What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

CỜ VÂY KINH TẾ

Facebook và Google bỏ "núi tiền" để có tiếng nói trong Quốc hội Mỹ

Trong vận động hành lang Quý 3, số tiền Google tiêu tốn đạt mức cao nhất với 2,38 triệu USD, gấp đôi thời điểm này năm ngoái. Facebook là 360.000 USD cho Quý 3, nhiều hơn cả năm 2010

facebookgooglelobby1ce18.jpg

Theo dữ liệu của Thượng viện Mĩ thì Facebook và Google ngày càng tiêu nhiều tiền hơn trong các cuộc vận động hành lang ở Nghị viện

Số tiền Google tiêu tốn trong vận động hành lang Quý này đạt mức cao nhất với 2,38 triệu USD – gần gấp đôi số tiền bỏ ra tại thời điểm này năm ngoái. Quý trước Google đã tốn 2,08 triệu USD cho các nhà lập pháp

Tổng cộng năm ngoái Google tiêu tốn 5,2 triệu USD để vận động hành lang và chỉ trong 3 quý đầu năm nay số tiền 5,8 triệu USD Google chi ra đã vượt qua cả năm ngoái. Chủ tịch Eric Schmidt của Google đã từng giúp đỡ chính phủ với các vụ chống độc quyền và đã từng làm chứng trước Quốc hội hồi tháng 9

Bằng sáng chế là 1 vấn đề rất quan trọng với Google và đây cũng là lý do nhà khổng lồ này cần vận động hành lang để vụ mua lại Motorola trị giá 12,5 tỉ USD được thông qua. Nói về số tiền lớn dành cho vận động hanh lang, Google cho biết: “Chúng tôi muốn giúp các nhà chính sách hiểu thêm về công việc mà chúng tôi làm để giữ Internet mở, để khuyến kích sáng tạo và tạo ra nhiều cơ hội kinh tế. Vận động hành lang là 1 phần của quá trình ấy”

Về phần Facebook, mạng xã hội này tiêu tốn ít hơn so với Google: chỉ 360.000 USD cho Quý 3 vừa qua – nhiều hơn cả số tiền vận động hành lang của năm 2010. Dự kiến trong năm 2011 Facebook sẽ tiêu hơn 1 triệu USD vào việc vận động hành lang này

Mục tiêu cuộc vận động hành lang của Facebook là để tăng cường toàn cầu hóa mạng xã hội này khi mà hiện nay rất nhiều chính phủ đã chặn Facebook, đưa mạng xã hội hòa nhập và phổ biến hơn, vận động cho trung tâm năng lượng Oregon của hãng có thêm điều kiện phát triển

Facebook ngày càng muốn củng cố thêm mối quan hệ của mình với Quốc hội, thuê thêm nhiều nhà vận động có ảnh hưởng và thậm chí liên kết với chính phủ về các vấn đề chính trị. Hồi tháng 9 Facebook đã đệ đơn nhằm được phép ủng hộ trực tiếp cho các ứng cử viên và đảng phái chính trị trong Chính phủ Mĩ

Với việc số tiền vận động hành lang ngày càng tăng thế này thì rõ ràng Facebook và Google đang có tiếng nói khá lớn trong Quốc hội Hoa Kỳ
 
Last edited:
Ai dám cười Larry Page

10542_Larry_Page_in_the_European_.jpg

Page luôn xác định Facebook là một thách thức với Google vì Facebook càng bành trướng mạnh thì điểm mù của Google càng gia tăng

Chỉ trong 6 tháng quay trở lại điều hành Google, Larry Page đã xoa tan mọi mối nghi ngại về khả năng lãnh đạo của ông

Nếu có ai đó vui mừng hết lớn thì người đó chính là Larry Page. Vào ngày 13.10, Google tiếp tục công bố lợi nhuận quý III rất lạc quan khi tăng tới 26% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,7 tỉ USD. Trong khi đó, doanh thu tăng mạnh 33% đạt 9,7 tỉ USD. Tính đến ngày 30.9.2011, Công ty đã có 42,6 tỉ USD tiền mặt

Trước đó, giới phân tích đã dự báo một sự sụt giảm trong tăng trưởng của Google, cho rằng cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu và sự trì trệ kinh tế tại Mỹ sẽ khiến các nhà làm quảng cáo lo ngại mà cắt giảm ngân sách chi tiêu. Thay vào đó, doanh thu quý III của google còn cao hơn cả mức tăng trưởng 32% trong giai đoạn tháng 4-6. Đây là mức tăng lần thứ tư liên tiếp trong doanh thu hằng quý. Giá cổ phiếu của Google cũng tăng mạnh tới 6% vào ngày 13.10

Điều quan trọng hơn là kết quả này đã gia tăng niềm tin vào vị tân Tổng Giám đốc (CEO) Larry Page. Mặc dù là người đồng sáng lập Google, nhưng Page đã đón nhận sự hờ hững của giới đầu tư khi ông thay vị tổng tư lệnh Eric Schmidt (người dẫn dắt Google trong 10 năm qua) cách đây 6 tháng. Họ cho rằng Page sẽ không thể nào cứu vãn được thời kỳ hoàng kim của Google

Sự ì ạch là thách thức của Google

Page là CEO đầu tiên của Google trước khi giao lại cương vị này cho Schmidt vào năm 2001. Khi đó, Google chỉ là một công ty mới thành lập chỉ mới bắt đầu sinh lãi với 200 nhân viên. Khi Schmidt ra đi, di sản ông để lại là một tập đoàn lớn tạo ra gần 30 tỉ USD doanh thu hằng năm và hơn 24.000 nhân viên. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng như vũ bão của Hãng đã chậm lại trong những năm gần đây và phần lớn doanh thu vẫn đến từ bộ phận quảng cáo tìm kiếm. Đây lý do khiến cho diễn biến giao dịch của cổ phiếu Google luôn thấp hơn diễn biến của chỉ số Nasdaq

Sự hờ hững trước việc Page quay trở lại cầm cương một phần là vì cho rằng Page thiếu kinh nghiệm trong việc điều hành giữa lúc Google đang đối mặt với vô vàn thách thức, đặc biệt từ các công ty internet trẻ và khỏe như Facebook, vốn đang tranh giành lượng người sử dụng và doanh thu từ quảng cáo của Google. Các nỗ lực tiến chân vào lĩnh vực truyền thông xã hội lại không mang về kết quả với hàng loạt cú vấp ngã như dịch vụ mạng xã hội Google Buzz thất bại. Hãng cũng đối mặt với sự dòm ngó của các cơ quan chống độc quyền trên khắp thế giới

Một nhà quan sát Google lâu năm là Danny Sullivan, biên tập viên của SearchEngineLand, nhận định, mặc dù vẫn có lợi nhuận lớn, nhưng danh tiếng Google ngày càng suy giảm. Ông cho biết: “Cách đây vài năm, Google được xem là một công ty không có gì sai, nhưng ngày nay, có nhiều mối lo ngại về tính cá nhân, quan liêu và hàng loạt báo cáo bất lợi từ các cơ quan chống độc quyền”

Khi Larry Page ra tay

Cải tiến Google và đưa Hãng thoát ra khỏi vùng an toàn “quảng cáo tìm kiếm” là mục tiêu của Page khi ông quay trở lại vị trí CEO vào tháng 4 vừa qua

Chỉ vài ngày sau khi quay trở lại Google, Page đã lọc máu cho dàn quản lý cấp cao. Mục đích của ông là nhằm xóa bỏ sự ì ạch trong phong cách làm việc và thúc đẩy tính cải tiến, yếu tố quyết định sự thành công trước đây của Google. Ông đã đề cử 7 nhà điều hành để cai quản những bộ phận quan trọng nhất của Hãng. Họ chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp với Pgae nhằm giảm tính quan liêu và rút ngắn quá trình ra quyết định

Trong những vị tướng mà Page tiến cử có Andy Rubin, người phụ trách hệ điều hành di động Android; Salar Kamangar, điều hành YouTube và bộ phận video; Sundar Pichai, đứng đầu mảng trình duyệt web Chrome và Vic Gundotra, phụ trách chiến lược phát triển mạng xã hội của Google để cạnh tranh với các đối thủ trong đó đặc biệt nhất là Facebook. Ba vị tướng khác còn có Susan Wojcicki, đứng đầu mảng quảng cáo; Alan Eustace, phụ trách mảng tìm kiếm web và Jeff Huber, phát triển thị trường thương mại nội địa

Các nhà quản lý hiện được yêu cầu phải email cho Page về những dự án mà họ đang tiến hành chỉ trong tối đa 60 từ, nhằm để họ nắm được điểm cốt lõi tập trung nhất của dự án. Ông cũng dành nhiều thời gian để nói chuyện với các nhà quản lý về những vấn đề họ đang đối mặt. Page cũng thiết lập lại thói quen họp hằng tuần, một thói quen mà Schmidt đã từ bỏ khi nắm quyền vào năm 2001. “Luôn tập trung và hiểu rõ những mảng nào cần ưu tiên sẽ đem đến cho chúng ta những cơ hội đáng kinh ngạc”, Page nói

Đồng thời, Page cũng gắn 25% mức thưởng hằng năm của nhân viên vào sự thành công của chiến lược mạng xã hội. Nghĩa là nếu chiến lược mạng xã hội của Google thất bại trong năm nay, họ sẽ bị giảm 25% mức thưởng, còn ngược lại, thưởng của họ sẽ tăng 25%. Điều này cho thấy Page đã xem trọng mảng mạng xã hội như thế nào trong tương lai của Google

Và kết quả ban đầu khá lạc quan. Chương trình tái cơ cấu của Page đã nhận được sự đồng tình của đa số nhân viên. Một nhà điều hành của Hãng cho biết, trong vòng vài tháng qua, Page đã nỗ lực thay đổi Công ty như ông đã cam kết, làm rõ trách nhiệm của từng nhà điều hành, nâng cao tính công khai, giải trình trách nhiệm và nói rõ những vấn đề cần ưu tiên trong quá trình tái cấu trúc sâu rộng. Ông cũng từ bỏ hàng loạt sản phẩm không thuộc nhóm ưu tiên như Google Health, Google Labs

Google+, mạng xã hội mới thành lập của Hãng nhằm cạnh tranh với Facebook, cũng đã cho thấy bước phát triển ban đầu. Tính đến cuối tháng 9.2011, Google+, mới ra đời được 3 tháng, đã có 40 triệu người sử dụng so với con số chỉ 10 triệu người vào cuối tháng 6. Page luôn xác định Facebook là một thách thức với Google vì Facebook càng bành trướng thì điểm mù của Google càng gia tăng (vì Google không thể tìm kiếm dữ liệu trên nền tảng của Facebook). Điều đó có nghĩa là các kết quả tìm kiếm của Google sẽ không thể là tối ưu nhất khi ngày càng nhiều người đến với Facebook để chia sẻ thông tin. Và Nếu Google+ thu hút nhiều người sử dụng hơn, Hãng sẽ thu hút nhiều khách hàng và nhà quảng cáo hơn

Hệ điều hành Android của Google cũng ngày càng trở nên phổ biến mặc cho những vụ kiện vi phạm bản quyền của Apple và Microsoft. Android là phần mềm di động đang được sử dụng trong hơn 150 triệu thiết bị di động và có tới 39 nhà sản xuất đã sử dụng Android cho thiết bị của mình

Theo hãng nghiên cứu thị trường Nielsen, thị phần của các điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android của Google tiếp tục tăng cao đạt tới con số 43% trong tháng 8 tại Mỹ. Trong số những người mua điện thoại thông minh trong 3 tháng qua, 56% chọn hệ điều hành Android. Trong khi đó, hệ điều hành iOS của Apple vẫn đứng ở vị trí thứ hai, với 28%. Còn BlackBerry của RIM và các công ty khác vẫn tiếp tục mất thị phần

Để tăng cường vũ khí cho Android trước sự tấn công chống vi phạm bản quyền của Apple, tháng 8 vừa qua, Page đã quyết định bỏ ra 12,5 tỉ USD mua lại nhà sản xuất thiết bị di động Motorola Mobility Holdings. Đây là thương vụ lớn nhất kể từ trước đến nay của Google và đã nhận được nhiều sự hoan nghênh của các công ty sản xuất thiết bị di động chạy hệ điều hành Android như HTC, Samsung. Bởi lẽ, với hơn 17.000 bản quyền của Motorola sẽ hứa hẹn một tương lai sáng sủa hơn cho các công ty này, vốn đang dính vào nhiều vụ kiện bản quyền với Apple ở nhiều thị trường trên thế giới

Thách thức lớn

Để bành trướng Google khỏi lĩnh vực tìm kiếm, Page đã và đang tăng mạnh đầu tư vào các mảng có thế mạnh khác. Trong quý III, chi phí đầu tư cơ bản đã đạt tổng cộng 680 triệu USD, trong đó ông đặc biệt chú trọng rót vốn vào các trung tâm dữ liệu khổng lồ của Google. Google có rất nhiều tiền mặt để hỗ trợ cho điều này

Tính đến ngày 30.9, Hãng đã nắm trong tay 42,6 tỉ USD tiền mặt. Google cũng đang tiếp tục tăng cường tuyển dụng. Nhân viên làm toàn thời gian đã có tổng cộng 31.353 người tính đến ngày 30.9, tăng 9% so với quý II

Tuy nhiên, một thách thức lớn trong bước đường bành trướng của Google là sự dòm ngó của các nhà chống độc quyền trên thế giới. Hiện tại, châu Âu đã mở một cuộc điều tra Google

Vào đầu mùa hè này, Google cho biết Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đã tiến hành điều tra sâu rộng vào cách thức hoạt động của Hãng mà có thể phải mất nhiều năm mới giải quyết được. Google đang nắm giữ lượng tiền mặt khá lớn, nhưng như bài học từ Microsoft cho thấy tiền mặt cũng biến đi nhanh chóng trước những khoản đóng phạt nặng từ chính phủ nước chống độc quyền

Nhưng điều đó không có nghĩa là Google sẽ không thể thắng trận. Tháng 4 vừa qua, Chính phủ Mỹ đã thông qua vụ mua lại trang web tìm kiếm du lịch ITA Software trị giá 700 triệu USD của Google sau những xét nét và phản đối từ phía các đối thủ như Kayak, Travelocity, Expedia. Đây là một điểm cộng cho Google trên bước đường bành trướng, giúp gia tăng dịch vụ tiện ích cho người sử dụng

Bản thân Page cũng đang tìm cách đối phó các vụ kiện chống độc quyền. Theo một nguồn tin nội bộ, vào tháng 7, Google đã nhanh chóng thay đổi cách mà công cụ tìm kiếm của Hãng trình bày thông tin về các doanh nghiệp nội địa, vốn là một trong số những vấn đề mà FTC đang điều tra

Khi Google càng bành trướng mạnh mẽ và có những bước đi táo bạo thì Hãng càng bị săm soi. Nhưng Page đã chuẩn bị sẵn tinh thần. “Google chỉ mới đạt được 1% tiềm năng của Hãng. Đó là lý do tôi đứng ở vị trí này để đưa Hãng lên tầm cao mới”, Page cho biết

Ngô Ngọc Châu
 
Last edited:
Tỷ phú Warren Buffett lần đầu tiên đầu tư vào lĩnh vực công nghệ

Tập đoàn Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett đã dành 10 tỷ USD để đầu tư vào IBM

Tỷ phú 81 tuổi này đã mua 5,5% cổ phần có giá 10,7 tỷ USD tại IBM suốt từ tháng 3/2011. Lần đầu tiên tập đoàn đã công bố thông tin này trong một cuộc phỏng vấn vào ngày thứ Hai

Công ty công nghệ IBM không đưa ra tuyên bố nào sau thông báo trên. Cổ phiếu IBM tăng 0,9% trong phút đầu giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ

Tỷ phú Warren Buffett thông thường không đầu tư vào lĩnh vực công nghệ, khẳng định rằng ông không hiểu công việc kinh doanh và sản phẩm đủ rõ để có thể mua cổ phần lớn

Nhà tiên tri của Omaha cho biết ông luôn theo dõi tiến trình hoạt động kinh doanh của IBM cũng như xem xét báo cáo thường niên của công ty nhưng ông nhìn với con mắt khác. Ông đề cập đến kế hoạch kinh doanh thời hạn 5 năm, tình trạng tài chính và mục tiêu cho đến năm 2015

Ông nói: “Tôi chưa thấy một công ty lớn nào chi tiết về kế hoạch hoạt động của họ như IBM”

Thời gian gần đây, IBM công bố Virginia Rometty sẽ thay thế Sam Palmisano trong cương vị giám đốc điều hành từ đầu năm 2012. IBM lần đầu tiên có nữ giám đốc điều hành

Tháng 10/2011, IBM công bố doanh thu quý 3/2011 đạt 26,2 tỷ USD, phần lớn doanh thu đến từ thị trường mới nổi, hoạt động phát triển thị trường chính chưa mang lại nhiều hiệu quả. IBM nâng dự báo lợi nhuận năm hiện tại lên 13,35USD/cổ phiếu, tăng 14%

Trước khi công bố chi tiết nắm giữ cổ phiếu, tỷ phú Buffett đã nói đến nhiều vấn đề, trong đó bao gồm cả 5% cổ phần đầu tư vào Bank of America, hoạt động của ông liên quan đến các ngân hàng châu Âu và tương lai của Berkshire
 
Last edited:
Chàng trai Việt ở Google

Sinh năm 1988, Nguyễn Đặng Việt Anh vừa chính thức trở thành kỹ sư của Tập đoàn Google sau khi tốt nghiệp cao học tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT)

google_9eb59.jpg

Việt Anh (giơ tay) trình bày với Bill Gates dự án MyWalk do mình thiết kế

“Nhiệt huyết, tài năng vượt trội nhưng vẫn rất khiêm tốn, lễ phép... Việt Anh là đại diện của một thế hệ trẻ mà quốc gia nào cũng mong có được” - giáo sư Stephen Intille (Học viện Công nghệ Massachusetts - MIT, Hoa Kỳ) đã không tiếc lời khen chàng sinh viên Việt Anh, qua email trả lời PV Tuổi Trẻ

Cú sốc... thi rớt

Luôn nghiêm túc và tự giác trong học tập, Việt Anh sớm được bố mẹ tin tưởng cho tự quyết trong mọi chuyện. “Không được phép chơi điện tử quá 11 giờ đêm” là nguyên tắc duy nhất mà gia đình giao kèo với Việt Anh

“Nhưng có lần vào năm lớp 8, tôi đã ngồi mê mải trước máy tính tới gần sáng và bị bố phát hiện” - Việt Anh nhớ lại. Không rầy la hay đòn roi như nhiều phụ huynh khác, bố Việt Anh ngồi lắng nghe cậu con trai 14 tuổi say sưa giải thích về một loại game mà cậu đang làm

Ngay trong tuần đó, Việt Anh được bố dắt đi học vi tính ở Cung Thiếu nhi Hà Nội. Càng học càng bị mê hoặc bởi những thuật toán, con số... Việt Anh liên tiếp đoạt nhiều giải thưởng tin học lớn suốt cấp II và thi đậu vào lớp chuyên tin Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Việt Anh vào đội tuyển, làm lớp trưởng...

Liên tục đoạt ba giải thưởng tin học trẻ không chuyên toàn quốc, Việt Anh là kỳ vọng của người thân, nhà trường trước mỗi kỳ thi. “Gánh nặng vô hình ấy khiến tôi thất bại trong cuộc thi tin học TP lớp 11. Điều này khiến mọi người ngỡ ngàng, còn tôi suy sụp” - Việt Anh nhớ lại

Để khởi động lại mình, Việt Anh thuyết phục gia đình cho đi du học Mỹ theo diện trao đổi văn hóa vào cuối năm lớp 11. Trớ trêu thay, ngày hoàn thành thủ tục du học, Việt Anh và gia đình đều sửng sốt khi biết nơi mình được sắp xếp đến...

“Thử lửa” tại... Las Vegas !

Las Vegas - nơi ăn chơi bậc nhất nước Mỹ là nơi Việt Anh được gửi đến ăn học! “Nhiều người thân trêu rằng bố mẹ sắp mất tôi rồi” - Việt Anh kể

Trái với sự lo lắng của gia đình, chỉ trong mười tháng Việt Anh đạt toàn điểm tuyệt đối A+ ở trường, điểm tuyệt đối 2400/2400 ở SAT II (kỳ thi quan trọng để xét vào đại học tại Mỹ) bất chấp rào cản ngoại ngữ. Dẫu vậy, ngày Việt Anh nộp đơn vào MIT, nhiều người thân lẫn ông bố nuôi người Mỹ vẫn lắc đầu: “Đừng trèo cao con ơi !”

“Đó là một sáng cuối tuần, tôi đã run bần bật khi đọc được thư báo trúng tuyển từ MIT với học bổng trị giá 200.000 USD” - Việt Anh nhớ lại

Việc học ở “chiếc nôi công nghệ của thế giới” không dễ dàng gì. Cũng có những lúc chán nản, ngủ gục ngay trong lớp vì không hiểu bài... nhưng Việt Anh không bi quan, tự động viên mình “vạn sự khởi đầu nan”. Khi biết trường có những dự án cần sinh viên hỗ trợ, Việt Anh liền đăng ký tham gia để tích lũy kinh nghiệm thực tế

Nhờ kiến thức và kinh nghiệm làm việc vững chắc, Việt Anh được các tập đoàn IBM, Microsoft chọn vào thực tập ở vị trí lập trình viên ngay từ năm 2

“Chào ông, tôi đến từ Việt Nam”

Đầu năm tư, khi đang thực tập ở Bắc Kinh (theo lời mời của giám đốc kỹ thuật Viện Nghiên cứu Microsoft châu Á), Việt Anh được giao phụ trách mảng áp dụng công nghệ di động để nâng cao sức khỏe người dân. Nhờ đó Việt Anh có cơ hội trình bày trực tiếp với Bill Gates về phần mềm khuyến khích hoạt động ăn uống hằng ngày MyWalk của mình

Vừa thực tập vừa học vượt, Việt Anh tốt nghiệp bằng thạc sĩ khoa học máy tính sau năm năm học tại MIT. Vượt qua nhiều vòng kiểm tra, phỏng vấn rất gắt gao ở các tập đoàn công nghệ lớn, Việt Anh được nhận vào cùng lúc ở ba “ông trùm” Facebook, Google, Microsoft

Chọn vị trí kỹ sư phần mềm về nền tảng di động Android tại trụ sở chính của Google ở Mountain View (Thung lũng Silicon, Hoa Kỳ), Việt Anh giải thích: “Đây là nơi tập trung nhiều người tài nhất thế giới, tôi rất cần cơ hội này để cọ xát, học hỏi thêm”

“Tuy nhiên, điều khiến tôi tự hào nhất không phải những thành công trên mà chính là nguồn cội và cái tên Việt của mình. Dù gặp Bill Gates hay các quan chức cấp cao trong giới công nghệ, câu đầu tiên của tôi vẫn là: Xin chào, tôi tên Việt Anh và tôi đến từ Việt Nam” - Việt Anh kể trong buổi trò chuyện, chia sẻ bí quyết học và làm thành công với sinh viên ở TP.HCM vào tháng 10 qua
 
Last edited:
Google mua công ty phần mềm do người Việt đồng sáng lập

- Một sự kiện được giới truyền thông và công nghệ (trên 20 website và tạp chí) ở Mỹ những ngày qua đăng tải là Google đã mua lại Công ty phần mềm mạng xã hội Katango, ra đời cách đây một năm

532110.jpg

Tiến sĩ Vũ Duy Thức trong một lần trả lời giới báo chí Mỹ

Một trong ba nhà sáng lập Katango là Vũ Duy Thức - một trong những tiến sĩ người Việt Nam trẻ nhất ĐH Stanford (nhân vật trong nhiều bài viết của Tuổi Trẻ: “Một sinh viên ngoại hạng”, “Đường đến Stanford”, “Vũ Duy Thức: tiến sĩ Việt Nam trẻ nhất ĐH Stanford”...) - và hai đồng sự là giáo sư - tiến sĩ Yoav Shoham (Isarel) và tiến sĩ Michael Munie (Mỹ)

Sản phẩm đầu tiên của Katango đã được ứng dụng trên iPhone với giải pháp sắp xếp, phân nhóm bạn bè và những người quen biết qua email, Facebook và SMS, làm cho “vòng tròn xã hội” thông minh hơn

Nhóm sáng lập Katango vào Google làm việc từ ngày 14-11 trong bộ phận phụ trách mạng xã hội

Theo tạp chí Macworld, ông Bradley Horowitz - phó chủ tịch Google, phụ trách Google+ - cho biết Google mua Katango của những “phù thủy công nghệ” này nhằm nâng cao chất lượng của mạng xã hội Google+

“Trong những ngày đầu mới thành lập Google+, chúng tôi đã đề cập đến kế hoạch lớn lao là phát triển vòng tròn quan hệ xã hội” - ông nói
 
Last edited:
Mở rộng nguồn vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm

Việt Nam mới chỉ có số ít quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư vào DN để đổi mới công nghệ như: quỹ của Tập đoàn IDG (Mỹ), Quỹ đầu tư mạo hiểm MeKong, Dragon Capital, VinaCapital

Nhu cầu vốn để đầu tư, đổi mới công nghệ rất lớn. Bên cạnh nguồn vốn từ Nhà nước; quỹ phát triển KH - CN, vốn từ quỹ đầu tư là nguồn lực không nhỏ. Trong đó, vốn của quỹ đầu tư mạo hiểm đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ doanh nghiệp (DN), tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình đổi mới công nghệ

Hiện nay, công nghệ sản xuất của đa số DN trong nước còn lạc hậu so với mức trung bình của thế giới, từ 2 đến 3 thế hệ. Các loại máy móc, thiết bị đang sử dụng chỉ có 10% hiện đại, 38% trung bình, còn lại 52% lạc hậu và rất lạc hậu, tỷ lệ sử dụng công nghệ cao mới được 2%. DN cũng chưa quan tâm, chưa chủ động trong hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ, phát triển sản phẩm, dịch vụ…

Có thể nói, một trong những nguyên nhân chính của thực trạng trên là thiếu vốn. Tổng vốn đầu tư cho hoạt động đổi mới công nghệ của DN chỉ chiếm 0,2 đến 0,5% doanh thu. Và dù, dòng vốn FDI gia tăng nhanh chóng, góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ tại Việt Nam, nhưng nguồn vốn này chỉ đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư nước ngoài hơn là nhu cầu đổi mới công nghệ của DN trong nước

Hạn chế về vốn để phát triển KH - CN đáp ứng nhu cầu tăng trưởng đã thành một vòng luẩn quẩn: vốn ít dẫn đến mức đầu tư cho KH - CN thấp, năng suất, tốc độ theo đó tăng trưởng chưa cao. Tốc độ tăng trưởng thấp dẫn đến tích lũy vốn cho nền kinh tế hạn chế.

Trước thực tế này, nguồn vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm được coi là yếu tố quan trọng để DN đổi mới công nghệ. Tuy vậy, Việt Nam mới chỉ có số ít quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư vào DN để đổi mới công nghệ như: quỹ của Tập đoàn IDG (Mỹ), Quỹ đầu tư mạo hiểm MeKong, Dragon Capital, VinaCapital. Các quỹ này chủ yếu chỉ đầu tư vào công nghệ thông tin. Trong khi đó, thị trường công nghệ tại Việt Nam rất lớn

Theo ông Trần Nam Vinh – Giám đốc Công ty Tư vấn tài chính CNC, cần có những quy định cụ thể hướng dẫn hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm cho KH - CN như: phạm vi đầu tư mạo hiểm; lĩnh vực khuyến khích đầu tư; cơ cấu tài sản đầu tư của các quỹ...

Trong quá trình thực hiện quy định trên, Chính phủ cần thành lập riêng một ban quản lý hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm. Khi hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm phát triển, tiến tới ban hành đạo luật riêng cho hoạt động này và thành lập Hiệp hội các nhà đầu tư vốn mạo hiểm Việt Nam

Nên miễn giảm thuế đối với phần thu nhập phát sinh khi nhà đầu tư mạo hiểm kết thúc thương vụ. Ngoài ra, cũng cần khuyến khích các kênh tín dụng khác hỗ trợ cho hoạt động đầu tư mạo hiểm, nhằm gia tăng lượng cung vốn trên thị trường

Thành lập quỹ đầu tư vốn mạo hiểm thuộc sở hữu của Nhà nước. Các quỹ này có thể hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau như: các quỹ thuộc trung ương quản lý, các quỹ địa phương, các quỹ trực thuộc các trường đại học…

Bên cạnh đó, quá trình gia tăng giá trị tài sản của nhà đầu tư mạo hiểm trong các đối tác được tài trợ không thể thiếu vai trò của các nhà tư vấn. Do đó, cần phát triển thị trường dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực tài chính, quản lý, công nghệ, luật pháp… nhằm tạo ra mạng lưới thông tin hiệu quả giúp các nhà đầu tư hạn chế được rủi ro và có thể dự báo hợp lý về xu hướng phát triển trong các lĩnh vực công nghệ mới

Các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng cần phải xác định rằng: đầu tư vào công nghệ là đầu tư mạo hiểm, thời gian thu hồi vốn dài và xác suất thất bại rất cao. Để có được thành công, quỹ đầu tư mạo hiểm phải cân nhắc rất kỹ mọi vấn đề pháp lý, đối tượng đầu tư, công nghệ, nhân lực... trước khi tiến hành
 
Last edited:
Google có đối thủ "tìm kiếm" xứng tầm cuối 2011 ?

Từ giờ tới cuối năm, thị trường tìm kiếm sẽ đón nhận một công cụ tìm kiếm mới đầy triển vọng, sẵn sàng đối đầu với thuật toán tìm kiếm của Google

20111122164214_volunia-2.jpg

Massimo Marchiori trong đoạn video giới thiệu Volunia

Massimo Marchiori, một giáo sư tại Đại học Padua (Ý), gần đây đã bắt đầu nói về công cụ tìm kiếm mới và một video quảng bá đã được đưa lên trang Volunia.com. Ông cũng là một thành viên đã đóng góp vào sự phát triển của thuật toán tìm kiếm của Google

Đoạn video chiếu cảnh ông ngồi trên một băng ghế ở công viên và viết lên bảng trắng để trình bày vài nét chính của trình tìm kiếm mới, "Đó là một cách nhìn khác, mới hoàn toàn. Một quan điểm cấp tiến đối với một công cụ tìm kiếm trong tương lai"

Trang web này đang đón nhận một lượng có giới hạn các thành viên với quyền “Power User” để thử nghiệm phiên bản beta của công cụ tìm kiếm, hỗ trợ 12 ngôn ngữ

Trong một cuộc phỏng vấn được đăng trên trang điện tử của tờ báo Ý Corriere della Sera hồi tuần trước, Marchiori từ chối đi vào chi tiết của dự án mới, vì e ngại đặt Volunia vào tầm ngắm của các đối thủ cạnh tranh

"Thời điểm này tôi không thể nói bất cứ điều gì, tôi thành thật xin lỗi... Đại loại, một doanh nghiệp như Google chẳng hạn, sẽ không mấy khó khăn trong việc lập một đội với 100 kỹ sư làm việc liên tục cả ngày lẫn đêm dựa vào ý tưởng của chúng tôi và đưa ra sản phẩm trước cả chúng tôi ", Marchiori cho biết

"Nếu tôi không nghĩ rằng đó là một cái gì lớn lao, có khả năng cạnh tranh với gã khổng lồ tìm kiếm trực tuyến, tôi đã không tham gia", ông khẳng định và cho biết thêm Volunia thực sự hữu ích cho mọi người nhờ sự đơn giản và hoàn toàn khác biệt trong cách tiếp cận so với các công cụ tìm kiếm lớn hiện nay

Marchiori là một thành viên của hội đồng quản trị của Hiệp hội W3C (World Wide Web Consortium) do Tim Berners-Lee sáng lập. Ông cũng tham gia phát triển nền tảng ưu tiên bảo mật P3P (Platform for Privacy Preferences) và ngôn ngữ Web Ontology (Web Ontology Language - OWL)

Thuật toán tìm kiếm Hyper Search của ông được trình bày tại một hội nghị ở California (Mỹ) vào năm 1996, có sự tham gia của Larry Page, đồng sáng lập Google lúc đó mới 23 tuổi. Thuật toán về sau được phát triển và đưa vào hệ thống xếp hạng các trang web Page Rank của Google
 
Last edited:
Một cơ hội đột phá khác của Việt Nam

dot_pha.jpg

Ngành IT, đặc biệt phân khúc ứng dụng phần mềm, cần trí tuệ, sức sáng tạo và sự đam mê hơn là tư bản, kinh nghiệm, hay quan hệ chính trị và thương mại. Ngay cả trí tuệ, những khóa học kỹ thuật truyền dạy từ các trường đại học cũng không quan trọng hơn kỹ năng tự khám phá

Trong bài viết lần trước về cơ hội đột phá cho nền kinh tế Việt Nam, tôi nói là một chương trình hiện đại hóa của nông nghiệp có thể tạo một lực đẩy mới nhờ lợi thế cạnh tranh thiên nhiênvà kinh nghiệm ngàn năm về canh tác

Tôi cũng xác định là chánh sách kinh tế hiện tại, đầu tư tiền bạc và ưu đãi lớn lao vào các công nghệ cổ điển chỉ làm thâm thủng thêm cán cân thương mại, tạo nhập siêu và nợ công khủng. Các hậu quả khác của mô hình kinh tế Trung Quốc mà chúng ta rập khuôn là phải cung ứng nhân công rẻ, chấp nhận ô nhiễm môi trường và gia công sản xuất hàng xuất khẩu giá rẻ…để hấp dẫn các nhà đầu tư FDI nhỏ lẻ

Trải nghiệm 20 năm qua với mô hình này đã gây nên những vấn nạn xã hội và khó khăn ngột ngạt trong đời sống hàng ngày của đại đa số người dân

Tuy nhiên, ngoài việc phát triển nông nghiệp, một lãnh vực khác mà tôi nghĩ Việt Nam cũng có một vài lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia khác ở Đông Nam Á là ngành công nghệ thông tin (IT)

Dù đây là một ngành nghề gần như nằm ở một thái cực đối ngược với nông nghiệp nhưng các yếu tố để thành công cho thấy khá thuận lợi với các lợi thế kinh tế của chúng ta

Trước hết, ngành IT cần một hệ thống hạ tầng như băng tần cáp quang hay vệ tinh rộng lớn, nhưng hạ tầng cho ngành này không tốn kém như một hệ thống xa lộ, cảng biển, đường sắt…khắp nước. Đầu tư vào phần mềm cho một video game như Grand Theft Auto IV tốn khoảng 20 triệu dollars và mất 8 tháng; nhưng đã đem lại một doanh thu hơn 500 triệu dollars trong tuần lễ đầu tiên

Dĩ nhiên, không phải game nào cũng thành công như vậy. Trong khi đó, mẫu xe ô tô bán chạy nhất như Toyota Camry cần 5 năm để thiết kế, một đầu tư khoảng 2 tỷ dollar khắp thế giới, một thương hiệu hàng đầu quốc tế; nhưng lơi nhuận chỉ xấp xỉ với Grand Theft Auto mỗi năm

Tiếp đến, ngành IT, đặc biệt phân khúc ứng dụng phần mềm, cần trí tuệ, sức sáng tạo và sự đam mê hơn là tư bản, kinh nghiệm, hay quan hệ chính trị và thương mại. Ngay cả trí tuệ, những khóa học kỹ thuật truyền dạy từ các trường đại học cũng không quan trọng hơn kỹ năng tự khám phá

Bill Gates có lần mỉa mai là Steve Jobs thậm chí không biết viết codes để lập chương trình, nhưng Gates quên rằng chính ông ta và Mark Zuckerberg (Facebook) đã bỏ học nửa chừng vì giáo dục từ chương và bằng cấp không giúp gì trong những đột phá của IT

Đây cũng là lợi điểm quan trọng của Việt Nam khi so sánh với 9 quốc gia khác thuộc ASEAN. Không nước nào có 3 triệu sinh viên đại học hay 4 triệu Việt Kiều khắp thế giới. Tính ham học của người Việt và những khôn khéo rèn luyện từ bao năm khó khăn là những chất xám tạo mũi nhọn

Một thí dụ có thể hơi phiến diện và chủ quan là tại thánh địa của IT, thung lũng Silicon ở California, người Việt chỉ đứng sau người Hoa và người Ấn (trong cộng đồng dân gốc Á Châu) về những thành tựu trong ngành IT thế giới

Sau cùng, các doanh nhân Việt Nam và thế giới thường than phiền về chi phí “phong bì” trong các hoạt động. Theo một tư liệu tôi đọc được từ Jetro (Nhật), họ ước tính là phí tổn này ở Việt Nam cao hơn Thái Lan hay Mã Lai chừng 6% và Indonesia chừng 3%

Một phát triền thiên về IT sẽ giảm thiểu tệ nạn này. IT không cần nhiều đất nên nạn trưng dụng đất nông dân làm đất công nghiệp sẽ giảm mạnh. Doanh nghiệp IT cũng không phải vận chuyển hàng hóa qua các trạm kiểm hay hải quan; và cũng không cần đến các quota hay giấy phép xuất nhập khẩu và thanh tra kiểm phẩm để “góp phần” vào tệ nạn này

Quan trọng nhất là nếu kiếm được tiền từ IT, chánh phủ và người dân có thể bớt phá rừng, bán khoáng sản hay đem rác công nghệ về chôn cất dùm cho các láng giềng hữu hảo

Tuy nhiên, tôi cũng muốn cảnh báo về ba nhươc điểm đáng kể của cơ hội IT trong nền kinh tế Việt Nam

- Thứ nhất, IT chỉ có thể phát triển và sáng tạo được trong một tư duy và văn hóa tự do. Điều này có thể là một dị ứng mà chánh phủ và các thế lực bảo thủ của xã hội không thể “sống chung hòa bình” được

- Thứ hai, chánh phủ và quốc hội không thể ban hành một nghị quyết là IT phải tăng trưởng theo tốc độ 15% hay gì đó trong 10 năm tới; hay giao cho các doanh nghiệp nhà nước quản lý điều hành. Roi vọt có thể hữu hiệu trong những công việc tay chân; nhưng trí tuệ thì bao giờ cũng là tự nguyện

- Thứ ba, sự tôn trọng bản quyền và tài sản trí tuệ là yếu tố mấu chốt của động lực. Yêu nước là một chuyện; nhưng ít người như ông Alan Phan lại đem sản phẩm của mình tặng không cho thiên hạ (xin thú nhận là tôi có bán cũng chẳng ai mua)

Vượt qua ba rào cản này là tạo một môi trường thuận tiện để nền “kinh tế sáng tạo” trở nên hiện thực và đột phá. Tương tự như IT, những ngành nghề có thể tạo doanh thu và lợi nhuận đáng kể cho nền kinh tế là sinh hóa học (biotech), y dược đông và tây, năng lương xanh, phim ảnh và truyền thông v.v…

Chúng ta đã mất 20 năm chạy theo Trung Quốc và đã trả giá đắt cho sai lầm này. Những ổ chuột nhan nhản khắp các thành thị vì chánh sách đô thị hóa không kế hoạch cần được dẹp bỏ

Những chương trình đào tạo, giáo dục lỗi thời viết ra từ 100 năm trước cần được thay thế. Những bộ máy hành chánh nặng nề quan liêu để ban phát quyền lộc cho một thiểu số nhóm lợi ích phải được đổi mới để tạo hiệu quả cho nền kinh tế

Đây là ba đòi hỏi chính yếu cho nền kinh tế thị trường và tự do dựa trên nông nghiệp hiện đại và mũi nhọn IT. Một đời sống hài hòa trù phú tại nông thôn và một tăng trưởng IT năng động cho các thanh niên thành phố là một giao hợp lý tưởng trong sự phát triển quốc gia

Với tư duy đột phá mới, chúng ta có thể thành công trên căn bản “sạch và bền vững” và chúng ta có thể đuổi kịp hoặc thậm chí, qua mặt các láng giềng ASEAN về GDP mỗi đầu người; hay tốt hơn, về chất lượng cuộc sống

Thành công trong mục tiêu này thì Việt Nam có thể tự hào với chính chúng ta mà không cần những khẩu hiệu biểu ngữ nhan nhãn khắp nước nhắc nhở

Alan Phan
 
Last edited:
Thung lũng Silicon sắp ‘mọc’ lên trên biển

Một công ty đang dự định xây dựng Thung lũng Silicon trên biển, nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nhân nước ngoài muốn mở công ty tại Mỹ nhưng gặp khó khăn về vấn đề nhập cư

Rất nhiều người nước ngoài cho biết họ muốn mở công ty và làm việc tại Thung lũng Silicon của Mỹ. Tuy nhiên, những yêu cầu nhập cư khắt khe và thủ tục phức tạp của chính phủ Mỹ đã khiến nhiều người không thực hiện được mong muốn

20111219113015_anh2.jpg

Phối cảnh khu công nghệ cao trên biển Blueseed

Để giải quyết vấn đề bức thiết này, công ty Blueseed có trụ sở tại Sunnyvale (Mỹ) đã đưa ra ý tưởng xây dựng một Thung lũng Silicon trên biển. Khu tổ hợp công nghệ cao, có tên là Blueseed, dự kiến sẽ được xây dựng trên vùng biển quốc tế ngoài khơi Vịnh San Francisco (Mỹ), dành cho các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài không thể mở công ty tại Mỹ

Theo Daily Mail, khu tổ hợp Blueseed có thiết kế kết hợp từ kiến trúc của phi thuyền, tàu máy bay và giàn khoan dầu. Thung lũng Silicon trên biển sẽ có khả năng cung cấp nơi làm việc cho 1.000 người với đầy đủ các điều kiện sinh hoạt, giải trí và ăn uống như trên đất liền

Mặc dù được đặt ở vùng biển quốc tế, khu tổ hợp công nghệ trên biển Blueseed sẽ được đăng kí tại một quốc gia có hệ thống pháp luật đáng tin cậy và thuận lợi cho việc kinh doanh, có thể là Bahamas hay Marshall

Hoạt động trên tổ hợp này sẽ phải tuân theo pháp luật của quốc gia đăng ký. Những người làm việc tại Thung lũng Silicon trên biển sẽ sử dụng thị thực kinh doanh hay du lịch tạm thời

Hiện tại, công ty Blueseed đang tích cực tìm kiếm nhà đầu tư cho dự án. Peter Thiel, nhà sáng lập tập đoàn PayPal, tuyên bố sẽ đứng đầu nhóm tìm kiếm tài chính cho dự án của Blueseed vì ông luôn ủng hộ việc xây dựng một thành phố tự trị trên biển

Blueseed muốn tìm kiếm được một khoản đầu tư khoảng từ 10- 30 tỷ USD trong vòng 1 năm rưỡi tới. Mục tiêu của công ty này là bắt đầu khởi công xây dựng Thung lũng Silicon trên biển vào cuối năm 2013
 
Last edited:
“Canh bạc” điện toán đám mây nguy hiểm của Microsoft

MicrosoftCloud_450.jpg

Áp lực suy giảm tỷ suất lợi nhuận của Microsoft khiến nhiều nhà đầu tư cảm thấy lo ngại khi nắm giữ cổ phiếu này

Cú đột phá vào công nghệ điện toán đám mây (cloud computing) của hãng phần mềm Microsoft được dự báo sẽ giúp hãng này tăng sức cạnh tranh với các đối thủ lớn như Google, Apple hay Salesforce.com

Tuy nhiên, theo hãng tin Bloomberg, tỷ suất lợi nhuận của Microsoft có nguy cơ giảm sút mạnh vì nỗ lực này

Dịch vụ điện toán đám mây của Microsoft cho phép khách hàng đăng ký sử dụng làm những công việc như quản lý bảng tính và website doanh nghiệp bằng phần mềm được lưu trữ và chạy trên máy chủ của hãng. Các dịch vụ mới này cũng giúp người sử dụng xem các chương trình truyền hình và chỉnh sửa ảnh ngay trên web

Khách hàng có thể rất hứng khởi với những dịch vụ mới này từ Microsoft, nhưng chi phí lưu trữ phần mềm tại trung tâm dữ liệu của riêng hãng, bên cạnh các chi phí khác, đồng nghĩa với việc Microsoft có thể không đạt được mới lợi nhuận dự báo trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 6/2012 - theo nhà phân tích Heather Bellini thuộc ngân hàng Goldman Sachs

Thậm chí, nhà phân tích Jason Maynard thuộc công ty chứng khoán Wells Fargo Securities còn cho rằng, việc nhảy vào lĩnh vực điện toán đám mây sẽ đặt dấu chấm hết cho thời hoàng kim về lợi nhuận của hãng phầm mềm lớn nhất thế giới

“Sẽ chẳng bao giờ Microsoft đạt được tỷ suất lợi nhuận cao như trước đấy”, nhà phân tích Maynard nói

Tỷ suất lợi nhuận của Microsoft, vốn đã giảm xuống mức thấp nhất trong 22 năm trong năm 2011 này, được nhận định sẽ còn giảm thêm. Theo dự báo của Bloomberg, tỷ suất lợi nhuận gộp, tức tỷ lệ phần trăm tính trên doanh thu của doanh thu trừ đi chi phí sản xuất, sẽ giảm 1,6 điểm phần trăm còn 76% trong năm tài khóa 2012. Vào năm 2011, tỷ suất lợi nhuận gộp của Microsoft đã giảm 2,4 điểm phần trăm

Thách thức đối với tỷ suất lợi nhuận của Microsoft bắt nguồn từ quyết định của Giám đốc điều hành (CEO) Steve Ballmer đưa ra trong mấy năm gần đây về đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh mới, chẳng hạn bổ sung thêm nội dung vào dịch vụ trò chơi Xbox, hay mua lại công ty dịch vụ VoIP Skype với giá 8,5 tỷ USD

Áp lực suy giảm lợi nhuận này sẽ đeo bám Microsoft qua năm nay khi ngày càng có nhiều khách hàng chuyển sang sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây. Những dịch vụ này đòi hỏi lưu trữ phần mềm trên máy chủ của Microsoft và cung cấp phần mềm này trên Internet, đồng nghĩa với chi phí lưu trữ và vận hành các chương trình này sẽ do Microsoft gánh chịu, thay vì khách hàng như ở công nghệ truyền thống

Trước đây, Microsoft vẫn bán các gói phần mềm mà sau khi được phát triển, chi phí để sản xuất và phân phối là cực thấp. Sự dịch chuyển sang công nghệ điện toán đám mây buộc Microsoft phải chấp nhận chi phí vận hành các trung tâm dữ liệu. Các chi phí này bao gồm các khoản về năng lượng, làm mát, nhà cửa, bảo trì máy chủ…

Áp lực suy giảm tỷ suất lợi nhuận của Microsoft khiến nhiều nhà đầu tư cảm thấy lo ngại khi nắm giữ cổ phiếu này. Từ đầu năm tới nay, giá cổ phiếu của Microsoft đã giảm khoảng 7%

Sức ép giảm tỷ suất lợi nhuận của Microsoft còn đến từ các yếu tố ngoại cảnh. Cuộc khủng hoảng nợ của khu vực châu Âu và tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp ở nhiều thị trường đã buộc nhiều khách hàng ở khu vực công và ngành tài chính cắt giảm chi tiêu. Thêm vào đó, ngành công nghiệp máy tính cá nhân còn phải cắt giảm mạnh hoạt động sản xuất phần cứng vì trận lụt lịch sử ở Thái Lan

Theo hãng nghiên cứu Gartner, tốc độ tăng trưởng đầu tư vào phần mềm và máy tính của các doanh nghiệp sẽ chậm lại trong năm 2012 so với năm 2011. Tháng trước, nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế giới HP, cho biết, họ đã nhận thấy các doanh nghiệp cắt giảm chi tiêu

Chu kỳ sản phẩm của Microsoft cũng báo hiệu một năm tăng trưởng chậm hơn trong doanh thu từ hệ điều hành Windows và bộ văn phòng Office trong năm tài khóa 2011 này - theo nhận định của nhà phân tích Rick Sherlund thuộc công ty Nomura Holdings

Ông Sherlund cho rằng, tăng trưởng doanh thu của hai mảng này sẽ giảm năm nay do khách hàng đợi phiên bản mới của Windows được dự báo sẽ tung ra vào tháng 10 năm sau. Microsoft cũng có khả năng sau đó giới thiệu phiên bản cảm ứng của bộ Office

Tệ hơn, chi phí ở hầu khắp các mảng kinh doanh của Microsoft đang tăng lên. Máy chơi trò chơi Xbox của hãng này bán chạy, nhưng lại có mức chi phí sản xuất cao hơn phần mềm. Bên cạnh đó, Microsoft còn phải trả thêm nhiều phí cấp phép đối với nội dụng chạy trên dịch vụ trực tuyến Xbox Live

Chưa hết, việc có thêm Skype, nhu cầu gia tăng đối với các dịch vụ tư vấn ở mảng máy chủ và chi phí của mối quan hệ đối tác tìm kiếm với Yahoo! cũng làm chi phí của Microsoft tăng thêm nhiều

Hồi tháng 10, Microsoft cho biết, chi phí hoạt động của hãng trong năm tài khóa 2011 sẽ lên tới 29,2 tỷ USD, từ mức 28,6 tỷ USD đưa ra trong lần dự báo trước đó

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, việc kiểm soát chi phí ở mảng điện toán đám mây sẽ là yếu tố then chốt trong việc hạn chế sự suy giảm tỷ suất lợi nhuận của Microsoft, mà điều này sẽ phụ thuộc vào khả năng Microsoft sẽ đạt hiệu quả ra sao đối với hoat động vận hành các trung tâm dữ liệu khổng lồ. Việc hãng cần làm làm thu hút một lượng khách hàng lớn sử dụng dịch vụ đám mây nhằm tạo thế cạnh tranh dựa trên quy mô, cũng như giám sát chặt chẽ các chi phí về năng lượng và làm mát các trung tâm dữ liệu
 
Last edited:
Washington lobby market

Google becoming a high roller in Washington-lobby market. Spent $4.03 million for lobbying in 2009

lobbying.jpg

Think Google is a company with high ethics ? May be not. Or may be all are alike because all they’re concerned with is ups and downs in stock prices which in turn depends on company profit

It is reported that Google is currently one of the highest roller in Washington lobby market

It is further reported that Google spent $4.03 million for lobbying in 2009

The amount includes both the money it spent itself and money paid to outside firms to lobby on its behalf

Too bad considering even a firm like Google whose logo is DO NO EVIL has to do lobbying
 
Last edited:
CEO Thân Trọng Phúc 10 năm tại Intel và 2 năm tại quỹ đều được làm vì đam mê

f37Than-trong-phuc.jpg

Theo ông Phúc, khi đầu tư mạo hiểm vào các công ty internet, tỷ lệ thành công có thể chỉ là 1/20, tức 20 khoản đầu tư mới có 1 khoản thành công sinh lời bù đắp cho các khoản còn lại

Từ vị trí CEO Intel chuyển sang làm CEO của quỹ đầu tư chắc hẳn có nhiều khác biệt. Anh có thể chia sẻ những khác biệt đó hay không ?

Khi chuyển từ vị trí CEO của Intel sang CEO của quỹ (ông Thân Trọng Phúc hiện là giám đốc điều hành quỹ đầu tư mạo hiểm DFJV Capital thuộc VinaCapial - PV) cũng đều là vị trí người điều hành tuy nhiên có điểm khác biệt lớn. Đó là tại intel tôi có thể thực hiện các quyết định của mình nhanh chóng

Ví dụ trong kinh doanh muốn thay đổi chiến lược marketing, tiếp thị, chọn đối tác đều làm được liền. Với các nhà đầu tư thì khó hơn chút. Mình chỉ đầu tư vào họ, sở hữu cổ phần ít hơn họ nên ở đây là vai trò tư vấn

Vì thế việc thiết lập mối quan hệ mật thiết giữa mình với lãnh đạo công ty là rất quan trọng. Các lãnh đạo doanh nghiệp mình đầu tư vào phải tin, hiểu,và thấy được tầm nhìn của mình thì họ mới nghe để thực hiện theo ý kiến của mình.

Đôi khi thấy công ty đi sai hướng, muốn chuyển hướng thì phải họp hội đồng quản trị, bỏ phiếu. Điều này mất khá nhiều thời gian

Đã có trường hợp nào quỹ đầu tư của anh muốn rút ra do công ty đi sai hướng, mất nhiều thời gian để thuyết phục ban lãnh đạo chuyển hướng hay chưa ?

Chưa có trường hợp nào như thế. Chúng tôi và lãnh đạo công ty ngồi với nhau, bàn bạc với lãnh đạo công ty chuyển hướng đi để công ty phát triển hơn. Thường là sau đó công ty chuyển hướng đi chứ chúng tôi đã đầu tư vào rồi thì không rút vốn trước hạn. Phải tìm cách để thuyết phục họ bằng được

Khi ra nhập Intel anh còn rất trẻ, nhiều sức lực để thực hiện kế hoạch dự định. Sang làm CEO ở quỹ DFJV khi đã nhiều tuổi, liệu anh có thấy mình liều lĩnh ?

(Cười) Đầu tư mạo hiểm tức là liều lĩnh rồi. Tuy nhiên tôi thấy mình có may mắn là dù làm ở đâu, 10 năm tại Intel và 2 năm tại quỹ đều được làm vì đam mê

Khi còn ở Intel là đam mê công nghệ, muốn đem công nghệ quảng bá ở Việt Nam, làm cái gì đó giúp việt nam nâng cao trình độ công nghệ

Đem nhà máy Intel về Việt Nam cũng vì đam mê đó. Tôi không có trách nhiệm đó. Trách nhiệm của tôi là phát triển thị trường, bán sản phẩm intel ở VN. Dù có đem nhà máy về Việt Nam hay không thì lương thưởng của tôi vẫn như vậy

Sang quỹ có đam mê khác. Đam mê là muốn đem bài học kinh nghiệm nhiều năm làm việc ở Intel giúp phát triển nhiều mảng công nghệ khác ngoài công nghệ thông tin

Tiếp đến là xây dựng môi trường đầu tư mạo hiểm về công nghệ ở Việt Nam. Để các bạn trẻ sau này ra khởi nghiệp có ý tưởng hay sẽ được hỗ trợ để thực hiện

Đam mê mới này của anh có lẽ có nhiều thử thách ?

Đúng vậy. Có 3 thử thách đối với đam mê này của tôi. Đó là chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chất lượng nguồn nhân lực và vốn

Với vốn thì hiện tại tạm thời có giải quyết được thông qua việc huy động vốn từ các nhà đầu tư. Tuy nhiên với chính sách của Nhà nước và chất lượng nguồn nhân lực thì nhiều vấn đề

Chính sách hỗ trợ từ Chính phủ hiện nay là chưa có. Lấy ví dụ tại Trung Quốc chính phủ còn có quỹ riêng để hỗ trợ công ty phát triển công nghệ. Họ sẵn sàng sang các quốc gia phát triển như Mỹ, châu Âu lôi kéo người tài, có khả năng sáng tạo, cho nhiều ưu đãi để lôi kéo họ về Trung Quốc lập nghiệp

Khi lập nghiệp tại Trung Quốc thì sẽ phải thuê người Trung Quốc và như thế người Trung Quốc sẽ học được cách làm, cách suy nghĩ của người giỏi. Chính phủ Isarel, Singapore cũng có chính sách tương tự như vây

Đối với nguồn nhân lực thì cần đổi mới rất nhiều. Người Việt Nam thông minh nhưng vẫn chưa đủ sáng tạo, còn có khoảng cách xa giữa lý thuyết và thực tế

Đây là câu chuyện của giáo dục. Giáo dục Việt Nam là giáo dục 1 chiều khiến học trò mất đi sáng tạo. Chúng ta cần có đại học tầm cỡ quốc tế mới có thể có nhân lực đáp ứng được nhu cầu tạo ra sản phẩm sáng tạo

Với kinh nghiệm quản lý nhiều năm tại Intel, khi sang quỹ anh có áp dụng được nhiều kinh nghiệm hay không ?

Đương nhiên là tôi có áp dụng kinh nghiệm của mình tại Intel vào việc quản lý quỹ của mình, tuy nhiên cũng gặp phải nhiều khó khăn. Ở Intel có một bí quyết thành công là dữ liệu khách hàng

Dữ liệu này cho ta biết khách hàng đó là ai ? Có thói quen gì ? Từ đó xây dựng các chiến lược phù hợp với khách hàng, thậm chí là tương tác 1-1. Xây dựng chỉ tiêu KPI (Key Performance Indicator) đối với khách hàng

Chính điều này tạo nên mối quan hệ mật thiết giữa doanh nghiệp và khách hàng

Các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đến, một số doanh nghiệp có nhưng không sâu và cụ thể. Vì thế không thể phân tích dữ liệu về khách hàng để xây dựng chiến lược sản phẩm

Nói cách khác là các doanh nghiệp của chúng ta vẫn còn làm việc theo cảm hứng với suy nghĩ là sản phẩm của mình tốt, có giá trị cho khách hàng. Tuy nhiên không có đánh giá cụ thể tốt như thế nào

Đối với các doanh nghiệp quỹ của anh đầu tư vào, anh có bắt họ phải thu thập dữ liệu không ?

Có chứ. Thâm chí có công ty tôi phải bắt buộc họ thu thập dữ liệu và họ đã bắt đầu đi tìm kiếm, lưu trữ thông tin khách hàng

Năm 2012, anh có nói là sẽ bận rộn với công việc huy động vốn. Nhìn vào bức tranh kinh tế toàn cầu thì khá u ám. Anh có đánh giá gì về khả năng huy động vốn năm tới ?

Năm 2012 việc huy động vốn là khó. Có nhiều thử thách tuy nhiên mình không thể ngồi yên để nói là thử thách khó quá nên không đi ra huy động vốn. Mình phải đi ra gặp nhà đầu tư, mới biết phản hồi từ nhà đầu tư. Giai đoạn đầu tiên là xây dựng chiến lược để ra tiếp cận nhà đầu tư, nghe sự phản hồi của NĐT và sau đó mình thay đổi chiến lược của mình

Tuy nhiên năm nay tôi sẽ tiếp cận những nhà đầu tư đã góp vốn cho quỹ trước, Bởi vì những người đó đã biết đến mình, hiểu mình làm gì và họ sẽ có nhiều thông tin nhất

Sau đó những nhà đầu tư hiện tại cảm thấy thích với chiến lược đầu tư của mình thì họ có thể giới thiệu cho các nhà đầu tư khác

Hiện quỹ đang đầu tư vào lĩnh vực công nghệ phục vụ cho thị trường VN, và quốc tế. Hiện đầu tư vào Internet, media, sản phẩm giá trị gia tăng. Chúng tôi có khoản đầu tư vào 1 công ty sản xuất chip do tôi có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Đây là công ty nước ngoài nhưng có cơ sở ở Việt Nam. Và các công ty xuất khẩu đồ gia dụng bán ra thị trường nước ngoài thông qua Internet

Quỹ thứ II hy vọng sẽ có 3 phần vốn đầu tư: 1 phần tiếp tục vào các lĩnh vực đang đầu tư, 1 phần vào lĩnh vực phần mềm theo chủ trương của nhà nước, 1 phần vào công nghiệp phụ trợ. Công nghiệp phụ trợ đang là vấn đề của Việt Nam

Nhiều nhà đầu tư Mỹ, châu Âu muốn đầu tư vào Việt Nam nhưng cảm thấy khó vì VN không có công nghiệp phụ trợ. Nếu Việt Nam giải quyết được vấn đề này thì sẽ có nhiều nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư vào Việt Nam. Đây là con đường dài nhưng rất tiềm năng

Quá trình tìm kiếm doanh nghiệp để bỏ vốn vào anh nói là rất khó. Anh có thể chia sẻ những khó khăn trong lựa chọn doanh nghiệp không ?

Khi muốn đầu tư thì quỹ đương nhiên sẽ phải tìm tới các doanh nghiệp tâm đầu ý hợp. Ở đây hiểu tâm đầu ý hợp tức là chủ doanh nghiệp có mục tiêu thoái vốn. Nếu chủ doanh nghiệp chỉ muốn mình sở hữu toàn bộ doanh nghiệp thì khó có thể hợp tác

Nhiều chủ DN khi quỹ đến đầu tư thì họ nói rằng sẽ rút bớt vốn sau 3-4 năm. Tuy nhiên sau khi được quỹ rót vốn đầu tư, công ty hoạt động tốt, họ lại không muốn rút lui, muốn tiếp tục kinh doanh bình bình là đủ cảm thấy lời đủ rồi, không muốn phát triển thêm

Một khó khăn khác nữa là nhiều DN vừa và nhỏ của chúng ta thường dùng tiền lời từ kinh doanh thay vì đầu tư vào doanh nghiệp lại tìm cách đầu tư cho cá nhân ví dụ như lấy tiền công ty đi mua nhà cửa, xe cộ cho bản thân

Doanh nghiệp là của họ thì việc họ làm thế cũng không trách được, tuy nhiên khó khăn của quỹ là nếu có quá nhiều doanh nghiệp như vậy khó thể tìm được DN để đầu tư. Như vậy sẽ không tốt đối với môi trường đầu tư chung

Đó là các doanh nghiệp cũng đã có thời gian hoạt động, còn những doanh nghiệp khởi sự chỉ có ý tưởng thì quỹ có tiêu chí như thế nào ?

Với tôi thì tôi sẽ đầu tư vào những doanh nghiệp có ý tưởng đơn giản, cụ thể. Ví dụ như kiemviec.com là một trong những trang tìm việc hàng đầu ở Việt Nam. Ý tưởng chỉ đơn giản là người cần tìm việc gửi CV lên chi kiemviec, sau đó công ty sẽ kết nối tới các doanh nghiệp có nhu cầu

Quan điểm của tôi là một công ty mà không diễn tả được mục tiêu công ty trong 30s thì xác suất công ty không hiểu mình đang làm gì là rất cao. Ví dụ với Chicilon Media có ý tưởng đơn giản là quảng cáo LCD tại các tòa nhà

Hiệu suất đầu tư vào những công ty đó như thế nào ?

Rất hiệu quả

Tỷ lệ đầu tư thành công của quỹ đầu tư do anh quản lý là bao nhiêu ?

Tất cả các quỹ mạo hiểm đều có tỷ lệ 1/10 tức là 10 khoản đầu tư chỉ có 1 khoản thành công sinh lời đủ để bù đắp chi phí cho 9 khoản đầu tư còn lại. Tuy nhiên tại Việt Nam chưa có đủ số liệu để xác định mô hình 1/10 có đúng hay không

Tôi nghĩ ở Việt Nam có tỷ lệ 3-4/10 đối với một số lĩnh vực. Với 3-4 khoản đầu tư mà mức sinh lời 4-5 lần sau 2-4 năm là ổn. Còn để đợi khoản đầu tư mà mức sinh lời vài chục đến vài trăm lần nhưng phải sau 10 năm thì cũng cần cân nhắc

Với lĩnh vực Internet thì có thể sẽ rơi vào trường hợp thứ nhất, tức là 1/20 còn các lĩnh vực khác như media, sofware, hay công nghiệp phụ trợ thì có là khả năng thứ 2

Cao Sơn
 
Last edited:
Từ trắng tay có 200 triệu USD nhờ Facebook

David Choe, một họa sĩ vô gia cư đã đổi đời ngoạn mục nhờ Facebook khi từ trắng tay trở nên giàu sụ với 200 triệu USD

Sự kiện Facebook gửi hồ sơ IPO hôm thứ tư vừa rồi đã thay đổi đáng kể cuộc đời hàng loạt người có liên quan, từ ông chủ trẻ Mark Zuckerberg đến các nhà đầu tư đổ tiền vào đây

Tuy nhiên, một câu chuyện thú vị nhất trong số đó thuộc về họa sĩ chuyên vẽ tranh tường (graffiti) mang tên David Choe. Từ một họa sĩ lang thang không nhà cửa, chỉ sau một đêm anh này đã trở thành siêu triệu phú đôla, có trong tay 200 triệu USD

choe_3.jpg

Từ một họa sĩ không nhà cửa, nay tài sản của David Choe có thể lên tới 200 triệu sau khi Facebook IPO thành công

Câu chuyện bắt đầu từ năm 2005, khi Chủ tịch của Facebook là Sean Parker đã thuê David Choe về vẽ một bức tranh tường tại văn phòng đầu tiên của Facebook ở Palo Alto. Khi bức tranh tường hoàn thành, Parker đưa ra cho Choe hai sự lựa chọn, một là nhận trả công bằng tiền mặt, hai là bằng quyền chọn chứng khoán

Thời kỳ này, Facebook mới được một năm tuổi và chỉ phổ biến trong phạm vi các trường đại học, trung học. Trên mặt trang chưa có chức năng "Like" và công ty cũng chưa có đồng lợi nhuận quảng cáo nào

Với hai lựa chọn của Sean Parker đưa ra, David Choe đã chọn quyền chọn chứng khoán. Với những người từng quen với văn hóa của thung lũng công nghệ Silicon Valley, họ đều biết rằng đánh cược vào ván bài "dot com" là một cuộc chơi đầy bất ngờ. Một là có kết cục thảm hại, hai là nếu thắng thì việc đổi đời như trong lòng bàn tay

Theo một nguồn tin nội bộ, để Choe được nhận phần chứng khoán này, công ty đã bổ sung tên anh vào danh sách nhân viên với chức vụ "cố vấn" và nhận từ 0,1 đến 0,25% cổ phần của công ty. Sau khi Facebook IPO thành công vào tháng 4 tới, lượng cổ phần của Choe có thể trị giá lên tới 200 triệu USD

Đây là con số mà chỉ vài năm trước đó, có mơ David Choe cũng không dám nghĩ đến. Thời điểm được Facebook thuê vẽ bức tranh tường định mệnh kia, anh vẫn còn chưa có nhà để ở

Hôm 1/2 vừa rồi, Facebook đã gửi hồ sơ chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC), Sau khi được SEC thông qua, nhiều khả năng thời điểm chính thức phát hành cổ phiếu sẽ vào sau tháng 4 tới

Nếu huy động thành công 5 tỷ USD từ đợt phát hành 5% cổ phần lần này, tài sản của ông chủ trẻ Mark Zuckerberg sẽ tăng vọt từ 17,5 tỷ USD hiện nay lên 28 đến 29 tỷ USD
 
Last edited:
Khoa học và công nghệ - Từ Tây sang Đông

“Khoa học không có công nghệ chỉ là khoa học tháp ngà, và công nghệ không có khoa học chỉ là công nghệ hạ tầng”

khoahoccongnghe.jpg

Khều


Khẩu hiệu “kỹ thuật lập quốc” của Nhật Bản


Đầu thế kỷ 19, trước sức mạnh cơ khí của phương Tây, người Nhật Bản và người Trung Hoa có phản ứng hoàn toàn khác nhau. Vua quan nhà Thanh vẫn chưa thức tỉnh do tư tưởng bảo thủ, bài ngoại và tinh thần hủ nho thâm căn cố đế, tự cao tự đại xem mọi kỹ thuật như một phường xảo thuật

Trong khi đó, Shimazu Nariakira, một phiên chủ (tương đương lãnh chúa) đương thời của một tỉnh ở Nhật Bản, nhận thấy sức mạnh của khoa học kỹ thuật phương Tây nên gấp rút canh tân. Ông mở một công xưởng để luyện thép, chế tạo súng ống, súng thần công. Ông bắt chước phương Tây chế tạo tàu chạy bằng hơi nước, gắn súng thần công biến thành chiến hạm giao tranh với người Anh

Ông còn mời các nhà Lan học (ran-gaku, tiền thân các nhà khoa học Nhật Bản) chuyên về cơ khí, vật lý, hóa học, sáng chế các dụng cụ truyền thông, chế tạo thủy tinh, nghệ thuật ấn loát, các loại tơ sợi may mặc và thuốc súng. Có lẽ đây là lần đầu tiên sự tương quan giữa khoa học hiện đại và công nghệ được phát huy triệt để ở phiên trấn xa xôi của một nước phương Đông

Tầm nhìn thực dụng của Shimazu Nariakira đã mở ra một thời đại khoa học công nghệ kéo dài đến hôm nay, cho ra những sản phẩm mang thương hiệu đầy uy tín “made in Japan”

Một trăm năm sau, khoa học và công nghệ Nhật Bản vẫn song hành và bổ túc cho nhau. Một mặt, có Yukawa Hideki là người Nhật đầu tiên đoạt giải Nobel vật lý (1949). Mặt khác, những nhà công nghệ lỗi lạc như Honda Soichiro (nhà sáng lập hãng xe Honda) và Matsushita Konosuke (nhà sáng lập hãng điện tử Panasonic) xuất thân bần hàn và trình độ học vấn ở cấp tiểu học đã làm kinh ngạc thế giới khi cho ra đời những sản phẩm chất lượng

Những nhân vật kiệt xuất như vậy giúp Nhật Bản trỗi dậy từ đống tro tàn chiến bại. Họ nhanh chóng thay đổi khẩu hiệu “phú quốc cường binh” của Minh Trị Duy Tân đưa đến chủ nghĩa quân phiệt bằng khẩu hiệu “kỹ thuật lập quốc” ở thập niên 60 của thế kỷ trước, ngẩng đầu bước tiếp cuộc hành trình dựng nước bằng khoa học kỹ thuật

Khoa học cơ bản hay thực dụng ?

Tại Mỹ, theo đà phục hồi của nền kinh tế sau Thế chiến thứ hai, các công ty lớn như AT&T Bell Labs, Du Pont, Xerox, Lockheed Martin, Eastman Kodak, IBM, Texas Instruments... đã tạo ra những thiên đàng nghiên cứu cơ bản

Ban quản lý cho phép các nhà khoa học R&D làm nghiên cứu tự do với dòng kinh phí hầu như bất tận từ lợi nhuận dồi dào của công ty. Đây là thời kỳ vàng son của các nhà khoa học làm việc cho các công ty tư nhân với sự tự do tuyệt đối trong nghiên cứu và đồng lương hậu hỷ

Một khoa học gia từng làm việc tại Bell Labs trong thập niên 70 của thế kỷ trước hồi tưởng, “Bell Labs là một nơi tuyệt vời. Công ty chọn những người ưu tú vào làm việc rồi vui vẻ bảo: các cậu muốn làm gì thì làm, chúng tôi không can dự”

Nghe như nằm trong mơ. Kết quả là AT&T Bell Labs lừng danh thế giới, bao nhiêu nhân tài thế giới tập trung về đây như một vùng đất hứa. Các nhà nghiên cứu ở Bell Labs không ngừng khám phá và những thành quả được đăng trên các tạp chí khoa học quyền uy, thậm chí có đến 13 người đoạt giải Nobel

Chưa có một viện R&D tư nhân nào trên thế giới có thành tích nghiên cứu khoa học cơ bản xuất sắc như Bell Labs

Nhưng có một hệ quả khác, là rất ít những thành quả khoa học tạo ra ảnh hưởng lớn đến việc làm ăn trong ngành viễn thông của hãng mẹ AT&T. Khi sự cạnh tranh trên thương trường trở nên quyết liệt với áp lực từ bên trong cũng như ngoài nước Mỹ, những chuyện thế tục liên quan đến “cơm áo gạo tiền” và sự sống còn của công ty trở nên cấp bách

Tương tự, vài phân bộ sản xuất của Eastman Kodak giờ đây đi đến bờ phá sản. Các tập đoàn doanh nghiệp Mỹ buộc phải tái cấu trúc để cân bằng việc sản xuất và nghiên cứu

Sau những năm dài mê đắm trong nghiên cứu cơ bản, thời đại vàng son của chủ nghĩa tự do và tùy hứng trong nghiên cứu khoa học chấm dứt. Dù không còn sự hào phóng của các công ty Mỹ như vài thập niên trước, hiện nay ở một chừng mực nào đó chính phủ tại một số quốc gia cũng dành một khoản lớn kinh phí cho các đề tài nghiên cứu cơ bản để nâng cao trình độ khoa học

Các nhà nghiên cứu và giáo sư đại học có nhiều tự do trong nghiên cứu cơ bản như giải một định đề toán học, tiên đoán sự hiện hữu của một vi hạt, khám phá ra một thiên hà mới, bản chất của lỗ đen vũ trụ, tổng hợp một hợp chất hóa học có cấu trúc tuyệt đẹp... với một cứu cánh là phổ biến những khám phá của mình trên các tạp chí chuyên ngành mang tăm tiếng đến cho bản thân mình và cho nơi làm việc.

Khi phê bình thành quả giáo dục, khoa học và công nghệ của một nước mà chỉ theo thói quen hàn lâm liệt kê số bài báo hàng năm đăng trên tạp chí chuyên ngành, đánh giá mức độ nổi tiếng hay tầm thường của các tạp chí bằng những chỉ số phức tạp, thì e rằng còn khập khiễng, chưa toàn diện

Nhưng Einstein đã từng nói: “Sự quan tâm về con người và số phận của con người lúc nào cũng phải là một mục tiêu trong tất cả mọi nỗ lực của khoa học kỹ thuật. Đừng bao giờ quên rằng yếu tố này nằm đâu đó giữa những biểu đồ và công thức của bạn”

Mọi nghiên cứu không chỉ dừng ở điểm thỏa mãn sự hiếu kỳ hàn lâm. Tri thức khoa học chỉ thực sự có giá trị nhân sinh và xã hội khi được tận dụng để tạo ra vật chất, sản phẩm, đóng góp vào việc kiến thiết hạ tầng cơ sở, nâng cao mức sống người dân, nền kinh tế quốc dân và an ninh quốc phòng

Những công viên công nghiệp (industrial parks) không ngừng mọc lên để đưa các thành quả nghiên cứu hàn lâm đi một bước xa hơn tạo ra vật chất, dụng cụ tiện ích cho đời thường. Sự thành bại của các ứng dụng đưa đến sản phẩm tùy thuộc vào sự am tường, bén nhạy, cập nhật và biết chọn lọc của các nghiên cứu viên đối với kho tàng các thành tựu của nghiên cứu cơ bản

Mô hình hợp tác giữa Đại học Stanford và Thung lũng Silicon trong việc chế tạo những loại mạch tích hợp đã đóng góp rất lớn trong cuộc cách mạng tin học và điện tử là một thí dụ

Từ Tây sang Đông

Công nghệ ngày nay là yếu tố nổi bật cho sự sống còn của một quốc gia. Sự cạnh tranh trên thương trường càng lúc càng trở nên khốc liệt. Doanh nghiệp phải chọn lựa tiềm năng ứng dụng của một phát minh và cân bằng sự đầu tư tốn kém của các đề án nghiên cứu

Các cơ quan nghiên cứu khoa học quốc gia phải tạo thành quả cụ thể và xứng đáng với tiền thuế của nhân dân. Nhà nước phải nhạy cảm với xu thế của thời đại và nhu cầu đất nước để có chính sách định hướng thích hợp cho các đề án nghiên cứu hay tài trợ R&D cho doanh nghiệp

Phác thảo một đạo luật, thực thi một chính sách, đưa ra một chiến lược để triển khai sản phẩm phức tạp hơn nhiều so với việc thực hiện thí nghiệm hay xuất bản một bài báo cáo. Vì vậy, khi phê bình thành quả giáo dục, khoa học và công nghệ của một nước mà chỉ theo thói quen hàn lâm liệt kê số bài báo hàng năm đăng trên tạp chí chuyên ngành, đánh giá mức độ nổi tiếng hay tầm thường của các tạp chí bằng những chỉ số phức tạp, thì e rằng còn khập khiễng, chưa toàn diện

Để có cái nhìn tổng thể, chúng ta nên đề cập sự quản lý tri thức, việc đầu tư của chính phủ vào giáo dục, khoa học công nghệ, chính sách phát triển lâu dài của nhà nước, sự liên thông giữa doanh nghiệp và đại học, giá trị gia tăng (value added) và doanh thu của sản phẩm công nghệ như là thành quả của công trình khoa học

Hàn Quốc học tập mô hình Nhật Bản và sự phát triển của các nước phương Tây, đã đưa trình độ khoa học công nghệ của mình vào những nước hàng đầu thế giới. Thức tỉnh sau bài học của “trăm năm ô nhục” chiến tranh nha phiến và ba thập niên bị phí phạm cho đấu tranh giai cấp, Trung Quốc đang nỗ lực tập trung đầu tư liên tục vào khoa học công nghệ với những khoản tiền khổng lồ và kế hoạch phát triển lâu dài

Quốc đảo Singapore thực hiện chính sách thu hút nhân tài toàn cầu với những đãi ngộ hậu hĩnh, thiết lập những trung tâm nghiên cứu khoa học và R&D đẳng cấp thế giới nhằm phát triển nền kinh tế dựa trên khoa học và tri thức, biến quốc đảo thành giao điểm Đông-Tây của khoa học công nghệ thế giới. Giờ đây, người ta nói đến Singapore với sự tôn trọng và kính phục

Thế giới đang đi rất nhanh trong việc kết hợp khoa học và công nghệ. Người ta tiên đoán trọng tâm của nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đang di chuyển về phương Đông. Trong bối cảnh suy sụp kinh tế phương Tây mà một trong những hệ quả nghiêm trọng là việc cắt giảm kinh phí trong giáo dục, khoa học công nghệ, sự tiên đoán này càng chính xác hơn và đang lừng lững trở thành hiện thực

Trong xu thế mãnh liệt thổi về Đông, liệu Việt Nam sẽ hòa nhập theo luồng gió để bay lên hay bị cơn lốc đẩy ra ngoài như một nước nhược tiểu ngoại vi? Rất cần nhà lãnh đạo có tầm nhìn cho tiền đồ của nền giáo dục, khoa học và công nghệ đất nước, vì “ở nơi không có tầm nhìn, con người sẽ diệt vong”

Trương Văn Tân
 
Last edited:
Người Ấn Độ chinh phục thung lũng Silicon

silicon.jpg

Người Ấn Độ là những người nhập cư thành công nhất tại Thung lũng Silicon. Họ đã làm gì, và các dân tộc khác có thể học được gì từ họ ?

Đến bất kì công ty công nghệ nào ở Thung lũng Silicon bạn sẽ đều tưởng rằng mình đang ở Liên Hợp Quốc, bởi tại đây, mọi người đến từ khắp nơi trên thế giới đang cùng làm việc hướng tới một mục tiêu chung. Nơi này trước đây không như vậy

Quay trở lại thời kỳ Thung lũng Silicon vẫn còn đang phát triển chất bán dẫn, đa phần ở đây là người da trắng. Khi Thung lũng bùng nổ và lớn mạnh, nó bắt đầu thu hút những người giỏi nhất, thông minh nhất từ khắp nơi trên thế giới. Đầu tiên là châu Âu, rồi Đài Loan, và sau đó là cả thế giới

Nhưng trên nhiều phương diện quan trọng khác, sự thay đổi đó không hẳn là đáng kể. Người Ấn Độ đã rất thành công trong vai trò nhà khởi nghiệp tại Thung lũng, song vẫn còn những nhóm khác – như người Mỹ gốc Phi hay phụ nữ - cũng rất thành công mà nhiều người chưa biết

Là một người gốc Ấn nhập cư, và là nhà khởi nghiệp trên lĩnh vực công nghệ, tôi từng trải qua những chuyện thực sự khiến tôi sửng sốt, và khiến niềm tin của tôi về tính cởi mở của Thung lũng phải lung lay. Dường như bất chấp người Ấn Độ có thành công đến thế nào, chế độ trọng dụng nhân tài vẫn chỉ là ảo ảnh

Tôi đến Mỹ vào năm 1980 và được chứng kiến cuộc cách mạng của các lãnh đạo đầu tiên tại Thung lũng, khi đó có hai công ty công nghệ được thành lập. Ngày đó, những CEO công nghệ mà bạn vẫn biết đến trên sách báo hoàn toàn không giống với bất cứ một khuôn mẫu giám đốc nào

Những nhân vật xuất hiện trên các trang bìa tạp chí công nghệ hầu như chẳng có nét gì chung. Chính sự phân hóa này đã thôi thúc tôi – một tân sinh viên của Đại học Duke năm 2005 – phải tìm hiểu về sức ảnh hưởng của những người nhập cư tài năng đến tính cạnh tranh của nước Mỹ

Những nghiên cứu về người nhập cư và tính phân hóa tại Thung lũng Silicon đã được giáo sư đại học California-Berkeley – bà AnnaLee Saxenian – thực hiện. Giáo sư nhận thấy những người nhập cư chiếm đến 1/3 lực lượng lao động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật tại Thung lũng Silicon, và rằng 1/4 số CEO trong các công ty công nghệ cao là người Ấn Độ và Trung Quốc

Số liệu phân tích được thu thập trên các công ty được thành lập tại Thung lũng Silicon trong khoảng thời gian từ năm 1980 – 1998. Khoảng 17% công ty công nghệ được điều hành bởi người Trung Quốc (tính cả Đài Loan), và 7% bởi người Ấn Độ

Năm 2006, nhóm nghiên cứu của tôi đã cộng tác với giáo sư Saxenian để cập nhật số liệu nghiên cứu của bà. Xu hướng mà bà tìm thấy ở Thung lũng Silicon đã lan rộng và trở thành một hiện tượng trên cả nước. 25,3% trong số các công ty công nghệ Mỹ được thành lập trong khoảng thời gian từ 1995-2005 có ít nhất một giám đốc điều hành hoặc một trưởng bộ phận công nghệ là người sinh ra ở nước ngoài. Những công ty này có tổng doanh thu lên tới 52 tỷ USD và thuê 450,000 nhân công trong năm 2005

Trong một số ngành công nghiệp khác, ví như phát triển chất bán dẫn, con số này thậm chí còn cao hơn rất nhiều: có đến 35,2% các công ty thuộc ngành này được thành lập bởi người nhập cư

Riêng tại Thung lũng Silicon, con số các công ty được thành lập bởi người nhập cư thời điểm đó đã tăng lên tới 52,4%. Hệ thống khởi nghiệp tại đây gần như không chừa người dân của bất cứ quốc gia nào trên thế giới, từ Australia cho tới Zimbabwe

Trong số những nhà sáng lập công nghệ nhập cư, người Ấn Độ chiếm số đông nhất. Số công ty do người Ấn Độ thành lập cao hơn tổng số công ty do 4 nhóm đứng kế sau (gồm các nước Anh, Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản) cộng lại

Tỷ lệ các công ty do người Ấn thành lập tại Thung lũng giờ đây đã lên tới 15,5%, mặc dù họ chỉ chiếm 6% lực lượng lao động tại đây. Người Ấn Độ đang sánh vai cùng những chuyên gia công nghệ hàng đầu thế giới, và đang vươn lên mạnh mẽ trong vị thế doanh nhân khởi nghiệp

Vậy do đâu người Ấn Độ lại thành công đến vậy ?

Những người đầu tiên thành công tại Thung lũng Silicon đã thảo luận rất cởi mở về những khó khăn mà họ từng gặp phải

Họ thống nhất rằng chìa khóa để phát triển cộng đồng, thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp nói chung, là giảng dạy và dẫn dắt cho thế hệ nhà khởi nghiệp tiếp theo

Họ hình thành các tổ chức mạng lưới để giảng dạy cho nhau về cách khởi nghiệp, và để đưa mọi người đến gần nhau hơn. Những tổ chức này đã khai thông dòng chảy thông tin, bí quyết, kĩ năng và cả nguồn vốn cần thiết để khởi sự các công ty công nghệ. Ngay cả những tổ chức non trẻ cũng có con số thành viên lên tới vài trăm, còn các tổ chức uy tín lâu đời hơn thì có hơn một nghìn người

Thế hệ nhà khởi nghiệp thành công đầu tiên – những người như ông Vinod Khosla, đồng sáng lập công ty Sun Microsystems – tham gia như người dẫn dắt, như hình mẫu về tầm nhìn, về tiếng nói và về vai trò lãnh đạo

Những người này đồng thời cũng hỗ trợ cấp vốn cho các thành viên trong cộng đồng của họ

Các tổ chức mạng lưới của người Ấn Độ đã tiếp thu các quy luật gắn kết của Thung lũng Silicon và trở thành bậc thầy trong việc này. Có thời gian, đây đã từng là những tổ chức sôi nổi, năng động và chuyên nghiệp nhất trong khu vực

Nhờ đó, tôi đi đến kết luận rằng Thung lũng Silicon là cơ chế trọng dụng nhân tài tuyệt vời nhất trên thế giới – nơi mà bất cứ ai có tài năng cũng có thể thành công dựa trên nền tảng thành tựu của mình; rằng màu da, nguồn gốc, xuất thân không có nghĩa lý gì ở nơi đó; và rằng chỉ cần áp dụng cách thức của người Ấn Độ, thì cả phụ nữ hay những dân tộc khác cũng có thể đạt được thành công tương tự

Ít nhất thì đó cũng là những suy nghĩ của tôi cho đến thi tôi thực sự đến đó

Phần II sẽ nói về sự thiếu vắng “bóng hồng” tại các công ty khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon

Tác giả bài viết là ông Vivek Wadhwa, phó khoa Học thuật và Đổi mới, Đại học Singularity; Giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Khởi nghiệp và Nguyên cứu Thương mại; Giám đốc thời vụ trường Kỹ thuật Pratt, Đại học Duke, Ủy viên Hội nghiên cứu Quản trị doanh nghiệp Arthur & Toni Rembe Rock, Đại học Stanford

Thu Thủy
 
Last edited:
Cơ hội “vàng” cho quỹ đầu tư mạo hiểm

seedsgrow.jpg

Theo đại diện các quỹ đầu tư mạo hiểm, thời điểm kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp tiềm năng khó tiếp cận vốn vay ngân hàng, lại chính là cơ hội để các quỹ rót vốn vào thị trường...

Chiến lược của các quỹ đầu tư mạo hiểm trong năm nay là tiếp tục đầu tư vào các doanh nghiệp có khả năng sinh lời, chứ chưa đặt ra những kế hoạch thoái vốn

Thời điểm tốt

Các chuyên gia cho rằng, lĩnh vực công nghệ thông tin và Internet ít chịu ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế khó khăn. Do vậy, trong năm nay sẽ có làn sóng đầu tư mạnh vào thị trường này

Ông Nguyễn Mạnh Dũng, Trưởng đại diện Quỹ CyberAgent Ventures tại Việt Nam, cho biết năm nay sẽ là một năm thuận lợi để quỹ đầu tư mạo hiểm chuyên về công nghệ và Internet tăng cường rót vốn vào Việt Nam. “Khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp bao gồm các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Internet và công nghệ khó huy động vốn, thì việc đẩy mạnh đầu tư của các quỹ mạo hiểm sẽ có nhiều thuận lợi hơn”, ông Dũng nói

Ngoài ra, cũng theo ông Dũng, bản thân các quỹ thường đầu tư với chiến lược dài hạn, nên họ cũng không quá quan tâm đến các sự kiện hằng ngày đang ảnh hưởng, tác động đến nền kinh tế

Thị trường đầu tư công nghệ trong thời gian tới rất nhiều tiềm năng, nhất là trong bối cảnh thị trường bất động sản, tài chính-chứng khoán đang trầm lắng

Ông David Đỗ (Dũng), Giám đốc điều hành Quỹ VIG (Vietnam Investments Group) – một quỹ đầu tư đa ngành nghề – cũng nhận định cơ hội đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam ở thời điểm này là rất lớn. “Tại các nước phát triển ở châu Âu hoặc Mỹ, tỷ lệ ngành này chiếm khoảng 7% GDP, trong khi ở Việt Nam thì chưa đạt đến 2%

Tuy nhiên, VIG sẽ không đầu tư vào các công ty khởi nghiệp, mà chỉ đầu tư vào những công ty đã có lãi và có thứ hạng nhất định trên thị trường, đang cần thêm vốn để phát triển nhanh hơn”, ông David Đỗ cho biết

Ngoài ra, ông Trần Tuấn Tài, chuyên viên của Quỹ đầu tư FPT (FPT Capital), cho biết thị trường đầu tư công nghệ trong thời gian tới rất nhiều tiềm năng, nhất là trong bối cảnh thị trường bất động sản, tài chính-chứng khoán đang trầm lắng

Trong đó, Internet là một ngành tốt để các quỹ đầu tư mạo hiểm cơ cấu và đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. Theo ông Tài, hiện FPT Capital khá quan tâm đến lĩnh vực này

Chiến lược trong thời gian tới

Theo các chuyên gia, thương mại điện tử tại các thị trường mới nổi như Việt Nam là mục tiêu đầu tư của các tổ chức tài chính. Do vậy, mặc dù Việt Nam chưa hoàn thiện về hạ tầng thanh toán, giao nhận, chất lượng hàng hóa… nhưng việc đầu tư đón đầu là bước đi chiến lược của những tổ chức đầu tư có tầm nhìn dài hạn. Ngoài ra, nhờ sự đẩy mạnh đầu tư của các quỹ này, những điểm hạn chế kể trên sẽ nhanh chóng được khắc phục và giúp cho thương mại điện tử ngày một phát triển hơn

Ông Nguyễn Mạnh Dũng cho biết, chiến lược sắp tới của CyberAgent là tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào các công ty trong lĩnh vực dịch vụ Internet và dịch vụ cho điện thoại di động. “Quỹ sẽ không hạn chế số lượng công ty đầu tư, mà ngược lại sẵn sàng đầu tư vào nhiều công ty, miễn sao các công ty đó đáp ứng đủ các tiêu chuẩn đánh giá đầu tư của quỹ”, ông Dũng nói

Theo ông Dũng, các tiêu chuẩn để quỹ này đầu tư vào một doanh nghiệp bao gồm: thị phần trong tương lai của ý tưởng; đối tượng khách mà dịch vụ nhắm đến cùng giá trị mang lại cho khách hàng; sự khác biệt và thế mạnh của dịch vụ so với các dịch vụ trên thị trường; tầm nhìn và quyết tâm thực hiện ý tưởng của ban lãnh đạo doanh nghiệp...

Đầu năm nay, quỹ này đã rót vốn vào ba doanh nghiệp, gồm NCT (NhacCuaTui.com), Phần mềm Hộp Màu (ColorBox) và Nhà sách trực tuyến Tiki.vn. Tính đến nay, quỹ đã đầu tư vốn vào 10 doanh nghiệp

Trong khi đó, CyberAgnet Ventures có kế hoạch tìm kiếm thêm 20-30 dự án đầu tư đến năm 2013 với số tiền giải ngân khoảng 50 triệu đô la Mỹ. Bên cạnh đó, ông David Đỗ cho hay, trong năm nay VIG dự định đầu tư vào khoảng 3-4 công ty với số tiền sẽ giải ngân là 600-800 tỉ đồng. Riêng về lĩnh vực Internet và công nghệ, quỹ dự định sẽ sử dụng khoảng 15-20% số vốn nói trên

“VIG sẽ ưu tiên lựa chọn những công ty nào chuyên về một lĩnh vực, hay những doanh nghiệp nào đầu tư mạnh về phát triển nhân lực”, ông David Đỗ cho biết. Theo lý giải của ông, ở lĩnh vực công nghệ, doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài, kiến thức trong ngành thay đổi liên tục. Do đó, nhân lực là vốn quý nhất đối với mọi doanh nghiệp

Dịch vụ thương mại điện tử cũng được xem là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các quỹ đầu tư, vì hiện nay Internet đang tăng trưởng nhanh, lượng người dân sử dụng Internet ở Việt Nam ngày càng nhiều, ông David Đỗ cho biết thêm

Còn theo ông Tài, vì FPT Capital hoạt động trong lĩnh vực vốn tư nhân (private equity) nên chưa đầu tư cho những công ty mới thành lập, mà chỉ đầu tư cho những doanh nghiệp đã phát triển, cần thêm vốn để tăng trưởng

Tuy nhiên, riêng về lĩnh vực công nghệ thì quỹ kỳ vọng vào các công ty khởi nghiệp có mô hình tăng trưởng đột biến. Do vậy, quỹ có thể xem xét các cơ hội đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp có ý tưởng kinh doanh và có mô hình tăng trưởng doanh thu tốt

Khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp bao gồm các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Internet và công nghệ khó huy động vốn, thì việc đẩy mạnh đầu tư của các quỹ mạo hiểm sẽ có nhiều thuận lợi hơn

Ông Tài cho biết, FPT Capital đang quản lý một lượng vốn lớn có thể giải ngân nhanh. Theo bản báo cáo tài chính đã công bố năm 2010, tổng số vốn mà FPT Capital đang quản lý vào khoảng 5.000 tỉ đồng

“Để có thể thu hút các quỹ đầu tư mạo hiểm, các doanh nghiệp phải chứng minh rằng mình có mô hình kinh doanh tốt, khả năng vận hành xuất sắc kèm theo đội ngũ những người sáng lập doanh nghiệp có tâm huyết và gắn bó, quyết tâm vượt qua nhiều thử thách trong quá trình khởi nghiệp”, ông Tài cho biết thêm

Hỗ trợ doanh nghiệp thương mại hóa sản phẩm công nghệ

Bà Huỳnh Lưu Thanh Giang, chuyên viên Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ TPHCM, cho hay quỹ này chuyên hỗ trợ cho các doanh nghiệp vay trong việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ…

Theo bà Giang, quỹ này sẽ cho doanh nghiệp vay tối đa 70% tổng mức đầu tư của dự án và không quá 10 tỉ đồng, không phân biệt các doanh nghiệp mới thành lập hay các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường

Ngoài ra, lãi suất cho vay chỉ bằng khoảng 50% so với lãi suất ngân hàng tại thời điểm vay, thời gian cho vay tối đa là bốn năm. Hiện nay, lãi vay từ quỹ này dưới 8%/năm

Để được vay vốn từ quỹ, sản phẩm công nghệ của doanh nghiệp cơ bản phải hoàn thiện và đang trong quá trình thương mại hóa, có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nhằm bảo đảm tính khả thi của dự án và khả năng hoàn trả nợ vay, vì đầu tư vào khoa học công nghệ là một ngành đầu tư mạo hiểm, có yếu tố rủi ro

Bắt đầu hoạt động từ năm 2008, đến nay quỹ mới chỉ cho vay khoảng bảy doanh nghiệp

Nói về lý do có quá ít doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn này, bà Giang cho biết ngoài những điều kiện như trên, doanh nghiệp phải cung cấp các loại hồ sơ, thông tin như báo cáo tài chính hằng năm…

Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải lập dự án, thuyết minh về sản phẩm công nghệ đang trong quá trình thương mại hóa; sau đó quỹ sẽ thẩm định, đánh giá về công nghệ, hiệu quả kinh tế, khả năng thu hồi vốn

“Rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn nhưng không đáp ứng được điều kiện vay và một số doanh nghiệp ngại công bố thông tin hoạt động kinh doanh của mình nên không tiếp cận được nguồn vốn”, bà Giang nói

Đến thời điểm này, CyberAgent Ventures (Nhật) đã đầu tư vào 10 doanh nghiệp, trong đó có VNG, VMG, Vatgia.com, VGame, Baokim, CleverAds, Di Động Xanh...

Đầu năm 2012, quỹ này tiếp tục đầu tư vào các công ty như NhacCuaTui, Ti Ki bằng việc mua lại số cổ phần tương ứng với 10%, 20%; đồng thời rót vốn vào ColorBox với số tiền khoảng nửa triệu đô la Mỹ để trở thành cổ đông chiến lược của các doanh nghiệp này

Trong lúc đó, IDG Ventures với vai trò là quỹ khai phá thị trường dịch vụ công nghệ Việt Nam, kể từ dự án đầu tiên vào năm 2005, đến nay đã đầu tư vào hơn 40 công ty như PeaceSoft, Naiscorp, VietnamWorks, VNG…

DFJ VinaCapital thì đầu tư vào hơn 10 công ty gồm: Yeah1, TaxOnline.com.vn, Gapit, TìmNhanh!, Chicilon Media...

Đình Nghĩa
 
Last edited:
Bàn tay vàng của Lý Gia Thành

11898_li-ka-shing.jpg

Ông Li Ka-shing, Chủ tịch Hutchison Whampoa Limited và Cheung Kong Holdings

Tại Hồng Kông, vùng đất với 7 triệu dân, cứ 7 căn nhà tại đây thì có 1 là do các công ty của Li Ka-shing xây dựng. Thông qua các công ty của mình, Li xử lý đến 70% lưu lượng hàng hóa qua cảng của Hồng Kông và nắm giữ cổ phần lớn tại các công ty tiện ích (đặc biệt là điện) và dịch vụ điện thoại di động

Sự thành công của Li Ka-shing, Chủ tịch Hutchison Whampoa Limited và Cheung Kong Holdings, ở đại lục Trung Quốc, đặc biệt là mảng bán lẻ và bất động sản, cũng rất ấn tượng. Thành công từ những thương vụ mà ông chạm tay vào đã đưa ông trở thành người giàu nhất châu Á và đứng thứ 9 trong top 10 người giàu nhất thế giới với 25,5 tỉ USD giá trị tài sản tính đến đầu năm 2012, theo bình chọn của Tạp chí Forbes

Đầu tư vào công nghệ phương Tây

Thực ra, tiếng tăm của Li đã được biết đến từ lâu nhưng đây là lần đầu tiên trong gần 5 năm qua, Li chấp nhận lời mời phỏng vấn của báo chí phương Tây. Ông đã rất cởi mở khi nói về chương đáng ngạc nhiên nhất trong sự nghiệp của mình: đầu tư vào công nghệ những năm gần đây

Người đàn ông ở tuổi bát tuần này (ông sinh năm 1928) hóa ra có một niềm đam mê lạ kỳ đối với thế giới kỹ thuật số. Li nói ông chỉ mất 5 phút vào tháng 12.2007 để ra quyết định đầu tư vào Facebook, thậm chí lúc đó mạng xã hội này gần như chưa tạo ra đồng nào và đang tìm kiếm các khoản đầu tư

Chính Solina Chau, người đứng đầu Horizon Ventures, công ty đầu tư công nghệ tư nhân của Li, là người đã nói với ông về Facebook. Li ngay lập tức thích thú với số lượng người sử dụng Facebook ngày càng tăng và nhanh chóng đồng ý chi ra 120 triệu USD để nắm giữ 0,8% cổ phần trong Công ty

Và cũng kể từ đó, ông tiếp tục mua vào cổ phiếu của Facebook (ông không tiết lộ con số). Với việc Facebook dự kiến được giao dịch với giá trị thị trường quanh mức 100 tỉ USD sau khi phát hành lần đầu ra công chúng, Li chắc chắn sẽ có thêm ít nhất 1 tỉ USD nhờ khoản đầu tư của mình

Thương vụ Facebook chỉ là một trong những vụ đầu tư đáng chú ý của Li vào lĩnh vực công nghệ. Horizon Ventures của ông đã đầu tư vào cả công ty làm ăn thua lỗ Skype vào năm 2005, một năm trước khi eBay mua lại công ty này với giá 2,5 tỉ USD

Một doanh nghiệp khác mà Li hỗ trợ tài chính là Siri (ứng dụng thông minh nhận dạng tiếng nói), do Apple mua vào năm 2010 sau khi Li đầu tư 7,5 triệu USD vào đây trước đó 1 năm

Gần đây nhất là ông đã đầu tư vào trang web âm nhạc Spotify, dịch vụ hỗ trợ dẫn đường xe hơi Waze và hãng công nghệ chống thấm nước HzO

Tổng Giám đốc Daniel Ek của Spotify, nhận xét: “Một trong những điều hay nhất về Li là nhìn thấy được thế giới đang đi về đâu. Từ giây phút Li đầu tư vào Công ty, ông đảm bảo rằng ứng dụng Spotify phải có mặt trong ôtô của ông

Đó là năm 2009 trước khi Spotify trở thành một ứng dụng di động. Li tin rằng Spotify rồi sẽ hiện diện trong mọi chiếc ôtô. Ông không thấy giới hạn về mặt công nghệ, mà chỉ thấy nơi thế giới sẽ có mặt”

Horizon Ventures cũng là thỏi nam châm thu hút các doanh nghiệp trẻ muốn thâm nhập thị trường Trung Quốc. “Tôi biết về họ từ những khoản đầu tư của Công ty vào Facebook và Skype”, ông Noam Bardin cho biết

Ông là Tổng Giám đốc Wave, một công ty Israel-Mỹ đã nhận được tổng cộng 30 triệu USD từ Horizon và Kleiner Perkins vào năm ngoái. Bardin cho biết thêm ông rất khâm phục tầm nhìn toàn cầu của Li cũng như thái độ không do dự của Li khi ra quyết định

Vị tỉ phú chưa qua trường lớp

Sinh ra tại thành phố Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Li và gia đình đã phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn trong suốt thời gian diễn ra cuộc chiến tranh Trung- Nhật. Họ sang Hồng Kông để định cư. Không lâu sau khi đến Hồng Kông, cha của Li đã qua đời vì bệnh lao

“Đó là điều đau đớn nhất trong thời thơ ấu của tôi. Gánh nặng của cái nghèo, cảm giác bất lực và sự cô đơn đã khắc sâu trong trái tim tôi. Vì thế trong đầu tôi luôn vang lên những câu hỏi: Liệu có thể thay đổi số phận một con người? Và liệu có thể gia tăng cơ hội thành công bằng cách lên kế hoạch tỉ mỉ ?”, Li cho biết

Do cuộc sống cơ cực, nên khi mới 12 tuổi, ông đã bỏ học và bắt đầu học việc tại một nhà máy sản xuất dây đồng hồ đeo tay. Hai năm sau đó, ông chính thức làm việc tại một công ty kinh doanh đồ nhựa

Năm 1950, Li quyết định ra riêng, thành lập công ty chuyên sản xuất đồ chơi bằng nhựa và các vật dụng hằng ngày. Sau đó, Li đã tái đầu tư trang thiết bị cho nhà máy để tập trung vào việc sản xuất hoa nhựa sau khi thấy thị trường Ý rất ưa chuộng loại hoa này. Ông đã đặt tên cho công ty đầu tiên của mình là Cheung Kong

Với lợi nhuận thu được từ sản xuất mặt hàng nhựa, Li bắt đầu mua lại các tòa nhà căn hộ và nhà máy trên khắp Hồng Kông trong suốt thập niên 1960 - thời kỳ xã hội Hồng Kông bất ổn do những cuộc bạo động và đánh bom. Và ông đã thu được lợi nhuận khổng lồ khi thị trường hồi phục

Năm 1979, ông trở thành người Trung Quốc đầu tiên mua cổ phần khống chế một trong những hãng buôn lâu đời của Anh, sau đó là mua lại công ty đang gặp khó khăn Hutchison Whampoa

Đến 1987 - năm ông xuất hiện trên bảng xếp hạng tỉ phú thế giới lần đầu tiên của Forbes - Li và các công ty đã trả 500 triệu USD để mua lại khoảng 50% cổ phần trong Công ty Husky Oil đang làm ăn thua lỗ của Canada

Không dừng lại ở đó, Li tiếp tục chinh phục những vùng đất mới trên khắp thế giới. Vào năm 2010, Cheung Kong đã tiến hành một thương vụ lớn nhất từ trước đến nay của công ty này. Đó là thâu tóm Power Networks (Anh) với giá 9,1 tỉ USD. Power Networks hiện cung cấp điện cho khoảng 8 triệu người dân Anh

Chưa đầy 1 năm sau đó, Cheung Kong đã mua lại Northumbrian Water, chuyên cung cấp nước uống cho 4,5 triệu người tại Anh và dịch vụ thoát nước cho 2,7 triệu người khác. Gần đây nhất là vào tháng 2, Hutchison Whampoa, một trong những nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất châu Âu, đã trả 1,7 tỉ USD để thâu tóm Orange Austria, nhà khai thác dịch vụ di động lớn thứ ba tại Áo

“Người làm kinh doanh nói chung không nên có một cái nhìn quá hạn hẹp về ngành nghề của mình. Họ nên có cái nhìn toàn cảnh, nhìn vào sự việc ở mọi góc độ”, ông giải thích về mối quan tâm của ông đối với thị trường châu Âu giữa lúc những người khác chỉ thấy ở đây một tương lai rất mờ mịt do cuộc khủng hoảng nợ công khu vực và kinh tế suy thoái

Để có được cái nhìn toàn cảnh là một phần lý do tại sao thậm chí bây giờ Li, dù đã ở tuổi 84, mỗi ngày vẫn dành ra thời gian đọc sách khoa học, kinh tế học, chính trị và triết học. “Có như vậy, tôi mới theo kịp những thay đổi mỗi ngày của thế giới. Nếu tôi có một dịp nghỉ hiếm hoi nào đó, tôi sẽ dành thời gian đó để đọc sách”, ông nói

Sự tò mò của ông về thế giới và sự cởi mở đối với nó có thể gói gọn trong tinh thần của một bức tranh thư pháp Trung Quốc được treo đằng sau ghế ngồi của ông. Bức tranh ấy viết: “Đặt mục tiêu cao; Kết bạn với đủ loại người; Tận hưởng những niềm vui giản dị. Đứng trên nền đất cao; Ngồi trên nền đất phẳng; Đi trên nền đất rộng”

Tinh thần ấy đã lý giải vì sao Li luôn “hành xử” với các khoản đầu tư vào công nghệ như một thú vui. Cá nhân Li không hề lấy một đồng lãi nào từ Facebook hay bất cứ công ty nào khác

Ông đầu tư tiền của cá nhân ông thông qua Horizon Ventures. Nếu một khoản đầu tư nào đó bị thất bại, ông sẽ tự mình gánh lỗ. Nếu thành công, ông lại chuyển phần cổ phiếu hay lợi nhuận thu được vào Quỹ Li Ka Shing Foundation

Tính đến nay, Quỹ của Li đã cho đi hơn 1,6 tỉ USD. Tổng tài sản của Quỹ hiện là 8,3 tỉ USD. Ông cũng đã tặng 690 triệu USD để thành lập Đại học Shantou (Quảng Đông)

Vào tháng 2.2012, đại học này và Quỹ Li Ka Shing Foundation đã tài trợ cho dự án nghiên cứu y sinh học có tên là Prometheus. Ông cũng đã tặng Đại học California 40 triệu USD để tài trợ cho một cơ sở nghiên cứu y sinh học mới được đặt theo tên ông. Cơ sở này đã được khai trương vào tháng 10 năm ngoái

Cũng cần nói thêm rằng, nghiên cứu y sinh là một niềm ấp ủ khác trong trái tim của Li, ngoài giáo dục. Bởi lẽ, không chỉ cha ông đã phải chết trẻ, mà nguời vợ gắn bó với ông suốt 27 năm cũng đã chết vì bệnh tim vào năm 1990 ở tuổi 56 (đến nay Li chưa tái hôn)

Với cái tuổi gần đất xa trời, Li vẫn chưa có ý định nghỉ hưu vì như ông cho biết, mình vẫn rất khỏe mạnh. “Cho dù tôi có nghỉ hưu, tôi sẽ vẫn có mặt ở Công ty, dõi theo sự phát triển của ngành công nghệ và tương lai”, ông nói

Ngô Ngọc Châu
 
Last edited:
Instagram đã đi từ số 0 lên công ty tỷ USD như thế nào ?

998tech0409instagram270x203.jpg

Thung lũng Silicon có lẽ là nơi hiếm trên thế giới mà giá trị của một công ty tăng từ 0 đến 500 triệu USD trong 2 năm và sau đó lên 1 tỷ USD trong 1 tuần

Thung lũng Silicon là một trong số ít nơi trên thế giới nơi mà một doanh nhân Internet 27 tuổi có thể đặt cược vào một ứng dụng chia sẻ ảnh với nguồn doanh thu chưa rõ ràng thành ứng dụng trị giá 1 tỷ USD chỉ trong 2 năm

Bằng chứng đã rõ ràng khi vào ngày hôm qua Facebook (FB) thông báo về kế hoạch mua Instagram, công ty do Kevin Systrom, một cựu sinh viên Stanford và từng làm việc tại Google sáng lập ra

Instagram đã được bán với giá 1 tỷ USD bằng tiền mặt và cổ phiếu sau khi thu hút được lượng người dùng khoảng 30 triệu, chủ yếu là người dùng iPhone của Apple. Tăng trưởng đó có được nhờ sự phổ biến của mạng xã hội và điện thoại thông minh cũng như việc chi phí xây dựng một công ty Internet ở mức thấp. Instagram hiện chỉ có khoảng 13 nhân viên, cao hơn chút so với con số 4 cách đây 1 năm khi ứng dụng được 4 triệu khách hàng sử dụng

Ông Shervin Pishevar, giám đốc điều hành tại Menlo Ventures ở Menlo Park bang California, nhận xét: “Quả là một thành công lớn. Nó cho thấy các đội ngũ làm việc và sản phẩm tốt có thể làm được những gì trong khoảng thời gian ấn tượng”

Người ta có thể nói rằng một bong bóng công nghệ khác đang phình to lên nhưng thực tế mức giá 1 tỷ USD chỉ tương đương với 1% giá trị của Facebook khi công ty mạng xã hội lớn nhất thế giới này tiến hành IPO

Hơn nữa, Mark Zuckerberg, CEO của Facebook, người đã sáng lập ra trang mạng xã hội này trong ký túc xá trường Harvard, thừa hiểu mô hình tạo ra cộng đồng người dùng như thế nào trước khi mong kiếm được lợi nhuận. Chính anh cũng đã từng xây dựng Facebook theo cách đó

Trước thương vụ Instagram, Zuckerberg chỉ mua một số công ty nhỏ, trong đó bao gồm công ty phát hành sách điện tử Push Pop Press và ứng dụng gửi tin nhắn trên điện thoại Beluga. Chưa có ứng dụng hay công ty nào được mua với giá cao như Instagram, ứng dụng hỗ trợ người dùng điện thoại thông minh tải ảnh, chỉnh sửa màu sắc và chia sẻ với bạn bè

Zuckerberg tuyên bố: “Vụ thâu tóm Instagram đánh dấu bước ngoặt lịch sử đối với Facebook bởi đó là lần đầu tiên chúng tôi có được một sản phẩm và công ty với quá nhiều người dùng đến như vậy”

Không giống như Zuckerberg, người đã rời Harvard sau khi sáng lập ra Facebook vào năm 2004, CEO của Instagram hoàn thành hết chương trình đại học. Anh tốt nghiệp đại học Stanford vào năm 2006 chuyên ngành khoa học quản lý và kỹ thuật, đồng thời anh cũng tham gia chương trình kéo dài 9 tháng dành cho doanh nhân tương lai

Những dự án ban đầu

Systrom từng làm việc tại Sigma Nu Fraternity, nơi anh thể hiện tài năng thiết kế. Tommy Leep, một trong những người bạn của Systrom, kể lại: “Kevin Systrom luôn ưa thích nhiều sản phẩm công nghệ sinh động”

Sau khi rời Stanford, Systrom làm thực tập sinh tại công ty Odeo, đội ngũ ban đầu của công ty bao gồm Evan Williams, Biz Stone và Jack Dorsey, 3 người sáng lập ra Twitter

Rời khỏi Odeo, Systrom đến làm việc cho Google, phát triển sản phẩm Gmail và Google Reader cũng như bộ phận phát triển doanh nghiệp thuộc Google. Đầu năm 2010, anh kết hợp làm việc với Mike Krieger, một cựu sinh viên Stanford và rồi cũng hợp tác với đối tác của anh tại Instagram

Họ cùng nhau huy động khoảng 500 nghìn USD đầu tư từ quỹ Andreessen Horowitz và quỹ Baseline Ventures. 7 tháng sau, họ đưa ra ứng dụng Instagram, chỉ trong tuần đầu tiên họ đã hút được đến khoảng 200 nghìn người dùng (số liệu của New York Times)

Hiện Bloomberg LP, công ty mẹ của Bloomberg News, đang đầu tư tiền vào quỹ Andreessen Horowitz

Tháng 2/2011, số lượng thành viên đã tăng lên mức 1,75 triệu, người dùng tải lên khoảng 290 nghìn bức ảnh/ngày. Lập tức 7 triệu USD đã được rót vào công ty

3 tháng sau đó, số lượng người dùng của Instagram tăng hơn gấp đôi lên 4 triệu, nhưng số lượng nhân viên cũng chỉ có 4 người

Từ đó đến nay, số lượng người dùng Instagram tăng hơn 7 lần. Đến tuần trước, công ty cung cấp dịch vụ cho điện thoại chạy phần mềm Android

Chỉ sau 1 tuần, trong kho các ứng dụng của Android, Instegram nằm trong nhóm ứng dụng được chuộng nhất, sau ứng dụng tìm kiếm bằng giọng nói và bản đồ của Google. Trong top này, chỉ duy nhất Instegram không do Google sản xuất ra. Facebook đứng vị trí thứ 8

Thành công của ứng dụng đến từ việc có bao nhiêu người dùng phản hồi về ảnh được đăng lên qua Instagram. Một lượng lớn ảnh được nhiều người khác bấm thích

Nhà đầu tư hiện đang xếp hàng để rót tiền vào Instagram. Systrom đã đưa giá trị của Instagram từ 0 đến 500 triệu USD chỉ trong 2 năm và sau đó lên 1 tỷ USD trong 1 tuần. Chắc hẳn chính anh chẳng bao giờ nghĩ rằng anh lại có thể xây lên được một công ty tỷ USD

Ngọc Diệp
 
Last edited:
Điều gì khiến Amazon thành công ?

Jeff-Bezos.jpg

Jeff Bezos, ông chủ của Amazon

- Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái kéo dài, nhiều doanh nghiệp lâm vào hoàn cảnh khó khăn nhưng Amazon vẫn tăng trưởng vững vàng trong quý đầu năm 2012

Theo kết quả điều tra của Susan Kella, cộng tác viên của tạp chí Forbes, doanh số bán hàng qua mạng của Amazon đạt được 13,2 tỉ USD trong quý đầu năm nay, lớn hơn cả doanh số 10 tỉ USD trong một năm trước đây, tăng 34% so với doanh số bán hàng của Kindle Fire được giới thiệu trong mùa thu

Susan cho biết thêm: “Kho hàng của Amazon thay đổi nhanh vì bộ phận quản lí đã tạo nên những thay đổi kinh ngạc trong chiến lược với các khoản đầu tư vốn lớn cùng với sự chậm trễ kéo dài với dòng tiền mặt dương”

Vậy Amazon đã có bí quyết gì để đạt được thành công như vậy ?

20110930083110amazonkindlefire2.jpg

Jeff Bezos giới thiệu sản phẩm Kindle fire

Rõ ràng là khả năng tạo nên những thay đổi kinh ngạc là tiêu biểu của một đội ngũ lãnh đạo biết tăng các danh mục lựa chọn đầu tư chiến lược như thế nào và làm chủ những tình trạng kế tiếp cơ bản. Sự kế tiếp cơ bản là khả năng vượt qua thực tế kinh doanh thông thường và nắm bắt cơ hội trong những thị trường kế tiếp rộng lớn – hãy nghĩ đến Apple trong âm nhạc, điện thoại thông minh (smartphone) và chẳng bao lâu nữa là truyền hình

Điều đó, lần lượt, được biến thành có thể thông qua 5 động lực chiến lược mới dưới đây

Nền tảng kinh doanh mới

Những nền tảng kinh doanh cũ gần đây đã có một cái tên không hay - chúng được liên tưởng với việc khóa lại. Nền tảng kinh doanh mới cũng là cái gì đó khiến cho cả Amazon lẫn Apple đều trở nên thành công. Trong trường hợp Amazon, nền tảng bao gồm động cơ thương mại, cộng đồng và dữ liệu của những người viết phê bình, thị trường của Amazon và cộng đồng tự xuất bản lên Amazon, cũng như các đối tác xuất bản miễn cưỡng, tất nhiên cũng như năng lực Đám mây của nó

Giống như Apple, nền tảng của nó được liên kết chặt chẽ với một thiết bị (trong trường hợp này là Kindle), và gắn vào một hệ thống thực hiện quản trị bản quyền số khá là tốt. Đối với các tác giả, nền tảng không liền mạch chút nào. Có nhiều sự cố nhỏ về kĩ thuật suốt quá trình xuất bản thành công một cuốn sách trên Amazon

Nhưng các tác giả đều bỏ qua điều đó. Amazon là một nền tảng trao quyền hợp pháp mới, giống như App Store của Apple. Nó giúp các tác giả và những người bán sách có thể hoạt động được. Nó giúp những người muốn bán cho cộng đồng của Amazon thực hiện được

Các nền tảng kinh doanh ngày nay cho quyền kinh doanh. Chúng không chỉ bán cho bạn. Chúng còn cho phép làm chủ doanh nghiệp, phát triển danh tiếng và tăng trưởng nghề nghiệp và cá nhân. Tóm lại, chúng mạng lại giá trị cho tất cả các bên – và đó là ý nghĩa thực sự của giá trị chung

Hệ sinh thái Amazon

Động lực thứ hai là hệ sinh thái Amazon, được tạo nên nhờ các thương nhân, tác giả, nhà phê bình và thị trường thông tin của các nhà bình luận, phân tích, nhà báo và các tác giả tiêu biểu, những người hiểu được cơ hội trên nền tảng Amazon. Ông chủ Jeff Bezos của Amazon không vĩ đại như Steve Jobs về việc thể hiện ở thị trường thông tin nhưng anh cũng khá thành thạo

Hệ sinh thái Amazon được tạo nên bởi 10 ngàn công ty mà tương lai của chúng đặt vào Amazon, tạo nên những cuộc triệu tập đúng đắn. Đó có phải là những đặc điểm chính không? Tất cả những người tham gia này cần phải phát triển năng lực riêng của mình để thành công trên nền tảng Amazon. Để tham gia, bạn cần phải có khả năng tăng trưởng và thích nghi, và đương nhiên là cả cạnh tranh nữa – mặc dù tất cả đều đặt niềm tin vào khả năng của Amazon để tạo nên những bước chuyển đúng đắn

Những giá trị về năng lực lãnh đạo của Amazon

Điều đó có nghĩa là mọi con mắt đều đổ dồn về Jeff Bezos và những cuộc triệu tập mà anh tạo ra. Bất cứ người nào hiểu được kinh tế hệ sinh thái và nền tảng sẽ không bị ngạc nhiên bởi những bước kế tiếp của Amazon. Điểm toàn diện của nền tảng là tách kinh doanh ra khỏi ý tưởng lỗi thời của năng lực cốt lõi – sự ràng buộc của thuyết quản trị cũ

Những nền tảng cho phép các công ty phát triển danh mục lựa chọn đầu tư phức tạp bởi vì hệ sinh thái với đủ các hoạt động kinh doanh có thể nhanh chóng nhảy vào các cơ hội mới. Khi người chủ tạo nên những bước chuyển kế tiếp vào các thị trường mới thì anh ta cũng có thể nhận thấy và thu hút được những nguồn lực mới

Điều đó nhấn mạnh một khía cạnh quan trọng của vị lãnh đạo mới – đó chính là khả năng thu hút và duy trì các nguồn lực tài năng và giàu sức tưởng tượng. Amazon đã cho thấy công ty có khả năng thực hiện điều đó. Jeff Bezos đã chứng tỏ anh có thể duy trì và phát triển sự tôn trọng của những người ngang hàng anh trên khắp thế giới và đó là một trong những tài sản cốt lõi của Amazon trong tương lai. Không có nó, Amazon sẽ không phát triển. Mọi người được đầu tư vào Amazon cũng là được đầu tư vào nhóm tương đương của hệ sinh thái này

Kết nối chung

Giống như Apple, Amazon tạo nên những hệ sinh thái lớn về các đối tác thông qua các điều khoản và điều kiện – những hợp đồng chi phí thấp, có nghĩa là không lãng phí thời gian về việc cần phải gặp mặt và bắt tay nhau. Và không cần phải nỗ lực thuê người mà bạn biết hay bạn bè của bạn, những người có thể không thực hiện được

Điều này thực sự giảm bớt những xung đột, một thành tố thiết yếu của các doanh nghiệp linh hoạt. Và nó xảy ra thông qua các kết nối như RSS, APIs và các thuật ngữ chung. Tính chất chung của các kênh công nghệ và ý tưởng kinh doanh đều loại bỏ xung đột theo cách mà chúng ta chưa bao giờ thấy trước đó

Công nghệ điện toán đám mây

Và động cơ thứ năm là công nghệ điện toán đám mây. Công ty có khả năng phát triển cơ sở hạ tầng nhanh chóng và cả khả năng co lại nếu mọi thứ không hoạt động hiệu quả. Mọi người đều muốn tin rằng quản trị gọn nhẹ là quan trọng và đúng là như vậy. Nhưng sự linh hoạt trong việc sử dụng và thu hút nguồn lực là những gì thực sự tạo đà cho các doanh nghiệp về quy mô mới rộng lớn

Năm động lực kể trên cho phép Amazon tạo nên những bước chuyển biến kế tiếp cơ bản và mang lại những hệ sinh thái rộng lớn cho các hoạt động kinh doanh nhỏ và những khả năng sáng tạo độc lập. Amazon cũng cho phép mọi người trong hệ sinh thái của mình cùng phát triển

Điều này khiến cho các hoạt động kinh doanh của họ thực hiện được và đồng thời giúp họ đổi hướng, dàn xếp lại tầm nhận thức về cơ hội của mình. Những người ngang hàng này được đầu tư lành mạnh vào Amazon và tham gia vào các quyết định mà Jeff Bezos đưa ra. Đó là một hình thức quản trị mạo hiểm, đòi hỏi những kĩ năng mới và các cấp độ tin tưởng mới

Khi những động lực kể trên được đặt vào một công ty như Amazon thì công ty đó có thể xây dựng một danh mục lựa chọn đầu tư phức tạp. Tại sao Susan cho rằng mọi người ngạc nhiên bởi bước chuyển của nó? Đơn giản là Amazon và Apple đều tích tũy những chọn lựa. Trong khi nhiều doanh nghiệp khác vẫn còn bế tắc trong tư duy đổi mới rằng – tôi có thể cải thiện sản phẩm hay phát minh ra một sản phẩm mới như thế nào – thì Amazon và Apple lại đang tăng thêm những lựa chọn và tự tạo cho mình cơ hội đáp ứng các điều kiện thị trường đầy biến động. Họ không hề lấy làm ngạc nhiên

Trong khi các công ty khác như RIM dường như còn bế tắc trong việc thực hiện những gì họ có thể hay họ phải làm, thì Amazon có thể thực hiện những gì mà công ty lựa chọn. Đó là tất cả những gì về quản trị lựa chọn chiến lược

Trịnh Thanh Thủy
 
Last edited:
Intel công bố đầu tư vào VCCorp tại Diễn đàn kinh tế thế giới

VCIntel.png

Theo thông tin từ Quỹ đầu tư Intel, lý do Quỹ này đầu tư vào VC Corp là vì “công ty (này) đã xây dựng được hệ sinh thái và platform lớn nhất về các dịch vụ trên mạng Internet và mạng di động"

Theo thông tin từ Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới đang diễn ra tại Bangkok, Thailand từ ngày 30/5 tới 1/6/2012, Quĩ đầu tư Intel đã chính thức công bố khoản đầu tư trị giá 17 triệu USD vào hai công ty tại Đông Nam Á trong đó Việt Nam có một công ty duy nhất được đầu tư là Công ty Cổ Phần Truyền Thông Việt Nam (Vietnam Communications Corporation – VC Corp)

Được biết đây là khoản đầu tư thứ hai trong vòng 5 năm qua của Quĩ Intel, một trong những quĩ đầu tư lớn và có uy tín nhất trong ngành công nghệ thông tin (CNTT), vào các công ty công nghệ Việt Nam. Khoản đầu tư trước đó của Quỹ Intel là vào FPT

Công ty Cổ phần Truyền thông Việt Nam (VC Corp) là công ty hoạt động trong lĩnh vực nội dung số, thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến và các dịch vụ trên nền di động

Theo thông tin từ Quỹ đầu tư Intel, lý do Quỹ này đầu tư vào VC Corp là vì “công ty (này) đã xây dựng được hệ sinh thái và platform lớn nhất về các dịch vụ trên mạng Internet và mạng di động"

Trong hơn một năm trở lại đây, các khoản đầu tư vào các công ty công nghệ Việt Nam có dấu hiệu khởi sắc trở lại với sự phục hồi của nền kinh tế mạng và sự phát triển nhanh chóng của truyền thông di động. Nhiều khoản đầu tư lớn đã được công bố, nhưng theo các chuyên gia trong ngành CNTT, đây có thể coi là khoản đầu tư thực lớn nhất của một công ty công nghệ hàng đầu thế giới vào một công ty công nghệ Việt Nam
 
Last edited:
Top