What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Japan

Làn sóng đầu tư từ Nhật vào Việt Nam lên cao chưa từng có​

Năm 2011, khoảng 208 công ty Nhật đã đầu tư vào Việt Nam, con số cao kỷ lục. Họ có kế hoạch rót khoảng 1,8 tỷ USD vào Việt Nam

Các công ty Nhật đang đổ xô đến Việt Nam với số lượng lớn chưa từng có để tìm kiếm nguồn lao động giá rẻ cũng như thị trường đang tăng trưởng nhanh. Izakaya Yancha, một chuỗi nhà hàng Nhật, kinh doanh rất tốt tại Việt Nam

Ông Shinya Nakao, quản lý của nhà hàng, cho biết: “Phần lớn đàn ông Nhật độ tuổi khoảng 40 thường muốn hẹn hò với bạn gái người Việt Nam tại đây và sau đó họ đi hát karaoke. Chúng tôi cho rằng sẽ còn nhiều công ty Nhật muốn đầu tư vào Việt Nam vì vậy chúng tôi đang mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam”

Thông tin về đàn ông Nhật tại Việt Nam có thể là tin xấu đối với nhiều vợ và con của họ tại Nhật, những người bị bỏ lại nước Nhật một khi các công ty cắt giảm các gói hỗ trợ dành cho người thân. Thế nhưng làn sóng đầu tư của Nhật vào Việt Nam đang được chào đón nồng nhiệt ở Việt Nam, nơi mà tình hình kinh tế vĩ mô có khi khiến nhà đầu tư nước ngoài nản lòng

Năm 2011, khoảng 208 công ty Nhật đã đầu tư vào Việt Nam, con số cao kỷ lục. Họ có kế hoạch rót khoảng 1,8 tỷ USD vào Việt Nam. Năm 2010, khoảng 114 công ty Nhật đến Việt Nam và cam kết đầu tư 2 tỷ USD

Dù Nhật đứng sau Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore xét về vốn đăng ký đầu tư tại Việt Nam, Nhật đứng đầu về tỷ lệ vốn được đầu tư thực tế (theo số liệu của cơ quan xúc tiến thương mại Nhật tại Việt Nam – Jetro)

Người Nhật đầu tư mạnh vào Việt Nam một phần bởi đồng yên mạnh và còn bởi chính sách khuyến khích của chính phủ Nhật để giúp các công ty bớt khó khăn với tăng trưởng kém và dân số già tại Nhật

Ông Tony Foster, CEO của công ty luật Freshfields Bruckhaus Deringer tại Việt Nam, khẳng định các công ty Nhật đã nhiệt tình đầu tư hơn từ sau trận động đất và sóng thần tác động xấu đến Nhật vào tháng 3/2011

Ông Fosster, người tư vấn cho Mizuho trong thương vụ Vietcombank, khẳng định: “Các công ty Nhật đang nhận ra họ sẽ không tồn tại nếu chỉ ở Nhật. Chính phủ Nhật hỗ trợ doanh nghiệp vào Việt Nam bởi nhiều lý do địa chính trị khác”

Một số công ty chuyên sản xuất hàng xuất khẩu như Bridgestone, hãng sản xuất lốp xe lớn nhất thế giới, và tập đoàn sản xuất hàng điện tử Panasonic đang mở nhà máy tại Việt Nam để tận dụng lợi thế nhân công giá rẻ. Lao động phổ thông tại Việt Nam nhận lương chỉ bằng 1/3 hoặc 1/2 so với con số 300USD mà lao động khu vực miền Nam Trung Quốc đòi hỏi

Một giám đốc điều hành công ty lớn của Nhật tại Việt Nam khẳng định công ty Nhật đánh giá cao sự ổn định chính trị tại Việt Nam. Dù căng thẳng xã hội và lương tăng khá cao tại Việt Nam, nước gánh chịu số lượng các vụ đình công cao trong năm 2011 bởi lạm phát vượt mức 18%, cao nhất ở châu Á; nhưng nhiều công ty như Tamron, sản xuất thấu kính cho nhiều thương hiệu máy ảnh hàng đầu thế giới, không nản lòng

Tamron có kế hoạch đầu tư khoảng 13 triệu USD xây một nhà máy gần Hà Nội với tổng số lao động khoảng 2.000 người

Dù tiềm ẩn nhiều cơ hội nhưng tình hình tại Việt Nam vẫn còn khá nhiều cản trở và chưa thể trở thành điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư. Việt Nam vẫn đang đối đầu với tham nhũng, lạm phát và cơ sở hạ tầng còn chưa phát triển

Giống nhiều công ty sản xuất khác, Tamron sẽ lắp máy phát điện để tự bảo vệ sản xuất khỏi tình trạng bị cắt điện. Tuy nhiên giới điều hành của nhiều công ty Nhật cho biết họ dám chịu nhiều thách thức hơn các công ty phương Tây để tham gia thị trường lâu dài

Thủy Hương
 
Công nghệ thông tin giúp tiết kiệm năng lượng
- Sáng nay, hội thảo "Tiết kiệm năng lượng và quản lý môi trường: thử nghiệm và kinh nghiệm từ Nhật Bản" đã diễn ra tại Hà Nội

Hội thảo do Viện Nghiên cứu Mitsubishi, tạp chí Doanh Nhân, báo điện tử VietnamPlus và FujiTV tổ chức, dưới sự bảo trợ của Bộ Nội chính và truyền thông Nhật Bản, Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam, nhằm giới thiệu một cuộc thử nghiệm của Nhật Bản cũng như kinh nghiệm cụ thể của các công ty Nhật trong việc sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) để phòng tránh thiên tai và tiết kiệm năng lượng

555086.jpg

Tiết kiệm năng lượng và quản lý môi trường​

Đông đảo đại diện từ Bộ TT&TT (MIC Việt Nam), Bộ Nội chính và truyền thông (MIC Nhật Bản), những công ty công nghệ hàng đầu Nhật Bản đã tham dự hội thảo "Tiết kiệm năng lượng và quản lý môi trường: thử nghiệm và kinh nghiệm từ Nhật Bản" diễn ra tại khách sạn Melia Hà Nội vào sáng 26-3-2012

Theo biên bản ghi nhớ giữa Bộ Thông tin - truyền thông Việt Nam (MIC Việt Nam) và Bộ Nội chính - truyền thông Nhật Bản (MIC Nhật Bản) vào tháng 9-2010, hai bên đồng ý hợp tác triển khai ứng dụng CNTT vào hoạt động môi trường và tiết kiệm năng lượng thông qua dự án thí điểm (Vietnam - Japan ICT Field Experiment Project Trial) trong năm 2012 với mục đích phòng ngừa thiên tai và tiết kiệm năng lượng bằng hệ thống thông tin truyền thông và mạng lưới cảm biến

Dự án thí điểm này được Bộ Nội vụ và truyền thông Nhật Bản giao cho Viện Nghiên cứu Mitsubishi (MRI) thực hiện, dưới sự giám sát và cung cấp ngân sách của MIC Nhật Bản, đối tác triển khai phía Việt Nam là Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam (NISCI) thuộc MIC Việt Nam

Hai bên thực hiện khảo sát, nghiên cứu hiện trạng và xây dựng hệ thống mạng giám sát môi trường, cảnh báo và giảm nhẹ thiên tai, tiết kiệm năng lượng, dựa trên các công nghệ mới nhất như truyền dẫn không dây mắt lưới, năng lượng mặt trời, tích hợp cảm biến, camera giám sát, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu đám mây, ứng dụng công nghệ IT xanh tại trung tâm dữ liệu…

Các công nghệ liên quan tới dữ liệu đám mây như tích hợp, lưu trữ, xử lý, trao đổi do phía Việt Nam cung cấp và được tích hợp với các thiết bị của Nhật Bản

Kết quả của dự án thí điểm là cơ sở quan trọng để hai bên Việt Nam và Nhật Bản xem xét, phê duyệt và cấp nguồn vốn vay ưu đãi chính phủ (ODA) mở rộng “Hệ thống mạng giám sát môi trường và cảnh báo thiên tai” cho các địa phương tại Việt Nam cũng như nhân rộng mô hình cho các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Philippines, Indonesia, Thái Lan…

Kết quả dự án thí điểm cũng là tiền đề để các địa phương có thể đề xuất mô hình hợp tác công - tư (PPP) cho các dự án ứng dụng CNTT bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng trong tương lai

Các tham luận trình bày tại hội thảo tập trung phác họa một bức tranh cập nhật về các công nghệ tiết kiệm năng lượng, các sản phẩm ứng dụng năng lượng xanh với kinh nghiệm đi trước của các quốc gia phát triển trên thế giới, đặc biệt là thử nghiệm mới nhất về tiết kiệm năng lượng và quản lý môi trường do các công ty Nhật Bản vừa triển khai tại nhiều địa phương của Việt Nam

Chương trình hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực CNTT truyền thông, hạ tầng chung về CNTT, mức độ an toàn, an ninh và tính chính xác của CNTT trong cảnh báo thiên tai, thảm họa, kiểm soát và xử lý khủng hoảng cũng được các công ty hàng đầu của Nhật Bản như Viện Nghiên cứu Mitsubishi (MRI), NTTData, Sumitomo Corp, Toshiba, NEC, Fujitsu, Hitachi, Panasonic trình bày

Phong Vân
 
Doanh nghiệp Nhật Bản đẩy mạnh đầu tư hạ tầng KCN​

- Một số nhà phát triển hạ tầng khu công nghiệp (KCN) của Nhật Bản đang bước vào thị trường Việt Nam để đón đầu xu hướng đầu tư của doanh nghiệp nước này đến làm ăn tại Việt Nam

Liên doanh với đối tác trong nước

Thông tin mới nhất là hai nhà đầu tư Nhật Bản đang xúc tiến dự án phát triển hạ tầng giai đoạn 2 của KCN Hiệp Phước tại huyện Nhà Bè, TPHCM

Theo đó, Ngân hàng Mizuho và Tập đoàn Chodai của Nhật đang làm việc với Công ty phát triển hạ tầng KCN Hiệp Phước để phát triển KCN dành cho các doanh nghiệp Nhật Bản tại TPHCM. Thông tin về việc hợp tác phát triển này chưa được cung cấp bởi dự án đang còn trong quá trình đàm phán và thương thảo

Tuy nhiên dự án này cũng được xem là theo định hướng phát triển của thành phố. Bởi tại buổi tổng kết tình hình hoạt động các khu chế xuất - khu công nghiệp (KCX-KCN) TPHCM vào đầu năm nay, Ban quản lý các KCX-KCN TPHCM (Hepza) cũng đã đưa ra kế hoạch cho năm nay là sẽ nghiên cứu thành lập một KCN chuyên ngành công nghiệp phụ trợ ưu tiên thu hút nhà đầu tư Nhật Bản

Với định hướng như vậy, lãnh đạo Hepza đã đưa ra giải pháp thực hiện là tìm kiếm đối tác Nhật Bản có năng lực tài chính, kinh nghiệm phát triển công nghiệp để thành lập KCN chuyên ngành nói trên

Còn ở Hà Nội, Công ty cổ phần Đầu tư-Phát triển N&G (N&G Corp) và Tập đoàn xây dựng của Nhật Shimizu Corp gần đây cũng đã ký kết thỏa thuận về việc hợp tác xây dựng và phát triển KCN hỗ trợ đầu tiên ở Hà Nội, với tổng số vốn đầu tư dự kiến gần 1 tỉ đô la Mỹ

Theo thỏa thuận này, Shimizu sẽ hợp tác với N&G để xây dựng và phát triển KCN hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP) và khu đô thị dịch vụ, nhà ở cho công nhân trong KCN này trên cơ sở mở rộng cụm công nghiệp Đại Xuyên ở huyện Phú Xuyên, Hà Nội

Không riêng tại hai đầu tàu kinh tế lớn của cả nước nói trên, các nhà đầu tư và phát triển hạ tầng Nhật Bản khác còn hướng đến các thị trường lân cận tại hai thành phố này với hướng đi nhanh hơn. Phần lớn các nhà đầu tư Nhật tham gia các dự án phát triển hạ tầng KCN tại Việt Nam không tự đầu tư một mình mà luôn hợp tác với một đối tác trong nước để thực hiện nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án bởi phía Việt Nam sẽ lo về việc tìm địa điểm cũng như có kinh nghiệm trong việc đền bù giải tỏa, giải phóng mặt bằng…

Cụ thể mới đây, Công ty TNHH Đầu tư Long Đức – một liên doanh giữa ba công ty Nhật Bản gồm Sojitz Corporation, Daiwa House Industry, Kobelco Eco-Solution và Donafood của Việt Nam đã động thổ xây dựng hạ tầng KCN Long Đức (Long Thành - Đồng Nai), với diện tích 282,8 héc ta, tổng vốn đầu tư hơn 1.083 tỉ đồng, dự kiến sẽ khánh thành vào tháng 8-2013

Hay Tập đoàn Jesco Holding (Nhật Bản), chuyên hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật và đầu tư xây dựng hạ tầng, đã quyết định tham gia góp vốn tại Công ty cổ phần Đầu tư-xây dựng hạ tầng Hòa Bình (HBI) - chủ đầu tư phát triển hạ tầng KCN Long Hậu 4 tại tỉnh Long An

Theo ông Thân Trọng Đức, Giám đốc kinh doanh và tiếp thị KCN Long Hậu 4, về cơ bản diện tích đất tại KCN này đã được đền bù và giải tỏa. Việc Jesco tham gia vào dự án sẽ hỗ trợ việc tư vấn thiết kế KCN và giúp khai thác thị trường nhà đầu tư Nhật Bản đang tìm đến đầu tư Việt Nam hiện nay

Thuận tiện thu hút đầu tư

Theo một số công ty phát triển hạ tầng KCN, việc các công ty Nhật Bản đầu tư phát triển hạ tầng KCN ở Việt Nam không chỉ giúp việc quy hoạch xây dựng KCN theo yêu cầu của các nhà sản xuất Nhật mà còn có lợi thế lớn trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư Nhật vào KCN đó

Bởi vốn dĩ các nhà đầu tư Nhật kinh doanh mang tính cộng đồng, hỗ trợ cho nhau. Khi có một doanh nghiệp Nhật làm ăn kinh doanh và đánh giá nơi đó có môi trường đầu tư tốt thì sẽ kéo theo các nhà đầu tư Nhật khác vào kinh doanh, đặc biệt là KCN đó lại chính do doanh nghiệp Nhật đầu tư phát triển

Điều này lý giải vì sao những KCN do doanhb nghiệp Nhật đầu tư mới ra đời nhưng thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp Nhật. Như ở tại KCN Long Đức, dù mới khởi công chưa được một tháng nhưng đã thu hút nhiều nhà đầu tư Nhật thuê hơn 60 héc ta đất xây dựng nhà máy trong đó có dự án của Tập đoàn Lixil quyết định đầu tư 441 triệu đô la Mỹ xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng tại đây

Tương tự, HBI hy vọng với sự tiếp sức của Jesco Holding thì trong 5 năm tới sẽ lấp đầy toàn bộ diện tích đất cho thuê tại KCN Long Hậu 4

Hay liên doanh phát triển khu công nghiệp HANSSIP hy vọng sau khi đi vào hoạt động nơi đây sẽ trở thành điểm đến của khoảng 200 doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ thuộc các lĩnh vực như cơ khí chế tạo, dệt may, da giày, điện tử, tin học, sản xuất và lắp ráp ôtô, và một số ngành công nghiệp khác. Trong đó, đối tác Nhật Shimizu sẽ đóng vai trò thu hút các doanh nghiệp từ Nhật Bản đến đầu tư tại HANSSIP

Ông Yoshida Sakae, Giám đốc điều hành Tổ chức Thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (Jetro) tại TPHCM, cho biết các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản đang có xu hướng chuyển sản xuất ra nước ngoài do đồng yen liên tục tăng giá so với 2 ngoại tệ chủ chốt là đồng đô la Mỹ và euro, khiến chi phí sản xuất hàng hóa trong nước tăng cao, lợi nhuận giảm

Trong khi đó, việc đồng yen mạnh giúp doanh nghiệp Nhật Bản giảm bớt chi đầu tư ở nước ngoài. Và ông cho rằng đối với doanh nghiệp Nhật, Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư lâu dài nhất là trong tình hình chi phí sản xuất tại Trung Quốc đã trở nên đắt đỏ hơn. Ông Yoshida cho rằng, khoảng cách di chuyển ngắn từ Nhật đến Việt Nam (mất 5-6 tiếng) cũng là điểm thuận lợi để các doanh nghiệp Nhật chọn Việt Nam so với Indonesia (mất 7-8 tiếng) và Ấn Độ (hơn 10 tiếng)...

Theo các công ty tư vấn đầu tư, Nhật đầu tư với kỳ vọng tập trung vào các khu công nghiệp riêng, trong đó có những cụm chuyên dành cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn chỉ cần diện tích ít. Và việc các công ty Nhật Bản hợp tác với các công ty trong nước phát triển những cụm – khu công nghiệp riêng cho doanh nghiệp Nhật này ở Việt Nam cũng nhằm đáp ứng việc đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Nhật vốn đang tăng cao hiện nay

Quốc Hùng
 
Nhật Bản xây nhà máy đóng tàu biển ở Cam Ranh​

nha-may.jpg

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Oshima Shipuilding (Nhật Bản) triển khai xây dựng nhà máy đóng tàu với tổng vốn đăng ký 3.780 tỷ đồng

Dự án được triển khai tại xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh, trên diện tích 304ha. Dự án được tiến hành theo 2 giai đoạn và hoạt động trong vòng 50 năm

Trong 4 năm kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư, Công ty Oshima Shipuilding sẽ hoàn thành các thủ tục đầu tư và triển khai xây dựng, lắp đặt cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của giai đoạn 1, để bước vào sản xuất với khả năng mỗi năm đóng mới 12 chiếc tàu có trọng tải từ 37.000 tấn-56.000 tấn/chiếc, theo các tiêu chuẩn hiện đại

Sau đó sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2, hoàn thiện dự án với năng lực đóng mới 24 chiếc tàu/năm. Dự án đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho 3.000 lao động có tay nghề kỹ thuật cao của địa phương

Ngoài việc Công ty Oshima Shhipuilding trả 0,7 triệu USD tiền thuê đất dài hạn, ước tính mỗi năm doanh nghiệp này đóng thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 2,5 triệu USD khi đi vào hoạt động ổn định
 
Doanh nghiệp Nhật cân nhắc rút khỏi Trung Quốc​

- Hơn 40% công ty Nhật Bản cho rằng, căng thẳng với Nhật - Trung sẽ ảnh hưởng kế hoạch kinh doanh của họ; một số doanh nghiệp đang xem xét rút khỏi Trung Quốc và rời đến nơi khác, theo kết quả khảo sát của Reuters

Khảo sát được thực hiện trong bối cảnh quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á rớt xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua vì tranh chấp quần đảo Sankaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông

Những cuộc biểu tình trên nhiều tuyến phố ở Trung Quốc buộc một số doanh nghiệp Nhật Bản tạm ngừng hoạt động ở thị trường đông dân nhất thế giới, và giá cổ phiếu của những công ty đang làm ăn tại Trung Quốc cũng rớt thê thảm

Tuy nhiên, cuộc khảo sát tiến hành từ ngày 31-8 đến 14-9, nhận được câu trả lời từ 260 doanh nghiệp quy mô lớn và trung bình, được thực hiện trước khi xảy ra các cuộc biểu tình rầm rộ, khiến nhiều nhà xưởng, cửa hàng và nhà hàng Nhật Bản ở Trung Quốc bị đập phá

Các doanh nghiệp trong ngành bán buôn, phương tiện vận tải và thiết bị điện tử bi quan nhất về hậu quả của quan hệ ngày càng xấu đi giữa Trung Quốc và các nước châu Á

"Chúng tôi bị kẹt ở hải quan mặc dù chúng tôi thực hiện đúng quy trình xuất khẩu", một công ty cơ khí Nhật Bản nói

Một doanh nghiệp cơ khí vận tải than phiền họ không được tham gia đấu thầu. "Chúng tôi phải cân nhắc việc đóng cửa cơ sở ở Trung Quốc và rút đội ngũ về nước", một công ty chế tác kim loại cho biết
 
Sống trong sợ hãi​

DoanhnghiepNhat1348648708.jpg

Tập đoàn xe hơi Toyota và hãng bán lẻ Aeon của Nhật Bản tại Trung Quốc đang trở lại hoạt động sau các vụ tấn công nhằm nhà máy, trụ sở và làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật tại nước này

Mở cửa trở lại và lo lắng bủa vây

Joichi Tachikawa, người phát ngôn của Toyota cho biết hãng này sẽ dần hoạt động trở lại bắt đầu từ ngày 23/9. Hồi tuần trước, người biểu tình Trung Quốc đã xông vào đập phá các cửa hàng của họ

Tomohiro Itosaka, đại diện của Aeon cũng khẳng định họ sẽ mở cửa trở lại các cơ sở kinh doanh tại Trung Quốc, ngoại trừ 2 cửa hàng đang được khắc phục những thiệt hại sau vụ tấn công

Người biểu tình trước đó đã rầm rộ phản đối hành động mua lại quần đảo tranh chấp của chính phủ Nhật Bản buộc Fast Retailing, Honda phải tạm thời ngừng hoạt động tại các nhà máy và cửa hàng. Fast Retailing ước tính, doanh thu bán hàng tại Trung Quốc hồi tuần trước thấp hơn thường lệ 20%. Họ cũng dự kiến sẽ mở cửa trở lại vào ngày 23/9, người phát ngôn của hãng bán lẻ này, ông Keiji Furukawa cho biết

“18/9 là ngày tồi tệ nhất khi chúng tôi phải đóng cửa đến 60 cửa hàng\

Doanh só bán hàng ngày hôm đó chỉ bằng 1/3 mức bình thường”

Honda đã có thể mở cửa trở lại các nhà máy tại Trung Quốc mặc dù vậy họ vẫn chưa hồi phụ hoàn toàn sau khi đóng cửa trước đó, chủ tịch Takanobu Ito cho biết vào ngày 21 vừa qua

Doanh thu của các hãng xe hơi Nhật Bản tại Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng bề vào tháng tới do tình hình căng thẳng chính trị, ông Akio Toyoda, chủ tịch của Toyota đồng thời là chủ tịch hiệp hội các nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản cho biết tại Tokyo hồi tuần trước

Ba nhà sản xuất xe lớn nhất của Nhật Bản Toyota, Nissan và Honda cũng khẳng định, người biểu tình đã tấn công vào các trụ sở của họ tại thành phố cảng Thanh Đảo buộc các nhà máy sản xuất phải tạm dừng hoạt động

Các công ty đã bắt đầu mở cửa trở lại sau khi tình hình đã lắng dịu vào cuối tuần trước

Moody cho rằng, các công ty của Nhật Bản có thể phục hồi lại sau sự cố, tình trạng bất ổn sẽ có những ảnh hưởng nhất định trong ngắn hạn. Mặc dù vậy về dài hạn thì không thể nói trước được điều gì

Thiệt cả đôi đường

Căng thẳng ngoại gia đang khiến cho quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới lâm vào tình trạng nguy hiểm trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua

Theo thông tin từ bộ thương mại Trung Quốc, các công ty Nhật Bản đã tích cực đầu tư vào thị trường Trung Quốc. FDI từ doanh nghiệp Nhật đã tăng 19,1% lên mức 4,73 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2012 so với cùng kỳ năm trước

Tuy nhiên, với diễn biến vô cùng căng thẳng hiện nay thì không thể khẳng định nguồn đầu tư từ Nhật Bản sẽ tiếp tục ồ ạt chảy vào Trung Quốc. Có khoảng 700 người Nhật đã tiến hành biểu tình tại trung tâm thủ đổ Tokyo vào ngày 22/9 vừa qua để phản đối các động thái của Trung Quốc trong việc tranh chấp biển đảo

Hãng hàng không Japan Airlines tuần trước cho biết họ sẽ giảm các chuyến bay tới Bắc Kinh, Thượng Hải, bắt đầu từ ngày 10 đến 27/10

Hãng All Nippon Airways cũng sẽ sử dụng những máy bay nhỏ hơn tới Bắc kinh từ 17 đến 31/10

Còn China Southern Airlines và các hãng hàng không Trung Quốc khác cũng đã giảm dịch vụ tới Nhật Bản trong bối cảnh khách du lịch tẩy chay, yêu cầu hoãn các chuyến bay dự kiến tới Nhật Bản, Citigroup cho biết. Các chuyên gia dự đoán, việc hủy bay sẽ tiếp tục tái diễn và thậm chí với tốc độ gia tăng trong thời gian tới

Mặc dù đã dần hoạt động trở lại, nhưng trong 1 động thái mới nhất, theo nhật báo lớn thứ hai Nhật Bản - Asahi, Toyota sẽ dừng hoàn toàn hoạt động tại Trung Quốc trong tháng 10, đồng thời ngừng xuất khẩu sang nước này. Cả 2 hãng motor là Toyota và Nissan đang cắt giảm sản xuất tại Trung Quốc sau cuộc biểu tình chống Nhật tồi tệ nhất hàng thập kỷ qua ở đây

Trong khi đó, theo tờ Nikkei Business, tại nhà máy ở Quảng Đông, Toyota dự định tăng thời gian đóng cửa nhà máy từ 8 lên 12 ngày, bắt đầu từ 26/9. Và sau khi mở trở lại, nhà máy này sẽ chỉ hoạt động một ca thay vì hai như trước đây

Một tập đoàn khác là Nissan cũng thông báo dừng hoạt động sản xuất tại đây từ ngày 27/9, sớm hơn 3 ngày so với dự kiến và kéo dài qua kỳ nghỉ Quốc khánh của Trung Quốc

Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc gần đây gia tăng do những tranh chấp quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông

Mặc dù căng thẳng đang dâng lên nhưng theo nhiều chuyên gia vẫn tin rằng nó sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới kinh tế

Hungninh
 
Nhật bác tin ma ám Dinh thủ tướng
Ngày 24.5, chính phủ Nhật Bản bác bỏ tin đồn râm ran mấy tháng nay rằng Thủ tướng Shinzo Abe không dọn vào Dinh thủ tướng là do... sợ ma, theo AFP

Ông Abe nhậm chức từ tháng 12.2012 nhưng đến nay vẫn chưa vào ở trong dinh thự 11 phòng tại trung tâm thủ đô Tokyo

Lâu nay, dân Nhật thường kháo nhau về chuyện nhiều thủ tướng và phu nhân gặp “người ta” tại Dinh thủ tướng, vốn là nơi xảy ra 2 cuộc đảo chính hụt đẫm máu vào các năm 1932 và 1936

Cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi từng đùa với các phóng viên rằng: “Khi còn ở đó, tôi rất muốn thấy ma nhưng không gặp con nào”. Tuy nhiên, với phe đối lập Nhật, đây không phải là chuyện đùa

Theo họ, do dinh thự nằm kế bên Văn phòng thủ tướng nên nếu ông Abe không ở đó có thể ảnh hưởng đến phản ứng của chính phủ trong các tình huống khẩn cấp. Vì thế, một nghị sĩ đối lập yêu cầu nội các trả lời các câu hỏi

“Có đúng là Dinh thủ tướng bị ma ám và Thủ tướng Abe không dọn đến là do chuyện này ?”, theo AFP. Đáp lại, chính phủ Nhật hôm qua tuyên bố: “Chúng tôi bác bỏ mọi thông tin kiểu như vậy” nhưng không giải thích rõ lý do trì hoãn của Thủ tướng Abe

Trọng Kha
 
Nhật Bản là thị trường điện Mặt trời lớn nhất thế giới
Theo một báo cáo mới đây của Công ty nghiên cứu IHS Inc của Mỹ, Nhật Bản sẽ trở thành thị trường sử dụng năng lượng Mặt trời lớn nhất thế giới trong năm 2013 với việc lắp đặt hệ thống điện Mặt trời mới cho công suất cao gấp đôi

Báo cáo cho biết thị trường điện năng lượng Mặt trời của Nhật Bản ước tính sẽ đạt tới 19,8 tỷ USD (1,91 nghìn tỷ yen) năm 2013, vượt Đức - nước giữ "quán quân" về điện Mặt trời từ năm 2009-2012

Việc lắp đặt hệ thống pin Mặt trời mới dự kiến sẽ bổ sung thêm tổng công suất 5,3 GW từ điện Mặt trời trong năm nay, tương đương với sản lượng điện của năm lò phản ứng hạt nhân

Việc sử dụng điện năng lượng Mặt trời ngày càng tăng tại Nhật Bản kể từ khi nước này hồi tháng 7/2012 ban hành chương trình khuyến khích đối với năng lượng tái tạo sau khi thảm họa trận động đất, sóng thần hồi tháng 3/2011 khiến Nhật Bản phải đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân và dẫn tới tình trạng thiếu điện

Chỉ riêng trong quý 1/2013, hệ thống điện Mặt trời mới được lắp đặt tại Nhật Bản đã mang lại tổng công suất 1,5 GW, tăng so với 0,4 GW của cùng kỳ năm ngoái

Trong khi đó, việc lắp đặt hệ thống mới tại châu Âu, trong đó có Đức, đã giảm 34% phần nào do giá điện Mặt trời giảm khi các công ty điện lực có thể bán điện sản sinh từ năng lượng Mặt trời
 
Top