What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Super Lobbyist Thein Sein

Mỹ nới lỏng cấm vận nhập khẩu cho Myanmar​

- Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ngày 26-9 thông báo khi gặp Tổng thống Myanmar Thein Sein rằng Mỹ sẽ nới lỏng lệnh cấm vận nhập khẩu hàng hóa Myanmar vào Mỹ

590735.jpg

Tổng thống Myanmar Thein Sein thăm cảng Laem Chabang tại Thái Lan hồi tháng 7-2012​

“Nhằm công nhận tiến trình cải cách đang diễn ra ở Myanmar và theo lời đề nghị từ chính phủ cả hai nước, bước đi kế tiếp của Mỹ là bình thường hóa quan hệ thương mại giữa Mỹ và Myanmar. Chúng tôi sẽ bắt đầu bằng việc nới lỏng hạn chế nhập khẩu hàng hóa Myanmar vào Mỹ

Hi vọng rằng điều này sẽ tạo cơ hội nhiều hơn để người dân Myanmar bán hàng vào thị trường Mỹ” - Ngoại trưởng Clinton nói với Tổng thống Thein Sein tại cuộc họp bên lề ở Liên Hiệp Quốc

Tuyên bố của Ngoại trưởng Clinton đánh dấu một bước tiến mới trong việc xác lập lại quan hệ hữu nghị với Myanmar, qua đó cung cấp lợi ích kinh tế và chiến lược cho đôi bên

“Chúng ta đã có quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ và người dân Myanmar rất vui mừng trước quyết định nới lỏng cấm vận kinh tế của Mỹ” - Tổng thống Thein Sein đáp lại

Tuần qua, Bộ Tài chính Mỹ đã xóa tên Tổng thống Thein Sein và chủ tịch Hạ viện Myanmar ra khỏi một danh sách trừng phạt các cá nhân đặc biệt, nhằm ghi nhận đóng góp của hai nhà lãnh đạo này trong làn sóng cải cách ở Myanmar

Quốc hội Mỹ cũng đã phê chuẩn dự luật cho phép Tổng thống Barack Obama dỡ bỏ lệnh cấm Mỹ tham gia hỗ trợ vốn phát triển cho những tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới, qua đó hỗ trợ vốn cho Myanmar

Trong tháng này, Liên minh châu Âu đã cho phép Myanmar tham gia Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GPS), tạo điều kiện cho các quốc gia đang phát triển xâm nhập thị trường châu Âu mà không phải chịu thuế hoặc hạn ngạch theo một cơ chế đặc biệt

Tấn Khoa
 
Bà Suu Kyi 'có thể trở thành Tổng thống'

120929230534_u_thein_sein_304x171_bbc_nocredit.jpg

Tổng thống Miến Điện Thein Sein nói chính quyền sẽ tôn trọng ý nguyện của người dân qua bầu cử​

Nhà lãnh đạo Miến Điện, ông Thein Sein, nói với BBC ông sẽ chấp nhận bà Aung San Suu Kyi là tổng thống nếu người dân bỏ phiếu cho bà

Tổng thống Miến Điện nhấn mạnh rằng ý chí của người dân sẽ được tôn trọng về bất cứ ai mà họ lựa chọn trong cuộc bầu cử dự kiến vào năm 2015

Ông nhắc lại cam kết của mình đối với chương trình cải cách của đất nước, và cho biết ông và bà Suu Kyi đã đang làm việc cùng nhau

Ông Thein Sein, một cựu lãnh đạo của chính quyền quân sự từng thống trị Miến Điện trong nhiều thập niên, đã giám sát cuộc thay đổi mạnh mẽ hướng tới một chính phủ do dân sự lãnh đạo

Hai ngày trước, ông phát biểu tại Đại hội đồng LHQ, chúc mừng bà Suu Kyi nhận Huân chương Vàng của Quốc hội Mỹ

Cũng phải chấp nhận

"Việc bà ấy (Suu Kyi) trở thành nhà lãnh đạo quốc gia phụ thuộc vào ý chí của người dân. Nếu người dân chấp nhận bà, thì tôi cũng sẽ phải chấp nhận bà," ông nói"
Tổng thống Thein Sein

Trong một cuộc phỏng vấn với chương trình Hardtalk của BBC, ông đã đi xa hơn nữa bằng cách nói về khả năng khôi nguyên giải Nobel Hòa bình trở thành tổng thống

"Việc bà ấy trở thành nhà lãnh đạo quốc gia phụ thuộc vào ý chí của người dân. Nếu người dân chấp nhận bà, thì tôi cũng sẽ phải chấp nhận bà," ông nói

"Không có bất kỳ vấn đề nào giữa tôi và bà Aung San Suu Kyi. Chúng tôi đang làm việc cùng nhau"

Nhưng ông nói thêm rằng quân đội, vốn vẫn giữ nhiều số ghế trong Quốc hội, sẽ tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong nền chính trị của đất nước.
Bà Suu Kyi đã bị quản chế trong 15 năm trong thời kỳ cầm quyền của chế độ cũ

Nồng nhiệt nhất

120926105209_utheinsein_dassk_304x171_bbc_nocredit.jpg

Ông Thein Sein nói ông và bà Suu Kyi đang cùng làm việc với nhau trên các công việc​

Lời bình luận của ông Thein Sein tuần này được cho là những lời lẽ nồng nhiệt nhất đến từ một nhà lãnh đạo chính trị của Miến Điện, kể từ khi chính thể quân sự chính thức giải thể hồi tháng 3/2011

Nhưng Miến Điện vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề trong đó có bùng phát giao tranh gần đây giữa những người Hồi giáo Rohingya và những người Rakhine theo Phật giáo

Tổng thống đã nhiều lần cam kết chấm dứt xung đột nội bộ, nhưng cả ông lẫn bà Suu Kyi đều chưa đưa ra được các giải pháp khả dĩ giải quyết vấn đề ở tiểu bang Rakhine

Trong khi đó, Tổng thống cũng nhắc lại lời kêu gọi gỡ bỏ các trừng phạt kinh tế đối với Miến Điện

Ngoại trưởng Hillary Clinton nói rằng Hoa Kỳ sẽ nới lỏng lệnh cấm nhập khẩu đối với hàng hóa Miến Điện

Cùng lúc, nhiều biện pháp và chế tài đã được Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác gỡ bỏ
 
Đảng cầm quyền Miến Điện bầu lãnh đạo​

Đảng cầm quyền do quân đội hậu thuẫn ở Miến Điện chuẩn bị họp để lựa chọn lãnh đạo mới và hoạch định chiến lược

Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) muốn cải tổ sau khi đảng đối lập NLD của bà Aung San Suu Kyi đã đánh bại gần như hầu hết các ứng cử viên của đảng này trong cuộc bầu cử bổ sung vào tháng Tư

Miến Điện đã làm thế giới ngạc nhiên về tốc độ cải cách chính trị trong thời gian gần đây

Thế nhưng tiến trình cải cách này cũng có nghĩa là USDP đối diện nguy cơ thất bại trong cuộc tổng tuyển cử tới, diễn ra vào năm 2015

Từ hôm Chủ nhật 14/10, USDP bắt đầu ba ngày hội nghị nhằm lựa chọn một người lãnh đạo mới. Đảng này đã không có ai chuyên trách dẫn dắt kể từ khi ông Thein Sein trở thành tổng thống vào năm ngoái

Nhân vật được cho là có khả năng kế nhiệm ông là Chủ tịch Quốc hội Shwe Mann, người có quyền lực lớn

Giới phóng viên nhận xét rằng đây là một phần trong nỗ lực tái thiết của USDP sau kết quả yếu kém vừa qua

Chiến thắng vào hai năm trước, khi đảng này dễ dàng giành đa số ghế trong Quốc hội, bị nhiều người chỉ trích là gian dối

Thắng lợi của phe đối lập

Lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi chỉ được tự do sau cuộc bầu cử bổ sung hồi tháng Tư, sau kết quả vang dội mà Liên minh Quốc gia vì Dân chủ của bà thu gặt được

Các phân tích gia nói USDP có thể sẽ thất bại trong cuộc bầu cử Quốc hội được hoạch định cho năm 2015 nếu như quá trình bầu bán diễn ra công bằng và tự do. Tuy nhiên, theo hiến pháp hiện tại thì phe quân sự được dành chắc chắn một phần tư số ghế

Một dân biểu thuộc đảng cầm quyền, Win Than, nói đảng của ông không thể không có hành động gì

"Chúng tôi không thể không thay đổi. Nếu không thay đổi, chúng tôi sẽ bị tụt hậu. Chúng tôi đã qua nhiều kỳ họp quốc hội và nay chúng tôi biết người dân muốn gì hay khgông muốn gì"

Ông nói rằng trong cuộc họp lần này, các đại biểu sẽ thảo luận về đợt bầu cử năm 2015

"Trong hội nghị này, chúng tôi trông đợi một sự lãnh đạo tập thể mạnh mẽ cho đảng, sẵn sàng cho các thay đổi"
 
Ngay sau khi đắc cử, ông Obama sẽ tới Myanmar​

Đây là dấu hiệu cho thấy sự ủng hộ của Washington đối với tiến trình cải cách ở quốc gia Đông Nam Á này

AFP dẫn lời một quan chức chính phủ Myanmar cho biết, Tổng thống mới đắc cử của Mỹ Barack Obama sẽ tới thăm Yangon ngay trong tháng 11, một dấu hiệu cho thấy sự ủng hộ của Washington với tiến trình cải cách ở quốc gia Đông Nam Á này

“Obama sẽ tới Yangon ngày 19/11. Ông sẽ gặp Tổng thống và Daw Aung San Suu Kyi tại đây,” quan chức giấu tên nói trên cho biết đồng thời nói thông tin chi tiết sẽ được giữ bí mật để đảm bảo an ninh

“Daw” là một cách gọi thể hiện sự tôn trọng ở Myanmar

Hiện Nhà Trắng chưa xác nhận chuyến thăm tới Myanmar của ông Obama

Theo AFP, sau khi tái đắc cử, ông Obama sẽ hạn chế công du nước ngoài cho tới trước Lễ Tạ ơn ngày 22/11, đồng thời còn vướng bận giải quyết tranh cãi tại Quốc hội Mỹ về vấn đề ngân sách

Thời gian qua, quan hệ giữa Mỹ và Myanmar đã tan băng kể từ khi Tổng thống Thein Sein lên nắm quyền, rồi sau đó có chuyến công du tại Mỹ dự phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, trở thành thành đạo Myanmar đầu tiên phát biểu tại đây

Tiếp theo đó là hàng loạt chuyến thăm Myanmar của các quan chức Mỹ, gồm cả Ngoại trưởng Hillary Clinton
 
Tổng thống Mỹ đã đến Miến Điện​

121119040631_barack_obama_hillary_clinton_burma_304x171_afp_nocredit.jpg

Obama chỉ lưu lại Miến Điện trong vòng 6 giờ đồng hồ​

Tổng thống Barack Obama đã bắt đầu chuyến thăm lịch sử đến Miến Điện với tư cách là tổng thống Mỹ đương quyền đầu tiên đến thăm quốc gia đông nam Á này

Mục đích chuyến thăm này là để thể hiện sự ủng hộ cho quá trình cải cách mà Tổng thống Miến Điện Thein Sein đã khởi động kể từ khi chấm dứt chế độ độc tài quân sự hồi tháng 11 năm 2010

Ngay trước thềm chuyến thăm ông Obama đã kêu gọi các nhà lãnh đạo Miến Điện tiếp tục cải cách. Ông nói rằng đất nước này phải cần tiến bộ hơn nữa

Tiếp tục cải cách

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng chuyến đi của ông Obama là hơi vội vã trong khi các tù nhân chính trị vẫn còn trong nhà lao và các cuộc xung đột sắc tộc vẫn còn chưa được giải quyết

Tổng thống Obama đã hạ cánh xuống Rangoon, thành phố lớn nhất Miến Điện, trên chiếc chuyên cơ Không lực Một vào sáng thứ Hai ngày 19/11. Ông sẽ có khoảng 6 tiếng đồng hồ ở quốc gia này nhưng sẽ không bay đến thủ đô Nay Pyi Taw

Thay vào đó, Tổng thống Thein Sein sẽ phải đi từ Nay Pyi Taw xuống Rangoon để gặp Obama

Ngoài ra, Tổng thống Mỹ cũng sẽ hội kiến với nhà lãnh đạo dân chủ Miến Điện là bà Aung San Suu Kyi

Trong khoảng thời gian ngắn ngủi lưu lại ở Miến Điện, ông Obama cũng sẽ có bài diễn văn tại Đại học Rangoon vốn là trái tim của các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ vào năm 1988 và đã bị nhà cầm quyền quân sự đàn áp tàn bạo

Ông cũng sẽ loan báo cam kết khoản viện trợ trị giá 170 triệu đô la cho quốc gia này

Phát biểu tại thủ đô Bangkok của Thái Lan hôm Chủ nhật ngày 18/11, Obama nói chuyến thăm của ông không phải là sự chuẩn thuận không đáng đối với chính phủ Miến Điện

Không ảo tưởng

"Tôi không nghĩ là ai đó có ảo tưởng rằng Miến Điện đã đến đích và rằng đất nước này đã đến được nơi mà họ cần phải đến"
Tổng thống Mỹ Barack Obama


“Tôi không nghĩ là ai đó có ảo tưởng rằng Miến Điện đã đến đích và rằng đất nước này đã đến được nơi mà họ cần phải đến,” ông nói

“Mặt khác, nếu chúng ta chờ cho đến khi họ đạt được một nền dân chủ hoàn hảo mới bắt đầu can dự thì tôi đồ rằng chúng ta sẽ phải chờ đợi hết sức lâu,” ông nói thêm

Tháp tùng ông Obama là Ngoại trưởng Hillary Clinton – người quay trở lại Miến Điện gần một năm sau chuyến thăm đầu tiên của bà

Chính phủ của ông Thein Sein lên cầm quyền sau cuộc tuyển cử hồi tháng 11 năm 2010. Kết quả cuộc bầu cử là chế độ độc tài quân sự được thay thế bằng một chính phủ dân sự được quân đội hậu thuẫn

Kể từ đó, chính phủ của ông đã làm thế giới ng̣ạc nhiên khi bắt đầu một tiến trình cải cách. Nhiều – nhưng không phải tất cả – tù nhân chính trị được phóng thích, kiểm duyệt báo chí được nới lỏng và một số cải cách kinh tế được áp dụng

Bà Suu Kyi cũng được chấm dứt quản chế tại gia. Đảng chính trị của bà là Liên đoàn quốc gia vì Dân chủ cũng đã tham gia trở lại đời sống chính trị trong nước. Hiện giờ đảng này chỉ có sự hiện diện ít ỏi trong Quốc hội sau chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử bổ sung hồi tháng Tư năm nay mà bên ngoài nhìn chung đánh giá là tự do và công bằng

Đáp lại, nhiều quốc gia phương Tây cũng đã nới lỏng các biện pháp cấm vận nhằm vào nước này và bắt đầu tiến trình can dự

Tuy nhiên các tổ chức nhân quyền đã kêu gọi thận trọng trong việc vội vàng ủng hộ quốc gia đông nam Á này
 
Xem lại quyền lực quân đội để cải cách
Quân đội Myanmar chấp nhận từ bỏ bớt quyền lực nhưng lợi ích lại được bảo vệ tốt hơn, chuyên gia hàng đầu về Đông Nam Á David Camroux luận bàn

Quyền lực quân đội là mấu chốt

- Myanmar đang có những thay đổi lớn lao, nhưng đến giờ này có lẽ nhiều người vẫn tự hỏi điều gì đã thúc đẩy chính quyền quân sự nước này đi đến những cải cách bước ngoặt mà nhìn theo cách nào đó, giống như việc từ bỏ quyền lực tuyệt đối ?

David Camroux: Cải cách chính trị hiện tại ở Myanmar được khởi xướng từ những nhà lãnh đạo quân đội và được cụ thể hóa bởi "Lộ trình dân chủ" năm 2004 nhưng tôi muốn đi xa một chút về quá khứ

Trong khoảng 3 thập kỷ qua, sự khép kín của xã hội Myanmar và việc chính quyền quân sự nắm giữ quyền lực quá lâu tạo ra một sự hiểu lầm nhất định về mức độ tiến bộ của đất nước này

Thực tế thì tại Myanmar, dù quân đội nắm quyền rất lâu nhưng luôn có những xu hướng cải cách dân chủ trong chính bộ máy quân đội

Có nhiều nhóm tiến bộ trong quân đội muốn tạo ra một xã hội dân sự cởi mở hơn và thực tế thì Myanmar đã hai lần muốn thực hiện điều đó, lần đầu từ 1962 và lần thứ hai năm 1988. Nhưng hai lần đó thất bại vì phe bảo thủ trong quân đội mạnh hơn. Thời điểm hiện tại là cơ hội thứ 3 mà Myanmar tự trao cho mình và mọi thứ đang đi đúng hướng

David Camroux là chuyên gia hàng đầu về Đông Nam Á. Ông tốt nghiệp đại học ở Sydney (Australia), làm Tiến sỹ Lịch sử chính trị tại Đại học Paris Sorbonne. Ông hiện là giảng viên trường Chính trị Paris (Sciences Po Paris), đồng thời giảng dạy ở các trường Đại học Keio (Tokyo), Yonsei (Seoul) và Malaya (Kuala Lumpur)

Ông cũng từng là Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu chuyên sâu về châu Phi và châu Á đương đại (CHEAM), Giám đốc Trung tâm Âu- Á, tư vấn khoa học của Ủy ban châu Âu tại Việt Nam (2001-2004), Trung Quốc (2004-2008), Tổng Biên tập Tạp chí Pacific Review (1994-2008), Phó TBT tờ Current Southeast Asia Affairs (2009-nay)

- Ý ông là Myanmar đã có sẵn những nền tảng cho cải cách ?

Năm 1939, thời điểm trước Thế chiến II, Myanmar giàu hơn Thái Lan rất nhiều. Đến những năm 50, 60 của thế kỷ trước, mức sống ở Myanmar tương đương với Thái Lan, Philippines, với một nền giáo dục có chất lượng và một nền nông nghiệp hiệu quả. Đó từng là một trong những xã hội dân chủ tiến bộ trong khu vực

- Cải cách, nhất là chính trị, luôn khó khăn, thậm chí khốc liệt. Chính quyền của ông Thein Sein đã khởi động bước đi của mình như thế nào ?

Điểm mấu chốt là quyền lực của quân đội. Ông Thein Sein và cộng sự tin cậy của mình là ông Shwe Mann, Chủ tịch Hạ viện, đều là những người xuất thân từ quân đội và hiểu rằng muốn cải cách gì thì lợi ích của đội quân 400.000 người vẫn phải được đảm bảo

Kinh nghiệm từ Indonesia và Thái Lan đóng một vai trò ở đây khi nó chỉ ra rằng quân đội vẫn giữ được lợi ích dù có bước về phía sau. Vì thế, quân đội Myanmar chấp nhận từ bỏ bớt quyền lực nhưng lợi ích lại được bảo vệ tốt hơn

Chính quyền dân sự nhưng ảnh hưởng quân sự vẫn còn bởi quân đội Myanmar hiện vẫn chiếm 25% số ghế trong Quốc hội nước này, giống như tại Indonesia

Bước đi tiếp theo là định vị lại vai trò của quân đội trong các xung đột sắc tộc. Quân đội Myanmar nhiều năm không tìm ra giải pháp cho các xung đột giữa các sắc dân thiểu số và đa số tại một số bang như Cachin hay Arakan và họ cần phải thay đổi. Đây là lúc bà Aung San Suu Kyi xuất hiện trở lại

Bà Aung San Suu Kyi không phải là Tổng thống nhưng cá nhân bà có tính đại diện cao hơn, có uy tín rất lớn đối với các dân tộc thiểu số ở Myanmar và bà có thể thay quân đội để tạo ra những ảnh hưởng tích cực hơn trong các xung đột sắc tộc

Theo tôi, đó là một trong những lí do quan trọng mà chính quyền của ông Thein Sein cần và cộng tác với bà Aung San Suu Kyi trong cải cách chính trị

Chưa phải thời điểm của bà Aung San Suu Kyi

- Sẽ là không thể nếu nói đến Myanmar mà không nhắc đến bà Aung San Suu Kyi. Với thế giới, bà là một tượng đài cho dân chủ nhưng giờ ở Myanmar bà hiện mới chỉ là một nghị sĩ. Con đường trở thành một "Nelson Mandela thứ hai" còn dài đến đâu ?

Đây chưa phải là thời điểm của bà Aung San Suu Kyi mà là 3 năm nữa, vào năm 2015 với cuộc bầu cử lập pháp. Từ giờ đến khi đó, Liên đoàn dân chủ quốc gia (NLD) của bà còn rất nhiều việc phải làm. Với những người dân chủ ở Myanmar, lộ trình rất rõ ràng và lâu dài

20121127184254_David-Camroux1_1354016094.jpg

Ông David Camroux​

Việc đầu tiên mà bà Aung San Suu Kyi và những người ủng hộ bà muốn tiến hành đó là thay đổi Hiến pháp hiện tại ở Myanmar để giảm bớt quyền lực của quân đội

Như tôi đã nói ở trên, quân đội Myanmar vẫn chiếm 25% ghế trong Quốc hội và có nhiều quyền lực khác. Phải có Hiến pháp mới để thay đổi điều này

Bước đi thứ hai là giành thắng lợi trong cuộc bầu cử lập pháp 2015. Đó sẽ là thời điểm của sự thật, thời điểm để phán xét liệu tiến trình dân chủ ở Myanmar có mang lại những thay đổi như mong đợi hay không

Bước tiếp theo là xây dựng một nhà nước pháp quyền để đảm bảo lợi ích của mọi sắc tộc đều được bảo vệ bằng luật pháp. Giống như nhiều quốc gia khác ở Đông Nam Á, nhất là Indonesia, Myanmar là quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo và thách thức lớn nhất luôn là sự hòa hợp quốc gia. Hòa hợp và hòa giải quốc gia là cái đích cuối cùng và là thách thức lớn nhất của cải cách chính trị tại Myanmar

Cải cách là một hình thức dân chủ để tìm ra mô hình tốt nhất cho xã hội Myanmar

Không né tránh

- Để đi đến đích đó, bà Aung San Suu Kyi cần nhiều người cùng chí hướng, những tù nhân chính trị như bà. Trong bầu không khí thuận lợi cho cải cách hiện nay, liệu chính quyền Myanmar có sớm thả hết họ không ?

Chính quyền của ông Thein Sein đã trả tự do cho rất nhiều tù nhân chính trị (khoảng 700 người) dù các tổ chức như Human Rights Watch nói vẫn còn vài trăm người nữa

Điều tích cực nhất tôi nhận thấy, đó là đã có những tranh luận quốc gia thực sự nghiêm túc về việc ai là tù nhân chính trị ? Có những tranh luận như "liệu một người ném đá vào cảnh sát trong cuộc biểu tình có bị coi là tù chính trị không ?"

Sự mập mờ trước đây bị né tránh thì giờ được tranh luận. Trong cải cách chính trị, đó là điều rất quan trọng

- Với những nước trong khu vực, thường thì cải cách chính trị đi sau cải cách kinh tế. Điều đó có đặt ra những nghi ngại cho con đường của Myanmar ?

Cả chính quyền của ông Thein Sein lẫn lực lượng của bà Aung San Suu Kyi đều ý thức được điều đó. Họ đều rất thực tế và đang tìm cách hạ bớt sự hưng phấn trong dân chúng về những cải cách chính trị

Thực tế rất rõ ràng với Myanmar là nước này hiện nằm trong số những quốc gia nghèo nhất trong khu vực, với một nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Myanmar giống như các nước châu Phi, đang bị xâm lược bởi hàng hóa kém chất lượng từ Trung Quốc

Việc bị cô lập trong nhiều năm với các lệnh cấm vận đã giết chết nền công nghiệp của Myanmar. Đất nước này hiện sản xuất được rất ít, nhất là trong công nghiệp tiêu dùng, và nền kinh tế dựa hoàn toàn vào việc xuất khẩu nguyên liệu thô như gỗ, đá quý, khoáng sản...sang Trung Quốc, Thái Lan

Vấn đề của Myanmar là họ chưa tìm ra được đâu là mô hình phát triển một kinh tế vốn chỉ tồn tại chủ yếu hai thành phần, một bên là các công ty liên doanh với Trung Quốc, bên kia là các công ty nhà nước khai thác nguyên liệu thô

- Tức là không nên quá kỳ vọng vào một sự tăng trưởng thần kỳ về kinh tế của Myanmar...

Myanmar có rất nhiều tiềm năng: dân số trẻ, đất đai rộng, màu mỡ, nhiều tài nguyên khoáng sản và một thị trường hầu như chưa được khai phá. Đó là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nhanh chóng. Nhưng tôi không mặn mà lắm với những dự đoán rằng trong 10 năm nữa, Myanmar có thể là một "con rồng kinh tế" trong khu vực

Tiến trình dân chủ còn nhiều thách thức và rủi ro còn nền kinh tế thì trước hết phải tập trung vào các lĩnh vực tạo ra nhiều việc làm như dệt may, trước đây vốn là thế mạnh của Myanmar

Giáo dục cũng là thách thức lớn với Myanmar bởi sau vài thập kỷ, nền giáo dục nước này hầu như đã bị hủy hoại. Tuy nhiên, tôi cũng không quá bi quan về lĩnh vực này bởi Myanmar có một lượng rất lớn kiều dân sống ở hải ngoại và được đào tạo rất tốt. Chỉ cần một phần trong nhóm này trở về cũng có thể tạo ra sự thay đổi lớn


Bùi Nguyễn
 
Tạo khoảng cách với Trung Quốc
Trong hàng ngũ những nhà lãnh đạo Myanmar, có một quyết tâm rất dễ nhận biết, đó là họ muốn thoát ra khỏi sự ảnh hưởng có tính ép buộc từ Trung Quốc

Sự thay đổi ở Myanmar cũng làm thay đổi các mối quan hệ quốc tế trong khu vực. Nhiều người nói 6h đồng hồ mà ông Tổng thống Mỹ Barack Obama dừng chân ở Yangon có thể sẽ làm thay đổi lịch sử. Ông có thấy nhận xét này hơi cường điệu không ?

David Camroux: Đó là một chuyến đi lịch sử, chắc chắn. Nhưng thay đổi, hay là sự bắt đầu một kỷ nguyên mới, với riêng Myanmar, không bắt đầu từ chuyến thăm này mà từ trước đó. Nó bắt đầu từ chuyến thăm của bà Hillary Clinton và quan trọng nhất, nó bắt đầu từ khi ông Thein Sein tiến hành những cải cách

Tất nhiên, chuyến thăm của ông Obama vẫn quan trọng, vì nó vừa là sự thừa nhận của nước Mỹ với những thay đổi ở Myanmar, vừa là sự khẳng định lại chính sách mới của Mỹ tại châu Á

Nhưng cũng không ít người chỉ trích rằng ông Obama đã quá vội khi thăm Myanmar...

Có những sự chỉ trích, thậm chí rất nhiều, nhưng không thực sự có sức nặng. Các chỉ trích này chủ yếu đến từ hai phía, một là các tổ chức nhân quyền vốn vẫn không hài lòng với hiện trạng còn nhiều tù chính trị ở Myanmar và hai, là từ phía Trung Quốc

Nhiều tiếng nói từ Trung Quốc cho rằng đó chỉ là cách Mỹ ầm ĩ quay lại khu vực và tạo ra các đồng minh bao vây Trung Quốc. Nhưng như tôi nói ở trên, cả hai luồng chỉ trích này đều không đáng kể bởi nó không đến nhiều từ nội bộ nước Mỹ và quan trọng nhất, không có sức ép gì đến chính phủ Myanmar

Trong hàng ngũ những nhà lãnh đạo Myanmar, có một quyết tâm rất dễ nhận biết, đó là họ muốn thoát ra khỏi sự ảnh hưởng có tính ép buộc từ Trung Quốc

Trong lịch sử, giống như một số nước khác trong khu vực, Myanmar chưa khi nào thoải mái với Trung Quốc và tâm lý thù địch với Trung Quốc luôn tồn tại, kể cả khi nước này bị cô lập và phụ thuộc gần như hoàn toàn với Trung Quốc về kinh tế

Dư luận vẫn chưa hết ngạc nhiên về việc Myanmar có thể thay đổi một cách đột ngột quan hệ với Trung Quốc trong 2 năm qua...

Không phải ngẫu nhiên mà một trong những quyết định đầu tiên của chính quyền dân sự Myanmar là hủy bỏ việc xây một con đập trên sông Irrawaddy, một dự án mà tỉnh Vân Nam của Trung Quốc góp đến 80%

Thời của chính quyền quân sự, Myanmar là một "nhà nước-khách hàng" không có lựa chọn của Trung Quốc trong một thời gian dài nên giờ đây có một tâm lý không cưỡng lại nổi với quốc gia này là lùi lại phía sau, tạo ra một khoảng cách với Trung Quốc

Như thế không có nghĩa là mọi quan hệ kinh tế với Trung Quốc sẽ bị xem xét lại. Những dự án lớn như xây đường ống dẫn dầu từ vịnh Bengal qua Myanmar về Côn Minh sẽ vẫn tiếp tục thực thi nhưng về tổng thể, có sự chững lại về độ háo hức với đầu tư của Trung Quốc, nhất là khi đã có sẵn những bất mãn về việc tàn phá rừng và khai thác mỏ quá mức từ các công ty Trung Quốc, thể hiện qua các cuộc biểu tình lớn gần đây ở thành phố Mandalay, một trong những nơi có sự hiện diện lớn nhất của các công ty Trung Quốc

Nói cách khác thì người Myanmar có cảm giác như đang bị Trung Quốc "thực dân hóa" nên giờ đây, khi người Mỹ quay lại, Myanmar đương nhiên là muốn nhanh chóng nắm lấy cơ hội để tạo ra những mối quan hệ cân bằng hơn

Nâng sức nặng ASEAN

Khi chưa cải cách, Myanmar là một trong những nút thắt trong quan hệ giữa ASEAN với các đối tác lớn trên thế giới. Vậy sự thay đổi bây giờ sẽ tác động ngược lại ASEAN ra sao ?

Với những cải cách dân chủ ở Myanmar, theo sau tiến trình dân chủ tại Indonesia năm 1998, ASEAN giờ đây trở thành một khối mà đa số các nước thành viên đều là những chính quyền dân chủ. Trong nội bộ ASEAN, điều này sẽ tạo ra những hiệu ứng tích cực, nâng cao sức nặng và tính chính danh của tổ chức này

Nhưng điều quan trọng hơn, đó là nó tạo ra những thay đổi trong quan hệ của ASEAN với Trung Quốc. Myanmar từng là một "nhà nước khách hàng" của Trung Quốc nhưng nay đang thoát ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc

Đó là thay đổi địa chính trị quan trọng nhất là khi ASEAN và Trung Quốc có những tranh chấp về lãnh thổ và nguồn lợi tài nguyên

Cần nhớ rằng, biển Đông không phải là điểm tranh chấp duy nhất mà còn có cả sông Mekong. Những tranh cãi về việc xây các đập thủy điện ở thượng nguồn dẫn đến ngăn trở về tài nguyên nước và nguồn lợi thủy sản có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng và trực tiếp bởi nó gắn liền với cuộc sống của hàng trăm triệu dân sống trong lưu vực sông Mekong, trong đó Myanmar là một thành viên

David Camroux là chuyên gia hàng đầu về Đông Nam Á. Ông tốt nghiệp đại học ở Sydney (Australia), làm Tiến sỹ Lịch sử chính trị tại Đại học Paris Sorbonne. Ông hiện là giảng viên trường Chính trị Paris (Sciences Po Paris), đồng thời giảng dạy ở các trường Đại học Keio (Tokyo), Yonsei (Seoul) và Malaya (Kuala Lumpur)

Ông cũng từng là Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu chuyên sâu về châu Phi và châu Á đương đại (CHEAM), Giám đốc Trung tâm Âu- Á, tư vấn khoa học của Ủy ban châu Âu tại Việt Nam (2001-2004), Trung Quốc (2004-2008), Tổng Biên tập Tạp chí Pacific Review (1994-2008), Phó TBT tờ Current Southeast Asia Affairs (2009-nay)
 
Myanmar đề nghị Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm đổi mới​

- Ngày 29-11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa liên bang Myanmar theo lời mời của Tổng thống Myanmar Thein Sein

602726.jpg

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Thein Sein duyệt đội danh dự​

Sau lễ đón chính thức, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội kiến và hội đàm với Tổng thống Thein Sein. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh những kết quả quan trọng trong hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư giữa hai nước, đồng thời nhất trí cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, trong đó có tổ chức hội chợ, triển lãm tại hai nước nhằm giới thiệu sản phẩm của nhau, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại đạt mức 500 triệu USD vào năm 2015

Hai nhà lãnh đạo cũng cho rằng hai bên cần tăng cường và mở rộng hơn nữa hợp tác trong nhiều lĩnh vực cụ thể khác như nông - lâm - ngư nghiệp, cây công nghiệp, viễn thông, dầu khí, khai khoáng, giao thông vận tải, lao động, văn hóa - thể thao - du lịch...

Tổng thống Thein Sein cũng đề nghị Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế

Tại cuộc họp báo sau hội đàm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết hai bên khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác và phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn hợp tác đa phương cũng như ủng hộ lẫn nhau ứng cử vào các tổ chức khu vực và quốc tế

Về biển Đông, hai bên nhất trí quan điểm cần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở biển Đông; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS); hoan nghênh Tuyên bố sáu điểm của ASEAN về biển Đông và Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc kỷ niệm mười năm ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC); thực thi nghiêm túc và đầy đủ DOC và sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông (COC)

Sau hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã chứng kiến lễ ký hai văn kiện hợp tác, gồm “Bản ghi nhớ về trao đổi thông tin thanh tra giám sát ngân hàng giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Myanmar” và “Thỏa thuận hợp tác về dầu khí giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Bộ Năng lượng Myanmar”

Mr Thành - Nay Pyi Taw
 
“Siêu nội các” của Myanmar​

myanmar215e06bbb1b34.jpg

Văn phòng này được dẫn dắt bởi 2 cựu quan chức quân đội được các chính phủ phương Tây đánh giá là những nhà cải cách chủ chốt ở Myanmar là U Soe Thane và Aung Min

Theo thông tin vừa được đăng tải trên tờ Financial Times, phần lớn các cải cách được thực hiện ở Myanamar trong thời gian gần đây đều đến từ 1 văn phòng trực thuộc chính phủ có trụ sở được đặt ở Naypyidaw, thủ đô mới nằm cách cố đô Yangon 320km về phía Bắc

Văn phòng này được dẫn dắt bởi 2 cựu quan chức quân đội được các chính phủ phương Tây đánh giá là những nhà cải cách chủ chốt ở Myanmar: U Soe Thane – người đang quản lý các bộ liên quan đến kinh tế cũng như Ủy ban đầu tư. Người còn lại là Aung Min – người hoạt động mạnh mẽ nhất trong các nỗ lực đàm phán hòa bình với các nhóm dân tộc thiểu số của chính phủ Myanmar

Ngoài ra, các bộ trưởng khác cũng góp mặt trong bộ máy này: Tin Naing Thein là người đưa ra các chiến lược cải cách trong khi Hla Tun là người đảm nhiệm quá trình cải cách ngân sách

Trong một báo cáo gần đây, ICG, 1 tổ chức phi chính phủ đang theo dõi sát sao quá trình cải cách ở Myanmar, đã gọi văn phòng này là “siêu nội các” đóng vai trò quyết định đối với Myanmar

Văn phòng này được thành lập sau khi Myanmar thực hiện cải tổ nội các hồi tháng 9 vừa qua. Cuộc cải tổ này đã loại đi những cá nhân được đánh giá là làm việc kém hiệu quả, tham nhũng và chống lại cải cách. 20 thứ trưởng mới đã được bổ nhiệm, trong đó lần đầu tiên xuất hiện 2 nữ giới
 
Liệu Tổng thống Thein Sein có thể thay đổi Myanmar ?

Myanmar đang hướng tới một nền dân chủ kiểu mới bằng một con đường khác biệt với bất cứ con đường nào mà thế giới đã từng bước qua

Những thay đổi không khí chính trị đầy ấn tượng từ việc cải cách chế độ quân sự cầm quyền mà người đứng đầu cho phong trào đó là Tổng thống Thein Sein

lieu-tong-thong-thein-sein-co-the-thay-doi-myanmar.jpg

Ông Thein Sein, người từng là thành viên của chế độ quân sự độc tài đã điều hành Myanmar trong hàng thập kỷ, đã thức tỉnh và tìm kiếm sự hòa giải dân tộc thông qua việc chấm dứt sự săn lùng tàn nhẫn với thủ lĩnh phe đối lập, bà Aung San Suu Kyi

Trong một bài phát biểu hồi tháng 9/2012 tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, ông Thein Sein thừa nhận tính chất “độc đoán” của chính quyền nơi ông đã từng phục vụ và chúc mừng bà Suu Kyi cho “danh dự mà bà đã nhận được từ đất nước này công nhận những nỗ lực của bà cho nền dân chủ”

Đã có một huyền thoại về nguyên tắc của ông Thein Sein từ những ngày ông còn là một thị trưởng. Vài tuần sau khi tướng quân Miến Điện nghiền nát phong trào ủng hộ dân chủ năm 1988 – nơi mà sau đó bà Suu Kyi đã nổi tiếng – bằng cách giết chết hàng trăm người biểu tình, sinh viên và các nhà sư đang cố gắng chạy trốn sang các nước láng giềng. Trong khi các chỉ huy khác bỏ tù các nhà hoạt động bị bắt, ông Thein Sein lặng lẽ thả một số người trong số họ

“Thein Sein là một người đàn ông đơn giản, nhưng là một người tốt”, ông Soe Thane, cựu lãnh đạo của Hải quân Miến Điện và hiện là Bộ trưởng cải cách nói, “Ông ấy là một chính khách, không phải là một chính trị gia”

Mọi thứ đang được thay đổi

Chế độ mới bắt đầu được chuyển đổi mạnh mẽ sau khi một cơn đại hồng thủy tấn công Myanmar năm 2008, khiến cho kinh tế đất nước này trượt dài thảm hại. Người dân đã chỉ trích phản ứng của chính phủ và đã có một cuộc khủng hoảng nhận đạo đã nổ ra khi mà chính phủ ngăn chặn viện trợ trong nước và ngoài nước hỗ trợ cho người dân sau thảm họa

Vì sự kiện “nước tràn ly” này mà người ta nhận thấy sự cần thiết phải thay đổi từ ngay bên trong "pháo đài được dựng lên để chống lại sự thay đổi"

Myanmar đã có một cuộc cải cách thực sự, lật đổ chế tài quân sự cầm quyền, mở cửa với toàn thế giới

Tuy nhiên, nếu Myanmar muốn sự hỗ trợ thực sự từ thế giới, nước này sẽ phải giải quyết nền kinh tế đang yếu kém, rút ngắn khoảng cách giữa những gì luật mới hứa hẹn và những gì họ đã cung cấp. Đầu tư nước ngoài trong 9 tháng đầu năm 2012 đã giảm so với cùng kỳ năm 2011

Các thỏa thuận hứa hẹn chỉ dựa vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, bất động sản và những bản hợp đồng mang tính chất tình cảm. Quy mô về vấn đề hối lộ đang trở thành dịch lan tràn ở quốc gia này

Trong tháng 10/2012, những kẻ côn đồ đã đã hành hung các nhà sư dẫn đầu cuộc biểu tình trên vùng mỏ đồng có liên kết với một nhà sản xuất vũ khí Trung Quốc. Trước kia, đó là hành động quen thuộc từng phổ biến trong thời kì chính quyền quân sự. Nhưng ngày nay, chính phủ Myanmar đã phải đứng ra xin lỗi về vụ đàn áp người biểu tình trong sự kiện này

Vấn đề dân tộc

Có lẽ điều quan trọng nhất, thử thách lớn nhất chính là những xung đột dân tộc có thể dẫn đến việc tách một quốc gia độc lập ra khỏi Myanmar

Những thập kỷ đấu tranh và ngờ vực của các bộ lạc đã tạo ra một nhóm lên đến hơn 1 triệu người Myanmar phải rời tổ quốc hoặc không có quốc tịch

Một trong những khu vực thường mâu thuẫn nhất là vùng viễn tây Arakan ( hay Rakhine), nơi bao gồm các nhóm Phật tử Arakan và người Hồi giáo không quốc tịch (Rohingya). Kể từ tháng 6/2012, các cuộc đụng độ giữa người Arakan và cư dân Hồi giáo đã tuyên bố có ít nhất 100 người thiệt mạng

Các vị tướng giành kiểm soát Myanmar từ nhà cầm quyền dân sự năm 1962 đã không bận tâm nhiều với việc cân bằng quyền lực của họ. Tuy nhiên, Myanmar có thể rơi vào cuộc nội chiến bất cứ lúc nào bởi đây là một "mảnh ghép" gồm 135 vùng thuộc địa cũ của Anh, cộng với việc công nhận chính thức sự tồn tại của dân tộc Rohingya đã làm trầm trọng thêm các vấn đề trong nhóm người Arakan

Kể từ khi lên nắm quyền, Chính phủ của ông Thein Sein đã ký kết thỏa thuận ngừng bắn với 10 nhóm dân quân dân tộc, những người đấu tranh cho quyền tự chủ. Chỉ còn một nhóm dân tộc nổi dậy, Quân đội Độc lập Kachin là vẫn còn ở trong tình trạng chiến tranh

Kể từ tháng 6/2011, đã có nhiều cuộc chiến xảy ra trong khu vực Kachin, gần biên giới Trung Quốc, đã tuyên bố di dời cuộc sống của 100.000 người, hầu hết trong số họ không nhận được viện trợ quốc tế ra khỏi đất nước. Trong những ngày gần đây, quân đội Myanmar đã thiết lập các cuộc không kích trên vùng Kachin

Tổng thống Thein Sein nói rằng cải cách hơn nữa chính là chìa khóa để hòa giải dân tộc ở Myanmar. “Chỉ có một chính phủ hoàn toàn dân chủ mới có thể đem lại hòa bình bền vững”, ông nói

Aung Min, một cựu Thiếu tướng và hiện là một bộ trưởng đối phó với công tác dân tộc, thực hiện các cuộc đàm phán thỏa thuận chia sẻ quyền lực để đảm bảo rằng các dân tộc thiểu số, những người sống trong các khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, cảm thấy chính phủ chưa sẵn sàng khai thác số tài nguyên này

“Tổng thống sẵn sàng thử nghiệm nhiều cách”, ông nói, “Ông ấy biết rằng quân đội nên là phương sách cuối cùng để giải quyết các cuộc xung đột”
 
Tổng thống Myanmar thăm châu Âu
Ngày 25.2, Tổng thống Myanmar Thein Sein lên đường thăm 5 nước châu Âu, đánh dấu giai đoạn lịch sử mới trong quan hệ đôi bên. Một quan chức Myanmar giấu tên khẳng định với AFP đây là chuyến đi đầu tiên của ông Thein Sein đến châu Âu. Điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du 12 ngày là Na Uy, theo sau là Phần Lan, Áo, Bỉ và Ý

Nỗ lực cải cách của ông Thein Sein từ khi lên nắm quyền vào tháng 3.2011 đã nhận được sự ủng hộ to lớn của các nước châu Âu. EU đã dỡ bỏ các lệnh cấm vận (trừ cấm vận vũ khí) đối với Myanmar, đồng thời đang cân nhắc trao lại cho nước này Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập

Myanmar2_zpsb4493e73.jpg

Tổng thống Thein Sein (giữa) tìm kiếm đối tác mới tại châu Âu​

Chuyến thăm của ông Thein Sein được coi là bước cụ thể các cơ hội hợp tác mà ông và lãnh đạo 5 quốc gia nói trên đã đề cập trong các cuộc gặp bên lề Hội nghị ASEM 9 tại Vientiane (Lào) cuối năm 2012 và trong các chuyến thăm của quan chức các nước đến Myanmar gần đây

Hiện tại, theo Tân Hoa xã, đầu tư của các quốc gia châu Âu tại Myanmar đạt con số 3,47 tỉ USD

Thục Minh
 
Tổng thống Thein Sein công du Châu Âu​

SuperLobbyistTheinSein_zpscbdb871b.jpg

During his Europe Journey,Our President travelled as a normal passenger​
 
Myanmar và Mỹ là điều Trung Quốc không ngờ tới ?

Cây bút Chris Horton ngày 19/3 đã có bài viết nói về ảnh hưởng của sự mở rộng quan hệ giữa Miến Điện với Phương Tây đối với Trung Quốc

Bài viết được đăng trên trang Thealantic.com, với tựa đề "Điều Trung Quốc không lường trước" (China didn't see this coming)

BBC Vietnamese xin được giới thiệu với bạn đọc những ý chính của bài này

'Đồng minh thân cận'

Bài viết mở đầu bằng việc nhìn lại mối quan hệ Miến Điện - Trung Quốc

Chỉ trong thời điểm từ 2010 đến 2011, đầu tư từ Trung Quốc vào Miến Điện đã vượt mức 12 tỷ đôla, gấp 8 lần tổng vốn đầu tư của Trung Quốc vào nước này trong thời điểm từ 1988 tới 2009, theo thống kê của báo JETRO của Nhật

Phần lớn số tiền đầu tư này tập trung vào năng lượng và khai thác khoáng sản

Những điểm chung trong cách đàn áp người dân để bảo vệ giới cầm quyền, theo Chris Horton đã đẩy hai nước lại với nhau gần hơn

Đó là một mối quan hệ giữa một Miến Điện - nước từng là điểm sáng kinh tế của Châu Á, nay bị cấm vận bởi sự đàn áp bạo lực của quân đội với các cuộc biểu tình năm 1988 và Trung Quốc - nước bị xa lánh bởi cuộc thảm sát Thiên An môn chỉ 1 năm sau đó

Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Liên bang của Miến Điện lúc đó đã cử phái đoàn đứng đầu bởi Phó Chủ tịch Than Shwe sang Trung Quốc nhằm tìm kiếm viện trợ quân sự và kinh tế từ nước này

Trong suốt thập niên 90, Trung Quốc cử kỹ sư sang Miến Điện để giúp xây dựng cảng dân sự và căn cứ hải quân. Ngoài ra, nước này còn là ô dù cho Miến Điện ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc

Đổi lại, Miến Điện cung cấp cho Trung Quốc tài nguyên năng lượng và đường ra Ấn Độ Dương thông qua những dự án lớn

Vào tháng 5 năm 2011, khi Hiệp ước hợp tác chiến lược được Chủ tịch Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào ký với Tổng thống Miến Điện, ông U Thein Sein, người ta tưởng rằng quan hệ giữa hai nước đã 'chắc như đá'

Tiếng nói của người dân


"Giới lãnh đạo Miến Điện đã rút kinh nghiệm từ Mùa xuân Ả rập và tiếng hành các cải cách để tránh phải đối mặt với một cuộc nổi dậy tương tự"

Vào tháng Chín năm 2011, Thein Sein làm Trung Quốc bất ngờ khi đình chỉ dự án đập Myitsone trị giá 3,6 tỷ đôla của Trung Quốc. Điều này được nhiều người cho rằng sự phụ thuộc của Miến Điện vào Trung Quốc đang có dấu hiệu rạn vỡ

Thein Sein nói lý do cho quyết định này, là vì ý muốn của người Miến Điện phải được tôn trọng. Hay nói cách khác, người dân Miến Điện không phải chứng kiến cảnh tài nguyên của nước mình bị đưa hết sang Trung Quốc nữa

"Có một tâm lý chống Trung Quốc ở Miến Điện bởi nhiều người cho rằng nước này quá gần với Trung Quốc, và bản chất Trung Quốc thì quá hiển nhiên," David Steinberg, một chuyên gia về quan hệ Trung Quốc - Miến Điện nói

"Trung Quốc có hàng chục dự án đập thủy điện ở Miến Điện. Tuy nhiên với dự án Myitsone, 90% điện sẽ được chuyển về Trung Quốc, và đó là vấn đề"

Cũng từ khi kiểm duyệt báo chí ở Miến Điện bị bãi bỏ tháng Tám năm 2011, truyền thông Miến Điện đã tận dụng tối đa quyền tự do của mình nhằm nói lên tiếng nói của người dân

Tất nhiên, sự cải cách vẫn còn mong manh khi không phải ai trong chính phủ Miến Điện cũng có cái nhìn tích cực về nó. Dự thảo của Bộ Thông tin gửi lên Quốc hội hồi đầu tháng Ba đòi đảo ngược lại nhiều thay đổi gần đây là một ví dụ

Mở đầu quan hệ với Mỹ

Chuyến thăm của các lãnh đạo cấp cao của Mỹ tới Miến Điện là điều mà cả chính phủ ông Thein Sein cũng không ngờ tới

Tự do báo chí đang cho thấy một nền dân chủ thực sự ở Miến Điện là hoàn toàn có thể

Bãi bỏ kiểm duyệt báo chí chỉ là một phần trong hàng loạt cải cách khác như việc trả tự do cho lãnh đạo đảng đối lập bà Aung San Suu Kyi cũng như các tù chính trị khác và việc phi tội phạm hóa các công đoàn

Tất cả các điều kiện đang dẫn đến một điều mà hàng thập kỷ qua không ai dám nghĩ tới: Sự tái thiết lập quan hệ Mỹ - Miến Điện

121119091312_obama_in_burma_304x171_reuters_nocredit_zps2cf9cd98.jpg

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Clinton vào năm 2011 và Tổng thống Obama vào năm 2012 có lẽ không chỉ khiến Trung Quốc phải bất ngờ​

"Chính phủ Thein Sein cũng chưa bao giờ lường trước được đối thoại ở cấp độ này với Mỹ," một quan chức cấp cao giấu tên tại Bộ Ngoại giao Miến Điện bình luận

Người này cũng cho rằng giới lãnh đạo Miến Điện đã rút kinh nghiệm từ Mùa xuân Ả rập và tiến hành các cải cách để tránh phải đối mặt với một cuộc nổi dậy tương tự

"Họ muốn an toàn, nhất là Than Shwe", ông này nói

"Thein Sein là người đã cứu mạng Than Shwe và luôn là một trong những người được ông này tin cậy. Các lãnh đạo quân đội muốn một chiến lược rút lui tốt, nếu không muốn bị lãnh hậu quả khi cải cách chính trị thức sự xảy ra"

Quan ngại của Trung Quốc

"Về mặt kinh tế, Trung Quốc không mất nhiều từ vụ Myitsone. Tuy nhiên nước này đã mất rất nhiều, cả về chính trị và chiến lược"

David Steinberg, chuyên gia quan hệ Miến Điện - Trung Quốc

Tất cả các phát ngôn chính thức của Trung Quốc đều ủng hộ sự cải cách tại Miến Điện, tuy nhiên có một điều ai cũng biết là Bắc Kinh lo lắng về các dự án đầu tư của mình sẽ bị tinh thần người Miến Điện làm ảnh hưởng

Dự án khai thác mỏ Wanbao - dự án hợp tác giữa hai tập đoàn Nhà nước khổng lồ, Norinco của Trung Quốc và Tập đoàn Kinh tế Miến Điện là một ví dụ

Ngay sau tuyên bố của Norinco nói dự án sẽ giúp "tăng cường nguồn dự trữ đồng ở nước chúng ta, cũng cũng như tăng cường ảnh hưởng của chúng ta lên Miến Điện," 3 tháng sau, dự án này đã gây sự nên sự giận dữ đối với người Miến Điện vì nhiều lý do

Ép buộc giải tỏa, phá hoại đến chùa cổ, ô nhiễm nguồn nước và tâm lý bất mãn trước tài nguyên Miến Điện bị Trung Quốc lấy đi

Nhiều cuộc biểu tình đã bùng nổ từ tháng Sáu năm ngoái khi các nhà sư, nông dân và những nhà hoạt động bảo vệ môi trường cùng diễu hành yêu cầu hủy bỏ dự án hàng tỷ đôla này

Miến Điện đã luôn trấn an Bắc Kinh rằng đầu tư của nước này là an toàn, tuy nhiên Trung Quốc vẫn giữ thái độ thận trọng

Lá bài dân tộc thiểu số

Giới lãnh đạo quân đội Miến Điện muốn một lối ra an toàn trong trường hợp cải cách chính trị thực sự nổ ra ?

Xung đột giữa các dân tộc thiểu số cũng là một điều có thể gây phức tạp thêm cho mối quan hệ giữa hai nước

Hậu quả từ xung đột của của Quân đội Độc lập Kachin (KIA), Tổ chức Độc lập Kachin (KIO) và quân đội Miến Điện đang lan dần đến Trung Quốc

90 nghìn dân di cư hay bốn quả tên lửa rơi trung lãnh thổ Trung Quốc ở khu vực biên giới hồi tháng 12 là một ví dụ

Với hơn 1 triệu người Kachin sống ở phía Miến Điện của biên giới, và 130 nghìn người Jinpo (người Kachin sống ở gần Ruili), đây chỉ là một trong số những nhóm dân tộc thiểu số có thể gây ảnh hưởng đến quan hệ hai nước

Giới chức trách ở Côn Minh ( thành phố chính tỉnh Vân Nam) và ở Bắc Kinh đã tỏ ý kiến muốn ủng hộ chiến lược với các nhóm phiến quân phía Bắc Miến Điện, vốn có quan hệ với Trung Quốc

Hồi tháng Một, Trung Quốc bác bỏ báo cáo của Jane's Intelligence Review rằng nước này đã cung cấp hai xe chống tăng cho Quân đội bang Wa thống nhất

Dù điều này có thật hay không, thì nỗi ám ảnh về một biên giới ổn định sẽ sớm đẩy Trung Quốc lún quá sâu vào phía Bắc Miến Điện

Mỹ: Cơ hội và rủi ro


121220163107_obama_thein_sein_304x171_bbc_nocredit_zps5e393f56.jpg

Ông Thein Sein thăm Hoa Kỳ trong năm ngoái​

Quan hệ gần gũi với Miến Điện giúp Washington có một cơ hội vàng để đạt các mục tiêu kinh tế và chiến lược ở Châu Á

Tuy nhiên, nước này cũng cần phải cẩn thận không làm gia tăng quan ngại của Bắc Kinh rằng Washington đang thực hiện chính sách ngăn chặn đối với Trung Quốc mà kết quả là sự thay đổi chế độ như Chiến Tranh lạnh đã làm đối với Liên Xô

"Trung Quốc coi Đông Nam Á là sân sau của mình, và họ muốn duy trì tầm ảnh hưởng lớn," ông Steinberg nói

"Họ sẽ cảm thấy lo ngại nếu Miến Điện tiến quá gần về phía Mỹ. Tôi nghĩ họ sợ rằng đây sẽ là chiến lược ngăn chặn Trung Quốc lần hai của Mỹ"

Tuy nhiên ông này cũng cho rằng Miến Điện sẽ muốn đi theo một con đường cân bằng giữa Washington và Bắc Kinh

"Họ không muốn trở thành nước lệ thuộc vào Mỹ cũng giống như họ không muốn lệ thuộc vào Trung Quốc"

Một cựu quan chức ngoại giao Miến Điện cho rằng, dù sự đổ vỡ hoàn toàn quan hệ Miến Điện - Trung Quốc là khó có, sự quay lại của mối quan hệ 'anh em' ngày xưa là không thể

"Miến Điện sẽ cố giữ cho Trung Quốc hài lòng, trong lúc mở cửa để phương Tây hiện diện nhiều hơn," ông nói

"Về mặt kinh tế, Trung Quốc không mất nhiều từ vụ Myitsone. Tuy nhiên nước này đã mất rất nhiều, cả về chính trị và chiến lược"

"Trung Quốc hoàn toàn không thấy trước được điều này"
 
Tổng thống Myanmar Thein Sein thăm Mỹ tháng này


Trong thời gian ở thăm, ông Thein Sein có kế hoạch gặp Tổng thống chủ nhà Barack Obama tại Nhà Trắng​

Ngày 2/5, một nguồn tin trong Quốc hội Mỹ cho biết Tổng thống Myanmar Thein Sein có kế hoạch thực hiện chuyến thăm mang tính bước ngoặt tới Washington trong tháng 5, một động thái thể hiện dấu hiệu về sự ủng hộ của Washington đối với chương trình cải cách của nhà lãnh đạo này

Ông Thein Sein, sẽ là lãnh đạo đầu tiên của Myanmar tới thăm Mỹ trong vòng nửa thế kỷ qua, dự kiến tới thủ đô Washington vào khoảng ngày 20-21/5

Trong thời gian ở thăm, ông Thein Sein có kế hoạch gặp Tổng thống chủ nhà Barack Obama tại Nhà Trắng

Các quan chức chưa đưa ra bình luận về chuyến thăm của Tổng thống Myanmar Thein Sein, song trước đó nói rằng họ đang xem xét chuyến thăm này
 
Myanmar ân xá hơn 20 tù chính trị


Tổng thống Myanmar Thein Sein ngày 17-5 ân xá cho hơn 20 tù nhân chính trị trước khi thăm Mỹ​

- Tổng thống Myanmar Thein Sein ngày 17-5 ân xá cho hơn 20 tù nhân chính trị trước khi khởi hành chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ

Dự kiến, Tổng thống Thein Sein sẽ thăm Nhà Trắng vào ngày 20-5. Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của một nhà lãnh đạo Myanmar tới Mỹ trong gần 47 năm qua

Kể từ khi Tổng thống Thein Sein thực hiện cải cách, Mỹ đã dỡ bỏ nhiều lệnh cấm vận đối với Myanmar

Một phát ngôn viên của Myanmar cho biết Tổng thống Thein Sein muốn thảo luận với Tổng thống Mỹ Barack Obama về trợ giúp của Mỹ với Myanmar trong việc tăng cường an ninh và quy định pháp luật

Chính phủ Mỹ ca ngợi các biện pháp cải cách gần đây của Myanmar, bao gồm việc phóng thích những người bất đồng chính kiến

Phúc Minh
 
Mỹ cam kết hỗ trợ Myanmar về kinh tế và chính trị
- Theo báo Washington Post, trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ca ngợi các nỗ lực cải cách của Myanmar và cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ chính phủ của ông Thein Sein về kinh tế và chính trị


Cái bắt tay thân tình giữa ông Thein Sein và ông Obama​

Ông Thein Sein cũng đã cam kết sẽ trả tự do cho thêm nhiều tù chính trị và tiếp tục các cải cách chính trị. Ông Obama cũng nhấn mạnh Naypyidaw đã nỗ lực giải quyết vấn đề xung đột sắc tộc, nhưng bày tỏ quan ngại về tình trạng bạo lực giữa người Hồi giáo và người theo đạo Phật ở bang Rakhine

Trong bài phát biểu sau đó tại Trường Nghiên cứu quốc tế thuộc ĐH Johns Hopkins, Tổng thống Myanmar Thein Sein khẳng định muốn tạo dựng “một bản sắc dân tộc mới mang tính tổng hòa” cho đất nước Myanmar

Ông cũng cho biết các nỗ lực cải cách của Myanmar là “chưa từng có tiền lệ”, do đó cần sự hỗ trợ tối đa của cộng đồng quốc tế

“Thời kỳ chuyển đổi luôn ẩn chứa nhiều nguy cơ. Nhưng tôi hiểu rõ người dân và đất nước tôi. Tôi biết mọi người rất muốn dân chủ phát triển, chấm dứt hàng thập niên cô lập để đuổi kịp các nền kinh tế khác trong khu vực châu Á và chấm dứt bạo lực” - ông Thein Sein nhấn mạnh. Ông mời gọi các công ty Mỹ đến Myanmar đầu tư và cam kết sẽ đảm bảo một môi trường đầu tư minh bạch, bảo vệ quyền lợi của các công nhân

Sơn Hà
 
Shinzo Abe thăm Miến Điện, bàn kinh tế


Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang trên đường tới Miến Điện, là chuyến thăm chính thức cấp cao đầu tiên của chính phủ Nhật từ năm 1977

Một nhóm doanh nhân cùng đi với đoàn của ông Abe, cho thấy mong muốn đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Miến Điện

Nhật Bản là nguồn tài trợ chính cho Miến Điện, và vẫn duy trì mối quan hệ giao thương với đất nước này cả trong những năm quân đội điều hành

Ông Abe được mong đợi là sẽ tuyên bố gói hỗ trợ phát triển lên tới 980 triệu đôla Mỹ trong chuyến thăm này, theo một số nguồn tin

Thủ tướng Nhật Bản cũng sẽ gặp lãnh đạo đảng đối lập Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, người ông vừa có cuộc gặp hồi tháng 04/2013, theo hãng tin AFP

“Chúng tôi sẽ tìm cách tăng cường mối quan hệ Nhật Bản – Miến Điện, vốn vẫn được duy trì ổn định trong suốt một thời gian dài,” Bộ trưởng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói hôm thứ Tư 24/05

Năm 2012, chính phủ trước của Nhật đồng ý xóa nợ hơn 3.7 tỷ đôla Mỹ cho Miến Điện, là động thái được chính phủ đương nhiệm rất ủng hộ

Giới phân tích đánh giá rằng ông Abe muốn đảm bảo cho các công ty Nhật Bản có được các dự án phát triển hạ tầng ở Miến Điện

Miến Điện đã trải qua vài đợt cải cách kể từ khi chính quyền dân sự được thiết lập năm 2011

Hàng trăm tù nhân chính trị đã được thả, và các chính sách kiểm soát cũng được nới lỏng

Nhờ đó Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ gỡ bỏ hầu hết cấm vận đối Miến Điện

Tuy nhiên, gần đây, Miến Điện vẫn phải chịu cảnh bạo lực nổ ra do các nhóm bài Hồi giáo

Ít nhất 40 người thiệt mạng trong vụ bạo lực ở vùng miền trung Miến Điện hồi tháng trước

Mâu thuẫn giữa Phật giáo và Hồi giáo ở bang Rakhine bắt đầu lan rộng từ năm 2012, khiến 200 người thiệt mạng, và hàng chục ngàn người Hồi giáo Rohingya phải di tán
 
Thế giới chia sẻ thịnh vượng với Myanmar
Gần 900 đại biểu trên 50 quốc gia đang tụ hội tại Myanmar bàn về phát triển kinh tế khu vực Đông Á, đem lại cơ hội lớn cho nước chủ nhà

Lần đầu tiên trong gần 60 năm, quốc gia Đông Nam Á vừa thoát khỏi nhiều cấm vận của phương Tây đón lượng khách kỷ lục đến với hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) về Đông Á, diễn ra từ 5-7.6. Các nội dung thảo luận chính của diễn đàn lần này là thúc đẩy sự chuyển đổi toàn diện Myanmar; nhận diện hội nhập khu vực; quy mô của các giải pháp khu vực và ứng phó với các thách thức toàn cầu


Tổng thống Myanmar Thein Sein​

Lãnh đạo quốc gia, chính khách, đặc biệt là giới doanh nhân, có mặt tại Naypyidaw không chỉ để tham dự diễn đàn mà hơn hết là hy vọng chiếm lĩnh thị trường mới mẻ và đầy tiềm năng của Myanmar. “Rất nhiều nhân vật quan trọng đang cố gắng để gặp tổng thống của chúng tôi”, một quan chức chính phủ Myanmar nói với báo chí. Từ khi lên cầm quyền hồi tháng 3.2011, Tổng thống Thein Sein đã tiến hành một loạt cải cách chính trị, xã hội và kinh tế, đưa quốc gia vào quỹ đạo hội nhập và thu hút sự chú ý đặc biệt của thế giới

Chủ đề của WEF khu vực mà nước chủ nhà Myanmar đưa ra là

“Dũng cảm chuyển hóa để hội nhập và phát triển toàn diện” và “chia sẻ thịnh vượng”

Các lãnh đạo nước này coi đây là cơ hội lớn để thu hút đầu tư và phát triển đất nước. “Đây là màn trình diễn của chúng tôi với thế giới”, Bộ trưởng Du lịch Htay Aung phát biểu và cho biết thêm Myanmar trong những tháng qua đã nỗ lực tối đa trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho hội nghị. Năm 2014, Myanmar sẽ là nơi tổ chức hàng loạt hội nghị ASEAN trong vai trò chủ tịch luân phiên

Phát biểu khai mạc chính thức hội nghị ngày 6.6, Tổng thống Thein Sein kêu gọi doanh nghiệp nước ngoài đầu tư mạnh mẽ hơn vào Myanmar giữa lúc nước này tiếp tục cải cách. “Chúng tôi đang làm hết mình để chuyển từ chính thể quân sự sang dân chủ và đưa nền kinh tế từ mô hình tập trung sang tự do”, ông nói

Chính trị gia đối lập Aung San Suu Kyi cũng có bài phát biểu tại diễn đàn và cho biết bà có ý định ứng cử ghế tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2015. Bà cho biết sẽ đấu tranh thay đổi hiến pháp vốn cấm những người có thân nhân là người nước ngoài không được phép ứng cử những vị trí cao cấp trong chính phủ

Hôm qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến Myanmar tham dự Hội nghị WEF về Đông Á. Hiện tại, Việt Nam có 13 tập đoàn kinh tế lớn là thành viên của WEF đến với hội nghị tại Myanmar. Ngoài ra, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã có dự án ở đây trong khi Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel đang tham gia chạy đua đấu thầu cung cấp các gói điện thoại di động cho Myanmar

Thục Minh
 
Trung Quốc đã để mất Myanmar như thế nào ?


Theo danh sách chính thức, trong tổng số hơn 900 đại biểu tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới diễn ra ở Myanmar vừa qua, chỉ có 16 người đến từ Trung Quốc đại lục

Ở thủ đô Naypyidaw của Myanmar, người ta khó có thể bỏ qua tòa nhà lộng lẫy được xây dựng bởi một công ty xây dựng trực thuộc nhà nước Trung Quốc. Vài năm trước, tòa nhà này được Trung Quốc tặng cho Myanmar như một cử chỉ thể hiện tình hữu nghị bền chặt giữa hai nước

Tuy nhiên, đầu tháng 6 vừa qua, trong khi hơn 900 lãnh đạo doanh nghiệp từ mọi nơi trên thế giới tụ họp tại Myanmar để tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới, người ta không thể không chú ý đến sự vắng mặt của Trung Quốc. Theo danh sách chính thức, trong tổng số hơn 900 đại biểu chỉ có 16 người đến từ Trung Quốc đại lục

Giờ đây, Bắc Kinh đang đứng trước câu hỏi “ai đã để mất Burma ?”

Cách đây chỉ 2 năm, Myanmar vẫn ở trong chế độ độc tài chuyên chế hoàn toàn và phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên, giờ đây, quốc gia này đã mở rộng cánh cửa với những thay đổi và cải cách sâu rộng trên nhiều lĩnh vực

Hầu hết các nước phương Tây đã dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với quốc gia này trong khi các nhà đầu tư toàn cầu háo hức xâm nhập thị trường đầy hứa hẹn. Ngoài thị trường tiềm năng có quy mô lên tới 60 triệu người tiêu dùng, Myanmar cung cấp cơ hội lớn trong việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng vốn bị tụt hậu nhiều thập kỷ

Tại hội nghị WEF vừa qua, các cựu tướng lĩnh của Burma sánh vai với các lãnh đạo doanh nghiệp đến từ Thái Lan, Việt Nam, châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Sự thiếu vắng của Trung Quốc càng được chú ý hơn bởi cái cách mà các bộ trưởng và thành viên trong nội các của chính phủ Myanmar đề cập đến Trung Quốc: “Chúng tôi rất cảm ơn Trung Quốc vì sự giúp đỡ của họ nhưng sau đó chúng tôi yêu cầu họ rời đi”, một vị bộ trưởng của Myanmar cho biết

Giống như lời phát biểu tại buổi lễ khai mạc, bản thân Tổng thống Myanmar Thein Sein phản đối việc Trung Quốc gây ảnh hưởng đến những người hàng xóm nhỏ bé và nghèo khó hơn. Đến ngày thứ 2 của hội nghị, các báo đồng loạt đưa tin China Mobile - gã khổng lồ viễn thông trực thuộc nhà nước Trung Quốc – đã thất bại trong việc kết hợp với Vodafone để đấu thầu mở rộng mạng lưới điện thoại của Myanmar. Theo nguồn tin thân cận, các công ty Trung Quốc khó có thể giành chiến thắng

Ở cả Bắc Kinh và Naypyidaw, người ta đều nhận ra rằng Trung Quốc đã xử lý mối quan hệ song phương một cách quá tồi tệ với sự kiêu căng ngạo mạn và đôi lúc can thiệp quá sâu vào chuyện nội bộ của Myanmar

Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) vẫn có ảnh hưởng rất lớn ở Myanmar và thường can thiệp vào hoạt động kinh doanh ở đây. Thêm vào đó, rất nhiều vấn đề liên quan đến quan hệ giữa 2 nước được xử lý bởi chính quyền địa phương và tướng lĩnh quân đội của Vân Nam – tỉnh có đường biên giới kéo dài với Myanmar nhưng chưa được quản lý

Cho đến nay, tất cả các chuyến bay giữa Myanmar và Trung Quốc đều phải quá cảnh ở Côn Minh – thủ phủ của Vân Nam, bất chấp các chuyến bay từ Yangon tới Seoul, Singapore, Bangkok, Hồng Kông, TP Hồ Chí Minh và một số điểm đến khác đều là bay thẳng

Cuối cùng thì, các tướng lĩnh của Myanmar quyết định rằng họ đã phải chịu ơn quá nhiều từ các lãnh đạo cấp thấp của Trung Quốc. Họ nhận ra rằng cách tốt nhất để phát triển là đa dạng hóa bạn bè

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Myanmar hoàn toàn quay lưng lại với Bắc Kinh. Trong vài tháng tới, đường ống mới sẽ bắt đầu khai thác khí gas của Myanmar. Tất cả đều dẫn tới Trung Quốc và các công ty Trung Quốc có một khởi đầu thuận lợi hơn rất nhiều so với các công ty phương Tây vốn đã tuân thủ lệnh cấm vận trong nhiều năm nay

Lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi đã đề xuất chiến lược xử lý một cách khéo léo các mối quan hệ quốc tế. Trong đó chắc chắn phải có việc cân bằng với tất cả các bên vốn đang háo hức đầu tư vào Myanmar (trong đó có Trung Quốc)

Trong nỗ lực khôi phục lại tầm ảnh hưởng đã phai nhạt, Bắc Kinh phải tìm ra được nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm. Thật không may, các cuộc thảo luận về cải cách chính trị ở Myanmar bị cấm hoàn toàn trên các phương tiện truyền thông chính thống ở Trung Quốc. Thậm chí, The Lady – bộ phim nói về cuộc đời của bà Suu Kyi do Hollywood sản xuất – cũng bị cấm

Thu Hương
 
Myanmar công bố hai công ty thắng thầu viễn thông


Hãng AFP ngày 27/6 cho biết chính phủ Myanmar đã trao giấy phép đầu tư mạng viễn thông tại nước này cho các

- Hãng Telenor - Na Uy

- Hãng Ooredoo - Qatar


Quyết định này được cho là sẽ khai thông một trong những thị trường điện thoại di động gần như là cuối cùng trên thế giới còn chưa được khai thác

Trong một thông báo chính thức, ủy ban chính phủ Myanmar đặc trách việc xét thầu này khẳng định: "Ủy ban hân hạnh thông báo đã lựa chọn Telenor Mobile Communications và Ooredoo là hai công ty dự thầu thành công"

Ủy ban này cho biết có tổng cộng 11 tập đoàn toàn cầu đã tham gia đấu thầu mạng viễn thông tại Myanmar
 
Top