What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

Myanmar cấp phép dự án 300 triệu USD cho Hoàng Anh Gia Lai

nga.jpg

Dự án có địa chỉ tại 192 Kaba Aye Pagoda Road, Bahan Township, Yangon, Myanmar​

Dự án có tổng diện tích 8 hecta, tọa lạc ngay trung tâm Cố đô Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar với tổng mức đầu tư khoảng 300 triệu USD

Ngày 30/11, tại thủ đô Nay Pyi Daw, Myanmar, Chủ Tịch Ủy Ban Đầu Tư Myanmar U Soe Thane đã trao Giấy Phép Đầu Tư dự án Khu phức hợp trung tâm thương mại, khách sạn, căn hộ cho thuê “Hoang Anh Gia Lai Myanmar Centre” cho Ông Lê Hùng, Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Xây dựng & Phát triển Nhà Hoàng Anh (HAGL Land) thuộc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

Dự án có tổng diện tích 8 hecta, tọa lạc ngay trung tâm Cố đô Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar với tổng mức đầu tư khoảng 300 triệu USD. Dự án được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 dự kiến thực hiện trong 3 năm sẽ tập trung xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê số 1 và khách sạn 5 sao. Giai đoạn 2 sẽ xây khu chung cư, tòa nhà văn phòng số 2. Thời gian hoàn thành dự án từ 6 đến 7 năm

Ông Lê Hùng cho biết: “Sau một thời gian dài đàm phán, mọi thủ tục pháp lý đã hoàn tất. Toàn bộ khu đất đã được giải tỏa. Chúng tôi đang gấp rút chuẩn bị để khởi công

Hiện nay, chúng tôi đang bàn bạc với một số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam với mục đích đưa hàng hóa Việt Nam sang thị trường Myanmar và Trung tâm thương mại sẽ là Ngôi nhà chung của tất cả các doanh nghiệp Việt Nam tại nước bạn”
 
Cao su Hoàng Anh Gia Lai và đường ống hai vòng quả đất

Năm 2012 Công ty cao su Attapu-Tập đoàn HAGL bắt đầu khai thác những dòng nhựa trắng đầu tiên từ lứa cao su trồng năm 2008 trên đất Lào.

Dư luận đồn thổi khá nhiều: Cao su trên đất rừng khộp vài năm đầu xanh tốt chứ năm thứ 3 thứ 4 cây sẽ tàn úa chết do rễ gặp đá; cao su trồng trên đất sét úng nước chết mòn…

Những ngày đầu tháng 9-2012 được đi thăm cao su trên Đất Triệu Voi, chúng tôi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

ImageHandler.ashx


Bạt ngàn cao su

Tranh thủ 2 ngày nghỉ thứ 7&CN chúng tôi nhận lời mời của ông chủ tập đoàn HAGL sang Lào xem ông “làm nông dân”. Ăn sáng và đủng đỉnh uống cà phê ở phố núi Pleiku, 8 giờ sáng bắt đầu rời đại bản doanh HAGL, nhằm hướng cửa khẩu quốc tế Bờ Y ( Kon Tum) thẳng tiến, 12 giờ trưa chúng tôi đã có mặt ở Văn phòng Công ty cao su Attapu-Lào.

Nghe nói tập đoàn HAGL trồng cao su ở Lào, Campuchia, cứ ngỡ xa xôi diệu vợi lắm, nào ngờ cái khoảng cách từ phố núi Pleiku đến vườn cây xa nhất ở Attapu này chỉ 250 km, một buổi đi xe.

“Bầu Đức” có thói quen mỗi tháng lội vườn cao su Attapu một lần, thời điểm bận rộn, ông chọn giải pháp sáng đi tối về. Đi sớm một tí, về muộn một tí, khoảng cách địa lý Việt- Lào, Lào-Việt không còn là vấn đề.

Cơm nước nghỉ ngơi xong, đầu giờ chiều cánh nhà báo chúng tôi được bầu Đức ôm vô lăng ô tô thân chinh đưa đi thăm vườn cao su. Những người cộng sự vô cùng nể phục ông ở khâu sâu sát này.

Từ thời còn làm gỗ, cho đến bất động sản rồi sang làm nông dân trồng cao su, mía, cọ dầu Ba Đức không chỉ nói chuyện công việc ở Văn phòng mà luôn lội bộ xem xét chỉ đạo việc ngoài công trường. Lái xe đưa ông đến rồi vào phòng …nghỉ; ông tự ôm xe đi thăm từng gốc cao su theo ý mình.

Những khe, những gợp, bờ lô xa đường rất dễ bị làm dối. Để đến được nơi này nhiều khi chiếc Land của ông bị đất đá giày vò, cỏ cây cào xước trông rất thảm hại. Nào hề hấn gì, vốn luyến bỏ ra nghìn tỷ không tiếc, tiếc gì vài vết mốp, tróc sơn. Đoạn nào xe không đi nổi thì ông lội bộ. Lính tráng phục lăn, không ai dám làm ẩu làm bừa. Mấy chục ngàn ha cao su đều đặn xanh thẳm ngút ngàn là thế.

Đường ống…2 vòng quả đất.

HAGL được Chính phủ Lào cho thuê 25.000 ha đất ở Attapu để trồng cao su. Mặt tiền đường nhựa trên trục quốc lộ nối Attapu với cửa khẩu quốc tế Bờ Y chiều dài đất cao su Hoàng Anh Attapu mỗi bên 15 cây số.

Du khách qua đường thấy ống nhựa bằng ngón tay bò ngoằn ngoèo dọc theo lô cao su. Đó là hệ thống tưới nước cao su hiếm thấy ai làm kiểu bầu Đức.

ImageHandler.ashx


Những vùng đất trồng cao su ở Việt Nam hiện nay cũng như Attapu-Lào mỗi năm có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, 6 tháng nắng 6 tháng mưa. Cây cối, kể cả cây cao su mùa nắng nóng thiếu nước, khô gầy trơ trụi kém sinh trưởng. Giải quyết bài toán này bầu Đức nghĩ ra việc tưới nước cây cao su.

Ông đi lùng nhiều nơi, chọn công nghệ tưới nước của Ixraen cho 50.000 ha cây trồng của mình. Nước từ sông suối bơm lên các bể chứa lớn, bể lớn về bể nhỏ, rồi bơm trực tiếp đến các gốc cao su. Đường ống nối với gốc cao su là đầu van nhỏ xíu, mỗi ngày đêm rỉ rích nhỏ giọt 60 lít nước.

Toàn tuyến ống từ “đầu ruồi” số 1 đến số cuối cùng rỉ ra đều đặn lượng nước như thế. Phân thuốc, dinh dưỡng cho cây bỏ vô nước bơm thẳng đến bộ rễ chúng, hạn chế tối đa thất thoát, bốc hơi. Rừng cao su mùa nắng có nước khác nào người đói được cho ăn, mượt mà xanh tốt.

Mỗi ha cao su cần 1600m ống để tưới 550 cây, với diện tích cao su của HAGL ổn định 50.000 ha đã và đang trồng, tính ra chiều dài 80.000 cây số. Bầu Đức dí dỏm liên tưởng đủ quấn 2 vòng quả đất này!

ImageHandler.ashx


Không chỉ đột phá ở khâu tưới nước cho rừng cao su, HAGL còn áp dụng công nghệ mới trong việc khai thác mủ cao su. Việc dùng khí Etilen bơm vào miệng cạo khiến thời gian mủ cao su chảy ra tăng gấp 3 lần cách cạo truyền thống.

Chủ tịch HĐQT tập đoàn HAGL giải thích là nhằm tiết kiệm phân nửa lượng lao động cạo mủ. Cách cạo mủ cao su truyền thống, mỗi công nhân thường chỉ đảm đương 2 ha, với thời gian giữa 2 lần cạo thường chỉ 2-3 ngày, thì cách kích thích cho mủ ra liên tục 12 giờ/lần cạo khi bơm khí Etilen, thời gian giữa 2 lần cạo giãn ra từ 4-5 ngày.

50.000 ha cao su, thay vì phải cần khoảng 25.000 công nhân cạo mủ như các doanh nghiệp ở Việt Nam đang làm, ông Đức tính với cách làm mới này, lượng lao động chỉ cần từ 12.500 đến 13.000 người, mỗi năm không chỉ tiết kiệm gần 100 tỷ đồng tiền lương mà còn giải quyết được vấn đề lao động nông nghiệp ngày một nan giải.

5 năm trở lại đây tôi có điều kiện đi lại vùng đất Nam Lào, có dịp chứng kiến sự thay da đổi thịt vùng cực nam nước bạn. Năm ba năm trước, con đường từ cửa khẩu quốc tế Bờ Y đến thị xã Attapu cây cối xác xơ những dịp chuyển mùa.

Vài mảnh ruộng trồng tỉa sơ sài tranh nước ngày mưa. Đôi ba căn lều lơ thơ giữa rừng…Sức vóc của con người quả là nhỏ nhoi, lạc lõng trước thiên nhiên hùng vĩ bao la. Bây giờ Attapu khởi sắc, thay da đổi thịt nhanh chóng bởi …sự đầu tư khổng lồ vào đây của HAGL.


Ông Đoàn Nguyên Đức-Chủ tịch HĐQT tập đoàn HAGL cho biết: Năm 2013 lợi nhuận từ cao su, mía đường của HAGL ở Lào ước tính khoảng 1500 tỷ đồng. Ngay từ năm khai thác đầu tiên, năng suất mủ cao su của HAGL ở Lào từ 2-2,5 tấn/ha. Bình quân mỗi ha cao su tốn 6000 USD đầu tư giai đoạn kiến thiết; chi phí 900 USD/năm khai thác.

Công nghệ chế biến mủ cao su của HAGL hướng đến thị trường Châu Âu chứ không phải khách hàng Trung Quốc như thị trường cao su truyền thống ở Việt Nam.

Mỗi ha cao su theo cách định giá của các nhà đầu tư trị giá 600 triệu đồng; trong tay ông chủ HAGL đang có 50.000 ha cao su đồng nghĩa với 30.000 tỷ đồng …tài sản vô hình.
 
Bầu Đức chiếm lĩnh thị trường bất động sản Myanmar

Dự án phức hợp 300 triệu USD của Hoàng Anh Gia Lai ở Yangon đang phá vỡ thế tứ trụ của các nhà đầu tư Singapore, Thái Lan, Nhật và Hong Kong tại thị trường bất động sản du lịch, thương mại Myanmar

Theo Bộ Khách sạn và Du lịch Myanmar, kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên được ban hành và Ủy ban Đầu tư nước này được thành lập vào năm 1988, nhiều nhà đầu tư quốc tế đã ngấp nghé lĩnh vực khách sạn du lịch. Tuy nhiên, vốn FDI và số dự án chỉ tăng mạnh khi lệnh cấm vận kinh tế được dỡ bỏ.

Đến giữa tháng 12 năm nay, Myanmar có 35 dự án khách sạn có vốn nước ngoài với công suất 6.235 phòng trên khắp đất nước. Số tiền đầu tư và tài sản tích lũy đạt hơn 1.116 triệu USD. Trước đây Singapore dẫn đầu về vốn đầu tư và tài sản, theo sau là Thái Lan, Nhật và Hong Kong. Trong quá khứ không có khách sạn nào của nhà đầu tư Việt Nam tại Myanmar.

Từ năm 2012, khi Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của bầu Đức chính thức nhảy vào thị phần này, cục diện đã thay đổi.

Bộ trưởng Bộ Khách sạn và Du lịch Myanmar, H.E U Htay Aung cho biết: "HAGL không chỉ là nhà đầu tư Việt Nam đầu tiên rót vốn vào lĩnh vực khách sạn và du lịch mà còn là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất, chiếm 26% tổng vốn FDI vào lĩnh vực khách sạn và trung tâm thương mại Myanmar".

a-tb-1-HAGL-dan-dau-von-FDI.jpg

Mặt tiền khu đất 8 hecta tọa lạc tại khu trung tâm Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar, nơi HAGL sẽ triển khai dự án phức hợp 300 triệu USD

Theo ông H.E U Htay Aung, dự án Hoang Anh Gia Lai Myanmar Centre bao gồm khách sạn quốc tế 5 sao với hơn 400 phòng, Trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng và căn hộ dịch vụ cho thuê. Trong đó, hạng mục khách sạn và căn hộ dịch vụ tọa lạc ngay khu trung tâm Yangon sẽ đáp ứng nhu cầu của du khách quốc tế bao gồm cả khách du lịch và những người kinh doanh đang ngày càng tăng cao tại đây.

Kể từ khi Myanmar mở cửa với thế giới năm 2011 thông qua cải cách chính trị, xã hội và kinh tế, lượng du khách quốc tế đến nước này không ngừng tăng. Năm 2011 Myanmar đón 816.369 lượt khách quốc tế bao gồm cả du lịch biên giới, đặc biệt là từ Trung Quốc và Thái Lan, tốc độ tăng trưởng đạt 3,14%.

Trong năm 2012 có 1 triệu lượt khách quốc tế đến Myanmar, tăng khoảng 20% so với năm trước. Ông còn dự báo, ​​năm 2013 sẽ có khoảng 1,5 triệu du khách nước ngoài đến Myanmar. "Điều này cho thấy sức quyến rũ của ngành du lịch và tiềm năng phát triển ngành công nghiệp khách sạn, thương mại rất lớn", ông nói.

Ông H.E U Htay Aung phân tích, Luật Đầu tư nước ngoài được quốc hội Myanmar thông qua đang tạo lực hút đối với nhiều nhà đầu tư ngoại. Trong thời gian tới, Myanmar sẽ tổ chức nhiều sự kiện lớn: Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á và SEA Game 27 vào năm 2013; Hội nghị cấp cao ASEAN vào năm 2014; Diễn đàn Du lịch ASEAN năm 2015... "Đây là thời gian tốt nhất cho các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư vào khách sạn cũng như các ngành liên quan đến du lịch khác ở Myanmar", ông nhấn mạnh.

Trao đổi với VnExpress.net sau lễ ký kết hợp đồng Xây dựng Kinh doanh Chuyển giao (BOT) và Hợp đồng thuê đất với Tổng cục khách sạn du lịch Myanmar, Tổng giám đốc HAGL Land Lê Hùng cho biết: "Khách sạn, văn phòng cho thuê tại Myanmar đang thiếu hụt. Chủ tịch Tập đoàn, Đoàn Nguyên Đức đã chỉ đạo phải bám sát thị trường này".

Ông Hùng cho hay, hiện mọi thủ tục pháp lý của dự án đã hoàn tất. Toàn bộ khu đất đã được giải tỏa. "Chúng tôi đang chờ Bộ Kế hoạch Đầu Tư Việt Nam cấp phép đầu tư ra nước ngoài là bắt tay khởi công ngay", ông tiết lộ.

Tổng giám đốc HAGL Land nhận xét, trong bối cảnh bất động sản Việt Nam trầm lắng, khủng hoảng kéo dài, đây là thời điểm thuận lợi để đầu tư vào Myanmar. Theo kế hoạch, dự án sẽ được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 thực hiện trong 3 năm từ năm 2013 đến 2015 tập trung xây dựng trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng cho thuê 1 và khách sạn 5 sao. Giai đoạn 2 từ năm 2016 đến năm 2018, sẽ xây khu căn hộ cho thuê và tòa nhà văn phòng cho thuê 2.

"Myanmar rất mới mẻ và thay đổi từng ngày, khi hoàn toàn mở cửa, nhà đầu tư sẽ ồ ạt đổ vào đây. Chúng tôi muốn có sẵn sản phẩm để đón đầu cơ hội tại thị trường này vì càng chậm chân thì cuộc đua sẽ càng khó khăn hơn", ông Hùng nói.

Myanmar hiện có 60 triệu dân, là một trong những nước nghèo nhất thế giới, với thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.300 USD theo ngang giá sức mua (PPP). Sau nội chiến và đóng cửa, Myanmar đẩy mạnh cải cách và thuyết phục được Mỹ cũng như châu Âu nới bỏ cấm vận kinh tế.

Năm 2009-2011, các nhà đầu tư thế giới bắt đầu đánh hơi được "mỏ vàng" mới này. Hiện nay hầu hết các khu căn hộ ở đô thị sầm uất nhất Myanmar như Yangon đều cũ nát. Công trình mới chưa theo kịp với làn sóng đầu tư. Văn phòng cho thuê, khách sạn, trung tâm thương mại đang tăng giá mạnh do khan hiếm nguồn cung.
 
Last edited by a moderator:
Từ ngày 1.1.2013 bệnh viện ĐHYD - HAGL khám chữa bệnh cho người có thẻ Bảo hiểm y tế

Tin vui cho những bệnh nhân (BN) các tỉnh Bắc Tây Nguyên có thêm sự lựa chọn khi ngày 22-12 bệnh viện (BV) Đại học Y dược-HAGL ký với Bảo hiểm xã hội Việt Nam gói dịch vụ điều trị cho BN có thẻ bảo hiểm y tế.

hagl.jpg

BS Sử - Giám đốc BV ĐHYD - HAGL.

Từ ngày 1-1-2013 những BN ở vùng sâu vùng xa tỉnh Gia Lai có thể chuyển viện thẳng từ tuyến huyện thị lên BV Đại học Y dược-HAGL ở TP Pleiku thay vì chuyển lên BV đa khoa tỉnh Gia Lai thường xuyên quá tải như lâu nay.

Nhân dịp này chúng tôi đã trao đổi với Tiến sĩ, BS Lê Quốc Sử-Giám đốc BV Đại học Y dược-HAGL.

PV: Thưa ông, BV Đại học-Y dược HAGL được BHXH Việt Nam đánh giá thuộc tuyến BV nào trong phân cấp bệnh viện cả nước?

-TS, BS Sử: Ngày 19-12-2012 BHXH VN có công văn số 5435 về việc cấp mới mã cơ sở khám chữa bệnh đã xác định: BV Đại học Y dược HAGL được cấp mã 64017; là cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập tuyến tỉnh; được ký hợp đồng khám chữa bệnh ngoại trú và nội trú, có tiếp nhận đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Như vậy BV Đại học Y dược-HAGL ở Gia Lai là bệnh viện tuyến 2, tương đương với bệnh viện đa khoa Gia Lai.

BN có thẻ BHYT từ các huyện thị chuyển viện lên tuyến trên có thể đến BV đa khoa tỉnh hoặc chuyển đến BV ĐHYD-HAGL tuỳ thích và đều được BHXH chi trả.

Mọi người cũng có thể đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại BV ĐHYD-HAGL.

Nhân dịp này, theo đề xuất của BHXH Gia Lai gửi UBND tỉnh Gia Lai: Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh, BV ĐHYD-HAGL được áp dụng mức giá dịch vụ kỹ thuật như quy định của UBND tỉnh các với bệnh viện tuyến tỉnh công lập.

Về thanh toán các dịch vụ kỹ thuật do các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia hàng đầu của ĐHYD TPHCM thực hiện tại BV ĐHYD-HAGL, để nhân dân Tây Nguyên được hưởng dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao; là hình thức đưa DV kỹ thuật cao đến gần người dân, để người dân đỡ phải đi xa 600-700km về TPHCM chữa bệnh, UBND tỉnh Gia Lai cũng đã đồng ý cho phép BHXH thanh toán các dịch vụ kỹ thuật cao do các chuyên gia hàng đầu về y học thực hiện tại BV ĐHYD-HAGL.

Các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia hàng đầu của ĐHYD TPHCM thực hiện khám chữa bệnh tại BV ĐHYD-HAGL, để nhân dân Tây Nguyên được hưởng dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao; là hình thức đưa DV kỹ thuật cao đến gần người dân, để người dân đỡ phải đi xa 600-700km về TPHCM chữa bệnh

hagl%201.jpg

Lễ ký kết khám chữa bệnh giữa BHXH Gia Lai và Bệnh viện Đại học Y Dược -HAGL

PV: Cơ sở vật chất, chuyên khoa khám chữa bệnh của BV ĐHYD-HAGL đến nay thế nào?

TS,BS Sử: BV này được cấp phép thành lập từ năm 2008, ngày 30-11-2011 được Bộ Y tế cấp phép hoạt động khám chữa bệnh từ tháng 1-2012. Đây là BV có cơ sở vật chất rất tốt. Bản thân tôi đi nhiều nơi, song phải khẳng định hiếm có BV nào cơ sở tốt như ở đây.

Phòng KCB rộng rãi, thoáng mát; trang thiết bị hiện đại. Máy chụp cắt lớp, máy điện tim, siêu âm, gây mê, giúp thở…đều của những hãng nổi tiếng, có uy tín giúp chẩn đoán những bệnh lý phức tạp, chính xác hơn. Máy xét nghiệm huyết học, sinh hoá tự động cho kết quả nhanh, chính xác. Gường bệnh sạch sẽ, hiện đại hàng đầu Việt Nam được nhập ngoại hoàn toàn.

Hiện nay BV HAGL đảm nhận chức năng: Cấp cứu, khám bệnh và điều trị bệnh. Các trường hợp cần cấp cứu đưa đến BV đều đảm nhận được. Trường hợp nào điều trị BV sẽ điều trị, bằng không cấp cứu xong chuyển lên tuyến trên.

Đối với mảng khám và chẩn đoán bệnh là mảng ra đời sớm nhất, đi vào hoạt động từ ngày 2-1-2012, đến nay đã khám cho hơn 140.000 lượt BN.

Phòng khám đảm nhận được các chuyên khoa: Nội, ngoại, sản phụ khoa, nhi, viêm gan, hậu môn trực tràng, niệu, nội tiết, nội thần kinh, hô hấp, tim mạch, tai mũi họng, mắt.

Khu điều trị gồm 200 giường bệnh với các chuyên khoa: Nội khoa, tổng quát, ngoại chấn thương, ngoại niệu, sản phụ khoa, nhi khoa.

Bệnh viện đã từng bước triển khai kỹ thuật cao như cắt gan trái do ung thư, phẫu thuật nội soi cắt đại tràng, nội soi khớp gối, nối dây chằng khớp gối qua nội soi, mổ trĩ bằng phương pháp Longo,… Đã có hơn 50 đoàn với gần 600 lượt Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã đến BV hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật.

hagl%202.jpg

Bệnh viện Đại học Y Dược - HAGL

PV: BV HAGL như vậy đã hoàn thành mục tiêu chưa? Thách thức phía trước là gì?

TS, BS Sử: Tập đoàn HAGL xác định BV không phải là loại hình kinh doanh kiếm lợi nhuận mà mục tiêu hàng đầu là phục vụ công ích, ngoài khám điều trị cho người dân vùng sâu vùng xa Bắc Tây Nguyên còn phục vụ người dân Nam Lào, Đông Bắc Capuchia - nơi tập đoàn đứng chân, đặc biệt là trong đó có mấy chục ngàn công nhân của HAGL trong vài ba năm tới.

Vì thế mục tiêu của chúng tôi là đưa các DV y tế , kỹ thuật cao đến gần người bệnh hơn. Người bệnh đỡ phải đi xa, những rủi ro vì đó mà giảm xuống hơn. Cho đến nay mục tiêu này của chúng tôi dần đạt được.

Tuy nhiên, chúng tôi không bằng lòng mà luôn đòi hỏi phải ngày càng cung cấp các DV y tế hiện đại, chính xác và tiện ích hơn. Như mọi người đều biết, trong y học trình độ y khoa thế giới không ngừng phát triển.

Làm thế nào để tiếp cận, học hỏi chuyển giao về đến phòng bệnh là thách thức không chỉ đối với bất kỳ bệnh viện tỉnh lẻ nào mà ngay cả những BV hàng đầu quốc gia. Đấy là chưa kể đến đội ngũ nhân lực đang thiếu trầm trọng trong cả nước.

BV HAGL đang áp dụng một số DV kỹ thuật cao mà BV đa khoa Gia Lai chưa có như cắt nội soi dạ dày, cắt gan… tuy nhiên so với nhiều BV khác ở TPHCM thì các DV kỹ thuật cao, chuyên sâu ở đây chưa nhiều.

Vì thế chúng tôi vừa hoạt động vừa đào tạo nhân lực, vừa nhận chuyển giao kỹ thuật từ BV Đại học Y dược TPHCM. Tóm lại chúng tôi phải tiếp tục thu hút nguồn nhân lực, triển khai dịch vụ KCB đa dạng, chuyên sâu hơn.

PV: Thưa ông, BV Đại học Y dược - HAGL là bệnh viện tư nhân do tổ chức Nhà nước liên kết hỗ trợ. Giá cả các DV y tế, việc KCB bằng thẻ BHYT người bệnh chi trả thế nào?

TS, BS Sử: Chúng tôi xác định không nhằm lợi nhuận làm mục tiêu của BV do đó việc xác định các mức giá DV phải làm sao đảm bảo tương đương mặt bằng chung của các bệnh viện, phòng khám quanh khu vực.

Đối với người dân có thẻ BHYT ngoài mức bù chi trả theo quy định của Nhà nước, tuỳ một số bệnh có thể phải đóng góp thêm do chất lượng dịch vụ ở đây cũng như các chi phí cao trong quá trình điều trị.

Chúng tôi sẽ thông báo trước với BN và gia đình để họ xác định chi phí trước lúc điều trị. Những trường hợp quá khó khăn BV sẽ có cách hỗ trợ riêng.

PV: Xin cảm ơn ông.

Hiện nay BV HAGL đảm nhận chức năng: Cấp cứu, khám bệnh và điều trị bệnh. BV nhận cấp cứu tất cả các trường hợp. Phòng khám đảm nhận được các chuyên khoa: Nội, ngoại, sản phụ khoa, nhi, viêm gan, hậu môn trực tràng, niệu, nội tiết, nội thần kinh, hô hấp, tim mạch, tai mũi họng, mắt. Khu điều trị gồm 200 giường bệnh với các chuyên khoa: Nội khoa, tổng quát, ngoại chấn thương, ngoại niệu, sản phụ khoa, nhi khoa
 
Bầu Đức 'Có thể hái tỷ đô khi địa ốc Myanmar nóng lên'
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Đoàn Nguyên Đức cho biết, năm 2013 sẽ dốc toàn lực xây khu phức hợp 300 triệu USD tại Yangon vì nếu nhanh chân có thể hái tỷ USD khi địa ốc Myanmar nóng lên trong 5 năm tới

Trao đổi với VnExpress.net, ông Đức giải thích về việc nhảy vào thị trường Myanmar: "3 năm qua bất động sản TP HCM, Hà Nội lạnh tanh ở 0 độ C nhưng hiện Yangon mới khởi động ở 18-20 độ. Vài năm nữa thị trường này sẽ nóng bừng bừng, có thể kiếm tỷ đô như chơi nhưng ai nhanh chân mới được ăn trước"

Theo kế hoạch giai đoạn 1 của dự án phức hợp của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) tại Yangon thực hiện từ năm 2013 đến 2015. Tuy nhiên, ông đổi chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh, bám sát thị trường Myanmar. Tập đoàn sẽ dốc toàn lực hoàn thành giai đoạn 1 trong năm 2013 để đưa vào khai thác năm 2014. "Sau Tết, tôi sẽ khởi công dự án này", ông nói

Hiện nay HAGL đang từng bước xuất vật liệu xây dựng từ Việt Nam sang Myanmar, góp phần giải phóng hàng tồn kho cho doanh nghiệp trong nước. Dự kiến sẽ có 30.000 tấn sắt, 200.000 tấn xi măng và các loại vật liệu xây dựng khác: gỗ, đá, kính, nhôm, gạch... từ Việt Nam xuất sang Myanmar bằng đường thủy phục vụ dự án này

Người giàu thứ hai sàn chứng khoán Việt Nam tiết lộ, điểm thuận lợi khi đầu tư khu phức hợp tại Yangon là giá sắt từ nhà máy vận chuyển sang Myanmar rẻ hơn về Việt Nam 20%. Xi măng đưa từ Quảng Ninh tới Yangon bằng giá về Sài Gòn. Gỗ đá của Hoàng Anh Gia Lai chở từ Quy Nhơn sang Miến Điện rẻ hơn vận chuyển đường bộ về TP HCM. Lương công nhân lao động phổ thông tại Myanmar chỉ bằng một nửa so với Việt Nam

Tuy nhiên, sức hấp dẫn không nằm ở chi phí vận chuyển vật tư rẻ. Lý do tập trung vào Yangon, theo ông, vì giá bất động sản tại đây cao gấp 3-4 lần tại Việt Nam, công suất lớn, nguồn cung lại rất khan hiếm. Bầu Đức tiết lộ đã âm thầm khảo sát thị trường Myanmar 2 năm qua và thu về những con số gây sốc

a-tb-giai-doan-1-du-an-300-_zps9522650e.jpg

Phối cảnh giai đoạn 1 của khu phức hợp Hoang Anh Gia Lai Myanmar Centre tại Yangon​

Cụ thể, văn phòng cho thuê hạng B ở Yangon 80 USD mỗi m2 một tháng, cao hơn TP HCM gấp 4 lần. Văn phòng hạng A 100 USD mỗi m2 một tháng (cao hơn Sài Gòn 3,3 lần) nhưng hầu như không có hàng. Căn hộ dịch vụ cho thuê một phòng ngủ rộng 60 m2 giá 5.000 USD một tháng (gấp 2,5 lần Việt Nam), loại 2-3 phòng ngủ lên tới 8.000 USD một tháng. Khách sạn 4 sao khá cũ giá 300-400 UDS một đêm và luôn kín phòng vì thiếu hụt nguồn cung

Bầu Đức nhẩm tính, căn hộ dịch vụ 60 m2 giá 5.000 USD một tháng, vị chi cho thuê được 60.000 USD một năm. Vòng quay vốn đầu tư căn hộ trung bình 5 năm, nếu bán căn hộ khoảng 300.000 USD một căn. Khu phức hợp dự kiến có 1.000 căn hộ dịch vụ cho thuê, chỉ khai thác khoản này có thể thu về 300 triệu USD

Văn phòng cho thuê hạng B 80 USD mỗi m2 một tháng, ước tính mỗi tòa nhà văn phòng của dự án thu về 100 triệu USD một năm. Vòng quay của vốn đầu tư văn phòng trung bình 7-10 năm, như vậy chỉ tính riêng một tòa nhà văn phòng đi vào hoạt động có thể khai thác 700 triệu -một tỷ USD nếu nhanh chóng đi vào khai thác

Chủ tịch HAGL dự báo, thị trường bất động sản Myanmar sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Hệ thống luật tại đây đang được xây dựng theo chiều hướng hiện đại, tích cực, cởi mở. Nhà đầu tư nước ngoài được miễn thuế 5 năm, sau 5 năm thuế thu nhập 25% và không phải đóng thuế khi chuyển lợi nhuận về nước. Trong thời gian một năm sau khi quyết toán xong nhà đầu tư được quyền chuyển tiền từ Myanmar về nước

Theo ông Đức, cải cách kinh tế sâu rộng và chính sách ưu đãi nhà đầu tư nước ngoài thông thoáng sẽ giúp Myanmar trở thành điểm đến của các dòng vốn FDI khắp nơi trên thế giới đổ về. Nhu cầu văn phòng, thương mại, khách sạn, căn hộ dịch vụ tại các đô thị lớn của nước này theo đó cũng sẽ tăng đột biến

Từng chứng kiến nhiều cơn nóng lạnh của thị trường bất động sản Việt Nam, đầu tư bất động sản tại Thái Lan và nay là Myanmar, bầu Đức cho rằng bí quyết sống còn là đến sớm nhất và phải thu được cả vốn lẫn lời khi thị trường đạt 80 độ C. Nếu cố nán lại chờ tăng đến 90 độ C mới rút lui thì có chạy cũng không còn kịp nữa vì thị trường sắp bước vào giai đoạn nguội dần và trở về 0 độ C

"Trong vòng 5 năm tới, tức là đến năm 2018, bất động sản Myanmar sẽ nóng đến 80 độ C. Chúng tôi sẽ chạy nước rút hoàn thành giai đoạn 1 của dự án trong năm 2013 và chuyển ngay sang giai đoạn 2 nhằm thu hồi vốn và đạt lợi nhuận kỳ vọng trong 4 năm tới", ông phân tích

Vũ Lê
 
Bầu Đức đã rải tiền ở những quốc gia nào?

Không chỉ bỏ hàng trăm triệu đô để đầu tư bất động sản tại Myanmar, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) do ông Đoàn Nguyên Đức đứng đầu còn có hàng loạt dự án nghìn tỷ khác tại Lào, Campuchia và Thái Lan.

Bầu Đức đổ gần 1 tỷ đô vào Lào

Bầu Đức bắt đầu đầu tư vào Lào từ năm 2007, ở 4 lĩnh vực chính là cao su, khoáng sản, thủy điện, mía đường. Tính đến thời điểm này, Lào là quốc gia nước ngoài đầu tiên thu hút nhiều vốn đầu tư nhất của HAGL với tổng giá trị các dự án lên tới hơn 900 triệu USD.

Cụ thể, tại đây, bầu Đức có ba dự án trồng cao su, trồng mía đường với tổng diện tích lên đến 30.000 ha. Giá trị đầu tư khoảng 210 triệu USD.

Dự án cụm nhà máy gồm nhà máy sản xuất đường 7000 tấn/ngày, nhà máy nhiệt điện công suất 30 MW, nhà máy ethanol 12.000 tấn/năm và nhà máy phân vi sinh công suất 50.000 tấn/năm tại tỉnh Attapeu có cùng một loại nguyên liệu là cây mía, giá trị đầu tư 100 triệu USD.

Dự án thủy điện Nậm Kông 2, Nậm Kông 3, Hạ Xê Kông, Sê Sụ và Nậm Ét có tổng công suất lên đến 400 MW, trị giá khoảng 500 triệu USD.

20130114080755_lao.jpg

Về khoáng sản, bầu Đức sở hữu một mỏ đồng tại Xê Kông và một mỏ sắt tại huyện Đắc Chưng tỉnh Xê Kông, giá trị đầu tư khoảng 70 triệu USD. Ngoài ra, dự án hai sân bay tại tỉnh Attapeu và tỉnh Hủa Phăn cũng có giá trị khoảng 60 triệu USD.

Bên cạnh đó, để phục vụ cho các dự án nói trên, HAGL đã đầu tư 35 triệu USD không hoàn lại cho các dự án bệnh viện, hạ tầng giao thông, nhà ở tặng cho hai tỉnh Attapeu và Xê Kông của Lào.

Theo bầu Đức, khi kết thúc các dự án đầu tư vào năm 2014, HAGL sẽ tạo ra một kim ngạch xuất khẩu lên đến 400 triệu USD/năm cho hai tỉnh nói trên, trong đó Attapeu chiếm 90%.


“Tấn công” thị trường Campuchia


Mặc dù muộn hơn Lào nhưng năm 2008, HAGL bắt đầu đầu tư vào Campuchia, cũng với những dự án khai thác tài nguyên đất đang làm ở Lào như mỏ sắt, trồng rừng cao su…

HAGL hiện có khoảng 15.000 héc ta đất rừng ở miền đông Campuchia, chủ yếu dùng để phát triển cây cao su. Khác với Lào, việc đầu tư vào Campuchia của HAGL diễn ra chậm hơn và thời kỳ đầu, tập đoàn này dự kiến chỉ trồng 1.000 hécta, sau đó trồng thêm 5.000 hécta và tiếp tục mở rộng dần theo lối cuốn chiếu cho đến hết diện tích được cấp.

Ngoài rừng cao su, trọng tâm đầu tư của HAGL ở Campuchia là hai mỏ sắt. Mỏ thứ nhất nằm tại tỉnh Ratanakiri, cách biên giới với tỉnh Gia Lai của Việt Nam khoảng 40km, có trữ lượng ước tính khoảng 30 triệu tấn quặng. Cũng như mỏ sắt ở tỉnh Sekong, Lào, quặng sắt khai thác từ Campuchia sẽ được tạm nhập về Việt Nam để xuất sang Trung Quốc bằng đường biển. Mỏ sắt thứ hai được chính phủ Hoàng gia Campuchia cấp quyền khai thác cho HAGL, nằm cách mỏ thứ nhất khoảng 20km.

Hiện, tổng số vốn mà HAGL đầu tư vào Campuchia khoảng100 triệu USD, trong đó hai mỏ khoáng sản sẽ tiêu tốn khoảng 40 triệu USD, số còn lại được dành cho các nông trường cao su.

Bằng việc đẩy mạnh đầu tư và sang Lào và Campuchia, bầu Đức xác định hướng phát triển của tập đoàn HAGL là “chiến lược 3 chân ở 3 nước” Việt Nam - Lào - Campuchia, tập trung khai thác tài nguyên đất (cao su, khoáng sản) và tài nguyên nước (thủy điện) trong khu vực có bán kính 200km tính từ đại bản doanh của tập đoàn tại thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai.

Đầu tư bất động sản tại Thái Lan, Myanmar

Không chỉ tập trung vào 2 nước láng giềng là Lào và Campuchia, bầu Đức còn đổ tiền đầu tư sang các nước lân cận là Thái Lan và Myanmar.

Năm 2008, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã cấp giấy phép cho Công ty CP Xây dựng và Phát triển nhà Hoàng Anh trực thuộc HAGL Group đầu tư ra nước ngoài theo hình thức liên doanh (HAGL Bangkok Co. Ltd) để xây dựng, mua bán căn hộ tại Thái Lan. Khởi công từ tháng 9/2009 với tổng vốn đầu tư là 20,4 triệu USD, trên diện tích đất hơn 5000 m2, dự án căn hộ HAGL Bangkok có khoảng 140 căn hộ. Đây là dự án đầu tiên của bầu Đức trên đất Thái Lan.

Sau Lào, Campuchia, Thái Lan, mới đây, bầu Đức lại gây xôn xao dư luận khi liều lĩnh phá vỡ thế tứ trụ của các nhà đầu tư Singapore, Thái Lan, Nhật và Hong Kong tại thị trường bất động sản du lịch, thương mại Myanmar bằng dự án phức hợp trị giá 300 triệu USD của ở cố đô Yangon của Myanmar.

Dự án Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Centre bao gồm khách sạn quốc tế 5 sao với hơn 400 phòng, Trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng và căn hộ dịch vụ cho thuê. Trong đó, hạng mục khách sạn và căn hộ dịch vụ tọa lạc ngay khu trung tâm Yangon sẽ đáp ứng nhu cầu của du khách quốc tế bao gồm cả khách du lịch và những người kinh doanh đang ngày càng tăng cao tại đây.

Từ năm 2012, khi Tập đoàn HAGL của bầu Đức chính thức nhảy vào thị phần này, cục diện tứ trụ đã thay đổi. Bộ trưởng Bộ Khách sạn và Du lịch Myanmar, H.E U Htay Aung cho biết: "HAGL không chỉ là nhà đầu tư Việt Nam đầu tiên rót vốn vào lĩnh vực khách sạn và du lịch, mà còn là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất, chiếm 26% tổng vốn FDI vào lĩnh vực khách sạn và trung tâm thương mại Myanmar".

Nói về dự án mới tại này, bầu Đức cho biết, năm 2013 sẽ dốc toàn lực xây khu phức hợp 300 triệu USD tại Yangon, đại gia này cũng tự tin rằng, nếu nhanh chân có thể hái tỷ USD khi địa ốc Myanmar nóng lên trong 5 năm tới
 
Last edited by a moderator:
Đại gia săm lốp Michelin đề nghị bao tiêu toàn bộ lượng cao su của Hoàng Anh Gia Lai

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), cho hay HAGL đang cân nhắc việc tập đoàn Michelin, một trong những nhà sản xuất lốp cao su lớn nhất thế giới, đặt vấn đề bao tiêu toàn bộ mủ cao su trồng ở Lào.

dai-gia-sam-lop-michelin-de-nghi-bao-tieu-toan-bo-luong-cao-su-cua-hoang-anh-gia-lai.jpg

Ông Đức nói với Thời Báo Kinh tế Sài Gòn Online thông tin trên sau khi đại diện Michelin đặt vấn đề bao tiêu mủ cao su với HAGL. Ông cho hay năm nay HAGL đã có thể thu hoạch cao su ở Lào. Tuy nhiên, đến năm 2014 thì mới có thể bán cho đối tác.

“Tập đoàn Michelin muốn chúng tôi bán hết lượng cao su cho họ nhưng chúng tôi đang cân nhắc. Cá nhân tôi nghĩ bán cho họ khoảng 70% sản lượng là phù hợp, không cần phải bán hết vì mủ cao su là sản phẩm dễ tiêu thụ trên thị trường”, ông nói.

Tính đến cuối năm 2012, HAGL đã trồng được 43.500 hecta cao su trong kế hoạch 51.000 hecta tại Việt Nam, Lào, Campuchia. Trong đó, diện tích trồng nhiều nhất tại Lào là 24.300 hecta. Diện tích 51.000 hecta đất trồng cao su đồng bộ khai thác ở giai đoạn tuổi cây cho mủ tốt dự tính cho ra khoảng 125.000 tấn mủ/năm.

Theo ông Đức, đại diện Michelin đã nhiều lần sang Lào để trực tiếp quan sát và đánh giá tiềm năng vùng trồng cây cao su của HAGL. Nhà sản xuất lốp cũng đưa ra nhiều tiêu chuẩn về giống, điều kiện chế biến cho sản phẩm mủ cao su.

Trong năm 2013, HAGL chỉ khai thác tối đa 10% sản lượng cao su ở Lào. Đối với cao su trồng ở Campuchia, ông Đức cho biết sẽ khai thác trong giai đoạn 2014-2015.
 
Đường đã ra lò! Điện đã hòa lưới quốc gia Lào!.

Cuối cùng thì cụm công nghiệp mía đường HAGL Attapeu đã hoàn thành và chính thức vận hành 2 hạng mục chính: nhà máy mía đường 7.000 tấn mía/ngày và nhà máy điện đồng phát 30MW.

Chiều 16/1, ông Nguyễn Ngọc Ánh, Giám đốc Cụm công nghiệp mía đường HAGL Attapeu đã thông báo tin vui là nhà máy đường đã cho ra mẻ đường đầu tiên thành công tốt đẹp, thêm vào đó trung tâm nhiệt điện cũng đã phát những kwh điện đầu tiên hòa vào mạng lưới quốc gia nước bạn Lào.
Theo ông Ánh, Cụm công nghiệp mía đường Hoàng Anh Attapeu đi vào hoạt động sẽ đóng góp rất lớn vào doanh thu của Tập đoàn HAGL đồng thời tạo ra hơn 4.000 việc làm cho nhân dân tỉnh Attapeu Lào, đưa kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Attapeu lên hàng trăm triệu USD/năm.

thu-hoach-mia-1-1-jpg.13798

Thu hoạch mía bằng máy móc tự động hiện đại

nha-may-che-bien-duong-1-jpg.13799

Nhà máy đường​

nha-may-nhiet-dien-jpg.13800

Nhà máy nhiệt điện đồng phát 30MW: điện đã lập tức hòa lưới điện quốc gia Lào!​

ra-duong-1-1-jpg.13802

Dòng đường: dòng tiền!


2013-01-16-304-jpg.13803

Nhãn hiệu đường Hoàng Anh Gia Lai từ nay sẽ xuất hiện trên thị trường!

phong-dieu-khien-jpg.13804

Phòng điều khiển nhà máy nhiệt điện: áp dụng những thiết bị tối tân nhất!
 
Bầu Đức đem máy móc, vật tư sang Myanmar xây cao ốc
Ngày 4/2, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) bắt đầu đưa 1.300 tấn máy móc, trang thiết bị xây dựng chuyên dụng từ Việt Nam sang Thành phố Yangon để phục vụ dự án phức hợp 300 triệu USD tại Myanmar.

Đây là đợt xuất hàng đầu tiên của tập đoàn này sang Myanmar để phục vụ dự án khu phức hợp này. Các trang thiết bị vừa rời cảng Lotus (TP HCM) hôm nay gồm: máy ủi, máy trộn betton, máy đóng móng cọc… theo kế hoạch sẽ cập cảng Yangon trong 9-10 ngày tới

Chủ tịch HAGL Group, Đoàn Nguyên Đức cho biết: "Ngoài máy móc, năm nay tập đoàn sẽ xuất siêu sang Myanmar một khối lượng vật tư khủng. Vì vật liệu xây dựng trong nước chưa tiêu thụ được còn rất lớn nên HAGL sẽ ưu tiên xuất hàng Việt, góp phần giúp cho doanh nghiệp Việt Nam giải quyết hàng tồn kho"

a-tb-Bau-Duc-xuat-may-moc-v_zps5f80b573.jpg

Ngày 4/2 Tập đoàn HAGL bắt đầu đưa 1.300 tấn máy móc, trang thiết bị xây dựng chuyên dụng từ Việt Nam sang Thành phố Yangon bằng đường thủy để phục vụ dự án phức hợp 300 triệu USD tại Myanmar​

Bầu Đức cho hay, dự kiến sẽ có 30.000 tấn sắt, 200.000 tấn xi măng và các loại vật liệu xây dựng khác: gỗ, đá, kính, nhôm, gạch... thậm chí là thiết bị hoàn thiện công trình như cơ điện đều từ Việt Nam vận chuyển sang Myanmar bằng đường thủy

Lý do tập đoàn quyết định vận chuyển toàn bộ máy móc, vật liệu xây dựng từ Việt Nam sang nước bạn, theo ông Đức, vì Myanmar khan hiếm các thiết bị chuyên dụng phục vụ cho các công trình cao tầng. Trong khi đó, hầu hết các loại vật liệu xây dựng tại đất nước này đều phải nhập từ nước ngoài

Để tiết giảm chi phí, đẩy nhanh tiến độ, HAGL cũng đã lập một công ty xây dựng tại đây để trực tiếp thi công dự án thay vì phải đi thuê các công ty xây dựng nước ngoài

Theo kế hoạch, dự án Hoang Anh Gia Lai Myanmar Center có tổng vốn đầu tư 300 triệu USD sẽ được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 thực hiện trong 3 năm từ năm 2013 đến 2015 tập trung xây dựng trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng cho thuê 1 và khách sạn 5 sao

Tuy nhiên, vì muốn nhanh chóng khai thác cơ hội tại Myanamr - "mỏ vàng" mới của thế giới, bầu Đức cho hay sẽ tập trung xây dựng và hoàn thành giai đoạn 1 vào quý II/2014

Vũ Lê
 
HAGL đem máy móc, vật liệu qua Myanmar xây cao ốc

Sáng 2.2, ban lãnh đạo Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã có mặt ở cảng Lotus, Q.7, TP.HCM, để đưa các loại máy móc, thiết bị, vật liệu xây dựng xuống tàu vận chuyển sang Myanmar xây dựng dự án “Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Centre” có tổng mức đầu tư 300 triệu USD.

Dự kiến, thời gian vận chuyển số hàng trên từ Việt Nam đến Myanmar khoảng 10 ngày.

Ông Trà Văn Hàn, Phó tổng tập đoàn HAGL, cho biết lý do tập đoàn này cất công “tha” máy móc, vật liệu xây dựng từ Việt Nam qua Myanmar mà không thuê trực tiếp tại đây bởi ở Myanmar các công trình cao tầng ít, nên công nghệ, máy móc phục vụ cho ngành xây dựng “khan hiếm”, giá thuê đắt đỏ.

Trong khi đó, hầu hết các loại vật liệu xây dựng tại đất nước này đều phải nhập từ nước ngoài, trong đó có Việt Nam.

Để tiết giảm chi phí, đẩy nhanh tiến độ, HAGL đã đem toàn bộ máy móc, vật liệu cũng như công nghệ xây dựng từ Việt Nam qua. HAGL cũng đã lập một công ty xây dựng tại đây để trực tiếp thi công dự án thay vì phải đi thuê các công ty xây dựng nước ngoài.

Dự kiến, giai đoạn 1 của dự án gồm trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê số 1 và khách sạn 5 sao sẽ hoàn thành vào quý 2.2014. Trong khi kế hoạch ban đầu là ba năm.
 
Khánh thành đưa vào hoạt động nhiều công trình tại Attape​

Chiều ngày 25-2, tại tỉnh Attapeu (Lào), Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã tổ chức Lễ khánh thành và đưa vào sử dụng Cụm công nghiệp mía đường Hoàng Anh-Attapeu

images818796_1_diep.jpg

Cắt băng khánh thành nhà máy đường Hoàng Anh-Attapeu​

Dự lễ có ông Choummaly Sayasone-Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; ông Somsavad Lengsavath-Phó Thủ tướng Chính phủ Lào; ông Nguyễn Xuân Phúc-Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; ông Nguyễn Mạnh Hùng-Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Lào; cùng lãnh đạo các Bộ, Ngành Trung ương hai nước Việt Nam, Lào; lãnh đạo 3 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Bình Định. Ông Phạm Thế Dũng-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, dẫn đầu đoàn đại biểu của tỉnh tham dự lễ

images818798_2_diep.jpg

Lãnh đạo tham quan nhà máy đường​

Cụm công nghiệp mía đường Hoàng Anh-Attapeu được khởi công xây dựng từ tháng 11-2011, gồm: Một nhà máy ép mía công suất 7.000 tấn mía cây/ngày, phát triển vùng nguyên liệu mía với diện tích 6.000 ha, nhà máy nhiệt điện chạy từ bã mía công suất 30 MW, nhà máy cồn Ethanol công suất 30.000 tấn/năm chạy từ quá trình sản xuất đường và nhà máy sản xuất phân bón 50.000 tấn/năm cũng sử dụng từ bã mía

Qua 14 tháng thi công, đến nay, nhà máy đường Hoàng Anh-Attapeu đã đi vào vụ ép đầu tiên với vùng nguyên liệu 5.000 ha, ép 7.000 tấn mía cây/ngày và trung tâm nhiệt điện cũng đã đi vào hoạt động hòa vào lưới điện quốc gia Lào. Mía là sản phẩm nông nghiệp đầu tiên ở Lào được cơ giới hóa hoàn toàn từ khâu làm đất đến chế biến thành phẩm. Vì thế năng suất bình quân đạt khoảng120 tấn/ha/năm

images818801_3_diep.jpg

Ông Nguyễn Xuân Phúc trao quà cho Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai​

Tổng số vốn đã đầu tư cho dự án trên 87,8 triệu USD, trong đó, đầu tư vào xây dựng nhà máy nhiệt điện và mía đường là 68,7 triệu USD, đầu tư vào vùng nguyên liệu mía là 19,1 triệu USD. Hai hạng mục còn lại là nhà máy phân và ethanol sẽ tiếp tục đầu tư và dự kiến sẽ đưa vào hoạt động cuối năm nay

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những kết quả mà Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã đầu tư tại Lào, góp phần rất lớn trong mối quan hệ hợp tác Việt Nam-Lào thời gian qua. Đặc biệt, Cụm công nghiệp mía đường Hoàng Anh-Attapeu được đánh giá là có thời gian xây dựng và đưa vào hoạt động nhanh nhất từ trước đến nay

images818803_4_diep.jpg

Quang cảnh nhà máy chế biến mủ cao su​

Trước đó, vào sáng cùng ngày, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cũng đã làm Lễ khánh thành nhà máy chế biến mủ cao su Hoàng Anh-Attapeu với diện tích 5 ha, công suất 25.000 tấn/năm, sản phẩm chính là cao su mủ khối SVR10

Tổng giá trị đầu tư xây dựng nhà máy là 9 triệu USD, sử dụng công nghệ hiện đại, thiết bị đồng bộ và tiên tiến nhất hiện nay. Đồng thời, lễ động thổ xây dựng trụ sở ngân hàng liên doanh Lào-Việt, chi nhánh Attapeu tại huyện Phu Vông-Attapeu cũng được diễn ra sau đó

images818804_5_diep.jpg

Quy trình chế biến mủ cao su​

Việc đưa vào Cụm công nghiệp mía đường và nhà máy chế biến mủ cao su sẽ đóng góp rất lớn vào phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Attapeu, tạo ra kim ngạch xuất khẩu hàng trăm triệu USD/năm, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương, đưa Attapeu trở thành tỉnh công nghiệp chế biến và phát triển bền vững trong tương lai gần
 
Kiểu làm ăn 'khác người' của bầu Đức tại Lào​

Ở Attapeu có thể nói ở đâu có Hoàng Anh Gia Lai, ở đó mang dấu ấn Hoàng Anh Gia Lai, từ tường rào bao quanh đến model của các hội sở

Nổi lên là một nhà đầu tư số một của Việt Nam vào Lào trong những năm gần đây, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai không chỉ đem đến hàng chục ngàn cơ hội việc làm, mở ra những ngành công nghiệp mới cho nước bạn mà còn mang đến cung cách làm ăn mới trên những vùng đất vốn chỉ quen nếp làm ăn truyền thống...

Từ đỉnh Đèo 52 nhìn xuống, giữa thung lũng Attapeu trải rộng ngút mắt đã thấy vệt xanh cao su Hoàng Anh Gia Lai chạy dài nối từ Tây sang Đông. Dưới cái nắng gay gắt đầu tháng 3, khoảng xanh ấy gần như là duy nhất giữa cái thung lũng trơ lì một màu đất xỉn đang thiêm thiếp “ngủ” đợi lúc sang mùa...

Attapeu là tỉnh giáp giới với Kon Tum của Việt Nam, có chừng 120.000 dân. Thị xã chỉ cách cửa khẩu Bờ Y hơn một giờ chạy ô tô. Đấy là vùng đất có truyền thống cách mạng nhưng lại là một trong những tỉnh nghèo nhất nước Lào. Thị xã Attapeu phần lớn là những căn nhà mái tôn truyền thống phơi mình dưới nắng nôi bụi bặm. Ngày đầu thị xã nhà vườn còn ở lẫn với cây rừng

Không hiếm những vườn nhà chẳng có một bóng cây nuôi sống được người. Ruộng rẫy mỗi năm chỉ canh tác một vụ theo lối “chọc lỗ tra hạt” rồi bỏ hoang hóa. Cả đồng đất mênh mông là thế mà vụ đông xuân này chỉ loi thoi vài vạt lúa nước còi cọc. Khái niệm “sản xuất cây hàng hóa” dường như vẫn còn rất mờ nhạt với hầu hết cư dân...

duc-1-1.jpg

Tại Lào, bầu Đức không chỉ "khác người" với cao su, mà còn trong những lĩnh vực khác là mía đường, nhiệt điện​

Thấy được tiềm năng đất đai rộng lớn của Attapeu, từ những năm 2005, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã tiến hành khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư để bắt đầu từ năm 2007 chính thức đầu tư vào vùng đất này. Cây cao su được coi là cây công nghiệp nằm trong chiến lược đầu tư số 1

Tại Attapeu, Hoàng Anh Gia Lai hiện đã trồng được 25.000ha cao su, kế đến là công nghiệp mía đường. Tại các huyện Sanxay, Saysetha, Samakhixay và Phuvong, Hoàng Anh Gia Lai đã trồng xong hơn 5.000ha mía và phát triển 6.000ha mía trong dân, nâng tổng diện tích vùng nguyên liệu lên 12.000ha...

Ngày 25/2 vừa qua, nhà máy chế biến mủ cao su công suất 25.000 tấn/năm, trị giá 19 triệu USD cùng cụm công nghiệp mía đường gồm nhà máy đường công suất 7.000 tấn mía cây/ngày; nhà máy nhiệt điện dùng nguyên liệu bã mía công suất 30MW đã được cắt băng khánh thành...

Như vậy nếu kể cả 5 dự án thủy điện tổng công suất 400MW, 2 dự án khai thác mỏ đồng và sắt tại Sê Kông cùng 2 dự án sân bay khác thì Hoàng Anh Gia Lai hiện đang dẫn đầu các nhà đầu tư Việt Nam tại Lào với tổng số vốn đạt gần 1 tỷ USD. Dự tính nếu tất cả các dự án của Hoàng Anh Gia Lai thực hiện và đưa vào sử dụng trong năm 2014 thì kim ngạch xuất khẩu của tập đoàn này sẽ đạt khoảng 400 triệu USD - trong đó 90% là ở Attapeu...

Làm ăn kiểu... bầu Đức

Đất ở Attapeu không được tốt. Nó là thứ đất na ná như dạng rừng nghèo được chuyển sang trồng cao su ở Tây Nguyên. Chỉ móc sâu xuống chừng vài tấc đã thấy lổn nhổn đá. Ấy thế nhưng giữa cái nắng mùa khô như vốc lửa, cao su Hoàng Anh vẫn một sắc xanh ngăn ngắt. Tìm hiểu mới hay rằng công nghệ trồng lẫn chăm sóc của “ông bầu” này đều rất khác người...

Thường thì trồng cao su người ta chỉ đào hố sâu đến 60cm nhưng ở đây hố được khoan sâu tới 1,2m. Hố sâu, rễ cây sẽ ăn sâu, hấp thụ tốt chất dinh dưỡng và lại còn được tưới nước suốt trong những tháng mùa khô

Từ đầu lô, nước được bơm vào những bể chứa, sau đó sẽ theo một hệ thống ống tỏa đến từng cây. Đây là công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel được nhập khẩu. Bình quân mỗi ngày đêm, mỗi cây cao su được cung cấp 2 lít nước

Hệ thống tưới này quả là lợi hại. Được cấp nước thường xuyên, cao su không rụng lá về mùa khô, tăng trưởng nhanh, rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản xuống chỉ 4 năm (thông thường phải từ 6 - 7 năm), đồng thời kéo dài được thời gian khai thác mủ do cân bằng được cung cấp dinh dưỡng (mùa khô vẫn bón được phân, thay vì chỉ tập trung vào mùa mưa)

Từ những lợi thế này, Hoàng Anh Gia Lai dự kiến năng suất mủ ở đây đạt bình quân 2,5 tấn/ha; tổng sản lượng hàng năm sẽ vào khoảng 100.000 tấn...

Sự “khác người” trong cung cách làm ăn của Hoàng Anh Gia Lai đã tạo được sự quan tâm của các hãng sản xuất lốp xe lớn như Michelin (Pháp), Dunlop và Bridgestone (Nhật Bản). Chuyên gia của các hãng này đã nhiều lần đến Lào đánh giá tiềm năng và đặt vấn đề bao tiêu sản phẩm với Hoàng Anh Gia Lai...

Chẳng riêng cao su, lĩnh vực mía đường cũng một cung cách làm ăn “kiểu Hoàng Anh Gia Lai” ấy... Sản xuất mía ở đây đã được cơ giới hóa toàn bộ từ khâu làm đất, làm cỏ, bón phân đến sản xuất và đóng gói thành phẩm. Áp dụng cơ giới hóa lại được tưới nước nên năng suất mía ở đây rất cao

Sản lượng bình quân năm đầu đã đạt 120 tấn/ha. Điều này đã cho phép giá thành phẩm mía đường Hoàng Anh Gia Lai sẽ ở mức rất thấp. Chính vì vậy mà “ông bầu” của tập đoàn này mới tuyên bố: “Chúng tôi có sự tin tưởng lớn rằng sản phẩm mía đường của Hoàng Anh Gia Lai sản xuất tại Lào đủ sức cạnh tranh với bất kỳ công ty sản xuất đường nào trên thế giới" !

Tại Attapeu, ở đâu có Hoàng Anh Gia Lai, ở đó mang dấu ấn Hoàng Anh Gia Lai. Từ tường rào bao quanh đến model của các hội sở - và đặc biệt là làm ăn thì đấy là cung cách không thể trộn lẫn - hiện đại, gấp gáp mà rất khoa học, bài bản. Ngoài những điều trên đây có thể kể rất nhiều về cung cách làm ăn ấy...

Một thí dụ như là việc xây khách sạn Hoàng Anh - Attapeu. Cái khách sạn 5 tầng bề thế có một không hai ở thị xã Attapeu này, toàn bộ vật liệu đều phải chở từ Việt Nam sang, vậy mà thời gian hoàn thành nghe đâu chỉ trong vòng 7 tháng...

Rồi nhà máy đường, trung tâm nhiệt điện - một nhà máy rất hiện đại, vốn đầu tư gần 69 triệu USD, điều kiện nhân công rất khó khăn vậy mà thời gian hoàn thành chỉ 14 tháng...

Chính Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng ngay ở Việt Nam cũng chưa có dự án nào thực hiện nhanh như thế. Còn Phó Thủ tướng Lào Xômxavat Lênhxavăt thì đánh giá: Thành công của Hoàng Anh Gia Lai là bài học quý cho các nhà đầu tư Việt Nam tại Lào...

Việc đầu tư lấy hiệu quả làm đầu là vậy nhưng việc “chơi” lại cũng rất khoáng đạt đại gia. Người ta nói cứ mỗi lần Hoàng Anh Gia Lai tổ chức sự kiện gì thì thị xã Attapeu bình lặng lại sôi động hẳn lên

Chẳng rõ lễ khánh thành cụm công nghiệp mía đường và nhà máy chế biến mủ cao su hôm 25.2 đã lớn nhất chưa nhưng ô tô huy động để chở khách Lào, khách từ Việt Nam sang dễ cả trăm chiếc. Khách sạn Hoàng Anh Attapeu không đủ chỗ, khách mời phải thuê thêm cả nhà nghỉ bên ngoài...
 
Hoàng Anh Gia Lai bỏ 80 triệu USD xây sân bay tại Lào
Đây là dự án xây dựng sân bay thứ hai mà Hoàng Anh Gia Lai được Chính phủ Lào cấp phép xây dựng...

0-b68ab_zps8bdb06cf.jpg

Lễ động thổ xây dựng sân bay quốc tế Attapeu tại Lào, ngày 11/2/2012. Công trình cũng do Hoàng Anh Gia Lai bỏ vốn đầu tư​

Trong các ngày từ 13 - 15/3, đã diễn ra một loạt sự kiện lớn bên lề chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại 9 tỉnh Bắc Lào, trong đó đáng chú ý nhất là lễ động thổ xây sân bay của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tại Lào, với vốn đầu tư 80 triệu USD

Chiều ngày 14/3, Hoàng Anh Gia Lai đã tổ chức lễ động thổ xây dựng sân bay quốc tế Nọng Khang tại tỉnh Hủa Phăn. Đây là dự án xây dựng sân bay thứ hai mà Hoàng Anh Gia Lai được Chính phủ Lào cấp phép xây dựng, sau dự án sân bay quốc tế tại tỉnh Attapeu với vốn đầu tư 40 triệu USD

Dự án trên được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích rộng 183 ha và được chia thành hai giai đoạn

Giai đoạn 1 dự kiến hoàn thành vào năm 2015 với nhà ga hành khách có công suất 100.000 lượt khách/năm, đường bay cất hạ cánh có chiều dài 2.400 mét, chiều rộng 30 mét, chủ yếu tiếp nhận các máy bay nhỏ (70-100 ghế), chặng ngắn như ATR 72, Fokker 70…

Bước sang giai đoạn 2, sân bay quốc tế Nọng Khang sẽ được nâng cấp để có khả năng đáp ứng yêu cầu cất, hạ cánh của các máy bay cỡ lớn như Airbus A320, Airbus A321…

Vốn đầu tư xây sân bay được Hoàng Anh cho Chính phủ Lào vay không tính lãi trong vòng 5 năm. Chính phủ Lào sẽ chi trả khoản vay trên bằng cách khấu trừ vào các loại thuế, phí mà Hoàng Anh Gia Lai phải nộp cho ngân sách nước này

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai nói: “Việc xây dựng sân bay Nong Khang có nhiều khó khăn hơn xây dựng sân bay Attapeu nhưng đó không là trở ngại quá lớn với chúng tôi. Chắc chắn, chúng tôi sẽ hoàn thành đúng tiến độ”

Trước đó một ngày, Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào (AVIL) phối hợp với bộ kế hoạch và đầu tư hai nước đã tổ chức tọa đàm xúc tiến đầu tư vào 9 tỉnh Bắc Lào. Tại đây, các bên liên quan đã chứng kiến nghi thức cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh cho dự án khai thác và chế biến muối mỏ tại huyện Nongbok, tỉnh Khăm Muộn cho Vinachem và lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào và Công ty Đầu tư phát triển Trường Thành

Theo ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch AVIL đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thì hiện tại, đầu tư của Việt Nam vào Bắc Lào còn rất khiêm tốn dù đây là khu vực có khá nhiều tiềm năng. Cụ thể, Việt Nam hiện có 127 dự án (bằng 31,8% tổng số dự án đầu tư) với số vốn đăng ký xấp xỉ 302 triệu USD, được đầu tư tại 8/9 tỉnh Bắc Lào trừ Bò Kẹo. Trong đó, đầu tư tập trung chủ yếu tại hai tỉnh Hủa Phăn và Xiêng Khoảng

Xiêng Khoảng có 19 dự án, tổng vốn đăng ký 207 triệu USD, chiếm 69% tổng vốn đầu tư của Việt Nam tại Lào. Huả Phăn có 73 dự án với tổng vốn đăng ký là 62 triệu USD, chiếm khoảng 20%

Cũng nằm trong chuỗi các sự kiện trên, sáng 15/3, đã diễn ra lễ khởi công xây dựng bảo tảng cách mạng tỉnh Hủa Phăn và cải tạo khu di tích lịch sử hang Phà Đeng, huyện Viêng Xay, Hủa Phăn. Nguồn kinh phí tài trợ dự án do ngân hàng Lào Việt và các doanh nghiệp thuộc AVIL đóng góp
 
Hoàng Anh Gia Lai xây khách sạn 16,5 triệu USD tại Lào
Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai - Vientiane đạt tiêu chuẩn 4 sao, cao 12 tầng, dự kiến hoàn thành trong vòng 15 tháng. Đây là khách sạn thứ hai mà Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai xây dựng tại "Đất nước Triệu voi"

Tới dự buổi lễ có các ông: Bosengkham Vongdala, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin - Văn hóa và Du lịch Lào; Somđi Duangdi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Lào; Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Mạnh Hùng, cùng nhiều quan chức cấp cao của Lào

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cho biết khách sạn cao 12 tầng, có 169 phòng hạng nhất; 14 phòng VIP và 2 phòng VIP Delux

Ngoài ra, khách sạn còn có trung tâm hội nghị, phòng họp, nhà hàng và các khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao đạt tiêu chuẩn quốc tế. Dự án do công ty Trách nhiệm hữu hạn Chitcharuen xây dựng, với tổng vốn đầu tư 16,5 triệu USD, và dự kiến hoàn thành trong vòng 15 tháng

Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã đầu tư nhiều công trình hiệu quả tại Lào trong những năm qua. Đây là khách sạn thứ hai mà Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai xây dựng tại "Đất nước Triệu voi"

Dự án này không những góp phần tăng thêm vẻ đẹp của thành phố Vientiane, mà còn tạo khoảng 200 việc làm ổn định cho người dân địa phương, giúp tăng ngân sách cho thành phố, góp phần thúc đẩy hợp tác đầu tư và quan hệ hữu đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào

Thay mặt Chính quyền thủ đô Vientiane, ông Keophilavanh Aphaylah, Phó Đô trưởng Vientiane đã chân thành cảm ơn Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam anh em, cảm ơn và đánh giá cao Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai trong việc đầu tư xây dựng khách sạn tại thủ đô Vientiane, nơi sẽ thu hút nhiều khách du lịch của Lào trong những năm tới; thể hiện tình cảm anh em Lào-Việt Nam luôn sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh
 
Bầu Đức 'buông' bất động sản Việt Nam
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) Đoàn Nguyên Đức tuyên bố, năm 2013 địa ốc không còn là con gà đẻ trứng vàng, và ông ưu tiên tập trung cho thị trường Myanmar

Ngày 23/4, tại Đại hội cổ đông thường niên của HAGL, Bầu Đức cho biết, trong năm nay, doanh thu ngành bất động sản của tập đoàn sẽ giảm từ 2.829 tỷ đồng xuống còn 518 tỷ đồng

Đây cũng là năm doanh thu các ngành nghề của tập đoàn đều có sự dịch chuyển lớn. Cụ thể, tỷ trọng doanh thu ngành bất động sản từ 64% (năm 2012) lần lượt giảm xuống còn 14%, 15%, 27% cho các năm 2013-2015. Ngược lại cao su sẽ tăng doanh thu từ 1% (năm 2012) lên 14%, 23%, 30% trong những năm tiếp theo. Tương tự cao su, mía đường cũng nhảy vọt từ 0% (năm ngoái) lên thành 18%, 25%, 20% trong 3 năm tới

Bầu Đức cho biết thêm, nếu lợi nhuận năm 2012 thấp nhất trong giai đoạn 2007-2012 thì từ năm 2013 trở đi, HAGL sẽ bắt đầu chu kỳ tăng trưởng mới kể cả trường hợp nền kinh tế tiếp tục còn suy thoái. Cơ cấu lợi nhuận từ năm 2013 trở đi xếp theo thứ tự là ngành: cao su, mía đường và dự án bất động sản tại Myanmar

Theo kế hoạch đầu tư năm 2013, tập đoàn này sẽ đặt nông nghiệp lên hàng đầu với việc trồng thêm 7.000 ha cao su và 4.470 ha mía. Song song đó, HAGL sẽ xây dựng nhà máy phân vi sinh 50.000 tấn một năm sử dụng phế phẩm của nhà máy đường. Xếp sau nông nghiệp là thủy điện, bầu Đức tiếp tục thi công 3 dự án Đăksrông, Nậm Kông và Bá Thước 1

Riêng ngành bất động sản, tại Việt Nam HAGL tập trung thu hồi nợ và tiếp tục xây dựng Phú Hoàng Anh giai đoạn 2 và Thanh Bình. Tuy nhiên, theo bầu Đức, Myanmar mới thật sự là điểm nhấn với việc triển khai xây dựng khu phức hợp trung tâm thương mại tòa nhà văn phòng, khách sạn 5 sao và khu căn hộ dịch vụ tại cố đô Yangon

"Nếu chỉ xét ngành bất động sản, năm 2013 chúng tôi dồn toàn lực xây khu phức hợp ở Myanmar và kỳ vọng vào thị trường mới nổi này chứ không phải Việt Nam", ông Đức nói

Theo kế hoạch, trong năm 2013, vốn điều lệ của HAGL sẽ tăng từ 5.374 tỷ đồng lên thành 7.194 tỷ đồng nhờ chào bán cổ phần phổ thông cho cổ đông hiện hữu và chuyển đổi trái phiếu cho Temasek. Dự kiến, lợi nhuận năm 2013 của tập đoàn này đạt 1.107 tỷ đồng, phục hồi bằng 211% so với năm 2012
 
Khởi công xây dựng HAGL Myanmar Center tại Yangon
- Sáng nay ngày 4-6 tại Yangon, Myanmar, Công ty cổ phần Hoàng Anh – Gia Lai, Việt Nam (HAGL) đã động thổ khởi công xây dựng một tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê và căn hộ cao cấp với tổng vốn đầu tư lên tới 440 triệu đô la Mỹ


Động thổ xây dựng HAGL Myanmar Center tại Yangon​

Khu phức hợp, có tên là HAGL Myanmar Center, được hình thành trên một khu đất rộng 8,2 héc ta giữa trung tâm Yangon - thành phố lớn nhất của Myanmar, có cảnh quan thiên nhiên đẹp và cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh - được HAGL thuê của Chính phủ Myanmar từ năm 2009 với thời hạn sử dụng 70 năm và có thể gia hạn

Phát biểu tại lễ khởi công, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT tập đoàn HAGL cho biết, dự án HAGL Myanmar Center sẽ được triển khai theo 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 từ nay đến tháng 9-2014 sẽ hoàn thành một trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê 27 tầng, tổng diện tích sàn 161.843 mét vuông và một khách sạn 23 tầng, 53.986 mét vuông sàn gồm 480 phòng đạt chuẩn 5 sao quốc tế. Giai đoạn 2 của dự án được tiến hành trong hai năm 2015-2016 gồm 4 block nhà ở với 1.800 căn hộ cao cấp và khu văn phòng cho thuê có tổng diện tích 63.828 mét vuông

Để tiến hành dự án này, HAGL đã được cấp phép nâng vốn đầu tư từ 340 triệu đô la Mỹ ban đầu lên 440 triệu đô la Mỹ, trong đó 50% vốn sẽ được tài trợ tín dụng của một nhóm các ngân hàng Việt Nam dẫn đầu là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), có sự tham gia của Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank) và Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank)

Ông Đức cũng cho biết đến nay HAGL đã đưa được 1.500 tấn thiết bị thi công đến tận công trình cùng với hàng trăm kỹ sư, công nhân kỹ thuật Việt Nam nên bảo đảm dự án sẽ được triển khai và hoàn thành đúng tiến độ, đón đầu sự bùng nổ đầu tư và du lịch vào Myanmar

Trong tiến trình xây dựng và khi hoàn thành giai đoạn 1, dự án HAGL Myanmar Center có thể tạo ra 2.500 việc làm cho người dân địa phương và đóng góp vào ngân sách Myanmar vài chục triệu đô la Mỹ mỗi năm

Ngoài ra, theo ông Tin Shwe, Thứ trưởng Bộ Khách sạn và Du lịch Myanmar dự án HAGL Myanmar Center sẽ góp phần làm giảm sức ép về cung – cầu khách sạn, văn phòng cho thuê ở Yangon, được dự báo sẽ ngày càng căng thẳng do làn sóng đầu tư-du lịch nước ngoài đổ tới Myanmar sau khi đất nước này mở cửa và hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Được biết, hiện giá thuê văn phòng loại A ở Yangon đã lên tới 75-150 đô la Mỹ/mét vuông/tháng, còn các khách sạn 4, 5 sao luôn trong tình trạng "cháy phòng"

Ông Tin Shwe cũng cho biết, cho đến nay HAGL Myanmar Center là dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất trong lĩnh vực khách sạn ở Myanmar

Với dự án HAGL Myanmar Center, tập đoàn HAGL đã đầu tư ra nước ngoài 1,5 tỉ đô la Mỹ, tập trung ở các nước khu vực Đông Nam Á

Thái Bình, Yangon
 
Nửa năm tất bật của Bầu Đức

Xây khách sạn, làm sân bay tại Lào, đổ tiền sang Myanmar dựng cao ốc, giải trình cáo buộc của Global Witness về phá rừng... Chủ tịch HAGL thừa nhận tần suất công việc của ông đang gia tăng đáng kể so với mọi năm

Năm bận bịu và "đau đầu" của Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã CK: HAG) - Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) bắt đầu sớm hơn rất nhiều trước khi bị cáo buộc phá rừng trồng cao su tại Lào và Campuchia từ tổ chức phi chính phủ Global Witness

Giữa tháng một, trong một thông báo ngắn, HAGL cho biết, ông Lê Hùng sẽ thay thế ông Đoàn Nguyên Đức giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển nhà Hoàng Anh (HAGL Land) - một công ty con của HAGL

Theo lý giải của HAGL, việc thay đổi nhân sự này nhằm giúp tập đoàn tập trung vào dự án bất động sản ở Myanmar. Ông Hùng, theo đó, là người phụ trách dự án Khu phức hợp Hoàng Anh Gia Lai Việt Nam Myanmar Center

bau-duc-new-1369194854_500x0.jpg

Một ngày sau tin thay đổi nhân sự, bầu Đức đón nhận tin vui từ dự án triệu USD tại Lào. Ngày 16/1, Giám đốc Cụm công nghiệp mía đường Hoàng Anh Attapeu (trực thuộc HAGL), Nguyễn Ngọc Ánh cho biết, Nhà máy mía đường ra mẻ đường trắng kết tinh đầu tiên, công suất 7.000 tấn mía mỗi ngày. Đồng thời, trung tâm nhiệt điện 30 MW đã phát điện hòa vào lưới điện quốc gia Lào thông qua việc đốt bã mía

Đây là dự án mà HAGL đã đầu tư 100 triệu USD, được coi là cụm công nghiệp hiện đại và lớn nhất Nam Lào. Tổ hợp gồm các nhà máy đường, nhiệt điện, Ethanol và nhà máy phân bón. Hoàng Anh Gia Lai kỳ vọng có nguồn thu lớn từ Cụm công nghiệp này khi đi vào hoạt động

Tin vui từ Lào vừa dứt, tháng 2, bầu Đức bắt đầu tất bật mang máy móc sang, vật tư sang Myanmar để xây cao ốc. Theo thông báo, ngày 4/2, HAGL bắt đầu đưa 1.300 tấn máy móc, trang thiết bị xây dựng chuyên dụng từ Việt Nam sang Thành phố Yangon để phục vụ dự án phức hợp 300 triệu USD tại Myanmar. Đây là đợt xuất hàng đầu tiên của HAGL sang Myanmar để phục vụ dự án khu phức hợp này

Theo ông Đoàn Nguyên Đức: "Ngoài máy móc, năm nay tập đoàn sẽ xuất siêu sang Myanmar một khối lượng vật tư khủng. Vì vật liệu xây dựng trong nước chưa tiêu thụ được còn rất lớn nên HAGL sẽ ưu tiên xuất hàng Việt, góp phần giúp cho doanh nghiệp Việt Nam giải quyết hàng tồn kho"

Bầu Đức cũng cho hay, dự kiến sẽ có 30.000 tấn sắt, 200.000 tấn xi măng và các loại vật liệu xây dựng khác: gỗ, đá, kính, nhôm, gạch... thậm chí là thiết bị hoàn thiện công trình như cơ điện đều từ Việt Nam vận chuyển sang Myanmar bằng đường thủy

Chưa xong dự án, để lấy vốn đầu tư, Chủ tịch HAGL tiếp tục chộn rộn với kế hoạch tăng vốn nghìn tỷ bằng cách phát hành cổ phiếu để chuyển đổi trái phiếu và phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Nếu đợt tăng vốn này thành công, vốn chủ của HAGL sẽ tăng thêm 2.650 tỷ đồng, lên 12.400 tỷ đồng, rút ngắn khoảng cách so với nợ vay hiện tại (14.556 tỷ đồng)

Lào tiếp tục là nơi nhận được sự quan tâm của bầu Đức. Tháng 3, sau Myanmar, HAGL lại chi 80 triệu USD xây sân bay thứ 2 tại Lào. Dự án được thực hiện tại tỉnh Huaphanh, phía đông bắc Lào và dự kiến hoàn thành vào năm 2015. Vốn đầu tư xây sân bay sẽ được Hoàng Anh Gia Lai ứng trước, sau khấu trừ vào các loại thuế, phí mà doanh nghiệp phải nộp tại Lào

Cũng trong 3 tháng đầu năm, báo cáo tài chính HAGL cho biết, tổng doanh thu giảm 17% so với cùng kỳ, còn 722 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ giá vốn hàng bán giảm mạnh nên lãi trước thuế vẫn đạt 107 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2012.

vat-tu-sang-myanma-1369194854_500x0.jpg

Quay lại Việt Nam để chủ trì cuộc họp quan trọng nhất trong năm của tập đoàn, ông Đoàn Nguyên Đức tuyên bố buông bất động sản Việt Nam. Tại ĐHCĐ diễn ra vào tháng 4, chủ tịch HAGL cho biết, năm 2013 "sẽ dồn toàn lực xây khu phức hợp ở Myanmar và kỳ vọng vào thị trường mới nổi này chứ không phải Việt Nam". Khoản đầu tư của HAGL vào bất động sản, theo đó giảm từ 2.829 tỷ đồng xuống còn 518 tỷ đồng

Người giàu thứ hai sàn chứng khoán Việt Nam dự báo khu phức hợp tại Myanmar sẽ cứu ngành bất động sản của HAGL. Nếu không có dự án này, mảng địa ốc của tập đoàn phải "dựa hơi" cao su, thủy điện để tồn tại trong nhiều năm nữa vì thị trường trong nước chưa thoát khỏi khó khăn

Theo kế hoạch đầu tư năm 2013, tập đoàn này sẽ đặt nông nghiệp lên hàng đầu với việc trồng thêm 7.000 ha cao su và 4.470 ha mía. Song song đó, HAGL sẽ xây dựng nhà máy phân vi sinh 50.000 tấn một năm sử dụng phế phẩm của nhà máy đường. Xếp sau nông nghiệp là thủy điện, bầu Đức tiếp tục thi công 3 dự án Đăksrông, Nậm Kông và Bá Thước 1

Trong tháng 5, trước khi dính cáo buộc của Global Witness về việc phá rừng để trồng cao su, bầu Đức tiếp tục phê duyệt thêm một dự án xây khách sạn triệu USD tại Lào. Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai - Vientiane có tiêu chuẩn 4 sao, cao 12 tầng, dự kiến hoàn thành trong 15 tháng với mức đầu tư 16,5 triệu USD. Đây là khách sạn thứ hai mà bầu Đức xây dựng tại "Đất nước triệu voi"

Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), Đoàn Nguyên Đức chia sẻ: "So với những năm trước, nửa năm 2013 bận rộn và nhiều thách thức hơn. Tôi phải di chuyển liên tục, thậm chí không có thời gian theo dõi các trận đấu của đội bóng Hoàng Anh Gia Lai, điều mà tôi rất thích"

Trao đổi với VnExpress.net, bầu Đức cho hay, do khối lượng công việc tăng, phạm vi tập đoàn đầu tư ngày càng mở rộng ra nước ngoài nên ông đi về liên tục các tỉnh Bắc - Trung - Nam và cả ở các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar. Ngoài ra ông còn dành thời gian thăm dò thêm một số thị trường khác để tìm cơ hội đầu tư mới cho tập đoàn

Người giàu thứ hai sàn chứng khoán Việt Nam cho biết thách thức cũng song hành cùng với khối lượng công việc. Điển hình là giữa tháng 5, ngay khi cáo buộc của Global Witness tung lên trang web của tổ chức này, ông phải gác lại mọi công việc bên ngoài, tức tốc có mặt tại Việt Nam triệu tập những cuộc họp quan trọng để giải quyết sự việc. "Nếu không di chuyển bằng chuyên cơ riêng, có lẽ tôi khó hoàn thành tốt công việc phủ rộng khắp Việt Nam và các nước như hiện nay" Chủ tịch HAGL giãi bày

Tính đến ngày 31/5, tổng tài sản của HAGL đạt 1,8 tỷ USD nhưng hơn 80% là đầu tư ra nước ngoài nên tần suất di chuyển tăng lên là bình thường, bầu Đức nhận xét. Tập đoàn đã đổ vào Lào 800 triệu USD, vào Campuchia 234 triệu USD, Thái Lan 10 triệu USD, dự án tại Myanmar lên đến 440 triệu USD và sắp tới không loại trừ HAGL sẽ còn tiếp tục mở rộng thị trường mới. "Với tình hình này, từ nay đến cuối năm lịch làm việc càng dày đặc hơn", ông Đức bộc bạch
 
HAG: Từ lên tiếng đến hành động​

Kế hoạch tái cấu trúc ngành kinh doanh thủy điện được công bố gần đây của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đang được nhiều người cho là lựa chọn thích hợp để giảm áp lực nợ vay và tăng thêm sức mạnh dòng tiền

Song, nhìn ở một khía cạnh khác, đây cũng có thể là một bước đi khéo hậu khủng hoảng truyền thông liên quan tới vụ cáo buộc của tổ chức Nhân chứng Toàn cầu (Global Witness) đối với HAG – sự kiện đã tiêu tốn khá nhiều giấy mực của giới truyền thông trong nước và quốc tế trong thời gian qua

Những chuyện tưởng chẳng liên quan

Trong cơ cấu ngành nghề kinh doanh của HAG, thủy điện có vị trí quan trọng. Theo Báo cáo thường niên 2012 của HAG, hiện các dự án thủy điện của tập đoàn này tập trung tại Việt Nam, Lào, với tổng công suất dự kiến 700 MW

Trong đó, 4 nhà máy với tổng công suất 141,5 MW tại Gia Lai và Thanh Hóa đã đi vào vận hành; 4 nhà máy khác với công suất 181,2 MW sẽ được đầu tư trong giai đoạn 2014-2016

Cũng theo báo cáo này, việc phát triển thủy điện của HAG được xây dựng trên cơ sở “nguồn tài nguyên quý được tạo ra từ những dòng sông có thác ghềnh mà không phải ở nơi đâu cũng có được. Thủy điện đòi hỏi vốn đầu tư lớn, nhưng có khả năng tạo ra dòng tiền rất ổn định

Sau giai đoạn đầu tư, ngành này sẽ đóng vai trò tạo ra tiền và điều hòa dòng tiền cho tập đoàn trong tương lai. Khi HAG hoàn thành các dự án thủy điện nêu trên, tổng sản lượng điện sẽ đạt khoảng 2,45 tỷ kWh và cho doanh thu 2.744 tỷ đồng/năm (dựa trên mức giá điện hiện nay khoảng 1.120 đồng/ kWh). Trong tương lai, tiềm năng của giá điện còn rất lớn”

Thế nhưng chỉ vài tháng sau khi báo cáo này được công bố, HAG tuyên bố tái cấu trúc lĩnh vực thủy điện, bán bớt một số dự án để tập trung cho các dự án khác, với mục tiêu bán có lãi. Giới quan sát không thể không đặt câu hỏi

Vì sao tập đoàn phải bán các dự án thủy điện? Phải chăng ngoài câu chuyện vốn – tiền lưu động, nguyên nhân sâu xa còn là bởi các cáo buộc vừa qua của Global Witness ?

Gỡ bỏ “thanh gươm Damocles” ?

Có người lập luận việc phá rừng tại Campuchia của HAG, nếu đúng như cáo buộc của Global Witness, cũng sẽ chẳng hề hấn gì tới các dự án thủy điện của HAG tại Lào và Việt Nam

Ngược lại, có người nói cần có cái nhìn toàn cảnh, từ những tác động của các dự án thủy điện tới môi trường sinh thái và cáo buộc của Global Witness, tới đường đi nước bước của HAG trong việc xử lý khủng hoảng truyền thông thời gian qua. Qua đó có thể có được lý giải xác đáng cho quyết định bán một số dự án thủy điện của HAG

Dẫn lời của ông Nguyễn Đình Thành, Giám đốc Tư vấn chiến lược truyền thông của Công ty LE BROS, rằng trong tình huống khủng hoảng, đám đông luôn cần ‘‘treo cổ’’ một người, một chuyên gia phân tích, việc ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HAG tổ chức họp báo, chính thức thông tin và “dẹp yên dư luận” trước những cáo buộc của Global Witness là “bước đi sáng suốt”

Nó thể hiện vai trò của người chịu trách nhiệm. “HAG đã tuân thủ một số nguyên tắc trong xử lý khủng hoảng truyền thông như: Lắng nghe, đánh giá, phản ứng trực diện/đối mặt với nguyên nhân gây khủng hoảng và chọn kênh thông tin báo chí để thể hiện thiện chí và phản hồi, kiểm soát thông tin”

Cũng theo ông Thành, một số giải pháp dây chuyền thực thi xử lý hậu khủng hoảng theo cung cách riêng của HAG, bao gồm chuyển hướng và theo dõi hậu khủng hoảng cũng đã và đang được HAG thể hiện khá mạch lạc. Cụ thể, HAG (hay giới truyền thông ?) đã cập nhật thông tin từ các bài báo của nước bạn với nội dung có tính ca ngợi, xác nhận sự đóng góp của HAG trên đất bạn

Hai mốc son chuyển hướng và định hình dư luận là sự kiện tại Lễ khánh thành Trung tâm bóng đá và Học viện bóng đá quốc gia Bati (Campuchia) ông Đoàn Nguyên Đức đã trở thành doanh nhân nước ngoài duy nhất được vinh dự nhận Huân chương Công trạng hạng nhất của Campuchia do đích thân Thủ tướng Hunsen trao tặng. HAG cũng trở thành doanh nghiệp nước ngoài có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Campuchia

Đặc biệt là việc HAG khởi công dự án Khu phức hợp Yangon tại Maynmar và báo giới trong nước đã có dịp “mãn nhãn” khi được mời chứng kiến tận mắt lễ khởi công được mô tả là đầy ý nghĩa này. Nhưng cho dù việc chuyển hướng thông tin và lấy lại hình ảnh của HAG trong con mắt công chúng phần nào đã thành công, thì việc xử lý hậu khủng hoảng truyền thông vẫn còn đó, với những băn khoăn trong tâm trí của nhiều nhà đầu tư rằng

HAG có thể không phá rừng tại Campuchia, song có dám khẳng định chưa từng phá rừng ngoài Campuchia? Hệ quả là, ông Đoàn Nguyên Đức (không loại trừ do sức ép từ những cổ đông lớn còn lại chiếm 51% vốn) đã buộc phải đưa ra những lựa chọn, quyết định mới. Điều này giúp việc theo dõi hậu khủng hoảng không trở nên quá phức tạp

Nhất là để cái “lông đuôi ngựa” không biến thành “thanh gươm Damocles” lơ lửng trên đầu nếu nghi án phá rừng mở rộng địa bàn ra khỏi Campuchia và châm ngòi cho cuộc khủng hoảng có thể trở lại bất cứ lúc nào. Tái cơ cấu ngành kinh doanh thủy điện trở thành một lựa chọn sáng suốt

HAG đã theo đúng cách của Steve Job, một nhà kinh doanh đại tài với khả năng thu hút truyền thông sáng chói, rằng: “Chúng tôi không đi sai đường hay cố gắng làm quá nhiều. Chúng tôi luôn nghĩ về những thị trường mới mình có thể bước vào, nhưng chỉ khi biết cách nói “không”, bạn mới có thể tập trung vào những điều thật sự quan trọng”

Vấn đề là tạm thời nói “không” với thủy điện lúc này có giúp HAG cắt đuôi những hệ quả từ quá khứ cũng như trong tương lai ?
 
Bầu Đức đại phẫu Hoàng Anh Gia Lai

Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai sẽ chia tách công ty khai thác gỗ, đá và các dự án căn hộ lợi nhuận thấp tại Việt Nam khỏi công ty mẹ, nhằm giảm nợ xấu và tái cơ cấu toàn diện tập đoàn.

Chiều 19/8, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) công bố chiến lược kinh doanh giai đoạn 2013-2015 và kế hoạch tái cấu trúc cho các nhà đầu tư. Chủ tịch Hội đồng quản trị Đoàn Nguyên Đức (thường được biết đến với tên gọi Bầu Đức) nhận xét đợt tái cấu trúc lần này có thể xem là cuộc đại phẫu sâu rộng, đôn nông nghiệp và bất động sản lên thành hai nắm đấm chiến lược. Ở mảng thủy điện, tập đoàn chỉ giữ lại và tiếp tục đầu tư các dự án tại Lào. Trước đó, tập đoàn này đã bán xong 6 dự án thủy điện tại Việt Nam, mang về doanh thu 2.099 tỷ đồng.

Người giàu thứ hai sàn chứng khoán Việt Nam giải thích, mảng nông nghiệp của HAGL vẫn tập trung vào cao su, cọ dầu và mía đường. Tuy nhiên, bất động sản có sự thay đổi cơ cấu rất lớn, chỉ giữ lại khu phức hợp Myanmar, khu căn hộ tại Bangkok và một số dự án tốt tại Việt Nam. Những dự án có tỷ suất sinh lời thấp sẽ được quy về một mối cho Công ty An Phú xử lý nợ.

Theo kế hoạch, An Phú sẽ vay tiền của Tập đoàn HAGL, tức công ty mẹ, 3.083 tỷ đồng để thanh toán các khoản mua công ty con và các dự án bất động sản. "Tôi sẽ đứng ra bảo lãnh khoản vay này. Công ty cổ phần phát triển nhà Hoàng Anh sẽ điều động số tiền này để trả nợ cho công ty mẹ", ông Đức tuyên bố. Cuối cùng là bước bán cổ phần công ty An Phú, tổng giá trị chào bán khoảng 360 tỷ đồng. Công ty mẹ sẽ chi cổ tức để cổ đông có nguồn tiền mua cổ phần Công ty An Phú.

a-1-bau-duc-tai-cau-truc-1376906787.jpg

Sau khi bán xong 6 dự án thủy điện, Chủ tịch Tập đoàn HAGL Đoàn Nguyên Đức tiếp tục tách các dự án bất động sản có tỷ suất sinh lời thấp ra khỏi công ty mẹ và giao hẳn cho một công ty xử lý nợ bán tài sản để làm đẹp báo cáo tài chính.

Với ngành gỗ từng một thời là nắm đấm chủ lực của tập đoàn cũng được tái cấu trúc. Công ty gỗ cũng tiến đến tách dần khỏi tập đoàn HAGL bằng hình thức bán cổ phần cho cán bộ công nhân viên, tập đoàn chỉ giữ lại 20%. Riêng khoáng sản HAGL cũng tính chuyện thu hẹp hoạt động.

Bầu Đức giải thích, mục tiêu chính của cuộc đại phẫu là đến cuối năm 2013 nợ vay của tập đoàn sẽ điều chỉnh xuống dưới 10.000 tỷ đồng (đã trừ lượng tiền mặt hơn 2.370 tỷ đồng). Nếu so số nợ này với vốn chủ sở hữu trên 13.000 tỷ đồng, HAGL sẽ có báo cáo tài chính sạch đẹp. Số tiền thu từ việc bán các khoản đầu tư đến cuối tháng 8/2013 là 2.100 tỷ đồng.

Ông trùm địa ốc tại TP HCM phân tích, lợi ích của việc tái cấu trúc ngành bất động sản lần này là rất lớn. Việc tách các công ty con sở hữu những dự án không sinh lời cao sẽ giúp cho báo cáo tài chính hợp nhất của HAG giảm được số dư nợ vay, cải thiện các chỉ số tài chính. Ngoài ra, Công ty phát triển nhà Hoàng Anh giữ lại khu phức hợp tại Myanmar và một vài dự án tốt tại Việt Nam sẽ làm tăng tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư, dễ dàng huy động vốn, IPO... trong tương lai.

"Cuộc đại phẫu lần này không phải là việc làm đơn giản. Ý tưởng đã có từ hơn một năm nay nhưng các cổ đông lớn xuất hiện nhiều tranh cãi. May mắn là cuối cùng tất cả đã cùng thống nhất chương trình tái cấu trúc này nhằm đưa tập đoàn tiến lên phía trước", ông Đức nói.
 
Top