What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Vietnam Lobby.vn

Trung Quốc vận động hành lang tại Quốc hội Mỹ

- Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động vận động hành lang tại Washington, để ngăn chặn đạo luật trừng phạt hệ thống tiền tệ Trung Quốc được Hạ viện nước này thông qua. Đây được xem nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh nhằm đặt chân vào nền chính trị nước Mỹ

“Đội liên lạc Quốc hội” của Trung Quốc gồm 12 thành viên đã có cuộc họp với các trợ lý bên trong Đại sứ quán nước này, để chỉ đạo thực hiện cuộc điện thoại với văn phòng Quốc hội Mỹ và nói chuyện với Nhà Trắng, theo quan chức Trung Quốc và Mỹ

Một quan chức Trung Quốc giấu tên nói nhân viên Đại sứ quán đã tổ chức một cuộc họp ở Capitol Hill với các trợ lý chủ chốt và không cung cấp thêm thông tin. Ông cho biết: "Chúng tôi đã giải thích cho họ vị trí của chúng tôi và hy vọng họ có thể thuyết phục phần lớn các Thượng nghị sĩ và các đại diện để thực hiện những bước đi hợp lý, bằng cách không chính trị hóa vấn đề đồng NDT”

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hoà Orrin Hatch, người bỏ phiếu chống dự luật trừng phạt Trung Quốc, nhận định: lắng nghe Trung Quốc là điều quan trọng và ông cho rằng kế hoạch vận động hành lang lần này của Trung Quốc chắc chắn sẽ được Mỹ xem xét và cân nhắc

Các quan chức Trung Quốc trước đó đã cứng rắn đưa ra lời cảnh báo Quốc hội Mỹ và Nhà Trắng về một cuộc chiến tranh thương mại nếu như nước này thông qua dự luât trừng phạt tiền tệ Trung Quốc

Đại sứ quán Trung Quốc cũng đã chi tiền cho một công ty luật uy tín ở Washington số tiền 35.000 USD/tháng để thay mặt Trung Quốc vận động hành lang Quốc hội Mỹ, cũng như giúp cho nước này am hiểu sâu rộng hơn về chính trị nước Mỹ

Nỗ lực này phản ánh trình độ vận động hành lang tinh vi của Trung Quốc tại Washington đang dần được cải thiện trong những năm gần đây. Chỉ cách đây một thập niên, Trung Quốc thường xuyên không quan tâm đến Quốc hội Mỹ. Một số cán bộ của Trung Quốc còn tin rằng Thượng viện và Hạ viện Mỹ chỉ đơn thuần là “cái loa” của ngành hành pháp
 
Last edited:
Facebook và Google bỏ "núi tiền" để có tiếng nói trong Quốc hội Mỹ

Trong vận động hành lang Quý 3, số tiền Google tiêu tốn đạt mức cao nhất với 2,38 triệu USD, gấp đôi thời điểm này năm ngoái. Facebook là 360.000 USD cho Quý 3, nhiều hơn cả năm 2010

Số tiền Google tiêu tốn trong vận động hành lang Quý này đạt mức cao nhất với 2,38 triệu USD – gần gấp đôi số tiền bỏ ra tại thời điểm này năm ngoái. Quý trước Google đã tốn 2,08 triệu USD cho các nhà lập pháp

Tổng cộng năm ngoái Google tiêu tốn 5,2 triệu USD để vận động hành lang và chỉ trong 3 quý đầu năm nay số tiền 5,8 triệu USD Google chi ra đã vượt qua cả năm ngoái. Chủ tịch Eric Schmidt của Google đã từng giúp đỡ chính phủ với các vụ chống độc quyền và đã từng làm chứng trước Quốc hội hồi tháng 9

Bằng sáng chế là 1 vấn đề rất quan trọng với Google và đây cũng là lý do nhà khổng lồ này cần vận động hành lang để vụ mua lại Motorola trị giá 12,5 tỉ USD được thông qua. Nói về số tiền lớn dành cho vận động hanh lang, Google cho biết: “Chúng tôi muốn giúp các nhà chính sách hiểu thêm về công việc mà chúng tôi làm để giữ Internet mở, để khuyến kích sáng tạo và tạo ra nhiều cơ hội kinh tế. Vận động hành lang là 1 phần của quá trình ấy”

Về phần Facebook, mạng xã hội này tiêu tốn ít hơn so với Google: chỉ 360.000 USD cho Quý 3 vừa qua – nhiều hơn cả số tiền vận động hành lang của năm 2010. Dự kiến trong năm 2011 Facebook sẽ tiêu hơn 1 triệu USD vào việc vận động hành lang này

Mục tiêu cuộc vận động hành lang của Facebook là để tăng cường toàn cầu hóa mạng xã hội này khi mà hiện nay rất nhiều chính phủ đã chặn Facebook, đưa mạng xã hội hòa nhập và phổ biến hơn, vận động cho trung tâm năng lượng Oregon của hãng có thêm điều kiện phát triển

Facebook ngày càng muốn củng cố thêm mối quan hệ của mình với Quốc hội, thuê thêm nhiều nhà vận động có ảnh hưởng và thậm chí liên kết với chính phủ về các vấn đề chính trị. Hồi tháng 9 Facebook đã đệ đơn nhằm được phép ủng hộ trực tiếp cho các ứng cử viên và đảng phái chính trị trong Chính phủ Mĩ

Với việc số tiền vận động hành lang ngày càng tăng thế này thì rõ ràng Facebook và Google đang có tiếng nói khá lớn trong Quốc hội Hoa Kỳ
 
Last edited:
Vận động hành lang ủng hộ Palextin gia nhập Liên hợp quốc

Theo hãng thông tấn Ma'an của Palextin ngày 9/11, các ngoại trưởng Arập có kế hoạch vận động năm nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ủng hộ nỗ lực của Palextin trở thành thành viên LHQ

Trưởng đoàn đàm phán Palextin, ông Xaép Êrêcát (Saeb Erekat) cho biết, một phái đoàn ngoại trưởng Arập do Ngoại trưởng Cata dẫn đầu sẽ đi thăm năm nước ủy viên thường trực HĐBA vào cuối tuần tới để thuyết phục họ chấp thuận kết nạp Palextin làm thành viên LHQ. Phái Phata (Fatah) của Tổng thống Palextin Mamút Ápbát (Mahmoud Abbas) dự kiến nhóm họp vào ngày 17/11 hoặc 18/11 để hoàn tất lịch trình đề nghị LHQ kết nạp Palextin

Liên quan vấn đề trên, Ngoại trưởng Anh Uyliam Hagơ (William Hague) ngày 10/11 cho biết Anh sẽ bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu tại HĐBA về việc kết nạp Palextin làm thành viên LHQ. Phát biểu trước quốc hội Anh, ông Hagơ cho biết Anh đưa ra quyết định trên sau khi tham vấn các đối tác châu Âu. Theo ông Hagơ, Anh vẫn tiếp tục là một trong những nước ủng hộ hàng đầu đối với các nỗ lực xây dựng nhà nước Palextin, tuy nhiên Anh "bảo lưu quyền công nhận một nhà nước Palextin trong khuôn khổ song phương vào một thời điểm mà nước này cho là phù hợp nhất giúp đem lại hòa bình"

Vài ngày trước đó, Pháp cũng tuyên bố sẽ bỏ phiếu trắng về việc kết nạp Palextin. Như vậy, hiện HĐBA đang bế tắc trong vấn đề này. Theo ủy ban xét kết nạp thành viên mới của LHQ, đến nay ủy ban này chưa thể đưa ra một khuyến nghị chung cho HĐBA. Mỹ ngay từ đầu đã khẳng định sẽ phủ quyết trong bất cứ cuộc bỏ phiếu nào tại HĐBA gồm 15 thành viên về việc này. Trong khi đó, Braxin, Trung Quốc, Ấn Độ, Libăng, Nga và Nam Phi đã công khai ủng hộ nỗ lực của Palextin. Anh, Pháp và Côlômbia đã tuyên bố sẽ bỏ phiếu trắng; Bồ Đào Nha và Bôxnia cũng có thể bỏ phiếu trắng; còn Đức, Nigiêria và Gabông chưa có ý kiến. Dự kiến ủy ban trên sẽ họp trong ngày 11/11 tới và đưa ra quyết định cuối cùng đối với đề nghị của Palextin

Trong phiên họp của Đại hội đồng LHQ tháng Chín vừa qua, Chính quyền Palextin đã đề nghị LHQ kết nạp Palextin làm thành viên chính thức, trong nỗ lực tìm kiếm sự công nhận của quốc tế đối với một Nhà nước Palextin độc lập dựa trên các đường ranh giới trước năm 1967, bao gồm Dải Gada (Gaza), Giuđêa (Judea), Xamaria (Samaria) và Đông Giêruxalem (Jerusalem)

Để được chấp thuận, Palextin cần hội đủ ít nhất 9 phiếu ủng hộ trong số 15 ủy viên HĐBA và không có bất cứ ủy viên thường trực nào phủ quyết. Hiện các thành viên HĐBA đang chờ xem Palextin có đề nghị tiến hành bỏ phiếu tại HĐBA về việc này hay không. Tuy nhiên, Palextin cũng có thể đề nghị một cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng LHQ công nhận tư cách quan sát viên. Ngày 31/10, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của LHQ (UNESCO) đã công nhận Palextin là thành viên đầy đủ của tổ chức này. Theo ông Êrêcát, ban lãnh đạo Palextin sẽ đưa ra quyết định về các bước tiếp theo sau khi tham vấn các đồng minh Arập

TTXVN
 
Last edited:
Chính khách + doanh nhân = quyền lực vô hạn​

Chủ nghĩa ngoại lệ (exeptionism) đã xe một sợi tơ hồng ngũ sắc cho giới trùm doanh nhân với giới chính trị gia trong xã hội Mỹ. Một bên vốn đã có quá nhiều tiền, nhưng vẫn chưa thỏa mãn; còn một bên lại cần nhiều tiền hơn nữa để tranh cử

Thế là không có sức mạnh nào có thể ngăn cản được cuộc hôn nhân vô tiền khoáng hậu của họ. "Con cái" của họ là những "bọc tiền" để mua phiếu bầu cùng những món hời lại quả. Còn đại đa số dân chúng thì... hãy đợi đấy

Buôn chính trị

Ở phương Đông, Lã Bất Vi thời Chiến Quốc nổi tiếng với thuật "buôn vua"

Khi trông thấy Tử Sở đang làm con tin của nước Tần ở nước Triệu, Lã Bất Vi thốt lên: "Món hàng này lạ, có thể buôn được đây"

Nhờ vào mưu lược "rải vàng lót ổ" của ông, sau này Tử Sở đã trở thành vua nước Tần (Trang Tương Vương), còn Lã Bất Vi được trả ơn bằng chức Thừa tướng và được sắc phong là Văn Tín Hầu, được ăn thuế mười vạn hộ ở Hà Nam, Lạc Dương. Trang Tương Vương làm vua được ba năm thì mất. Thái tử là Chính lên ngôi, gọi là Tần vương Chính - tức Tần Thủy Hoàng sau này, đã tôn Lã Bất Vi làm tướng quốc, gọi là trọng phụ

Còn ở phương Tây, đầu tư vào các cuộc tranh cử cũng không phải là chuyện lạ. Thuận mua vừa bán vốn là lẽ thường tình của các nền kinh tế thị trường. Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, nên trên sân khấu chính trị cũng khó có thể khoanh ra một vùng "cấm mua, không bán", nhất là ở xã hội tự do Hoa Kỳ - nơi mà tranh cử Tổng thống phải cần rất nhiều tiền, còn trên thương trường lại cũng không thiếu những tỉ phú, triệu phú đang muốn đầu tư chính trị để thu nhiều tiền hơn, đặc biệt là giới dầu lửa và công nghiệp quốc phòng

Trong chiến dịch tranh cử năm 2000, các công ty dầu lửa và khí đốt đã đóng góp 34 triệu USD. 79% số này được rót cho đảng Cộng hòa, 20% cho đảng Dân chủ. Các công ty của Tobacco ủng hộ 8 triệu USD, trong đó 84% - đảng Công hòa, phần còn lại - đảng Dân chủ…

Còn trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2004, tính tới 31/01/2004, gần một nửa những nhà tài trợ nhiều nhất cho ứng cử viên đảng Dân chủ John Kerry đã chuyển hướng đầu tư sang chi cho đương kim Tổng thống G.W.Bush nhiều hơn cho J.Kerry

Chẳng hạn, Kerry chỉ nhận được 79.000 USD từ Citigroup, nhưng công ty này lại “cống nạp” cho G.W.Bush tới 187.000 USD. Goldman Sachs chỉ chi cho Kerry 65.000 USD so với 283.000 USD tài trợ cho G.W.Bush

Massachusetts Mutual - nhà tài trợ lớn nhất của Kerry trong 15 năm qua cũng thay đổi tỉ lệ đầu tư: Kerry - 50.000 USD, G.W.Bush - 69.000 USD

Ở chặng nước rút trong cuộc đua tranh vào ghế Tổng thống năm 2008, B.Obama là ứng viên Tổng thống đầu tiên trong suốt 16 năm qua đã chi 30 triệu USD để mua lại 30 phút trong giờ phát sóng vàng của 4 kênh truyền hình lớn nhất nước Mỹ là NBC, CBS, FOX và Univision để đưa ra lời "tuyên chiến cuối cùng"

Riêng CNN đã từ chối vì không muốn thay đổi lịch phát sóng, chứ không thì con số sẽ còn lớn hơn nhiều. "Top ten" trong các nhà tài trợ là Đại học Tổng hợp California -1.648.685 USD, Goldman Sachs - 1.013.091 USD, Đại học Tổng hợp Harvard - 878.164 USD, Microsft Corp - 852.167 USD, Google Inc - 814.540 USD, JPMorgan Chase & Co - 808.799 USD, Citigroup Inc -736.771 USD, Time Warner - 624.618 USD, Sidley Austin LLP - 600.298 USD, Đại học Tổng hợp Stanford - 595.716 USD...

Về hình thức, hệ thống chính trị Mỹ có chủ nghĩa nghiệp đoàn hai đảng. Nhưng trên thực tế, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa dường như cũng chỉ là hai cánh tả và hữu của "đảng người giàu" ở Mỹ. Thực tế cho thấy các nhà đầu tư "khủng long", chứ không phải là các cử tri quyết định các chiến dịch vận động tranh cử và các cuộc bầu cử

Đầu tư vào các đảng chính trị và các ứng cử viên của họ có thể làm thay đổi chương trình nghị sự của đảng và hình thành chính sách công theo hướng mang lại lợi riêng cho chủ đầu tư. Các ứng cử viên đua tranh với nhau trước hết không phải vì các lá phiếu mà vì tiền của các nhà tài trợ, vì càng có nhiều tiền thì sẽ càng mua được nhiều phiếu. Trong cuộc tranh cử năm 2008, B.Obama đã thắng vì đã tăng gần như gấp đôi số tiền so với đối thủ John McCain

Xã hội Mỹ là xã hội của những nhóm lợi ích. Một mô hình nhóm lợi ích đặc biệt hiện đang phát triển cả về số lượng và ảnh hưởng trong những năm gần đây là loại hình ủy ban hành động chính trị (political action committee - PAC)

Đó là những nhóm độc lập, được tổ chức nhằm phục vụ một hoặc nhiều mục tiêu như đóng góp tài chính cho các chiến dịch bầu cử Quốc hội hoặc Tổng thống. Luật pháp hạn chế số tiền đóng góp trực tiếp cho các ứng cử viên trong các cuộc bầu cử liên bang, nhưng không hạn chế số tiền các ủy ban hoạt động chính trị chi tiêu cho việc cổ xuý một quan điểm chính trị hoặc vận động bầu các ứng cử viên vào các chức vụ dân cử

Hiện nay, con số các uỷ ban này ở Mỹ lên đến hàng ngàn. Chúng trở thành những "ông tơ", "bà nguyệt" rất mát tay cả cho giới doanh nhân và các chính trị gia

Lãi bất ngờ

Trong "Đông Chu Liệt Quốc", có một cuộc đàm đạo của Lã Bất Vi với cha - vốn cũng là một nhà buôn lớn, về lợi nhuận

- Cày ruộng lợi gấp mấy ? - Lợi gấp mười

- Buôn châu ngọc lợi gấp mấy ? - Lợi gấp trăm

- Nếu giúp cho một người được lên làm vua, thống trị sơn hà, thì lợi gấp mấy ?

Có thể coi đây là một câu chuyện kinh điển trong đầu tư chính trị. Cũng như các loại hình đầu tư khác trong thương trường, đầu tư chính trị cũng có rủi ro, đặc biệt là đầu tư trong bầu cử Tổng thống ở Mỹ vì ứng cử viên có hai nhưng chỉ được chọn một Tổng thống. Thành ra là chiến cuộc đầu tư này cũng gần giống như trò trơi "zero sum game" (được ăn cả ngã về không). Nhưng đã được là thắng rất đậm

Để đền đáp các nhà tài trợ trong giới công nghiệp quốc phòng, ngay trong tháng đầu nắm quyền, Tổng thống G.W.Bush đã đề bạt 32 giám đốc điều hành và những cổ đông chính của các chủ hợp đồng vũ khí vào các vị trí hàng đầu trong hoạch định chính sách của Bộ Quốc phòng, Hội đồng An ninh Quốc gia, Bộ Năng lượng và Phủ Tổng thống. Đồng thời, Tổng thống G.W.Bush còn chỉ định Phó Tổng thống Dick Cheney lãnh đạo nhóm hoạch định chính sách năng lượng

Nhóm này dựa vào các kiến nghị của các "khủng long" dầu lửa như Exxon Mobil, Conoco, Shell Oil, BP America và Chevron để bí mật bàn các diệu kế "trả nợ" các nhà tài trợ dầu lửa. Từ 1998 tới 2005, riêng Exxon Mobil đã chi gần 67 triệu USD cho vận động bầu cử của G.W.Bush và loby các hợp đồng. Dưới thời G.W.Bush & Dick Cheney, riêng ngành công nghiệp dầu lửa và khí đốt đã chi 393,2 triệu USD để lobby Chính phủ Liên bang, đó là chưa kể các khoản ủng hộ vận động tranh cử

Năm 2005, Tổng thống G.W.Bush đã ký một đạo luật dầu lửa cho phép giãn 14,5 tỉ USD tiền thuế cho các công ty dầu lửa, khí đốt, điện hạt nhân và than. Ngoài ra, còn có những chính sách hỗ trợ hậu hĩnh khác. Nhờ vậy, lợi nhuận năm 2006 của Exxon Mobil đã đạt đỉnh cao nhất nước Mỹ là 39,5 tỉ USD

Trong 4 năm từ 2000 đến 2003, Lockheed Martin - một "ông trùm" trong ngành công nghiệp quốc phòng đã nhận được từ Lầu năm góc những hợp đồng với tổng trị giá 78,7 tỉ USD so với tổng các khoản tiền tài trợ tranh cử và lobby hợp đồng chỉ mất khoảng 7 triệu USD. Con số tương tự của Boeng Company là 59,2 tỉ USD so với khoảng 5 triệu USD chi phí; Northrop Grumman - 28,1 tỉ USD so với khoảng 3 triệu USD cống nạp; Raytheon Company - 26,8 tỉ USD so với khoảng 2,5 triệu USD tài trợ

Điều chưa may cho các nhà tài trợ ruột của B.Obama khi ông bước lên ngai vàng là nước Mỹ bắt đầu lâm vào khủng hoảng tài chính. Nhưng "gái đã có công thì chồng đâu có phụ". Tuy Tổng thống B.Obama chưa có cơ hội để ra một chỉ dụ đền đáp ơn sâu đối với các nhà đầu tư chính trị cánh hẩu như người tiền nhiệm đã làm, nhưng ông cũng đã có cách khác

Trong số các ngân hàng được nhận hàng chục triệu USD từ gói cứu trợ của Chính phủ ngay khi bắt đầu suy thoái kinh tế có 3 "trùm" trong giới tài chính-ngân hàng là Goldman Sachs, JPMorgan Chase và Citigroup. Đây là ba trong 10 nhà tài trợ hàng đầu của B.Obama trong chiến dịch tranh cử năm 2008

…Chờ mỏi mắt

Khẩu hiệu tranh cử của ông B.Obama là thay đổi (change) và thay đổi lớn nhất đã diễn ra ngay trong thời gian vận động tranh cử Tổng thống là tăng số tiền chi tiêu. Con số đó năm 1996 mới là 478 triệu USD, năm 2000 - 649,5 triệu USD, năm 2004 - 1.016,5 triệu USD, còn năm 2008 - khoảng 2.400 triệu USD

Thay đổi lớn thứ hai là nghịch cảnh "một và chín chín" dẫn tới phong trào "Hãy chiếm lấy phố Wall". Tuy nhiên, nghịch cảnh này là căn bệnh hệ thống và ngày càng trầm kha do hệ quả từ những bất cập trong chính sách cả về đối ngoại và đối nội trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống G.W.Bush

Những cuộc "đi đêm" giữa giới doanh nhân với giới chính trị Mỹ đã làm cho kẻ đã giàu thì lại càng giàu thêm và người nghèo thì lại càng bần cùng hơn. Khủng khiếp hơn nữa là còn đẩy đất nước phải dính líu vào chiến tranh. Đằng sau hai cuộc chiến hao người, tốn của mà Chính quyền G.W.Bush tiến hành ở Ápganixtan và Irắc nhân danh lợi ích quốc gia, có thể thấy rõ bàn tay uốn éo đưa đẩy của giới trùm buôn bán vũ khí và dầu lửa ở Mỹ. Lợi ích quốc gia vẫn chỉ là một phạm trù trừu tượng. Cần phải làm rõ hơn: đó là lợi ích của ai và vì ai trên thực tế

Khi G.W.Bush rời Nhà trắng thì những thành quả kinh tế của Chính quyền B.Clinton vun đắp trong hai nhiệm kỳ cũng "cuốn theo chiều gió". Điều gì phải đến thì đã đến. Khủng hoảng tài chính bùng phát và Tổng thống B.Obama đành phải "đổ vỏ"

Tuy nhiên, cái "hộp đen" ma quái của nền kinh tế Mỹ đã không chiều những ý tưởng tốt đẹp của ông B.Obama. Trong khi nạn thất nghiệp tăng tới gần 10% và Chính phủ Mỹ phải tung hàng trăm tỷ USD để cứu các ngân hàng khỏi bờ vực phá sản, thì lương thưởng của các giám đốc điều hành (CEO) trên Phố Wall lại cao ngất ngưởng. Tháng 3-2009, dư luận Mỹ đã sôi lên khi hay tin 165 triệu USD đã được Tập đoàn Bảo hiểm AIG thưởng cho nhân viên làm việc ở bộ phận sản phẩm tài chính

Một báo cáo của Viện Nghiên cứu chính sách (IPS) Mỹ cho biết, chỉ hơn một năm sau sự sụp đổ của hệ thống tài chính Mỹ, tiền lương của các CEO ở phố Wall đã bắt đầu tăng trở lại mức trước khủng hoảng. Chênh lệch tiền lương giữa một CEO được trả thưởng cao và một công nhân bình thường ở Mỹ đang ở mức gần như cao nhất từ trước đến nay: 319/1 USD

Theo báo cáo này, 100 công nhân bình thường ở Mỹ có thu nhập 18,08 USD/giờ (31.589 USD/năm) sẽ phải lao động quần quật 1.000 năm mới kiếm được hàng tỷ USD như các CEO được thưởng lớn. Hạ nghị sỹ đảng Dân chủ J. Groven tuyên bố: "Việc trả thưởng cho các nhà quản lý ngân hàng đã vượt quá ngưỡng kiểm soát. Họ ngồi trên đống tiền, trong khi nhiều người dân Mỹ vẫn phải vật lộn để có việc làm và không bị mất nhà ở"

Năm 1995, Thomas Feguson đã trình làng cuốn "Nguyên tắc Vàng: Thuyết đầu tư trong cạnh tranh đảng phái và logic của các hệ thống chính trị đua tranh bằng tiền" (Golden Rule: The Investment Theory of Party Competition and the Logic of Money-Driven Political Systems), trong đó tác giả đã phải cay đắng thừa nhận "Nguyên tắc Vàng" của nền chính trị Mỹ đương đại

"Muốn biết ai cai trị đất nước, hãy lần theo dấu vết của vàng" (To discover who rules, follow the gold.) Adam Kranz - một độc giả Mỹ, sau khi đọc cuốn sách này của Thomas Feguson, đã phải ngậm ngùi: "từ trước đến nay cứ tưởng rằng ở Mỹ có nền dân chủ

Trên thực tế, sự bất bình đẳng về kinh tế (hố sâu rộng ngăn cách giàu nghèo) đã chặn đứng ảnh hưởng thực tế của đại đa số dân chúng tới các cuộc bầu cử lớn nhỏ ở Mỹ. Những doanh nghiệp lớn đang kiểm soát nền chính trị Mỹ. Để có nền dân chủ thực sự, cần phải có cuộc cải cách sâu rộng trong bầu cử v.v."

Thế nhưng mới đây, đương kim Tổng thống B.Obama đã chọn Broderick Johnson làm cố vấn cho chiến dịch tranh cử năm 2012. B.Johnson vốn là nhà loby kỳ cựu của phố Wall. Năm 2007, ông vận động cho JP Morgan Chase, còn năm 2008 ông hậu thuẫn cho Bank of America và Fannie Mae. Từ năm 2008 tới 2010, ông chăm sóc cho Comcast. Năm 2011 ông đã lobby giúp Microsoft...

Từ năm 2009 tới nay, B.Johnson đã tới Nhà Trắng 17 lần gồm cả việc tham gia các sự kiện xã hội và ngày mở cửa Nhà Trắng. Từ năm 2008, B.Johnson đã tài trợ hơn 150.000 USD (tiền của cá nhân) cho các ứng cử viên và chương trình của đảng Dân chủ và chưa bao giờ tài trợ cho các đại biểu Cộng hòa hay bảo thủ

Nhân thân như vậy của B.Johnson rất dễ gây phản ứng xã hội không thuận cho Tổng thống B.Obama trong bối cảnh phong trào "Hãy chiếm lấy phố Wall" đang sôi sục và còn chưa có hồi kết. Nhưng B.Obama vẫn chọn B.Johnson làm cố vấn tranh cử năm 2012. Điều này cho thấy sự ủng hộ của giới tài phiệt ở phố Wall rất cần cho tương lai chính trị tiếp theo của B.Obama và ước mong của công dân Adam Kranz là chính đáng nhưng cũng thật là không tưởng

Tài "chọn mặt gửi vàng" của đương kim Tổng thống B.Obama đã bắt đầu ứng nghiệm. Jon Corzine hiện đang làm cho MF Global Holdings vốn từng là cựu Thống đốc bang New Jersey và cựu Giám đốc điều hành của Goldman Sachs, đã tăng mức tài trợ tranh cử cho B.Obama tới 500.000 USD. Bruce Heyman - Giám đốc quản lý của Goldman Sachs, cùng vợ cũng đã tăng số tiền ủng hộ B.Obama lên khoảng từ 200.000 USD tới 500.000 USD. Còn Robert Wolf - Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư UBS đã đẩy số tiền hỗ trợ cho B.Obama tranh cử lên tới ít nhất là nửa triệu USD

Tuy nhiên, có thể số phận chưa chắc đã chiều ông B.Obama lần nữa, vì các ông trùm phố Wall đang "phản pháo" bằng cách ưu tiên hẳn cho ứng cử viên của đảng Cộng hòa Mitt Romney. Tỉ lệ tài trợ của Goldman Sachs cho Mitt Romney và Barack Obama tương ứng là: 352.200 USD và 49.124 USD. Con số tương tự của Morgan Stanley là 184.800 USD và 28.225 USD; của Bank of America là 112.500 USD và 46.699 USD; của JPMorgan Chase là 107.250 USD và 38.039 USD; của Citygroup là 56.550 và 36.887 USD v.v. Nếu chiều hướng này được duy trì và chi phối trên diện rộng cho tới hồi kết sang năm, thì không biết "ai sẽ thắng ai"

Có một đêm, âm hưởng của những bước chân rầm rập của phong trào "Hãy chiếm lấy phố Wall" cộng với tiếng tranh cãi phải "mua" bằng được cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012 của các ông trùm phố Wall, đã làm cụ Abraham Lincoln giật mình tỉnh giấc. Cụ cứ vân vi không biết có nên hóa giải lời nguyền ngày xưa của cụ về "Nhà nước của dân, do dân và vì dân" hay không

Mỹ có Học viện đào tạo doanh nhân chính trị

“Chúng ta cần nhiều doanh nghiệp tiến bộ, nhiều nhà lãnh đạo có sức ảnh hưởng với tầm nhìn về một thế giới tốt đẹp và biết cách để đưa chúng ta tới đó. Cho dù đó là chính trị, kinh doanh, công nghệ, phương tiện truyền thông, các lĩnh vực xã hội. Hay nói cách khác, chúng ta cần những nhà lãnh đạo cam kết xây dựng một xã hội có nhiều người thành công, và các doanh nhân, những người biết chấp nhận những rủi ro cần thiết để tạo ra một thế giới công bằng, tiến bộ”

Đây là những điều tâm huyết mà Adam Borelli, Giám đốc điều hành của Hội đồng những nhà lãnh đạo mới (NCL), Mỹ đã viết

Mùa hè vừa qua, Hội đồng này, thực chất là một viện đào tạo lãnh đạo quốc gia hàng đầu vì thế hệ mai sau của các doanh nhân tiến bộ ở Mỹ - đã tổ chức lần thứ 3 theo thông lệ hàng năm cuộc trao Giải thưởng 40 Nhà lãnh đạo dưới 40 tuổi. Giải thưởng này ghi nhận thành công của các nhà lãnh đạo trẻ có tiến bộ trong các lĩnh vực kinh doanh, vận động, truyền thông, và chính trị. NLC tôn vinh thế hệ lãnh đạo hiện tại của Mỹ và truyền cảm hứng cho thế hệ kế tiếp

Công việc của NLC là đào tạo doanh nhân chính trị. Theo tôn chỉ đào tạo ở đây, doanh nhân chính trị là một nhà lãnh đạo không bao giờ cho phép mình tự mãn, là người có quyết tâm tìm giải pháp sáng tạo cho những vấn đề cấp bách nhất của xã hội. Và đó là một người được đào tạo các kỹ năng lãnh đạo cần thiết để đương đầu với những thách thức phức tạp hiện tại và tương lai

Có thể, nhiều nhà lãnh đạo ở các lĩnh vực khác nhau đều tin rằng những thay đổi xã hội khởi nguồn từ những cuộc bầu cử, tin tức hay thời gian gây quỹ... Nhưng NLC nhìn những điều này ở góc độ khác. Họ tin rằng thế hệ lãnh đạo mới cần phải được xây dựng một cách dài hạn, với vốn đầu tư bền vững. Bằng cách đó, họ sẽ đào tạo nên thế hệ lãnh đạo kế tiếp nắm lấy ngọn đuốc soi đường, có tư duy đổi mới, làm việc trên tất cả các lĩnh vực, và sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu lớn hơn của một nhà lãnh đạo

Tháng 5 vừa qua, NLC hoàn thành khóa học tại 11 học viện lãnh đạo trong các thành phố trên khắp đất nước. Điều đó có nghĩa là 191 nghiên cứu sinh sẽ tham gia hàng ngũ các cựu sinh viên và trở thành đại sứ NLC trong cả nước. Thông qua các học viện này, NLC xây dựng cơ sở hạ tầng trí tuệ cho thế hệ lãnh đạo chính trị tiến bộ tiếp theo. Và bằng những hoạt động của mình họ đang xây dựng nền tảng lãnh đạo cho phong trào tiến bộ trong nhiều năm tới. Giải thưởng của họ làm nổi bật, thúc đẩy và tôn vinh những người dám làm nên sự khác biệt

Scandal “rúng động” thành Vienna

Một loạt bê bối tham nhũng bị phanh phui, tiết lộ mối quan hệ mật thiết giữa giới chính trị và thương nhân đã rung chuyển nước Áo. Năm cựu bộ trưởng dưới thời chính quyền liên minh của cựu Thủ tướng Wolfgang Schussel của Đảng Nhân dân Áo, bao gồm cựu Phó Thủ tướng Hubert Gorbach, cựu Bộ trưởng hạ tầng Mathias Reichhold, cựu Bộ trưởng quốc phòng Herbert Scheibner đang bị điều tra. Tất cả bị buộc tội đã nhận tiền hối lộ từ một số nhà đầu tư và công ty, trong đó có Tập đoàn Telekom Austria, để thông qua các đạo luật có lợi cho ngành viễn thông, đồng thời nhắm mắt làm ngơ để các doanh nghiệp này vi phạm luật pháp từ năm 2000-2007

Kẻ đóng vai trò liên hệ giữa Telekom Austria cùng các công ty khác với các chính trị gia Áo là hai nhà vận động hành lang Peter Hochegger và Alfons Mensdoff-Pouilly. Trong vài năm qua, Hochegger đã nhận tới 9,06 triệu euro phí “vận động chính phủ” từ Telekom Austria. Hãng tư vấn của Hochegger cũng nhận 10 triệu euro. Điều tra cho thấy một phần tiền này đã rơi vào túi của cựu Phó Thủ tướng Gorbach và cựu Bộ trưởng Reichhold

Bê bối thứ hai là vụ cựu Bộ trưởng Tài chính Karl-Heinz Grasser (2000-2007) bị cáo buộc biển thủ hàng chục triệu euro từ chương trình bán 60.000 căn hộ nhà nước. Một lần nữa Hochegger và Meischberger nhận được 9,6 triệu euro từ phi vụ này

Trong vụ thứ ba, lý do mà cựu Bộ trưởng nội vụ Ernst Strasser (2000-2004) buộc phải từ chức là do bị cáo buộc nhận hối lộ đến hàng triệu euro, để trao hợp đồng trị giá hàng trăm triệu euro, lắp đặt hệ thống radio kỹ thuật số trong lực lượng cảnh sát cho một công ty. Tháng 3/2011, tờ Sunday Times (Anh) đưa tin ba nghị sĩ châu Âu, trong đó có ông Strasser, đã nhận hối lộ 100.000 euro/năm để đưa ra các đề xuất có lợi cho ngành ngân hàng châu Âu lên Nghị viện châu Âu

Vụ bê bối cuối cùng đang khiến uy tín của đương kim Thủ tướng Werner Faymann sa sút thảm hại. Các công tố viên cáo buộc ông Faymann khi còn là bộ trưởng giao thông hồi năm 2007 đã buộc một số công ty đường sắt và cầu đường nhà nước phải đăng quảng cáo trên một số tờ báo lá cải, làm tiêu tốn 1,6 triệu euro tiền thuế chỉ vì ông này muốn lấy lòng báo chí

Các khảo sát mới đây cho thấy số lượng người Áo quan tâm đến chính trị giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2000, chỉ còn 26%. Bởi theo họ, nền chính trị chỉ phục vụ các doanh nghiệp và giới nhà giàu thay vì người dân bình thường

Các trùm tài phiệt càng thân cậy với giới lãnh đạo đất nước bao nhiêu thì doanh nghiệp của họ càng phát triển nhanh chóng bấy nhiêu. Qua “bản đồ tài phiệt” – biểu đồ độc đáo cho thấy mức độ thân cận giữa các công ty lớn của Nga với chính quyền – và thông tin về các chủ doanh nghiệp lớn mà mọi người đều được quyền tiếp cận, chúng chỉ ra được rằng ở Nga hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng không chỉ bởi các nhân tố kinh tế, mà cả các yếu tố chính trị. Daniel Salter và Vladimir Kuznetsov, Hai nhà phân tích của Unicredit Security

Ở Nga có rất nhiều việc phụ thuộc vào chính trị. Vì vậy, nếu đầu tư chỉ dựa vào kết quả phân tích cơ bản thì sẽ không đem lại hiệu quả, nhất định phải chú ý đến quan hệ của các chủ doanh nghiệp với ban lãnh đạo đất nước. Nếu rủi ro ở Nga trở nên cao quá mức, chúng tôi có thể chuyển sang đầu tư vào chứng khoán của các nước khác, chẳng hạn như Brazil, hay Thổ Nhĩ Kì”. Đây cũng là các nước có tiến hành bầu cử Tổng thống. Yulia Bushueva, Quản lý quỹ The New Kremlin Fund

Khu vực nhạy cảm nhất là nơi chính trị gặp giới kinh doanh, đặc biệt là các ngành viễn thông, đường sắt, năng lượng và cầu đường. Cũng như ở hầu hết các quốc gia, vận động hành lang là hợp pháp ở Áo, vì vậy, theo một nghĩa nào đó, tham nhũng chính trị trong các thương vụ được "outsource" cho các nhà vận động hành lang

Bốn vụ bê bối tham nhũng lớn dính líu đến hàng loạt quan chức cao cấp đã bị lật tẩy vừa qua, gây chấn động dư luận đến mức báo Kurier (Áo) phải than thở rằng bất cứ ai muốn thảo luận về chuyện chính trị tại Áo hiện tại thì phải là “chuyên gia luật hình sự”. Walter Geyer, Công tố viên, lãnh đạo Văn phòng công tố chống tham nhũng Áo

Chúng tôi không chống lại Sở cảnh sát New York. Đây là cuộc biểu tình của 99% dân số Mỹ phản đối quyền lực của 1% người giàu nhất nước. Robert Cammiso, Người biểu tình "Chiếm Phố Wall"

Trên thị trường chứng khoán Mỹ tồn tại quy luật cổ phiếu tăng vào thời điểm sắp diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống. Điều này xảy ra là do các biện pháp dân túy nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, còn sau đó, khi đã bầu ra được tân Tổng thống thì thị trường lại tụt giảm trở lại. Nửa sau nhiệm kì Tổng thống, cổ phiếu tăng 15%, trong khi 2 năm đầu nhiệm kì lại giảm 3%. (Đó là kết quả trong một công trình nghiên cứu năm 2009 của GS. Roman Kroysl phân tích về tỉ suất lợi nhuận của các công ty theo chỉ số S&P 500 trong các nhiệm kì Tổng thống 4 năm.). GS. Roman Kroysl, Đại học Amsterdam

T.S Nguyễn Đình Luân
 
Điệp viên nhan nhản hành lang Liên Hiệp Quốc

Hoạt động gián điệp nhộn nhịp với những màn nghe trộm và rỉ tai tại các hành lang LHQ thật ra chẳng là chuyện lạ. Từ giữa năm 2011, giới luật sư làm việc cho Bộ Tư pháp Mỹ thậm chí yêu cầu được lắp thiết bị nghe trộm một cách hợp pháp

Trụ sở Liên Hiệp Quốc (LHQ) đâu chỉ chứng kiến các hoạt động ngoại giao mà còn là đấu trường của gián điệp nhiều nước, đặc biệt là Mỹ. Khi đến LHQ, đặc biệt trong các buổi nói chuyện định kỳ hàng năm tại Đại hội đồng, giới nguyên thủ nước ngoài không chỉ đến với các viên chức ngoại giao, an ninh mà cả tình báo

Họ rải người khắp hành lang LHQ, trà trộn và tuyển mộ chớp nhoáng “tay trong” tại các khách sạn, tiệm càphê, nhà hàng… khắp New York. Tất nhiên nước chủ nhà Mỹ phải tăng cường công tác “phản gián”

Nhan nhản bóng dáng điệp viên

Hoạt động gián điệp nhộn nhịp với những màn nghe trộm và rỉ tai tại các hành lang LHQ thật ra chẳng là chuyện lạ. Từ giữa năm 2011, giới luật sư làm việc cho Bộ Tư pháp Mỹ thậm chí yêu cầu được lắp thiết bị nghe trộm một cách hợp pháp

Văn phòng FBI tại Manhattan có một đơn vị phản gián chịu trách nhiệm “giám sát” giới ngoại giao nước ngoài trong thời gian họ ở New York. Trong khi đó, giới chức ngoại giao nước ngoài cũng nâng cấp kỹ thuật đối đầu. Iran chẳng hạn, họ thường thuê nhiều phòng trong khách sạn khắp New York và thỉnh thoảng hủy cuộc hẹn đặt phòng rồi đặt lại vào phút chót để đánh lừa nhân viên FBI và điệp viên CIA. Một cựu viên chức FBI kể, một nhóm gồm 12 “viên chức ngoại giao” Iran chấp nhận tự nhồi nhét trong một phòng

Một số cơ quan tình báo nước ngoài chẳng hạn như MI-6 của Anh thường hợp tác chặt chẽ với Mỹ tại “đấu trường” LHQ, với điều kiện thông tin thu được phải chia sẻ với cộng đồng tình báo Mỹ. Dù bị cấm hoạt động nội gián trong nước nhưng do trụ sở LHQ được xem là thuộc “lãnh thổ nước ngoài” nên CIA lại được phép thực hiện điệp vụ mật tại LHQ, với sự phối hợp của FBI. Xem xét danh sách đối tượng được cấp visa vào Mỹ, họ tập trung vào những người đến từ các quốc gia “nhạy cảm chính trị” như Iran hay Triều Tiên

Theo AP, việc chuẩn bị cho các hoạt động rình mò giới chức ngoại giao nước ngoài của CIA-FBI có khi mất hàng tháng. Trong nhiều trường hợp, CIA được phép chiêu mộ cấp tốc bằng việc mua chuộc. Trước khi thực hiện chiến dịch quân sự tấn công Baghdad năm 2003 chẳng hạn, CIA đặt ống nhòm vào mục tiêu Naji Sabri (Ngoại trưởng Iraq). Nhà Trắng muốn dò xét xem Sabri có chịu “phản thùng” và thật sự bán đứng Saddam Hussein hay không. CIA nghĩ đến việc sử dụng một tay trung gian để móc nối Sabri

Tháng 9/2002, khi Sabri đến New York, CIA dàn dựng sẵn cuộc phỏng vấn giữa Sabri với một cựu phóng viên nước ngoài đến từ Pháp. Trước kia từng cung cấp thông tin cho tình báo Pháp, tay phóng viên, tự nhận mình “rất thân” với Sabri, đồng ý làm trung gian cho CIA với giá ban đầu là 250.000 USD nhưng sau đó đòi đến 1 triệu USD. Thế là, cùng FBI, CIA lắp hệ thống nghe trộm

Khi tay nhà báo gọi cho Sabri ở Phái bộ Iraq tại trụ sở LHQ, FBI nghe tuốt tuồn tuột và biết chắc rằng Sabri đúng là có quen với tay phóng viên. Cuối cùng, qua tay nhà báo, Sabri được trao một danh sách câu hỏi về chương trình vũ khí hạt nhân Iraq. Sabri trả lời từng câu một, khẳng định rằng Saddam chưa bao giờ sở hữu nguyên liệu chế bom nguyên tử; rằng quả là có nhiều kho vũ khí hóa sinh tại Iraq nhưng Saddam hủy sạch… Toàn bộ câu trả lời của Sabri được CIA đệ trình cho Tổng thống George W. Bush và Phó Tổng thống Dick Cheney

Sau màn thử thách trên, CIA muốn biết thêm rằng liệu Sabri có thật sự muốn đào tẩu khỏi Iraq hay không. Câu trả lời đến vào ngày 19/9/2002, khi Sabri xuất hiện đọc bài diễn văn tại Đại hội đồng LHQ, với bộ vest mà CIA bí mật trao cho đương sự - dấu hiệu ngầm cho biết đương sự muốn bỏ Saddam (tuy nhiên, sau cuộc chiến Iraq 2003, Sabri không ở Mỹ mà sang Syria rồi Ai Cập. Ông này từng là giáo sư văn chương Anh, hiện sống và dạy báo chí tại Qatar)

Đấu trường của hoạt động gián điệp

Đúng là khó có thể biết chính xác ai là viên chức ngoại giao thật sự hoặc người nào là “kẻ gian”, tại một nơi luôn mở cửa cho nhiều thành phần như ở LHQ, từ nhà ngoại giao đến giới báo chí. “Theo tôi, ai cũng muốn do thám kẻ khác và khi xảy ra khủng hoảng, các nước lớn thường do thám nhiều nhất” - phát biểu của Inocencio F. Arias, cựu Đại sứ Tây Ban Nha tại LHQ

Trong nhiều trường hợp, hoạt động nghe trộm của Mỹ diễn ra gần như công khai. Một số chuyên gia cho rằng sẽ là rất không bình thường nếu Chính phủ Mỹ không biết việc cựu Tổng thư ký Kofi Annan bị tình báo Anh nghe trộm

Cựu Tổng thư ký LHQ Boutros Boutros-Ghali (nhiệm kỳ 1992-1996, từng bị Chính phủ Bill Clinton gây áp lực rút khỏi đường đua tái tranh cử) cho biết ngay từ ngày đầu tiên nhậm chức, ông được cảnh báo về nguy cơ văn phòng làm việc có thể bị cài máy nghe lén. Cựu chánh thanh tra vũ khí LHQ Richard Butler cũng kể rằng, ông thường giả vờ tản bộ ngoài công viên trung tâm New York để liên lạc điện thoại bởi văn phòng tại trụ sở LHQ bị cài bọ nghe trộm

Trong thực tế, vấn đề nghe trộm tồn tại từ trước khi một mô hình LHQ thật sự ra đời. Học giả nổi tiếng Stephen Schlesinger (Mỹ) - trong quyển Act of Creation-The Founding of The United Nations (phát hành năm 2003) - cho biết, Washington từng nghe lén các phái đoàn tham gia soạn Hiến chương LHQ để có thể “uốn nắn” nội dung hiến chương theo ý họ và bằng cách này (nghe trộm), Washington có thể “viết Hiến chương LHQ gần như từ phác thảo của riêng mình”.

Thời Chiến tranh lạnh, việc nghe trộm trong LHQ xảy ra như cơm bữa. Arkady Shevchenko - viên chức ngoại giao cao cấp nhất của Liên Xô đầu binh cho Mỹ - từng bị buộc tội làm điệp viên nhị trùng cho Mỹ lẫn Liên Xô bên trong đấu trường LHQ vào thập niên 70 của thế kỷ trước (với tư cách là Phó tổng thư ký LHQ)

Giai đoạn Chiến tranh lạnh, giới chức Liên Xô bị Mỹ giới hạn phạm vi tự do đi lại chỉ trong bán kính 25 dặm (40,23km) quanh trụ sở LHQ. Tuy nhiên, Liên Xô mua cả một khu chung cư tại Bronx (New York) cho giới chức ngoại giao nước mình và thêm một nhà nghỉ bãi biển tại Long Island

“Các mái nhà tại Glen Cove, tòa cao ốc chung cư ở Riverdale, được lắp đầy ăngten để nghe trộm người Mỹ” - cựu điệp viên Arkady Shevchenko viết trong quyển Breaking with Moscow. Có lúc, điệp viên Mỹ và Liên Xô rình rập mọi ngóc ngách trụ sở LHQ, từ phòng hội nghị, phòng họp báo, phòng tổng thư ký đến cả thư viện

Năm 1975, CIA bị bắt “quả tó” khi cài vào phòng báo chí nhìn xuống khu họp Hội đồng Bảo an - UNSC một chuyên gia có kỹ năng “đọc môi” hiểu được những gì người khác nói bằng cách quan sát sự nhép miệng từ khoảng cách xa

Tháng 10/1986, Mỹ từng yêu cầu 55 nhà ngoại giao Liên Xô rời khỏi nước họ bởi “những hoạt động nghe trộm”. Và trong chiến dịch ngoại giao quanh vụ Iraq, tháng 6/2002, Mỹ cũng yêu cầu LHQ sa thải “viên chức ngoại giao” Abdul Rahman Saad (Iraq), sau khi phát hiện ông ta lập kế hoạch tuyển một số công dân Mỹ làm tình báo cho Saddam Hussein…

Trong nhiều trường hợp, với lợi thế chủ nhà, Mỹ phối hợp cùng đồng minh thực hiện các vụ nghe trộm để phục vụ lợi ích riêng. Ngày 26/2/2004, gần một năm sau khi Mỹ lật đổ Saddam Hussein, cựu Bộ trưởng Anh Clare Short tiết lộ với Hãng Thông tấn-Truyền hình BBC rằng, tình báo Anh từng cài máy nghe trộm Văn phòng Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan

Vụ việc nhanh chóng leo thang khi cựu chánh thanh tra vũ khí LHQ Richard Butler nói với một đài phát thanh Australia rằng điện thoại của mình “tất nhiên” cũng bị nghe lén từ 1997-1999 bởi ít nhất bốn thành viên Hội đồng Bảo an (Mỹ, Anh, Pháp và Nga)

Và quả bom cuối cùng được châm từ phóng viên Hãng Thông tấn Australia ABC, Andrew Fowler, với thông tin rằng vài nguồn tin từ Văn phòng đánh giá quốc gia Australia cho biết: họ từng đọc được bản ghi các cuộc điện đàm của nguyên chánh thanh tra vũ khí LHQ Hans Blix…

Clare Short không là người đầu tiên gây chú ý với tiết lộ trên. Trước đó, tờ The Observer từng gióng tiếng chuông đầu tiên khi cung cấp thông tin cho thấy cơ quan Tổng hành dinh thông tin Chính phủ (GCHQ - nơi có chức năng tương tự Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ) từng phối hợp với tình báo Mỹ thực hiện chiến dịch nghe trộm các thành viên UNSC từ cuối tháng 1/2003, khi chiến dịch thuyết phục UNSC ủng hộ cuộc chiến đánh Iraq bắt đầu bế tắc

Hoạt động nghe trộm được chuẩn y từ tổng giám đốc GCHQ David Pepper và có thể liên quan đến Ngoại trưởng Anh Jack Straw (người chịu trách nhiệm tổng quát hoạt động của GCHQ). Mục tiêu bị nghe lén gồm vài thành viên UNSC trong đó có Chile, Bulgaria, Cameroon, Angola, Guinea và Pakistan (những quốc gia có lá phiếu quyết định việc thông qua một nghị quyết thứ 2 nhằm làm cơ sở pháp lý quốc tế để tấn công Iraq)

Vụ việc đổ bể khi The Observer phát hiện vụ một phiên dịch của GCHQ - tên Katherine Gun, 29 tuổi - chuẩn bị đối mặt với phiên xử tội tiết lộ bí mật quốc gia dưới sức ép của Mỹ. Được thuê làm việc tại Trung tâm theo dõi thuộc GCHQ với nhiệm vụ phiên dịch tiếng Hoa, Katherine Gun bị quy kết đánh cắp và tuồn cho báo chí Anh bản ghi nhớ tuyệt mật gửi đến GCHQ từ viên chức Frank Koza thuộc Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA)...
 
Last edited:
Thủ tướng Ý vận động hành lang cho kế hoạch mới
- Thủ tướng Ý Mario Monti đang vận động hành lang nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ cho kế hoạch thắt lưng buộc bụng và tăng trưởng trị giá 30 tỉ euro (tương đương 40 tỉ đô la Mỹ) để cắt giảm nợ của nước này - khoản nợ lớn thứ hai của khu vực đồng euro (eurozone) - và ngăn chặn sự tan vỡ của eurozone

Ông Monti đã trình kế hoạch trên với đại biểu quốc hội tại Rome và Thượng viện sau khi nội các của ông thông qua vào ngày 4-12, một ngày trước thời hạn

Kế hoạch bao gồm 20 tỉ euro dành cho các biện pháp thắt lưng buộc bụng và 10 tỉ euro cho các đề xuất thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế có ảnh hưởng sâu rộng đến châu Âu trong hơn một thập kỷ

Trong gói giải pháp thắt lưng buộc bụng, chính phủ sẽ dành 12 tỉ euro cắt giảm chi tiêu, tăng độ tuổi nghỉ hưu của người lao động, phục hồi thuế đối với người mua nhà đầu tiên, chống trốn thuế. Theo kế hoạch này, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ý sẽ tăng 0,4-0,5% vào năm 2012 và sẽ ổn định vào những năm tiếp theo

Bộ trưởng Lao động Ý Fornero cho biết trong tương lai, lương hưu sẽ dựa vào mức đóng góp, cống hiến chứ không phải mức lương theo độ tuổi nghỉ hưu. Tuổi nghỉ hưu của nam sẽ được nâng lên đến 66 tuổi vào năm 2018 và tuổi nghỉ hưu của phụ nữ sẽ được nâng lên đến mức phù hợp, trường hợp người lao động nghỉ hưu sớm sẽ bị phạt

Ủy viên về kinh tế và tiền tệ châu Âu, ông Olli Rehn, cho biết trong một e-mail tối qua: “Đây là biện pháp kịp thời và đầy tham vọng. Tiềm năng tăng trưởng thấp của nền kinh tế Ý không thể khắc phục qua ngày một ngày hai, nhưng các biện pháp công bố ngày 4-12 sẽ giúp loại bỏ một số điểm nghẽn đe doạ tăng trưởng”

Ông Monti phát biểu: “Chúng tôi đã làm những việc cần thiết để tài chính công của Ý không còn là điểm yếu mà là nguồn sức mạnh của châu Âu. Chúng tôi đã chú trọng đến sự công bằng và đã làm tốt nhất có thể vì mục tiêu chung”

Ông kêu gọi người Ý chuẩn bị tinh thần để thực hiện kế hoạch cứu nước. Ông đã dành cuộc họp cuối tuần với nhà lãnh đạo của các chính đảng, đoàn thể, người sử dụng lao động và nhóm xã hội để tìm sự hỗ trợ cho kế hoạch trên trước khi trình quốc hội
 
Last edited:
Alibaba thuê công ty vận động hành lang nhằm thâu tóm Yahoo

Quyết tâm thâu tóm Yahoo!, Alibaba đã thuê công ty vận động hành lang Duberstein Group do cựu nhân viên Nhà Trắng Kenneth Duberstein điều hành để đẩy nhanh tiến trình

Việc Alibaba thuê Duberstein Group được cho là giúp tập đoàn này đối phó với sự phản đối về mặt chính trị của Mỹ trong thương vụ mua lại Yahoo !

Theo tài liệu nộp lên Ủy ban Giao dịch và chứng khoán Hoa Kỳ, Yahoo! sở hữu 40% cổ phần của Alibaba với trị giá khoảng 17 tỷ USD và 35% của Yahoo Nhật Bản. Alibaba đang tìm cách mua lại số cổ phần này trước khi số phận của Yahoo được định đoạt nhưng phía Yahoo dường như muốn bán cho các đối tác khác

Yahoo! tiết lộ rằng công ty đang thảo luận kế hoạch bán 15% cổ phần ở Alibaba và toàn bộ 35% cổ phần Softbank ở Nhật Bản

Do đó, theo động thái mới nhất, cả Soft bank và Alibaba đang cố gắng hình thành một nhóm các nhà đầu tư tài chính nhằm mua lại toàn bộ Yahoo để giành lại số cổ phiếu của mình. Hồi tháng 10/2011, Jack Ma - CEO của Alibaba cũng bày tỏ mong muốn mua lại Yahoo! ngay sau khi Giám đốc điều hành Carol Bartz bị sa thải

Muốn thâu tóm Yahoo! không phải dễ dàng bởi có nhiều tập đoàn khác cũng đang “dòm ngó” thương vụ này nhưng việc kí hợp đồng với Duberstein Group đã thể hiện quyết tâm của Alibaba và hãng vẫn nỗ lực từng bước để có thể đạt được mục tiêu
 
Last edited:
Lockheed Martin “vận động hành lang” cho F-35 tại Hàn Quốc

- Quyết định cắt giảm số lượng đặt mua chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 Lightning II (sản phẩm của hãng Lockheed Martin) của Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ không ảnh hưởng tới thời hạn bàn giao dòng máy bay này cho không quân Hàn Quốc tại gói thầu F-X3. Thông tin nói trên đã được tuần báo Aviation Week đăng tải

Theo đó, quy mô sản xuất chiến đấu cơ F-35 của Lockheed Martin sẽ đạt khoảng 48 máy bay/năm. Trong năm 2013, Mỹ dự kiến sẽ mua khoảng 29 máy bay thế hệ 5 này. Aviation Week trích lời giám đốc phụ trách khách hàng nước ngoài của chương trình F-35, David Scott, cho biết, Lockheed Martin sẽ không chỉ đảm bảo thời gian chuyển giao F-35 cho Hàn Quốc, mà là cả Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, Na Uy và nhiều quốc gia khác

Theo khuôn khổ gói thầu F-X3, tới năm 2016, không quân Hàn Quốc sẽ chi ra 7,9 tỉ USD để mua 60 chiến đấu cơ mới. Tham gia gói thầu này, ngoài F-35, còn có các dòng chiến đấu cơ F-15SE Silent Eagle của hãng Boeing và Eurofighter Typhoon

Giới truyền thông vừa hé lộ thông tin về khả năng tham gia gói thầu này của hãng Saab (Thụy Điển) với sản phẩm JAS-39 Gripen. Dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 của Nga là PAK FA lúc đầu cũng dự kiến tham gia thầu, nhưng sau đó đã tự rút lui

Hãng tin Anh Reuters đăng tải, Nhật Bản mới đây tuyên bố sẽ rút khỏi thỏa thuận mua chiến đấu cơ F-35, nếu giá thành dòng chiến đấu cơ này tiếp tục tăng. Hiện tại, Nhật Bản đang có kế hoạch mua 46 máy bay thế hệ 5 này với giá 112 triệu USD/máy bay. 4 chiếc F-35 đầu tiên sẽ phải tới quốc gia mặt trời mọc trong tháng 4 tới

Căn cứ vào các thông tin mới được công bố, giá thành của chiến đấu cơ F-35A bán cho không quân Mỹ là 187,6 triệu USD/ máy bay, còn F-35C là 258,3 triệu USD/máy bay. Tuy nhiên, ông D. Scott khẳng định, giá thành của F-35 sẽ giảm nhiều khi có thêm các đơn hàng quốc tế mới
 
Last edited:
Những vũ khí bí mật trong chiến tranh kinh tế​

Để giành giật thị trường, một số công ty sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn: tình báo, gây xào xáo nội bộ đối phương, tung tin thất thiệt... Đôi khi còn có sự thông đồng của các cơ quan tình báo của quốc gia sở tại

Đầu tháng 3-2008, công ty sản xuất máy bay châu Âu EADS giành được hợp đồng thế kỷ: Lầu Năm Góc đặt mua 179 máy bay tiếp tế cho không quân Mỹ. Tổng doanh số 35 tỉ USD !

Boeing, đối thủ chính của EADS, kinh hoàng. Bằng cách nào một công ty châu Âu - cho dù có hợp tác với nhóm Northrop Grumman tại Mỹ đi nữa - lại có thể “hớt tay trên” ngay trên sân nhà của nó ?

Lập tức sau đó mọi biện pháp đã được tung ra để đối phó với cái nhục “quốc thể” này, thậm chí cả những thủ đoạn tồi bại. Thoạt đầu, Boeing móc ráp mua lại hợp đồng của đối thủ thông qua một quan chức của Lầu Năm Góc

Thế nhưng khi vị này đã cắn câu của Boeing thì mọi việc vỡ lở. Chính thượng nghị sĩ John McCain, ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa, đã nhảy vào can thiệp và dẹp bỏ vụ mua bán này


Nhiều tác nhân khác cũng nhảy ra hà hơi tiếp sức Boeing tấn công lại đối thủ của mình. Các đòn trả đũa chủ yếu được tiến hành bởi Trung tâm Phụ trách chính sách an ninh (CSP), một cơ quan bao gồm những bộ não chuyên vạch ra các chính sách chiến lược của Mỹ, có quan hệ thân cận với phe tân bảo thủ và giới công nghiệp quân sự Mỹ. CSP tung ra một cuộc chiến thông tin chống lại EADS

Trên Internet, họ tố giác EADS lừa gạt dư luận Mỹ khi ngụy trang EADS như một công ty Mỹ: xuất hiện một sô quảng cáo trong đó đưa lên hình ảnh các nhân viên Mỹ được EADS trả lương. Đòn kế tiếp: CSP tố cáo thẳng thừng EADS và nước Pháp dùng thủ đoạn tình báo đối với các công ty Mỹ mà không hề có bằng chứng nào !

Và đòn sau cùng: quả quyết EADS cung cấp vũ khí cho chế độ của Tổng thống Venezuela Hugo Chavez bất chấp lệnh cấm vận chính thức. Christian Harbulot, giám đốc Trường đào tạo chiến tranh kinh tế, giải thích: “CSP bào chế những bài báo và tư liệu gửi đến các nhân vật lãnh đạo công luận tại Mỹ để họ xuất hiện trên website của mình. Bởi thế, sức phản hồi thật khủng khiếp”

Từ 15 năm qua, các báo cáo thương mại đều làm như rất tiến bộ. “Người Mỹ thích huyên thuyên về cạnh tranh và cạnh tranh. Nhưng đúng là đã có một cuộc chiến giành giật thị trường. Và để chiến thắng, mọi phương tiện đều tốt: lobby, móc nối, gây rối loạn hàng ngũ đối phương...” - Christian Harbulot nói tiếp

Các nhà tình báo kinh tế chuyên nghiệp lập ra những “đơn vị tàng hình” bố trí trên trận địa tàn khốc này. Phục vụ các công ty đa quốc gia cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ được thuê mướn để bảo vệ khách hàng của mình khỏi những mối đe dọa từ bên ngoài hay theo phò tá trong các cuộc chinh phục thị trường

Nói rằng những chiến binh cổ trắng - trí thức - này luôn biết tôn trọng “luật chơi” là... hàm hồ! Tuy nhiên phần lớn các phương pháp của họ đều hoàn toàn... hợp pháp

Trong thế giới kỹ thuật số, nơi 90% thông tin đều có thể lấy được qua Internet, báo chí, hội thảo... bước đầu tiên của một nhà tình báo kinh tế là thu gom tư liệu. 90% thông tin này được gọi là “trắng”, còn 10% thuộc loại mơ hồ

Thông tin được gọi là “xám” khi thu thập được bằng phương tiện không chính đáng. Chẳng hạn giả dạng nhà báo để biết rõ hơn về chiến lược của một công ty. Thông tin gọi là “đen” khi được thu thập hoàn toàn bất hợp pháp, như xâm nhập hệ thống vi tính hay đánh cắp laptop trên xe lửa

Không có quy luật, chẳng có quy tắc đạo đức nào để ngăn chặn các hành động đó. Chỉ có biện pháp trừng phạt duy nhất là làm mất uy tín của công ty đó trước mắt cổ đông và khách hàng... hay kiện ra tòa khi mọi việc đã diễn tiến tồi tệ

Muốn dự kiến tình hình, phải biết rõ đối thủ của mình: Họ có mạnh không ?

Họ thật sự có khả năng đầu tư không? Chiến lược phát triển của họ là gì ?

Trong phòng thí nghiệm của họ đang có những cải tiến nào đủ sức làm đảo lộn thị trường? Nguồn vốn bị xé lẻ có làm họ yếu đi không?

Có thể mua đứt họ được không? Những nhân vật then chốt của họ là ai? Tất cả thông tin này sẽ giúp dựng nên một chân dung và môi trường của mục tiêu

Muốn có được những thông tin đó không thể chỉ dựa vào các tạp chí kinh tế hay sục sạo trên Internet. Phải biết khởi động mạng lưới các chuyên gia để đánh trúng cửa: nhà luật học, phân tích thị trường, chuyên gia lobby...

“Nhưng cũng cần đến cả các tác giả đoạt giải Nobel kinh tế, các quan chức lớn đã về hưu hay các ông cựu bộ trưởng” như lời khuyến cáo của một chuyên gia chuyên thực hiện những hoạt động này

Cũng phải thêm: “Ngay cả những kẻ vô danh vẫn có thể giúp ta tiếp cận mục tiêu. Chẳng hạn ông thầy dạy đánh tennis của một quan chức tài chính”

Các viện bào chế dược là khách hàng lớn của văn phòng tình báo kinh tế

Cách nay hai năm, một hãng bào chế dược của Pháp tiếp cận một công ty Mỹ để tìm cách mua lại nó. Hai bên đã đồng ý trên nguyên tắc nhưng không ai đưa ra trước giá bán hay giá mua. Khi đó bên dự định mua liên hệ với một văn phòng tình báo kinh tế tại Paris

Mục tiêu: ước tính tổng giá trị của công ty Mỹ này. Văn phòng tình báo đã tiếp cận một số thành viên thuộc ban lãnh đạo của công ty Mỹ, thông qua các nhà báo tài chính và chuyên gia phân tích kinh tế “có vẻ vô tội”

Khi nắm được đầy đủ thông tin, vụ mua bán có thể được kết thúc chỉ trong vài ngày: người Mỹ sẵn sàng bán lại với giá tối thiểu 115 triệu euro, thấp hơn ước tính của công ty Pháp đến 35 triệu euro. Một số tiền tiết giảm khổng lồ ! Nhưng câu chuyện không dừng lại ở đó

Văn phòng tình báo tại Paris cũng tiếp cận nhân viên phòng nghiên cứu và phát triển của công ty Mỹ và phát hiện công ty này rất lo sợ một sản phẩm cạnh tranh mới sắp được tung ra thị trường, do một công ty nhỏ và vừa của Pháp đã chế tạo thành công

Kết quả: thay vì bỏ ra 115 triệu để mua đối thủ Mỹ, họ chỉ cần mua bản quyền sản phẩm của công ty nhỏ nọ để... sản xuất. Và giá mua chỉ 200.000 euro !

Bào chế dược, một lĩnh vực cực kỳ cạnh tranh, luôn là khách hàng lớn của các văn phòng tình báo kinh tế. Trong các hội chợ chuyên ngành, nhiều “điệp viên” thường được tuyển mộ để canh chừng những gian hàng kế bên. Họ rình rập ngày đêm xem khách hàng của đối thủ, nghe những người khách nói chuyện gì, theo dõi chuyện mua bán của những người đó để biết nhu cầu đặt hàng

Một nhà tư vấn giải thích: “Loại rình rập này rất hữu hiệu để bảo vệ uy tín của mình và triệt hạ đối phương”. Một điệp viên theo dõi ông chủ người Anglo - Saxon tiết lộ: “Mục tiêu là tìm hiểu chiến lược của ông ta, các đối tác và nhất là những tiếp xúc. Tôi phải biết lịch làm việc của ông ta. Những người mà ông ta phải gặp: nhà báo, nhà tài chính, luật sư, chuyên gia lobby, chính trị gia...”

Bị tấn công, các công ty phải chống đỡ. Ở các thị trường Đông Âu hay châu Á, nơi luật pháp còn lỏng lẻo, các công ty châu Âu và Mỹ phải làm thế nào để có thể tìm được người hợp tác ?

Một văn phòng tình báo kinh tế của Anh cho biết: “Chúng tôi làm việc được một năm tại một quốc gia ở Đông Âu. Chúng tôi phát hiện một chiến lược rất tinh quái để thu hút các công ty đa quốc gia châu Âu và Mỹ vào tròng. Tròng ở đây là để các công ty này đầu tư những khoản tiền khổng lồ vào các nhà máy sản xuất để sau đó... thanh tra tài chính nhằm tìm cớ tịch thu nhà máy hiện đại đó, hoặc bán lại với giá rất cao các cổ phần rất nhỏ mà họ đang nắm giữ”

Nạn nhân của những đòn phép tương tự như thế là Công ty ngũ cốc Mỹ Bunge. Sau khi mua lại một nhà máy sản xuất dầu ăn tại Dniepropetrovsk, Ukraine với giá vài triệu USD, Bunge đã phải hứng chịu rất nhiều đòn tấn công. Thoạt đầu, Bunge trở thành nạn nhân của đòn thông tin thất thiệt

Nhà máy của Bunge bị kết án làm ô nhiễm môi trường. Lời cáo buộc này đã bị bác bỏ sau đó bởi một cuộc điều tra của hội đồng thành phố

Thông qua một công ty nhỏ, “ông trùm” tìm cách mua lại cổ phần của công nhân để kiểm soát nhà máy bằng cách dùng đến luật pháp để gây rắc rối. Sau đó công ty nhỏ này đòi chia thêm nhiều cổ phần hơn cho công nhân bằng cách lấy cớ Bunge đã mua lại nó với giá rẻ bèo. Đến nay, cuộc tranh chấp giữa Bunge và “ông trùm” Ukraine còn chưa kết thúc

Muốn điều tra có hiệu quả tại những nơi này phải không tiếc tiền để mua cho được những người trung gian quý giá. Nhất là những người làm trong các cơ quan an ninh, cảnh sát, nghiệp đoàn hay trong chính phủ. Một chuyên gia đã từng làm việc cho các công ty thời trang và dược của phương Tây tiết lộ

“Không thể nào có được thông tin quý giá và đáng tin cậy về một công ty xuất khẩu hàng giả mà không phải trả phí dịch vụ cho một nhân viên hải quan để y cung cấp chứng cớ chủ chốt”

Vấn đề trở nên phức tạp khi đối thủ không chỉ là một công ty mà là nhà nước! Nhiều chính phủ không ngần ngại bảo vệ các công ty đa quốc gia của mình bằng mọi giá. Vô địch trong chuyện này là những người Anglo - Saxon !

Đầu những năm 1990, sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ đã xác định các ưu tiên mới của mình: quyền lợi kinh tế quốc gia. Bộ máy nhà nước được tổ chức lại để phục vụ quyền lợi các công ty !

Một hội đồng an ninh kinh tế được thành lập và được đặt ngang hàng với Hội đồng An ninh quốc gia, nghĩa là ngang hàng với... Nhà Trắng ! Mục tiêu của hội đồng này là thông tin cho tổng thống Mỹ để ông kịp thời đưa ra những biện pháp đúng nhằm hỗ trợ sự phát triển kinh tế của nước Mỹ

Bên cạnh đó, Bộ Thương mại thành lập Advocacy Center (một trung tâm cảnh giới) để theo dõi các đơn hàng gọi thầu quốc tế vượt trên 1 tỉ USD và mời gọi các công ty Mỹ dự thầu ! 16 cơ quan tình báo và an ninh quốc gia (CIA, FBI, NSA...) đều có mặt trong trung tâm này

Khi một thị trường có nguy cơ vượt khỏi tầm tay “made in USA”, chính phủ có thể triệu tập ngay một dạng “phòng chiến tranh” (war room) huy động mọi phương tiện có được để giành chiến thắng cho Mỹ

Người mỹ không hề giấu giếm: Họ theo dõi các đồng minh của mình ngay khi xuất hiện một hợp đồng quan trọng !

Hai trường hợp như thế đã xảy ra trong những năm 1990: bán thiết bị báo động điện tử rừng Amazon cho Brazil và bán máy bay đường dài cho Saudi Arabia. Đương đầu với Mỹ, Pháp đã thua trắng. NSA nghe lén cuộc nói chuyện của các nhà thương thuyết Pháp và cung cấp cho báo chí bằng chứng... hối lộ của họ ! Người Mỹ không hề giấu giếm: họ theo dõi ngay cả những đồng minh của mình khi ai đó toan tính vượt qua lằn ranh màu vàng

Ít nhất đó cũng là thú nhận của cựu giám đốc CIA James R. Woosley (1993-1995) trong một bài báo viết trên tờ Wall Street Journal ngày 17-3-2000 mang tựa: Vì sao chúng ta theo dõi đồng minh ?

Chính phủ Mỹ còn công bố cả danh sách các thị trường mà họ đã từng giúp các công ty chiếm đoạt được. Trong khoảng năm 1994-1997, họ đã góp phần thành công cho 11 hợp đồng trị giá 18 tỉ USD, mang lại hàng ngàn công ăn việc làm

Các nước khác thì sao? Ngoài Nhật Bản, từng dẫn đầu trong chuyện này cho đến cuối những năm 1980, phần còn lại của thế giới cũng đang hành động. Pháp bừng tỉnh từ giữa những năm 1990. Năm 1994, chính phủ nước này cho công bố một báo cáo của cảnh sát trong đó nhìn nhận chiến tranh kinh tế đang diễn ra ác liệt

Báo cáo cũng giải thích những nét chính trong học thuyết chiến tranh mới này của Nhật Bản và Mỹ song phần nghiên cứu từng trường hợp (trong y dược và hàng không) đã bị cắt bỏ vì Chính phủ Pháp sợ lộ ra sự thiếu phối hợp giữa nhà nước và các công ty của mình

Hội đồng cạnh tranh và an ninh kinh tế (CCSE) quy tụ bảy ông chủ xí nghiệp lớn được thành lập dưới thời chính phủ Balladur, nhưng không hoạt động. Mãi đến năm 2003 khi bản báo cáo Caryon của dân biểu Tarn ra đời thì vấn đề mới được hâm nóng trở lại

Trong báo cáo này, Tarn đả kích chính phủ đã không giao nhiệm vụ bảo vệ các công ty Pháp cho Cục Giám sát lãnh thổ (DST) phụ trách. Năm tháng sau đó, một quan chức cao cấp phụ trách tình báo kinh tế được bổ nhiệm. Đó là Alain Juillet, nhân vật số 2 của Tổng cục An ninh đối ngoại (DGSE)

Cơ quan này trực thuộc phủ thủ tướng, có nhiệm vụ soạn thảo bộ khung tổ chức, lập mạng lưới chuyên gia từ các bộ, thành lập liên hiệp các cơ quan tình báo kinh tế, thành lập hai quỹ đầu tư. Trung tâm Tình báo kinh tế và lãnh thổ (CIET) cũng được thành lập năm 2003 với nhiệm vụ chính là giám sát kỹ thuật sản phẩm và các thị trường. CIET huy động 4.000 công ty xoay quanh đề tài an ninh

Trong thời đại toàn cầu hóa, chủ nghĩa bảo hộ thương mại không hề được hoan nghênh. Song người Mỹ lại đang ra sức bảo vệ các con cờ của mình một cách triệt để. Họ từ chối yêu cầu của người Ả Rập muốn mua lại sáu hải cảng của nước Mỹ. Họ không cho phép người Trung Quốc mua lại Công ty dầu hỏa Unocal
 
Bài học lobby và cơ hội cho Việt Nam

- Một cơ hội làm ăn: Chủ tịch Hạ viện thứ 106 Hoa Kỳ, Lobbyist nổi tiếng, TS Bob Livingston đến VN vào tháng 5 này

Có lẽ hơn lúc nào hết, câu nói bất hủ “Làm ăn với Mỹ phải biết lobby” của giới doanh nhân toàn cầu đang ngày càng trở nên rõ ràng và cụ thể trong hoàn cảnh kinh tế thế giới hiện tại

Vận động hành lang (lobby) được hiểu là những hoạt động hậu trường thường thấy ở nhiều nước trên thế giới. Qua hoạt động này, những người vận động (là người chuyển tải quan điểm của một bộ phận dân cư trong xã hội) có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới những thành viên của cơ quan lập pháp, thuyết phục họ thực hiện hoặc không thực hiện hành vi lập pháp mới để đạt được kết quả như những người vận động hành lang mong muốn

Hoạt động vận động hành lang (lobby) đã và đang trở thành một thứ văn hóa - chính trị ở Mỹ. Khi “lobby” đã trở thành một phần không thể thiếu của nền chính trị Mỹ thì tất cả những ai muốn gây ảnh hưởng đối với dư luận hay đến việc hoạch định chính sách của Mỹ đều phải tuân thủ quy luật này

Hoạt động lobby hầu như đã thâm nhập vào toàn bộ các lĩnh vực và các ngành sản xuất, kinh doanh tại Mỹ và trong đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và hiệu quả nhất khi được sử dụng trong quá trình xây dựng chính sách và pháp luật tại quốc gia này

Trong phạm trù kinh tế thương mại, nếu muốn làm ăn trên quy mô lớn và lâu dài với Mỹ thì cần phải có một chiến lược và kế hoạch, chương trình lobby cụ thể với Mỹ. Phần lớn doanh nghiệp trong nước chưa có thói quen làm việc với luật sư và chuyên gia lobby vì không thấy được những hiệu quả rõ ràng trước mắt

Nếu vai trò của người luật sư là cần thiết trong làm ăn với Mỹ thì vai trò của người lobby cũng quan trọng không kém, vì họ là người giúp ngừa những căn bệnh lớn có tầm chiến lược và giúp giảm đau, chóng hồi phục khi bị bệnh

Từ sau Chiến tranh Thế giới lần 2 đến nay, các hoạt động lobby nhằm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ mậu dịch, tranh thủ đầu tư, viện trợ ở Mỹ của một số nước đã trở thành đề tài thời sự. Các cơ quan lập pháp và hành pháp Mỹ chấp nhận hoạt động này, còn các chính phủ hay các công ty, doanh nghiệp nước ngoài thì coi đây là một hoạt động tất yếu khi quan hệ với Mỹ, muốn gặt hái lợi ích từ chính quyền, từ thị trường, từ xã hội Mỹ

Cho tới nay, đã có rất nhiều nước thực hiện thành công chiến lược lobby tại Mỹ. Bài học của Israel là rõ ràng nhất. Bằng sự năng động của giới vận động hành lang Do Thái, cụ thể là Uỷ ban Quan hệ công cộng Mỹ-Israel (AIPAC), Israel đã nhận được sự hậu thuẫn của Mỹ trong hàng loạt vấn đề, kể cả việc dựng hàng rào an ninh trên vùng lãnh thổ tranh chấp với Palestine

Ở khu vực Châu Á và Đông Nam Á, theo thông tin từ Bộ Tư pháp Mỹ, cho đến năm 2004, các quốc gia và vùng lãnh thổ như Campuchia, Hongkong, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan, Philippines đều có các khoản chi phí từ vài trăm nghìn USD đến hàng chục triệu USD cho hoạt động lobby ở Mỹ

Người lobby (lobbyist) ở Mỹ có thể đại diện bất cứ một cá nhân, tập thể, chính trị, xã hội, kinh tế, thương mại nào, kể cả những cá nhân, tập thể Chính phủ nước ngoài, chỉ với điều kiện là họ đăng ký minh bạch với chính quyền Mỹ

Phần lớn những người lobby là những quan chức hồi hưu, những chuyên viên từng làm việc ở Quốc Hội, một số luật sư có kinh nghiệm chuyên ngành (của thân chủ họ)

Những người lobby có tên tuổi lớn thường là những cựu bộ trưởng, thủ tướng, tướng lãnh (sao nào cũng có), cố vấn, trợ lý của tổng thống, dân biểu, thượng nghị sĩ đã từng nắm những chức vụ chủ chốt ở Quốc hội, ngay cả những cựu Tổng giám đốc Cục Tình báo TƯ Mỹ

Trường hợp của Nghị sĩ Bob Livingston là một ví dụ điển hình. Bob Livingston là Chủ tịch Hạ viện thứ 106 Hoa Kỳ, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch của Tập đoàn Livingston Group LLC

Tập đoàn Livingston là một Tập đoàn đa lĩnh vực, Tập đoàn vận động hành lang số 1 của nước Mỹ, có mạng lưới trải rộng trên khắp thế giới, bao trùm nhiều lĩnh vực hoạt động như Dầu khí, Năng lượng, Ngân hàng và các Dịch vụ Tài chính, Tư vấn Đầu tư, An ninh mạng, Quốc phòng, Công nghệ và An ninh quốc gia, Giáo dục và các Tổ chức Phi lợi nhuận, Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Thuế, Dược phẩm và Y tế quốc tế, Khoa học, Công nghệ viễn thông, Vận tải, Giao nhận, Đóng tàu và Cảng biển

Điều đặc biệt ở đây là, Tập đoàn Livingston Group LLC của Chủ tịch Hạ viện thứ 106 Hoa Kỳ, Tiến sỹ Bob Livingston lại là đại diện quyền lợi toàn cầu cho Chính phủ Quốc đảo Cayman, Chính phủ Ai Cập, Cộng hòa Azerbaijan, Cộng hòa Công gô, Cộng hòa Ecuador, cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Ma rốc…và hàng loạt Chính phủ của các quốc gia khác trên thế giới

Tập đoàn Livingston còn là đại diện quyền lợi của rất nhiều các thương hiệu tên tuổi hàng đầu Thế giới như Rolls - Royce, Lockheed Martin, Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Quốc phòng Châu Âu (EADS), Phòng Thương mại Hoa Kỳ, Verizon, John Wickerman, Đại học George Washington, Đại học Tulane, Goodyear, MERSCorp, Northrop Grumman, Oracle, Raytheon…và nhiều thương hiệu tên tuổi khác

Các thành viên trị sự cũng như cố vấn của Tập đoàn Livingston Group LLC đều là các Chính khách, các thành viên nội các của các đời Tổng thống Hoa Kỳ như Tổng thống George H Bush, Tổng thống George W Bush, Tổng thống Bill Clinton, Tổng thống Barack Obama

Tháng 5/2012 này, Tiến sỹ Bob Livingston quay trở lại Việt Nam theo lời mời của Tập đoàn Link World Unlimited International Event LLC

Liệu Việt Nam có thực sự là điểm đến của các Đế chế Kinh tế Thế giới hay không ?

Liệu các doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam có tận dụng cơ hội đặc biệt trong chuyến công du Việt Nam vào tháng 5/2012 của chuyên gia lobby Tiến sỹ Bob Livingston cùng Tỷ phú Mike Ryan?

Tân Ngọc
 
Last edited:
Google chi tiền “khủng” để “vận động hành lang”
- Để giúp các thương vụ cũng như các hoạt động của mình được “trơn tru” hơn, Google đã bỏ ra số tiền khổng lồ để “vận động hành lang” Quốc hội Mỹ. Số tiền này lớn hơn nhiều số tiền mà các “ông lớn công nghệ” khác bỏ ra với mục đích tương tự

Thông tin trên mới được Hạ viện Mỹ đưa ra. Cụ thể, Google đã bỏ ra số tiền kỷ lục, lên đến 5 triệu USD để “vận động hành lang” Quốc hội Mỹ trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay. Số tiền này tăng gấp 240% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng hơn 30% so với Quý IV năm 2011

Số tiền mà Google bỏ ra cao hơn cả số tiền của Microsoft, Apple, Yahoo và Facebook cộng lại, với mục đích tương tự, trong cùng khoảng thời gian. Trước Google, Microsoft chính là hãng công nghệ bỏ ra số tiền lớn nhất nhằm mục đích “vận động hành lang” cho đến giữa năm ngoái

Google đã thực hiện những cuộc “vận động hành lang” để bảo vệ mình khỏi những cuộc điều tra riêng tư, chống độc quyền và lập hóa đơn của công ty

Trước đó, Google là mục tiêu của cuộc điều tra chống độc quyền được thực hiện bởi Ủy ban Thương mại Liên bang, nhằm điều tra những cáo buộc về việc Google lợi dụng vị thế thống trị của mình trên thị trường tìm kiếm để áp đặt cách thức hoạt động và cạnh tranh không lành mạnh

Mới đây nhất, Google đã bỏ ra số tiền phạt 25 ngàn USD cho Ủy ban Truyền thông Liên Bang để ngừng điều tra cáo buộc các xe hơi chụp ảnh đường phố Street View của Google thu thập trái phép dữ liệu từ những mạng Wifi công cộng không được đặt mật khẩu

Trong tháng 2 vừa qua, Google đã thuê cựu Nghị sĩ Susan Molinari để làm trưởng văn phòng của Google tại thủ đô Washington DC, với mục đích giúp Google “xích lại gần” hơn với chính phủ Mỹ và chính phủ nhiều quốc gia khác

Bản báo cáo cũng cho thấy Google đã rất tích cực vận động hành lang để chống lại dự luật Ngăn chặn vi phạm bản quyền trực tuyến (SOPA), dự luật về Chống giả mạo thương mại (ACTA), dự luật Bảo vệ và chia sẻ thông tin tình báo trực tuyến (CISPA), hay dự luật Bảo vệ quyền cá nhân của người dùng…

Google chính là một trong những hãng công nghệ phản đối gay gắt nhất dự luậ SOPA, dự luật được cho là sẽ “giết chết Internet” nếu được thông qua

Hiện tại Google chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về bản báo cáo được Hạ Viện Mỹ đưa ra
 
Last edited:
Lobby Roman Janoušek
Vụ tai nạn giao thông liên quan đến người Việt

Roman Janoušek – cái tên đang tràn ngập trên các trang báo giấy cũng như báo điện tử ở Czech

Ông là một doanh nhân, đã từng là chủ hay đồng sở hữu nhiều công ty kinh doanh trong ngành in ấn. Bắt đầu giàu lên từ nguồn tiền của nhà nước cấp cho các dự án, đầu tiên là dự án phòng chống ma túy và từ khi đó (đầu những năm 90) ông đã làm quen với bác sỹ Pavel Bém, khi đó là chuyên gia về cai nghiện ma túy, sau đó là Quận trưởng quận 6 – Praha, rồi làm Thị trưởng thủ đô Praha và hiện nay đang là nghị sỹ Hạ viện Czech

Mấy ngày đầu tuần trước, các báo đăng tải cuộc nói chuyện điện thoại giữa hai ông Janoušek và Bém ( không hiểu vì sao đã bị lộ ra ngoài từ BIS- Cơ quan tình báo an ninh) và từ nội dung các cuộc điện thoại đó người ta đã nghi ngờ rằng, ông Janoušek đã có ảnh hưởng rất lớn tới Thị trưởng Bém, khi ông đang cầm quyền ở Praha

Rằng, ông Janoušek đã dính dáng, tác động tới các quyết định về nhân sự, về các gói thầu, về quy hoạch đất đai trên lãnh địa Thủ đô…

Ông Janoušek vì thế được mệnh danh là người chuyên “vận động hành lang” hay ngắn gọn là “kẻ buôn vua” có thế lực và nổi tiếng nhất của đất Praha

Đúng là “họa vô đơn chí”! Hôm thứ Sáu, ông Janoušek đã bị cảnh sát rượt đuổi và bắt giữ. Nguyên nhân chỉ vì lúc đầu đã đâm nhẹ vào sau xe của một phụ nữ người Việt. Nếu chỉ có va quệt xe ô tô, thì đó là chuyện “thường ngày ở huyện”

Nhưng khi chị lái xe bước ra khỏi xe, chắc để xem xét tình trạng hỏng hóc và để đối thoại về tai nạn giao thông với người lái xe đâm đằng sau ( ông Janoušek đi xe khủng hiệu Porsche), thì ông Janoušek đã đâm vào người phụ nữ đó, khiến chị ta bị ngã lộn, lăn qua cả nóc xe, rồi bỏ chạy

Phụ nữ gốc Việt bị thương nặng, gẫy mấy xương sườn và nhiều bộ phận cơ thể, đặc biệt là sọ não bị tổn thương nặng. Chị đã được đưa vào bệnh viện Motol cấp cứu. Còn ông Janoušek đã phóng xe bỏ chạy, sau đó bỏ cả xe bên đường rồi chạy bộ hòng tẩu thoát

Nhưng cảnh sát đã rượt đuổi ráo riết và “ tóm” được. Sau đó cảnh sát đã cho ông ta thổi xét nghiệm và chỉ số độ cồn là 2,2 phần nghìn. Tất nhiên rồi, không thì điên gì mà bỏ chạy(?)

Sau mấy tiếng tra hỏi trong tổng hành dinh cảnh sát thủ đô, ông Janoušek đã được thả ra mà không hề bị truy tố vì tội gì cả. Cảnh sát nói rằng, họ còn phải hỏi rất nhiều nhân chứng khác, sau đó mới đi đến quyết định truy tố và như vậy thì không có lý do gì để tạm giam giữ ông ta cả, dù chỉ có tới 24 tiếng

Trong khi đó, các luật sư thì khẳng định rằng, ông ta phải bị tạm giam ngay lập tức sau khi phải bị tống đạt lệch truy tố với 3 tội danh là

1. Gây tai nạn làm thiệt hại đến sức khỏe người khác

2. Không kịp thời cấp cứu người bị nạn

3. Lái xe gây tai nạn trong tình trạng say xỉn

Và vì vậy, ngày hôm nay, Tổng trưởng cảnh sát quốc gia Petr Lessy đã ra lệnh cho thẩm tra lại cả quá trình thực thi nghiệm vụ của cảnh sát Praha trong vụ tai nạn do ông Janoušek gây ra

Ông Tổng cục trưởng muốn thẩm tra xem cảnh sát có làm đúng trách nhiệm và theo đúng quy trình trong công tác điều tra hay không, vì có những tin “ thêu dệt” của truyền thông đã không đồng ý với cách thức làm việc của cảnh sát trong vụ tai nạn giao thông này, nhất là lại có dính dáng đến nhân vật rất nổi tiếng này

Và cơ quan điều tra nội bộ thuộc Tổng cục cảnh sát sẽ đảm trách việc điều tra. Ông Lessy yêu cầu phải có kết quả điều tra sớm nhất có thể

Các nhà bảo vệ pháp luật đã tra hỏi hàng loạt các nhân chứng vụ tai nạn từ ngay sau khi bắt được ông Janoušek và đến tận ngày thứ Bảy họ mới hoàn tất được lệnh truy tố, nhưng cảnh sát vẫn không cho biết cụ thể vì hành vi phạm pháp nào

Lý do là lệnh truy tố đó chưa chuyển được đến tay ông chuyên gia lobby kia. Vì hiện tại ông Janoušek đang ở đâu thì không ai biết cả. Đơn giản là ông ta không có mặt ở nhà. Liệu ông có đi Bahamy hay chưa ?

Hôm thứ Bảy, Chủ tịch công ty Czech- Việt Nam Marcel Winter đã cảnh báo có thể có những áp lực đối với nữ nạn nhân người Việt và các thành viên gia đình của bà và ông đã có lời kêu gọi cảnh sát phải bảo vệ họ ( yêu cầu cảnh sát canh chừng). Chiều tối ngày thứ bảy, đài NOVA và TN.cz đã nhận được thư yêu cầu cảnh sát do ông Marcel Winter viết. Nội dung như sau

Lời kêu gọi cảnh sát: Hãy bảo vệ phụ nữ người Việt bị xe đâm
Ông Roman Janoušek lái xe cố tình đâm vào người phụ nữ Việt Nam 51 tuổi, bà là người đang kinh doanh trong TTTM Sapa ở Praha 4- Libuš

Chồng và con trai bà gần như đã bị sốc vì những thương vong không đáng có của bà và họ thực sự rất đau buồn. Nhiều người Việt nam lo sợ liệu ông Roman Janoušek có tạo ra những áp lực nào đó với người phụ nữ đang bị thương nặng

Vì vậy, sẽ là cần thiết và hợp lý, nếu các cơ quan hành pháp có biện pháp bảo vệ người phụ nữ Việt Nam bị thương nặng để cẩn thận phòng chống trước những hành động gây áp lực có thể xảy ra. Lời kêu gọi này là hợp lẽ, nhưng chúng tôi khẩn thiết yêu cầu

Nguyễn Doãn Trường
Tổng hợp từ các báo Czech
 
Last edited:
Mỹ bán vũ khí, "buôn" quan hệ

Doanh thu Mỹ thu về từ bán vũ khí cho nước ngoài đã lên tới trên 50 tỉ USD. Năm nay có thể lại là năm phá kỷ lục doanh thu cho nước Mỹ khi mà Ả Rập Xê Út chiếm tới gần 3/5 tổng đơn hàng

"Chúng tôi đã vượt doanh thu 50 tỉ USD trong năm tài chính 2012" - Andrew Shapiro, trợ lý bộ trưởng về các vấn đề quân sự - chính trị cho biết hôm thứ Năm vừa qua

Mặc dù vẫn còn ba tháng nữa mới kết thúc năm tài chính, nhưng các dữ liệu cho thấy các hợp đồng quân sự giữa các chính phủ đã tăng lên 70% trong năm 2011. Năm ngoái cũng là năm kỷ lục cho Mỹ với lượng vũ khí bán được lên tới 30 tỉ USD

"Việc kinh doanh với Ả Rập Xê Út rất quan trọng" - ông Shapiro nói. Thỏa thuận được chốt vào tháng 12 năm ngoái trị giá lên tới 29,4 tỉ USD, bao gồm 84 máy bay chiến đấu mới và việc hiện đại hóa 70 máy bay chiến đấu khác

Cựu quan chức ngoại giao Canada Peter Dale Scott cho biết việc Ả Rập Xê Út đóng góp một phần rất lớn vào thu nhập của Washington có thể được giải thích từ mối quan hệ 'vũ khí đổi lấy dầu' từ lâu giữa hai quốc gia

"Trong suốt thời kỳ giá dầu tăng đột xuất vào năm 1971-1973, Mỹ đã đàm phán một thỏa thuận trả giá cao cho dầu thô của Ả Rập Xê Út, với điều kiện Ả Rập Xê Út sẽ phải quay vòng đồng đô-la dầu mỏ, và rất nhiều trong số đó là thông qua các thỏa thuận mua bán vũ khí" - giáo sư Scott nói. "Do đó gần đây, số vũ khí Mỹ nhập khẩu vào Ả Rập Xê Út đã tăng lên đáng kể'

Doanh thu kỷ lục trên của Mỹ cũng bao gồm cả việc bán chiếc siêu cơ F-35 cho Nhật Bản với trị giá lên tới gần 10 tỉ USD. Năm 2011, các nhà thầu của Mỹ còn kiếm thêm 44 tỉ USD với các khách hàng tầm cỡ như Jordan, Nhật, Israel, Afghanistan và Pakistan

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng hiện 'còn quá sớm để dự báo' về doanh thu kinh doanh vũ khí của Mỹ trong năm 2013 tới

Mỹ có thể sẽ tiếp tục mở rộng tại các thị trường then chốt, bao gồm Ấn Độ. Ấn Độ đang cân nhắc mua 22 chiếc máy bay trực thăng Apache tổng trị giá 1,4 tỉ USD. Theo trang ArabianBusiness.com, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ cũng đang để mắt tới thương vụ trị giá hơn 1,1 tỉ USD với Qatar và Oman. Qatar đang xem xét mua các máy bay trực thăng Diều hâu đen và các hệ thống cảnh báo tên lửa, trong khi Oman có thể mua các tên lửa và trang thiết bị huấn luyện quân sự

Shapiro chỉ ra rằng số vũ khí được kinh doanh này được cấp phép "nhằm phục vụ lợi ích chính sách đối ngoại" và tạo ra xu hướng gắn chặt các hợp đồng quốc phòng vào ngoại giao. Các quốc gia sẵn lòng mua vũ khí từ Mỹ có thể chắc chắn "về bản chất quan hệ" với Washington

"Khi một quốc gia mua hệ thống quốc phòng tối tân của Mỹ thông qua các hình thức mua bán quân sự nước ngoài, mua bán thương mại trực tiếp hoặc qua các chương trình cung cấp tài chính quân sự nước ngoài, họ không đơn giản chỉ là mua một sản phẩm. Họ còn tìm kiếm quan hệ đối tác với Mỹ. Các chương trình này còn củng cố quan hệ ngoại giao và thiết lập quan hệ an ninh lâu dài" - ông Scott phân tích

Tuy nhiên, việc đó không có nghĩa là quốc gia mua vũ khí của Mỹ sẽ tránh được thất bại dưới ảnh hưởng của Mỹ

"Chẳng hạn như cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak là người nhận viện trợ đứng thư ba của Mỹ chủ yếu dưới hình thức tài chính và vũ khí. Đổi lại, Cairo đảm bảo an ninh trong khu vực, mà điều đó đồng nghĩa với việc công nhận Israel" - ông Scott nói
 
Last edited:
Giới tài chính Anh chi bộn tiền để vận động hành lang

- Cuộc điều tra công phu 4 tháng của tổ chức Báo chí điều tra phi lợi nhuận, thuộc ĐH City (London) vừa cho thấy giới tài chính Anh đã chi tới 92 triệu bảng Anh trong năm 2011 để vận động giới chức chính quyền thay đổi những chính sách theo hướng có lợi cho ngành này

Theo Guardian, trong lúc ngành tài chính Anh đang nỗ lực chuẩn bị để chống lại những lời kêu gọi tiếp tục cải tổ toàn diện ngành ngân hàng sau bê bối dàn xếp tỉ giá tại Barclays, kết quả điều tra cho thấy quy mô của "thùng thuốc súng" mà bộ máy vận động hành lang của ngành tài chính Anh đang sở hữu, khiến dư luận Anh thêm lo ngại về mức ảnh hưởng của nó đối với lợi ích kinh tế nói chung của đất nước

Ngoài ra, các tài liệu mật cũng cho thấy hàng triệu USD đã được chi cho các bữa tiệc tôn vinh giới chính khách tỏ ra ủng hộ giới tài chính. Tổng số 124 người, tương đương 16% Thượng viện Anh, có liên hệ tài chính trực tiếp với các công ty cung cấp dịch vụ tài chính

Lãnh đạo Công đảng Ed Miliband thì cho rằng ngành ngân hàng đang gây thiệt hại lớn về kinh tế và xã hội cho nước Anh
 
Last edited:
Các hãng công nghệ Mỹ lobby chính trị gia để "hại" Huawei và ZTE

Trong khi các nhà chức trách Mỹ vẫn đang tiếp tục điều tra về 2 công ty sản xuất viễn thông Trung Quốc là Huawei và ZTE, các đối thủ viễn thông ở Mỹ không hề ngồi yên, mà cũng muốn tham gia ''đổ dầu vào lửa''

Tờ Washinton Post vừa nhận được một bản thuyết trình có độ dài 7 trang, với tiêu đề "Huawei và hiểm họa bảo mật cho quốc gia” từ Cisco. Đây được cho là một động thái cạnh tranh của hãng này nhằm loại bỏ Huawei ra khỏi cuộc chơi

Theo văn bản viết ra từ Cisco, hãng này nói rằng: “Nỗi sợ hãi Huawei đã lan tràn khắp thế giới... Mặc dù hết mình phủ nhận, nhưng Huawei vẫn chưa thể chứng minh rằng mình không có liên quan gì đến chính phủ và quân đội Trung Quốc”

Theo một số nguồn tin giấu tên, các công ty công nghệ của Mỹ khác cũng đang tích cực triển khai những động thái tương tự như trên

Các công ty công nghệ này có thể tận dụng tình trạng "hoảng loạn" của giới chính trị gia, từ đó tạo lợi thế của mình trên thị trường kinh doanh

Sau đó, các hãng nội địa sẽ xoay chuyển các khách hàng trong nước sử dụng các sản phẩm của mình "dưới ngọn cờ những nhà yêu nước"

Một nhà phân tích nói rằng: “Các đối thủ cạnh tranh của Huawei đã "bẫy" được các nhà làm luật nhằm triệt hạ đối thủ của mình, trong khi vẫn tiếp tục xoáy sâu vào vấn đề nhức nhối của người Mỹ- đó là Trung Quốc"

Hiện tại, Huawei và ZTE vẫn đang hết mình kêu oan và phủ nhận sự liên quan của mình với chính phủ TQ. Tuy nhiên, chắc chắn trong tương lai, khả năng thập nhập vào thị trường Mỹ sẽ rất khó khăn

Genk
 
Last edited:
Czech bắt nhà vận động hành lang nhận hối lộ

- Cảnh sát chống tham nhũng Cộng hòa Séc vừa bắt giữ Marek Dalík, một nhà vận động hành lang có tiếng, đồng thời là bạn thân của cựu Thủ tướng Mirek Topolánek, vì cáo buộc môi giới hối lộ trong vụ mua xe bọc thép

Năm 2009, Chính phủ Séc đã ký hợp đồng mua 107 xe bọc thép Pandur của Tập đoàn Quốc phòng Steyr (Áo) với tổng giá trị hơn 14,3 tỷ couronne (hơn 742,2 triệu USD)

Mức giá của mỗi chiếc xe này, nhờ có sự “tư vấn đắc lực” của Marek Dalík, đã lên thành 134 triệu couronne (khoảng gần 7 triệu USD). Trong khi đó, tại cùng thời điểm, Chính phủ Bồ Đào Nha chỉ phải mua với giá rẻ bằng 1/4

Chính vì giá mua chênh lệch như vậy nên tháng 7/2010 cảnh sát chống tham nhũng đã mở cuộc điều tra. Sau hơn 2 năm, họ đã tiến hành bắt giữ Marek Dalík vì phát hiện ra rằng, trong thương vụ mua bán này, nhà vận động hành lang đã nhận hối lộ ít nhất 18 triệu euro (hơn 23,2 triệu USD) từ Tập đoàn Steyr
 
Last edited:
Google đã chi 25 triệu USD vận động để “thoát tội”
Theo trang tin Politico, Google chi 25 triệu USD tiền vận động hành lang, kể từ khi FTC mở cuộc điều tra nhắm vào họ 20 tháng trước

Sau khi có thông tin rò rỉ cho biết các vị ủy viên của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đã bị thuyết phục rằng tập đoàn Google lạm dụng trái phép vị thế thống trị trên thị trường tìm kiếm để “nâng” các dịch vụ của họ và “dìm” dịch vụ đối thủ, thì cuối cùng Google cũng thoát tội một cách ngoạn mục

Tuy nhiên, bản chất của sự việc FTC vừa tuyên Google vô tội đã bị trang tin Politico bóc mẽ, khi trang này cho biết “gã khổng lồ tìm kiếm” đã chi ra tới 25 triệu USD tiền vận động hành lang, kể từ khi FTC bắt đầu mở cuộc điều tra nhắm vào họ từ 20 tháng trước

Theo Politico thì Google đã dùng 25 triệu USD để tạo dựng mối quan hệ thân tình với chính quyền Obama, cũng như thuê các gương mặt có nhiều ảnh hưởng là cựu quan chức và đảng viên của Đảng Cộng hòa để tư vấn cho họ những đường đi nước bước hợp lý nhất

Chính vì thế, cuối cùng Google cũng đã được trắng án sau cuộc điều tra của FTC

Tuy nhiên, cần nhớ rằng hiện nay các nhà quản lý ở châu Âu cũng vẫn đang duy trì cuộc điều tra tương tự nhắm vào Google, và chắc chắn ảnh hưởng vận động hành lang của “gã khổng lồ tìm kiếm” tại Brussel, Bỉ sẽ ít hơn nhiều so với ở “sân nhà” Washington DC, Mỹ
 
Last edited:
Samsung chi 900.000 USD để vận động hành lang
Hãng tin Bloomberg vừa phân tích dữ liệu từ nội dung hồ sơ được Samsung nộp lên nhà chức trách Mỹ, cho thấy hãng công nghệ Hàn Quốc đã tiêu tốn đáng kể chi phí vào việc vận động hành lang tại Mỹ, nhằm cạnh tranh với những đối thủ hàng đầu nơi đây

Trước Samsung thì Apple, Google, Microsoft và những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu khác đều phải chi ra hàng triệu USD mỗi năm để tiến hành vận động hành lang Washington

Theo Bloomberg, số tiền vận động hành lang mà Samsung sử dụng trong năm ngoái là 900.000 USD, tăng tới 500% so với mức 150.000 USD của năm 2011

Trong khi đó, đối thủ Apple chi ra gấp đôi lượng tiền của Samsung trong năm ngoái để vận động hành lang, song chừng đó không đáng kể nếu so với khoản tiền khổng lồ lên tới 18,2 triệu USD vận động hành lang của Google

Trong bối cảnh Samsung tiếp tục tham gia cuộc chiến với Apple tại tòa án ở Mỹ, giới phân tích tin rằng số tiền mà hãng công nghệ Hàn Quốc phải chi ra để “bôi trơn” các khâu liên quan sẽ tăng nhiều hơn nữa trong năm nay

Văn Hưng
 
Last edited:
Cựu Bộ trưởng quốc phòng Nga mất chức vì "lobby"

- Gần đây, dư luận Nga cho rằng việc cựu Bộ trưởng quốc phòng Nga - ông Anatoly Serdyukov và phụ tá phụ trách vấn đề trang bị Alexander Sukhorukov bị cách chức có liên quan đến các hoạt động lobby để mua trang bị của nước ngoài


Gần đây, dư luận Nga cho rằng việc cựu Bộ trưởng QP Nga - ông Anatoly Serdyukov và phụ tá phụ trách vấn đề trang bị Alexander Sukhorukov bị cách chức có thể là do các quan chức hàng đầu của quân đội Nga đã cố ý lobby để quân đội Nga ra quyết định mua xe bọc thép đa năng Iveco LMV M65 Lynx của Italy

Tuy nhiên, việc xe bọc thép Iveco LMV M65 Lynx có được nhập khẩu theo nhu cầu trang bị của quân đội Nga trong thời gian tới hay không sẽ phụ thuộc vào các cuộc thử nghiệm mới dự kiến sẽ được tiến hành trong vài tháng dưới sự điều hành của tân Bộ trưởng QP Nga Sergei Shoigu - người đã từng tuyên bố cho rằng ông và cách cộng sự của mình sẽ tìm cách loại bỏ những tranh cãi phát sinh từ chương trình nhập khẩu xe bọc thép của quân đội Nga

Trước đó, cựu Bộ trưởng QP Nga - ông Anatoly Serdyukov và phụ tá phụ trách vấn đề trang bị Alexander Sukhorukov đã từng rất tích cực lobby để Nga nhập xe bọc thép Iveco LMV M65 Lynx - loại xe chuyên dụng được cho là có ưu thế vượt trội so với phiên bản bọc thép GAZ-2330 Tigr được nhà chế tạo Nga sản xuất trong nước

Động thái của cựu Bộ trưởng QP Nga - ông Anatoly Serdyukov và phụ tá của ông khi đó được cho là hiếm thấy bởi rất hiếm khi Nga muốn nhập khẩu trang bị từ nước ngoài vì hiện Nga vẫn là nhà xuất khẩu trang bị quân sự, đặc biệt là sản phẩm xe bọc thép lớn nhất nhì trên thế giới

Việc Bộ quốc phòng Nga ra quyết định mua xe bọc thép Iveco LMV M65 Lynx thực sự đã gây ra tranh cãi rất lớn ở Nga

Người muốn nhập khẩu Iveco LMV M65 Lynx cho quân đội Nga lý luận rằng Iveco LMV M65 Lynx là sản phẩm có nhiều ưu thế vượt trội, đã được chứng minh trong các chiến dịch quân sự của NATO ở Afghanistan và Iraq

Tuy nhiên, sản phẩm nội địa - xe bọc thép Tigr lại có giá thành thấp hơn đến 70%, hơn nữa, trong các cuộc thử nghiệm vào năm 2010 loại xe này đã chứng minh những khả năng không hề kém sản phẩm của nước ngoài và hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu của quân đội Nga

Nhiều chuyên gia vũ khí của Nga đã không đồng tình với quyết định ký mua 60 chiếc bọc thép của Italy năm 2011 bởi họ cho rằng hợp đồng này không bao trọn các dịch vụ hậu lắp ráp như: phụ tùng, đào tạo quân nhân Nga điều khiển phương tiện

Theo thứ trưởng Bộ quốc phòng Nga - Yury Borisov, quân đội đang lên kế hoạch giải quyết những vấn đề này thông quan các cuộc đàm phán phụ

Thứ trưởng Yury Borisov cũng là người mới được thay thế ông Sukhorukov vào tháng 11/2012 vừa qua

Lê Dũng
 
Last edited:
Nga đề nghị siêu sao Segal lobby cho vũ khí Nga vào Mỹ

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, người giám sát khu phức hợp công nghiệp quân sự, đã yêu cầu siêu sao điện ảnh Mỹ Steven Seagal hỗ trợ trong việc bãi bỏ thỏa thuận Mỹ-Nga, trong đó giới hạn việc cung cấp vũ khí hiện đại của Nga vào Mỹ. RIA Novosti đưa tin

Trong cuộc gặp gỡ với diễn viên diễn ra vào ngày thứ Ba, 19 tháng Ba, tại Nhà Chính phủ, ông Rogozin phát biểu rằng Steven Seagal có uy tín lớn trong Hiệp hội súng trường ở Mỹ và sẽ có thể vận động hàng lang cho vũ khí của Nga

"Trong tất cả những bộ phim mà tôi cũng như đồng bào của tôi đã xem, anh luôn đứng về phía thiện để chống lại cái ác, luôn có quan điểm rõ ràng duy nhất vì công lý, vì cuộc sống, vì cuộc đấu tranh chống khủng bố và bọn tội phạm. Anh cũng biết rằng sản xuất vũ khí của Nga luôn phát triển tốt và luôn là đối thủ cạnh tranh với những sản phẩm tốt nhất, bao gồm cả của Mỹ

Ở Mỹ, Hiệp hội súng trường là một trong những tổ chức quan trọng nhất, có sức mạnh đặc biệt và có thể ảnh hưởng đến cả xã hội và chính phủ", - ông Rogozin cho biết
 
Last edited:
Top