What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

CỜ VÂY KINH TẾ

Cộng đồng an ninh mạng vinh danh Dương Ngọc Thái​

Kỹ thuật tấn công mạng dùng để phát hiện lỗ hổng của Microsoft của Dương Ngọc Thái và đồng nghiệp người Argentina (“Người phát hiện lỗ hổng của Microsoft”, Tuổi Trẻ 19/9/2010) vừa được cộng đồng an ninh mạng bầu chọn là kỹ thuật số 1 thế giới năm 2010

476517-1.jpg

Dương Ngọc Thái​

Đây là lần thứ năm liên tiếp cộng đồng an ninh mạng tổ chức bầu chọn danh sách tốp 10 kỹ thuật tấn công web mới và sáng tạo nhất của năm

Năm 2010, có gần 70 kỹ thuật mới được đưa vào danh sách bầu chọn. Với kết quả xuất sắc ở ba tiêu chí chính: sự mới lạ, sự nguy hiểm và số lượng các hệ thống có thể bị tấn công, nghiên cứu của Thái và đồng nghiệp đã nhận được danh hiệu trên

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Dương Ngọc Thái tự hào: “Giải thưởng của chúng tôi là vé tham dự hội thảo Black Hat 2011 tại Las Vegas, Mỹ và một bộ 20 cuốn sách an ninh ứng dụng có chữ ký của các tác giả. Giải thưởng lớn nhất là sự ghi nhận của cộng đồng thế giới”
 
Tập đoàn CNTT lớn nhất châu Âu gia nhập thị trường Việt Nam​

nss1258512845.jpg

CapGemini-tập đoàn lớn nhất châu Âu về công nghệ thông tin (CNTT), đã khai trương văn phòng làm việc tại tòa nhà Centre Point, TPHCM

Đây là trung tâm cung ứng phần mềm thứ 5 của tập đoàn này tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, có diện tích trên 2.200 mét vuông, với đội ngũ nhân viên chủ yếu là người Việt Nam

Theo bà Phạm Ngọc Trinh IDIART, Tổng Giám đốc CapGemini tại Việt Nam, trung tâm sẽ đóng vai trò là đầu mối kinh doanh, dịch vụ khách hàng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Hoạt động gia công phần mềm thuần túy sẽ chuyển giao lại cho các trung tâm khác ở nước ngoài, nơi tập trung nguồn lực lập trình viên

Bà Trinh cũng cho biết: “CapGemini hướng đến đối tượng khách hàng doanh nghiệp thuộc khối nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, và hàng không; bên cạnh là việc hợp tác với các đối tác trong nước trong cùng lĩnh vực”

Hiện CapGemini Việt Nam có khoảng 150 nhân viên, sắp tới sẽ tuyển dụng thêm 100 nhân viên địa phương để làm việc trong các bộ phận cung ứng, tài chính và kinh doanh

Tháng 11/2009, CapGemini đã mua lại công ty phần mềm IACP Asia tại Việt Nam chuyên về phần mềm trong lĩnh vực bảo hiểm
 
Google thay đổi CEO​

google.jpg

- Sau khi thông báo mức lợi nhuận vượt dự báo, Google cho biết sẽ có sự thay đổi vị trí quản lý của các nhân vật chủ chốt trong công ty

Google báo cáo lợi nhuận vượt kỳ vọng của Wall Street và khiến các nhà đầu tư choáng váng với thông báo rằng CEO Eric Schmidt sẽ từ chức, chuyển sang đảm nhiệm vị trí chủ tịch điều hành

Google tạo ra bước nhảy vọt trong lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu từ 6,79 USD trong năm ngoái lên 8,75 USD. Doanh số bán hàng lên tới 6,4 tỷ USD trong 3 tháng cuối năm, so với 4,954 tỷ USD 1 năm trước

Gã khổng lồ tìm kiếm trực tuyến và quảng cáo cũng cho biết người đồng sáng lập Larry Page, 37 tuổi, sẽ đảm nhiệm vị trí CEO từ ngày 4/4

CEO hiện tại của Google, Eric Schmidt, 55 tuổi, sẽ đảm nhận vai trò của Chủ tịch điều hành, tập trung vào các hoạt động giao dịch và quan hệ ngoại giao với Chính phủ. Trong khi đó, người đồng sáng lập Sergey Brin sẽ tập trung vào hoạt động chiến lược sản phẩm

Phần lớn các nhà đầu tư đều phản ứng tích cực với tin tức thay đổi nhân sự lãnh đạo trong Google. Ông Jacob Internet quản lý danh mục đầu tư Quỹ Ryan Jacob nói: "Tôi nghĩ rằng đó là một động thái tốt. Cơ cấu quản lý bộ ba luôn luôn là mối quan tâm của chúng tôi”
 
Eric Schmidt nhận 100 triệu USD khi rời vị trí CEO của Google​


Khoản thưởng bao gồm cổ phiếu và quyền chọn cổ phiếu, được cấp trong vòng 4 năm

Theo phát ngôn viên của Google, đây là lần đầu tiên Schmidt được nhận một khoản thưởng như vậy kể từ khi ông gia nhập công ty vào năm 2001.

Trong một động thái gây bất ngờ vào tuần trước, Google cho biết, Schmidt sẽ trao lại vị trí CEO cho Page, và sẽ tiếp tục lãnh đạo công ty ở cương vị Chủ tịch điều hành

Mặc dù Google đã thống trị lĩnh vực tìm kiếm trên Internet cả thập kỷ này, “gã khổng lồ” này vẫn chật vật tìm cho mình một chỗ đứng trong lĩnh vực mạng xã hội - mảng mà ở đó, những gương mặt mới như Facebook hay Twitter đang phát triển như vũ bão, hút bớt người sử dụng và cả nhân tài của Google

Một số nhà phân tích cho rằng, do “sốt ruột” trước sự cạnh tranh này nên Google mới đi tới quyết định thay CEO bất ngờ

Tuy nhiên, Schmidt tuyên bố, sự thay đổi này “không phải là phản ứng trước các đối thủ cạnh tranh”. Thay vào đó, theo vị CEO này, đây là một nỗ lực nhằm thúc đẩy quá trình ra quyết định tại Google. Nhiệm vụ sắp tới của Schmidt là tập trung vào các thương vụ của Google và các công việc có liên quan tới các cơ quan chính phủ. Trong khi đó, Brin sẽ tập trung vào các dự án chiến lược của công ty

Trong một báo cáo hồi tuần trước, Google cho biết, Schmidt đã lên kế hoạch bán bớt một phần cổ phiếu của ông trong công ty

Tính tới ngày 31/12/2010, Schmidt nắm giữ 9,2 triệu cổ phiếu Google và kiểm soát 9,6% quyền bỏ phiếu trong công ty. Ông dự định bán lại 534.000 cổ phiếu phổ thông hạng A, tiếp tục nắm giữ 8,7 triệu cổ phiếu và kiểm soát 9,1% quyền bỏ phiếu

Số cổ phiếu mà Schmidt dự định bán tương đương với 5,8% số cổ phiếu Google mà ông đang nắm giữ, trị giá vào khoảng 326,7 triệu USD ở mức giá đóng cửa cuối tuần trước

Trước đó, Google đã thưởng cho Giám đốc tài chính Patrick Pichette và Giám đốc bán hàng toàn cầu Nikesh Arora mỗi người 20 triệu USD cổ phiếu. Phó chủ tịch phụ trách kỹ thuật và nghiên cứu Alan Eustace được thưởng số cổ phiếu trị giá 10 triệu USD, còn Phó chủ tịch phụ trách quản lý sản phẩm Jonathan Rosenberg được thưởng 5 triệu USD
 
Intel đầu tư 100 triệu USD vào các trường đại học Mỹ​

intel100millioninvestmentgeographiessmall2.jpg

Các trường đại học được Intel lựa chọn xây dựng trung tâm nghiên cứu​

- Bắt đầu từ đại học Stanford, Intel sẽ xây dựng Trung tâm khoa học công nghệ Intel tại 7 trường đại học trong 5 năm

Đại diện Intel cho biết những Trung tâm khoa học và công nghệ Intel tại các trường đại học sẽ tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực phù hợp với chương trình nghiên cứu của công ty, bao gồm máy tính, thiết bị di động, bảo mật và mã nhúng

Justin Rattner, Giám đốc công nghệ của Intel, cho biết, với chương trình quỹ nghiên cứu mới này, các nhà nghiên cứu có thể nhận được khoản kinh phí nhiều hơn gấp 5 lần so với trước đây

Ông cho biết, các trường đại học cũng không nằm ngoài sự tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu vừa qua. Và đây là một trong những biện pháp mà nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới này làm để góp phần đưa các trường đại học vượt qua cơn suy thoái. Đồng thời cũng nhằm nâng cao sức cạnh tranh về mặt công nghệ của chính mình

Mỗi trường đại học sẽ được Intel giao nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề cụ thể. Chẳng hạn, đại học Stanford sẽ tập trung nghiên cứu trải nghiệm thị giác của người dùng trên máy tính (visual computing experience)

Stanford là trường đại học đầu tiên được Intel lựa chọn để thành lập trung tâm nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu tại đây sẽ hợp tác với các đồng nghiệp từ 7 trường đại học khác như Harvard, Princeton hay Đại học Washington

Mỗi trung tâm nghiên cứu sẽ được tài trợ 2,5 triệu USD/năm trong vòng 5 năm và tập trung vào lĩnh vực máy tính trực quan, bảo mật và điện toán đám mây

Justin Rattner cho biết, sau 3 năm, các nhà nghiên cứu tại các trường đại học và Intel sẽ cùng đánh giá lại tính khả thi của các nghiên cứu đang thực hiện

Intel hiện đầu tư khá nhiều vào các phòng nghiên cứu. Tháng 7/2010 vừa qua, hãng thông báo thành lập phòng thí nghiệm, trải nghiệm và tương tác (Interaction and Experience Research lab), nghiên cứu cách mọi người sử dụng máy tính trong tương lai

Một số phòng nghiên cứu của Intel hiện tập trung vào công nghệ 3D, khả năng dùng sóng/điện não điều khiển chip máy tính
 
Khách hàng - nhà đầu tư số 1 ?​

Việc đi xin đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm chưa hẳn đã là khởi động đúng đắn cho mọi giai đoạn tài chính

Các quỹ đầu tư mạo hiểm đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì một nền kinh tế sôi động và bồi dưỡng thêm tinh thần kinh doanh, nhưng việc đi xin đầu tư từ các quỹ này chưa hẳn đã là khởi động đúng đắn cho mọi giai đoạn tài chính

Doanh nghiệp nhỏ hiện tại rất muốn được phát triển thêm trên nhiều phương diện, tuy nhiên khả năng thu lợi hoặc lượng vốn hùn vào của họ đã hạn chế việc này

Đối mặt với vấn đề đó, một số doanh nghiệp đã quay ra làm việc với các quỹ đầu tư mạo hiểm, đồng nghĩa với việc bắt tay vào làm ăn cùng nhiều rủi ro cũng như tốc độ tăng trưởng nhanh. Các quỹ đầu tư mạo hiểm này sẽ cung cấp toàn bộ số tiền cũng như công việc quản trị mà các doanh nghiệp đang mòn mỏi tìm kiếm để có thể phát triển sản phẩm

Tiền có thể không làm được nhiều việc, nhưng rõ ràng là tiền hoàn toàn có thể giúp các doanh nghiệp khi cần huy động vốn liên doanh. Hơn thế, vốn liên doanh cũng không có nhược điểm gì để các doanh nghiệp phải e ngại. Tuy nhiên, trong khi nhiều doanh nghiệp nhỏ phụ thuộc vào tài trợ vốn liên doanh, một số ít các CEO vẫn đang trăn trở về những ràng buộc trong việc nhận tiền tài đầu tư: những ảnh hưởng của nó tới khách hàng và bản thân công ty

Song, việc xin vốn đầu tư mạo hiểm lại có vẻ ít được các doanh nghiệp quan tâm hơn, so với việc xin tài trợ theo doanh thu (tài trợ từ phía khách hàng, ví dụ: bán cổ phiếu) chẳng hạn

Hãy thử đưa hai loại tài trợ này lên bàn cân:

1. Quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ làm giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu mỗi khi họ đầu tư, và yêu cầu được làm thành viên hội đồng quản trị. Khách hàng, tuy nhiên lại không có nhu cầu về điều này, họ chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng

2. Quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ muốn kiểm soát tài chính khởi động của doanh nghiệp tới một mức độ nào đó. Khách hàng thì chỉ quan tâm đến vấn đề tài chính của chính họ

3. Nếu các quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư nhiều hơn một lần, dần dần họ sẽ giành nhiều phần trăm quản trị trong công ty hơn, thậm chí tới mức người sáng lập và các cổ đông chính ban đầu không còn nắm quyền điều hành công ty nữa. Trong khi đó, các khách hàng mua cổ phiếu nhiều lần sẽ biết tự hài lòng hơn, và trở thành một trong những ví dụ thành công điển hình để doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng mới hơn

4. Các quỹ đầu tư mạo hiểm cho rằng thành công đồng nghĩa với đầu ra phải hoàn hảo. Khách hàng lại tin rằng thành công nghĩa là phải tìm được một đối tác có thể giúp họ giải quyết được nhiều khúc mắc. Có thể họ cũng muốn một sự khởi đầu thành công, nhưng không nhất thiết là phải có quy mô lớn

5. Càng kiếm được nhiều đầu tư, doanh nghiệp càng khó thu hút thêm các nhà đầu tư khác. Trong khi đó, càng có nhiều khách hàng, doanh nghiệp càng dễ thu hút được nhiều khách hàng mới

6. Các quỹ đầu tư mạo hiểm không giúp doanh nghiệp có thêm nhiều khách hàng, trừ phi các công ty này sở hữu khách hàng của doanh nghiệp. Song, khi doanh nghiệp có càng nhiều khách hàng, họ càng dễ thu hút được các công ty cung cấp vốn liên doanh

7. Chỉ đôi khi bạn mới cần tới vốn liên doanh, trong khi không khi nào bạn không cần khách hàng

8. Khách hàng chỉ sợ chủ doanh nghiệp lơ là việc công ty. Các công ty cung cấp vốn thì chỉ chờ cho việc ấy xảy ra

9. Các nhà băng thường cho vay dựa trên các khoản doanh nghiệp sẽ nhận từ khách hàng, với lãi suất thấp. Còn các công ty cung cấp vốn thường đưa ra các điều khoản về việc cho vay, nhưng số tiền này hoàn toàn có thể được quy đổi ra thành cổ phiếu

10. Bạn hoàn toàn có thể làm hầu hết các khách hàng hài lòng với việc cung cấp dịch vụ tốt. Nhưng thật không dễ gì để làm hài lòng các công ty cung cấp vốn liên doanh

Tất nhiên, các quỹ đầu tư mạo hiểm đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì một nền kinh tế sôi động và bồi dưỡng thêm tinh thần kinh doanh, nhưng việc đi xin đầu tư từ các quỹ này chưa hẳn đã là khởi động đúng đắn cho mọi giai đoạn tài chính

Hãy đưa những lựa chọn mà bạn có lên bàn cân một cách cẩn thận, trước khi đi tìm một nhà đầu tư, và cũng hãy đánh giá thật chính xác vai trò của bản thân khách hàng đối với sự phát triển của công ty bạn, không chỉ ở thời điểm hiện tại, mà còn cả ở tương lai


VEF
 
Facebook đã tìm được quản lý cấp cao ở Việt Nam ?​

huynhkimtuoc.jpg

“Kinh nghiệm của tôi là đừng nghĩ mình có kinh nghiệm” - Huỳnh Kim Tước, chàng trai cố vấn của Google tại Việt Nam
đã nói như vậy khi được hỏi anh có kinh nghiệm gì để chinh phục các nhà tuyển dụng hàng đầu của Google


Thị trường đang đồn đoán nhiều về việc Facebook đã tìm được ứng viên cho vị trí phụ trách phát triển Facebook tại thị trường Việt Nam


Thông tin từ nhiều nguồn không chính thống khẳng định, Facebook đã tìm được người đảm trách vị trí Giám đốc phát triển và quản lý chính sách tại Việt Nam (Growth Manager). Một luồng dư luận khác còn phỏng đoán, nhân tài mà Facebook mới tìm ra lại không phải ai xa lạ

Bắt đầu từ chiều qua, trên Facebook của một số nhân vật có tiếng trong giới internet Việt Nam, một vài Fanpage lớn, đã đưa lên thông tin và bình luận về sự kiện: Facebook tìm được người phụ trách việc phát triển tại thị trường trong nước. Nguồn tin bước đầu không cho biết đích danh nhân vật “trúng tuyển”

Trước đó khoảng ba tháng, trang tuyển dụng của Facebook đăng tải nội dung tìm kiếm ứng viên cho vị trí quản lý chính sách và tăng trưởng của mạng này tại Việt Nam. Yêu cầu đặt ra ngoài việc thông thạo Tiếng Việt và tiếng Anh, còn đòi hỏi ứng viên phải có kinh nghiệm làm việc trong ngành công nghệ, mạng xã hội, am hiểu luật pháp, chính sách Việt Nam và xây dựng được mạng lưới quan hệ rộng rãi

Cũng theo nguồn tin chưa xác thực, Facebook sắp tới sẽ tuyển thêm vị trí chuyên viên tư vấn marketing tại Việt Nam. Chưa thể liên hệ đã xác thực tính chính xác của thông tin. Tuy nhiên, hiện tại, nội dung tuyển dụng trước đây của Facebook ở khu vực Việt Nam đã được gỡ bỏ trên trang web của hãng này

Liên quan đến luồng dư luận được nhiều người quan tâm, một số phỏng đoán cho rằng vị trí Growth Manager của Facebook Việt Nam sẽ do Huỳnh Kim Tước đảm trách. Nhân vật trẻ tuổi này khá nổi tiếng ở Việt Nam với vai trò cố vấn cao cấp của Google tại thị trường Việt Nam trong nhiều năm

Hiện tại, vẫn chưa thấy bất cứ động thái nào từ Facebook cũng như các đơn vị truyền thông uy tín đứng ra xác thực tính chuẩn xác của nguồn tin từ cộng đồng

Chân dung quản lý tiềm năng của Facebook Việt Nam

“Kinh nghiệm của tôi là đừng nghĩ mình có kinh nghiệm” - Huỳnh Kim Tước, chàng trai cố vấn của Google tại VN, đã nói như vậy khi được hỏi anh có kinh nghiệm gì để chinh phục các nhà tuyển dụng hàng đầu của Google

Con đường dài


12 tuổi, Huỳnh Kim Tước theo gia đình sang Mỹ sống và bắt đầu một cuộc sống mới nơi đất khách quê người. Lý giải về quyết định chọn ngành tâm lý học khi bước vào giảng đường của Trường ĐH Texas tại San Antonio (Mỹ), anh nói xem phim thấy các nhân vật là nhà tâm lý khá hay và có vẻ gì đó thú vị nên quyết định chọn ngành này. Tuy nhiên, thực tế khô khan của ngành học đã làm anh chán nản

Và sau bốn năm học, Tước phải đứng trước sự lựa chọn: học thêm bốn năm nữa nếu vẫn còn ý định trở thành nhà tư vấn tâm lý hoặc sẽ đi một con đường khác. Anh chọn con đường thứ hai để đi

Anh đăng ký học cao học ngành quản trị công quyền. Trong thời gian đó, một chương trình giúp phát triển kinh tế cho những khu vực khó khăn của cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton đang tuyển điều phối viên. Chỉ những ứng cử viên nặng ký mới có khả năng được nhận nhưng may mắn lại mỉm cười với anh. Cộng đồng người da đen và Mexico nơi anh sẽ phải làm việc mâu thuẫn khá lớn nên không dễ chấp nhận một người da đen hay da trắng làm cầu nối giữa họ. Và anh - một chàng trai da vàng đến từ châu Á - trở thành người được chọn với trách nhiệm nặng nề xen lẫn nhiều thách thức

Bạn bè và gia đình ra sức khuyên ngăn vì quá nguy hiểm khi phải sống ở những nơi được cho là các khu ổ chuột, mỗi lần đi đến các khu dân cư phải có trên dưới 15 cảnh sát đi theo để bảo vệ. “Tôi đặc biệt ấn tượng với câu nói của một người nhập cư khi biết tôi là người châu Á: hãy về nơi anh thuộc về nó. Và tôi nghĩ: tại sao lại không nhỉ”. Không đợi quá lâu, anh tìm về nước một mình mặc dù được rất nhiều người khuyên đừng về vì sẽ không có tương lai

Đường đến Google

Năm 1996, anh trở lại VN sau gần 15 năm sang Mỹ. Và kỳ diệu thay, căn bệnh cảm cúm hành hạ anh nhiều năm liền ở Mỹ đã không còn khi về đến VN. “Đây đúng là quê hương của tôi rồi” - anh nói đầy tự hào và sung sướng

Trong thời gian ở VN, anh sử dụng các dịch vụ của Google và gửi về đại bản doanh ở Mỹ những ý kiến đóng góp để các sản phẩm hoàn thiện hơn. Và chính trong thời gian đó, anh đọc được thông tin Google cần tuyển một người làm cố vấn tại VN để giúp định hướng các sản phẩm bằng tiếng Việt. Sau khi hồ sơ được chấp nhận, anh phải trải qua năm cuộc phỏng vấn bằng điện thoại từ trụ sở của Google và yêu cầu làm một bản phân tích thị trường tại VN. Và trong một năm đó, anh phải trả lời chất vấn của hàng loạt bộ phận như kỹ thuật, kinh doanh, pháp lý, PA... Đúng một năm sau, anh được mời sang trụ sở của Google tại Mỹ để trải qua vòng phỏng vấn cuối cùng và cũng để nhận câu trả lời

Anh nhớ lại: “Lúc đó trước mặt tôi là những chuyên gia tuyển dụng hàng đầu của Google với hàng loạt câu hỏi khó tăng theo cấp độ cao. Câu hỏi quyết định được đưa ra cuối cùng “năm năm sau Google VN sẽ như thế nào?” và tôi tự tin trả lời “năm năm sau Google VN sẽ là Google Đông Dương”. Nụ cười của họ làm tôi tin mình đã thành công. Giải thích về câu trả lời anh cho rằng thị trường Lào và Campuchia quá nhỏ để cho ra đời Google độc lập. Gắn thị trường hai nước đó với VN trong tương lai gần là hợp lý và cũng là khẳng định vị thế Việt Nam

Hỏi về kinh nghiệm học được trong thời gian hai năm làm việc cho Google, anh Tước cho biết đó chính là tinh thần làm việc độc lập cao, tác phong thoải mái. Lấy ví dụ để minh họa cho việc này anh nói ngay cả người đồng sáng lập Google Larry Page cũng hiếm thấy mặc đồ trịnh trọng khi đến văn phòng làm việc. Nhân viên có thể mặc áo thun và cả quần soóc dài đến gối. “Chỉ cần có ý tưởng mới, bạn có thể vào gặp ngay sếp để trình bày chứ không cần đến các khâu trung gian” - anh nói
 
Andrew Mason gã lãng tử làm kinh doanh​

7654_Andrew-Mason.jpg

Andrew Mason, Giám đốc Điều hành Groupon​

Groupon đã làm thay đổi cách người ta mua sắm và cách các cửa hàng tiếp thị sản phẩm. Đằng sau thành công đó là tài năng của một bộ óc nghệ sĩ, một gã lãng tử làm kinh doanh

Group - giải pháp “cùng thắng”


Mô hình “mua theo nhóm” của Groupon thật ra không mới mà nó đã xuất hiện cách đây khoảng 20 năm với những bước đi tiên phong của Mercata và Mobshop trong thập niên 1990. Tuy nhiên, mô hình của họ thất bại và chính thức bị khai tử vào năm 2001. “Theo tôi, nguyên nhân thất bại khá rõ ràng: các trang web này không có chính sách giảm giá. Họ bán những mặt hàng tiêu dùng và điện tử gia dụng, cạnh tranh trực tiếp với các “ông lớn” như Amazon nhưng giá cả lại không rẻ hơn là bao mà còn khiến khách hàng mất thời gian chờ đợi họ kêu gọi đủ số lượng người mua cần thiết để được hưởng mức giá đó,” Mason nhận xét

Mason ra mắt Groupon vào tháng 11.2008 và kể từ đó, trang web này thật sự thay đổi cách người dân Mỹ, về sau là cả thế giới, mua sắm. Sự thay đổi này đưa Groupon trở thành công ty đầu tiên được định giá hơn 1 tỉ USD chỉ sau hơn 1 năm hoạt động, điều mà Facebook phải mất hơn 2 năm còn Google thì mất đến 6 năm mới thực hiện được

Còn ông chủ của nó thì xuất hiện trên trang bìa của Tạp chí Forbes số ra vào tháng 8.2010 với dòng tít “Hiện tượng mới của thế giới web”, sánh vai cùng các siêu sao công nghệ một thời như Steve Case của AOL, Sean Parker của Napster, Jonathan Abrams của Friendster, Chris DeWolfe và Tom Anderson của Myspace

Người lập dị tài năng

Andrew Mason chinh phục thế giới kinh doanh không phải nhờ những bằng cấp liên quan đến kinh tế hay tài chính, mà bằng lối tư duy của một nghệ sĩ: Mason tốt nghiệp Đại học Northwestern vào năm 2003, chuyên ngành âm nhạc

Trong mắt bạn bè và đồng nghiệp, Mason là một người kỳ lạ, không nghiêm trang và buồn cười nhưng lại “rất thông minh, đầy đam mê và có tổ chức. Nhờ những phẩm chất ấy, ông đã đưa Groupon từ một công ty nhỏ với 150 nhân viên, doanh thu hằng năm đạt khoảng 100 triệu USD tại thời điểm cuối năm 2009 thành một “gã khổng lồ mới nổi” có hơn 3.000 nhân viên trên toàn cầu và doanh thu lên đến 2 tỉ USD/năm như hiện nay

Dù có vẻ lập dị nhưng Mason cũng đủ khôn ngoan để không đơn thương độc mã chèo lái Groupon. Ông đã chiêu mộ thành công Rob Solomon, một cựu giám đốc của Yahoo!, cho vị trí Giám đốc Điều hành, bổ nhiệm Lefkofsky vào vị trí Giám đốc Tài chính tạm thời trước khi chính thức lôi kéo được Jason Child của Amazon về đảm nhiệm vị trí này vào tháng 12.2010. Dưới sự lãnh đạo của ông, danh sách những công ty sẵn sàng cung cấp vốn cho Groupon cũng ngày một dài thêm. Vừa qua, Hãng huy động được gần 1 tỉ USD từ các quỹ đầu tư như Andreessen Horowitz, Battery Ventures và Greylock Partners

Thận trọng về tương lai

Việc Groupon từ chối lời đề nghị mua lại trị giá 6 tỉ USD của Google cũng khiến không ít nhà đầu tư bất ngờ, nhưng họ cũng lờ mờ nhận ra nguyên nhân đằng sau quyết định đó. Nhìn lại lịch sử, có không ít ngôi sao công nghệ mới từng được vinh danh như Steve Case của AOL, Jonathan Abrams của Friendster, Chris DeWolfe và Tom Anderson của Myspace nhưng hiện giờ họ ở đâu ?

Nhiều chuyên gia phân tích rõ ràng có lý do để lo ngại về một “bong bóng dotcom mới” đang hình thành. Lấy Twitter làm ví dụ, dù được các nhà đầu tư, trong đó có Kleiner Perkins, định giá vào khoảng 3,7 tỉ USD, nhưng doanh thu từ quảng cáo của trang này trong năm 2010 chỉ đạt vỏn vẹn có 50 triệu USD. Năm 2003, khi Google quyết định thôn tính Friendster, trang web này đang được đánh giá là mạng xã hội phổ biến và hút khách nhất. Nhưng hiện nay, còn rất ít người sử dụng

Thái độ thận trọng của Mason khi nhận xét về thành công của Groupon là có cơ sở bởi mặc dù không thể phủ nhận Groupon đang chiếm hơn 80% thị phần của lĩnh vực kinh doanh mới mẻ có tốc độ tăng trưởng lên đến 200% này nhưng sự cạnh tranh từ các đối thủ như Living Social, Friendster, Crowd Cut, YouSwoop và hàng trăm trang web có hoạt động tương tự đang xuất hiện như nấm sau mưa trên toàn cầu

Bên cạnh đó, Mason cho thấy ông có tầm nhìn xa như thế nào khi quyết định từ chối lời đề nghị 6 tỉ USD của Google. Sau thất bại của thương vụ Friendster, Google quyết định tham gia vào thị trường này, trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Groupon với trang web thương mại xã hội Google Offers. Ngoài ra, sự cạnh tranh đến từ đối thủ nặng ký nhất, LivingSocial, cũng hứa hẹn nhiều hấp dẫn sau khi hãng này nhận được khoản rót vốn trị giá 175 triệu USD từ Amazon để mở rộng cơ sở khách hàng hiện tại

Tuy nhiên, Mason lại không xem đây là mối đe dọa bởi ông đã sẵn sàng với mô hình Groupon 2.0. Ở giai đoạn đầu tiên của mô hình thương mại xã hội, Groupon đã làm rất tốt khi kết nối được các doanh nghiệp địa phương với người tiêu dùng địa phương bằng các khoản giảm giá đáng kể. Giai đoạn tiếp theo, Groupon sẽ xây dựng tính “siêu địa phương” cho các dịch vụ của mình. Groupon 2.0 sẽ không chỉ biết bạn sống ở đâu, sở thích là gì, trải nghiệm mua sắm của bạn ra sao, mà còn hiểu được điều gì sẽ kích thích sự tò mò của bạn

Các nhà đầu tư vào Groupon tin rằng với các thế mạnh là tìm kiếm, phân tích dữ liệu và những thuật toán chọn lọc sản phẩm hấp dẫn khách hàng nhất để tung ra vào thời điểm thích hợp nhất, Groupon 2.0 sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành công

Mason từng nói: “Một trong những thách thức lớn nhất cho việc sáng tạo là làm thế nào để đầu óc bạn trống rỗng khi bắt tay vào thực hiện công việc,” và bộ óc của ông vẫn đang tiếp “trống rỗng” như thế để sẵn sàng cho những ý tưởng tuyệt vời mới trong tương lai
 
Tại sao Ấn Độ vẫn chưa có một “Baidu” ?​

Đầu tư mạo hiểm ở Ấn Độ cần phải có thời gian rất dài mới thấy được hiệu quả, và cho đến nay mới chỉ có một công ty duy nhất thu được mức lợi nhuận có thể gọi là so sánh được với doanh thu của các công ty ở Trung Quốc

Nhà báo Rebecca Fannin bình luận trên Forbes Asia tháng 2/2011 về khả năng phát triển của Ấn Độ trước cái bóng TQ

Tôi có nhớ nhà đầu tư mạo hiểm Sumir Chadha đã kể với tôi rằng, ông đã có một quyết định kinh doanh sáng suốt nhất từ trước đến nay. Đó là thời điểm năm 2006, khi ông sát nhập công ty non trẻ của mình là Westbridge Capital Partners với công ty đầu tư công nghệ nổi tiếng Sequoia Capital

Quyết định này đã giúp ông bước lên một nấc thang mới trong sự nghiệp: trở thành nhà đầu tư mạo hiểm hàng đầu của Ấn Độ. Tuy nhiên, hiện Chadha cùng ba đối tác chính đã tách khỏi Sequoia Capital India để tập trung đầu tư vào những công ty cổ phần công khai. Sự ra đi này đánh dấu một kỷ nguyên mới không chỉ với các nhà đầu tư Goldman Sachs mà còn có tác động không nhỏ đến nguồn vốn đầu tư trong thị trường lục địa

Ấn Độ vẫn chưa có một Baidu hay một Alibaba cho riêng mình (đây là hai công ty thành công nhất trong số hàng chục công ty mới cổ phần của Trung Quốc). Và cơ hội cho các công ty Ấn Độ vươn cao càng mong manh hơn trong thời điểm này, khi một trong số các nhóm đầu tư có nhiều kinh nghiệm nhất của họ đang chuyển hướng sang các thương vụ đầu tư tư nhân vào vốn cổ phần (PIPE). Và đây là lý do của họ: Tại sao lại phải đầu tư mạo hiểm khi có thể đầu tư 10 triều đôla giống như Sequoia đã đầu tư vào Nagarjuna Construction Co. năm 2008, thu về 23 triệu đô chỉ trong vòng 6 tháng. Cho đến thời điểm này, Sequoia Capital India đã có ít nhất 7 thương vụ PIPE

Đầu tư mạo hiểm ở Ấn Độ cần phải có thời gian rất dài mới thấy được hiệu quả, và cho đến nay mới chỉ có một công ty duy nhất thu được mức lợi nhuận có thể gọi là so sánh được với doanh thu của các công ty ở Trung Quốc, dù công ty này vẫn chưa đạt được mục tiêu đã đề ra. Khi năm vị giám đốc quản lý còn lại ở Sequoia Capital India đảm nhận trọng trách, hoạt động kinh doanh và 94 hạng mục đầu công nghệ, tiêu dùng, tài chính, y tế, năng lượng, tìm kiếm nguồn lực bên ngoài...tại công ty đầu tư mạo hiểm hàng đầu Ấn Độ này đã không còn giống như trước

Liệu điều tương tự có xảy đến với Sequoia Capital Trung Quốc ? Có vẻ là không. Tuy nhiên, hãy luôn ghi nhớ rằng, Nei Shen - đối tác quản lý và đồng sáng lập, đã chuyển hướng từ đầu tư vốn cho các công ty mới thành lập sang những khoản đầu tư lớn hơn cho những công ty mới nổi có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng

Tại sao tôi lại nói điều này sẽ không lặp lại ở Trung Quốc? Bởi vì doanh thu đầu tư ở Trung Quốc lớn hơn rất nhiều so với ở Ấn Độ, và ngày càng có nhiều công ty trẻ ở Trung Quốc dự kiến sẽ cổ phần hóa trong năm nay

Tháng 8 vừa qua, cuối cùng thì Ấn Độ cũng có được đột phá quan trọng đầu tiên khi cổng du lịch trực tuyến MakeMyTrip được niêm yết trên NASDAQ và được định giá thị trường là 903 triệu đôla. Đó là một trong những IPO hàng đầu của châu Á, và theo quan sát của tôi, đây là công ty Ấn Độ được cấp vốn đầu tư đầu tiên phát hành cổ phiếu trên thị trường Mỹ. Thành công được mong mỏi từ quá lâu này của MakeMyTrip có thể sẽ mở đường cho những thành công tiếp theo của doanh nghiệp Ấn tại Mỹ. Công ty tìm kiếm địa phương JustDial và công ty cung câp các dịch vụ giải trí trên di động InMobi (Kleiner Perkins) là hai trong số những công ty sắp phát hành cổ phiếu trên thị trường rộng lớn này

Trong số 49 công ty IPO của châu Á tại thị trưỡng Mỹ năm 2010- hầu hết đều được hỗ trợ vốn mạo hiểm hoặc vốn tư nhân- thì có đến 45 công ty của Trung Quốc, và chỉ có 1 công ty của Ấn Độ. Danh sách những cái tên thành công của Trung Quốc gồm có địa chỉ bán sách trực tuyến Dangdang, website chia sẻ video Youku và công ty tìm kiếm các nguồn lực bên ngoài HiSoft

Các công ty IPO trước đây của Ấn Độ- ngoài Infosys và Wipro- đã có mặt tại các sàn chứng khoán nhà nước. Trong 5 năm qua, những công ty này có 5 thỏa thuận mua bán với Sequoia- SKS Microfinance, eClerx, Edelweiss, Manappuram Financial, FirstSource, Idea Cellular-và một thỏa thuận với Kleiner Perkins deal- trang web việc làm Naukri

Việc mua lại những công ty khác cũng là một cách thu được lợi nhuận từ các công ty được đầu tư ở Ấn Độ. Sequoia đã mua lại ít nhất 4 công ty kiểu này. Trong đó có việc Pearson mua lại 76% cổ phần của trang dạy học trực tuyến Tutorvista với giá 127 triệu đôla vào tháng 1 vừa qua. Sequoia còn thu được gấp 4 lần lợi nhuận khi nhà phát triển bán hàng phần mềm dược MatrixRX, Inc được Cognizant Technology Solutions Corp mua lại với giá 140 triệu đô năm 2007

Ấn Độ đang trên đà phát triển, nhưng so với Trung Quốc, thị trường vốn đầu tư mạo hiểm còn bị tụt lại phía sau cả về số lượng các thương vụ lẫn quy mô vốn

Năm ngoái, theo Dow Jones VentureSource, đầu tư mạo hiểm ở Ấn Độ đã tăng 14% lên 895 triệu đôla trong 92 thỏa thuận mua bán, trong khi Trung Quốc tăng những 59% lên 4 tỷ đôla trong 262 thương vụ. Vốn hỗ trợ ở Ấn Độ đã giảm 38% xuống 2,4 tỷ đô vào năm 2010 (mức đỉnh là 9,4 tỷ năm 2008), trong khi theo báo cáo của Dow Jones LP Source thì Trung Quốc đã tăng 78% lên 11,4 tỷ đôla trong năm ngoái- mức giảm không nhiều so với thời điểm cao nhất là 14,8 tỷ đôla năm 2008

Chỉ có một số công ty đầu tư mạo hiểm, ví dụ như Helion Ventures, DFJ, Kleiner Perkins, IDG and NEA IndoUS, là vẫn cam kết hỗ trợ các công ty mới thành lập ở Ấn Độ. Battery Ventures đã bị "xóa sổ" vào năm 2009 sau khi thua lỗ nặng (cũng là thỏa thuận của Sequoia) khi bán Travelguru cho Travelocity chỉ với 12 triệu đôla. Một số công ty khác như Accel và Norwest Venture Partners vẫn cam kết đầu tư cho những công ty mới nổi và mới thành lập

Không có vẻ là nhóm lãnh đạo mới của Sequoia Capital India sẽ đặt cược lớn vào những công ty công nghệ đã nổi ở thung lũng Silicon. Sequoia Capital India có hai quỹ đầu tư trong các công ty có tốc độ phát triển nhanh chóng, gây quỹ được 400 triệu đôla năm 2006 và 725 triệu đôla năm 2008

Chắc chắn rằng chiến lược đầu tư của riêng Chadha là đã rất mạnh bạo trong suốt thập kỷ qua. Năm 2009, cựu giám đốc điều hành của Goldman Sachs và McKinsey & Co từ Bay Area đã đến thành phố Mumbai- nơi ông đã bắt đầu sự nghiệp đầu tư mạo hiểm vào năm 2000 với một quỹ Westbridge 140 triệu đôla và một quỹ của người kế nhiệm 200 triệu đôla

Các thương vụ của ông bắt đầu với những đầu tư an toàn hơn, trong các lĩnh vực mà Ấn Độ tự tin nhất, chủ yếu là tìm kiếm nguồn lực bên ngoài. Sau đó, ông chuyển sang các thương vụ với các công ty công nghệ như: chơi game trên di động, mạng xã hội (Mauj) và Internet (Travelguru, TutorVista and Shaadi). Gần đây nhất, mục tiêu lại được mở rộng sang lĩnh vực y tế (MarketRX), phần mềm (AppLabs), bán lẻ (Café Coffee Day) và thậm chí là các thương hiệu xa xỉ (Genesis Colors)

Phong cách các nhà lãnh đạo mới của Sequoia Capital India thể hiện trong giai đoạn chuyển đổi và tạo hướng đi riêng cho mình sẽ mang lại viễn cảnh mới cho sự phát triển của đầu tư mạo hiểm trong một thị trường châu Á quan trọng này- thị trường lớn thứ hai chỉ sau Trung Quốc

Tất cả những doanh nhân mà tôi đã phỏng vấn ở Ấn Độ đều cho biết ước mơ được giàu có và nổi tiếng như Robin Li của Baidu và Jack Ma của Alibaba. Và liệu các nhà đầu tư mạo hiểm vẫn sẽ luôn sát cánh giúp họ hiện thực hóa ước mơ của mình ?
 
Những nhà nghiên cứu điên khùng​

Cách nhanh nhất để trở thành VIP là phát minh ra một thứ gì đấy hữu dụng

Khi ngồi nghĩ ra các ý tưởng mới, “bạn phải chắc rằng người ta thấy nói toàn điều điên khùng thì cũng chẳng làm sao”, Nathan Myhrvold nói.
Công ty Intellectual Ventures của ông tìm kiếm lợi nhuận từ các phát minh

Myhrvold không cần tiền, với tư cách cựu Giám đốc Công nghệ của Microsoft, nhà ông đã có hàng bao tải tiền. Nhưng ông tin rằng “phát minh là thứ gần với phép thuật nhất mà chúng ta có”

Myhrvold tổ chức các “kỳ họp phát minh” chào mời tư duy từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông mời họ vào một căn phòng với hàng bình cà phê rồi đề trao đổi ý kiến với nhau

Các trợ lý sẽ ghi lại buổi trò chuyện và làm cho buổi gặp gỡ thêm phần thú vị bằng cách chiếu các bài báo khoa học có liên quan lên màn hình. Và Myhrvold, vốn được đào tạo để trở thành một nhà vật lý, vui vẻ thưởng thức những điều trên

Vì ông thông minh và có lắm mối quan hệ (nhà đầu tư vào công ty của ông bao gồm Microsoft, Intel, Apple, Google, Sony và Nokia), những người thông minh khác cũng vui vẻ tham dự vào buổi gặp mặt này

Một người đề nghị diệt muỗi sốt rét bằng tia lade. Ai cũng cười. Nhưng rồi họ bắt đầu suy nghĩ về điều này và nhận ra rằng công nghệ lade rẻ hơn nhiều so với trước kia nhờ đầu đĩa Blu-Ray và máy in lade

Một mẫu chạy thử được chế tạo năm 2008. Công ty giờ đang tìm kiếm một đối tác để sản xuất nó

Ngoài ra, đội của ông đã thiết kế một lò phản ứng hạt nhân sử dụng chất thải hạt nhân làm nhiên liệu. Ông nói lò này thu được nhiều năng lượng từ uranium hơn công nghệ hiện nay 20 lần

Ông và Bill Gates đã lập ra công ty công nghệ TerraPower để phát triển ý tưởng đó

Đây là hướng đi tham vọng và liều lĩnh mà thế giới phải chọn nếu muốn ngăn sự ấm lên toàn cầu, Myhrvold nói. Nếu nó có kết quả, ông sẽ giàu to. Nếu không, ông vẫn còn vô khối ý tưởng khác

Công ty của Myhrvold minh họa cho một số nguyên tắc hữu dụng đối với những ai muốn thúc đẩy sự sáng tạo

Thứ nhất, vì công nghệ ngày càng phức tạp nên tiến bộ dựa ngày càng ít trên nỗ lực cá nhân và ngày càng nhiều vào hợp tác

Hàng triệu khoa học gia trên thế giới trò chuyện với nhau càng nhiều, sẽ có càng nhiều ý tưởng tuyệt vời nảy sinh. Số bằng sáng chế được cấp đã tăng từ 900.000 năm 1985 lên 1,9 triệu năm 2008

Công ty của Myhrvold đóng trụ sở gần Seattle, nhưng chào đón các khoa học gia từ khắp mọi nơi và duy trì một công ty con ở Ấn Độ để nắm bắt được dòng chảy sáng tạo nơi đây

Các nhà nghiên cứu của công ty ở Bangalore đang bắt tay vào nhiều dự án từ dùng tia lade đỏ để bảo quản thực phẩm tới các máy nano ADN đưa thuốc tới vị trí chính xác trên cơ thể bệnh nhân

Nguyên tắc thứ hai là lợi nhuận cũng quan trọng

Sáng tạo có nhiều động lực khác nhau, trong đó có lẽ tiền không phải quan trọng nhất. Các nhà phát minh làm việc vì đó là điều họ thích. Nhưng các nhà phát minh cũng phải sống nữa

Động cơ lợi nhuận là một nguồn gốc quan trọng của kỷ luật. Làm ra chiếc xe chạy bằng pin là một chuyện, làm một chiếc đủ rẻ và khỏe để mọi người mua được nó lại là chuyện khác

Dù vậy thị trường ý tưởng còn lâu mới hoàn hảo. Có rất nhiều vốn đầu tư mạo hiểm vào các ý tưởng sẽ cho lợi nhuận trong ngắn và trung hạn, nhưng nghiên cứu và phát triển dài hạn phụ thuộc nặng nề vào chính phủ

Chúng thường được tài trợ trên cơ sở từ thiện: “Đưa tiền cho tôi và đừng mong thấy lại chúng,” theo lời của ông Myhrvold

Ông thích một cách tiếp cận có tính “kinh doanh” hơn với một thị trường giàu thanh khoản giúp nhà đầu tư có thể mua và bán ý tưởng. Ông nghĩ một thị trường như thế sẽ thu hút hàng tỷ đôla cho các phát minh mới

Ý tưởng của ông còn gây nhiều tranh cãi. Intellectual Ventures ngoài tạo ra các ý tưởng của chính mình còn đi mua rất nhiều bằng sáng chế từ những người khác

Một số người ở Thung lũng Sillicon sợ ông Myhrvold sẽ sử dụng các bằng sáng chế này để kiện các công ty công nghệ tội xâm phạm chúng. Nhưng Myhrvold phủ nhận mọi ý định trở thành cái gọi là “patent troll” (tạm dịch: kẻ phá rối bằng bằng sáng chế)

Ông điều hành nhiều quỹ cho phép các nhà đầu tư có kiên nhẫn đặt cược vào một rỏ các ý tưởng có thể sinh lời trong dài hạn. Điều này ngay lập tức tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư bán bằng sáng chế của họ, nhờ thế mà khuyến khích các sáng tạo
 
Tỷ phú gắn kết website​

Những “người khổng lồ” của thế giới kỹ thuật từng xa lạ với cái tên Yuri Milner. Nhưng bây giờ thì người đàn ông Nga này đã trở thành hình mẫu lý tưởng mà nhiều doanh nhân Mỹ nỗ lực học theo

milner-1.jpg

Yuri Milner​

Milner, 49 tuổi, hiện đang sống cùng vợ và hai con gái. Mái ấm và sinh hoạt gia đình anh khá bình thường, ngoài trừ vô số màn hình TV và máy vi tính ở khắp các phòng trong nhà. Phòng khách có 9 màn hình TV lớn đang bật những kênh thông tin quốc tế như CNBC, CNN…

Trên bàn làm việc có thêm 3 màn hình khác. Một trong số đó mở sẵn mini blog Twitter nói về Milner và sự nghiệp kinh doanh của anh, gồm công ty đầu tư DST Global và công ty internet lớn nhất nước Nga Mail.ru Group… Trong phòng ăn cũng có nhiều màn hình gắn trên khắp 3 bức tường. Vậy nên, bữa tối thường xuyên bị gián đoạn bởi những tin kinh tế và chính trị quốc tế quan trọng

Khi được hỏi là như vậy có “quá tải thông tin” không, thì Milner khẳng định: “Không, bởi đây là công việc của tôi”. Chị Julia, là người “nội tướng” thấu hiểu và cảm thông cho đam mê sự nghiệp của chồng, mà còn phải thốt lên: “Anh ấy như một con robot”

Và chính Milner cũng thừa nhận rằng cả năm nay anh chưa thể đến nhà nghỉ của gia đình ở Volga, dù chỉ cách Moscow 2 tiếng đồng hồ xe chạy. Bộ phim gần nhất anh đã xem là The Social Network (Mạng xã hội). Hơn thế nữa, Milner thường đi công tác xa nhà từ hai đến ba tuần mỗi tháng

Chiếc điện thoại di động iPhone của anh réo liên hồi, vì nhiều nhà quản lý các quỹ đầu tư và luật sư ở khắp châu Âu không ngừng tìm đến để ký kết hợp đồng. Đầu tư cho thế giới Web không phải là việc “ngon ăn”. Và cả thế giới ngưỡng mộ Milner đã sáng suốt góp vốn vào Facebook (nơi anh hiện giữ 10% cổ phần) công ty trò chơi điện tử trực tuyến Zynga (5% cổ phần) và công ty mua nhóm Groupon (5% cổ phần)

Với tổng giá trị cổ phần tại Facebook là 5 tỷ USD, Milner đã viết lại định nghĩa cách thức đầu tư cho ngành kỹ thuật và tiến vào thung lũng Silicon với tư cách một trong những người giàu nhất thế giới

Doanh nghiệp mạo hiểm của Milner hiện có hai nhánh là quỹ đầu tư tư nhân DST Global và công ty internet Mail.ru, thu hút lưu thông của 70% Web trong nước Nga và có giá trị 8 tỷ USD trên London Stock Exchange. Ba thư ký của Milner làm việc thay ca nhau, 8 tiếng một ca, làm thành 24 giờ khép kín không nghỉ. Khoảng 20 nhân viên của DST Global, nhiều người từng làm cho Goldman Sachs, không ngừng tìm kiếm thỏa thuận và gom tiền từ Singapore, Dubai và London

Khi Milner nảy ra ý tưởng và gọi nhân viên lúc 2 giờ sáng thì hãy chuẩn bị tinh thần để cùng anh ấy bàn bạc đến 5 giờ. Thành viên ban lãnh đạo Facebook Marc Andreessen so sánh nhân viên DST như là “những cuốn bách khoa toàn thư sống về kinh doanh internet”
 
Phải coi mình đang sống trong thời chiến​

0172_260.jpg

Ông Trương Đình Anh chính thức thay thế vị trí của người tiền nhiệm Nguyễn Thành Nam tại FPT​

Chiều 25/3, ông Trương Đình Anh đã chính thức đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc Công ty Cổ phần FPT. Bài phát biểu nhậm chức của ông chứa đựng những thông điệp đáng chú ý về hướng đi sắp tới của doanh nghiệp tư nhân thuộc hàng lớn nhất Việt Nam

"Hôm nay, tôi rất xúc động đứng đây với vinh dự và trách nhiệm trở thành Tổng giám đốc thứ ba của tập đoàn FPT

Tôi xin cám ơn anh Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng Quản trị - người anh lớn đã liên tục truyền cảm hứng cho tôi. Anh là chỗ dựa cho tôi trong những thời điểm khó khăn nhất

Tôi xin cám ơn anh Nguyễn Thành Nam - Tổng giám đốc - người đã tận tâm phục vụ và cống hiến cho FPT. Anh đã dìu dắt tôi từ ngày đầu gia nhập FPT và đã đề cử tôi vào chức vụ điều hành tập đoàn

Chúng ta đang ở đâu ?

Nhận nhiệm vụ Tổng giám đốc, tôi ý thức chúng ta đang đứng trước những khủng hoảng và thách thức to lớn

Trong 4 năm qua, cuộc khủng hoảng tài chính trên quy mô toàn cầu đã làm cho kinh tế đặc biệt khó khăn. Nhiều ngành nghề, nhiều công ty đã bị đình đốn, bị thu hẹp hoạt động, bị phá sản. Đối với FPT, nhiều hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tỷ giá, bởi thị trường, bởi các nhà cung cấp và nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác

Bên cạnh đó, việc FPT niêm yết thành công trên sàn chứng khoán vào 13/12/2006 đã đem lại thành công tài chính cho nhiều cá nhân nhưng cũng dẫn tới nhiều hệ lụy. Các cán bộ điều hành của chúng ta đã giàu lên nhanh chóng, đã trở thành những tỷ phú. Khi đó, những đồng lương, thưởng trước đây hấp dẫn thì nay chỉ còn là một con số nhỏ trong bảng tổng tài sản

Chúng ta nhìn nhận một thực tế là chúng ta ở nhà to hơn, đi xe đẹp hơn, trong túi có nhiều tiền hơn nhưng lại mang trong mình ít khát vọng hơn. Tinh thần chiến đấu của nhiều người FPT đã bị giảm sút

Chúng ta đã không kịp thời nâng cao được mục tiêu phát triển của tổ chức, khát vọng của toàn thể đội ngũ. Chúng ta đã không khuyến khích được nhiều thanh niên trẻ, tài năng gia nhập FPT coi FPT là bệ phóng cho những ước mơ của mình

Chúng ta đã không mạnh dạn đầu tư vào những hướng kinh doanh mới, không quyết tâm mở rộng thị trường, không tin vào việc có thể làm giàu bằng công nghệ, không gắng sức vượt lên trên những khó khăn để giành lấy cơ hội

Chúng ta tụt hậu trong nhiều lĩnh vực công nghệ mới

Trong 5 năm qua, chỉ số tăng trưởng của FPT đã rơi xuống dưới 20%/năm, trong nhiều trường hợp, sự tăng trưởng của chúng ta có được là do lạm phát, do tỷ giá

Chúng ta muốn gì ?

Các bạn FPT thân mến

Đã đến lúc FPT phải nhìn lại mình một cách toàn diện

Đã đến lúc chúng ta phải hành động quyết liệt để tìm lại những giá trị cốt lõi của mình

Tinh thần FPT ở đâu? Văn hóa FPT ở đâu? Tình yêu FPT ở đâu? Lòng tự trọng của chúng ta ở đâu? Khi chúng ta cứ dậm chân tại chỗ, cứ thụt lùi, cứ nhìn thấy tên FPT thấp dần trong các bảng xếp hạng

Chúng ta phải xông lên với toàn bộ sức mạnh và sự khát khao của mình

Chúng ta phải hướng tới việc tăng trưởng lợi nhuận gấp 4 lần vào năm 2014

Chúng ta phải biến chỉ tiêu tăng trưởng thành pháp lệnh. Ngay trong năm nay, ngay trong quý tới đây, chúng ta phải hành động để vươn tới mục tiêu tăng trưởng 30%/năm và đẩy tốc độ tăng trưởng lên trên 40%/năm trong những năm tới

Chúng ta phải cải cách chính sách lương, chính sách thưởng để những công cụ này phục vụ đắc lực cho tăng trưởng. Các chính sách này sẽ triệt để khuyến khích các hướng kinh doanh mới, phương thức kinh doanh mới, thị trường mới, phát triển những sản phẩm công nghệ mới

Chúng ta khao khát có được những tài năng trẻ dốc sức phát triển những sản phẩm "made by FPT". Chúng ta mong muốn có được những sản phẩm công nghệ, những giải pháp công nghệ tầm cỡ do FPT sở hữu. Muốn thế, chính sách của chúng ta phải làm sao để những người sáng tạo ra những sản phẩm, giải pháp đó phải trở nên thành đạt, giàu có. Chúng ta phải đầu tư một cách mạnh mẽ vào công tác R&D

Chúng ta phải không ngừng đề cao kỷ luật lao động, kỷ luật thực hiện kế hoạch, cương quyết cắt giảm tất cả những chi phí không cần thiết để tập trung mọi nguồn lực cho tăng trưởng

Chúng ta, mỗi cán bộ lãnh đạo của FPT cần liên tục tự hỏi mình ngày hôm nay đã làm gì cho sự phát triển của FPT? Những ai thấy rằng mình đến ngưỡng, không thể đóng góp cho FPT tăng trưởng thì hãy mạnh dạn tiến cử những người thay thế xứng đáng. Đó chính là cách chúng ta thể hiện tình yêu và trách nhiệm đối với FPT

Chúng ta phải coi mình đang sống trong thời chiến, tất cả những gì cản trở phát triển chính là những lô cốt mà chúng ta phải tiêu diệt nếu chúng ta còn muốn tồn tại như một FPT mà chúng ta yêu quý và tự hào

OneFPT ?

Suốt những năm qua, FPT đã trải qua nhiều bước thăng trầm, nhiều thời điểm có tính quyết định đối với sự phát triển. Trong những lúc khó khăn nhất, nhiều thế hệ người FPT đã thể hiện sự đam mê cháy bỏng trong việc nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ, tuy có những lúc chúng ta cũng đã từng buộc phải làm rất nhiều việc khác để sinh tồn và tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ công nghệ của mình

Hôm nay, tôi hy vọng sẽ là một thời điểm đáng nhớ khi chúng ta đoàn kết, tập hợp toàn bộ lực lượng của mình cho mục tiêu OneFPT - một FPT lấy công nghệ - thông tin - viễn thông làm mũi nhọn và động lực phát triển

Chúng ta phải bỏ đi những chia rẽ trong nội bộ

Chúng ta phải đồng nhất về lợi ích phát triển

Chúng ta phải biến các tài nguyên của toàn tập đoàn phải trở thành nguồn lực chung cho sự phát triển thay vì để cho những tài nguyên ấy phân tán hay sử dụng lãng phí

Chúng ta phải kết nối 12 ngàn người FPT thực sự dưới một mái nhà, như trong một đại gia đình, chúng ta là một thể thống nhất OneFPT

Chúng ta hướng tới đâu ?

Cùng tất cả nhân lực, vật lực và những tiềm năng công nghệ mà chúng ta đang sở hữu, chúng ta hoàn toàn có quyền tin rằng trong một tương lai gần, chúng ta sẽ đưa đến mỗi gia đình, mỗi cá nhân những sản phẩm chứa đựng những giá trị công nghệ mà chúng ta đang xây dựng

Chúng ta hướng tới cung ứng những giải pháp công nghệ để giải quyết những bài toán quản lý tầm quốc gia, trợ giúp cho Chính phủ có thể quản lý một cách hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên của đất nước, để mỗi người dân có thể hưởng thụ nhiều lợi ích hơn từ các dịch vụ công đã được điện tử hóa

Chúng ta hướng tới việc phát triển hàng loạt các dịch vụ nội dung số, mạng xã hội, giải trí, học tập trực tuyến. Nhiều dịch vụ sẽ được tích hợp chặt chẽ vào các thiết bị cầm tay, thiết bị để bàn mang thương hiệu FPT - các sản phẩm đó sẽ là những cầu nối hữu hình giữa FPT và các khách hàng của mình

Chúng ta đang tạo ra những nền tảng phát triển các dịch vụ không chỉ cho riêng mình mà còn hướng tới phục vụ cả cộng đồng công nghệ và các đối tác. Chúng ta ý thức một cách mạnh mẽ rằng khi huy động được sức mạnh của cả cộng đồng thì mới có thể đáp ứng một cách đa dạng nhu cầu khách hàng, làm cho cuộc sống của họ ngày càng tốt hơn, tiện dụng hơn

Chúng ta đang tổ chức những chuỗi đào tạo nhân lực với quy mô "mega university", theo những hình mẫu đào tạo kiểu mới nhằm đem lại giá trị cao hơn cho nguồn nhân lực Việt Nam trong cuộc cạnh tranh nhân lực toàn cầu mà Đảng và Nhà nước ta đang phát động. Chúng ta sẽ không ngừng tìm kiếm cơ hội đầu ra cho hàng trăm ngàn sinh viên, học viên trong mạng lưới cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp

Chúng ta mong muốn không chỉ gia công xuất khẩu phần mềm mà hy vọng vào một ngày không xa, nhiều quá trình hoạt động kinh tế, xã hội ở những quốc gia phát triển sẽ do người Việt Nam chúng ta, ngồi tại Việt Nam đáp ứng thông qua các hệ thống dịch vụ BPO. Chúng ta ý thức rõ trách nhiệm của mình phải tham gia một cách tích cực vào định hướng đưa Việt Nam thành nước mạnh về công nghệ thông tin

Chúng ta đang hướng tới cung cấp những kết nối tốc độ siêu cao đến mỗi cá nhân, mỗi hộ gia đình để người dân được hưởng thụ nhiều dịch vụ điện tử hóa, cá nhân hóa. Những kết nối đó cung ứng cho mỗi cá nhân tốc độ truy cập Internet cao đáng ngạc nhiên mà vài năm trước đây thôi có thể đủ cung cấp cho cả một tỉnh/thành phố. Chúng ta muốn dịch vụ của mình có mặt trên mỗi màn hình mà khách hàng xem, bấm, truy cập, hưởng thụ

Chúng ta còn muốn rất nhiều thứ nếu mỗi thành viên FPT đều tràn đầy khát vọng và đồng tâm hiệp lực thực hiện

Hơn bao giờ hết, chúng ta phải vượt qua những thách thức, phải đổi mới, phải vươn lên những đỉnh cao mới, phải thoát khỏi bóng hào quang quá khứ. Những thách thức đó chính là điều mà mỗi người FPT mong muốn được đối diện, được trải nghiệm, được thể hiện hết phẩm chất cá nhân của mình

Với trách nhiệm mà Hội đồng Quản trị, Ban lãnh đạo giao phó, tôi xin hứa sẽ cống hiến hết sức mình, không khoan nhượng, không thỏa hiệp để xây dựng FPT thành một tập đoàn toàn cầu hàng đầu ở Việt Nam

Tôi cam kết sẽ tạo ra môi trường làm việc tốt nhất, chính sách đãi ngộ tốt nhất, cơ hội phát triển tốt nhất để mỗi chúng ta có thể yên lòng cống hiến lâu dài cho FPT

Để làm được những điều đó, tôi mong muốn nhận được sự ủng hộ của toàn thể các bạn để cùng xây dựng OneFPT và thông qua đó mỗi chúng ta sẽ tìm được sự nghiệp xứng đáng cho cá nhân mình cùng với sự thành công của FPT"
 
Tổng thống Mỹ 'bắt tay' với trùm Facebook ‘bình thiên hạ’ ?​


Tổng thống Mỹ Obama sẽ có chuyến thăm trụ sở chính của Facebook vào ngày 20/4 tới để tham gia một diễn đàn kinh tế với CEO của Facebook là tỷ phú Mark Zuckerberg

Nhà Trắng thông báo trên tài khoản Facebook của mình rằng, sự kiện trên sẽ được truyền hình trực tiếp qua internet. “Ngay từ bây giờ, những người quan tâm tới diễn đàn này có thể gửi câu hỏi đến Nhà Trắng qua tài khoản này hoặc gửi đến trang web chính thức của Nhà Trằng”, thông báo cho hay

Tổng thống Obama từng có dịp gặp tỷ phú trẻ Zuckerberg và một số lãnh đạo công nghệ hàng đầu khác của Mỹ hồi tháng 2 nhằm thúc đẩy các sáng kiến công nghệ giúp đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và giảm thiểu tình trạng thất nghiệp tràn lan

Trong cuộc gặp này, doanh nhân Zuckerberg cũng bày tỏ mong muốn ông Robert Gibbs, cựu phát ngôn viên của ông Obama đến đảm nhận một chức vụ quan trọng trong Facebook

tg_64_Ob2.jpg

Tổng thống Obama (phải) chuẩn bị "bàn chuyện thiên hạ" cùng ông chủ Facebook​

Trong một diễn biến liên quan, giới truyền thông quốc tế hôm nay loan tin, Mỹ - một Chính phủ vẫn được coi là giàu có và quyền lực nhất trên thế giới lại đang đứng trước nguy cơ bị đóng cửa trong vài ngày tới vì không có ngân sách

Chính phủ Mỹ sẽ buộc phải đóng cửa các hoạt động vào ngày 8/4 nếu Nhà Trắng, các nghị sĩ đảng Dân chủ và Cộng hòa không thống nhất được thỏa thuận về 7 tháng ngân sách còn lại của năm 2011 cho chính quyền của Tổng thống Obama

Cuối tháng 2 vừa qua, Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát thông qua một kế hoạch nhằm cắt 61 tỷ USD trong chi tiêu ngân sách liên bang năm 2011. Việc cắt giảm này sẽ dẫn đến sự sụt giảm 10% trong hàng trăm chương trình của Chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, đảng Dân chủ, phe nắm đa số ghế ở Thượng viện chỉ đồng ý cắt bớt 33 tỷ USD và không nhằm vào các lĩnh vực mà họ coi là ưu tiên hàng đầu

Điều gì sẽ xảy ra nếu các bên không đạt được thoả thuận về cắt giảm chi tiêu ngân sách, hay nói cách khác là đạo luật về ngân sách liên bang này không được Quốc hội Mỹ thông qua vào ngày 8/4 tới? Chính phủ Mỹ chắc chắn sẽ phải đóng cửa vào ngày 8/4 và ảnh hưởng của nó sẽ được cảm nhận rõ rệt vào thứ 2 tuần sau, khi hàng triệu công chức làm việc cho chính quyền liên bang ở nước Mỹ và trên toàn thế giới phải nghỉ việc

Lịch sử Chính phủ Mỹ cũng từng chứng kiến nhiều lần phải đóng cửa vì Quốc hội không thông qua ngân sách. Cụ thể, Chính phủ Mỹ phải đóng của 6 lần trong khoảng thời gian từ 1977 - 1980 và có thêm 9 lần trong giai đoạn từ 1980 - 1995, lần ngắn nhất kéo dài 5 ngày và lần dài nhất trong 21 ngày
 
Bong bóng dotcom đang trở lại ?​


Khi cơn lũ tiền liên tục chảy về các công ty trực tuyến mới thành lập, người ta bắt đầu nghi ngờ những đồng vốn này sẽ không được sử dụng một cách có trách nhiệm

8131_dotcom.jpg

Việc các quỹ đầu tư ào ạt rót vốn vào các công ty trực tuyến như Facebook, Groupon khiến nhiều người lo ngại bong bóng dotcom 1999 sẽ tái diễn​

Các công ty trực tuyến như Facebook, Twitter, Groupon, Zynga... đang bước vào giai đoạn tăng trưởng bùng nổ. Trong 2 năm trở lại đây, tổng vốn đầu tư vào Facebook và Zynga tăng hơn 5 lần. Còn giá trị ước tính của ngôi sao mới nổi Groupon sau đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) sắp tới có thể đạt 25 tỉ USD, dù cách đây chưa đầy một năm, con số này chỉ ở mức 1,4 tỉ USD

Mặc dù vậy, nhiều nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước viễn cảnh tươi đẹp này bởi những ký ức về vụ nổ bong bóng dotcom năm 1999 đang bắt đầu trở về trong tâm trí họ. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách tỉnh táo, giai đoạn phát triển bùng nổ hiện nay có nhiều đặc điểm khác biệt hoàn toàn so với cách đây hơn một thập kỷ

Thứ nhất, theo số liệu của Ngân hàng Morgan Stanley, có hơn 308 công ty công nghệ thực hiện IPO, chiếm 1/2 số lượng IPO năm 1999. Trong khi hãng thông tấn Thomson Reuters vừa công bố, số công ty công nghệ tiến hành IPO năm 2010 chỉ là 20. Nhưng quan trọng hơn hết, các công ty trực tuyến hàng đầu hiện nay đều có những hoạt động kinh doanh thực và mang lại lợi nhuận đúng nghĩa. Đơn cử trường hợp của Groupon, công ty này liên tục sinh lãi từ tháng 6.2009 đến nay, với doanh thu năm 2010 hơn 760 triệu USD

Thứ hai, tại thời điểm năm 1999, chỉ 5% dân số thế giới, tức khoảng 248 triệu người, có thể truy cập internet thông qua phương tiện chủ yếu là máy tính để bàn. Còn ngày nay, cứ 3 người thì có 1 người là “công dân mạng” . Đó là cơ sở để tin rằng sự tăng trưởng bùng nổ hiện nay của các công ty trực tuyến sẽ không đi vào vết xe đổ cách đây hơn một thập niên

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không đáng ngại. Vào đỉnh điểm của bùng nổ dotcom năm 1999, có 308 công ty tiến hành IPO, nhưng 24 công ty lớn nhất trong số đó có tổng mức vốn hóa là 70,96 tỉ USD. Hiện nay, 5 công ty lớn nhất gồm Facebook, Zynga, Groupon, Twitter, LinkedIn vẫn chưa lên sàn, nhưng đã có tổng giá trị lên tới 71,3 tỉ USD. Đây là con số không thể không xem xét

Đó là nhờ cơn lũ tiền từ các ngân hàng Phố Wall, các công ty đầu tư mạo hiểm, quỹ phòng hộ và quỹ tài sản cá nhân đang liên tục chảy về các công ty trực tuyến mới thành lập. Chỉ trong 6 tháng trở lại đây, nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm đã huy động được các khoản tiền khổng lồ. Có thể kể đến các nhà đầu tư hiện tại của Facebook là Accel Partners dành 2 tỉ USD cho các khoản đầu tư vào Trung Quốc và Mỹ, hay quỹ Bessemer Venture Partners sẵn sàng rót 1,5 tỉ USD cho một quỹ mới thành lập của công ty này và liên minh Greylock Partners, Sequoia Capital, Andreessen Horowitz và Kleiner Perkins Caufield & Byers đầu tư hơn 3 tỉ USD vào các công ty trực tuyến mới nổi

Thomas Weisel, nhà sáng lập ngân hàng đầu tư Thomas Weisel Partners Group, cho biết: “Hiện có vô số quỹ phòng hộ đang đầu tư vào các công ty tư nhân mới niêm yết. Và họ không ngừng lặp lại hành động này. Đây là hiện tượng rất đáng ngại”

Khi đồng vốn chảy dồn về, người ta bắt đầu nghi ngờ những đồng vốn này sẽ không được sử dụng một cách có trách nhiệm. Khi chỉ một số ít công ty trực tuyến được đánh giá là thật sự thành công, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng đẩy giá các công ty này lên quá cao, hoặc cố tình đầu tư vào những công ty thất bại với niềm hy vọng sẽ thay đổi được tương lai của chúng
 
10 nhà đầu tư công nghệ thành công nhất thế giới​

Jim-Breyer.png

Jim Breyer​

- Danh sách 10 nhà đầu tư thành công nhất trên thế giới trong lĩnh vực công nghệ do tạp chí Forbes thống kê và bình chọn

1. Jim Breyer

Đứng đầu danh sách là Jim Breyer, một trong những người điều hành quỹ đầu tư mạo hiểm Accel Partners

Accel Partners đã mua 10% cổ phần của Facebook và trở thành cổ đông lớn thứ hai của công ty này, chỉ sau Zuckerberg. Số tiền đầu tư ban đầu vào Facebook là 12.700 USD nay đã có giá trị 5 tỉ USD.

Breyer còn giữ ghế trong hội đồng quản trị của Dell, Wal-mart, Etsy (chợ trực tuyến), Brightcove (diễn đàn video trực tuyến), ModelN (quản lý doanh thu) và hiện nay là hãng phim Legendary Pictures

Trong vòng 24h, Breyer đã đàm phán thành công việc bán Marvel Entertainment cho Disney với giá 4,3 tỷ USD và bán BBN Technologies cho Raytheon với giá 350 triệu USD

2. Michael Moritz

Ông là nhà đầu tư "thuở ban đầu" của Google, Yahoo và Paypal. Công ty Sequoia của ông đã đầu tư vào hãng sản xuất máy quay phim Pure Digital (hiện đã được bán cho Cisco với giá 590 triệu USD), ông đã biến cát thành vàng khi bán Zappos cho Amazon với giá 1,2 tỉ USD, rồi quay lại với hãng sản xuất pin A123 trước khi hãng này lên sàn năm 2009

Ông cũng giúp Google thâu tóm công ty phần mềm ITA với giá 700 triệu USD, đưa công ty quản lý thẻ tín dụng trả trước Green Dot, công ty quản lý danh mục vốn đầu tư lên sàn

Moritz cũng là thành viên của hội đồng quản trị 24/7 Customer, Aricent, Gamefly, Klarna and WeatherBug

3. Reid Hoffman


Nhà chính trị lão thành của thung lũng Silicon đã góp phần tạo dựng ngành truyền thông xã hội đem lại nhiều lợi nhuận hiện nay

Sau khi rời PayPay vào năm 2002, Hoffman sáng lập LinkedIn và trở thành nhà đầu tư sáng giá cho khoảng 80 công ty, bao gồm Facebook, Zynga, Digg, One Kings Lane, Flickr (đã được bán cho Yahoo), Last.FM (đã được bán cho CBS), Six Apart (đã được bán cho Say Media), Vendio (đã được bán cho Alibaba) and MixerLabs (đã được bán cho Twitter),...

Sau khi gia nhập Greylock vào năm 2009, Hoffman dẫn dắt hãng này đầu tư vào Shopkick (bán thiết bị di động) và Airbnb (trang cho thuê trực tuyến online)

Ông tiếp tục đầu tư vào Quỹ Phát minh (Discovery Fund) của Greylock, quỹ này đã đầu tư với tổng số tiền khoảng 25.000 - 500.000 USD

4. Peter Fenton

Trong vòng 24 giờ, Fenton có công lớn khi bán SpringSource cho VMWare với giá 420 triệu USD và bán FriendFeed cho Facebook

Ông cũng đầu tư vào Wily Technology, Coremetrics, JBoss, Reactivity, Xensource and Zimbra

Hiện nay ông là thành viên hội đồng quản trị của Twitter, Yelp và công ty quản lý danh mục vốn đầu tư Zendesk, Terracotta, Pentaho,...

5. Scott Sandell


Nguyên giám đốc sản xuất của Microsoft là cổ đông lớn nhất của Fusion-io, hiện đang hoàn tất thủ tục để lên sàn

Scott Sandell đã bán Playdom cho Disney vào mùa hè năm trước với giá 563 triệu USD

Ông cũng là nhà đầu tư của Data Domain - được EMC yêu cầu mua với giá 2,4 tỷ USD vào năm 2009

Ông còn đầu tư vào công ty sản suất pin nhiên liệu Bloom Energy and Workday, và rất thành công khi đưa công ty sản xuất Chip của Trung Quốc Spreadtrum Communications lên sàn Nasdaq năm 2007

6. Kevin Efrusy

Efrusy đã mất 3 tháng để thuyết phục người 3 nhà sáng lập Facebook ngồi vào bàn họp và hiện nắm giữ 10% cổ phần của công ty này

Efrusy hiện đang giữ 1 ghế trong hội đồng quản trị của Groupon. Ông cũng đầu tư vào hãng phần mềm Springsource trước khi hãng này được bán cho VMWare với giá 420 triệu USD

Những khoản đầu tư hiện tại của ông bao gồm công ty phần mềm nguồn mở Terracotta và Aptana, công ty lưu trữ cơ sở dữ liệu Northscale và BranchOut (cung cấp ứng dụng cho Facebook )

7. Peter Thiel


Các khoản đầu tư vào Facebook, LinkedIn và Zynga đã đưa Thiel vào vị trí thứ 7 trong danh sách top 10 nhà đầu tư thành công trong lĩnh vực công nghệ

Ông cũng đầu tư cổ phần vào hãng bảo mật IronPort (sau này đã được bán cho Cisco với giá 830 triệu USD)

Quỹ Founders Fund của Thiel hiện nắm giữ cổ phần của Spotify (âm nhạc), Yammer, Palantir (phần mềm phát hiện khủng bố và gian lận tài chính) và Halcyon Molecular

8. Peter Barris

Nhà đầu tư đến từ Chevy Chase, Maryland Mỹ, đang chuẩn bị thu về được một trong những khoản lợi nhuận lớn nhất trong lịch sử đầu tư

Barris đã sớm thấy được những hứa hẹn ở Groupon sau khi đồng nghiệp ở Sand Hill Road (Sequoia và Benchmark) bỏ qua. Dựa trên mức đánh giá mới nhất cho biết 3 năm sau, công ty NEA (New Enterprise Associates) của ông đã thu về lợi nhuận gấp 500 lần

Kể từ khi gia nhập NEA vào năm 1992, Barris đã đầu tư vào 25 công ty hiện đều đã lên sàn và giành được nhiều thành tựu đáng kể. Ông đã giúp Neutral Tandem lên sàn giao dịch vào năm 2007 với số vốn giao dịch hiện tại là 570 triệu USD, Echo Global năm 2009 với số vốn giao dịch hiện tại là 260 triệu USD

Barris hiện là thành viên hội đồng quản trị của Groupon

9. David Sze


David Sze đã thuyết phục Greylock đầu tư vào Facebook đầu năm 2006 khi Facebook mới chỉ là một mạng xã hội nội bộ trong trường Havard với 10.000 thành viên

Ông cũng rót vốn vào công ty sắp sửa lên sàn LinkedIn, Pandor và Digg

Những khoản đầu tư khác bao gồm Revision 3 (dịch vụ video trực tuyến), Oodle (phân loại trực tuyến), VUDU (dịch vụ video trực tuyến đã được Wal-Mart Stores dành được), SoftCoin và New edge networks. Sze xứng đáng là giám đốc chiến lược sản xuất của Excite

Ông đã làm việc tại phòng Marketing sản phẩm của Electronic Arts và Crystal Dynamics trước khi chuyển sang Greenlock

10. Marc Andreessen

Năm 1993, Marc Andreesen cùng với Eric Bina đồng sáng tạo “trình duyệt Web đầu tiên” Web 1.1, Web 2.0. và cung cấp sản phẩm miễn phí với những ứng dụng phi thương mại

Sau đó tiếp tục đầu tư vào LinkedIN và Twitter, Groupon, Skype và Zynga. Andreessen dự định làm mô hình cho hãng Andreessen-Horowitz

Mark Zuckerberg - Giám đốc điều hành Facebook đã đề nghị Marc Andreesen vào hội đồng quản trị của Facebook. Hiện ông cũng là thành viên hội đồng quản trị của eBay, Skype và Hewlett-Packard
 
Thế hệ “ông chủ trẻ con” của thung lũng Silicon​

ong-chu-tre-con.png

Cyrus Pishevar​

Cyrus Pishevar, cậu bé 13 tuổi được coi là một hình mẫu điển hình của “thế hệ ông chủ trẻ con” đang có xu hướng bùng nổ ở thung lũng Silicon

Cyrus Pishevar - tác giả của ứng dụng “Lưu bút thời trung học” (High School Memories) hiện đang khá “hot” trên mạng xã hội Facebook khiến không ít người ngạc nhiên khi biết rằng cậu còn chưa đủ tuổi vào trung học

“Ý tưởng lớn nhất của cháu khi đó là khiến việc viết lưu bút của mọi người trở nên “xã hội” hơn”, Cyrus, cậu bé đang học cách điều hành doanh nghiệp từ cha mình - người đã từng là sáng lập viên của 5 hãng công nghệ khác nhau

Cyrus chỉ là một ví dụ trong số không ít những ngôi sao mới nổi của “thế hệ những ông chủ trẻ con” của nước Mỹ - những cậu bé, cô bé tuổi teen này đều có cha mẹ làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Những đứa trẻ này được tiếp xúc và làm quen với máy tính từ rất sớm, được học cách sử dụng công nghệ để kiếm lời từ khi mới bắt đầu bước chân ra khỏi trường tiểu học

Thậm chí, đã có không ít người tự bắt tay vào viết ứng dụng hay khởi nghiệp để trở thành một “ông chủ trẻ con” của cả một doanh nghiệp công nghệ

“Cuộc sống hàng ngày của cháu bị vây quanh bởi công nghệ và yêu thích nó trở thành bản năng”, Daniel Brusilovsky, cậu học sinh trung học ở San Mateo (bang California), người hiện đang là ông chủ của 2 công ty web nói. Bố của Daniel là giám đốc của một hãng phần mềm còn mẹ của cậu là cựu nhân viên của hãng Oracle

Ngày nay, giới tuổi teen Mỹ rất dễ thành ông chủ của các doanh nghiệp web bởi việc viết phần mềm đã trở nên rẻ và đơn giản hơn trước nhiều. “Các công cụ đòi hỏi ít kiến thức chuyên môn hơn. Việc viết một ứng dụng trên Facebook không đòi hỏi người ta phải mất tới 4 năm để theo học ngành Khoa học máy tính”, Daniel Gross, ông chủ 19 tuổi của hãng tìm kiếm Greplin mới ra đời ở San Francisco tiết lộ

Bên cạnh đó, những “ông chủ trẻ” này còn được hỗ trợ cả về mặt tài chính lẫn sự động viên của những người đi trước

Tháng 9/2010, Peter Thiel, nhà đồng sáng lập hãng thanh toán trực tuyến Pay-Pal đã tuyên bố sẽ tài trợ 20 suất, trị giá 100.000USD/suất cho những thanh thiếu niên có ý tưởng khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Theo lời Thiel, ông muốn những người trẻ dũng cảm hơn để theo đuổi ước mơ của mình thay vì đi theo lối mòn là học đại học, ra trường và… đi làm thuê. “Chúng ta cần khuyến khích những người Mỹ trẻ tuổi dám chấp nhận rủi ro để thành công”, Thiel phát biểu

Tuy nhiên, quan điểm và xu hướng này cũng vấp phải không ít những lời trỉ chích và cho rằng đó là hành động khuyến khích các học sinh, sinh viên bỏ dở việc học hành và sản sinh ra một thế hệ “ông chủ thất học” trên đất Mỹ

“Việc theo đuổi sự nghiệp kinh doanh không nên bắt đầu trước khi bạn hoàn thành việc học hành tử tế”, Vivek Wadhwa, CIO của Nhà Trắng nói trong chuyến thăm đại học California nói, “Mark Zuckerberg của Facebook đã không bỏ học tại Harvard cho đến khi công ty của anh ta ổn định thực sự. Đó mới chính là tấm gương mà các bạn trẻ nên học”

Tất nhiên, các nhà đầu tư mạo hiểm cũng không mấy tin tưởng những doanh nghiệp “quá trẻ” kiểu này và điều đó giải thích cho việc vì sao những doanh nghiệp này rất khó kêu gọi đầu tư

Cyrus Pishevar vẫn phải nhờ bố chi viện khoảng 5.000 - 10.000 USD cho mỗi dự án và nhờ một người bạn của bố làm cố vấn và trợ giúp trong việc viết code hay xử lý các tình huống phát sinh

Theo quy định của ông bố, hàng ngày Cyrus chỉ được phép đụng tay vào các ứng dụng sau khi đã hoàn thành toàn bộ số bài tập về nhà. Cha mẹ của “Mark Zuckerbergs tương lai” này đang nỗ lực để cậu bé được lớn lên bình thường như những đứa trẻ khác
 
Thua nhiều mới mong thắng lớn​

Ở Đức phá sản có thể khiến nghiệp kinh doanh của bạn chấm dứt còn ở thung lũng Silicon đó gần như là một tấm phần thưởng danh dự.
Các cây viết về giới doanh nhân luôn tôn thờ những tượng đài chiến thắng

Tom Peters tự biến mình thành siêu sao với cuốn “Đi tìm sự xuất chúng”. Stephen Covey đã bán được hơn 15 triệu cuốn “7 thói quen của người thành công”. Malcolm Gladwell khôn khéo ghi thêm vào bìa cuốn “Những kẻ xuất chúng” của mình dòng chữ “Câu chuyện thành công”

Thói tôn sùng thành công này khiến ấn phẩm nổi bật nhất gần đây về quản trị lại càng đáng chú ý hơn. Ấn bản tháng 4 của tạp chí Harvard Business Review dành riêng để nói về thất bại, trong đó nêu bật lên hình tượng cựu Chủ tịch huyền thoại A.G. Lafley của Procter & Gamble (P&G) với câu nói “chúng ta học nhiều từ thất bại hơn là thành công”

Ấn bản tại Anh mới nhất của tạp chí Wired giật tít “Thất bại! Nhanh. Rồi chiến thắng. Doanh nghiệp Châu Âu cần học gì từ Thung lũng Silicon” trên trang bìa. Công ty tư vấn IDEO nổi tiếng với khẩu hiệu “Thường thất bại để sớm thành công”

“Thất bại” thành mốt như thế này không phải không có nguyên nhân. Thành công và thất bại không phải hai mặt đối lập nhau: bạn thường phải chịu đựng cái thứ hai rồi mới được hưởng thụ cái thứ nhất. Đó cũng có thể là dấu hiệu của tính sáng tạo

Cách tốt nhất để tránh thất bại trong ngắn hạn là cứ sản xuất hàng loạt những sản phẩm cũ, dù cho trong dài hạn thì thế là tiêu rồi! Doanh nghiệp không thể xây đắp tương lai (tương lai của chính họ!) nếu không chấp nhận rủi ro

Giới doanh nhân luôn hiểu điều này. Thomas Edison đã tiến hành 9.000 thí nghiệm trước khi chế tạo thành công bóng đèn dây tóc. Các sinh viên có chí kinh doanh thường nói về đường cong hình chữ J: thất bại thường tới trước còn muốn thành công thì phải biết đợi

Mỹ có tinh thần doanh nhân hơn Châu Âu phần lớn là vì họ sở hữu nền văn hóa “thua mà thắng”. Ngành công nghệ có một câu ngạn ngữ như sau: ở Đức phá sản có thể khiến nghiệp kinh doanh của bạn chấm dứt còn ở thung lũng Silicon đó gần như là một tấm huân chương

Nếu biết tha thứ hơn trước thất bại, công ty có thể tránh được họa diệt vong. Khi Alan Mulally ngồi lên ghế CEO hãng Ford vào năm 2006, một trong những điều đầu tiên ông làm là yêu cầu các giám đốc thừa nhận thất bại của mình

Ông yêu cầu các vị trí quản lý tô màu bản báo cáo tiến độ của mình, từ xanh (tốt) tới đỏ (có vấn đề). Trong một cuộc họp ít lâu sau đó, ông hết sức bất ngờ khi thấy toàn màu xanh dù cho năm trước đó công ty đã lỗ tới vài tỷ đôla. Ford chỉ bắt đầu phục hồi khi ông buộc các cấp quản lý phải thừa nhận rằng mọi chuyện không hoàn toàn là “màu xanh”

Thất bại ngày càng trở thành chuyện bình thường. John Hagel từ Center for the Edge thuộc Deloitte (tư vấn về công nghệ cho các sếp doanh nghiệp) tính toán rằng thời gian trung bình một công ty xuất hiện trong chỉ số S&P 500 đã giảm từ 75 năm năm 1937 xuống còn khoảng 15 năm hiện nay

Tới 90% doanh nghiệp phá sản không lâu sau khi thành lập. Với các quỹ đầu tư mạo hiểm, 20% các khoản đầu tư có lãi đã là may mắn. Các công ty dược nghiên cứu hàng trăm nhóm phân tử rồi mới đưa được một loại thuốc mới ra thị trường. Chưa tới 2% số phim chiếu rạp thu tới 80% tiền vé

Nhưng cứ đơn giản “chấp nhận” thất bại thì cũng điên chẳng khác gì tảng lờ nó. Doanh nghiệp cần học cách nên quản lý nó thế nào

Amy Edmondson từ Trường Kinh doanh Havard cho rằng điều đầu tiên họ phải làm là phân biệt giữa những thất bại “có tác dụng” và “vô tác dụng”. Tha thứ cho những lỗi lầm trong dây chuyền sản xuất hay khi nhớ sai lời khi diễn kịch thì cũng chẳng học thêm được điều gì

Có lẽ những ví dụ ấy hơi hiển nhiên. Nhưng ngay cả những tư duy kinh doanh tốt nhất cũng có thể mắc sai lầm

Cựu Chủ tịch công ty công nghiệp 3M James McNerney làm tổn hại cỗ máy sáng tạo của công ty khi cố áp dụng quy tắc 6 sigma (nhằm giảm lỗi trong dây chuyền sản xuất) cho toàn công ty, bao gồm cả phòng nghiên cứu

Chỉ là vấn đề thời gian trước khi một vị sếp khác mắc sai lầm tương tự sau khi bị thôi miên trước những tiếng bấc tiếng chì rằng “hiện có quá nhiều thử nghiệm vô dụng”

Các công ty cũng phải nhận ra giá trị của việc thất bại hạn chế và nhanh chóng. Trong cuốn sách cùng tên, Peter Sims liên tưởng việc làm vậy cũng giống như “Đặt cửa nhỏ”

CEO Amazon Jeff Bezos so sánh chiến lược của công ty mình với gieo hạt, hoặc “đâm đầu vào bụi rậm”. Một trong những bụi rậm ấy (để các cửa hiệu sách nhỏ bán sách trên website của công ty) nay đóng góp tới 1/3 doanh số của công ty

Thiệt hại giới hạn

“Đặt cửa nhỏ” là một trong vài cách công ty có thể hạn chế tác hại của việc thất bại

Ông Sims nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thử nghiệm các ý tưởng trên người tiêu dùng. Họ sẽ sẵn sàng đưa ra ý kiến thực của mình đối với những gì rõ ràng mới ở giai đoạn thử nghiệm bước đầu hơn là những gì trông như sản phẩm đã hoàn thiện

Chris Zook từ Công ty tư vấn Bain & Company khuyên các công ty nên chọn “thua” ở ngành nghề kinh doanh chính của mình, ví dụ như đưa các sản phẩm cũ vào thị trường mới hay đưa sản phẩm mới vào các thị trường đã quen thuộc chẳng hạn

Nhưng nếu không học được gì từ thất bại thì có “thua nhanh” cũng chẳng có tác dụng gì. Các công ty đang cố gắng hết sức để cải thiện điểm này

Tập đoàn Tata của Ấn Độ có giải thưởng thường niên cho ý tưởng thất bại xuất sắc nhất. Intuit (ngành phần mềm) và Eli Lilly (ngành dược) đều đã tổ chức những “bữa tiệc thất bại.” P&G khuyến khích nhân viên nói về các thất bại cũng như thành công của mình trong báo cáo công việc

Nhưng chức càng cao, cái tôi càng lớn và họ càng ngại thừa nhận các thất bại thực sự nghiêm trọng

Các sếp nên ghi nhớ “thất bại” thường xuyên là “mẹ thành công”: hai lần đầu Henry Ford thử mở công ty ô tô, ông đều thất bại, nhưng chẳng vì thế mà ông dừng lại
 
Sở hữu 30 triệu USD sau 12 tuần khởi nghiệp

Chỉ ba tháng sau khi thành lập công ty, Adam Cahan đã bán công ty của mình cho Yahoo và thu về khoảng 30 triệu USD

Adam Cahan ở Columbia, Mỹ nằm trong danh sách các "triệu phú ứng dụng". Trong danh sách này, có nhiều người đã thu được hàng trăm ngàn USD từ các sáng chế của họ chỉ trong một vài tuần. Vào tháng 1/2011, Cahan đã sáng lập ra một công ty có tên IntoNow, một công ty chuyên viết các ứng dụng cho iPhone. Hiện nay, công ty này đang có kế hoạch chuyển hướng sang các hệ điều hành khác như Android của Google

20110427121544_trieu-phu.jpg

Triệu phú Adam Cahan​

IntoNow cũng tạo ra một ứng dụng chuyên quét các sóng âm thanh từ TV của người dùng và xác định thứ họ đang xem, sau đó người dùng có thể chia sẻ với bạn bè trên Twitter và Facebook. Ứng dụng này cũng có thể xác định tên chương trình, thời gian phát sóng... trong 5 năm qua. Yahoo tin rằng công cụ đơn giản này sẽ rất phổ biến trong tương lai. Việc Cahan trở thành triệu phú phần nào cũng đã chứng minh điều đó

Mỗi ngày Cahan làm việc trên IntoNow, anh kiếm được khoảng 30.000 USD. Giá bán các ứng dụng (apps) khá rẻ tiền nhưng với số lượng người dùng iPhone đang tăng mạnh theo thời gian, có lẽ tài khoản của Cahan còn tăng nhanh hơn nữa

"Yahoo cho biết rằng họ rất vui mừng về những gì chúng tôi đang thực hiện và cam kết tiếp tục đổi mới cho sản phẩm của chúng tôi" - Cahan viết trên blog
 
Tân binh inMobi có thắng nổi Google ?​

Inmobi.jpg

Ông chủ Naveen Tewari của inMobi​

inMobi được đánh giá là người hùng tiếp theo của ngành công nghệ Ấn Độ có đủ khả năng để cạnh tranh với Google

Tốc độ phát triển ra toàn cầu

Điều nổi bật nhất về inMobi là tốc độ phát triển ra toàn cầu, khẳng định thị phần ngày càng tăng và cạnh tranh với Google AdMop để trở thành mạng quảng cáo di động độc lập lớn nhất thế giới

Được một cựu sinh viên Trường Kinh doanh Harvard kiêm cố vấn cũ của McKinsey là Naveen Tewari thành lập tại Bangalore vào năm 2007, inMobi đã vượt qua biên giới Ấn Độ và kiếm 95% doanh thu từ các thị trường nước ngoài

Cơ sở cho sự tăng trưởng như vũ bão của inMobi là cuộc cách mạng di động đang diễn ra trong thời điểm hiện tại

Theo công ty nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, doanh số bán điện thoại di động trên toàn thế giới đã tăng gần 32%, đạt 1,6 tỷ USD trong 2010, trong đó doanh số bán điện thoại thông minh tăng tới 72%, chiếm 19% trong tổng doanh số. Doanh số bán các ứng dụng di động cũng tăng vọt, gần gấp ba lần vào thời điểm doanh thu đỉnh điểm 15,1 tỷ USD trong năm 2011

Trong khi đó, theo dự đoán của Magna Global thì doanh thu quảng cáo di động sẽ tăng gấp 3, đạt 6,6 tỷ USD vào năm 2016. Dù con số đó mới chỉ là một phần rất nhỏ trong thị trường quảng cáo rộng lớn, nhưng quan trọng là truyền thông di động đang trở thành xu thế chủ đạo

Không chùn chân trước thất bại

Năm 2000, Tewari nhận được bằng kỹ sư cơ khí của Viện Công nghệ Kanpur danh tiếng ở Ấn Độ. Sau đó anh làm chuyên gia phân tích kinh doanh cho công ty McKinsey ở Mumbai - nơi anh có cơ hội chứng kiến ông trùm kinh doanh Ấn Độ Mukesh Ambani giới thiệu Reliance Infocomm năm 2002 và khơi mào một cuộc cách mạng kỹ thuật số ở quốc gia này

Khi còn là học viên MBA của Đại học Harvard, anh đã từng làm việc cho Charles River Ventures ở Boston, và sau khi tốt nghiệp đã dành một năm ở thung lũng Silicon cùng các đồng nghiệp thực hiện các ý tưởng kinh doanh nhưng đều không thành công

Trong một kỳ nghỉ kéo dài một tháng tới Ấn Độ vào giữa năm 2006, anh bắt đầu nghiên cứu kế hoạch kinh doanh về tìm kiếm trên di động và thuyết phục hai nhà đầu tư mạo hiểm là Sasha Mirchandani và Prashant Choksey hỗ trợ mình

Khi ý nguyện ban đầu không thành công, Tewari đã chuyển sang mô hình kinh doanh mới: một mạng quảng cáo di động. inMobi đã được hỗ trợ 7 triệu USD vốn từ hai nhà đầu tư tài năng là Ajit Nazre của Kleiner Perkins và ông chủ Ram Shriram của Sherpalo Ventures. Cả hai đều tham gia vào Hội đồng quản trị

Công việc chính lúc đó là thu hút nhân viên, với quyền lợi hấp dẫn là quyền mua cổ phiếu. Cuối năm 2008, công ty đã có 50 nhân viên làm việc tại 4 văn phòng, hầu hết là kỹ sư. Tewari nói: "Chúng tôi rất đam mê công nghệ của mình và tuyển dụng những kỹ sư giỏi nhất có thể tìm thấy ở Google, Yahoo hay MSN"

Cũng như các mạng quảng cáo di động khác, công nghệ của inMobi giúp các nhà quảng cáo tiếp cận với những đối tượng khách hàng cụ thể qua các trang mạng Internet di động chạy trên hàng trăm mô hình thiết bị cầm tay khác nhau, và đánh giá kết quả của các chiến dịch quảng cáo bằng cách theo dõi các cú click chuột

"Đi từ Đông sang Tây"

Trong cả năm 2009, inMobi phát triển ra toàn cầu, mở rộng tới khu vực Đông Nam Á, sau đó đến Nam Phi và châu Âu. Công ty cũng bắt đầu thu được lợi nhuận trong cùng năm đó. Đến năm 2010, công ty có mặt tại Mỹ và Nhật Bản. Tháng 7/2010, Kleiner và Sherpalo tiếp tục đầu tư thêm 8 triệu USD cho công ty tiềm năng này

Hiện nay, công ty đã tiếp cận được 194 triệu người tiêu dùng toàn cầu và số quảng cáo trên mạng di động của họ đã tăng lên 31,5 triệu mỗi tháng. Duy nhất một thị trường mà inMobi vẫn chưa thể chạm đến là Trung Quốc

InMobi có thể sẽ không giành chiến thắng trong trận chiến quảng cáo di động với các đối thủ đáng gờm là Google và Apple. Nhưng điều thực sự quan trọng về công ty này là họ đã vươn ra được với thế giới

Tewari cho hay: "Chúng tôi hiểu rằng tư tưởng của chúng tôi phải mang tầm thế giới. Hầu hết các công ty mới nổi đều không làm được điều này". Anh nói thêm, inMobi đang đi trên một con đường phi truyền thống: từ Đông sang Tây chứ không phải từ Tây sang Đông
 
Facebook là cỗ máy tình báo kinh khủng​


Trả lời Russia Today, Julian Assange, người sáng lập trang mạng Wikileaks gọi Facebook là "cỗ máy tình báo kinh khủng nhất" từng được phát minh.
Ông Assange bày tỏ tin tưởng rằng: Facebook là cỗ máy chứa cơ sở dữ liệu cá nhân khổng lồ (tên, tuổi, địa chỉ, các mối quan hệ xã hôi...), được cung cấp bởi chính người sử dụng. Và cơ quan tình báo Mỹ có thể tiếp cận những nội dung này hết sức dễ dàng

"Mọi người cần hiểu rằng, việc kết nối với bạn bè của người dùng (trên mạng Facebook) là làm việc không công cho cơ quan tình báo Mỹ, giúp họ thiết lập các hồ sơ", ông Assange nói

Dù ông Assange không xác nhận rằng hoạt động của Facebook được điều hành dưới sự chỉ huy của tình báo Mỹ, nhưng - trong quan điểm cá nhân của mình, ông cho rằng - chỉ riêng việc họ (các nhân viên tình báo Mỹ) truy cập vào hệ thống và thu thập dữ liệu đã hết sức nguy hiểm

"Liệu Facebook có chịu sự điều hành của tình báo Mỹ? Không có chuyện đó, chỉ đơn giản là cơ quan tình báo Mỹ có thể áp đặt và định hướng chính trị lên hoạt động của họ (những người điều hành Facebook)", ông Assange nói

Cũng trong cuộc phỏng vấn với Russia Today, Assange bày tỏ thái độ miệt thị đối với công nghệ truyền thông của phương Tây là nặng về bóp méo sự thực, trong khi đó lại ít ngăn chặn chiến tranh và loại trừ các chính phủ suy đồi. "Đó chính là quan điểm của tôi về truyền thông phương Tây. Chúng ta có thể đặt câu hỏi: Liệu thế giới có trở nên tốt đẹp hơn khi không có chúng?", ông Assange nói

Trong cuộc bình chọn nhân vật của năm do Time thực hiện vào tháng 12/2010, ban biên tập của tạp chí này đã chọn Mark Zuckerberg (người sáng lập Facebook) thay vì Julian Assange (người sáng lập Wikileaks) với lý do: Cùng được lập ra với mục đích chia sẻ nhưng Facebook khuyến khích mọi người cung cấp thông tin một cách tự nguyện, còn Wikileaks thì công bố các thông tin mà không nhận được sự hài lòng của nhiều chính phủ
 
Top