What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tương lai của thế giới là ở Vietnam

Nhiều nước sốc khi 15 doanh nghiệp Nhật chọn Việt Nam
Ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện văn phòng JETRO Hà Nội, cho biết một số quốc gia ASEAN cảm thấy sốc khi có tới 15/30 doanh nghiệp Nhật chọn Việt Nam để dịch chuyển đầu tư

Chiều 23/7, Văn phòng Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội đã tổ chức gặp gỡ báo chí để chia sẻ một số thông tin xung quanh việc có 15 doanh nghiệp sẽ dịch chuyển nhà máy tới Việt Nam

Doanh nghiệp có thể nhận 1.100 tỷ đồng để đa dạng chuỗi cung ứng


Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội Takeo Nakajima cho biết Chính phủ Nhật Bản có chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng tới các nước ASEAN và đến nay có 30 doanh nghiệp đã đăng ký. Trong số này có 15 doanh nghiệp muốn mở thêm nhà máy tại Việt Nam

Ông Takeo Nakajima nhận định từ tháng 2, dịch Covid-19 đã lan rộng ở Trung Quốc sau đó sang Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước châu Âu. Sau đó tới Mỹ và lan rộng toàn cầu. Trong bối cảnh này, các linh phụ kiện trong các chuỗi cung ứng không được cung ứng theo kế hoạch, hoặc cung ứng hạn chế gây tác động đến nhiều lĩnh vực như ôtô, điện thoại di động, máy móc…

212121_zing.jpg

Dịch bệnh Covid-19 được Việt Nam kiểm soát rất sớm và nhanh là lý do khiến nhiều doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm
Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản rơi vào cảnh thiếu linh kiện, không thể hoàn thiện sản phẩm. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Nhật Bản có chương trình khuyến khích các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng, không phụ thuộc vào một nước nào đó. Mức tối đa các doanh nghiệp có thể nhận được là 5 tỷ yen (1.100 tỷ đồng) từ Chính phủ

Trong quá khứ, Nhật Bản gây dựng các chuỗi cung ứng tại Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc… Đến nay, Chính phủ Nhật muốn các doanh nghiệp dịch chuyển sang các nước ASEAN với chi phí nhân công giá rẻ. Các lợi thế về chi phí từ các nền kinh tế Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc đang mất dần

Theo ông Takeo Nakajima, các doanh nghiệp Nhật Bản đa dạng hóa chuỗi cung ứng chứ không phải dịch chuyển hoàn toàn nhà máy từ nước này sang nước khác. Ông lấy ví dụ với một loại linh kiện trước đây đã sản xuất ở Trung Quốc, nay muốn sản xuất linh kiện đó ở Việt Nam thì sẽ đáp ứng được yêu cầu của chương trình hỗ trợ

Nếu doanh nghiệp đã sản xuất linh kiện tại Đài Loan, muốn tăng sản lượng lên gấp đôi tại nhà máy ở Đài Loan, thì cũng không thể được hỗ trợ

Lý do chọn Việt Nam


Nói về lý do, ông Takeo Nakajima đánh giá 15 doanh nghiệp lựa chọn Việt Nam đều có lý do riêng. Tuy nhiên, theo cá nhân ông nhận định thì có một số nguyên nhân chính

Thứ nhất, dịch bệnh Covid-19 được Việt Nam kiểm soát rất sớm và nhanh. Doanh nghiệp muốn sớm khôi phục sản xuất tại Việt Nam

Thứ hai, các doanh nghiệp Nhật Bản tính đến dài hạn 10-15 năm. Việc mở rộng sản xuất ở Việt Nam cũng nhắm đến chính thị trường nội địa tiềm năng gần 100 triệu dân

Thứ ba, chi phí nhân công và thuê đất tại Việt Nam khá rẻ. Việt Nam cũng có nhiều FTA với các quốc gia, hấp dẫn doanh nghiệp quốc tế khi đầu tư vào đây

jetro_zing.jpg

Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội Takeo Nakajima

Thứ tư, số lượng người nói tiếng Nhật ở Việt Nam đang lớn hơn các nước ASEAN khác cũng là một lợi thế. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng rất tâm huyết thu hút đầu tư từ Nhật Bản

“Thái độ của Chính phủ Việt Nam trong lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp được đánh giá cao, đó là điều rất tích cực”, ông nói

Tuy nhiên, ông Takeo Nakajima cũng nêu những bất lợi khi mở rộng chuỗi cung ứng. Ví dụ như sản xuất tập trung ở một nơi rẻ hơn, nhưng mở rộng ra 2 điểm có thể mất chi phí gấp đôi

Ngoài ra, hiện tại việc đi lại giữa Việt Nam và Nhật Bản đang bị hạn chế, gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp. Tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam còn thấp, đạt khoảng 30-40% tùy theo sản phẩm. Việc thiếu nguồn nhân lực của Việt Nam cũng là vấn đề cản trở đầu tư

Trưởng đại diện JETRO cho rằng hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa đồng bộ và minh bạch. Ví dụ như cấp trung ương và địa phương hiểu khác nhau một điều luật, gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp

Tuy nhiên, về tổng thể, ông nhấn mạnh đây là vấn đề các doanh nghiệp Nhật Bản đều gặp phải ở nhiều quốc gia và chưa quá nghiêm trọng. Ông đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam, minh chứng là có tới 15 trên 30 doanh nghiệp đã chọn Việt Nam

“Thông tin 15 doanh nghiệp Nhật chọn Việt Nam đã gây sốc cho các nước ASEAN lân cận. Đó sẽ là thách thức, bởi các nước khác sẽ không ngừng nỗ lực để cải thiện môi trường kinh doanh, không để thua Việt Nam”, ông chia sẻ

Hiếu Công
 
Think tank Hoa Kỳ
Dân số trẻ và đông gấp gần 3 lần nhưng Indonesia lại tụt hậu về sản xuất và thu hút FDI so với Việt Nam

photo1597981482147-15979814823551234714755.jpg

Carnegie Endowment for International Peace nhận định: Tiềm năng nhân khẩu học đầy lợi thế nhưng Indonesia lại chưa tận dụng được điều đó. Thị phần xuất khẩu toàn cầu của Việt Nam đã tăng lên 1,3% trong khi của Indonesia thì trì trệ

Indonesia có hai lợi thế lớn trong khu vực ASEAN: dân số đông nhất và cơ cấu dân số sẽ vẫn trẻ trong tương lai


Nhưng tiềm năng nhân khẩu học của họ vẫn chưa được tận dụng. Indonesia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hàng hóa, chưa tập trung nhiều vào sản xuất. Không chỉ vậy, họ còn phụ thuộc nhiều vào các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu và trái phiếu trong các công ty Indonesia để bù đắp thâm hụt tài khoản vãng lai. Chính phủ cũng chi tiêu vượt ngân sách, nên họ cũng dựa nhiều vào các nhà đầu tư nước ngoài để trang trải khoản thiếu hụt tài chính này

Kể từ khi Tổng thống Joko Widodo lên nắm quyền vào năm 2014, GDP của Indonesia đã tăng trưởng trung bình 5% mỗi năm, thấp hơn tốc độ tăng trưởng 7% mà ông đã hứa trong chiến dịch tranh cử đầu tiên của mình



Vào năm 2020, tốc độ tăng trưởng đó đã xuống dốc nghiêm trọng do đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến du lịch, thương mại và đầu tư. Phức tạp hơn nữa, các biện pháp mà chính quyền Jakarta thực hiện để chống lại virus - hạn chế sự di chuyển của người dân và tạm thời đóng cửa các doanh nghiệp - cũng đã tàn phá nhu cầu trong nước

Thâm hụt tài chính và tài khoản vãng lai kéo dài, Indonesia không có khả năng giải quyết khó khăn trong ngắn hạn. Về dài hạn, Indonesia sẽ phải trả giá đắt: tăng trưởng yếu, nợ nần gia tăng và nghèo đói, trừ khi nước này thay đổi hướng đi

Để đối phó với những thách thức kép này, Chính phủ Indonesia gần đây đã công bố một gói tài khóa trị giá tới 4,2% GDP đất nước. Theo tính toán của các tác giả, kế hoạch dành 0,8% GDP để giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Ngoài ra, 3,2% GDP sẽ được bổ sung cho ngân sách chính phủ hiện có, tăng cường các chương trình an sinh xã hội và hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp

Thêm 1,2% GDP là hỗ trợ tùy ý, như ưu đãi thuế và chi tiêu chăm sóc sức khỏe, không phải là chi tiêu trực tiếp mà hoạt động giống như cắt giảm thuế. Gói này, cùng với gói được công bố trước đó trị giá 0,2% GDP, nâng tổng hỗ trợ tài chính của Indonesia lên 4,4% GDP



Sự hỗ trợ này sẽ giúp khởi động tăng trưởng GDP của Indonesia sau đại dịch. Nhưng nó không đủ để bù đắp sự suy giảm của khu vực tư nhân trong nước và sự sụt giảm doanh thu thuế mà các doanh nghiệp tạo ra

Với sự phụ thuộc của Jakarta vào thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt, các nguồn thu của Chính phủ Indonesia đã giảm khá mạnh. Thu ngân sách nhà nước giảm và chi tiêu tăng để bù đắp tăng trưởng suy giảm có thể đồng nghĩa với việc thiếu hụt tài khóa gần 7% GDP vào năm 2020. Ngân hàng Trung ương của nước này - Ngân hàng Indonesia - không chỉ hạ giá đồng tiền thông qua việc cắt giảm lãi suất mà còn bằng cách mua trái phiếu chính phủ hoàn toàn

Rõ ràng, Indonesia nên thực hiện các cải cách cơ bản nhằm thúc đẩy tăng trưởng của mình. Sự sụt giảm của nhu cầu trong nước - điều thúc đẩy phần lớn tăng trưởng của Indonesia trong thời gian bình thường - cho thấy quốc gia này quá phụ thuộc vào các nguồn thu nhập trong nước

Lỗ hổng này cũng cho thấy nền tảng tài trợ yếu kém của Indonesia, vì quốc gia này phụ thuộc nhiều vào thu nhập từ các khoản đầu tư tài chính

Indonesia nên tận dụng tài sản lớn nhất của họ: con người

Nhu cầu toàn cầu đang phục hồi trong nửa cuối năm 2020, nhưng Indonesia có thể sẽ được hưởng lợi ít hơn các nước khác ở châu Á do xuất khẩu chiếm tỷ trọng quá thấp trong GDP. Như vậy, họ không thể dựa vào nguồn tiền từ nước ngoài

Điều đó có nghĩa là sự phục hồi của Indonesia phụ thuộc vào khả năng phục hồi các hoạt động trong nước và các nguồn thu nhập cho tiêu dùng và đầu tư. Thực tế là Indonesia cần phải giảm phụ thuộc vào các nguồn lực vốn trước đó, và thay vào đó là nâng cao chuỗi giá trị bằng cách ban hành các chính sách thúc đẩy đầu tư nhiều hơn vào chế biến hàng hóa phức tạp và sinh lợi tại Indonesia thay vì chỉ bán nguyên liệu ra nước ngoài

Đây chính là thời điểm để quốc gia này tập trung vào việc nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất để tận dụng những lợi thế vốn có của mình — một lượng lớn, trẻ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng liên kết thương mại theo chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) sẽ nâng cao thu nhập và giảm nghèo. Vì một quốc gia có thể đánh đổi lợi thế so sánh của mình (lao động rẻ và dồi dào) để đạt được những gì họ thiếu (vốn và kỹ năng để sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng cao hơn)

Thật không may cho Indonesia, thị phần xuất khẩu hàng hóa toàn cầu của Indonesia hiện đang trì trệ ở mức khoảng 0,9%, một phần do dòng tiền chảy vào FDI sản xuất ít hơn

Với sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia láng giềng, như Việt Nam - đang tích cực ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài và phê chuẩn EVFTA, Indonesia đã bị tụt lại phía sau. FDI vào Indonesia bị kìm hãm bởi các hạn chế, cũng như luật lao động rườm rà , đã khiến một số nhà đầu tư nước ngoài gặp khó. Thị phần xuất khẩu toàn cầu của Việt Nam đã tăng lên 1,3% trong khi của Indonesia thì trì trệ





Mức độ gia tăng tỷ trọng trong xuất khẩu toàn cầu

Độ mở với FDI

Khi kinh tế tiếp tục suy giảm, xuất khẩu sẽ giảm hơn nữa vào năm 2020. Đó là một xu hướng đáng lo ngại, vì sự tham gia của Indonesia vào GVC đã giảm kể từ năm 2010 từ 54% xuất khẩu xuống còn 50%

Điều này có nghĩa là Indonesia đang tụt hậu cả về giá trị tuyệt đối trong tổng kim ngạch xuất khẩu lẫn giá trị gia tăng về chuỗi cung ứng toàn cầu. Và sự sụt giảm đó đến từ hai con đường: thứ nhất, xuất khẩu khu vực FDI của Indonesia thấp và thứ hai, ít hàng hóa trung gian do Indonesia sản xuất (các bộ phận thành phần đi vào sản phẩm cuối cùng, như bánh xe đạp)

Nhưng vẫn còn hy vọng, Indonesia là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, cả về dân số và quy mô kinh tế. Và quan trọng nhất, sự chuyển đổi nhân khẩu học của quần đảo vẫn sẽ thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế trong 30 năm tới, theo dự báo của Cơ quan Thống kê Dân số Liên hợp quốc

Việc ông Widodo đẩy mạnh đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng là một bước đi đúng hướng. Trước đó vào năm 2020, Tổng thống này đã cải cách luật lao động để mở cửa nền kinh tế


Logistics của Indonesia cải thiện nhưng tụt lại phía sau Việt Nam

Những bước tiến này sẽ giúp Indonesia tận dụng lợi thế về nhân khẩu học thuận lợi để thu hút FDI vào lĩnh vực sản xuất. Indonesia nên nhắm mục tiêu vào các lĩnh vực mà họ muốn phát triển và đưa ra các biện pháp khuyến khích để thu hút các công ty đa quốc gia đầu tư

Đi theo con đường FDI sản xuất sẽ mang lại nhiều lợi ích. Nó sẽ cung cấp nguồn vốn ổn định cho các nhà máy mới. Chiến lược này sẽ đa dạng hóa các nguồn thu nhập của Indonesia và cũng sẽ mang lại những tiến bộ công nghệ nước ngoài. Cách tiếp cận như vậy cũng sẽ tăng khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài

Và cuối cùng, chiến lược này sẽ giúp tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao của Indonesia so với các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp hơn, giúp Indonesia vươn lên trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Những cải cách dài hạn như vậy là rất quan trọng để Indonesia đẩy mạnh phát triển kinh tế và hiện thực hóa tiềm năng đạt được tốc độ tăng trưởng GDP trên 7%
 
Thông điệp chuyến thăm bất ngờ của Ngoại trưởng Mỹ đến Việt Nam
Lịch trình viếng thăm bất ngờ này của ông Pompeo cho thấy sự phát triển của quan hệ Việt - Mỹ. Chuyến công du Việt Nam của ông Pompeo diễn ra sau khi ông tới thăm 4 nước châu Á

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, từ ngày 29-30/10, Ngoại trưởng Mỹ Michael Richard Pompeo thăm chính thức Việt Nam nhằm kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ

Một nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, chuyến viếng thăm Việt Nam lần này của ông Pompeo không nằm trong lịch trình có sẵn, mà rất đột ngột


Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo

Lịch trình bất ngờ này của ông Pompeo cho thấy sự phát triển của quan hệ Việt - Mỹ. Chuyến công du Việt Nam của ông Pompeo diễn ra sau khi ông tới thăm 4 nước châu Á, bao gồm: Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives và Indonesia

Ngôi sao đang lên trong chính trường khu vực

Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Indonesia luôn là đối tác được Hoa Kỳ coi trọng vì với vị thế chính trị cũng như thực lực quốc gia của mình, Indonesia luôn là “anh cả” của khu vực Đông Nam Á và khối ASEAN

Tuy nhiên, Việt Nam cũng được coi là “ngôi sao đang lên” trong chính trường khu vực. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vừa qua tạo được nhiều ấn tượng, cho dù trong diễn biến ảm đạm của Covid-19. Việt Nam cũng là một trong số các quốc gia đã kiểm soát thành công đại dịch

Ngoài ra, Việt Nam cũng là quốc gia đi đầu trong việc lên tiếng về vấn đề Biển Đông khi có những hành động đơn phương đe dọa hòa bình, ổn định trên vùng biển

Khác với một Philippines dưới thời Tổng thống Duterte “ba sôi hai lạnh” trong vấn đề Biển Đông, chính sách của Việt Nam luôn ổn định và nhất quán. Với vai trò là Chủ tịch ASEAN năm nay, Việt Nam đã nỗ lực thúc đẩy vấn đề Biển Đông trước các diễn đàn đa phương

Trung tâm kinh tế khu vực

Phía Hoa Kỳ cũng đã công khai ý định muốn Việt Nam trở thành một “cường quốc tầm trung”, một trung tâm kinh tế của khu vực Đông Nam Á

Hoa Kỳ đã tích cực thể hiện mục đích đó thông qua các hoạt động cụ thể. Tại Diễn đàn doanh nghiệp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mới diễn ra ở Hà Nội, Giám đốc Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam, Ann Marie Yastishock đã công bố Chương trình năng lượng phát thải thấp Việt Nam II. Đây là chương trình thực hiện trong 5 năm với ngân sách 36 triệu USD và có mục tiêu đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của Việt Nam sang một hệ thống năng lượng sạch

Cũng trong sáng qua, tập đoàn Bechtel, General Electric, McDermott của Mỹ đã ký thỏa thuận cùng triển khai thiết bị trị giá 3 tỷ USD cho dự án nhà máy điện khí hoá lỏng Bạc Liêu

Phát biểu theo hình thức trực tuyến tại Diễn đàn kinh doanh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo cho biết: “Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ tạo điều kiện cho các đồng minh và đối tác phát triển mạnh mẽ… Chúng tôi luôn sát cánh cùng các đối tác Ấn Độ - Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng, tự do và tình hữu nghị của các bên"

Ông Pompeo cảm ơn Việt Nam đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ đồng đăng cai Diễn đàn và chủ trì ASEAN trong một năm đầy thử thách như năm nay

Tổng giám đốc Cơ quan Phát triển tài chính quốc tế (DFC) Adam Boehler cũng nhận xét: “Việt Nam là một người bạn tuyệt vời và là thị trường tăng trưởng mạnh mẽ. Tôi đã trao đổi với Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng về việc mở rộng đầu tư của chúng tôi vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Chúng tôi vui mừng khi sử dụng nhiều phương thức phát triển kinh tế của Hoa Kỳ để thúc đẩy quan hệ đối tác giữa hai nước”

Điểm chung chiến lược

Với mục đích của Hoa Kỳ như vậy, hai bên đã cùng tìm thấy những điểm chung trong lợi ích chiến lược. Mục tiêu lớn nhất của Việt Nam là phát triển kinh tế, điều này cũng phù hợp với mục tiêu của Hoa Kỳ

Việt Nam cũng mong muốn một trật tự quốc tế tuân thủ luật pháp quốc tế, chính vì vậy, Việt Nam đã ủng hộ các quan điểm của Hoa Kỳ về vấn đề Biển Đông dưới góc độ này

Vấn đề Biển Đông chắc chắn sẽ là một nội dung quan trọng trong cuộc trao đổi giữa lãnh đạo hai bên tại cuộc gặp sắp tới. Việt Nam luôn mong muốn Hoa Kỳ phát huy vai trò siêu cường của mình trong việc duy trì tự do hàng hải và tự do hàng không theo các quy định của luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Việt Nam cũng mong muốn Hoa Kỳ cùng các đồng minh và đối tác của họ thực hiện nỗ lực trong việc duy trì luật pháp quốc tế tại khu vực Biển Đông, trước các tham vọng đi ngược với luật pháp quốc tế

Việt Hoàng
 
Đã có nhiều chục tỷ USD cam kết đầu tư vào Việt Nam

photo1605169343325-1605169343465115397630.jpg

Ông Đỗ Nhất Hoàng – Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã cho biết như vậy tại VBS 2020

Ông Đỗ Nhất Hoàng – Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết có 3 làn sóng đầu tư vào Việt Nam trong thời gian qua. Đỉnh thứ nhất là vào năm 1995, năm 2008 là đỉnh thứ 2 và đến bây giờ là đồ thị đang đi lên

Cụ thể, năm 1994 là Mỹ xóa bỏ cấm vấn thì đến năm 1995 là quan hệ bình thường và các nhà đầu tư đón cơ hội này. Đỉnh thứ 2 là năm 2007 khi đón làn sóng WTO và đến năm 2008 là đón đỉnh. Khi đó đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là 72,5 tỷ USD – cao trước từ trước đến nay. Sau đó là khủng hoảng thế giới các tập đoàn dừng đầu tư nước ngoài và chỉ 2-3 năm thì biểu đồ lại đi và xu hướng đi lên đến tận bây giờ.

"Như vậy, làn sóng đầu tư đã kéo dài từ 7-8 năm trước chứ không phải bây giờ mới có" - ông Hoàng nói


Theo ông Đỗ Nhất Hoàng, lý do giúp cho Việt nam tăng trưởng cao so với các nước là bởi Việt Nam vốn có những ưu thế nhất định và có những chính sách phù hợp trong giai đoạn vừa qua gồm: Việt Nam có sự ổn định chính trị; Tăng trưởng nhanh và bền vững; Chi phí và ưu đãi cạnh tranh; Nguồn nhân lực dồi dào; Thị trường tiềm năng; Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới; Luôn cải cách mạnh mẽ và ở Vị trí trung tâm kết nối thị trường Trung Quốc với các nước ASEAN và các nước khác

Xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc thì các nhà đầu tư chỉ tái cơ cấu ở Mỹ chứ ở những nước khác ở Châu Âu thì không bị ảnh hưởng. Cho nên ông Hoàng cho biết các nhà đầu tư chỉ đa dạng hóa, tái cơ cấu đầu tư. COVID làm đứt gãy chuỗi cung ứng thì là xúc tác đẩy nhanh quá trình này hơn

Việt Nam là một trong những thị trường được các nhà đầu tư quan tâm cùng với nhiều nước khác như Indonesi, Thái Lan, Ấn Độ…

Để nói Việt Nam làm gì để đón dòng vốn này, theo ông Hoàng "chúng ta phải tìm hiểu xem nhà đầu tư đến Việt Nam thì cần những gì?". Theo ông, đầu tiên phải có đất khu công nghiệp vì dòng vốn đầu tư chủ yếu đến là các khu công nghiệp; thứ hai là đào tạo nguồn nhân lực – chúng ta có chương trình đào tạo nhân lực ở 2 cấp độ quản lý và người lao động có tay nghề cao. Đào tạo lao động có tay nghề cao thì hàng năm Việt Nam đào tạo ra 2,2 triệu lao động có tay nghề, có 1900 trường đào tạo, trong 800 ngành đào tạo thì có 100 ngành trọng điểm và 45 trường đào tạo cấp độ cao. Đẩy mạnh đào tạo nhanh theo đơn đặt hàng nhanh của các doanh nghiệp

Thứ ba, liên quan tới vấn đề năng lượng thì Bộ Công tương đang rà soát lại tổng sơ đồ điện VIII. Trong danh sach mục nhiều chục tỷ đô la đầu tư vào lĩnh vực này

Thứ tư, là đẩy mạnh công nghiệp phụ trợ. Tháng 8 vừa qua Chính phủ đã ban hành nghị quyết đẩy nhanh công nghiệp phụ trợ. Bản thân các doanh nghiệp đã tự vươn lên

Thứ năm, Việt Nam trong thời gian qua không ngừng sửa đổi các chính sách. Ví dụ như Luật đầu tư sửa đổi với nhiều chính sách thủ tục rườm rà được cắt giảm và có nhiều ưu đãi hơn rất nhiều

Vừa qua Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài do Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh làm Tổ trưởng đã làm việc rất tích cực với các nhà đầu tư. Đến nay có nhiều cam kết nhiều hàng chục tỷ USD muốn đầu tư vào Việt Nam

Việt Nam cần làm gì để đón làn sóng đầu tư mới thành công? Ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hợp tác đầu tư nước ngoài phải là Win-Win, do đó, "chọn lọc" ở Nghị quyết 50 là gắn với tiêu chí công nghệ, môi trường, đặc biệt là cam kết hợp tác đưa doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi

"Doanh nghiệp Việt phải được tham gia vào cung ứng của các nhà đầu tư nước ngoài – điều này đã được thể chế hoá tại Luật Đầu tư và Nghị quyết chúng tôi đang soạn thảo"
 
Việt Nam xuất siêu kỷ lục hơn 20 tỷ USD
Tăng xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam xuất siêu kỷ lục 20 tỷ USD trong 11 tháng

Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2020 của Tổng cục thống kê cho biết, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 11 tháng của Việt Nam ước tính đạt 489 tỷ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó xuất khẩu đạt gần 255 tỷ USD, tăng trên 5% còn nhập khẩu đạt trên 234 tỷ USD, tăng 1,5%

Luỹ kế 11 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 7% và chiếm 71% tổng kim ngạch. Kim ngạch của khu vực kinh tế trong nước chỉ tăng thấp dưới 2%

Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản hoặc công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công tăng xuất khẩu so với cùng kỳ. Trong đó, đồ điện tử, máy tính và linh kiện hay máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng là những mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng hai chữ số. Ngược lại, hàng nông, lâm sản, thuỷ sản đều giảm xuất khẩu so với cùng kỳ (ngoại trừ gạo)

11 tháng đầu năm, xuất khẩu sang các thị trường EU, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản đều giảm từ 3% đến 10%, riêng xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc vẫn tăng trưởng. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng với kim ngạch đạt gần 70 tỷ USD, tăng gần 26% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 43 tỷ USD, tăng 16%

Xét về nhập khẩu, Việt Nam tăng nhập khẩu 1,5% trong 11 tháng đầu năm chủ yếu do khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tính chung 11 tháng, khu vực trong nước giảm nhập khẩu gần 10% còn các doanh nghiệp có vốn nước ngoài tăng nhập khẩu hơn 9% so với cùng kỳ

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng với kim ngạch ước tính đạt gần 74 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ. Nhập khẩu từ EU tăng 4% còn lại nhập khẩu từ Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Mỹ cũng đều giảm so với 11 tháng năm trước

Về cơ cấu hàng hóa, Việt Nam tăng nhập khẩu điện tử, máy tính và linh kiện, điện thoại và linh kiện, sản phẩm chất dẻo, sản phẩm hoá chất và giảm nhập khẩu các mặt hàng như vải, chất dẻo, sắt thép, ôtô, kim loại thường
 
Ray Dalio "Đây là "giờ cao điểm" để có mặt tại Đông Nam Á"

photo1606787124454-16067871245762100565828.jpg

Ray Dalio - nhà sáng lập quỹ đầu cơ Bridgewater Associates đang mở văn phòng tại Singapore để điều hành các khoản đầu tư và hoạt động từ thiện của mình trong khu vực

“Ông trùm” đầu cơ Mỹ Ray Dalio đã tạo dựng các mối quan hệ của mình ở Singapore và Trung Quốc trong ba thập kỷ qua. Ông Dalio và gia đình tin rằng đã đến lúc "cao điểm" để họ xuất hiện ở đây, theo thông báo Dalio Family Office cuối tuần trước

"Bằng cách đó, họ sẽ thực sự đắm chìm vào những gì đang diễn ra tại đây", tuyên bố cho biết

Singapore từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư từ Trung Quốc và các nước Đông Nam Á bằng cách đưa ra các ưu đãi về thuế kèm theo xử lý nhanh những trường hợp thường trú tại đây cho giới siêu giàu

Công ty Quản lý Tài sản Gia đình gia đình chịu trách nhiệm quản lý các danh mục đầu tư cho những người vô cùng giàu có và họ hàng của họ. Theo công ty nghiên cứu thị trường Campden Research, ngành công nghiệp quản lý tài sản gia đình đã tăng trưởng tài sản được quản lý từ khoảng 4 nghìn tỷ USD vào năm 2017 lên 5,9 nghìn tỷ USD vào năm ngoái
 
Xuất siêu đạt kỷ lục, doanh nghiệp Việt lạc quan về thương mại quốc tế
Số liệu thương mại trong 11 tháng đầu năm ghi nhận con số xuất siêu kỷ lục, trong bối cảnh doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn lạc quan nhất thế giới về thương mại toàn cầu, theo khảo sát của HSBC công bố mới đây

2557c_hinh_san_xuat.jpg

Tín hiệu lạc quan từ xuất siêu kỷ lục

Theo công bố của Tổng cục Thống kê hôm 29-11, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 11 tháng năm 2020 đầu năm tiếp tục là điểm sáng khi ghi nhận mức xuất siêu kỷ lục 20,1 tỉ đô la Mỹ (cùng kỳ năm trước xuất siêu 10,8 tỉ đô la). Trong đó, khu vực trong nước nhập siêu 12,4 tỉ đô la, còn khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 32,5 tỉ đô la

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm ước đạt gần 255 tỉ đô la, tăng 5,3% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước chiếm 28,7% tổng kim ngạch, tăng 1,6%; còn khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) chiếm 71,3%, tăng 6,9%

Về phía nhập khẩu, kim ngạch đạt 234,5 tỉ đô la, tăng 1,5% so với cùng kỳ. Trong đó khu vực kinh tế trong nước giảm 9%, còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 9,2%

Xuất siêu tăng lên trong bối cảnh mức độ lạc quan về thương mại toàn cầu của doanh nghiệp hoạt động tại thị trường Việt Nam cũng tăng lên, theo khảo sát Navigator vừa công bố của HSBC (khảo sát 10.000 doanh nghiệp ở 39 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm 200 doanh nghiệp tại Việt Nam)

Cụ thể, có 91% các doanh nghiệp tỏ ra rất lạc quan về thương mại quốc tế so với các doanh nghiệp trên toàn cầu (72%), mặc dù phần lớn cho rằng thương mại quốc tế đang trở nên ngày càng khó khăn hơn

“Trong năm qua khi cả thế giới chống chọi với đại dịch Covid-19, đa số các doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng tự điều chỉnh sang hình thức 'bình thường mới' và đang hướng tới tương lai với một tinh thần lạc quan hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác trên thế giới”, báo cáo của HSBC nhận định

Trong khảo sát năm nay, có đến 86% doanh nghiệp Việt Nam kỳ vọng doanh số bán hàng sẽ tăng trong năm sau, cao hơn mức trung bình toàn cầu và khu vực châu Á Thái Bình Dương (lần lượt 64% và 60%)

Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 cũng ảnh hưởng đến kỳ vọng tăng trưởng khi chỉ có 66% cho rằng tăng trưởng sẽ lớn hơn 5% (cùng kỳ là 92%). Số doanh nghiệp thể hiện sự bi quan hoặc "dự kiến sẽ thu hẹp hoạt động" cũng tăng lên ở mức 26% (cùng kỳ 4%)

Dù vậy, tỷ lệ doanh nghiệp Việt lạc quan về tăng trưởng vẫn cao hơn mức trung bình toàn cầu (55% so với 29%)

“Hoạt động trong nước đang dần quay trở lại trạng thái bình thường, không mấy ngạc nhiên khi nhiều doanh nghiệp thể hiện tinh thần lạc quan đối với tăng trưởng”, báo cáo HSBC nhận định. Con số này bao gồm những doanh nghiệp khai thác trong nước, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, các doanh nghiệp thiên về kinh doanh trực tuyến

Theo khảo sát, nhìn chung các doanh nghiệp Việt ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch hơn so với các doanh nghiệp trên toàn cầu, với khoảng 59% doanh nghiệp (so với 45% trên toàn cầu) dự kiến đến cuối năm 2021 có thể đạt được mức lợi nhuận tại thời điểm trước dịch và 86% kỳ vọng đạt được vào cuối năm 2022

a1555_20201201-Navigator-2020-Vietnam-VNE-Final.png



Hiệp định thương mại ‘mở đường’ cho tương lai tích cực

Theo báo cáo của Bộ Công Thương vào cuối tháng 10, kinh tế thế giới vẫn diễn biến phức tạp và có nhiều yếu tố không thuận lợi, trong đó có tình trạng thương mại toàn cầu tăng trưởng chậm lại, cạnh tranh chiến lược và căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn gia tăng

Tuy nhiên, trong bối cảnh xuất khẩu của nhiều quốc gia trong khu vực tiếp tục giảm hoặc tăng trưởng chậm lại, kết quả thặng dư cán cân thương mại được Bộ đánh giá là sự nỗ lực rất lớn

Đáng chú ý, cũng theo báo cáo này, Bộ Công thương cho biết sau hơn 2 tháng thực thi Hiệp định EVFTA, giày dép là mặt hàng nằm trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có những chuyển biến tích cực về xuất khẩu. Hiệp định này được kỳ vọng động lực lớn cho tăng trưởng của ngành giày dép, túi xách trong những tháng còn lại của năm nay và năm sau

Theo HSBC, các hiệp định thương mại tự do vừa được thiết lập, như EVFTA, hay mới Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập các tiêu chuẩn giúp thúc đẩy quá trình tăng trưởng tiếp theo trên toàn cầu. “Tất cả chúng ta đều hy vọng rằng sự lạc quan sẽ quay trở lại với nền kinh tế toàn cầu vào thời điểm này năm sau”, Ông Tim Evans, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam bình luận

Việc Việt Nam tham gia RCEP, hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới (tập hợp 15 quốc gia châu Á với thị trường khoảng 2,3 tỉ dân), sẽ mở ra cơ hội tiếp cận thị trường lớn và tạo môi trường thương mại với những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam. “Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị tốt hơn để nắm bắt tiềm năng mà hiệp định mang lại”, bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng Giám Đốc PwC Việt Nam đánh giá

Theo PwC, các doanh nghiệp đứng trước cơ hội tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu và chuyển sang các mô hình mới thích hợp hơn trong khu vực, với đặc điểm chung là được hỗ trợ bởi công nghệ giúp sản xuất, phân phối hiệu quả hơn

Khảo sát Navigator năm nay của HSBC cũng cho thấy để thích ứng với các yếu tố khách quan, có đến 68% doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện các thay đổi trong vòng 12 tháng qua (so với 74% trên toàn cầu)

Nhu cầu cần cắt giảm chi phí (46%), giảm thiểu rủi ro (46%) và tăng cường hợp tác (43%) là những yếu tố hàng đầu thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện việc thay đổi

Khảo sát cũng cho thấy 88% doanh nghiệp Việt Nam có ý định tăng cường đầu tư cho các hoạt động kinh doanh của mình trong năm tới (nhiều hơn so với 2/3 doanh nghiệp trên toàn cầu)

Khoảng 69% doanh nghiệp dự định trong năm 2021 sẽ tập trung đầu tư vào các kênh bán hàng, 68% vào nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động, 67% vào trải nghiệm khách hàng và 67% vào quản lý dòng tiền

Đối với đầu tư vào công nghệ, 61% doanh nghiệp cho rằng sẽ thực hiện để cải thiện tốc độ tiếp cận thị trường, 59% để nhắm vào khách hàng mới và 55% để tăng cường tự động hóa và hiệu quả hoạt động

Dũng Nguyễn
 
Nhật Bản và Mỹ đưa Việt Nam là ưu tiên hàng đầu trong việc hỗ trợ xây dựng nhà máy nhiệt điện LNG

photo1607046537899-16070465380711624201005.jpg

Trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác Năng lượng Chiến lược Nhật Bản - Hoa Kỳ, hai bên đã và đang hỗ trợ các quốc gia phát triển cơ sở hạ tầng liên quan đến năng lượng kể từ năm 2017. Đến năm 2020, Việt Nam là ưu tiên hàng đầu

Theo Nikkei Asia, Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang hệ thống sử dụng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) - một phần trong chiến dịch giúp các nền kinh tế mới nổi giảm thiểu lượng khí carbon

Nhật Bản và Hoa Kỳ cho rằng việc thúc đẩy này sẽ là chìa khóa hạn chế phát thải tại khu vực Đông Nam Á bởi khí LNG sạch hơn than đá khi đốt để sản xuất điện. Các nước cũng hy vọng rằng nỗ lực này sẽ giúp hạn chế sự phụ thuộc ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, bao gồm cả lĩnh vực năng lượng

Trong tuyên bố chung từ diễn đàn về LNG trước đó, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã cam kết hỗ trợ tài chính cho Việt Nam để xây dựng các nhà máy nhiệt điện LNG. Đồng thời, các nước cũng sẽ tiến hành xây dựng cơ sở và đào tạo đội ngũ nhân viên cần thiết

Mới đây, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, ông Robert O’Brien nhân chuyến thăm Việt Nam đã chứng kiến lễ ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) phát triển dự án điện khí LNG Long Sơn được thực hiện giữa các đại diện của General Electric (Hoa Kỳ), GENCO3, Tổng công ty Thái Bình Dương, PECC 2, Mitsubishi và Tập đoàn TTC. Dự kiến dự án sẽ cung cấp 3.600 MW điện cho Việt Nam

Cũng trong tháng trước, công ty Tokyo Gas và Marubeni của Nhật Bản đã ký biên bản ghi nhớ với Petrovietnam Power – thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và một công ty xây dựng địa phương cho dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện LNG tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư ước tính 1,9 tỷ USD

Nikkei Asia nhận định, trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác Năng lượng Chiến lược Nhật Bản - Hoa Kỳ, hai bên đã và đang hỗ trợ các quốc gia phát triển cơ sở hạ tầng liên quan đến năng lượng kể từ năm 2017. Trong đó, Việt Nam là ưu tiên hàng đầu trong năm 2020

Các quốc gia mới nổi cũng như các nước đang phát triển là những khu vực tiêu thụ lượng nhiên liệu hóa thạch tương đối lớn. Cơ quan Năng lượng Quốc tế ước tính, nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch khu vực Đông Nam Á sẽ tiếp tục tăng đến năm 2040, chiếm hơn 70% tổng nhu cầu năng lượng của khu vực
 
Tập đoàn Thụy Sĩ sẽ vận chuyển LNG cho dự án nhà máy điện khí hơn 5 tỷ USD tại Bình Thuận

photo1607502382208-16075023824511212982241.jpg

Hãng tin Reuters cho biết, ngày 8/12, Tập đoàn Dầu khí Gunvor (Thụy Sĩ) và Công ty Đầu tư và quản lí Quỹ Energy Capital Việt Nam (ECV) đã thành lập liên danh vận chuyển và thương mại khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG)

Cụ thể, "gã khổng lồ" Gunvor sẽ cung cấp nhiên liệu cho dự án nhà máy điện khí Mũi Kê Gà, Bình Thuận dưới tên ECV. Dự kiến, mức tiêu thụ LNG ban đầu lên tới khoảng 1,5 triệu tấn mỗi năm

Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành ECV, ông David Lewis cam kết đảm bảo Việt Nam sẽ tiếp cận được với nguồn LNG của Hoa Kỳ. "Khi thị trường LNG trên toàn cầu đang phát triển nhanh chóng, dẫn đến khối lượng và sự phức tạp trong giao dịch ngày càng tăng. Quan hệ đối tác này sẽ giúp tối ưu hóa chuỗi cung ứng nhiên liệu và hợp lý hóa mảng logistics", ông David nhấn mạnh

Đại diện của Gunvor, ông Seth Thomas Pietras nhận định: "Đây là một trong những dự án phát triển LNG quan trọng về mặt chiến lược của Việt Nam. Việc sử dụng LNG là một phần trong quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ góp phần giảm thiểu đáng kể lượng phát thải khí nhà kính. Theo đó, dự án sẽ tạo cơ hội phát triển kinh tế kỹ thuật cho người dân tỉnh Bình Thuận"

Dự án nhiều giai đoạn này sẽ kết nối thông qua trạm tiếp nhận và lưu trữ tái hóa khí nổi (FSRU) để nhập khẩu LNG. Quyết định đầu tư cuối cùng cho giai đoạn 1 của dự án ước tính vào cuối năm 2021, dự kiến vận hành thương mại vào năm 2025
 
Apple chính thức chuyển sản xuất iPad và Macbook sang Việt Nam

photo1608118439693-1608118439882938519787.jpg

Việc chuyển dịch một phần dây chuyền sản xuất iPad và Macbook từ Trung Quốc sang Việt Nam của Foxconn được thực hiện theo yêu cầu của Apple

Chiều ngày 16/12, Văn phòng Chính phủ phát thông báo công ty Foxconn đã chuyển dây chuyền sảng xuất máy tính bảng (iPad) và máy tính xách tay (Macbook) từ Trung Quốc sang Việt Nam theo yêu cầu của Apple từ ngày 26/11/2020

Foxconn đã thông báo khoản đầu tư mới 270 triệu USD vào Việt Nam nhằm xây dựng dây chuyền sản xuất iPad và Macbook tại Bắc Giang và sẽ đi vào hoạt động năm 2021

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đặt tại Đài Loan tương tự như Foxconn cũng đang tìm cách dịch chuyển chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc và đến Việt Nam, Mexico, Ấn Độ để phòng ngừa rủi ro địa chính trị. Tại Việt Nam đã có số lượng đáng kể Airpod được sản xuất trong thời gian vừa qua. Dự kiến đến năm 2021, thế hệ thứ 3 của Airpod cũng sẽ được sản xuất tại Việt Nam

Xu hướng dịch chuyển một phần dây chuyền sản xuất sang Việt Nam được đánh giá sẽ giảm thiểu đáng kể tác động khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung trở nên tồi tệ, đồng thời duy trì sản lượng cho các doanh nghiệp
 
Bắt đầu hiện thực hóa kỳ vọng trở thành điểm trung chuyển của Châu Á
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ kỳ vọng Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ trở điểm trung chuyển của châu Á tại buổi lễ khởi công giai đoạn 1 – Dự án thành phần 3 Sân bay quốc tế Long Thành ngày 5-1

99fab_z2263240619948_aa5b1f9b78a064dad96475650037335b.jpg

Lễ khởi công giai đoạn 1 sân bay quốc tế Long Thành sáng nay 5-1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay, hạ tầng đóng vai trò như mạch máu, chỉ khi hạ tầng tốt mới đón được các "đại bàng, "sếu đầu đàn" đến làm tổ

Đến 2025, nhu cầu vận chuyển hàng không khu vực phía nam đạt 65 triệu hành khách, năm 2030 đạt 85 triệu hành khách. Trong khi các sân bay lớn đang quá tải đang bị mất dần cơ hội phát triển, thì sân bay Long Thành nằm trong Top 16 sân bay được mong chờ nhất

Thủ tướng nhấn mạnh sau năm 2030, sân bay Long Thành trở thành điểm trung chuyển của Đông Nam Á và châu Á, vì từ đây bay đến các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc… chỉ mất 3 giờ bay. Thủ tướng đề nghị Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thực hiện dự án đạt chất lượng, không để xảy ra tình trạng thất thoát lãng phí. Đồng thời, cần trổn khai các dự án khác một cách đồng bộ, như hệ thống đường kết nối vào sân bay bằng đường bộ và đường sắt

Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội của đất nước, thị trường hàng không Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh. Năm 2019, sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không của Việt Nam đạt trên 116 triệu hành khách, tăng 12% so với năm 2018

Theo đánh giá của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), từ nay đến năm 2030, Việt Nam là một trong 10 quốc gia có tốc độ phát triển hàng không cao nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Theo dự báo, năm 2025 nhu cầu hàng không của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đạt hơn 65 triệu hành khách, năm 2030 đạt khoảng 85 triệu hành khách. Các cảng hàng không lớn tại Việt Nam cơ bản tiệm cận công suất thiết kế. Trong đó, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đang bị quá tải về hoạt động khai thác do điều kiện hạn chế về cơ sở hạ tầng, không lưu vùng tiếp cận cảng hàng không thường xuyên bị tắc nghẽn, ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm không khí có nguy cơ vượt ngưỡng môi trường cho phép

Dự án sân bay Long Thành nằm trong số 16 dự án sân bay được mong chờ nhất thế giới. Việc đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành là cần thiết và cấp bách nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường hàng không, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tăng cường khả năng bảo đảm quốc phòng an ninh. Đây cũng là dự án hạ tầng có quy mô vốn lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao nỗ lực của Hội đồng thẩm định Nhà nước mà đứng đầu là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ GTVT, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các Bộ, ngành liên quan đã chỉ đạo quyết liệt và thực hiện hiệu quả các biện pháp đẩy nhanh công tác chuẩn bị khởi công dự án; lãnh đạo và nhân dân tỉnh Đồng Nai đã tích cực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng hơn 2.000 ha đất để triển khai Dự án giai đoạn 1

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cam kết tập trung mọi nguồn lực, quyết liệt triển khai thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật; bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn; bảo đảm chất lượng công trình; bảo đảm tiến độ dự án; không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt; hoàn thành và đưa Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 vào khai thác trong năm 2025, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh của đất nước, nâng cao vị thế hệ thống Cảng hàng không Việt Nam trong khu vực và thế giới
 
Chờ “nền kinh tế iPhone” tại Việt Nam

linhpham-bloomberg_291616977.jpg

Chuỗi sản xuất của Apple giúp Việt Nam tự tin loại bỏ các dự án FDI chất lượng thấp

Sự dịch chuyển sản xuất của Apple gửi nhiều tín hiệu tốt cho các tham vọng kinh tế Việt Nam

Apple đã trở thành công ty đắt giá nhất thế giới có mặt trên thị trường chứng khoán. Trading Economics so sánh nếu là một quốc gia, con số 2.000 tỉ USD sẽ giúp Apple xếp thứ 9 trong danh sách những nước có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cao nhất

Con số trên cho thấy sự hấp dẫn vô cùng lớn nếu Apple đặt nhà máy tại Việt Nam. Cơ hội này một lần nữa được truyền thông Việt Nam rầm rộ đưa tin khi Tập đoàn Foxconn vừa công bố kế hoạch chuyển một phần dây chuyền sản xuất iPad và Macbook sang Việt Nam. Dự án có quy mô công suất khoảng 8 triệu sản phẩm mỗi năm với tổng vốn đầu tư đăng ký xấp xỉ 270 triệu USD

Trước đó, có thông tin Apple đã bắt đầu sản xuất loại tai nghe AirPods ở Việt Nam, thông qua các nhà sản xuất là Goertek và Luxshare với sản lượng hằng năm có thể lên đến 15% số AirPods bán ra trên thế giới. Năm 2021, thế hệ thứ 3 của AirPods dự kiến cũng sẽ được sản xuất tại Việt Nam. Đồng thời, tại Việt Nam, Apple cũng xúc tiến mở trung tâm nghiên cứu nhỏ, phân phối, bán hàng, chăm sóc khách hàng hoặc tham gia vào các khâu sản xuất, kiểm thử với các đối tác của Apple

1-_291611103.jpg

Apple Iphone thúc đẩy một số nền kinh tế tại Châu Á

Những thông tin này trở nên đáng chú ý hơn trong bối cảnh các đối tác lớn của Apple như Pegatron, Wistron hay Luxshare lần lượt rút khỏi Trung Quốc vì cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa hạ nhiệt. Cùng với đó là tình hình dịch bệnh cũng thúc đẩy làn sóng dịch chuyển khỏi các cơ sở sản xuất tại công xưởng thế giới này

Theo phân tích của Credit Suisse về “nền kinh tế iPhone”, ước tính Apple trả cho các công ty Đài Loan từ 100-150 USD mỗi chiếc iPhone cho chi phí linh kiện và lắp ráp. Theo đó, hoạt động sản xuất iPhone mang lại doanh thu từ 17,9- 26,9 tỉ USD cho các công ty Đài Loan. Tương tự như vậy là khoản tiền khổng lồ cho các đối tác đến từ Nhật, Hàn Quốc với những đơn hàng về màn hình, chip...

Vì vậy, sự dịch chuyển sản xuất của tập đoàn công nghệ khổng lồ như Apple sang Việt Nam được dự báo sẽ ảnh hưởng tích cực đến hệ sinh thái gia công phần cứng, chuỗi cung ứng cũng như môi trường đầu tư ở Việt Nam. Đặc biệt, cái tên Apple tiếp tục là bảo chứng cho một làn sóng đầu tư quốc tế chất lượng cao vào Việt Nam được kỳ vọng sẽ khởi động trong năm 2021, trở thành chất xúc tác mạnh cho tham vọng Make in Vietnam và kinh tế số mà Việt Nam đang theo đuổi để bắt kịp cách mạng công nghệ 4.0

2-_291614474.jpg


Đồng thời, sự xuất hiện của những doanh nghiệp công nghệ cao trong chuỗi sản xuất của Apple giúp Việt Nam tự tin loại bỏ các dự án FDI chất lượng thấp. Đây là mô hình cần sớm loại bỏ vì kéo dài mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam theo chiều rộng, tập trung vào khai thác tài nguyên, gia công lắp ráp, đẩy doanh nghiệp Việt Nam xuống vị trí thấp hơn trong chuỗi giá trị

Ông Đỗ Khoa Tân, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam, nhận định: “Với sự tham gia dây chuyền sản xuất các sản phẩm chính của Apple, Việt Nam sẽ thu hút được hàng loạt dự án công nghệ khác. Không chỉ các dự án này sẽ tạo ra nhiều lao động từ phổ thông đến trung, cao cấp và thậm chí quản lý mà còn kéo theo những trung tâm nghiên cứu và phát triển, chuyên cho ra đời những công nghệ mới nhất”

Samsung với số vốn đầu tư đã lên đến vài chục tỉ USD, ban đầu vào Việt Nam cũng chỉ lắp ráp, sau này mới có các công ty thầu phụ ở Việt Nam. Điều này cũng có thể lặp lại với Apple nếu Việt Nam tạo ra đủ sức hấp dẫn cho các công ty công nghệ của Mỹ đưa ra quyết định

Apple không trực tiếp xây dựng nhà máy sản xuất như Samsung, LG mà thuê doanh nghiệp khác gia công. Hai nhà sản xuất gia công lớn nhất cho Apple hiện nay là Foxconn (Đài Loan) và Luxshare (Trung Quốc). Economist Intelligence Unit (EIU) đánh giá Việt Nam là một lựa chọn hấp dẫn đối với hoạt động sản xuất và những doanh nghiệp đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng ở châu Á. Nhiều lợi thế đang giúp Việt Nam ghi điểm cao hơn cả Ấn Độ và Trung Quốc trong chính sách về FDI

Theo EIU, Việt Nam sẽ trở thành “cái tên thay thế rất thuận lợi cho một phần sản xuất của Trung Quốc”. Việt Nam đã đạt đến trình độ có thể sản xuất hàng loạt sản phẩm phức tạp. Năng lực này giúp Việt Nam thu hút nhiều tập đoàn công nghệ tỉ USD như Intel, Samsung, LG, Nokia, Panasonic...

Trong vòng 7 năm (2014-2020), Việt Nam đã tiến 29 bậc, từ vị trí 71 lên vị trí 42/131 quốc gia/nền kinh tế trong Bảng xếp hạng Chỉ số Đổi mới Sáng tạo toàn cầu (GII) do WIPO công bố. Những con số kỷ lục về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), xuất nhập khẩu trong 8 năm qua của Việt Nam là minh chứng cho năng lực sản xuất của Việt Nam

“Nếu Đài Loan và Hàn Quốc có thể đảm nhận vai trò quan trọng đối với chuỗi cung ứng công nghệ, tại sao không phải là Việt Nam?”, một lãnh đạo của Công ty Cổ phần Công nghệ Xelex nói với Nikkei
 
ADB, Prudential, HSBC... có kế hoạch mua lại các nhà máy điện than ở Châu Á

photo1628843015886-16288430162061829377248.jpg

Theo Donald Kanak, Chủ tịch Tập đoàn Bảo hiểm Prudential khu vực châu Á, cha đẻ của dự án này, các nhà đầu tư sẽ cần huy động từ 9 tỷ đến 17 tỷ USD để loại bỏ 50% công suất điện than ở Việt Nam

Nikkei Asia đưa tin, Ngân hàng Phát triển châu Á ADB và Tập đoàn bảo hiểm Prudential (Anh) dự kiến sẽ công bố kế hoạch đầu tư đầy tham vọng nhằm giảm lượng khí thải carbon ở châu Á tại hội nghị khí hậu COP26 Liên hợp quốc vào tháng 11

Kế hoạch này kêu gọi việc mua lại các nhà máy nhiệt điện than hiện có và dừng hoạt động các nhà máy này trong 15 năm, sớm hơn nhiều so với tuổi thọ thông thường của chúng, là 30-40 năm. HSBC cũng sẽ tham gia cùng trong chiến dịch này. Nikkei cho biết, hiện họ đang hướng tới Philippines, Việt Nam và Indonesia, trong việc tìm kiếm các nhà máy nhiệt điện than có thể được mua để đóng cửa sớm

Kế hoạch được thực hiện nhằm giảm tuổi thọ của các nhà máy nhiệt điện than ở châu Á - nguồn cung cấp than chính cuối cùng. Điều này ngày càng trở nên quan trọng, khi Liên Hợp Quốc tuyên bố tất cả các nhà máy than trên thế giới phải ngừng hoạt động vào năm 2040 để giảm lượng khí thải carbon

Tại COP26, ADB muốn công bố một số nhà máy than mà ADB hy vọng sẽ mua lại, cũng như các quốc gia và công ty đối tác

Phó Chủ tịch ADB Ahmed Saeed cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia: "Chương trình thí điểm cần phải đủ lớn để có ý nghĩa và tác động. Không thể chỉ là 100 triệu USD, nếu thế thì bạn [chỉ] giảm được 0,1% công suất than của một quốc gia", tuy nhiên, ông cũng cho rằng, khoản đầu tư cũng phải "đủ nhỏ để có thể đạt được mục tiêu gây quỹ"

Ngân hàng Phát triển châu Á không đặt ra ngân sách mục tiêu cho chương trình này, nhưng ước tính khởi đầu sẽ là con số hàng tỷ USD. Cả ba đối tác đều mong muốn chứng minh rằng, việc tiếp quản các nhà máy điện than có thể có ích, để có thể áp dụng chương trình này ở các nước đang phát triển - những nước đang phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch giá rẻ

Họ hy vọng sẽ mất không quá một năm để gây quỹ cho thí điểm và chứng minh việc mua lại thành công tại COP27 vào năm 2022

Mặc dù công ty tư vấn Wood Mackenzie dự báo rằng, năng lượng tái tạo sẽ sớm rẻ hơn than ở châu Á, khu vực này vẫn đang lên kế hoạch cho các nhà máy nhiệt điện than mới. Theo một báo cáo ngày 30 tháng 6 của tổ chức nghiên cứu Carbon Tracker, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và Nhật Bản đang "chiếm tới 80% các nhà máy điện than mới được quy hoạch trên thế giới và 75% công suất điện than hiện có"

"Giải quyết sự phụ thuộc vào điện than, đặc biệt là ở châu Á, là một ưu tiên cấp thiết trong quá trình chuyển đổi sang không [phát thải carbon] ròng", một lãnh đạo HSBC nói với Nikkei. "Rõ ràng là cần có sự hợp tác và đầu tư giữa khu vực công và tư nhân, vào những sáng kiến có thể thúc đẩy sự chuyển dịch một cách công bằng và có trật tự sang năng lượng tái tạo"

Cha đẻ của dự án thử nghiệm là Donald Kanak, Chủ tịch Tập đoàn Bảo hiểm Prudential ở châu Á. Ông ước tính sẽ phải mất 16 tỷ đến 29 tỷ USD để loại bỏ một nửa công suất điện than của Indonesia. Các nhà đầu tư cũng sẽ cần huy động từ 9 tỷ đến 17 tỷ USD cho Việt Nam và 5 tỷ đến 9 tỷ USD cho Philippines

"Các quốc gia tham gia chương trình sẽ phải thay thế than bằng năng lượng tái tạo, nếu không sẽ khó đạt được các mục tiêu về khí hậu", ông Kanak nói

Ngoài Indonesia, Philippines và Việt Nam, ông Saeed cho biết các thành viên khác của ADB trong khu vực cũng muốn tham gia dự án. Trong khi đó, sự quan tâm của nhà đầu tư ngày càng lớn

BlackRock và Citi cũng đang làm việc trong kế hoạch này, Reuters đưa tin. Các công ty đã không trả lời yêu cầu bình luận

"Mọi nỗ lực nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ than sang các nguồn điện sạch hơn đều được hoan nghênh", Giám đốc điều hành VinaCapital Việt Nam Don Lam cho biết. "Tôi chắc chắn rằng nhiều bên sẽ quan tâm đến việc tìm hiểu thêm về đề xuất của ADB"

Ông cho biết công ty của ông, hợp tác với GS Energy của Hàn Quốc, là công ty đầu tiên được Việt Nam chấp thuận thay thế một nhà máy điện than theo kế hoạch bằng một nhà máy điện khí trị giá 3 tỷ USD. Ông nói, LNG cũng là nhiên liệu hóa thạch nhưng chỉ tạo ra một nửa lượng khí thải so với than đá
 
Mỹ sẽ xây trụ sở mới Đại sứ quán ở Hà Nội trị giá 1,2 tỷ USD

photo1629890930952-1629890931173480488561.jpg

Trong chuyến thăm Việt Nam, chiều 25-8, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris dự lễ ký thỏa thuận về địa điểm trụ sở mới của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đang có chuyến thăm Việt Nam từ ngày 24 đến 26-8 theo lời mời của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân. Bà Harris là Phó Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam


Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh dự lễ ký thỏa thuận thuê đất để xây dựng trụ sở mới của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội

Chiều 25-8, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris dự lễ ký thỏa thuận thuê đất để xây dựng trụ sở mới của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cùng dự sự kiện này

Chịu trách nhiệm về kiến trúc: EYP Architecture & Engineering

Ngân sách dự án: 1,2 tỉ USD

Diện tích khu đất: 3,2 héc-ta

Quy mô xây dựng: 39.000 m2

Khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ dự kiến nằm ở Quận Cầu Giấy, Hà Nội, một khu vực thương mại và dân cư đang phát triển, gần các trường đại học uy tín như Đại học Quốc gia Hà Nội

Phía Mỹ và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận về địa điểm hiện tại cho trụ sở mới của Đại sứ quán vào năm 2019. Đầu năm 2021, UBND TP Hà Nội đã chấp thuận cho Mỹ thuê địa điểm và ban hành Quyết định Cho thuê đất. Lễ ký hợp đồng thuê đất ngày hôm nay là kết quả của những cam kết này giữa hai quốc gia

Việc ký thỏa thuận cho thuê đất ngày hôm nay là một bước đi quan trọng hướng đến việc hiện thực hóa mục tiêu thiết lập một trụ sở Đại sứ quán mới ở Hà Nội. Hiện nay, quá trình lựa chọn và quy hoạch địa điểm đã hoàn thành, dự án đang trong quá trình thiết kế. Lễ động thổ sẽ diễn ra vào một thời gian phù hợp trong tương lai

Trụ sở Đại sứ quán mới sẽ là minh chứng cho sự tiên phong về tính bền vững môi trường và khả năng thích ứng với khí hậu. Các trang thiết bị nội thất sẽ đảm bảo yếu tố có lợi cho sức khỏe và tiết kiệm năng lượng thông qua sử dụng các chất liệu bền vững có tỉ lệ thành phần vật liệu tái chế cao, ít phát thải các-bon và lượng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) thấp. Vụ Điều hành các Trụ sở ở Nước ngoài (OBO) và Bộ Ngoại giao Mỹ cam kết sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn cao về môi trường và tính bền vững ở Hà Nội và trên khắp thế giới, phát huy các thành tựu trong lĩnh vực này trong nhiều thập kỷ qua

Các chuyên gia từ Vụ Điều hành các Trụ sở ở Nước ngoài (OBO) trực thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ chịu trách nhiệm giám sát việc lựa chọn địa điểm, thiết kế, xây dựng, di chuyển và quản lý cơ sở đối với Đại sứ quán. Tập đoàn EYP Architecture & Engineering có trụ sở tại Washington, D.C., là đơn vị phụ trách kiến trúc, cùng phối hợp với một đội ngũ các chuyên gia đa dạng để cung cấp những giải pháp thiết kế và kỹ thuật tiên tiến nhất. Mục tiêu quan trọng của đội ngũ thiết kế là kết hợp chặt chẽ các yếu tố thiết kế từ cả Mỹ và Việt Nam, bao gồm các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ Mỹ, Việt Nam và người Mỹ gốc Việt

Thiết kế tòa nhà lấy cảm hứng từ Vịnh Hạ Long, và thể hiện cách tiếp cận hướng về tương lai, năng động, thích ứng và minh bạch trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Thiết kế cảnh quan của Khu phức hợp Đại sứ quán lấy cảm hứng từ truyền thống nông nghiệp trồng trọt và sản xuất lúa gạo, như địa hình của đồng bằng sông Mê Kông và đồng bằng sông Hồng, và có sự kết nối với lịch sử vốn có của khu vực mà Khu phức hợp tọa lạc, nơi vốn một cánh đồng lúa hồi đầu những năm 2000

"Thiết kế của Đại sứ quán sẽ trở thành một biểu tượng vững chắc của mối quan hệ quan trọng giữa Mỹ và Việt Nam"- Đại sứ quán Mỹ khẳng định


Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh dự sự kiện













 
T&T Group hợp tác với tập đoàn Đan Mạch đầu tư 30 tỷ USD phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam


photo1631203392007-1631203392171427688017.jpg

Trong năm 2021, T&T Group dự kiến đưa vào vận hành 5 nhà máy điện gió tại các địa phương giàu tiềm năng trong cả nước với tổng công suất 530 MW

Ngày 9/9/2021, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại EU và Vương quốc Bỉ của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Tập đoàn T&T Group của doanh nhân Đỗ Quang Hiển và Ørsted – tập đoàn năng lượng bền vững hàng đầu thế giới đã chính thức ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) về việc hợp tác chiến lược trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi tại Việt Nam

Quan hệ hợp tác chiến lược này hứa hẹn đem lại nguồn cung lớn về năng lượng tái tạo thông qua các dự án điện gió ngoài khơi đầu tư mới tại tỉnh Bình Thuận và tỉnh Ninh Thuận, với tổng công suất lắp đặt ước tính gần 10 GW và tổng giá trị đầu tư khoảng 30 tỷ USD (dự kiến được phân kỳ đầu tư trong thời gian 20 năm)

Theo đó, hai tập đoàn sẽ sử dụng kinh nghiệm, năng lực, phát huy hết thế mạnh và khả năng của mỗi bên nhằm đem lại hiệu quả tích cực cho các dự án, đồng thời góp phần thúc đẩy, hỗ trợ việc hình thành và phát triển cơ sở hạ tầng, chuỗi cung ứng, khung pháp lý hiệu quả cho điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Ngay sau lễ ký kết, hai bên sẽ tiếp tục nghiên cứu, lập quy hoạch các dự án điện gió ngoài khơi phù hợp với quy hoạch điện quốc gia, trình các cấp có thẩm quyền của Việt Nam xem xét phê duyệt

Với hơn 3.200 km bờ biển và tốc độ gió ổn định ở mức cao, Việt Nam được đánh giá là có một số điều kiện tốt nhất để phát triển điện gió ngoài khơi ở châu Á. Theo Ngân hàng Thế giới, ước tính tiềm năng điện gió ngoài khơi của Việt Nam là khoảng gần 500 GW



Đặt trụ sở chính tại Đan Mạch và Chính phủ Đan Mạch sở hữu cổ phần chi phối, Ørsted là tập đoàn hàng đầu thế giới về điện gió ngoài khơi với hơn 6.000 nhân viên. Đến nay Ørsted đã phát triển và xây dựng 28 trang trại điện gió ngoài khơi với tổng công suất lắp đặt gộp là 7.6 GW công suất gió ngoài khơi và 2,3GW đang được xây dựng. Mục tiêu của Ørsted là lắp đặt 30GW tổng công suất điện gió ngoài khơi trên toàn thế giới vào năm 2030

Trong khi đó, T&T Group cũng đang đầu tư mạnh vào mảng năng lượng tái tạo: năm 2020, T&T Group đã đưa vào vận hành 4 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất 245 MWp. Trong năm 2021, T&T Group dự kiến đưa vào vận hành 5 nhà máy điện gió tại các địa phương giàu tiềm năng trong cả nước với tổng công suất 530 MW

Theo kế hoạch, trong 10 năm tới, năng lực cung cấp điện của T&T Group (LNG và năng lượng tái tạo) dự kiến sẽ đạt khoảng 10.000 – 11.000 MW, chiếm khoảng 8% tổng công suất lắp đặt các nguồn điện của hệ thống điện Việt Nam

Cùng ngày 9/9, T&T Group và Smart Universal Logistics N.V (SUL) – tập đoàn hàng đầu Vương quốc Bỉ về phát triển năng lượng bền vững và hạ tầng môi trường cũng đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển các nhà máy khử mặn bằng năng lượng gió để sản xuất nước ngọt cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam

Theo đó, T&T Group và SUL sẽ phối hợp với Viện Quy hoạch và dự báo nông nghiệp quốc gia (Bộ NN-PTNT) xây dựng một hệ thống thí điểm khử mặn nước sông bằng năng lượng gió có tên gọi "WATER-BY-WIND" (WBW) tại tỉnh Ninh Thuận. Sau thử nghiệm thành công, hai bên sẽ tiến hành khảo sát về khả năng thiết lập một mạng lưới các hệ thống WBW tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự xâm nhập mặn và ngập úng; đồng thời hướng đến mục tiêu xây dựng một nhà máy sản xuất hệ thống WBW tại Việt Nam để giảm chi phí sản xuất và chủ động về công nghệ

Công nghệ khử mặn được sử dụng trong dự án dùng gió làm ra nước này là công nghệ tiên tiến được vận hành nhờ năng lượng tái tạo như gió và mặt trời, vận dụng lợi thế tự nhiên, thân thiện với môi trường. Từ đó, sẽ tạo ra giải pháp hiệu quả, thích ứng với tình trạng hạn, mặn, giúp sử dụng tài nguyên nước tốt hơn. Tại châu Âu, SUL có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển các trang trại gió và phát triển khử mặn nước. SUL đã phát minh và được cấp bằng sáng chế cho mô hình của một hệ thống khử mặn nước sông bằng năng lượng gió
 
Đấu giá 2,4 tỷ/m2, đất Thủ Thiêm đắt nhất thế giới
photo1639200310192-16392003106051814784440.jpg

Khu đô thị Thủ Thiêm thuộc TP.Thủ Đức (quận 2 cũ) nằm bên bờ sông Sài Gòn, được quy hoạch thành 8 khu chức năng với công năng riêng. Giá căn hộ cao cấp đang giao dịch trên thị trường thứ cấp tại đây khoảng 160-210 triệu đồng/m2

4 lô đất đấu giá ngày 10/12 thu về 37.346 tỷ đồng, tức mỗi m2 căn hộ phải từ 1 tỷ đồng thì nhà đầu tư mới có lời. Ở mức 2,4 tỷ đồng/m2, giá đất ở Thủ Thiêm hiện vượt Mỹ, Hong Kong

Mỗi căn hộ ở Thủ Thiêm gánh 35-50 tỷ tiền đất

Cuộc đấu giá 4 lô đất vàng tại khu đô thị mới Thủ Thiêm – TP.Thủ Đức ngày 10/12 kịch tính đến phút cuối, khi các nhà đầu tư liên tục rượt đuổi nhau để sở hữu cho bằng được những lô đất vàng hiếm hoi còn sót lại của TP.HCM

Với giá trị 37.346 tỷ đồng thu về từ hơn 30.000 m2 đất, tính bình quân mỗi m2 đất ở đây có giá hơn 1,24 tỷ đồng. Theo quy hoạch được duyệt, chỉ tính riêng tiền đất, mỗi căn hộ ở 4 khu đất này phải gánh thấp nhất là 35 tỷ đồng/căn

Phiên đấu giá 4 lô đất tại Thủ Thiêm có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp bất động sản "máu mặt", như Phát Đạt, Cát Tường, Bắc Thủ Thiêm, CTCP Vận tải Thương mại Quốc tế, Bất động sản Đồng Tiến, Công ty TNHH đầu tư kinh doanh nhà Gia Định...

Nhưng cuối cùng, 4 doanh nghiệp thắng đấu giá chỉ có 1 cái tên quen thuộc trong giới bất động sản, là Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt - thành viên Tập đoàn Tân Hoàng Minh, 3 doanh nghiệp còn lại đều là hoàn toàn xa lạ

Ngôi Sao Việt, do đích thân Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng tham gia đấu giá, đã kiên quyết sở hữu cho bằng được lô đất có diện tích lớn nhất đến 10.059,7m2 với view hồ trung tâm, thuộc Khu chức năng số 3, trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Giá trúng đấu giá lô đất này là 24.500 tỷ đồng, cao gấp 8,3 lần giá khởi điểm (2.942,2 tỷ đồng). Như vậy, Tân Hoàng Minh đã chi đến 2,4 tỷ đồng để mua một m2 đất tại lô đất có ký hiệu 3-12

Theo phê duyệt quy hoạch của TP.HCM, khu đất mang số hiệu 3-12 mục đích sử dụng là đất ở tại đô thị, khu nhà ở chung cư hỗn hợp kết hợp chức năng thương mại - dịch vụ, được xây dựng cao 4 - 25 tầng nổi và 2 tầng hầm. Mật độ xây dựng tối đa khối đế là gần 70% và khối tháp gần 45% diện tích đất. Dân số tối đa cho khu đất này là 3.420 người, với 570 căn hộ và 5% diện tích sàn dành cho thương mại

Với tổng số 570 căn hộ được phê duyệt, nếu chia đều thì bình quân mỗi căn hộ phải gánh tiền đất là 42,9 tỷ đồng


Tại Khu đô thị Thủ Thiêm, nhiều dự án khác đã hoàn thiện, là nơi có giá nhà đất rất đắt đỏ ở TP.HCM

Tại khu đất rộng 6.446 m2 có ký hiệu 3-5 mà Công ty CP Dream Republic trúng đấu giá, với giá trị 3.820 tỷ đồng, tính trung bình mỗi m2 đất có giá khoảng 600 triệu đồng, cao gấp 6,6 lần so với giá khởi điểm. Lô này TP duyệt quy hoạch xây dựng 4 - 6 tầng nổi, 1 tầng hầm. Mật độ xây dựng khối đế 75%, khối tháp 69% với 76 căn hộ, dân số 608 người

Với số lượng căn hộ này, chỉ riêng tiền đất thì mỗi căn hộ đã gánh 50 tỷ đồng

Trong khi đó, lô đất 3-8 rộng hơn 8.500m2, có giá khởi điểm là 1.018,594 tỷ đồng, mà Công ty CTCP Sheen Mega trúng đấu giá với 4.000 tỷ đồng, gấp 4 lần so với mức giá khởi điểm, được quy hoạch xây dựng chỉ 4-10 tầng nổi và 1 tầng hầm. Mật độ xây dựng tối đa khối đế hơn 72%, khối tháp hơn 54% diện tích đất, và không có chức năng thương mại dịch vụ

Dân số tối đa cho khu đất này là 1.067 người, với 113 căn hộ. Tính tiền đất cho 113 căn hộ, thì bình quân mỗi căn hộ gánh 35 tỷ đồng

Theo tính toán của các doanh nghiệp bất động sản, để có lời thì nhà đầu tư phải bán căn hộ với giá từ 1 tỷ đồng/m2, tức ít nhất 50 tỷ đồng/căn. Đây được xem là mức giá bán căn hộ cao khủng khiếp ở khu vực này. Giá giao dịch căn hộ cao nhất hiện nay trên thị trường thứ cấp của 1 dự án đắt đỏ nhất đang là 210 triệu đồng/m2

Tương tự, tại lô đất ký hiệu 3-9 có diện tích hơn 5.000 m2, mà Công ty TNHH Thương mại Bình Minh trúng đấu giá với giá 5.026 tỷ đồng, gấp 7 lần giá khởi điểm, bình quân mỗi m2 đất, doanh nghiệp này đã chi 1 tỷ đồng

Theo phê duyệt quy hoạch, khu đất này có hệ số sử dụng đất là 3,99 chỉ được xây dựng cao 4 - 10 tầng nổi và 1 tầng hầm. Mật độ xây dựng tối đa trên 70% diện tích đất, với 101 căn hộ và 5% diện tích sàn dành cho thương mại. Dân số tối đa là 811 người. Nếu chia đều thì chỉ riêng tiền đất, mỗi căn hộ gánh đến 49,7 tỷ đồng

Giá đất Thủ Thiêm đắt đỏ nhất thế giới?


Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng với mức giá đất đắt đỏ của bất động sản tại đây, ông cảm thấy "lo hơn vui", bởi giá đất đã vọt lên quá xa

Như vậy, giá đất tại khu trung tâm TP.HCM đã cao ngang ngửa những khu vực có giá bất động sản đắt đỏ nhất thế giới như Tokyo, Hong Kong, vốn là đất chật người đông, và là trung tâm thương mại tài chính châu Á. Trong khi thu nhập khai thác bất động sản và thu nhập kinh doanh - tài chính của TP.HCM thì rõ ràng chênh lệch

"Trước khi cuộc đấu giá 4 lô đất ở Thủ Thiêm diễn ra, các nơi đất đắt nhất thế giới nếu chúng ta tính mức 1 triệu USD mua được bao nhiêu m2, thì tại Monaco sẽ mua 16m2; tại Hong Kong mua được 22m2, New York là 25m2, London khoảng 28m2, Geneva 41m2, Paris 46m2, Sydney 48m2, Thượng Hải 54m2, Los Angeles 58m2 và Beijing 66m2

Trong khi nếu tính mức giá mà Ngôi Sao Việt trúng thầu hôm qua, 1 triệu USD tại TP.HCM chỉ mua gần 10m2", ông Hiển tính
 
Nhiều người dân Đông Nam Á sống qua đại dịch nhờ game Việt
Tại một số quốc gia Đông Nam Á như Philiippines, Malaysia, nhiều người đã có nguồn thu nhập ổn định để sống sau 2 năm đại dịch vừa qua nhờ những tựa game của người Việt

Game kiếm tiền (play to earn) là một trong những trào lưu công nghệ nổi bật nhất trong năm 2021 vừa qua. Việc tựa game Axie Infinity đạt vốn hóa tỷ USD và hiện tượng game blockchain Việt ghi dấu ấn trên bản đồ thế giới thậm chí còn được đánh giá là 1 trong 10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2021

Khác với các thể loại game truyền thống, những tựa game theo phong cách “play to earn” mang tới một định nghĩa hoàn toàn khác. Thay vì phải bỏ tiền ra mua game để giải trí, chơi để thắng (play to win), giờ đây người dùng còn có thể kiếm được tiền nhờ game


Sự xuất hiện của những tựa game blockchain là một hiện tượng công nghệ nổi bật của năm 2021

Sở dĩ có thể làm được điều đó bởi những tựa game “play to earn” thường có sự kết hợp của công nghệ Blockchain. Lúc này, các loại điểm số mà người chơi đạt được trong game sẽ được thiết kế ở dạng token. Những token này có thể quy đổi thành các loại tiền mã hóa với giá trị đong đếm được

Thực tế cho thấy, có những lúc các tựa game blockchain do người Việt phát triển đã vượt qua giá trị giải trí thông thường. Bằng chứng là nhiều người dân tại các nước Đông Nam Á như Philiippines, Malaysia đã kiếm được nguồn thu nhập ổn định từ game để sống sót qua 2 năm đại dịch

Theo CNBC, ở thời kỳ cao điểm của dịch Covid-19 tại Philippines, phần lớn mọi người phải ở trong nhà do ảnh hưởng của các đợt giãn cách xã hội. Đó cũng là lúc tựa game Axie Infinity trở thành hiện tượng tại quốc gia này khi giúp nhiều người dân ở thành phố Cabanatuan phía bắc thủ đô Manila có thêm thu nhập


Một bà nội trợ tranh thủ "cày" game kiếm tiền trong lúc trông con

“Lúc đầu, tôi không tin rằng trò chơi này thực sự có thể giúp kiếm tiền bằng cách chơi, nhưng tôi đã thử nó”, một game thủ Philippines chia sẻ về Axie Infinity trong bộ phim tài liệu

Theo người này: “Do đại dịch, chúng tôi không có cách nào để kiếm tiền. Đó là lý do tại sao nó lan rộng đến đây ở Thành phố Cabanatuan”

Không chỉ nở rộ tại Philippines, Axie Infinity còn có tầm ảnh hưởng lớn tại Malaysia. Chia sẻ trên The Rakyat Post, Joe Kit Yong - đồng sáng lập Lorcan Gaming cho rằng, các game blockchain như Axie Infinity đã khá phổ biến tại khu vực Đông Nam Á. Nhiều game thủ còn coi đây là nguồn thu nhập chính trong bối cảnh đại dịch

Thực tế cho thấy, tuy nhiều người chơi đã kiếm được tiền từ Axie Infinity, thế nhưng chẳng có “bữa trưa” nào là miễn phí. Để kiếm tiến từ Axie Infinity, người chơi phải sở hữu 3 axie (các nhân vật trong game)


Muốn kiếm tiền từ game, người chơi Axie Infinity sẽ phải bỏ ra một số vốn đầu tư không hề nhỏ

Những nhân vật game axie có giá bán trung bình ở mức khoảng 300 USD. Thậm chí, có những axie được bán với giá cả triệu USD. Với mức phí đầu vào cao như vậy, không phải ai cũng có đủ kinh phí tham gia vào tựa game này

Đó cũng là lý do mà theo sau Axie Infinity, có không ít các tựa game blockchain khác đã nổi lên với điểm khác biệt là những rào cản đầu vào cho người chơi mới ít hơn tựa game của Nguyễn Thành Trung

Theo Cointelegraph, bên cạnh Axie Infinity, Bemil là một tựa game Việt khác thu hút được sự tham gia của người Phippines thời gian gần đây. Hiện tựa game này đã có trên 100.000 lượt tải ứng dụng với khoảng vài chục nghìn người tham gia vào các cộng đồng trên mạng xã hội

Để phát triển cộng đồng tại quốc gia Đông Nam Á này, Bemil thậm chí còn triển khai một chiến dịch hỗ trợ nhiều căn nhà container cho những người dân Philippines bị mất việc làm với nguồn kinh phí khoảng 5.000 USD mỗi tháng


Ngày càng xuất hiện nhiều hơn những cộng đồng chơi game Việt Nam ở các quốc gia Đông Nam Á

Không chỉ có Axie Infinity, Bemil, nhiều tựa game blockchain Việt khác như Thetan Arena, Titan Hunters, Sipher, Atlantis Metaverse cũng đang dần theo bước và cho thấy tầm ảnh hưởng của mình

Sự lan tỏa và tầm ảnh hưởng của các tựa game blockchain Việt có thể xem là một điểm sáng của ngành công nghệ Việt Nam trong năm 2021. Hướng đi này cũng mở ra nhiều triển vọng phát triển mới để hướng ra toàn cầu cho các công ty công nghệ Việt

Trọng Đạt
 
Phát triển Mekong Smart City quy mô hơn 10.000 ha
Với dự án Mekong Smart City, NovaGroup mong muốn là cầu nối giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, với địa phương, trung ương, nhằm hợp lực tạo sức bật mạnh mẽ cho kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển Thành phố thông minh Mekong – Mekong Smart City, thuộc thị xã Tân Châu và huyện Hồng Ngự, giữa tỉnh An Giang, tỉnh Đồng Tháp và NovaGroup diễn ra sáng 23-1 tại TPHCM

Hợp lực phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mekong Smart City được kỳ vọng trở thành điểm đến thu hút du lịch tiểu vùng sông Mekong, đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của hai địa phương cũng như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, từng bước kiến tạo những khu đô thị biên giới kiểu mẫu tại Việt Nam

Ong-Bui-Thanh-Nhon-Chu-tich-HDQT-NovaGroup-phat-bieu-tai-su-kien.jpg

Ông Bùi Thành Nhơn – Chủ tịch HĐQT NovaGroup phát biểu tại sự kiện
Thị xã Tân Châu (An Giang) và huyện Hồng Ngự, thành phố Hồng Ngự (Đồng Tháp) có vị trí đầu nguồn sông Mekong là cửa ngõ giao thương của Việt Nam – Campuchia. Đây là vùng đất trù phú quý báu, phát triển từ rất sớm, là tâm điểm du lịch của tiểu vùng sông Mekong

Thời gian qua, Chính phủ đẩy mạnh phát triển hạ tầng và dành nhiều ưu đãi để hỗ trợ cho các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Song để tạo sức bật mạnh mẽ hơn nữa, Đảng và nhà nước cũng như địa phương cần có chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào cuộc cùng đánh thức tiềm năng tại khu vực này. Sự hợp lực giữa Trung ương, địa phương và doanh nghiệp chính là cú hích để vùng Đồng bằng sông Cửu Long cất cánh

Với dự án Thành phố thông minh Mekong, NovaGroup đã mở màn cho làn sóng đầu tư hậu Covid-19, hình thành nên hệ sinh thái bất động sản, du lịch, dịch vụ tầm cỡ tại hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Không chỉ là đơn vị tiên phong, NovaGroup mong muốn thông qua dự án này, làm cầu nối giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, với địa phương, trung ương, nhằm tạo sức bật mạnh mẽ cho nền kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Địa phương kỳ vọng vào dự án Mekong Smart City

Dự án bao gồm 11 dự án thành phần: Khu đô thị Blue Dragon 115 ha; làng nghề Bùi Thanh Thủy 127 ha; Las Vegas Island 500 ha; Mekong Port (cảng biển và cảng du lịch tiểu vùng sông Mekong); Mekong Logistics (trung tâm dịch vụ hậu cần, phục vụ vận chuyển và trung chuyển hàng hóa giảm tải cho các cảng); Khu chế xuất Mekong SEZ 5.000-10.000 ha; Mekong Village (làng nghỉ dưỡng, khu nhà ở biệt thự vườn rộng 450 ha dành cho các chuyên gia và các nhà quản lý khu công nghiệp); Mekong Industry Zone (khu công nghiệp sạch 1.000 ha tại TP Hồng Ngự); Mekong Agro Center (khu nông nghiệp organic, trung tâm nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng và áp dụng công nghệ cao); Mekong Airport (sân bay vận chuyển hàng hóa và khách du lịch); Khu công nghệ AI 2.000 ha

Ong-Nguyen-Thanh-Binh-Chu-tich-UBND-tinh-An-Giang.jpg

Ông Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch UBND tỉnh An Giang
Giai đoạn 1, NovaGroup sẽ tham gia đấu giá trên quỹ đất sạch có sẵn để phát triển dự án Rồng Xanh, Làng nghề Bùi Thanh Thủy và Cồn Chính Sách, vốn đầu tư trên 2 tỉ đô la Mỹ. Toàn bộ lợi nhuận ròng thu được từ dự án Rồng Xanh, NovaGroup dành xây dựng bệnh viện và trường học phi lợi nhuận cho tỉnh Đồng Tháp

Bên cạnh đó, trên phần đất An Giang, NovaGroup sẽ đầu tư khu trường Đại học Quốc tế Phi lợi nhuận và dự án Las Vegas Island 250 ha trên Cồn Chính Sách. Las Vegas Island khi đi vào hoạt động sẽ giúp Tân Châu – Hồng Ngự trở thành điểm đến du lịch biên giới hấp dẫn của khu vực, nơi giải trí và tăng nguồn thu ngân sách. Toàn bộ lợi nhuận của Las Vegas Island NovaGroup sẽ dùng để xây trường học, bệnh viện phi lợi nhuận cho Tinh An Giang

Phát biểu tại lễ kết kết, ông Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, năm 2021 dù chịu nhiều ảnh hưởng từ Covid-19 tuy nhiên tỉnh đã trở lại thành “vùng xanh”, sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư lớn. “Mekong Smart City là bước đi chiến lược khai thác tối đa tiềm năng An Giang cùng các tỉnh đầu nguồn Mekong. Chúng tôi sẽ chỉ đạo hỗ trợ hoàn thiện pháp lý, các chính sách ưu đãi, giúp doanh nghiệp triển khai thành công tổ hợp 6 dự án trên địa bàn thị xã Tân Châu, tạo tiền đề phát triển ra toàn tỉnh”, ông Nguyễn Thanh Bình nói

Ong-Pham-Thien-Nghia-Chu-tich-UBND-tinh-Dong-Thap.jpg

Ông Phạm Thiện Nghĩa – Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp
Còn Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cho biết tỉnh luôn chào đón doanh nghiệp với định hướng “Tiềm năng chúng tôi – Cơ hội của bạn”. Tỉnh có cửa khẩu quốc tế, cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi giao thương quốc tế, phát triển nông nghiệp, phù hợp chế biến nông thủy sản, du lịch, chú trọng xây dựng điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư

“Chúng tôi chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, chào đón và đồng hành cùng doanh nghiệp, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược tạo điểm nhấn cho miền đất sen hồng”, ông Phạm Thiện Nghĩa nói

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhìn nhận định hướng phát triển Mekong Smart City của NovaGroup phù hợp với chiến lược phát triển của tỉnh. Đây là nhà đầu tư uy tín, có tiềm lực, đủ khả năng phát triển thành công dự án, phát triển kinh tế xã hội, du lịch và nâng cao giá trị cuộc sống người dân

Trong khuôn khổ sự kiện, NovaGroup đồng thời ký kết hợp tác với Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đồng hành xây dựng Bệnh viện Quốc tế phi lợi nhuận quy mô 300 – 500 giường tại Khu đô thị Rồng Xanh.NovaGroup cũng ký với Viện Michael Dukakis để hợp tác xây dựng trường đại học Quốc tế phi lợi nhuận tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Triển khai giảng dạy, đào tạo cho sinh viên tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và các khu vực khác
 
Abramovich bị phong toả quyền sở hữu Chelsea
Chính phủ Vương quốc Anh thông báo đóng băng tài sản của chủ sở hữu CLB Chelsea, tỷ phú người Nga Roman Abramovich chiều 10/3

Abramovich nằm trong số bảy nhà tài phiệt Nga bị chính phủ Anh phong toả tài sản, lên tới tổng cộng 15 tỷ bảng (gần 20 tỷ USD). Ông sẽ bị đóng băng các tài sản ở Anh, bị cấm giao dịch với các cá nhân và doanh nghiệp Anh, đồng thời bị cấm nhập hoặc xuất cảnh ở Anh

Abramovich bị trừng phạt do "có mối quan hệ nhiều thập kỷ với Tổng thống Nga Vladimir Putin". Thủ tướng Anh Boris Johnson cho rằng những người ủng hộ Putin "không thể có nơi trú ẩn an toàn ở Anh"

abramovich-jpeg-8746-1646904997.jpg

Tỷ phú Nga Roman Abramovich không còn có thể bán Chelsea

Thư ký bộ Văn hoá Anh - Nadine Dorries - cho biết Chelsea không bị cấm thi đấu. Họ sẽ được cấp "giấy phép đặc biệt" để hoàn thành mùa giải này, chỉ để các nhân viên được trả lương, và những người đã mua vé theo mùa được đến sân xem bóng đá. Giấy phép này sẽ được chính phủ Anh xem xét trong thời gian tới, và họ cũng sẽ làm việc với các nhà chức trách bóng đá về vấn đề này. Giấy phép này có hiệu lực từ hôm nay 10/3, đến hết ngày 31/5/2022. Sau đó chính phủ Anh sẽ xem xét lại các điều khoản trong giấy phép

Chelsea sẽ không được phép mua bán hay gia hạn hợp đồng với cầu thủ. Họ cũng không còn được bán vé theo từng trận, khiến các CĐV đội khách cũng không thể tới Stamford Bridge xem bóng đá. Các cửa hàng bán đồ lưu niệm của đội cũng không được mở cửa. Họ cũng không được phép ký mới hoặc gia hạn hợp đồng với các nhà tài trợ. Ngân sách chi cho từng trận đấu của Chelsea cũng bị giới hạn. CLB chủ sân Stamford Bridge sẽ chịu thiệt hại lớn về tài chính

Bà Dorries viết trên Twitter: "Để đảm bảo Chelsea có thể tiếp tục thi đấu, chúng tôi đang cấp giấy phép đặc biệt để đội bóng có thể ra sân, để nhân viên được trả lương và để những người đã mua vé cả mùa giải được đến đến xem trận đấu. Điều cốt yếu trong việc này là tước quyền sở hữu của Abramovich với Chelsea"

Quyết định từ chính phủ Anh đồng nghĩa Abramovich không thể bán Chelsea như thông báo hôm 2/3 trên trang chủ đội bóng này. Khoản tiền thu được từ việc bán Chelsea sau này sẽ không được trả cho tỷ phú 55 tuổi dù trực tiếp hay gián tiếp

tuchel-jpeg-1646908050-1646908-5069-5769-1646908095.jpg

HLV Thomas Tuchel sẽ không thể chuyển nhượng hay gia hạn hợp đồng với cầu thủ ở Chelsea

Chelsea chưa đưa ra thông báo nào về quyết định của chính phủ Anh chiều 10/3. Họ vẫn được làm khách trên sân của Norwich ở trận bù Ngoại hạng Anh lúc 19h30 hôm nay (2h30 sáng 11/3, giờ Hà Nội)

Abramovich mua Chelsea hè 2003, với giá 140 triệu bảng (gần 190 triệu USD). Kể từ đó, ông đã bơm khoảng 2 tỷ USD cho đội bóng để đầu tư, chiêu mộ cầu thủ. Khoản tiền này được tính vào nợ không lãi suất của Chelsea. Dưới triều đại của Abramovich, Chelsea đã giành 21 danh hiệu, trong đó có năm Ngoại hạng Anh và hai Champions League. Hôm 2/3 ông đã rao bán Chelsea với lời hứa dành toàn bộ lợi nhuận từ việc bán đội bóng để giúp các nạn nhân trong giao tranh ở Ukraine. Ông cũng xoá toàn bộ nợ cho đội bóng, nhưng chưa có nhà đầu tư nào kịp mua lại Chelsea
 
Tầm nhìn Vịnh Vân Phong
Trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới, hầu hết các trung tâm thương mại tài chính lớn đều hình thành từ một thành phố cảng, ví dụ như London, New York, San Francisco, Tokyo, Shanghai, Sidney v.v…

Vịnh Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa), cách Nha Trang 70km về hướng Bắc, là điểm cực Đông của lãnh thổ Việt Nam, và gần nhất với các trục giao thông hàng hải quốc tế. Đây là một vịnh có đê chắn sóng thiên nhiên dài hơn 20km, diện tích mặt nước rộng 43.544 ha, gấp 3 lần vịnh Cam Ranh. Với mức nước sâu từ 20m đến 40m, vịnh Vân Phong là địa điểm đặc biệt có độ nước sâu vượt hơn các cảng quốc tế hiện nay (ví dụ như Yokohama là 16m, kênh đào Suez là 18,9m, eo biển Malacca/Singapore là 21,2m). Nếu được đầu tư trở thành một cảng trung chuyển quốc tế, Vân Phong có thể tiếp nhận tất cả các loại tàu lớn hiện nay và trong tương lai, kể cả các tàu container siêu lớn, tàu khu trục, tàu sân bay, và tàu chở dầu trên 500.000 tấn

a14-1653294531199-1655976241200.jpeg

Khu kinh tế Vân Phong nhìn từ trên cao

Nhiều dịp trò chuyện với các chuyên gia, trong đó có TS Chu Quang Thứ - Nguyên Quyền Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, tôi được biết xây dựng Vân Phong trở cảng trung chuyển quốc tế là ước mơ cháy bỏng lâu nay của ngành Hàng hải và các doanh nghiệp hoạt động liên quan đến lĩnh vực này. Trong góc nhìn của tôi, khi Vân Phong phát huy hết tiềm năng của mình, thành phố cảng Vân Phong sẽ là trung tâm tài chính - kinh tế lớn nhất của Việt Nam. Tất nhiên điều này cần được nhìn về tương lai hàng chục năm với cách làm đột phá và các bước chuẩn bị bài bản. Điều đáng tiếc là đến nay tiềm năng của Vân Phong với tư cách là một tuyến nước sâu hiếm có, vẫn chưa được "đánh thức" đầy đủ

Từ những năm đầu thập niên 2000 đến nay, đã có nhiều nỗ lực của các bên, nhiều văn bản liên quan đến Vịnh Vân Phong được ban hành, song cái đích cảng trung chuyển quốc tế vẫn còn rất xa

Có thể kể đến như quyết định số 92 từ năm 2006 của Thủ tướng, về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh Tế Vân Phong; nêu rõ mục tiêu đưa Vân Phong trở thành khu kinh tế tổng hợp, trong đó cảng trung chuyển container quốc tế giữ vai trò chủ đạo… Vào năm 2007, dự án Cảng Vân Phong đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt và giao cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam làm chủ đầu tư với diện tích 750 ha, gồm 37 bến, chiều dài toàn bến khoảng hơn 12.500m, công suất thiết kế khoảng 17,5 triệu TEU/năm, tổng mức đầu tư 3,6 tỷ USD. Công trình này được kỳ vọng là cảng trung chuyển nước sâu có thứ hạng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Dự án triển khai từ năm 2009, tuy nhiên sau đó đã phải tạm dừng vì nhiều lý do, bao gồm cả ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới

Với cá nhân tôi, từ năm 2003 đã nỗ lực cùng các bên tổ chức cuộc họp giữa Cục Hàng hải Việt Nam, Công ty tư vấn KHM (Mỹ) và đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, để giới thiệu dự án và kêu gọi phía Mỹ đầu tư, hỗ trợ thực hiện nghiên cứu khả thi. Cũng trong năm đó, chúng tôi đã tổ chức đưa một phái đoàn do Đại sứ Mỹ dẫn đầu đến Nha Trang làm việc với Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa. Phía Đại sứ Mỹ tỏ ra rất quan tâm đến tiềm năng của vịnh Vân Phong và đề nghị mời một phái đoàn của Việt Nam qua Mỹ tham quan hệ thống cảng quốc tế của Mỹ, đặc biệt là cảng Oakland, một cảng hỗn hợp dân sự và hải quân Mỹ tại tiểu bang California. Nhưng sau đó các cơ quan không nhất trí được thành phần đoàn đi tham quan, rồi công việc dần bị lãng quên…

Gần 20 năm đã trôi qua, nhiều cơ hội đã bị bỏ lỡ, nhưng tôi vẫn tin tưởng về tương lai của Khu kinh tế Vân Phong và tiềm năng cảng nước sâu tại đây. Nếu chúng ta thực sự "đánh thức" được khu vực này thì triển vọng hợp tác với các đối tác quốc tế là rất lớn - Vân Phong sẽ trở thành một "Singapore" thời đại mới nếu phát triển hết tiềm năng

Quốc hội mới đây đã thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, trong đó dành một điều về phát triển Khu kinh tế Vân Phong, bao gồm: Danh mục ngành, nghề ưu tiên thu hút đầu tư; điều kiện với nhà đầu tư chiến lược… Hai tháng trước, ngày 13/4/2022, Thủ tướng phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Vân Phong được xác định là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực…, với kinh tế biển là nền tảng "có cảng trung chuyển container quốc tế và dịch vụ logistic"…

Có thể kể thêm, quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, bên cạnh ưu tiên phát triển các khu bến cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng), Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu), đã đề cập đến việc nghiên cứu cơ chế chính sách phù hợp phát triển từng bước cảng trung chuyển quốc tế tại Vân Phong nhằm khai thác tiềm năng về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý của khu vực này

Như vậy, yêu cầu "đánh thức" tiềm năng của vịnh Vân Phong vẫn đang được đặt ra và theo tôi, đang ngày càng trở nên cấp bách hơn bởi bối cảnh kinh tế thế giới xoay chuyển rất nhanh. Chúng ta cần xác định "tầm nhìn Vân Phong" là đô thị hiện đại, một thành phố cảng quốc tế, qua đó xác định các bước đi bền vững. Bước đầu tiên là thực hiện quy hoạch tổng thể và báo cáo tác động môi trường. Tiếp theo mới là quy hoạch chi tiết cho cảng trung chuyển, và giai đoạn khởi động

Với tầm nhìn xuyên suốt thế kỷ này và giai đoạn tiếp theo, cùng các bước đi đúng, chắc chắn Vân Phong sẽ chuyển mình và cất cánh
 
Top