What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tương lai của thế giới là ở Vietnam

Chủ tịch WEF: Việt Nam sẽ là cường quốc kinh tế hàng đầu 20-30 năm tới

GS Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tin rằng quy mô nền kinh tế Việt Nam có thể đạt giá trị 2.000 tỷ USD vào năm 2050


wef_1.jpeg

GS Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch WEF chia sẻ tại buổi talkshow sáng 6/10 ở TP.HCM

Sáng 6/10, UBND TP.HCM phối hợp cùng Đại học Hoa Sen tổ chức Talkshow "Kinh tế tri thức - Nền tảng cho tương lai thịnh vượng và hành động của giới trẻ"

Chương trình có sự tham gia của GS Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, cùng khoảng 1.200 người là lãnh đạo các sở, ngành, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp trẻ, doanh nghiệp sáng tạo, công dân trẻ tiêu biểu... trên địa bàn TP.HCM

Phát biểu mở đầu buổi đối thoại, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch TP.HCM cho biết TP đang trong giai đoạn tái cấu trúc để chuyển đổi nền kinh tế, trên cơ sở phát huy yếu tố khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo, kinh tế tri thức. Do đó, chủ đề đối thoại rất thiết thực, hữu ích cho TP.HCM

"Buổi đối thoại này sẽ gợi ý cho TP những định hướng đúng, giải pháp đúng và những người trực tiếp tham dự đối thoại cũng là những người đóng góp cho xây dựng, phát triển TP", ông nói

Chia sẻ trong buổi đối thoại, GS Klaus Schwab nhận định thế giới đang trải qua một giai đoạn căng thẳng. Xu hướng đa dạng hóa theo đó nổi lên, và Việt Nam là một thành tố rất quan trọng

"20-30 năm nữa, chắc chắn Việt Nam sẽ là một trong 40 cường quốc kinh tế quan trọng nhất thế giới. Việt Nam sẽ khiến thế giới ngạc nhiên về năng lực đổi mới của mình", Chủ tịch WEF nhấn mạnh

GS Klaus Schwab cho rằng sự phát triển kinh tế ấn tượng của Việt Nam trong vài thập kỷ qua là minh chứng cho khả năng phục hồi, sự linh hoạt và quá trình hoạch định chính sách có chiến lược

Theo ông, Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, đã và đang định vị mình là một nhân tố quan trọng trong thương mại và sản xuất toàn cầu

Nhà sáng lập WEF nhận định quy mô nền kinh tế Việt Nam có thể đạt giá trị 2.000 tỷ USD vào năm 2050. Điều này dựa vào các yếu tố thực tế là quy mô thị trường lớn với hơn 100 triệu dân, GDP năm 2024 dự kiến đạt 430 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng GDP dao động 6-7% và độ tuổi trung vị của dân số chỉ hơn 30 tuổi

Giáo sư Klaus Schwab nhìn nhận tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện chủ yếu phụ thuộc vào các ngành công nghiệp và xuất khẩu, đặc biệt là các lĩnh vực điện tử, sản xuất

"Tuy nhiên, đến năm 2050, cấu trúc kinh tế và xã hội sẽ thay đổi đáng kể với sự chuyển đổi từ thời đại công nghiệp sang Kỷ nguyên Trí tuệ", Chủ tịch WEF bổ sung
 
Không phải ngẫu nhiên CEO Nvidia chọn Việt Nam là ngôi nhà thứ hai của mình


avatar1733210275470-17332102786781363454146.png

Chủ tịch FPT tin rằng vào kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo, nhiều công ty khác sẽ tiếp tục chọn Việt Nam là ngôi nhà của mình

Tại Hội nghị Tác động Công nghệ Việt Nam (Vietnam Tech Impact Summit 2024 – VTIS) , ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT chia sẻ ba điều quan trọng trong thời đại mới

Thứ nhất về bối cảnh thế giới và vận hội của đất nước, ông Trương Gia Bình cho rằng thế giới đang bước vào giai đoạn lịch sử với nhiều biến đổi chưa từng thấy và một thế thế giới mới dần hiện lên

Trong bối cảnh đó, chúng ta phải ứng xử với tương lai như thế nào? Người lao động có thể đối mặt với tương lai như thế nào khi 75% công việc mà chúng ta đang làm có thể biến mất vì AI thay thế vào 2030? Làm thế nào để chúng ta có sức chống đỡ? Làm thế nào để doanh nghiệp có thể tiếp tục kinh doanh và sống sót qua các bão tố địa chính trị ?

Chủ tịch FPT cho rằng bối cảnh đó có những cơ hội chưa từng có cho Việt Nam. Đó chính là "Vận hội" với cuộc cách mạng mang tên "Chuyển đổi số" mà Tổng bí thư phát biểu trong bài viết vào ngày 2/9 vừa qua. Phát biểu của Tổng bí thư để đánh dấu kỷ nguyên vươn mình của đất nước và Việt Nam có cơ hội đứng ngang hàng các dân tộc tiên tiến thế giới vào 100 năm ngày độc lập của mình

Thứ hai , ông Trương Gia Bình nhấn mạnh về "Thế" và "Lực" của Việt Nam. Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính từng tuyên bố Việt Nam là bến đỗ an toàn của thế giới trong cơn bão địa chính trị

" Quả đúng là như vậy. Việt Nam đã phát triển quan hệ ngoại giao với các cường quốc lớn trên thế giới, kết nối với thị trường bằng những nghị định thương mại cởi mở. Cơ hội đã đến với đất nước, với tất cả chúng ta. Vấn đề lớn nhất là các bạn ở đây hôm nay có nắm lấy cơ hội hay không mà thôi" , lãnh đạo FPT nhận định

Hơn nữa, Việt Nam có vị thế và đang tỏa sáng trên bản đồ công nghệ thế giới. Ngài Narayana Murthy, nhà sáng lập Infosys Technologies đã nói: Ấn Độ và Việt Nam đã có doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm doanh thu vượt 1 tỷ USD. Ấn Độ cũng như Việt Nam có lực lượng cán bộ công nghệ mà nhiều nước mơ không có được

" Không phải phải ngẫu nhiên CEO Nvidia - Jensen Huang chọn Việt Nam là ngôi nhà thứ hai của mình vào thời điểm này. Tôi tin rằng vào kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo, nhiều công ty khác sẽ tiếp tục chọn Việt Nam là ngôi nhà của mình ", ông Bình khẳng định

Không nhiều nơi như Việt Nam khi người ta nói bất kỳ công nghệ mới nào đều có lực lượng kỹ sư phần mềm có thể học và tham gia, đó là AI, edutech, gaming và nhiều thứ nữa

Thứ ba , ông Bình cho rằng dữ liệu là điều quan trọng nhất và nếu được chọn 1 từ để ghi nhớ ông sẽ chọn dữ liệu (Data). Bởi mọi công nghệ đều phát triển quanh dữ liệu. Đây là nguồn tài nguyên quý giá của Việt Nam và là nguyên liệu quan trọng nhất của thế giới mới. Dữ liệu không tuân thủ bảo toàn khối lượng (không giống nguyên lý vật chất)

Vậy làm thế nào để có đủ dữ liệu, để dữ liệu sạch, quyền sở hữu dữ liệu ra sao? Hay nói gọn lại Data why? Chúng ta chưa xác định được và cần phải suy nghĩ thấu đáo về chuyện này

Theo vị lãnh đạo, tất cả dữ liệu các bạn có được, đều có thể biến thành tiền. Dữ liệu là dầu mỏ của tương lai. Ai biết khai thác, chế biến, sử dụng, người đó có thể chiếm lĩnh đỉnh cao mới
 
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình hỏi “Ông nghĩ thế nào về tương lai của Việt Nam”


Ông Jensen Huang trong lần đầu đến Việt Nam vào tháng 12/2023

Theo Chủ tịch Tập đoàn FPT, cơ hội lớn nhất cho Việt Nam là nước ta đang trở thành điểm đến đầu tư an toàn nhất từ khắp nơi trên thế giới. "Nếu đã là công nghệ cao, điểm chọn đầu tiên sẽ là Việt Nam. Bởi vì nguồn nhân lực của Việt Nam trở nên hấp dẫn. Người ta xây dựng những viện nghiên cứu tại Việt Nam, bởi người Việt Nam đã có những nghiên cứu rất thành công. Người ta cũng biết rằng Việt Nam bấy lâu nay được biết đến là dân tộc thích học toán và học toán giỏi. Đây là những điểm vượt trội của Việt Nam ", ông Trương Gia Bình nhấn mạnh

Người đứng đầu Tập đoàn FPT cho biết, Nvidia là một công ty rất đặc biệt. Họ không chọn những người bình thường. Họ chọn những người xuất sắc nhất và Việt Nam chúng ta được chọn

Ông Trương Gia Bình cho biết, tại hội thảo về trí tuệ nhân tạo tại Nhật Bản tháng trước, Nvidia đánh giá FPT là một trong bốn đối tác ưu tiên hàng đầu trên thế giới. Nvidia cũng công bố FPT là công ty duy nhất đến nay cung cấp đồng thời cả nhà máy AI và dịch vụ chuyển đổi AI, tức là làm cả hạ tầng và dịch vụ để phục vụ khách hàng

"Các công ty khác hiện nay cung cấp cho khách hàng hoặc máy móc hoặc sản phẩm, nhưng không cung cấp người để giải quyết bài toán. FPT đã tạo ra sự khác biệt quan trọng nhất. Đó là cùng khách hàng sáng tạo, sản xuất, cùng chuyển đổi AI và đây là cái không có ai đang làm", Chủ tịch Tập đoàn FPT cho biết

Nvidia hiện nay tập trung vào công nghệ lõi trong lĩnh vực dữ liệu. Sau một năm, dữ liệu của nhân loại tăng gấp đôi. Điều này có nghĩa là năng lực tính toán của AI cũng phải tăng gấp đôi và thậm chí theo Nvidia thì phải tăng gấp 4 lần

Chủ tịch Tập đoàn FPT cho biết, Nvidia rất cần những người như FPT. Bởi không phải ai cũng có tiền để mua thiết bị hay xây dựng một đội ngũ trí tuệ nhân tạo cũng như kinh nghiệm để làm việc này. Do đó rất cần những công ty như FPT khi đã làm cho chính mình, ra được những kết quả cụ thể, triển khai cho nhiều đơn vị khác. Đây là lõi hợp tác và cũng là lý do mà FPT học các chứng chỉ của Nvidia để thông thạo về công nghệ của hãng chip này

Ngoài ra, Nvidia thực chất là đem những công cụ của mình vào tất cả các ngành. FPT thì lại có rất nhiều ngành như giáo dục, bán lẻ, dược phẩm…

"Hợp tác giữa FPT và Nvidia là gần như trên tất cả mọi phương diện của FPT. Bản thân FPT cũng cố gắng vươn nhiều hơn nữa vào những lĩnh vực mà Nvidia đang bao phủ", ông Trương Gia Bình khẳng định

"Chúng tôi 'đặt cược' với AI"


Ông Trương Gia Bình khẳng định FPT đang "đặt cược" vào AI

Theo ông Trương Gia Bình, khi nói FPT đặt cược vào AI có nghĩa là niềm tin thành công của FPT cao hơn rất nhiều, Trước đây, khi quyết định ra toàn cầu, FPT không gọi là "đặt cược" vì biết có thể thất bại, đồng thời lường trước là vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, bây giờ FPT dùng từ này bởi tin rằng đây là quyết định đúng đắn nhất

Ông Trương Gia Bình lý giải, thứ nhất, các tập đoàn lớn hiện nay đều đang đầu tư vào AI, với mức độ có thể gấp đôi sau mỗi năm, đồng thời ở quy mô hàng trăm tỷ USD. Trên thực tế, Nvidia cũng trở thành doanh nghiệp hơn 3.000 tỷ USD và sản xuất không kịp cung cấp cho thị trường. Việc này là do nhu cầu ở khắp nơi. "Rất nhiều quốc gia phải chờ đợi mà không được, nhưng Việt Nam đã có", ông Trường Gia Bình nhấn mạnh

Thứ hai, "cược" ở đây tức là làm ngược. Trước kia, khi đầu tư phần mềm, FPT bắt đầu từ nghiên cứu thị trường và tiến hành tính toán thật cẩn trọng về việc ai sẽ đặt hàng, đặt hàng bao nhiêu và trong bao lâu. Thế nhưng, với AI, làm thế sẽ chậm. "Chúng tôi làm ngược lại. Đó là chuẩn bị hạ tầng trước và thị trường sau. Đây là đánh cược và chúng tôi tin tưởng mọi thứ trong tương lai đều sẽ là AI"

AI không cướp việc của ai

Theo ông Trương Gia Bình, trong bối cảnh AI bùng nổ như hiện nay, mỗi người chúng ta cần phải thay đổi nhận thức. AI sẽ không cướp việc của ai và chỉ có những người giỏi AI mới lấy việc của những người còn lại

"Người Việt nên giỏi AI và không chỉ làm trong nước mà còn cho cả thế giới. Hôm nay, mọi việc có thể trở nên vô cùng dễ dàng là nhờ AI. Viết văn, làm toán, hay thậm chí viết kịch, AI đều có thể hỗ trợ cho bạn được. Thế nhưng đến ngày mai, khi ai cũng biết dùng AI và còn dùng giỏi hơn thì tất cả những thứ mà bạn đang làm sẽ chẳng có ai quan tâm"

Do đó, chúng ta cần chuẩn bị gì cho tương lai? "Đó là học . Cả người và doanh nghiệp đều phải học", ông Trương Gia Bình khẳng định

Mới đây, trang bị siêu chip Nvidia GPU H100 tiên tiến bậc nhất thế giới đã tới Việt Nam. Đây là "quả ngọt" sau cú bắt tay của FPT với Nvidia, đồng thời khẳng định cam kết của ông Jensen Huang - nhà sáng lập, CEO Nvidia là "biến Việt Nam thành "ngôi nhà thứ hai" của Nvidia"

Đặc biệt, theo kế hoạch, nhà máy AI đầu tiên của FPT tại Việt Nam được trang bị hàng nghìn chip đồ họa Nvidia GPU H100, sẵn sàng cung cấp dịch vụ vào tháng 1/2025
 
Top