What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tương lai của thế giới là ở Vietnam

Vietnam đe dọa ngôi vương của Trung Quốc
Apple và Google, trước đó nữa là Samsung - những gã khổng lồ công nghệ đã và đang mở rộng hoạt động tại quốc gia Đông Nam Á sở hữu tốc độ phát triển kinh tế đáng ngưỡng mộ này

Nằm giữa những ngọn đồi trập trùng với cảnh quan thiên nhiên ấn tượng của các cánh đồng chè ở miền Bắc Việt Nam, các binh đoàn công nhân nhà máy đang bận rộn làm ra các sản phẩm cho các gã khổng lồ công nghệ hàng đầu như Apple, Samsung, LG Electronics và Microsoft. Hàng ngũ của họ đang tăng lên nhanh chóng mỗi ngày, bổ sung thêm cho lực lượng lao động vốn đã mạnh mẽ phục hồi hoạt động từ cuối năm 2021 trở lại đây

Thất vọng với việc Trung Quốc gián đoạn các hoạt động sản xuất để thi hành chính sách "zero-COVID", các nhà sản xuất đang tìm kiếm những giải pháp thay thế cho nền kinh tế lớn nhất và là trung tâm sản xuất số 1 của thế giới. Việt Nam - với nguồn nhân công rẻ, vị trí địa lý gần Trung Quốc và môi trường chính trị ổn định - là phương án hàng đầu

“Đối với rất nhiều công ty, họ vốn đã phải chịu đựng chiến tranh thương mại, gồng gánh khi chi phí lao động tăng cao và sau đó chật vật vượt qua sự đổ vỡ của chuỗi cung ứng trong đại dịch. Nhưng chính sách “zero-COVID” thực sự đã trở thành giọt nước tràn ly”, theo Greg Poling, giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS)

“Việt Nam không phải là nơi duy nhất mà các công ty đa quốc gia đang tìm cách đa dạng hóa để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, nhưng Việt Nam có lẽ là nơi thành công nhất”

APPLE, GOOGLE VÀ SAMSUNG ĐỀU ĐANG THÚC ĐẨY NHỮNG HOẠT ĐỘNG TẠI QUỐC GIA CỘNG SẢN NÀY

Foxconn và Luxshare Precision Industry là hai trong số các nhà cung cấp quan trọng nhất của Apple, hiện đang đàm phán để lần đầu tiên sản xuất Apple Watch và Macbook tại Việt Nam. Để hỗ trợ cho kế hoạch mở rộng này, Foxconn đã công bố kế hoạch đầu tư 300 triệu USD vào một nhà máy mới rộng 50,5 ha ở Bắc Giang, một tỉnh phía bắc cách Hà Nội khoảng 50km (31 dặm)

Theo phân tích của JPMorgan vào tháng trước, sản lượng các sản phẩm khác của Apple tại Việt Nam cũng sẽ tăng lên - 65% AirPods, tai nghe không dây đặc trưng của hãng - sẽ được sản xuất ở đó vào năm 2025. Trong khi đó, Google dự kiến bắt đầu sản xuất điện thoại thông minh Pixel tại Việt Nam từ năm 2023, trong khi Samsung dự kiến bắt đầu sản xuất linh kiện bán dẫn vào mùa hè năm sau tại một nhà máy rộng lớn ở tỉnh Thái Nguyên

Albert Tan, phó giáo sư tại Học viện Quản lý Châu Á ở Manila (Philippines) nói với Al Jazeera: “Hiện tại ở Trung Quốc quá đắt đỏ. Vấn đề là các vụ lockdown diễn ra không thể đoán trước và quá thường xuyên. Nhiều nhà máy do đó đang chuyển đến Việt Nam”

Tan cũng cho rằng, với những chính sách đúng đắn, Việt Nam có thể trở thành “cường quốc sản xuất” tiếp theo ở châu Á. Tuy nhiên, Tan cũng nhấn mạnh về những thách thức mà quốc gia cộng sản có thể phải đối mặt “như vấn đề Việt Nam có thể tiếp nhận tất cả các loại hình sản xuất từ Trung Quốc và xây dựng năng lực của chính họ với tốc độ như thế nào”

Việt Nam đã là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trước khi nổi lên như một trung tâm sản xuất công nghệ. Nhiều chuyên gia không ngần ngại gọi đó là một “phép màu kinh tế” sau khi quốc gia này thực hiện các cải cách kinh tế tự do được gọi là Đổi mới vào cuối những năm 1980

Sau khi các đợt lockdown nghiêm ngặt vì đại dịch Covid gây ra sự suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ vào năm ngoái, Việt Nam đã chính thức chuyển từ “zero Covid” sang sống chung với dịch sau khi triển khai hàng loạt chiến dịch tiêm chủng với tốc độ và độ phủ thuộc top đầu thế giới. WB đã dự báo nền kinh tế Đông Nam Á sẽ tăng trưởng 7,2% trong năm nay - tăng từ mức t2,6% của năm ngoái - so với mức tăng trưởng được dự báo là 2,8% của Trung Quốc

Phần lớn sự tăng trưởng đó đến từ hoạt động xuất khẩu: trong sáu tháng đầu năm 2022 đạt 186 tỷ USD - tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm ngoái

Trong khi các chính sách Covid của Trung Quốc đã làm mất lòng tin của các nhà đầu tư, các nhà phân tích vẫn theo dõi sự trỗi dậy của Việt Nam từ rất lâu, thậm chí trước cả khi đại dịch diễn ra

David Dapice, chuyên gia kinh tế của Chương trình Việt Nam tại Trường Harvard, nói với Al Jazeera: “Việt Nam đã nhận được một lượng lớn FDI kể từ khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc bùng phát, bên cạnh đó là chi phí lao động tại các nhà máy của Trung Quốc cũng bắt đầu tăng nhanh chóng”

CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI

Việt Nam đã đạt được những bước tiến trong việc mở cửa thương mại và khuyến khích đầu tư trong những năm gần đây. Quốc gia cộng sản này đã tham gia tới 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 6 FTA với các đối tác khu vực thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Eddie Han, nhà phân tích cấp cao của Isaiah Research tại Đài Loan, nói với Al Jazeera

“Việt Nam đã ký rất nhiều FTA với nhiều quốc gia nên hải quan rất tốt. Việc đưa linh kiện từ Trung Quốc đại lục về Việt Nam rất dễ dàng. Họ đạt được sự thuận lợi cả về đường bộ lẫn đường thủy”

Nhà phân tích của CSIS là Polling cho biết Việt Nam đã hình thành những bản sắc kinh doanh đặc trưng khi so với các đối thủ cạnh tranh như Indonesia và Philippines thông qua các lựa chọn chính sách thân thiện với doanh nghiệp và sự ổn định chính trị

“Những gì Việt Nam đã làm để vượt lên trên hai đối thủ cạnh tranh đó là họ đã tăng cường sự dễ dàng cho hoạt động kinh doanh một cách có mục đích. Nếu một nhà đầu tư nước ngoài ký hợp đồng 30 năm với Việt Nam, họ có thể khá chắc chắn rằng hợp đồng đó sẽ phát huy giá trị sau 30 năm kể từ bây giờ, điều rất khó hoặc gần như không xảy ra ở Indonesia hay Philippines”, theo Polling

Ngoài các thiết bị công nghệ như iPhone, Việt Nam cũng ngày càng trở nên quan trọng trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn, vốn liên quan đến quá trình sản xuất phức tạp hơn đối với các ngành hàng hóa khác

Năm ngoái, Intel đã đầu tư 475 triệu USD vào địa điểm lắp ráp và thử nghiệm chip lớn nhất của mình tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vào tháng 8, Roh Tae-Moon, Giám đốc điều hành của bộ phận di động Samsung Electronics, thông báo rằng công ty Hàn Quốc sẽ đầu tư 3,3 tỷ USD vào sản xuất linh kiện bán dẫn tại nhà máy ở Thái Nguyên vào tháng 7/2023. Synopsys, một công ty phần mềm thiết kế chip của Mỹ, cùng tháng đó đã công bố việc sẽ chuyển đầu tư và đào tạo kỹ sư sang Việt Nam

“Điều thú vị đối với tôi là sự gia tăng giá trị xuất khẩu ở khía cạnh công nghệ của Việt Nam,” Craig Martin, Chủ tịch công ty quản lý tài sản Dynam Capital có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết

Theo ông, khi nói về động thái sản xuất linh kiện bán dẫn của Samsung tại Việt Nam, “Doanh thu trong quá trình lắp ráp của bạn càng phức tạp và khó khăn hơn thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài càng trở nên khó khăn hơn. Sự tiến triển trong việc nâng cao chuỗi giá trị hàng xuất khẩu là một tin tốt”

Tuy nhiên, một số nhà quan sát vẫn nghi ngờ về việc Việt Nam có thể tiến xa như thế nào với tư cách là một trung tâm sản xuất công nghệ cao. Lực lượng lao động của Việt Nam chỉ bằng một phần nhỏ so với quy mô của Trung Quốc và ít kỹ năng hơn so với các nước đồng nghiệp châu Á như Hàn Quốc và Nhật Bản. Tham nhũng, bất chấp các biện pháp trấn áp của chính quyền và nâng cao nhận thức, vẫn còn phổ biến và nghiêm trọng

Một chuyên gia cho biết một trong những điểm thu hút chính của Việt Nam - lao động giá rẻ - chỉ có thể tồn tại thêm một thời gian không lâu nữa vì khi nền kinh tế phát triển, tiền lương chắc chắn cũng sẽ tăng
 
Kỹ sư IT nước ngoài chạy đua 60 ngày cho 'giấc mơ Mỹ'
Làn sóng cắt giảm nhân sự buộc nhiều kỹ sư công nghệ đến Mỹ theo diện visa H-1B phải chạy đua với quy định "60 ngày" nếu muốn ở lại

Theo dữ liệu từ Layoffs.fyi, tính riêng trong tháng 11, có hơn 50.000 nhân viên công nghệ mất việc. Bất kỳ ai rơi vào cảnh thất nghiệp cuối năm đều khó khăn, nhưng lao động nước ngoài đến Mỹ bằng visa H-1B sẽ vất vả hơn cả. Các công ty không quy định tỷ lệ cắt giảm riêng đối với nhân viên ngoại quốc. Nhưng trên LinkedIn và các mạng xã hội việc làm, từ khóa "sa thải H-1B" trở thành chủ đề thu hút hàng nghìn người tham gia. Nhiều người lo lắng việc sẽ bị trục xuất khỏi Mỹ, số khác phải tranh giành lượng công việc ít ỏi ở để ở lại

H-1B là visa được cấp cho du học sinh, chuyên gia có tay nghề cao và gia đình đến Mỹ để sinh sống. Trong nhiều năm, Thung lũng Silicon dựa vào chính sách visa này để thu hút hàng chục nghìn tài năng khắp thế giới. Nhưng nếu không may mất việc, những người này phải nhanh chóng tìm việc mới trong vòng 60-90 ngày hoặc bị trục xuất. Quy định đang tạo thêm một gánh nặng lên vai hàng chục nghìn kỹ sư nước ngoài nằm trong diện sa thải

H-1B-3901-1670113256.jpg

Nhân sự công nghệ đến Mỹ theo diện visa H-1B đối mặt nhiều khó khăn trước làn sóng sa thải

Luật sư Sophie Alcorn, phụ trách thị thực cho kỹ sư công nghệ tại Thung lũng Silicon, cho biết: "Lợi thế và may mắn của Mỹ là thu hút được nguồn nhân tài khắp thế giới. Nhưng giờ chính nhóm kỹ sư này đang phải vật lộn để chống lại quy định 60 ngày. Nếu không có việc mới, họ và gia đình phải rời đi. Đây là giai đoạn căng thẳng"

Để bảo vệ nhóm kỹ sư nước ngoài trong diện cắt giảm, Amazon cho họ 60 ngày để tìm một vị trí mới trong công ty trước khi bị đề nghị thôi việc. Trong năm tài chính 2021, Amazon là công ty có nhiều visa H-1B được chấp thuận nhất với 6.182 trường hợp. Các công ty trong top đầu khác còn có Google, Microsoft, Meta, IBM...

Một cựu nhân viên Amazon bị sa thải trong tháng 11 cho biết, dù được cho 60 ngày để tìm vị trí mới, quản lý khuyên anh nên nộp hồ sơ ở nơi khác. Amazon đang cắt giảm mạnh nên cơ hội ở lại rất thấp

Sau thông báo cho 11.000 nhân sự thôi việc, Meta cho biết người vướng thị thực H-1B sẽ được "hỗ trợ tận tâm" bởi đội ngũ pháp lý. Nhưng Bloomberg dẫn lời các cựu nhân viên công ty rằng việc hỗ trợ không hữu ích. Mọi việc trở nên tồi tệ hơn khi hàng loạt công ty lớn đồng loạt đóng băng tuyển dụng và sa thải quy mô lớn

Sophie Alcorn, người sáng lập Alcorn, nói với Sfchronicle rằng nhiều tài năng công nghệ đến Mỹ được 5-10 năm theo diện visa H-1B, có nhà riêng, con cái là công dân Mỹ đang theo học trường công lập địa phương. Khi thất nghiệp, cả gia đình họ bị đặt vào tình trạng nguy hiểm, không chỉ là công việc và đồng lương mà còn là vấn đề an sinh xã hội

Theo CNBC, so với lao động bản địa, kỹ sư ngoại quốc vốn đã phải trải qua một năm vất vả khi lạm phát gia tăng và cắt giảm việc làm liên tục diễn ra. Trước đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đã cởi mở hơn với nhóm lao động nhập cư khi bãi bỏ lệnh cấm của cựu tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên trong tình thế khó khăn hiện tại, rất khó cho những người này trông mong vào chính sách hỗ trợ của chính phủ

Một kỹ sư giấu tên vừa bị công ty giải trình gene Illumina sa thải nói với CNBC rằng anh sẵn sàng làm việc cho công ty nào hỗ trợ visa. Trong trường hợp không tìm được, anh sẽ đăng ký đi học để kéo dài thời gian ở Mỹ. Tuy nhiên, việc vay vốn sinh viên cũng là thách thức lớn. Người này kể, ước mơ lớn nhất của anh từ thời sinh viên là gia nhập Illumina, định cư ở Mỹ và mua một ngôi nhà

"Giờ đây, ngay cả việc làm sao có được một công việc cũng là giấc mơ lớn. Tôi đang tìm mọi cách để ở lại Mỹ mà không phải chìm sâu vào nợ nần. Chỉ trong vài tháng, mọi chuyện diễn ra quá đột ngột", anh nói
 
Tương lai của thế giới là ở Vietnam
Nhân dịp kỷ niệm quan hệ 10 năm, sẽ không có cách nào để "ăn mừng" tốt hơn là 52 doanh nghiệp Mỹ đến Việt Nam, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cho biết


Buổi họp báo sự kiện đoàn doanh nghiệp Mỹ tới Việt Nam

Hơn 50 doanh nghiệp Mỹ bao gồm các lĩnh vực từ thực phẩm, đồ uống, dịch vụ số, dịch vụ sáng tạo, hàng không quốc phòng… đã đến Việt Nam để thảo luận về các cơ hội đầu tư

Điều này đã thể hiện cho niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp Mỹ vào Việt Nam nhân 10 năm quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia, ông Ted Osius, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN nói

Chiều 21/3, buổi họp báo về sự kiện này đã diễn ra tại Hà Nội

Chủ trì cuộc họp báo là Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper cùng 2 người từng giữ chức Đại sứ Mỹ tại Việt Nam. Đó là Nguyên Đại sứ Ted Osius nay là Chủ tịch và Tổng Giám đốc USABC, cùng Nguyên Đại sứ Michael Michalak, nay là Phó Chủ tịch cấp cao và Giám đốc Điều hành khu vực USABC

Ông Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc Điều hành khu vực kiêm Trưởng Đại diện tại Việt Nam cùng một số doanh nghiệp tham gia phái đoàn cũng tham dự

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper cho rằng, đây là thời điểm rất ấn tượng khi lần đầu tiên 3 đại sứ của Mỹ cùng có mặt trong một sự kiện

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác chiến lược, sẽ không có cách nào để "ăn mừng" tốt hơn là 52 doanh nghiệp Mỹ đến Việt Nam, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cho biết

“Chúng tôi thấy được đây là quan hệ nhiều tiềm năng, quan hệ giữa hai quốc gia đang được sâu sắc hơn, thương mại Mỹ Việt đã tăng trưởng hơn 360 lần. Chúng tôi rất tự hào về quan hệ giữa hai quốc gia cũng như doanh nghiệp”, ông Marc Knapper cho biết

Về các lĩnh vực hợp tác, ông Marc Knapper cho biết, ngoài lĩnh vực hàng không, quốc phòng thì nông nghiệp cũng là một lĩnh vực để hợp tác và phía Mỹ mong muốn tiếp tục đối thoại thêm về nhiều vấn đề

Thông tin về các vấn đề các doanh nghiệp Mỹ muốn trao đổi, ông Ted Osius cho biết, chính phủ Việt Nam rất có thiện chí khi gặp gỡ các thành viên và tìm cách giải quyết vấn đề


"Hôm nay, chúng tôi đã có một cuộc họp, trong đó có 17 khuyến nghị được đưa ra và đã được hồi đáp. Cuộc họp tiếp theo, 14 kiến nghị khác cũng được trả lời. Điều này không phải lúc nào cũng xảy ra trong quá khứ. Tôi đang thấy là một tinh thần sẵn sàng khắc phục sự cố khi chúng tồn tại. Và sự quan tâm đến những cơ hội không chỉ là cam kết", ông nói

Theo Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, thảm đỏ đã được trải ra

Các cuộc họp đã được lên lịch với một số vị lãnh đạo cấp cao của Việt Nam ngày mai, điều đó cho thấy mức độ cam kết thực sự mà chính phủ Việt Nam sẽ hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp Mỹ, ông Marc Knapper nói

Ông Michael Michalak, Phó Chủ tịch cấp cao và Giám đốc Điều hành khu vực USABC cho biết, đoàn không chỉ nhận được phản hồi cho tất cả các đề xuất, mà phần lớn các phản hồi đều tích cực

"Chúng tôi thích cách chính phủ sẵn sàng thảo luận", ông nói thêm

Lý giải về chuyến đi Việt Nam "lớn nhất từ trước đến nay" của đoàn doanh nghiệp Mỹ, ông Ted Osius thừa nhận, đây là dấu hiệu của làn sóng dịch chuyển đầu tư sang Asean

Nhiều nơi trên thế giới lo ngại về suy thoái kinh tế nhưng Việt Nam tăng trưởng hơn 8% trong năm qua. Các nơi đang nhìn vào Việt Nam, như một điểm đến cho sự phát triển và cơ hội, ông nói

Còn theo ông Michael Michalak, một nguyên nhân khác nữa là đại dịch Covid-19 xảy ra đã mang lại làn sóng quan tâm ngày càng tăng từ phía các công ty Mỹ đối với ASEAN

Nhu cầu đa dạng hóa chuỗi cung ứng một lần nữa đưa nhiều người hơn đến Đông Nam Á, ông nói thêm

Phát biểu tại họp báo, ông Rafael Frankel, Giám đốc chính sách công khu vực Nam Á và Đông Nam Á của Công ty Meta cho rằng, 30 năm qua, Việt Nam là một nền kinh tế thực sự chuyển đổi. Doanh nhân này cho biết: "Kinh tế số Việt Nam đã phát triển rất ấn tượng và chúng tôi mong muốn được góp phần vào quá trình này. Trong cuộc thi đổi mới doanh nghiệp tại Việt Nam, đã có hơn 20.000 doanh nghiệp Việt Nam tham dự. Tương lai của chúng ta cực kỳ sáng tạo. Chúng tôi mong muốn Việt Nam có thể duy trì mô hình kinh tế mở như vậy để duy trì tăng trưởng kinh tế số trong 20 - 30 năm tới"
 
Hôm nay, hàng loạt 'gã khổng lồ' Mỹ 'đổ bộ' Việt Nam tìm kiếm cơ hội làm ăn

untitled-5-3980.jpg

Theo kế hoạch, từ ngày 21 đến ngày 23-3, 50 doanh nghiệp lớn của Mỹ sẽ đến Việt Nam để thảo luận về các cơ hội đầu tư, kinh doanh

Đoàn doanh nghiệp FDI có quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Đoàn doanh nghiệp Mỹ đến Việt Nam lần này được đánh giá là lớn nhất từ trước đến nay với 50 doanh nghiệp, hoạt động trên lĩnh vực, từ quốc phòng, dược phẩm, công nghệ, bán dẫn, tài chính, năng lượng, giải trí. Trong đó, có những tên tuổi lớn đã đầu tư sản xuất tại Việt Nam như: Coca-Cola, PepsiCo, Apple, Intel, General Electric, Visa, Citi Group...


Apple Park được đánh giá là một trong những công trình đắt tiền nhất thế giới

Đáng chú ý, danh sách đoàn doanh nghiệp Mỹ lần này còn có sự góp mặt của những "gã khổng lồ" như: Boeing, SpaceX, Netflix, Pfizer, Abbott, Meta, Amazon

Theo kế hoạch, đoàn doanh nghiệp Mỹ tới Việt Nam để thảo luận về các cơ hội đầu tư và hợp tác kinh doanh theo chương trình của Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) tổ chức tại Hà Nội

Ông Vũ Tú Thành, đại diện USABC, cho biết một số công ty đánh giá Việt Nam là một trung tâm sản xuất và cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng ngày càng phát triển với mức tăng trưởng kinh tế đạt hơn 8% năm 2022


Trong số này có SpaceX, công ty đang tìm kiếm thị trường dịch vụ Internet vệ tinh tại Việt Nam và các nước trong khu vực. Hay công ty cung cấp dịch vụ xem phim trực tuyến Netflix cũng đang có kế hoạch mở văn phòng tại Việt Nam

Mới đây, trong cuộc họp mới đây với lãnh đạo TPHCM, ông James Ollen, Giám đốc điều hành Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ (AmCham) tại TPHCM, cho biết các doanh nghiệp Mỹ tại TPHCM đều có cái nhìn lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế liên tục trong năm 2023 và trong thời gian tới

Điểm sáng đầu tư của châu Á

"Trong mắt các nhà đầu tư Mỹ, Việt Nam là điểm đến hàng đầu của các công ty đa quốc gia đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Ở đây còn có một thị trường tiêu dùng bùng nổ, với thị trường hạng sang và tầng lớp trung lưu rộng tăng nhanh, sẵn sàng chi tiêu cao. Đây cũng là một điểm đến hàng đầu của du khách và nhiều thành phố đang trên đà trở thành trung tâm khởi nghiệp năng động nhất châu Á", ông James Ollen chia sẻ

Có mặt tại TP.HCM những ngày đầu tháng 3-2023, ông Lawrence D. Bushnell, Chủ tịch tập đoàn Gratia Dei Seafoods (bang Alaska) - cho biết chưa bao giờ các doanh nghiệp Mỹ dành sự quan tâm nhiều cho Việt Nam như hiện nay


"Những năm trước đây, doanh nghiệp Mỹ thường tìm kiếm cơ hội tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan... Nhưng hiện nay Việt Nam là thị trường được đánh giá nhiều tiềm năng nhất với sự phát triển kinh tế ổn định. Với thị trường 100 triệu dân, thu nhập người dân ngày càng cải thiện, thị trường tiêu dùng nội địa là mục tiêu chinh phục của bất kỳ doanh nghiệp Mỹ nào", ông Lawrence D. Bushnell cho biết

Đại diện của AmCham cũng nhận định các doanh nghiệp Mỹ rất quan tâm đến môi trường đầu tư tại Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực tăng trưởng xanh. Đến nay, đã có hàng tỷ USD từ Mỹ đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực điện khí, hạ tầng cảng biển, logistics…

Quy mô đầu tư không ngừng gia tăng

Tính đến 20-12-2022, tổng vốn đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam đạt 11,42 tỷ USD với 1.216 dự án, Mỹ hiện xếp thứ 11 trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam

Một trong những điển hình thành công khi đầu tư vào Việt Nam là Intel với nhà sản xuất thiết bị chất bán dẫn lớn nhất thế giới (tổng vốn gần 1,5 tỷ USD). Hiện Intel Products Việt Nam là nhà máy lắp ráp và kiểm định lớn nhất trong mạng lưới Intel toàn cầu và là một trong 10 cơ sở sản xuất của Intel trên toàn thế giới


Năm 2022, Coca-Cola công bố sẽ đầu tư xây dựng nhà máy thứ tư với tổng cộng 136 triệu USD (tương đương hơn 3.100 tỷ đồng) tại Long An. Đây cũng là nhà máy lớn nhất của Coca-Cola tại Việt Nam, áp dụng mô hình nhà máy thông minh, các kỹ thuật hiện đại

Chia sẻ với báo chí về sự kiện này, đại diện Bộ Công Thương, cho biết đoàn doanh nghiệp Mỹ sẽ có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của Bộ để bàn thảo các nội dung và triển vọng thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, năng lượng...

Lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng bên cạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, tiềm năng hợp tác giữa 2 nước trong các lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số và hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng sạch và bền vững cũng rất có triển vọng trong tương lai

Theo Tổng Lãnh sự Mỹ tại TPHCM, năm 2023, Việt Nam và Mỹ chào mừng 10 năm quan hệ Đối tác toàn diện. Thương mại nông nghiệp song phương của 2 quốc gia đã tăng gấp đôi từ hơn 4 tỷ USD năm 2011 lên gần 10 tỷ USD năm 2022 và đang tiếp tục ghi nhận những dấu mốc mới.
 
Tương lai kinh tế thế giới nằm ở Châu Á
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 7-9 khẳng định phương Tây đang thất bại vì chiến lược hung hăng nhằm cô lập Nga - từ xung đột Nga - Ukraine - bằng lệnh trừng phạt đang khiến kinh tế toàn cầu tổn hại

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông ở TP Vladivostok - Nga, ông chủ Điện Kremlin nhấn mạnh làn sóng trừng phạt của phương Tây đã thay thế đại dịch Covid-19 để trở thành mối đe dọa chính đối với kinh tế thế giới

Nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập kinh tế Nga - một trong những nhà sản xuất tài nguyên thiên nhiên lớn nhất thế giới - đã đẩy kinh tế thế giới vào trạng thái chưa từng thấy, với giá thực phẩm và năng lượng tăng phi mã. Nỗ lực này cũng khiến Nga chịu nhiều tổn thương

24-z3703138984359343e11e35b14e850c6c6a7b99c70d6a7-16625606752951071023618.jpg

Tổng thống Vladimir Putin phát biểu tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế Phương Đông 2022

Tổng thống Putin nói rằng phương Tây đang cố áp đặt tư tưởng của họ lên thế giới nhưng quyền lực của họ đang suy giảm và châu Á mới là tương lai của kinh tế toàn cầu

Dù thừa nhận một vài khó khăn ở một số vùng và lĩnh vực công nghiệp, Tổng thống Putin nhấn mạnh cô lập Nga là nhiệm vụ "bất khả thi" và Moscow sẽ chống lại nỗ lực của phương Tây nhằm gạt Nga ra khỏi trường quốc tế. Ông chủ Điện Kremlin đồng thời tuyên bố Moscow đã nhìn thấy những cơ hội mới trong việc gia nhập thị trường Trung Đông và Iran
 
Ngoại trưởng Mỹ khởi công tòa đại sứ 1,2 tỷ USD tại Việt Nam
Ngoại trưởng Mỹ Blinken tham gia lễ khởi công khu phức hợp đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội trị giá 1,2 tỷ USD, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam

"Sự kiện này đã được chuẩn bị trong nhiều năm, là kết quả đỉnh cao có được nhờ sự gắn kết tận tâm và sáng tạo giữa rất nhiều nhà ngoại giao Việt Nam và Mỹ", Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu sáng 15/4 tại lễ khởi công khu phức hợp đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội

Tòa đại sứ mới của Mỹ sẽ được xây dựng tại lô D30, đường Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội trong dự án có tổng ngân sách 1,2 tỷ USD, với thời hạn thuê đất 99 năm

2-1681529390-3094-1681529597.jpg

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu tại lễ khởi công khu phức hợp đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội sáng 15/4

Ngoại trưởng Blinken cho biết khi đến thăm Hà Nội với tư cách Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ cách đây vài năm, ông đã chứng kiến nỗ lực của Việt Nam và Mỹ nhằm phối hợp tìm đất cho khu phức hợp này. Ông nhấn mạnh trụ sở mới của đại sứ quán Mỹ thể hiện bước tiến to lớn nữa trong tăng cường quan hệ đối tác quan trọng giữa hai quốc gia và nhân dân hai nước

"Năm 1995, khi Việt - Mỹ bình thường hóa quan hệ, đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội có chưa đầy 30 nhân viên. Nhưng nay, nhiều thứ đã thay đổi, quan hệ Việt - Mỹ đã phát triển mạnh mẽ hơn, đội ngũ nhân viên sứ quán đã tăng lên hơn 600 người", ông nói

Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội hiện nay có trụ sở tại số 7, đường Láng Hạ, quận Ba Đình. Ông Blinken nhấn mạnh trong 27 năm qua, đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực song phương nhằm tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, y tế, chuyển đổi năng lượng sạch, thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng và giải quyết hậu quả chiến tranh

Tòa nhà mới của đại sứ quán Mỹ sẽ cao 8 tầng và đủ lớn để tập hợp toàn bộ nhân sự của cơ quan này. Số quầy làm thủ tục lãnh sự cũng tăng gấp 4 lần hiện nay, cho phép cấp thị thực và hộ chiếu cho nhiều người hơn và nhanh chóng hơn

"Trong 6 năm xây dựng, dự án sẽ cung cấp việc làm chất lượng cho khoảng 1.800 lao động địa phương, đồng thời đóng góp thêm 350 triệu USD cho nền kinh tế Việt Nam", Ngoại trưởng Mỹ cho hay

Ngoại trưởng Blinken sau đó cùng Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và quan chức hai nước tiến hành nghi lễ khởi công công trình

le-khoi-cong-5672-1681528688.jpg

Lễ khởi công trụ sở mới của đại sứ quán Mỹ diễn ra tại Hà Nội sáng 15/4

Tòa đại sứ mới do một công ty Mỹ thiết kế, lấy cảm hứng từ địa hình Việt Nam và kiến trúc đô thị của Hà Nội. Móng tòa nhà được làm từ đá bazan, loại đá có ở cả Việt Nam và Mỹ

Công trình sẽ sử dụng nhiều vật liệu tái chế, với thiết kế tiết kiệm năng lượng và tăng khả năng ứng phó với ngập lụt

"Khi ngoại trưởng Warren Christopher khai trương đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội năm 1995, ông ấy đã nói về việc xây dựng một cầu nối hợp tác giữa hai quốc gia", ông Blinken phát biểu. "Sau gần ba thập kỷ, với công trình mới này, chúng ta có thể củng cố thêm mối liên kết đó, cùng với những mối quan hệ, sáng kiến và cơ hội đi kèm"

3-1681530870-5328-1681530875.jpg

Phối cảnh tòa đại sứ mới của Mỹ tại Hà Nội

Hai nước đạt được thỏa thuận về địa điểm cho trụ sở mới của đại sứ quán Mỹ vào năm 2019. UBND thành phố Hà Nội đầu năm 2021 chấp thuận cho Mỹ thuê địa điểm và ban hành quyết định cho thuê đất

Đại diện hai bên ký thỏa thuận thuê đất ngày 25/8/2021 với sự chứng kiến của Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris. Theo thỏa thuận, trụ sở mới của đại sứ quán Mỹ nằm trên khu đất có diện tích 3,2 hecta và quy mô xây dựng 39.000 m2
 
Việt Nam đóng góp 1,6% tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cao hơn cả Anh và Pháp
Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Mỹ được dự đoán đóng góp tới 50% tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Riêng Việt Nam được dự đoán đóng góp 1,6% tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2028

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Trung Quốc sẽ là động lực tăng trưởng chính cho nền kinh tế toàn cầu trong 5 năm tới với lượng đóng góp nhiều gấp đôi so với Mỹ

Cụ thể, tỷ lệ tăng trưởng GDP của nước này sẽ chiếm 22,6% đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2028, cao hơn nhiều so với 11,3% của Mỹ và 12,9% của Ấn Độ

Việt Nam được dự đoán đóng góp 1,6% tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2028


Đóng góp thị phần tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2028

Tổ chức IMF nhận định nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3% trong nửa thập niên tới do chịu ảnh hưởng từ lãi suất quá cao. Đây là kịch bản tăng trưởng tệ nhất trong hơn 30 năm qua và IMF đang kêu gọi các nước dừng những xung đột địa chính trị để tăng cường thúc đẩy GDP

Báo cáo của IMF cho thấy 75% tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ phụ thuộc vào 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thậm chí 50% tăng trưởng toàn thế giới sẽ nằm trong tay 4 nền kinh tế là Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Indonesia


Trong khi đó, nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) như Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp lại chỉ đóng góp phần nhỏ cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Trong khi đó, Cựu chuyên gia kinh tế trưởng Jim O’Neil của Goldman Sachs nhận định nhóm BRIC, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc sẽ chiếm đến 40% thị phần tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2028

 
China ThinkTank

Kể từ đầu năm 2023, tổng số vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã đạt hơn 1,608 tỷ USD, tăng 41,9% so với cùng kỳ năm 2022 - theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các tập đoàn lớn Trung Quốc để mắt tới Việt Nam

Hãng tin Reuters cho hay, ngày càng có nhiều công ty Trung Quốc xúc tiến hoặc mở rộng các dự án sản xuất tại Việt Nam. Quốc gia Đông Nam Á hiện được xem như trung tâm xuất khẩu toàn cầu nhờ một loạt các thỏa thuận thương mại tự do và lao động giá rẻ

Mới đây nhất, hai nhà sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng và pin của Trung Quốc đang cân nhắc các khoản đầu tư trị giá hàng trăm triệu USD vào Việt Nam. Nguồn tin của Reuters cho biết, tổng giá trị của các khoản đầu tư này có thể vượt quá 1 tỷ USD

Xiamen Hithium Energy Storage Technology - công ty khởi nghiệp đang mở rộng quy mô ở châu Âu và Mỹ - đã làm việc với các bộ ngành phụ trách tại Việt Nam về khả năng đầu tư tới 900 triệu USD để xây dựng một nhà máy trên 30 hecta đất công nghiệp

Nếu khoản đầu tư được thông qua đúng như con số dự kiến, Xiamen Hithium Energy Storage Technology sẽ trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam

Một nguồn tin khác của Reuters cho hay, khoản đầu tư đang được xem xét này sẽ có giá trị ít nhất 500 triệu USD

Công ty có trụ sở tại thành phố Hạ Môn này cho biết thêm rằng họ có kế hoạch nâng công suất sản xuất lên từ 15 Gigawatt (GW) lên 70 GW vào cuối năm nay

Trung Quốc trầm trồ về kỳ tích thần tốc của Việt Nam, không tiếc tiền rót vốn: Họ nắm kho báu chứa thứ thế giới săn lùng! - Ảnh 2.
Xiamen Hithium Energy Storage Technology đang có kế hoạch mở rộng nhà máy sản xuất

Trong khi đó, Growatt New Energy – công ty đang thuê một nhà máy chế tạo sẵn tại Việt Nam – dự định chi khoảng 300 triệu USD để mua 15 hecta đất công nghiệp xây nhà máy mới. Nguồn tin của Reuters cho hay, Growatt đang có kế hoạch mở rộng tại Việt Nam. Đây là công ty sản xuất hệ thống pin và bộ biến tần lưu trữ năng lượng cho mục đích thương mại, cũng như dân dụng

Xiamen Hithium Energy và Growatt New Energy không phải là hai tập đoàn lớn đầu tiên để mắt tới Việt Nam. Tháng 5 vừa qua, sau cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và ông Wang Chuanfu - Chủ tịch kiêm nhà sáng lập BYD, công ty sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc (trụ sở tại Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông) cho biết họ đang có kế hoạch sản xuất xe điện tại Việt Nam

Ngoài ra, BYD cũng có kế hoạch xây dựng chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Ông Wang hy vọng Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phép BYD hoàn thành các thủ tục đầu tư để nhanh chóng bắt đầu sản xuất ô tô điện bán ra tại thị trường trong nước, cũng như xuất khẩu sang các quốc gia Đông Nam Á

Trung Quốc trầm trồ về kỳ tích thần tốc của Việt Nam, không tiếc tiền rót vốn: Họ nắm kho báu chứa thứ thế giới săn lùng! - Ảnh 3.
BYD - công ty sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc (trụ sở tại Thâm Quyến) - đang có kế hoạch sản xuất xe điện tại Việt Nam

Liên tục rót vốn

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kể từ đầu năm 2023, tổng số vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã đạt hơn 1,608 tỷ USD, tăng 41,9% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, số vốn đăng ký cấp mới đạt hơn 1,086 tỷ USD và số vốn đăng ký điều chỉnh là 451,76 triệu USD với tổng cộng 156 dự án

Xét về tổng số vốn đầu tư, Trung Quốc hiện xếp thứ 3 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, sau Singapore và Nhật Bản. Lũy kế đến hết tháng 5, số dự án đầu tư của Trung Quốc còn hiệu lực là 3.720 dự án, với tổng vốn đăng ký đạt hơn 24,87 tỷ USD

Dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể trong những năm gần đây với đa dạng ngành nghề và lĩnh vực

Nếu như ở các giai đoạn trước, dòng vốn của Trung Quốc chỉ tập trung vào các lĩnh vực như nhà hàng, khách sạn, hàng tiêu dùng… thì gần đây các ngành như dệt may, da giày, xơ sợi dệt, khai thác khoáng sản, khu công nghiệp đang thu hút dòng vốn FDI từ Trung Quốc

Trung Quốc trầm trồ về kỳ tích thần tốc của Việt Nam, không tiếc tiền rót vốn: Họ nắm kho báu chứa thứ thế giới săn lùng! - Ảnh 4.
Trung Quốc xếp thứ 3/5 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2023


Công xưởng hàng đầu thế giới

Hãng tin Sputnik (Nga) cho hay, một trong những lý do khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Trung Quốc là nguồn nhân lực dồi dào

Nguồn nhân lực của Việt Nam đáp ứng được nguồn cung lao động trình độ cao, giá nhân công cạnh tranh với có nhiều chính sách ưu đãi về thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài

Thêm nữa, Việt Nam có chung đường biên giới với Trung Quốc, có nhiều tuyến giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, kể cả dây chuyền sản xuất

Trong khi đó, trang tin Sohu (Trung Quốc) có bài viết nhận định, một trong những lý do khiến Việt Nam thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc là nền kinh tế Việt Nam "phát triển rất thần tốc"

Trung Quốc trầm trồ về kỳ tích thần tốc của Việt Nam, không tiếc tiền rót vốn: Họ nắm kho báu chứa thứ thế giới săn lùng! - Ảnh 5.
Theo Sohu, nền kinh tế Việt Nam "phát triển rất thần tốc", đây là một trong những lý do thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc

Hơn 30 năm qua, sự phát triển của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Công cuộc Đổi mới bắt đầu từ năm 1986 đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đưa đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn và trở thành một nước có thu nhập trung bình

Năm 2021, vượt lên trên các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, nền kinh tế Việt Nam đã nhanh chóng phục hồi nhờ có nền tảng vững chắc và tiềm lực mạnh. Báo chí quốc tế đã gọi Việt Nam là "kỳ tích mới của châu Á"

Ngoài ra, Việt Nam còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng chưa được khai thác hết

Với tư cách là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới và đứng thứ hai về xuất khẩu cà phê, gạo, Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc xuất khẩu nông sản ra thị trường thế giới. Việt Nam cũng là nước xuất khẩu hạt điều và các sản phẩm khác lớn thứ hai và thứ ba toàn cầu

Đặc biệt, theo Sohu, Việt Nam có một số lượng lớn các mỏ đất hiếm chưa phát triển ở các tỉnh phía Bắc. Đây là nguồn nguyên liệu quý hiếm cho ngành công nghiệp điện tử công nghệ cao mà nhiều nước không có

Với trữ lượng đất hiếm có thể khai thác lên tới 22 triệu tấn, chỉ sau Trung Quốc (44 triệu tấn), Việt Nam đang nắm trong tay cả một "kho báu". Cũng chính vì lý do này, vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng đất hiếm toàn cầu ngày càng quan trọng

"Việt Nam giờ đây đã trở thành một trong những công xưởng hàng đầu thế giới, cung cấp các mặt hàng điện tử, điện thoại di động, dệt may và các ngành công nghiệp khác" – Sohu kết luận
 

Chủ tịch Tập đoàn Hyosung: Chúng tôi đặt tương lai 100 năm tới ở Việt Nam

Ông Cho Hyun Joon, Chủ tịch Hyosung - tập đoàn dẫn đầu Hàn Quốc về sản xuất máy biến áp điện, nói không chỉ muốn mở rộng quy mô mà còn muốn Việt Nam là cơ sở để phát triển bền vững

Chiều 23/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc. Đây là các thành viên thuộc phái đoàn 205 doanh nghiệp, quy mô lớn nhất từ trước đến nay, tháp tùng Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol trong chuyến thăm Việt Nam. Tại toạ đàm, chủ tịch nhiều tập đoàn lớn Hàn Quốc đã thể hiện quan điểm, Việt Nam là cứ điểm sản xuất hàng đầu

Chia sẻ với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Tập đoàn Hyosung Cho Hyun Joon cho biết coi Việt Nam là thị trường chiến lược. Hyosung, thành lập năm 1962, là tập đoàn dẫn đầu Hàn Quốc về sản xuất máy biến áp điện xuất khẩu tới 70 nước trên thế giới. Tại Việt Nam, họ đã đầu tư 3,5 tỷ USD, hiện diện tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu với hơn 9.000 lao động. Năm ngoái, tập đoàn này ghi nhận lợi nhuận ròng khoảng 20,1 triệu USD

"Với nhiều hoạt động xúc tiến, chúng tôi không chỉ mở rộng quy mô mà còn muốn nơi đây trở thành điểm đầu tư bền vững để tập đoàn phát triển", ông Cho Hyun Joon nói


Chủ tịch Hyosung tại toạ đàm chiều 23/6. Ảnh: Giang Huy

Chủ tịch Tập đoàn Hyosung Cho Hyun Joon tại toạ đàm chiều 23/6

Theo ông, tập đoàn đang muốn đẩy mạnh phát triển các dự án lớn có hàm lượng công nghệ cao, mở rộng sang lĩnh vực công nghệ thông tin. Tới đây, Hyosung dự kiến tuyển thêm 10.000 lao động. Doanh nghiệp hy vọng được Chính phủ Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện về môi trường kinh doanh, đặc biệt ở khâu xin giấy phép, thực hiện thủ tục hành chính. "Chúng tôi mong muốn đặt tương lai 100 năm tới tại Việt Nam", ông nói

Chia sẻ tại tọa đàm, Chủ tịch LG Koo Kwang Mo cũng khẳng định, tập đoàn đã lựa chọn Việt Nam là cơ sở sản xuất quy mô lớn, cứ điểm của mình. Theo ông, kể từ khi đầu tư vào Việt Nam năm 1995, doanh nghiệp đã rót vốn vào nhiều lĩnh vực. Hai bên có nhiều hợp tác phát huy được giá trị, ưu thế của mình. Chính phủ Việt Nam cũng hỗ trợ bằng các chính sách thúc đẩy các ngành mũi nhọn. Cuối năm ngoái, LG đã tiết lộ sẽ đầu tư thêm 5 tỷ USD vào Việt Nam

Chủ tịch SK Chey Tae-won thì nói Việt Nam là thị trường có tiềm năng tăng trưởng đầy hy vọng. SK đang tiếp tục xúc tiến để mở rộng quy mô tại đất nước hình chữ S, ví dụ hướng đến khoản đầu tư 1,3 tỷ USD vào năng lượng tái tạo

Không chỉ có các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp Hàn quy mô vừa và nhỏ cũng muốn đẩy mạnh đầu tư vào thị trường hơn 100 triệu dân này. Đại diện của Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc FKI nói, Việt Nam là đối tác chiến lược, muốn đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực như công nghệ cao, bán dẫn

Chủ tịch Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA) Cha Yol Koo đề xuất hai nước có thể hợp tác để khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng như đất hiếm trong thời gian tới. Ngoài ra, cộng đồng doanh nghiệp Hàn tại Việt Nam cũng mong Chính phủ có những điều chỉnh về thuế, quy chế, chính sách để hoạt động ổn định tại Việt Nam

Trước những chia sẻ này, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói, 30 năm trước không ai có thể hình dung Việt Nam - Hàn Quốc có mối quan hệ như lúc này. Ở lĩnh vực thương mại, hơn 9.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đã đến Việt Nam với tổng số vốn đầu tư lên đến 82 tỷ USD

Do đó, Thủ tướng tin tưởng trong tương lai hợp tác giao thương giữa hai nước sẽ còn nhiều bước tiến hơn. Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp Hàn tiếp tục xây dựng chiến lược đầu tư vào Việt Nam

"Tôi mong các doanh nghiệp Hàn tiếp tục có những đột phá, cùng nhau đạt kết quả gấp 3-4 lần trong những năm tới", Thủ tướng nói và đề xuất Hàn Quốc xem xét đầu tư thêm vào lĩnh vực công nghiệp văn hóa, giải trí

Bên cạnh yếu tố lợi nhuận, ông nói, doanh nghiệp cũng cần có trách nhiệm với Việt Nam ở các khía cạnh khác, hài hoà lợi ích giữa các bên. Với các đề xuất, trăn trở của doanh nghiệp, Thủ tướng cam kết Việt Nam sẽ tìm cách giải quyết phù hợp với tình hình


Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc chiều 23/6. Ảnh: Giang Huy

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc chiều 23/6

Tại Diễn đàn kinh tế giữa hai nước diễn ra cùng ngày, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol nói, mục tiêu đến năm 2030, hoạt động giao thương giữa hai nước sẽ đạt 150 tỷ USD trên nhiều lĩnh vực. Ông hy vọng thông qua diễn đàn lần này, quan hệ thương mại hợp tác của hai nước sẽ lên tầm cao mới

"Việt Nam là đối tác quan trọng. Hàn Quốc sẽ giúp Việt Nam phát triển về công nghệ thông tin, công nghệ cao", ông nói và khẳng định doanh nghiệp hai bên sẽ tìm được nhiều dự án để hợp tác cùng nhau

Chiều nay, 106 biên bản ghi nhớ (MOU) thuộc nhiều lĩnh vực đã được ký kết giữa hai nước
 
Khi nhà đầu tư Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam

Bức tranh về thu hút đầu tư nước ngoài nửa đầu năm nay cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ của nhà đầu tư đến từ Trung Quốc. Họ đã vượt qua các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản hay Singapore… để dẫn đầu số dự án đầu tư vào Việt Nam

Bên cạnh sự đóng góp vốn, tạo việc làm và phát triển kinh tế thì sự gia tăng đầu tư từ nước láng giềng này cũng được cho là không ít thách thức

Anh-bai-Trung-Quoc-1-1.jpg

Doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng gia tăng đầu tư vào Việt Nam. Trong ảnh là công nhân làm việc trong một nhà máy sản xuất phụ tùng động cơ ô tô của Công ty Weichai Power ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

Dẫn đầu số dự án đầu tư vào Việt Nam

Tập đoàn HKC Overseas Limited (Trung Quốc) mới đây đón giấy chứng nhận đầu tư từ Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai (DIZA) để xây dựng nhà máy tại địa phương này. Với tổng vốn đầu tư đăng ký 10 triệu đô la Mỹ, dự án sẽ được triển khai tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 – Lộc Khang nhằm sản xuất màn hình, tivi…

Tập đoàn HKC Overseas Limited tiếp tục nối dài danh sách nhà đầu tư Trung Quốc tăng cường rót vốn đầu tư vào Việt Nam trong những năm gần đây, nhất là trong 6 tháng đầu năm nay, số dự án từ quốc gia láng giềng tỉ dân này dẫn đầu được cấp phép đầu tư ở Việt Nam

Cụ thể theo số liệu báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong nửa đầu năm nay, cả nước có hơn 1.290 dự án FDI được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng gần 72% so với cùng kỳ năm ngoái

Đáng chú ý, nhà đầu tư đến từ Trung Quốc đã vượt qua các nhà đầu tư có nhiều đầu tư vào Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, hay Singapore… để dẫn đầu số dự án đầu tư vào nền kinh tế gần 10 triệu dân, chiếm 18% tổng số dự án FDI mới được cấp phép trong nửa đầu năm nay. Năm ngoái, ngôi vị này đến từ các nhà đầu tư Hàn Quốc chiếm 20,4% số dự án FDI mới của cả nước

Trên thực tế trong những năm gần đây, doanh nghiệp và nhà đầu tư Trung Quốc ngày càng gia tăng rót vốn vào nền kinh tế gần 100 triệu dân. Chẳng những thế, các doanh nghiệp ở đất nước tỉ dân này còn liên tục tăng vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh

Đơn cử như Yadea – Tập đoàn phát triển và sản xuất xe hai bánh chạy điện của Trung Quốc sau hơn 4 năm có mặt tại Việt Nam, gần đây đã quyết định đầu tư thêm dự án mới tại tỉnh Bắc Giang. Với tổng vốn đăng ký 100 triệu đô la Mỹ, dự án sẽ được thực hiện trên diện tích hơn 23 ha, công suất dự kiến khoảng 2 triệu xe/năm

Bên cạnh đó, Yadea cũng sẽ tiếp tục mở Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại tỉnh Bắc Giang; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp vệ tinh cùng liên kết để phát triển sản phẩm

Trong khi đó, với các nhà đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc thì không ngừng dịch chuyển đầu tư ra các nước, trong đó Việt Nam cũng được hưởng lợi khi không ít nhà đầu tư FDI chọn là một trong những điểm đến

Việc dịch chuyển dòng vốn FDI theo xu hướng “Trung Quốc +1” vẫn tiếp tục đang diễn ra. Hàng loạt tập đoàn nước ngoài sẽ không dồn tất cả vốn đầu tư vào Trung Quốc mà sẽ phân tán và đa dạng hóa đầu tư sang một nước khác, trong đó Việt Nam là sự lựa chọn nhiều trong khu vực Đông Nam Á

Đẩy mạnh dịch chuyển, đa dạng hóa nhà xưởng ngoài Trung Quốc

Trên thực tế, việc chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc đã diễn ra cách đây hơn 10 năm, bắt đầu từ các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc có nhà máy, phân xưởng đặt tại Trung Quốc… Sau đó xảy ra xung đột thương mại Mỹ – Trung khiến các nhà đầu tư chuyển dịch hoặc đa dạng hóa phân xưởng sản xuất sang khu vực Đông Nam Á (ASEAN), để né tránh các chính sách thuế cùng biện pháp phòng hộ thương mại giữa 2 cường quốc

Tới khi đại dịch Covid-19 diễn ra dẫn tới đứt gãy chuỗi cung ứng, dòng vốn tiếp tục dịch chuyển để đảm bảo chuỗi cung ứng không lặp lại tình trạng đứt gãy như thời kỳ đầu đại dịch

Với vị trí chiến lược quan trọng, tiếp giáp với Trung Quốc, nơi cung ứng nguồn hàng hóa, nguyên liệu quy mô lớn và là một thị trường lớn, Việt Nam có điều kiện để nhà đầu tư tiết giảm chi phí vận chuyển và kết nối ổn định chuỗi cung ứng tại Trung Quốc. Do đó, Việt Nam được đánh giá là lựa chọn hàng đầu ở khu vực ASEAN trong xu hướng này

Bên cạnh đó, cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa có tín hiệu cải thiện. Hiện Mỹ đánh thuế vào các hàng hóa từ Trung Quốc rất cao, áp đặt mức thuế nhập khẩu tới 25% đối với nhiều hàng hóa nhập khẩu, buộc các doanh nghiệp tại nước này phải tìm kiếm thị trường khác để tiêu thụ số hàng hóa không thể xuất khẩu sang Mỹ, đồng thời gia tăng đầu tư ra nước ngoài để đối phó với các biện pháp của Mỹ

Đáng chú ý, 15 Hiệp định thương mại tự do (FTAs) đang có hiệu lực với hàng hóa sản xuất của Việt Nam vào các thị trường này thuế suất bằng 0 hoặc rất thấp sẽ là cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tư

Riêng nhà đầu tư Trung Quốc tăng tốc dịch chuyển đến Việt Nam trong những năm gần đây cũng được cho là bắt đầu từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung manh nha từ những năm trước đã thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư từ Trung Quốc chuyển một phần vốn sang một nước khác trong khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam

Cùng với chi phí nhân công rẻ, sự ổn định về môi trường chính trị – xã hội, vĩ mô… các yếu tố này đã được các doanh nghiệp Trung Quốc nhận ra, tìm kiếm cơ hội để mở rộng quy mô thương mại hai chiều, tăng nhanh các dự án đầu tư trực tiếp

Có thể nhận thấy hoạt động sản xuất chỉ tập trung ở Trung Quốc không còn được xem là giải pháp an toàn với các nhà sản xuất, ngay cả doanh nghiệp và nhà đầu tư chính quốc. Bởi vị thế là công xưởng của thế giới của Trung Quốc dù vẫn còn nhưng không còn mạnh như trước đây

Theo tờ South China Morning Post, doanh nhân Norman Cheng, chủ sở hữu Strategic Sports, một trong những nhà sản xuất mũ bảo hiểm lớn trên thế giới cho biết, việc dịch chuyển hoạt động ra ngoài Trung Quốc được xem là một giải pháp sống còn đối với doanh nghiệp

Ông Cheng đang có ý định mở một nhà máy thông minh tại Việt Nam vào năm tới với tổng mức đầu tư khoảng 30 triệu đô la. Đây sẽ là một bản sao của nhà máy mà ông đã mở ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc gần đây

Kế hoạch của Strategy Sports được đưa ra sau thời gian dài cân nhắc và nguyên nhân không phải là lo ngại về năng lực sản xuất. Ông Cheng cho rằng, Strategy Sports đang có rất nhiều thứ ở Trung Quốc – nơi nhà máy tự động hóa đầu tiên của công ty đã đi vào hoạt động cách đây hơn 2 năm và công suất được tăng thêm hàng triệu mũ bảo hiểm trong mỗi năm

Quyết định của Strategy Sports được đưa ra sau thời gian dài cân nhắc và nguyên nhân không phải là lo ngại về năng lực sản xuất. Việc dịch chuyển bắt nguồn từ nỗ lực mang tính chiến lược nhằm phòng ngừa rủi ro chính trị đang ngày càng gia tăng và mong muốn giữ chân các khách hàng phương Tây

Ông Cheng cho biết, có rất nhiều khách hàng nước ngoài của công ty ngày càng tỏ ra lo lắng và thận trọng hơn về chuỗi cung ứng, họ muốn phòng ngừa rủi ro bằng cách tìm kiếm nguồn cung từ nhiều quốc gia khác bên ngoài Trung Quốc

“Nếu chỉ xét về vấn đề năng lực sản xuất thì chúng tôi sẽ không phải xây nhà máy mới ở Việt Nam, nhưng ở góc độ địa chính trị, chúng tôi buộc phải làm vậy. Các khách hàng Mỹ đã thúc giục chúng tôi dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam. Vì họ cam kết sẽ đặt đơn hàng từ Việt Nam, nên chúng tôi quyết định đến quốc gia này”, South China Morning Post dẫn lời vị doanh nhân này

Tuy nhiên, kể cả khi có kế hoạch mở rộng sản xuất sang quốc gia khác, doanh nghiệp không có ý định bỏ Trung Quốc. Ngược lại, kể cả khi việc mở cửa nhà máy ở Quảng Đông bị trì hoãn gần 2 năm do các biện pháp phòng chống dịch, cơ sở này vẫn là một bánh răng quan trọng trong cỗ máy sản xuất của công ty. Ông Cheng chọn Quảng Đông bởi trung tâm sản xuất này đã hình thành các cụm công nghiệp phức tạp trong nhiều thập kỷ qua

Nhưng thực tế cho thấy chỉ phụ thuộc vào hoạt động sản xuất ở Trung Quốc không còn được xem là giải pháp an toàn nhất đối với các nhà sản xuất. Bởi vị thế là “công xưởng của thế giới” của Trung Quốc không còn mạnh như trước đây. Cùng với nỗi lo về vấn đề địa chính trị, mối quan ngại rằng Trung Quốc đang đối mặt một cuộc khủng hoảng nhân khẩu học khiến các doanh nghiệp ở đây gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động có tay nghề

Tại Việt Nam, nhà máy đang dự kiến xây dựng của ông Cheng sẽ được tự động hóa ở mức độ cao, cho phép 400 công nhân có thể sản xuất được khoảng 8 triệu mũ bảo hiểm mỗi năm. Nhà máy này cũng sử dụng năng lượng xanh với tấm năng lượng mặt trời và hệ thống tái chế nước mưa

Cơ hội nhiều nhưng thách thức không ít

Theo giới phân tích làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam được xem vừa là cơ hội nhưng cũng là không ít thách thức

Xét ở góc độ thu hút đầu tư đơn thuần cũng như đối với các doanh nghiệp phát triển hạ tầng bất động sản công nghiệp tại Việt Nam thì đây là một tín hiệu tốt. Trong bối cảnh đất nước mở cửa chào đón đầu tư FDI dù là nhà đầu tư đến từ quốc gia nào thì doanh nghiệp làm hạ tầng cũng sẽ thu được tiền thuê đất, có dự án là sẽ có vốn đầu tư được giải ngân, qua đó sẽ tạo nhiều việc làm, đóng góp kinh tế, các loại thuế vào ngân sách…

Tuy nhiên, đằng sau bức tranh thu hút đầu tư được cho là khá tích cực đó các chuyên gia cũng đặt ra không ít băn khoăn khi các nhà đầu tư Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam thời gian qua

Nếu nhà đầu tư Trung Quốc chủ yếu đưa thiết bị lạc hậu, công nhân, chuyên gia của họ sang Việt Nam thì được cho là thách thức hơn là thuận lợi. Bởi lẽ Trong bối cảnh cuộc thương chiến Mỹ – Trung hiện nay, Việt Nam sẽ có nguy cơ bị biến thành “cứ điểm” để các doanh nghiệp Trung Quốc gian lận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Việc này cũng khiến hàng Việt Nam có nguy cơ bị áp thuế trừng phạt với mức cao từ các quốc gia nhập khẩu trong đó có Mỹ và các nước châu Âu,…

Câu chuyện một số sản phẩm đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng cao trong những năm qua cũng từng bị nước này nghi ngờ ngành gỗ Việt Nam đang trở thành điểm đến đầu tư “núp bóng” của một số nhà đầu tư ngoại và Trung Quốc để lẫn tránh thuế, dẫn đến nhiều rủi ro thương mại. Điều này khiến doanh nghiệp nội địa hoang mang vì tạo ra nhiều rủi ro cho xuất khẩu gỗ của Việt Nam

Theo đại diện các Hiệp hội gỗ các địa phương, có trường hợp một số nhà đầu tư rót vốn vào ngành này của Việt Nam chỉ thực hiện những công đoạn giản đơn, không đầu tư dây chuyền máy móc quy chuẩn để hoạt động lâu dài mà chủ yếu chủ yếu đưa sản phẩm từ Trung Quốc đến lắp ráp rồi cho xuất khẩu. Và cũng có hiện tượng nhà đầu tư ngoại thâu tóm doanh nghiệp gỗ trong nước để xuất khẩu vào thị trường Mỹ và các nước

Tuy nhiên, để đưa ra những bằng chứng cụ thể về lượng doanh nghiệp đầu tư chui hoặc đầu tư núp bóng như thế nào thì cần phải có cuộc điều tra cụ thể từ nhiều đơn vị, cơ quan quản lý và cả doanh nghiệp trong ngành

Có thể thấy xu hướng dịch chuyển các dòng vốn đầu tư ra khỏi Trung Quốc và nhiều quốc gia phát triển để tận dụng các Hiệp định tự do thương mại (FTA) được ký ngày càng nhiều. Việc tăng ưu đãi nguồn gốc xuất xứ cho các nước tham gia hiệp định và siết chặt nhập khẩu, đánh thuế cao với các sản phẩm của các nước ngoài các FTA khiến các doanh nghiệp, nhà đầu tư phải toan tính những bước đi mới đến các nước được hưởng ưu đãi nguồn gốc xuất xứ, điển hình như Việt Nam

Không chỉ ngành gỗ mà thực tế thời gian qua, hàng hóa từ Việt Nam đã thâm nhập được nhiều thị trường lớn, tạo ra áp lực cạnh tranh đối với các ngành sản xuất tại nước nhập khẩu. Điều này khiến các ngành sản xuất của nước nhập khẩu yêu cầu chính phủ họ sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ để bảo vệ mình

Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có khả năng trở thành đối tượng bị điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại…

Theo các chuyên gia, việc cần làm trong việc thu hút đầu tư cần nghiên cứu bổ sung những quy định pháp luật chưa chặt chẽ hoặc còn có khoảng trống để vừa thu hút được vốn FDI lại vừa tránh được nhưng nguy cơ cho kinh tế và an ninh quốc phòng

Quan trọng nhất là việc xây dựng luật pháp và các chế tài liên quan cần chặt chẽ, khoa học và toàn diện, vừa thu hút đầu tư, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, vừa đảm bảo phát triển kinh tế xã hội

Đã đến lúc Việt Nam không cần phải thu hút vốn FDI bằng mọi giá, mà cần kiểm soát công nghệ từ Trung Quốc chuyển vào Việt Nam, tuyệt đối ngăn chặn những dự án có công nghệ lạc hậu, thâm dụng nhiều lao động và gây ô nhiễm môi trường đến Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần cảnh giác tránh trở thành xưởng gia công của thế giới, tránh trường hợp các doanh nghiệp Trung Quốc “mượn” sản xuất Việt Nam để xuất khẩu vào Mỹ
 
Cổ phiếu VinFast tăng tốc ngoạn mục, vốn hóa xấp xỉ 160 tỷ USD

avatar1692999276430-16929992768191295091496.png

Với mức vốn hóa thị trường hiện tại, VinFast đã củng cố vững chắc vị trí thứ 3 trong danh sách những công ty sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, chỉ sau Tesla và Toyota

Cổ phiếu VinFast (VFS) vừa khép lại tuần giao dịch khởi sắc bằng một phiên bùng nổ. Sau khi mở phiên 25/8 đầy hưng phấn, VFS tiếp tục "bốc đầu" và có thời điểm lên gần 74 USD/cp

VFS sau đó đã hạ nhiệt đôi chút và đóng cửa tại 68,77 USD/cp, vẫn ghi nhận mức tăng đến hơn 40%. Khối lượng khớp lệnh đạt hơn 15 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch ước tính lên đến 1 tỷ USD


Như vậy, cổ phiếu VinFast đã tăng 5 phiên liên tiếp đẩy thị giá tăng gấp 4,5 lần. Vốn hóa thị trường tương ứng tăng thêm 123 tỷ USD, lên đạt xấp xỉ 160 tỷ USD

Với mức vốn hóa thị trường hiện tại, VinFast đã xây chắc vị trí thứ 3 trong danh sách những công ty sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, chỉ sau Tesla và Toyota. Ngoài ra, hãng ô tô của Việt Nam còn là công ty xe điện lớn thứ 2 toàn cầu, bỏ xa những cái tên phía sau



Cổ phiếu VinFast bứt phá mạnh, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng tăng vọt chỉ sau một đêm. Theo bảng xếp hạng tỷ phú thời gian thực của Forbes, nhà sáng lập VinFast là người có tài sản tăng nhanh nhất trong ngày 25/8 với giá trị 14,7 tỷ USD. Với khối tài sản lên đến 55,8 tỷ USD, ông Phạm Nhật Vượng đã leo lên vị trí thứ 23 trong danh sách tỷ phú USD theo bình chọn của Forbes



Ở tầm châu lục, Chủ tịch Vingroup đứng ở vị trí người giàu thứ 5 châu Á đứng sau các tỷ phú Mukesh Ambani (96,4 tỷ USD), Chung Thiểm Thiểm (61,5 tỷ USD), Gautam Adani (56 tỷ USD) và Trương Nhất Minh (45 tỷ USD). Ông Vượng lấy lại vị trí này sau khi Forbes đổi cách tính tài sản khiến cho tài sản của ông giảm hơn 10 tỷ USD so với cách tính cũ đạt 32 tỷ USD

Gần đây, nữ CEO VinFast Lê Thị Thu Thủy đã có cuộc trả lời trực tiếp trên sóng truyền hình CNN, tác động tích cực đến hình ảnh hãng xe điện này. Trong cuộc phỏng vấn, bà Thuỷ lần đầu có chia sẻ chi tiết về công suất sản xuất của các nhà máy, số lượng đơn hàng, cơ hội gọi vốn trong tương lai của VinFast

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) đã cấp chứng nhận quãng đường di chuyển tối thiêu đạt 330 dặm cho phiên bản Eco (khoảng 531 km) và 291 dặm với phiên bản Plus (hơn 468 km) sau mỗi lần sạc pin cho mẫu xe điện VF 9 của VinFast. Thông số này đã vượt công bố ban đầu của hãng

"Điều này khẳng định nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng" , bà Lê Thị Thu Thủy cho biết. VF 9 là mẫu SUV điện thuộc phân khúc E – phân khúc cao cấp nhất trong dải xe điện hoàn chỉnh của VinFast
 
Trung tâm Logistics Cái Mép Hạ

Dự án Trung tâm Logistics Cái Mép Hạ sẽ có tổng diện tích được điều chỉnh từ 1.763ha lên gần 2.204ha. Trong đó diện tích Trung tâm logistics và bến cảng Cái Mép Hạ hạ lưu là 1.485ha

Mới đây, Nhà Trắng cho biết Công ty điều hành cảng SSA Marine (Seattle) và Công ty Gemadept sẽ công bố ý định hợp tác trong các dự án cảng chiến lược ở miền Nam Việt Nam, bao gồm mối quan tâm chung trong việc phát triển Trung tâm Logistics Cái Mép Hạ trị giá 6,7 tỷ USD

Với tổng mức đầu tư lên đến 6,7 tỷ USD cùng với quy mô diện tích hơn 2.200ha, Trung tâm Logistics Cái Mép Hạ sẽ trở thành trung tâm logistics lớn nhất Việt Nam sau khi hoàn thành xây dựng

Dự án Trung tâm Logistics Cái Mép Hạ nằm tại phường Phước Hòa, thị xã Phú Mỹ với 2 phân khu chính là Trung tâm logistics và bến cảng Cái Mép Hạ hạ lưu. Đây là dự án quan trọng cấp quốc gia, được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 vào tháng 9/2020, điều chỉnh cục bộ vào tháng 4/2022

Tại hội thảo góp ý phương án đầu tư dự án Trung tâm logistics Cái Mép Hạ ngày 1/10/2022, đơn vị tư vấn - Công ty CP Tư vấn thiết kế cảng và kỹ thuật biển (Portcoast) đưa ra hình thức đầu tư theo hai phương án đấu giá, chọn một nhà đầu tư duy nhất hoặc nhiều nhà đầu tư; phân kỳ đầu tư cảng. Theo đó, Portcoast đề xuất, trong giai đoạn 1 từ nay đến năm 2030 đầu tư xây dựng Trung tâm logistics Cái Mép Hạ với diện tích 891,17ha; giai đoạn 2 từ sau năm 2025 đầu tư xây dựng bến cảng Cái Mép Hạ Hạ lưu với diện tích 594,33ha. Tổng mức đầu tư dự án là 154.391 tỷ đồng

Gần đây, tháng 6/2023, tại cuộc họp tập thể UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nghe báo cáo đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 dự án Trung tâm Logistics Cái Mép Hạ, theo báo cáo của Sở GT-VT và đơn vị tư vấn, đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 dự án Trung tâm Logistics Cái Mép Hạ sẽ có tổng diện tích được điều chỉnh từ 1.763ha lên gần 2.204ha. Trong đó diện tích dự án khoảng 1.687ha, bao gồm: Trung tâm logistics và bến cảng Cái Mép Hạ hạ lưu là 1.485ha, diện tích mặt nước giảm còn khoảng 202ha. Bên cạnh đó, đất dự trữ kho năng lượng sạch với gần 198ha sẽ được điều chỉnh thành đất phục vụ logistics và cảng, diện tích còn lại quy hoạch thêm khu mặt nước tiềm năng

Việc điều chỉnh quy hoạch nhằm kéo dài bến cảng ra phía luồng để có thể tiếp nhận tàu có tải trọng lớn nhất thế giới, đến 250.000 tấn (24.000 TEU). Ngoài ra, đất dự trữ kho năng lượng sạch với gần 198ha sẽ được điều chỉnh thành đất phục vụ logistics và cảng, đồng thời quy hoạch thêm khu mặt nước tiềm năng.

Ngoài Gemadept và đối tác đến từ My, có 7 nhà đầu tư khác đang quan tâm đến dự án gồm Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội - Geleximco; Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại quốc tế - ITC (Liên doanh Geleximco - ITC); Liên danh Việt Nam - EU giữa Besix - Boskalis - Hateco; Công ty Cổ phần IMG Innovations; Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Quốc tế Tân Đại Dương; Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời; Công ty Cổ phần Công nghệ - Viễn thông Sài Gòn; Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn

Trung tâm này khi được hoàn thiện sẽ giúp giải quyết bài toán tối ưu hóa chi phí vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu từ tất cả các đầu mối giao thông, từ đường bộ, đường biển, đường sắt cho đến hàng hàng không; là trung tâm tiếp nhận, lưu trữ, sơ chế nguyên liệu, đóng gói, dán nhãn, phân phối hàng hóa phục vụ các KCN lân cận, cụm cảng CM-TV nói riêng, cảng Vũng Tàu và cả khu vực cảng biển Đông Nam Bộ nói chung; là khu vực có chức năng tiếp nhận, trung chuyển hàng hóa đi, đến các tỉnh thành trong cả nước và các quốc gia trên thế giới thông qua đường biển, đường thủy nội địa và đường bộ; gắn kết với khu dịch vụ hỗ trợ khác như khu kiểm tra hải quan, biên phòng, kiểm dịch, khu tài chính ngân hàng, cơ sở đào tạo logistics
 
Last edited:
"Cơ hội vàng" của Việt Nam
Thế hệ 7x, 8x, 9x không biến đất nước thành cường quốc kinh tế thì khó có thế hệ khác làm được

"Tôi nghĩ các doanh nghiệp cần nhìn nhận rằng không bao giờ có một thế hệ có được cơ hội như giai đoạn này", Shark Nguyễn Xuân Phú cho biết trong một sự kiện gần đây

Shark Phú nói về "cơ hội vàng" của Việt Nam: Thế hệ 7x, 8x, 9x không biến đất nước thành Nhật Bản, Hàn Quốc thì khó có thế hệ khác làm được - Ảnh 1.
Shark Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch HĐQT Sunhouse

Việt Nam chúng ta hiện nay đang làm việc với hai đối tác lớn nhất là Trung Quốc và Mỹ. Một bên là đầu vào, một bên là đầu ra. Đây là cơ hội cực kỳ lớn cho tất cả chúng ta”, Chủ tịch Sunhouse Nguyễn Xuân Phú – nhà đầu tư quen thuộc trên chương trình Shark Tank Việt Nam cho hay

Phát biểu trên được đưa ra tại phiên tọa đàm “Hành động mới”, thuộc khuôn khổ Diễn đàn Lãnh đạo Doanh nghiệp trẻ Việt Nam 2023 do Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HANOIBA) tổ chức. Shark Phú cho biết bản thân ông trong sáng hôm đó cũng đã tiếp 3 đoàn khách tới từ Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc

Bên Trung Quốc sang bàn bạc việc lập một nhà máy liên doanh để bán hàng vào Mỹ. Hai khách Nhật Bản thì muốn chuyển sang mua hàng bên ngoài Trung Quốc khoảng 20-30%. Đoàn khách Mỹ cũng muốn mua hàng của mình”, ông chủ Sunhouse tiết lộ

Tôi nghĩ các doanh nghiệp cần nhìn nhận rằng không bao giờ có một thế hệ có được cơ hội như giai đoạn này. Thế hệ 7x, 8x, 9x mà không biến Việt Nam thành Nhật Bản, Hàn Quốc thì sẽ không có thế hệ khác có thể làm được điều đó, vì cơ hội vàng này không lặp lại”, ông nêu quan điểm

Đứng trước “cơ hội vàng” để phát triển bứt phá, một khán giả tại diễn đàn đặt vấn đề về việc xác định chiến lược đúng đắn cho các doanh nghiệp. Đáp lại, Shark Phú cho biết các khái niệm chiến lược, mục tiêu và hành động thường bị nhầm lẫn với nhau

Đa phần chúng ta nhầm chiến lược với mục tiêu, hoặc mục tiêu với hành động. Nói nôm na thì chiến lược bao gồm 3 phần rất đơn giản. Phần đầu tiên, ví dụ chúng ta muốn đi TP. HCM – đấy chính là mục tiêu. Thứ hai là việc đi TP. HCM bằng cách nào, máy bay hay tàu hỏa, đi bộ hay đi xe – đấy là phương tiện/con đường. Thứ ba, nếu đi bằng máy bay thì ít nhất chúng ta phải có 5 triệu tiền vé – đấy là nguồn lực

Một chiến lược hoàn chỉnh phải bao gồm đủ 3 phần đó. Tức là cái đích chúng ta muốn đến, con đường định đi như thế nào và nguồn lực chúng ta chuẩn bị đủ để đi được đến đích sẽ làm nên một chiến lược

Đa phần doanh nghiệp chúng ta trước đây chỉ làm một trong 3 phần đấy, dẫn đến hay bỏ dở và nghĩ ra rất nhiều mục tiêu. Muốn một chiến lược thành công phải đủ cả 3 thành phần
”, Shark Phú chia sẻ
 
Apple đặt nguồn lực phát triển mẫu iPad mới tại Việt Nam

Các nguồn tin của báo Nikkei Asia cho biết Apple đang chuyển dịch các nguồn lực cho việc phát triển mẫu iPad mới đến Việt Nam


Một mẫu iPad của Apple được trưng bày tại cửa hàng ở thành phố New York, Mỹ tháng 3-2022

Ngày 8-12, báo Nikkei Asia dẫn nguồn thạo tin cho biết Apple lần đầu tiên phân bổ các nguồn lực cho việc phát triển sản phẩm iPad tại Việt Nam

Theo đó, Apple đang làm việc với BYD (Trung Quốc) - một bên gia công chủ lực sản phẩm iPad - nhằm chuyển các nguồn lực cho quá trình phát triển sản phẩm mới (NPI) qua Việt Nam

Quá trình NPI là sự hợp tác giữa một công ty công nghệ (như Apple) cùng một số nhà cung cấp về thiết kế và phát triển sản phẩm, nhằm đảm bảo bản thiết kế của sản phẩm mới có tính khả thi

NPI yêu cầu nguồn lực đáng kể từ cả công ty công nghệ và các nhà cung cấp, như đội ngũ kỹ sư và đầu tư vào phòng thí nghiệm cho việc thử nghiệm các tính năng và chức năng mới của sản phẩm

Theo Nikkei, đây là lần đầu tiên Apple chuyển các nguồn lực NPI cho một sản phẩm cốt lõi như iPad về Việt Nam

Nguồn tin cho biết quá trình xác minh kỹ thuật để sản xuất thử nghiệm mẫu iPad mới sẽ bắt đầu vào giữa tháng 2-2024. Mẫu iPad này sẽ có mặt trên thị trường vào nửa cuối năm 2024

Trước đó vào năm 2022, BYD cũng là bên giúp Apple chuyển dây chuyền lắp ráp iPad về Việt Nam lần đầu tiên

Hầu hết quá trình NPI của Apple được thực hiện tại Trung Quốc, trong sự tham gia của các kỹ sư ở thành phố Cupertino, bang California, Mỹ (trụ sở của Apple), nhằm tận dụng lợi thế sản xuất phần cứng trong hàng chục năm qua của quốc gia này

Tuy nhiên, các căng thẳng địa chính trị gần đây đã khiến Apple phải xem xét lại hướng tiếp cận và chuyển hướng một số quy trình NPI của iPhone qua các quốc gia khác như Ấn Độ

Dữ liệu từ IDC cho thấy Apple là nhà sản xuất máy tính bảng lớn nhất thế giới, với thị phần 36,6% trong ba quý đầu năm 2023. Theo Counterpoint Research, chỉ có khoảng 10% tổng số iPad của Apple được sản xuất tại Việt Nam trong năm nay, việc sản xuất phần lớn vẫn ở Trung Quốc

Tuy nhiên, theo nhận định của báo Nikkei, Việt Nam nổi lên như một trung tâm gia công công nghệ quan trọng nhất của Apple ngoài Trung Quốc

Hãng này đã yêu cầu nhiều nhà cung cấp xây dựng khả năng sản xuất mới cho gần như mọi sản phẩm tại Việt Nam, từ AirPod, MacBook, đến đồng hồ thông minh Apple Watch và iPad - chỉ trừ iPhone

Các chuyên gia trong ngành nhận định việc Apple đặt các nguồn lực NPI ở một số nước bên ngoài Trung Quốc đồng nghĩa với việc các khu vực này sẽ sớm trở thành các trung tâm sản xuất thay thế

Ivan Lam, nhà phân tích công nghệ tại Counterpoint Research, cho biết: "Việt Nam luôn có vai trò quan trọng và chiến lược trong sản xuất, đóng vai trò là một trung tâm sản xuất và có khả năng trở thành một trong những trung tâm sản xuất toàn cầu tiếp theo"

"Bản đồ chuỗi cung ứng gần đây của Apple đã cho thấy khả năng của các cơ sở tại Việt Nam trong việc sản xuất iPad và mở rộng quy mô sản xuất", ông Lam nói

"Với điều kiện sản xuất hoàn thiện và mức độ khó khăn trong việc sản xuất iPad hiện nay đã giảm bớt, bao gồm việc mô đun hóa và NPI trong bối cảnh nội địa Việt Nam, chỉ là vấn đề thời gian để điều này có thể trở thành hiện thực. Tuy nhiên, Việt Nam ban đầu sẽ ưu tiên sản xuất các sản phẩm không ở phân khúc cao cấp", ông Lam nói thêm

Bryan Ma, phó chủ tịch bộ nghiên cứu thiết bị khách hàng của IDC, cho biết Việt Nam là một trong những quốc gia hưởng lợi từ nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng của ngành thiết bị công nghệ, không chỉ với các sản phẩm máy tính bảng mà còn cả máy tính cá nhân

"Việc toàn bộ hệ sinh thái dịch chuyển cùng các bên lắp ráp là điều quan trọng, đặc biệt đối với máy tính xách tay, thiết bị này có nhiều bộ phận riêng biệt hơn", ông Ma nói
 
Chuyến công tác Nhật Bản của Thủ tướng và 30 hợp tác trị giá 3 tỷ USD

Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao ASEAN - Nhật Bản được xem là 'thời điểm vàng' để nhìn lại hợp tác giữa các bên trong 5 thập kỷ qua, tìm ra xung lực mới phù hợp với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Rạng sáng nay 19.12, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới sân bay Nội Bài, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Nhật Bản và tham dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao ASEAN - Nhật Bản từ 15 - 18.12


Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao ASEAN - Nhật Bản

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, với khẩu hiệu “Tình hữu nghị vàng, những cơ hội vàng”, Hội nghị cấp cao ASEAN - Nhật Bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là “thời điểm vàng” để các nhà lãnh đạo ASEAN và Nhật Bản cùng nhìn lại quá trình hợp tác trong 5 thập kỷ vừa qua và đề ra định hướng phát triển mới

Sau hội nghị, Nhật Bản cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp ở khu vực tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng và chuỗi cung ứng toàn cầu nói chung

Lãnh đạo các nước ASEAN đánh giá cao việc Nhật Bản công bố khoản hỗ trợ 40 tỉ yên cho các chương trình giao lưu nhân dân trong 10 năm tới, 15 tỉ yên cho chương trình trao đổi cán bộ nghiên cứu và nghiên cứu quốc tế chung

Nhật Bản cũng cam kết sẽ huy động 35 tỷ USD trong vòng 5 năm tới từ các quỹ công - tư để thúc đẩy hợp tác kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu…





Thủ tướng đã hội kiến với Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và gặp những người bạn cũ của Việt Nam như cựu Thủ tướng Nhật Bản Fukuda

ASEAN và Nhật Bản đã nhất trí thông qua “Tuyên bố tầm nhìn về quan hệ hữu nghị và hợp tác ASEAN - Nhật Bản: Đối tác tin cậy” và “Kế hoạch triển khai Tuyên bố tầm nhìn” làm cơ sở để triển khai quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Nhật Bản thời gian tới

3 phương hướng lớn cho quan hệ ASEAN - Nhật Bản

Tham dự hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề cao ý nghĩa lịch sử của hội nghị, đánh giá cao tinh thần đoàn kết và hợp tác giữa ASEAN và Nhật Bản giúp vượt qua những thời điểm khó khăn, thử thách xuyên suốt nửa thế kỷ qua

Đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề xuất 3 phương hướng lớn để quan hệ ASEAN - Nhật Bản trở thành hình mẫu, nhân tố tích cực, đóng vai trò quan trọng vào bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định, cùng phát triển ở khu vực

Đồng thời, nhấn mạnh 4 kết nối, trong đó đề nghị hai bên tăng cường kết nối về kinh tế - thương mại, đầu tư, coi đây là trọng tâm và động lực phát triển của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Nhật Bản, đẩy mạnh kết nối hạ tầng chiến lược




Thủ tướng đã có hàng loạt cuộc gặp với các tổ chức tài chính, doanh nghiệp lớn của Nhật Bản

Bên cạnh đó, mở rộng kết nối trong các lĩnh vực mới, nhất là đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức và nông nghiệp thông minh… Đưa các lĩnh vực này trở thành sức sống mới cho hợp tác ASEAN - Nhật Bản

Nhân dịp này, Thủ tướng cũng đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa các lãnh đạo ASEAN và Nhật Bản về “Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á” (AZEC), đưa ra thông điệp mạnh mẽ về sự quyết tâm và hành động quyết liệt của Việt Nam thực hiện các cam kết đề ra

ODA thế hệ mới cho Việt Nam

Chuyến công tác Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính là hoạt động quan trọng khép lại một năm hết sức sôi động kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản và được tiến hành chỉ 2 tuần sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, chuyến công tác làm sâu sắc hơn nữa tin cậy chính trị, củng cố quan hệ cá nhân tốt đẹp với lãnh đạo chính giới Nhật Bản, đồng thời là bước triển khai đầu tiên đối với việc cụ thể hóa khuôn khổ hợp tác mới

Tại diễn đàn kinh tế Việt Nam - Nhật Bản với sự tham gia của hơn 500 doanh nghiệp tiêu biểu của Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã truyền tải thông điệp đề nghị doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường đầu tư hơn nữa vào Việt Nam. Các bộ, ngành và doanh nghiệp hai nước trao đổi hơn 30 văn kiện hợp tác, trị giá gần 3 tỉ USD, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng như tài chính, giáo dục, y tế, đầu tư khu công nghiệp...

Đáng chú ý, nỗ lực làm sôi động hơn hợp tác ODA của hai nước cũng đạt kết quả cụ thể, thực chất khi hai Thủ tướng chứng kiến trao đổi văn bản ký kết 3 dự án hợp tác ODA với tổng trị giá hơn 200 triệu USD, góp phần đưa tổng giá trị hợp tác ODA giữa hai nước trong năm 2023 đạt hơn 100 tỉ yên (tương đương gần 800 triệu USD), cao nhất kể từ năm 2017

Lãnh đạo hai nước cũng nhất trí việc sớm triển khai các dự án ODA mới của Nhật Bản với tính ưu đãi cao, thủ tục đơn giản, linh hoạt trong các lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu, nhất là trong xây dựng hạ tầng chiến lược

Khởi đầu làn sóng đầu tư mới

Tại Tokyo, Chính phủ Việt Nam lần đầu tiên chủ trì, tổ chức hội nghị xúc tiến lao động tại nước ngoài, với sự tham dự của hơn 200 doanh nghiệp hai phía và gần 200 người lao động Việt Nam

Trong 4 ngày tại Nhật Bản, Thủ tướng đã có hơn 10 cuộc gặp, tiếp các lãnh đạo các tập đoàn lớn của Nhật Bản cũng như tham dự các diễn đàn, tọa đàm kinh tế. Giới kinh tế Nhật Bản đánh giá cao sự phát triển, ổn định của kinh tế Việt Nam cũng như triển vọng kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam, sẵn sàng đầu tư, mở rộng kinh doanh trong các lĩnh vực Việt Nam ưu tiên

Nhật cam kết huy động 35 tỷ USD trong 5 năm

Đặc biệt, về hợp tác địa phương và giao lưu nhân dân, Thủ tướng đã thăm tỉnh Gunma ngay sau khi đến Nhật Bản và nói “đây là vùng đất địa linh nhân kiệt”, quê hương của 4 Thủ tướng Nhật Bản

Thủ tướng cũng đã tiếp thống đốc 5 tỉnh của Nhật Bản, khuyến khích các địa phương hai nước tăng cường hợp tác không chỉ về đầu tư, thương mại, lao động, giao lưu văn hóa

Chuyến công tác đã mở ra cơ hội hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực mới như chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo... Các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm cao đến các chính sách, nhu cầu của Việt Nam và cam kết mạnh mẽ về thúc đẩy đầu tư, hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực mới

Hơn một nửa số văn kiện ký kết giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp hai nước tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Nhật Bản thuộc các lĩnh vực hợp tác mới, bao gồm xây dựng thành phố thông minh, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, logistics, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, robot...

Đây có thể là bước khởi đầu cho một làn sóng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào các lĩnh vực mới tại Việt Nam trong tương lai gần
 
11 tỉ phú hàng đầu thế giới dự hội nghị xúc tiến đầu tư tại Bình Định

Ngày 25-3, Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định cho biết sẽ có 11 tỉ phú hàng đầu thế giới đến dự hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2024 vào ngày 29-3 sắp tới

11 tỉ phú hàng đầu thế giới trên đến từ các nước: Thái Lan, Hàn Quốc, Thụy Điển, Israel, Singapore, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất...

Đây là một trong những hoạt động thuộc Tuần lễ Amazing Binh Dinh Fest 2024 (diễn ra từ ngày 22 đến 31-3)

Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2024 sẽ diễn ra tại Trung tâm hội nghị tỉnh Bình Định ở TP Quy Nhơn vào chiều 29-3 với sự tham dự của hơn 1.000 đại biểu là lãnh đạo trung ương, đại sứ quán các nước, các tổ chức quốc tế, doanh nhân thế giới, hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức xúc tiến đầu tư và gần 500 doanh nghiệp

Hội nghị có các hoạt động như: ký kết ghi nhớ hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2024 - 2028 giữa Bộ VH-TT&DL với UBND tỉnh Bình Định, Tổng công ty Hàng không Việt Nam và Công ty cổ phần Bình Định F1; trao thỏa thuận hợp tác và các biên bản ghi nhớ cho 6 nhà đầu tư với 18 dự án; trao chủ trương đầu tư/giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 5 dự án…

Danh sách 11 tỉ phú đến Bình Định

Ông Peter Palanugool (Thái Lan) - chủ tịch Tập đoàn Bangkok Assay Office, hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản, du lịch, golf, trang sức, mỹ phẩm, chế biến vàng từ rác điện tử…

Tỉ phú Lee Soo Man là doanh nhân kiêm nhà sản xuất âm nhạc người Hàn Quốc, người sáng lập Công ty giải trí SM Entertainment. SM Entertainment được biết đến trong việc tiên phong quảng bá K-pop trên toàn thế giới.

Tỉ phú Muhammed Akhtar Zaman (Thụy Điển) là người sáng lập và cổ đông chính của Tập đoàn Kmanjaro Holdings Plc, chủ tịch Tập đoàn Royal Falcon, đồng chủ tịch Công ty 6G Digital Sweden…

Tỉ phú Cyril Dissescou (Singapore), nhà sáng lập và giám đốc điều hành Tập đoàn Nexif Ratch Energy SE Asia Pte., Ltd; chuyên hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, nhiệt điện, dầu khí…

Ba tỉ phú người Israel: ông Rami Levy - chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành Rami Levy Hashikma Marketing Co.,Ltd; ông Yhouda Levy - đồng sáng lập Rami Levy Hashikma Marketing Co.; ông Aviv Yosef Brosilovski - chủ tịch kiêm tổng giám đốc Forta Pro

Tỉ phú Oded Zucker, cố vấn Grupo Salinas, tài sản khoảng 2 - 3 tỉ USD. Ông là quản lý ngân hàng và là cố vấn cao cấp đầu tư trực tiếp cho 10 gia đình nổi tiếng và giàu có nhất ở Mexico và Israel

Tỉ phú Carl Anthony Cruz - chủ tịch kiêm tổng giám đốc Cross Energy Corporation. Ông là nhà đầu tư bất động sản lớn tại Mexico, bên cạnh đó còn đầu tư vào các lĩnh vực cảng biển, năng lượng...

Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất có hai tỉ phú: ông Taher Ali Shahin Albulushi Altahri - giám đốc điều hành Tập đoàn thương mại UB General Trading FZC và Saif Ali Shahin Mohammed Altahri - tổng giám đốc điều hành Tập đoàn thương mại UB General Trading FZC
 
Một nền kinh tế “đặt cược” vào nhân tài Việt

Khi tỷ lệ sinh giảm đe dọa nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ cao, chính quyền đảo Đài Loan (Trung Quốc) chuyển sang thu hút sinh viên Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác để làm việc trong ngành bán dẫn

Một nền kinh tế “đặt cược” vào nhân tài Việt để giữ vị thế hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn- Ảnh 1.

Ở ngoại ô Hsinchu, thành phố được mệnh danh là Thung lũng Silicon của đảo Đài Loan, Trung Quốc, sinh viên Đại học Khoa học và Công nghệ Minghsin (MUST) được đào tạo về các loại thiết bị dùng trong nhà máy bán dẫn ngoài đời thực. Sinh viên cũng có thể thực tập tại các nhà sản xuất chip hàng đầu trên hòn đảo Taiwan Semiconductor Manufacturing Co., ASE Technology Holding và Powertech Technology

Trường bán dẫn của MUST còn được gọi là “TSMC mini”. Nó được thiết kế để đào tạo ra những chuyên gia trong lĩnh vực bán dẫn, có thể ngay lập tức trở thành "của báu" với các nhà tuyển dụng. Gần 700 trong số khoảng 2.300 sinh viên tại đây đến từ Việt Nam, tương đương hơn 30%

Một nền kinh tế “đặt cược” vào nhân tài Việt để giữ vị thế hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn- Ảnh 2.
Nhiều sinh viên Việt Nam hiện đã chọn đảo Đài Loan để theo học trong lĩnh vực bán dẫn bởi những công nghệ hàng đầu tại đây. Những sinh viên học trong ngành này cũng dễ dàng tìm việc tại các công ty bán dẫn hàng đầu hòn đảo, giúp họ có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu trước khi lựa chọn con đường tiếp theo

Trên thực tế, việc ưu ái đặc biệt cho các sinh viên nước ngoài trong các ngành học bán dẫn phản ánh một thực tế không mấy tươi sáng ở đảo Đài Loan: Nỗi lo về tình trạng thiếu nhân tài công nghệ trong các công ty bán dẫn hàng đầu thế giới

Ông Chang Ho, hiệu trưởng trường bán dẫn của MUST, cho biết: “Chúng tôi cần thêm hàng chục nghìn lao động chất lượng cao. Các công ty và trường đại học phải hợp tác cùng nhau để bồi dưỡng nhân tài”

Trên thực tế, tiền lương trì trệ, giá bất động sản tăng cao cùng nhiều áp lực khác đã đẩy tỷ lệ sinh trên đảo Đài Loan xuống rất thấp trong những thập kỷ gần dây. Số ca sinh hàng năm giảm xuống kỷ lục 135.000 vào năm 2023 từ mức hơn 300.000 của năm 1990

Trong khi đó, cạnh tranh trong lĩnh vực bán dẫn ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở nguồn nhân lực. Chỉ riêng TSMC hiện thuê hơn 6.000 công nhân mỗi năm. Nhu cầu về chip dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh có nhiều tiến bộ về trí tuệ nhân tạo và các công nghệ khác, dẫn tới việc nhu cầu với nguồn nhân lực tăng theo

Một nền kinh tế “đặt cược” vào nhân tài Việt để giữ vị thế hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn- Ảnh 3.
Đại học Khoa học và Công nghệ Minghsin (MUST) của Đài Loan mở văn phòng tại TP Hồ Chí Minh, Việt Nam để tăng cường chiêu mộ sinh viên Việt

Do sự phụ thuộc mạnh của Đài Loan vào lĩnh vực bán dẫn nên chính quyền hòn đảo, các doanh nghiệp và các tổ chức giáo dục ở đây chịu áp lực để có một chiến lược dài hạn đảm bảo nguồn lao động quý và hiếm nay

Và sinh viên từ Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác được coi là một phần giải pháp. Đài Loan đã công bố kế hoạch chi 163 triệu USD vào năm 2028 để hút 320.000 sinh viên quốc tế vào năm 2030, tập trung vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Điều này có nghĩa tốc độ tiếp nhận du học sinh của hòn đảo nhanh gấp đôi so với trước đây

Chính quyền hòn đảo cũng mới đưa ra chính sách hỗ trợ tài chính cho các du học sinh để đổi lại họ tiếp tục làm việc ở Đài Loan trong một thời gian sau khi tốt nghiệp. Chương trình này tập trung hướng tới các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Philippines....
 
Chân dung tỷ phú Hàn Quốc "nguyện dành phần đời còn lại" cho Bình Định

Được biết, đây là cái tên được biết đến trong vai trò tiên phong quảng bá K-pop trên toàn thế giới và là tác nhân tạo ra làn sóng mới có tên là "Làn sóng Hàn Quốc"

Chân dung đại gia Hàn Quốc

Tập đoàn giải trí Hàn Quốc SM - ra đời tháng 2.1995 do Lee Soo Man sáng lập – hoạt động theo mô hình hãng thu âm, công ty tài năng, sản xuất âm nhạc, tổ chức sự kiện, sản xuất các chương trình hòa nhạc và nhà xuất bản âm nhạc. Được biết, đây là cái tên được biết đến trong vai trò tiên phong quảng bá K-pop trên toàn thế giới và là tác nhân tạo ra làn sóng mới có tên là "Làn sóng Hàn Quốc"

Là khách mời của Tuần lễ Thể thao – văn hóa – du lịch Bình Định 2024 được tổ chức vào cuối tháng 3 vừa qua, đại gia công nghiệp giải trí Hàn Quốc đánh giá rất cao ý tưởng, cách thức tổ chức chuỗi lễ hội này. Ông cho rằng, Bình Định đi đúng hướng khi là địa phương đầu tiên của Việt Nam tham dự Giải đua thuyền máy nhà nghề quốc tế UIM F1H2O. Việc mời nhiều nhóm nhạc, ca sĩ nổi tiếng, trong đó có ca sĩ, nhóm nhạc Hàn Quốc về biểu diễn cho thấy tỉnh có lộ trình riêng, không giẫm chân lên nhiều tỉnh, thành khác

Với sự chào đón nhiệt tình, Ông Lee Soo Man mong muốn tiếp tục xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực văn hóa giải trí vì định hướng phát triển của tỉnh phù hợp chiến lược của tập đoàn. “Cá nhân tôi sẽ làm hết sức. Chắc chắn phần đời còn lại, tôi dành cho Bình Định”- Ông Lee chia sẻ

Hiện diện bên cạnh ông Lee Soo Man là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MNK Việt Nam Jang Chin Hyuk, nhà kinh doanh, phát triển các dự án bất động sản. Tại buổi làm việc, Công ty TNHH MNK Việt Nam và Sở Kế hoạch – Đầu tư Bình Định đã ký ghi nhớ hỗ trợ nghiên cứu, khảo sát 5 dự án, gồm: Dự án khu thương mại dịch vụ, sân golf tiêu chuẩn quốc tế; dự án khu lõi đô thị thuộc khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội; dự án trung tâm thương mại; dự án taxi bay và dự án tổ chức lễ hội âm nhạc nhằm phát triển dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh thu hút du khách nước ngoài đến Bình Định
 
World Bank đề xuất cho Việt Nam vay 11 tỷ USD trong 5 năm

Ngân hàng Thế giới (World Bank) đề xuất cho Việt Nam vay 11 tỷ USD trong 5 năm tới, để làm các dự án lớn về hạ tầng như đường sắt đô thị, năng lượng, tín chỉ carbon

Nội dung trên nêu tại cuộc gặp của Thủ tướng Phạm Minh Chính và đại diện Ngân hàng Thế giới (World Bank) chiều 27/5

Những năm qua, World Bank tài trợ cho Việt Nam khoảng 25 tỷ USD vào các dự án phát triển kinh tế xã hội. Hiện, ngân hàng này đề xuất cho Việt Nam vay tiếp 11 tỷ USD trong 5 năm tới

Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn khoản vay này sẽ có lãi suất ưu đãi. "Việc này nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sức cạnh tranh của nền kinh tế", ông nói

Ông cũng đề nghị nguồn lực này sẽ dành đầu tư những dự án lớn, có tính chất xoay chuyển tình thế, như đường sắt đô thị Hà Nội, đoạn Văn Cao - Láng Hòa Lạc, đường sắt TP HCM - Cần Thơ; các dự án năng lượng sạch, đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao...

Theo Thủ tướng, hai bên cần đổi mới tư duy, cách làm, tái cơ cấu quản trị trong triển khai các dự án. Ông giao một Phó thủ tướng trực tiếp chỉ đạo, kiểm soát tiến độ dự án hàng tháng, quý để mang lại sản phẩm cụ thể, hiệu quả cao

Phó chủ tịch World Bank Manuela V. Ferro đồng tình việc dòng vốn nên hướng vào các dự án lớn, tính lan tỏa cao. Đại diện World Bank đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam, đặc biệt việc thành lập Tổ công tác để rà soát, xử lý những khó khăn trong triển khai các dự án hợp tác
 
Vinhomes Ocean Park 2, 3 được phép mở bán cho người nước ngoài

Vinhomes Ocean Park 2 & 3 vừa chính thức được cấp giấy phép mở bán cho người nước ngoài. Đây là cột mốc mở ra cơ hội cho các chuyên gia, lao động chất lượng cao nước ngoài được sở hữu nhà, an cư hay khởi sự kinh doanh ở phía đông Hà Nội

Mở rộng thêm nhiều cơ hội


Ngày 28/6, 2 đại đô thị Vinhomes Ocean Park 2, 3 cùng lúc được cấp phép bán nhà ở cho cá nhân, tổ chức nước ngoài. Tin vui của “Quận Kinh đô” và “Quận Nghỉ dưỡng” thuộc Ocean City cũng chính là tin vui của thị trường BĐS. Bởi không chỉ đơn thuần có thêm một lựa chọn xứng tầm, cộng đồng người nước ngoài còn được gia nhập và an cư tại 2 trong số không nhiều dự án đẳng cấp và có chất lượng thuộc top đầu Việt Nam

Theo quy định của Luật Nhà ở và Luật đất đai mới, dự kiến có hiệu lực từ 1/8 tới, đã có cơ chế làm cơ sở để cấp Giấy chứng nhận sở hữu nhà ở riêng lẻ cho người nước ngoài mua nhà tại Vinhomes Ocean Park 2, 3. Theo đó người nước ngoài sẽ được sở hữu nhà với thời hạn 50 năm và được gia hạn thêm một lần thời gian sở hữu nhà ở, tối đa là 50 năm. Chính sách này giúp người nước ngoài vừa được đứng tên chính chủ ngôi nhà, mang đến sự yên tâm, vừa sở hữu một BĐS đẳng cấp bậc nhất trên thị trường

Thông tin Vinhomes Ocean Park 2, 3 được bán cho người nước ngoài nhanh chóng trở thành chủ đề thảo luận sôi nổi trên các diễn đàn dành cho cộng đồng quốc tế sinh sống tại Việt Nam

Anh Lee Jang-wol, kỹ sư người Hàn Quốc đang làm việc tại Bắc Ninh, cho biết vợ chồng anh đã có ý định tìm mua BĐS để an cư từ lâu nhưng chưa tìm được dự án nào phù hợp

“Chúng tôi đều đã nhắm đến Vinhomes Ocean Park 2, nhất là sau khi nơi đây ra mắt phố Hàn K-Town. Nay dự án đã được bán cho người nước ngoài nên tôi quyết định sẽ chuyển về ngôi nhà chung Ocean City để sinh sống”, anh Jang-wol nói

Còn với gia đình anh Yang Ji-hyo, cơ hội được trải nghiệm cuộc sống hội hè bất tận và tràn ngập không khí nghỉ dưỡng tại Vinhomes Ocean Park 3 những ngày đầu hè vừa rồi khiến anh mong ngóng từng ngày việc dự án được cấp phép bán cho người nước ngoài

“Do mỗi dự án chỉ được bán tối đa 250 căn nhà ở riêng lẻ cho người nước ngoài nên ngay tuần tới vợ chồng tôi sẽ đi khảo sát để chọn căn và ký hợp đồng mua bán. Nếu chậm chân thì cơ hội sẽ không còn nữa”, anh Ji-hyo cho biết

Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của dòng vốn FDI, lực lượng lao động nước ngoài đến Việt Nam cũng gia tăng nhanh chóng. Đến hết năm 2023, con số này là gần 136.800 người

Thay vì đi thuê, nhiều người nước ngoài muốn mua nhà và được sở hữu chính chủ để ổn định cuộc sống lâu dài. Không những vậy, nhiều cá nhân, tổ chức nước ngoài còn có nhu cầu mua BĐS tại Việt Nam để cho thuê hoặc tự khai thác kinh doanh. Tuy nhiên, lượng giao dịch thành công trong các năm qua chỉ như “muối bỏ biển”

Một trong những lý do chính là thị trường khan hiếm nguồn cung và đặc biệt thiếu vắng những sản phẩm đáp ứng tiêu chí khắt khe của cộng đồng quốc tế. Bởi thế, việc Vinhomes Ocean Park 2, 3 được cấp phép sẽ bổ sung nguồn cung chất lượng cho thị trường, giúp “giải cơn khát” nhu cầu sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam

Môi trường sống chuẩn quốc tế

Nằm trong lòng “thành phố điểm đến” Ocean City, “Quận Kinh đô” Vinhomes Ocean Park 2 và “Quận Nghỉ dưỡng” Vinhomes Ocean Park 3 hội tụ những điểm mạnh đáp ứng hoàn hảo tiêu chuẩn an cư của cộng đồng quốc tế, như vị trí đắc địa, giao thông thuận lợi, môi trường sống trong lành, cộng đồng văn minh. Đặc biệt, cả 2 đại đô thị đều sở hữu những tiện ích đẳng cấp được “may đo” riêng, phục vụ nhu cầu an cư lâu dài của người nước ngoài

Về kết nối, Vinhomes Ocean Park 2 và 3 hưởng lợi từ hệ thống giao thông xuyên tâm với nút giao Cổ Linh, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái, quốc lộ 5A, cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, Hà Nội - Thái Nguyên và hệ thống cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Chương Dương, Đông Trù, Nhật Tân... cư dân người nước ngoài di chuyển nhanh chóng, thuận tiện vào trung tâm Hà Nội cũng như đến các “thủ phủ” công nghiệp, các vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc

Cùng với đó, Vinhomes Ocean Park 2 & 3 cũng được đầu tư chuỗi tiện ích nghỉ dưỡng, giải trí đẳng cấp thế giới, gồm VinWonders Wave Park và VinWonders Water Park, các dãy phố thương mại tại K-Town, Venice, biển hồ nhân tạo Crystal Lagoon, hệ thống công viên xanh, khu vui chơi, vận động… hiếm có khó tìm, đáp ứng tiêu chí sống vui, sống khỏe, sống an toàn và đẳng cấp của khách hàng quốc tế

“Tại K-Town trong lòng Vinhomes Ocean Park 2, tôi cảm giác như được về với chính quê hương của mình bởi từ cảnh quan, kiến trúc, tiện ích, dịch vụ… đều đậm đặc tinh thần Hàn Quốc. Không chỉ tôi mà rất nhiều đồng hương khác đều đang háo hức sớm được sở hữu ngôi nhà của chính mình tại nơi đây”, anh Ji-hyo chia sẻ

Bên cạnh mảnh ghép K-Town, tới đây, Vinhomes Ocean Park 2 còn có thêm Trường Quốc tế Hàn Quốc KGS và Trung tâm Y tế Vinmec Hàn Quốc, góp phần hoàn thiện hệ thống tiện ích cao cấp, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu sống - làm việc - vui chơi - giải trí - học tập - chăm sóc sức khỏe của cộng đồng đến từ xứ sở kim chi nói riêng và cộng đồng người nước ngoài nói chung

Việc chính thức được mở bán cho người nước ngoài được xem là cột mốt mới trong hành trình phát triển đầy ngoạn mục của Vinhomes Ocean Park 2 và 3, đồng thời khẳng định vị thế “nơi đáng sống bậc nhất hành tinh” Ocean City. Trong thời gian tới, một cộng đồng đa quốc gia hứa hẹn sớm hiện hữu tại khu đông Thủ đô, thúc đẩy thêm sự sôi động cho thị trường BĐS
 
Top