh giá kết quả trong 5 năm gần đây và nhìn lại 20 năm qua; những mặt được, chưa được; nguyên nhân chủ quan, khách quan và đặc biệt là các bài học kinh nghiệm (về công tác lãnh đạo, chỉ đạo; công tác tổ chức thực hiện; việc huy động nguồn lực; cơ chế, chính sách; cân đối vùng, miền...)

Số liệu đánh giá cần chi tiết một số dự án đường cao tốc đã triển khai (phụ lục bảng biểu minh họa rõ về tổng mức đầu tư, nguồn vốn, tiến độ, vướng mắc...) để thấy rõ ưu điểm, nhược điểm của từng mô hình đầu tư, từng cơ chế, chính sách

Thủ tướng đề nghị Bộ GTVT cần xác định rõ nhu cầu đầu tư đường cao tốc; bám sát các điều kiện thực tế, cũng như các khó khăn vướng mắc... để từ đó xác định đúng tình hình, có bước đi thích hợp

Cụ thể, mục tiêu xuyên suốt là đến năm 2025 phải cơ bản hoàn thành đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông (toàn quốc có khoảng 3.000 km), đến năm 2030 có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc; bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, tiết kiệm, chống tiêu cực, tham nhũng...

Báo cáo cần xác định rõ thứ tự ưu tiên để lựa chọn các dự án cấp bách triển khai trước, mục tiêu phấn đấu hoàn thành cao tốc Bắc - Nam phía Đông vào thời điểm thích hợp; đề xuất giải pháp huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện (trong đó phân cấp, chia sẻ trách nhiệm của địa phương; đề xuất cơ chế, chính sách để thực hiện được mục tiêu, trên cơ sở đúng thẩm quyền của từng cấp...)

 
Phấn đấu giải ngân đầu tư công gần 100% kế hoạch năm
“Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế” là những yêu cầu lớn nhất được đặt ra trong Nghị quyết 63 của Chính phủ ban hành 29-6 về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong các mục tiêu đề ra, giải ngân vốn đầu tư công đặt chỉ tiêu 100% cho năm 2021

5e42c_cam_lo_la_son_.jpg

Dự án Cam Lộ-La Sơn được đầu tư bằng vốn ngân sách để thúc đẩy phát triển hạ tầng, dự kiến đi vào khai thác từ năm 2022

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 63 về thúc đẩy các nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế cho những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Trong số này, mục đích lớn nhất là bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; phát triển xuất nhập khẩu, hướng đến cán cân thương mại hài hòa, bền vững. Đồng thời phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư ngân sách Nhà nước năm 2021 đạt 95-100% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao từ đầu năm. Trong đó đến hết quý III/2021 giải ngân đạt tối thiểu là 60% kế hoạch

Đây là một mục tiêu rất khó đối với các bộ, ngành địa phương trong bối cảnh có nhiều trở ngại khi giải ngân vốn đầu tư công, bao gồm cả những trở ngại về dịch bệnh Covid 19 đang diễn ra

Số liệu mới nhất của Bộ Tài chính cho biết, ước tính từ đầu năm đến hết tháng 5 vừa qua mới giải ngân được 20,32% kế hoạch vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước (117.493 tỉ đồng). Còn bóc tách chi tiết hơn thì giải ngân vốn đầu tư nước ngoài (ODA) còn đạt tỉ lệ thấp hơn nữa

Tính đến hết tháng 5, theo số liệu của Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), tổng dự toán vốn nước ngoài được giao từ nguồn ngân sách trung ương năm nay cho các bộ ngành là 16.636 tỉ đồng. Nhưng đến hết 10-6, mới giải ngân được 1253 tỉ đồng, đạt 7,53% so với dự toán được giao. Trong số này có 5/13 bộ, ngành giải ngân kế hoạch đầu tư công vốn ODA năm 2021. Tính ra đạt 7,53% so với dự toán

Cục trưởng Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại cho biết, các vướng mắc ảnh hưởng đến giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các bộ, ngành, có một số nguyên nhân như: Dự án chưa hoàn thành thủ tục đầu tư, thậm chí chưa hoàn thành thủ tục đàm phán hoặc chưa ký hiệp định vay nhưng đã được bố trí vốn, dự án đề xuất dừng triển khai nhưng vẫn được bố trí dự toán, phải hủy dự toán…

Do đó, Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; rà soát việc phân bổ kế hoạch vốn cho các dự án phù hợp với tiến độ thực hiện, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún, kéo dài

Trong đó, đáng chú ý sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công, điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng sẽ thành lập tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn trong từng bộ, cơ quan, địa phương để đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công. Đồng thời, sẽ kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu, cá nhân có liên quan trong trường hợp không hoàn thành kế hoạch giải ngân theo tiến độ đề ra...
 
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chống lobby chính sách
Trong kết luận tại buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Tài chính ngày 29/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị ngành tận dụng mọi nguồn lực, tháo gỡ điểm nghẽn để phát triển kinh tế

Ngày 29/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Tài chính về chức năng, nhiệm vụ, những vấn đề tồn đọng, những khó khăn, vướng mắc, nội dung cấp bách cần giải quyết của Bộ và ngành tài chính. Tham dự cuộc họp có Phó thủ tướng Lê Minh Khái, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn

Tại cuộc họp, Bộ Tài chính đã báo cáo về tình hình, kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao; một số vướng mắc, hạn chế, khó khăn, thách thức; trên cơ sở đó kiến nghị những nhiệm vụ cần triển khai ngay và những giải pháp trọng tâm trong trung, dài hạn, trong đó tập trung vào việc hoàn thiện thể chế, sửa đổi, ban hành các cơ chế, chính sách thúc đẩy, khơi thông nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội (KTXH)

Tận dụng mọi nguồn lực


Bộ cũng báo cáo Chính phủ về điều hành dự toán ngân sách Nhà nước 2021, xây dựng dự toán năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước (NSNN) 3 năm 2022-2024; xây dựng kế hoạch tài chính - NSNN 5 năm 2021-2025; kế hoạch bố trí nguồn cho cải cách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết số 27 của Trung ương; xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng và tăng cường phối hợp công tác với các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ tài chính - NSNN

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết năm 2021, theo phân công, Bộ phải trình Chính phủ, Thủ tướng 40 đề án (1 Luật, 15 Nghị định, 8 Quyết định, 16 đề án khác). Đến cuối tháng 4/2021, Bộ đã trình 9 đề án (3 Nghị định, 1 Quyết định và 5 đề án khác)

NQH_0346.jpg

NQH_0346.jpg

Thủ tướng đánh giá cao những thành tựu của ngành tài chính trong nhiệm kỳ trước và đề nghị ngành tiếp tục phát huy, tháo gỡ những điểm nghẽn kinh tế

Thủ tướng yêu cầu Bộ cần phát huy tối đa yếu tố con người, coi đây là yếu tố mang tính quyết định, yếu tố quan trọng nhất; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo vệ người dám nghĩ, biết làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh vì lợi ích chung

Về các vấn đề cụ thể, Thủ tướng yêu cầu phải nghiên cứu, thiết kế chính sách để thu hút mạnh mẽ các nguồn lực trên tinh thần phát huy tối đa sự sáng tạo, tự lực, tự cường của các cấp, các ngành. Dứt khoát xóa bỏ cơ chế quan liêu, bao cấp, xóa bỏ cơ chế xin - cho để mọi cơ quan, đơn vị, địa phương phải tự lực, tự cường phấn đấu với tinh thần cao nhất, “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến cái không thể thành cái có thể, biến cái không quan trọng thành cái quan trọng mới là quan trọng”, bảo đảm công bằng, hợp lý, hài hòa lợi ích các bên và cá thể hóa trách nhiệm cá nhân

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - NSNN và tiếp tục tăng cường phân cấp, phân quyền, Thủ tướng lưu ý phải thiết kế công cụ, cơ chế phù hợp, hiệu quả trong kiểm tra, giám sát công tác quản lý thu, chi NSNN theo tinh thần đề cao trách nhiệm của các địa phương, cơ quan, đơn vị và nhất là người đứng đầu

Tiếp tục đổi mới cách làm; rà soát và điều chỉnh lại việc thu thuế hiệu quả hơn; chi ngân sách phải tiết kiệm, hiệu quả, đúng hướng và đẩy mạnh xã hội hóa một cách phù hợp đối với cả các lĩnh vực chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển; trong đó cần tổng kết mô hình một số nơi đã làm tốt về xã hội hóa, giảm gánh nặng chi thường xuyên để nhân rộng

Bộ Tài chính cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí ưu tiên nguồn lực đầu tư, sớm hoàn thành các công trình trọng điểm, có sức lan tỏa, dẫn dắt, thúc đẩy phát triển KTXH

Cần sớm rà soát, hoàn thiện các chính sách thuế phù hợp với tình hình thực tế của đất nước và kinh nghiệm quốc tế, bảo đảm lợi ích quốc gia, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu việc xây dựng luật về đăng ký và quản lý tài sản; đẩy nhanh chuyển đổi số, số hóa công tác quản lý tài chính, ngân sách Nhà nước. Thiết kế công cụ quản lý, kiểm soát nợ công một cách phù hợp, hiệu quả. Đồng thời, phải bảo đảm sự hài hoà giữa mục tiêu kiểm soát lạm phát với thúc đẩy tăng trưởng, phù hợp với hoàn cảnh đất nước trong bối cảnh hiện nay

Về bố trí kinh phí cho các chương trình mục tiêu quốc gia, Thủ tướng nhấn mạnh, phải làm sao có hiệu quả, rõ ràng, minh bạch, theo hướng khuyến khích tự lực, vươn lên thoát nghèo

Về phân cấp quản lý NSNN, cần nghiên cứu, có cơ chế phù hợp, hiệu quả để phát huy vai trò chủ đạo của Trung ương nhưng tạo sự linh hoạt, sáng tạo, có trách nhiệm của địa phương, cân đối được thu chi ngân sách. Cần tập trung cho chi đầu tư phát triển nhiều hơn và giảm chi thường xuyên, Thủ tướng nhấn mạnh, còn nhiều dư địa cho tiết kiệm chi và cần đặt mục tiêu tiết kiệm chi cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trong xây dựng và thực hiện dự toán NSNN

Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng, ban hành chương trình hành động triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về lĩnh vực tài chính - NSNN; chuẩn bị phương án bố trí nguồn để thực hiện kế hoạch cải cách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết 27 của Trung ương; tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển thị trường chứng khoán, bảo hiểm, dịch vụ tài chính và các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý của Bộ

Đối với các kiến nghị của Bộ Tài chính, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tập trung chỉ đạo, xử lý, giải quyết từng vấn đề theo lộ trình cụ thể gắn với trách nhiệm của các Bộ, cơ quan, địa phương, báo cáo Thủ tướng kết quả thực hiện

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định sẽ tập trung quán triệt, thực hiện trong Bộ và toàn ngành Tài chính những định hướng, tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng; tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, đổi mới và phát triển, nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng giao
 
Đầu tư công là động lực tăng trưởng giai đoạn 2021-2025
Nửa đầu năm nay, nhập siêu đạt mức 1,47 tỷ USD và tình trạng này tiếp diễn sẽ là trở ngại cho tăng trưởng cuối năm. Tiêu dùng vẫn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh diễn biến phức tạp và lây lan ở nhiều tỉnh thành cả nước. Dự kiến sang năm 2022, Việt Nam mới có thể đạt miễn dịch cộng đồng. Vì thế, theo Agriseco, đầu tư công là động lực dẫn dắt tăng trưởng nền kinh tế khi nhiều “đầu kéo tăng trưởng” khác đang suy yếu. Theo GSO, ước tính giai đoạn này nếu giải ngân đầu tư công tăng thêm 1% thì GDP tăng thêm 0,058%. Cũng trong dự báo giai đoạn 2021 – 2025, giải ngân 1 đồng vốn đồng vốn đầu tư công sẽ kéo theo 1,61 đồng vốn đầu tư khối ngoài Nhà nước, cao hơn giai đoạn trước là 1,42 đồng

Tổng số dự án triển khai trong giai đoạn 2021-2025 dự kiến là gần 5.000 dự án với mức vốn bình quân là 210 tỷ đồng/dự án - gấp 2,4 lần so với giai đoạn 2016-2020 (88 tỷ đồng/dự án). Trong đó, kế hoạch giải ngân đầu tư công là 2,87 triệu tỷ đồng, tăng hơn 40% so với con số thực hiện giai đoạn trước

Các dự án trọng điểm dự kiến tập trung triển khai giai đoạn 2021-2025 gồm cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ, 11 dự án thành phần tuyến cao tốc Bắc Nam, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất/Nội Bài, sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1, nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, dự án nhiệt điện Long Phú 1 và Sông Hậu 1…

cacduan-png-7842-1629552235.png


Ngoài ra, đầu tư công còn có tính dẫn dắt và lan tỏa trên nhiều nhóm ngành. Khi đầu tư công được đẩy mạnh, các dự án cơ sở hạ tầng được phê duyệt là xúc tác tích cực tới thị trường bất động sản. Các điều kiện pháp lý sẽ thuận lợi hơn từ những thay đổi tích cực trong Luật Xây dựng cũng như lãi suất cho vay mua nhà vẫn đang duy trì ở mức thấp sẽ hỗ trợ nguồn cầu ổn định trong thời gian tới. Đồng thời, nhu cầu xây dựng tăng sẽ giúp các đơn vị sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng được lợi trực tiếp

Nhóm trung và hạ nguồn gồm xây dựng, thi công công trình cũng có cơ hội tiếp nhận các gói thầu dự án; nhóm logistics, cảng biển hưởng lợi sau khi hạ tầng hoàn thiện hay ngân hàng sẽ đạt lợi ích gián tiếp từ việc tăng cường cấp tín dụng giải ngân trong lĩnh vực này
 
Chủ tịch Quốc hội gợi ý Thanh Hóa thí điểm thuế nhà ở
Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gợi ý, Thanh Hóa nghiên cứu thí điểm chính sách thuế tài sản (thuế nhà ở) trên địa bàn tỉnh. Thuế nhà chỉ nên áp dụng thí điểm cho chính quyền đô thị lớn

Sáng 16/9, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa

Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh việc xây dựng dự thảo nghị quyết nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Bộ Chính trị, trong đó đưa Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới của khu vực và cả nước

Một trong tám cơ chế, chính sách đặc thù thí điểm đó là tỉnh Thanh Hóa được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất để đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của Tỉnh. Theo con số này, kinh phí ngân sách tỉnh được hưởng theo tỷ lệ 50% khoảng 443 tỷ đồng

chutichqh-1631774053436.jpg

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Phát biểu tại buổi họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tán thành thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa. Theo Chủ tịch Quốc hội, tỉnh có khát vọng, tiềm năng trở thành một cực tăng trưởng phía Bắc, thậm chí là một trong những tứ giác phát triển (Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng và Thanh Hóa)

Bên cạnh góp ý trực tiếp về vào các cơ chế, chính sách đặc thù, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng gợi ý, Thanh Hóa nghiên cứu thí điểm chính sách thuế tài sản (thuế nhà ở) trên địa bàn tỉnh

Dẫn báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, thuế nhà ở chỉ phát huy tốt nếu áp dụng ở địa phương cụ thể, chứ không nên triển khai cả nước vì số thu thuế không lớn (khoảng 2.500 tỷ đồng) nhưng chi phí để thu thuế rất tốn kém

"Thuế nhà chỉ nên áp dụng thí điểm cho chính quyền đô thị lớn. Thanh Hóa nên nghiên cứu thí điểm chính sách này ở khu vực đô thị để có thêm nguồn thu" - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gợi ý

Một trong những cơ chế, chính sách đặc thù mà Chính phủ đề nghị là cho phép Thanh Hóa được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, nước ngoài của Chính phủ vay về cho vay lại... với tổng mức vay tối đa 60% thu ngân sách địa phương

So với quy định tại Luật Ngân sách 2015 là 20%, mức vay của Thanh Hóa được đề nghị tăng thêm 40%. Theo tính toán của Bộ Tài chính, với mức dư nợ vay 20% hiện hành thì mức dư nợ vay tối đa của tỉnh là 2.636 tỷ đồng và dư nợ vay đến ngày 31/12 của tỉnh dự kiến là 718 tỷ đồng

"Nếu nâng hạn mức dư nợ vay 60% tính theo dự toán năm 2021 thì mức dư nợ vay tối đa của tỉnh là 7.909 tỷ đồng thì Thanh Hóa mới đáp ứng đủ nhu cầu huy động trước nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng" - ông Dũng nhấn mạnh

Ở góc độ cơ quan thẩm tra, đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách nhất trí, tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, "mức vay là khá cao". Theo quan điểm này, dự kiến mức tăng quá cao của Thanh Hóa có thể sẽ làm hạn chế dư địa vay đầu tư phát triển của các địa phương khác trong cả nước

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Phú Cường, mức dư nợ vay tăng lên tối đa 60%, tương đương hơn 7.900 tỷ đồng là khá cao, cần tính toán thêm dựa trên mức độ cần thiết, phù hợp với khả năng trả nợ của một địa phương hiện vẫn đang nhận trợ cấp của Trung ương
 
Tư hữu & Dân tộc
shutterstock_1352977625_huge_11743148.jpg

Doanh nghiệp nào sẽ thống lĩnh trong lĩnh vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam

Mở rộng kinh doanh không khó, nhưng quản lý kinh doanh là cả một thách thức”, ông chủ của Thế Giới Di Động đã chia sẻ cùng chúng tôi trong một cuộc gặp gỡ riêng tư cách đây 10 năm, thời điểm mà ông cùng đồng đội đã phải vượt bão kinh tế để đưa công ty bán lẻ thiết bị di động của họ từ chưa đến 1.000 tỉ đồng doanh thu (năm 2007) lên 3.000 tỉ đồng (năm 2010), đạt mức tăng trưởng 200%

Ông Nguyễn Đức Tài ngả người vào ghế tựa, mắt vẫn dán chặt màn hình máy tính trong lúc chậm rãi trả lời từng câu hỏi của chúng tôi. Ông đang theo dõi doanh số bán từ những cửa hàng mới mở của Công ty, chúng ở khắp nơi trên đất Việt và rất nhiều trong số đó ông chưa có thời gian ghé qua. Khi đó, năm 2017, Thế Giới Di Động có 93 cửa hàng và công việc mỗi ngày của ông chủ là giám sát khối lượng lớn các báo cáo được hiển thị trên một màn hình máy tính nhỏ, có kết nối với hệ thống phần mềm quản lý đa chức năng ERP

Làm phép tính đơn giản sẽ thấy ngày nay, với doanh thu hơn 100.000 tỉ đồng (năm 2020) trên một lực lượng lao động xấp xỉ 50.000 con người thì mỗi nhân viên của Thế Giới Di Động mang về cho Công ty 2 tỉ đồng. Và với 4.229 cửa hàng (tính đến cuối quý I/2021), “Quý ông di động” Nguyễn Đức Tài sẽ phải mất đến khoảng 10 năm nữa chỉ để thăm một cửa hàng mỗi ngày nếu không có sự giúp đỡ của hệ thống vận hành chắc chắn và đội ngũ quản trị tuyệt hảo mà ông đã nỗ lực xây dựng từ sớm. Năm 2018 Thế Giới Di Động nằm trong Top 100 nhà bán lẻ lớn nhất châu Á, trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà kinh doanh bản địa

Ông Tài có lối nói chuyện từ tốn, tự tin, logic nhưng ra quyết định nhanh, dứt khoát, giống như cách mà ông đưa Thế Giới Di Động đạt đến quy mô doanh thu hơn 108.000 tỉ đồng năm 2020, bỏ xa dấu ấn của chính ông 10 năm trước đó. Thế Giới Di Dộng còn xuyên thủng nỗi sợ hãi về bóng ma COVID-19 khi quyết định mở thêm 300 cửa hàng Điện Máy Xanh Supermini chỉ trong 6 tháng cuối năm 2020 tại Việt Nam và 50 cửa hàng Bluetronics ở Campuchia như một bước tiến toàn cầu hóa mạnh mẽ đi từ Đông Dương
tgdd-cong-quynh_11749934.jpg

Thế Giới Di Động đã đạt đến quy mô doanh thu hơn 108.000 tỉ đồng

Từ lâu, Thế Giới Di Động không chỉ là con gà đẻ trứng vàng của nhà đầu tư Mekong Capital (Thế Giới Di Động nhận vốn từ Mekong Capital năm 2007, sau 3 năm thành lập) mà hơn hết là một trong những điển hình thành công của mô hình kinh tế tư bản tư nhân Việt Nam đã và đang tạo nên ấn tượng mạnh mẽ cho các nhà đầu tư quốc tế từ sau giai đoạn Đổi Mới (năm 1986)

Cũng như Thế Giới Di Động, lực lượng doanh chủ tư nhân bằng xương bằng thịt này phát triển qua 35 năm đã trực tiếp tạo nên những cú đấm thép cho kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những lãnh đạo “làm thuê số 1” trong các công ty nhà nước cổ phần hóa thành công như Vietcombank, Vinamilk, Nhựa Bình Minh, Dược Hậu Giang, Traphaco, REE, PNJ… thì tư bản dân tộc - được hiểu là những nhà kinh doanh tư bản tư nhân năng động với phương thức dùng tư bản tự thân để đầu tư, quản lý, tích lũy, đóng góp cho xã hội - đã bước đầu tỏa sáng

 
Đấu trường tỷ USD
Có thể tạm chia những “người anh em thiện lành” của kinh tế tư bản tư nhân này thành 3 nhóm chính

Một là các doanh nhân Việt Nam trở về từ Đông Âu với các thương hiệu lớn như Vingroup, Sun Group, Eurowindow, Masan, Techcombank, VIB, VPBank, OCB, Sovico, Vietjet Air, HDBank...

Hai là nhóm doanh nhân gốc Hoa cỡ trung và đại với Vạn Thịnh Phát, Kido, Thiên Long, Biti’s, Minh Long, Thành Thành Công, Thép Nam Kim, Nệm Vạn Thành, Giấy Vĩnh Tiến, Đại Việt Hương...

Ba là nhóm doanh nhân tên tuổi trưởng thành từ sau Đổi Mới trong các lĩnh vực hàng tiêu dùng (Trung Nguyên, NutiFood, PAN…), công nghệ (FPT), phân phối (Thế Giới Di Động, Digiworld), xây dựng (Coteccons, Hòa Bình…), thủy sản (Hùng Vương, Minh Phú, Vĩnh Hoàn) cộng với nhiều đại gia tài chính, bất động sản, công nghiệp, dịch vụ khác như Sacombank, ACB, TPBank, SHB, Novaland, Hưng Thịnh, Nam Long, Khang Điền, Đất Xanh, Phát Đạt, BRG, Thép Hòa Phát, Thép Pomina, Tập đoàn Hoa Sen, Fecon, DOJI, Ô tô Trường Hải, Tập đoàn Nguyễn Hoàng, Bột giặt LIX...

Có 2 điều thú vị được nhìn thấy từ các nhà tư bản dân tộc này. Trước hết là những liên minh đầy cởi mở và quyền lực được hình thành theo từng nhóm riêng biệt. Với các doanh nhân trở về từ Đông Âu, sự liên kết được thể hiện rõ nét sau cuộc bắt tay bộ ba giữa Vingroup, Masan và Techcombank vào năm 2019 trong tầm nhìn của câu chuyện One Mount Group - một pháp nhân kinh tế quyền uy hoạt động trong những lĩnh vực như bán lẻ, công nghệ, tài chính, bất động sản... Trong khi đó, nhóm doanh nhân gốc Hoa cũng ghi nhận sự bang giao hài hòa giữa các ông chủ lớn trong việc chia sẻ chiến lược, kinh nghiệm kinh doanh, đặc biệt là mối thâm tình của các ông chủ Kido, Thiên Long, ABC Bakery, Minh Long, Bita’s... khi họ từng hợp tác trong các vấn đề tầm nhìn, hoạt động kinh doanh trong quá khứ cũng như những dự án lớn có thể có trong tương lai

Điều thú vị tiếp nữa là những nhà tư bản dân tộc sinh sau có khuynh hướng rút ngắn thời gian chạm đến quy mô công ty tỉ USD hơn so với bậc tiền bối. Các ông chủ của FPT, ACB phải mất hơn 20 năm để đưa công ty của họ đạt đến tỉ USD, trong khi các nhà lãnh đạo Thế Giới Di Động, Masan chỉ mất một nửa thời gian. Dù mọi sự so sánh là khập khiễng, những con số sau đây có thể vẫn mang tính chất tham chiếu: quy mô vốn hóa của FPT - tập đoàn công nghệ, viễn thông tư nhân hàng đầu Việt Nam ra đời cách đây 33 năm - đạt khoảng 2,7 tỉ USD (năm 2021) và Thế Giới Di Động cũng đạt giá trị vốn hóa xấp xỉ tương đương chỉ sau 17 năm thành lập

Các lãnh đạo hậu sinh khả úy có khuynh hướng hành động chớp nhoáng, đôi khi liều lĩnh trong những mục tiêu tăng trưởng lớn do tự tin sử dụng đòn bẩy tài chính, dung nạp triệt để dòng vốn quốc tế, mạnh dạn áp dụng công nghệ cao vào quản trị, đặc biệt rút tỉa được kinh nghiệm từ những mô hình kinh doanh tương tự trong quá khứ. Trong khi đó, một số công ty tư nhân vốn được xem là “chiến hạm” tiên phong, mở đường cho giai đoạn Đổi Mới đã từng có lúc khó khăn trong duy trì tăng trưởng hoặc chuyển đổi để thích nghi. Kinh tế thị trường cũng từng chứng kiến nhiều cuộc tái cấu trúc đẫm nước mắt của các công ty tư nhân lớn, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, công nghiệp để tìm lời đáp cho bài toán tồn vong suốt một thập kỷ qua

Sự sàng lọc gắt gao của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã kết tinh những trái ngọt bước đầu đáng khích lệ của thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Nếu năm 2016 thị trường chứng khoán có 9 doanh nghiệp đạt vốn hóa trên 1 tỉ USD thì chỉ sau 1 năm, con số này đã lên đến 16 công ty và đa phần là các công ty tư nhân lớn. Nhìn suốt một thập kỷ 2010-2020, “câu lạc bộ tỉ USD” đã ghi nhận danh tiếng hàng chục doanh nghiệp tư nhân như Vingroup (18 tỉ USD) và Vinhomes (14 tỉ USD), Hòa Phát (7,8 tỉ USD), Techcombank (6,2 tỉ USD), Novaland (5,4 tỉ USD), VPBank (5,2 tỉ USD), Masan (5 tỉ USD), ACB (3,1 tỉ USD), Vietjet Air (2,8 tỉ USD), Thế Giới Di Động (2,7 tỉ USD), FPT (2,7 tỉ USD), VIB (2,4 tỉ USD), HDBank (1,8 tỉ USD), TPBank (1,2 tỉ USD) và Bất động sản Phát Đạt (1,1 tỉ USD)

Trong tư duy ngành nghề và thời cuộc, giới tư bản dân tộc cũng có những quan điểm và hành xử khác nhau. Cho đến lúc này, tiếng tăm vẫn tập trung chủ yếu vào các ông chủ bất động sản, tài chính, công nghiệp đang hướng mạnh về thị trường nội quốc, bám chặt tiến trình đô thị hóa vô cùng nhộn nhịp, trong khi một số khác chọn đi vào kinh doanh các giá trị tiêu dùng, dịch vụ đời sống, đơn cử như Masan. Và một số rất ít khác thì tham vọng xây dựng thương hiệu đẳng cấp quốc tế như Vingroup

Tuy nhiên, nhìn chung, các doanh chủ đất Việt vẫn phải đối mặt với áp lực “nhanh lớn” khi bị so sánh thua kém các doanh nghiệp Philippines, Singapore, Thái Lan, Indonesia và Malaysia xét về quy mô vốn hóa bình quân các doanh nghiệp lớn. Thêm vào đó, cuộc đua về quy mô của các công ty tư nhân càng trở nên khốc liệt hơn khi gặp phải những điều kiện thử thách từ các hiệp định thương mại mà Việt Nam đạt được thời gian qua

Thực tế, có một lực lượng công ty tư nhân chìm nổi ngoài sàn chứng khoán không dễ đọc vị, nhưng song song đó, sự tồn tại của các doanh nghiệp đã niêm yết, tiên phong minh bạch, được điều hành bởi những ông chủ lớn, vẫn đang miệt mài viết lại “câu chuyện Thánh Gióng”. Nhìn lại thị trường chứng khoán một thập kỷ 2010-2020 dễ nhận ra dấu ấn vàng son của các nhà tư bản dân tộc điển hình xét về quy mô vốn hóa, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, tăng trưởng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận cổ phiếu và tài sản cá nhân

Nếu như từ trước năm 2011, ưu thế tăng trưởng của Top 50 công ty niêm yết hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam thuộc về khối quốc doanh (các công ty nhà nước cổ phần hóa), ở những lĩnh vực dựa nhiều vào tài nguyên sẵn có như đất đai, cao su, dầu khí, khoáng sản, với những cái tên như Hà Đô (tập đoàn bất động sản thuộc quân đội) hay CNG (công ty thành viên thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia) dẫn đầu bảng tổng sắp thì sau 3 năm, từ năm 2014, những ông chủ tư nhân như Thế Giới Di Động (bán lẻ), Vietjet Air (dịch vụ vận tải) bắt đầu chiếm giữ vị trí ngôi vương liên tiếp, nhanh chóng trở thành biểu tượng thành công mới của kinh tế tư bản tư nhân

Trong đó, Thế Giới Di Động giữ liên tiếp vị trí “vua tăng trưởng” kỷ lục 4 năm 2014, 2016, 2018, 2019 của bảng tổng sắp Top 50 anh hào. Đặc biệt hơn, trong 6 công ty trụ hạng bền vững ở bảng tổng sắp Top 50 suốt 10 năm qua đã có 3 tập đoàn tư nhân lớn là Vingroup, Hòa Phát và FPT bên cạnh 3 công ty nhà nước cổ phần hóa là Vinamilk, Dược Hậu Giang và Nhựa Bình Minh

Vậy chân dung các nhà tư bản dân tộc đất Việt đang định hình ra sao ?
 
Last edited:
Chiến binh tỷ USD
Nhiều chuyên gia có khuynh hướng so sánh họ với các ông chủ lớn Hàn Quốc trong những doanh nghiệp được gọi là “chaebol”, hoặc các ông lớn Nhật mang tên “keiretsu”, vốn được biết đến là doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn, đa ngành, có tác động sâu sắc đến kinh tế, chính trị, xã hội của Hàn Quốc hoặc Nhật, chẳng hạn như Samsung, Hyundai, SK, LG, Lotte (Hàn Quốc), hoặc Mitsubishi, Mitsui, Sumitomo, Dai-ichi, Kangyo, Fuyo (Nhật). Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, cũng tồn tại những nhà kinh doanh tư nhân khổng lồ, vận hành mô hình tương tự được gọi là “conglomerate”, với những cái tên quen thuộc như Berkshire Hathaway, General Electric...

Đặc điểm chung của các nhà kinh doanh tư bản tư nhân là tham vọng mở rộng bờ cõi kinh doanh nội địa và quốc tế, hoạt động đơn ngành hoặc đa ngành, có triển khai nhiều hoạt động mua bán, sáp nhập công ty, huy động vốn đa kênh (ngân hàng, phát hành cổ phiếu, trái phiếu trong nước và quốc tế, vốn “chìm”…) để kiến trúc hạ tầng tài chính đạt mức tinh xảo. Họ có thể có sở hữu ngân hàng hoặc công ty tài chính trong mô hình kinh doanh, với tư duy điều hành và quyết định chủ yếu từ ông chủ, đôi khi nghiêng lệch sang hướng quản trị gia đình trong kiểm soát và chi phối

Tuy nhiên, các nhà tư bản dân tộc đất Việt lại có 5 đặc điểm thú vị

Trước hết, tinh thần dân tộc là động lực vô hình nhưng chính yếu cho các quyết định kinh doanh đầy tham vọng. Ông Phạm Nhật Vượng, nhà sáng lập tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất đất Việt Vingroup, trong những lần hiếm hoi tiếp xúc với cộng đồng kinh doanh và truyền thông đều đề cập đến lòng tự hào dân tộc và sự thịnh vượng cho người Việt thông qua những cuộc cách mạng sản phẩm và dịch vụ “chuẩn Vin”, cũng như mở ra đại lộ lớn cho thương hiệu xe VinFast tiến từ Việt Nam ra thế giới. Tương tự, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, nhà sáng lập hãng hàng không tư nhân quy mô lớn đầu tiên Vietjet Air, ước muốn hiện thực hóa “giấc mơ bay” đến mọi giai tầng xã hội, điều có thể là xa xỉ trước đây với một bộ phận lớn nhân dân và so găng bình đẳng với các hãng hàng không tại Đông Nam Á. Trong khi đó, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch nhóm các công ty tiêu dùng lớn nhất nhì Việt Nam Masan Group, lại chứng minh thực lực qua hành trình chinh phục thực phẩm chất lượng cao từ trang trại đến bàn ăn cho người Việt và xuất khẩu ra thế giới

cong-ty-dia-oc-nova_11750444.jpg

Quý I/2021, Novaland ghi nhận sở hữu quỹ đất hơn 5.400 ha, tổng giá trị phát triển (GDV) ước tính 45 tỉ USD

Một số người gọi họ là đánh liều kinh doanh. Một số khác khoác cho họ chiếc áo “nghĩ lớn, làm lớn”. Trong khi đó, ông Phạm Nhật Vượng trong một cuộc phỏng vấn báo chí vào mùa xuân năm 2018 nói rằng: “Làm một thương hiệu Việt Nam nổi tiếng, được tôn trọng, được đánh giá cao trên thế giới thì đó là giá trị tinh thần cho cả dân tộc chúng ta, chứ không phải của riêng Vingroup”

Thứ 2, một số doanh nhân đẳng cấp tỏ ra khá thành thạo trong kiến trúc tài chính doanh nghiệp, tạo nên uy thế lớn trên thị trường tài chính thế giới. Quy mô Vingroup và hình ảnh ông chủ Phạm Nhật Vượng đã giúp tập đoàn này giao dịch tiếp cận vốn 17 lần với các tổ chức quốc tế lớn, mang về 7,6 tỉ USD, trong đó có cả cú bắt tay 1 tỉ USD với Tập đoàn SK của Hàn Quốc. Giai đoạn 2013-2020 đã chứng kiến sự gia tăng càng về sau càng mạnh mẽ của Vingroup trong số lần huy động vốn cổ phần hoặc trái phiếu, cũng như giá trị các khoản vay từ các tổ chức tài chính lớn như Warburg Pincus, Credit Suisse, GIC, Hanwha, HSBC, SK. Ông chủ tập đoàn tư nhân lớn nhất đất Việt không chùn tay khi công bố hồi tháng 3.2021 rằng Vingroup sẽ tiếp tục phát hành trái phiếu quốc tế 500 triệu USD và giới truyền thông quốc tế còn định giá VinFast khoảng 50 tỉ USD, ngang ngửa với Honda (Nhật) và Hyundai (Hàn Quốc) khi phân tích về kế hoạch công ty này có thể sẽ thực hiện IPO tại Mỹ

Và không chỉ có Vingroup đủ đẳng cấp bắt tay với SK, chaebol Top 3 hay được xem là nhà tư bản dân tộc lớn của xứ sở kim chi, gần đây, FE Credit của đại gia VPBank cũng công bố bán 49% sở hữu công ty cho Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui, một tư bản dân tộc uy lực từ đất nước mặt trời mọc và cũng là keiretsu thượng thừa của doanh giới Nhật. FiinGroup, một công ty chuyên cung cấp dữ liệu tài chính và phân tích thị trường, còn cho rằng, FE Credit được định giá cao hơn 40% trung bình các thương vụ trước. Có thể thấy, các tư bản dân tộc Việt Nam đang bắt đầu kiến thiết tài chính một cách thông minh từ tư bản khu vực cũng như chính thức bước vào sân chơi lớn với các ông chủ tư bản dân tộc châu Á

day-chuyen-xe-vinfast_11747181.jpg

VinFast thần tốc tiến vào lĩnh vực công nghiệp ô tô
 
Trong một góc độ khác, với mô hình “asset holdings” (mô hình sở hữu tài sản, mua lại các tài sản, công ty) điển hình ở Việt Nam, ông chủ Masan đã đưa được dòng vốn thực kiến thiết tập đoàn này sau hàng loạt thương vụ hoán đổi cổ phiếu thần thánh trong lịch sử, đặc biệt là những kỳ tích mua bán, sáp nhập “phi tiền mặt”, thể hiện ở các thương vụ với Ngân hàng Techcombank và Khoáng sản Núi Pháo

Với xuất phát điểm kinh doanh ban đầu, đa phần các nhà tư bản dân tộc được “tiếp máu” từ thân hữu, có thể chịu lãi suất cao. Sau thời gian phát triển, họ nhận được các nguồn vốn tư bản quốc tế dưới nhiều dạng, trong đó có cả hình thức vay tín chấp (không cần tài sản đảm bảo). Chất lượng của các nhà đầu tư quốc tế vào doanh nghiệp tư nhân Việt Nam càng về sau càng tốt hơn. Chính giới tư bản dân tộc cấp tiến là lý do quan trọng cho sự hiện diện của hàng loạt định chế tài chính thế giới máu mặt tại đây như Goldman Sachs, Credit Suisse, JPMorgan, Warburg Pincus, IFC, CBR Investments, Deutsche Bank, TPG, KKR, GIC... cũng như các quỹ đầu tư vào Việt Nam từ sớm như VinaCapital, Dragon Capital, Mekong Capital, Indochina Capital

Các ông chủ tư nhân ban đầu đặt các định chế tài chính vô canh bạc của niềm tin trong những quyết định xếp vốn đầu tư. Thực tế, một số canh bạc đã thất bại. Tuy nhiên, sự trưởng thành theo thời gian của đại đa số công ty tư nhân lớn đã lý giải nguyên nhân các đợt đầu tư “sóng thần” xuất hiện liên tục trong suốt một thập kỷ qua. Với những tín hiệu tích cực ở cuối chu kỳ kinh tế gần nhất (năm 2020), dù phải đối mặt với đại dịch toàn cầu, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức 2,91%, nằm trong số ít các nền kinh tế toàn cầu đạt tăng trưởng dương. Ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, World Bank dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam có thể đạt khoảng 4,8% trong năm 2021. Tuy nhiên, trong dài hạn, World Bank dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 6,5-7% từ năm 2022 trở đi. Tín hiệu này càng tạo hấp lực từ quốc tế dành cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung và khối công ty tư nhân nói riêng

Thứ 3, các ông chủ công ty tư nhân đang đẩy nhanh hoạt động tư bản của họ theo hướng tích cực nhất, gắn liền với mục tiêu giảm thiểu hệ quả của cái gọi là “bóc lột giá trị thặng dư”, một bản chất hay được đề cập khi nói về tư bản hoặc bị hiểu sai lệch khi đề cập đến kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Chúng ta đều hiểu giá trị thặng dư là giá trị xuất phát từ lao động của người làm thuê tạo ra vượt giá trị sức lao động của họ và sau đó chuyển hết về tay nhà tư bản. Trong đó, các tư liệu sản xuất như thiết bị, nguyên liệu, vật liệu là tư bản bất biến, còn sức khỏe, năng lực, công suất lao động là tư bản khả biến. Từ đây, nhà tư bản tận dụng tính khả biến vào mục đích tạo ra giá trị thặng dư (càng nhiều càng tốt), dẫn đến nổ ra các cuộc đấu tranh của lực lượng lao động làm thuê dưới chế độ tư bản đòi phải phân chia lại các giá trị thặng dư cho đúng, hợp tình, hợp lý

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khái niệm “bóc lột thặng dư” được thay bằng “thụ hưởng thực lãi”, theo đó, lợi tức dôi dư sẽ được phân chia công bình cho các thành viên trong doanh nghiệp. Một phần thặng dư về tay ông chủ (người sở hữu tư liệu sản xuất và thuê lao động) phục vụ mục tiêu thu hồi lợi tức tư bản và dùng để tái đầu tư, phần còn lại chia cho các thành viên doanh nghiệp theo công sức đóng góp, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, mang tính nhân bản và tự nguyện

Trên thực tế, các nhà tư bản dân tộc cấp tiến luôn biết sử dụng những công cụ tài chính để “trả thặng dư” về lại người lao động với mong muốn kích thích tinh thần làm việc và hạnh phúc của lực lượng nòng cốt này. Ngoài ra, từ sau năm 1986, cùng với tiến trình cổ phần hóa công ty nhà nước, kinh tế tư nhân Việt Nam chứng kiến sự rộn ràng hơn của những chương trình thưởng cổ phần, chia cổ tức cho thành viên doanh nghiệp, hoặc triển khai chế độ thu nhập “siêu cạnh tranh” dành cho các cấp lao động quản lý, hoặc thậm chí giới chủ cùng lực lượng lao động đưa một phần thặng dư vào các hoạt động trách nhiệm xã hội (CSR) với mong muốn làm cho xã hội tốt đẹp và nhân bản hơn, cũng như rút ngắn khoảng cách địa vị, giai tầng giàu nghèo

Song song đó, do áp lực duy trì vị thế và danh tiếng tốt đẹp, các ông chủ công ty tư nhân luôn nỗ lực truyền bá văn hóa doanh nghiệp tích cực vào lực lượng lao động. Vingroup với cương lĩnh “5 hóa” (hạt nhân hóa, chuẩn hóa, đơn giản hóa, tự động hóa, chia sẻ hóa). Thế Giới Di Động với “6 giá trị” (tận tâm với khách hàng, trung thực, integrity (chính trực), nhận trách nhiệm, yêu thương và hỗ trợ đồng đội, máu lửa với công việc). FPT với “tôn đổi đồng, chí gương sáng” (tôn trọng - đổi mới - đồng đội - chí công - gương mẫu - sáng suốt). Masan với “Keep Going”. Bên cạnh đó là hàng ngàn chương trình văn hóa lớn được áp dụng trong các công ty, ngân hàng tư nhân, kể cả sự kích hoạt chức năng công đoàn nhằm cân bằng lợi ích giữa giới chủ và người lao động

Thứ 4, trong quá trình vận hành dòng chảy vốn tư bản, các nhà kinh doanh tư nhân xứ Việt không ngại đối đầu trực diện với các công ty tư bản đa quốc gia, trong cả tư duy lẫn hành động. Đơn cử ở sân nhà, Masan hình thành liên minh tiêu dùng, bán lẻ thông qua các thương vụ lớn với Proconco, Vinacafé, Vĩnh Hảo, Bia Phú Yên, Cholimex, Anco, Vissan, Netco, VinCommerce, so găng cùng các ông lớn quốc tế như Unilever, Nestlé, Nissin, Acecook, Pepsi, Coca-Cola, CP, Central Group. Cũng trên sân nhà, Thế Giới Di Động mua Trần Anh, trở thành đối thủ đáng gờm của Central Group sau thương vụ với Nguyễn Kim. Đó là chưa kể đến các hệ sinh thái bất động sản, giáo dục của những ông chủ tư nhân khác cũng đang trở thành đối trọng lớn với các thương hiệu đa quốc gia tại Việt Nam

Trong khi đó, ở sân chơi quốc tế, vua cà phê Trung Nguyên, vua nông sản sấy Vinamit, vua hồ tiêu Phúc Sinh và vua thủy sản Hùng Vương, Vĩnh Hoàn làm mưa gió trên nhiều đại lục, kiên cường sinh tử qua nhiều đợt sàng lọc, thanh trừng chất lượng cùng những cuộc chiến giá cả không hồi kết. Không dừng lại ở đó, Thế Giới Di Động bắt đầu đổ bộ ồ ạt vào Đông Dương, trong khi ông chủ Vingroup tuyên bố sẽ ghi danh VinFast trên bản đồ xe điện thế giới, bắt kịp xu hướng công nghệ hiện đại nhất

Rõ ràng, các ông chủ tư nhân Việt Nam không ngừng nối dài chiếc đuôi tăng trưởng, một vài trong số đó hướng đến gia nhập đội ngũ những nhà tư bản dân tộc lớn hoạt động đa ngành theo mô hình holdings, dẫn đầu Đông Nam Á như Zobel de Ayala (đại gia tộc 200 năm kinh doanh ngân hàng, bất động sản, viễn thông, cấp nước ở Philippines), Central Group (đại gia tộc 70 năm kinh doanh thương mại, bất động sản bán lẻ, y tế, nhà hàng ở Thái Lan), Kuok Group (ông chủ sở hữu hệ thống khách sạn, bất động sản, hàng hóa và mía đường giàu nhất Malaysia), đế chế Hartono (ông chủ hệ thống thuốc lá, ngân hàng giàu nhất đất nước vạn đảo Indonesia) hay Pontiac Land (4 anh em nhà Kwee sở hữu các tòa nhà văn phòng và khách sạn sang trọng bậc nhất Singapore)

Không khó nhận ra sự hình thành và phát triển của doanh chủ tư nhân Đông Nam Á ít nhiều liên quan mật thiết đến 2 nền tảng ngân hàng và bất động sản. Cả 3 thị trường chứng khoán Việt Nam, Indonesia và Thái Lan đều ghi nhận ngành ngân hàng thường chiếm tỉ trọng vốn hóa cao nhất trong lúc nhiều ông chủ doanh nghiệp Việt lại tích lũy được quỹ đất giá rẻ hoặc liên kết đầu tư với những doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa có quỹ đất lớn. Tương tự ở châu Á (đặc biệt ở Nhật) và thế giới, rất nhiều ông chủ tư bản sở hữu ngân hàng với mục đích cung cấp tín dụng cho các hoạt động kinh doanh cũng như hỗ trợ và giám sát tài chính trong những trường hợp khẩn cấp. Các ông chủ sở hữu ngân hàng, bất động sản cũng tạo được điểm cộng danh tiếng trong mắt cộng đồng đầu tư và xã hội.

meat-deli_11747621.jpg

Masan trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng
 
Thứ 5, một số nhà tư bản dân tộc Việt chủ động săn tài sản cổ phần hóa nhà nước và biến những “cậu cả” này thành “con cưng” mới của kinh tế thị trường, tham gia sân chơi cạnh tranh bình đẳng. “Vua M&A” Kido (trước đây là Tập đoàn Kinh Đô) đã tạo dấu ấn thương trường bằng việc gác lại sự nghiệp kinh doanh bánh kẹo để theo đuổi chiến lược dầu thực vật với việc sở hữu 51% trong Vocarimex, một tổng công ty nhà nước đầu ngành có lịch sử 45 năm và 2 công ty trực thuộc, liên kết là Dầu Tường An (sở hữu 61,9%), Golden Hope (sở hữu 51%). Kết quả của giai đoạn tái cấu trúc đã mang về cho Tường An lợi nhuận khoảng 220 tỉ đồng (năm 2020) so với 70 tỉ đồng của năm 2016, thời điểm Kido đầu tư vào. Tương tự, Masan với hàng loạt danh mục đầu tư hàng tiêu dùng hấp dẫn, trong đó có 2 ông lớn nhà nước cổ phần hóa là Vinacafé Biên Hòa (sở hữu 100%) và Vissan (sở hữu 24,9%)

canh-4a_1174561.jpg

Vietjet Air hiện thực hóa giấc mơ bay của đa số người Việt

Bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Vinamilk, từng nói vấn đề khó khăn nhất của người lãnh đạo trong các công ty nhà nước cổ phần hóa là phải cân bằng được lợi ích của 4 bên cổ đông nhà nước, cổ đông tư nhân, người lao động và người tiêu dùng một cách chuẩn mực, đạo đức. Với quan điểm cá nhân, chúng tôi tin rằng, quản lý tài sản nhà nước là một nghệ thuật và người quản lý tài sản là những “nghệ sĩ” đầu lạnh, tim nóng

Nhìn chung, lực lượng tư bản dân tộc Việt Nam vẫn còn non trẻ, đang trong quá trình tự hoàn thiện. Nhưng khát vọng tăng trưởng của lực lượng này rõ ràng gợi nên một vòng lặp cần suy nghĩ: Năng lực quản lý có đáp ứng được tham vọng bành trướng kinh doanh quy mô lớn? Tham vọng bành trướng kinh doanh quy mô lớn đã đủ đáp trả những kỳ vọng không giới hạn của giới đầu tư quốc tế? Kỳ vọng không giới hạn của giới đầu tư quốc tế có làm mất đi bản sắc của tư bản dân tộc? Để không mất đi bản sắc của tư bản dân tộc thì phải chọn thực hành chiến lược theo cách nào chuẩn mực nhất về lợi ích và đạo đức? Đó là chưa kể đến hàng loạt rào cản mà các công ty tư nhân tại Việt Nam đang phải đối mặt như chính sách hỗ trợ từ thượng tầng, cũng như cách nhìn và hiểu đúng của xã hội về khía cạnh tích cực của giới kinh doanh tinh hoa này

Cạm Bẫy Tỷ USD

Kinh tế tư nhân và các ông chủ tư bản dân tộc được xem là “phép lạ” cho sự tăng trưởng thần kỳ, thậm chí còn được gọi với cái tên mỹ miều là “giáp sắt của nền kinh tế”. Nhưng bên cạnh những đóng góp đẹp đẽ cho nội quốc bằng các chuẩn mực đạo đức thì lịch sử phát triển của một số tập đoàn tư nhân lớn đến siêu lớn trên toàn cầu cũng ghi nhận hiện tượng đi lệch quỹ đạo, trở thành bài học xương máu cho các nhà điều hành vốn tư bản tại nội quốc, cũng như đặt ra tương lai phát triển bền vững cho mô hình doanh nghiệp tư nhân

Tương lai bền vững đó nằm trước hết ở tư duy chọn lựa phương thức bảo vệ thành quả kinh tế của các ông chủ tư nhân. Mặt trái của một số chaebol (tài phiệt) Hàn Quốc, các tập đoàn kinh tế tư nhân ở Nhật, Trung Quốc, cũng như sự hiện diện của một số “oligarch” (quả đầu chính trị) ở Đông Âu và Mỹ bị phơi bày suốt thời gian qua là minh chứng cho hành động bảo vệ lợi ích và gia tăng quyền lực lệch lạc, thiếu bền vững của các ông chủ kinh tế tư nhân, thông qua con đường liên kết, chi phối chính trường, lũng đoạn chính sách kinh tế, thôn tính tài sản nhà nước, gian lận thuế và bóc lột nặng nề giá trị thặng dư

Sự phát triển bền vững này còn gắn liền với thách thức bảo tồn môi trường bên cạnh các mục tiêu tăng trưởng. Nhiều cảnh báo từ các tổ chức phi chính phủ về môi trường đã giáng những đòn mạnh mẽ trực tiếp vào các ông chủ tư nhân có hành vi lạm dụng, phá hoại, bức tử thiên nhiên bằng các hoạt động kinh doanh, hoặc cảnh báo những nhà đầu tư quốc tế đang đổ tiền vào sai chỗ khi quyết định rót vốn cho các ông chủ bản địa khai thác tài nguyên thiên nhiên, thay vì phải tẩy chay

Trường hợp này từng xảy ra tại Việt Nam với cảnh báo của Global Witness đối với các định chế tài chính Credit Suisse, IFC, CBR Investments, Deutsche Bank do đã quyết định đầu tư vào một danh mục công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực bất động sản có liên quan đến khai thác tài nguyên rừng. Ở một động thái khác, cũng đã có một công ty quản lý quỹ lớn trong nước gặp khó khăn khi bị “kiểm điểm nặng nề” từ các nhà đầu tư vào quỹ do không tuân thủ một cách mạnh mẽ những nguyên tắc chọn đầu tư vào các doanh nghiệp nội địa gắn với những lợi ích về môi trường

Cuối cùng, “bền vững” theo đúng nghĩa đen của nó, một thách thức mang tính trường tồn theo thời gian của các tập đoàn kinh tế, công ty tư nhân. Tại Việt Nam, các cuộc chuyển giao quyền lực đã bắt đầu xuất hiện trong nhiều công ty tư nhân, hứa hẹn vẽ nên tương lai của các đại gia tộc cha truyền con nối với năng lực quản trị và trình độ kỹ nghệ ngày càng tân tiến, đồng thời vẫn tập trung vào giá trị kinh doanh cốt lõi của ông cha, tương tự các mô hình đại gia tộc Đông Nam Á tồn tại trăm năm. Trong khi đó, ở một chiều khác, nhóm các nhà tư bản dân tộc sinh sau lại hướng đến tương lai của họ theo cách của các nhà kinh doanh phương Tây, với những bước đi tài chính vũ bão, mở rộng đa ngành, gọi vốn từ phương Tây, áp dụng khoa học quản trị phương Tây, nỗ lực cân bằng các nhân tố lợi ích trong quản trị doanh nghiệp (corporate governance)

Song tất cả vẫn chưa thể có lời đáp chắc chắn cho câu hỏi “Liệu các nhà tư bản dân tộc Việt hôm nay có thể tồn tại đến trăm năm?”
 
Sau năm 2026, sẽ đột phá đường sắt đầu tư lớn, có tuyến tốc độ cao Bắc - Nam

photo1635323717005-1635323717158700275849.jpg

Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Giai đoạn 10 năm tới nhu cầu vốn lên tới 240.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, vốn cho đường sắt vẫn phải chờ sau năm 2026, trong đó có cả tuyến tốc độ cao Bắc - Nam, trước mắt vốn đầu tư ưu tiên cho đường bộ cao tốc

Theo Quy hoạch đường sắt vừa được Chính phủ phê duyệt, tới năm 2030 sẽ thực hiện cải tạo 7 tuyến đường sắt hiện có và đầu tư 9 tuyến mới

Các tuyến mới theo quy hoạch gồm: Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (làm trước đoạn Hà Nội - Vinh dài 281km và Nha Trang - TPHCM dài 370km); Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân; Vành đai phía Đông Hà Nội (Ngọc Hồi - Lạc Đạo - Bắc Hồng); Hà Nội - Hải Phòng; Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ; Biên Hòa - Vũng Tàu; TPHCM - Cần Thơ; TPHCM - Lộc Ninh; Thủ Thiêm - Long Thành

Tổng nhu cầu vốn đến năm 2030 cho cả nâng cấp đường sắt cũ và đầu tư tuyến mới khoảng 240.000 tỷ đồng

Tuy nhiên, theo Bộ GTVT, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2026 được phê duyệt, vốn ngân sách dự kiến bố trí cho đường sắt chỉ hơn 15.900 tỷ đồng, chiếm khoảng 4,7% tổng nguồn vốn đầu tư công bố trí cho lĩnh vực giao thông (tổng vốn cho giao thông giai đoạn này trên 336.475 tỷ đồng)

Trong đó, dự án đường sắt đầu tư mới chỉ hơn 3.600 tỷ đồng, vốn cho chuẩn bị đầu tư 584 tỷ đồng, số vốn còn lại là các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn trước sang

Năm 2021, nguồn vốn đầu tư dành cho phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt được bố trí qua Bộ GTVT là 4.121/42.996 tỷ đồng (chiếm khoảng 9,6% tổng vốn cho giao thông). Trong đó, hơn 1 nửa (2.821 tỷ đồng chi cho công tác bảo trì hàng năm)

Điều này cho thấy, trong 5 năm tới, vốn cho đường sắt rất hạn chế, tập trung nâng cấp đường sắt hiện hữu, không đầu tư thêm đoạn đường mới nào. Theo Bộ GTVT, vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn tới chủ yếu cho đường bộ để hoàn thiện tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Sau năm 2026 mới ưu tiên vốn cho đường sắt, trong đó có thể từ năm 2027 sẽ khởi công xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, phù hợp với thời gian thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án này

Với Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Bộ GTVT đã trình Chính phủ báo cáo tiền khả thi. Thủ tướng đã lập Hội đồng thẩm định nhà nước để thẩm định báo cáo này

Được biết, Bộ KH&ĐT (cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định nhà nước) mới ký hợp đồng với đơn vị tư vấn độc lập của nước ngoài để tiến hành thẩm tra Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, phục vụ công tác thẩm định của Hội đồng. Khi được Hội đồng thông qua, Chính phủ sẽ đưa dự án này ra xin ý kiến Quốc hội. Nếu Quốc hội thông qua, các bước thủ tục tiếp theo để có thể khởi công được dự án cũng mất vài năm

Trong dự thảo báo cáo mới nhất gửi Quốc hội về đầu tư cho hạ tầng đường sắt, Bộ GTVT cũng kiến nghị Quốc hội ưu tiên nguồn lực đầu tư riêng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Trong đó, có thể sử dụng dư địa trần nợ công còn lại để có hình thức vay phù hợp, bảo đảm không tác động đến phân bổ ngân sách cho các địa phương, vùng miền. Đồng thời, bộ này cũng kiến nghị huy động nguồn lực của các địa phương có dự án đi qua để tham gia đầu tư dự án

Trước đó, giai đoạn 2016 - 2020, vốn đầu tư cho đường sắt từ ngân sách trung ương chỉ đạt 18.657/227.841 tỷ đồng (chiếm khoảng 8% tổng vốn cho giao thông); tổng vốn bảo trì đường sắt hơn 13.267 tỷ đồng

Ngoài ra, trong 5 năm vừa qua, chỉ có thêm 1.989 tỷ đồng từ huy động cho đầu tư phương tiện của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Trong khi huy động vốn từ xã hội cho đường sắt chỉ đạt hơn 43 tỷ đồng trong 5 năm
 
Tập đoàn Apec muốn xây 10 triệu căn hộ nhà ở xã hội
photo1636796939501-1636796939712219537936.jpg

Công ty Cổ phần Tập đoàn APEC vừa có văn bản số 136/2021/CV-APG ngày 12/11/2021 gửi Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện 6 – 10 triệu căn hộ cho các đối tượng an sinh xã hội giai đoạn 2021-230

Tại văn bản này, Tập đoàn APEC, chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã nêu rõ: đến năm 2020, phấn đấu thực hiện đầu tư xây dựng tối thiểu khoảng 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội tại khu vực đô thị

Tuy nhiên, số liệu từ Bộ Xây dựng cho biết theo thống kê của các địa phương, sau gần 10 năm thực hiện, tính đến nay, cả nước mới hoàn thành 254 dự án, tương đương khoảng 108.800 căn nhà ở xã hội với tổng diện tích hơn 5,4 triệu m2. Việc phát triển nhà ở xã hội mới chỉ đạt 43% so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia

Hiện nay, các dự án nhà ở xã hội chưa có quy hoạch mang tính tổng thể, đồng bộ mà chỉ nằm trong quỹ đất 20% của các khu đô thị; cư dân mua nhà ở xã hội khó tiếp cận các dịch vụ tiện ích của khu đô thị, hơn nữa các chủ đầu tư thường chọn phương án nộp ngân sách để không phải làm nhà ở xã hội trong dự án do đó dẫn tới kết quả là đã thiếu quỹ đất cho nhà ở xã hội lại còn thiếu hơn

Tập đoàn APEC cho rằng cần lập quy hoạch các đại đô thị nhà ở xã hội có quy mô lớn. Cụ thể, TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội, mỗi địa phương cần tạo quỹ đất 3.000 - 5.000 ha để làm nhà ở xã hội diện tích từ 50 - 300ha/khu đô thị. Các tỉnh thành khác cần tạo quỹ đất khoảng 10.000 ha đến 20.000 ha

Liên quan đến hành lang pháp lý, Tập đoàn APEC kiến nghị Chính phủ ban hành các nghị định, thông tư, chỉ thị phù hợp với các luật hiện hành mà không cần đợi thông qua luật mới. Các chính sách cần rõ ràng, thông thoáng, để giúp doanh nghiệp thuận lợi tiếp cận, dễ dàng triển khai dự án

Chính phủ và chính quyền địa phương nghiên cứu chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng bằng nguồn tài chính ứng trước của nhà đầu tư. Và nhà đầu tư sẽ nhận hoàn lại tiền bằng hình thức đối trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, thuế Thu nhập cá nhân. Ngân hàng Nhà nước cần có quy định để tách nhà ở xã hội ra khỏi room bất động sản.…

Tập đoàn APEC đánh giá, giá nhà tại Việt Nam nếu so sánh trên cơ sở thu nhập đầu người, cao hơn so với nhiều nước. Đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng giá căn nhà thấp nhất cũng từ 1 – 1.2 tỷ đồng. Với mức giá này thì một gia đình trẻ phải tiết kiệm trong thời gian từ 20 năm - 25 năm. Nếu so sánh số năm tiết kiệm để một hộ có thể mua nhà thì Việt Nam cao hơn so với nhiều nước khác như tại Châu Phi chỉ cần 7 – 9 năm…

Trước thực trạng đó, Tập đoàn APEC mong muốn sẽ tạo ra một động lực lớn thu hút các nhà đầu tư tham gia chung tay cùng chính phủ giải quyết các vấn đề của xã hội. Bởi vậy, doanh nghiệp này đã đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ một số nội dung

Cụ thể, Tập đoàn APEC muốn thành lập Tổng công ty với tổng vốn điều lệ ban đầu khoảng 10.000 - 20.000 tỷ đồng, phần còn lại sẽ huy động từ các tổ chức như ngân hàng, định chế tài chính trong và ngoài nước, từ các đối tác, nguồn lực của xã hội với quy mô từ 50.000 - 100.000 tỷ và sẽ tăng lên phù hợp với mỗi thời kỳ đầu tư

Mục tiêu của Tập đoàn APEC sẽ đầu tư và phát triển từ 6 - 10 triệu "căn hộ nhà ở xã hội 5 sao" trong giai đoạn 2021 - 2030; trong đó, từ 2021 - 2025 hoàn thành 2 - 4 triệu căn hộ, từ 2026 - 2030 hoàn thành 4 - 6 triệu căn hộ

Tập đoàn APEC muốn là đơn vị tiên phong đầu tư các khu nhà ở xã hội thành những khu đô thị nhà ở xã hội 5 sao hoặc tốt hơn nữa là có thể đầu tư lên thành các Khu đô thị nhà ở an sinh xã hội 5 sao với quy mô lớn, đáp ứng 5 tiêu chí gồm: Chất lượng cao, thẩm mỹ đẹp, sinh thái, thông minh, tiện ích đầy đủ

Về giá bán, Tập đoàn APEC sẽ tập trung vào các sản phẩm căn hộ có diện tích căn hộ từ 25 - 70 m2/căn, giá tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh khoảng 13 - 16 triệu đồng/m2, các thành phố còn lại khoảng 9 - 14 triệu đồng/m2. Với chính sách ưu đãi thanh toán linh hoạt, người dân chỉ cần 30% giá trị căn hộ để sở hữu căn hộ, 70% giá trị còn lại được hỗ trợ vay vốn ngân hàng hoặc tổ chức tài chính với thời hạn 10 - 20 năm

Nhằm thực hiện mục tiêu trên, Tập đoàn APEC cho biết hiện đang làm việc với cơ quan chức năng tại Cần Thơ, Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng, do đó doanh nghiệp này mong muốn Thủ tướng Chính phủ có ý kiến với các địa phương trên để các dự án sớm được triển khai
 
Thực hiện cơ chế đặc thù cho Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An và Thừa Thiên Huế từ 1/1/2022
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành 4 Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế

co-che-chinh-sach-dac-thu-cho-1185-2807-1637923237.png

Tổng dư nợ vay của Hải Phòng và Thanh Hóa là tối đa 60% số thu ngân sách mà địa phương được hưởng theo phân cấp

Theo Nghị quyết, tỉnh Nghệ An, tỉnh Thừa Thiên Huế được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho tỉnh vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 40% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp. Tổng mức vay và bội chi ngân sách của tỉnh hằng năm, do Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước

Trong khi đó, thành phố Hải Phòng và tỉnh Thanh Hóa được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho địa phương vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 60% số thu ngân sách mà địa phương được hưởng theo phân cấp

Đối với thành phố Hải Phòng, Nghị quyết số 35/2021/QH15 nêu rõ mỗi năm, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách thành phố không quá 70% số tăng thu ngân sách Trung ương từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách thành phố so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao

Đối với tỉnh Nghệ An và tỉnh Thừa Thiên Huế, hàng năm, ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh không quá 70% số tăng thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu so với dự toán Thủ tướng giao

Đối với tỉnh Thanh Hóa, Nghị quyết số 37/2021/QH15 quy định hàng năm, ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh không quá 70% số tăng thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu qua cảng biển Nghi Sơn so với dự toán Thủ tướng giao nhưng không vượt quá số tăng thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu qua cảng biển Nghi Sơn so với số thu thực hiện năm trước và ngân sách Trung ương không hụt thu để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hoàn thành việc di dân, tái định cư trong Khu kinh tế Nghi Sơn nhằm tạo quỹ đất sạch cho việc thu hút đầu tư các dự án trọng điểm tại khu kinh tế Nghi Sơn

Theo các Nghị quyết, HĐND thành phố Hải Phòng và tỉnh Thanh Hóa quyết định áp dụng trên địa bàn các loại phí, lệ phí chưa được quy định trong danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí. HĐND hai địa phương điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí, lệ phí được quy định trong danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí, trừ án phí, lệ phí Tòa án. Ngân sách thành phố, tỉnh được hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu do việc điều chỉnh chính sách phí, lệ phí

Bên cạnh đó, theo Nghị quyết số 38/2021/QH15, Quốc hội cho phép thành lập Quỹ Bảo tồn di sản Huế để bổ sung nguồn lực phục vụ công tác trùng tu, bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Quỹ bảo tồn di sản Huế là Quỹ quốc gia được Chính phủ thành lập và giao cho tỉnh Thừa Thiên Huế trực tiếp quản lý

Liên quan đến quản lý rừng, đất đai, các Nghị quyết quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên; đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên trở lên của tỉnh Nghệ An, tỉnh Thanh Hóa và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất

HĐND tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An quyết định chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn dưới 50 ha; đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha. HĐND hai địa phương còn được quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất dưới 1.000 ha theo ủy quyền của Thủ tướng, phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định

Việc quyết định chuyển mục đích sử dụng phải thực hiện công khai, lấy ý kiến người dân, đối tượng chịu sự tác động của việc chuyển đổi mục đích sử dụng và bảo đảm nguyên tắc, điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định

Các Nghị quyết có hiệu lực từ 1/1/2022 và được thực hiện trong 5 năm. Trường hợp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa Nghị quyết này với luật, Nghị quyết khác của Quốc hội thì áp dụng theo quy định của Nghị quyết này
 
Ai Cập vay tiền Trung Quốc xây thủ đô mới "đẹp như trong mơ"

photo1642294438408-16422944385751426454674.jpg

Thủ đô mới của Ai Cập đang dần được hoàn thiện. Trung Quốc góp vốn và thực hiện việc xây dựng tại khu vực mới này

Trung Quốc giúp Ai Cập xây thủ đô mới

Chính phủ Ai Cập quyết tâm xây dựng một thủ đô mới trên sa mạc cách thành phố Cairo 45km về phía đông nam. Theo USA Today, phần lớn dự án trị giá 45 tỷ USD được Trung Quốc hỗ trợ

Dự án được thực hiện trên diện tích 700km2 thuộc sở hữu quân đội Ai Cập, có khả năng chứa ít nhất 5 triệu người khi hoàn thành. Tổng thống Abdel Fattah al-Sisi - người đề xuất dự án - đã từng vấp phải phản đối vì không biết làm thế nào Ai Cập có thể đủ nguồn tiền để xây một dự án đầy tham vọng đến vậy

Sự xuất hiện của Trung Quốc là mảnh ghép cuối cùng trong đại dự án này. Theo báo cáo hồi năm 2016, China Fortune Land Development (thuộc Trung Quốc) thông báo đầu tư 20 tỷ USD cho dự án. Chưa dừng ở đó, công ty xây dựng nhà nước của Trung Quốc cũng góp vốn 15 tỷ USD để tài trợ cho 14 tòa nhà chính phủ, một khu hội chợ thương mại và một trung tâm hội nghị 5.000 chỗ ngồi lớn nhất ở châu Phi


Trung tâm chỉ huy chiến lược quốc gia (còn được gọi là Octagon) trong thủ đô hành chính mới của Ai Cập
Một khoản vay 3 tỷ USD khác từ Trung Quốc cũng giúp hỗ trợ cho khu kinh doanh do Tập đoàn Kỹ thuật Xây dựng Nhà nước Trung Quốc (CSCEC) xây dựng

Chính phủ Ai Cập cũng đề xuất với phía Trung Quốc về việc xây dựng một trường đại học ở thành phố mới. Sự hào phóng của Trung Quốc được đánh giá là hành động "vung tiền" giành lấy sự ảnh hưởng trên toàn cầu

Việc xây thủ đô mới ở Ai Cập có liên quan tới tình trạng hỗn loạn và tắc nghẽn tại thành phố Cairo với gần 30 triệu dân - chiếm khoảng 1/3 dân số Ai Cập hiện nay


Cảnh chụp từ trên cao các khu vực đang thi công



Một số góc khác tại thủ đô mới của Ai Cập do Trung Quốc xây dựng
Mohsen Salah El Din, giám đốc điều hành của Nhà thầu Ả Rập thuộc sở hữu nhà nước, có liên quan đến dự án, cho biết: "Tôi có thể nói một cách thẳng thắn rằng đáng nhẽ dự án này nên được triển khai từ 20 năm trước. Chúng tôi phải tìm một địa điểm thay thế để hút bớt mật độ dân cư đông đúc khỏi Cairo và chuyển nơi ở của công chức tới gần khu văn phòng chính phủ để họ không phải di chuyển xa giữa nhà và nơi làm việc"

Những công trình khổng lồ do Trung Quốc xây

Những người ủng hộ động thái này nói rằng Ai Cập đang đi theo một mô hình đã được các nước khác áp dụng: ví dụ Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Brazil đều chuyển thủ đô vào thế kỷ 20

Zeyad Elkelani, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Cairo cho biết: "Thủ đô hành chính của Ai Cập sẽ không khác với Ankara, New Delhi hay Brasilia. Ông cho biết thành phố mới sẽ giúp tổng thống giảm tỷ lệ thất nghiệp và hợp lý hóa bộ máy hành chính khổng lồ của đất nước - ước tính hiện có khoảng 7 triệu công nhân viên chức"


Mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, công nhân Trung Quốc vẫn hoàn thành một lượng công việc khổng lồ


Khu nhà ở ở thủ đô mới của Ai Cập


Các công trình được gấp rút hoàn thành. Tuy nhiên dự án sẽ cần ít nhất hàng thập kỉ để xong toàn bộ


Amr Khattab, phát ngôn viên của Bộ Nhà ở Ai Cập cho biết mặc dù các khu vực của thành phố sẽ mất nhiều thập kỷ để hoàn thành, nhưng chính phủ vẫn sẽ có thể hoạt động bình thường trong khi quá trình xây dựng tiếp tục diễn ra

Việc hoàn thành khu thương mại theo dự kiến là trong năm 2023




Các tòa nhà chọc trời mới được xây tại thủ đô mới của Ai Cập

Các tuyến tàu điện và tàu điện một ray đang được xây dựng. 50.000 công chức đầu tiên dự kiến chuyển đến thủ đô mới từ năm 2021 sẽ được cung cấp xe đưa đón

Khoảng 5.000 trong số 20.000 nhà ở đã được bán tại khu dân cư đầu tiên dự kiến mở cửa vào tháng 5/2021. Văn phòng chính phủ Ai Cập cho biết đã chi 96 triệu USD ưu đãi dành cho các công chức được chọn chuyển đến thủ đô mới
 
Chương trình đầu tư công 350.000 tỷ đồng sẽ bắt đầu triển khai từ tháng 4/2022

photo1646312375053-16463123751581232094647.jpg

Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Thông tin trên được Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nêu tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/3

Trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình triển khai gói kích thích kinh tế, trong sự kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp, Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Báo cáo tình hình công tác của bộ, ngành, địa phương có liên quan

Kết quả cho thấy, so với yêu cầu, tiến độ của Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ thì cơ bản các bộ, ngành, địa phương đáp ứng được yêu cầu về tiến độ. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn trong việc tổng hợp công tác triển khai

Bộ Tài chính đã rất chủ động dự thảo và trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn về các chính sách liên quan đến điều chỉnh thuế, phí và lệ phí để có thể triển khai được ngay trong những tháng đầu năm 2022

Về các giải pháp liên quan đến nguồn tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cũng rất chủ động trong việc phối hợp với các bộ, trong đó có Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để soạn thảo các văn bản, nhất là các nghị định về hướng dẫn đối với các nguyên tắc, tiêu chí, cũng như là các đối tượng để được hỗ trợ từ nguồn tín dụng ưu đãi trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội

Bên cạnh đó, khó khăn chủ yếu tập trung ở phần về đầu tư công, do liên quan đến nhiều dự án cũng như trình tự, thủ tục phê duyệt các dự án. Tiến độ cũng như công tác tổng hợp các dự án đầu tư công thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội hiện nay có chậm hơn một chút do các bộ, ngành, địa phương có tiến độ thực hiện rất khác nhau, thường có sự chờ đợi lẫn nhau

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã có ý kiến đối với Chính phủ về việc chỉ đạo trong thời gian tới theo hướng cho các bộ, ngành, địa phương nào xong trước thì tổng hợp, trình Thủ tướng các dự án đầu tư công; bộ, ngành nào hoàn thiện sau thì trình sau

Trên cơ sở đó, sau khi có ý kiến của Chính phủ, có Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ có dự kiến tiến độ triển khai trong thời gian sắp tới


Riêng trong năm 2022, giai đoạn đầu ngay sau khi ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/1/2022, công tác chuẩn bị hồ sơ cơ bản hoàn thành trong tháng 2 và tháng 3, trên cơ sở đó một số chính sách đang trình các cấp có thẩm quyền cấp cao

Ví dụ như đối với đầu tư công, chúng ta còn phải trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi giao kế hoạch cụ thể cũng như phương án phân bổ dự toán năm 2022 tăng thêm đối với các bộ, ngành, địa phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định trước khi Thủ tướng Chính phủ triển khai công tác cụ thể. Do vậy, cơ bản đến tháng 4 và tháng 5 có thể triển khai được gói đầu tư

"Về lưu ý với các bộ, ngành, địa phương, tôi cho rằng đối với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP rất chi tiết với các khoản mục cụ thể cũng như là các nhiệm vụ cụ thể giao cho từng bộ, ngành, địa phương có liên quan gắn với tiến độ, thời gian cũng như là các hình thức triển khai thực hiện, do vậy Bộ Kế hoạch và Đầu tư rất mong muốn các bộ, ngành, địa phương giám sát các nhiệm vụ được phân công theo Nghị quyết 11 để triển khai thực hiện khẩn trương, hiệu quả, có như vậy thì hiệu quả của Chương trình được phát huy cao nhất có thể" - Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh
 
Đề xuất đấu thầu cho thuê lại doanh nghiệp Nhà nước trong 5-10 năm
Đây là một trong những giải pháp được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước và các dự án, tài sản

Trong báo cáo kết quả tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2016-2020 và đề xuất định hướng sắp xếp, nâng cao hiệu quả, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra một loạt giải pháp áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nhóm doanh nghiệp này

Theo đó, mục tiêu của cổ phần hóa, thoái vốn không phải là rút vốn Nhà nước ra khỏi doanh nghiệp, thu hẹp phạm vi, quy mô của khu vực doanh nghiệp Nhà nước, mà đây là hình thức tái cơ cấu lại danh mục đầu tư, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và giá trị đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp

Cho thuê lại tài sản, dự án, doanh nghiệp Nhà nước

Hiện nay, chỉ còn 94 doanh nghiệp Nhà nước quy mô lớn (không tính các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh và nông lâm nghiệp). Các doanh nghiệp này đang nắm giữ 90% tổng tài sản, 88% tổng doanh thu và 86% lợi nhuận trước thuế của toàn bộ nhóm doanh nghiệp Nhà nước. Do đó, cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích và công cụ quản lý riêng đối với nhóm doanh nghiệp Nhà nước quy mô lớn này

Một trong những giải pháp được cơ quan này đưa ra là đề xuất nghiên cứu hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện quản lý, vận hành doanh nghiệp Nhà nước hoặc một phần tài sản, dự án của doanh nghiệp Nhà nước

Trong đó, hợp đồng đấu thầu cho thuê lại sẽ được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, có thể từ 5 năm đến 10 năm. Hết thời gian trên, Nhà nước sẽ thu hồi lại doanh nghiệp hoặc tài sản, dự án đã cho thuê để có phương án quản lý, sử dụng tiếp theo. Nguồn thu được từ việc cho thuê kể trên được sử dụng cho các mục đích đầu tư phát triển hoặc an sinh xã hội khác


Bên cạnh đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp Nhà nước cần tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế khác, tạo ra các chuỗi liên kết, cung ứng trong nước, giảm lệ thuộc vào nước ngoài

Cơ quan quản lý đầu tư cho rằng không nên áp đặt mệnh lệnh hành chính đối với cổ phần hóa, thoái vốn, thay vào đó, nên thực hiện theo nguyên tắc và tín hiệu thị trường, nhưng đảm bảo công khai, minh bạch hiệu quả và thu hồi tối đa vốn cho Nhà nước

Trong quá trình thoái vốn, các doanh nghiệp đã cổ phần hóa phải thực hiện nghiêm quy định về lưu ký, giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đồng thời, xử lý nghiêm các doanh nghiệp cố tình không thực hiện niêm yết, giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán theo quy định

Với phần vốn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất nộp về ngân sách và quản lý tập trung, sử dụng để bổ sung vốn điều lệ cho một số doanh nghiệp Nhà nước then chốt quốc gia và đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, quan trọng quốc gia, địa phương. Trong đó, đảm bảo đưa vào nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025 là 248.000 tỷ đồng

Nhận diện điểm nghẽn của doanh nghiệp Nhà nước

Để phát huy nguồn lực lớn mà nhóm doanh nghiệp Nhà nước đang nắm giữ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất đổi mới cơ chế, chính sách để doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, chủ động và vận hành linh hoạt như doanh nghiệp tư nhân

Trong đó, tách chức năng đại diện chủ sở hữu với chức năng quản lý doanh nghiệp. Nhà nước quản lý theo mục tiêu, còn doanh nghiệp được chủ động, tự quyết trong điều hành sản xuất kinh doanh, nắm bắt các cơ hội của thị trường

Đổi mới công tác quản lý cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp cao, có thể xem xét thí điểm sử dụng CEO nước ngoài tại một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty; thực hiện cử thành viên hội đồng thành viên độc lập là các chuyên gia có trình độ, năng lực về tài chính, quản trị… tham gia quản lý, điều hành

Ngoài ra, cho phép doanh nghiệp được giữ lại một phần tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn để tái đầu tư các dự án đầu tư quan trọng, hiệu quả

ttgphatbieu_1648094238952734345028.jpeg

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tại hội nghị với các doanh nghiệp Nhà nước diễn ra ngày 24/3

Chỉ đạo tạo hội nghị với các doanh nghiệp Nhà nước hôm nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng doanh nghiệp Nhà nước là nhóm giữ vị trí then chốt và là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế Nhà nước, góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ cũng cho biết thời gian qua, khu vực doanh nghiệp này vẫn chưa thể hiện tốt vị thế của mình, chưa phát huy được lợi thế về nắm giữ nguồn lực lớn trong xã hội

Để thúc đẩy doanh nghiệp Nhà nước phát triển bền vững, phát huy được thế mạnh, tiềm năng, thực sự là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế Nhà nước, Thủ tướng nhấn mạnh cần nhận diện những điểm nghẽn trong cơ chế, chính sách đối với khu vực doanh nghiệp này

Bên cạnh đó, cần nhìn ra những vướng mắc, hạn chế trong chính doanh nghiệp để từ đó đưa ra các định hướng, giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của nhóm doanh nghiệp Nhà nước

Để các cơ quan quản lý có phương hướng giải quyết, Thủ tướng đặt vấn đề vì sao doanh nghiệp Nhà nước chưa thể hiện được vai trò nổi bật trong việc dẫn dắt, tạo động lực, thu hút, thúc đẩy các thành phần khác phát triển; tại sao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong nhóm này còn thấp so với nguồn lực đang nắm giữ; tại sao công tác cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước lại không đạt kế hoạch; xác định giá trị quyền sử dụng đất, lợi thế quyền thuê đất, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp đã đầy đủ, chặt chẽ hay chưa…

Thủ tướng cũng đặt vấn đề về công tác quản trị doanh nghiệp Nhà nước chậm được đổi mới, chưa theo kịp với quy mô tài sản quản lý. Thực tế cho thấy cùng một chủ trương, cơ chế, chính sách nhưng có nơi thực hiện tốt, có nơi chậm trễ, có nơi làm không được, có nơi đùn đẩy trách nhiệm...

"Nguyên nhân là gì, có phải do chính người đứng đầu tổ chức đó hay không. Hay do cơ chế, chính sách hay sự phối hợp giữa các bộ, các ngành hay do chỉ đạo. Những vấn đề yếu kém, vướng mắc chúng ta phải cố gắng tìm ra nguyên nhân để có giải pháp thích hợp", lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh

Quang Thắng
 
Nghiên cứu phương án nhượng quyền thu phí các dự án cao tốc đầu tư công
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các cơ quan liên quan nghiên cứu nhượng quyền thu phí tại các dự án cao tốc đầu tư công. Phương thức nhượng quyền nếu thực hiện được sẽ giúp nhà nước thu hồi được vốn ngay để tiếp tục đầu tư các dự án giao thông khác

Dù nguồn lực Chính phủ phân bổ phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt hạ tầng giao thông đường bộ trong giai đoạn 2021 – 2025 lên đến hơn 300.000 tỉ đồng nhưng để hoàn thành được quy hoạch đã được phê duyệt vẫn cần nguồn lực xã hội rất lớn

Thực tế từ một số dự án BOT đã triển khai cho thấy, khi làm dự án phương án tài chính rất ổn, nhà đầu tư rất yên tâm. Tuy nhiên, sau đó lại có thêm các dự án khác được đầu tư bằng vốn ngân sách phân lưu dòng phương tiện, gây hụt doanh thu của dự án BOT

Vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải muốn tìm phương án tháo gỡ các vướng mắc này thông qua việc xây dựng chính sách để có thể thu hút tối đa nguồn lực xã hội thực hiện các dự án theo hình thức đối tác công – tư (PPP). Trong đó, có việc nghiên cứu nhượng quyền thu phí tại các dự án cao tốc đầu tư công

Từ đầu năm đến tháng 11 năm nay, Bộ Giao thông Vận tải đã giải ngân được 34.900 tỉ đồng vốn đầu tư công, đạt 63,4% kế hoạch. Để đạt được mục tiêu giải ngân đề ra, những dự án lớn như 4 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2017 – 2020 (Mai Sơn – Quốc lộ 45, Cam Lộ – La Sơn, Vĩnh Hảo – Phan Thiết và Phan Thiết – Dầu Giây phải hoàn thành theo kế hoạch

Riêng với 12 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021 – 2025 phải rốt ráo hơn về chuẩn bị để khởi công trong cuối năm nay
 
Top