What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Vietnam Lobby.vn

Vận động hành lang xe điện Push cho thêm ưu đãi

Mặc dù Hoa Kỳ. đã cam kết hàng tỷ để thúc đẩy xe điện (EV) ngành công nghiệp cho đến nay, vận động hành lang cho ô tô cảm thấy ưu đãi hơn nữa là bắt buộc để khởi động một chiến dịch thành công để giới thiệu dòng mới của pin xe. Họ là những đòi hỏi mà nhiều ngân sách liên bang được cam kết cho công trạm nạp tiền, bổ sung ưu đãi cho người tiêu dùng cài đặt các hệ thống tính phí nhà và giảm thuế cho các nhà sản xuất pin EV

Theo vận động hành lang, Tổng thống Obama họp của mục tiêu tạo ra doanh thu lên đến $1 triệu cho xe năng lượng thay thế được trong hoạt động của 2015 sẽ không được có thể trong điều kiện hiện tại. Để đảm bảo thành công, họ muốn bỏ những hạn chế hiện hành về CAFE hướng dẫn hạn chế số lượng xe zero-emission như EVs mà có thể được áp dụng cho các tiêu chuẩn khí thải thấp hơn đặt ra cho ngành công nghiệp

Ô tô được hỗ trợ push vì họ sợ rằng nếu không có sự tích hợp của các trạm nạp tiền và cắt giảm thuế, chi phí cao của xe điện sẽ làm người tiêu dùng để balk lúc chuyển sang EV và gây ra sự chậm trễ trong đá ra khỏi đề xuất ‘pin-powered tiến hóa’ đó là một dự án yêu thích của chính quyền Obama
 
Last edited:
Thân ở WHO, hồn ở các hãng dược

- Cùng lúc với Nghị viện châu Âu, tạp chí y khoa nổi tiếng của Anh British Medical Journal (BMJ) và Tổ chức báo chí điều tra (BIJ) của Anh cũng công bố kết quả cuộc điều tra phối hợp và kết luận: các chuyên gia y tế hàng đầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ăn tiền của các hãng dược lớn

Cuộc điều tra của BMJ/BIJ đã phơi bày những xung đột lợi ích rõ như ban ngày giữa ngành công nghiệp dược phẩm, WHO và hệ thống y tế cộng đồng toàn cầu. Các nhà báo điều tra đã chỉ mặt điểm tên những nhà khoa học vừa có tên trong bảng lương của các tập đoàn dược phẩm, vừa là thành viên của những nhóm cố vấn cho các kế hoạch chống dịch cúm của WHO. Và trên thực tế WHO dù biết rõ nhưng chưa bao giờ công khai những xung đột lợi ích này.

Những nghi vấn từ năm 1999

Sự thiếu minh bạch đã làm lãng phí niềm tin mà công chúng thế giới đặt vào những tổ chức có uy tín lớn như thế và suy giảm niềm tin này có thể trở thành một nguy cơ trong tương lai
Điều tra của BMJ/BIJ viết


Sau dịch cúm gia cầm ở Hong Kong năm 1997, tháng 4-1999 WHO bắt đầu lên kế hoạch chống một đại dịch cúm toàn cầu có nguy cơ bùng nổ và đã công bố một tài liệu quan trọng “Kế hoạch dịch cúm: vai trò của WHO và các hướng dẫn cho việc lên kế hoạch quốc gia và khu vực”.

Phần chú thích của tài liệu có ghi rõ: R. Snacken, J. Wood, L. R. Haaheim, A. P. Kendal, G. J. Ligthart và D. Lavanchy đã chuẩn bị tập tài liệu này cho WHO, với sự hợp tác của Nhóm làm việc khoa học châu Âu về cúm (ESWI). Tuy nhiên, tài liệu này không tiết lộ một sự thật là Hãng Roche và các hãng sản xuất văcxin chống cúm đã cung cấp vốn hoạt động cho ESWI.

Hai chuyên gia René Snacken (thuộc Bộ Y tế Bỉ) và Daniel Lavanchy (nhân viên WHO), các đồng tác giả “Kế hoạch dịch cúm”, đều từng tham gia vào các hoạt động quảng bá cho Roche. Hai thành viên ESWI là giáo sư Karl Nicholson của ĐH Leicester (Anh) và Abe Osterhaus của ĐH Erasmus (Hà Lan) cũng đều có tên trong bảng lương của Roche từ năm 1998-2000.

Cả hai chuyên gia này từng tham gia chiến dịch thử nghiệm thuốc Tamiflu của Roche. “Đây rõ ràng không phải là một nhóm y tế độc lập” - giáo sư Barbara Mintzes thuộc ĐH British Columbia (Canada), thành viên Tổ chức Health Action International, bình luận.

Năm 1999, hai loại thuốc oseltamivir (Tamiflu) của Roche và zanamivir (Relenza) của GlaxoSmithKline cùng được tung ra thị trường. Cũng trong năm đó, giáo sư Osterhaus viết hàng loạt báo cáo cổ vũ việc sử dụng thuốc chống virut như Tamiflu hay Relenza trong các đại dịch. “Do thiếu nguồn cung cấp văcxin, các loại thuốc chống virut mới chắc chắn sẽ đóng vai trò chủ chốt trong sứ mệnh giảm số lượng nạn nhân tử vong” - giáo sư Osterhaus viết. Hàng loạt chuyên gia khác cũng nối bước Osterhaus khuyến khích việc sử dụng Tamiflu và Relenza.

Cuối năm 1999, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cấp giấy phép cho thuốc Relenza. Tuy nhiên, ít ai biết rằng trước đó Tổ chức y tế Cochrane Collaboration kết luận không thể xác định được hiệu quả của Tamiflu hay Relenza. Chính ủy ban cố vấn của FDA cũng bác bỏ Relenza với lý do loại thuốc này không có hiệu quả.

Bác sĩ Michael Elashoff, thành viên FDA, tiết lộ ủy ban cố vấn kết luận Relenza chỉ có tác dụng trấn an tâm lý khi bệnh nhân cúm đã sử dụng các loại thuốc khác như paracetamol. Nhưng cuối cùng FDA vẫn cấp phép cho Relenza. “Họ cho rằng sẽ an toàn hơn khi có một loại thuốc trên thị trường trong trường hợp đại dịch xảy ra - bác sĩ Elashoff cho biết - Đó không phải là một quyết định mang tính khoa học”. Một năm sau, đến lượt Tamiflu được FDA cấp phép.

Bên kia Đại Tây Dương, Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMEA) cũng nghi ngờ hiệu quả của Tamiflu và Relenza. Điều đáng nói là hai chuyên gia tư vấn cho EMEA là Annike Linde (Thụy Điển) và René Snacken (Bỉ) đều có tên trong bảng lương của Hãng Roche. Bác sĩ Snacken còn là “chuyên viên liên lạc” với ESWI.

Tư vấn cho WHO, nhận tiền các hãng dược

Tháng 10-2002, các chuyên gia WHO nhóm họp ở Geneva để bàn việc phát triển các hướng dẫn của WHO về việc sử dụng văcxin và thuốc chống virut khi đại dịch cúm xảy ra. Có mặt trong cuộc họp là đại diện hãng Roche, Aventis Pasteur và ba chuyên gia đã giúp Roche bán Tamiflu là các giáo sư Karl Nicholson, Ab Osterhaus và Fred Hayden. Hai năm sau, WHO công bố báo cáo Các hướng dẫn của WHO năm 2004 về việc sử dụng văcxin và thuốc chống virut khi đại dịch cúm xảy ra.

Giáo sư Fred Hayden là tác giả Phần hướng dẫn đặc biệt về thuốc chống virut, trong đó có lời kêu gọi các nước tích trữ thuốc chống virut. Khi đó, ông Hayden là cố vấn của cả Roche và GlaxoSmithKline. Năm 2003, ông Hayden cũng là đồng tác giả một nghiên cứu của Roche, khẳng định Tamiflu giúp giảm 60% tỉ lệ bệnh nhân cúm phải nhập viện.

Giáo sư Arnold Monto, tác giả mục Sử dụng văcxin trong các đại dịch cúm, làm việc cho Roche, GlaxoSmithKline và ViroPharma từ năm 2000-2004. Giáo sư Karl Nicholson, tác giả mục Đại dịch cúm, được các hãng Roche, GlaxoSmithKline, Wyeth, Chiron và Berna Biotech trả lương. WHO cũng không hề công bố các xung đột lợi ích này trước khi xuất bản Các hướng dẫn 2004.

Điều đáng nói là trước đó, WHO đã công bố một loạt quy định chống lại các tình huống xung đột lợi ích. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn BMJ, người phát ngôn của WHO Gregory Hartl tuyên bố: “Tổng giám đốc WHO Margaret Chan luôn quyết tâm đảm bảo sự minh bạch”. Tuy nhiên, văn phòng của bà Chan liên tục từ chối yêu cầu của BMJ đòi công bố mối quan hệ tài chính của các chuyên gia cúm.

“Những người có quan hệ với các công ty sản xuất văcxin và thuốc chống virut không được phép tham gia vào các ủy ban phát triển kế hoạch chống cúm - giáo sư Barbara Mintzes của ĐH British Columbia khẳng định - Loại bỏ các mối quan hệ tài chính là điều cực kỳ cần thiết khi đưa ra những quyết định lớn về y tế cộng đồng”. Bà Mintzes cho rằng lý tưởng nhất là sử dụng các chuyên gia độc lập trong ngành y tế công cộng. “Tuy nhiên, rất khó tìm ra những người như vậy. Một giải pháp là nhận tư vấn từ những chuyên gia có quan hệ với ngành dược phẩm, nhưng không đưa họ vào bất cứ ủy ban ra quyết định nào. Chúng ta cần một bức tường lửa”.

Giáo sư Chris Del Mar, chuyên gia Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược về miễn dịch của WHO (SAGE), cho rằng việc các tác giả của Các hướng dẫn 2004 vừa quảng bá các loại thuốc vừa nhận tiền của chính các hãng dược sản xuất những loại thuốc đó là hành vi “cần phải lên án bằng ngôn từ mạnh mẽ nhất”. Năm 2005, WHO công bố kế hoạch chuẩn bị đại dịch cúm toàn cầu, một năm sau thành lập nhóm làm việc đại dịch cúm. Nhưng WHO vẫn không hề công bố những xung đột quyền lợi theo yêu cầu của giới truyền thông.

Bí mật của Ủy ban khẩn cấp

Một trong những bí mật lớn nhất của WHO là danh tính 16 thành viên Ủy ban khẩn cấp do WHO thành lập năm 2009, với mục đích tư vấn cho tổng giám đốc WHO khi đại dịch cúm nổ ra. Ngoài WHO, không ai biết 16 chuyên gia này là ai. WHO tuyên bố phải giữ bí mật tên tuổi của họ nhằm “bảo vệ các nhà khoa học trước ảnh hưởng của ngành công nghiệp dược”, và cho biết cả 16 thành viên Ủy ban khẩn cấp đều đã ký thỏa thuận bảo mật và công bố các mối quan hệ tài chính cá nhân. Chính ủy ban này đã yêu cầu bà Chan tuyên bố cúm A/H1N1 trở thành đại dịch toàn cầu ngày 11-6-2009.

Giới y tế thế giới đặt câu hỏi: vậy tại sao WHO lại công bố danh tính thành viên các nhóm tư vấn khác như SAGE, để rồi họ có khả năng bị những áp lực bên ngoài, như lập luận của chính WHO? Những người khác cho rằng khi giấu tên các thành viên Ủy ban khẩn cấp, WHO đã triệt tiêu sự giám sát của công chúng và giới truyền thông đối với những chuyên gia đóng vai trò cực kỳ quan trọng: cố vấn cho WHO và các chính phủ khi đại dịch xảy ra.

Một câu hỏi lớn khác được đặt ra: liệu các hãng dược lớn, đã đầu tư khoảng 4 tỉ USD để phát triển văcxin cúm A/H1N1, có “tay trong” trong Ủy ban khẩn cấp hay không. Điều tra của BMJ và BIJ khẳng định có ba cái tên trong danh sách các thành viên Ủy ban khẩn cấp là giáo sư Arnold Monto, giáo sư John Wood và giáo sư Masato Tashiro.

Giáo sư Monto thì đã rõ, ông có quan hệ với rất nhiều hãng dược từ năm 2000-2004. Theo số liệu tài chính hiếm hoi thu thập được của GlaxoSmithKline, ông Monto đã nhận 3.000 USD phí diễn thuyết của GlaxoSmithKline trong quý 4-2009. Trong khi đó, giáo sư Wood thuộc Viện Kiểm soát và tiêu chuẩn sinh học quốc gia Anh (NIBSC) thừa nhận: để đảm bảo hiệu quả công việc, NIBSC phải hợp tác chặt chẽ với ngành công nghiệp dược. “Hiệp hội các nhà sản xuất dược phẩm quốc tế cũng đã công khai cho biết mối quan hệ thân cận của họ với NIBSC và các tổ chức tương tự để phát triển văcxin chống cúm” - ông Wood khẳng định

WHO hiện cũng đang điều tra lại cách hành xử của chính WHO trong “đại dịch” cúm A/H1N1 và xác định xem liệu Các quy chế y tế quốc tế (IHR) có hiệu quả trong việc đối phó với dịch bệnh hay không. Tuy nhiên, đã có nhiều điều tiếng về Ủy ban điều tra của WHO, bởi 13 trên tổng số 29 thành viên ủy ban là thành viên IHR và một là chủ tịch Ủy ban khẩn cấp

Có những thực tế không thể chối bỏ: dịch cúm A/H1N1 không hề nghiêm trọng như “kịch bản“ cảnh báo của WHO. Các quốc gia đang “đổ nợ” khi phải ôm một lượng khổng lồ văcxin chống cúm thừa thãi. Nếu WHO không thể trả lời những câu hỏi này thì “nạn nhân lớn nhất” của dịch cúm A/H1N1 sẽ chính là uy tín của WHO
 
Last edited:
Quốc hội Mỹ lắp “vòng kim cô” với FED

- Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ phải đối mặt với sự giám sát nghiêm ngặt hơn của Quốc hội Mỹ sau làn sóng chỉ trích dữ dội vai trò của “ngân hàng trung ương” trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009.

FED vẫn cứng cựa

Bất chấp sự giám sát chặt chẽ hơn của GAO, quyền lực và sự độc lập của FED vẫn gần như nguyên vẹn. Bởi lẽ sau phản ứng dữ dội của FED, các nghị sĩ đã chấp nhận bỏ hai điều khoản quan trọng khỏi dự luật cải tổ tài chính: đó là việc quốc hội sẽ kiểm tra chính sách thiết lập lãi suất cơ bản của FED - một lĩnh vực cực kỳ nhạy cảm, và việc tổng thống sẽ bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh FED tại New York

Như vậy, ban quản trị FED New York vẫn sẽ tiếp tục bổ nhiệm vị chủ tịch chi nhánh có ảnh hưởng cực lớn này. FED New York là tổ chức duy nhất trong số 12 ngân hàng khu vực của FED có một ghế thường trực trong ủy ban thiết lập chính sách của Ngân hàng trung ương Mỹ. Trước đó, FED cảnh báo hai điều khoản này có thể khiến hoạt động ra quyết định về kinh tế - tài chính của FED chịu ảnh hưởng chính trị từ bên ngoài.

Ngày 16-6, các nghị sĩ Mỹ đàm phán để tích hợp hai phiên bản dự luật cải tổ tài chính của hai viện cho phép cơ quan điều tra của quốc hội giám sát các hoạt động giao dịch quan trọng nhất của FED.

Theo đó, Văn phòng Trách nhiệm giải trình chính phủ (GAO) sẽ kiểm toán các khoản cho vay khẩn cấp của FED cho các tổ chức tài chính trong thời điểm khủng hoảng tài chính, các khoản cho vay lãi suất thấp cho các ngân hàng và các thỏa thuận mua bán chứng khoán của FED nhằm xác lập chính sách tiền tệ.

“FED sẽ trở nên minh bạch hơn nhiều và sẽ thường xuyên bị kiểm tra” - hạ nghị sĩ Dân chủ Melvin Watt khẳng định.

FED là ngân hàng tư nhân ?

Giới chuyên gia đã buộc tội FED góp phần “đổ dầu vào lửa” khiến cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009 bùng nổ. Nhiều nhà kinh tế, như ông John Taylor cáo buộc chính sách lãi suất của FED đã dẫn đến tình trạng bong bóng bất động sản tại Mỹ.

Theo họ, giá nhà đất ở Mỹ tăng vọt trong thập niên đầu thế kỷ 21 không phải do cung - cầu mà do FED đẩy cầu lên khi giữ lãi suất cho vay ở mức rất thấp, dẫn đến tình trạng người dân vay quá nhiều và mua nhà một cách khinh suất.

Bong bóng bất động sản bùng nổ, thị trường nhà đất sụp đổ dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính. “FED không phải là thủ phạm duy nhất của cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng đã châm dầu vào lửa khi giữ mức lãi suất 1% vào năm 2003-2004 và chỉ tăng quá ít trong các năm 2004-2006” - nhà kinh tế David Malpass cáo buộc.

Một trong những chỉ trích FED thường hứng chịu là FED quá thân cận với giới ngân hàng, đối tượng mà nó giám sát. Trên thực tế, nếu nhìn vào cơ cấu của FED, có thể thấy cáo buộc này có cơ sở.

FED bao gồm một cơ quan trung ương là ban thống đốc ở Washington và 12 chi nhánh FED địa phương. Theo định nghĩa của FED (www.federalreserve.gov/pf/pdf/pf_1.pdf), các chi nhánh FED địa phương là “các cánh tay hoạt động của hệ thống ngân hàng trung ương, và chúng bao gồm cả các yếu tố công và tư trong tổ chức”. Mỗi chi nhánh FED có chín thành viên trong ban giám đốc.

Các ngân hàng thương mại trong khu vực của chi nhánh FED đó bầu ra ba thành viên, sáu người còn lại do các ngân hàng thành viên của FED và ban thống đốc lựa chọn. FED có khoảng 38 ngân hàng thành viên và các ngân hàng này sở hữu cổ phần vốn của các chi nhánh FED địa phương.

Các đại gia ngân hàng như Citibank và J.P.Morgan Chase nắm đa số cổ phần của chi nhánh FED ở New York. Các chi nhánh FED địa phương chi 6% lợi nhuận cho các cổ đông tư nhân này thông qua hình thức cổ tức. Do đó, không ít người đã chỉ trích FED dù mang tiếng là cơ quan liên bang nhưng thực tế lại là một “ngân hàng tư nhân”.

Từng cho vay 100 tỉ USD/ngày

Từ năm ngoái đến nay, ở cả tòa án và Quốc hội Mỹ, FED đã vận động hành lang dữ dội để chống lại đề xuất của thượng nghị sĩ độc lập Bernard Sander về việc điều tra chương trình cho vay khẩn cấp của FED từ năm 2007. Tuy nhiên, các tòa án và thượng viện Mỹ đều buộc FED phải tiết lộ tên các ngân hàng, công ty tài chính Phố Wall đã vay khẩn cấp từ FED và tài sản các ngân hàng này thế chấp để được vay.

“Chúng ta phải vén bức màn bí mật của cơ quan có lẽ là quan trọng nhất trong Chính phủ Mỹ” - thượng nghị sĩ Sander tuyên bố.

Nhiều nguồn tin cho biết trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, FED đã cho vay khẩn cấp hơn 1.000 tỉ USD với mức trung bình 10-11 tỉ USD mỗi tuần. Vào giai đoạn cao điểm của cuộc khủng hoảng, FED cho vay hơn 100 tỉ USD mỗi ngày. Hiện tại, FED đã dừng phần lớn các chương trình cho vay khẩn cấp. Ngoài đề xuất của thượng nghị sĩ Sander, các hãng thông tấn như Bloomberg News hay Fox News Network đã kiện FED ra tòa, đòi FED phải công khai thông tin về chương trình cho vay khẩn cấp.

FED từ chối công khai chương trình cho vay khẩn cấp với lý do nếu tiết lộ tên các ngân hàng đã vay thì giới khách hàng có thể nghi ngờ khả năng trả nợ của các ngân hàng này và bỏ chạy. Khi đó, các ngân hàng khác cũng sẽ ngại không muốn vay khẩn cấp từ FED, dẫn đến nguy cơ chương trình vay khẩn cấp của FED, một công cụ quan trọng trong khủng hoảng tài chính, trở nên vô tác dụng. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng lập luận của FED không mang tính thuyết phục.

“Người dân Mỹ cần biết hàng ngàn tỉ USD tiền thuế của họ biến đi đâu” - thượng nghị sĩ Sander khẳng định.

Như vậy, dù vẫn còn đầy quyền lực nhưng trong thời gian tới, FED sẽ không còn là một tổ chức bí mật, bất khả xâm phạm nữa
 
Last edited:
Sony lobby Mỹ 730.000 USD trong quý I

Số tiền các công ty dùng để vận động hành lang (lobby) chính phủ Mỹ được công bố cho thấy muốn kiếm lợi nhiều tại Mỹ, doanh nghiệp phải chi nhiều cho lobby chính phủ

Hai công ty con của Sony - Sony Music Entertainment và Sony Electronics đã chi 730.000 USD trong quý I đầu năm nay để vận động hành lang chính phủ liên bang về chống vi phạm bản quyền nội dung số và các vấn đề khác

Theo hãng tin AFP, con số này tuy giảm nhẹ so với 740.000 USD Sony đã chi cho cùng kỳ năm ngoái nhưng nhiều hơn 570.000 USD Sony đã chi trong quý IV trước đó. Sony cũng vận động hành lang chính phủ liên bang về lập pháp các vấn đề liên quan đến thù lao biểu diễn và phí tần số cho các công ty ghi âm

Trong ba tháng đầu năm, Sony đã vận động hành lang Quốc hội, Ủy ban Truyền thông liên bang, văn phòng tổng thống và các cơ quan chính phủ khác
 
Last edited:
Thương vụ tàu Mistral giữa Nga và Pháp có thể đổ bể

- Một ủy ban đặc biệt của chính phủ được thành lập để nghiên cứu việc mua tàu mang trực thăng lớp Mistral của Pháp do Phó Thủ tướng, Chủ tịch hội đồng giám đốc tập đoàn đóng tàu thống nhất của Nga Igor Sechin lãnh đạo. Theo tờ Kommersant của Nga, điều này có nghĩa là hợp đồng mua tàu Mistral của Pháp do Bộ Quốc phòng vận động hành lang có thể sẽ không diễn ra vì ông Sechin được cho là người không ủng hộ hợp đồng này

Thay vào đó, tập đoàn đóng tàu thống nhất có thể bắt đầu chế tạo tàu tương tự như tàu Mistral với tập đoàn STX của Hàn Quốc tại Kronstadt, Nga

Thông tin trên được Phó Thủ tướng Nga Sergei Ivanov tuyên bố vào chiều 02/7. Tuy nhiên, ông không nói rõ thành phần đầy đủ của ủy ban và quyền hạn của ủy ban này. Trong khi đó ông Sechin không bình luận về việc thành lập ủy ban này

Cho đến nay, cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện hợp đồng mua tàu Mistral của Pháp là công ty xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport. Vào tháng 6, Tổng Giám đốc công ty Anatoly Isaikin cho rằng, trong các cuộc hội đàm với Pháp có cả sự tham gia của đại diện Bộ Quốc phòng Nga. Nhưng nguồn tin của tờ Kommersant cũng như một vài nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, hiện nay “ủy ban này sẽ chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề của hợp đồng từ việc bắt đầu nghiên cứu tính hợp lý của hợp đồng đến việc trang bị vũ khí cho tàu”. Đại diện Bộ Quốc phòng Nga cũng vẫn sẽ tham gia vào quá trình thực hiện hợp đồng này còn công ty Rosoboronexport sẽ chịu trách nhiệm đơn thuần “về mặt kỹ thuật của hợp đồng tiềm năng này”

Trong khi đó, một vài nguồn tin tiết lộ với tờ Kommersantbản thân ông Igor Sechin kịch liệt phản đối hợp đồng trực tiếp mua tàu Mistral của Pháp. Họ giải thích rằng, tổ hợp công nghiệp quốc phòng “không chỉ quan tâm đến việc nhập khẩu các tàu quân sự mà còn tới cả việc đóng chúng tại Nga và việc nhận các hợp đồng của Bộ Quốc phòng Nga". Trong chuyến thăm Paris hồi tháng 6, Phó Thủ tướng Sechin nói rằng việc mua tàu Mistral không phải ở “bản thân tàu Mistral” mà là “công nghệ đóng loại tàu này”. Tập đoàn đóng tàu thống nhất của Nga muốn đóng tàu lớp Mistral tại Nga, chứ không chỉ mua tàu hoàn thiện. Bộ Quốc phòng Nga giải thích cần thiết mua tàu Mistral là vì tính đa chức năng của nó và có kế hoạch sử dụng tàu tại vùng Viễn Đông

Việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Igor Sechin làm chủ tịch ủy ban phụ trách việc mua tàu Mistral là “chiến thắng quan trọng của những ai không tán thành hợp đồng mua trực tiếp tàu Mistral”, Phó Giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Konstantin Makyenko nhận định. Chuyên gia trên nhận định, hiện nay, hợp đồng chắc chắn đang bị cản trở còn các cuộc tranh cãi xung quanh hợp đồng này sẽ càng “rôm rả” hơn từ vấn đề mua tàu đến khả năng đóng tàu này tại Nga. Nếu ủy ban này do Phó Thủ tướng Igor Sechin lãnh đạo thì việc mua tàu trước hết nhằm mục đích nắm được công nghệ đóng tàu chắc chắn sẽ không được chào đón. Nhưng, ông cho biết rõ hơn rằng, toàn bộ vấn đề nằm ở chỗ phía Hàn Quốc sẽ sẵn sàng chia sẻ công nghệ cho Nga ở mức độ nào cũng như thời gian thực hiện dự án
 
Last edited:
Hungary tốn bạc triệu hàng tuần để vận động Mỹ bỏ Visa

Dutko Worldwide, một hãng tư vấn Mỹ được Hungary trả 5.000 USD (chừng 1 triệu Ft) hàng tuần để "vận động hành lang" trong Quốc hội Hoa Kỳ nhằm mục đích Mỹ bỏ thị thực nhập cảnh cho công dân Hung. Không chỉ riêng Hung, mà nhiều nước thành viên EU khác cũng ủy nhiệm Dutko Worldwide vì mục đích này, và theo Simonyi András - đại sứ Hungary tại Washington -, điều này được thực hiện trên cơ sở đấu thầu hoàn toàn hợp thức

Như đã đưa tin, Cộng hòa Hungary đang rất hy vọng được Hoa Kỳ miễn visa trong thời gian tới và để đạt được điều đó, nước này đang thuê các dịch vụ "vận động hành lang" của Dutko Worldwide, một hãng giàu kinh nghiệm, rất có uy tín và ảnh hưởng đối với cả hai đảng Xã hội và Dân chủ. Ông Simonyi András cho biết: việc ủy nhiệm hãng này đã được bàn bạc từ nửa năm nay và trong khuôn khổ một cuộc đấu thầu theo các quy định nghiêm ngặt của Liên hiệp Châu Âu, Dutko Worldwide đã giành được vai trò này. Hiện tại, 4 nước thuộc khối Visegrád (Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Czech và Slovakia), cũng như hai nước vùng vịnh Baltic (Litvania và Lettonia), hàng tuần đều trả 5.000 USD cho Dutko Worldwide để hãng này vận động Quốc hội Mỹ thông qua một đạo luật cho phép công dân các nước kể trên được nhập cảnh Mỹ mà không cần xin chiếu khán

Trả lời câu hỏi liệu bao giờ Hoa Kỳ miễn visa cho công dân Hung, đại sứ Simonyi András cho rằng không nên "đoán già đoán non", vì "điều gì phải đến sẽ đến" theo đúng lịch trình và các kế hoạch được bàn thảo. Nhà ngoại giao Hung nhấn mạnh: ông sẽ là người hạnh phúc nhất nếu quyết định được đưa ra trước khi nội các Bush mãn nhiệm, tức tháng 1-2009

Ông Simonyi András cũng cho biết: cho dù quyết định được đưa ra đi nữa, vẫn phải chờ một khoảng thời gian nhất định để thực hiện các thủ tục hành chính, cho đến khi thủ tục miễn thị thực được thực hiện
 
Last edited:
Phố Wall lung lạc Quốc hội Mỹ như thế nào

- Giới vận động hành lang là phần không thể thiếu trong nền chính trị Mỹ. Những gì họ đã làm trong thời gian gần đây liên quan đến dự luật cải tổ hành chính càng cho thấy quyền lực trong bóng tối của họ

Trong hai tuần qua, khi các thành viên Thượng viện và Hạ viện Mỹ tranh cãi nảy lửa về những khác biệt trong hai phiên bản của dự luật cải tổ tài chính, Phố Wall cũng mở chiến dịch vận động dữ dội nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại có thể phải gánh chịu khi dự luật được thông qua. Theo ước tính sơ bộ, Phố Wall đã chi 1,4 triệu USD mỗi ngày để thuê tổng cộng 2.063 chuyên gia vận động hành lang với mục tiêu duy nhất: làm suy yếu dự luật cải tổ tài chính

Nghề “trao thông tin”

Các nhà vận động hành lang khẳng định vai trò của họ không phải là gây sức ép hay ảnh hưởng, mà đơn thuần chỉ là “trao thông tin” cho các nghị sĩ quốc hội. “Các nghị sĩ quốc hội muốn hiểu rõ những gì họ đang làm. Họ thường xuyên viết luật nhưng không nghĩ đến việc luật đó sẽ được áp dụng như thế nào trong các trường hợp khác nhau - một nhà vận động giải thích - Khi hiểu rõ hậu quả của những gì họ định làm thì họ sẽ ra những quyết định đúng đắn hơn”

Lợi khoe, hại che

Trong tòa nhà Quốc hội Mỹ tại đồi Capitol, hằng ngày các chuyên gia vận động hành lang - những người đàn ông bảnh bao trong các bộ vest đắt tiền - thường xuyên lượn ra lượn vào. Họ không ngại tiết lộ nhiệm vụ của mình là “tóm lấy một cố vấn cấp cao của phe Cộng hòa, nhồi vào đầu ông ta ý tưởng về việc viết lại luật Volcker”

Luật Volcker, lấy tên của cựu chủ tịch Cục Dự trữ liên bang (FED) Paul Volcker, cấm các ngân hàng đổ tiền vốn vào các giao dịch tài chính mạo hiểm như địa ốc hay chứng khoán cá nhân. Đó là điều khoản mà nhiều chuyên gia tài chính tin rằng sẽ giúp ngăn chặn khủng hoảng tài chính lặp lại

Giới vận động hành lang đã không thể xóa nó khỏi dự luật cải tổ tài chính của ông Obama, nhưng đã tìm cách cắt xén bớt nó bằng cách rót vào tai các nghị sĩ những gợi ý như hãy cho phép các ngân hàng, quỹ đầu tư dành một vài phần trăm vốn vào các khoản đầu tư mạo hiểm, hoặc hoãn thi hành luật Volcker, hoặc miễn áp dụng đối với các ngân hàng lớn.

Các nhà vận động hành lang cũng hoạt động dữ dội để tiêu diệt hoặc làm suy yếu điều khoản cấm các ngân hàng tham gia thị trường chứng khoán phái sinh, thị trường trị giá 615.000 tỉ USD. Vũ khí của họ chính là những nghiên cứu, khảo sát cực kỳ chi tiết về những bất lợi của các điều khoản hạn chế Phố Wall, trong khi lờ tịt đi những lợi ích thiết thực mà các điều khoản này có thể đem lại

Và khi hai viện hoàn tất thương lượng, luật Volcker đã yếu đi rõ rệt. Các ngân hàng vẫn có quyền sở hữu cổ phiếu tư nhân và cổ phiếu quỹ đầu tư nếu không vượt quá 3% vốn ngân hàng. Đồng thời, phiên bản cuối của dự luật cải tổ tài chính vẫn cho phép các ngân hàng lớn giao dịch một số sản phẩm của thị trường chứng khoán phái sinh. Các chuyên gia tài chính ước tính trong tổng số 615.000 tỉ USD của thị trường này, gần 500.000 tỉ USD sẽ không bị đụng đến

Cũng nhờ những nỗ lực vận động hành lang quyết liệt, hai ngân hàng Fannie Mae và Freddie Mac cùng với ngành sản xuất ôtô Mỹ và các hãng đo định mức tín nhiệm trở thành những kẻ thắng trong phiên bản cuối cùng của dự luật cải tổ tài chính, như đánh giá của nhiều chuyên gia tài chính. Dù nhận của chính phủ 125 tỉ USD nhưng Fannie và Freddie đều hoàn toàn miễn nhiễm với các điều khoản kiểm soát giới ngân hàng

Nghề có giá

Ông Tony Podesta, một trong những nhà vận động hành lang nổi tiếng ở Washington, kiêu hãnh khẳng định dù Tổng thống Obama liên tục chỉ trích sự ảnh hưởng của giới vận động hành lang, thì nhu cầu dành cho họ vẫn liên tục gia tăng

“Điều mỉa mai là cứ mỗi lần tổng thống nói rằng các chuyên gia vận động hành lang chúng tôi có đủ mọi quyền lực và ảnh hưởng thì những người chưa thuê được một nhà vận động nào lại phát cuồng lên đi tìm cho bằng được một người - ông Podesta hể hả - Tổng thống nói quá khả năng của chúng tôi, nhờ đó giúp tăng nhu cầu dịch vụ cho chúng tôi”

Bằng chứng là theo Trung tâm Chính trị phản ứng (CRP) ở Washington, vận động hành lang có lẽ là ngành công nghiệp ăn nên làm ra nhất. Tại thủ đô nước Mỹ có tổng cộng 1.900 hãng vận động hành lang, chiêu mộ một đạo quân hơn 11.000 “tay súng”

Trong thời gian qua, đối tượng khách hàng lớn nhất của họ là các ngân hàng, tổ chức tài chính, nhà môi giới cổ phiếu, quỹ đầu tư, chuyên gia giao dịch chứng khoán... Nhiều tập đoàn chi hàng triệu USD mỗi năm cho dịch vụ vận động hành lang. Chỉ trong năm 2009, doanh thu của các công ty vận động hành lang đạt tới 3,49 tỉ USD

Trong bốn năm qua, Hãng Podesta Group của ông Podesta đã tăng gấp ba lần nhân lực. Trong dự luật cải tổ tài chính, ông Podesta vận động ở 25 điểm khác nhau cho những tập đoàn lớn như Bank of America, và các công ty khác nhỏ hơn

Ngay sau khi Quốc hội Mỹ kết thúc thảo luận vụ này, ông Podesta lập tức chuyển sang làm “trung gian” giữa Hãng dầu khí BP với các nhà điều tra của Quốc hội về vụ tràn dầu trên vịnh Mexico. Ông Podesta cũng thu hút vô số khách hàng từ ngành bảo hiểm y tế sau khi Tổng thống Obama đưa ra luật cải tổ bảo hiểm y tế

Washington đang tìm cách đưa ra các biện pháp hạn chế giới vận động hành lang. Nhưng những nhà vận động như ông Podesta tỏ ra rất tự tin. “Họ (chính quyền) sẽ làm bất cứ điều gì có thể - ông Podesta tuyên bố - Nhưng dù họ có cấm các nhà vận động hành lang lấy bằng lái xe đi chăng nữa, chúng tôi vẫn sẽ mua xe hơi và thuê tài xế”
 
Last edited:
3,3 tỷ USD cho các hoạt động vận động hành lang

- Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Các vấn đề chính trị Mỹ cho biết, năm 2009, nước này phải chi tới 3,3 tỷ USD cho các hoạt động vận động hành lang

Trong đó, chi cho vận động hành lang đối với các nghị sỹ Quốc hội và cơ quan hành chính liên bang lên tới 2,5 tỷ USD. Tuy nhiên, số nhà vận động hành lang tham gia thị trường năm 2009 ít hơn năm 2008 (13.426 so với 14.808 người)

Thanh tra PCTN
 
Last edited:
FIFA cấm vận động hành lang khi xin đăng cai World Cup
Tổ chức hành chính bóng đá lớn nhất thế giới - FIFA vừa ban hành một số điều luật mới cấm các nước xin đăng cai các VCK World Cup 2018 và 2022 tiến hành vận động hành lang với các thành viên trong Ủy ban điều hành FIFA (gồm 24 người)

Trước đây, đại diện của các nước xin đăng cai World Cup được tự do gặp gỡ các thành viên trong Ủy ban điều hành FIFA mà không cần phải báo cáo. Nhưng theo luật mới này, mọi sự liên hệ (dù trực tiếp hay gián tiếp) của đại diện các nước xin đăng cai với 24 thành viên trong Ủy ban điều hành của FIFA (kể cả đại diện của những người này) đều phải được báo cáo trước với FIFA bằng văn bản. Ngoài ra, trong báo cáo còn phải nói rõ nguyên nhân của việc liên hệ và cả những thông tin khác nếu cần

Việc FIFA ra luật mới này được xem là một biện pháp ngăn chặn những hành vi tiêu cực trong việc vận động hành lang của các nước xin đăng cai World Cup. Điển hình là vụ bê bối gần đây do báo chí Úc khui ra liên quan đến việc chính Ủy ban vận động đăng cai World Cup 2022 của nước này đã hối lộ các thành viên trong Ủy ban điều hành FIFA dưới những hình thức khôn khéo như tặng quà cáp đắt tiền, các chuyến du lịch sang trọng…

Vào ngày 11.12 tới đây, Ủy ban điều hành FIFA sẽ họp tại Zurich (Thụy Sỹ) để bỏ phiếu chọn quốc gia đăng cai World Cup 2018
 
Last edited:
Nghề vận động hành lang cho nước ngoài tại Hoa Kỳ

Vận động hành lang (tiếng Anh là lobby) cho nước ngoài đã trở thành một dịch vụ kinh doanh lớn đối với đa số công ty uy tín ở Washington D.C. Theo dữ liệu từ Bộ Tư pháp, danh sách những người đăng ký đại diện cho nước ngoài khoảng 1.800 trong nửa đầu năm 2005 đã lên 1.900 trong nửa đầu năm 2009. Các nhà hoạt động nhân quyền nói rằng có một bước gia tăng nhảy vọt về vận động hành lang, đặc biệt trong những khu vực sử dụng đồng USD, và với một số nước đang chịu sự trừng phạt của Mỹ

Chỉ riêng nửa đầu năm 2009, Cộng hòa Congo đã chi 1,5 triệu USD cho các công ty PR (giao tế) và lobby cũng như các đại diện khác, theo nguồn tin từ Bộ Tư pháp Mỹ. Angola, một trong những quốc gia tham nhũng nhất thế giới, đã chi hơn 3 triệu USD trong cùng kỳ. Các đại diện lobby của Đức quốc xã tại Washington trước Thế chiến II đã làm bại hoại cả các công ty, tạo một vết nhơ phải mất nhiều thập niên để tẩy xóa. Sau khi nắm quyền lực trong một cuộc đảo chính hồi mùa hè qua, và đang phải đối diện với những chỉ trích trực tiếp từ chính quyền Obama, các nhà cầm quyền quân sự mới của Honduras đã nhanh chóng chi phí ít nhất 400.000USD thuê các công ty quyền lực Mỹ để vận động hành lang cho họ

Vận động hành lang đã trở thành những hoạt động khá mập mờ. Luật pháp Mỹ yêu cầu các nhà lobby phải công khai tất cả các hợp đồng với những thân chủ nước ngoài, nhưng sự thực là hồ sơ về các thân chủ nước ngoài cung cấp vốn không có nhiều thông tin. Một số nhà lobby còn không có cả hồ sơ. Sự gia tăng vận động hành lang cho người nước ngoài cũng có thể đem lại thỏa hiệp đối với chính sách gần đây và trong tương lai của các quan chức Mỹ. Trong vai trò giám sát, các lobby có thể đại diện và là cầu nối cho đa số các chế độ tai tiếng nhất trên thế giới với chính phủ Mỹ

Vận động hành lang có thể làm giảm áp lực đối với những chế độ độc tài. Sau những năm vận động hành lang căng thẳng, Tổng thống Teodoro Obiang của Equatorial Guinea đã làm chuyển đổi hình ảnh của ông đối với Washington, từ một nhà cầm quyền “tai tiếng” trở thành đồng minh của Mỹ và là bạn thân thiện của giới doanh nghiệp Mỹ. Năm 2006, trong cuộc họp với ông Obiang ở Foggy Bottom, Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice đã tuyên bố ông là một “người bạn tốt”. Năm ngoái, ông Obiang đã có dịp hội kiến với Tổng thống Obama. Có nhiều quốc gia vẫn thuê các nhà lobby ở Washington để xử lý vấn đề như các cuộc tranh cãi về thương mại, hoặc những kiện tụng về quyền sở hữu trí tuệ, kể cả quá trình tranh thủ những hậu thuẫn chính trị. Được biết số tiền hàng năm ông Obiang đã chi cho các nhà vận động hành lang ở Mỹ lên đến một triệu USD
 
Last edited:
Môi giới vốn

Khi tín dụng NH gặp khó, hướng đi của các DN là phát hành trái phiếu DN. Nhưng cung - cầu không dễ gặp nhau nên nghề môi giới vốn bắt đầu xuất hiện và trở nên có giá

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm 2010 khoảng 10,52%, trong đó tín dụng bằng VND chỉ tăng 4,6%, còn tín dụng ngoại tệ tăng tới 27%

Có 2 nguyên nhân được coi là ảnh hưởng chính đến mức tăng trưởng tín dụng thấp, đó là nguồn vốn huy động trong dân cư chưa đủ lớn và DN không dễ chấp nhận mức lãi suất vay vốn ngân hàng thực tế lên đến 17 - 18%.

Chính vì vậy, thay vì thông qua các tổ chức tín dụng như công ty tài chính, ngân hàng thương mại…, thì một bộ phận cá nhân, dựa vào quan hệ và thông tin đã thực hiện hoạt động kết nối nhu cầu tín dụng trực tiếp giữa DN cần vốn và những người có vốn.

Thống kê sơ bộ cho thấy, trong thời gian vừa qua, không ít DN đã phát hành thành công trái phiếu DN với tổng giá trị huy động lớn, lãi suất huy động hợp lý hơn so với lãi suất vay vốn ngân hàng như: Tập đoàn Sông Đà phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu, kỳ hạn 5 năm, lãi suất năm đầu là 15%/năm, các năm sau là lãi suất trung bình của 4 ngân hàng cộng 4%; Tổng công ty Vinaconex phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu, kỳ hạn 2 năm, lãi suất năm đầu 14%/năm, năm thứ hai là lãi suất bình quân 4 ngân hàng cộng 3,4%;

Tổng CTCP Đầu tư và Xây dựng Bình Chánh phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu, kỳ hạn 5 năm, lãi suất năm đầu 12,5%/năm, các năm tiếp theo bằng lãi suất bình quân 4 ngân hàng cộng 4%...

Tuy nhiên, để có được những đợt phát hành thành công như trên, không phải DN nào cũng có cơ may trực tiếp tìm được người sẵn sàng cung ứng vốn hoặc gặp thuận lợi trong quá trình làm việc với các tổ chức trung gian thu xếp vốn.

Lãnh đạo một DN ngành vận tải đường biển cho biết, DN muốn vay vốn ngân hàng bằng USD để đầu tư thêm một tàu biển theo kế hoạch mà ĐHCĐ đã đề ra từ đầu năm. Nhưng khi trao đổi với ngân hàng đối tác thì được trả lời, với mức lãi suất vay USD chấp nhận khoảng 6%/năm, DN khó lòng huy động được toàn bộ số vốn như nhu cầu.

Tại một DN ngành thủy sản đang niêm yết trên Sở GDCK TP. HCM, lãnh đạo DN đang tích cực triển khai các bước để có thể sớm hoàn thành việc phát hành trái phiếu, nhưng người môi giới không phải là tổ chức tín dụng, mà là cá nhân.

Anh Đ., một môi giới chứng khoán tự do, sau một thời gian phụ trách phòng VIP của 3 CTCK tại Hà Nội đã thiết lập được mạng lưới khách hàng lớn, trong đó bao gồm cả một số quỹ đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, thay vì chỉ thực hiện môi giới đầu tư cổ phiếu, anh Đ. còn kiêm luôn cả nghề môi giới vốn.

Bằng việc hợp tác với hai ngân hàng quen, thêm một CTCK đứng ra làm đơn vị tư vấn để hợp thức hóa thủ tục, hiện tại, anh Đ. đang làm môi giới để phát hành trái phiếu cho 3 DN (trong đó có 1 DN niêm yết).

Không chỉ có anh Đ., việc tận dụng mối quan hệ để kết nối nhu cầu vốn của các cá nhân (đôi khi chỉ là cho một thương vụ cụ thể) thời gian gần đây đã trở thành trào lưu.

Với việc xuất hiện ngày càng nhiều các "đại gia" trên TTCK, thì khi thị trường trầm lắng, nhu cầu phân tán một phần rủi ro bằng việc đầu tư vào trái phiếu DN tăng lên, khiến các môi giới cá nhân vì thế cũng tăng cường hoạt động.

Điều này không chỉ giúp DN huy động được vốn rẻ hơn, mà còn giúp những đơn vị, cá nhân tận dụng tốt hơn nguồn vốn nhàn rỗi so với gửi tiết kiệm tại ngân hàng.

Theo anh Đ., có nhiều thương vụ thu xếp vốn mang danh nghĩa CTCK tư vấn, nhưng thực tế là do các môi giới cá nhân đứng ra làm trung gian.

Xu hướng sử dụng môi giới cá nhân không chỉ xuất phát từ sự chủ động tìm hiểu và kết nối nhu cầu của chính môi giới, mà đôi khi các tổ chức tín dụng cũng muốn phát huy kênh tín dụng này để bán trái phiếu.

Giai đoạn cuối năm 2009, đầu năm 2010, giám đốc tín dụng một công ty tài chính đã liên tục tuyển dụng "chân rết" ngoài thị trường, chỉ nhằm mục đích là tìm DN hoặc cá nhân có năng lực tài chính để bán trái phiếu DN.

Theo vị này, việc tìm "chân rết" không chỉ giúp công ty tiết kiệm chi phí tiền lương, mà quan trọng là hiệu quả hoạt động cao, do tận dụng được mối quan hệ thân thiết của từng "chân rết" với lãnh đạo DN.

"Không ai có thể đảm bảo mình biết rõ DN nào thừa vốn, vì vậy, tận dụng thế mạnh của mỗi cá nhân trong từng thương vụ sẽ giúp chúng tôi bán trái phiếu dễ dàng hơn nhiều so với việc chào bán công khai", vị này nói.

Dù vậy, khó khăn nhất trong các thương vụ là thiếu cơ chế trả phí cho môi giới. Theo đó, để hợp thức hóa, công ty tài chính nêu trên đã ký kết một hợp đồng trung gian với một DN thân quen khác, sau đó DN thân quen này ký hợp đồng với cá nhân môi giới và DN mua trái phiếu. Vậy là, phải qua 2 cầu, đồng vốn mới đến được đích của nó.

Rõ ràng, môi giới vốn của các cá nhân đang phát triển và chứng minh được hiệu quả. Để phát huy tiềm năng của khối này và thuận tiện cho việc giám sát, nên chăng cơ quan quản lý sớm có hành lang pháp lý để môi giới vốn thực sự trở thành nghề minh bạch trên thị trường vốn

Bùi Sưởng - ĐTCK
 
Last edited:
Quan chức không môi giới dự án FDI

- “Trao đổi với lãnh đạo nhiều địa phương, họ thừa nhận có sự thiếu thận trọng cần thiết khi thẩm định dự án, vì có nhiều dự án lớn do T.Ư giới thiệu về. Vì vậy, khi dự án đổ bể thì không truy trách nhiệm cho ai được”

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chia sẻ với Tiền Phong, quanh chuyện thu hút FDI tại Việt Nam

Không làm được thì mời ra

Báo Tiền Phong vừa đăng loạt bài về Những đại dự án FDI vốn ảo. Câu chuyện này cho thấy những bất ổn nào trong thu hút FDI tại Việt Nam, thưa bà?

Formosa không phải là đơn vị mạnh về ngành thép ở Đài Loan. Tuy nhiên, chúng ta lại chào đón họ vào với số vốn đăng ký lên tới 16 tỷ USD, thực sự tôi cũng thấy ngạc nhiên. Nếu thẩm tra lại, hỏi các cơ quan Đài Loan là biết ngay năng lực của họ

Rất nhiều trường hợp doanh nghiệp hiện nay trước khi đặt bút ký hợp đồng với đối tác nào đó thì họ thuê tư vấn, ngân hàng thẩm tra lại đối tác. Các cơ quan đầu mối của ta ở bên ngoài như Thương vụ cũng có thể hỗ trợ việc thẩm tra này. Chi vài trăm USD sẽ biết được năng lực thực sự của doanh nghiệp trước khi ký những hợp đồng triệu USD, làm như thế chắc chắn sẽ bớt rủi ro. Với những dự án lớn như vậy, thiếu việc thẩm tra là đáng tiếc

Các cơ quan nhà nước ở cấp T.Ư khi phân cấp cho địa phương cũng nên quan tâm hỗ trợ, nhất là những địa phương gặp khó khăn, thiếu điều kiện, năng lực thẩm định. Nên giúp địa phương thẩm tra lại chứ không nên hùa theo ngay. Bởi khi dự án đổ bể hậu quả rất lớn

Đối với các dự án ảo, chính quyền đã lỡ cấp phép thì các bộ ngành cần tích cực cùng với địa phương rà soát lại, chứ không nên để các địa phương tự làm. Với những dự án nhà đầu tư làm chậm trễ nhưng họ vẫn muốn làm tiếp thì phải kiên quyết buộc họ đảm bảo đúng tiến độ

Số tiền đặt cọc cũng phải đảm bảo theo quy định, không thực hiện được thì mời họ ra. Quá trình họ mang vốn đầu tư vào phải giám sát chặt. Các con số do Bộ KH&ĐT đưa ra cho thấy các nhà đầu tư chỉ có 28% vốn khi cam kết thực hiện dự án. Đây là tỷ lệ quá nhỏ, không đảm bảo để thực hiện dự án. Phải có đòi hỏi nghiêm ngặt về việc này

Quan chức không làm môi giới

Thực tế cho thấy có một số quan chức Việt Nam là những người đóng góp tích cực trong việc đưa các dự án lớn vào, trong đó có cả những dự án rởm như dự án thép 30 tỷ USD của tập đoàn Eminence đầu tư vào Thanh Hóa năm 2007?

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. Khi thực hiện phân cấp mạnh như hiện nay, chúng ta đã làm loãng, thậm chí nhòa đi trách nhiệm của cơ quan cấp phép. Việc chọn nhầm các dự án rởm và bị đổ bể thường được đổ do phân cấp, do địa phương không có đủ năng lực thẩm định. Nhưng về các địa phương thấy hầu hết lãnh đạo các tỉnh đều nói rất nhiều trường hợp dự án FDI lớn là do T.Ư giới thiệu

Có những dự án được cho là triển khai do sức ép từ ông này, ông nọ. Đến khi địa phương hỏi ý kiến thì bộ này, bộ kia không trả lời, hoặc trả lời theo kiểu cứ làm đi. Chính vì vậy khi dự án có vấn đề, sẽ rất khó biết trách nhiệm thuộc về ai

Cách phân cấp hiện nay không ổn, không làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan. Cùng với đó là thiếu hệ thống giám sát xem những người đưa ra quyết định đã làm đầy đủ quy trình theo quy định của pháp luật chưa

Giờ có nhiều trường hợp, như việc cho thuê đất rừng chẳng hạn, chính Phó Thủ tướng giải thích là địa phương làm đúng quy trình. Nếu như vậy quy trình của chúng ta sai, có vấn đề. Nếu quy trình có vấn đề thì lỗi thuộc về những người đặt ra quy trình đó. Không thể đơn giản vì làm đúng quy trình nên khi có vấn đề xảy ra thì ai cũng đổ tại quy trình và không ai chịu trách nhiệm. Nếu được thẩm định độc lập, có sự giám sát của dân có lẽ đỡ hơn

Bà nhìn nhận thế nào việc quan chức dẫn mối dự án và có cảnh báo gì về việc này?

Theo tôi, cá nhân quan chức đi giới thiệu dự án đầu tư ở các địa phương là việc không hay, không nên làm. Chúng ta có sự lẫn lộn trong vai trò của các cơ quan trong việc đi xúc tiến, thúc đẩy quan hệ với việc tham gia các dự án cụ thể

Với những dự án nhà đầu tư làm không đúng nhưng quan chức vẫn cố ép địa phương thực hiện thì rất cần phải xem xét lại. Xem đằng sau sự nhiệt tình đó là cái gì. Chuyện quan chức đi làm xúc tiến đầu tư như vậy cần chấm dứt. Các quan chức có cương vị cao thì càng không nên làm việc này. Chỉ nên cam kết nếu nhà đầu tư làm nghiêm túc thì sẽ nhận được sự ủng hộ tối đa của Nhà nước, còn việc giải quyết cụ thể thì để các cơ quan địa phương làm việc theo chức trách. Phải rạch ròi quan chức không nên là nhà môi giới

Phải có định hướng

Các chuyên gia cho rằng thu hút FDI của Việt Nam còn nhiều bất ổn, các địa phương mới chú ý đến số vốn đăng ký chứ không có sự chọn lọc dự án theo hướng đặt nặng việc chuyển giao công nghệ, tạo việc làm?
Ở những nước có trình độ phát triển cao như Mỹ, các nước thuộc Liên minh châu Âu hay ở Nhật Bản thì họ vẫn thu hút đầu tư nước ngoài. Cách thu hút của họ hoàn toàn khác với ta. Không phải Chính phủ đứng ra thu hút đầu tư mà Chính phủ chỉ tạo môi trường phát triển và hoan nghênh các doanh nghiệp vào làm theo đúng luật pháp. Các dự án vào nước họ đều được thẩm định rất kỹ lưỡng

Thay đổi cần thiết trong thu hút FDI ở Việt Nam trong thời gian tới, theo tôi cái mình cần là công nghệ, năng lực quản lý, kết nối thị trường để Việt Nam tham gia chuỗi thị trường toàn cầu chứ không phải như cách làm lâu nay. Công nghệ đưa vào ở mức rất thấp, không đáng kể. Ngay cả ở những lĩnh vực được coi là chất lượng cao thì hàm lượng công nghệ cũng vẫn thấp. Nhà đầu tư chỉ đưa vào những khâu sản xuất với công nghệ thấp nhất. Như dự án của Canon tại Việt Nam chủ yếu là lắp ráp

Lobby & FDI
 
Last edited:
Microsoft lobby Mỹ về chính sách Internet Trung Quốc

Microsoft đã chi 1,85 triệu đô trong quý II để vận động hành lang (lobby) chính phủ Mỹ về bản quyền phần mềm, công nghệ trong y tế và các vấn đề khác

Theo hãng tin AP, so với cùng kỳ năm ngoái, ngân sách chi cho lobby của Microsoft giảm nhẹ. Các vấn đề đa dạng Microsoft lobby trong quý vừa qua cũng phản ánh lĩnh vực kinh doanh rộng lớn hãng. Microsoft đã vận động chính phủ liên bang Mỹ về lập pháp liên quan đến chính sách Internet của Trung Quốc, cải tổ chính sách sáng chế và thị thực cho kỹ sư nước ngoài…

Là hãng phần mềm lớn nhất thế giới, Microsoft liên tục chống lại vi phạm bản quyền phần mềm và các công ty bị hãng cho là vi phạm sáng chế của mình. Microsoft đặc biệt vận động chính phủ Mỹ về vi phạm bản quyền ở Trung Quốc

Microsoft cũng có thể hưởng lợi từ đạo luật tái đầu tư và phục hồi Mỹ - một trong những dự luật hãng đã vận động, và các đề xuất khác về hồ sơ y tế điện tử. Microsoft có một bộ phận y tế với các sản phẩm giúp bệnh viện hợp nhất dữ liệu từ các nguồn khác nhau để tạo thành một bức tranh tổng thể về lịch sử chăm sóc sức khỏe và y tế của bệnh nhân. Hãng cũng vận động về các vấn đề quyền riêng tư liên quan đến hệ thống HealthVault của họ. Đây là hệ thống mà người dùng có thể sử dụng để lưu trữ thông tin y tế của mình

Microsoft sử dụng khoảng 89.000 nhân viên trên toàn cầu. Trong đó, riêng ở Mỹ có đến 54.000 nhân viên và rất nhiều là người nước ngoài. Microsoft ủng hộ việc tăng số lượng thị thực dành cho nhân viên nước ngoài làm việc ở Mỹ

Hãng cũng đã vận động chính phủ Mỹ về nhân quyền và Internet ở Trung Quốc. Đầu năm nay, đối thủ của Microsoft là Google đã đóng cửa công cụ tìm kiếm Trung Quốc của mình và chuyển người dùng sang website ở Hong Kong để phản đối việc chính phủ Trung Quốc cương quyết kiểm duyệt kết quả tìm kiếm
 
Last edited:
“Tướng quân bóng tối” muốn bước ra ánh sáng

- Ichiro Ozawa, chính trị gia đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ), từng được mô tả là “tướng quân bóng tối” suốt 20 năm qua. Giờ đây ở tuổi 68, “kẻ buôn vua” này lại đang muốn làm vua, một tham vọng có thể đe dọa sự tồn vong của DPJ

Báo Japan Times đưa tin hồi giữa tuần, cả chính trường Nhật đã chấn động khi ông Ozawa, cựu tổng thư ký DPJ, tuyên bố sẽ thách thức chức chủ tịch đảng với Thủ tướng Naoto Kan trong cuộc bầu cử nội bộ đảng ngày 14-9. Do DPJ nắm quyền kiểm soát hạ viện, người chiến thắng trong cuộc bầu cử chắc chắn nắm ghế thủ tướng. “Ozawa sẽ không tranh cử nếu ông ấy không nghĩ mình có cơ hội chiến thắng”, báo Wall Street Journal dẫn lời giáo sư chính trị học Gerald Curtis thuộc Đại học Columbia

Ông Ozawa, nhân vật từng được mệnh danh là “tướng quân bóng tối”, đã từ chức tổng thư ký DPJ hồi tháng sáu khi cựu thủ tướng Yukio Hatoyama rời nhiệm sở do không giành được sự tín nhiệm của người dân

WSJ bình luận ông Ozawa sẽ phải đối mặt với nhiều bất lợi lớn trong cuộc đối đầu với ông Kan. Thứ nhất, toàn bộ thành viên nội các và phần lớn lãnh đạo DPJ không ưa ông. Quan trọng hơn là công chúng Nhật lại không tin tưởng ông

Theo khảo sát của Hãng Nippon News Network trong tuần này, 79% người được hỏi khẳng định không ủng hộ ông Ozawa giữ bất cứ chức vụ gì trong DPJ, trong khi 61% cho biết họ muốn ông Kan tiếp tục nắm quyền. Dù uy tín ông Kan đang sụt giảm mạnh do muốn tăng thuế tiêu thụ, nhưng ông là thủ tướng thứ năm trong vòng bốn năm qua, và người dân Nhật đã quá mệt mỏi khi phải chứng kiến chính phủ thay đổi xoành xoạch

Ông Ozawa tuy bị mất uy tín do hiện đang bị điều tra hình sự do có dính dáng đến vụ bê bối quỹ chính trị mờ ám, nhưng các thành viên DPJ, chứ không phải công chúng Nhật, mới là những người quyết định kết quả cuộc bầu cử ngày 14-9. Trong nội bộ đảng, ông Ozawa nổi tiếng là “vua bầu cử” và là chiến lược gia chính trị hiệu quả nhất nước Nhật. Ông đóng vai trò quan trọng trong việc đưa khoảng 150 nghị sĩ giành ghế tại quốc hội, chiếm hơn 1/3 sức mạnh của DPJ. Ông cũng có sự ủng hộ từ phe của cựu Thủ tướng Hatoyama gồm 60 nghị sĩ khác. Trong lúc đó, uy tín của ông Kan đang sa sút sau khi DPJ thất bại ở cuộc bầu cử thượng viện hồi tháng 7. Và ở tuổi 68, cuộc bầu cử ngày 14-9 là cơ hội cuối cùng của ông Ozawa để lên nắm chiếc ghế quyền lực nhất

Giới quan sát bình luận tham vọng của ông Ozawa có thể khiến DPJ đảo lộn. Tỉ lệ ủng hộ của người dân Nhật dành cho DPJ đã sụt giảm mạnh, do vậy việc ông Ozawa lên nắm quyền sẽ chỉ khiến người dân càng thêm bất mãn. “Nền tảng DPJ đang bị rạn nứt nghiêm trọng - WSJ dẫn lời nhà phân tích chính trị Minoru Morita ở Tokyo - Kể cả một cơn địa chấn nhỏ cũng có thể khiến DPJ sụp đổ”. Mà Ozawa lại là một cơn địa chấn lớn

Cơn chấn động mới trên chính trường Nhật
 
Last edited:
Các nước Arab vận động Mỹ chống Israel

Bỏ qua những cảnh báo từ nước Mỹ, các quốc gia Arab vẫn đang tích cực vận động hành lang trong giới chức chính quyền Washington chấm dứt mọi ủng hộ đối với chương trình hạt nhân bí mật của Israel và gây sức ép buộc quốc gia Do Thái này phải đồng ý cho các thanh sát viên của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tới kiểm tra

Trả lời phỏng vấn hãng AP ngày 15/8, một số nhà ngoại giao của các nước Arab thậm chí còn nhấn mạnh rằng, nhiều quốc gia Arab Hồi giáo cảm thấy bị đe dọa bởi chương trình hạt nhân của Israel. Một số quốc gia thậm chí đã họp bàn và thành lập một đơn vị chuyên vận động hành lang tại Mỹ cùng các nước đồng minh của Israel nhằm yêu cầu những nước này thuyết phục Israel tham gia cuộc họp vào tháng 9 tới của IAEA

Đối với họ, động thái chỉ trích chính quyền Tel Aviv của Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi tháng trước cho thấy rằng, Mỹ cũng mệt mỏi với những "trò đánh đu" của Israel và rằng, đã đến lúc Israel phải tôn trọng sự hợp tác của quốc tế trong quá trình tiến tới phi hạt nhân trên Trái đất.

Điều kiện duy nhất mà các nước Arab yêu cầu lúc này là Israel mở cửa cho thế giới biết chương trình hạt nhân của họ và để từ đó, các cuộc đàm phán về một Trung Đông phi hạt nhân hóa sẽ được tiến hành một cách cởi mở, chân thành

Cũng theo quan niệm của một số nhà ngoại giao Arab thì khi Israel công khai hóa chương trình hạt nhân, Chính phủ Iran cũng sẽ học tập theo và thế giới không còn phải bán tín bán nghi về chương trình hạt nhân của Iran nữa

Rõ ràng, nhu cầu phi hạt nhân hóa ở Trung Đông đã trở nên cấp bách trong thế giới Arab. Hôm 8/8, Chủ tịch Liên đoàn Arab Amr Moussa đã viết thư chia sẻ với hãng thông tấn AP rằng, các quốc gia Arab sẵn sàng tham gia hội nghị do IAEA tổ chức vào tháng 9 và sẽ cố gắng thuyết phục sự ủng hộ từ Israel, Iran

Trong một dự thảo tuyên bố chung tại một cuộc họp trước đó, các nước Arab thậm chí còn đặt ra mục tiêu kêu gọi Israel nhanh chóng gia nhập Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Một bản sao của dự thảo tuyên bố chung này đã được gửi tới Đại sứ quán Bỉ ở Cairo và Ngoại trưởng Bỉ Steven Vanackere bởi Bỉ hiện là quốc gia đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu (EU)

Theo dự kiến, trong vài ngày tới, dự thảo tuyên bố này sẽ được gửi lên cả IAEA, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Ngoại trưởng Nga, Ngoại trưởng Trung Quốc, Ngoại trưởng Anh, Ngoại trưởng Pháp

Được biết, hồi tháng trước, Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong một cuộc hội đàm cũng cam kết sẽ cùng nhau hợp tác để tránh việc Israel bị cô lập tại Hội nghị của IAEA. Là quốc gia luôn lên tiếng phản đối chương trình hạt nhân của Iran , song Israel lại có vũ khí hạt nhân và không mấy khi muốn quốc tế thảo luận về vấn đề này. Trong 18 năm qua, đây là lần đầu tiên các quốc gia Arab thống nhất thái độ trong việc chỉ trích Israel về chương trình phát triển hạt nhân của nước này
 
Last edited:
Vụ hối lộ làm rung động Canada

Cuộc cạnh tranh và vận động hành lang giữa hai tập đoàn chế tạo máy bay hàng đầu thế giới là Airbus và Boeing nhằm cố chiếm được hợp đồng bán máy bay trị giá hàng chục tỉ USD cho Hãng Hàng không Canada (Air Canada) diễn ra quyết liệt

Cuối cùng thì Tập đoàn Airbus đã chiến thắng khi ký được hợp đồng bán 34 máy bay vận chuyển hành khách A 320s trị giá 12 tỉ USD cho Air Canada. Tức giận vì thua cuộc, Tập đoàn Boeing thông qua một số phương tiện truyền thông ở Canada đã tố cáo nhiều quan chức Chính phủ Canada, trong đó có cả Thủ tướng đương nhiệm Brian Mulroney và Chánh văn phòng nội các Fred Doucet đã nhận hối lộ hàng triệu USD để giúp Tập đoàn Airbus giành được hợp đồng bán máy bay cho Air Canada

Từ đó bùng nổ vụ tai tiếng đưa và nhận hối lộ làm rung động Canada từ thập niên 90 thế kỷ XX cho đến nay mà sự kiện mới nhất là việc Thủ tướng Canada Stephen Harper, vào tháng 4/2008, thông báo quyết định của Chính phủ và Quốc hội về việc thành lập một ủy ban đặc biệt để tái điều tra vụ đưa và nhận hối lộ liên quan đến Tập đoàn Airbus vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước

Trước đó, vào năm 1993, sau khi trở thành Thủ tướng Canada, ông Jean Chétien, đã quyết định cho mở một cuộc điều tra về vụ hối lộ liên quan đến thương vụ bán máy bay của Tập đoàn Airbus vào năm 1989 như là hành động thực thi một trong những lời hứa mà ông cam kết với cử tri trong chương trình vận động tranh cử trước đó

Sau gần 3 năm điều tra, lực lượng Cảnh sát Hoàng gia Canada (RCMP) đã cho công bố kết luận làm rung động Canada, đó là việc cựu Thủ tướng Brian Mulroney (nhiệm kỳ 1984-1993) và Chánh văn phòng nội các Fred Doucet đã nhận hối lộ tất cả 1.050.000 USD của Tập đoàn Airbus để giúp cho tập đoàn này giành được hợp đồng bán 34 máy bay A 320s cho Air Canada

Kết luận điều tra còn cho biết, ông Mulroney đã nhận hối lộ số tiền 500.000 USD làm 2 lần. Lần thứ nhất là 300.000 USD được chuyển từ một tài khoản mang mã hiệu BRITAN qua một ngân hàng ở Thụy Sĩ đến một ngân hàng ở thành phố New York của Mỹ

Lần thứ hai là 200.000 USD từ một tài khoản mang mã hiệu FRANKFURT qua một ngân hàng cũng ở Thụy Sĩ đến một ngân hàng ở thành phố New York. Có điều là tuy tích cực điều tra nhưng RCMP vẫn không biết được danh tính của cá nhân hay tổ chức nào đã chuyển tiền cho ông Mulroney

Đồng tình với kết luận điều tra của RCMP là nhận định và buộc tội của các phương tiện thông tin đại chúng ở Canada. Các tờ báo lớn như Globe and Mail, The National Post, các hãng truyền hình và phát thanh CBC, CTV đồng loạt đưa tin và cả thực hiện các phóng sự điều tra chỉ với mục đích là buộc tội ông Mulroney nhận hối lộ

Cuộc chiến pháp lý trở nên gay gắt vào các năm 1997-1998 khi ông Mulroney kiên quyết bác bỏ mọi cáo buộc nhận hối lộ và quay sang kiện chính phủ của Thủ tướng Chétien về tội vu khống và bôi nhọ danh dự cá nhân với yêu cầu phải bồi thường thiệt hại lên đến 50 triệu USD

Đến năm 1999, sau nhiều lần tranh kiện, Tòa án Tối cao Canada đã phán quyết cáo buộc ông Mulroney nhận hối lộ của Tập đoàn Airbus là không có căn cứ và tuyên Chính phủ Canada phải bồi thường 2,1 triệu USD thiệt hại danh dự cho ông Mulroney

Vụ hối lộ làm rung động Canada tưởng đâu bị chìm xuồng sau phán quyết của tòa án tối cao nhưng bỗng bùng nổ trở lại vào năm 2001 bởi vụ bắt giữ một người Canada gốc Đức tên Karlheinz Schreiber theo lệnh truy nã đặc biệt của Bộ Nội vụ Đức

Giới buôn bán vũ khí và vận động hành lang quốc tế không lạ gì Schreiber, bởi vì y nguyên là một điệp viên của Cơ quan Tình báo Đức (BND) bị sa thải vào năm 1988, sau đó lợi dụng thời cơ sụp đổ của các quốc gia XHCN Đông Âu vào năm 1990 để buôn bán vũ khí lấy cắp từ các kho quân giới của các quốc gia này

Trở nên giàu có, Schreiber đã hào phóng chi hàng triệu USD cho các chiến dịch tranh cử của các chính trị gia Đức, trong đó có việc chi 1,5 triệu USD gây quỹ vận động tranh cử cho đảng Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU) của Thủ tướng Helmut Kohl

Sau khi vụ việc đổ bể, Schreiber bỏ trốn đến Canada và được nhập quốc tịch Canada vào năm 1995. Vào ngày 21/2/2001, Scheiber bị Cảnh sát Canada bắt giữ theo lệnh truy nã của Bộ Nội vụ Đức tại thành phố Toronto

Qua điều tra Schreiber, có sự phối hợp với Bộ Nội vụ Đức, ông ta thú nhận mình chính là chủ nhân của hai tài khoản mang mã hiệu

Britan và Frankfurt, từng vận động hành lang và môi giới bán máy bay của Tập đoàn Airbus cho Air Canada vào năm 1989. Đây cũng chính là người đã chuyển tiền cho ông Mulroney

Thú nhận của Schreiber một lần nữa lại làm sống dậy và bùng nổ vụ hối lộ từng làm rung động Canada vào thập niên 90 thế kỷ XX, đến nỗi từ năm 2003 đến năm 2008, Quốc hội và Chính phủ Canada đã tổ chức nhiều phiên họp để bàn đến việc nên hay không nên tái điều tra về vụ nhận hối lộ của cựu Thủ tướng Brian Mulroney

Cuối cùng, trước sức ép của dư luận, nhất là từ các phương tiện thông tin đại chúng, vào ngày 26/4/2008, Thủ tướng Stephen Harper thông báo về việc chính phủ và Quốc hội sẽ thành lập một ủy ban đặc biệt để tái điều tra vụ nhận hối lộ của ông Mulroney. Do là một nhân chứng quan trọng nên Schreiber sẽ không được dẫn độ về Đức theo như đề nghị của Bộ Nội vụ Đức mà vẫn bị giam giữ tại Canada

Cuộc điều tra của Ủy ban đặc biệt dự kiến kéo dài trong vòng 18 tháng và nếu bị buộc tội, cựu Thủ tướng Mulroney sẽ phải lĩnh mức án 5 năm tù giam. Và đây cũng sẽ là trường hợp đầu tiên trong lịch sử Canada, một cựu thủ tướng bị kết tội và phải thụ án tù giam
 
Last edited:
Iran: Tổng thống Brazil định "lobby" Pháp, Nga, Trung Quốc

Tổng thống Iran Ahmadinejad lên tiếng ca ngợi quan điểm "dũng cảm" của ông Lula da Silva

Thông báo trên website của tổng thống Iran cuối ngày 30/5 cho biết, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva sẽ lên kế hoạch kêu gọi sự ủng hộ từ Pháp, Nga và Trung Quốc để đạt được một hợp đồng nhiên liệu hạt nhân của Iran

Theo báo cáo trên website này thì trong cuộc điện thoại với Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad, ông Lula da Silva cho biết sẽ đàm phán với người đồng nhiệm phía Pháp Nicolas Sarkozy, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nhằm có được sự ủng hộ của các bên về hiệp định Tehran 17/5

"Hiệp định Tehran đã đặt các nước ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an vào một tình thế nhạy cảm" - trích lời ông Lula trong cuộc nói chuyện với tổng thống Iran

"Để có được sự ủng hộ đối với hợp đồng này, trong tuần này tôi sẽ nói chuyện với tổng thống Pháp Sarkozy, tổng thống Nga Medvedev và chủ tịch Trung Quốc. Cộng hòa Hồi giáo Iran có thể hoàn toàn được đảm bảo về sự giúp đỡ đầy đủ từ Brazil", ông Lula da Silva nói

Hôm 17/5 tại Tehran, ba nước gồm Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil đã thống nhất một thỏa thuận chung. Theo đó, chính phủ Iran đồng ý chuyển 1.200kg uranium làm giàu ở mức 3,5% sang Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lấy uranium làm giàu ở mức 20%. Tuy nhiên, hiệp định trao đổi nhiên liệu phải được nhóm Viena gồm Iran, Pháp, Nga, Mỹ và IAEA phê chuẩn chính thức mới được tiến hành

Trong khi đó, Hoa Kỳ vẫn nỗ lực thúc đẩy một nghị quyết của LHQ nhằm trừng phạt Iran khi thấy rằng Hiệp định Tehran 17/5 không đủ để chứng minh rằng chương trình hạt nhân Iran là vì mục đích hòa bình

Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an - nơi sẽ "duyệt" nghị quyết trừng phạt nhằm vào Iran. Dù vậy, tổng thống Iran Ahmadinejad vẫn lên tiếng ca ngợi quan điểm "dũng cảm" của ông Lula da Silva về hợp đồng này - thông báo trên website cho biết
 
Last edited:
Cộng hòa Congo vận động hành lang để hoãn nợ

Trong suốt 5 năm qua, Cộng hòa Congo, một đất nước nhỏ bé và nghèo nhất châu Phi đã chi hàng triệu USD cho một chiến dịch vận động hành lang ở Washington để tìm cách đối phó với những kiện cáo kéo dài liên quan đến các khoản nợ quốc gia và bản thân Tổng thống Denis Sassou-Nguesso

Chiến dịch vận động hành lang của Cộng hòa Congo bắt đầu từ cách nay gần 5 năm. Mục tiêu của chiến dịch là vận động Quốc hội Mỹ thông qua một đạo luật cấm các hoạt động đầu tư quỹ trục lợi từ các khoản nợ nần của các quốc gia nghèo, thuật ngữ trong giới đầu tư toàn cầu thường gọi là "quỹ kền kền" (kền kền là loài chim chuyên ăn xác chết, ám chỉ đây là loại quỹ đầu tư trục lợi trên sự phá sản của các nước nghèo)

Các nhà đầu tư phương Tây, nhiều nhất là ở Mỹ, thường trục lợi bằng cách tìm kiếm và mua lại các khoản nợ xấu của các quốc gia nghèo không có khả năng chi trả, nhưng mua với "giá sàn", tức là chỉ phải trả khoản tiền rẻ hơn nhiều so với khoản nợ thực tế. Sau đó, các nhà đầu tư này đâm đơn kiện các quốc gia nghèo để đòi đủ số nợ mà các nước này phải trả

Theo đánh giá của giới chuyên môn về vận động hành lang ở Washington thì trong khu vực châu Phi, Cộng hòa Congo là nước đi đầu trong việc vận động hành lang thúc đẩy Quốc hội Mỹ thông qua các chính sách nhằm ngăn chặn tư bản đầu cơ trục lợi trên xương máu người nghèo ở châu Phi. Năm 2008, nước này đã đạt được một thỏa thuận kín với phần lớn các nhà đầu tư "quỹ kền kền". Việc tiếp tục theo đuổi chiến dịch vận động hành lang để thúc đẩy Quốc hội Mỹ thông qua dự luật cấm đầu tư "quỹ kền kền" sẽ không chỉ có lợi cho Cộng hòa Congo mà còn cho cả vài quốc gia nghèo khác của châu Phi (như Rwanda, Ethiopia, Sierra Leone,...)

Từ khi phát động chiến dịch đến nay, đội ngũ vận động của Cộng hòa Congo đã có hơn 100 cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và trao đổi với các nghị sĩ Quốc hội, các trợ lý của họ và các nhóm ủng hộ châu Phi. Kết quả của những cuộc tiếp xúc này là dự luật cấm đầu tư "quỹ kền kền" đã được soạn thảo và được 33 nghị sĩ đứng ra đồng bảo trợ. Trong đó, bà Hạ nghị sĩ Maxine Waters và các trợ lý đã tiếp xúc nhiều nhất với các nhóm vận động cho Cộng hòa Congo, và là người ủng hộ dự luật này mạnh mẽ nhất

Waters cho biết, bà đã nhận được hồ sơ dự thảo luật từ các nhóm vận động hành lang vào năm 2007 và sau nhiều lần chỉnh sửa, bản dự thảo cuối cùng đã hoàn chỉnh và được giới thiệu trước Hạ viện 2 lần vào các năm 2008 và 2009. Ngoài các nghị sĩ trong Hạ viện, dự luật "quỹ kền kền" còn nhận được sự ủng hộ của một số nhóm hoạt động xã hội ủng hộ châu Phi ở Mỹ.

Tính đến nay, chiến dịch vận động đã tiêu tốn khoảng 9 triệu USD. Theo giới chuyên môn, đây là một số tiền không nhỏ mà một quốc gia nghèo như Cộng hòa Congo chi cho hoạt động vận động hành lang, mặc dù so với các cá nhân, tổ chức hoặc quốc gia giàu có nó chẳng đáng là bao

Theo một số nhà phân tích, việc Cộng hòa Congo chi bạo cho chiến dịch vận động hành lang hẳn là có lý do, và mục tiêu của vận động hành lang không chỉ là để bảo vệ lợi ích quốc gia. Nói cách khác, trong chiến dịch vận động hành lang của Cộng hòa Congo, lợi ích quốc gia đã dính liền với những quyền lợi cá nhân Tổng thống Sassou-Nguesso

Câu chuyện có lẽ bắt đầu từ chỗ công ty đầu tư "quỹ kền kền" Elliott Management, có trụ sở tại New York, đâm đơn kiện Cộng hòa Congo đòi thanh toán món nợ 100 triệu USD mà công ty này đã mua trên thị trường thứ cấp. Một phiên tòa đã được mở vào năm 2005, và cũng thật kỳ lạ, nó không chỉ là phiên tòa đòi nợ mà đã biến thành phiên "hạch tội" Tổng thống Sassou-Nguesso. Bên nguyên (Công ty Elliott Management cùng với vài tổ chức nhân đạo châu Âu và Mỹ đã lợi dụng phiên tòa để tố cáo việc Tổng thống Sassou-Nguesso có dấu hiệu biển thủ nhiều triệu USD thu nhập từ nguồn lợi dầu hỏa của nước này

Bằng chứng được các tổ chức nhân đạo quốc tế đưa ra là các báo cáo điều tra của Cảnh sát Pháp năm 2007 trong đó cho rằng các bất động sản (gồm biệt thự và các khu điền trang) thuộc quyền sở hữu của Tổng thống Sassou-Nguesso tại khu ngoại ô Paris đã được mua từ tiền biển thủ công quỹ hàng trăm triệu USD cất giấu trong các tài khoản ngân hàng bí mật ở nước ngoài. Bản thân ông Sassou-Nguesso đã thừa nhận các tài sản nêu trên trong một chuyến công du Pháp năm 2009

Tuy nhiên, vụ kiện tụng đòi nợ của Elliott Management đã làm lộ ra một vấn đề nghiêm trọng là việc đầu tư trục lợi trên các khoản nợ có nguy cơ biến các nước nghèo thành con nợ triền miên, có thể lâm vào cảnh phá sản, để lại hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội

Để đối phó với vụ kiện của Elliott Management, năm 2006, Cộng hòa Congo đã mở màn chiến dịch vận động hành lang bằng việc thuê Hãng luật Trout Cacheris ở Washington để giúp dàn xếp một số vấn đề với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và đối phó với các cáo buộc nhằm vào Tổng thống Sassou-Nguesso. Sau đó, Trout Cacheris thuê lại các "nhà thầu con" là Livingston Group (do cựu Chủ tịch Hạ viện Bob Livingston sáng lập và điều hành), Chlopak Leonard, Amani Group (do cựu Hạ nghị sĩ Bill Gray điều hành), và Công ty tư nhân Public Private Solutions. Mỗi đơn vị thầu con giúp một phần việc khác nhau, cùng chung sức vận động giúp Cộng hòa Congo

Các đơn vị này đã tiếp xúc và làm việc chặt chẽ với bà Hạ nghị sĩ Waters cũng như một số nghị sĩ khác để thúc đẩy thông qua dự luật chống đầu tư "quỹ kền kền". Tuy nhiên, dự luận này hiện đang bị "treo" tại Hạ viện Mỹ do những vấn đề liên quan đến Tổng thống Sassou-Nguesso chưa được giải quyết
 
Last edited:
Quốc gia vận động hành lang

Cuốn sách “Bí quyết hóa rồng” là cuốn tự truyện của nhà sáng lập ra quốc gia Singapo Lý Quang Diệu. Cuốn sách ghi lại lịch sử phát triển Singapo từ ngày lập quốc năm 1965, đọc cuốn sách các bạn sẽ có góc nhìn của bậc nguyên thủ về các xử lý quan hệ với thế giới xung quanh. Lobby Vietnam Club muốn đưa ra góc nhìn Lý Quang Diệu là super lobbyist, siêu anh hùng dân tộc, siêu thuyết khách của thế kỷ 20

I. Hoạt động vận động hành lang cấp chính phủ
1. Cơ cấu sắc tộc tại Singapo


Quốc gia Singapo thành lập sau khi tách khỏi liên bang Malaysia năm 1965. Giới tinh hoa lãnh đạo Singapo là thế hệ trẻ được đào tạo bài bản theo nền giáo dục phương tây tại Anh Quốc. Nhiệm vụ lớn nhất của tầng lớp lãnh đạo quốc gia là giải quyết cân bằng lợi ích giữa các sắc tộc, người gốc Hoa chiếm đa số, người Malay, người Ấn độ, người Indonesia…

Singapo ngày mới thành lập là quốc gia nhỏ bé, hòn đảo nhỏ bé, trong con mắt các quốc gia láng giềng khổng lồ như Malaysia, Indonesia, Úc,Trung Quốc… Singapo phải biết nghe lời. Phong trao dân tộc của người Malay tại Malaysia muốn đánh đuổi người Hoa khỏi Singapo, bảo vệ lợi ích người Malay, thậm chí là xâm lược lại Singapo.

Khi nước Anh lên kế hoạch rút quân đội khỏi Singapo, người ta sợ rằng các chuẩn mực luật pháp, giáo dục xã hội mà nước Anh đã xây dựng ở mảnh đất này sẽ biến mất giống như ngày xưa khi đế chế La Mã rút quân những vùng đất thuộc địa lại trở lại thời kỳ không luật pháp, không chính phủ. Chính phủ Indonesia trong giai đoạn 65, 67 phát ngôn rằng sẽ tự cho phép mình điều quân đội đến đề lập lại các giá trị xã hội tại Singapo, can thiệt vào một quốc gia có chủ quyền, không tôn trọng chính phủ được lãnh đạo bởi Lý Quang Diệu

Tất cả các quốc gia Đông Nam Á bên cạnh Singapo đều sợ hãi một Singapo với 70% là người gốc Hoa sẽ trở thành một Trung Quốc cộng sản hải ngoại. Chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc sẽ gây bạo loạn tại Indonesia, Malaysia nếu không được ngăn chặn ngay từ Singapo. Chính phủ Lý Quang Diệu đã phải thực hiện chiến dịch vận động hành lang liên tục, các nước tin rằng Singapo là một gia theo chủ nghĩa tư bản phương tây, thân thiện với các nước xung quanh, cân bằng lợi ích các bên với Singapo.

Lý Quang Diệu xây dựng cơ cấu tổ chức xã hội ở đó cân bằng được lợi ích sắc tộc người Hoa, Người Ấn, người Malaysia, người Indonesia, hành động này giúp Lý Quang Diệu thuyết phục các quốc gia bên cạnh hay đặt niềm tin ở Singapo. Singapo là một quốc gia độc lập của người dân Singapo, hoạt động vì lợi ích người dân không chịu sự chi phối của bất cứ quốc gia lớn mạnh nào, đặc biệt là từ Trung Quốc cộng sản

Lý Quang Diệu đàm phán thành công với quốc gia Do Thái Israel, quân đội Israel là quân đội nước ngoài đầu tiên giúp đỡ đào tạo, cung cấp vũ khí cho quân đội Singapo. Các tổ chức tài chính Do Thái đã giúp xây dựng Singapo trở thành trung tâm tài chính của Châu Á, gia tộc Do Thái Rothschild & Sons Limited…quản lý quỹ đầu tư nhà nước Temasek của Singapo

Lý Quang Diệu xây dựng cơ cấu các thành viên chính phủ, thành viên trong các lực lượng sức mạnh như quân đội, cảnh sát, các tổ chức kinh tế có đầy đủ lơi ích thành phần sắc tộc là nền tảng sức mạnh để Singapo tập trung vào phát triển kinh tế từ đầu thập niên 70


2. Xây dựng đội quân Lobbyist

Singapo là quốc gia không tài nguyên, đất nước thiếu thốn mọi thứ…đến cả nước uống, nước sinh hoạt cũng phải nhập khẩu từ Malaysia. Chính phủ Lý Quang Diệu xác định con người là nguồn tài nguyên duy nhất, lớn nhất của Singapo, muốn phát triển được Singapo phải biết khai thác nguồn tài nguyên này hiệu quả

Tư duy quản trị một quốc gia như quản trị một doanh nghiệp, Lý Quang Diệu xây dựng chính phủ là các chính khách, doanh nhân có trí tuệ, tư duy thực tế để điều hành quốc gia này sản xuất ra của cải vật chất, tạo ra lợi nhuận

Singapo muốn phát triển thì Singapo phải chơi được với các quốc gia phương Tây, những quốc gia ở rất xa. Anh Quốc, Mỹ, Israel, Đức…là những mục tiêu Singapo phải chơi được

Lý Quang Diệu và ekip của ông đã tuyển chọn những người trẻ tuổi, tài năng trong xã hội đào tạo họ thành đội quân Lobbyist thiện chiến, đi đến mọi ngõ ngách của các nước phương tây mời gọi họ đến Singapo kinh doanh đầu tư

Tình hình chính trị thế giới giai đoạn đó chủ yếu tập trung vào cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam. Nước Mỹ và đồng minh tham chiến ở Việt Nam để chặn đứng ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản lan xuống Đông Nam Á. Lý Quang Diệu hiểu rằng hòn đảo Singapo nhỏ bé phải biết chọn một phe để đi theo, ông đã chọn Mỹ và chủ nghĩa tư bản phương tây

Lý Quang Diệu đã đúng, Singapo công khai ủng hộ Mỹ và công kích chủ nghĩa cộng sản. Một hòn đảo nhỏ bé ở một góc rất nhỏ tại Đông Nam Á trở thành đồng minh quan trọng của chủ nghĩa tư bản, quốc gia này xứng đáng để chủ nghĩa tư bản giúp đỡ để phát triển

Đội quân lobbyist của Singapo với tư tưởng ủng hộ tư bản đó đã được thế giới phương tây đồng ý cho gia nhập thế giới tư bản. Lobbyist Singapo đã giới thiệu về nước họ cho các tập đoàn đa quốc gia, Lý Quang Diệu thực hiện các chuyến bay thuyết khách Anh, Pháp, Mỹ, Đức…thuyết phục các tập đoàn đến Singapo

Super Lobbyist Lý Quang Diệu và đội quân lobbyist do ông đào tạo đã gây ấn tượng mạnh mẽ đến các tập đoàn đa quốc gia phương tây. Chưa bao giờ các tập đoàn đa quốc gia lại nhận thấy sự thiện chí, nhiệt tình mời gọi làm ăn như thế từ một quốc gia nhỏ bé thuộc thế giới thứ 3. Sự cam kết của người đứng đầu chính phủ Singapo Lý Quang Diệu đã đảm bảo sự thành công khi làm ăn ở đây

Nguồn nhân sự được đào tạo tốt, một chính phủ cởi mở giúp các tập đoàn đa quốc gia bắt đầu kinh doanh có lãi tại quốc gia này. Lợi nhuận ngày càng lớn, môi trường kinh doanh hấp dẫn tại Singapo vì thế từ đầu những năm 80 thì các doanh nghiệp phương tây tự tìm đến Singapo làm ăn. Singapo trở thành đối tác tin cậy số 1 của các nước phương tây tại Châu Á

15 năm làm việc mệt mài đội quân lobbyist do Lý Quang Diệu đào tạo làm được việc thần kỳ, hình ảnh Singapo từ hòn đảo nhỏ bé, nghèo đói trở thành miền đất hứa, viên ngọc hấp dân nhất trong các mắt các nhà kinh doanh toàn cầu

Singapo đã biết chào bán nguồn tài nguyên lớn nhất của mình đó là con người, tri thức, văn hóa kinh doanh của người dân Singapo

II. Hoạt động vận động hành lang của doanh nghiệp
1. Quốc gia thương mại


Đầu thế kỷ 18 Singapo được một nhà buôn Anh Quốc tìm ra, sau đó các nhà buôn Anh Quốc đã xây dựng đây trở thành cảng trung chuyển hang hóa, chạm dừng chân khi các thuyền buôn từ Ấn Độ Dương sang Trung Quốc và Nhật Bản làm ăn

Ngay từ ngày đầu thành lập hòn đảo này được xác nhận giá trị là một hòn đảo thương mại, hòn đảo tồn tại và phát triển được nhờ vào hoạt động tương tác với thế giới bên ngoài

Lý Quang Diệu và chính phủ của ông xác định biến Singapo trở thành một quốc gia thương mại. Singapo trở thành một phần trong chuỗi phân phối toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia. Singapo xây dựng hải cảng lớn, kho chứa hàng lớn, hệ thống giao thông hiện đại bậc nhất thế giới, Singapo là địa điểm số 1 để các công ty đặt văn phòng đại diện

Mỗi doanh nghiệp, công dân Singapo đều là các chuyên gia bán hàng, họ phải cung cấp các giá trị thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Môi trường kinh doanh tạo ra con người Singapo phẩm chất hoàn toàn khác với công dân các quốc gia láng riềng

Chính phủ và doanh nghiệp Singapo nắm trong tay quyền lực mềm của nhà buôn, họ làm cho dòng chảy hàng hóa khắp thế giới dễ dàng hơn. Hàng hóa từ nhà sản xuất đến tận tay người tiêu dung với chất lượng tốt nhất, giá thành rẻ nhất. Singapo không sản xuất bất cứ sản phẩm nào nhưng lại có thể cung cấp cho khách hàng bất cứ sản phẩm nào khách hàng yêu cầu với giá trị kinh tế cao nhất

Tại Việt Nam các thông tin thương mại trong nước thường khó cạnh tranh lại với các công thương mại Singapo. Rất ít doanh nghiệp biết rằng chính phủ Singapo đã vận động hành lang chính phủ Việt nam, ký kết hiệp định coi công ty thương mại Singapo như công ty nội địa của Việt Nam. Công ty thương mại Việt nam thường phải mua lại hàng hóa thống qua các công ty trung gian của Singapo, chơi theo luật chơi của các công ty thương mại này

Singapo trở thành quốc gia quan trọng trên bản đồ kinh tế toàn cầu, tất cả các quốc gia lớn, bé trên thế giới đều có lợi ích kinh doanh ở đây. Singapo đã dung hòa lợi ích các vùng ảnh hưởng trên thế giới, có rất nhiều bài học từ quá trình phát triển của Singapo cho các quốc gia có vị trí tương tự, đang nằm trong vùng tranh chấp lợi ích của các nước lớn

2. Tính chủ động của doanh nghiệp trong hoạt động quan hệ toàn cầu

Từ đầu những năm 90 Singapo gia nhập hành ngũ các quốc gia phát triển, thu nhập người dân cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Mô hình kinh tế Singapo và thủ tướng Lý Quang Diệu được nhiều quốc gia Châu Á và thế giới ngưỡng mộ

Thủ tướng Lý Quang Diệu được mời đi diễn thuyết cố vấn ở khắp thế giới, các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Pakistan coi ông như người bạn lớn, mời ông cố vấn xây dựng một vùng đất nhỏ trong quốc gia họ để thành công như Singapo

Indonesia muốn Singapo giúp phát triển một hòn đảo quy mô lớn hơn Singapo một chút, nằm gần Singapo. Pakistan cũng muốn Singapo giúp phát triển một hoàn đảo khá lớn của quốc gia này nằm trong Ấn Độ Dương trở thành miền đất hứa như Singapo

Triết lý quản trị quốc gia và kinh doanh của Lý Quang Diệu khác hoàn toàn với triết lý quản trị quốc gia của các nguyên thủ quốc gia bạn bè của ông. Với Lý Quang Diệu không phải là thuyết phục thủ tướng hoặc chính phủ Singapo ra lệnh cho doanh nghiệp đến quốc gia đó đầu tư mà các quốc gia đó phải thuyết phục được doanh nghiệp Singapo đến đầu tư. Doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, không có lợi nhuận doanh nghiệp không bao giờ đến

Lý Quan Diệu không thể ra lệnh cho doanh nghiệp Singapo vì nhiệm vụ chính trị các doanh nghiệp Singapo phải giúp những vùng đất trên phát triển như Singapo hiện nay. Vùng đất với những người lãnh đạo thiếu tầm nhìn, thiếu uy tín, nguồn lao đông chưa được đào tạo…không thể một sớm một chiều trở thành một Singapo thứ 2 được

Lý Quang Diệu ngày đầu xây dựng đất nước ông đã đặt nền móng xây dựng các tập đoàn kinh tế Singapo hung mạnh như Singtel, Singapo airline, tập đoàn ngân hàng hoa kiều(OCBC), hãng tàu biển NOL…trở thành những tập đoàn kinh tế hùng mạnh nhất Châu Á. Tất cả các doanh nghiệp Singapo đều nhận được mệnh lệnh nếu không phát triển được sẽ bị chính phủ dẹp bỏ, chính phủ không có tiền để tài trợ cho các doanh nghiệp làm ăn yếu kém

Lãnh đạo các doanh nghiệp lấy đó làm động lực để xây dựng doanh nghiệp mình thành hùng mạnh. Lý Quang Diệu với câu nói đáng nhớ với công ty Singapo Airline, chính phủ Singapo không cần để một hang hàng không với quốc kỳ Singapo bay đến các sân bay trên thế giới, nếu Singapo airline không kinh doanh có lãi nó sẽ bị xóa sổ

Doanh nghiệp Singapo thể hiện tính chủ động tìm kiếm cơ hội làm ăn ở khắp thế giới, doanh nghiệp Singapo đến Việt nam ngay từ những năm sau khi thống nhất đất nước, họ có mặt ở Myanmar một đất nước gần như đóng cửa với thế giới…và mọi ngóc ngách trên thế giới nơi nào doanh nghiệp Singapo tìm thấy lợi nhuận

Doanh nghiệp Singapo chủ động tìm kiếm đầu tư các mối quan hệ chính quyền tại các quốc gia họ tìm thấy lợi ích. Đầu tư vào cac quan hệ cá nhân, quan hệ hậu trường hiệu quả giúp doanh nghiệp Singapo giành được các hợp đồng chính phủ lớn của các chính phủ các nước Châu Á và nhiều người trên thế giới


III. Quốc gia vận động hành lang
1. Quyền lực quan hệ và tài chính


Ngày nay Singapo được biết đến là trung tâm thương mại và tài chính quan trọng của thế giới, hòn đảo quan trọng nhất ở Châu Á. Năm 1965 quốc tịch Singapo chỉ có giá trị đối với mỗi người dân Singapo, quốc tịch Singapo chưa hề có vị thế trong quan hệ toàn cầu. Giờ đây Singapo là quốc gia giàu có, Singapo ký hiệp định miễn Visa với 132 quốc gia trên thế giới, công dân Singapo có thể đi lại làm ăn dễ dàng không bị các thủ tục hành chính cản trở

Quốc tịch Singapo giờ đây rất có giá, rất nhiều ngôi sao lớn của Trung Quốc, Đài Loan nhập quốc tịch. Chính phủ Singapo còn sử dụng tư cách công dân để thu hút người tài khắp thế giới về Singapo. Tại Việt Nam đã hình thành quỹ đầu tư, mục đích kêu gọi các đại gia Việt Nam bỏ vốn đầu tư vào thị trường bất động sản, chứng khoán Singapo, với một mức đầu tư nhất định thì nhà đầu tư hoặc con cái nhà đầu tư sẽ được nhập quốc tích Singapo. Quy chế 2 quốc tịch vừa được chủ tịch nước thông qua, sẽ có rất nhiều đại gia Việt nam tìm cách có thêm quốc tịch Singapo. Kinh doanh quốc tịch, Singapo vừa thu hút được tài chính, vừa thu hút được người tài về nước mình…đó là quyền lực mềm

Singapo nắm trong tay sức mạnh tài chính, quan hệ, thương mại nguồn tài nguyên này đang mang lại sự thịnh vượng cho người dân và đất nước Singapo

Singapo của hiện tại luôn vận động không ngừng, tìm kiếm sang tạo giá trị mới, tạo giá trị cạnh tranh cao hơn cho đất nước. Singapo đi tìm mô hình để duy trình sự thịnh vượng của Singapo trong tương lai

Singapo duy trình và phát triển các quan hệ tốt đẹp trong quá khứ với các quốc gia phương tây đặc biệt là Mỹ. Singapo mở rộng đầu tư vào các quốc gia tiềm năng, sẽ có vị thế cao trên thế giới trong thế kỷ 21 như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam…

Quyền lực và quan hệ xây dựng dựa trên niềm tin của đối tác xung quang về đất nước con người Singapo. Vị thủ tướng và chính phủ của ông suốt 45 năm luôn làm việc hết mình vì lợi ích của các đối tác đến Singapo làm ăn. Chính sách nhất quán, chính phủ quyết tâm tạo dựng môi trường kinh doanh tốt nhất cho mọi đối tác

Dân tộc Singapo xây dựng được hình ảnh tốt đẹp trong con mắt đối tác và nhà đầu tư toàn cầu, tiền và cơ hội sẽ tự tìm đến với Singapo

2. Xây dựng một hệ tư tưởng cho dân tộc phát triển

Một quốc gia được gọi là cường quốc phải hội tụ đủ các yếu tố như quy mô lãnh thổ lớn, quy mô dân số, quy mô nền kinh tế, quy mô hoạt động quân sự.... Singapo gia nhập hàng ngũ các quốc gia phát triển dựa trên tiêu chí thu nhập người dân cao, Singapo chỉ có thể là quốc gia thịnh vượng chứ không thể trở thành một cường quốc

Các nhà lãnh đạo Singapo đã xây dựng chiến lược phát triển cho Singapo trong hiện tại và tương lai. Singapo trở thành quốc gia “Tri thức” nền kinh tế tăng trưởng và tạo ra của cải vật chất cho xã hội dựa trên tri thức

Đầu tư vào giáo dục, công nghệ cao như công nghệ nano, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học…những mục tiêu để thế hệ lãnh đạo ngày nay của Singapo phải hoàn thành.

Thế hệ trẻ Singapo vẫn tiếp bước tư tưởng của Lý Quang Diệu, họ vẫn miệt mài đi khắp ngó ngách thế giới tự giới thiệu về đất nước, con người Singapo, họ tìm kiếm cơ hội, lợi ích cho Singapo

Hình ảnh một quốc gia vận động hành lang, quốc gia với các ý tưởng mới, chính sách quản trị quốc gia sáng tạo. Lý Quang Diệu với tư tưởng quản trị quốc gia thành công bắt đầu từ con người, nhà lãnh đạo từ quốc gia khác có thể tìm thấy phương pháp tiếp cận phù hợp đem lại thành công cho đất nước họ lãnh đạo


Lobby Vietnam Club: Trong một bài phỏng vấn Super Lobbyist Lý Quang Diệu từng nói “Nếu có vị trí số 1 ở Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam mới xứng đáng. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người thì Việt Nam không thể xếp sau nước nào trong khu vực” Trong tình hình địa chính trị thế giới hiện nay Việt Nam đang vùng tranh chấp ảnh hưởng của các trung tâm quyền lực trên thế giới. Nếu đất nước xây dựng được đội ngũ lobbyist giỏi chúng ta sẽ là nhà đàm phán thành công, mang lại lợi ích to lớn cho dân tộc

Tran Dai Thang
Lobbyist
Mobile: 077.6699.668
Website: http://lobby.vn/
 
Last edited:
"Katrina" từ cửa miệng của giới vận động hành lang Mỹ

Hai trăm tỉ USD tái thiết các tiểu bang miền Nam nước Mỹ chịu ảnh hưởng từ bão Katrina là một khoản tiền khổng lồ đang làm"hoa mắt"giới vận động hành lang giúp các công ty dầu mỏ, hàng không, các nhà sản xuất và nhiều ngành khác trên toàn nước Mỹ. Ai cũng muốn có phần...

Katrina là cơ hội biến"ước mơ"thành hiện thực

"Người ta nói về Katrina mọi lúc, và giờ đây là cả Rita", J. Steven Hart - Chủ tịch Công ty Williams & Jensen PLLC, một công ty vận động hành lang hàng đầu tại Washington D.C phát biểu."Ngoài vấn đề Toà án tối cao, giờ đây Quốc Hội đang hướng sự chú ý đặc biệt tới công cuộc tái thiết sau bão và chúng tôi không còn cách nào khác hơn là phải nhảy vào cuộc"

Theo một số nguồn tin từ Quốc hội, các nghị sĩ Mỹ đang tỏ ra khá"dễ dãi"trước những lời đề nghị. Ví dụ, Chủ tịch Uỷ ban Thương mại và Năng lượng Hạ viện Joe Barton, bang Texas tuần này sẽ trình bày một dự thảo luật dỡ bỏ các quy định để giúp công ty dầu mỏ xây dựng nhà máy lọc dầu mới. Đa số quy tắc trong dự luật do các nhà vận động hành lang đề xuất. Lý do là: hai cơn bão Katrina và Rita đã làm cho mọi người chú ý tới sự phụ thuộc của nước Mỹ vào các nhà máy lọc dầu dọc vùng Vịnh Mexico

Cũng như rất nhiều người khác, các nhà vận động hành lang dầu mỏ đang sử dụng hai cơn bão này làm cớ để thúc đẩy Quốc hội thông qua đạo luật mà họ từ lâu mong đợi, ngay cả khi các kế hoạch của họ chỉ hơi"dính dáng"một chút tới hai cơn bão

Hồi đầu tuần này, các nhóm vận động chẳng mấy liên quan tới bão lũ từ Viện Kiến trúc Mỹ và Viện Dầu lửa Mỹ lại đưa ra các yêu cầu giảm thuế và đòi thêm nhiều ưu đãi từ phía chính phủ

Ngành hàng không vốn đã gặp nhiều khó khăn nay bỗng hoạt động đặc biệt"tích cực"trên mặt trận bão lũ. Công ty Hàng không Delta và Công ty Hàng không Tây Bắc đang tìm cách vận động để Quốc hội đưa điều khoản giảm nghĩa vụ trợ cấp hưu trí vào đạo luật của ngành trong năm nay. Ngay từ trước khi bão Katrina tràn về, các công ty hàng không đã yêu cầu thay đổi điều khoản trên, và họ cũng nói với các nghị sĩ rằng việc tăng giá nhiên liệu sau bão Katrina làm họ rất cần trợ cấp."Katrina đã tạo ra tình cảnh khẩn thiết", một phát ngôn viên của công ty Delta nói."Nhưng cho tới nay, đề xuất của chúng tôi vẫn chưa được xem xét"

Hiệp hội vận tải hàng không, tổ chức thương mại của các hãng hàng không cũng đang cố gắng vận động Quốc hội thay đổi một số quy định hiện hành trong tình cảnh bão Katrina gây ra quá nhiều thiệt hại. Trước mắt, tổ chức này muốn Quốc hội hoãn đánh thuế nhiên liệu máy bay trong vòng 1 năm (hiện ở mức 4,3 cent/gallon). Nếu vậy, chính phủ sẽ mất 600 triệu USD

Không riêng gì các nhà sản xuất dầu, và điều hành hàng không, các công ty bảo hiểm cũng lợi dụng Katrina để thúc đẩy Quốc hội chấp nhận nới thời hạn cho Đạo luật Tái bảo hiểm khủng bố (TRIA), vốn từ lâu là mối quan tâm của họ. Đạo luật này đòi chính phủ phải chi trả một phần thiệt hại gây ra do cuộc tấn công khủng bố nước ngoài. Để chứng minh mối liên hệ giữa bão Katrina và đạo luật này, Carl M. Parks, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm thiệt hại tài sản Mỹ còn ghép Katrina và Tria thành từ"KA-TRIA"


"Tôm - tép lẫn lộn"


Các bệnh viện hoạt động vì lợi nhuận trên khắp nước Mỹ cũng đang cố gắng thuyết phục Quốc hội miễn cho họ đạo luật đã được áp dụng từ nhiều thập kỷ nay: chỉ các bệnh viện phi lợi nhuận mới đủ điều kiện được nhận trợ cấp của Cơ quan Đối phó khẩn cấp để xây dựng lại các cơ sở vật chất xuống cấp sau một thảm hoạ tự nhiên."Bão không phá hoại các bệnh viện căn cứ vào hình thức sở hữu của chúng", Richard Coorsh, phát ngôn viên Liên đoàn bệnh viện Mỹ - tổ chức đại diện cho các bệnh viện do nhà đầu tư sở hữu

Ngoài ra, nhiều ngành khác cũng tỏ ra khá thận trọng khi hướng các đề xuất của họ nhằm vào người dân và cơ sở kinh doanh ở vùng Vịnh. Hội Doanh nghiệp du lịch, một liên minh của các tổng giám đốc khách sạn, chủ nhà hàng và công ty du lịch hiện đang vận động để các đề xuất về trợ cấp, giảm thuế và giảm nợ của họ, tất cả đều dành cho vùng bị bão được thông qua."Chúng tôi sẽ không thể khoanh tay ngồi nhìn", Charles L. Merin, trưởng đại diện của hội tại Washington phát biểu

Nông dân, ngay cả những người không nằm trong vùng bão cũng xin chính phủ trợ cấp tiền cứu đói."Cần phải hiểu rằng hậu quả kinh tế của bão Katrina gây nhiều thiệt hại tới nền nông nghiệp Mỹ hơn là với các nhà sản xuất ở 3 bang miền nam", Bob Stallman, Chủ tịch Hội nông trang Mỹ viết trong một bức thư gửi Quốc hội."Khi các uỷ ban Phân bổ ngân sách Thượng viện và Hạ viện chuẩn bị giải quyết thảm hoạ này, chúng tôi yêu cầu các ngài phải trợ giúp khẩn cấp cho các nông dân và chủ trang trại"

Tuy nhiên, không phải tất cả các hoạt động hành lang hiện nay đều vì mục đích lợi nhuận. Một số nhằm mục đích"phòng vệ", tức là cố gắng ngăn chặn những thay đổi có thể xảy ra do hậu quả cơn bão như tăng thuế. Ngành dầu khí thì lưu ý các nghị sĩ rằng kiểm soát giá không phải là một ý kiến hay. Một hiệp hội xây dựng đường cao tốc đang yêu cầu các nghị sĩ không dùng biện pháp giảm thuế xăng để giúp người tiêu dùng. Lý do là: doanh thu từ thuế xăng thấp hơn có thể làm giảm các quý tín thác của liên bang vốn được sử dụng để xây đựng cầu, đường

Đề xuất chỉ là đề xuất

Mặc dù các nhà vận động hành lang đưa ra khá nhiều yêu cầu, song họ có thể sẽ không được đáp ứng hoàn toàn."Tình hình chung có chiều hướng diễn biến như sau: chi tiêu sẽ tăng và giảm thuế, đặc biệt với những nơi bị ảnh hưởng bởi Katrina. Không một đảng nào muốn bị coi là"bàng quan", một chuyên gia thuộc Nhóm nghiên cứu Washington Stanford phát biểu

Khá nhiều yêu cầu của giới vận động hành lang liên quan tới những điều luật mà Quốc hội phản đối từ nhiều năm lại được nêu ra nhưng núp dưới vỏ bọc Katrina. John M. Engler, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia đã kêu gọi dựng dàn khoan dầu và khí trên thềm lục địa bên ngoài vùng Vịnh, coi đó là cách để tăng cung

Trước đây, đề xuất này bị bác bỏ vì nó gây nguy hại cho môi trường và hiện vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, giờ đây, Jack N. Gerard, Chủ tịch Hội đồng hoá học Mỹ lại nhìn thấy hy vọng."Thảm hoạ đáng tiếc ở New Orleans đã làm cho mục tiêu còn dang dở của chúng tôi thêm rõ nét"

Huyền Trang
 
Last edited:
Top