What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

LOBBY.VN

Administrator
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai​

duc.jpg

HAGL đang có nhiều dự án đầu tư ở Lào, Campuchia và Thái Lan. Ở Thái Lan, HAGL từ nhiều năm nay đã đầu tư dự án bất động sản tại thủ đô Bang Kok

Năm 2006, ông Đoàn Nguyên Đức cổ phần hóa Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Việc làm đúng thời cơ khiến HAGL phát triển nhanh chóng. Đến nay Chủ tịch HĐQT HAGL lại chủ trương tái cơ cấu lại tập đoàn

Thưa ông vì sao đang điều hành trực tiếp mấy chục công ty, HAGL lại tái cơ cấu doanh nghiệp, thành lập 5 tổng công ty, có mất quyền quản lý trực tiếp của Chủ tịch HĐQT tập đoàn ?

Sau hơn 4 năm Công ty CP HAGL hoạt động, tổng vốn điều lệ lớn mạnh nhanh chóng thông qua việc hình thành hơn 40 doanh nghiệp vệ tinh trực thuộc. Số vốn điều lệ ban đầu 270 tỷ đồng đến nay tổng vốn điều lệ của Cty CP HAGL tăng lên 2.925 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 8.000 tỷ đồng; tổng tài sản 15.942 tỷ đồng

Các doanh nghiệp này hoạt động trên nhiều lĩnh vực: Sản xuất đồ gỗ, đá granít, kinh doanh bất động sản, bóng đá, khách sạn, trồng cao su, thủy điện… khiến công ty mẹ quản lý chéo những lĩnh vực không thuộc chuyên môn của mình. Điều này ảnh hưởng đến công tác quản lý, điều hành chung, nhất là sự minh bạch

Tập đoàn HAGL đã quyết định tái cơ cấu doanh nghiệp thành lập 5 tổng công ty trực thuộc bao gồm: Tổng công ty bất động sản; Tổng công ty gỗ; Tổng công ty cao su; Tổng công ty khoáng sản; Tổng công ty thuỷ điện

Tính pháp lý của tổng công ty con này thế nào, liệu hình thành các tổng công ty có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của Cty CP HAGL mà các cổ đông đang nắm giữ ?

Thực chất với quy mô doanh nghiệp đầu tư đa ngành nghề như thời gian qua HAGL đã mang dáng dấp một tập đoàn kinh tế trong nước. Tuy nhiên như các tập đoàn khác chúng tôi hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Đến nay tôi cho rằng mô hình này không còn phù hợp mà phải là Tập đoàn - Tổng công ty - công ty. Các tổng công ty cũng có HĐQT điều hành trực tiếp các công ty con của mình. Sự chuyên nghiệp của các tổng công ty giúp họ làm ăn hiệu quả, minh bạch hơn

Khi tái cơ cấu lại tập đoàn, quyền lợi của các cổ đông HAGL lâu nay vẫn giữ nguyên và sẽ hiệu quả hơn. Các tổng công ty tự kinh doanh, có tổng công ty giá cổ phiếu cao hơn tổng công ty khác, hiệu quả chung của chúng làm nên giá trị cổ phiếu tập đoàn. Thực chất hoạt động công ty mẹ - công ty con lâu nay vẫn vậy

HAGL đang là doanh nghiệp đi tiên phong đầu tư ra nước ngoài. Với số vốn 500 triệu USD đăng ký đầu tư ra ngoài lãnh thổ VN. Ông đánh giá doanh nghiệp mình ở tầm nào so với các doanh nghiệp tư nhân khác đầu tư ra nước ngoài ?

HAGL đang có nhiều dự án đầu tư ở Lào, Campuchia và Thái Lan, chúng tôi đang là nhà đầu tư tư nhân số 1 Việt Nam ra nước ngoài! Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu gồm: Trồng cao su, khai thác khoáng sản, xây dựng thuỷ điện

Về cao su ở Lào sẽ trồng 25.000ha, Campuchia: 15.000ha; và 8000 ha ở Tây Nguyên nâng tổng diện tích cao su của tập đoàn đến năm 2012 là 51.000ha. Hiện chúng tôi đã đầu tư khai thác mỏ sắt ở Lào trữ lượng khoảng 20 triệu tấn, ở Campuchia 30 triệu tấn. Mục tiêu là khai thác và chế biến 60 triệu tấn quặng sắt, trong đó tại các mỏ ở Tây Nguyên, Thanh Hoá 10 triệu tấn. Ước tính doanh thu từ 60 triệu tấn quặng sắt khoảng 7,2 tỷ USD

Về thuỷ điện đầu tư ra nước ngoài chúng tôi cũng đang chuẩn bị khởi công thuỷ điện Nậm Kông ở Lào công suất 140 MW. HAGL được cấp 17 dự án thuỷ điện ở Tây Nguyên, Thanh Hoá, Lào tổng công suất 420MW, tổng vốn đầu tư 7.569 tỷ đồng. Ở Thái Lan, HAGL từ nhiều năm nay đã đầu tư dự án bất động sản tại thủ đô Bang Kok

Thưa ông hiện nay nhiều doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn khi ngân hàng siết chặt giải ngân. Tình hình tài chính HAGL thế nào ?

Dự báo trước những khó khăn về tài chính vào dịp cuối năm nay đầu năm tới nên từ giữa năm chúng tôi đã tăng cường huy động vốn bằng việc phát hành 60 triệu USD trái phiếu chuyển đổi. Chúng tôi dự kiến sắp tới sẽ phát hành 200 triệu USD trái phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài

Hiện tại HAGL có trong tài khoản 2.800 tỷ đồng. Đây là phần vốn dành đầu tư cho các dự án cao su, thủy điện, khoáng sản của tập đoàn trong năm tới. Nguồn vốn này hình thành ngoài vốn huy động trái phiếu còn có phần lợi nhuận để lại trong năm 2010, nguồn thu từ các dự án bất động sản đã bán trả dần từ năm 2009. Vì thế HAGL không lo thiếu vốn

Được biết dự án suối Hội Phú các nhà đầu tư khác không mặn mà nhưng HAGL lại có đơn tham gia từ một năm nay. Kết quả thế nào thưa ông ?

Suối Hội Phú chảy giữa lòng thành phố Pleiku uốn lượn rất đẹp nhưng nếu không được đầu tư sớm để dân xâm lấn tương lai sẽ là kênh nước đen gây ô nhiễm cho thành phố. Việc đầu tư dự án này theo tôi cần phải làm sớm vừa đẹp vừa làm văn minh đô thị

Đầu tư dự án này hiệu quả kinh tế không cao bởi tính thanh khoản thị trường bất động sản ở Gia Lai rất thấp. Tuy nhiên HAGL vẫn đăng ký tham gia dự án suối Hội Phú bởi chúng tôi muốn để lại dấu ấn cho quê hương nơi mình sinh sống. Tôi hy vọng là năm mới này mọi việc sẽ thuận lợi

Huỳnh Kiên
 
Bầu Đức: Máy bay riêng giúp tự tin hơn !​


Hoàng Anh Gia Lai là tập đoàn kinh tế tư nhân có nhiều sự kiện đầu tiên ở Việt Nam như: Mua máy bay riêng, mở Học viện Bóng đá, phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế chỉ thông qua đánh giá hệ số tín nhiệm mà không có sự bảo lãnh của Chính phủ...

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT TĐ HAGL được dư luận đánh giá là người có trí nhớ tốt, khả năng hùng biện tuyệt vời, năng động, tự tin, dám nghĩ dám làm, có tầm nhìn sâu rộng. Ông trò chuyện với báo chí nhân dịp đầu năm mới

- Ông cho biết tiềm lực HAGL hiện nay ?

Từ một xí nghiệp chúng tôi đã phát triển thành một TĐ đa ngành nghề với hơn 10.000 nhân viên (NV), sức mạnh đang được thể hiện ở 4 ngành chủ lực: Cao su có diện tích 66.000 ha đã và đang trồng mới ở Việt Nam, Lào, Campuchia, sắp tới trung bình mỗi năm HAGL có thêm khoảng 450 triệu USD lợi nhuận. Ở lĩnh vực khoáng sản, ngoài một mỏ đồng đang thăm dò tại Lào, riêng trữ lượng 6 mỏ sắt đạt 60 triệu tấn. Đặc biệt có mỏ sắt lộ thiên trữ lượng 30 triệu tấn đã khai thác ở tỉnh Rattanakiri (Campuchia)

Nếu tính toán theo giá thị trường, tổng giá trị mà HAGL sở hữu từ khoáng sản lên đến hàng tỷ USD! HAGL còn là một trong những công ty bất động sản hàng đầu, gần 27 dự án ở các tỉnh, thành phố lớn. Từ năm 2010-2016, lợi nhuận ngành này khoảng 1.700 tỷ đồng/năm. Bên cạnh đó, 17 dự án thủy điện nằm khắp nơi với tổng công suất 420MW tạo cho TĐ doanh thu hơn 1.344 tỷ đồng/năm

Trong kinh doanh, chúng tôi thích thực hiện những sự kiện mang dấu ấn đầu tiên, luôn tiên phong tìm kiếm những cơ hội làm ăn, tư duy chiến lược phải đột phá, đổi mới để phù hợp với tình hình thực tế. Đây là doanh nghiệp có cơ cấu cổ đông rất đẹp, nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đều quan tâm và đầu tư vào HAGL như Jaccar, KiTMC, Dragon Capital, Asiavantage, Deutsche Bank, Temasek, Arsenal, Vietcombank, BIDV, Sacombank, VP Bank...

- Diện mạo HAGL của ông năm 2015 ?

Tôi khẳng định đến bây giờ HAGL vẫn kiên định đi đúng hướng và thành công với chiến lược đã vạch ra từ Đại hội Cổ đông lần đầu tiên năm 2006, xác định Lào là địa chỉ đầu tư nước ngoài lớn nhất, rồi Campuchia, Myanmar... HAGL làm việc không biết dừng lại, chỉ biết đầu tư và tiếp tục đầu tư, tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 40-50%

Đến năm 2015, tất cả 4 ngành chủ lực đều cho doanh thu và lợi nhuận lớn, tôi tin rằng HAGL sẽ trở thành một TĐ lớn mạnh và phát triển bền vững ở tầm khu vực. Cũng cần nói thêm năm vừa qua nền kinh tế toàn cầu vẫn còn khó khăn, nhưng bằng uy tín, tiềm năng của mình, HAGL là doanh nghiệp của Việt Nam huy động vốn quốc tế thành công nhất với số tiền hàng trăm triệu USD

- Ông có suy nghĩ gì về sự thành công của HAGL hôm nay ?

Trước tiên, bản thân tôi đã làm việc cật lực hơn 20 năm. Tôi có thể không giỏi hơn người khác, nhân viên (NV) tôi cũng không giỏi hơn, nhưng tôi hơn người ta ở điểm biết cách dùng người. Tôi hiểu được những người làm việc cho tôi cần gì thì tôi sẽ đáp ứng ngay, lúc nào tôi cũng quan tâm đến họ. Ngược lại, NV tôi hiểu và cống hiến hết mình vì ý muốn của tôi. Vả lại, toàn bộ NV chúng tôi đều thấm nhuần câu slogan của HAGL "Đoàn kết là sức mạnh"

Mặt khác, tôi đến với đối tác bằng tính cách chân thật, giản dị của mình nên dễ tạo niềm tin và có những mối quan hệ tốt lành. Đó là các lý do rất quan trọng để HAGL đạt được thành tựu tốt đẹp như hiện tại. Cảm giác của riêng tôi về sự nổi tiếng, giàu có cũng bình thường. Có chăng là những niềm vui nho nhỏ vì công sức lao động của mình được đền đáp xứng đáng, xã hội tôn vinh. Do vậy, tôi luôn tâm niệm làm thế nào phải giữ và hoàn thiện con người mình một cách tốt nhất. Phấn đấu không mệt mỏi trên thương trường nhằm hoàn thành mục đích đặt ra, đem lại hạnh phúc cho gia đình, NV của mình, cũng như cổ đông, đối tác và góp một phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội cho quê hương, đất nước

- Chiếc máy bay riêng đã giúp ông thế nào trong công việc ?

Có thể nói máy bay riêng là một phương tiện đặc biệt dành cho các thương gia thành đạt. Nó đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi như giúp tôi chủ động cho rất nhiều chuyến công tác với cự ly hàng ngàn cây số. Ví dụ trong một ngày, tôi có thể cơ động Buổi sáng dự họp ở TP.HCM, đầu giờ chiều đã có mặt ở Phnom Penh và tối về Hà Nội... Đồng thời, tôi tự tin hơn khi đi gặp đối tác, tư cách đàm phán cũng tốt hơn nhiều và dĩ nhiên đối tác nhìn mình với thái độ trọng thị

- Một số người nói ông chủ tịch HAGL giàu có quá, mà ít làm từ thiện hơn các đại gia khác. Ông nghì gì về vấn đề này ?

Nếu ai có suy nghĩ đó thì họ đã lầm vì lâu nay HAGL làm từ thiện có thể nhiều hơn những đơn vị, doanh nghiệp khác. Tôi cho rằng mỗi người có mỗi quan điểm khác nhau về chuyện từ thiện. Riêng cá nhân tôi thì làm từ thiện là phải xuất phát từ tâm, phải âm thầm không cần công bố, càng ít người biết càng tốt, vì có phải làm ăn đâu mà phô trương ầm ĩ lên! Còn từ thiện để đánh bóng thương hiệu thì chắc chắn không còn ý nghĩa cao đẹp

- Ông có thể so sánh một chút giữa thương trường với gia đình ?

Kinh doanh thành công rực rỡ là niềm đam mê, là hạnh phúc của tôi. Nhưng hạnh phúc gia đình đối với tôi quan trọng hơn nhiều vì tôi tâm niệm rằng cuộc đời có nổi tiếng thành đạt cỡ nào đi nữa, nhưng những đứa con của mình nếu không nên người thì sẽ là vô nghĩa! Còn nghèo khó mà gia đình đầm ấm, con cái ngoan ngoãn, ăn học thành tài thì cuộc sống sẽ trở nên ý nghĩa, nhân văn hơn
 
HAGL đầu tư 145 triệu USD cho hai dự án thủy điện tại Lào​

hag.jpg


- Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai vừa được cấp phép đầu tư 145 triệu USD xây thủy điện Nậm Kông 2 và 3 tại Lào vào đầu tháng 2/2011

Theo ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai - Mã: HAG, đầu tháng 2 công ty được cấp phép đầu tư 145 triệu USD vào hai dự án thủy điện tại Lào là Nậm Kông 2 và 3 tại Lào, tổng công suất 120 MW. Dự kiến đến giữa năm 2013 dự án này sẽ hoàn thành

Ông Đức cho biết, hiện ba lĩnh vực mũi nhọn công ty đang đầu tư tại Lào là quặng sắt, thủy điện và cao su với tổng vốn đầu tư lên đến 500 triệu USD tính tới thời điểm hiện tại

Hiện Tập đoàn này đã trồng được 16.500 ha cao su trong tổng số 31.000 ha cao su HAGL đã được Chính phủ Lào đồng ý cho thuê trong vòng 50 năm, với giá thuê ưu đãi là 7 USD/ha/năm và miễn 8 năm thuế thu nhập doanh nghiệp

Ngoài ra, ông cũng cũng cho biết Tập đoàn đang lên kế hoạch phát hành 200 triệu USD trái phiếu quốc tế sau khi được Standard & Poor's xếp hạng tín nhiệm ở mức B. Vốn trái phiếu sau đó sẽ được tập đoàn này sử dụng cho các dự án như trồng cây cao su và xây nhà máy thủy điện
 
'Ông bầu' Đoàn Nguyên Đức : ‘Lặn sâu để bắt cá lớn’​

Hai mươi năm gắn với nghiệp kinh doanh, được xem là "người giàu nhất" sàn chứng khoán Việt Nam năm 2008, 2009 nhưng Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), vẫn chưa được thảnh thơi, lịch làm việc của ông lúc nào cũng dày đặc từ sáng sớm đến tối khuya với các dự án, cuộc hẹn, chuyến đi khảo sát nay tỉnh này, mai nước nọ. Mặc dù điện thoại luôn mở và sẵn sàng tiếp chuyện bất cứ ai, nhưng không dễ để có thể trò chuyện với ông

- Có người nói, là người “giàu có” nhưng trông ông lúc nào cũng xuềnh xoàng, luôn tất bật và dáng dấp thì như một nông dân, chứ không lịch lãm như nhiều “đại gia” khác ?

Sinh ra ở một làng quê nghèo của miền Trung (xã Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định), gia đình lại đông anh em nên vừa bước qua tuổi thiếu nhi, tôi đã biết kiếm tiền để nuôi sống bản thân và gia đình. Năm 1965, cả gia đình tôi di cư lên An Phú, Pleiku, Gia Lai, nhưng vẫn sống trong cảnh thiếu thốn, nghèo khó, người làm ruộng, kẻ làm thuê. Có lẽ do vậy mà khi bước vào nghiệp kinh doanh, tôi rất “mê” kiếm tiền, suốt 20 năm qua, tôi luôn làm việc cật lực, dành tất cả thời gian cho công việc và tìm niềm vui, sự thư giãn cũng trong công việc

Nhiều người bảo tôi “dư ăn rồi”, cần gì phải “cày” hoài, nhưng nghiệp kinh doanh là vậy. Khi nghèo thì mong kiếm tiền để thoát nghèo, để được sống đàng hoàng, nhàn nhã, nhưng khi có tiền rồi lại nghĩ đến tiếng tăm, đến nhiều người khác ở xung quanh mình và thương hiệu đã tạo dựng. Xa hơn là nghĩ đến trách nhiệm của một doanh nghiệp, phải làm rạng danh đất nước, nên cứ thế mà tìm tòi, lăn xả vào thương trường để tìm dự án và công việc mới

Tôi không quan niệm khi có tiền là phải chú trọng tới hình thức. Với tôi, dù giàu hay nghèo thì bản chất con người vẫn không thay đổi. Nói chung, tôi thích sống và làm việc theo cách riêng của mình

- Trong khi nhiều “đại gia” ở Việt Nam rất ngại được công bố là người giàu, thì ông lại có vẻ tự hào về điều đó

Sao lại phải ngại khi thành quả mình làm ra, tiền mình kiếm được là từ chính mồ hôi, sức lực, trí tuệ, thậm chí là cả nước mắt. Bằng chứng là năm 2008, 2009, mặc dù bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng giá cổ phiếu của HAGL vẫn giữ ở mức 11.500 tỷ đồng. Là người có sao nói vậy nên tôi chẳng ngại khi được nhận danh hiệu người giàu và cảm thấy rất vui khi được công nhận là người giàu trên sàn chứng khoán trong ba năm qua

- Vậy, theo ông, “giàu có” có phải là nhiều tiền ?

Tôi không nghĩ vậy. Mỗi người sinh ra đều có đam mê, sở thích riêng: làm nhà giáo, kinh doanh, làm kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, làm nhà tâm lý... Và ở bất cứ lĩnh vực nào, nếu họ có đóng góp cho xã hội, mang lại lợi ích cho nhiều người và thành công thì họ đều là người giàu có, đó là giàu kiến thức, giàu tiền, giàu vốn sống...

Tôi cũng nghe nhiều người nói rằng, có tiền là sung sướng nhất, nhưng với người làm kinh doanh, có tiền chưa hẳn là sướng vì lúc nào cũng phải quay cuồng với con số, với bài toán thị trường, phải luôn tỉnh táo để bảo toàn đồng vốn, để làm cho tiền đẻ ra tiền. Vì vậy, càng kinh doanh nhiều càng khổ, không có cả thời gian để nghỉ ngơi và hưởng thụ. Tôi có triết lý kinh doanh riêng, đó là kinh doanh thì phải thành công vì nếu bị “ngã ngựa” thì rất đau. Nhưng với tôi, đích đến cuối cùng không phải là tiền, mà là danh dự, uy tín và những gì tôi làm được cho đời

- Nhưng ông nghĩ sao khi có người cho là ông thích chơi nổi khi mua chiếc máy bay riêng trị giá tới 7 triệu USD, cũng như tuyên bố có thể mua cả Câu lạc bộ Bóng đá Arsenal ?

Tôi không chơi ngông, tất cả những gì tôi làm đều phục vụ cho công việc kinh doanh và đều nằm trong khả năng của tôi, chứ không phải là muốn khoe khoang. Trong kinh doanh, tôi luôn biết nhìn xa, đưa ra những chiến lược ngắn, trung và dài hạn, chứ không phải một, hai bước ngắn hạn trước mắt

Tuy nhiên, không phải lúc nào sự táo bạo, tiên phong cũng được ủng hộ, mà trái lại còn bị chỉ trích, thị phi. Nhưng thực tế, nếu không có quyết định táo bạo thì HAGL khó làm được việc lớn. Chẳng hạn, việc tôi bỏ tiền đầu tư cho đội bóng HAGL và mời cầu thủ Kiatisak về tham gia Câu lạc bộ Bóng đá HAGL đã giúp tiếng tăm thương hiệu HAGL vang xa hơn và nhanh chóng được nhiều người biết đến

Hiện nay, HAGL là doanh nghiệp đầu tiên ở Đông Nam Á đặt biển quảng cáo trên sân Emirate, sân nhà Câu lạc bộ Arsenal, một câu lạc bộ hàng đầu ở châu Âu. Cũng nhờ có đội bóng mà các phương tiện truyền thông trong nước lẫn khu vực ASEAN, thậm chí cả châu Á đều biết đến thương hiệu HAGL. Bốn triệu USD đầu tư cho bóng đá trong bốn năm đã đem lại lợi nhuận “vô hình” vô cùng lớn cho HAGL, bằng chứng là sản lượng xuất khẩu của HAGL đã tăng 100% và chúng tôi được sở hữu một thương hiệu rất lớn. Tương tự, tôi mua máy bay không chỉ để phục vụ cho việc đi lại, kinh doanh, mà còn là làm thương hiệu theo cách riêng của tôi. Tôi nghĩ cũng có thể xem đây là niềm tự hào, vậy thì có gì là xấu ?

- Thế còn việc ông tài trợ cho Lào 19 triệu USD xây dựng Làng Vận động viên Sea Games ?

Việc tài trợ này không chỉ tạo dấu ấn đẹp cho HAGL, mà còn cho cả Việt Nam đối với nước bạn, qua đó cũng chứng tỏ HAGL là doanh nghiệp thành công tại Lào với lợi nhuận thu được tại Lào năm 2008 là 100 tỷ đồng. Ngoài ra, trong số 19 triệu USD thì có 4 triệu USD là khoản vay không hoàn lại và 15 triệu USD là khoản vay không tính lãi trong ba năm. Mười lăm triệu USD này sẽ được Chính phủ Lào hoàn trả cho HAGL bằng gỗ khai thác lòng hồ và các dạng quota khác

- Thành công nhiều nhưng thất bại cũng không ít, vậy kỷ niệm nào trong cuộc đời doanh nhân khiến ông nhớ nhất ?

Năm 2001, tôi sang Thái Lan để mua cầu thủ Kiatisak. Lúc bấy giờ kinh tế Việt Nam còn khó khăn, người Thái còn coi thường mình lắm, tôi sang họ không thèm tiếp, nên việc mua cầu thủ này được coi là chuyện không tưởng. Thương lượng ròng rã hai tháng trời, tôi nói với Kiatisak rằng sẽ trả lương cho anh ta cao hơn 20%, sẽ cung cấp đầy đủ biệt thự để ở, xe Mercedes để đi và các phương tiện khác. Cuối cùng, Kiatisak cũng đồng ý về với đội bóng HAGL. Lúc đó, báo chí Thái Lan đều đồng loạt giật tít: “Hoàng Anh Gia Lai là ai?”. Đây là kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời tôi và tôi đã chứng minh cho mọi người thấy: tôi dám nghĩ và dám làm

- Trong các dự án đầu tư vào Lào, Campuchia, Myanma, nước nào được HAGL chọn để đầu tư nhiều nhất ?

Hiện HAGL đang đầu tư vào ba lĩnh vực tại Lào là quặng sắt, thủy điện và cao su, với tổng vốn lên đến 450 triệu USD, và đến năm 2011, các dự án này sẽ mang lại lợi nhuận cho HAGL. Tổng diện tích đất trồng cao su của HAGL đã được Lào đồng ý là 31.000ha, cho thuê trong vòng 50 năm với giá thuê ưu đãi là 7 USD/ha/năm và miễn 8 năm thuế thu nhập doanh nghiệp. Tính đến thời điểm hiện tại, chúng tôi đã trồng được 12.000ha cao su, thành lập 8 nông trường trồng cao su ở Attapeu

Theo kế hoạch, năm nay HAGL sẽ trồng thêm 12.000ha cao su ở Attapeu và thành lập thêm 12 nông trường, nâng tổng số nông trường lên 20. Ngoài cao su, HAGL hiện đang khai thác hai mỏ quặng chiến lược là mỏ sắt (Dak Chưng) và mỏ đồng (Xe Kông). Dự kiến, vào tháng 7/2010, HAGL sẽ khởi công xây dựng hai nhà máy thủy điện (Nậm Kông 2 và 3) công suất 120MW, và đầu tư 100 triệu USD vào hai dự án bất động sản khách sạn 5 sao ven sông và khu biệt thự tại Thủ đô Viên Chăn

Sở dĩ chúng tôi chọn Lào để đầu tư nhiều nhất vì từ Gia Lai qua Lào chỉ hơn 200km, Chính phủ Lào lại thân với Việt Nam, có nhiều chính sách đầu tư cởi mở và người dân Lào rất hiền hòa

- Theo ông, đầu tư vào Lào và Campuchia là chiến lược đúng đắn hay mạo hiểm ?

Còn nhớ có lần Thủ tướng Hunsen động viên tôi: “Cần gì phải đi đâu xa, ở các nước lớn, tuy nước trong nhưng toàn cá lòng tong, còn ở Lào, Campuchia tuy nước đục nhưng có cá lớn”

Thực tế, cách đây 5 năm, nếu HAGL không vươn sang Lào, Campuchia để đầu tư thì 3 - 5 năm nữa, chúng tôi cũng chỉ là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bởi nếu hiện nay, hai lĩnh vực được nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư và mang lại lợi nhuận cao là tài chính và bất động sản thì trong tương lai, hai lĩnh vực này sẽ không thu hút được đầu tư và còn bị cạnh tranh khốc liệt

Vì vậy, việc tôi chọn con đường “lặn sâu” trong nước đục là một chiến lược kinh doanh đúng đắn, không hề mạo hiểm. Mới đây, Chính phủ Campuchia cũng đã chấp thuận cho HAGL khai thác một mỏ quặng mới sau khi hoàn thành thăm dò trên diện tích 160km2 xung quanh mỏ quặng hiện nay. Khai thác quặng có tỷ suất sinh lợi cao, chỉ cần đầu tư ban đầu khoảng 20 triệu USD là có thể sản xuất ra sản phẩm. Năm 2010, HAGL dự kiến thu khoảng 700 tỷ đồng lợi nhuận từ quặng và con số này có thể tăng gấp đôi vào 2011

Cùng với khai thác mỏ quặng, HAGL còn được cấp 15.000ha đất trồng cao su. Năm nay là năm đầu tiên triển khai trồng thử, HAGL chỉ đặt kế hoạch trồng 1.000ha đầu tiên và trồng 5.000ha trong các năm tiếp theo

Các dự án trồng cao su và khai thác thủy điện của HAGL hiện được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tài trợ 70% vốn đầu tư trong thời hạn 12 năm. Điều đáng nói là khi đến Lào và Campuchia, tôi được Thủ tướng, Phó thủ tướng và một số bộ trưởng đón tiếp rất trọng thị, niềm nở, và còn mời đến nhà riêng dùng cơm thân mật với sự gần gũi và phong cách giản dị

- Nhiều người nói HAGL thành công là do ông biết dùng người tài và... chịu chi ?

Tôi chưa phải “chịu chi” cho các dự án đầu tư, chẳng hạn dự án bất động sản thì tôi bỏ tiền mua vào thời điểm giá còn thấp. Bí quyết thành công của tôi là sử dụng người biết làm việc, chứ không phải người tài. Và điều quan trọng nhất là phải tạo được cuộc sống ổn định, đủ ăn đủ mặc cho người lao động, khiến họ tin tưởng đi theo mình

Chẳng hạn, khi đầu tư vào dự án trồng cao su ở Attapeu, do công đoạn cạo mủ cao su phải là người làm chứ không thể dùng máy móc, nên để công nhân yên tâm làm việc ở nơi hẻo lánh này, tôi đã đầu tư 30 triệu USD xây 1.000 căn hộ, mỗi căn hai tầng, có diện tích 80m2, xây bệnh viện 200 giường, xây cầu có trọng tải 50 tấn để cư dân ở đây tiện đi lại, sinh hoạt, rồi xây dựng những ki-ốt bán tạp hóa, thực phẩm trải dài từ cây số 31 đến tận khu định cư mới. Cũng trong dự án này, giai đoạn đầu tôi có thể sử dụng 10.000 lao động và được phép đưa 10% lao động Việt Nam qua làm việc. Nguyện vọng của tôi là muốn đưa những người nghèo ở Việt Nam qua đây và xây dựng một thị xã cho người Việt trên đất Lào

- Nhiều doanh nhân cho rằng, kinh doanh càng nhiều, giống như người leo lên đỉnh núi, càng dễ lạnh, mệt mỏi và cô đơn, ông có cùng suy nghĩ này ?

Tôi làm việc nhiều nhưng không bao giờ thấy mệt vì công việc mà chỉ thấy mệt mỏi khi phải đối đầu với những thị phi, đố kỵ và sự cạnh tranh không lành mạnh. Nhìn lại một năm qua, tôi thấy có quá nhiều tin đồn liên quan đến các khoản nợ, phá sản, rồi chuyện mua sắm phương tiện đi lại, chuyện kinh doanh bất động sản, bóng đá... khiến tôi phiền lòng, nhưng “sống chung với lũ” riết cũng quen

- Là người "mạnh tay” trong đầu tư, cũng từng nếm trải cay đắng, thất bại, ông ngẫm ra điều gì ?

Tôi là người dám nghĩ, dám làm, mà đã dám làm thì cũng dám chịu, trong kinh doanh đôi khi phải biết liều một chút và phải tự tin. Tự tin, đam mê công việc là động lực giúp mình thành công

- Trong chuyến đi thị sát những dự án HAGL đầu tư vào Lào cùng báo giới và các nhà đầu tư, ông đã tuyên bố: “Năm 2010, dự kiến lợi nhuận từ bất động sản của HAGL khoảng 1.800 tỷ đồng, nhưng trong những năm tới, sắt và cao su sẽ thay thế bất động sản trong cơ cấu dòng tiền của HAGL, ông có thể nói rõ hơn điều này ?

Hiện HAGL đang đầu tư vào bốn lĩnh vực chủ yếu là bất động sản, sắt, thủy điện và cao su. Lĩnh vực bất động sản đang là lĩnh vực kinh doanh khó khăn nhất. Dự kiến, lợi nhuận thu được từ lĩnh vực này trong năm 2010 là khoảng 1.800 tỷ đồng, và trên 2.000 tỷ đồng vào những năm tiếp theo là rất khó đạt được tại Việt Nam. Vì vậy, trong những năm tới, chiến lược kinh doanh của HAGL là sẽ đầu tư vào ngành tài nguyên như sắt, thủy điện, cao su tại Lào, Campuchia và các tỉnh lân cận Gia Lai

Trong đó, sắt là lĩnh vực đầy tiềm năng, hứa hẹn sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho HAGL trong năm 2011 và những năm tới, có thể sẽ thay thế được bất động sản. Đối với dự án cao su của HAGL, tính đến cuối năm 2008, Công ty đã trồng xong 7.000ha cao su. Sẽ khai thác được mủ sau khi cây cao su trồng được 6 năm. Như vậy, tính đến năm 2013 HAGL có thể khai thác mủ từ lứa cao su đầu tiên trồng trên 7.000ha đất

- Một câu hỏi vui, ông từng nói mình là đại gia không có... “chân dài” ?

Tôi bận tối ngày và cũng không có thú vui dành thời gian cho cô này, cô nọ. Quan niệm của tôi: Vợ là người có công cực lớn trong sự nghiệp của mình vì đã thay mình lo cho các con, nhất là... tin tưởng mình tuyệt đối. Tôi nói vậy là vì nếu không có niềm tin thì tôi không thể yên tâm tập trung cho công việc. Bù lại, tôi cũng không cho phép mình làm điều gì không đúng với lương tâm. Hiện nay, vợ và các con tôi đang ở Singapore, thỉnh thoảng chúng tôi mới gặp nhau, đó cũng là thiệt thòi lớn của cô ấy mà dẫu có thật nhiều tiền tôi cũng không thể bù đắp cho cô ấy được

- Điều gì khiến ông cảm thấy hạnh phúc nhất vào thời điểm này ?

Làm việc, thực hiện dự án thành công và mọi người hiểu tôi đang làm gì
 
HAGL trở thành công ty Việt Nam đầu tiên niêm yết trên Sàn London​

a2.jpg

- Ngày 23/3, hơn 24 triệu chứng chỉ lưu ký toàn cầu (GDRs) của công ty đã được niêm yết và chính thức giao dịch trên Sở GDCK London

Số chứng chỉ GDRs này được phát hành dựa trên 16.216.250 cổ phiếu phổ thông mà CTCP Hoàng Anh Gia Lai (MCK: HAG) đã phát hành cho Deutsche Bank với giá 72.000 đồng/cổ phiếu cộng và 8.108.125 cổ phiếu thưởng phát hành cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 2:1

Deutsche Bank là ngân hàng lưu ký được ủy thác để phát hành chứng chỉ GDRs. Các đơn vị thực hiện công tác tư vấn nghiệp vụ bao gồm Elara Capital và Công ty Chứng khoán SBS và đơn vị tư vấn pháp lý là Mayer Brown International LLP

Việc phát hành và niêm yết thành công chứng chỉ GDRs trên Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) London sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho việc IPO và niêm yết cổ phiếu trên thị trường quốc tế cho các Tổng công ty con của Hoàng Anh Gia Lai
 
HAGL: Siêu lợi nhuận từ cao su​

caosu.jpg

Vườn ươm cao su của HAGL​

- Với giá cao su 6.000 USD/tấn, Hoàng Anh Gia Lai dự kiến sẽ đạt "siêu lợi nhuận" từ cao su khi giá thành cho một tấn cao su là 850 USD/tấn

Ông Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - Mã: HAG) nói tại đại hội cổ đông thường niên năm 2011, sau khi tính toán, chi phí giá thành cho một tấn cao su của HAG khoảng 850 USD/tấn trong khi giá bán cao su trên thị trường thế giới hiện nay khoảng 6.000 USD/tấn cao su

Chi phí giá thành bao gồm tiền mua đất trồng cao su, tiền vốn đầu tư, lãi vay, nhân công cạo mủ...

Ông Đức nói; "Năm 2007, khi HAGL bắt đầu trồng cao su, giá cao su trên thị trường thế giới là 1.400 USD/tấn. Chúng tôi kỳ vọng năm 2012, khi diện tích trồng cao su HAGL bắt đầu thu hoạch, giá cao su sẽ lên tới 2.500 USD/tấn. Giá cao su dự kiến đã lên tới 6.000 USD/tấn"

Với giá cao su 6.000 USD/tấn, Hoàng Anh Gia Lai dự kiến sẽ đạt "siêu lợi nhuận" từ cao su khi giá thành cho một tấn cao su là 850 USD/tấn

Nguồn lợi nhuận từ cao su của HAGL dự kiến sẽ đến trong năm 2012 khi lứa cao su đầu tiên được trồng năm 2007 đi vào khai thác

Mục tiêu của HAGL là đến năm 2012 trồng xong và khai thác 51.000 ha cao su tại Tây Nguyên, Lào và Campuchia

Theo tính toán của HAGL với mức giá bán hiện nay khoảng 6.000 USD/tấn thì doanh thu ước mỗi năm khoảng 765 triệu USD. Giá thành sản xuất cập nhật khoảng 876 USD/tấn (giá thành bao gồm chi phí khai thác trực tiếp, khấu hao vốn đầu tư, chi phí bảo vệ, chăm sóc và chế biến), lợi nhuận mỗi năm khoảng 653 triệu USD

Ngoài ra, cuối kỳ khai thác mủ cao su (25 năm khai thác) 51.000 ha cao su sẽ cho ra khoảng 3 triệu m3 gỗ phục vụ cho ngành chế biến gỗ với giá trị khoảng 750 triệu USD. Sau khi trừ chi phí khai thác, vận chuyển và chế biến khoảng 320 triệu USD, còn thu về khoảng 430 triệu USD (cho sản phẩm gỗ cao su)
 
Bác đơn khởi kiện của Cty CP Hoàng Anh Gia Lai

- Ngày 6-5, TAND tỉnh Lâm Đồng mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại giữa Cty CP Hoàng Anh Gia Lai và Sở Tài chính Lâm Đồng

Cty CP Hoàng Anh Gia Lai kiện Sở tài chính Lâm Đồng đã vi phạm hợp đồng khi đơn phương chấm dứt một phần hợp đồng: Không cho Cty này thuê 11 biệt thự trong tổng số 20 biệt thự tại phường 9, TP Đà Lạt...

HĐXX tuyên bác đơn yêu cầu khởi kiện của Cty CP Hoàng Anh Gia Lai, với nhận định Sở tài chính Lâm Đồng đơn phương chấm dứt một phần hợp đồng với Cty CP Hoàng Anh Gia Lai trong trường hợp này là không vi phạm pháp luật
 
Bầu Đức thua kiện Sở Tài chính Lâm Đồng​

Cho rằng tỉnh ra quyết định thu hồi dự án 18 biệt thự Đà Lạt là do Công ty Hoàng Anh Gia Lai chậm tiến độ thực hiện, vi phạm hợp đồng, vì vậy tòa án Lâm Đồng đã bác đơn kiện Sở Tài chính của ông bầu Đoàn Nguyên Đức

Cuối tuần qua, Tòa án tỉnh Lâm Đồng xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại về đầu tư và cho thuê tài sản kinh doanh dịch vụ du lịch giữa Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai của người giàu nhất sàn chứng khoán Đoàn Nguyên Đức và Sở Tài chính Lâm Đồng

Nguyên đơn Hoàng Anh Gia Lai kiện Sở Tài chính Lâm Đồng đơn phương chấm dứt một phần hợp đồng số 818 ngày 25/3/2008 giữa Sở Tài chính Lâm Đồng và Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai

Theo cáo trạng, ngày 31/12/2003 Xí nghiệp tư doanh Hoàng Anh Gia Lai ký hợp đồng thuê nhà số 9 với Công ty du lịch Xuân Hương (trực thuộc tỉnh Lâm Đồng), thuê 18 biệt thự tại đường Phó Đức Chính, Nguyễn Du (Đà Lạt) để kinh doanh dịch vụ du lịch. Quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty Xuân Hương đã bàn giao cho Hoàng Anh Gia Lai 11 biệt thự. Doanh nghiệp đã tiến hành sửa chữa, đưa vào hoạt động 8 biệt thự và 1 hội trường

Ngoài hợp đồng thuê biệt thự, năm 2005 Hoàng Anh Gia Lai đã ký hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên Môi trường Lâm Đồng ở khu đất trên với diện tích 45.800 m2, thời hạn 50 năm kể từ ngày hợp đồng số 9 có hiệu lực pháp luật

Ngày 23/1/2008, UBND tỉnh Lâm Đồng ra quyết định số thu hồi toàn bộ biệt thự do công ty cổ phần du lịch quản lý để giao cho Văn phòng tỉnh ủy quản lý. Căn cứ quyết định này, Văn phòng tỉnh ủy có hợp đồng bổ sung số 5 với Hoàng Anh Gia Lai, cho đơn vị này thuê 20 biệt thự tại đường Phó Đức Chính, Nguyễn Du và Quang Trung (Đà Lạt) để sử dụng kinh doanh dịch vụ du lịch. Văn phòng tỉnh ủy tiếp tục giao cho Hoang Anh Gia Lai hai căn biệt thự. Trong các biệt thự, thì tại biệt thự số 10 Nguyễn Du có một số hộ dân đang canh tác, trồng trọt

biet_thu_Da_Lat.jpg

Một biệt thự bỏ hoang ở Đà Lạt thuộc hợp đồng cho Hoàng Anh Gia Lai thuê​

Ngày 20/8/2008 UBND tỉnh Lâm Đồng ra quyết định 2040 giao các biệt thự ở đường Nguyễn Du cho Sở tài chính Lâm Đồng quản lý. Sở Tài chính Lâm Đồng lại ký hợp đồng 818 ngày 25/3/2008 về việc cho thuê tài sản với Hoàng Anh Gia Lai, chia thời gian thuê 20 biệt thự làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 là các biệt thự đã hoàn thành nâng cấp sửa chữa và đưa vào sử dụng; giai đoạn hai, biệt thự đã bàn giao nhưng chưa nâng cấp sửa chữa, giai đoạn 3 là những biệt thự còn lại. Thời hạn cho thuê những biệt thự này là 50 năm kể từ năm 2007, kể cả những biệt thự chưa giao

Thực hiện hợp đồng trên, công ty của Bầu Đức đã tiến hành sửa chữa và đưa vào sử dụng 8 biệt thự liền kề giao năm 2005-2005, trên diện tích hơn 24.000 m2. Những vị trí cách biệt, khó liên kết về kết cấu hạ tầng, tỉnh yêu cầu doanh nghiệp phải tạm ứng tiền đền bù giải phóng mặt bằng trên 974 triệu đồng và đã được thực hiện đầy đủ

Ngày 29/10/20010, UBND tỉnh có quyết định thu hồi dự án giao cho Tập đoàn Trung Thủy làm chủ đầu tư. Bầu Đức cho rằng đây là ý kiến chủ quan, không nằm trong trường hợp bất khả kháng của hợp đồng. Lý do thu hồi là đã bàn giao trên 12 tháng nhưng không tiến hành đầu tư, theo doanh nghiệp là cũng không phù hợp với hợp đồng 818. Sở Tài chính cho rằng nhà đầu tư không bảo quản tài sản được giao và để xuống cấp, mất mát; cũng bị Hoàng Anh Gia Lai phản đối là không có căn cứ...

Tòa cho rằng, Sở Tài chính Lâm Đồng trước khi có quyết định thu hồi một phần dự án đã nhiều lần đốc thúc Hoàng Anh Gia Lai thực hiện. Ở các cuộc họp, nhà đầu tư đã không hợp tác hoặc không ký vào biên bản. Việc để quá 12 tháng không tiến hành đầu tư sửa chữa là vi phạm qui chế cho thuê việt thự của UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành năm 2005. Đối với những khoản tiền chi cho các căn biệt thự bị thu hồi mà Hoàng Anh Gia Lai đã thanh toán, Sở Tài chính sẽ tính toán sau với nhà đầu tư. Việc thu hồi một phần dự án là do nhà đầu tư vi phạm hợp đồng

Hội đồng xét xử cũng bác yêu cầu của Hoàng Anh Gia Lai đưa Tập đoàn Trung Thủy vào tố tụng. Lý do, tranh chấp liên quan tới quyết định thu hồi của UBND tỉnh Lâm Đồng và khi chủ thể hợp đồng không còn tồn tại thì không có giá trị

Tòa cũng cho rằng, những quy chế về cho thuê biệt thự của UBND tỉnh Lâm Đồng được ban hành năm 2005 tuy không hiển thị chính thức trong hợp đồng, nhưng Hoàng Anh Gia Lai là nhà đầu tư trực tiếp không thể không biết những quy định này. Hợp đồng 818 cũng đã có điều khoản về thực hiện sai những quy định của pháp luật, do vậy hội đồng xét xử quyết định bác đơn kiện của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai
 
Chiến lược của Bầu Đức​

94c986cc338e2c310.jpg

Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn HAGL, nổi lên bởi những quyết định kinh doanh lẫn cá nhân gây sốc. Nhưng ẩn sau những câu chuyện bề nổi đó là một tầm nhìn chiến lược và một tham vọng lớn

Nếu Adrew Forrest bước tới vị trí giàu nhất nước Úc chỉ với một ngành công nghiệp khai thác quặng sắt thì với chuỗi danh mục đầu tư đa ngành, tham vọng “tỉ phú đô la” của Đoàn Nguyên Đức có lẽ không phải là xa vời. Doanh thu của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai trong năm 2010 khoảng 300 triệu USD, lợi nhuận trên 100 triệu USD với tổng tài sản gần 1 tỉ USD. Chỉ tính riêng quý I/2011, doanh thu của tập đoàn này đã gần 35 triệu USD và lợi nhuận gần 29 triệu USD

Bầu Đức, tên gọi thân mật của Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, từng từ chối cáo buộc về chuyện khai thác rừng không hợp pháp được đề cập trong bài viết “Condo boss” (tạm dịch là “Ông chủ của các căn hộ”) trên Tạp chí Forbes Asia tháng 11.2009. Khởi nghiệp với việc khai khác gỗ, trong gần một thập kỷ sau đó, Bầu Đức liên tục tạo ra những sự kiện nổi trội. Nếu không tính đến những chuyện cá nhân như mua cầu thủ bóng đá hàng đầu Thái Lan Kiatisuk vào năm 2002, mua máy bay riêng năm 2008 và tuyên bố trở thành tỉ phú đô la năm 2010 thì một trong những người giàu nhất trên sàn chứng khoán này còn bị nhắc đến là kẻ gián tiếp phá bĩnh chuyện làm ăn của người khác

Bầu Đức từng hạ giá bán các căn hộ do ông đầu tư xuống gần 40% trong năm 2009 và tuyên bố vẫn có lãi, gián tiếp buộc các ông chủ địa ốc trong sân chơi khốn khó của bất động sản năm đó phải làm tương tự. Và đến tháng 4 vừa qua, tại Đại hội Cổ đông của Hoàng Anh Gia Lai, trong lúc sự rệu rã của thị trường bất động sản gần như đã lên đến đỉnh điểm, hàng chục ngàn căn hộ không bán được, ông chủ Hoàng Anh Gia Lai lại “khoe” với cổ đông 2.489 tỉ đồng tiền mặt đang chờ sẵn để gom đất sạch với giá rẻ. Bầu Đức cũng không ngại tuyên bố điều mà các ông chủ địa ốc thường chẳng dám nói với người tiêu dùng, rằng “giá đất bình quân chưa đến 1 triệu đồng/m2, cộng thêm chi phí xây dựng 6 triệu đồng/m2, xây xong căn hộ, bán giá nào cũng có lãi”

Cũng trong đại hội này, một lần nữa, Bầu Đức làm mát lòng cổ đông với toan tính chiến lược của ông. Rằng, trong tương lai, từ năm 2011 trở đi, khoáng sản sẽ thay thế bất động sản trong cơ cấu doanh thu, đồng thời các khoản đầu tư cao su và thủy điện cũng sẽ đến ngày hái quả

Bầu Đức tiến vào Đông Dương

Bầu Đức là người thấu hiểu bản chất của các lĩnh vực kinh doanh. Dù vậy, điều đó cũng đồng nghĩa, chiến lược cốt lõi và dài hạn của Tập đoàn này dường như chưa được thể hiện rõ. Ngoài ra, việc phân sức đầu tư có làm giảm sức cạnh tranh của Hoàng Anh Gia Lai so với các đối thủ chỉ có một lĩnh vực cốt lõi vẫn là câu hỏi lớn đặt ra cho ông chủ tập đoàn này

Các lĩnh vực kinh doanh của Bầu Đức đều thuộc hạng hái ra tiền trong bối cảnh Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ, luật kinh doanh còn nhiều bất cập và thị trường “tranh tối tranh sáng”

Ví dụ, từ lĩnh vực cơ bản là gỗ, Bầu Đức đã đưa Hoàng Anh Gia Lai tiến vào bất động sản với tỉ suất lợi nhuận lên đến hàng trăm phần trăm trong thời kỳ tăng trưởng mạnh (năm 2007). Thủy điện thì với suất đầu tư bình quân khoảng 25 tỉ đồng/MW, sau khoảng 8-10 năm là một dự án có thể thu hồi vốn, lãi ổn định, rủi ro thấp. Cao su thì Việt Nam nằm trong top 5 các nước có sản lượng cao su tự nhiên hàng đầu thế giới, trong khi giá cao su thế giới hiện đã lên khoảng 6.000 USD/tấn và giá thành sản xuất chỉ khoảng 850 USD/tấn. Với quặng sắt, trữ lượng thăm dò trên cả nước hiện chỉ mới 1,1 tỉ tấn, trong khi trữ lượng tiềm năng là 1,8 tỉ tấn

Từ chỗ hiểu rõ bản chất của từng ngành kinh doanh, Bầu Đức không mấy khó khăn để chớp lấy thời cơ

Với bất động sản, năm 2009, Bầu Đức “phá giá” thị trường căn hộ, vì đã gom được đất giá rẻ trong nhiều năm trước đó để xây dựng các khu chung cư. Đến nay, khi bất động sản ảm đạm, ông lại tung tiền mua đất giá rẻ để chờ thời điểm thu lợi nhuận cao trong tương lai. Cho nên, không ngạc nhiên khi các ông chủ bất động sản lao đao kể từ năm 2008 thì 23 dự án căn hộ cao cấp với hơn 5.000 căn của Bầu Đức vẫn được tiêu thụ mạnh

Với cao su, cách đây 5 năm, khi cao su chưa đạt giá trị xuất khẩu 6.000 USD/tấn, Bầu Đức đã bắt đầu trồng và nhìn ra nguồn thu khổng lồ từ ngành này trong tương lai. Hiện nay, với lượng cao su của mình, Bầu Đức ước tính đạt lợi nhuận 653 triệu USD mỗi năm. Ông là một trong số ít doanh nghiệp biết tận dụng Đông Dương để làm căn cứ trồng và xuất khẩu cao su. Ông đã đầu tư trồng cao su tại Lào (năm 2007) trước khi trồng tại Gia Lai năm 2008

Cũng tương tự cao su, với khoáng sản, trước đây, khi cơ chế “xin - cho” trong khai thác còn nặng nề tại Việt Nam, Bầu Đức đã sang Lào để nắm bắt cơ hội từ thị trường khá dễ chịu này (và cả Campuchia). Giờ đây, khi cơ chế đấu thầu được ghi nhận qua Luật Khoáng sản mới có hiệu lực từ đầu năm 2011, Bầu Đức có thể lại được thêm một lợi thế. Đó là những ưu đãi đầu tư tại Gia Lai, quê ông

Với thủy điện thì Hoàng Anh Gia Lai vẫn trong giai đoạn đầu tư tại Lào, Tây Nguyên, Thanh Hóa với 17 dự án. Chưa có thêm thông tin về thủy điện được tập đoàn này chia sẻ

Nhìn qua việc đầu tư cao su, khai thác quặng sắt, thủy điện tại Đông Dương có thể thấy, Bầu Đức dường như đang đi theo chiến lược của Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc tiếp cận với châu Phi thông qua chương trình “đổi hạ tầng lấy khoáng sản” thì Đoàn Nguyên Đức tiến dần ra Đông Dương cũng với chiến lược tương tự

Mô hình Hoàng Anh Gia Lai còn thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn bởi Bầu Đức luôn bày tỏ quan điểm kinh doanh dài hạn trong phần lớn các dự án của ông và chứng minh là người biết dự đoán đúng thời khắc đầu tư.
Chiến lược đầu tư của Bầu Đức đã giúp cho doanh thu của Hoàng Anh Gia Lai ngay trong giai đoạn kinh tế trắc trở (2007-2010) vẫn tăng trưởng bình quân 45%/năm và lợi nhuận 53,6%/năm. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của tập đoàn này cho thấy, tăng trưởng doanh thu năm 2009 (so với 2008) là 97% và lợi nhuận tăng 73%, trong khi đó, tăng trưởng doanh thu năm 2010 chỉ 25% nhưng lợi nhuận vẫn được đảm bảo, trong lúc ngành địa ốc đang đối mặt với cơn bĩ cực! Nguyên nhân là lợi nhuận từ khoáng sản đã trở thành “phao cứu sinh” của tập đoàn này

Cổ phiếu của Hoàng Anh Gia Lai từ lúc lên sàn năm 2008 với giá 20.460 đồng/cổ phiếu đã tăng theo các chiến lược của Bầu Đức. Năm 2009, khi Bầu Đức thực hiện các dự án căn hộ, cao su, thủy điện, khoáng sản tại Đông Dương, giá cổ phiếu dao động khoảng 25.000 đồng đến xấp xỉ 50.000 đồng. Năm 2010, lúc Bầu Đức tiếp tục khánh thành các khu căn hộ mới thì cổ phiếu tập đoàn này lên khoảng 55.000 đồng/cổ phiếu, bất chấp sự ảm đạm của thị trường chứng khoán

Không thể phủ nhận Hoàng Anh Gia Lai và ông chủ của nó rất giỏi huy động vốn. Trong lúc nguồn vốn khan hiếm như hiện nay, Bầu Đức vẫn liên tiếp nhận thêm các khoản đầu tư mới. Gần đây nhất là 1.130 tỉ đồng từ phát hành trái phiếu chuyển đổi cho Temasek. Tập đoàn này cũng là trường hợp hiếm hoi trong giới bất động sản có nguồn tiền mặt dồi dào gần 2.500 tỉ đồng. Tuy nhiên, các báo cáo tài chính của Tập đoàn cho thấy, họ cũng không đứng bên lề khó khăn chung của thị trường. Năm 2009, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Hoàng Anh Gia Lai là khoảng 1.000 tỉ đồng, đến năm 2010 chỉ còn 294 tỉ đồng và quý I/2011 đã âm 354 tỉ đồng. Tỉ trọng khoản phải thu trên doanh thu cũng đang lớn dần. Tỉ lệ này năm 2009 là 22%, năm 2010 tăng nhẹ lên 24% nhưng đến quý I/2011 đã là 44%. Câu chuyện dòng tiền này đặt ra câu hỏi về sự phát triển ổn định của Tập đoàn

Tham vọng tỉ phú đô la

Những người tiếp xúc với Bầu Đức đều có nhận xét chung về lối sống giản dị của ông với quần jeans (ngay cả khi khoác áo vest), nói năng thuyết phục, ít đi du lịch, dành phần lớn thời gian cho công việc và niềm vui bóng đá. Bầu Đức tỏ ra không quan tâm đến những tin đồn không tích cực về ông. Ông cũng dở dang con đường đại học

Đặc biệt, Đoàn Nguyên Đức đang chăm chút cho tham vọng trở thành tỉ phú đô la, cũng như đưa Hoàng Anh Gia Lai vượt ngưỡng “doanh nghiệp tỉ đô” mà ở Việt Nam chỉ một vài cái tên lớn như Vinamilk, FPT đã chạm vào. Lúc này, mục tiêu giữ tăng trưởng ở mức 40% của Bầu Đức hoàn toàn khả thi dù phần lớn cao su và quặng sắt xuất khẩu của Việt Nam là vào Trung Quốc (sẽ bị tác động xấu nếu Trung Quốc thay đổi chính sách xuất nhập khẩu các mặt hàng này). Tuy nhiên, Bầu Đức đã không bỏ hết trứng vào một rổ

Cũng với tham vọng gia nhập nhóm tỉ phú thế giới và được ngưỡng vọng, Bầu Đức đã mua cầu thủ Kiatisuk (Thái Lan), quảng bá thương hiệu trên sân của Câu lạc bộ Bóng đá Arsenal (Anh), tài trợ cho Lào 19 triệu USD để xây dựng Làng vận động viên Sea Games 25 năm 2008. Trong một lần trả lời báo chí, ông không ngại nói: “Tại Việt Nam, cái tên Hoàng Anh Gia Lai đã quá nổi tiếng. Vì vậy, mục tiêu của chúng tôi là xây dựng thương hiệu quốc tế”. Dĩ nhiên, những khoản đầu tư này của Bầu Đức không chỉ là làm thương hiệu mà còn là vì lợi ích “tiền tươi thóc thật”. Chẳng hạn, 22.000 ha cao su của Hoàng Anh Gia Lai ở Nam Lào (dự kiến lên 31.000 ha cao su vào năm 2012) sẽ mang về nguồn thu lớn. Với giá bán cao su có thể đạt gấp 7 lần giá thành, nguồn thu của Bầu Đức trong tương lai rõ ràng bỏ xa kinh phí mà Hoàng Anh Gia Lai đã tài trợ cho Lào

Sự tự tin của Bầu Đức còn thể hiện ở việc ông đưa Hoàng Anh Gia Lai lên Sàn Chứng khoán London thông qua niêm yết chứng chỉ lưu ký toàn cầu (GDR) và huy động được 90 triệu USD trong tháng 3 vừa qua. Hoàng Anh Gia Lai cũng là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán này

Sự tự tin xuất ngoại đã giúp Hoàng Anh Gia Lai lớn mạnh. Và khi càng mạnh, tập đoàn này lại càng hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài. Dominic Scriven, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý Quỹ Dragon Capital, đơn vị sở hữu 6% cổ phần trong Hoàng Anh Gia Lai đã nói về Bầu Đức: “Việc kinh doanh của Đoàn Nguyên Đức thể hiện tính hai mặt (tích cực và tiêu cực) như bất kỳ một công ty nào khác. Tuy nhiên, ông Đức được tán dương bởi cách ông ấy đưa doanh nghiệp trở thành một công ty đại chúng với sự minh bạch”

Tập đoàn Temasek là một ví dụ điển hình của nhà đầu tư nước ngoài “bị” Hoàng Anh Gia Lai thu hút. Trong đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi của tập đoàn này cho Temasek năm 2010, giá trị trái phiếu là 1.100 tỉ đồng, lãi suất trái phiếu 0% kỳ hạn 1 năm và chênh lệch giá thị trường với giá chuyển đổi là -11% (75.000 đồng so với 67.375 đồng). Thông thường, trong những thương vụ công bằng cho cả người bán, người mua, lãi suất sẽ cao hơn 0% và giá thị trường phải thấp hơn giá chuyển đổi. Tuy nhiên, Bầu Đức vẫn phá lệ để thương vụ hoàn tất, vì muốn giữ Temasek đi đường dài với Hoàng Anh Gia Lai

Hoàng Anh Gia Lai cũng là một trong số ít những doanh nghiệp có một lực lượng lớn nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tên tuổi. Hiện nay, có 13 định chế tài chính lớn đã đầu tư vào tập đoàn này như Jaccar, Dragon Capital, Deutsche Bank, Temasek, Vietcombank, Sacombank, BIDV…

Hoàng Anh Gia Lai đang tồn tại với mô hình 5 tổng công ty độc lập theo từng ngành nghề bất động sản, gỗ, cao su, khoáng sản, thủy điện và không thực hiện liên doanh. Quan điểm của Bầu Đức là dù lớn mạnh, Hoàng Anh Gia Lai (Hoàng Anh là tên con gái ông và Gia Lai là quê ông) vẫn giữ chặt nơi sinh ra nó, nơi ông đã nắm vận may trở thành 1 trong 2 chủ gỗ lớn nhất Tây Nguyên (người còn lại là bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai)

Tuy nhiên, song song với câu chuyện làm giàu của Bầu Đức là nhiều câu hỏi về môi trường. Forbes Asia trong bài “Condo boss” dẫn lời một nhà nghiên cứu môi trường cho rằng, nếu nghĩ việc trồng cây cao su có thể giúp cải thiện tình trạng biến đổi khí hậu thì chẳng khác nào bảo con người chặt đi một chân để thay bằng chân gỗ

Đầu tư thủy điện và khoáng sản cũng luôn đặt ra thách thức về môi trường. Việc xây thủy điện ở đầu nguồn sẽ tác động xấu đến rừng, làm ngập nhiều thung lũng và ảnh hưởng đến cuộc sống của dân địa phương. Còn khai thác khoáng sản, nếu không khéo léo sẽ dẫn đến những hệ lụy về ô nhiễm không khí do bụi bẩn, sụt lún

Trong lúc tờ Forbes Asia cáo buộc Bầu Đức khai thác rừng không hợp pháp thì phần lớn thông tin trong nước về ông là tích cực, đề cập nhiều đến số lượng công ăn việc làm Hoàng Anh Gia Lai đã tạo ra. Một công nhân cao su Việt Nam kiếm được 300.000 đồng/ngày từ Hoàng Anh Gia Lai trên đất Lào. Hiện tại, Hoàng Anh Gia Lai đã trở thành tập đoàn với hơn 10.000 nhân viên, trong khi lượng gỗ khai thác trong quá trình phát triển gần 20 năm của công ty này không thể thống kê
 
Chuẩn bị có thêm 120 triệu USD đầu tư vào Hoàng Anh Gia Lai​


Ông Đoàn Nguyên Đức xác nhận với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online rằng có 2 nhà đầu tư đang muốn đầu tư vào Tổng công ty cao su của tập đoàn với 60 triệu USD/NĐT

Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đang đàm phán với 2 nhà đầu tư đến từ châu Âu và Trung Đông cho đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi để tiếp tục huy động vốn cho các dự án trồng cao su khi việc tiếp cận nguồn vốn vay trong nước khó khăn

Chủ tịch HAGL, ông Đoàn Nguyên Đức xác nhận với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online rằng 2 nhà đầu tư trên đang muốn đầu tư vào Tổng công ty cao su của tập đoàn thông qua việc mua trái phiếu chuyển đổi có trị giá khoảng 60 triệu đô la Mỹ/nhà đầu tư

Ông Đức không cho biết cụ thể tên 2 nhà đầu tư trên cũng như thời gian dự kiến cho đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi sắp tới. Tuy nhiên, ông cho biết trái phiếu này sẽ có thời hạn là 5 năm và nhà đầu tư có quyền hoán đổi lấy cổ phiếu của Tổng công ty cao su HAGL khi tổng công ty này bán cổ phẩn lần đầu ra công chúng (IPO), dự kiến vào năm 2015

Tập đoàn HAGL cũng vừa nhận khoảng 55 triệu đô la Mỹ từ việc phát hành trái phiếu chuyển đổi của Tổng công ty cao su cho công ty đầu tư Temasek Holdings (Singapore), và trái phiếu này có thể chuyển đổi thành cổ phiếu của tổng công ty cao su. Vào tháng 8-2010, Temasek cũng đã mua 1.100 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi của tập đoàn HAGL

Trong 1 năm qua, tập đoàn HAGL đã thu về khoảng 260 triệu đô la Mỹ thông qua các đợt phát hành trái phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài, gồm 90 triệu đô la Mỹ từ đợt phát hành trái phiếu tại thị trường Singapore. Tập đoàn sẽ đầu tư tiền huy động từ thị trường nước ngoài cho các dự án thủy điện và cao su tại Việt Nam, Lào và Campuchia

Ngoài cao su và thủy điện, HAGL cũng đã thành lập 3 tổng công ty con sở hữu và quản lý các dự án ngành khoáng sản, bất động sản và sản xuất gỗ, đá. Ông Đức cho biết theo kế hoạch HAGL sẽ hoàn tất trồng 51.000 héc-ta cao su và các dự án thủy điện có tổng công suất 420 MW vào cuối năm 2012
 
Hoàng Anh Gia Lai đã đầu tư hơn 940 triệu USD vào Lào​

- HAGL đã ký biên bản hợp tác ghi nhớ 4 dự án lớn với Lào đồng thời nhận giấy chứng nhận đầu tư dự án thủy điện Nậm Công 2-3

Ngày 10/9/2011, tại thủ đô Viêng Chăn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lào Thoongxỉnh Thămmavông đã đồng chủ trì Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam – Lào với sự tham dự của trên 300 doanh nghiệp hai nước

Tại đó, CTCP Hoàng Anh Gia Lai đã ký biên bản ghi nhớ 4 dự án lớn với chính phủ Lào về thủy điện Nậm Ét 1,2,3 và thủy điện Sê Sụ thuộc tỉnh Attapeu

HAGL đã đầu tư vào Lào ba dự án trồng cao su, trồng mía đường với tổng diện tích lên đến 30 ngàn ha. Giá trị đầu tư khoảng 210 triệu USD

Dự án cụm nhà máy gồm nhà máy sản xuất đường 7 ngàn tấn/ngày, nhà máy nhiệt điện công suất 30 MW, nhà máy ethanol 12.000 tấn/năm và nhà máy phân vi sinh công suất 50.000 tấn/năm tại tỉnh Attapeu có cùng một loại (nguyên liệu là cây mía), giá trị đầu tư 100 triệu USD

Dự án thủy điện Nậm Kông 2, Nậm Kông 3, Hạ Xê Kông, Sê Sụ và Nậm Ét có tổng công suất lên đến 400 MW, trị giá khoảng 500 triệu USD

Về khoáng sản, HAGL đã đầu tư khai thác một mỏ đồng tại Xê Kông và một mỏ sắt tại huyện Đắc Chưng tỉnh Xê Kông, giá trị đầu tư khoảng 70 triệu USD

HAG còn đầu tư 60 triệu USD vào dự án hai sân bay tại tỉnh Attapeu và tỉnh Hủa Phăn

Ngoài việc ký kết 4 biên bản hợp tác các dự án lớn, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cũng như Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào đã trao giấy Chứng nhận đầu tư cho dự án thủy điện Nậm Công 2 – 3 tại tỉnh Attapeu

Bắt đầu đầu tư vào Lào từ năm 2008, tập đoàn HAGL đã trở thành một trong những doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn nhất và hiệu quả nhất tại Lào

Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư hai nước, dòng vốn đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam sang Lào đạt trên 3,3 tỷ USD với 203 dự án, cao nhất trong số 55 quốc gia và vùng lãnh thổ được các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư. Riêng 8 tháng đầu năm nay, vốn đầu tư đăng ký của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào đạt 469 triệu USD, cao hơn cả năm 2010
 
Bầu Đức lọt Top doanh nhân quyền lực ASEAN

Bầu Đức lọt Top doanh nhân quyền lực ASEAN​

Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức là người Việt Nam duy nhất được Wall Street Journal bầu chọn vào danh sách những doanh nhân có ảnh hưởng nhất tại khu vực Đông Nam Á

Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai đứng thứ 29 trong danh sách 29 doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam Á và được Wall Street Journal coi là có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế - đặc biệt là kinh tế tư nhân Việt Nam

Bầu Đức tỏ ra bất ngờ khi đọc tin mình là doanh nhân hàng đầu ASEAN đăng tải trên VnExpress.net. Ông cho biết chưa từng tiếp xúc với Wall Street Journal, cũng chưa được ai thông báo về việc bình chọn. Ông thậm chí không tin mình được bầu chọn mà cứ nghĩ danh hiệu đó lẽ ra phải thuộc về những người nổi tiếng hơn

"Làm kinh doanh thì cứ chỉ chăm lo kiếm tiền để doanh nghiệp phát triển chứ tôi không mấy khi nghĩ tới các cuộc bình bầu. Tất nhiên nằm trong danh sách bình chọn có uy tín của thế giới thì ai cũng tự hào", ông trao đổi với VnExpress khi vừa xuống máy bay, kết thúc chuyến công tác nước ngoài

Nắm giữ đa số cổ phần của một trong những doanh nghiệp phát triển bất động sản lớn nhất nước, Bầu Đức cũng tham gia sâu vào các lĩnh vực như sản xuất cao su, đồ nội thất và thủy điện tại Việt Nam và các quốc gia lân cận. Ông cũng sở hữu một câu lạc bộ bóng đá riêng và là người Việt Nam đầu tiên kể từ năm 1975 sở hữu máy bay riêng

Ông Đoàn Nguyên Đức sinh năm 1963 tại Bình Định trong một gia đình 9 anh chị em. Tuổi thơ nghèo khó đã thôi thúc khát vọng làm giàu trong ông. Từ 2 bàn tay trắng, Bầu Đức đã xây dựng nên một trong những tập đoàn tư nhân đa ngành có quy mô lớn nhất Việt Nam

Doanh nghiệp Hoàng Anh Gia Lai của ông Đức hiện có tổng tài sản hơn 23.000 tỷ đồng tính đến hết quý II/2011 và đang tiếp tục hoạt động theo định hướng đa ngành nghề, chủ yếu tập trung thu hút vốn từ nhà đầu tư nước ngoài

Bản thân ông Đức cũng là một trong những doanh nhân giàu có nhất Việt Nam và luôn có ước mơ trở thành một tỷ phú thế giới. Trong 5 năm VnExpress.net công bố danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán, Bầu Đức đã có 2 năm đứng đầu (2008, 2009) và một năm đứng ở vị trí thứ 2 (2010)

Chỉ tính riêng tài khoản chứng khoán, tính đến hết năm 2010, ông Đức có gần 11.880 tỷ đồng. Tuy nhiên, do thị trường chứng khoán diễn biến xấu, giá trị tài sản của Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai và nhiều doanh nhân khác sụt khá mạnh trong kể từ đầu năm. Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến đầu tháng 9/2011, tài sản chứng khoán của Bầu Đức chỉ còn khoảng hơn 8.000 tỷ đồng

Cùng với ông Đức, Wall Street Journal cũng bầu chọn 28 doanh nhân khác vào danh sách quyền lực của giới kinh doanh Đông Nam Á. Đa số các doanh nhân này đến từ Singapore, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Họ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, bất động sản, khai mỏ, hàng không…
 
Bầu Đức: 'Tôi làm quần quật không phải vì tiền'​

- “Tôi làm việc quần quật không phải vì tiền. Tiền tôi không thiếu, xài thoải mái ba đời cũng không hết. Tôi cũng không có nhu cầu hưởng thụ. Tôi làm việc chỉ vì đam mê...”

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), người Việt Nam đầu tiên vừa được nhật báo tài chính hàng đầu thế giới Wall Street Journal (WSJ) bình chọn là một trong 29 doanh nhân quyền lực nhất khu vực Đông Nam Á, trả lời PV Tiền Phong

119149_400.jpg

Ông Đức đưa các nhà đầu tư nước ngoài thăm vườn cao su của tập đoàn​


Quyền lực thực sự trong tập đoàn

Thưa ông, câu chuyện làm giàu của ông đã vượt ra khỏi đất nước Việt Nam, ông được WSJ bình chọn là một trong những doanh nhân quyền lực nhất khu vực Đông Nam Á. Ông đón nhận sự kiện này như thế nào ?

Tôi vừa xuống sân bay, thì nghe anh em nói thông tin đó. Tôi chưa từng tiếp xúc với người của WSJ và cũng không biết họ bình chọn thế nào. Tuy nhiên, WSJ là tờ báo uy tín trên thế giới, nên việc tôi có tên trong danh sách bình chọn của họ quả là một thông tin tốt lành

Ông nghĩ gì khi được chọn là doanh nhân có quyền lực ?

Không biết họ có nói quá hay không. Quyền lực, theo cách hiểu của tôi là uy tín và sức mạnh kinh tế. Cả hai yếu tố này không tự dưng mà có

Trong hệ thống tập đoàn, tôi là người có quyền lực thật sự. Tôi chịu trách nhiệm chính trước hàng ngàn cổ đông và nhân viên. Tôi chấp nhận phản biện của cổ đông, của cấp dưới và đi đến quyết định cuối cùng vì quyền lợi của tập đoàn cũng như cá nhân tôi

Ông là doanh nhân Việt Nam đầu tiên được WSJ bình chọn là người có quyền lực. Ông có ngạc nhiên không ?

Bất ngờ nhưng không ngạc nhiên vì, vươn ra thế giới là lộ trình của HAGL. Quan điểm tôi là nói ít, làm nhiều. Học sinh đi học, kết quả được đánh giá là có lên lớp hay không ? Còn với doanh nghiệp, lợi nhuận là thước đo cho sự thành công

Ông có thể chia sẻ cách mà HAGL đã “vượt bão” ?

Tại sao thị trường bất động sản điêu đứng, nhiều doanh nghiệp ngột ngạt, bế tắc vì thiếu vốn nhưng chúng tôi không bị ảnh hưởng ? Trong kinh doanh, nguồn vốn quan trọng nhất, có vốn là thắng. Trong khi chúng tôi không thiếu vốn. Cần thêm vốn, chúng tôi đủ uy tín để huy động vốn quốc tế mà không bị ràng buộc, áp lực bởi lãi suất cao của vốn vay trong nước

Trước đây, chúng tôi xác định lãi của tập đoàn chủ yếu thu từ bất động sản thì cách đây vài năm, tôi đã chuyển hướng, bất động sản chỉ còn chiếm khoảng 25% hoạt động kinh doanh của tập đoàn và do chúng tôi không lệ thuộc vào vốn nên bất động sản của HAGL vẫn đứng vững và cạnh tranh về giá. Chúng tôi đang đi bằng 4 chân, bất động sản có yếu đi thì tôi vẫn vững 3 chân còn lại, đó là thủy điện, khai khoáng và đặc biệt là cao su

Không bao giờ bỏ bóng đá

Trò chuyện với ông cách đây vài năm, tôi thấy ông rất hào hứng với bóng đá. Còn bây giờ, ông tỏ ra đặc biệt hào hứng với cây cao su ?

Không hào hứng sao được khi HAGL đang sở hữu hơn 100.000 ha đất có thể trồng cao su ở 3 quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia. Năm 2014, tôi sẽ có 50.000 ha cao su thu hoạch với lợi nhuận ước tính 450 triệu đô la/năm. Và không hào hứng sao được khi tôi trở về với công việc của một nông dân, là gốc gác của tôi. Có dạo, thấy tôi vắng, bạn bè hỏi đang ở đâu, tôi trả lời: Tôi đang ở rẫy. Mà tôi ở rẫy thật

Hào hứng với cao su, thế ông có lạnh nhạt với bóng đá ? Ông bình luận gì khi vừa rồi một số ông bầu rút ra khỏi cuộc chơi bóng đá ?

Tình yêu bóng đá trong tôi vẫn cháy bỏng. Nhờ bóng đá, tôi mới có như ngày hôm nay nên tôi không bao giờ bỏ bóng đá. Tôi còn nhớ, cách đây hơn 10 năm, báo chí ở nước ngoài chạy tít lớn: Bầu Đức là ai ? HAGL là ai mà dám mua cầu thủ Kiatisak ? Hồi đó, họ chưa biết chúng tôi. Giờ thì đã biết. Bóng đá không làm ra lợi nhuận trực tiếp nhưng lợi nhuận gián tiếp thì không thể kể hết

Hiện tại, tôi vẫn duy trì đội bóng nhưng đầu tư tổng lực thì không. Việc một số doanh nghiệp rút ra khỏi thị trường bóng đá, tôi nghĩ họ hoàn toàn có lý. Một trận bóng đá tốn 3 tỷ bạc nhưng thu lại được gì khi sân bóng lưa thưa vài chục khán giả. Quản lý bóng đá VN mình chưa chuyên nghiệp

119150_400.jpg

Ông Đức với Phó Thủ tướng Thường trực Lào Xổm Xa Vạt Lềnh Xa Vát​

Làm không phải vì tiền

Là ông chủ của tập đoàn kinh doanh đa ngành như vậy, ông bố trí thời gian làm việc thế nào ?

Tôi làm việc bất kể giờ giấc, chỉ tính hết việc mà không tính hết giờ. Thời gian làm việc hầu như chiếm gần hết quỹ thời gian của tôi. Tôi làm việc bất cứ lúc nào, bất kể ở đâu, trên đường ra sân bay, ngồi trên máy bay, khi ăn, khi ngủ

Có ngày tôi bay vài chuyến, có ngày tôi có mặt ở 2-3 nước. Có những ngày, tôi triệu tập 3-4 cuộc họp quan trọng, quyết định những vấn đề có tính chiến lược. Lạ một điều, tôi chưa từng thấy mệt mỏi, chán nản về cả thể chất lẫn tinh thần

Làm việc vất vả thế có phải vì ông quá đam mê kiếm tiền ?

Tôi làm việc quần quật không phải vì tiền. Tiền tôi không thiếu, xài thoải mái ba đời cũng không hết. Tôi cũng không có nhu cầu hưởng thụ. Tôi làm việc chỉ vì đam mê và nói thật, vì điều gì nữa tôi cũng không thể định nghĩa. Cuộc sống mà, phải có người này người khác. Người đam mê cái này, kẻ đam mê cái kia. Tôi đam mê công việc

Tôi không chơi ngông

Khi bình chọn ông là doanh nhân có quyền lực, WSJ có đề cập đến việc ông là người VN đầu tiên từ sau giải phóng sở hữu máy bay riêng. Ông có tự hào về điều này ?

Tôi bỏ tiền túi sắm máy bay không phải vì tôi chơi ngông mà tôi có nhu cầu làm ăn thật sự. Với tài sản hiện có của tôi thì chiếc máy bay chỉ như một chiếc xe máy của một người có thu nhập bình thường. Mục đích của chiếc máy bay hay chiếc xe máy, suy cho cùng cũng như nhau, là phương tiện đi lại làm ăn

Có thể nói, chiếc máy bay là phương tiện làm ăn tuyệt vời của tôi. Tôi có thể chủ động bay bất cứ lúc nào có nhu cầu. Ngồi với anh ở Sài Gòn vào giờ này, 5 giờ chiều nhưng có thể tối nay, tôi có mặt ở Gia Lai. Thậm chí, có mặt ở Lào !

Những lúc căng thẳng, ông có nhu cầu thư giãn chứ ?

Hiện tại, tôi có hai cách thư giãn, đều tuyệt vời. Một là bay về phố núi Plâyku, ngồi xem cầu thủ nhí ở Học viện Bóng đá đá bóng. Các em đá vô tư, không toan tính. Hai là, tôi tự lái xe thăm vườn cao su

Tuyển nhân sự không cần bằng cấp

Cách đây không lâu, ông có câu nói ấn tượng trên báo: “Tôi không cho không ai cái gì bao giờ”. Nhiều người ủng hộ câu nói của ông nhưng có người nói ông sòng phẳng quá ?

“Tôi mới 50 tuổi, còn nhiều việc để làm và chưa bao giờ có ý định nghỉ ngơi. Tại sao các nước họ làm được mà mình không làm được ? Tại sao nước người ta có tỷ phú đô la mà Việt Nam mình không có ? Tôi muốn khẳng định người Việt Nam làm được những gì mà thế giới làm được. Tôi muốn chứng minh Việt Nam là một dân tộc lớn. Mình đánh giặc giỏi, thì làm kinh tế cũng phải giỏi”

Tôi gốc nông dân, tôi nói thẳng nói thật. Trong cuộc sống, không ai giúp mình cả đời và cũng không ai muốn nợ người khác cả đời. Có qua có lại mới toại lòng nhau. Đó thật sự là mối quan hệ bền vững

Ông tự nhận là người ít học, nhưng có năng khiếu quản trị, biết xoay chuyển tình hình trong kinh doanh mà thành công. Giờ HAGL đã vươn ra khu vực, ông có cảm thấy chút bối rối nào khi điều hành công việc hay không ?

Tôi không giấu dốt, không mắc cỡ khi học hỏi. Thành thật mà nói, tôi học nhiều người lắm, và copy thành tựu của nhiều người để tích lũy kiến thức riêng cho mình. Trước tôi còn cắp cặp đến các lớp tập huấn, tích lũy kiến thức, học hỏi kỹ năng, nhưng 15 năm nay, do không sắp xếp thời gian được nên tôi tự học theo cách của mình, có khi tôi đọc tài liệu suốt đêm

Tôi học trường đời nhiều lắm và đây là bể học vô tận. Ví dụ, nói về lĩnh vực cao su, tôi không có bằng cấp gì nhưng kỹ sư nông nghiệp khi trao đổi với tôi cũng mệt mỏi đấy nhé

Ông là linh hồn của tập đoàn, thế còn cấp dưới của ông ?

Tôi là người cầm trịch nhưng dưới tôi là một đội ngũ cán bộ có năng lực, có tâm huyết, lăn lộn với công việc thật sự và nếu không có họ thì không thành công như hôm nay. Tôi không có thuộc cấp com lê cà vạt. Chúng tôi chưa bao giờ đăng báo tuyển dụng nhân sự và nhân sự của tôi luôn ổn định

Nói không ngoa, ít ai làm việc tại HAGL mà xin nghỉ việc vì bức xúc. Ví như nếu có, tôi sẽ xem xét trách nhiệm và xử lý cán bộ quản lý trực tiếp có người nghỉ việc đó vì sao để xảy ra cơ sự. Có một đặc điểm tuyển dụng của HAGL, xem ra không khoa học lắm, đó là: Tuyển dụng nhân sự nhưng không đòi hỏi bằng cấp

Theo số liệu được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM, tính đến ngày 15-9-2011, tổng tài sản hiện có của tập đoàn HAGL là 23.108 tỷ đồng bao gồm nhiều dự án bất động sản, thủy điện, cao su, khai khoáng… trong nước và các Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Miến Điện

Tài sản của ông Đoàn Nguyên Đức chiếm gần 50% tổng tài sản của tập đoàn, khoảng hơn 10.000 tỷ đồng. Ngoài ra, ông Đức còn sở hữu riêng một chiếc máy bay Beechcraft King Air 350 trị giá gần 8 triệu USD
 
Bầu Đức: Nhiều người bảo số tôi khổ​

"Hơn 20 năm nay, tôi chưa từng tổ chức một chuyến du lịch nào cho bản thân và gia đình. Nhiều người bảo tôi số khổ" - ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tâm sự

Nói về việc được nhật báo tài chính hàng đầu thế giới Wall Street Journal (WSJ) chọn là một trong 29 doanh nhân quyền lực nhất khu vực Đông Nam Á, ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) cho biết, ông có bất ngờ nhưng không ngạc nhiên

Theo ông Đức, nhìn nhận lại, WSJ không phải là không có lý, một khi HAGL có rất nhiều thông tin ấn tượng trong thời gian qua. Tháng 3.2011, HAGL trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán London. Tháng 6.2011, tập đoàn đã thu về 90 triệu USD từ đợt phát hành trái phiếu thành công tại thị trường Singapore

Nhiều nhà đầu tư thế giới đang tích cực đầu tư vào HAGL. 70% vốn của HAGL là vốn quốc tế. HAGL là nhà đầu tư số tại Lào với 1 tỷ USD. Ngoài ra HAGL đang đầu tư có hiệu quả các dự án thủy điện, khai khoáng, cao su, bất động sản và tài chính tại Campuchia, Thái Lan, Singapore, Miến Điện… Theo ông Đức, HAGL thực sự vươn ra thế giới và đây là lộ trình đã được soạn sẵn từ nhiều năm qua

Nói về quyền lực, ông Đức cho rằng quyền lực theo cách hiểu của ông đó là uy tín và sức mạnh kinh tế. Ông khẳng định rằng trong hệ thống tập đoàn, ông thực sự là người có quyền lực

Khi được hỏi về quyền lực ngoài xã hội, ông Đức nói: “Tôi không dám nói gì về quyền lực ngoài xã hội nhưng uy tín, sức mạnh kinh tế của cá nhân tôi và tập đoàn là những yếu tố quan trọng khi làm việc với đối tác. Đầu tư sang Lào, tôi được đánh giá là một trong nhà đầu tư số một, được Chính phủ tiếp đón nồng hậu, được tạo điều kiện tối đa

Ở trong nước và các quốc gia khác, tôi cũng luôn được hỗ trợ. Lợi thế có máy bay riêng, tôi có thể có mặt sớm nhất ở những nơi cần có mặt, trong nước cũng như nước ngoài để làm việc với đối tác mà không nề hà về giờ giấc. Vì vậy, tôi được nhiều cơ hội thuận lợi chào đón”

- Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, ông là doanh nhân duy nhất ở Việt Nam được WSJ bình chọn là người có quyền lực. Có phải vì ông “vượt bão” giỏi ?

- Ai cũng có khả năng trong một lĩnh vực gì đấy. Với tôi, tôi có khả năng phán đoán, nhận định tình hình và quyết định chính sách thích hợp. Trước đây, chúng tôi xác định lãi của tập đoàn chủ yếu thu từ bất động sản thì cách đây vài năm, tôi đã chuyển hướng, bất động sản chỉ còn chiếm khoảng 25% hoạt động kinh doanh của tập đoàn

Chúng tôi đang đi bằng bốn chân, bất động sản có yếu đi thì tôi vẫn vững ba chân còn lại, đó là thủy điện, khai khoáng và đặc biệt là cao su. HAGL đang sở hữu hơn 100.000 ha đất có thể trồng cao su ở ba quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia

Tôi rất hào hứng với cây cao su vì tôi trở về với công việc của một nông dân, là gốc gác của tôi. Mà không chỉ tôi hào hứng đâu. Nhiều đối tác của tôi cũng rất ấn tượng khi đứng giữa bạt ngàn rừng cây cao su đang ở độ tuổi sắp thu hoạch. Nói về quỹ đất cao su thì HAGL chỉ đứng sau Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và HAGL là tư nhân có quỹ đất cao su lớn nhất Đông Nam Á

Cao su thực sự là vàng trắng, làm một, bán năm. Chúng tôi thực sự có lợi thế về cao su với nhiều lẽ: HAGL có đại bản doanh ở Gia Lai, là vùng đất cao su nên tôi và anh em ở tập đoàn rất hiểu với cây cao su. Cách đây 20 năm tôi đã trồng cao su nhưng đây là thời điểm tuyệt vời nhất để hào hứng về loại cây này.

Năm 2014, tôi sẽ có 50.000 ha cao su thu hoạch. Trung bình mỗi ha thu hoạch 2 tấn mủ và với giá cả tạm tính như hiện nay thì từ năm 2014 trở đi, mỗi năm lợi nhuận thu được của tôi sẽ là 450 triệu USD. Hiện tại, tôi đã đầu tư hơn 200 tỷ đồng để đưa vào vận hành hệ thống tưới nhỏ giọt công nghệ Israel để tưới cho cây cao su và có thể nói đây là hệ thống tưới nhỏ giọt đầu tiên được một doanh nghiệp Việt Nam như HAGL ứng dụng

Chúng tôi có hơn 6.000 nhân công đang làm việc ở các nông trường cao su nhưng đến năm 2014, số công nhân sẽ tăng hơn 20.000 người. Giải quyết công ăn việc làm, tạo điều kiện sống ổn định cho từng ấy con người, tại sao tôi không vui và hào hứng ?

- Ông làm việc quần quật, quỹ thời gian của ông phần lớn cho công việc, vậy ông không quý sức khỏe ư ?

- Sức khỏe là điều quý nhất trong tất cả những gì mà con người ta có trên đời. Trời cho tôi một sức khỏe tốt. Tôi hầu như không đau ốm gì nên đôi khi không chú ý giữ gìn sức khỏe. Tuy nhiên, tôi 50 tuổi rồi.Tôi ngày càng chú ý giữ gìn sức khỏe hơn, lắng nghe và hiểu cơ thể của mình hơn. Ăn uống cẩn thận hơn

- Là tỷ phú, bữa ăn ông có cầu kỳ không ?

- Tôi không có nhu cầu hưởng thụ, không ham mê rượu chè. Tôi ăn uống giản dị. Ra vườn cao su, lỡ bữa, tôi ăn cơm với công nhân. Thăm đội bóng, tôi ăn cơm chung với cầu thủ ở nhà bếp. Hơn 20 năm nay, tôi chưa từng tổ chức một chuyến du lịch nào cho bản thân và gia đình. Nhiều người bảo tôi số khổ

Có người hỏi tôi sắm máy bay rồi sao không sắm du thuyền. Tôi bảo: Tôi sắm máy bay không phải để chơi ngông hay hưởng thụ mà để làm phương tiện làm ăn, còn du thuyền, sắm để làm gì trong khi tôi không có nhu cầu? HAGL là doanh nghiệp bất động sản có tiếng nhưng tôi không có lấy một căn nhà tại Sài Gòn, đơn giản vì tôi không có nhu cầu

- Ông là tỷ phú, còn cấp dưới ông ? Thu nhập của họ chắc là cao chót vót ?

- Làm việc trước hết là mưu sinh, nhưng người lao động còn có nhiều nhu cầu khác, nhất là nhu cầu được tôn trọng. Tuy nhiên, người lao động trước hết thật sự phải là người lao động và phải vì thương hiệu của công ty mình làm việc. Nếu đạt được điều này, nhân viên của tôi sẽ ổn cuộc sống kinh tế, có cơ hội để phát triển và có niềm tin vào tương lai

Trong tình hình kinh tế khó khăn, lãnh đạo của nhiều công ty tìm cách bán tháo cổ phiếu thì ngược lại, lãnh đạo của HAGL chỉ có mua thêm chứ không bán đi. Lãnh đạo tin tưởng và đầu tư vào tương lai, tại sao nhân viên lại không thể ?

- Tương lai của HAGL là gì, thưa ông ?

- Tôi mới 50 tuổi, tôi còn nhiều việc để làm và chưa bao giờ có ý định nghỉ ngơi. Tôi có những mục tiêu táo bạo, những khao khát cháy bỏng và đặc biệt tôi chưa bao giờ nản chí. Nhiều người bảo: Phấn đấu làm gì, không theo kịp với thế giới đâu. Đấy là suy nghĩ tiêu cực. Tại sao các nước họ làm được mà mình không làm được? Tại sao nước người ta có tỷ phú đô la mà Việt Nam mình không có ?

Tôi muốn khẳng định người Việt Nam làm được những gì mà thế giới làm được. Tôi muốn chứng minh Việt Nam là một dân tộc lớn. Mình đánh giặc giỏi, thì làm kinh tế và làm khoa học cũng phải giỏi
 
Bầu Đức: 'Arsenal tôi còn mua được'​

- Bầu Đức nói ông không ngại đầu tư cho bóng đá nhưng nếu VFF không chịu cải tổ và tiếp tục để thực trạng thụt lùi như hiện tại thì ngay ngày mai ông sẽ chia tay V-League

122148_465.jpg

Bầu Đức tại hội nghị ngày hôm nay​

Nếu như trong buổi lễ tổng kết, bầu Kiên là tâm điểm với bài phát biểu thẳng thắn thì lần này bầu Đức của HAGL mới là “ngôi sao” bằng những tuyên bố không kém phần trực diện về những gì còn tồn tại của bóng đá Việt

Khẳng định quyết tâm đầu tư cho bóng đá, nhưng ông chủ tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai vẫn tuyên bố, nếu VFF không cải tổ, tiếp tục để bóng đá Việt Nam xuống cấp, ngay ngày mai ông sẽ nói lời chia tay V-League.
“Hãy nhìn vào đội ngũ trọng tài thì bạn sẽ thấy bóng đá Việt Nam đang tệ thế nào

Mỗi mùa giải tôi đầu tư cả trăm tỷ, tính bình quân mỗi trận gần 4 tỷ, vậy mà một trọng tài có thể phá hỏng tất cả. Đến một thằng con nít giờ cũng sợ trọng tài. Nhiều trọng tài có vấn đề tư tưởng nhưng chỉ bị treo coi một hai trận rồi lại trở lại, đó là điều không thể chấp nhận được. Với những trường hợp này đáng ra phải đuổi thẳng cổ, treo còi vĩnh viễn”

“Muốn bóng đá Việt Nam phát triển, VFF phải cải tổ đội ngũ trọng tài ngay. Tại sao chúng ta không đào tạo lấy một lớp trọng tài có chuyên môn, có đạo đức. Tôi không tin một đất nước hơn 80 triệu dân mà lại không kiếm được vài chục trọng tài cho ra hồn”

"Arsenal tôi còn mua được, thì ngán gì đầu tư cho bóng đá",Bầu Đức tuyên bố

Ông bầu này tâm tư: ““Tôi thực sự đau lòng khi nhìn thấy thực trạng bóng đá Việt Nam. Việt Nam có lợi thế là đang có rất nhiều ông bầu máu làm bóng đá, vậy mà không tận dụng được”

“Tôi chán thực trạng hiện tại rồi, nếu VFF không chịu thay đổi, tiếp tục để bóng đá Việt Nam xuống cấp, ngay ngày mai tôi sẽ bỏ V-League”

Ông bầu của doanh nghiệp Hoàng Anh Gia Lai này khẳng định: “Đức này không bao giờ từ bỏ tình yêu với bóng đá. Tôi sẵn sàng bỏ V-League, nhưng sẽ tiếp tục nuôi dưỡng cầu thủ trẻ. Arsenal tôi còn mua được, thì ngán gì đầu tư

Tôi khẳng định bản thân và các ông “bầu” khác đủ sức giúp bóng đá Việt Nam đi lên, chỉ có điều là VFF có chịu lắng nghe, có chịu trân trọng chúng tôi hay không ?”
 
Bầu Đức đã 'máu' trở lại​

Không có tiếng reo vui nhưng hình như bầu Đức đã “trở lại”. Từ bài phát biểu “của cuộc đời” tại hội nghị các ông bầu đến việc trao thưởng nửa triệu USD cho đội U-23. Bầu Đức từng lặng lẽ rời khỏi những trận bóng nhiều năm qua và cũng nhẹ nhàng trở lại như để tiếp nối giấc mơ của mình

124044_450.jpg

Bầu Đức đã "máu" bóng đá trở lại​

Một thời bầu Đức là biểu tượng của bóng đá Việt Nam. Ông là người đưa ra khái niệm “dream team” để có thể thắng ngay chức vô địch V-League. Cho đến nay, sự kiện ông mua Kiatisak vẫn là một hình mẫu chưa ai bắt chước được trong cách dùng ngôi sao để thu hút nhân tài. Học viện bóng đá trẻ của ông cũng chưa có ai theo kịp. Và những gì ông sẵn sàng đóng góp cho sự ra đời của VPF một lần nữa cho thấy, nếu bầu Đức bỏ bóng đá, đấy phải là một sự kiện “khủng khiếp”

Chưa ai làm bóng đá được như bầu Đức, dù là ở phương diện nào. Có người làm giống, có người làm hơn nhưng tựu trung, khi bầu Đức xắn tay áo lên nói chuyện bóng đá thì đấy đều là những cú đột phá “vô tiền khoáng hậu”

Vậy nên, khi hình như ông bắt đầu “trở lại”, chúng ta sẽ chờ thêm ông sẽ đem lại sự thú vị gì mới

Bài viết này chắc chắn không phải là để ca ngợi bầu Đức, người 10 năm qua luôn đặt dấu ấn lên từng chặng đường phát triển của bóng đá Việt Nam. Nói về những giấc mơ bóng đá của ông bầu này để thấy có những khoảng cách phải nói là khác biệt giữa các ông bầu bóng đá tại Việt Nam. Sự khác biệt ấy, có nhiều điều đáng để suy ngẫm

Bởi hiện thời bầu Đức đang là chất xúc tác mạnh mẽ của công cuộc thành lập một V-League mới. Không có ông bầu này đứng sau lưng, những lời hùng hồn của bầu Kiên sẽ chưa đạt đến sức nặng cần thiết. Bài phát biểu hết sức mộc mạc nhưng rất chân tình của bầu Đức hôm 29-9 là cú knock-out đánh vào niềm kiêu hãnh của VFF vốn đang chuẩn bị để “trả đòn” các ông bầu

Ông Đức nói: “Tôi không bao giờ bỏ bóng đá nhưng ngay ngày mai, sẵn sàng không tham gia V-League nữa”. Rõ và dứt khoát. VFF có thể dửng dưng trước nhiều ông bầu bỏ bóng đá khác, nhưng với bầu Đức thì không.
Bởi đến nay, đâu có CLB nào được đầu tư chiều sâu như HA.GL mặc dù để làm điều đó, 4 năm qua đội bóng phố núi cứ vất vả như “chạy ăn từng bữa”

Mô hình CLB bóng đá kết hợp kinh doanh của HA.GL đáng để học hỏi khi dùng vốn đầu tư cho một loạt lĩnh vực khác để lấy tiền nuôi bóng đá. Cũng chẳng CLB nào có thể sở hữu sân bóng như HA.GL. Không CLB nào có Học viện chuẩn như HA.GL. Chắc chắn là bầu Đức không thể bỏ bóng đá vì con đường ông đi đã đến gần với giấc mơ

Nhưng, khi bầu Đức nói: “Bóng đá Thái Lan vượt xa chúng ta dù đầu tư ít hơn”, thì đấy là điều mà VFF cần phải suy nghĩ thật nhiều. Ông bầu phố núi từng có ý định mua một CLB ở T-League, nên khi ông đánh giá như vậy, rõ ràng bóng đá Việt Nam đang lùi chứ chẳng phải tiến

Thực tế là sau 10 năm làm chuyên nghiệp, số CLB có khả năng đào tạo trẻ đếm trên đầu ngón tay dù khi nhập cuộc, ông bầu nào cũng nói những lời có cánh. Các ông bầu đều là dân kinh doanh thượng thặng nhưng đến nay, cũng chưa có CLB nào tự nuôi sống mình

Đều là “ông bầu” như nhau nhưng không phải ai cũng hiểu bóng đá và làm bóng đá như bầu Đức. Vậy thì khi bầu Đức khởi xướng cho sự ra đời của VPF, liệu chúng ta có thể tin rằng 100% các CLB đều có cùng mục đích như nhau

Đối với bầu Đức, ông sẵn sàng bỏ tiền để xây dựng VPF bởi ông đã nhìn thấy tương lai của CLB mình. Nhưng với nhiều vị Chủ tịch CLB, họ nhìn thấy gì trong giấc mơ của mình ?
 
Bầu Đức tham dự giải doanh nhân toàn cầu

Bầu Đức tham dự giải doanh nhân toàn cầu​

50805566_BAU_DUC2.jpg

Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức vừa đoạt giải doanh nhân xuất sắc, đại diện Việt Nam tham dự vòng chung kết Giải thưởng doanh nhân toàn cầu của Ernst & Young năm 2012 tại Monte Carlo, Monaco

Tối ngày 8/10 tại Hà Nội đã diễn ra buổi lễ trao giải thưởng Ernst & Young- Bản lĩnh doanh nhân lập nghiệp năm 2011. Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức là một trong 5 doanh nhân tiêu biểu được vinh danh. Bầu Đức cũng là doanh nhân xuất sắc nhất đại diện cho Việt Nam tham dự vòng chung kết Giải thưởng doanh nhân toàn cầu của Ernst & Young năm 2012 tại Monte Carlo, Monaco vào tháng 6 năm 2012

Cùng nhận giải thưởng "Bản lĩnh doanh nhân lập nghiệp năm 2011" còn 4 doanh nhân khác gồm: Ông Đặng Thành Tâm - Chủ tịch Tập đoàn Kinh Bắc; ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Công ty ôtô Trường Hải; ông Lê Văn Quang - Chủ tịch Công ty cổ phần Thủy hải sản Minh Phú; và bà Cao Ngọc Dung - Chủ tịch Công ty PNJ.

Ông Đoàn Nguyên Đức sinh năm 1963 tại Bình Định trong một gia đình 9 anh chị em. Bầu Đức là người Việt Nam duy nhất được Wall Street Journal bầu chọn vào danh sách những doanh nhân có ảnh hưởng nhất tại khu vực Đông Nam Á. Doanh nghiệp Hoàng Anh Gia Lai của ông Đức hiện có tổng tài sản hơn 23.000 tỷ đồng tính đến hết quý II/2011 và đang tiếp tục hoạt động theo định hướng đa ngành nghề

Bầu Đức cũng là một trong những doanh nhân giàu có nhất Việt Nam và luôn có ước mơ trở thành tỷ phú thế giới. Trong 5 năm VnExpress.net công bố danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán, Bầu Đức đã có 2 năm đứng đầu (2008, 2009) và một năm đứng ở vị trí thứ 2 (2010)

Đây là lần đầu tiên Chương trình giải thưởng “Ernst & Young - Bản lĩnh doanh nhân lập nghiệp” được tổ chức tại Việt Nam. Giải thưởng “Ernst & Young - Bản lĩnh doanh nhân lập nghiệp” là chương trình quốc tế tôn vinh doanh nhân đầu tiên được tổ chức tại VN để lựa chọn đại diện tham dự vòng chung kết ở Monte Carlo, Monaco
 
Đoàn Nguyên Đức đang... chống "bão"

Đoàn Nguyên Đức đang... chống "bão"​

Xuất hiện nhiều trên báo chí với tiếng nói mạnh mẽ ủng hộ cho sự đổi mới để phát triển bóng đá Việt Nam, là doanh nhân đoạt giải Bản lĩnh doanh nhân lập nghiệp 2011 do Ernst&Young trao tặng ((ảnh bên), được bình bầu là doanh nhân quyền lực trong khu vực…, nhưng khi hỏi việc chính Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đang làm gì, bầu Đức trả lời: "Chống bão !"

Gần đây, ông trở lại diễn đàn bóng đá với tinh thần đấu tranh rất mạnh mẽ. Phải chăng đã đến thời điểm ông sẽ làm vừa lòng cả hai "cổ", là cổ đông và cổ động viên ?

Do sự trì trệ của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam mà nhiều doanh nghiệp đầu tư vào bóng đá không hiệu quả. Như vậy là lãng phí hàng nghìn tỷ đồng đầu tư của xã hội nên tôi thấy mình cũng cần có trách nhiệm góp tiếng nói để đổi mới ở lĩnh vực này. Bóng đá là đam mê, là công cụ để làm thương hiệu, nhưng Công ty vẫn luôn là số 1. Tôi vẫn đang tập trung chống bão !

Từ năm 2009, ông đã giữ thế thủ, chuẩn bị nguồn lực, tài lực để Hoàng Anh Gia Lai vượt qua khó khăn của kinh tế vĩ mô cho đến hết năm 2012. Điều này quả không thừa. Ông có cho rằng, đó là may mắn ?

Đó là kết quả của sự tính toán và hoạch định chiến lược phát triển đúng đắn cho Tập đoàn và trung thành với chiến lược phát triển đó. Năm 2007, khi chúng tôi kiếm được rất nhiều tiền từ bất động sản do thị trường nóng lên thì đồng thời cũng đã hoạch định cao su là lĩnh vực đầu tư số 1 rồi. HAGL đã đi vào 4 lĩnh vực đầu tư chính là cao su, khoáng sản, thủy điện và bất động sản

Hiện giờ bất động sản mất thanh khoản nhưng tài sản đất đai vẫn còn đó. Năm 2013, HAGL sẽ có nguồn thu từ cao su, thủy điện và một phần từ khoáng sản. Ba sản phẩm này là nguyên liệu sản xuất chính mà sức mua không phụ thuộc vào thị trường tài chính trong nước. Vấn đề là giá bao nhiêu mà thôi. Khi HAGL quyết định trồng cao su, giá bán chỉ cần 1.400 USD/tấn đã có lời. Giờ đã tăng gấp 3 lần nên tôi tin là với mặt bằng giá hiện nay, bán giá nào cũng được

Được nhiều người ngưỡng mộ, nể phục và khen ngợi là ông rất thông minh, quyết đoán… Ông nghĩ sao ?

Chẳng ai dám tự nhận mình là thông minh. Mỗi bước đi là phải học hỏi. Còn chiến lược của HAGL không phải xây dựng trong một thời điểm mà là cả một quá trình tính toán và cá nhân tôi đã làm thử nghiệm trước khi đầu tư lớn. Như cao su, tôi đã trồng cách đây 20 năm rồi

HAGL trồng diện tích cao su lớn ở Lào. Con số 1 tỷ USD đầu tư vào Lào mà ông công bố mới đây rất ấn tượng. HAGL có đủ sức để theo đuổi những dự án đầu tư với số vốn không nhỏ này ?

1 tỷ USD vốn đầu tư của HAGL vào Lào là tính cả con số đã, đang và sẽ đầu tư. Đến nay, các dự án đầu tư ở Lào không có cái nào chậm, có dự án, thủ tục làm không kịp, chúng tôi xin khởi công sớm. Nói trước chính phủ hai nước đâu nói chơi được. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cử đoàn đến kiểm tra dự án tại Lào của HAGL 2 lần

Mình làm lớn thì Nhà nước phải kiểm tra và thường xuyên kiểm tra. Đến nay, HAGL là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Lào, tính cả các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc. Tính riêng đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào Lào là 3,9 tỷ USD thì vốn đầu tư của HAGL chiếm gần 25%

Tháng 11 này, chúng tôi sẽ khánh thành 1 bệnh viện và 1 khách sạn, đồng thời khởi công một dự án nhà máy chế biến tại Lào

Với kinh nghiệm vượt bão của năm 2008 và vượt qua những tác động của khủng hoảng tài chính thế giới sau đó, ông cảm nhận gì về môi trường kinh doanh năm 2012 ?

Doanh nghiệp sẽ còn phải đối mặt với không ít khó khăn trong quá trình cả nền kinh tế, các thành phần kinh tế phải tái cơ cấu để hoạt động hiệu quả hơn. Công ty nào tái cơ cấu hiệu quả, trụ được hết sang năm chứng tỏ sức đề kháng lớn, có thể phát triển lâu dài. Bản lĩnh doanh nhân là đây

Qua giai đoạn khó khăn này của nền kinh tế mới thấy xuất hiện nhiều người tài nhưng cũng lắm "quan tài", nhiều doanh nghiệp sẽ chết

Mỗi anh có một cách quản lý và cách làm khác nhau nhưng thước đo cuối cùng vẫn là kết quả thu được. Kết quả thời bình khác, kết quả thời chiến khác. Kết quả kinh doanh thời bão táp này khác với trước đây. Thời kỳ thị trường nóng bỏng, có khi "sáng nói bậy chiều đã có tiền"

Trong điều kiện khó khăn này, doanh nghiệp nào cũng chịu tác động tiêu cực, lợi nhuận bị ảnh hưởng. Nhưng quan trọng là doanh nghiệp vẫn sống và sống có tương lai. Điều đó chứng tỏ người cầm lái tốt
 
Bầu Ðức: “Nuôi” chuyên cơ mất 300 triệu/tháng, bóng đá 70 tỷ/năm

Bầu Ðức: “Nuôi” chuyên cơ mất 300 triệu/tháng, bóng đá 70 tỷ/năm​

Được mệnh danh là “ông bầu Phố Núi”, nhưng tầm ảnh hưởng của Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) Đoàn Nguyên Đức trong kinh doanh rất lớn, không chỉ ở Việt Nam

bauduc21102011_fb3eb.jpg

Ngoài những lần gặp trên sân bóng, tôi trò chuyện với Đoàn Nguyên Đức được dăm lần, tạm gọi là những buổi "phỏng vấn". Lần đầu tiên khi ông tuyên bố muốn là cổ đông của câu lạc bộ bóng đá hàng đầu giải Ngoại hạng Anh, Arsenal. Lần thứ hai khi ông tham gia Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào Campuchia (tại TP.HCM năm 2009)

Lần thứ ba khi ông vừa mua máy bay cá nhân. Lần thứ 4 khi ông tham gia cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư tại Campuchia nhân Hội nghị Campuchia - Lào - Việt Nam. Lần 5 ở Campuchia vào tháng 11/2010. Lần gần đây nhất là lúc ông đang ở Hà Nội chuẩn bị nhận Giải thưởng "Ernst & Young - Bản lĩnh Doanh nhân lập nghiệp"

Kể vậy cũng đã là quen, nhưng vẫn rất khó để hẹn với bầu Đức, bởi lịch đi đứng của ông không thể nào "kiểm soát", đặc biệt kể từ ngày ông tậu chiếc Beechcraft King Air 350 trị giá 7 triệu USD hồi năm 2008

Bầu Đức với Beechcraft King Air 350 và trái banh tròn

Không chỉ nổi bật giữa đám đông với phong cách thời trang: quần jeans, áo sơ mi, đi giày thể thao, bầu Đức còn nổi tiếng với những phát ngôn "gây sốc". Song, điều đáng nói hơn hết là ông nói và làm thật! Hồi bầu Đức tuyên bố mua phi cơ riêng, thành lập Học viện bóng đá nhiều người còn bảo ông "sao làm nổi". Nhưng, thực tế ông đã có được cả hai

Anh Đức, từ khi có máy bay riêng, lại càng khó gặp anh…

Tôi đi suốt, mới đi Myanmar về, chắc là thời gian tới sẽ đầu tư sang đây

Tò mò chút: mỗi tháng anh dành bao nhiêu tiền "nuôi" chiếc Beechcraft King Air 350 ?

300 triệu đồng. Giao cho Vasco lo trọn gói

Tính ra, chi phí có cao hơn so với trước đây anh đi máy bay thương mại ?

Tương đương thôi, nhưng lợi được nhiều mặt. Chuyện tôi "đáp" máy bay riêng xuống sân bay của Myanmar, Campuchia hay Lào với tư cách nhà đầu tư phải khác người đi máy bay thương mại chứ !

Một thứ khác - trái banh tròn - có khi còn tiêu tốn tiền của anh nhiều hơn nhỉ. Một năm anh bỏ ra bao nhiêu để "nuôi" bóng đá ?

70 tỷ đồng

Và thu lại ra sao ?

Cái lợi thu về từ bóng đá không đáng kể, thay vì bỏ tiền ra làm PR, doanh nghiệp đi làm bóng đá để quảng bá thương hiệu. Việc đào tạo và chuyển nhượng cầu thủ từ Học viện thì phải 3-5 năm nữa mới có nguồn thu. Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư cho bóng đá đều phải bù lỗ 50%/năm, tôi dám chắc chưa doanh nghiệp nào có lợi nhuận do bóng đá mang lại

Sau những "sự cố" liên quan đến trọng tài và ban tổ chức giải bóng đá V-League 2010 khiến anh, bầu Kiên, bầu Thắng… phải lên tiếng (điển hình là cuộc họp "Hội nghị thượng đỉnh" ngày 15/9 tại TP.HCM và căng thẳng nhất là vào ngày 29/9 tại Hà Nội), anh còn mặn mà với bóng đá không ?

Còn chứ. Còn "mặn" thì mới lên tiếng để tìm cách cải tổ, làm cho chất lượng giải tốt hơn. Chúng tôi cũng đã thống nhất thành lập một Công ty cổ phần điều hành V-League (thay vì lập Ban tổ chức, Trưởng ban tổ chức…) và chọn giám đốc để quản lý công ty đó

HAGL là đơn vị đầu tư mạnh mẽ cho bóng đá, với Học viện bóng đá Arsenal, nếu không mặn mà thì không ai bỏ tiền vào đây. Nhưng đúng là riêng với việc "làm bóng đá" tại HAGL, do việc kinh doanh hiện nay khá bận rộn nên tôi không thể dành nhiều thời gian cho bóng đá như trước

Vậy anh còn nuôi ý định mua 20% cổ phần của Câu lạc bộ Arsenal (1 trong 3 câu lạc bộ hàng đầu của Giải bóng đá ngoại hạng Anh - PV) không ?

Nếu năm 2007, Bộ Tài chính cho phép chúng tôi đã mua, nhưng bây giờ phải tập trung vốn cho những đầu tư khác mà HAGL đã xác định là chiến lược

Bầu Đức và những dự án lớn

Ở giai đoạn này, chiến lược đầu tư của HAGL là gì ? Có vẻ như đó là đầu tư ra nước ngoài ?

Dĩ nhiên, đây là điều mà chúng tôi đã nghĩ cách đây 4-5 năm. Hiện tại, danh mục đầu tư của HAGL sang Campuchia và Lào đang rất ổn định. Một doanh nghiệp lớn như HAGL nếu không vươn ra nước ngoài mà chỉ quanh quẩn với đầu tư trong nước thì khó đảm bảo được mức tăng trưởng bình quân 70%/năm. Hơn nữa, ở một số ngành, thị trường nội địa đã tỏ ra bão hòa, chẳng hạn như bất động sản tại TP.HCM hiện có quá nhiều sự cạnh tranh

Trước đây, qua nói chuyện với anh Lê Hùng (Giám đốc Công ty Phát triển nhà HAGL), tôi được biết, dù HAGL đầu tư sang Thái Lan sớm nhất, nhưng có vẻ kết quả thu được cũng chưa được ấn tượng cho lắm ?

Chuyện đầu tư bất động sản ở Thái Lan xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có việc tôi muốn thực hiện lời hứa với Kiatisak, Thonglao, Dusit (những tên tuổi của bóng đá Thái Lan đã từng gắn bó dưới màu áo Câu lạc bộ HAGL) là tạo điều kiện cho các cầu thủ này khi họ giải nghệ

Lợi nhuận từ đầu tư ở Thái Lan không nhiều, thị trường bất động sản ở Thái đã khá ổn định: từ quy hoạch, chính sách cho đến giá cả nên không có nhiều bước phát triển đột biến như ở Việt Nam. Do đó, giá trị đầu tư của HAGL vào Thái vẫn còn ở mức thăm dò (10 triệu USD)

HAGL vừa ký với Chính phủ Lào 4 dự án lớn. Anh có thể cho biết những dự án của HAGL đầu tư ở nước ngoài hiện như thế nào ?

Chúng tôi đầu tư vào Lào từ năm 2008. Nay đa phần các dự án ở Lào đều đã được khởi công hoặc đang trong quá trình xúc tiến thủ tục chuẩn bị đất đai để triển khai. Nguồn vốn thì chúng tôi đã chuẩn bị từ trước. Cụ thể là việc phát hành trái phiếu quốc tế với giá trị 90 triệu USD cho Ngân hàng Credit Suisse, 110 triệu USD cho Temasek và Deutsche Bank Trust Company Americas 60 triệu USD…

Nguồn này chủ yếu phục vụ cho các dự án đầu tư ở nước ngoài của tập đoàn. Hiện nay, các dự án trồng cao su của chúng tôi đã được 4 năm, đến năm 2013 là có nguồn thu. Tính ra, giá trị đầu tư của HAGL ở Lào đến nay là trên 1 tỷ USD và Campuchia là 200 triệu USD

Lĩnh vực ưu tiên đầu tư hàng đầu của HAGL hiện nay là gì ?

Cao su và thủy điện

Còn bất động sản thì sao, thưa anh ?

Thị trường bất động sản đang bị tắc đầu ra. Đầu tư mạnh vào đây để tìm kiếm lợi nhuận là điều không tưởng

Minh bạch, sòng phẳng thì chẳng sợ gì điều tiếng !

Việc tổ chức định mức tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) vừa hạ định mức tín nhiệm của HAGL năm 2011 xuống hạng B có làm anh lo lắng ?

Nguyên nhân bị hạ mức tín nhiệm tôi đã giải thích rất nhiều. Tính đến nay, HAGL là doanh nghiệp tư nhân Việt Nam duy nhất được đánh giá chỉ số tín nhiệm. Tôi muốn minh bạch nên tất cả thông tin của doanh nghiệp đều công bố. Người khác không làm, không tham gia thì không có đánh giá (năm 2010, HAGL thuê tổ chức S&P đánh giá chỉ số tín nhiệm hàng năm cho doanh nghiệp mình)

Trong bối cảnh này, ngay cả năng lực cạnh tranh của Việt Nam còn bị tụt hạng huống hồ là doanh nghiệp. Nhìn vào một công ty phải nhìn tổng thể, như ngắm một bức tranh, có mảng sáng, có mảng tối, cũng như có tốt - có xấu vậy. Trong bối cảnh này, ai mà nói toàn tốt là nói dóc! Duy trì hoạt động kinh doanh được đã là quá tốt !

Nhìn lại quá trình kinh doanh những năm gần đây, anh thấy HAGL gặp khó khăn nhất khi nào ?

Năm 2008 là thời điểm chúng tôi gặp khó khăn nhất do thị trường chung đi xuống, đặc biệt là bất động sản-ngành tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho HAGL trong giai đoạn đó-trong khi chúng tôi lại phải tập trung vốn để đầu tư vào các lĩnh vực dài hạn

Tôi cho rằng, lúc ấy HAGL đã làm một cuộc "đại cách mạng" về giá nhà đất để vực dậy thị trường là hạ mức giá căn hộ Hoàng Anh Riverview (quận 2, TP.HCM) từ 2.500 USD/m2 xuống còn 1.100 USD/m2. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đạt được lợi nhuận 50%. Vì sao ? Mức giá trước đó là không có thật. Nhiều doanh nghiệp hiện vẫn còn niêm yết mức giá trên trời vì cho rằng thị trường sẽ nóng trở lại. Tôi biết, đừng trông mong điều đó nữa. Tôi dám khẳng định, doanh nghiệp nào còn ở lại mặt đất còn làm được bất động sản, ở trên mây hoài sẽ lãnh hậu quả.

Liệu trong thời gian tới, HAGL có tạo ra thêm một "cơn sốc" về giá căn hộ nữa không, thưa anh ?

Chưa biết được. Điều này còn tùy thuộc vào thị trường

Nhìn vào báo cáo tài chính giữa niên độ, thấy nợ dài hạn của HAGL cũng khá nhiều ?

Khi nào chúng tôi có 10 đồng mà đi vay 20 đồng mới đáng lo. Tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản của HAGL là không lớn (tổng tài sản của HAGL hiện nay được ước tính khoảng 25.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 1,25 tỷ USD - PV)

Các doanh nghiệp hiện nay đều được khuyến khích sản xuất, kinh doanh theo hướng phát triển bền vững, không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường. Nhiều người cũng "bàn ra, tán vào" khá nhiều về các dự án trồng
- khai thác rừng của HAGL cũng như nguồn gốc gỗ, anh có ngại không ?

Nên nhớ là tỷ suất lợi nhuận của lĩnh vực sản xuất đồ gỗ của HAGL hiện chỉ chiếm 5%. Và 100% gỗ nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất này đều nhập từ Malaysia

Chúng tôi bán hàng có chứng chỉ xuất xứ về gỗ rất rõ ràng, làm sao có thể gọi là phá môi trường! Thật ra, đầu tư bây giờ cũng không đơn giản, làm dự án ở đâu thì điều đầu tiên là phải làm bản đánh giá tác động môi trường

Anh làm kinh doanh rất nhiều và đi liên tục. Vậy khi nào anh dành thời gian cho gia đình ?

Tôi nhắc lại điều đã nói nhiều lần là tôi không có thời gian dành cho gia đình

Xin cảm ơn anh !
 
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khởi công
Cụm công nghiệp mía đường tại Lào​


– Sáng nay (22/11), Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Phân ban Hợp tác Việt – Lào và Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Lào Somsavath Lengsavath, Chủ tịch Phân ban Hợp tác Lào – Việt cùng lãnh đạo các bộ, ngành hai nước dự lễ khởi công xây dựng cụm công nghiệp mía đường tại tỉnh Attapeu

IMG_7582.jpg

Phó Thủ tướng 2 nước và lãnh đạo tỉnh Attapeu tại lễ khởi công xây dựng cụm công nghiệp mía đường Attapeu​

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Việt – Lào có mối quan hệ truyền thống hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện, được các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp

Thời gian qua, quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước đã phát triển nhanh chóng, đem lại kết quả thiết thực. Đây là nền tảng quan trọng cho việc thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của các địa phương, doanh nghiệp hai bên, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của hai dân tộc

Phó Thủ tướng cũng biểu dương các doanh nghiệp tiêu biểu của Việt Nam đang đầu tư có hiệu quả tại Lào, đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp của Việt Nam tham gia đầu tư, kinh doanh tại Lào cần tôn trọng, tuân thủ đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước Lào, thực hiện việc đầu tư có hiệu quả, quan tâm đến công tác bảo đảm an sinh xã hội giúp địa phương phát triển ổn định và bền vững

Phó Thủ tướng Lào Somsavath Lengsavath biểu dương và hoan nghênh các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang đầu tư tại Lào, góp phần phát triển KT-XH cho tỉnh Attapeu nói riêng và các tỉnh khác nói chung của Lào có được bộ mặt phát triển hơn. Cho đến thời điểm này, việc đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đã thể hiện rõ điều đó qua việc đã triển khai nhiều dự án, mà dự án trồng cao su, dự án mía đường tại tỉnh Attapeu là một ví dụ điển hình

IMG_7678.jpg

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Bệnh viện Attapeu​

Phó Thủ tướng Lào cũng nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước Lào đánh giá cao sự giúp đỡ quý báu của các doanh nghiệp Việt Nam đã góp phần phát triển KT-XH tại Lào, đây là cầu nối quan trọng thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư Việt – Lào lên tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu mà Đảng và nhân dân hai nước đã tin tưởng giao cho

Cụm công nghiệp mía đường do Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đầu tư. Dự án nhà máy mía đường có mức vốn tổng đầu tư lên đến 100 triệu USD, công suất 7.000 tấn/ngày được Tập đoàn cho ứng vốn và bao tiêu sản phẩm theo giá thị trường

Theo ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn, việc đầu tư vào lĩnh vực mía đường với sự hỗ trợ về giống, kỹ thuật, trang thiết bị và bao tiêu toàn bộ sản phẩm theo giá thị trường của Tập đoàn có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xóa đói giảm nghèo tại Attapeu, biến những thửa ruộng xưa nay canh tác lạc hậu, giá trị thu hoạch chỉ 300-400 USD/ha/năm thành những vườn mía đạt năng suất từ 100 tấn/ha/năm trở lên và giá trị đạt khoảng 5.000-6.000 USD/ha/năm

Hiện nay, tại Attapeu, hơn 22.000 ha cao su đang phát triển mạnh mẽ, dự kiến sẽ trồng thêm 18.000 ha cao su trong 2 năm tới

Khi tất cả các dự án đi vào hoạt động, Tập đoàn sẽ giải quyết việc làm 20.000 người thường xuyên và ổn định cho tỉnh Attapeu

Cũng trong sáng nay, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Lào Somsavath Lengsavath đã cắt băng khánh thành Bệnh viện Attapeu 200 giường và Trường học Attapeu do Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai trao tặng

Các công trình phúc lợi xã hội của Hoàng Anh Gia Lai tặng chính quyền và nhân dân tỉnh Attapeu: 1.000 căn nhà cho những người lao động không có nhà ở, một bệnh viện hiện đại với 200 giường phục vụ cho ngành y tế của tỉnh, nhiều cây cầu nối liền các vùng với nhau, kéo hàng trăm km đường điện phục vụ những vùng dân cư trong dự án, xây dựng nhiều trường học và đặc biệt là xây dựng một Trung tâm Hành chính mới huyện Phu Vông
 
Top