What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

BacGiang - Điện Biên Phủ Kinh Tế

LOBBY.VN

Administrator
Bắc Giang sẽ quy hoạch thêm 23 khu công nghiệp hơn 6.800 ha


Nhiều khu công nghiệp Bắc Giang nằm cạnh đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang


Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, hiện các khu công nghiệp thu hút 407 dự án đầu tư của các doanh nghiệp

Trong đó có 308 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, còn lại là dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 9.238 tỷ đồng và 5,9 tỷ USD. Các dự án tập trung ở lĩnh vực: Điện, điện tử, cơ khí, sản xuất các sản phẩm từ plastic, pin năng lượng mặt trời

Hiện nay, khu công nghiệp Đình Trám, tỷ lệ lấp đầy 100%; khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng tỷ lệ lấp đầy đạt 90%; khu công nghiệp Hòa Phú đạt 50%

Theo đại diện lãnh đạo Sở Công Thương, giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh quy hoạch thêm 23 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 6.800 ha và mở rộng 3 khu công nghiệp với tổng diện tích 400 ha; giai đoạn 2030 - 2050 quy hoạch thêm 6 khu công nghiệp, tổng diện tích 1.474 ha

Trước mắt tỉnh Bắc Giang đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép bổ sung quy hoạch, thành lập mới khu công nghiệp Bắc Lũng (Lục Nam), Yên Lư (Yên Dũng), Tân Hưng (Lục Nam) và mở rộng các khu công nghiệp Quang Châu, Hòa Phú, Việt Hàn
 
Bắc Giang có thêm khu công nghiệp gần 400ha

photo1626694082835-16266940831621340218145.jpg

UBND tỉnh Bắc Giang vừa phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 khu công nghiệp Yên Lư, huyện Yên Dũng với tổng diện tích khoảng 377ha

Khu vực nghiên cứu thuộc địa giới hành chính của xã Yên Lư, huyện Yên Dũng. Ranh giới được giới hạn phía Bắc giáp kênh nông nghiệp và dân cư các thôn An Thái, Yên Tập và Yên Hồng; phía Nam giáp đất nông nghiệp và dân cư các thôn Thạch Xá, Long Xá, Thịnh Long, Yên Tập Cao và Yên Tập Bắc; phía Đông giáp Cụm công nghiệp Nham Sơn - Yên Lư; phía Tây giáp đất nông nghiệp

KCN Yên Lư được tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan theo hướng giao thông chính tiếp cận với KCN từ tuyến QL17 ở phía Đông khu vực lập quy hoạch, là tuyến đường đối ngoại chính kết nối KCN với vùng lân cận. KCN Yên Lư có tính chất là KCN tổng hợp đa ngành, chủ yếu là công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ kỹ thuật cao, thân thiện với môi trường

Hệ thống giao thông chính trong KCN được bố trí theo hướng Đông Tây kết nối với QL17. Trong KCN có hệ thống đường điện cao thế 500KV chạy dọc KCN, do đó hệ thống giao thông chính được bố trí chạy song song với đường điện cao thế; xung quanh KCN có hệ thống giao thông chạy xung quanh kết hợp hành lang cây xanh

Khu trung tâm điều hành, dịch vụ công cộng quy hoạch phía Tây KCN, trong tương lai hướng tiếp cận từ phía Cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn. Diện tích lô đất công nghiệp được bố trí cơ động phù hợp với quy mô sử dụng của các nhà máy khác nhau từ 5 - 30 ha; tất cả các nhà máy đều có mặt công trình tiếp xúc với tuyến đường trong KCN

Khu cây xanh lớn ngăn cách giữa KCN và đô thị thương mại dịch vụ tạo điểm nhấn cảnh quan, cải tạo vi khí hậu toàn khu vực, hệ thống cây xanh cách ly phân bố chủ yếu xung quanh KCN trên kết hợp hệ thống mương thoát nước, tạo khoảng cách ly xanh với khu dân cư xung quanh. Ngoài ra còn các khu cây xanh dọc các trục giao thông chính, hệ thống kênh thoát nước chính
 
Bắc Giang duyệt quy hoạch KĐT gần 900 ha của FLC


Ý tưởng quy hoạch xây dựng khu nghỉ dưỡng nằm trong dự án

UBND tỉnh Bắc Giang vừa có quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu đô thị, du lịch sinh thái thể thao Khuôn Thần tại xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn

Theo đó, khu vực nghiên cứu lập quy hoạch thuộc xã Kiên Lao, nằm ở phía Tây Bắc của huyện Lục Ngạn; cách trung tâm huyện lỵ 9,5 km về phía Tây Bắc

Ranh giới cụ thể như sau: Phía Bắc giáp đất rừng phòng hộ; phía Nam giáp đất rừng sản xuất và khu dân cư xã Kiên Lao; phía Tây giáp đất rừng phòng hộ; phía Đông giáp đất rừng sản xuất

Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 873 ha. Tổng dân số dự kiến khoảng 12.812 người, khách lưu trú 2.388 khách

Sau khi hoàn thành, đây sẽ là khu đô thị đồng bộ, hiện đại với các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Đồng thời là khu vực phát triển mô hình du lịch, nghỉ dưỡng, sinh thái thể thao, vui chơi giải trí kết hợp thương mại dịch vụ. Là khu vực bảo vệ cảnh quan sinh thái hồ Khuôn Thần

Khu du lịch trong khu vực nghiên cứu được quy thoạch thành 7 khu chức năng chính. Về cơ bản, các khu vực đều có các chức năng như Khu đô thị nghỉ dưỡng, thị sinh thái, khu dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ thể thao,... tính chất và quy mô khác nhau do khai thác các lợi thế về điều kiện quỹ đất, cảnh quan tự nhiên của từng khu vực

Cụ thể, gồm: Khu A là khu đô thị và nghỉ dưỡng (82,78 ha); Khu B là khu đô thị sinh thái và biệt thự trên đồi (143,5 ha); Khu C là khu trung tâm du lịch nghỉ dưỡng và dịch vụ thể thao (134,35 ha); Khu D là khu dân cư - khu công viên vui chơi mạo hiểm (137,12 ha); Khu E là khu ở - khu công viên chuyên đề có diện tích (149,98 ha); Khu F là hồ Khuôn Thần (175,08 ha); Khu G là khu du lịch nghỉ dưỡng (50,11 ha)

Trước đó, hồi tháng 2, đại diện Tập đoàn FLC đã có buổi báo cáo tình hình thực hiện dự án trên với UBND huyện Lục Ngạn

Theo đó, trên cơ sở nội dung dự án, Tập đoàn FLC đã phối hợp với UBND huyện Lục Ngạn triển khai việc lấy ý kiến công đồng dân cư; hoàn thiện một số thủ tục pháp lý liên quan. Tuy nhiên, theo đánh giá, dự án được triển khai còn chậm so với kế hoạch ban đầu

Phát biểu kết luận buổi làm việc, ông La Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện yêu cầu Tập đoàn FLC xây dựng kế hoạch cụ thể các bước triển khai tiếp theo; xây dựng kế hoạch cụ thể phân kỳ đầu tư. Đồng thời, doanh nghiệp phải cam kết với UBND huyện Lục Ngạn về lộ trình thực hiện dự án

Ông Nam cũng giao Phòng Kinh tế và Hạ tầng phối hợp với FLC lập dự án di dân khu vực thực hiện dự án, đồng thời cho phép doanh nghiệp tài trợ kinh phí…

Tháng 4/2021, UBND tỉnh Bắc Giang đã có quyết định phê duyệt Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2.000) và đến tháng 9/2021, UBND tỉnh này có quyết định phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết 1/500 dự án
 
Bắc Giang sẽ thu hồi 35.000 ha đất nông nghiệp để thực hiện dự án

photo1645326344066-16453263441831472402670.jpg

Giai đoạn 2021-2030, Bắc Giang sẽ thực hiện thu hồi 34.598 ha đất nông nghiệp, 1.947 ha đất phi nông nghiệp để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh

Ngày 17/2 vừa qua, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 219/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Mục tiêu chung nhằm phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để đưa Bắc Giang phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng gắn với phát triển không gian mới, đưa Bắc Giang trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng; dịch vụ phát triển đa dạng, có bước đột phá; nông nghiệp phát triển ổn định, theo hướng an toàn, chất lượng và hiệu quả

Mục tiêu đến năm 2030, Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, quy mô GRDP đứng trong nhóm 15 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước và đứng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Về kinh tế, tỉnh Bắc Giang đặt mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt khoảng 15-16%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 17-18%/năm (công nghiệp tăng 18-19%/năm, xây dựng tăng 12-13%/năm); dịch vụ tăng 10-11%/năm; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2-3%/năm. GRDP bình quân đầu người năm 2030 đạt khoảng 9.800 USD. Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế năm 2030 khoảng 50%...

Về phát triển mạng lưới đô thị, đến năm 2030, toàn tỉnh có 29 đô thị gồm: một đô thị loại I (TP Bắc Giang); một đô thị loại III (thị xã Việt Yên); 4 đô thị loại IV (thị xã Hiệp Hoà, thị trấn Chũ mở rộng, thị trấn Vôi và thị trấn Đồi Ngô); 26 thị trấn là đô thị loại V gồm 9 đô thị hiện có và 14 đô thị thành lập mới. Quy hoạch 23 khu đô thị - dịch vụ gắn với quy hoạch các KCN, khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao

Bên cạnh đó, đến năm 2030, Bắc Giang sẽ quy hoạch 29 KCN với diện tích khoảng 7.000 ha, trong đó có 12 KCN – đô thị - dịch vụ; quy hoạch 63 CCN với diện tích khoảng 3.006 ha

Về phương án thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng thời kỳ 2021 – 2030, thực hiện thu hồi 34.598 ha đất nông nghiệp, 1.947 ha đất phi nông nghiệp để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh

Chuyển mục đích sử dụng 34.598 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 5.344 ha

Bắc Giang sẽ đưa khoảng 2.695 ha đất chưa sử dụng vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp 2.456 ha (quy hoạch phát triển rừng, trồng cây lâu năm,..), cho mục đích đất phi nông nghiệp 239 ha
 
Bắc Giang sẽ là tỉnh công nghiệp hiện đại, phát triển toàn diện
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 219/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu đưa Bắc Giang trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng…
bac-giang.jpeg

Theo đó, phạm vi, ranh giới lập quy hoạch tỉnh Bắc Giang bao gồm toàn tỉnh này với diện tích tự nhiên 389.589 ha, phía Bắc giáp Lạng Sơn và một phần tỉnh Thái Nguyên, phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp với Thái Nguyên và thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp với tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh

Mục tiêu đến năm 2030 là phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để đưa Bắc Giang phát triển nhanh, toàn diện và bền vững, đưa Bắc Giang trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng; dịch vụ đa dạng, có bước đột phá; nông nghiệp phát triển ổn định, theo hướng an toàn, chất lượng và hiệu quả. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đô thị được đầu tư đồng bộ, hiện đại

Khoa học, công nghệ, kinh tế tri thức được phát huy, trở thành nhân tố chủ yếu đóng góp cho nâng cao chất lượng tăng trưởng; phát triển mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội được phát triển toàn diện và thuộc nhóm tiên tiến của cả nước; đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống của nhân dân được nâng lên; mở rộng hợp tác, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới…

Đến 2030, Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là một trong 15 tỉnh, thành phố có quy mô GRDP đứng đầu cả nước. Bắc Giang đặt mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021 - 2030 đạt khoảng 15 - 16%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 17 - 18%/năm; dịch vụ tăng 10 - 11%/năm; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2 - 3%/năm. Cơ cấu kinh tế, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 66 - 67% (công nghiệp chiếm 60%); ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 6 - 7%; ngành dịch vụ chiếm 24 - 25% và thuế sản phẩm 2 - 3%. GRDP bình quân đầu người năm 2030 đạt khoảng 9.800 USD

Về không gian và kết cấu hạ tầng, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 55 - 60%; Xây dựng, mở rộng thành phố Bắc Giang theo hướng thông minh, đạt đô thị loại 1 là trung tâm kinh tế, chính trị, dịch vụ của tỉnh. Huyện Việt Yên, Hiệp Hòa trở thành thị xã; thị trấn Chũ mở rộng trở thành thị xã, thị trấn Vôi đạt đô thị loại IV. Có 8/9 huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới; Hạ tầng đầu tư phát triển cơ bản theo hướng đồng bộ, hiện đại; Hạ tầng giao vận tải thông suốt, an toàn; hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển…

Phấn đấu đến năm 2050, Bắc Giang là tỉnh công nghiệp hiện đại, phát triển toàn diện, bền vững. Phát triển công nghiệp xanh, công nghiệp sinh thái, tổ chức sản xuất với các khu, cụm công nghiệp tập trung, chuyên nghiệp; dịch vụ đa dạng, hiện đại, tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế; nông nghiệp sạch, chất lượng, hiệu quả. Đồng thời có hệ thống đô thị hiện đại, thông minh; hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; tạo dựng cho người dân có cuộc sống tốt, mức sống cao…
 
Saigontel triển khai tổ hợp công nghiệp - đô thị 2,5 tỷ USD tại Bắc Giang

photo1645945750487-16459457507191885084661.jpg

Về Aurous Capital, đây là một công ty quản lý đầu tư thành lập năm 2019 với trụ sở tại Singapore, mang đến các giải pháp đầu tư tập trung vào thị trường châu Á

Theo báo Bắc Giang, Công ty Aurous, một quỹ đầu tư tại Singapore vừa ký kết Biên bản ghi nhớ với Công ty Viễn thông Sài Gòn (Saigontel) và Công ty VinaCapital trong một dự án đầu tư liên danh xây dựng tổ hợp công nghiệp và đô thị trị giá 2,5 tỷ USD tại tỉnh Bắc Giang

Dự án 2,5 tỷ USD sẽ bao gồm một khu tổ hợp công nghiệp 500 ha và khu đô thị 200ha với các khu vực nhà ở xã hội dành cho công nhân. Trong đó, các tổ hợp được hứa hẹn sẽ thu hút các dự án công nghệ sạch và tiên tiến với hàm lượng chất xám cao. Để thực hiện được mục tiêu đó và đáp ứng đời sống công nhân, chuyên gia và người dân khu đô thị, khoản đầu tư sẽ đi vào xây dựng các cơ sở vật chất logistics và dịch vụ phụ trợ

Dự tính, sau khi đi vào hoạt động, dự án sẽ không chỉ đóng góp lớn cho ngân sách, mà còn tạo ra việc làm và nguồn lực phát triển cho tỉnh Bắc Giang

Nằm trong khuôn khổ chuyến công du của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sang Singapore từ 24-26/2, đây là dự án lớn nhất thuộc thỏa thuận hợp tác với tổng giá trị 11 tỷ USD giữa doanh nghiệp Việt Nam và Singapore ký kết trong Đối thoại doanh nghiệp hai nước diễn ra ngày 25/2

Trong thời gian tiếp theo, Saigontel, Vinacapital và đối tác Singapore Aurous sẽ khảo sát và nghiên cứu tính khả thi của dự án. Sau khi được các cấp phê duyệt và cấp phép đầu tư, dự án sẽ được triển khai ngay

Bắc Giang trong thời gian qua đã hút nhiều nguồn đầu tư nước ngoài, đặc biệt ở mảng công nghệ. Năm 2021, bất chấp tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp, chính Saigontel của tỷ phú Đặng Thành Tâm vẫn tăng tốc đầu tư cơ sở vất chất KCN Quang Châu của mình tại địa phương này. KCN đến nay được coi là lớn điểm sáng của Bắc Giang, với tổng diện tích 426 ha. thu hút được loạt "ông lớn" như Siflex, Hosiden (Hàn Quốc), Nichirin, Oji (Nhật bản), Crystal Martin, LuxShare -ICT, JA Solar (Hồng Kông), Umec, Wintek, L&C Tech (Đài Loan), Trung Nguyên (Việt Nam)... Chỉ trong hai tháng đầu năm 2022, tỉnh này cũng đã thu về 303.3 triệu USD đầu tư

Về Aurous Capital, đây là một công ty quản lý đầu tư thành lập năm 2019 với trụ sở tại Singapore, mang đến các giải pháp đầu tư tập trung vào thị trường châu Á. Theo thông tin chia sẻ trên các trang truyền thông của mình, công ty hiện đang hoạt động mạnh tại thị trường Trung Quốc trong mảng tái cấu trúc các khoản nợ xấu có thế chấp nhà đất (Non-Performing Loans). Trong bối cảnh nợ bất động sản Trung Quốc trở thành tài sản đang khiến nhà đầu tư e ngại nhất, các công ty như Aurous hay Goldman Sach lại coi đây là cơ hội để mua các bất động sản này với giá rẻ

Chia sẻ về môi triển vọng đầu tư vào thị trường này, CEO Aurous Capital, Kenneth Yeo cho hay: “Trung Quốc đã có những trình tự quy định và pháp lý minh bạch để thực hiện mua bán nợ xấu. Chính phủ này đã rất khẩn trương triển khai những quy định pháp luật và ngân hàng, tạo cơ sở cho việc tái cấu trúc nợ xấu”
 
Đầu tư hơn 149.000 tỷ đồng để phát triển đô thị Bắc Giang

bacgiang-1681987676241166085317-1707994743390331391346-0-105-872-1500-crop-17079947528601866794240.jpg

Năm 2024 đô thị Bắc Giang trở thành đô thị loại II, trước năm 2030 sẽ đạt tiêu chí đô thị loại I. Đây là mục tiêu trong Chương trình phát triển đô thị Bắc Giang đến năm 2045, dự kiến nhu cầu vốn đầu tư sẽ là hơn 149.000 tỷ đồng

Khu vực 3 sẽ phát triển đa dạng các loại hình nhà ở với các dịch vụ hạ tầng xã hội đồng bộ, phục vụ nhu cầu phát triển dân cư mới của đô thị Bắc Giang và vùng lân cận

HĐND tỉnh Bắc Giang vừa thông qua nghị quyết Chương trình phát triển đô thị Bắc Giang đến năm 2045. Mục tiêu là phát triển đô thị Bắc Giang (bao gồm thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng) đạt tiêu chí đô thị loại II vào năm 2024 và đạt tiêu chí của đô thị loại I trước năm 2030

Theo đó, có 9 khu vực phát triển đô thị bao gồm

Khu vực 1 là khu đô thị trung tâm hiện hữu với diện tích khoảng 1.466 ha. Đây là trung tâm thành phố Bắc Giang hiện hữu gồm 9 phường, xã là Dĩnh Kế, Dĩnh Trì, Hoàng Văn Thụ, Lê Lợi, Trần Phú, Ngô Quyền, Trần Nguyên Hãn, Thọ Xương, Xương Giang

Khu vực được định hướng là trung tâm dịch vụ - thương mại và kinh tế của thành phố. Di dời dần những cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ không phù hợp với sự phát triển bền vững của đô thị (công nghiệp nặng, công nghiệp gây ô nhiễm môi trường) và chuyển đổi các nhà máy cũ đó thành các không gian công cộng công viên, thương mại dịch vụ, văn phòng, bảo tàng…

Khu vực 2 là khu đô thị phức hợp, trung tâm mới đa năng với diện tích khoảng 2.247 ha; gồm 8 phường, xã, thị trấn là Dĩnh Kế, Tân Tiến, Hương Gián, Dĩnh Trì, Xuân Phú, thị trấn Tân An, một phần phường Hoàng Văn Thụ và phường Lê Lợi. Khu vực sẽ tập trung phát triển các chức năng trung tâm cấp vùng, cấp tỉnh, cấp đô thị trên cơ sở khai thác hai bên tuyến đường tỉnh ĐT.293 và trục Bắc - Nam mới

Khu vực 3 là khu đô thị đầu mối - thương mại dịch vụ, có diện tích khoảng 1.914 ha; gồm 4 xã Đồng Sơn, Nội Hoàng, Tiền Phong và một phần xã Song Khê. Đây sẽ là khu đô thị đa chức năng, phát triển đa dạng các loại hình nhà ở với các dịch vụ hạ tầng xã hội đồng bộ, phục vụ nhu cầu phát triển dân cư mới của đô thị Bắc Giang và vùng lân cận. Khu vực cũng sẽ là trung tâm logistic phía Tây Nam thành phố Bắc Giang gắn với cảng sông Đồng Sơn và cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn

Khu vực 4 là khu đô thị phía Tây Bắc, có diện tích khoảng 1.537 ha, bao gồm 6 phường, xã là Mỹ Độ, Đa Mai, Song Mai, Tân Mỹ, Song Khê và một phần xã Đông Sơn. Đây là khu đô thị mới phía Tây sông Thương gắn với trung tâm dịch vụ thương mại tổng hợp, các cụm công nghiệp và làng nghề hiện trạng…

Khu vực 5 là khu đô thị sinh thái phía Bắc, có diện tích khoảng 907 ha, bao gồm 2 phường, xã là Song Mai và Đa Mai. Đây là khu ở sinh thái nông nghiệp - thuỷ sản, trung tâm dưỡng lão - dịch vụ xã hội

Khu vực 6 là khu đô thị cửa ngõ phía Đông, có diện tích khoảng 2.048 ha, bao gồm thị trấn Tân An và các xã Lão Hộ, Xuân Phú. Đây là khu đô thị phụ trợ gắn với cửa ngõ nông nghiệp; tập trung phát triển đô thị song song với việc hoàn thiện đường vành đai 5 Vùng thủ đô Hà Nội. Khai thác phát triển các chức năng gắn với cửa ngõ phía Đông, trục vành đai 2 đô thị

Khu vực 7 là khu du lịch sinh thái núi Nham Biền, có diện tích khoảng 2.599 ha, gồm một phần thị trấn Nham Biền và các xã Nội Hoàng, Tiền Phong, Tân Liễu, Yên Lư, Đồng Sơn. Khu vực có định hướng là khu đô thị sinh thái gắn với dịch vụ du lịch, là khu vực bảo vệ môi trường cảnh quan sinh thái lâm nghiệp, tạo nét đặc trưng và đóng vai trò lá phổi xanh cho đô thị Bắc Giang

Khu vực 8 là khu đô thị sáng tạo và sản xuất, có diện tích khoảng 4.378 ha, gồm thị trấn Nham Biền và các xã Yên Lư, Cảnh Thụy, Tiến Dũng. Đây là khu đô thị sáng tạo và sản xuất, cực phát triển kinh tế đô thị Bắc Giang Là khu vực cửa ngõ phía Nam, đầu mối giao thông quan trọng kết nối với các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh

Khu vực 9 là khu vực hành lang xanh, công viên vui chơi giải trí dọc sông Thương, có diện tích khoảng 1.354 ha, gồm một phần thị trấn Nham Biền và các phường, xã: Song Mai, Đa Mai, Thọ Xương, Trần Phú, Mỹ Độ, Lê Lợi, Đồng Sơn, Tân Tiến, Tân Liễu, Hương Gián, Xuân Phú, Tiến Dũng. Khu vực là hành lang xanh đa chức năng dọc sông Thương, trở thành trục cảnh quan sinh thái chính của đô thị Bắc Giang

Theo nghị quyết, các dự án khu đô thị, khu dân cư, khu nhà ở, khu công nghiệp sẽ được ưu tiên đầu tư xây dựng để nâng cao tiêu chuẩn quy mô dân số, mật độ dân số đô thị. Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn từ nay đến năm 2045 là hơn 149.216 tỷ đồng
 
Bắc Giang thu hồi gần 1 triệu m2 đất lúa để thực hiện nhiều dự án nhà ở

Bắc Giang vừa thông qua 37 dự án cần thu hồi đất với tổng diện tích đất thu hồi hơn 1 triệu m², trong đó đất trồng lúa gần 774 nghìn m² để thực hiện nhiều dự án, trong đó có các khu đô thị và nhà ở xã hội

Thu hồi gần triệu m2 đất lúa

HĐND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Nghị quyết thông qua điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án cần thu hồi đất; các dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (đợt 1)

Theo đó, Nghị quyết đã thông qua 85 dự án sử dụng đất. Cụ thể, thông qua 37 dự án cần thu hồi đất với tổng diện tích đất thu hồi hơn 1 triệu m²; trong đó đất trồng lúa gần 774 nghìn m², đất khác hơn 237 nghìn m²; Thông qua 5 dự án chuyển mục đích sử dụng đất

Theo danh sách này có một số dự án thu hồi diện tích trồng lúa lớn như Khu số 1 thuộc Khu đô thị số 11,12 thuộc Quy hoạch phân khu số 2, TP Bắc Giang (thuộc địa phận xã Hương Gián, huyện Yên Dũng) thu hồi tổng cộng 187.000 m2 đất, trong đó có hơn 180.000 m2 đất lúa

Tiếp đến là Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Vân Trung , huyện Việt Yên thu hồi 77.000 m2 đất, trong đó gồm 71.000 m2 đất lúa và 6.000 m2 đất khác


Khu NƠXH Vân Trung, xã Vân Trung, huyện Việt Yên thu hồi 71.000 m2 đất lúa để thực hiện dự án

Đồng thời, Nghị quyết cũng điều chỉnh diện tích , tên, địa điểm, loại đất của 43 dự án đã được HĐND tỉnh thông qua tại các Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 04/10/2022, số 39/NQ-HĐND ngày 9/12/2022, số 10/NQ-HĐND ngày 5/4/2023, số 29/NQ-HĐND ngày 14/7/2023, số 57/NQ-HĐND ngày 19/10/2023, số 76/NQ-HĐND ngày 13/12/2023

Trong đó, Cụm Công nghiệp Hương Sơn (xã Hương Sơn, Lạng Giang) tăng diện tích từ 350.000 m2 lên 384.000 m2, trong đó diện tích đất lúa bị thu hồi tăng từ 19.000m2 lên 53.000 m2

Nhiều chủ đầu tư gây bức xúc

Có thể thấy, những năm qua, để phát triển kinh tế - xã hội, Bắc Giang liên tiếp phê duyệt các dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị, NƠXH,…Do đó, nhiều triệu m2 đất lúa đã bị thu hồi để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng , góp phần thay đổi diện mạo địa phương. Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận nhưng việc thu hồi diện tích lớn đất trồng lúa để chuyển đổi mục đích sử dụng, thực hiện dự án vẫn gặp phải một số vướng mắc, khiến tiến độ không ít dự án bị ảnh hưởng

Minh chứng là dự án Khu NƠXH Vân Trung do Công ty TNHH FuGiang làm chủ đầu tư, có quy mô 16,7 ha, tổng vốn đầu tư hơn 166 triệu USD từng bị Sở Xây dựng Bắc Giang ra văn bản số 184 liên quan đến việc bị chậm tiến độ

Theo đó nguyên nhân khiến dự án này bị chậm tiến độ là do người dân chưa đồng thuận trong công tác giải phóng mặt bằng , công tác phối hợp của một số ban, ngành, cơ quan trong việc bố trí cho chuyên gia nước ngoài lưu trú tại một số công trình trong dự án chưa đáp ứng được yêu cầu


Khu NƠXH Vân Trung do Công ty TNHH FuGiang làm chủ đầu tư bị chậm tiến độ thời gian dài do người dân chưa đồng thuận trong công tác giải phóng mặt bằng

Ngoài dự án vừa nêu, trên thực tế, không ít chủ đầu tư dự án NƠXH trên địa bàn tỉnh Bắc Giang còn từng vướng không ít lùm xùm liên quan đến việc ngang nhiên xây dựng trái phép và nhiều lần bị cơ quan chức năng địa phương xử phạt

Cụ thể, UBND tỉnh Bắc Giang từng liên tiếp xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động xây dựng, thi công không phép với các dự án thuộc hệ sinh thái bất động sản mang tên “Fuji”. Đáng chú ý, ông Giang chính là đại diện pháp luật, Tổng Giám đốc của loạt công ty như Công ty Cổ phần Phát triển Fuji Bắc Giang , Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển nhà Fuji, Công ty Phát triển nhà Fuji Vân Trung


Đối với Công ty Cổ phần Phát triển Fuji Bắc Giang, đây chính là chủ đầu tư dự án NƠXH dành cho công nhân xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng. Điều đáng chú ý, là dự án này từng bị người dân tố cáo tự ý chặn đường dân sinh , lấp kênh thoát nước của dân gây ngập lụt khiến không ít người bức xúc mặc dù sau đó chủ đầu tư dự án đã thỏa thuận với người dân và khắc phục một phần các vấn đề vừa nêu. Mặc dù vậy, đến nay báo Tiền Phong vẫn nhiều lần nhận được phản ánh của người dân về việc này...

Hay dự án NƠXH cho công nhân, tại khu đô thị mới thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên (thị xã Việt Yên) có tên thương mại là Evergreen Bắc Giang từng gây bức xúc vì các sàn môi giới dựng lều rầm rộ rao bán, thu tiền chênh căn hộ và shophouse tại dự án, gây nhiễu loạn thị trường khi chưa đủ điều kiện mở bán. Sau đó, Sở Xây dựng phải vào cuộc thanh tra, kiểm tra và báo cáo Bộ Xây dựng. Đồng thời, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh bất động sản đối với Công ty Cổ phần Dịch vụ Bất động sản Everland - đơn vị môi giới bất động sản tại dự án Evergreen Bắc Giang


Dự án Evergreen Bắc Giang hiện tại

Theo tìm hiểu, Everland đăng kí địa chỉ trụ sở công ty ở số 18, ngách 28, ngõ 463 Đội Cấn, Phường Vĩnh Phúc, Quận Ba Đình (Hà Nội). Công ty này do bà Nguyễn Thị Lộc làm Giám đốc và đại diện pháp luật, được cấp phép hoạt động vào ngày 23/11/2021 (đúng 1 tháng sau khi dự án NƠXH Evergreen Bắc Giang khởi công xây dựng)

Thế nhưng, thời điểm dự án rầm rộ rao bán hồi năm 2022, khi PV tìm đến địa chỉ được đăng ký làm trụ sở công ty, thì nơi này chỉ là một căn nhà dân sinh 3 tầng, nằm lọt thỏm ở cuối con ngõ vắng, ở cổng có đề biển là trụ sở của một công ty kỹ thuật – thương mại và công nghệ. Theo người dân, công ty Everland đã rời đi từ lâu

Đáng chú ý, trước nhà 18 không có một biển quảng cáo nào liên quan đến hoạt động BĐS, trong nhà cũng không có một bóng người ra vào để giao dịch, hay có dấu hiệu nào cho thấy đây là trụ sở của một công ty BĐS phân phối sản phẩm của dự án nghìn tỷ đồng

Chia sẻ với PV, một người dân sống gần nhà 18 cho biết, căn nhà này thuộc sở hữu của một người tên C., tuy nhiên, hiện người này cũng không ở đây mà cho thuê lại

Dù tự nhận là đơn vị độc quyền phân phối sản phẩm BĐS tại dự án có tổng mức đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng, Everland công khai duy nhất một số điện thoại trong hợp đồng đặt cọc. PV đã nhiều lần liên hệ vào số này, nhưng không có người nhấc máy. Trong khi đó, hai số điện thoại của người đại diện pháp luật được công bố kèm mã số thuế của Everland hiện nay đều được tổng đài báo là không đúng, không tồn tại...
 
Bắc Giang địa bàn quen thuộc của nhà đầu tư Trung Quốc, Hàn Quốc

Bắc Giang là tỉnh thành công trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện các nhà đầu tư đặt các cơ sở sản xuất quy mô trong chuỗi sản xuất toàn cầu của các tập đoàn lớn. Đáng chú ý, Bắc Giang cũng là địa bàn yêu thích của các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc

Bắc Giang: Địa bàn quen thuộc của nhà đầu tư Trung Quốc, Hàn Quốc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm khu sản xuất của Công ty THNN Hana Micron Vina, huyện Việt Yên, Bắc Giang

Những con số ấn tượng

Theo số liệu từ UBND tỉnh Bắc Giang, đến nay, trên địa bàn tỉnh có có 275 dự án của các doanh nghiệp (DN) Trung Quốc đang hoạt động, chiếm 37,3% tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn tỉnh lũy kế từ trước tới nay. Tổng số vốn đăng ký của các DN Trung Quốc đạt gần 6,4 tỷ USD, tương đương 42,5% tổng vốn đăng ký đầu tư nước ngoài vào Bắc Giang

Các dự án đầu tư của DN Trung Quốc tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo, chiếm trên 90% số dự án đầu tư của nhà đầu tư Trung Quốc trên địa bàn tỉnh, còn lại là dịch vụ hỗ trợ, xây dựng, bán buôn và bán lẻ

Bên cạnh đó, các DN Hàn Quốc đã đầu tư 342 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt khoảng 2,2 tỷ USD, đứng đầu về số dự án và đứng thứ hai về tổng vốn đăng kí trong số 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Bắc Giang

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư tại Bắc Giang tập trung ở các lĩnh vực: điện tử, sản xuất linh kiện hỗ trợ cho những DN lớn như: Samsung, Foxconn...

Trong đó có một số dự án quy mô vốn tương đối lớn của các nhà đầu tư Hàn Quốc như: Nhà máy sản xuất của Công ty Hana Micron Vina với tổng vốn đầu tư 591 triệu USD tại Khu công nghiệp Vân Trung; Nhà máy sản xuất của Công ty TNHH Siflex Việt Nam với tổng vốn đầu tư 216 triệu USD tại KCN Quang Châu

Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm cách thủ đô Hà Nội hơn 50 km cùng với hệ thống giao thông thuận lợi, việc di chuyển từ Hà Nội đến Bắc Giang chỉ mất hơn 1 tiếng đồng hồ. Bắc Giang cũng cách Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị gần 100km nên rất thuận tiện cho việc giao thương hàng hóa Trung Quốc, một địa bàn tiêu thụ và cung cấp linh kiện phụ trợ lớn nhất toàn cầu. Đây chính là một lợi thế hấp dẫn các DN Trung Quốc, hay các cơ sở lắp ráp cho các tập đoàn lớn toàn cầu chọn đặt cơ sở

Ông Kim Young Chul, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Hà Nội (KORCHAM) cho biết, hiện có 190 doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư tại Bắc Giang, trong đó có 170 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Điều này cho thấy lợi thế của Bắc Giang trong thu hút đầu tư từ các DN Hàn Quốc, đồng thời thể hiện mối quan hệ hợp tác, đầu tư giữa doanh nghiệp Hàn Quốc và Bắc Giang đang diễn ra sôi động và ngày càng mở rộng

Ông Vinh Văn Hữu - Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Yadea tại Việt Nam cho biết, Bắc Giang có vị trí địa lý quan trọng, giao thông thuận tiện, các nhà cung cấp linh kiện ở gần, phù hợp với phương hướng đầu tư của tập đoàn. Đặc biệt, tỉnh Bắc Giang đã hỗ trợ rất tích cực cho nhà đầu tư trong quá trình sản xuất, kinh doanh, do vậy chúng tôi quyết định mở rộng đầu tư vào đây. Chúng tôi đang xây dựng một trung tâm nghiên cứu tại Bắc Giang. Đây là dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường và đang được triển khai thuận lợi. Bắc Giang là nơi đầu tiên tập đoàn đầu tư ra nước ngoài. Sản phẩm xe điện của dự án xuất khẩu ra thế giới và hỗ trợ tích cực của địa phương đã giúp DN thuận lợi trong mở rộng sản xuất kinh doanh ra toàn cầu

Chuyển từ bị động sang chủ động

Trao đổi với báo chí gần đây, ông Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết: “Quan điểm nhất quán của tỉnh Bắc Giang là chuyển hoạt động thu hút đầu tư từ thế bị động sang chủ động, chú trọng các dự án công nghệ tiên tiến, quy mô lớn, có tiềm lực tài chính, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu”

Theo đó, Bắc Giang tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách và kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các DN để thu hút đầu tư

Để có được những kết quả vượt bậc trong công tác thu hút đầu tư trong thời gian qua, theo lãnh đạo tỉnh Bắc Giang thì không chỉ tiếp xúc, trao đổi, mời gọi DN lớn ở nước ngoài mà còn đẩy mạnh, xúc tiến đầu tư tại chỗ, thông qua việc tạo môi trường sản xuất, kinh doanh tốt nhất có thể cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại Bắc Giang. Từ đó, DN có niềm tin và tự giới thiệu để cùng nhau đến Bắc Giang. Đây là cách xúc tiến đầu tư tối ưu hơn địa phương tự quảng bá

Ông Trang Tư Ức, đại diện nhà đầu tư Ingrasys Pte.Ltd cũng đánh giá cao tinh thần đồng hành của tỉnh Bắc Giang. Nhà đầu tư cam kết, không ngừng nỗ lực hoạt động hiệu quả, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người lao động, sản xuất gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội. Cũng như tìm kiếm cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh

Trong khi đó, ông Jeong Woo Jin - Công sứ, Tổng lãnh sự, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết, tốc độ đầu tư của các DN Hàn Quốc cũng đang mở rộng nhanh chóng tại Việt Nam. Trong đó, Bắc Giang nhờ vị trí địa lý thuận lợi nên được nhiều DN quan tâm. Về việc Bắc Giang có chủ trương xây dựng một khu công nghiệp dành riêng cho các DN Hàn Quốc, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp Hàn Quốc tìm cơ hội đầu tư tại Bắc Giang trên các lĩnh vực như: công nghệ cao thân thiện với môi trường, phát triển nguồn nhân lực, công nghiệp phụ trợ, logistics

Trong giai đoạn tới, tín hiệu về “làn sóng” FDI đổ vào Bắc Giang hứa hẹn rất mạnh mẽ. Theo các chuyên gia kinh tế, tiềm năng thu hút FDI của Bắc Giang còn rất lớn khi địa phương được quy hoạch nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn hàng ngàn hecta. Đón nhận tín hiệu này, Bắc Giang đang nỗ lực giải quyết tốt những vấn đề còn tồn tại để có thể thực sự trở thành một địa chỉ hấp dẫn FDI, trong đó chú trọng dòng vốn đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc
 
Quy hoạch thị xã Việt Yên

UBND tỉnh Bắc Giang vừa phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tỷ lệ 1/2.000 phân khu số 1, 2, 3, 4 thị xã Việt Yên, tổng diện tích quy hoạch gần 10.500 ha

Cụ thể, phân khu số 1 có vị trí trung tâm đô thị Việt Yên, phạm vi lập quy hoạch gồm phường Bích Động và một phần diện tích các phường Hồng Thái, Quảng Minh, Ninh Sơn và Nếnh, huyện Việt Yên

Ranh giới nghiên cứu được giới hạn phía Bắc giáp với khu vực dân cư nông thôn thuộc các xã Minh Đức và Nghĩa Trung; phía Nam giáp với trục ĐT.398; phía Tây giáp với xã Trung Sơn và phường Tự Lạn; phía Đông giáp hệ thống đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng

Diện tích nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 2.389ha; dân số dự kiến đến năm 2045 khoảng 78.250 người. Về tính chất, đây là khu đô thị trung tâm, hạt nhân tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực lân cận. Phát triển các khu dân cư, khu thương mại dịch vụ, phát triển các trung tâm dịch vụ công cộng; là trung tâm chính trị, giáo dục, văn hóa, thể dục - thể thao của thị xã Việt Yên

Phân khu số 2 có vị trí trung tâm đô thị Việt Yên, phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ diện tích tự nhiên các phường Vân Trung, Quang Châu, Tăng Tiến và phần lớn diện tích các phường Nếnh, Ninh Sơn, Quảng Minh và Hồng Thái

Ranh giới nghiên cứu được giới hạn phía Bắc giáp với xã Tân Mỹ thuộc thành phố Bắc Giang; phía Nam giáp với sông Cầu; phía Đông giáp với các xã Nội Hoàng, Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang và Yên Lư, huyện Yên Dũng; phía Tây giáp hệ thống đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng

Quy mô nghiên cứu quy hoạch khoảng 4.397 ha, dân số dự kiến đến năm 2045 khoảng 173.275 người

Về tính chất, đây là khu vực phát triển các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đô thị mới, hỗn hợp thương mại dịch vụ phục vụ công nghiệp, logistic mang tính trọng điểm của đô thị và vùng Tây - Nam tỉnh Bắc Giang; là đầu mối giao thông quan trọng, cửa ngõ phía Đông Nam của đô thị Việt Yên

Phân khu số 3 có vị trí phía Tây Bắc đô thị Việt Yên, phạm vi gồm phường Tự Lạn và xã Việt Tiến. Ranh giới nghiên cứu được giới hạn phía Tây Bắc giáp với xã Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa; phía Đông Nam giáp với tuyến giao thông liên khu vực thuộc phân khu số 1 (phường Bích Động); phía Tây Nam giáp với khu vực dân cư nông thôn thuộc xã Trung Sơn và xã Hương Mai; phía Đông Bắc giáp với khu vực dân cư nông thôn thuộc xã Thượng Lan và xã Minh Đức

Quy mô nghiên cứu quy hoạch khoảng 2.095,6ha, dân số dự kiến đến năm 2045 khoảng 35.900 người

Về tính chất, đây là khu vực đô thị dịch vụ phục vụ cho hệ thống công nghiệp mới ở phía Bắc. Định hướng quy hoạch khu công nghiệp tập trung thuộc phường Tự Lạn và cụm công nghiệp Việt Tiến theo hướng công nghiệp sạch

Phân khu số 4 có vị trí ở phía Tây thị xã Việt Yên, phạm vi gồm các xã Tiên Sơn và xã Vân Hà. Ranh giới nghiên cứu được giới hạn phía Bắc giáp xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa; phía Nam giáp với sông Cầu; phía Tây giáp với sông Cầu; phía Đông giáp với khu vực dân cư nông thôn xã Trung Sơn và ĐT.398

Quy mô nghiên cứu quy hoạch khoảng 1.829ha, dân số dự kiến đến năm 2045 khoảng 45.000 người

Phân khu số 4 thị xã Việt Yên có tính chất là khu đô thị dịch vụ, công nghiệp, du lịch mang tính động lực phía Tây của thị xã Việt Yên; là khu vực chứa đựng các không gian bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống và sinh thái hành lang sông Cầu

Về tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan, cụ thể hóa đồ án Quy hoạch chung đô thị; kết nối với các dự án; khai thác tối ưu điều kiện thuận lợi về vị trí, điều kiện tự nhiên; khắc phục các nhược điểm và điều chỉnh các chỉ tiêu của đồ án quy hoạch cũ không còn phù hợp. Khái quát các ý tưởng tổ chức không gian trên cơ sở tuân thủ theo định hướng quy hoạch cấp trên và các phân tích hiện trạng cũng như tiềm năng phát triển khu vực

Từ ngày 1/2 vừa qua, huyện Việt Yên (Bắc Giang) đã chính thức được lên thị xã. Sau khi thành lập, thị xã sẽ có 9 phường và 8 xã. Vừa thành lập, thị xã Việt Yên cũng sẽ là thị xã "trẻ" nhất Việt Nam, mới hơn 1 tháng tuổi

Thị xã Việt Yên có diện tích 171km2 với dân số gần 230.000 người, nằm cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang, ở giữa sông Cầu và sông Thương, chỉ cách trung tâm thành phố Bắc Giang và Bắc Ninh 15km. Đây cũng là thị xã duy nhất của tỉnh Bắc Giang cho tới thời điểm hiện tại
 
Top